Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Điều Huyền Bí Ẩn Kín – Osho
(Những Điều Huyền Bí Tiềm Ẩn)
Chương 6. Chiêm Tinh Học - Cánh Cửa Tới Tính Tôn Giáo
Nghe hoặc Tải MP3 'Điều Huyền Bí Ẩn Kín' ê
Điều cần thiết là một
số vấn đề cần được hiểu. Thứ nhất, cần biết rằng từ quan điểm khoa học toàn thể
họ mặt trời đều được sinh ra từ mặt trời. Mặt trăng, sao Hoả, sao Mộc, và các
hành tinh còn lại, bao gồm cả trái đất này, tất cả đều là các bộ phận cơ bản của
mặt trời. Dần dần, sự sống trên trái đất đi vào hiện hữu - từ thực vật tới con
người. Con người là một phần cơ bản của trái đất; trái đất là một phần cơ bản của
mặt trời. Nó giống như người mẹ có cô con gái, cô này lại có con gái, và trong
cả ba người này cùng một dòng máu chảy. Thân thể họ được tạo ra từ các tế bào
tương tự. Các nhà khoa học dùng một từ, đồng cảm, có nghĩa là có chung sự nhạy
cảm. Những thứ được sinh ra từ cùng một nguồn có chung một loại kinh nghiệm bên
trong.
Từ mặt trời trái đất
được sinh ra, và từ trái đất thân thể chúng ta được sinh ra, và ở xa xôi kia mặt
trời là ông cha lớn của chúng ta. Bất kì cái gì xảy ra trên mặt trời đều tạo ra
rung động trong mọi tế bào của thân thể chúng ta. Nó phải là theo cách đó vì
các tế bào của chúng ta tất cả đều được sinh ra từ mặt trời. Mặt trời dường như
là ở xa với khoảng cách lớn nhưng nó không xa thế. Trong mọi yếu tố của máu
chúng ta và trong mọi hạt của xương chúng ta, các nguyên tử của mặt trời đang sống.
Chúng ta là một phần của mặt trời, cho nên không có gì ngạc nhiên rằng trong
các kiếp sống của mình chúng ta bị ảnh hưởng bởi mặt trời. Có một loại đồng cảm
giữa mặt trời và bản thân chúng ta. Nếu chúng ta hiểu đúng đồng cảm này, chúng
ta sẽ đi vào một chiều của chiêm tinh học.
Một số thực nghiệm về
đồng cảm có thể được tiến hành khi hai đứa trẻ được sinh ra từ cùng một trứng
được đặt ở các phòng tách biệt. Trong năm mươi năm qua nhiều thực nghiệm thuộc
loại này đã được tiến hành. Cặp sinh đôi được đặt trong các phòng tách biệt,
chuông được ngân lên, và đứa trẻ được bảo viết ra hay lôi ra bất kì cái gì
chúng nghĩ đầu tiên khi chuông được ngân lên. Điều này được lặp lại hai mươi lần,
và người ta đã quan sát với sự ngạc nhiên lớn là chín mươi phần trăm những hình
được vẽ ra bởi cặp sinh đôi là tương tự. Luồng ý nghĩ đã tạo ra trong đứa trẻ
này khi bấm chuông, và từ hay tranh được đưa tới bởi ý nghĩ đó, sẽ là như nhau
như trong đứa trẻ sinh đôi kia.
Sự tương tự này của
kinh nghiệm được các nhà khoa học mô tả là đồng cảm. Có nhiều điều tương tự giữa
cặp sinh đôi tới mức chúng thậm chí nói giống nhau. Bên trong thân thể của hai
đứa trẻ như vậy có liên lạc hay đối thoại bên trong, điều chảy qua các kênh không
biết nào đó.
Giữa mặt trời và trái
đất cũng có những chiếc cầu liên lạc kiểu thế này, và mọi khoảnh khắc thông báo
được truyền qua những chiếc cầu này. Và tương tự, những chiếc cầu liên lạc tồn
tại giữa trái đất và con người. Cho nên có liên lạc liên tục giữa con người,
trái đất và mặt trời. Nhưng liên lạc đó là rất huyền bí; nó là bên trong và
tinh tế. Chúng ta hãy hiểu cái gì đó về điều này nữa.
Có một trung tâm
nghiên cứu ở Mĩ có tên là Trung tâm nghiên cứu vòng cây - Tree Ring Research
Center. Nếu bạn chặt hạ một cây bạn sẽ thấy một số vòng hay hình tròn ngang qua
mặt cắt. Cách sắp xếp trang hoàng đẹp trong thớ gỗ của đồ đạc bằng gỗ là do những
vòng tròn này. Trung tâm nghiên cứu này đã làm việc trong năm mươi năm qua về
việc hình thành những vòng này.
Giáo sư Douglas, giám
đốc trung tâm này, người đã dành phần lớn cuộc đời mình nghiên cứu chúng, đã
khám phá ra một số sự kiện. Bình thường, tất cả chúng ta đều biết rằng tuổi của
cây có thể được tính từ số những vòng này. Mọi năm một vòng mới được sinh ra; một
tầng mới được tạo ra bên trong cây mọi năm. Nếu cây năm mươi tuổi, nếu nó đã thấy
năm mươi mùa thu, thế thì có năm mươi vòng được hình thành bên trong cây. Nhưng
điều đáng ngạc nhiên khi biết rằng những vòng này cũng chỉ ra loại mùa nào có
đó trong một năm đặc biệt. Nếu các mùa nóng hơn hay ướt hơn thông thường, việc
hình thành vòng là rộng hơn. Nếu các mùa là lạnh và khô, vòng không rộng thế.
Có thể biết khi nào có mưa to, khi nào có hạn hán và khi nào các mùa là rất lạnh.
Nếu Phật nói rằng đã có mưa rào lớn trong một năm đặc biệt, cây bồ đề mà ông ấy
ngồi dưới sẽ xác nhận sự đúng đắn của điều đó. Phật có thể sai, nhưng cây không
thể sai. Vòng cây sẽ rộng hơn hay mỏng hơn, chỉ ra kiểu mùa của năm đặc biệt
đó.
Khi tiến hành nghiên
cứu của mình, giáo sư Douglas còn đạt tới kết luận khác, ở xa bên ngoài bất kì
cái gì ông ấy có thể đã dự báo. Ông ấy đã quan sát rằng các vòng là rộng hơn cứ
mỗi mười một năm - và cứ mỗi mười một năm lại có hoạt động hạt nhân tối đa trên
mặt trời, mặt trời trở nên hoạt động nhiều hơn. Dường như nó có nhịp chu kì và
phóng xạ của nó là ở cực đại. Trong năm như vậy cây tạo ra vòng rộng hơn -
không chỉ trong một rừng hay ở một chỗ hay một nước, mà ở khắp trái đất mọi cây
đều hành xử tương tự để bảo vệ bản thân chúng khỏi hoạt động phóng xạ mãnh liệt.
Để bảo vệ bản thân nó khỏi sức mạnh quá mức toả ra bởi mặt trời, cây phát triển
bộ da dầy hơn cứ mười một năm.
Do hiện tượng này, một
cụm từ mới, "khí hậu của trái đất," đã được các nhà khoa học đặt ra.
Các mùa là khác ở các chỗ khác nhau: đâu đó trời mưa, đâu đó trời cực kì lạnh
và đâu đó trời rất nóng. Nhưng đối với năm thứ mười một này, thuật ngữ mới này,
"khí hậu của trái đất" đã được đặt ra bởi giáo sư Douglas. Do hoạt động
phóng xạ của mặt trời vào năm thứ mười một, có sự tương tự của kinh nghiệm này
trên khắp trái đất. Chúng ta có thể không để ý tới nó, nhưng cây thì có. Có việc
giảm dần về chiều rộng của vòng cây mà được hình thành sau năm thứ mười một, và
sau năm năm lại có việc tăng dần về chiều rộng cho tới năm thứ mười một.
Nếu cây là nhạy cảm tới
mức chúng có thể ghi lại cẩn thận biến cố xảy ra trên mặt trời, thế thì chẳng lẽ
không thể có chuyện là trong tâm trí con người cũng có thể có tầng nào đó chỉ
ra hoạt động của mặt trời sao? Chẳng phải là có thể rằng thân thể con người có
thể có nhạy cảm tinh tế với hoạt động của mặt trời sao? Chẳng phải là có thể là
theo cách nào đó các vòng hình thành sâu bên trong nhân cách con người sao? Mãi
cho tới giờ các nhà khoa học vẫn không có khả năng tìm ra việc ghi lại như vậy
trong thân thể con người, nhưng điều dường như không thể được là thân thể con
người sẽ không ghi lại hoạt động như vậy.
