Read more
Thiền: Điều huyền bí và Thơ của cõi bên kia - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 1. Bỏ tâm trí xa đằng sau
Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,
Vạn Tùng Hành Tú học thiền đầu tiên với thầy
Xứ Mặc. Ông ấy bảo Vạn Tùng, "Học con đường này là giống như luyện vàng.
Khi nó chưa thuần khiết, vàng ròng không hiện ra.
"Khi ta nhìn giữa hai lông mày của
ông, có rất nhiều thứ ở đó. Nếu ông không xuyên qua xương lạnh, một lúc nào đó,
ông sẽ không có khả năng từ bỏ điều này. Từ giờ trở đi, nhìn cho bản thân ông
đi - đó không phải là chuyện nói của ta mấy đâu."
Thế rồi Vạn Tùng được cho câu nói của Trường
Sa để suy ngẫm: "Quay bản thân ông trở lại trong núi, sông và đất."
Trong sáu tháng Vạn Tùng không đạt được
thành công và Xứ Mặc nêu ra bình luận, "Ta chỉ hi vọng ông sẽ hiểu về
sau."
Chung cuộc, sau một thời gian dài, Vạn Tùng
đột nhiên có cái nhìn sâu.
Các bạn của tôi,
Tôi đã từng nói cho người của tôi trong gần ba mươi năm, thỉnh thoảng thôi, rằng phân tâm học là chết, chết như Sigmund Freud. Nhưng không nhà phân tâm nào đã bao giờ trả lời. Thực tại là ở chỗ phân tâm học đã không bao giờ sống, nhưng nó đã là phương pháp lớn để khai thác người ốm.
Không ai đã bao giờ được phân tâm học chữa khỏi. Có những người đã từng theo đuổi phân tâm trong mười năm, mười lăm năm, hai mươi năm, nhưng không có một người nào đã thu được bất kì sáng suốt nào qua phân tâm học, hay bất kì tính toàn thể, bất kì chiều sâu, bất kì đỉnh nào.
Mọi người kết thúc việc phân tâm không phải bởi vì họ đã thành công, nhưng bởi vì tài khoản ngân hàng của họ bị kết thúc. Các nhà phân tâm là những người được trả lương cao nhất trên thế giới - chẳng vì cái gì. Sớm hay muộn điều đó sẽ xảy ra - vì không ai có thể bị lừa mãi.
Quan điểm của tôi là ở chỗ chừng nào phân tâm còn chưa động tới linh hồn... Nó đang đào vào trong giấc mơ - điều tuyệt đối vô tích sự, nỗ lực vô nghĩa, vì mơ chỉ là trên bề mặt của tâm trí. Bạn nhắm mắt lại và chúng bắt đầu nổi lên. Phân tích những giấc mơ này, bạn không bao giờ có thể đi tới kết luận; chúng tiếp diễn mãi. Phân tâm học chỉ quan tâm tới mơ và tâm trí. Nó không tin rằng có cái gì đó bên ngoài tâm trí mà sẽ là việc tự tử của nó, vì cội nguồn sống thực của bạn là ở bên ngoài tâm trí.
Tâm trí chỉ là cái máy tính. Bạn có thể lập trình cho nó, bạn có thể tái lập trình cho nó, huỷ chương trình cho nó, bạn có thể làm bất kì cái gì với nó; nó là cái máy. Nó không phải là bản thể bạn. Và chừng nào ai đó chưa đạt tới bản thể của mình, người đó vẫn đang lang thang và làm phí hoài cuộc sống của mình, người đó đơn giản sống thực vật. Người đó không có chiều sâu, không có kinh nghiệm đỉnh.
Từ những ngày còn trong đại học tôi đã từng tranh đấu, đầu tiên là với các giáo sư về tâm lí và phân tâm. Thế rồi, khi tôi trở thành thầy giáo ở đại học, tôi đã tranh đấu với các đồng nghiệp của tôi, những người trong cùng khoa. Nhưng sự mù, điếc, câm của con người dường như là vô hạn...
Những người duy vật chỉ tin vào thân thể. Nhà phân tâm tin vào tâm trí như sản phẩm phụ của thân thể: khi thân thể chết tâm trí cũng biến mất. Vậy bạn đang làm gì? - hành hạ mọi người một cách không cần thiết. Tâm trí sẽ không là người bạn vĩnh hằng của bạn, mà thân thể cũng không. Chỉ dùng chúng, nhưng đừng quên còn có nhân chứng bên trong bạn.
Do đó, tôi đã tranh đấu cho thiền. Tôi đã từng bảo mọi người rằng chừng nào phân tâm còn chưa dựa trên thiền, chừng nào nó chưa giúp cho mọi người khám phá ra vô trí, cõi bên kia, nó là bài tập tuyệt đối vô tích sự về việc khai thác mọi người. Nhưng không nhà phân tâm nào đồng ý với tôi.
Mới hôm nay tôi đã nhận được xác nhận từ một trong những nhà phân tâm nổi tiếng nhất của Mĩ: Ts. Brian Weiss, người tốt nghiệp trường y ở Yale, một chuyên gia được cả nước thừa nhận trong dược-tâm lí, hoá học bộ não, lạm dụng chất liệu, và bệnh Alzheimer, và là trưởng khoa Tâm thần tại bệnh viện Mount Sinai, San Francisco.
Trong nhiều năm ông ấy đã từng suy nghĩ để nói với thế giới rằng phân tâm chết rồi, nhưng không thể thu được dũng cảm để đi ngược lại toàn thể nghề này. Nhưng chung cuộc ông ấy quyết định tuyên bố điều đã là kinh nghiệm của ông ấy - kinh nghiệm cả đời của ông ấy. Trong cuốn sách của mình, Nhiều kiếp, nhiều thầy, Weiss đã viết rằng phân tâm đang trong quằn quại chết, rằng nó không còn có tính thực hành nữa, và lí do là ở chỗ nó không có tính tâm linh trong nó.
Có lẽ bây giờ các nhà phân tâm sẽ chú ý.
Tôi không phải là nhà phân tâm, nhưng tôi là người nghiên cứu sau đại học về phân tâm, về tôn giáo, về triết học. Tôi không bao giờ thực hành phân tâm vì tôi không bao giờ tin rằng Sigmund Freud đã làm lộ ra con đường mới cho tâm linh thực chất của con người.
Tôi đã nghe: một người bán con lừa của mình cho một nông dân khác, hàng xóm của anh ta, và anh ta ca ngợi con lừa này rằng nó là rất khôn ngoan, rất thông minh, làm việc rất chăm chỉ. Người hàng xóm đã mua nó đã thử hết sức, nhưng nó không chuyển động chút nào. Người này nói, "Kì lạ..."
Người này gọi người bán tới. Người bán lấy một chiếc gậy lớn và đánh thẳng vào trán con lừa. Con lừa chuyển động.
Người đã mua nó hỏi, "Ông bảo tôi phải tốt bụng và từ bi với con vật này, nó là loài hiếm - và ông đánh nó tàn bạo thế."
Anh ta nói, "Đấy không phải là đánh, đấy chỉ làm làm cho nó chú ý!"
