Chương 10. Một tiếng hét

Chương 10. Một tiếng hét

Price:

Read more

Chính thân này là phật - Osho

Bài nói về Bài ca Thiền của Bạch Ẩn

Chương 10. Một tiếng hét



Powered by RedCircle


Câu hỏi thứ nhất:

Có bằng chứng nào về Thượng đế không?

Tôi đây. Bạn đây. Mọi người đều là bằng chứng. Thượng đế không là gì ngoài tính toàn bộ. Cây hiện hữu, sông hiện hữu, núi hiện hữu. Đây là bằng chứng. Mặt trời mọc buổi sáng và mặt trăng vào ban đêm, và sao. Đây là bằng chứng. Hoa và bướm và cỏ, đây là bằng chứng.

Thượng đế không phải là suy luận. Thượng đế không phải là kết luận. Thượng đế là kinh nghiệm về cái đẹp, về chân lí, về cái thiện, về tâm thức. Bạn đang đi tìm bằng chứng ở đâu? Chính con người bạn là bằng chứng duy nhất. Người tìm kiếm là cái được tìm. Thượng đế ngụ trong bạn như bạn. Thượng đế là cây trong cây và là chó trong chó và là người trong người. Thượng đế là mọi điều này. Thượng đế là cái toàn thể này.

Nhưng bạn muốn một kết luận trí tuệ; bạn sẽ liên tục bỏ lỡ Thượng đế. Không có bằng chứng - theo nghĩa đó không có bằng chứng. Không bao giờ có bằng chứng theo nghĩa đó. Và những người đã từng cung cấp các bằng chứng về Thượng đế đơn giản không biết điều họ đang làm. Những người đã cố gắng tranh cãi về Thượng đế là những người không biết Thượng đế. Bằng không họ chắc đã không tranh cãi. Tốt hơn cả là hát nếu bạn biết Thượng đế, tốt hơn cả là nhảy múa nếu bạn biết Thượng đế, tốt hơn cả là cười nếu bạn biết Thượng đế. Tốt hơn cả là khóc, kêu, nếu bạn biết Thượng đế, thay vì tranh cãi.

Các triết gia đã từng tranh cãi về Thượng đế, ủng hộ và chống đối, cả hai. Và các triết gia là người xa Thượng đế nhất. Vì bạn càng trở nên làm rối bên trong, bạn càng trở nên bị ám ảnh với các lí thuyết, hệ thống tư tưởng, bạn càng xa khỏi bản thân sự sống. và Thượng đế là sự sống.

Câu hỏi thứ hai:

Nhiều món ăn thế trong bếp đạo tràng chứa hành. Khi nhớ rằng Raman Maharshi đã nói tránh ớt, quá nhiều muối, hành, v.v, tôi ngạc nhiên với câu hỏi: Bếp có phá hoại các khả năng chứng ngộ của chúng tôi không?

Đó là toàn thể công việc của tôi ở đây. Phá hoại mọi khả năng chứng ngộ của bạn. Nếu ham muốn của bạn về chứng ngộ không bị phá hoại, bạn sẽ không bao giờ trở nên chứng ngộ.

Nhưng đừng giận hành đáng thương, chúng là những người hồn nhiên. Và chúng là tâm linh như bạn vậy, và chúng ở sâu trong thiền hơn nhiều so với bạn đã bao giờ có thể vậy. Và tôi không tin rằng con người hiểu biết của Raman Maharshi đã nói điều đó. Nhưng nếu ông ấy đã nói nó, thế thì ông ấy ắt đã đùa.

Nhưng cái gọi là người tâm linh đã từng bị ám ảnh với những điều như vậy. Cái gọi là người tâm linh bị ám ảnh với điều tuyệt đối vô nghĩa. Bây giờ làm sao hành hay ớt hay muối có thể ngăn cản bạn khỏi việc trở nên chứng ngộ? Ý tưởng ngu xuẩn. Thay vì nhìn sâu vào trong con người bạn, và thay vì đối diện với những vấn đề thực, bạn tạo ra vấn đề giả. Đây là những vấn đề giả. Đây là chiến lược của tâm trí, để cho vấn đề thực có thể bị bỏ qua. Vấn đề thực không phải là hành, nó là tham. Vấn đề thực không phải là ớt, nó là giận. Vấn đề thực không phải là muối, nó là sở hữu. Vấn đề thực không phải là bạn phải ăn gì và bạn không được phép ăn gì. Vấn đề thực là bạn phải là cái gì.

Để né tránh vấn đề thực chúng ta tạo ra vấn đề giả. Và có cái gì đó hay về vấn đề giả: chúng có thể được giải quyết, dễ dàng được giải quyết. Vấn đề là gì? Bạn dừng ăn hành. Và bạn trở thành tâm linh và bạn được chứng ngộ vì bạn không ăn hành. Đơn giản thế. Nhưng không tham sẽ là khó khăn, gian nan. Không bản ngã sẽ là nhiệm vụ đi lên dốc. Bạn sẽ cần hiểu biết mênh mông, bạn sẽ cần nhận biết lớn lao. Chỉ trong lửa của nhận biết mà vấn đề thực sẽ được đốt cháy.

Bạn biết bạn không thể giải được những vấn đề thực. Cho nên cách tốt nhất là tạo ra vấn đề hư huyễn và bắt đầu giải chúng. Đây là một trong những thủ đoạn cơ bản nhất của tâm trí con người.

Chẳng hạn, Ấn Độ khổ trong nhiều thế kỉ vì nghèo nàn. Và Morarji Desai nghĩ cấm đoán sẽ giải quyết vấn đề. Bây giờ đây là vấn đề giả. Cấm đoán chẳng liên quan gì tới nó. Cấm hay không cấm, nghèo vẫn sẽ còn lại. Người nghèo thậm chí sẽ trở nên khổ hơn, có vậy thôi. Vì qua rượu cồn, đôi khi người đó có thể quên đi khổ của mình, đôi khi người đó có thể nhấn chìm bản thân mình. Một khi cấm đoán có đó, người đó thậm chí sẽ không có khả năng đó để nhận chìm bản thân mình. Thế thì khổ của người đó sẽ là hoàn toàn.

Hay, Morarji Desai nghĩ nếu bò cái không được giết, nếu bò cái không bị làm thịt, thế thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Đây là những thủ đoạn của tâm trí. Và đây là cách người ta có thể liên tục tự lừa mình, trong nhiều thế kỉ.

Ấn Độ khổ vì những nhà tiên tri giả này. Và những nhà tiên tri giả là những người xử trí vấn đề giả. Đầu tiên họ tạo ra vấn đề, thế rồi họ bắt đầu giải nó. Và họ làm nhiều ồn ào về nó và họ dường như tích cực quá nhiều. Nếu họ thất bại, chắc chắn không cái gì được đạt tới. Nếu họ thành công, thế nữa không cái gì được đạt tới. Nhưng một điều, họ có thể nguỵ trang vấn đề thực. Họ có thể hội tụ chú ý của bạn vào cái gì đó giả, như đồ chơi. Nó có vẻ là vấn đề thực, nó không phải vậy.

Bây giờ nhìn vào trong điều đó. Làm sao hành có thể ngăn cản bạn trở nên có tính thiền? Làm sao hành có thể ngăn cản bạn khỏi trở nên im lặng? Không có vấn đề ở đó. Nhưng bạn muốn là tâm linh và bạn muốn được biết là tâm linh, bạn bắt đầu làm những điều ngu xuẩn.