Chiêm tinh học là việc
điều tra nghiên cứu về khả năng mà những thay đổi trong vũ trụ cũng đã được ghi
lại trong con người. Nhưng không dễ dàng nghiên cứu thân thể con người vì không
thể chặt nó ra như chặt cây. Cắt mở một người là chuyện rất tinh tế và nguy hiểm.
Và bởi vì con người có tâm trí, không phải thân thể ghi lại các biến cố theo
cách này, mà là tâm trí. Cây không có tâm trí, và do vậy thân thể của nó phải
ghi lại các biến cố.
Thêm một điểm nữa
cũng đáng chú ý... Cũng như có các cơn bão phóng xạ trên mặt trời vào mọi năm
thứ mười một, tương tự, có nhịp điệu chu kì khác của chín mươi năm trên mặt trời.
Điều này chỉ mới đi ra ánh sáng gần đây, nhưng nó là sự kiện khoa học và nó gây
ngạc nhiên như nhịp điệu thường kì xuất hiện cứ mỗi mười một năm. Các nhà chiêm
tinh không nhắc bất kì cái gì về điều này, nhưng tôi đang nói cho bạn để làm
cho bạn dễ hiểu hơn về chiêm tinh học theo cách thức khoa học. Có chu kì chín
mươi năm mà đã được trải nghiệm, và câu chuyện của nó là rất gây ngạc nhiên.
Bốn nghìn năm trước
đây, một pharaoh Ai cập đã bảo các nhà khoa học của ông ấy giữ lại bản ghi chép
về nước sông Nile tăng hay giảm thường xuyên thế nào và bao nhiêu. Sông Nile là
con sông duy nhất trên thế giới có tiểu sử cổ bốn nghìn năm. Bản ghi chép đã được
giữ về khi nào mực nước trên sông tăng lên hay giảm đi thậm chí tới từng li. Bản
ghi chép này đi theo thời gian của các pharaoh, bốn nghìn năm trước, cho tới
nay.
"Pharaoh"
là tên được đặt cho các hoàng đế Ai Cập và ngụ ý mặt trời trong ngôn ngữ Ai Cập.
Đã có niềm tin ở Ai Cập rằng đối thoại liên tục tồn tại giữa mặt trời và Sông
Nile. Các pharaohs, người sùng kính mặt trời, đã tuyên bố rằng ghi chép đầy đủ
về sông Nile phải được giữ lại. Họ nói, "Hiện tại chúng ta không biết gì về
mặt trời, nhưng một ngày nào đó chúng ta sẽ biết, và bản ghi chép này sẽ hữu dụng."
Cho nên mọi thứ về
Sông Nile trong bốn nghìn năm đã được ghi lại: việc tăng về mực nước, khi có lụt
và khi không có gì... Và một học giả Ai Cập, Tasman, đã biên soạn lịch sử của
nó. Một số điều đã không được biết vào thời của các pharaoh bây giờ được biết
và mọi thứ đã xảy ra ở sông Nile đã được so sánh với các biến cố trên mặt trời.
Một nhịp điệu chín mươi năm đã được chỉ ra rõ ràng để kể lại những điều xảy ra
trên mặt trời. Những biến cố này là hoàn toàn tương tự với điều chúng ta gọi là
sinh và và tử.
Hiểu điều đó theo
cách này: mặt trời lớn lên trong bốn mươi nhăm năm và thế rồi bắt đầu sút giảm
trong tuổi tác trong bốn mươi nhăm năm. Trong bốn mươi nhăm năm năng lượng chảy
bên trong mặt trời tăng lên hướng tới đỉnh thanh xuân. Sau bốn mươi nhăm năm có
dòng năng lượng rút xuống, như bên trong con người. Sau chín mươi năm mặt trời
trở nên rất già. Trong bốn mươi nhăm năm sau, trái đất bị điểm bởi động đất. Động
đất có liên quan tới chu kì chín mươi năm này. Đến cuối của năm thứ chín mươi,
mặt trời lại trở thành thanh niên.
Đây là sự xuất hiện
tuần hoàn rất quan trọng. Có những thay đổi lớn xảy ra trên mặt trời tới mức điều
tự nhiên cho trái đất là bị rung chuyển. Khi một thân thể khổng lồ như trái đất
trở nên rối tung bởi động đất vì thay đổi trên mặt trời, làm sao thân thể nhỏ
bé của con người có thể vẫn còn không bị ảnh hưởng? Đây là vấn đề nhà chiêm
tinh học đã từng hỏi. Họ nói không thể có chuyện thân thể con người vẫn còn
không bị ảnh hưởng. Những đứa trẻ được sinh ra trong bốn mươi nhăm năm này, khi
mặt trời lớn lên trong tuổi thanh xuân, là mạnh khoẻ một cách kì diệu. Nhưng những
đứa trẻ được sinh ra trong bốn mươi nhăm năm khi mặt trời trở nên già đi, không
thể ở trong khoẻ mạnh.
Hoàn cảnh của những đứa
trẻ được sinh ra trong thời kì mà mặt trời trên con đường đi xuống là giống như
hoàn cảnh của con thuyền phải đi sang đông khi gió đang thổi sang tây - nhiều nỗ
lực thể chất lớn được cần để chuyển động mái chèo. Buồm không làm việc cho nên
người lái thuyền phải làm việc vất vả. Điều đó giống như bơi ngược dòng. Mặt trời
là nguồn sinh lực cho toàn thể họ mặt trời. Khi đến tuổi già, bất kì ai tình cờ
là trẻ cũng phải bơi ngược dòng. Người đó phải trải qua căng thẳng lớn.
Khi mặt trời đang
trong thời kì thanh xuân, toàn thể họ mặt trời được rót đầy bằng năng lượng và
đi lên tới đỉnh của nó. Thế thì bất kì ai được sinh ra đều ở trong con thuyền
đang giương buồm theo hướng gió. Không nỗ lực nào cần được làm. Không mái chèo
không bánh lái phải được chuyển động: buồm chỉ phải được mở ra và thuyền di
chuyển bởi gió. Trong thời kì này có tối thiểu bệnh dịch tràn lan trên trái đất.
Khi mặt trời đang già đi có tối đa số bệnh tật.
Bản ghi lịch sử của
Sông Nile trong bốn nghìn năm chỉ ra rằng có việc tăng nước chảy trong nó trong
bốn mươi nhăm năm khi mặt trời đang trong tuổi thanh xuân của nó. Khi mặt trời
trở nên già, mức nước trong sông Nile sụt giảm. Nó cũng trở nên yếu hơn và già
hơn. Con người không tách rời khỏi thế giới này, con người là một toàn thể thống
nhất với nó.
Ngay cả đồng hồ tốt
nhất cũng không thể nói thời gian một cách chính xác. Phải mất hai mươi ba giờ
và năm mươi sáu phút cho trái đất quay một vòng quanh trục của nó. Trên cơ sở
thời kì thời gian này chúng ta đã phát minh ra một ngày hai mươi tư giờ. Đồng hồ
do người làm của chúng ta có thể dao động, nhưng trái đất đã không được biết là
đã tính thêm hay bớt một giây trong việc hoàn thành vòng quay. Chúng ta đã
không có bất kì phương tiện chính xác toàn bộ nào để nghiên cứu hiện tượng này,
cho nên chúng ta chỉ làm các ước lượng đại thể. Nhưng khi chu kì chín mươi năm
của mặt trời được hoàn thành, và khi mặt trời điều chỉnh lại cho chu kì mới, việc
tính thời gian của đồng hồ trên trái đất bị nhiễu loạn.
