Chương 4. Bây giờ đến lượt tôi

Chương 4. Bây giờ đến lượt tôi

Price:

Read more

Thiền: Điều huyền bí và Thơ của cõi bên kia - Osho

Bài nói về Thiền

Chương 4. Bây giờ đến lượt tôi

Thưa Thầy kính yêu,

Một lần, một sư hỏi thầy Nam Nhạc, "Giáo huấn đặc biệt của thầy là gì?"

Nam Nhạc đáp, "Mùa thu chúng ta thu hoạch; mùa đông chúng ta cất kho."

Sư khác hỏi Nam Nhạc, "Đạo là gì?"

Nam Nhạc trả lời, "Diều bay qua bầu trời lớn; không cái gì còn lại ở đó."

Một dịp khác, Nam Nhạc bước xuống từ bục và nói, "Người ta đứng trên đám đông thịt đỏ ở chiều cao không thể đo được."

Thế rồi một sư bước ra khỏi hội chúng và nói, "Đạo của thầy chẳng phải là 'trên đám đông, vân vân' đó sao?"

Nam Nhạc đáp, "Nó là vậy."

Hơn nữa, sư này lật ghế thiền của thầy lên.

Nam Nhạc nói, "Trông ông là anh chàng hoang dã, thô thiển làm sao!"

Sư này không biết nói hay làm gì và Nam Nhạc đuổi ông ta ra khỏi chùa.

Các bạn,

Trong gần ba mươi năm tôi đã được gọi là "cái gọi là Bhagwan," "Bhagwan tự phong." Điều này là để kết án tôi. Tôi kiên nhẫn chờ đợi cho tới khoảnh khắc đúng. Khoảnh khắc đúng đã tới. Bây giờ đến lượt tôi.

Tôi gọi mọi người sáng lập của mọi tôn giáo là tự phong và cái gọi là. Những người đã từng gọi tôi là cái gọi là và tự phong đã không nhận ra rằng họ đã khiêu khích tôi. Bây giờ tôi muốn biết những điều kiện nào phải được hoàn thành.

Jesus tự gọi bản thân ông ấy là đứa con duy nhất của Thượng đế. Bạn nghĩ gì? - nó là tự phong đấy, cái gọi là đấy, hay đã có uỷ ban nào đó đó xác định nó? Nó có là bầu cử không? Nó có là bằng cấp được phong bởi bất kì đại học nào không?

Và nếu ông ấy là điều ông ấy đã giả vờ là - không kinh sách Do Thái nào thậm chí nhắc tới tên ông ấy, và ông ấy đã được sinh ra là người Do Thái, ông ấy đã sống là người Do Thái, và ông ấy đã chết là người Do Thái. Và nếu ông ấy là đúng, như toàn thể Ki tô giáo coi ông ấy là đúng, thế thì tại sao người Do Thái đóng đinh ông ấy? Không một giáo sĩ, người có học nào về tôn giáo cổ của người Do Thái có thể đứng dậy và nói rằng người này là người hồn nhiên sao? Ông ấy có thể đã tưởng tượng, ảo giác, nhưng điều đó không phải là tội ác; ông ấy có thể đã mơ rằng ông ấy là con trai của Thượng đế, nhưng điều đó không phải là tội lỗi để bị trừng phạt bằng đóng đinh.

Điều tuyệt đối rõ ràng là người Do Thái đã giận Jesus bởi lẽ đơn giản rằng ông ấy là đứa con "tự phong" của Thượng đế.

Thượng đế là hư cấu, được bịa ra bởi tâm trí bệnh hoạn của con người, và các hư cấu không sinh ra con trai và con gái. Và cái gì đã xảy ra cho Thượng đế sau Jesus? Ngài vẫn tiếp tục kiểm soát sinh đẻ sao?

Tiêu chí là gì? ... Vì Jesus đã uống rượu, ăn thịt và cá, tất nhiên không tôn giáo Ấn Độ nào sẽ chấp nhận ông ấy là có tính tôn giáo.

Nhưng cùng điều đó cũng đúng về các tôn giáo của Ấn Độ và những người sáng lập của chúng. Mahavira vĩ đại tới mức nào mà ông ấy được coi là tirthankara thứ hai mươi tư và là cuối cùng của Jaina giáo?

Ông ấy đã là người đương đại với Phật Gautam, và đã có sáu người khác, tất cả đều cạnh tranh mãnh liệt để là tirthankara thứ hai mươi bốn, vì đó là trạng thái được kính trọng vô cùng, và hai mươi bốn là người cuối cùng cho kalpa - kỉ này.

Một kalpa - một kỉ nghĩa là... hàng triệu năm vẫn còn bị bỏ lại. Một kỉ nghĩa là khi một sự tồn tại - toàn thể vũ trụ - đi qua lỗ đen và biến mất. Thế thì kỉ thứ hai bắt đầu, khi vũ trụ thứ hai đi vào hiện hữu. Mọi kalpa đều kéo dài bốn triệu năm, và trong hàng triệu năm chỉ hai mươi bốn tirthankaras là được phép có theo Jaina giáo. Hai mươi ba người đã xảy ra trước thời của Phật Gautam, hiển nhiên.

Tám người đã là những người ganh đua - và tôi coi việc ganh đua này là tuyệt đối phi tôn giáo. Chính ý tưởng về ganh đua là bạo hành; chính ý tưởng về ganh đua là đầy tham lam, đầy bản ngã. Nó không là gì ngoài chính trị được ẩn kín: bạn muốn danh tiếng nào đó, bạn khao khát sự kính trọng. Tất cả tám triết gia và nhà tư tưởng đó đều đáng trách vì có tính ganh đua - và tất cả họ đều dạy chống lại ganh đua. Do đó tôi gọi họ tất cả đều là đạo đức giả.

Cạnh tranh để là tổng thống một nước hay cạnh tranh để là thủ tướng một nước là không khác với ganh đua là tirthankara cuối cùng. Cạnh tranh đơn giản là cạnh tranh: bạn muốn lật đổ ai đó khác và chiếm lấy chỗ của người đó.

Cả bẩy người đã bị thất bại, không phải bởi bất kì phẩm chất lớn lao nào trong Mahavira. Phẩm chất duy nhất của ông ấy là ở chỗ ông ấy có tính tự bạo hơn bất kì bẩy người kia. Ông ấy đã tự hành hạ bản thân mình... và điều kì lại là nhân loại bao giờ cũng kính trọng những người tự hành hạ mình. Ông ấy vẫn còn trần truồng cả năm ròng; ông ấy không bao giờ tắm, ông ấy không bao giờ súc miệng. Mọi năm ông ấy thường dứt tóc ra, vì ông ấy chống lại công nghệ; lưỡi dao cạo là công nghệ lớn cho ông ấy.

Nhưng bởi vì những phẩm chất lớn này - khoả thân, nhịn ăn hàng tháng, tự hành hạ mình trong lạnh, trong nóng, không tắm, dứt tóc - điều toàn là dấu hiệu về tính điên nào đó mà bạn sẽ thấy trong mọi nhà thương điên... Rất kì lạ, trong nhà thương điên, những người vẫn còn khoả thân dứt tóc họ; cả hai điều này xảy ra đồng thời trong cùng tính điên.