Trong tâm xã mới của tôi, tôi sẽ có một quán bar nữa. Và một phòng hút thuốc. Nếu trà có thể trở thành nghi lễ thế thì sao hút thuốc không? Nếu mọi người có thể uống trà và làm nó thành quá trình thiền, vậy hút thuốc cũng có thể chứ. Tôi không nói bạn phải hút thuốc, tôi không nói bạn phải uống rượu, nhưng tôi nói rằng đây không phải là những thứ ngăn cản bạn khỏi trở thành tâm linh. Jesus thường uống rượu, Gurdjieff thường uống rượu. Điều đó đã không ngăn cản họ khỏi trở nên chứng ngộ.

Nhớ, bất kì cái gì ngăn cản bạn khỏi trở nên chứng ngộ đều là việc biết của bạn, quá trình tư tưởng của bạn, không gì khác. Và có nhiệm vụ thực - làm sao bỏ quá trình tư tưởng. Và vì bạn cảm thấy bất lực ở đó, bạn tạo ra những vấn đề nhỏ: làm sao ăn chỉ một lần một ngày, làm sao ăn không muối, làm sao không ăn bơ sữa trâu, làm sao ăn theo cách này hay cách nọ. Các sư Jaina ăn khi đứng. Nếu bạn ăn khi ngồi, chứng ngộ bị phá hoại. Sư Jaina ăn chỉ một lần một ngày. Nếu bạn ăn hai lần, chứng ngộ bị phá hoại.

Một sư Jaina tới gặp tôi và ông ấy nói 'Ăn hai lần là không tốt.' Tôi nói 'Ăn một lần sao?' Ông ấy nói 'Ăn một lần là được.' Tôi bảo ông ấy 'Nửa chứng ngộ bị phá hoại.'

Và chứng ngộ không tới theo bộ phận. Hoặc nó tới toàn thể hoặc nó không tới. Nếu ăn hai lần một ngày là nguy hiểm thế thì một lần một ngày là nguy hiểm năm mươi phần trăm. Bạn có thể ăn ba lần một ngày, điều đó không tạo ra khác biệt. Tôi không nói ăn ba lần một ngày, vì nó sẽ không giúp bạn trở nên chứng ngộ. Nó không ảnh hưởng tới bạn, theo cách này hay cách nọ; nó là không liên quan.

Đừng mang những cái không liên quan vào trong tính tâm linh của bạn. Bằng không bạn sẽ trở nên bị ám ảnh với những thích thú kì cục. Và những thích thú kì cục đó là một loại không lành mạnh, rối loạn tâm thần.

Nhưng những người này trở thành mahatmas - Morarji Desai là một mahatma. Ông ấy không uống rượu nhưng ông ấy uống nước đái của ông ấy. Và điều đó là hoàn toàn tốt, điều đó giúp cho chứng ngộ. Ông ấy muốn mọi người uống nước tiểu của mình, điều đó dường như là chữa cho mọi bệnh của đất nước này. Tôi nghĩ đây là lúc ông ấy nên tốt nghiệp và đi tới tính mahatma tối thượng, ông ấy nên bắt đầu ăn ... của ông ấy. Và điều đó sẽ giải quyết vấn đề lương thực.

Mọi người chỉ trở thành những người dở hơi. Và điều đó đơn giản chỉ ra chứng loạn thần kinh nào đó, bệnh hoạn tâm lí nào đó là ở trong nó. Sáu mươi năm trước, ông ấy đã đi tới biết rằng một thanh niên, hoàn toàn say, đã thử cưỡng hiếp chị riêng của anh ta. Điều đó đã là đối kháng của ông ấy với rượu. Bây giờ điều này phải được hiểu. Ngay cả trong đối kháng của mình với rượu, bằng cách nào đó có dục tham gia vào. Và uống nước đái riêng của người ta... ông ấy cần phân tâm Freud. Phải có đè nén dục nào đó trong nó, bằng cách nào đó, nó là ám ảnh với tính dục. Và trong gần năm mươi năm, ông ấy đã cố vẫn còn vô dục. Bây giờ mối quan tâm quá mức này tạo ra mọi loại vấn đề. Không cái gì được giải quyết, nhiều vấn đề hơn được tạo ra. Nhưng mọi người sẽ nghĩ ông ấy là mahatma.

Tôi không thích bạn trở thành mahatma. Nếu bạn có thể trở thành con người hồn nhiên đơn giản, điều đó là nhiều hơn được yêu cầu. Ăn bất kì cái gì cho cảm giác thoải mái với bạn. Chăm nom thân thể, kính trọng thân thể. Kính trọng bạn ăn bao nhiêu, đừng làm quá nặng thân thể, vì điều đó là một loại giận dữ, bạo hành. Và bạo hành là tinh vi tới mức bạn phải quan sát nó. Khi một người liên tục nhồi vào bản thân mình, người đó là bạo hành với thân thể riêng của mình, người đó có tính phá huỷ. Hay người đó có thể liên tục nhịn ăn, thế thì người đó lại là bạo hành. Chỉ nhìn vào vấn đề của điều đó. Bạn có thể ăn quá nhiều và bạn có thể bạo hành, và bạn có thể nhịn ăn và bạn có thể bạo hành. Ăn hay nhịn không phải là vấn đề: Đừng bạo hành.

Yêu thân thể bạn, kính trọng thân thể bạn, nó là điện thờ của Thượng đế.

Nhưng rất dễ chuyển từ nhồi vào quá nhiều, sang nhịn ăn, vì tâm trí bao giờ cũng dễ dàng chuyển từ cực đoan này sang cực đoan khác, từ ám ảnh này sang ám ảnh khác. Đầu tiên bạn liên tục nhồi vào thân thể bạn và làm tổn thương nó, chất tải nó một cách không cần thiết. Thế rồi một ngày nào đó bạn quay lại chống điều đó, bạn trở thành kẻ thù của thân thể. Dường như đó đã là lỗi của thân thể. Thế rồi bạn bắt đầu nhịn ăn, và lần nữa bạn bắt đầu hành hạ thân thể bạn. Nhưng đó là bạo hành.

Và bạo hành là sâu trong con người tới mức bạn phải quan sát nó liên tục, bằng không nó sẽ tới từ cách khác nào đó.

Morarji Desai đi sang các nước khác - ông ấy chống lại tiêm chủng, bất kì loại tiêm chủng nào. Bây giờ điều này là bạo hành. Ông ấy có thể mang bệnh từ nước này sang nước khác và ông ấy có thể mang bệnh từ nước khác sang nước này. Nhưng ông ấy khăng khăng. Và ông ấy là người bất bạo hành, người đi theo lớn của Mahatma Gandhi. Nhưng đây là rất bạo hành, bất kính với mọi người. Bây giờ một người này có thể tạo ra vấn đề cho toàn thể đất nước. Thực ra ông ấy không nên được đón chào ở bất kì nước nào trên thế giới.

Người ta có thể trong bạo hành theo cách rất tinh vi.

Hãy theo dõi điều đó.

Nếu bạn không thích hành, điều đó hoàn toàn tốt, đừng ăn chúng. Nhưng bạn không cần kết án chúng. Và nếu những người khác thích chúng, bạn không cần nghĩ họ là phi tâm linh hay cái gì đó. Đừng trở thành tâm linh dễ dàng thế, đừng phụ thuộc vào những điều hư huyễn thế. Tính tâm linh chỉ có một vị và đó là nhận biết. Hành hay không hành, ớt hay không ớt, muối hay không muối. Tính tâm linh chỉ có một vị, vị của nhận biết. Bám lấy điều đó đi! Và đừng bị sao lãng bởi những thứ nhỏ bé.

Câu hỏi thứ ba:

Tôi cảm thấy rất vui sau bài nói buổi sáng của thầy và nhảy múa Sufi nhưng tôi không thể hoà hợp điều đó với khổ của những người tôi thấy khi tôi bước ra ngoài đạo tràng. Phải làm gì?