Và lúc mà mặt trời trải
nghiệm việc phóng xạ tăng lên, trong chu kì mười một năm của nó, đồng hồ của
chúng ta dao động. Bất kì khi nào trái đất đi tới dưới ảnh hưởng của các lực
bên ngoài như vậy, nhịp bên trong của nó bị nhiễu loạn. Những ảnh hưởng càn
khôn mới như sao, sao băng, hay sao chổi đi qua gần trái đất cũng làm nhiễu loạn
nó. Trên qui mô càn khôn, mọi thứ rất xa xôi trên bầu trời thực sự là rất gần,
vì mọi thứ được liên nối theo cách vô hình. Tuy nhiên, khả năng của ngôn ngữ của
chúng ta để diễn đạt hiện tượng này là rất yếu, vì khi chúng ta nói rằng một
ngôi sao đã tới gần hơn chút ít với mặt trời của chúng ta, chúng ta nghĩ về điều
này theo nghĩa thông thường của một người đang tới gần người khác hơn. Tuy
nhiên, khoảng cách là rất lớn. Nhưng ngay cả một thay đổi hơi chút về khoảng
cách giữa các vật thể càn khôn và trục của trái đất sẽ bị làm nhiễu loạn - mặc
dầu chúng ta thậm chí có thể không nhận biết về điều này. Để làm nhiễu loạn
trái đất, một lực lớn được yêu cầu có. Ngay cả để làm lệch một li trên trái đất,
các vật thể càn khôn mạnh được yêu cầu đi qua gần quĩ đạo của nó.
Khi những vật thể càn
khôn lớn này đi qua gần trái đất, chúng cũng đi qua gần chúng ta. Khi trái đất
bị rung chuyển, không thể có chuyện cây mọc trên nó không bị rung chuyển. Không
thể có chuyện con người sống và bước đi trên nó không bị rung chuyển. Nhưng việc
rung chuyển là rất nhỏ, và chừng đó chúng ta đã không có bất kì dụng cụ nào để
đo điều đó.
Nhưng bây giờ chúng
ta có các dụng cụ điện tử nhạy cảm tới mức rung động của một phần nghìn của thời
gian một giây cũng có thể được đo. Nhưng rung động của con người vẫn không thể
được đo. Cho nên chúng ta còn chưa làm ra được bất kì dụng cụ nào để đo việc
đó.
Con người là sinh vật
rất giới hạn - và điều cần thiết cho con người là hiện hữu theo cách đó, bằng
không sẽ khó cho con người sống trên trái đất. Nếu bạn có khả năng trải nghiệm
và biết ảnh hưởng của mọi lực bao quanh mà tác động lên bạn hai mươi bốn giờ một
ngày, bạn sẽ không có khả năng sống. Chúng ta có khả năng sống vì chúng ta
không biết mọi thứ đang xảy ra quanh chúng ta.
Cũng có một luật
khác. Luật đó là ở chỗ chúng ta đi tới không biết hoặc các ảnh hưởng dưới một
giới hạn nào đó hoặc các ảnh hưởng trên một giới hạn nào đó. Miền trải nghiệm của
chúng ta bị giới hạn. Chẳng hạn, giả sử rằng chúng ta đo nhiệt độ thân thể là
giữa ba mươi sáu độ ở điểm thấp nhất và bốn mươi ba độ ở điểm cao nhất; thế thì
điều đó chỉ ra rằng chúng ta đang sống bên trong bẩy độ này.
Nếu nhiệt độ tụt xuống
dưới ba mươi sáu độ chúng ta sẽ chết, và nếu nó lên trên bốn mươi ba độ chúng
ta cũng sẽ chết. Nhưng bạn có nghĩ điều đó bị giới hạn vào biến thiên nhiệt bẩy
độ không, rằng bên ngoài điều này chúng ta sẽ chết? Con người sống trong miền bị
giới hạn của bẩy độ, và bên ngoài miền này, con người sẽ chết. Con người sống
trong một loại cân bằng. Con người phải thăng giáng giữa ba mươi sáu và bốn
mươi ba độ. Tương tự, có cân bằng cho mọi thứ.
Tôi đang nói với bạn
và bạn có thể nghe thấy. Nếu tôi nó bằng giọng rất thấp, một điểm sẽ tới mà bạn
sẽ không có khả năng nghe thấy tôi. Điều này bạn có thể hiểu, nhưng bạn sẽ không
có khả năng tưởng tượng rằng có một điểm cao hơn của khả năng nghe thấy mà bên
ngoài nó bạn không thể nghe thấy được. Sẽ khó mà tưởng tượng được rằng tiếng động
to hơn cũng có thể là không thể nghe được.
Các nhà khoa học nói
rằng chúng ta có miền nghe thấy nào đó, và rằng chúng ta không thể nghe thấy gì
ở dưới hay ở trên nó. Khắp xung quanh chúng ta tiếng vang như sấm lớn đang xuất
hiện, nhưng chúng ta không thể nghe được chúng. Nếu một ngôi sao tan rã hay một
hành tinh mới được sinh ra, những tiếng động vang như sấm vô cùng được tạo ra
quanh trái đất. Nếu như chúng ta mà nghe thấy chúng, thế thì vào chính khoảnh
khắc đó chúng ta sẽ trở nên điếc. Nhưng vì tai chúng ta không thể nghe được
chúng, chúng ta được bảo vệ. Chúng ta không thể nghe thấy dưới decibel (độ ồn)
nào đó và chúng ta không thể nghe thấy trên decibel nào đó - chúng ta chỉ có thể
nghe thấy bên trong miền nào đó.
Thậm chí có những giới
hạn cho việc thấy. Các giác quan của mọi người vận hành trong miền đặc biệt. Chẳng
hạn, chó có khả năng ngửi tốt hơn bạn có thể ngửi nhiều. Miền ngửi của nó là rộng
hơn, và điều chúng ta không có khả năng ngửi, chó có thể ngửi. Điều chúng ta
không có khả năng nghe, ngựa có thể nghe. Giác quan nghe và ngửi của ngựa là sắc
bén hơn nhiều. Từ một khoảng cách một dặm rưỡi ngựa có thể ngửi thấy việc tiến
tới của sư tử. Nó sẽ đột nhiên dừng lại, và chúng ta sẽ không hiểu tại sao nó
đã làm vậy. Giác quan ngửi của nó là rất mạnh. Nhưng nếu bạn có giác quan ngửi
mạnh tới mức bạn có thể trải nghiệm mọi mùi lan khắp xung quanh bạn, bạn chắc sẽ
phát điên. Con người bị khép kín bên trong một loại bao đóng - con người có các
biên giới.
Khi bạn bật radio, bạn
có thể nghe nhiều đài phát. Bạn có nghĩ rằng âm nhạc bắt đầu chỉ khi radio được
bật lên không?
Sóng âm nhạc và tiếng
nói của radio liên tục chảy trong không trung dù bạn có bật máy thu lên hay
không. Nhưng chỉ khi radio được bật lên bạn mới có khả năng nghe thấy chúng.
Trong chính căn phòng này, sóng radio của mọi đài phát thanh của thế giới liên
tục tuôn chảy, nhưng chỉ khi bạn bật radio lên bạn mới có thể nghe thấy chúng.
Những sóng radio đó có đó ngay cả khi radio của bạn không được bật lên, nhưng bạn
không thể nghe thấy chúng.
Trên thế giới này nhiều
âm thanh đang đi qua khắp xung quanh chúng ta. Có náo động lớn. Chúng ta không
có khả năng nghe thấy chúng, nhưng chúng ta không thể thoát khỏi bị ảnh hưởng bởi
nó. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi mọi tiếng ồn này - trong mọi thần kinh, trong mọi
nhịp tim đập, trong mọi cơ bắp. Những tiếng ồn này đang làm việc trong chúng ta
mà không được để ý tới. Những mùi chúng ta không có khả năng nhận ra cũng ảnh
hưởng tới chúng ta. Nếu những mùi đó mang cùng chứng bệnh nào đó, bạn sẽ nhiễm
bệnh. Nhận biết hay việc nhận ra nó của bạn là không cần thiết cho cái gì đó tồn
tại.
Chiêm tinh học nói rằng
quanh chúng ta có các trường năng lượng liên tục ảnh hưởng tới chúng ta. Ngay
khi đứa trẻ được sinh ra, nó là chủ thể cho mọi ảnh hưởng của thế giới. Theo
ngôn ngữ khoa học, chúng ta có thể mô tả việc sinh như quá trình phơi ra.
Điều đó cũng là như
chúng ta phơi phim trong máy ảnh. Bạn nhấn nút chụp của máy ảnh và trong một phần
giây cửa sổ ống kính mở ra và đóng lại, và bất kì cái gì đã ở phía trước máy ảnh
đó lập tức được ghi lại trên phim. Phim được phơi ra mà không ảnh hưởng tới việc
phơi ra lần trước. Phim đã bắt ảnh của cảnh đó mãi mãi.