Có lẽ Ts. Brian Weiss sẽ có sự chú ý - nhưng tôi muốn nhắc ông ấy rằng cách tiếp cận của ông ấy là tiêu cực. Ông ấy đã thấy rằng phân tâm bỏ sót cái gì đó, nhưng ông ấy không biết cái gì. Chỉ từ 'tâm linh' không ngụ ý điều gì. Ông ấy còn chưa tìm ra yếu tố tích cực của thiền, của việc đi vào trong và vẫn còn chỉ là nhân chứng. Phân tâm học có thể chết, có lẽ chết rồi; chỉ những người đã đầu tư cả đời họ vào trong nó và đang khai thác hàng triệu đô la từ nó, còn đang che giấu sự kiện về cái chết của nó.
Nhưng ngay cả Ts. Brian Weiss... mặc dầu ông ấy đã đi tới kết luận đúng, kết luận của ông ấy vẫn có tính tiêu cực. Ông ấy không nhắc tới thiền, ông ấy không nhắc tới việc chứng kiến, ông ấy không nhắc tới bất kì cái gì về vô trí - điều là cánh cửa của tâm linh.
Lời của ông ấy, rằng phân tâm học đang bỏ lỡ tâm linh, nhất định bị hiểu lầm. Đó là lí do tại sao tôi nói những lời này. Mọi người sẽ nghĩ tâm linh nghĩa là gia nhập nhà thờ Cơ đốc giáo, trở thành người Hindu, trở thành Phật tử, và bạn đã trở thành tâm linh.
Nó không rẻ thế đâu.
Để trở thành tâm linh bạn phải đi vào trong chiều sâu riêng của bạn, bỏ tâm trí ở xa đằng sau. Để nó mơ, để nó nghĩ, bạn đơn giản quan sát. Và chỉ việc quan sát mới là giả kim thuật lớn nhất cho biến đổi bản thể bạn. Bạn càng trở nên được bắt rễ trong việc quan sát và chứng kiến... ý nghĩ biến mất, mơ biến mất, tâm trí ở xa nhiều dặm và bạn được bỏ lại một mình trong im lặng hoàn toàn, trong an bình. Mọi căng thẳng, lo âu, lo lắng, hoàn toàn được biến đổi thành phúc lạc, thành cực lạc, thành phúc lành.
Nhấn mạnh của tôi ở đây là vào trị liệu điều không diễn ra hết năm nọ tới năm kia: chỉ vài ngày trị liệu để chuẩn bị nền tảng cho thiền. Chúng ta đang cho hoạt động ở đây gần một trăm nhóm trị liệu, với mọi người có thể.
Nhưng trị liệu không phải là mục đích; trị liệu là chuẩn bị, dọn sạch nền tảng cho thiền. Đây là chỗ duy nhất trên toàn thế giới nơi trị liệu đang được dùng để dọn sạch nền tảng cho biến đổi vô cùng từ tâm trí sang vô trí.
Thiền là điều duy nhất có thể được gọi là tâm linh, vì nó được bắt rễ trong chính tâm linh của bạn. Nó là điều duy nhất sẽ không chết. Thân thể bạn sẽ chết, tâm trí bạn sẽ chết; duy nhất nhân chứng của bạn có vĩnh hằng.
Và không có vĩnh hằng... làm sao bạn có thể vui mừng khi chết tới mọi ngày càng gần hơn?
Dừng việc tổ chức kỉ niệm ngày sinh của bạn đi! Đây là ngày mà chết đã tới gần hơn một năm. Đây là ngày của chết!
Bạn đã chết từ chính khoảnh khắc bạn được sinh! Mọi khoảnh khắc chết đang chiếm lãnh thổ của nó. Có thể mất bẩy mươi năm, hay chín mươi năm - không thành vấn đề; chết đang đi theo bạn như cái bóng. Bất kì chỗ nào bạn đi, bất kì hướng nào bạn chọn, bạn sẽ kết thúc trong nấm mồ, nhớ lấy!
Điều duy nhất sẽ không kết thúc trong nấm mồ là kinh nghiệm về bản thể chứng kiến tựa gương của bạn, chính cội nguồn cuộc sống của bạn. Và chỉ kinh nghiệm về cội nguồn cuộc sống riêng của bạn chữa lành cho bạn ngay lập tức; không cái gì khác cần được thêm vào.
Ts. Brian Weiss viết cuốn sách, mang tựa đề Nhiều kiếp, nhiều thầy. Tôi muốn nhắc ông ấy rằng ông ấy chưa tìm được thầy nào - nhiều kiếp có lẽ có, nhưng không một thầy!
Tìm ra thầy là tìm ra ai đó đã đạt tới đỉnh cao nhất của bản thể, người có thể chỉ cho bạn con đường. Tất nhiên, bản thân bạn sẽ phải bước nó, nhưng chỉ việc chỉ ra con đường này là từ bi mênh mông.
Những ngày của trị liệu và thiền sắp tới. Khi phân tâm học chết, sẽ có chân không. Chân không đó có thể được lấp đầy chỉ bởi trị liệu mà không phải là mục đích trong bản thân nó, nhưng chỉ là việc chuẩn bị, một phương cách để chỉ cho bạn bản thể bên trong nhất của bạn.
Những ngày của thiền sắp tới rồi.
Tôi muốn Ts. Brian Weiss biết hoàn toàn rõ rằng ông ấy đã đi tới kết luận đúng, nhưng kết luận này mới là một nửa. Cái chết của phân tâm học sẽ để lại chân không, điều sẽ tạo ra lo âu vô cùng trong mọi người, vì phân tâm học - mặc dầu là tập luyện vô tích sự - giữ mọi người hi vọng: "Có lẽ một năm phân tích nữa, và mình sẽ quay về hoàn toàn mạnh khoẻ và lành mạnh và vui vẻ."
Phân tâm học đang khai thác hi vọng.
Nhân tiện, tôi phải nhắc bạn rằng mọi tôn giáo đều đã từng làm cùng điều này: khai thác hi vọng rằng ngày mai sẽ là tốt, cứ kiên nhẫn hôm nay đi. Kiếp sau sẽ là tốt, cứ kiên nhẫn trong kiếp này đi. Không ai biết về ngày mai. Và chúng ta đã biết nhiều ngày mai biến thành hôm nay; chúng không đáp ứng cho hi vọng và hứa hẹn. Thế thì hi vọng được dịch chuyển sang kiếp khác.
Mọi tôn giáo này đều đã làm cùng một điều.
Phân tâm học là một hệ thống thờ cúng hiện đại; Ki tô giáo, Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo, là những hệ thống thờ cúng cổ đại. Không hệ thống thờ cúng nào trong số này là tôn giáo.
Tôn giáo cho bạn tự do.
Tôn giáo cho bạn bản thân bạn.
Với tôi, trị liệu cộng với thiền là tương đương với tôn giáo.
Tôi muốn mời Ts. Brian Weiss tới xem thực nghiệm lớn này. Có lẽ, vì ông ấy bây giờ tuyệt đối thất vọng với phân tâm học, ông ấy có thể có khả năng thấy ra khả năng nào đó trong trị liệu và thiền.
