Chương 2. Tre nói

Chương 2. Tre nói

Price:

Read more

Thế này, Thế này, Nghìn lần Thế này – Osho

Bản chất của Thiền

Chương 2. Tre nói



Powered by RedCircle


Osho kính yêu,

Khi Tuyết Phong đang sống ở chỗ ẩn cư, hai sư tới bày tỏ sự kính trọng. Khi Tuyết Phong thấy họ tới ông ấy lấy tay chặn cửa am, nhảy vọt ra, nói, "Thế này là gì?"

Các sư cũng nói, "Thế này là gì?"

Tuyết Phong cúi đầu và vào am.

Các sư cáo từ Tuyết Phong đi nơi khác. Tuyết Phong hỏi: "Đi nơi nào?" Sư thưa: "Hồ nam." Tuyết Phong bảo: "Ta có người bạn đồng hành ở Nham Đầu, gởi ông một lá thư đưa hộ. Thư viết: "Tôi gởi thư lên Sư huynh, từ ngày tôi thành đạo ở Ngao Sơn về sau cho đến ngày nay vẫn còn no chẳng đói."

Về sau các sư đến Nham Đầu, Nham Đầu hỏi: "Từ nơi nào đến?"

Sư thưa: "Từ núi Ngao Sơn đến, có thư dâng lên Hòa thượng."

Nham Đầu tiếp thư xong hỏi: "Có ngôn cú gì khác chăng?"

Sư bèn thuật lại toàn thể câu chuyện. Nham Đầu hỏi: "Ông ấy nói sao?"

Sư thưa: "Không nói, chỉ cúi đầu vào am."

Nham Đầu nói: "Ôi! ta hối hận lúc đầu chẳng nói với y câu rốt sau. Nếu nói với y thì người trong thiên hạ không làm gì được lão Tuyết."

Các sư ở lại đến cuối hạ mới lên thưa hỏi câu ấy. Nham Đầu bảo: "Sao chẳng hỏi sớm?"

Sư thưa: "Chưa dám dễ dàng."

Nham Đầu bảo: "Tuyết Phong tuy cùng ta đồng điều sinh, mà chẳng cùng ta đồng điều tử. Nếu các ông muốn biết lời cuối cùng, ta đơn giản bảo các ông - thế này, thế này!"

Maneesha, tôi biết ơn vô cùng rằng bạn đã nhắc tôi về Tuyết Phong. Tôi bao giờ cũng muốn đem Tuyết Phong tới các bạn vì ông ấy là một trong những chư phật quí giá nhất người đã bước đi trên thế gian.

Ông ấy là duy nhất theo cách riêng của ông ấy; trong việc dạy của ông ấy, lời đã là không quan trọng mà chỉ thế này, sự im lặng hoàn toàn của sự tồn tại. Việc huyên thuyên của chim chóc là kinh sách linh thiêng duy nhất trên thế giới. Và những lời bình chú của tre thực sự là chân thực, chân thành và nói đúng điểm.

Tuyết Phong chắc đã yêu hội chúng này, khoảnh khắc im lặng chờ đợi này. Ông ấy không may mắn như tôi. Ông ấy có rất ít đệ tử nhưng đó là sự rất không công bằng của sự tồn tại. Tuyết Phong đáng phải có toàn thế giới là đệ tử của ông ấy vì điều ông ấy đang cho là điều bản chất tối thượng.

(Tiếng chíp chíp của chim vang qua im lặng của phòng Phật.)

Đây là Tuyết Phong đấy.

Họ tất cả đã tụ tập ở đây.

Câu chuyện này làm cho việc dạy của Tuyết Phong thành rõ ràng:

Khi Tuyết Phong đang sống ở chỗ ẩn cư, hai sư tới bày tỏ sự kính trọng. Khi Tuyết Phong thấy họ tới ông ấy lấy tay mở cửa am, nhảy vọt ra, nói, "Thế này là gì?"

Các sư này phải đã bị lúng túng. Thực ra, việc mở cửa của Tuyết Phong, nhảy vọt ra trước họ, đã là câu hỏi để được họ hỏi. Nhưng trước khi họ nói bất kì cái gì bản thân Tuyết Phong dù không được hỏi, đã hỏi, "Thế này là gì?"