Tương tự, khi đứa trẻ
được thụ thai trong bụng người mẹ, đây là lần phơi ra đầu tiên cho đứa trẻ đó.
Vào ngày đứa trẻ được sinh ra có lần phơi ra thứ hai. Hai việc phơi ra này được
ghi lại vào tâm trí nhạy cảm của đứa trẻ như trên phim. Thế giới như nó vậy vào
khoảnh khắc đó được in dấu lên đứa trẻ, và do vậy có sự đồng cảm trong đứa trẻ
với thế giới như nó vậy vào khoảnh khắc đó.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà
biết rằng chín mươi phần trăm trẻ em được sinh ra vào ban đêm. Bình thường -
theo xác suất toán học - phần trăm việc sinh sẽ là năm mươi - năm mươi cho đêm
và ngày. Có thể có thăng giáng bốn hay năm phần trăm ở đây đó, nhưng tại sao
chín mươi phần trăm được sinh ra trong đêm? Chỉ mười phần trăm việc sinh, nhiều
nhất, xuất hiện vào ban ngày. Điều này không thể có được mà không có bất kì lí
do nào. Có nhiều lí do cho điều này. Để tôi giải thích...
Khi đứa trẻ được sinh
ra vào ban đêm, việc phơi ra đầu tiên của thế giới lên tâm trí nó không là
sáng, mà là tối. Tôi đang nói cho bạn điều này bằng cách minh hoạ, vì vấn đề
này thực sự là sâu hơn nhiều. Chỉ bằng cách minh hoạ tôi nói với bạn rằng ấn tượng
đầu tiên lên tâm trí của đứa trẻ là ấn tượng về tối. Mặt trời không có mặt,
năng lượng của nó không có mặt. Khắp xung quanh, thế giới đang ngủ; không cái
gì thực tại thức. Đây là tác động đầu tiên lên đứa trẻ.
Nếu chúng ta hỏi Phật
hay Mahavira về lí do cho điều này, họ sẽ nói rằng phần lớn các hồn lấy việc
sinh vào ban đêm vì họ đang ngủ khi họ được sinh ra. Những hồn này không thể chọn
khoảnh khắc sinh của họ. Có hàng trăm lí do khác, nhưng điều này là quan trọng,
rằng phần lớn mọi người đều ngủ. Họ ở trong tối và bất hoạt.
Bất kì người nào được
sinh ra sau khi mặt trời mọc sẽ được sinh cùng năng lượng. Sau khi mặt trời lặn,
trong tối của đêm, chỉ những người ngủ có thể lấy việc sinh. Việv sinh xảy ra
vào lúc mặt trời mọc sẽ là việc sinh dưới ảnh hưởng của năng lượng; việc sinh xảy
ra sau khi mặt trời lặn dưới sự bao bọc của tối sẽ là việc sinh dưới ảnh hưởng
của giấc ngủ. Việc phơi ra sẽ khác cho chiếc phim được phơi ra vào ban đêm và
chiếc phim được phơi ra trong ánh sáng. Cần hiểu điểm này về việc phơi ra một
cách rõ ràng, vì chiêm tinh học có quan hệ rất sâu với điều đó.
Các nhà khoa học đang
tiến hành nghiên cứu về chủ đề này của việc phơi ra khi sinh nói rằng đó là việc
xảy ra có tầm quan trọng nhất. Việc phơi ra đó sẽ đi theo bạn suốt đời bạn.
Khi gà con được sinh
ra với gà mẹ, nó lập tức chạy theo gà mẹ. Chúng ta nói rằng nó đang chạy theo mẹ,
nhưng các nhà khoa học nói rằng điều này chẳng liên quan gì tới gà mẹ, rằng đó
chỉ là vấn đề về việc phơi ra và việc ghi khắc. Các nhà khoa học bây giờ tiến
hành hàng trăm thực nghiệm - một thực nghiện là trên gà con về việc được sinh
ra. Mỏ của gà con thò ra khỏi trứng, và thế rồi gà mẹ bị loại ra khỏi khung cảnh,
và thay vào nó là quả bóng được đặt ngay trước gà con. Khi gà con mở mắt ra
chúng thấy quả bóng. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng gà con yêu quả bóng như đó
là mẹ của chúng.
Bất kì chỗ nào quả
bóng di chuyển trong không khí, gà con sẽ chạy theo nó. Chúng chẳng quan tâm tới
mẹ, nơi gà mẹ có thể hiện hữu, nhưng chúng trở nên nhạy cảm đáng ngạc nhiên hướng
tới quả bóng. Khi gà con trở nên mệt mỏi, chúng sẽ đi và đậu bên dưới quả bóng.
Chúng sẽ cố yêu quả bóng, chúng sẽ cố mổ quả bóng - không vào gà mẹ.
Về việc này, nhiều
công việc đã được làm bởi nhà khoa học Konrad Lorenz. Ông ấy nói rằng khoảnh khắc
đầu tiên của việc phơi ra là quan trọng nhất. Gà con trở nên có quan hệ thân
thiết với gà mẹ, nhưng vì việc phơi ra đầu tiên. Nó chạy theo gà mẹ chỉ vì gà mẹ
là sẵn có cho nó lần đầu tiên.
Bây giờ một số thực nghiệm
nữa đang được tiến hành... Những đứa con trai không được nuôi dưỡng lớn lên
trong sự hiện diện của người mẹ không có khả năng yêu bất kì người đàn bà nào.
Đã không có việc phơi ra đúng; hình ảnh của người đàn bà đã không được ghi dấu
đúng trong tâm trí của đứa trẻ như vậy. Nếu đồng tính dục đang tăng lên ở
phương Tây, một lí do nền tảng là việc phơi ra không đủ cho một trong các bố mẹ.
Yêu khác tính dục, yêu giữa các giới đối lập, đang trở nên ngày càng ít đi ở
phương Tây, và yêu giữa các thành viên cùng tính dục đang tăng lên. Mặc dầu đây
là việc xảy ra phi tự nhiên, nó nhất định có đó.
Hấp dẫn dục giữa đàn
ông và đàn bà cũng bị ước định theo cách khác. Đứa trẻ nên được phơi ra trước hết
với ai là vấn đề cần được xét tới. Đàn bà sẽ không hạnh phúc trong cuộc sống nếu,
khi còn là bé gái, cô bé được phơi ra lần đầu tiên cho người mẹ. Việc phơi ra của
cô bé nên là với đàn ông. Tác động đầu tiên lên tâm trí của cô bé nên là người
bố; chỉ thế thì cô bé sẽ có khả năng yêu đàn ông một cách đầy đủ. Nếu đàn ông
bao giờ cũng vượt trội hơn đàn bà đó là vì con trai và con gái cả hai đầu tiên
đã được phơi ra và được nuôi lớn bởi người mẹ.
Việc phơi ra của con
trai là đúng, nhưng việc phơi ra của con gái thì không đúng. Cho nên, chừng nào
việc phơi ra lần đầu của bé gái không phải là với bố của nó, cô bé sẽ không thể
trở nên bình đẳng với đàn ông. Cô ấy không thể trở nên bình đẳng qua chính trị,
qua công việc, qua độc lập kinh tế, vì từ góc độ tâm lí điểm yếu trong nhân
cách của cô gái vẫn còn lại. Không nền văn minh nào tới giờ đã từng có khả năng
vượt qua điểm yếu này.
Nếu quả bóng nhỏ có
thể thực thi nhiều ảnh hưởng thế lên gà con, nếu điều đó có thể đi vào tâm trí
của nó một cách không thể xoá được thế, chiêm tinh học gợi ý rằng bất kì cái gì
bao quanh chúng ta - toàn thể vũ trụ - cũng đi vào trong tâm thức của chúng ta
vào khoảnh khắc phơi ra lúc sinh, khi cuốn phim tâm trí được phơi ra cho thế giới.
Điều này xác định mãi mãi sự đồng cảm và ác cảm của bạn trong cả đời. Mọi chòm
sao đang bao quanh trái đất vào khoảnh khắc đó, theo một cách rất sâu sắc, in dấu
ấn ảnh hưởng của chúng lên tâm thức mới được sinh ra đó. Các chòm sao ở vị trí
nào đó: ý nghĩa cơ bản của những chòm sao này nằm trong ảnh hưởng của phóng xạ
của chúng, cái rơi lên trái đất vào khoảnh khắc sinh.