Và đây không chỉ là lời mời tới Ts. Brian Weiss, đây là lời mời tơi mọi nhà phân tâm, vì các bạn sẽ sớm bị mất đi nghề nghiệp của các bạn. Trước khi bạn bị nhận chìm, chúng tôi đang chuẩn bị ở đây con thuyền của Noah.
Hôm nay bắt đầu một loạt bài nói mới. Tiêu đề của loạt mới này là: Thiền: Điều huyền bí và thơ ca của cõi bên kia.
Trước khi tôi thảo luận lời kinh mà Maneesha đem tới, nhân danh tất cả các bạn, xin có vài lời về tiêu đề của loạt bài mới này, Thiền: Điều huyền bí và Thơ ca của Cõi bên kia.
Tôi không coi Thiền là triết lí hay thượng đế học nhưng nó gần hơn với thơ ca, với âm nhạc, với hội hoạ, với nhảy múa, với ca hát. Nó không phải là từ bỏ cuộc sống, nó là hân hoan trong cuộc sống bằng toàn thể tâm bạn. Và khi bạn trở nên được tham gia sâu sắc trong phong cách sống sáng tạo, cõi bên kia mở ra những cánh cửa của nó. Tôi sẽ đơn giản gọi nó là 'cõi bên kia', vì mọi từ khác đã từng được dùng đều đã trở nên bị ô uế bởi các tôn giáo cũ, nhưng 'cõi bên kia' là thuần khiết tĩnh lặng; và vì nó là thơ ca, hành động sáng tạo, cái mà trong đỉnh của nó làm biến đổi bạn và mang bạn tới cánh cửa của điều huyền bí.
Toàn thể sự tồn tại này là điều huyền bí; chỉ với người mù mới không có điều huyền bí. Nếu bạn có mắt, thế thì mọi thứ là huyền bí, và không có giải pháp cho nó. Bạn càng đi sâu hơn vào trong nó, nó càng trở nên huyền bí hơn. Và không có đáy cho chiều sâu này, nó là vực thẳm. Bạn có thể đi mãi đi mãi; điều huyền bí trở nên huyền bí hơn, mầu sắc hơn, ngát hương hơn, nhưng bạn không đi tới tận cùng nơi bạn có thể thấy lời giải thích cho điều huyền bí.
Chừng nào con người chưa lắng đọng với sự tồn tại như điều huyền bí, con người sẽ không có khả năng sống cuộc sống của mình như cực lạc.
Lời kinh:
Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,
Vạn Tùng Hành Tú học thiền đầu tiên với thầy Xứ Mặc. Ông ấy bảo Vạn Tùng, "Học con đường này là giống như luyện vàng. Khi nó chưa thuần khiết, vàng ròng không hiện ra.
Bạn đã bao giờ nghĩ về cách vàng được luyện chưa? Chỉ qua lửa. Khi vàng qua lửa, mọi thứ không phải là vàng bị thiêu cháy, và nó đi ra là vàng ròng, hoàn toàn được tinh luyện.
Thiền là lửa, lửa rất mát mẻ. Bạn sẽ không bị thiêu cháy, nhưng mọi thứ là giả sẽ biến mất. Và khi bạn bước ra khỏi ngọn lửa đó, bạn sẽ thậm chí không có khả năng nhận ra bản thân bạn, vì bây giờ bạn sẽ có mặt nguyên thuỷ của bạn, không phải là mặt nạ mà xã hội đã cho bạn. Bây giờ nhân cách của bạn sẽ mất đi - cái đó là nhân tố ô nhiễm - tính cá nhân của bạn sẽ đi ra sắc bén như lưỡi kiếm.
Xứ Mặc cũng nói với Vạn Tùng,
"Khi ta nhìn giữa hai lông mày của ông, có rất nhiều thứ ở đó."
Một trong những phát kiến quan trọng nhất của các nhà huyền bí là ở chính giữa hai lông mày của bạn có mở ra một cánh cửa; ở Ấn Độ nó đã được gọi là con mắt thứ ba. Hai con mắt này nhìn ra ngoài. Ngay ở giữa các lông mày, đích xác ở giữa có con mắt, sự cảm nhận, sự nhạy cảm. Khi nó mở ra, thế giới bên trong của bạn trở thành tuyệt đối rõ ràng cho bạn. Bạn biết rằng bạn không là thân thể, không là tâm trí. Lần đầu tiên bạn nhận ra bản thể bạn như một nhân chứng. Điều này đưa bạn sang cõi bên kia, và tới điều huyền bí, và tới điều kì diệu.
Từ đó trở đi, cuộc sống là niềm vui vô cùng, điệu vũ vô cùng, âm nhạc lớn lao. Bạn là vàng ròng toả sáng, tràn ngập. Bạn đã tìm thấy kho báu các kho báu. Đây đã từng là việc tìm kiếm của toàn thể phương Đông, của toàn thể thiên tài phương Đông.
Xứ Mặc nói với Vạn Tùng,
"Khi ta nhìn giữa hai lông mày của ông, có rất nhiều thứ ở đó. Nếu ông không xuyên qua xương lạnh, một lúc nào đó, ông sẽ không có khả năng từ bỏ điều này. Từ giờ trở đi, nhìn cho bản thân ông đi - đó không phải là chuyện nói của ta mấy đâu."
Trong một đoạn nhỏ thế, Xứ Mặc đã nói mọi thứ cần thiết cho người tìm kiếm.
Thế rồi Vạn Tùng được cho câu nói của Trường Sa để suy ngẫm: "Quay bản thân ông trở lại trong núi, sông và đất."
Đó là một phát biểu rất lạ từ Trường Sa.
"Quay bản thân ông trở lại trong núi, sông và đất." Nó ngụ ý gì?
Nó nghĩa là, nhớ bạn đang mang năm yếu tố trong thân thể bạn: đất, khí, lửa, trời, nước. Đây là năm yếu tố làm ra thân thể bạn. Trường Sa nói, "Trả các yếu tố này trở lại cội nguồn của chúng, và thế rồi xem liệu cái gì đó bị bỏ lại đằng sau."
Vâng, cái gì đó bị bỏ lại đằng sau. Cái gì đó đó là tâm thức của bạn. Nó không phải là sản phẩm phụ của thân thể bạn, nó là hiện tượng khác toàn bộ với thế giới vật chất. Một khi bạn đã nếm trải cái gì đó của tâm thức, nhận biết, tỉnh táo, bạn sẽ không sợ chết; bạn biết nó có thể xảy ra cho cho thân thể chết, nó không thể xảy ra cho cội nguồn tâm thức sống của bạn. Chúng ở trong thân thể, nhưng chúng không thuộc vào thân thể.
Phát biểu của Trường Sa được trao cho Vạn Tùng để suy ngẫm:
Quay bản thân ông trở lại trong núi, sông và đất."
Trong sáu tháng Vạn Tùng không đạt được thành công và Xứ Mặc nêu ra bình luận, "Ta chỉ hi vọng ông sẽ hiểu về sau."
Cái gì đi sai?
Ông ấy quá nhiều vội vàng, ông ấy đã trở nên quá căng thẳng về vấn đề, quá nghiêm chỉnh về vấn đề, và việc nhận ra bản thể bạn không phải là vấn đề nghiêm chỉnh chút nào. Nó tới với bạn trong thảnh thơi hoàn toàn, trạng thái không căng thẳng của bản thế, trong vui đùa.
