Chương 4. Không bao giờ thiền về cái gì đó

Chương 4. Không bao giờ thiền về cái gì đó

Price:

Read more

Om Mani Padme Hum - Osho

Âm thanh của Im lặng: Kim cương trong Hoa sen

Chương 4. Không bao giờ thiền về cái gì đó


Thưa Thầy kính yêu,

"Thiền về" cái gì đó có nghĩa gì? Tôi biết "nghĩ về" cái gì đó là gì, đó là điều tâm trí liên tục làm: ghi nhớ, phân tích, lập kế hoạch, tưởng tượng vân vân. Tôi cũng đã đi tới biết trạng thái của thiền nơi cái 'tôi' không còn nữa, nơi tất cả các biên giới đều mất đi, chỉ là việc tan chảy vào trong cái toàn thể, sự biến mất, vô trọng lượng, ánh sáng, và phúc lạc. Nhưng thưa Thầy kính yêu, Thầy ngụ ý gì khi Thầy nói cho chúng tôi, "Thiền về nó"?

Bodhi Deshna, các ngôn ngữ phương Tây không có từ tương đương với thiền. Nó cực kì nghèo nàn về kinh nghiệm và nghèo nàn về ngôn ngữ - cũng như ở phương Đông bạn sẽ không tìm thấy nhiều từ tồn tại ở bán cầu phương Tây, đặc biệt về khoa học, công nghệ, đối thể. Cho nên điều đầu tiên cần được hiểu là ở chỗ chúng ta đang cố gắng làm điều gì đó gần như không thể được.

Ở phương Đông chúng ta có ba từ mà tiếng Anh có, nhưng chúng ta cũng có từ thứ tư mà tiếng Anh - hay bất kì ngôn ngữ phương Tây nào - đã bỏ lỡ. Và lí do không chỉ là về mặt ngôn ngữ; lí do là ở chỗ loại kinh nghiệm này không có sẵn cho họ.

Từ thứ nhất là tập trung ‘concentration'. Ở phương Đông chúng ta gọi nó là ekagrata, vào một điểm.

Từ thứ hai là suy tư ‘contemplation'. Ở phương Đông chúng ta gọi nó là vimarsh, suy nghĩ, nhưng chỉ về một chủ đề đặc biệt. Không làm sao lãng, không đi lạc lối, nhưng nhất quán còn với cùng một kinh nghiệm và đi sâu hơn và thấu đáo hơn vào trong nó. Nó là phát triển của tập trung.

Từ thứ ba là nghiền ngẫm ‘meditation'. Ở phương Tây, kể từ Marcus Aurelius, nghiền ngẫm đã trong lộn xộn. Cuốn sách của ông ấy là cuốn sách đầu tiên được viết ở phương Tây về nghiền ngẫm. Nhưng không biết nghiền ngẫm có thể là gì, ông ấy định nghĩa nó như sự tập trung sâu hơn và suy tư sâu hơn. Cả hai định nghĩa này đều không thoả đáng.

Ở phương Đông chúng ta có một từ khác, dhyan thiền. Nó không mang nghĩa tập trung, nó không mang nghĩa suy tư, thậm chí nó không mang nghĩa ngẫm nghĩ. Nó nghĩa là trạng thái của vô trí. Tất cả ba từ kia đều là các hoạt động của tâm trí - dù là bạn tập trung, suy tư hay ngẫm nghĩ, bạn bao giờ cũng mang tính đối thể. Có cái gì đó bạn tập trung tới, có cái gì đó bạn nghiền ngẫm tới, có cái gì đó bạn suy tư tới. Các quá trình của bạn có thể khác nhưng đường biên là rõ nét: nó là ở bên trong tâm trí. Tâm trí có thể làm tất cả ba điều này mà không khó khăn gì.

Thiền dhyan vượt ra ngoài tâm trí.

Đây không phải là lần đầu tiên mà khó khăn này đã được nêu ra - nó đã được nhiều người nêu ra. Sau Phật Gautam, các đệ tử của ông ấy đã tới Trung Quốc quãng một nghìn tám trăm năm trước đây và họ đã phải đối diện với cùng khó khăn. Cuối cùng họ quyết định không dịch từ này bởi vì không thể dịch được. Họ đã dùng từ dhyan, nhưng theo cách phát âm Trung Quốc nó đã trở thành ch'an. Và khi một nghìn bốn trăm năm trước đây việc truyền trao ngọn đèn đạt tới Nhật Bản, lần nữa đã có cùng khó khăn: phải làm gì với ch'an? Tiếng Nhật Bản không có từ tương đương hay thậm chí tương tự cho nó. Cho nên họ cũng quyết định dùng cùng từ đó; theo cách phát âm của họ nó trở thành zen.