Bây giờ các nhà khoa
học tin rằng mọi thân tinh tú đều có tính phóng xạ duy nhất của nó. Hành tinh
sao Kim phóng ra các tia có tính yên bình, trong khi mặt trăng có kiểu sóng
radio khác hoàn toàn. Sóng radio đạt tới chúng ta từ sao Mộc là khác với sóng đạt
tới chúng ta từ mặt trời. Lí do cho sự khác biệt này là ở chỗ từng hành tinh có
tổ hợp khác nhau của các tầng khí bao quanh nó, và từ từng hành tinh có tổ hợp
khác nhau của các tia hướng tới trái đất. Và khi đứa trẻ được sinh ra, bất kì
chòm sao nào, các ngôi sao, hành tinh hay các siêu mặt trời xa xôi đang bao
quanh đường chân trời, tất cả đi sâu vào bên trong tâm trí của đứa trẻ vào lúc
phơi ra của nó. Tình huống càn khôn vào khoảnh khắc đó - với mọi điểm yếu, điểm
mạnh và năng lực của nó - ảnh hưởng lên đứa trẻ trong cả đời nó.
Điều đó giống như biết
hiệu quả đích xác của điều sẽ xảy ra khi bom nguyên tử nổ chính giữa khu dân cư
đông đúc như Hiroshima. Trước khi quả bom nguyên tử được thả lên Hiroshima, người
ta đã chỉ biết rằng hàng trăm nghìn người sẽ chết. Nhưng điều không được biết
là việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai và mọi thứ khác nữa. Với
những người đã chết ở Hiroshima và Nagasaki đó chỉ là chuyện của một khoảnh khắc.
Nhưng cây còn lại sau, con vật, chim chóc, cá và con người còn lại sau, tất cả
đều bị ảnh hưởng vĩnh viễn theo cách không biết. Hiệu quả toàn bộ của điều này
sẽ chỉ được biết sau quãng mười thế hệ qua đi, vì lực phóng xạ sâu vẫn còn hoạt
động.
Một người đàn bà sống
sót đã có mọi tế bào trứng bị nhiễm phóng xạ. Bây giờ những trứng này không có
khả năng sản sinh trẻ em bình thường như chúng đã làm trước khi chúng bị nhiễm
phóng xạ. Đứa trẻ được sinh ra từ những trứng này có thể què hay mù, nó có thể
có bốn hay thậm chí tám mắt; nó có thể là bất kì cái gì - người ta không thể
nói được. Não của nó có thể bị bệnh hay nó có thể là một thiên tài mà chưa bao
giờ có trước đây. Chúng ta không chắc chắn nó sẽ giống cái gì; duy nhất một điều
chúng ta biết chắc chắn là ở chỗ nó sẽ không giống như người bình thường.
Nếu sức mạnh của bom
nguyên tử - cái mà nếu so sánh thì không phải là sức mạnh rất lớn - có thể gây
ra tai hại lớn thế cho sự sống trên trái đất, thế thì bạn có thể tưởng tượng sức
mạnh của mặt trời. Cứ như cả triệu bom nguyên tử đồng thời bùng nổ trên mặt trời.
Ở Hiroshima và Nagasaki một quả bom nguyên tử đã giết một trăm hai mươi nghìn
người - trong so sánh, bạn có thể hình dung bao nhiêu phóng xạ tồn tại trên mặt
trời?
Mặt trời đã từng cấp
nhiệt cho trái đất trong bốn tỉ năm, và các nhà khoa học nói rằng không có khả
năng nào cho việc nó bắt đầu lạnh đi trong hàng triệu năm. Mỗi ngày nó cho trái
đất lượng nhiệt lớn vô cùng, và điều đó nữa cũng là từ khoảng cách gần một trăm
triệu dặm. Bất kì cái gì xảy ra ở Hiroshima có thể có tác động chỉ tới bán kính
mười dặm, trong khi mặt trời đã từng cho chúng ta nhiệt từ khoảng cách một trăm
triệu dặm và trong lâu thế; dầu vậy nó vẫn không bị cạn kiệt. Nhưng so với các
mặt trời khác trong vũ trụ, mặt trời của chúng ta chỉ là ngôi sao tí hon. Các
ngôi sao chúng ta thấy trên trời lớn hơn mặt trời của chúng ta nhiều, và từng
ngôi sao trong chúng đều có việc phóng xạ riêng của nó, điều đang chảy tới
chúng ta.
Một nhà khoa học lớn,
Michael Gacquilin, đã từng tiến hành nghiên cứu về các lực trong vũ trụ. Ông ấy
cho chúng ta biết rằng chúng ta không có khả năng hiểu cho dù một phần trăm những
điều được gây ra bởi các lực tới bên trong kinh nghiệm của chúng ta. Vì chúng
ta đã bắt đầu gửi các vệ tinh ra bên ngoài trái đất, nhiều thông tin đã được
truyền về cho chúng ta tới mức chúng ta không có lời để mô tả nó, mà cũng không
có khả năng phát triển khoa học để giải mã thông tin được truyền. Chúng ta
không bao giờ tưởng tượng được rằng nhiều năng lượng thế và nhiều lực thế có thể
đang vận hành khắp quanh chúng ta.
Trong hoàn cảnh này,
chúng ta hãy hiểu một điều thêm nữa. Chiêm tinh học không phải là khoa học mới
mà vẫn đang phát triển. Luận điểm là hoàn toàn đảo ngược. Nếu bạn đã thấy Taj
Mahal, bạn có thể đã để ý vài bức tường không đầy đủ bên ngoài bờ đối diện của
sông Yamuna. Câu chuyện hiện thời là ở chỗ Shahjehan đã không chỉ làm ra Taj
Mahal cho vợ ông ấy Mumtaj, mà là ông ấy cũng đã xây dựng mộ cho bản thân ông ấy,
từ cùng đá cẩm thạch như Taj Mahal, trên bờ đối diện của sông Yamuna. Tuy
nhiên, mộ đó đã không thể được hoàn thành, theo câu chuyện này. Nhưng bây giờ một
số nhà lịch sử đã làm nghiên cứu, và họ cho chúng ta biết rằng những bức tường
đó mà có vẻ không đầy đủ không phải là tường của mộ nào đó đã được xây dựng, mà
là tàn tích của một cung điện lớn đã tồn tại từ lâu trước đây.
Chúng ta đã được bảo
cho biết trong ba trăm năm qua rằng những bức tường đó đã là bức tường không đầy
đủ của ngôi mộ mà Shahjehan đã bắt đầu xây dựng. Nhưng tường của ngôi mộ được
xây mới và tàn tích của cung điện cũ có vẻ tương tự, cho nên rất khó quyết định
đích xác những tường này cái gì. Nghiên cứu lịch sử bây giờ chỉ ra rằng có thời
chúng không chỉ là một cung điện đầy đủ, mà rằng bản thân Taj Mahal đã không được
xây lên bởi Shahjehan. Nó đã là một cung điện cổ được người Hindu xây dựng mà
Shahjehan chuyển nó thành ngôi mộ. Nhưng điều thường xảy ra là chúng ta không
thể tin được bất kì cái gì mâu thuẫn với điều chúng ta bao giờ cũng nghe thấy.
Không ngôi mộ nào như
Taj Mahal đã được xây dựng ở bất kì chỗ nào khác trên thế giới này. Ngôi mộ
không bao giờ được xây dựng như thế. Khắp xung quanh Taj Mahal có những chỗ cho
lính đứng, và cho việc lắp súng trường và súng đại bác. Các ngôi mộ không cần
được bảo vệ bằng súng trường và đại bác. Nó đã là cung điện cổ mà đã được chuyển
đổi. Trên bờ bên kia của Yamuna cũng có một cung điện cổ đã sụp đổ, và tàn tích
của nó còn lại như nhân chứng.
Chiêm tinh học cũng
giống như tàn tích của toà nhà lớn đã có thời tồn tại. Nó đã là khoa học đầy đủ
mà bị thất truyền. Nó không mới mà nó cũng không là quá trình xây dựng. Từ các
bức tường còn lại, không thể phán xét được toà nhà một thời đó có thể đã là lớn
thế nào. Nhiều lần chân lí đã được nhận ra, chỉ trở nên bị thất truyền lần nữa.