Trong bối rối hoàn toàn hai sư kia đã nói với Tuyết Phong, "Thế này là gì? Chúng tôi thậm chí đã không hỏi, chúng tôi thậm chí đã không vào cổng, chúng tôi thậm chí đã không nói lời chào thầy và thầy đã mở cửa, và nhảy vọt ra trước chúng tôi hỏi một cách bất hợp lí, 'Thế này là gì?' Thực ra, chúng tôi hỏi thầy về hành vi của thầy, 'Thế này là gì?'"

Họ đã bỏ lỡ vấn đề. Tuyết Phong cúi đầu và vào am. Việc cúi đầu của thầy là nỗi buồn sâu sắc về sự hiểu lầm mà hai sư này đã biểu lộ. Và ông ấy vào lại trong am vì chẳng ích gì mà nói thêm bất kì cái gì. Ông ấy đã nói nhiều hơn là điều bản chất tuyệt đối - điều đó ông ấy đã nói nhiều hơn.

Các sư cáo từ Tuyết Phong đi nơi khác. Tuyết Phong hỏi: "Đi nơi nào?" Sư thưa: "Hồ nam." Tuyết Phong bảo: "Ta có người bạn đồng hành ở Nham Đầu, gởi ông một lá thư đưa hộ. Thư viết: "Tôi gởi thư lên Sư huynh, từ ngày tôi thành đạo ở Ngao Sơn về sau cho đến ngày nay vẫn còn no chẳng đói."

Về sau các sư đến Nham Đầu, Nham Đầu hỏi: "Từ nơi nào đến?"

Nham Đầu là thầy của Tuyết Phong.

Sư thưa: "Từ núi Ngao Sơn đến, có thư dâng lên Hòa thượng."

Nham Đầu tiếp thư xong hỏi: "Có ngôn cú gì khác chăng?"

Sư bèn thuật lại toàn thể câu chuyện. Nham Đầu hỏi: "Ông ấy nói sao?"

Sư thưa: "Không nói, chỉ cúi đầu vào am."

Nham Đầu nói: "Ôi! ta hối hận lúc đầu chẳng nói với y câu rốt sau. Nếu nói với y thì người trong thiên hạ không làm gì được lão Tuyết."

Các sư ở lại đến cuối hạ mới lên thưa hỏi câu ấy. Nham Đầu bảo: "Sao chẳng hỏi sớm?"

Sư thưa: "Chưa dám dễ dàng."

Nham Đầu bảo: "Tuyết Phong tuy cùng ta đồng điều sinh, mà chẳng cùng ta đồng điều tử. Nếu các ông muốn biết lời cuối cùng, ta đơn giản bảo các ông - thế này, thế này!"

Nham Đầu đang nói rằng hỏi, "Thế này là gì?" là không đích xác đúng. Sự tồn tại không thể được hỏi, nó không thể là 'cái gì'. Nó đơn giản hiện hữu, không có bất kì câu hỏi nào và không có bất kì câu trả lời nào.

Đơn giản 'thế này'.

Giai thoại nhỏ này hội tụ trong một từ nhỏ nhất có thể, 'thế này', cho bạn chính điều bản chất của tính tôn giáo - sự huyền bí của nó, cái đẹp của nó, chân lí của nó. Bạn không thể trả lời và bạn không thể hỏi, bạn đơn giản phải sống; sống cái thế này - lời của Phật Gautam là như vậy, tathata - là toàn thể tâm thức tôn giáo.

Chỉ sống khoảnh khắc này trong tính toàn bộ của nó, không lang thang; không nghĩ về quá khứ cái không còn nữa, không phóng chiếu về tương lai cái chưa có.

Mọi điều bạn có là sự thuần khiết của thế này, khoảnh khắc này.

Và vinh quang và cực lạc không thể là cao hơn, không thể là sâu hơn nếu bạn có thể hiểu kinh nghiệm đơn giản về thế này.

Bình luận của Tuyết Đậu về điều đó: Lời cuối cùng, để ta bảo ông - sáng và tối hoà vào nhau, sống theo cùng cách, tất cả các ông đều biết; chết theo những cách khác nhau - bên ngoài việc nói! Tuyệt đối bên ngoài việc nói.