Và tại sao ông ấy đã tự hành hạ mình nhiều thế? - chỉ để biện minh rằng ông ấy đã là người kế tục thực của hai mươi ba tirthankaras đi trước ông ấy. Đây có là tự khẳng định hay cái gì khác? Và những phẩm chất này tôi nghĩ chẳng liên quan gì tới tôn giáo. Không tắm trong một nước nóng bức như Ấn Độ, trong bang nóng nhất Bihar, lang thang trần trụi... Không có những con đường trải nhựa hay đường xi măng; bụi phải tụ lại suốt năm, và một người trần truồng không tắm - điều đó đơn giản làm phát tởm.

Tôi đã trong tiếp xúc gần với các sư Jaina. Tôi thường ngồi xa họ nhiều nhất có thể, vì tất cả họ đều bốc mùi hôi. Tôi không coi việc bốc mùi hôi là có tính tôn giáo. Khi họ nói cái gì đó, chính hơi thở của họ hôi thế... Họ thường gọi tôi, "Lại gần đây. Sao ông ngồi xa thế?"

Tôi nói, "Chính quan điểm của tôi là không tới gần các thánh nhân. Tội nhân thì được; họ ít nhất cũng là người. Các ông thực hành những thứ phi nhân văn. Tôi không coi đó việc ngồi cạnh các ông là đặc quyền. Điều đủ là các ông gọi tôi và tôi đã tới; bằng không, tôi cảm thấy ốm khi bị bao quanh bởi sư Jaina. Toàn thể bầu không khí bị bốc mùi hôi!"

Bây giờ, đặc biệt gì ở Mahavira? Và tại sao ông ấy ganh đua? Ông ấy phê phán Phật Gautam, ông ấy phê phán Goshalak một cách tàn nhẫn thế. Đã có những người ganh đua. Goshalak là người ganh đua nổi bật nhất của Mahavira, và Mahavira đã dùng ngôn ngữ chửi rủa như bạn có thể quan niệm.

Bản thân Phật Gautam đã cố gắng để ganh đua - và tất cả họ đều chống lại việc ganh đua! Phật Gautam đã muốn là tirthankara thứ hai mươi bốn - đó là là đặc quyền lớn và sự kính trọng.

Người muốn được kính trọng là không có tính tôn giáo. Bạn muốn được sự kính trong từ ai? Từ người mù sao? Từ những người không chứng ngộ sao? Từ những người đang chìm trong bóng tối sao? Bạn đang khao khát sự kính trọng của họ? Bạn thậm chí còn tồi hơn là những người có sự kính trọng mà bạn muốn. Và kính trọng có gì khác hơn việc nuôi dưỡng cho bản ngã? Và khi ông ấy không thể thành công được, Phật đã tự mình công bố - cái gọi là, phong cách tự phong.

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện kì lạ.

Phật Gautam được sinh ra khi mẹ ông ấy đang đứng dưới một cây trong vườn. Ông ấy được sinh ra từ người đàn bà đang đứng; ông ấy tụt xuống đất đứng đấy, và ông ấy bước đi bẩy bước ngay lập tức, và tuyên bố với bầu trời, "Ta là phật vĩ đại nhất đã từng được sinh ra!"

Bạn gọi kiểu tự phong này cho ai?

Về Mohammed thì sao?

Mọi xét nghiệm y tế các sự kiện về cuộc sống của ông ấy đều chỉ ra rằng ông ấy là bị động kinh, người vô giáo dục - và ông ấy đã trở thành sứ giả tự phong của Thượng đế. Và bạn không thể tìm được bất kì cái gì xứng đáng...

Cùng điều đó là đúng về Krishna và Rama.

Krishna được người Hindu coi là hoá thân hoàn hảo của Thượng đế; mọi người khác đều là các hoá thân bộ phận, không hoàn hảo của Thượng đế. Tôi không thể hiểu được làm sao bạn có thể chặt Thượng đế ra thành các bộ phận - nhưng họ coi Krishna là hoá thân hoàn hảo. Ông ấy đã đáp ứng cho những phẩm chất nào?

Ông ấy là người xấu nhất, tuyệt đối vô đạo đức. Ông ấy đã tụ tập mười sáu nghìn đàn bà như bò cái, và ông ấy chỉ lấy một người đàn bà. Mười sáu nghìn người này tất cả đều là vợ của người khác; họ đã bị giằng khỏi gia đình họ.

Nhưng vì ông ấy có quyền lực, ông ấy có quân đội, ông ấy có nhiều người đi theo sau ông ấy, không ai đã phản đối, "Ông đang làm gì vậy? Ông sẽ không bao giờ có khả năng ngay cả việc nhớ tên của mười sáu nghìn đàn bà. Ông đang phá huỷ mười sáu nghìn gia đình. Trẻ nhỏ bị bỏ lại đằng sau mà không có mẹ; các ông chồng của họ kêu khóc, nhưng họ nghèo và họ không thể làm được gì chống lại ông. Bố mẹ họ già rồi, những người già đó tuỳ thuộc vào họ. Ông đã làm cho mười sáu nghìn đàn bà bỏ gia đình họ."

Ở Ấn Độ gia đình không phải là hiện tượng nhỏ như ở phương Tây. Ở phương Tây gia đình nhiều nhất bao gồm năm người: chồng, vợ, và ba đứa con. Ở Ấn Độ đó là hệ thống gia đình ghép nối. Một gia đình bao gồm có thể sáu mươi người, năm mươi người.

Với Krishna, cứ thấy đàn bà đẹp là đủ để lôi cô ấy vào trong cung điện của ông ta. Và ông ấy là người đã thuyết phục một trong những chiến binh vĩ đại nhất thế giới, Arjuna, chiến đấu và tạo ra cuộc chiến lớn nhất mà Ấn Độ đã từng thấy. Nó có tên là Đại Chiến, mahabharat.

Khá kì lạ, việc thuyết phục này với Arjuna, người đã không muốn chiến đấu với anh họ riêng của mình... Ở cả hai phía đều có họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, thầy giáo; Arjuna không thể nào tin được vào điều đó: giết tất cả những người này... Toàn thể Srimad Bhagavadgita, kinh sách tôn giáo Hindu nổi tiếng nhất, đầy những thuyết phục về bạo hành.

Và điều đáng ngạc nhiên nhất là ở chỗ Mahatma Gandhi vĩ đại, ngưỡi thường nghĩ rằng ông ấy là bất bạo hành - có lẽ là người bất bạo hành vĩ đại nhất trên thế giới - đã gọi Srimad Bhagavadgita là mẹ của ông ấy. Không ai đã phản đối rằng Bhagavadgita là bạo hành hoàn toàn; nó thuyết giảng bạo hành và chiến tranh. Adolf Hitler có thể gọi nó là mẹ của ông ta, và điều đó chắc đã là nhất quán, nhưng không phải Mahatma Gandhi.

Nhưng chỉ sự mù quáng không cho phép bạn nhìn vào trong truyền thống riêng của bạn... Mọi thứ cổ đều là vàng cho những người này. Họ không bao giờ nghĩ rằng quá khứ đã không phải là quá khứ vĩ đại như bạn nghĩ. Nếu như nó là vĩ đại, bạn đã tới từ đâu? Bạn là con cháu của quá khứ vĩ đại đó. Thế giới chắc đã không trong đống lộn xộn thế.

Ở Trung Quốc, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử... không ai đã phản đối ý tưởng rằng đành bà không có linh hồn. Trong hàng thế kỉ ở Trung Quốc đàn bà đã không được coi là con người tâm linh - họ không có linh hồn nào, do đó họ chỉ giống như đồ đạc. Nếu người chồng giết vợ mình, đó không phải là tội ác. Và những người này - Khổng Tử, và Lão Tử, và Trang Tử - tất cả đều dung thứ điều đó.

