Chương 7. Gió Chim Thuyết Pháp

Chương 7. Gió Chim Thuyết Pháp

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.

Thiết Lập Tịnh Độ

Kinh A Di Đà Thiền Giải

Chương 7. Gió Chim Thuyết Pháp







Nghe hoặc Tải MP3 Tác Phẩm 'Thiết Lập Tịnh Độ' ê


Sở dĩ ta gọi cõi ấy là cõi Cực Lạc là tại vì dân chúng ở đó có thực tậpchánh niệm và vẫn thường được nghe pháp thoại. Nếu có sự chú tâmthì khi những con chim hót lên, ta cũng nghe được pháp thoại vàpháp thoại này có đủ ba mươi bảy phẩm trợ đạo, là tứ niệm xứ, tứnhư ý túc, tứ chánh cần, v.v… Sang bên đó ta vẫn còn nghe phápthoại như ở đây và cũng sẽ được học những điều y hệt như ta đangđược học trên cõi Ta Bà này, nghĩa là ba mươi bảy phẩm trợ đạo.Chúng ta biết rằng đức A Di Đà là một vị thầy. Ngay trong giây phútnày ngài đang thuyết pháp. Đức Bụt Thích Ca dạy:

‘‘Từ đây đi qua phương Tây, cách khoảng mười vạn ức cõi Bụt, cómột thế giới gọi là Cực Lạc, trong cõi ấy có một vị Bụt tên là A DiĐà, hiện đang thuyết pháp.’’

Bụt A Di Đà đang thuyết pháp và những con chim bạch hạc, khổngtước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, và cọng mạng... cũng đang thuyếtpháp và giọng hót của những loài chim đó rất hòa nhã. Những conchim này thay phiên nhau hót, một ngày sáu lần (trú dạ lục thời).Đólà công phu sáu thời. Ngày xưa trong sự tu tập người ta chia mộtngày làm sáu phần gọi trú dạ lục thời. Trú là ban ngày, dạ là ban đêm.

Khi hành trì phép sám hối của vua Trần Thái Tông thì chúng ta cũngsám hối sáu lần một ngày. Vua Trần Thái Tông sáng tác ra nghi thứcsám hối này để tự hành trì, gọi là Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, tức làkhoa nghi để sám hối sáu lần trong một ngày. Chia sáu thời trong mộtngày, đó là sự thực tập trong truyền thống. Những con chim này biếtrằng dân chúng mỗi ngày đều thực tập sáu thời cho nên bắt đầu mỗithời là hót lên, và trong khi chim hót lên thì ta nghe được tiếng pháptrong đó. Có thể khi chim hót thì đức A Di Đà ngừng thuyết pháp vàkhi đức A Di Đà thuyết pháp thì chim ngừng hót. Cũng có nghĩa làBụt A Di Đà và cả các loài chim, cây và gió, khi mở miệng là chỉthuyết pháp mà thôi.

Chung quanh ta cũng đang có rất nhiều loại chim. Nếu sống trongchánh niệm và tâm có định thì chúng ta cũng có thể nghe trong tiếnggió và tiếng chim có tiếng nói pháp. Tiếng nói pháp này có thể đượcxem như là tiếng nói pháp của đức Bụt A Di Đà hay là của những conchim ở cõi Cực Lạc. Nếu có niệm và định thì tất cả những gì chúng tathấy và nghe trong đời sống hàng ngày đều là những bài pháp thoại.

Một chiếc lá rụng, một bông hoa nở, một con chim bay ngang hay mộttiếng chim hót đều là những bài thuyết pháp và người đang nói pháplà Bụt Tỳ Lô Giá Na, tức là Bụt pháp thân.

Chúng ta phân biệt ra ba thân của Bụt, tức là pháp thân, báo thân vàhóa thân. Pháp thân là bản thể trong sáng bất sinh bất diệt. Báo thânlà thân tướng tốt đẹp của những người đã tu học, đã tạo ra rất nhiềucông đức. Và hóa thân hay ứng thân là cái thân bình thường của ta.