Phật và Đạt ma chỉ gật đầu... Phật và Bồ đề đạt ma - Đạt ma là dạng viết tắt của Bồ đề đạt ma. Phật và Bồ đề đạt ma chỉ gật đầu cho bản thân họ.

Họ thậm chí không thốt ra một lời đơn giản nhất, thế này.

Họ đơn giản gật đầu. Trong việc gật đầu của họ mọi thứ nói được, không nói được đã được nói. Trong việc gật đầu của họ là toàn thể điều huyền bí của sự tồn tại.

Đông, tây, bắc và nam - chúng ta hãy đi về nhà. Muộn trong đêm, thấy tuyết trên nghìn đỉnh núi.

Như tôi đã nói với bạn trước đây, Tuyết Đậu là nhà trí thức lớn nhưng ông ấy không phải là người đã chứng ngộ. Thỉnh thoảng, ông ấy đưa ra lời bình luận hay nhưng nó tới từ đầu ông ấy chứ không tới từ hiện hữu của ông ấy. Ông ấy không được tính vào dòng dài các chư phật. Ông ấy vẫn còn chỉ là người bình luận. Và là người bình luận, dù vĩ đại thế nào, đơn giản là lặp lại, nói lại kinh nghiệm mà không phải là của riêng ông ấy.

Tôi không muốn bạn là người bình luận.

Tôi muốn bạn ở chính trung tâm của sự tồn tại, của hiện hữu của bạn.

Đó là cách duy nhất để hiểu điều huyền bí vô cùng bao quanh bạn.

Câu chuyện khác...

Tuyết Phong cũng có tên là Nghĩa Tồn. Tuyết Phong một lần nói về một sự vụ đã đóng góp cho thức tỉnh của ông ấy:

"Khi ta hỏi thầy Đức Sơn: "việc trong tông thừa từ trước con có phần chăng?" Đức Sơn đánh một gậy hỏi:"Nói cái gì?" ta khi đó giống như thùng thủng đáy.

Nham Đầu nạt: "Này" và hỏi, "Ông chẳng nghe nói "từ cửa vào chẳng phải của báu trong nhà? Về sau nếu muốn xiển dương Đại giáo, kinh nghiệm về chan, hay thiền hay dhyan, mỗi mỗi từ trong hông ngực mình lưu xuất, sau này cùng ta che trời che đất đi!"

Tuyết Phong nhân câu ấy đại ngộ liền đảnh lễ, đứng dậy kêu luôn: "Sư huynh! ngày nay mới là thành đạo ở Ngao Sơn."

Những câu chuyện hay này và những người hay này đã gần như biến mất khỏi thế giới. Họ không phải là đồ nhựa và họ không rởm. Họ đã hoàn toàn hồn nhiên, đích thực. Tôi muốn người của tôi đem lại những khoảnh khắc vàng đó mà đã biến mất khỏi thế giới.

Có một câu chuyện về một trong các đệ tử của Tuyết Phong có tên Động Sơn:

Khi lần đầu tiên ông ấy tới Tuyết Phong ông ấy gần như không vào được cổng thì Tuyết Phong đẩy ông ấy qua và nói, "Thế này là gì?"

Và Động Sơn lập tức chứng ngộ. Quên mất bản thân mình, ông ấy giơ tay lên và nhảy múa xung quanh. Tuyết Phong nói, "Ông cư xử hợp lí nhỉ?"

Động Sơn nói, "Điều này liên quan gì tới hợp lí?"

Tuyết Phong đánh vào lưng ông ấy và xác nhận chứng ngộ của ông ấy.

Nhảy múa có thể nói nhiều hơn bất kì triết lí nào. Tiếng hét đơn giản 'Ho', có thể mang bạn về khoảnh khắc này. Bất kì cái gì có thể mang bạn về nhà bạn là tôn giáo duy nhất tôi biết tới. Cái gọi là tôn giáo của thế giới đơn giản lừa dối và khai thác mọi người. Mọi người phải được thức tỉnh.