Việc dung thứ này là việc chấp nhận im lặng. Họ có thể đã phản đối chứ, nhưng không ai muốn mạo hiểm danh tiếng của mình. Không ai muốn bị kết án bởi đám đông mù quáng.

Tôi nói với bạn, mọi người sáng lập tôn giáo này đều là cái gọi là, đều là tự phong.

Tôi đã nói với bạn rằng bây giờ đến lượt tôi, và tôi sẵn sàng gây sự!

Mọi ngày tôi sẽ lôi ra một vấn đề và cố gắng giải thích cho bạn làm sao vấn đề này đã từng được hỗ trợ bởi mọi tôn giáo, và nhân loại đã từng bị hại vô cùng, bị tổn thương vô cùng.

Hôm nay tôi đã chọn chủ đề, đàn bà, vì đàn bà là một nửa của nhân loại.

Trong ba ngôi Ki tô giáo không có chỗ cho đàn bà. Cha, Con, Thánh thầnh linh thiêng - tuyệt đối là xã hội đồng tính nam. Ngay cả Jesus, người thuyết giảng về yêu kẻ thù của bạn, đã bất kính với mẹ ông ấy. Tôi nhớ tới một sự vụ...

Jesus đang thuyết giảng ở bãi chợ cho một đám đông. Mẹ ông ấy đã không gặp ông ấy trong nhiều năm và bà ấy đang đứng bên ngoài đám đông. Ai đó nói to lên với ông ấy, "Mẹ ông đang đợi bên ngoài đấy! Bà ấy đã không gặp ông nhiều năm rồi."

Jesus nói, "Bảo người đàn bà đó" - ông ấy thậm chí không dùng từ mẹ. "Bảo người đàn bà đó rằng không ai là mẹ ta, không ai là cha ta! Cha ta sống ở trên trời."

Thái độ sỉ nhục, làm bẽ mặt thế từ một người dạy yêu kẻ thù của bạn, và "Nếu ai đó tát ông, chìa má kia ra nữa." Đây là đạo đức giả. Mặc dầu ông ấy giao thiệp với đàn bà, thậm chí với gái mãi dâm, ông ấy đã không cho phép bất kì người đàn bà nào được là tông đồ của ông ấy. Tất cả mười hai tông đồ đều là đàn ông. Nó là ý thức hệ hống hách nam tính.

Mới hôm nay tôi đã nhận được một báo cáo về một người đàn bà Cơ đốc giáo, được giáo dục trong nhà tu kín Cơ đốc giáo. Tên cô ấy là Michelle Roberts. Cô ấy trở nên rất phẫn nộ vì thái độ của giám mục và thầy giáo của cô ấy.

Ông giám mục bảo cô ấy rằng đàn là là cánh cửa xuống địa ngục! Cô ấy trở nên phẫn nộ thế, cô ấy từ bỏ Cơ đốc giáo và được chuyển đạo sang Phật giáo, và đi sang Thái Lan. Ở đó cô ấy thấy rằng ở Thái Lan, Phật giáo tin đàn bà không có linh hồn. Hoàn toàn thất vọng, cô ấy bỏ chính ý tưởng về tôn giáo.

Phật Gautam đã nhấn mạnh trong hai mươi năm liên tục rằng không đàn bà nào có thể được khai tâm vào làm đệ tử của ông ấy. Đàn bà trước hết phải được sinh ra là đàn ông, và chỉ thế thì cô ấy mới có thể là đệ tử. Thế thì có khả năng, nếu cô ấy ở trong thân thể của đàn ông, trở nên được chứng ngộ.

Kì lạ... tất cả những người này đã từng thuyết giảng rằng bạn không là thân thể, và khi tới chủ đề về đàn bà, đột nhiên đàn bà trở thành thân thể! Trước hết cô ấy phải đổi thân thể thành thân thể đàn ông.

Không may là vào thời đó đã không có giải phẫu tạo hình sẵn có, bằng không mọi đàn bà muốn được khai tâm chắc đã phải đợi tới việc sinh khác; cô ấy có thể có giải phẫu tạo hình và trở thành đàn ông ngay bây giờ.

Sợ của Phật là gì? Sợ này chỉ ra rõ ràng rằng ông ấy đã không tin cậy vào các đệ tử riêng của ông ấy, hàng trăm cái gọi là đệ tử đã chứng ngộ - ông ấy đã không tin cậy họ. Và điều đó là tự nhiên vì dù họ nói điều đó hay không, vô dục là phi tự nhiên, và mọi tôn giáo đã từng thuyết giảng về vô dục đều sợ đàn bà.

Vấn đề không phải là đàn bà; vấn đề là ở chỗ nếu đàn bà được khai tâm, thế thì cô ấy sẽ trộn lẫn với đàn ông, và cái gì sẽ xảy ra cho vô dục?

Nhưng không ai đã nhìn vào vấn đề này - mọi cái gọi là những người lãnh đạo tôn giáo lớn này - rằng đàn bà không được cần để phá huỷ vô dục của bạn. Đàn ông là đủ: đàn ông với đàn ông, đàn ông với con vật - đồng dục, thú dục là cổ đại như kinh Cựu ước. Không ai đã là vô dục.

Vâng, Phật có thể đã là vô dục, bởi lẽ đơn giản là trong hai mươi chín năm ông ấy đã trong nhóm những người đàn bà đẹp nhất của vương quốc của ông ấy. Ông ấy đã được kết thúc. Thế là đủ rồi. Nhưng với người nghèo, người đã không biết mối quan hệ yêu nào giờ được khai tâm vào vô dục: đây là nỗi sợ của ông ấy.

Cùng nỗi sợ này chi phối trong Jaina giáo. Mahavira đã tuyên bố cùng điều: rằng không đàn bà nào có khả năng đi vào trong trạng thái tối thượng của chứng ngộ chừng nào cô ấy còn chưa có thân thể đàn ông.

Lần nữa tôi phải nhắc bạn: những người này dường như là tuyệt đối mâu thuẫn, liên tục dạy rằng bạn không là thân thể, bạn không là tâm trí - và khi vấn đề về đàn bà nảy sinh, đột nhiên họ quên mất toàn thể triết lí của họ. Đàn bà đầu tiên phải đi vào trong thân thể đàn ông. Cái gì là vĩ đại thế về thân thể đàn ông? Nhưng sự hống hách nam tính... mọi người sáng lập các tôn giáo đều là những kẻ hống hách nam tính.

Trong Jaina giáo một sự vụ hay đã xảy ra.

Một người đàn bà có tên là Mallibhai đã hỏi một tirthankara đương đại, một thầy Jaina đương đại, "Tại sao đàn bà bị ngăn cản?"

Ông ấy nói, "Bởi lẽ đơn giản là chừng nào bà chưa khoả thân và sống như chúng ta sống, bà không thể trở nên chứng ngộ được." Và người đàn bà đó chắc chắn cảm thấy xấu hổ khi sống trần truồng, đặc biệt trong những cái gọi là người vô dục.

Nhưng Mallibhai là sư tử cái! Bà ấy lập tức bỏ ngay quần áo, và bà ấy nói, "Nếu trần truồng là vấn đề duy nhất, tôi trần truồng đây."

