SÁCH NÓI THIỀN OSHO AUDIO - Buông xuôi là tự do thoát khỏi bản ngã và Thượng đế chỉ là cách thức để giúp bạn buông xuôi

SÁCH NÓI THIỀN OSHO AUDIO - Buông xuôi là tự do thoát khỏi bản ngã và Thượng đế chỉ là cách thức để giúp bạn buông xuôi

Price:

Read more


Buông xuôi là tự do thoát khỏi bản ngã và Thượng đế chỉ là cách thức để giúp bạn buông xuôi

Câu hỏi

Thầy nói rằng tôn giáo là tự do toàn bộ hay moksha, và thầy cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của buông xuôi trong tôn giáo. Nhưng tự do và buông xuôi chẳng phải là mâu thuẫn về thuật ngữ đó sao?

Chúng dường như mâu thuẫn nhưng chúng không mâu thuẫn. Và chúng dường như là vậy vì ngôn ngữ; về mặt tồn tại chúng không mâu thuẫn. Cố hiểu hai điều. Thứ nhất: bạn không thể tự do mà vẫn còn như bạn vậy, vì như bạn vậy là lệ thuộc của bạn. Bản ngã của bạn là lệ thuộc. Bạn có thể tự do chỉ khi vấn đề bản ngã biến mất - vấn đề bản ngã này là lệ thuộc.

Khi không có bản ngã, bạn trở thành một với sự tồn tại, và chỉ tính một đó có thể là tự do. Khi bạn tồn tại tách rời, việc tách rời này là giả. Thực sự, bạn không tách rời; bạn không thể vậy được. Bạn là một phần của sự tồn tại - và không phải là một phần máy móc, mà là một phần hữu cơ. Bạn không thể tồn tại cho dù một khoảnh khắc mà bị tách rời khỏi sự tồn tại. Bạn thở nó mọi khoảnh khắc; nó thở bạn mọi khoảnh khắc. Bạn sống trong cái toàn thể càn khôn.

Bản ngã của bạn cho bạn cảm giác giả về sự tồn tại tách rời. Vì cảm giác giả đó, bạn bắt đầu tranh đấu với sự tồn tại. Khi bạn tranh đấu bạn ở trong lệ thuộc. Khi bạn tranh đấu bạn nhất định bị thất bại, vì bộ phận không thể thắng được cái toàn thể. Và vì tranh đấu này với cái toàn thể, bạn cảm thấy trong lệ thuộc; mọi nơi bị giới hạn. Dù bạn di chuyển tới bất kì chỗ nào, tường kéo đến. Tường đó không ở đâu cả trong sự tồn tại - nó di chuyển cùng với bản ngã của bạn, nó là một phần của cảm giác tách rời của bạn. Thế thì bạn vật lộn chống lại sự tồn tại, Trong vật lộn đó, bạn sẽ bị thất bại thường xuyên; trong thất bại đó, bạn cảm thấy lệ thuộc, giới hạn.

Với buông xuôi, điều đó được ngụ ý là bạn buông xuôi bản ngã, bạn buông xuôi bức tường phân tách, bạn trở thành một. Điều đó là thực tại, cho nên bất kì cái gì bạn buông xuôi đều chỉ là mơ, quan niệm, khái niệm giả. Bạn không buông xuôi thực sự; bạn chỉ buông xuôi thái độ giả. Khoảnh khắc bạn buông xuôi thái độ giả này, bạn trở thành một với sự tồn tại. Thế thì không có xung đột.

Và nếu không có xung đột, bạn không có giới hạn; không có lệ thuộc, không biên giới ở đâu cả. Bạn không tách rời. Bạn không thể bị thất bại, vì không có người nào để bị thất bại. Bạn không thể chết, vì không có người nào để chết. Bạn không thể trong khổ, vì không có người nào ở trong khổ. Khoảnh khắc bạn buông xuôi bản ngã, toàn thể cái vô nghĩa bị buông xuôi - khổ, lệ thuộc, dukkha, địa ngục - mọi thứ bị buông xuôi. Bạn trở thành một với sự tồn tại. Tính một này là tự do.