Đừng bao giờ làm cho thiền của bạn thành chuyện nghiêm chỉnh, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ nó. Cứ vui đùa về nó đi.
Tôi là người đầu tiên nói điều đó.
Mọi tôn giáo đều đã từng bảo bạn phải nghiêm chỉnh. Đó là lí do tại sao họ đã giết hàng triệu người, đã phá huỷ tính tâm linh của mọi người, làm cho mọi người căng thẳng, đầy lo âu, ốm tới chết. Và trong nỗ lực tìm bản thể bên trong nhất của mình, mọi người đã làm đủ mọi loại thực hành khổ hạnh không cần thiết, mà không là gì ngoài việc hành hạ tự bạo.
Tôi dạy bạn vui đùa.
Nó là bản thể của bạn.
Cho dù bạn muốn làm mất nó, bạn không thể làm mất nó được.
Vội vàng là gì?
Và nghiêm chỉnh là gì?
Cứ vui đùa, nhẹ nhàng.
Vạn Tùng đã bỏ lỡ vì nỗ lực lớn lao của ông ấy để tìm cốt lõi bên trong nhất của bản thể của ông ấy. Nỗ lực là rào chắn. Vô nỗ lực...
Ngồi im lặng, không làm gì, xuân tới, và cỏ tự nó mọc lên.
Cỏ đó bạn không nên hiểu lầm. Ba Tiêu đang nói: Ông chỉ ngồi im lặng, không lo nghĩ, vô nỗ lực, không làm gì. Khi thời gian chín muồi nghĩa là khi căng thẳng của bạn đã mất đi tất cả... xuân tới, và bản thể của bạn tự nó mọc lên. Bạn không phải làm bất kì cái gì; nó đơn giản bùng nổ trong cuộc cách mạng vô cùng. Mọi thứ đã là đồ đồng nát trong bạn đều bị thiêu cháy, và mọi thứ là chân lí trong bạn, vàng ròng hai mươi tư cara, chói sáng lên với sự huy hoàng lớn lao.
Nhưng nó xảy ra chỉ trong trạng thái thảnh thơi, trong buông bỏ. Đây là một trong những vấn đề khó khăn nhất.
Những người là người tìm kiếm đều trong vội vàng. Họ muốn nó xảy ra ngay bây giờ. Nó có thể xảy ra ngay bây giờ, nhưng bạn đang ngăn cản nó bởi việc ham muốn nó xảy ra ngay bây giờ.
Quên mọi thứ về khi nào nó xảy ra đi. Bất kì khi nào thời gian đúng tới, sự tồn tại sẽ chăm lo. Tận hưởng thiền đi; đừng bận tâm về bất kì kết luận nào, về bất kì chứng ngộ nào. Những điều này không ở trong tay bạn, bạn không thể làm được bất kì cái gì về chúng!
Mùa xuân tự nó tới... và đột nhiên bạn thấy nhân cách cũ của bạn đã tan ra, và cái gì đó tuyệt đối mới mẻ và tươi tắn được sinh ra bên trong bạn, và nó đang mọc lên theo cách riêng của nó. Bạn chỉ là người quan sát - người quan sát việc chết của cái cũ, và người quan sát việc sinh của cái mới.
Nhưng không có nhu cầu là nghiêm chỉnh. Bất kì nghiêm chỉnh nào, bất kì nỗ lực nào, bất kì lo âu nào về việc có tính tâm linh đều là rào chắn lớn nhất. Chỉ là vui đùa thôi.
Tôi đã tìm ra bản thân tôi mà không có nghiêm chỉnh nào. Do đó, khi tôi nói điều này, tôi nói nó theo thẩm quyền riêng của tôi.
Trong sáu tháng Vạn Tùng không đạt được thành công và Xứ Mặc nêu ra bình luận, "Ta chỉ hi vọng ông sẽ hiểu về sau."
Chung cuộc, sau một thời gian dài, Vạn Tùng đột nhiên đã có cái nhìn sâu.
Giai thoại này không nói vài điều; chúng phải được hiểu.
Cái gì phải đã xảy ra mà một ngày nào đó Vạn Tùng bất thần có cái nhìn sâu?
Nỗ lực có giới hạn: bạn phát mệt - đó là cái hay của nỗ lực - bằng không bạn sẽ không bao giờ được chứng ngộ. Bất kì loại nỗ lực nào, bất kì lo âu nào đều có giới hạn. Một khoảnh khắc tới, bạn nói, "Đéo cần!" Chính khoảnh khắc đó là chứng ngộ của bạn!
Ba Tiêu viết:
Sương mù buổi tối.
Nghĩ về những điều quá khứ -
Chúng xa xôi làm sao.
Sương mù buổi tối. Nghĩ về những điều quá khứ - Chúng xa xôi làm sao.
Ba Tiêu ngụ ý gì bởii bài cú này? Ông ấy là một trong những Thiền sư sáng suốt nhất...
Ông ấy nói rằng điều dường như là rất quan trọng với bạn hôm nay, điều đang tạo ra nhiều nghiêm chỉnh thế trong bạn, nhiều lo âu thế trong bạn, chắc sẽ chẳng có liên quan gì sau vài năm. Nó sẽ là xa xôi, nhiều dặm xa, dường như có lẽ bạn đã thấy nó trong mơ. Mọi lo âu mà nó đã cho bạn đều mất đi.
Khi hiểu ra điều này, chỉ nhìn lại sau: tại mọi điểm trong quá khứ bạn sẽ thấy bản thân bạn đang cưỡi lên lo âu, đau khổ, khổ sở, thất bại. Nhưng bây giờ mọi thứ đã trở thành chỉ là việc viết trên cát. Một làn gió thổi tới và toàn thể việc viết đó biến mất, hay con sóng triều tới và đem toàn thể việc viết đó đi mất, bỏ lại đằng sau cát nguyên không có bất kì chữ kí nào.
Ý định của Ba Tiêu là ở chỗ nhìn vào quá khứ bạn phải hiểu rằng cái đang là hiện tại sẽ trở thành quá khứ ngày mai. Đừng nghiêm chỉnh thế. Ngày mai nó sẽ không thành vấn đề chút nào. Và cùng điều đó là đúng về tương lai của bạn: đừng bao giờ nghiêm chỉnh, vì mọi thứ đều sẽ trở thành quá khứ, cũng giống như mơ bạn đã thấy ở đâu đó. Có lẽ bạn có thể thậm chí không nhận ra rằng bạn đã bị rắc rối nhiều thế.
Phát biểu của Ba Tiêu là ở chỗ cả đời bạn chỉ là giấc mơ kéo dài. Đừng coi nó là nghiêm chỉnh. Vui đùa đi, tận hưởng nó khi nó đang diễn ra. Không có nhu cầu từ bỏ nó, vì những người từ bỏ nó coi nó là nghiêm chỉnh.