Đức Thích Ca cũng có một thân như vậy, gọi là ứng thân hay hóathân. Khi đức Bụt Thích Ca ngồi ở trên núi Thứu mà thuyết pháp thìđó là ứng thân Bụt hay hóa thân Bụt đang thuyết pháp. Ứng thân thìcó khi ngủ, có khi thức dậy, có khi đi tắm, có khi đi ăn cơm. Còn phápthân của Bụt thì lúc nào cũng có mặt để thuyết pháp. Vì vậy, nếu cóchánh niệm thì chúng ta có thể nghe pháp bất cứ lúc nào trong tiếnggió, tiếng chim, trong khi cành trúc lay, bông hoa nở và người đangthuyết pháp là pháp thân của Bụt. Ứng thân hay hóa thân của Bụt thìchỉ nói tiếng người, còn pháp thân có thể nói tiếng chim, tiếng hoa,tiếng gió và tất cả mọi thứ tiếng. Đoạn kinh này cho chúng ta biếtrằng nếu có niệm và định thì chúng ta có thể nghe pháp trong khichim hót, thông reo và hoa nở. Pháp chúng ta đang nghe đó là phápnguyên thỉ, nghĩa là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc... vàphương pháp niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng. Kinh đại thừa nàychuyên chở giáo lý nguyên thỉ. Trong cõi Cực Lạc, dân chúng thực tậppháp môn nào? Thực tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo và phương phápniệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng. Ta là thiền sinh giỏi thì đừng đợiđến giờ pháp thoại mới nghe thuyết pháp mà phải biết nghe pháptrong khi nhìn hoa nở, trong khi nghe thông reo, chim hót và khingắm trúc lay. Pháp thân của Bụt chưa bao giờ ngừng thuyết pháp.

Trong bài Trường ca Avril, tôi có viết một câu: ‘‘Bông hoa vẫn chưangưng lời hát ca.’’ Câu này cũng có nghĩa như vậy: pháp thân của Bụtvẫn đang thuyết pháp. Ở Việt Nam, trong thời chiến tranh Việt-Pháp,có một thi sĩ trẻ tên là Quách Thoại. Quách Thoại cùng với Trụ Vũ đãtừng sống ở chùa Giác Nguyên. Quách Thoại chết trẻ, để lại một bàithơ rất hay là bài Bông Thược Dược:


Đứng yên ngoài hàng dậu

Em mỉm nụ nhiệm mầu

Lặng nhìn em kinh ngạc

Vừa thoáng nghe em hát

Lời ca em thiên thâu

Ta sụp lạy cúi đầu.





Bông thược dược đứng ở ngoài hàng rào và đang mỉm cười một cáchmầu nhiệm. Có thể nhiều thiền sư cũng không làm thơ hay bằng thi sĩtrẻ này. Tại vì trong giây phút đó, thi sĩ may mắn tiếp xúc được với sựmầu nhiệm của bông hoa thược dược, thấy bông hoa thược dược làbiểu hiện nhiệm mầu của pháp thân Bụt. Thấy bông hoa thược dượcchưa bao giờ ngưng hát ca, chưa bao giờ ngưng thuyết pháp.

‘‘Lặng nhìn em kinh ngạc

Vừa thoáng nghe em hát

Lời ca em thiên thâu

Ta sụp lạy cúi đầu.’’

Đứng trước một sự biểu hiện nhiệm mầu như vậy, tiếp xúc được vớipháp thân của Bụt thì thái độ của ta chỉ là sụp lạy và cúi đầu trướcbông hoa thôi. Tại vì bông hoa đó là pháp thân của Bụt. Năm 1966,trong khi đi diễn thuyết bên Úc, tôi có tá túc tại một tu viện ThiênChúa giáo. Tôi đang ngồi ở ngoài sân cỏ thì có một bà sơ đem ra chotôi một chén nước trà. Rồi bà rút lui để đi thỉnh chuông. Tôi ngồi yêntrên bãi cỏ uống trà và làm được bài thơ Tiếng Gọi sau đây:

‘‘Sáng hôm nay,

tới đây

Chén trà nóng

Bãi cỏ xanh

Bỗng dưng hiện bóng hình Em ngày trước

Bàn tay gió

Dáng vẫy gọi

Một chồi non xanh mướt

Nụ hoa nào

Hạt sỏi nào

Ngọn lá nào

Cũng thuyết Pháp Hoa Kinh.’’

Ngồi đó và an trú trong giây phút hiện tại, nên tôi thấy được một chồicây xanh đang vẫy tay chào gọi. Đó là biểu tượng của pháp thân. Vàkhi thấy được sự mầu nhiệm đó rồi, ta nhận thấy rằng bất cứ nụ hoanào, hạt sỏi và ngọn lá nào cũng đang thuyết pháp và đang thuyếtpháp đại thừa, thuyết kinh Pháp Hoa.

Bàn tay gió

Dáng vẫy gọi

Một chồi non xanh mướt

Nụ hoa nào

Hạt sỏi nào

Ngọn lá nào

Cũng thuyết Pháp Hoa Kinh.