Nó có đó, khổ có đó. Nhưng không có nhu cầu hoà hợp. Toàn thể giáo huấn của tôi là hãy trở thành toàn bộ bất kì chỗ nào bạn ở. Khi nghe tôi, nếu bạn cảm thấy vui, cảm thấy vui một cách toàn bộ đi. Khi nhảy múa trong đạo tràng, tham gia vào điệu vũ Sufi hay thiền, nếu bạn cực lạc, hãy cực lạc toàn bộ đi. Khi bạn đi ra ngoài và khổ có đó và xấu có đó và người ăn xin có đó và nghèo nàn có đó và ốm bệnh có đó, hãy khổ toàn bộ ở đó.

Điều duy nhất cần nhớ là tính toàn bộ. Thấy người ăn xin, khóc đi. Nếu bạn có thể làm cái gì đó, làm đi. Nếu bạn không thể làm bất kì cái gì, bạn có thể cầm tay người đó, bạn có thể ngồi bên cạnh người đó. Bạn có thể cảm, bạn có thể quan sát. Và bạn có thể nhớ thường xuyên rằng bạn không được phép làm bất kì cái gì để làm cho mọi người trở thành nghèo.

Không có nhu cầu hoà hợp. Hoà hợp sẽ có nghĩa là bạn đã tìm ra cách an ủi bản thân bạn. Chẳng hạn, bạn có thể rơi vào lí thuyết nghiệp. Bạn có thể nói người này đang khổ vì nghiệp của người đó. Bây giờ bạn được hoà hợp, bây giờ bạn không cần lo nghĩ về nó, bạn không cần đi vào trong nó. Đây không phải là việc của bạn, người đó đang khổ từ nghiệp của người đó. Đó là điều người Ấn Độ đã từng làm suốt nhiều thời đại. Người nghèo đang khổ từ nghiệp của người đó, người đó phải khổ, người đó đã làm cái gì đó sai trong các kiếp quá khứ của người đó. Đây là trừng phạt; người đó không được phép làm những điều như vậy lần nữa. Thế thì bạn không còn bị quấy rối bởi nó, thế thì bạn nghĩ bạn không là một phần của khổ của người đó.

Không, tôi sẽ không nói điều đó. Chúng ta là mọi phần, chúng ta tất cả cùng nhau ở đây. Không người nào là hòn đảo, chúng ta làm ra một lục địa bao la. Chúng ta được tham gia vào lẫn nhau. Nếu bạn hạnh phúc, thế giới bao quanh bạn được tham gia vào hạnh phúc của bạn. Nếu bạn khổ, thế giới bao quanh bạn được tham gia vào khổ của bạn. Chúng ta không tách rời.

Cho nên khi bên ngoài thấy khổ, cảm thấy khổ đi. Tại sao nghĩ về hoà hợp? Không cái gì là sai trong việc là khổ, nếu bạn có thể nhớ chỉ một điều: thế thì khổ toàn bộ đi. Thế thì bên trong đạo tràng hay bên ngoài đạo tràng, bạn sẽ có một điều chung, đó là tính toàn bộ. Và đó là điều được cần. Khi bạn khóc, khóc một cách toàn bộ. Khi nước mắt tới với mắt bạn, thế thì đừng là kẻ keo kiệt, thế thì đừng kìm giữ chúng lại. Thế thÌ tuôn trào trong chúng, thế thì để chúng nắm toàn thể con người bạn, để chúng sở hữu bạn. Trong khi nhảy múa, nhảy múa bị sở hữu một cách toàn bộ, điên cuồng. Khi cười hãy cười. Nhưng là toàn bộ.

Một điều nữa: Ấn Độ và người Ấn Độ khổ bởi vì khái niệm ngu ngốc của họ. Cảm thấy tiếc cho họ. Suốt nhiều thời đại, cái gọi là những người tôn giáo đã từng thuyết giảng nghèo nàn. Đó là căn nguyên. Họ đã từng ca ngợi nghèo như bất kì cái gì, dường như nghèo là giá trị trong bản thân nó. Nghèo không là giá trị trong bản thân nó. Thiếu tiện nghi không là giá trị trong bản thân nó, bất tiện không là giá trị trong bản thân nó. Ốm, bệnh, không là giá trị. Nhưng suốt nhiều thời đại, cái gọi là các mahatma Ấn Độ đã từng thuyết giảng cho mọi người rằng nghèo có giá trị tâm linh. Nếu bạn nghèo, bạn là tâm linh, nếu bạn giầu, bạn là thiên về vật chất.

Đó là lí do tại sao người Ấn Độ liên tục nói rằng Mĩ là thiên vật chất. Vì họ giầu. Giầu và thiên vật chất là đồng nghĩa đối với tâm trí Ấn Độ. Và người Ấn Độ là tâm linh vì họ nghèo. Nghèo và tâm linh là đồng nghĩa. Điều này là ngớ ngẩn. Một người có thể nghèo và thiên về vật chất, và một người có thể giầu và có tính tôn giáo và tâm linh.

Theo tôi, người giầu có nhiều khả năng có tính tôn giáo hơn người nghèo. Người đó có khả năng đảm đương tôn giáo. Người nghèo thậm chí không thể nghĩ được về nó. Người nghèo nhất định là người thiên vật chất. Người giầu có khả năng thoát ra khỏi việc thiên về vật chất - vì người đó đã thấy tất cả nó, người đó đã trải nghiệm tất cả nó, và người đó đã đi tới nhận ra rằng nó không cho cái mà bạn đang tìm kiếm. Rằng nó không đáp ứng. Rằng đau tim vẫn còn đau. Rằng trống rỗng trong tâm linh vẫn còn như cũ - không giầu có nào có thể lấp đầy nó, không giầu có nào có thể cho bạn cảm giác hoàn thành và nở hoa. Chỉ người giầu mới có thể biết cái ngớ ngẩn của sự giầu. Người nghèo không thể biết được - người đó vẫn còn hi vọng, người đó vẫn có nhiều thứ để thu xếp.

Chỉ trong thế giới thực giầu, tôn giáo sẽ trở thành hiện tượng phổ cập. Trong thế giới nghèo tôn giáo duy nhất mà có thể có bất kì hấp dẫn nào chính là chủ nghĩa cộng sản. Không tôn giáo nào khác có thể có bất kì hấp dẫn khác.

Nếu bạn nhìn sâu xuống trong tâm trí Ấn Độ, bạn sẽ thấy nó tuyệt đối thiên về vật chất. Tôi đã từng theo dõi, quan sát, nó là một trong những tâm trí thiên vật chất nhất trên thế giới. Lí do là nghèo của nó. Nhưng vấn đề là ở chỗ toàn thể di sản kế thừa hỗ trợ cho nghèo, toàn thể di sản kế thừa đã từng ca ngợi nghèo. Đó là lí do tại sao tôi là người ngoài ở đây, người lạ. Có kẽ nứt giữa tôi và tâm trí Ấn Độ, vì tôi không hỗ trợ cho di sản kế thừa của nó. Tôi không thể hỗ trợ cho nó. Tôi không bạo hành - làm sao tôi có thể hỗ trợ cho di sản kế thừa của tâm trí Ấn Độ? Chính di sản kế thừa này đã làm cho tâm trí Ấn Độ thành nghèo nàn. Tôi chống lại quá khứ của người Ấn Độ, tôi muốn người Ấn Độ bỏ toàn thể quá khứ của mình. Và chừng nào tâm thức Ấn Độ chưa được tự do khỏi quá khứ của nó, nghèo nàn sẽ vẫn còn đó, khổ sẽ vẫn còn đó.