Thiền đã trở thành điều được yêu mến nhất của tôi bởi lẽ đơn giản rằng nó không tạo ra bất kì thượng đế học nào. Nó không bận tâm về Thượng đế. Vì Thượng đế bao giờ cũng có đó, Thượng đế bao giờ cũng ở đó. Và mối quan tâm thực là cái này, không phải cái kia, ở đây không ở kia, bây giờ không lúc khác.

Một hôm Tuyết Phong đang chặt cây cùng Trừng Tĩnh và nói với ông ấy, "Khi ông chặt, chặt tới tâm. Rồi dừng lại."

Trừng Tĩnh nói, "Tôi đã chặt xong và kết thúc."

Tuyết Phong nói, "Các thầy trước đã truyền chân lí từ tâm trí qua tâm trí. Ông có thực sự nói rằng ông đã chặt xong và kết thúc không?"

Trừng Tĩnh nói, "Khi vứt rìu xuống đất, nó được truyền."

Tuyết Phong đánh ông ấy bằng gậy của mình.

Chính từ yêu thương vô cùng và từ bi vĩ đại mà Thiền sư đánh bất kì người nào. Đây là ngôn ngữ khác với việc nói rằng bạn được chứng ngộ.

Gậy của thầy được đệ tử chờ đợi trong nhiều năm, vì thầy sẽ đánh bạn chỉ nếu bạn biết rằng cú đánh của thầy sẽ đánh thức bạn; hay thầy sẽ đánh chỉ khi bạn được thức tỉnh xem như phần thưởng. Trong thế giới hiện đại điều đó sẽ không được hiểu chút nào. Lần đầu tiên khi các chuyện Thiền được dịch, mọi người tưởng rằng chúng là loại chuyện cười nào đó.

Chúng không phải là chuyện cười. Nhưng bởi vì chúng lần đầu tiên được các nhà truyền giáo Ki tô giáo dịch ra, điều đó chỉ chứng tỏ cho thế giới: "Nhìn vào sự vĩ đại của Ki tô giáo và nhìn và những người nguyên thuỷ này cứ tưởng rằng họ được chứng ngộ." Nhưng toàn thể sự việc như súng tịt ngòi. Những câu chuyện này được dịch bởi các nhà truyền giáo Ki tô giáo để chứng minh sự cao siêu của Ki tô giáo.

Nhưng thực ra, những câu chuyện này - nếu được hiểu, được trải nghiệm - đơn giản chứng tỏ rằng không thể có bất kì cái gì cao siêu hơn chúng. Sự hồn nhiên hoàn toàn của chúng... cứ nhìn là đệ tử đang nhảy múa này mà xem. Vì anh ta đã có được nó! Nhìn vào thầy đánh đệ tử này như phần thưởng.

Điều này là có thể chỉ tại chính chiều cao của tâm thức.

Con người đã tiến bộ về công nghệ, khoa học, nhưng con người đã quên mất ngôn ngữ của hiện hữu riêng của mình. Có tiến bộ trong vật dụng, nhưng con người hoàn toàn bị lạc.

Tôi muốn bạn nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên của bạn trong sự sống là nhận biết đầy đủ, toàn thể về bản thân bạn. Vì không nhận biết toàn bộ, bạn sẽ không bao giờ biết cái đẹp và sự huy hoàng của sự tồn tại này đang bao quanh bạn. Bạn sẽ không bao giờ biết việc sinh, việc tử của bạn. Bạn sẽ không bao giờ thực sự biết rằng bạn đã từng sống.

Không nhận biết bạn toàn là người mộng du, đi trong ngủ, nói trong ngủ. Và bạn đã trở nên quen với giấc ngủ của bạn tới mức bạn thậm chí có thể làm những thứ phức tạp trong khi bạn hoàn toàn ngủ. Bạn có thể hiệu quả trong việc làm những việc nào đó trong khi ngáy bên trong con người bạn.

Toàn thể thế giới nghĩ rằng buổi sáng họ thức dậy, và đên tối họ lại đi ngủ. Điều đó cực kì vô nghĩa. Một khi bạn thức, bạn không bao giờ ngủ. Cho nên việc thức buổi sáng chỉ là giả, rất bề ngoài. Bạn phải học việc tỉnh thức đích thực.

Tuyết Phong đến tạm biệt Động Sơn, Động Sơn hỏi, "Ông đi đâu?"