Tách rời là lệ thuộc. Tính mở là tự do. Không phải là bạn trở thành tự do, nhớ điều này - bạn không còn nữa. Cho nên không phải là bạn trở thành tự do - bạn không còn nữa. Thực sự, khi bạn không hiện hữu, tự do hiện hữu. Làm sao diễn đạt nó là vấn đề. Khi bạn không hiện hữu, tự do hiện hữu. Phật tương truyền đã nói, 'Ông sẽ không có trong phúc lạc. Khi ông không hiện hữu, phúc lạc hiện hữu. Ông sẽ không được giải thoát. Ông sẽ được giải thoát khỏi bản thân ông.'

Cho nên tự do không phải là tự do của bản ngã. Tự do là tự do thoát khỏi bản ngã. Và nếu bạn có thể hiểu điều này - rằng tự do là tự do thoát khỏi bản ngã - thế thì buông xuôi và tự do trở thành một, thế thì chúng ngụ ý cái một. Nhưng nếu bạn lấy bản ngã làm quan điểm từ đó để nghĩ, thế thì bản ngã sẽ nói, 'Tại sao buông xuôi? - vì nếu mình buông xuôi, thế thì mình không thể tự do được. Thế thì mình trở thành nô lệ. Khi mình buông xuôi, mình trở thành nô lệ.'

Nhưng thực sự, bạn không buông xuôi theo ai đó. Đây là quan điểm phụ cần được hiểu: bạn không buông xuôi theo ai đó; bạn đơn giản buông xuôi. Không có người nào sẽ nhận việc buông xuôi của bạn. Nếu có ai đó và bạn buông xuôi theo người đó, thế thì nó là một loại cảnh nô lệ. Thực sự, thậm chí không có thượng đế để bạn buông xuôi theo. Và khi chúng ta nói về thượng đế, điều đó chỉ để tìm ra cho bạn cái gì đó để giúp bạn buông xuôi.

Trong 'Kinh Yoga' của Patanjali, Thượng đế được nói tới chỉ để giúp bạn buông xuôi. Không có Thượng đế. Patanjali nói không có Thượng đế, nhưng sẽ khó cho bạn buông xuôi theo cái một; sẽ khó cho bạn đơn giản buông xuôi. Để giúp buông xuôi, Thượng đế được nói tới. Cho nên Thượng đế chỉ là phương pháp. Điều này là hiếm hoi, rất khoa học - Thượng đế chỉ là phương pháp để giúp bạn buông xuôi. Không có người nào sẽ nhận việc buông xuôi của bạn. Nếu có ai đó và bạn buông xuôi, thế thì đó là cảnh nô lệ, sự lệ thuộc. Đây là điểm rất tinh vi và sâu sắc: không có Thượng đế như một người; Thượng đế chỉ là cách thức, phương pháp, kĩ thuật.

Patanjali kể ra nhiều kĩ thuật. Một trong chúng là ishwara pranidhan - ý tưởng về Thượng đế. Có nhiều phương pháp để đạt tới buông xuôi; một phương pháp là ý tưởng về Thượng đế. Điều đó sẽ giúp tâm trí bạn buông xuôi, vì nếu tôi nói, 'Buông xuôi đi,' bạn sẽ hỏi, 'Theo ai?' Nếu tôi nói, 'Đơn giản buông xuôi,' điều đó sẽ khó cho bạn quan niệm. Cố hiểu theo cách khác. Nếu tôi nói với bạn, 'Đơn giản yêu,' bạn sẽ hỏi, 'Yêu ai? Thầy ngụ ý gì bởi "đơn giản yêu"? Nếu không có người nào để được yêu, làm sao yêu?' Nếu tôi nói, 'Cầu nguyện đi,' thế thì bạn sẽ hỏi, 'Cầu nguyện ai? Tôn thờ ai?' Tâm trí bạn không thể quan niệm được cái bất nhị. Nó sẽ hỏi, nó sẽ nêu ra câu hỏi, 'Với ai?'