Và bà ấy vươn lên thiền sâu, tới chiều cao mà Jaina giáo phải chấp nhận bà ấy như một trong các tirthankaras. Nhưng tinh ranh thế, nhẫn tâm thế... họ đã đổi tên bà ấy để cho hậu thế sẽ không bao giờ biết rằng một người đàn bà đã trở thành tương đương với Mahavira! Họ đã đổi tên bà ấy từ Mallibhai - bhai nghĩa là đàn bà - thành Mallinath - nath nghĩa là đàn ông.

Tôi thường quấy rầy bố tôi, rằng "Con muốn thấy bức tượng nào trong hai mươi bốn bức tượng trong đền là Mallibhai."

Ông ấy nói, "Bố không biết. Đừng quấy rầy bố. Họ tất cả đều là đàn ông!"

Ngay cả bức tượng đã được làm cho bà ấy cũng là tượng đàn ông! Cái tên đã bị thay đổi, bức tượng được làm về đàn ông, chỉ để cho sự kiện là người đàn bà đã trở thành chứng ngộ bị xoá đi khỏi kí ức của con người.

Mô ha mét giáo đã không cho phép đàn bà có bất kì tự do xã hội nào - thậm chí không cho trưng ra mặt của họ. Mặt của đàn bà Mô ha mét giáo trở thành xanh xao vì chúng thậm chí không thể có ánh mặt trời, không khí thuần khiết, bầu trời mở. Họ phải giữ ẩn kín đằng sau mạng che; bạn chỉ có thể thấy đôi mắt của họ. Bạn không thể nhận ra ngay cả vợ bạn.

Và về đàn ông Mô ha mét giáo thì sao? Họ được phép có bốn người đàn là vợ họ. Bản thân Mohammed có chín vợ. Bây giờ điều này là tuyệt đối phi tự nhiên. Sự tồn tại giữ cân bằng nào đó, số lượng đàn ông và đàn bà bằng nhau, cho nên nếu bạn lấy chín đàn bà, tám đàn ông bị lấy đi đàn bà. Tám đàn ông này nhất định tạo ra mãi dâm, đồng dục, thú dâm, và mọi loại đồi bại. Một khi Mohammed đã xoay xở có chín vợ, cánh cửa đã mở ra.

Mới bốn mươi năm trước, khi Ấn Độ trở nên độc lập, đã có một bang Mô ha mét giáo, Hyderabad, và vua của bang Hyderabad là Nizam. Ông ấy có năm trăm vợ - ngay trong thế kỉ này - vì Mohammed đã không nói, "Không được đi ra ngoài bốn; bốn là bình thường. Nhưng nếu ông có thể đảm đương được nhiều hơn, Thượng đế biết ơn ông." Năm trăm đàn bà sao...?

Tôi đã ở Hyderabad nhiều lần. Tôi dò hỏi, và tôi hoàn toàn phân vân. Năm trăm người đàn bà này không chỉ là vợ riêng của Nizam; trong năm trăm người đàn bà này cũng có bao gồm cả vợ của bố ông ấy - ngoại trừ mẹ riêng của ông ấy. Vợ của ông của ông ấy mà còn sống cũng được bao gồm trong đó. Họ tới như đồ kế thừa.

Đàn bà đã bị thu lại thành hàng hoá. Cũng như tiền và cung điện và đồ đạc và kim cương, cô ấy cũng tới như đồ thừa kế.

Cho nên Nizam thậm chí có bà của ông ấy, bà của bà ông ấy, như vợ ông ấy - và không ai phản đối, không người Mô ha mét giáo nào đã phản đối.

Đàn bà đã là người bị áp bức nhất, và lí do là những cái gọi là người tôn giáo này, những người sáng lập tôn giáo tự phong này.

Thực ra, tôn giáo chưa được sinh ra.

Toàn thể nỗ lực của tôi với bạn là mang lại tính tôn giáo đích thực vào trong thế giới này. Toàn thể quá khứ bao gồm những thứ xấu xa và khiêu dâm.

Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng cái gọi là văn học khiêu dâm không là gì khi được so sánh với kinh sách tôn giáo - và không chỉ kinh sách, mà trong cả điêu khắc. Bạn cứ tới Khajuraho mà xem.

Ở Khajuraho đã có một trăm ngôi đền. Nó là thành phố chỉ gồm các đền, và mọi đền đều có hàng nghìn tượng đàn bà trần truồng trong đủ mọi tư thế dục - và những tư thế ngớ ngẩn tới mức nếu bạn thử bạn không thể xoay xở làm được chúng.

Tôi tới Khajuraho thường lắm, vì nó ở trên đường tới Chhatarpur, một bang nhỏ nơi tôi có nhiều bạn bè. Người Mô ha mét giáo đã phá huỷ bẩy mươi ngôi đền, và ba mươi ngôi đền bị phủ trong bùn để bảo vệ chúng khỏi bị người Mô ha mét giáo phá, trong rừng rậm sâu thẳm. Cho nên ba mươi ngôi đền này vẫn còn đó.

Khi lần đầu tiên tôi tới xem, chỉ trên đường, tôi không thể tin được vào mắt mình. Đàn ông và đàn bà đang làm tình đứng trên đầu họ! Chỉ đứng trên đầu bạn là đủ rắc rối rồi; làm tình... và cả hai đang đứng trên đầu họ - chắc đã là một thực hành lớn, một kỉ luật, kỉ luật suốt đời.

Bạn sẽ ngạc nhiên... các tạp chí playboys và playgirls không là gì khi so sánh với Khajuraho. Hai người đàn ông đang làm tình với một người đàn bà từ cả hai phía. Ba người đàn ông đang làm tình với một người đàn bà: hai người từ cả hai phía và một người từ mồm! Và đây là những ngôi đền tôn giáo!

Tôi sẽ phơi bày mọi tôn giáo này dần dần ra. Bây giờ tôi phải xem tình cảm tôn giáo của bao nhiêu người bị tổn thương.

Những ngôi đền này ở Khajuraho không phải là ngoại lệ. Cùng những ngôi đền này tồn tại ở Jagganath Puri, nơi mà Shankaracharya Puri, quỉ sa tăng của tôi, chỉ huy những người đàn bà trần truồng kia! Cùng loại điêu khắc này tồn tại ở Konarak. Chúng có khắp nơi ở Ấn Độ. Phần lớn trong chúng đã bị người Mô ha mét giáo phá huỷ, vì họ chống lại tượng. Thượng đế phải không có bất kì tượng nào; ngài không thể bị giam trong tảng đá. Họ đã phá huỷ hàng triệu tượng khắp Ấn Độ, nhưng dầu vậy vài cái vẫn còn trong rừng sâu, hay có thể ở ngoài tầm với của họ. Chúng chỉ ra thực tại của cái gọi là đất nước tôn giáo này.

Và nếu bạn cảm thấy bị tổn thương thế, cứ đi tới Khajuraho, đi tới Konarak, đi tới Puri, và để cho tình cảm tôn giáo của bạn bị tổn thường thật nhiều như bạn muốn. Tôi đơn giản phát biểu sự kiện thôi. Tôi đã không đánh mạnh thế, bởi lẽ đơn giản là tôi muốn những kẻ ngốc, những người đã gọi tôi là "thượng đế tự phong, cái gọi là thượng đế" hỏi tôi - nhưng không ai đã bao giờ hỏi. Họ đơn giản viết - mọi người - trong các tạp chí, báo chí, sách của họ, rằng tôi là "thượng đế tự phong."

Nhưng họ đã không nhận biết rằng một khi tôi bỏ từ bhagwan, tôi sẽ phơi bày mọi cái Bhagwans của họ ra; không có cách khác. Và tôi đang phơi bày họ ra trên từng điểm: nghèo nàn, sinh thái, vô dục, bạo hành.