Tuyết Phong thưa, "Đi về trong đỉnh núi."

"Đương thời từ đường nào ra?" Động Sơn hỏi.

"Từ đường vượn bay đỉnh núi," Tuyết Phong trả lời.

"Nay quay lại đường nào mà đi?" Động Sơn hỏi.

"Cùng đường đó," Tuyết Phong trả lời.

"Có người chẳng từ đường vượn bay đỉnh núi đi, ông biết chăng?"

Người tới và đi, đường còn lại.

Động Sơn đang nhắc nhở Tuyết Phong, "Đừng là việc tới và đi, nhưng là việc còn lại. Không có đâu mà đi, ông đã ở đây. Chỉ nhận ra nó."

Tuyết Phong nói, "Chẳng biết người còn lại."

"Tại sao chẳng biết?" Động Sơn hỏi.

"Vì người đó không mặt mày (nhân cách)," Tuyết Phong trả lời.

Động Sơn nói, "Ông đã chẳng biết, sao biết không mặt mày (nhân cách)?"

Những đối thoại này là khác toàn bộ thế với đối thoại của Socrates và Plato. Những đối thoại hay, rất hợp lí, nhưng những đối thoại này đơn giản là của thế giới khác, của tâm thức khác.

Động Sơn là thầy lớn, thầy già. Mặc dầu Tuyết Phong đã hiểu, đã chứng ngộ - nhưng chỉ chứng ngộ là không đủ. Có nhiều chiều của chứng ngộ. Động Sơn đang cố làm cho Tuyết Phong đi vào trong chiều khác. Tuyết Phong biết cái đây này, ông ấy biết cái thế này nhưng ông ấy không nhận biết.

Nhận biết đó không có nhân cách. Mặc dầu nó hiện hữu, nó không có giới hạn cho nó. Tính đây này mang tính đại dương, nó không có biên giới.

Điều hay thế là nghe những người chứng ngộ đánh lừa lẫn nhau vào những chiều mới của hiện hữu.

Maneesha đã hỏi:

Osho kính yêu,

Có thực thế này là dễ dàng không?

Maneesha, dễ dàng không phải là từ vì nó mang ý tưởng về khó khăn. Dù dễ thế nào, nó vẫn là khó. Dù gần thế nào, nó vẫn là xa. Hiện hữu của bạn không khó không dễ, nó đơn giản có đó. Nó không phải là thành tựu của bạn, bạn là nó.

Maneesha đã hỏi câu hỏi khác:

Nham Đầu dường như nói rằng Tuyết Phong đã trở nên chứng ngộ, đã đi tới cuộc sống theo cùng cách ông ấy đã đi tới. Có đúng rằng việc nhận ra chứng ngộ là như nhau với mọi người không?

Kinh nghiệm tối thượng chắc chắn là như nhau. Nhưng con đường có cả triệu. Ai đó tới từ phương Bắc và ai đó tới từ phương Nam. Sông này tới từ Himalayas, sông khác tới từ núi khác. Nhưng tất cả chúng đạt tới, dù lớn hay nhỏ, cùng đại dương.

Kinh nghiệm tối thượng là như nhau nhưng mọi người khác nhau trong tính duy nhất của họ. Do đó cách hiển lộ bản thân họ cho bản thân họ là khác nhau. Mọi người được sinh ra theo cùng cách nhưng mọi người không chết theo cùng cách.

Sinh không trong tay bạn. Khi bạn thức tỉnh, bạn đã được sinh ra. Nó không phải là vấn đề cho bạn quyết định được sinh ra hay không được sinh ra. Nhưng chết là chuyện khác. Bạn có thể chết một cách vô ý thức, bạn có thể chết một cách có ý thức, bạn có thể chết một cách vui vẻ, bạn có thể chết một cách nhảy múa. Bạn có thể làm trò cười về bản thân chết. Sinh là như nhau nhưng chết phải là duy nhất.

Nhưng phần lớn mọi người được sinh ra theo cùng cách và chết đi theo cùng cách. Cả hai đều vô ý thức. Nhưng nhớ, nếu sinh và chết - hai đầu - là vô ý thức, thế thì cái ở giữa - sự sống - không thể là có ý thức. Nó là giấc ngủ dài từ chiếc nôi tới nấm mồ.