Quãng hai trăm năm
trước Christ, Aristarchus, một nhà khoa học Hi Lạp, đã khám phá ra rằng mặt trời
là trung tâm của vũ trụ chứ không phải trái đất. Nguyên lí này của Aristarchus
đã trở nên nổi tiếng là nguyên lí nhật tâm - rằng mặt trời là ở trung tâm.
Nhưng sau đó, quãng năm 100 sau công nguyên, Ptolemy lại đổi khám phá này và
nói rằng trái đất là trung tâm. Sau đó, phải mất một nghìn năm cho tới khi
Kepler và Copernicus lại thiết lập rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ của
chúng ta. Chân lí được khám phá bởi Aristarchus vẫn còn bị ẩn kín trong một thời
gian rất dài, mãi cho tới khi Copernicus mở cuốn sách cổ của Aristarchus và
công bố nó lần nữa - và mọi người bị choáng.
Người phương Tây nói
rằng châu Mĩ đã được khám phá bởi Columbus. Oscar Wilde đã làm chuyện cười về
điều đó mà nó đã trở nên nổỉ tiếng khi ông ấy tới châu Mĩ. Ông ấy nói rằng châu
Mĩ đã được khám phá ra bởi ai đó khác sớm hơn nhiều. Điều này là đúng - châu Mĩ
đã được khám phá ra nhiều lần và đã bị mất đi mất lại khi các mối quan hệ với
nó bị cắt rời. Ai đó đã hỏi Oscar Wilde, "Nếu Columbus đã không khám phá
ra nó lần đầu tiên - nếu nó đã được khám phá - tại sao điều đó trở nên bị mất mọi
lần?"
Oscar Wilde đùa đáp lại,
"Ông ấy đã khám phá ra châu Mĩ, nó đã được khám phá nhiều lần, nhưng mọi lần
nó đã bị bưng bít. Mọi lần đã cần giữ nó yên tĩnh, vì điều quấy rối như vậy tốt
nhất là bị quên đi và khử đi!"
Trong thiên sử thi
Mahabharata có nhắc tới châu Mĩ - một trong những người vợ của Arjuna đã là từ
Mexico. Có những đền Hindu cổ đại ở Mexico với tượng cái đục Ganesh trên chúng.
Điều xảy ra nhiều lần
là chân lí tới bên trong am hiểu của chúng ta và thế rồi lại bị mất. Chiêm tinh
học đã là một trong những chân lí lớn như vậy: có thời nó đã được biết tới,
nhưng sau đó đã bị mất. Có khó khăn trên con đường biết lại nó - đó là lí do tại
sao tôi đang nói với bạn từ nhiều quan điểm khác nhau.
Ý định của tôi trong
việc nói tới chiêm tinh học có thể bị hiểu lầm. Không phải dường như tôi có ý định
nói về cùng chủ đề mà được thảo luận bởi các nhà chiêm tinh bình thường. Với
nhà chiêm tinh học như vậy bạn có thể trả một đồng tiền và được nói cho tương
lai của bạn. Có lẽ bạn nghĩ rằng tôi sẽ nói về ông ta để hỗ trợ cho ông ta.
Nhân danh chiêm tinh học, chín mươi chín phần trăm các nhà chiêm tinh chỉ lừa gạt.
Chỉ một phần trăm sẽ không khẳng định một cách giáo điều rằng một biến cố sẽ dứt
khoát xảy ra. Họ biết rằng chiêm tinh học là chủ đề bao la - bao la tới mức ai
đó chỉ có thể do dự đi vào trong nó.
Khi tôi nói về chiêm
tinh học, tôi muốn chỉ cho bạn có bức tranh của toàn thể khoa học này từ nhiều
góc độ để cho bạn có thể đi vào nó mà không có bất kì sợ hãi hay ngần ngại nào.
Khi tôi nói về chiêm tinh học, tôi không nói về nhà chiêm tinh bình thường - những
chuyện nhỏ bé thế. Nhưng tính tò mò của người trung bình liên quan tới chiêm
tinh học chỉ là để biết liệu con gái người đó có lấy được chồng hay không...
Chiêm tinh học có thể được chia thành ba phần. Phần thứ nhất là lõi, cái bản chất; nó là điều bản chất, và không thể bị thay đổi. Nó là phần khó hiểu nhất. Phần thứ hai là tầng giữa, trong đó người ta có thể làm ra bất kì thay đổi nào người ta muốn. Nó là phần bán bản chất trong đó bạn có thể làm những thay đổi nếu bạn biết cách, nhưng không có việc biết, không thay đổi nào là có thể chút nào. Phần thứ ba là tầng bên ngoài nhất mà là vô nghĩa, nhưng về cái đó chúng ta rất tò mò. Phần thứ nhất là cái bản chất, trong đó không thay đổi nào có thể được làm. Khi nó được biết tới, cách duy nhất là hợp tác với nó. Các tôn giáo đã phát minh ra chiêm tinh học để biết và giải mã định mệnh bản chất này. Phần bán bản chất của chiêm tinh học là tới mức nếu chúng ta biết về nó chúng ta có thể thay đổi kiếp sống của chúng ta - bằng không thì không thay đổi được.
Nếu chúng ta không biết,
thế thì bất kì cái gì sẽ xảy ra sẽ xảy ra. Nếu có tri thức, có các phương án để
chọn giữa chúng. Có khả năng của biến đổi nếu việc chọn đúng được làm. Phần thứ
ba, phần không bản chất chỉ là ngoại vi, bề mặt bên ngoài. Không có gì bản chất
trong nó; mọi thứ là hoàn cảnh.
Nhưng chúng ta tới hỏi
nhà chiêm tinh chỉ về những điều không bản chất. Ai đó đi và hỏi nhà chiêm tinh
khi nào người đó có việc làm - không có mối quan hệ giữa việc làm của bạn và
trăng và sao. Ai đó hỏi liệu người đó sẽ có hôn nhân hay không... Có thể có xã
hội không có hôn nhân. Ai đó hỏi liệu người đó sẽ vẫn còn nghèo hay trở nên giầu...
Có thể có các xã hội xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa nơi sẽ không có
người giầu và không có người nghèo. Cho nên đây là những câu hỏi không bản chất...
Một cụ già tám mươi
tuổi đang bước đi thì chân cụ trượt vỏ cam bị vứt trên phố. Bây giờ, có thể đi
hỏi nhà chiêm tinh và biết từ trăng và sao chân sẽ trượt trên vỏ cam nào và
trên đường nào sao? Những câu hỏi như vậy là ngu xuẩn, nhưng bạn tò mò muốn biết
trước liệu chân bạn có tiếp đất trên vỏ cam và trượt đi nếu bạn đi ra đường hôm
nay. Điều này là vô nghĩa. Điều này chẳng liên quan gì với con người bạn hay hồn
của bạn. Những biến cố này xảy ra ở ngoại vi, và chiêm tinh học chẳng liên quan
gì tới chúng. Nhưng vì các nhà chiêm tinh bận rộn nói chỉ về những điều như vậy,
dinh thự lớn của chiêm tinh học đã sụp đổ. Đây đã là lí do duy nhất.
Không người thông
minh nào sẽ được chuẩn bị để tin rằng khi người đó được sinh ra điều đó đã được
viết bởi số mệnh rằng vào ngày đặc biệt nào đó trên đường Marine Drive chân người
đó sẽ tiếp đất trên vỏ cam nào đó và người đó sẽ ngã... Cả việc ngã lẫn vỏ cam
chẳng có bất kì quan hệ nào với các sao. Chiêm tinh học đã mất sự kính trọng vì
nó đã trở nên được kết nối với những điều như vậy. Vào lúc này hay lúc khác tất
cả chúng ta đã muốn biết những điều như vậy từ các nhà chiêm tinh - nhưng những
điều này là vô nghĩa. Nhưng có những vấn đề bán bản chất như sinh hay chết của
một người: nếu bạn có thể biết mọi thứ về những điều này, bạn có thể lấy các biện
pháp thận trọng. Nếu bạn không biết bất kì cái gì, bạn không thể làm được bất
kì cái gì.
Nếu tri thức của
chúng ta về việc chẩn đoán bệnh được tăng lên, chúng ta sẽ có khả năng tăng khoảng
sống của con người. Chúng ta đã từng làm điều đó. Nếu nghiên cứu của chúng ta để
làm ra bom nguyên tử chết chóc thành công, chúng ta sẽ có khả năng giết chết
hàng trăm nghìn người một lúc - chúng ta đã làm điều đó. Thế giới bán bản chất
này trình ra khả năng cho con người của chúng ta làm những điều nào đó, nếu
chúng ta biết trước cái gì sẽ xảy ra. Nếu chúng ta không biết, không cái gì có
thể được làm. Bằng việc biết trước của mình, các phương án có thể được phân ra
và được chọn.