Và đó là câu chuyện kì lạ, rằng bản thân Phật Gautam chưa bao giờ dùng từ dhyan cả, bởi vì ông ấy chưa bao giờ dùng ngôn ngữ tiếng Phạn. Đó là một trong những bước cách mạng của ông ấy để dùng ngôn ngữ của mọi người, không phải là ngôn ngữ của học giả. Tiếng Phạn chưa bao giờ là ngôn ngữ sống; nó chưa bao giờ được mọi người dùng nơi bãi chợ. Nó đã là ngôn ngữ của người có học, của học giả, giáo sư, triết gia, nhà thượng đế học, và có lỗ hổng to lớn giữa thế giới của học giả và của người thường. Phật Gautam phải cực kì dũng cảm khi không dùng ngôn ngữ ông ấy đã được huấn luyện, mà dùng ngôn ngữ của mọi người. Ông ấy dã dùng ngôn ngữ có tên là Pali. Trong tiếng Pali, dhyan trở thành jhan. Jhan và zen không phải xa xôi gì mấy, và ch'an cũng hoàn toàn khớp ở giữa hai từ này.

Nhưng những người đã dịch những kinh sách đầu tiên mô tả thiền qua điều họ đã hiểu ý nghĩa của dhyan. Phần lớn trong họ là các nhà truyền giáo Ki tô giáo, và một cách tự nhiên họ chẳng có gì ngoài khái niệm của tâm trí. Ki tô giáo chưa bao giờ nghĩ về việc vượt ra ngoài tâm trí; do đó có khả năng không tồn tại bất kì cái gì giống như dhyan. Từ gần nhất họ có thể đi tới là 'nghiền ngẫm ‘meditation'. Nhưng khoảnh khắc bạn dùng ‘meditation', một cách tự động, nó trở thành nghiền ngẫm về cái gì? Nghiền ngẫm ‘meditation' mang bản chất về đối thể - từ này. Dhyan thiền không phải vậy.

Khi bạn dùng thiền dhyan, nó không ngụ ý về cái gì cả. Nó đơn giản đi ra ngoài tâm trí. Và khoảnh khắc bạn đi ra ngoài tâm trí, bạn đi ra ngoài mọi đối thể. Bạn đơn giản hiện hữu. Thiền dhyan không phải là quá trình, mà là trạng thái của hiện hữu. Không phải là nhị nguyên giữa chủ thể và đối thể, mà đơn giản một giọt sương lăn từ lá sen vào đại dương.

Khi nói với các bạn, khi tôi nói, "Thiền về nó" tôi biết từ tôi đang dùng là sai. Nhưng lí do tôi dùng từ sai là bởi vì chỉ người sai mới ở quanh tôi! Tất cả những người không thích hợp với thế giới này... họ khớp với tôi lắm! Nhưng bạn có thể được nhắc nhở rằng ngôn ngữ không nên trở thành rào chắn.

Thiền là trạng thái. Bạn đơn giản im lặng - không ý nghĩ để tập trung vào, không chủ đề để suy tư, không đối thể để nghiền ngẫm tới. Người khác đã biến mất. Và nhớ, khoảnh khắc người khác biến mất, bạn không thể tồn tại. Bạn là một phần của người khác. Cũng như nếu ánh sáng biến mất, sẽ không có bóng tối; nếu sống biến mất, sẽ không có chết; chúng về bản chất được gắn với nhau. "Tôi" và "bạn" chỉ có thể cùng tồn tại với nhau trong một loại đồng tồn tại nào đó hoặc chúng ta phải biến mất và thế thì cái còn chẳng phải là tôi chẳng phải là bạn. Cái còn là năng lượng vũ trụ.

Thiền là biến mất vào trong vũ trụ.

Tâm trí là rào chắn. Và bạn càng tập trung nhiều, bạn càng nghiền ngẫm nhiều, bạn sẽ chẳng bao giờ đi ra khỏi tâm trí. Và tâm trí là giọt sương tôi đã nói tới. Cho nên điều đầu tiên phải hiểu là ở chỗ thiền là từ đầu tiên được tạo ra chỉ ở phương Đông và đặc biệt là ở Ấn Độ. Các từ khác được tạo ra chỉ khi bạn có kinh nghiệm nào đó mà không có khả năng diễn đạt được trong ngôn ngữ hiện có.

Trong mười nghìn năm Ấn Độ đã dồn tất cả các thiên tài của mình vào chỉ một nỗ lực, và đó là dhyan. Nếu bạn dùng từ ‘dhyan', bạn sẽ không hỏi, "Về cái gì?" Chính từ ‘dhyan' không có bản chất hai mặt. Dhyan đơn giản nghĩa là im lặng. Hoàn toàn im lặng, trầm lặng.

Câu hỏi của bạn có ý nghĩa đấy. Bạn đang hỏi, "Thiền về cái gì đó có nghĩa gì?" Nó chẳng nghĩa gì cả! Đừng bao giờ thiền về cái gì đó; bằng không nó không phải là thiền.

Bạn đang nói, "Tôi biết nghĩ về cái gì đó là gì, đó là điều tâm trí liên tục làm - ghi nhớ, phân tích, lập kế hoạch, tưởng tượng vân vân." Mọi người đều biết điều đó.