Bài thơ này, cũng như bài thơ của Quách Thoại, nói tới sự kiện phápthân của Bụt hiện đang thuyết pháp. Nếu chúng ta chăm chú, sống cógiới và có định thì chúng ta tiếp xúc được với pháp thân và được liên tục nghe thuyết pháp, chứ không phải cần bỏ băng giảng vào trongmáy bấm nút rồi mới được nghe. Chúng ta có thể nghe pháp bất cứlúc nào. Đọc đoạn kinh này, ta phải thấy được rằng ở cõi Cực Lạc,không những Bụt A Di Đà đang thuyết pháp mà chim chóc, hoa láđều thuyết pháp cả. Và ta có thể thấy rằng Bụt A Di Đà cũng nhưchim chóc ở đây đều là biểu hiện của pháp thân. Chúng ta hãy cùngđọc lại:

‘‘Này nữa, Xá Lợi Phất! Ở nước Cực Lạc kia, thường có nhiều loạichim đủ màu rất kỳ diệu như hạc trắng, khổng tước, anh vũ, xá lợi,ca lăng tần già và cọng mạng... Những con chim ấy, sáu buổi mỗingày, thường hót lên những thanh âm hòa nhã: trong giọng hót củachúng, người ta nghe được tiếng diễn xướng các pháp môn ngũ căn,ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần... Dân chúng trongnước nghe được những pháp âm như thế đều nhiếp tâm trở về thựctập niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng.’’

Một điều cần để ý là ở ngay đây, trong giây phút hiện tại, chúng tacũng có thể thừa hưởng được những tiện nghi của cõi Cực Lạc. Nghĩalà ở đây chúng ta cũng có thông reo, hoa nở và cũng có đức A Di Đà.Những yếu tố hấp dẫn được nói đến trong kinh A Di Đà chúng ta đềuđang có đủ. Chúng ta không cần đi đâu hết, không cần đợi tới sau khichết rồi mới đi vào thế giới Cực Lạc.

‘‘Xá Lợi Phất, thầy đừng tưởng rằng các loài chim ấy đã được sinh ratrên căn bản nghiệp báo. Tại sao? Tại vì ở nước Bụt kia không có banẻo đường đen tối là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Xá Lợi Phất! Ởnước ấy danh từ ác đạo mà còn không có, huống hồ là sự thực về ácđạo. Những con chim kia đã được Bụt A Di Đà biến hóa ra với mụcđích là làm cho pháp âm được tuyên lưu rộng rãi trong xứ củangài.’’

Bên nước Cực Lạc dân chúng không cần dùng máy video cassette, chỉdùng chim thôi. Ở đây, chúng ta ngồi trong phòng và mở videocassette ra nghe pháp được, nhưng ra ngoài đi thiền hành, lắng nghetiếng chim, tiếng suối, nghe thông reo hay nhìn hoa nở ta cũng có thểnghe thuyết pháp. Không có ngọn lá nào, hạt sỏi hay nụ hoa nào màkhông đang thuyết pháp cả. Đứng về phương diện tích môn thìnhững con chim đó, những bông hoa, cành trúc và những đám mâyđó đều có sinh diệt và luân hồi. Nhưng đứng về phương diện phápthân thì tất cả đều là biểu hiện của pháp thân mầu nhiệm. Trong đạoBụt đại thừa, tất cả những mầu nhiệm trong vũ trụ như trời xanh,mây trắng, trúc tím và hoa vàng đều là biểu hiện của pháp thân.Chúng ta hãy luôn luôn ý thức điều này.

‘‘Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

Bạch vân, minh nguyệt hiện toàn chân.’’

(Trúc biếc, hoa vàng đều không phải là những cái gì bên ngoài.

Trăngsáng, mây bay đều là biểu hiện của pháp thân).