Bên ngoài điều này,
thế giới của cái bản chất tồn tại - bạn không thể làm được bất kì cái gì về nó.
Tuy nhiên, tính tò mò của chúng ta là để biết chỉ những thứ không bản chất. Hiếm
khi ai đó vươn tới biết cái bán bản chất. Tính tò mò hay ham muốn của chúng ra
không bao giờ mở tới việc biết cái là bản chất và không tránh khỏi, cái không
thể bị thay đổi cho dù được biết.
Mahavira đi qua một
làng với đệ tử của ông ấy, Goshalak, người về sau trở thành đối thủ của ông ấy,
thì họ đi qua một cây nhỏ. Goshalak nói với Mahavira, "Nghe này, đây là một
thực vật. Thầy nghĩ gì: "Nó có mọc đủ để tạo ra hoa, hay nó sẽ chết trước
khi nó có thể ra hoa? Tương lai của nó là gì?"
Mahavira lập tức nhắm
mắt lại và ngồi trước thực vật này.
Goshalak nói một cách
tinh ranh, "Đừng lảng tránh vấn đề này. Cái gì sẽ xảy ra bằng việc thầy nhắm
mắt lại?" Ông ta không biết tại sao Mahavira đã trở nên im lặng và nhắm mắt,
và rằng ông ấy đang tìm cái bản chất. Điều cần thiết là đi sâu xuống trong cây,
vào trong hồn của cây đó. Không làm như vậy, không thể nói được cái gì sẽ xảy
ra.
Sau một chốc,
Mahavira mở mắt ra và nói, "Thực vật này sẽ sống sót để ra hoa."
Goshalak lập tức nhổ
bật rễ cây này lên, vứt nó đi và cười một cách nhạo báng. Không có cách nào tốt
hơn là làm sai phát biểu của Mahavira sao?
Mahavira không có gì
thêm để nói bây giờ, vì Goshalak đã nhổ bật rễ cây và vứt nó đi như việc thách
thức. Ông ta cười lớn, Mahavira mỉm cười, và họ tiếp tục cuộc hành trình. Trời
bắt đầu mưa nặng hạt. Có cơn bão và trong bẩy ngày liên tục mưa rơi như thác,
cho nên họ không có khả năng đi ra ngoài trong bẩy ngày.
Khi mưa đã ngớt và họ
quay lại, trên đường họ đi tới cùng chỗ mà bẩy ngày trước Mahavira đã nhắm mắt
để biết phần bên trong của cây này. Họ thấy rằng cây này đã lại đứng với rễ ăn
sâu vào đất. Do mưa lớn và gió đất đã trở nên ướt và xốp ra, và rễ của cây này
đã bắt vào.
Mahavira lại nhắm mắt
và đứng cạnh cây. Goshalak trở nên rất bối rối - ông ta đã nhổ bật rễ và vứt
cây đó đi. Khi Mahavira mở mắt ra, Goshalak nói, "Tôi ngạc nhiên và bối rối.
Tôi đã nhổ bật rễ cây này và vứt nó đi, và nó lại mọc lên."
Mahavira đáp,
"Nó sẽ sống sót tới khi ra hoa. Ta nhắm mắt để nhìn vào tiềm năng bên
trong và hoàn cảnh của hạt mầm này - liệu nó có năng lực lại mọc rễ cho dù nó
đã bị nhổ bật rễ không, liệu nó có tự tử hay không, liệu nó có bản năng hay ham
muốn mạnh để chết không. Nếu bản năng của nó là tự tử nó chắc đã dùng sự giúp đỡ
của ông để chết. Ta muốn xem liệu nó có khao khát sống không - nếu nó quyết tâm
sống, nó sẽ sống. Ta biết rằng ông sẽ nhổ bật rễ nó và vứt nó đi."
Goshalak hỏi,
"Thầy nói gì vậy?"
Mahavira nói,
"Khi ta nhìn vào phần bên trong của cây này bằng mắt nhắm, ta cũng thấy
ông đang đứng cạnh, quyết tâm nhổ bật rễ nó. Ta biết rằng ông sẽ nhổ bật rễ cây
này - đó là lí do tại sao điều cần thiết với ta là biết năng lực bên trong của
cây để sống, nó có bao nhiêu tự tin và sức mạnh ý chí. Nếu nó chờ đợi chết và
tìm cớ, cớ của ông sẽ là đủ cho nó chết; bằng không, cây đã bị nhổ bật rễ sẽ lại
mọc rễ."
Goshalak không còn
dũng cảm để nhổ bật rễ cây này lần nữa; ông ta sợ. Lần trước Goshalak đã cười
khi tới làng; lần này, Mahavira bước phía trước với nụ cười hiểu biết.
Thế rồi Goshalak hỏi,
"Sao thầy cười?"
Mahavira nói,
"Ta đang quan sát, chỉ nghĩ về năng lực của ông - liệu ông có thể nhổ bật
rễ cây lần thứ hai hay không."
Goshalak nói,
"Thầy có thể thấy được liệu tôi sẽ làm điều đó hay không sao?"
Mahavira đáp,
"Điều đó là không bản chất. Ông có thể nhổ bật rễ nó, ông có thể không nhổ
bật rễ nó. Nhưng điều là bản chất và không tránh khỏi là cây này vẫn muốn sống.
Toàn thể thân thể nó, toàn thể sức sống của nó, đều muốn sống. Điều đó là bản
chất. Điều là vô nghĩa là việc ông vứt nó đi hay không, và điều đó phụ thuộc
vào ông. Nhưng ông đã chứng tỏ là kẻ yếu hơn và ít quyết tâm hơn cây này. Ông bị
thua."
Một trong các lí do
cho Goshalak không hài lòng với Mahavira đã là sự vụ này liên quan tới cây này.
Chiêm tinh học tôi
đang nói tới liên quan tới điều bản chất, nền móng. Tò mò của bạn giỏi nhất chỉ
là bán bản chất. Bạn muốn biết bạn sẽ sống bao lâu hay liệu bạn có chết bất thần
không. Nhưng bạn không tò mò để biết bạn sẽ làm gì nếu bạn sống - bạn sẽ sống
thế nào. Bạn muốn biết bạn sẽ chết thế nào, khi nào thời gian đó tới hay bạn sẽ
làm gì vào thời gian đó. Tính tò mò của bạn mở rộng tới các biến cố, không tới
hồn. Điều tôi đang sống chỉ là biến cố, nhưng điều tôi đang làm khi sống, hay
điều tôi là, mới là hồn tôi. Khi nào tôi chết điều đó sẽ là biến cố, nhưng vào
khoảnh khắc chết, tôi sẽ thế nào, tôi sẽ làm gì, là hồn tôi. Chúng ta tất cả đều
sẽ chết, biến cố chết là tương tự cho tất cả mọi người, nhưng cách chết, khoảnh
khắc chết, sẽ là khác với mọi người - ai đó thậm chí có thể chết khi mỉm cười.
Vào lúc chết, ai đó
đã hỏi Mulla Nasruddin, "Ông nghĩ gì, Mulla? - khi mọi người được sinh ra
họ tới từ đâu?
Mulla đáp, "Tôi
đã thấy mọi đứa trẻ khóc vào lúc sinh, và vào lúc chết mọi người cũng dường như
là khóc. Cho nên, tôi phỏng đoán rằng mọi người không tới cũng không đi từ chỗ
tốt. Khi họ tới họ khóc, khi họ đi họ cũng khóc!"
Nhưng những người như
Nasruddin chết đi khi cười... Chết là biến cố, nhưng cái mà cười vào lúc chết
là hồn. Cho nên, khi bạn đi tới nhà chiêm tinh, hỏi ông ấy bạn sẽ chết thế nào
- khóc hay cười? Điều này đáng hỏi - nhưng nó được kết nối với chiêm tinh học bản
chất. Không ai trên trái đất này đã hỏi nhà chiêm tinh liệu ông ấy sẽ chết khi
khóc hay cười. Bạn đang hỏi khi nào bạn sẽ chết - dường như việc chết là có giá
trị trong bản thân nó. Bạn đang hỏi bạn sẽ sống bao lâu - dường như chỉ sống là
đủ.