"Tôi cũng đã đi tới biết trạng thái của thiền nơi cái 'tôi' không còn nữa"

Hiểu biết riêng của tôi, Bodhi Deshna này, là cho tới điểm này bạn đã nói về kinh nghiệm tồn tại của mình; bên ngoài điểm này bạn chỉ vay mượn các từ mà bạn chưa kinh nghiệm. Bạn nói, "Tôi cũng đã đi tới biết..." Ai sẽ đi tới biết? Nếu cái "tôi" có đó, thế thì cái "người" có đó. Nếu người kinh nghiệm có đó, thế thì kinh nghiệm có đó. Hai mặt vẫn tồn tại; bạn vẫn chưa vượt ra ngoài tâm trí. Bạn vẫn chưa đạt tới điều bạn gọi là trạng thái thiền.

Bạn nói "... nơi cái 'tôi' không còn nữa..." Đây là những lời hay và bạn phải yêu mến chúng lắm, nhưng bạn không biết nghĩa của chúng. Đây là điểm tôi đã nói đêm qua, khi Bồ đề đạt ma chọn người kế tục của mình là đệ tử đã không trả lời. Bởi vì bất kì câu trả lời nào cũng đều sẽ sai; bất kì câu trả lời nào đều sẽ ngụ ý "Tôi vẫn còn ở đây." Bất kì câu trả lời nào cũng sẽ ngụ ý tâm trí vẫn đang vận hành. Bất kì câu trả lời nào đều nhất định là sai. Người được chọn làm người kế tục chỉ có nước mắt của niềm vui và quì xuống chân của Bồ đề đạt ma trong lòng biết ơn và cảm tạ vô vàn.

Không điều gì có thể được nói ra.

Khoảnh khắc tôi nói điều gì đó bạn phải dùng tâm trí, bạn phải dùng ngôn ngữ, và thế thì một cách tự nhiên mọi cái giả của ngôn ngữ và mọi biên giới của tâm trí bước vào.

Bạn nói, "... nơi cái 'tôi' không còn nữa..." Nếu bạn không còn nữa, thế thì câu hỏi đã dừng ở đây. Bây giờ ai đang kéo dài câu hỏi ra thêm nữa? Bạn tiếp tục, nói, "... nơi tất cả các biên giới đều mất đi..." Biên giới của ai? Chắc chắn bạn có đó, thấy rằng các biên giới đang mất đi. Nhưng nếu bạn có đó, các biên giới không thể mất đi được. Đó là mâu thuẫn ngay trong lời.

Bạn đang nói, "... chỉ là việc tan chảy vào trong cái toàn thể..." Bạn đã bao giờ nghe thấy bất kì giọt sương nào hô to cho thế giới, "Nghe đây, tôi đang tan chảy vào trong đại dương" không? Người ta đơn giản tan chảy và không có gì để nói cả.

Và im lặng tràn ngập.

Nhưng bạn liên tục mô tả mọi từ đẹp mà bạn phải đã đọc, bạn phải đã nghe: "... chỉ là việc tan chảy vào trong cái toàn thể, sự biến mất, vô trọng lượng, ánh sáng, và phúc lạc..." Nhưng tất cả những kinh nghiệm này đang xảy ra cho ai vậy? Bạn không còn nữa! Để cho tất cả những kinh nghiệm này xảy ra, ít nhất cần có bạn. Cần có tâm trí của bạn, cần có ngôn ngữ của bạn, và lần nữa bạn hỏi. Nếu đây mà là kinh nghiệm tồn tại, ngay chỗ đầu tiên bạn đã không nói gì cả.

Tôi nhớ tới một thiền nhân vĩ đại, đang ngồi trên bờ biển thì nhà vua ngẫu nhiên đi qua. Nhà vua bao giờ cũng muốn gặp thầy này, nhưng không có thời gian - chuyện vương quốc và những lo nghĩ và chiến tranh ... đây là một cơ hội vàng. Nhà vua dừng xe lại, xuống xe và đi tới thầy này và hỏi ông ấy, "Ta không có nhiều thời gian, nhưng ta muốn biết giáo huấn tinh tuý của ông là gì. Ta không muốn chết đi là kẻ dốt nát."

Thầy vẫn còn im lặng.

Nhà vua nói, "Ta có thể hiểu được, ông rất già và có lẽ ông đã điếc rồi."

Thầy mỉm cười.

Nhà vua hét vào tai thầy, "Ta muốn biết cái tinh tuý của giáo huấn của ông!"

Thầy lấy ngón tay mình viết lên cát, "Thiền." Thầy không nói.

Nhà vua nói, "Nhưng điều đó chẳng có nghĩa gì với ta cả. Ta đã nghe từ đó nhiều lần rồi. Nói rõ thêm một chút nữa đi."

Thầy nói với nhà vua, "Vì ông mà ta đã phải tụt xuống rồi. Bằng không thì câu trả lời đúng là lần thứ nhất, khi ta vẫn còn im lặng. Nhưng có lẽ ông không biết giao cảm qua im lặng. Vì từ bi, ta đã viết ‘thiền'; bây giờ ông còn muốn nói rõ thêm nữa. Ta sẽ cố gắng." Thầy viết chữ to hơn, THIỀN.

Nhà vua bắt đầu tức giận. Nhà vua nói, "Cái loại giải thích gì thế này? Vẫn là từ cũ!"