Cho nên điều duy nhất mà bạn thực sự có thể làm là giúp mọi người hiểu rằng họ phải gạt bỏ quá khứ của họ. Toàn thể thái độ ương ngạnh của họ đã trở thành việc giam cầm họ. Nếu bạn chống lại giầu có, bạn sẽ không tạo ra giầu có, hiển nhiên. Nếu bạn chống lại giầu có, bạn sẽ không tạo ra công nghệ mà có thể làm ra giầu có. Nếu bạn chống lại của cải, bạn có thể ham muốn sâu bên dưới là giầu có nhưng chính thái độ của bạn sẽ ngăn cản bạn. Bạn sẽ liên tục làm mọi thứ mà sẽ giữ cho bạn nghèo. Và vấn đề là, nếu bạn hỗ trợ di sản kế thừa của tâm trí Ấn Độ, thế thì bạn hỗ trợ cho nghèo nàn của tâm trí đó. Và tâm trí Ấn Độ sẽ đi theo bạn.

Bây giờ nhìn - Morarji Desai liên tục nói rằng cách duy nhất để ngăn cản bùng nổ dân số là dạy mọi người vô dục. Không kiểm soát sinh đẻ - mà vô dục. Bây giờ, qua vô dục bùng nổ dân số không thể được ngăn cản. Nhưng điều này hấp dẫn tâm trí Ấn Độ. Tâm trí Ấn Độ sẽ nói 'Điều này là đúng.' Vì hỗ trợ có đó trong mọi kinh sách cho vô dục, brahmacharya.

Họ nhất định chống lại tôi. Tôi hỗ trợ cho kiểm soát sinh đẻ, tôi hỗ trợ cho phá thai, họ nhất định chống lại tôi. Phá thai sao? Người tâm linh không thể hỗ trợ phá thai. Mọi người tới tôi và họ nói, tôi hỗ trợ phá thai sao? Tôi hỗ trợ giết người sao? Phá thai là giết người. Tôi nói với họ: Ông biết hồn là bất tử. Vậy làm sao việc giết người có thể xảy ra được? Ông đã quên Krishna và Bhagavad Gita của ông ấy sao? Ông ấy nói với Arjuna 'Ông có thể giết tất cả những người này, không ai đã bao giờ bị giết. Vì hồn là bất tử.'

Bây giờ, nếu tôi hỗ trợ phá thai, nếu tôi hỗ trợ kiểm soát sinh đẻ, tôi là không tâm linh. Hiển nhiên tôi không rồi, theo định nghĩa của họ. Không phải ngẫu nhiên mà tâm trí Ấn Độ cảm thấy đối kháng với tôi. Điều rất đơn giản cho tôi là không đối kháng với họ, nhưng thế thì tôi sẽ là kẻ thù của họ. Bạn thấy điều ngược đời không? Vấn đề là, nếu tôi yêu họ, tôi phải đối kháng với họ. Nhưng thế thì họ sẽ không tới tôi. Nếu tôi không yêu họ, thế thì tôi có thể liên tục hỗ trợ cho các ý tưởng của họ. Thế thì họ sẽ tới cả nghìn - cả triệu sẽ tới. Nhưng thế thì tôi sẽ là kẻ thù của họ. Thế thì tôi sẽ giữ cái nghèo của họ, khổ của họ, cái xấu của họ.

Cho nên tôi biết, khi bạn đi ra ngoài, bạn phải đối diện với thế giới xấu xí. Bất kì cái gì bạn có thể làm, làm đi. Nếu bạn không thể làm được bất kì cái gì, bạn có thể kêu và khóc, bạn có thể giúp mọi người. Đó là thông điệp của tôi cho các sannyasin của tôi: Bao giờ cũng đi tới rễ. Tôi không nói với bạn cho người ăn xin chút tiền, vì điều đó sẽ không giúp ích. Tiền đã được cho suốt nhiều thời đại, điều đó đã không giúp đỡ. Thực ra điều đó đã làm cho việc ăn xin được bắt rễ trong đất. Tôi không nói cho người ăn xin tiền, tôi không nói không cho người ăn xin tiền, điều đó là không liên quan. Dù bạn cho hay không, điều đó sẽ không giúp ích. Cho tiền có thể giúp bạn. Mm? Bạn sẽ thấy hoà hợp, bạn đã làm cái gì đó. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Bạn có thể đi tới Blue Diamond và ngủ, cảm thấy thanh thản, thánh thiện, linh thiêng, rằng bạn đã làm cái gì đó. Nhưng điều đó không giúp ích.

Và tôi không nói đừng cho tiền. Nhưng nhớ, điều đó sẽ không giúp ích. Nếu bạn cảm thấy thoải mái thì hoàn toàn tốt để cảm thấy thoải mái.

Nhưng điều thực mà sẽ giúp ích là người đã chứng ngộ. Giúp họ thấy tại sao họ khổ. Họ đã làm ra tôn giáo từ nghèo. Không phải vì nghiệp quá khứ của họ mà họ đang khổ, chính bởi vì các triết lí quá khứ của họ mà họ đang khổ. Không phải là trong kiếp sống quá khứ của họ, họ đã phạm phải giết người và tự tử và cướp bóc cho nên họ khổ. Nó đơn giản là toàn thể quá khứ của họ, họ đã được dạy về nghèo. Nghèo đã trở nên được ca ngợi nhiều thế.

Mm? Những câu hỏi đó tới tôi. Mới hôm nọ đã có một câu hỏi: Tại sao tôi đi xe Impala? Tôi cũng nghĩ về điều đó - tại sao tôi đi xe Impala? Vì tôi không có xe Rolls Royce, đó là lí do tại sao. Tôi hiểu, bạn cảm cho tôi...

Nhưng toàn thể cách tiếp cận của tôi là khác với cái gọi là tâm trí tâm linh. Nó không là tâm linh với tôi. Sự sống phải được sống đẹp nhất có thể. Và nghèo không phải là giá trị, và bất tiện không phải là tính tâm linh.

Nhưng đây là vấn đề. Những người là nghèo sẽ thích thấy tôi cũng trong cùng sự thiếu tiện nghi. Thế thì họ sẽ cảm thấy hài lòng. Và nếu tôi trong cùng sự thiếu tiện nghi, một cách tự nhiên, tôi phải ca ngợi sự thiếu tiện nghi. Đó là cách duy nhất để vẫn còn trong thiếu tiện nghi, bạn phải ca ngợi nó. Bạn phải làm nhiều về nó, rằng bạn đang làm cái gì đó lớn lao.

Nếu bạn có vẻ mạnh khoẻ, nếu bạn có vẻ đẹp, nếu bạn có vẻ duyên dáng, nếu bạn sống cuộc sống tự nhiên, thế thì mọi người không hài lòng. Thế thì bạn đang làm gì? Thế thì bạn là người bình thường. Để tôi nhắc lại: Hoàn toàn bình thường chính là tâm linh. Hoàn toàn bình thường là nghĩa của tính tâm linh với tôi. Cố là phi thường là hành trình bản ngã. Làm sao bạn xoay xở nó, đó là chuyện khác, nhưng cố là phi thường là trên hành trình bản ngã.

Thảnh thơi đi. Ở đây, cảm thấy vui vẻ như bạn có thể cảm. Tôi đang cố tạo ra một thế giới thay thế, một thế giới nhỏ. Nhưng bên ngoài cổng, thế giới cũ tồn tại. Bạn sẽ đi ra đó và bạn sẽ phải đương đầu với nó. Và thực ra khi bạn thực sự bắt đầu cảm thấy vui vẻ, thế thì bạn thấy khổ nhiều hơn, vì tương phản tồn tại. Bình thường bạn có thể không nhận biết về khổ. Người Ấn Độ không nhận biết mấy về khổ. Họ đã sống trong nó, họ quen thuộc với nó. Khi người phương Tây đến, họ cảm thấy nó nhiều hơn.