Tôi bao giờ cũng tự hỏi về cái gọi là các triết gia lớn, chẳng hạn Adi Shankara, người đã từng được người Ấn Độ coi là tâm trí vĩ đại nhất trong toàn thể lịch sử con người. Nhưng cái "tâm trí vĩ đại nhất đó," Adi Shankara, có vẻ ngu xuẩn trên ngay cả việc nghiên cứu kĩ nho nhỏ.
Ông ấy nói về thế giới là ảo tưởng: nó chỉ thuần tuý là mơ, không có gì bên ngoài, bạn đang phóng chiếu nó. Dầu vậy, ông ấy đã không thể chạm vào tiện dân.
Một sáng ông ấy sẵn sàng cho lời cầu nguyện, tắm trong sông Hằng ở Varanasi. Trời vẫn còn tối và ông ấy vừa quay lại tới bậc thềm, và một người chạm vào ông ấy và bảo ông ấy, "Tôi là một sudra, một tiện dân đây." Shankara bực bội, ông ấy quên tất cả về an bình, và "yêu kẻ thù của ông."
Tôi bao giờ cũng nghĩ, Tại sao cần thiết...? Thứ nhất là yêu bản thân bạn, thế rồi yêu bạn của bạn - vì những người bạn này một ngày nào đó sẽ biến thành kẻ thù của bạn. Liên tục yêu. Không ai trở thành kẻ thù trước khi trở thành bạn, cho nên cứ liên tục yêu bạn bè và bạn cũ, vợ và vợ cũ. Nhưng nó tất cả là mơ, phóng chiếu của bạn.
Shankara, phiêu diêu, phủ nhận triết lí riêng của ông ấy. Tiện dân này là một anh chàng kì lạ. Anh ta nói, "Trước khi ông trở nên phát rồ..."
Shankara nói, "Ta sẽ phải đi tắm lần nữa! Lúc đó là sáng mùa đông lạnh, và biết hoàn toàn rõ rằng ông là tiện dân, sao ông chạm vào ta? Không có đám đông" - và Varanasi có các bậc bước xuống rộng bao la. "Chỉ có hai người... không có nhu cầu chạm vào ta."
Ông già này nói, "Có nhu cầu đấy: để làm cho ông nhận biết rằng lần sau ông nói thế giới là ảo tưởng, nhớ tới tôi đi. Nó không ảo tưởng đâu. Ông đang phiêu diêu ở phóng chiếu riêng của ông. Ông đi tắm trong dòng sông mơ. Nghĩ về triết lí của ông đi."
Nhưng Shankara được coi là triết gia vĩ đại nhất, ít nhất theo di sản Ấn Độ. Nhưng triết lí của ông ấy dường như chỉ là hướng tâm trí. Nó không có kinh nghiệm thực tại nào của thức tỉnh. Bằng không, không ai bị động chạm và không ai là không bị động chạm; cũng như bạn được làm ra từ xương và thịt, mọi người được làm cùng chất liệu. Mọi người được làm từ cùng các yếu tố.
Và với người như Adi Shankara - người nói rằng mọi thứ bên ngoài chỉ là mơ - cư xử theo cách phơi bày người đó ra, rằng mọi triết lí của ông ấy chỉ là nói. Ông ấy đủ nói giỏi để nói về mọi thứ, nhưng không nói về đời ông ấy.
Và chừng nào cái gì đó không là cuộc sống của bạn, không là chính cuộc sống của bạn, điều đó không tạo ra khác biệt nào.
Một trường hợp khác còn ngu xuẩn hơn.
Shankara đi khắp Ấn Độ, thách thức các triết gia khác. Người ta có thể hỏi, "Tại sao ông thách thức phóng chiếu riêng của ông?" Trong thế giới tựa mơ này, nếu ai đó nghĩ người đó là triết gia, hại gì? Không có người nào cả, chỉ có ma, Thánh thần linh thiêng. Nhưng ông ấy đi khắp nước với triết lí này rằng thế giới là maya, ảo tưởng, ảo giác, ảo cảnh.
Ông ấy tới Mandla, một thành phố nhỏ ở trung tâm Ấn Độ. Nó mang tên nhà tư tưởng lớn, Mandan Mishra. Ông ấy rất nổi tiếng ở phần đó, và ông ấy là người cuối cùng để bị đánh bạn. Shankara muốn chiến thắng hết các triết gia của nước này.
Kì lạ... triết lí của ông ấy nói mọi thứ là ảo tưởng - và thắng lợi của ông ấy đối với con ma ảo tưởng là thực sao?
Ông ấy đi tới đó. Trước khi vào thành phố có một cái giếng, và những đàn bà đang kéo nước lên từ giếng.
Ông ấy hỏi họ, "Tôi phải đi tìm nhà của Mandan Mishra theo đường nào?"
Những người đàn bà bắt đầu cười khúc khích. Họ nói, "Chúng tôi đã nghe nói nhiều về ông. Ông nghĩ mọi thứ là ảo tưởng; ông đang hỏi câu hỏi này với ai vậy? Ông ngụ ý gì bởi nhà của Mandan Mishra?
"Nhưng nếu ông muốn gặp ảo cảnh khác, ảo tưởng khác, ảo tưởng rất học thức, ông sẽ không thấy khó khăn nào đâu. Ông đơn giản đi vào trong thành phố, và ông sẽ thấy nhà của Mandan Mishra mà không khó khăn gì, vì ngay trên hàng rào vườn nhà ông ấy có vẹt đậu, cứ lặp lại, nhẩm đọc Vedas. Chúng toàn là những bác học lớn."
Shankara đi, và ông ấy không thể tin được điều đó: vẹt đang nhẩm đọc Rigveda sao chính xác thế. Ông ấy nói, "Trời! Nếu vẹt làm điều này, mình bị chui vào hàm sư tử rồi." Nhưng ông ấy phải vào; ham muốn, khao khát, điều ông ấy đã phủ nhận trong triết lí của ông ấy, là quá nặng trên ông ấy. Ông ấy muốn chiến thắng mọi triết gia.
Đó là cùng ham muốn như Alexander Đại đế có, theo chiều hướng khác. Ông ta muốn là người chinh phục thế giới, còn Shankara muốn là người chinh phục mọi nhà tư tưởng và triết gia. Khác biệt là gì? Ham muốn, khao khát là như nhau. Bản ngã cần cùng chất nuôi dưỡng.
Ông ấy vào trong nhà, hơi chút bồn chồn. Và Mandan Mishra có cả nghìn đệ tử - ông ấy rất già. Ông ấy đón nhận Shankara bằng tình yêu lớn lao, đón chào ông này, biết hoàn toàn rõ rằng ông này đã tới để thách thức mình.
Shankara nói, "Ông có hiểu mục đích của tôi khi tới từ xa thế để gặp ông không? Ông là người cuối cùng tôi phải chinh phục. Tôi muốn thách thức ông thảo luận lâu."
Mandan Mishra nói, "Điều đó là hoàn toàn được. Nhưng ông phải có người phân xử, người sẽ quyết định ai là người thắng chứ?"
Shankara không có ai cùng mình, nhưng ông ấy đã nghe nói nhiều tới vợ của Mandan Mishra, Bharti. Ông ấy đã nghe nói rằng bà ấy là nhà tư tưởng vĩ đại như Mandan Mishra, cho nên ông ấy nói, "Không có vấn đề gì. Vợ ông, Bharti, có thể chủ toạ và là người phân xử duy nhất."