Mọi tôn giáo này đều có tính phá huỷ, gây hại, tai hoạ cho nhân loại. Họ cần bị phá huỷ hoàn toàn. Chỉ ở cái chết mới có khả năng nảy sinh tính tôn giáo, con người mới với cách nhìn mới trong đó sẽ không có khác biệt giữa đàn ông và đàn bà.

Giờ đến lời kinh:

Thưa Thầy kính yêu,

Một lần, một sư hỏi thầy Nam Nhạc, "Giáo huấn đặc biệt của thầy là gì?"

Nam Nhạc đáp, "Mùa thu chúng ta thu hoạch; mùa đông chúng ta cất kho."

Câu trả lời có vẻ kì lạ, nhưng ngụ ý của nó là rõ ràng. Ông ấy đang nói, chúng ta sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc một cách tự phát, đáp ứng với thực tại. Chúng ta không có học thuyết nào trong tâm trí, tương ứng với điều chúng ta sống. Chúng ta sống không có ý nghĩ, bên ngoài tâm trí, cho phép tâm thức chúng ta đáp ứng với thực tại.

"Mùa thu chúng ta thu hoạch; mùa đông chúng ta cất kho."

Thực ra, ông ấy đã nói điều bản chất nhất cho tính tôn giáo. Nam Nhạc là một trong những thầy lớn tôi bao giờ cũng yêu mến.

Sư khác hỏi Nam Nhạc, "Đạo là gì?"

Nam Nhạc trả lời, "Diều bay qua bầu trời lớn; không cái gì còn lại ở đó."

Biến mất trong bầu trời tối thượng bên ngoài đường chân trời là "Đạo."

Con người có phẩm chất của Nam Nhạc tôi có thể gọi là có tính tôn giáo: đích thực thế, chân thành thế, xác đáng thế - không nhiều lời hơn, không ít lời hơn. Bạn không thể sửa đổi được phát biểu của ông ấy, chúng đầy đủ thế, hoàn hảo thế.

Nam Nhạc trả lời, "Diều bay qua bầu trời lớn; không cái gì còn lại ở đó." Mọi thứ tan biến.

"Đây là Đạo. Niết bàn là Đạo."

Đi sâu hơn vào trong bầu trời bên trong của bạn và biến mất và bạn sẽ là một với vũ trụ. Không có cách thứ bên ngoài, không có khổ hạnh bên ngoài, không có kỉ luật bên ngoài: một tính thiền đơn giản...

Thảnh thơi trong bản thân bạn, bạn sẽ thấy bầu trời bên trong của bạn. Cho phép mọi thứ biến mất đi; thậm chí không một dấu vết còn bỏ lại sau. Bạn đã về tới nhà. Đây là Đạo.

Một dịp khác, Nam Nhạc bước xuống từ bục và nói, "Người ta đứng trên đám đông thịt đỏ ở chiều cao không thể đo được."

Ông ấy đang nói rằng thân thể chỉ là thịt đỏ. Tâm thức của bạn đứng trên thân thể, như đỉnh Himalaya vĩ đại.

"Người ta đứng trên đám đông thịt đỏ ở chiều cao không thể đo được."

Chiều cao này lớn thế, nó là không thể đo được. Thân thể bạn có thể nhỏ, nhưng bạn không phải là thân thể.

Không thành vấn đề liệu thân thể là của đàn ông hay đàn bà; cả hai chỉ là đống thịt đỏ. Và tâm thức không bị ô uế bởi thân thể, nó cũng không bị ô uế bởi ý nghĩ của bạn. Sự thuần khiết của nó là tuyệt đối tới mức một khi bạn đã tìm ra nó, bạn sẽ đứng trên thân thể và tâm trí riêng của bạn như đỉnh tâm thức lớn, không thể đo được, điều vươn tới khả năng cao nhất của cuộc sống con người và tiềm năng của nó.

Bây giờ đây là những người tôn giáo thực, người không nói những điều không cần thiết. Họ đơn giản phát biểu sự kiện đơn giản. Ông ấy đã không làm ra bất kì cái gì khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Ông ấy là vĩ đại hơn nhiều một Phật, vĩ đại hơn nhiều một Mahavira - nhưng ông ấy đã không sáng lập ra bất kì tôn giáo nào.

Ông ấy sống với người yêu, ông ấy chia sẻ sáng suốt của ông ấy với những người yêu, người bạn của ông ấy. Và khi được hỏi, "Tại sao thầy không sáng lập ra tôn giáo?", ông ấy đơn giản cười. Ông ấy nói, "Ông không thấy các tôn giáo có tổ chức khác sao? Họ tất cả đều đã giết chết chân lí. Ta là người cuối cùng sáng lập ra tôn giáo. Khi ta biến mất, ta không muốn để lại dấu chân của ta trên cát của thời gian.

"Và ông cũng phải nhớ," ông ấy thường nói với các đệ tử của mình: "Đừng bao giờ cố theo ta để tổ chức ra tôn giáo. Khoảnh khắc chân lí được tổ chức, nó bị chết. Không có cách nào để có chân lí được tổ chức. Không có cách nào để có tình yêu được tổ chức. Đây là chuyện riêng mỗi người."

Đây là sự vĩ đại của tíng cá nhân. Không tổ chức nào có thể chạm được nó, không xã hội nào có thể với tới nó.

Thế rồi một sư bước ra khỏi hội chúng và nói, "Đạo của thầy chẳng phải là 'trên đám đông, vân vân' đó sao?"

Thầy chẳng đang nói về đạo của thầy đó sao? - bên ngoài đám đông, bên ngoài thân thể?

Đây là điều ông ấy đã cố để cho người của ông ấy không làm. Ngay lập tức, ngay trước ông ấy một sư đứng dậy bắt đầu nói về "Đây là đạo."

Đây là cách kinh sách nảy sinh, đây là cách tôn giáo nảy sinh - bởi những người trí thức nhưng không chứng ngộ, thức tỉnh, chói sáng theo bất kì cách nào. Họ có thể hiểu mọi điều một cách trí tuệ, hiểu sự phức tạp lớn lao, nhưng họ không thể hiểu được chân lí hiển nhiên của bản thể bên trong của bạn.

Sư này nói, "Đạo của thầy chẳng phải là 'trên đám đông, vân vân' đó sao?"

Nam Nhạc đáp, "Nó là vậy."

Hơn nữa, sư này lật ghế thiền.

Ghế Thiền bị lật lên chỉ khi ai đó tuyên bố chứng ngộ của mình.

Nam Nhạc đã nói, "Nó là vậy," nhưng ông ấy đã không nói rằng sư này được chứng ngộ: "Ông đơn giản lặp lại như vẹt điều ta đã nói."

Nhưng nghe thấy rằng điều này là vậy, sư này phải đã nghĩ, "Mình đã nắm được vấn đề."

Hơn nữa, sư này lật ghế thiền của thầy lên.

Nam Nhạc nói, "Trông ông là anh chàng hoang dã, thô thiển làm sao!"

Sư này không biết nói hay làm gì và Nam Nhạc đuổi ông ta ra khỏi chùa.