Nhìn từ phương diệnnghiệp thì tất cả đều do nghiệp báo mà hiện thành. Nhưng nhìn từphía của pháp thân thì ta thấy tất cả đều là biểu hiện của pháp thân.Những con chim kia cũng vậy, về phương diện nghiệp báo thì thấychúng là sản phẩm của nghiệp báo. Đứng về phương diện pháp thânthì chúng lại là biểu hiện mầu nhiệm của pháp thân, không sinh cũngkhông diệt. Có khi ta tự hỏi là không biết vì nghiệp báo nào mà taphải sinh ra ở trên cõi đời này cho khổ? Những con chim, con ruồi,con muỗi, con nai và con cá kia do nghiệp báo nào mà phải sinh ralàm thân con chim, con ruồi, con muỗi, con nai hay con cá? Đó là câuhỏi từ phương diện nghiệp báo. Cũng những cảnh tượng đó, mà nếuta bi lụy, sầu đau, nghi ngờ và giận hờn thì đó là biểu hiện cái quả củanghiệp báo. Còn nếu tâm ta nhẹ nhàng, an lạc và giải thoát thì tất cảnhững cái đó trở thành biểu hiện của pháp thân mầu nhiệm. Tất cảđều do nhận thức nơi ta. Những con chim này không hẳn là khác vớinhững con chim mà mình thấy và nghe mỗi ngày. Đúng là những conchim đó, nhưng nếu tâm ta trong sáng, nhẹ nhàng, không có ganh tỵ,sợ hãi và kỳ thị, thì tự nhiên chúng trở thành những con bạch hạc,khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già và cọng mạng... ở cõi CựcLạc. Còn nếu tâm hồn ta đen tối, lo lắng, sợ hãi và kỳ thị thì chúng trởthành những con chim của nghiệp báo, của vô minh và khổ đau. Thựcvậy, chúng ta muốn tiếp xúc với loài chim nào (chim của đức Bụt A DiĐà biểu hiện hay là chim của nghiệp báo) là tùy chúng ta. Ví dụ tiếngđiện thoại hay tiếng chuông đồng hồ. Tiếng điện thoại có thể làm tabực bội và lo âu, đó là tiếng điện thoại của nghiệp báo, của phiền não.

Nhưng nếu ta làm như ở Làng Mai, tiếp nhận tiếng điện thoại là mộttiếng chuông chánh niệm thì khi tiếng điện thoại reo lên, ta biết nhiếptâm vào hơi thở, mỉm cười và làm cho thân tâm an lạc, thì tiếng điệnthoại đó là do uy lực của đức A Di Đà sáng tác. Tiếng điện thoại cóthể làm cho ta hồi hộp, lo lắng và sầu đau, mà cũng có thể làm cho tacó chánh niệm, giải thoát và tự do. Tùy theo cách tiếp nhận của ta.

Tiếng chuông nhà thờ hay tiếng chuông chùa cũng vậy, có thể ta đangnghe tiếng chuông mà vẫn tiếp tục buồn tủi, khổ đau và giận hờn.Nhưng nếu biết phương pháp biến hóa của đức A Di Đà, thì ta cũngcó thể chế tác ra được những tiếng chuông có bản chất thanh thoát vànhẹ nhàng. Khi nghe những tiếng chuông ấy tất cả các phiền não đềutan thành mây khói, bởi vì ta biết trở về với hơi thở và đem chất liệucủa sự thảnh thơi và vững chãi đi vào trong tâm hồn ta. Vì vậy, tiếngchuông hay tiếng điện thoại cũng là sáng tạo phẩm của đức A Di Đà,của đức Thích Ca và của tăng thân. Ta cần sử dụng những âm thanhđó cho cuộc đời bớt khổ. Khi gặp nhau, chúng ta chắp tay lại thànhbúp sen để xá chào thì cử chỉ chắp tay đó không phải chỉ là lễ phépmà là sự thực tập chánh niệm. ‘‘Sen búp xin tặng người, một vị Bụttương lai.’’ Khi thở vào, ta làm nên một đóa sen búp bằng hai bàn tay;khi thở ra, ta xá xuống người trước mặt. Trong thời gian làm như thếta có an lạc và hạnh phúc. Vì vậy, chắp tay búp sen cũng là sáng tạophẩm của Bụt A Di Đà, của Bụt Thích Ca, hay của tăng thân có mụcđích đem lại an lạc và hạnh phúc cho tăng thân. Nếu chắp tay giốngnhư một cái máy, không có niệm, không có định, không có tuệ, khôngcó an lạc gì hết thì sự chắp tay ấy không đưa tới một an lạc nào. Vì ởđây, ta nghe trong tiếng chim có tiếng thuyết pháp, nên ta cũng biếtrằng ta không cần đi đâu hết. Chỉ cần an trú trong hiện tại với tâm cóniệm và có định là ta nghe được tiếng chuông mầu nhiệm, và tiếngchim đang thuyết pháp. Những tiếng chim hót ở cõi Cực Lạc, ở đâymình cũng có. Học kinh A Di Đà, ta phải thấy rõ điều này.

Xem Tiếp Chương 8Quay Về Mục Lục




0 Đánh giá

Ads Belove Post