Thầy nói, "Ông sẽ phải tha thứ cho ta, bởi vì ta không thể xuống thấp hơn được nữa. Chỉ vì ông, ta sẽ không để cho các thế kỉ cười ta đâu. Không ai đã nói được gì về thiền cả, và không ai có thể nói gì về thiền được."

Thế thì các thầy đã làm gì suốt bao nhiêu thời đại? Họ tạo ra phương cách, tình huống trong đó họ hi vọng rằng có lẽ trong hàng nghìn người một người có thể thu được sự sáng suốt. Những phương cách đó không phải là thiền. Những phương cách đó chỉ để mang bạn tới một điểm trong không gian bên trong của bạn nơi bỗng nhiên bạn nhận ra và bạn nói "A ha!" Và khoảnh khắc bạn hiểu trạng thái của thiền, mọi phương pháp thiền đều trở thành vô tích sự. Những phương pháp đó chỉ là tuỳ tiện, được tạo ra do từ bi với những người không có cách nào khác để trao đổi về một thực tại cao hơn tâm trí.

Nếu điều bạn nói đã là kinh nghiệm của bạn, thế thì phần cuối sẽ bị lỡ. Bạn nói, "Nhưng thưa Thầy kính yêu, Thầy ngụ ý gì khi Thầy nói cho chúng tôi, "Thiền về nó"? Tôi nói với bạn, "Thiền về nó" với tất cả mọi giải thích rằng không có "nó" và không có thiền nhân. Khi tôi nói "Thiền về nó" tôi ngụ ý đích xác điều đối lập:

Không nó, không thiền nhân.

Chỉ hiện hữu.

Nhưng ngôn ngữ rất nghèo nàn. Ngay cả những ngôn ngữ rất có văn hoá cũng nghèo khi có liên quan tới không gian nội tâm của con người. Chúng không có những từ chỉ dẫn nào bởi vì hàng triệu người đã sống nhưng không ai đã nhìn vào trong. Và khi thỉnh thoảng ai đó nhìn vào trong, người đó tìm thấy một không gian mà không thể nào dịch ra được theo bất kì cách nào. Hiểu không chỉ khó khăn của bạn - khó khăn của bạn rất nhỏ - hiểu khó khăn của người thực sự đã đạt tới chỗ mà người đó không thể nào dịch nổi.

Một trong những nhà huyền môn tuyệt vời nhất của Ấn Độ, Kabir, đã được hỏi cùng câu hỏi đó. Ông ấy cười và ông ấy nói, "Ta không thể nêu cho anh đích xác lời giải đáp, nhưng ta có thể cho anh chỉ dẫn nào đó. Nó cũng giống như việc kinh nghiệm vị ngọt với người câm. Người đó biết nó, nhưng người đó không thể nói về nó được. Người câm không phải không có khả năng kinh nghiệm vị ngọt của cái gì đó, nhưng nếu bạn hỏi người đó kinh nghiệm cái gì, người đó không thể diễn tả được nó." Việc không thể diễn tả được này đã làm cho nhiều người lạc lối. Họ tưởng rằng cái không thể diễn đạt được thì không thể tồn tại được. Họ tưởng tính diễn đạt được và sự tồn tại nhất định đồng nghĩa. Nó không phải vậy.

Bạn có thể nói gì về yêu? Bất kì điều gì bạn nói đều sẽ sai. Trong thực tế, khi bạn đang yêu bạn thậm chí không nói "Anh yêu em", bởi vì điều đó dường như nhỏ bé thế nếu so với kinh nghiệm của bạn. Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ mọi người bắt đầu nói với nhau "Anh yêu em" thì tình yêu đã biến mất.

Triết gia Mĩ Dale Carnegie - và một người như Dale Carnegie có thể được gọi là triết gia chỉ ở Mĩ - gợi ý trong cuốn sách của mình, bán chạy vào hàng thứ hai chỉ sau Kinh Thánh thiêng liêng: "Bất kì khi nào bạn về nhà, hôn vợ và nói, ‘Anh yêu em’. Bất kì khi nào bạn đi khỏi nhà, hôn vợ và nói, ‘Anh yêu em’.” Và có cả triệu kẻ khờ đang làm điều đó! Vợ biết rằng đây chỉ là trò bịp; người đàn ông biết nó tất cả chỉ là trò bịp...

Khi bạn yêu, tình yêu vô vàn và bao la đến độ bạn đơn giản ngồi tay trong tay, không thốt ra một lời.

Kinh nghiệm thực tại về yêu chưa bao giờ được bất kì nhà thơ nào diễn đạt ra và sẽ không bao giờ được diễn đạt cả. Và yêu là một phần của thực tế thông thường, cũng như vị ngọt và vị đắng có đấy. Không gian bên trong này của thiền không phải là kinh nghiệm thường lệ, cho nên khi ai đó tình cờ gặp chúng thì người đó lúng túng nói ra điều mình đã tìm thấy.