Mọi người nghĩ rằng từ bi phải không làm điều như thế - đuổi ông ta ra khỏi chùa. Nhưng chính là từ từ bi mà ông ta bị đuổi ra khỏi chùa, để chỉ cho ông ta rằng "Ông không chứng ngộ đâu. Trước hết tìm ra kinh nghiệm riêng của ông đi, và thế rồi tới và ta sẽ đón chào ông, và ông có thể lật ghế của ta, ông có thể ngồi lên chỗ của ta; ta sẽ bỏ trống chỗ đó cho ông. Nhưng ngay bây giờ điều tuyệt đối cần thiết với ông là ông phải bị tống ra khỏi chùa." Điều đó không phải là tàn nhẫn; nó là từ bi rất cao siêu.

Shusai đã viết:

Như mây đáng yêu

Trong bức tranh đẹp,

Mặt trời mọc đầu tiên của năm mới!

Những người đẹp này! Dòng suối nhỏ, rất nhỏ, nhưng nó đã chứa cái quí giá nhất.

Khi Shusai nói,

"Như mây đáng yêu trong bức tranh đẹp, mặt trời mọc đầu tiên của năm mới!" - ngạc nhiên làm sao mà "Mình vẫn sống!" Ngạc nhiên làm sao mà "Mình không xứng đáng với mặt trời mọc đẹp thế."

Và vậy mà sự tồn tại liên tục mưa rào xuống từ mọi hướng, theo hàng nghìn cách. Nhưng bạn câm, bạn điếc, bạn mù. Bạn không thấy mặt trời mọc, bạn không thấy mặt trời lặn.

Tôi đã thấy mọi người bước đi trên đường. Mặt trời đang lặn - mầu sắc phiêu diêu thế khắp đường chân trời - và không ai nhìn và nó. Ai đó đang nói cho bản thân mình, bạn có thể thấy môi anh ta mấp máy; ai đó đang đếm cái gì đó, ai đó đang nhìn xuống đất. Họ hoàn toàn vô nhận biết việc mặt trời lặn lớn lao kia, điều sẽ không bao giờ lặp lại lần nữa...

Nhưng một người của nhạy cảm thẩm mĩ, của tâm thức tôn giáo, sẽ thu thập mọi cái đẹp này, sẽ trở thành một với mặt trời lặn, sẽ trở thành một với các ngôi sao trong đêm, sẽ trở thành một với hoa hồng, hay hoa sen. Người đó sẽ tận hưởng điều huyền bí vô cùng này đang trải ra mọi khoảnh khắc quanh bạn. Mọi thứ đều là thơ ca, và mọi thứ đều là âm nhạc, và mọi thứ đều là điệu vũ lớn lao.

Nhưng mọi tôn giáo, các tôn giáo có tổ chức, đã phá huỷ sự nhạy cảm của bạn. Họ đã phá huỷ tính cảm nhận của bạn.

Khi tôi còn là thầy giáo trong đại học tôi có một khu vườn đẹp. Tôi bao giờ cũng có vườn đẹp quanh tôi. Một sư Hindu, rất nổi tiếng trong những người Hindus, đã tới gặp tôi. Tôi đưa ông ấy đi quanh vườn - vì vườn của tôi đoạt giải nhiều năm, mọi năm, giải nhất. Chúng tôi thường đem những hoa thược dược lớn thế, hoa hồng lớn thế - gần như không thể nào tin được. Và anh khờ già đó, sư Hindu đó, nói với tôi, "Một người tâm linh như ông phải không mê đắm với bất kì giác quan nào chứ."

Ngay cả nhìn vào hoa hồng cũng là mê đắm, vì nếu bạn có thể ca ngợi cái đẹp của hoa hổng, cái gì ngăn cản bạn khỏi ca ngợi cái đẹp của người đàn bà? Nó là cùng sự nhạy cảm. Phá huỷ nhạy cảm, làm cho da bạn dầy nhất có thể được, làm cho sọ bạn đặc mít, trì trệ nhất có thể được để cho bạn không ca ngợi bất kì cái gì... bạn không thể tận hưởng sự tồn tại đẹp này.

Với hiểu biết của tôi, nếu bạn không thể tận hưởng được cái ở bên ngoài, bạn không có khả năng tận hưởng cái ở bên trong, vì bên trong là sâu sắc hơn nhiều. Bên ngoài lập tức có sẵn.

Theo kinh nghiệm của tôi, tận hưởng cái đẹp của hoa và sao và đột nhiên làm cho bạn nhận biết nhìn vào bên trong bản thân bạn: cái đẹp của mình là gì? Ánh sáng của bản thể mình là gì? Cái đẹp bên ngoài chỉ tới cái bên trong.

Tôi thiên về cân bằng sâu. Tận hưởng cái đẹp bên ngoài đi, sự nhạy cảm bên ngoài; nó sẽ giúp cho bạn trong thiền của bạn. Nó sẽ không làm sao lãng bạn. Nó làm sao lãng bạn vì bạn đã cấm đoán sự nhạy cảm bên ngoài của bạn. Nếu bạn không thán phục cái đẹp của người đàn bà hay đàn ông, thế thì khi bạn nhắm mắt lại bạn sẽ được bao quanh bởi đàn bà đẹp, bởi đàn ông đẹp. Đây đã là cấm đoán của bạn, đây là kìm nén của bạn, cái sẽ trồi lên bề mặt khoảnh khắc bạn bắt đầu đi vào trong. Bạn đã không hoàn thành trách nhiệm của bạn cho sự tồn tại bên ngoài. Bạn không xứng đáng di vào trong chính điện bên trong.

Tôi dạy bạn yêu thế giới này, không từ bỏ nó, vì đó là cách duy nhất để tìm ra bản thân bạn. Bạn là một phần của sự tồn tại này, bạn không thể thoát ra khỏi nó được. Mọi việc đào thoát đều là giả, và chỉ tạo ra gian trá.

Maneesha đã hỏi:

Thưa Thầy kính yêu,

Thầy có khuyên các đệ tử của thầy - như Gurdjieff đã làm cho đệ tử của ông ấy - rằng chúng ta đồng nhất với cái là "đặc điểm chính" của chúng ta không?

Maneesha, không, tuyệt đối không, vì hệ thống của Gurdjieff là khác toàn bộ.

Bạn không thể đặt bộ phận của chiếc xe này vào trong chiếc xe khác do người khác làm ra. Cả hai chiếc xe đều vận hành... tôi không chống lại hệ thống của Gurdjieff, nhưng tôi có hệ thống được điều chỉnh tốt hơn nhiều. Gurdjieff là thô lỗ, khắc nghiệt và đi vào kỉ luật một cách không cần thiết mà chẳng tạo ra vấn đề gì. Chúng có thể được bỏ đi.

Chẳng hạn, điều Maneesha đang hỏi, đó là chủ đề chính của ông ấy: bạn phải tìm ra đặc điểm chính của bạn. Ai đó có tham là đặc điểm chính của mình, ai đó có ghen tuông, ai đó có tự cao, ai đó có ghen ghét, vân vân và vân vân.

Tôi không muốn xử trí với các bộ phận của bản thể bạn một cách tách biệt; nó sẽ là quá trình lâu dài. Đó là lí do tại sao không một người nào trong số các đệ tử của Gurdjieff đã trở nên chứng ngộ - ngay cả P. D. Ouspensky cũng không chứng ngộ, người đã là người phát ngôn của ông ấy. Không ai biết bất kì cái gì về George Gurdjieff mãi cho tới khi P. D. Ouspensky bắt đầu viết về ông ấy. P. D. Ouspensky đã là nhà toán học nổi tiếng thế giới.