Việc thảo luận kéo dài sáu tháng, và chung cuộc Bharti cho phán xử rằng Shankara đã là người thắng. Và đây là truyền thống của những ngày đó: người bị thua trở thành đệ tử của người thắng. Cho nên Mandan Mishra nói, "Nếu Bharti nói rằng ông là người thắng, thế thì tôi sẵn sàng là đệ tử của ông."
Nhưng Bharti nói, "Đợi đã." Ở Ấn Độ chính truyền thống là đàn ông và đàn bà chỉ là một và một nửa của một toàn thể - chỉ cùng nhau họ mới là đầy đủ. Bharti nói, "Đợi đã. Ông đã thắng chỉ một nửa của Mandan Mishra; một nửa vẫn còn phải bị đánh bại. Thế thì chúng tôi cả hai sẽ trở thành đệ tử của ông."
Shankara sửng sốt. Người đàn bà này thực sự dũng cảm: đầu tiên tuyên bố chồng mình bị thua, và thứ hai ngăn cản Shankara chiến thắng chừng nào bà ấy chưa bị thua. Và bà ấy chắc chắc là người đàn bà rất khéo léo.
Shankara chỉ mới ba mươi ba tuổi, và là cái gọi là người vô dục. Tôi nói "cái gọi là" vì không ai có thể là vô dục, điều đó chống lại tự nhiên - chừng nào bạn không là bất lực.
Bharti rất khéo léo. Bà ấy bắt đầu thảo luận, và bà ấy yêu cầu Mandan Mishra phân xử và là người phán xử. Shankara đồng ý, nhưng ông ấy không nhận biết điều người đàn bà đó có trong tâm trí. Bà ấy bắt đầu nói về dục. Shankara không có khái niệm nào... ít nhất ông ấy giả vờ rằng ông ấy không biết gì về dục.
Bharti nói, "Tôi có thể cho ông vài tháng. Ông có thể đi và học về dục và quay lại sau."
Shankara đi tới đệ tử của ông ấy, những người sống ở trên núi gần Mandla, và ông ấy bỏ thân thể mình cho việc chăm nom của các đệ tử của mình.
Một nhà vua mới chết, và Shankara đi vào thân thể nhà vua để biết mọi thứ về dục, vì nhà vua này có nhiều hoàng hậu. Chừng nào bạn chưa trải nghiệm điều đó, sẽ không thể là hợp thức trước người đàn bà thông minh, Bharti.
Câu hỏi của tôi là: Tại sao ông ấy không thể đi vào thân thể riêng của ông ấy? Ông ấy đã tin vào thân thể quá nhiều. Ông ấy đã nói rằng thân thể chỉ là ảo tưởng; nếu nó là ảo tưởng, thế thì khác biệt gì trong việc ông đi vào thân thể của người chết và có chuyện tình với nhiều người đàn bà để hiểu toàn thể khoa học về dục? Tại sao ông không có dũng cảm đi vào trong thân thể riêng của ông? Tại sao ông đã làm ra khác biệt giữa hai ảo tưởng, của tôi và của ông?
Nhưng như tôi hiểu, điều này dường như chỉ là để bảo vệ vô dục của ông ấy. Toàn thể câu chuyện đã được các đệ tử bịa ra, và được ông ấy hỗ trợ, vì phải mất sáu tháng cho ông ấy - thực tế quá lâu. Ngay cả sáu ngày cũng quá nhiều! Bất kì người nào đã từng xây dựng gia đình đều biết: chỉ sáu ngày - và chủ nhật là ngày nghỉ! Sáu tháng sao? - điều đó dường như ông ấy quan tâm quá nhiều!
Nhưng toàn thể câu chuyện này dường như hư huyễn. Và làm sao bảo vệ thân thể chết, thân thể của Shankara, trong sáu tháng? Không có chỉ dẫn khoa học nào rằng Shankara hay đệ tử của ông ấy biết. Trong sáu ngày thân thể sẽ bắt đầu bốc mùi; trong sáu tháng sẽ không có Shankara, chỉ một đống xương, và rữa nát... mọi thứ rữa ra ... và gián... và chuột, và đủ mọi thứ ảo tưởng!
Mọi cái gọi là các triết gia và nhà tư tưởng lớn đều chỉ láu lỉnh, giỏi nói, logic, nhưng không có kinh nghiệm đích thực về cuộc sống.
Maneesha đã hỏi:
Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,
Khi thầy nói hăng hái thế về cái ngu xuẩn của các chính khách và các nhân vật công chúng khác, bên trong tôi hoan hô thầy liên tục. Nhưng đồng thời tôi nhận biết rằng thầy có thể khơi ra sự thù địch và ý định hãm hại thầy - từ đó tôi muốn bảo vệ thầy.
Có câu trả lời nào không - hay đây đơn giản là thế khó xử cho các đệ tử của thầy để sống cùng?
Maneesha, số mệnh của tôi là đánh mạnh vào mọi thứ phi chân lí, mọi dối trá, mọi an ủi, dù bất kì hậu quả nào, vì, khi có liên quan tới tôi, tôi đã về tới nhà rồi. Họ có thể làm hại thân thể tôi, nhưng nhớ lấy, nó không dễ dàng thế đâu, bởi lẽ đơn giản... Tôi sẽ nhắc nhở bạn.
Ed Meese, tổng chưởng lí của Mĩ, khi họ trục xuất tôi một cách bất hợp pháp, phi pháp, không có bất kì bằng chứng nào chống lại tôi - ông ấy đã thừa nhận trong cuộc họp báo chí rằng "Không có bằng chứng chút nào, nhưng chúng tôi không thể dung thứ người này ở nước chúng tôi. Ông ấy đã lôi kéo những người Ki tô giáo trẻ."
Họ liên tục phái các nhà truyền giáo đi khắp thế giới để lôi kéo mọi người vào Ki tô giáo, và nếu tôi lôi kéo người thông minh... Vấn đề là gì? - tâm trí chính thống đấy.
Ông ấy nói, "Chúng tôi không thể bỏ tù ông ấy; không có bằng chứng. Và chúng tôi không thể giết ông ấy, vì giết ông ấy sẽ làm cho ông ấy thành người tử vì đạo, giết ông ấy sẽ làm cho ông ấy thành người sáng lập ra tôn giáo."
Nỗi sợ đó là việc bảo vệ lớn. Đừng lo nghĩ.
Không ai sẽ nhận rủi ro họ đã nhận trong trường hợp của Jesus. Kết quả là gì? Bây giờ Ki tô giáo là tôn giáo lớn nhất trên thế giới khi có liên quan tới con số - một nửa thế giới thuộc về người Ki tô giáo.
Người Do Thái không thể tha thứ được cho bản thân họ rằng anh chàng tốt thế, Jesus - nếu họ mà không giết ông ấy, ông ấy chắc đã sáng lập ra một hãng lớn thế, hãng Do Thái. Họ đã không làm điều đó lần nữa.