Có một người ở Nhật mà mọi người đã quên mất tên người đó - họ chỉ nhớ “Phật Cười” bởi vì ông ấy chẳng bao giờ nói cái gì cả. Hỏi ông ấy cái gì, câu trả lời của ông ấy sẽ là như nhau: ông ấy sẽ cười. Tôi cho rằng ông ấy là con người rất chân thành, hoàn toàn đích thực. Ông ấy đã không thoả hiệp với bất kì ngôn ngữ nào, với bất kì tâm trí nào, với bất kì cách diễn đạt nào. Ông ấy chỉ cười. Và liệu bạn có thể hiểu được qua tiếng cười của ông ấy, qua nụ cười của ông ấy không, điều đó là tuỳ ở bạn. Phần lớn mọi người cho ông ấy điên.

Khi Bồ đề đạt ma trở thành trạng thái thiền, điều đầu tiên đã xảy ra cho ông ấy là cười to. Nhưng Bồ đề đạt ma là một học giả có học thức, không giống như phật cười Nhật Bản, đơn giản. Ông ấy đã không cười. Về sau các đệ tử của ông ấy hỏi ông ấy, "Xin thầy thoả nỗi tò mò của chúng tôi: khi thầy trở nên chứng ngộ, điều đầu tiên thầy muốn làm là gì?"

Ông ấy nói, "Điều đầu tiên? Ta không còn đó nữa - một tiếng cười vô cùng - nhưng ta phải không cười nữa. Bằng không mọi người sẽ coi ta là người điên. Và lời khuyên của thầy ta là, ‘Ngay cả thầy đích thực cũng hiếm khi tìm được đệ tử đích thực. Nếu mọi người bắt đầu nghĩ ông điên, thế thì khả năng biến đổi bất kì ai cũng gần như không đáng kể.' Cho nên ta tự nhủ mình: thả sức cười bên trong bản thân bạn, nhưng không biểu lộ nó ra!"

Bạn đã xem tranh Bồ đề đạt ma chưa? Bạn có thể dùng bức tranh đó để doạ trẻ con! Không ai hỏi han gì về điều gì xảy ra... bởi vì ông ấy là hoàng tử; mặt này được vẽ ra không phải là mặt của hoàng tử đẹp. Nhưng tôi biết lí do. Lí do là, ông ấy đang kìm tiếng cười bên trong! Và bởi vì việc kìm giữ này, toàn bộ mặt ông ấy đã bị bóp méo. Mắt ông ấy lồi ra. Ông ấy đã quyết định vẫn còn nghiêm chỉnh. Nhưng tôi cho rằng chưa ai đã từng phân tích xem tại sao Bồ đề đạt ma, một trong những con người đẹp nhất, có cái nhìn dữ tợn đến thế. Tôi có thể nói với sự chắc chắn hoàn toàn rằng ông ấy đang trong cực kì rắc rối. Nếu mà ông ấy cười, bạn sẽ thấy vẻ đẹp của ông ấy, nhưng thầy đã nói không cười, bằng không thì chẳng ai sẽ coi ông ấy là nghiêm chỉnh cả. Cho nên anh chàng đáng thương này trở nên quá nghiêm chỉnh, và khi bạn đang kìm cái cười thầm bên trong mình thì mọi thứ trở nên bị bóp méo.

Bodhi Deshna này, trước hết bạn phải sắp xếp cái gì là kinh nghiệm của bạn và cái gì là tri thức của bạn. Tri thức đơn giản chỉ là phân bò đực. Nếu bạn không thích từ phân bò đực, bạn có thể gọi nó là phân bò cái, bởi vì nó là thứ linh thiêng. Và khi bạn thải nó ra, bạn sẽ thấy cái gì đó cực kì giá trị, về kinh nghiệm của riêng mình. Kinh nghiệm đó sẽ cho bạn ý nghĩa của thiền.

Tôi không thể trao nó cho bạn được.

Tôi chỉ có thể chỉ ra con đường, cách đạt tới nó.

Nhưng nói nó là gì, tôi câm như bất kì ai khác đã từng vậy.

Muốn làm cho chồng mình ngạc nhiên với bộ tóc giả vừa mới mua, Ruthie Finkelstein đi không báo trước vào phòng làm việc của chồng.

"Anh có nghĩ anh có thể dành được một chỗ trong cuộc đời mình cho người đàn bà như em không?" cô ấy hỏi một cách gợi tình.

"Chẳng cơ hội nào cả," Moishe đáp. "Em làm anh nhớ quá nhiều về vợ mình."

Cho nên nhận biết về tóc giả đi! Và nhớ một điều, rằng bất kì cái gì lớn lên bên trong bạn mà không bị bóp méo, không bị ô nhiễm, không bị đầu độc bởi hàng triệu người xung quanh bạn, tin cậy vào nó. Đó là tiềm năng của bạn. Và nhớ rằng trong tiềm năng của mình, bạn sẽ không thấy bản thân bạn. Và khoảnh khắc bạn không tìm thấy bản thân bạn, có nhẹ nhàng, có phúc lạc, có cực lạc, nhưng bạn không thể nói được điều đó. Người hay nói không còn nữa.

Người Sufi có một trong những cuốn sách linh thiêng nhất trên toàn thế giới, có lẽ là cuốn sách linh thiêng duy nhất. Trong một nghìn bốn trăm năm qua cuốn sách đó đã tồn tại. Không nhà xuất bản nào sẵn sàng in nó, bởi vì chẳng có gì trong nó để in cả. Nó chỉ hoàn toàn trống.