Tôi nghe lỏm hai du khách Mĩ tại sân bay Santa Cruz của Bombay. Và một người nói với người kia 'Trông kìa! Họ có bánh mì nữa.' Họ ắt đã nghĩ rằng Ấn Độ nghèo tới mức không bánh mì, không bơ, không cái gì. Ông ta ngạc nhiên khi thấy bánh mì. 'Trông kìa! Họ có bánh mì nữa.'

Khi bạn tới từ phương Tây, từ những xã hội giầu có, điều tự nhiên với bạn là trở nên nhận biết hơn về nghèo, về xuống cấp mà xã hội này tồn tại trong đó. Và thế rồi bạn tới tôi, và ở đây toàn thể nỗ lực là để tạo ra bầu khí hậu của mở hội. Thế thì bạn bắt đầu cảm thấy rất vui, tuôn chảy. Với niềm vui đó, và với tâm thức phương Tây của bạn, chuyển ra ngoài là khó, tôi hiểu. Mọi thứ gây tổn thương, mọi thứ là chướng mắt.

Nhưng hoà giải là không thể được. Chúng ta phải chấp nhận nó. Điều duy nhất có thể là, cảm đi. Cảm cái khổ. Và giúp mọi người gạt bỏ quá khứ độc nguy hiểm của họ. Chỉ thế thì, một ngày nào đó, có khả năng rằng mọi người sẽ không khổ thế.

Câu hỏi thứ ba:

Làm sao để thấy cái gì là ý định của tôi và ý định của Thượng đế?

Có câu ngạn ngữ Trung Quốc: Con người là con rối khi người đó hành động, là nhà thơ khi người đó mô tả. Mọi điều bạn nghĩ là tự do của bạn thì không là gì ngoài thơ ca của bạn. Người vô ý thức không thể tự do, không thể có bất kì tự do nào. Tự do tới như kết quả của ý thức, tự do là chức năng của ý thức. Người vô ý thức tồn tại như cái máy, như robot. Bạn có thể không biết, nhưng bạn liên tục vận hành như robot.

Ai đó lăng mạ bạn và giận nảy sinh. Nó gần giống như khi bạn nhấn nút và quạt bắt đầu quay. Ai đó nhấn nút và bạn trở nên giận. Đây là loại tự do gì vậy? Bạn không có bất kì chọn lựa nào, là giận hay không giận. Nếu chọn lựa không có đó, không có tự do. Tự do nghĩa là tự do chọn lựa - bạn có thể quyết định liệu giận hay không, thế thì bạn tự do. Nhưng bạn có thể quyết định được không? Nhiều nhất bạn có thể quyết định để biểu lộ giận của bạn hay không - đó là chuyện khác. Nhưng giận hay không giận, bạn có bất kì quyết định nào về nó không, có bất kì chọn lựa nào về nó không?

Khoảnh khắc ai đó nhấn nút bạn, bạn giận ngay lập tức, không một khoảnh khắc bị mất. Bạn có thể không biểu lộ điều đó, đấy là chuyện khác. Bạn có thể kiểm soát, đè nén, đó là chuyện khác. Nhưng giận đã nhoáng lên trong con người bạn. Và về điều đó, bạn đã không có chọn lựa. Bạn vận hành như cái máy.

Chuyện ngụ ngôn:

Ngày xưa có một thanh nam châm, và trong khu lân cận gần nó một số hạt mạt giũa sống. Một hôm hai hay ba hạt mạt giũa cảm thấy một ham muốn bất thần để đi và tới thăm thanh nam châm, và chúng bắt đầu nói về làm điều đó thì vui thích làm sao. Những hạt mạt giũa khác lân cận nghe thấy đối thoại của chúng, và lũ này cũng trở nên bị tiêm nhiễm với cùng ham muốn. Rồi các hạt mạt giũa khác gia nhập với chúng, cho tới khi cuối cùng tất cả bọn hạt mạt giũa bắt đầu thảo luận vấn đề này, và mỗi lúc ham muốn mơ hồ của chúng tăng trưởng thành thôi thúc.

'Sao không đi hôm nay?' một trong chúng nói; nhưng lũ khác có ý kiến rằng tốt hơn cả là đợi đến mai.

Trong khi đó, không có việc để ý của chúng tới điều đó, chúng đã không chủ tâm tiến lại gần thanh nam châm hơn, nó vẫn nằm đó yên tĩnh hoàn toàn, rõ ràng chẳng để ý gì tới chúng. Và do vậy chúng tiếp tục thảo luận, mọi lúc lôi kéo một cách không cảm thấy được tới gần hơn người hàng xóm của chúng. Và chúng càng nói, chúng càng cảm thấy thôi thúc trở nên mạnh hơn, cho tới khi nhiều hạt mạt giũa nóng lòng đã tuyên bố rằng chúng sẽ đi vào ngày đó, dù số còn lại làm bất kì cái gì. Một số hạt được nghe nói chính nghĩa vụ của chúng là tới thăm thanh nam châm, và rằng chúng đáng lẽ phải đi từ lâu rồi.

Và trong khi chúng nói chuyện, chúng bao giờ cũng chuyển tới mỗi lúc một gần hơn, mà không nhận ra rằng chúng đã di chuyển. Thế rồi cuối cùng những hạt nóng vội chiếm số đông, và với một thôi thúc không cưỡng lại được toàn thể nhóm kêu lên 'Không cần chờ đợi. Chúng ta sẽ đi hôm nay. Chúng ta sẽ đi bây giờ. Chúng ta sẽ đi ngay lập tức.' Và thế rồi trong đám đông nhất trí chúng cuốn đi, và trong chuyển động khác chúng bám chắc vào thanh nam châm ở mọi phía.

Thế rồi thanh nam châm mỉm cười - vì các hạt mạt giũa đã không có hoài nghi chút nào ngoài điều chúng đã đến thăm theo ý định tự do riêng của chúng.

Vô ý thức, bạn không có bất kì ý định nào. Vô ý thức, bạn không có bất kì tự do nào. Cho nên đừng nghĩ về điều đó. Bạn hỏi, Làm sao thấy được cái gì là ý định của tôi và ý định của Thượng đế? Bạn chẳng có ý định nào. Thượng đế là thanh nam châm và bạn là hạt mạt giũa.

Nhưng bạn liên tục tin rằng bạn có ý định của bạn, bạn liên tục tin rằng đây là chọn lựa của bạn. Rằng bạn đã chọn người đàn bà này là vợ bạn. Nghĩ lại về điều đó đi, nhớ chuyện ngụ ngôn này. Bạn đã chọn người đàn bà này sao? Hay nó chỉ là ngẫu nhiên? Bạn đã chọn sao? Thực sự có bất kì chọn lựa nào trong nó không? Hay bạn đã là nạn nhân của sự thôi thúc nào đó có tên là yêu? Liệu có thể cho bạn không chọn không? Nó có là quyết định của bạn không? Thế thì bạn sẽ thấy rằng nó đã không là vậy. Bất kì cái gì đã xảy ra trong đời bạn, đều đã xảy ra nhiều ít một cách ngẫu nhiên. Và đừng cười vào những hạt mạt giũa này - đó là tình huống của nhân loại.

Nhưng bạn có thể vượt lên trên vô ý thức của bạn. Thế thì bạn sẽ có ý định. Nhưng bạn sẽ không ở đó, bạn sẽ biến mất. Vì trong ý thức, bạn không thể vẫn còn lại, bạn có thể còn lại chỉ trong vô ý thức. Bây giờ để tôi làm cho điều đó thành rõ ràng: Khi bạn hiện hữu, bạn không có ý định. Trong vô ý thức bản ngã tồn tại nhưng không có ý định. Trong ý thức, ý định tồn tại nhưng bản ngã biến mất. Thế thì không có vấn đề hỏi '...ý định của tôi và ý định của Thượng đế?' Thế thì không có phân biệt giữa bạn và Thượng đế. Bạn là Thượng đế và Thượng đế là bạn.