Chỉ để giúp cho tâm trí bạn, để cho câu hỏi của tâm trí được thoả mãn, Patanjali nói rằng Thượng đế chỉ là cách thức, kĩ thuật. Tôn thờ, yêu, buông xuôi - với ai? Patanjali nói, 'với Thượng đế.' Vì nếu bạn buông xuôi, thế thì bạn sẽ đi tới biết rằng không có Thượng đế - hay bản thân bạn là cái mà bạn đã buông xuôi. Nhưng điều này sẽ xảy ra khi bạn đã buông xuôi. Thượng đế chỉ là thủ đoạn.

Người ta nói rằng ngay cả buông xuôi theo thượng đế, người không được thấy ở đâu cả, người vô hình, người không thấy được, là khó, cho nên kinh sách nói, 'Buông xuôi theo guru, theo thầy.' Thầy là thấy được và là người, cho nên thế thì vấn đề trở thành liên quan - nếu bạn buông xuôi theo thầy thế thì nó là cảnh nô lệ, vì người đó có đó và bạn đang buông xuôi theo người đó. Nhưng thế nữa bạn sẽ phải lại hiểu một điểm rất tinh tế - thậm chí còn tinh tế hơn khái niệm về Thượng đế. Thầy là thầy chỉ khi thầy không hiện hữu. Nếu thầy hiện hữu, thế thì ông ấy không là thầy. Thầy trở thành thầy chỉ khi ông ấy không hiện hữu. Ông ấy đã đạt tới vô hiện hữu; không có người nào.

Nếu ai đó đang ngồi đây trong ghế này, thế thì không có thầy; thế thì nó sẽ trở thành cảnh nô lệ. Nhưng nếu không có người nào ngồi trong ghế này, sự vô hiện hữu, người không được định tâm vào bất kì chỗ nào, người đã buông xuôi - không theo bất kì người nào, nhưng đơn giản đã buông xuôi và đạt tới vô hiện hữu, đã trở thành vô người - người đơn giản có đó, không được tập trung vào bản ngã, được khuếch tán, không được tập trung vào bất kì chỗ nào, thế thì người đó có thể trở thành thầy. Cho nên khi bạn buông xuôi theo thầy, lần nữa bạn buông xuôi theo không ai cả.

Đây là vấn đề sâu sắc cho bạn. Khi bạn buông xuôi, nếu bạn có thể hiểu rằng đây đơn giản là việc buông xuôi, không là người buông xuôi - việc buông xuôi, không người buông xuôi... Người buông xuôi là với người nào đó. Việc buông xuôi là cái gì đó về phần bạn. Cho nên điều cơ bản là việc buông xuôi - hành động, không là đối thể. Đối thể không nên là quan trọng, nhưng người đang buông xuôi là quan trọng. Đối thể chỉ là cái cớ - chỉ là cớ thôi.

Nếu bạn có thể hiểu, thế thì không có nhu cầu buông xuôi theo bất kì người nào - bạn có thể đơn giản buông xuôi.

Thế thì không có nhu cầu yêu người nào đó - bạn có thể đơn giản yêu. Bạn là ý nghĩa, không phải là đối thể. Nếu đối thể là ý nghĩa bạn sẽ tạo ra lệ thuộc từ nó. Cho nên ngay cả một thượng đế không hiện hữu, sẽ trở thành sự lệ thuộc; ngay cả một thầy không hiện hữu, sẽ trở thành sự lệ thuộc. Nhưng sự lệ thuộc đó được bạn tạo ra; nó là việc hiểu lầm. Bằng không buông xuôi là tự do. Chúng không thể mâu thuẫn.

Trích từ quyển 'Vigyan Bhairav Mật Tông' Tập 3 - Osho

0 Đánh giá

Ads Belove Post