Thầy đầu tiên có cuốn sách đó hay giấu nó dưới gối của mình. Các đệ tử của ông ấy rất tò mò... "Thầy nói mọi thứ, nhưng nếu mình hỏi về cuốn sách đó thầy chỉ mỉm cười." Họ đã cố gắng đủ mọi cách: họ để cửa sổ mở để cho trong đêm khi không có ai và thầy lấy cuốn sách đó ra đọc nó... Họ thậm chí còn trèo lên mái nhà thầy, gỡ vài viên ngói để xem cái gì được ghi trong cuốn sách đó. Nhưng thầy đọc cạnh cây nến nhỏ, và rất khó nhận ra cái gì có đó. Và ngay lập tức, ngay khi thầy trở nên nhận biết về bất kì ai, thầy sẽ gấp sách và nhét nó xuống dưới gối.

Ngày thầy chết, chẳng ai quan tâm nhiều tới cái chết của thầy - mọi người đều quan tâm tới cuốn sách đó! Họ rút cuốn sách đó ra và họ ngạc nhiên: chẳng có lấy một từ được viết ở đâu cả. Những người đã có cảm nhận đều có thể thấy từ bi lớn lao của thầy, rằng thầy chưa bao giờ nói gì về cuốn sách đó cả. Thầy đã để nó cho họ khám phá.

Cuốn sách đó vẫn còn tồn tại - dưới một dạng bị xuyên tạc, bởi vì một nhà xuất bản ở Anh đã xuất bản nó nhưng ông ấy cũng lo lắng về người sẽ mua nó. Một người Sufi giả hiệu đã viết lời giới thiệu và toàn bộ lịch sử một nghìn bốn trăm năm của nó. Cho nên có cái gì đó đã được viết ra để được đọc, nhưng điều đó đã phá huỷ toàn bộ bí ẩn của cuốn sách.

Bạn là bí ẩn không thể được hàm chứa trong lời. Và nhớ điều đó như một tiêu chuẩn: bất kì cái gì có thể được thu lại thành ngôn ngữ thì chỉ là tâm trí bạn vận hành. Thiền là trạng thái khi tâm trí dừng vận hành; bạn chỉ là tâm thức. Thậm chí không ý thức về bản thân bạn, mà là tâm thức thuần khiết. Thậm chí không một thoáng ý tưởng rằng “Mình là cái này,” rằng “Mình đang tận hưởng phúc lạc và mình đang tận hưởng cực lạc."

Khi cực lạc tới, trận lụt mới lớn thế, “bạn” không thể còn trong trận lụt đó. Khi phúc lành mưa rào lên bạn, bạn bay hơi.

Phật Gautam là phải khi ông ấy nói, “Ta chỉ có thể chỉ tới mặt trăng, nhưng chớ bám lấy ngón tay ta. Ngón tay không phải là mặt trăng." Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về ngu ngốc của con người. Sau Phật Gautam Buddha... bởi vì ông ấy đã nói, "Đừng làm tượng ta, bởi vì ta không ở đây để cho các ông phải tôn thờ ta. Ta ở đây để cho ta có thể thức tỉnh các ông." Nhưng ông ấy đã không cấm... ông ấy có thể thậm chí không nghĩ về dốt nát của con người sâu sắc thế nào. Mọi người đã tạo ra đền chùa, với một ngón tay được khắc trong đá cẩm thạch đẹp, và mọi người quên mất mặt trăng. Và mọi người tôn thờ ngón tay và toàn bộ vấn đề bị bỏ lỡ! Điều Phật Gautam nói là bất kì cái gì ông ấy làm trong bốn mươi hai năm liên tục đều chẳng là gì ngoài ngón tay chỉ trăng. Gạt ngón tay sang bên và nhìn lên trăng đi.

Điều tôi đang nói với bạn là, đừng bị dính líu tới ngữ học, tới ngôn ngữ, tới văn phạm. Tất cả những cái đó chẳng liên quan gì. Nhìn vào trăng. Ngay cả ngón tay không đẹp lắm cũng có thể trỏ tới trăng - lời không hay lắm, nhưng nếu bạn đủ trí huệ thì bạn có thể bỏ lời và lắng nghe điều bản chất.

Nhưng đừng bắt đầu tin vào điều bản chất đó và nói về nó. Để nó trở thành kinh nghiệm của bạn. Và ngay cả khi nó trở thành kinh nghiệm của bạn thì bạn sẽ không có khả năng đưa ra bất kì giải thích nào cho nó. Bạn có thể khóc vì vui sướng, bạn có thể cười, bạn có thể nhảy múa... có lẽ những cử chỉ đó có ý nghĩa hay hơn ngôn ngữ bình thường.