Toàn thể vấn đề có thể được thu lại thành một điều đơn giản là: có ý thức hay không có ý thức.

Con người vô ý thức tồn tại không có bất kì ý định nào. Người đó chỉ mơ rằng người đó có ý định. Với ý thức, bản ngã bắt đầu biến mất về mặt này, ở mặt khác ý định, sẽ nảy sinh. Nhưng nó sẽ không là ý định của bạn, nó bao giờ cũng là ý định của Thượng đế. Thế thì khác biệt giữa người vô ý thức và người có ý thức là gì? Khác biệt là, nó bao giờ cũng là ý định của Thượng đế - người vô ý thức nghĩ 'Đó là ý định của tôi' còn người có ý thức biết 'Mình không hiện hữu, chỉ Thượng đế hiện hữu.'

Câu hỏi thứ năm:

Osho ơi, liệu có thể trở thành ngu bởi việc ở đây trong một thời gian lâu hơn không? Đôi khi tôi cảm thấy thiếu logic trong tâm trí tôi.

Vidya, điều đó không chỉ là có thể, nó là chắc chắn. Bạn sẽ trở thành người ngu. Nhưng tính ngu có trí huệ riêng của nó. Bạn sẽ trở thành người ngu và trí huệ cùng nhau. Cái gọi là người khôn, người không bao giờ ngu không phải là trí huệ thực. Vì trí huệ là ngược đời. Trí huệ không chỉ là nghiêm chỉnh, nó là vui đùa nữa. Và tính ngu là vui đùa. Trí huệ không chỉ là tri thức trí tuệ, nó là mở hội sự tồn tại. Trí huệ không phải là của não bộ - nó không phải là của cái đầu, nó là của con người toàn bộ. Và con người toàn bộ có xúc động, cảm tính, tình cảm. Và con người toàn bộ là lớn hơn nhiều so với trí tuệ nhỏ bé đáng thương.

Và bất kì cái gì đi ra ngoài trí tuệ, trí tuệ nói là ngu xuẩn: Cẩn thận - không đi, không lấy bước tiếp, bằng không mình sẽ trở thành người ngu. Cho nên mọi người vẫn còn bị giới hạn trong trí tuệ. Họ vẫn còn am tường nhưng họ không bao giờ trở thành trí huệ.

Người trí huệ có tính chơi đùa. Người đó có thể đảm đương là ngu xuẩn, người đó tin cậy nhiều thế với sự sống. Người đó không có nhu cầu chứng minh bản thân mình rằng bao giờ cũng trí huệ, người đó không có nhu cầu thuyết phục người khác rằng 'Tôi bao giờ cũng trí huệ.' Nhu cầu đó tồn tại chỉ bởi vì bạn sợ cái ngu của bạn. Người trí huệ thực là người thảnh thơi. Vâng, người đó có thể chơi như người ngu, người đó có thể cười như người ngu.

Nghĩ về Christ, nghĩ về Lão Tử, nghĩ về Bồ đề đạt ma mà xem. Những người này là người trí huệ thực sự, nhưng họ có thể hành động một cách ngu xuẩn. Lão Tử đã nói 'Mọi người dường như là khôn thế, ngoại trừ ta.' Và ông ấy là người trí huệ. Lão Tử nói 'Mọi người dường như là tự tin thế còn ta do dự thế. Mọi người dường như rõ ràng thế về sự sống. Còn ta mờ mịt thế, bị bao quanh bởi mây.'

Ông ấy đang nói gì? Ông ấy đang nói sáng tỏ đó mà không có mây trong nó là sáng tỏ nghèo nàn. Vì nó sẽ không có bất kì bí ẩn nào trong nó. Không có sương mù làm sao bạn có thể có điều bí ẩn? Nó sẽ là phẳng, bề mặt, hổng hoác, nó sẽ không có bất kì chiều sâu nào.

Bạn đã không nghe nói về nó sao, rằng vào thời cổ đại, mọi triều đình của vua thường có một anh hề? Bởi lí do nào đó - để cho anh hề giữ cân bằng. Bằng không mọi tể tướng và thừa tướng là am tường thế, họ sẽ tạo ra thiên lệch. Anh hề được cần tới, anh hề hoàn hảo được cần tới. Và anh hề là điều phải có. Nếu các chính phủ hiện đại hành xử ngu xuẩn, lí do là, anh hề đã biến mất. Jimmy Carter cần một anh hề ở đó trong chính phủ, một phòng đặc biệt dành cho anh hề phải có đó - người có thể mang mọi người tới tiếng cười, người có thể giải toả sự nghiêm chỉnh, người có thể làm bạn như trẻ con. Ai có thể làm bạn nhận biết về điều bí ẩn của sự sống, rằng nó không phải là vấn đề để được giải mà là điều bí ẩn để được sống.

Có câu chuyện nổi tiếng về Mulla Nasruddin. Hoàng đế đang nói với anh ta, và hoàng đế nói 'Ta đã quyết định phá huỷ mọi điều phi chân lí khỏi đất nước của ta.' Nasruddin cười. Hoàng đế nói 'Sao ngươi cười?' Nasruddin nói 'Điều này là ngu xuẩn. Không ai có thể phá huỷ được phi chân lí, vì phi chân lí và chân lí tồn tại cùng nhau. Nếu bệ hạ phá huỷ phi chân lí, chân lí sẽ bị phá huỷ, thưa bệ hạ. Chúng giống như ngày và đêm.'

Nhưng vua là nhà logic. Ông ấy nói 'Ngươi nói cái vô nghĩa gì vậy! Chúng không tồn tại cùng nhau. Chân lí chống lại phi chân lí, chúng là kẻ thù. Và ta đã quyết định, và ngươi sẽ thấy rằng ta sẽ phá huỷ phi chân lí. Từ sáng mai, mọi ngày ta sẽ treo cổ một người bị thấy là nói dối. Người đó sẽ bị treo cổ ở bãi chợ để cho cả kinh thành biết. Và mọi ngày một người sẽ bị treo cổ, để cho mọi người trở nên sợ hãi.'

Nasruddin hỏi 'Bệ hạ đi đâu để tìm ra người đó?' Nhà vua nói 'Tại cổng thành. Ta sẽ ở đó tại cổng thành và nếu bất kì ai nói dối, lập tức người đó sẽ bị bắt.' Nasruddin nói 'Thế thì thần sẽ gặp bệ hạ ngày mai ở cổng thành.'

Và người đầu tiên đi vào là Nasruddin trên con lừa của anh ta. Và nhà vua hỏi 'Nasruddin, ngươi đi đâu?' Anh ta nói 'Tới giá treo cổ.'

Bây giờ anh ta tạo ra vấn đề. Nếu bạn cho anh ta tới giá treo cổ, anh ta đã khẳng định sự thực và người thực đã bị giết. Nếu bạn không cho anh ta tới giá treo cổ thế thì anh ta đã khẳng định là người nói dối, nhưng bạn... Bây giờ phải làm gì?

Và Nasruddin nói 'Thần ở đây, tâu bệ hạ. Bây giờ làm bất kì điều gì bệ hạ muốn. Thần sẽ đi tới giá treo cổ!'

Nhà vua cúi mình. Ông ấy nói 'Người là đúng. Sự sống là bao la thế, logic không thể chứa được nó.'