Thực ra, nếu bạn muốn hiểu George Gurdjieff, đừng đọc sách của ông ấy, bạn sẽ không hiểu điều ông ấy viết đâu. Ông ấy không được giáo dục tốt trong bất kì ngôn ngữ nào. Ông ấy đã trở nên mồ côi khi ông ấy mới chín tuổi, và thế rồi ông ấy chuyển tới sống ở phần nguyên thuỷ nhất của thế giới, vùng Caucasus. Trên núi, giữa các bộ lạc nguyên thuỷ, ông ấy đã chuyển từ bộ lạc này sang bộ lạc khác - họ toàn là dân Di gan, liên tục di chuyển - cho nên ông ấy đã học mọi thứ giữa những người Di gan đó.

Khi ông ấy bắt đầu viết, ông ấy phải phát minh ra lời riêng của ông ấy, vì ông ấy không biết ngôn ngữ nào một cách hoàn hảo, đặc biệt không biết bất kì ngôn ngữ đương đại nào. Cho nên bạn sẽ ngạc nhiên mà thấy rằng một câu kéo dài cả trang, một lời kéo dài cả dòng. Bạn không thể nào hiểu nổi ông ấy đang nói về cái gì. Đến lúc bạn đọc tới cuối đoạn, bạn đã quên mất chỗ bắt đầu, và bạn có thể đọc cả trăm trang mà bạn không thể tìm ra được mười dòng mà có thể hiểu được.

Chính P. D. Ouspensky... Nếu bạn muốn hiểu Gurdjieff, đọc P. D. Ouspensky đi. Ông ấy là thiên tài đương đại, và ông ấy đã dần dần tìm ra qua Gurdjieff, bằng việc sống cùng ông này gần ba mươi nhăm năm, cốt lõi bản chất của giáo huấn của ông này. Đây là một trong những điều quan trọng nhất, nhưng nó thô sơ.

Theo tôi, không cần tìm ra cái nào là đặc điểm chính của bạn. Chúng ta phải đi ra ngoài nó. Phỏng có ích gì mà đi tìm ra nó? Bạn phải là nhân chứng cho mọi thứ: giận, tham, ghen tị, ghen tuông, bạo hành - dù nó là bất kì cái gì, bạn phải chỉ là nhân chứng cho nó tất cả mà không bị đồng nhất với bất kì cái gì.

Đó là cải tiến của tôi với Gurdjieff.

Gurdjieff giải quyết việc bán lẻ: trước hết tìm ra đặc điểm chính là cái nào, thế rồi tìm ra cái thứ hai, rồi tìm ra cái thứ ba... Và toàn thể tâm trí bạn đầy nhiều thứ tới mức nếu bạn định giải quyết một cách từng phần theo kiểu bán lẻ, kiếp sống này là không đủ. Bạn sẽ cần nhiều kiếp, và cho dù thế vẫn không có đảm bảo rằng bạn sẽ nhớ bạn đã thu được cái gì trong kiếp quá khứ.

Bạn có nhớ bất kì cái gì mà bạn đã thu được trong kiếp quá khứ của bạn không? Và bạn đã sống trong nhiều kiếp, và có lẽ bạn đã thiền, có lẽ bạn đã là người khổ hạnh, có lẽ bạn đã đi theo con đường nào đó, nhưng bạn không nhớ bất kì cái gì.

Tôi muốn kết thúc mọi thứ theo kiểu bán buôn! Không cần tìm ra đặc điểm chính của bạn, nó sẽ là một phần của tâm trí bạn. Tôi muốn bạn là nhân chứng cho mọi đặc điểm của bạn. Trong một cú đánh làm kết thúc toàn thể trò chơi!

Maneesha, không có chỗ trong viễn kiến của tôi dành cho ý thức hệ của Gurdjieff.

Nhưng tôi yêu người này. Ông ấy là người thô sơ, nhưng ông ấy đúng. Nhưng ông ấy đúng cho người nguyên thuỷ; ông ấy không đúng cho thông minh đương đại. Đó là lí do tại sao ông ấy không thể tìm ra nhiều người theo ông ấy.

Ông ấy đã sống trong tâm xã của ông ấy gần Paris, và không nhiều hơn hai mươi người đã từng ở đó. Họ cũng dần dần biến mất, vì đó là quá trình dài, dài tới mức họ sớm nhận ra rằng kiếp sống này là không đủ để kết thúc tiến trình này.

Bản thân Gurdjieff đã chết đi được chứng ngộ, nhưng thậm chí ngay cả P. D. Ouspensky cũng không chứng ngộ.

Chung cuộc, bản thân ông ấy - P. D. Ouspensky, người đã làm cho Gurdjieff nổi tiếng khắp thế giới - đã bỏ tính đệ tử của mình, vì điều đó là sự hành hạ thế mà chẳng lí do chút nào.

Gurdjieff đã ở Tiflis, ở Liên Xô, còn P. D. Ouspensky đang thuyết giảng giáo lí của mình ở London. Gurdjieff đã gọi điện cho ông này từ Tiflis, nói "Tới ngay đi! Bỏ mọi thứ." Khi thầy cho lời gọi thế... Ouspensky đã bỏ mọi thứ - ông ấy đã tạo ra một trường học lớn - và chạy xô tới Tiflis xa hàng nghìn dặm đường. Và khi ông ấy tới nhà của Gurdjieff, hoàn toàn mệt mỏi, kiệt sức, Gurdjieff nói, "Ngay bây giờ, quay về và bắt đầu công việc của ông ở London."

Ouspensky không thể nào tin được rằng ông này lại làm điều như thế với mình. Ông ấy đã bỏ mọi thứ, trường học đã bị phá bỏ; ông này đã ra lệnh cho ông ấy tới: "Bỏ mọi thứ!" - và bây giờ ông này chẳng nói lấy một lời. Ông này thậm chí còn không cho phép ông ấy vào nhà, ông ấy mới chỉ trên bậc cửa, và Gurdjieff nói, "Được rồi, ông đã tới; giờ quay về đi. Bắt đầu công việc của ông ở London."

Điều đó có ý nghĩa nào đó, nhưng rất thô sơ. Điều đó đơn giản ngụ ý phép thử cho tin cậy của bạn. Nhưng ngay cả Ouspensky cũng không thể dung thứ được việc làm bẽ mặt này. Ông ấy đã phá bỏ toàn thể trường của mình, ông ấy đã kết thúc với mọi thứ, và bây giờ lại bắt đầu từ ABC...

Ông ấy đã bắt đầu lại trường học, nhưng nó không còn liên quan tới Gurdjieff sống nữa. Nó chỉ liên quan tới Gurdjieff mà Ouspensky đã viết về. Cho nên ông ấy không bao giờ nhắc tới tên đầy đủ của Gurdjieff trong ấn bản mới của cuốn sách của ông ấy, ông ấy chỉ nói về "G". Ông ấy phải thoát khỏi ông này.

Và điều này xảy ra cho hầu hết mọi đệ tử.

Điều hoàn toàn tốt là đọc Ouspensky, nhưng đừng lao vào sách của Gurdjieff. Bạn sẽ đi ra mà mất trí.

Giờ là lúc dành cho Sardar Gurudayal Singh.

"Mẹ ơi! Mẹ ơi!" Bé Albert kêu lên. "Con có thể đi vào biển được không?"

"Không, hôm nay thì không đâu, Albert," mẹ nó đáp - "có thể ngày mai. Biển động dữ dội quá và nổi sóng bây giờ - nó quá nguy hiểm."