Meera nhảy múa - cô ấy là một trong những phụ nữ đẹp nhất trên thế giới. Có lẽ không phụ nữ nào khác đã đạt tới tầm cao Meera đạt tới. Và cô ấy là nữ hoàng, nhưng cái ngày mà khoảnh khắc này tới và không gian bên trong cô ấy mở ra, cô ấy quên mất tất cả các cung điện của mình. Cô ấy bắt đầu nhảy múa trên phố của kinh đô của chính mình. Một cách tự nhiên, gia đình rất lấy làm bối rối - nữ hoàng mà đi nhảy múa nơi phố chợ! Họ tới khuyên nhủ cô ấy, nhưng cô ấy nói, “Ta đã tìm thấy cái gì đó mà chỉ có thể được diễn tả bằng việc nhảy múa. Ta sẽ nhảy múa trên khắp đất nước.”

Cô ấy đã nhảy múa trên khắp đất nước. Không ai biết có bao nhiêu người đã hiểu được điệu múa. Cô ấy hát những bài ca hay. Chúng không phải là những chuyên luận triết lí, nhưng chúng có những kẽ hở đẹp. Nếu bạn có thể bắt được những kẽ hở đó, bạn có thể đi vào cái không biết. Điệu vũ của cô ấy là ngôn ngữ của phẩm chất hoàn toàn khác. Nếu bạn có thể hiểu điệu vũ của cô ấy, có lẽ cái gì đó sẽ bắt đầu nhảy múa trong bạn. Tất cả mọi điều cần thiết chỉ là cởi mở, cảm nhận, để cho điệu vũ của cô ấy có thể làm lẩy cò năng lượng ngủ trong bản thể bạn. Và nếu bạn cũng có thể nhảy múa, bạn sẽ có trao đổi, bạn sẽ hiểu thiền là gì.

Và ở đây không chỉ có một Meera, có nhiều. Nếu bạn không thể hiểu được thiền ở đây, không có nhiều khả năng để hiểu nó ở đâu khác. Thế giới này quá trần tục; và đối kháng của họ với tôi là bởi vì tôi đang cố gắng đem bạn ra khỏi đám đông trên con đường chưa ai đặt chân tới nơi không tồn tại hướng dẫn, không tồn tại bản đồ. Và đám đông lo nghĩ. Dù đám đông đó là người Ki tô giáo hay người Hindu giáo hay Phật tử, không thành vấn đề. Đám đông không muốn bất kì ai ra khỏi toán của mình; điều đó làm giảm quyền lực chính trị.

Tất cả các tôn giáo của bạn đều chỉ là quyền lực chính trị; nhân danh tôn giáo mà lừa dối lớn nhất và khai thác nhân loại. Tôi muốn đem bạn ra khỏi đám đông, dù bạn thuộc vào đám đông nào.

Tôi kính trọng cá nhân, bởi vì chỉ cá nhân mới có thể biết thiền là gì và chỉ cá nhân mới có thể biết cái đẹp, cực lạc, điệu vũ của sự tồn tại đẹp vô cùng này. Đám đông chưa bao giờ trở nên chứng ngộ, chứng ngộ bao giờ cũng từ cá nhân. Tôi tạo ra cá nhân.

Mới hôm nọ, một trong các sannyasins cũ của tôi, Amrito từ Hà Lan, đã nói cho Hasya rằng anh ấy đang viết một cuốn sách có tên là Mười năm chuẩn bị. Anh ấy là một người có khả năng trí tuệ lớn, một người khổng lồ trí tuệ, nhưng trái tim anh ấy giống như trái tim của đứa trẻ nhỏ. Bởi vì trí tuệ của mình, anh ấy đã đi tới đủ mọi loại người - Da Free John, J. Krishnamurti, bất kì ở đâu anh ấy nghe nói về ai đó là anh ấy sẽ lập tức xô đến đó. Trong mười năm này anh ấy phải đã gặp nhiều cái gọi là người chứng ngộ.

Anh ấy đã có cuộc phỏng vấn cá nhân kéo dài một tiếng đồng hồ với J. Krishnamurti, và anh ấy đưa bản ghi chép cho Hasya xem. Krishnamurti nói về tôi: "Quí ông ở Pune chỉ là cái thang. Còn liên quan tới tôi, tôi là thang máy."

Tôi đã gửi một thông điệp tới Amrito rằng tôi không nghĩ điều đó là sự chỉ trích về tôi, tôi chấp nhận điều đó như lời khen ngợi! Với chiếc thang bạn tự do; không phải như vậy với thang máy. Trong thang máy bạn bị nhốt lại, bạn không thể đi đâu được, và thang máy chẳng bao giờ đi đâu cả - nó chỉ đi lên đi xuống. Và Krishnamurti, trong chín mươi năm, chỉ đi như chiếc thang máy, lên rồi xuống, xuống rồi lên. Với thang máy bạn không phải là chủ; bạn phụ thuộc vào thiết bị máy móc mà máy móc phụ thuộc vào nhiều điều phức tạp - điện, kĩ nghệ, điện tử. Bạn có thể bị mắc kẹt ở giữa và bạn không thể làm được gì cả.

Với chiếc thang, bạn hoàn toàn tự do! Bạn là chủ: bạn có thể dùng thang ở bất kì đâu bạn muốn, bạn có thể bỏ thang ở bất kì đâu bạn muốn. Thang sẽ không bám vào bạn và thang sẽ không yêu cầu bạn bất kì loại buông xuôi nào. Tôi thích ý tưởng này! Tôi chắc chắn là chiếc thang kiểu cổ.