Vidya, đừng sợ. Là người ngu đi, và một loại trí huệ mới toàn bộ sẽ nảy sinh ra từ nó mà chỉ tới với người ngu. Logic trong bản thân nó không phải là logic lắm, một mình lí trí không phải là hợp lí lắm. Lí trí phải có không gian nào đó cho phi lí, và logic phải có không gian nào đó cho yêu. Và sự nghiêm chỉnh của bạn phải được tô mầu bởi vui đùa. Thế thì bạn có sự hiện hữu toàn bộ của bạn. Thế thì bạn là tối và sáng và mùa hè và mùa đông, sống và chết.

Tính toàn bộ đó mang tới niềm vui.

Câu hỏi thứ sáu:

Nếu, như thầy nói, người ta chịu trách nhiệm cho bản thân người ta, và không con đường nào là cần thiết, tại sao cần các sannyasin mặc đồng phục mầu sắc, đeo mala với hình của thầy và mang cái tên do thầy chọn?

Câu hỏi này là từ Lawrence Melkin.

Không có con đường. Nếu bạn hiểu điều đó, không có nhu cầu để đi bất kì con đường nào, kể cả con đường của tôi. Nhưng nếu bạn không hiểu điều đó, nếu khải lộ đó không làm cho bạn chứng ngộ ngay lập tức, tôi sẵn sàng làm cho bạn chứng ngộ ngay bây giờ. Nhưng bạn nói 'Đợi đã, thưa thầy. Tôi không sẵn sàng ngay bây giờ. Để mai.' Thế thì bạn sẽ phải trở thành sannyasin. Và thế thì toàn thể điều vô nghĩa theo sau.

Nó là trách nhiệm của bạn. Tôi sẵn sàng làm cho bạn chứng ngộ chính khoảnh khắc này, vô điều kiện. Thế thì không có nhu cầu về đổi tên và không cần mala và không cần quần áo mầu cam. Nhưng bạn nói 'Mai đi - không hôm nay. Ngày kia vậy - không hôm nay, không ngay bây giờ.' Thế thì tôi gợi ý: Trở thành sannyasin. Và khi bạn trở thành sannyasin thế thì toàn thể câu thần chú. Nhưng đây là quyết định của bạn. Tôi đã sẵn sàng tuyên bố bạn chứng ngộ nhưng bạn nói 'Dạ không thưa thầy, tôi muốn trở thành sannyasin. Tôi muốn đi theo con đường. Tôi không muốn trở nên chứng ngộ ngay bây giờ.'

Thế thì điều đó là hoàn toàn được. Thế thì tôi cho bạn con đường. Nó chỉ để an ủi bạn thôi, nó là trò chơi. Ngày bạn sẽ hiểu ra, sẽ không có nhu cầu - không cần bất kì cái gì. Nhưng những người đã không nhận tính chất sannyas không nên bắt đầu nghĩ rằng họ được chứng ngộ. Những người đã không nhận tính chất sannyas không nên bắt đầu nghĩ 'Vậy, tốt - tốt rằng chúng ta đã chưa nhận nó.' Nhưng thế thì bạn phải trở nên chứng ngộ chính khoảnh khắc này. Nếu bạn không trở nên chứng ngộ và không trở thành sannyasin, thế thì bạn vẫn còn ở bất kì chỗ nào bạn đang ở, dù bạn là bất kì ai.

Tính chất sannyas là chiếc cầu. Cầu không là mục đích. Tính chất sannyas là phương tiện, phương tiện không là mục đích. Trở thành sannyasin là tốt hơn không trở thành như vậy. Nhưng nếu bạn có thể thu được nhiều đam mê và lửa tới mức bạn có thể cháy trong một khoảnh khắc, tới mức bạn có thể trở nên bắt lửa trong một khoảnh khắc, ngay lập tức - thế thì không cần tính chất sannyas hay bất kì cái gì.

Và hơn nữa, tôi là người mâu thuẫn. Tôi là người ngược đời. Hôm nay tôi nói cái gì đó, hôm khác tôi nói chính điều đối lập. Đó là cách của tôi để phá huỷ tâm trí của bạn. Một mặt tôi nói không có con đường. Và mọi tối tôi cho bạn con đường. Một mặt tôi nói không có nhu cầu về bất kì việc thuộc vào bất kì cái gì, vào bất kì nhà thờ nào. Mọi tối tôi cho bạn đi vào trong nhà thờ. Lí do là ở chỗ tôi muốn bạn tới ngày càng gần tôi hơi. Bạn càng gần hơn, khả năng hiểu tính tức khắc của chứng ngộ càng nhiều hơn. Bạn càng ở xa hơn, càng khó hiểu nó hơn.

Tâm trí con người làm việc một cách logic. Thế thì qua logic, tính dần dần là tự nhiên. Bạn nói 'Một ngày nào đó chúng ta sẽ làm cái gì đó, ngày khác làm cái gì đó thêm, và thế rồi thêm nữa, từng bước một.' Bạn nghĩ, qua logic, dường như sự sống là chiếc thang - 'Cho nên chúng ta sẽ đi một bậc, bậc khác, bậc khác nữa, theo cách đó.' Nhưng sự sống không phải là chiếc thang, nó là vực thẳm. Và bạn không cần bước chầm chậm, dần dần. Bạn có thể lấy cú nhảy, cú nhảy lượng tử. Một bước là đủ nếu bạn lấy cú nhảy. Công việc còn lại sẽ được làm bởi sự hấp dẫn, bạn không cần làm bất kì cái gì khác.

Cho nên tôi liên tục làm sáng cho bạn mọi tối. Vài người trở nên chứng ngộ, ít nhất cho khoảnh khắc này. Họ quên bên ngoài cổng - đó là vấn đề của họ. Lần nữa tôi phải làm cho họ được chứng ngộ, họ lại quên, tôi phải làm cho họ chứng ngộ lần nữa. Tôi sẽ liên tục gõ búa lên bạn rằng bạn được chứng ngộ, rằng bạn chưa bao giờ là khác hơn cả. Một ngày nào đó trong khoảnh khắc chín muồi nào đó, bạn có thể có khả năng nghe thấy nó.

Thế thì chủ định của tính chất sannyas là gì? Chủ định của tính chất sannyas là để cho bạn có thể liên tục treo quanh tôi cho khoảnh khắc đúng đó, cho khoảnh khắc chín muồi đó, khi một tiếng hét từ tôi hay chỉ cái nhìn vào mắt bạn hay chỉ cái chạm của tay tôi sẽ mang bạn trở lại bản thân bạn.

Câu hỏi thứ bẩy:

Tại sao mọi người sợ được yêu thế?

Krishna Gopa đã hỏi nó.

Mọi người sợ được yêu đấy. Vì yêu mang tới khổ, yêu mang tới giả dối. Yêu mang tới giam cầm, yêu mang tới sự nô lệ, yêu phá huỷ tự do. Đó là lí do tại sao mọi người sợ.

Và mọi người không thể vẫn còn đấy mà không có yêu, vì yêu là chất nuôi dưỡng cần thiết nữa. Cho nên họ khao khát yêu, họ ham muốn được yêu và yêu. Họ không thể vẫn còn một mình. Nhưng khoảnh khắc họ gặp người này, người kia - đàn bà, đàn ông - họ cũng trở nên kinh hãi nữa. Vì họ biết bây giờ họ đang đi vào nhà giam.

Vì yêu còn chưa là vô điều kiện, đó là lí do tại sao mọi người sợ yêu. Và bởi vì yêu mang tới nhiều thoả hiệp thế. Họ phải thoả hiệp nhiều tới mức họ gần như đánh mất mặt nguyên bản của họ. Đó là lí do tại sao mọi người sợ. Và họ không thể vẫn còn lại mà không có nó nữa, vì nó là chất nuôi dưỡng cần thiết cho hồn. Thực ra vì nó là chất nuôi dưỡng cần thiết của hồn, đó là lí do tại sao mọi người đã học khai thác nó. Nếu nó mà không là sự cần thiết thế, chắc đã không có khai thác. Yêu là sự cần thiết tới mức bạn có thể khai thác nó, bạn có thể làm ra điều kiện. Bạn có thể nói 'Anh sẽ yêu em chỉ nếu em làm điều này. Anh sẽ yêu em chỉ nếu em sẽ yêu mình anh thôi và không ai khác, không bao giờ. Và anh sẽ yêu em chỉ nếu em chấp nhận điều kiện của anh.'