"Nhưng mẹ ơi," Bé Albert kêu, "bố đang bơi trong biển đấy."

"Mẹ biết, con yêu," mẹ nó nói, "nhưng bố đã có nhiều tiền bảo hiểm nhân mạng rồi!"

Một hôm trong phòng xử án của quan toà Grump, Leroy Đen Lớn đang bị xử vì tấn công và hành hung. Boris Babblebrain, luật sư, đang thẩm vấn chéo khắt khe với Leroy, cố chứng minh anh chàng da đen này ở bên ngoài mọi hoài nghi.

Leroy chỉ yên tĩnh nhìn Boris, và xác nhận rằng anh ta đơn thuần đã đẩy nguyên đơn “chút xíu."

"Được," Babblebrain ngắt lời, "chỉ cần biết mạnh thế nào?"

"À," Leroy đáp, một cách điềm tĩnh, "như tôi đã nói, chỉ chút ít thôi."

"Bây giờ," Babblebrain quấy rầy, "vì lợi ích của quan toà và hội thẩm đoàn, xin anh bước xuống đây, dùng tôi làm chủ thể, và minh hoạ một chút xíu đó mạnh thế nào."

"Chắc chắn," Leroy nói, vừa mỉm cười khi anh ta bước xuống khỏi bục làm chứng.

Boris hào hứng, hi vọng rằng Leroy sẽ cảm thấy bị hăm doạ và cường điệu việc biểu diễn của mình, do đó chứng minh bản thân anh ta là vô tội.

Khi Leroy tới chỗ Boris, anh ta đột nhiên đá vào cẳng chân ông luật sư mạnh hết sức, thế rồi tóm toàn thân ông này, với toàn lực, nâng bổng Boris trên đầu mình và xoay tròn ông này trong phòng.

Quay vòng lại từ cả đống lộn xộn trên sàn, Leroy mỉm cười với quan toà Grump và giải thích, "Thưa quí toà, chỉ mới mạnh có một phần mười thôi!"

Sardar Gurudayal Singh chạy xe kêu rầm rầm trên Đường M.G. trong chiếc xe Ambassador cổ của anh ấy thì anh ấy bị kéo lại phía sĩ quan Ghansu thuộc cảnh sát giao thông Poona.

Sĩ quan Ghansu nhìn vào bên trong xe và thấy một lỗ hổng đen lớn trên bảng điều khiển.

"Cái gì đã xảy ra cho đồng hồ đo tốc độ của anh?" sĩ quan Ghansu hỏi.

"Tôi đã bán nó rồi," Sardar Gurudayal Singh đáp. "Tôi không cần nó chút nào nữa."

"Anh ngụ ý gì, anh không cần nó thêm nữa sao?" viên cảnh sát quát lên. "Làm sao anh có thể biết anh đang đi nhanh thế nào?"

"Điều đó dễ mà," Sardar Gurudayal Singh cười. "Với tốc độ hai mươi dặm một giờ, lá chắn rung lách cách. Với ba mươi dặm, cánh cửa rung lách cách. Với bốn mươi dặm, khăn xếp của tôi rung. Với năm mươi dặm, răng tôi rung lách cách. Và với sáu mươi dặm, răng tôi rơi ra!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng.

Nhắm mắt lại.

Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.

Đây là đúng khoảnh khắc để nhìn vào bên trong bằng toàn bộ tâm thức bạn, và với sự khẩn thiết dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng của đời bạn.

Ngày càng sâu hơn... Bạn càng đi sâu, bạn càng tới gần bản thân bạn và sự tồn tại hơn.

Khi bạn đi sâu hơn, im lặng lớn choàng lên bạn.

Sâu hơn nữa... và cực lạc, sự ngất ngây... dường như bạn đang uống từ bản thân cội nguồn thiêng liêng.

Khoảnh khắc ban đạt tới trung tâm bản thể bạn, bạn biết không hoài nghi gì sự tồn tại của bạn là vĩnh hằng, bản thể bạn ở ngoài sinh và tử.

Được định tâm, bạn là phật, người thức tỉnh.

Chỉ nhớ một phẩm chất, vị phật, người thức tỉnh, chỉ bao gồm một phẩm chất, đơn giản và duy nhất: việc chứng kiến.

Chứng kiến bất kì cái gì đang xảy ra cho bạn.

Chứng kiến thân thể ở xa trên chu vi.

Chứng kiến tâm trí cũng ở xa xôi.

Cũng chứng kiến cả kinh nghiệm về im lặng, an bình, cực lạc.

Bạn là nhân chứng duy nhất. Không bị đồng nhất với bất kì cái gì sẽ mang bạn tới tự do tối thượng của tâm thức. Từ điểm đó bạn có thể biến mất trong trời xanh không để lại một dấu vết nào. Bạn có thể trở thành chính vũ trụ.

Đây là định mệnh tối thượng của tiến hoá của tâm thức.

Để làm cho việc chứng kiến này thành rõ ràng,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi.

Buông bỏ...

Nhưng chỉ nhớ một điều: rằng bạn là nhân chứng cho thân thể, cho tâm trí, cho mọi kinh nghiệm ở xung quanh bạn. Việc chứng kiến này làm cho bạn thành phật. Không có khai tâm khác...

Nó là việc tự nhận ra của bạn.

Vào khoảnh khắc này bạn là người được ân huệ nhất trên trái đất, vì đột nhiên bạn đã tìm ra trung tâm của bạn. Bạn cũng đã tìm ra quyền tập ấm của bạn: là vị phật.

Tối nay là đẹp theo cách riêng của nó, nhưng sự hiện diện của bạn - sự hiện diện của mười nghìn chư phật - đã làm cho nó thành buổi tối kì diệu.

Tôi có thể thấy toàn thể Thính phòng Phật Gautam biến thành đại dương tâm thức. Bạn đang tan chảy sự tách rời của bạn và trở thành một với cái toàn thể. Đây là quá trình duy nhất của việc trở thành linh thiêng.

Thu lấy thật nhiều im lặng, cực lạc, phúc lạc, cảm giác về vĩnh hằng, và thuyết phục vị phật đi cùng bạn, tan chảy vào trong các hoạt động hàng ngày của bạn để cho không có khác biệt giữa trung tâm và chu vi. Mọi ngày, từng li một, khoảng cách đang trở nên ngày một ít đi.

Sớm hay muộn mọi người đều sẽ có mùa xuân của mình, và đột nhiên... chứng ngộ.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng quay lại như chư phật: một cách im lặng, một cách duyên dáng, với cảm giác mênh mông về vĩnh hằng, bất tử, và ngồi vài khoảnh khắc chỉ để nhớ lại và nhắc nhở bản thân bạn về con đường vàng mà bạn đã đi hướng tới trung tâm của bạn, và mọi điều bạn đã trải nghiệm ở đó.

Nó phải trở thành chính việc thở của bạn, chính nhịp tim đập của bạn.

Không có lí do tại sao nó phải không như vậy! Là phật là quyền tập ấm của bạn.

Tôi tuyên bố với toàn thể thế giới: mọi người đang sống đều có quyền tập ấm là phật! Cứ được định tâm trong việc chứng kiến của bạn, không lay động như ngọn lửa nến nhỏ trong nhà khi không có gió thổi, và ngọn lửa là tuyệt đối không lay động.

Được định tâm trong việc chứng kiến không lay động là bí mật vĩ đại nhất tôi có thể truyền đạt cho bạn.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy Kính yêu.

Xem tiếp Chương 5 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post