Toàn bộ nỗ lực của tôi là để làm ra những người thầy từ bạn. Krishnamurti thậm chí đã không có khả năng làm ra các đệ tử từ bạn.

Tôi đã gọi Amrito đêm nay để hỏi, "Những điều vô nghĩa gì khác bạn đã được nghe cho tới giờ từ những cái gọi là người chứng ngộ ấy? Bạn là đệ tử của tôi và bạn phải kết thúc cuốn sách của bạn bằng lời công bố của tôi rằng bạn bây giờ là thầy! Không có điều đó, cuốn sách sẽ vẫn còn không đầy đủ. Nhưng trước hết nói cho tôi điều mà tất cả những kẻ ngốc kia đã nói với bạn để cho tôi có thể trả lời họ; bằng không thì cuốn sách của bạn sẽ vẫn còn không đầy đủ."

Có một người ở Bombay, Nisarg Datta Maharaj. Không ai biết tới cái tên lớn lao này; ông ấy được quần chúng biết tới là "Beedie Baba" bởi vì ông ấy liên tục hút thuốc beedies. Bạn có thể thấy trong mọi làng cái loại beedie babas như vậy. Tôi nghĩ Ấn Độ có bẩy trăm nghìn làng và mỗi làng phải có ít nhất một người; nhiều hơn là có thể đấy. Và Amrito vài ngày trước đây đã viết cho tôi, bởi vì một thanh niên Hà Lan trở nên rất bị thu hút tới Beedie Baba... Người này dường như rất chân thành, nhưng rắc rối là ở chỗ những người tới từ phương Tây có trái tim rất ngây thơ, rất tin cậy, và họ không nhận biết rằng tại Ấn Độ tâm linh chỉ là chuyện thường ngày. Mọi người đều nói về những điều lớn lao và cuộc sống của họ xấu xí như có thể.

Khi Beedie Baba nói rằng ông ấy sẽ chỉ nói cho anh thanh niên Hà lan này, một cách tự nhiên bản ngã anh ta phải đã cảm thấy bao la vô cùng.

Đám đông bao quanh Beedie Baba cũng có cùng phẩm chất... người kéo xe đang đợi các hành khách của mình, ngồi bên cạnh Beedie Baba. Và khi ông ấy nói ông ấy sẽ không nói với bất kì ai chừng nào đấy chưa phải là anh thanh niên Hà Lan này... Cho nên ông ấy đã nói với người Hà Lan ấy, người bây giờ đã soạn ra cuốn sách về Beedie Baba.

Bây giờ ở Ấn Độ điều ấy gần như giống vẹt, nhưng với người phương Tây điều đó dường như là khải lộ vô biên - khi Beedie Baba nói, "Aham brahmasmi; Ta là Thượng đế, Ta là cái đó" thì anh thanh niên Hà Lan này lập tức viết ra một cuốn sách: Ta là Cái đó! Bởi vì với phương Tây, tâm linh là chuyện xa lạ, cũng như với phương Đông, khoa học là chuyện xa lạ.

Tôi đã từng nghe: Trong một xưởng máy ở Bombay, họ mới lắp một cái máy rất đắt tiền. Nó làm việc hai ngày, và thế rồi nó dừng. Nó làm việc hai ngày bởi vì chuyên gia có mặt, và khoảnh khắc chuyên gia đi thì cái máy dừng lại. Họ gọi điện cho ông chuyên gia này - “Phải làm gì đây?”

Ông ấy nói, "Tôi sẽ phải tới và sẽ tốn khối tiền, mười nghìn đô la."

Nhưng để cho nhà máy bị đóng cửa còn tốn kém hơn, cho nên họ phải cho phép người này tới. Và người này đã tới và chỉ đập vào cái máy là nó bắt đầu làm việc! Nhà công nghiệp hỏi ông ta, “Chỉ mỗi cái đập này mà ông lấy của tôi những mười nghìn đô la sao?”

Ông ta nói, "Đâu có phải chỉ vì mỗi cái đập này. Để đập vào nó chỉ mất một đô la thôi, nhưng để biết chỗ nào cần đập vào nó mới tốn tiền."

Khi bức thư của Amrito về người Hà Lan này tới tôi, nói rằng "Nhiều sannyasins đang tới ông ấy, và tôi cũng tới ông ấy," tôi đã nói về điều đó. Anh ấy đã nghe điều đó, và anh ấy đem băng ghi âm tới cho người này. Người này nghe nó, và anh ta rất biết ơn nhưng đã bị cản trở nữa, bởi vì anh ta đã tụ tập được một đám đông lớn các đệ tử. Nhưng bởi vì anh ta đã bị cản trở và anh ta biết ơn rằng tôi đã nói về ông ấy... Tôi muốn Amrito, khi anh ấy quay lại, hoặc là đem anh ta tới tôi hoặc bảo anh ta tới tôi. Bởi vì tôi biết chỗ đập vào!

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem tiếp Chương 5 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post