Trng trường hợp của Marx, cũng là người Do Thái và đã lan truyền chủ nghĩa cộng sản, người Do Thái đã không đóng đinh ông ấy hay quấy rối ông ấy. Họ đã không làm cùng điều đó với Sigmund Freud; ông ấy cũng là người Do Thái. Ba người Do Thái này đã tạo ra những hãng Do Thái lớn nhất trên thế giới.
Người Do Thái không thể tha thứ cho bản thân họ: "Anh chàng đáng thương đó đã tạo ra việc khai thác hay thế, và chúng ta đã giết anh ta." Bây giờ, mọi người đều phải nghĩ hai lần trước khi giết một người như tôi!
Cho nên đừng lo nghĩ, Maneesha. Tôi có sự bảo vệ vô hình trong nỗi sợ của họ. Và tôi có thể tạo ra sợ trong họ chỉ nếu tôi nói chân lí bằng tiếng gầm của sư tử! Họ càng sợ tôi, càng ít có khả năng làm bất kì điều gì hại tôi.
Và tất nhiên tôi có thể hiểu bạn và vấn đề của bạn. Bạn phải sống thế khó xử này. Những người đi theo Socrates, họ phải sống nó; nó làm thuần khiết họ. Với những người sống cùng Jesus, đó là việc biến hình vô cùng.
Nếu bất kì cái gì xảy ra cho tôi, đồng thời nhiều điều sẽ xảy ra cho bạn.
Bạn có thể liên tục coi tôi như đương nhiên có đó và trì hoãn việc xuyên thấu khẩn thiết, tức khắc vào trong bản thể bạn. Nhưng nếu cái gì đó được làm cho tôi, có lẽ điều đó sẽ mang tới sự khẩn thiết, vì bây giờ bạn không thể coi tôi là đương nhiên có đó.
Thực ra, một trường hợp rất nổi tiếng có thể được xem xét...
Phật Gautam đã khai tâm cho ông anh họ riêng của mình, Ananda. Ananda lớn tuổi hơn Phật Gautam; trước khi nhận khai tâm ông ấy nói với Phật Gautam, "Ngay bây giờ, anh là anh của chú; anh có thể sai chú làm bất kì cái gì và chú sẽ phải tuân theo điều đó" - chỉ là việc vâng lời cũ. "Nhưng anh đã tới để được chú khai tâm. Sau khai tâm, anh sẽ chỉ là một đệ tử trong cả nghìn đệ tử khác. Cho nên trước khi khai tâm anh muốn chú nhớ cho ba điều kiện.
"Thứ nhất, anh bao giờ cũng sẽ vẫn còn ở cùng chú, chú không thể phái anh đi xa khỏi chú với bất kì sứ mệnh nào. Anh sẽ chăm sóc thân thể chú, thức ăn cho chú, thuốc thang cho chú. Thứ hai, nếu anh hỏi bất kì câu hỏi nào, chú không thể nói, 'Đợi tới lúc đúng.' Chú không thể trì hoãn điều đó, chú phải trả lời ngay lập tức. Thứ ba, nếu anh muốn ai đó gặp chú - cho dù lúc nửa đêm - chú không thể nói không."
Phật nói, "Không có khó khăn gì. Ta sẽ nhớ điều kiện của ông."
Và Ananda vẫn còn là đệ tử của Phật trong bốn mươi hai năm, liên tục đi theo Phật như cái bóng, phục vụ Phật theo mọi cách có thể - nhưng ông ấy đã không trở nên chứng ngộ. Những người khác, người tới sau đã liên tục trở nên chứng ngộ. Ông ấy rất phân vân.
Ông ấy hỏi Phật, "Cái gì đi sai? Những người đã tới rất muộn về sau đều đã trở thành các thầy chứng ngộ, còn tôi đã ở cùng thầy trong bốn mươi hai năm này, và tôi thậm chí không biết tới abc về chứng ngộ."
Phật nói, "Ông sẽ trở nên chứng ngộ vào ngày ta chết, không trước điều đó."
Ananda rất phân vân. Ông ấy nói, "Sao vậy?"
Phật nói, "Tâm lí đơn giản. Ông tin cậy rằng ta là em họ ông, ta sẽ không để cho ông không chứng ngộ, cho nên ông đã không làm điều ta đã nói. Ông đã chỉ tin rằng 'Em họ mình sẽ không để cho mình không chứng ngộ.' Ta có thể làm gì được? Ta chỉ có thể chỉ dẫn, ta không thể trở nên chứng ngộ hộ ông được."
Và đích xác điều Phật đã nói đã xảy ra. Ngày Phật chết, Ananda đã không dời khỏi chỗ mà ông ấy ngồi bên cạnh Phật. Thân thể Phật được mang tới dàn hoả thiêu; Ananda đã không đi. Ông ấy nhắm mắt lại. Lần đầu tiên, thôi thúc vô cùng đã nảy sinh. Nếu ông ấy bỏ lỡ khoảnh khắc này, thế thì người ta chẳng bao giờ biết được sẽ mất bao nhiêu kiếp để tìm ra thầy khác có cùng tầm cỡ như Phật Gautam. Và Phật đã nói, "Sau khi ta chết ông sẽ trở nên chứng ngộ."
"Tôi sẽ không đi khỏi chỗ này. Tôi sẽ không mở mắt ra, tôi sẽ không ăn, tôi sẽ không uống. Tôi sẽ làm điều Phật đã từng nói và tôi đã từng trì hoãn." Ông ấy đã trở nên chứng ngộ vào buổi tối. Buổi sáng Phật chết; đến tối Ananda đã trở nên chứng ngộ. Thôi thúc này đã nảy sinh.
Cho nên nếu cái gì đó xảy ra cho tôi, nó sẽ là thôi thúc cho bạn. Nếu không cái gì xảy ra cho tôi, tôi là sự thôi thúc của bạn.
Đây là lúc dành cho Sardar Gurudayal Singh.
Paddy tìm thấy một xe cũ cho nhiều người cùng đạp, chiếc xe đạp cho hai người, trên đống phế liệu, và sửa lại nó. Thế rồi anh ta và Seamus quyết định cưỡi nó đi lên đỉnh đồi Đau tim.
Sau hai giờ đạp điên cuồng trèo lên đồi dốc đứng, chung cuộc họ lên tới đỉnh.
"Lạy chúa tôi!" Paddy thở dốc ra, ở đằng trước. "Anh không nghĩ chúng ta đã bao giờ làm được điều đó."
"Em cũng thế," Seamus nói hổn hển, ở đằng sau, "và chúng ta chắc đã tuột xuống nếu em không bóp phanh!"
Bé Eggbert có thói quen xấu nguyền rủa và chửi thề, và bố mẹ nó dường như không thể làm được gì với nó. Một hôm, cha Nấm tới uống trà.
Bé Eggbert bước tới linh mục và nói, "Uống trà đéo không cha?"
Cha Nấm choáng, thế là ông ấy gợi ý bố mẹ nó cho nó tới bác sĩ Cảm tốt, nhà tâm thần.
"Eggbert, nói cho bác" nhà tâm thần nói, "Cháu thích cái gì nhất trên thế giới?"
"Úi chao! Cháu thích một con thỏ phải gió!" Eggbert kêu lên.