Rất ít người đủ may mắn để đạt tới nấm mồ của họ một cách có chủ ý, có ý thức. Và khoảnh khắc một người đạt tới chết của mình một cách có ý thức, không có chết chút nào.

Chết tồn tại chỉ cho người vô ý thức. Với người có ý thức, chết chỉ là đổi thời gian và không gian, đổi hình tướng. Nhưng cái bản chất vẫn còn như vậy.

Tuyết Phong đã làm cho bạn thành nghiêm chỉnh. Chút ít tiếng cười trước khi chúng ta đi vào trong thiền.

Barbara Bustline định trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ. Cô ấy đã được chuẩn bị và được đẩy trên xe lăn dọc theo hành lang tới cửa phòng mổ, nơi cô y tá để cô ấy ở đó để kiểm tra xem liệu nhân viên phòng mổ đã sẵn sàng chưa.

Cô y tá vừa đi, thì một thanh niên trong bộ áo choàng trắng đi tới xe lăn. Nâng chiếc ga đắp lên, anh ta bắt đầu xem xét thân thể trần trụi của Barbara rất cẩn thận.

Thế rồi anh ta gật đầu một cách có suy nghĩ và bước đi.

Thế rồi người đàn ông thứ hai trong bộ áo choàng trắng tới, nâng chiếc ga lên và xem xét cô ấy nữa.

Nhưng khi người thứ ba, ăn mặc tương tự, tới và làm cùng điều, Barbara trở nên khó chịu.

"Mọi người đều khám tôi rất kĩ rồi," cô ấy cáu kỉnh nói, "nhưng khi nào họ sẽ bắt đầu mổ?"

"Tôi không có ý tưởng nào," người này đáp, "chúng tôi chỉ sơn hành lang thôi."

Bác sĩ Pinchbottom, bác sĩ Nhà Trắng, đang khám hàng năm cho tổng thống và đệ nhất phu nhân. Bác sĩ khám Ronald Reagan trước hết, và thấy ông ta trong tình trạng sức khoẻ tốt cho người đàn ông trong hoàn cảnh như ông ta.

"Và ông cảm thấy thế nào?" Pinchbottom hỏi.

"Tốt," Reagan đáp, "Cuộc sống tốt tới mức ngay cả khi tôi vào nhà tắm ban đêm, Thượng đế bật đèn lên cho tôi."

Bác sĩ Pinchbottom phân vân nhưng không nói gì, và bắt đầu khám cho Nancy Reagan. Khi ông ấy kết thúc, ông ấy hỏi bà ta, "Nói cho tôi, có đúng là Thượng đế bật đèn nhà tắm cho Ronald vào ban đêm không?"

"Ồ, không!" Nancy nói, "ông ấy lại đái vào tủ lạnh."

Sam Shekel, chuyên gia, giám đốc công ti vào độ trung tuần tuổi, là người rất tin vào tính hiệu quả.

Một hôm, anh ta treo lên tấm biển trong văn phòng chính, viết: "Làm nó ngay!"

Trong vòng vài giờ, thủ quĩ biến mất với mọi thứ trong két sắt công ti; thư kí của Sam trốn đi cùng con trai cả của ông ta; phần lớn các nhân viên nghỉ làm; người phụ trách văn phòng ném chai rượu đỏ vào máy điều hoà, và thế rồi bắt chuyến máy bay tiếp tới Poona.

Anh ta phải ở đây chỗ nào đó!

Bây giờ là lúc có việc thiền nhỏ hàng ngày.

Nivedano...

(Tiếng trống)

Các bạn bắt đầu nói lắp bắp.

(Nói lắp bắp)

Nivedano...

(Tiếng trống)

Bạn im lặng, tuyệt đối im lặng.

Thu năng lượng của bạn vào bên trong bản thân bạn.

Đây là điều Tuyết Phong ngụ ý bởi 'Thế này'.

Thế này... tre, như thường lệ, đang cho lời bình luận của chúng.

Nivedano...

(Tiếng trống)

Thảnh thơi, buông bỏ.

Thế này... ngay cả tre đã trở nên im lặng.

Nivedano...

(Tiếng trống)

Bạn quay lại.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 3 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post