Đây là những điều kiện. Và người đói nhất định chấp nhận các điều kiện. Người đó bắt đầu nói dối, người đó bắt đầu chơi trò chơi, người đó bắt đầu là rởm. Người đó bắt đầu làm mọi điều mà người đó không bao giờ muốn làm, và người đó dừng làm những điều mà người đó bao giờ cũng muốn làm. Và thế rồi sớm hay muộn người đó nghĩ cái giá phải trả cho yêu là quá nhiều, tốt hơn cả là không trong yêu, tốt hơn cả là ở một mình.

Cho nên mọi người liên tục chuyển từ một mình sang yêu, từ yêu sang một mình. Khi họ một mình, cơn đói được cảm thấy. Khi họ ở cùng nhau, cái xấu của nó được cảm thấy.

Tôi đã nghe:

Linh mục già mòn mỏi tới Cõi trời trước Thánh Peter: 'Không còn phụng sự nữa. Cuối cùng là nghỉ.'

Thánh Peter: 'Chọn cho bản thân ông đám mây mềm nhất, và ngủ. Ông đã kiếm được nghỉ ngơi của ông.'

Với một cái thở dài linh mục co bản thân mình vào trong mây Cõi trời mịn như len và ngủ gà ngủ gật. Nhưng thế rồi không có nghỉ ngơi thực. Thỉnh thoảng, những cái chuông nhỏ rung lên và đánh thức ông ấy. Sau vài giờ, trong trạng thái thần kinh toàn bộ, ông ấy thức dậy ra khỏi đám mây của mình, chạy bổ tới Thánh Peter và phàn nàn: 'Ông ngụ ý gì bởi tôi có thể nghỉ ngơi? Đây là địa ngục. Nghe những cái chuông the thé đó, rung lên mọi khi tôi vừa mới rơi vào giấc ngủ!'

'Ồ, tôi lấy làm tiếc, nhưng tôi không thể làm gì về điều đó. Ông sẽ quen với nó thôi. Chúng chỉ là một phần của hệ thống đăng kí bất kì khi nào lời nói dối nghiêm trọng được nói xuống Thế gian. Giờ ông biết đấy, chúng sẽ không làm bận tâm ông thêm nữa. Ngủ ngon vào.'

Và chắc như địa ngục, lời của Peter đã trở thành đúng. Sau khi xa lánh đám mây của mình, linh mục rơi vào trong giấc ngủ say.

Nhưng thế rồi đến nửa đêm ông ấy nhảy dựng với tiếng la, ôm đầu, phát điên trong một giây. Hàng nghìn cái chuông rung lên khắp xung quanh với tiếng ồn như sấm. 'Peter, Peter, cứu tôi với. Cái gì đang xảy ra?' Peter đã ở đó và bịt tai ông linh mục đáng thương bằng bàn tay yêu thương của mình. 'Con người đáng thương, đây là giờ mà những người yêu gặp gỡ và nói những điều đẹp đẽ cho nhau.'

Yêu mang tới cả nghìn lẻ một giả dối trong sự sống. Nó làm bẽ mặt. Người ta cảm thấy bị giam cầm, bị tù đầy, bị tổn thương. Người ta cảm thấy bị tê liệt, bị què quặt. Người ta cảm thấy bị xiềng xích theo cả nghìn lẻ một cách. Đó là lí do tại sao, Gopa, mọi người sợ yêu.

Một trong các thông điệp cơ bản của tôi cho bạn là: Đừng bao giờ khai thác yêu. Điều đó sẽ là cách mạng tôn giáo lớn trong cuộc đời bạn. Đừng bao giờ khai thác yêu. Nếu ai đó yêu bạn, đừng mang bất kì điều kiện nào cho nó. Nếu bạn yêu ai đó, đừng làm người đó thành què quặt. Để yêu của bạn trở thành rộng rãi. Cho người kia nhiều không gian hơn người đó đã có khi người đó một mình. Cho người đó sự nuôi dưỡng. Nhưng không đầu độc nuôi dưỡng của người đó, không sở hữu người đó. Để người đó tự do. Nhiều tự do hơn người đó đã từng là. Và thế thì yêu phát triển trong thân thiết sâu sắc.

Khi yêu đem tới tự do, thế thì yêu đi sâu nhất. Khi yêu làm cho người khác cảm thấy được kính trọng, không bị mất mặt, không bị phá huỷ mà được nâng cao. Khi yêu cho cảm thấy việc nuôi dưỡng, giải thoát, thế thì yêu đi sâu nhất. Thế thì yêu trở thành lời cầu nguyện. Nó trở thành cực điểm, kinh nghiệm tối thượng của sự sống.

Đừng khai thác yêu, bất kì khi nào bạn ở trong yêu, nhớ lấy. Và bạn sẽ phải nhớ vất vả, vì trong hàng nghìn năm con người đã khai thác yêu, và điều đó đã trở thành thói quen.

Đến cuối, tôi muốn đọc lại bài ca về thiền của Bạch Ẩn.

Mọi sinh linh từ chính lúc bắt đầu là chư phật. Điều đó giống như nước và băng:

ngoài nước, không băng,

ngoài sinh linh, không chư phật. Không biết nó là gần, họ tìm nó ở xa. Đáng thương làm sao!

Điều đó giống như người ở trong nước vẫn kêu khát; điều đó giống đứa trẻ nhà giầu

đi lạc trong người nghèo.

Nguyên nhân của việc đi vòng quanh của chúng ta qua sáu cõi

là ở chỗ chúng ta đang trên đường tối của dốt nát. Đường tối tiếp đường tối dẫn đi,

khi nào chúng ta sẽ thoát khỏi sinh và tử?

Thiền của Đại thừa

ở bên ngoài mọi lời ca ngợi của chúng ta.

Việc cho và đạo đức và những hoàn hảo khác, việc nhận tên, ăn năn, kỉ luật,

và nhiều hành động đúng khác, tất cả quay lại thực hành thiền.

Bởi phẩm chất của riêng việc ngồi ông ấy phá huỷ vô số tội tích luỹ.

Làm sao có con đường sai cho ông ấy?

Thiên đường mảnh đất thuần khiết là không xa.

Khi trong tôn kính chân lí này được nghe thấy cho dù một lần,

Người ca ngợi nó và vui mừng ôm choàng nó có công trạng không kết thúc.

Bao nhiêu công trạng hơn nữa người đó có nếu người đó quay vào trong

và xác nhận trực tiếp bản tính riêng của người đó, rằng bản tính riêng của người đó là vô bản tính - như vậy đã siêu việt trên lời vô dụng.

Cổng mở, và nhân quả là một;

chạy thẳng con đường - không hai, không ba. Coi hình tướng của vô tướng là hình tướng, đi và trở về, người đó bao giờ cũng ở nhà.

Coi ý nghĩ là ý nghĩ về vô ý nghĩ,

hát và múa, tất cả là tiếng nói của chân lí. Rộng là trời của samadhi vô biên,

Rạng ngời trăng tròn của bốn trí huệ. Cái gì còn lại để được tìm?

Niết bàn là rõ ràng trước người đó,

Chính chỗ này là thiên đường hoa sen, Chính thân này là Phật.

Kết thúc quyển 'Chính thân này là phật' - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post