"Được," Cảm tốt nói, "mẹ và bố cháu sẽ đem cho cháu một con thỏ nếu cháu hứa không chửi thề nữa. Thế được không?"
"Chắc chắn, thưa bác sĩ tâm thần!" Eggbert kêu. "Cháu sẽ làm điều đó!"
Thế là Eggbert có được con thỏ, và trong hai tuần mọi sự đều an bình quanh ngôi nhà. Thế rồi một hôm, sáng chủ nhật, cha Cảm tốt tới uống trà.
"Ta nghe nói cháu bây giờ có thỏ cưng, phải không Eggbert," linh mục nói. "Ta có thể xem nó được không?"
"Dạ được ạ," Eggbert nói, và chạy ra ngoài vườn để bắt con thỏ. Nhưng ngay khi nó đem con thở vào trong phòng, con thỏ bắt đầu đẻ ra cả đống thỏ con.
Eggbert khiếp hãi nhìn một lúc, rồi để thỏ mẹ trên sàn, nhìn vào linh mục và khóc, "Cứt thiêng! Cái thứ đéo này bị rời ra từng mảnh!"
Milton Tâm thật đang lái chiếc xe Rolls Royce thì anh ta thấy cô bạn phổ thông cũ của mình, Etta Táo. Anh ta lái xe về phía vệ đường, hạ cửa kính điện xuống và nói, "Chào Etta! Bạn khoẻ chứ?"
"Úi chao!" Etta nói, "bạn đấy à, Milton? Và trong xe Rolls Royce nữa sao? Bạn làm thế nào có nhiều tiền thế?"
"Tớ là thầy bói," Milton đáp. "Tớ có thể thấy được tương lai."
"Tớ muốn học cách làm việc đó," Etta nói.
"Vậy lên xe đi," Milton nói, "và tớ sẽ nói cho cậu mọi thứ về nó."
Etta vào xe và họ lái về nhà Milton.
"Được rồi," Milton nói, khi họ tới nơi. "Vậy bạn có muốn học về bói không? Thế thì cởi áo choàng ra."
"Cởi áo choàng sao?" Etta nói. "Bạn có điên không?"
"Này," Milton nói, "bạn có muốn biết không? Thế thì tin cậy mình đi."
Thế là Etta cởi áo choàng ra.
"Tốt," Milton nói, "giờ cởi váy ra."
"Cởi váy ra á?" Etta kêu lên. "Cái gì diễn ra ở đây?"
"Bạn có muốn học cách nhìn tương lai không?" Milton hỏi. "Thế thì tin cậy vào mình đi."
Thế là Etta cởi váy ra.
"Giờ," Milton nói, "cởi xi líp ra và nằm lên tràng kỉ."
"Cái gì?" Etta la lên. "Sao mình phải cởi xi líp ra? Cậu định làm gì? Đéo mình à?"
"Tốt," Milton nói, "bạn đã học được rồi!"
Nivedano...
(tiếng trống)
(lắp bắp)
Nivedano...
(tiếng trống)
Im lặng.
Nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Đây là đúng khoảnh khắc để nhìn vào bên trong với toàn bộ tâm thức, với toàn bộ sinh lực, và với sự khẩn thiết dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng của bạn trên hành tinh trái đất.
Ngày càng sâu hơn...
Khi bạn đi ngày càng sâu hơng hướng tới trung tâm của bạn, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bình thản mênh mông, im lặng kì lạ, an bình lớn lao. Khi bạn đạt tới chính trung tâm này... niềm vui lớn, không vì lí do nào cả... sự bùng nổ lớn lao, trong đó bạn trở thành chỉ sự chói sáng... và cực lạc lớn sở hữu bạn.
Trung tâm này của sự sống của bạn, bản thể bạn, là kết nối của bạn với vũ trụ. Từ cánh cửa này bạn có thể đi vào trong vũ trụ và trở thành một với sự tồn tại. Nhưng ngay cả ở tại trung tâm... bạn sẽ thấy huy hoàng lớn lao và điều huyền bí.
Điều này đã được gọi là vị phật, người thức tỉnh. Khoảnh khắc này tất cả các bạn đều là chư phật. Bạn có thể quên, nhưng điều đó không thành vấn đề. Bạn sẽ nhớ lại. Sớm hay muộn việc nhớ lại của bạn sẽ trở thành nhịp tim đập thường xuyên. Ngày đó sẽ là ngày vĩ đại nhất trong cuộc sống của bạn, ngày của chứng ngộ.
Nhớ chỉ một điều thôi: vị phật ẩn tại trung tâm của bản thể bạn chỉ có một phẩm chất, phẩm chất của nhân chứng.
Chứng kiến thân thể - rằng nó không là bạn.
Chứng kiến tâm trí - rằng nó không là bạn.
Cái gì còn lại khi tâm trí và thân thể không còn thuộc vào bạn? - chỉ việc chứng kiến im lặng, sự phản xạ an bình tựa tấm gương.
Đây là bản thể vĩnh hằng của bạn.
Để làm cho điều đó được rõ ràng, Nivedano...
(tiếng trống)
Thảnh thơi, nhưng nhớ tới nhân chứng của bạn. Khi việc chứng kiến của bạn sâu sắc hơn, việc tách rời của bạn với sự tồn tại sẽ bắt đầu biến mất. Thính phòng Phật Gautam này sẽ sớm trở thành cái hồ tâm thức không gợn sóng nào.
Buổi tối nay là đẹp theo cách riêng của nó, nhưng mười nghìn người đang biến thành chư phật làm cho nó thành buổi tối huy hoàng nhất, oai nghiêm nhất, huyền bí nhất của tất cả mọi người.
Thu lấy bất kì cái gì bạn đang trải nghiệm - im lặng, an bình, yêu, từ bi, phúc lạc - và thuyết phục vị phật đi cùng bạn. Ông ấy phải trở thành cuộc sống hàng ngày của bạn, hành động của bạn, lời của bạn, im lặng của bạn, âm nhạc của bạn, điệu vũ của bạn. Chừng nào vị phật còn chưa nhảy múa, và bạn chưa biến mất trong điệu vũ đó, chứng ngộ còn chưa xảy ra đâu.
Nó ở trong tầm với của bạn. Chỉ thu lấy... và thuyết phục vị phật.
Từng li một, chúng ta mọi ngày đang mang trung tâm và chu vi của cuộc sống của bạn tới gần hơn. Bất kì khoảnh khắc nào mùa xuân đều đang tới, và cỏ tự nó mọc lên.
Nivedano...
(tiếng trống)
Quay lại. Nhưng quay lại như chư phật, thức tỉnh, im lặng, duyên dáng.
Ngồi trong vài khoảnh khắc chỉ để hồi tưởng lại con đường vàng bạn đã đi lui đi tới.
Nhớ lấy, bất kì cái gì bạn đã trải nghiệm ở trung tâm đều phải trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của bạn. Đừng nghĩ rằng thiền phải là tách rời khỏi cuộc sống của bạn, không; loại thiền đó không phải là loại đúng. Thiền đúng là cái trở thành chính cuộc sống của bạn.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Thầy Kính yêu.
..............................
0 Đánh giá