Tại sao tôi sẽ sống?
Tôi sẽ sống để làm gì? Tôi sẽ làm gì khi sống? Tôi sẽ trở thành cái gì nếu tôi
sống? Những câu hỏi như vậy chẳng được người nào hỏi. Đó là lí do tại sao cấu
trúc của chiêm tinh học đã sụp đổ. Bất kì cái gì được xây dựng trên nền móng
không bản chất chắc chắn sẽ sụp đổ. Chiêm tinh học tôi đang nói tới, và điều bạn
hiểu là chiêm tinh học, là khác nhau. Chiêm tinh học mà tôi đang nói tới là
khác về chất và sâu hơn nhiều. Chiều hướng của nó là khác. Tôi đang thảo luận về
cái là bản chất trong cuộc sống của bạn - trong hài hoà toàn bộ. Nó là không
tách rời, toàn thể thế giới đều tham gia vào trong nó - bạn không một mình
trong nó.
Khi Phật trở nên chứng
ngộ, ông ấy đã chắp tay lại để chào mừng và cúi đầu lạy cho tới khi nó chạm đất.
Chuyện kể tiếp rằng các thần tới từ trên trời để bày tỏ sự kính trọng với Phật
vì ông ấy đã tìm ra chân lí tối thượng, nhưng khi thấy ông ấy với đầu chạm đất,
họ đã ngạc nhiên. Họ hỏi Phật đang cúi lạy ai. Họ nói rằng họ đã tới từ cõi trời
để đưa ra lời chúc mừng cho ông ấy vì ông ấy đã chứng ngộ và rằng họ đã không
biết rằng có thể có cái gì đó mà ngay cả Phật cũng phải bày tỏ lời chào, vì chứng
ngộ là việc đạt tới tối thượng.
Thế rồi Phật mở mắt
ra và nói, "Trong bất kì cái gì đã xảy ra cho ta, ta không một mình, thế
giới cũng đã tham dự. Cho nên ta cúi lạy đất trong việc cám ơn cho toàn thế giới."
Đây là vấn đề được kết
nối với chiêm tinh học bản chất. Đó là lí do tại sao Phật đã nói với các đệ tử
của ông ấy rằng bất kì khi nào họ đạt tới phúc lạc bên trong, họ phải ngay lập
tức cho lời cám ơn tới toàn thế giới, vì họ không một mình trong trải nghiệm
đó. Nếu mặt trời mà không mọc lên hay nếu mặt trăng mà không mọc lên, hay nếu
chuỗi các biến cố đã khác đi hơi chút thôi, trải nghiệm mà họ đã có chắc đã bị
mất đi. Đúng chính họ đã có trải nghiệm, nhưng mọi thứ đã là phương tiện trong
nó - toàn thể sự tồn tại đã đóng góp cho nó. Cái tên của mối quan hệ càn khôn
liên nối này là chiêm tinh học.
Phật sẽ không bao giờ
nói, "Ta đã trở nên chứng ngộ"; ông ấy sẽ chỉ nói, "Thế giới đã
trải nghiệm qua ta - biến cố này về chứng ngộ, ánh sáng tối cao này, được biết
tới cho thế giới thông qua ta. Ta chỉ là cái cớ, lí do. Ta chỉ là chỗ giao đường
nơi mọi con đường của thế giới đã gặp nhau."
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng
mặc dù chỗ giao đường có vẻ có ý nghĩa, nó chẳng là gì bởi bản thân nó? Nếu bốn
con đường gặp nhau bị bỏ đi, nghĩa của chỗ giao đường cũng sẽ biến mất. Chúng
ta là từng chỗ giao đường nơi các lực của thế giới chạm tới và gặp gỡ ở một điểm.
Tại điểm đó một cá nhân được hình thành, một người được sinh ra.
Nghĩa và cái bản chất
của chiêm tinh học là ở chỗ chúng ta không tách rời, chúng ta là một với vũ trụ.
Không chỉ chúng ta là một với vũ trụ, chúng ta cũng là người tham gia vào mọi
tình huống và biến cố.
Cho nên Phật đáp rằng
ông ấy đã cúng dường chào mừng tới mọi chư Phật đã tới trước ông ấy, và ngay cả
những người sẽ tới sau ông ấy. Thế rồi ai đó nói với ông ấy rằng điều không thể
hiểu nổi là ông ấy cúng dường lời chào mừng cho những người đã sinh ra trước
ông ấy, vì dù có chủ tâm hay vô tình Phật có thể mang ơn họ - tri thức của họ
có thể đã giúp ông ấy - nhưng tại sao ông ấy phải chào mừng những người còn
chưa được sinh ra? Ông ấy có thể thu được gì từ họ?
Phật đáp rằng ông ấy
đã nhận sự giúp đỡ không chỉ những chư Phật đó người đã được sinh ra trước ông ấy,
mà cả từ những người sẽ được sinh ra sau ông ấy - vì từ nơi ông ấy đứng vào khoảnh
khắc đó, quá khứ và tương lai đã gặp gỡ và trở thành một. Những người đã qua đã
gặp với những người đang tới ngay chỗ ông ấy hiện hữu. Mặt trời mọc và mặt trời
lặn đã gặp gỡ tại một điểm. Cho nên Phật cũng đã cúng dường lời chào mừng tới
những người vẫn còn được sinh ra. Ông ấy đã mang ơn họ nữa - vì nếu như họ mà
không được phóng chiếu vào tương lai, Phật có thể đã không xuất hiện.
Điều này có hơi chút
khó hiểu. Điều này được gắn với chiêm tinh học bản chất. Tôi sẽ không hiện hữu
nếu bất kì cái gì từ quá khứ của tôi bị bỏ đi hay bị mất - tôi là mắt xích
trong dây chuyền dài. Điều có thể hiểu được là nếu bố tôi mà không được sinh
ra, tôi chắc không thể được sinh ra, vì bố tôi là móc nối bản chất với chuỗi dẫn
tới tôi. Ngay cả nếu ông tôi mà không có đó, tôi đã không thể được sinh ra, vì
móc nối này là bản chất. Nhưng khó hiểu được rằng nếu như không có móc nối nào
được gắn với tôi dẫn tới tương lai, thế thì tôi cũng không thể được sinh ra.
Tôi phải làm gì với
móc nối tương lai đó? - Tôi sẵn sàng được sinh ra. Nhưng Phật nói rằng nếu bất
kì cái gì sẽ xảy ra trong tương lai mà không có đó, thế thì tôi không thể được
sinh ra vì tôi là móc nối giữa quá khứ và tương lai. Nếu như thậm chí có hơi
chút thay đổi trong quá khứ hay trong tương lai, tôi không thể là cùng người
như tôi bây giờ. Hôm qua đã làm ra tôi và ngày mai cũng đã làm ra tôi: đây là
chiêm tinh học. Không chỉ hôm qua, mà cả ngày mai nữa; không chỉ điều đã tới,
mà cả điều đang tới; không chỉ mặt trời đã mọc hôm nay, mà cả mặt trời sẽ mọc
ngày mai - tất cả đều là thành viên.
Những phóng chiếu của
tương lai cũng xác định các khoảnh khắc hiện tại. Khoảnh khắc hiện tại này
không thể hiện hữu nếu như không có các khoảnh khắc tương lai. Chỉ với sự hỗ trợ
của những khoảnh khắc tương lai mà khoảnh khắc hiện tại có thể xuất hiện. Tay
chúng ta tựa trên vai của tương lai của chúng ta, chân chúng ta tựa trên vai của
quá khứ của chúng ta. Điều rất hiển nhiên là nếu cái ở bên dưới tôi - cái mà
tôi đứng trên và cái mà tôi có thể thấy - trượt ra xa, tôi sẽ ngã. Nhưng nếu
vai của tương lai - trên đó tay tôi duỗi ra đang bám vào - trượt ra xa, thế thì
tôi cũng sẽ ngã.
Khi một người thấy bản
thân mình được kết nối với sự thống nhất bên trong của quá khứ và tương lai,
người đó sẽ có khả năng hiểu chiêm tinh học. Thế thì chiêm tinh học trở thành
tôn giáo, thế thì chiêm tinh học trở thành tâm linh. Bằng không, bằng việc trở
nên có quan hệ với cái không bản chất, chiêm tinh học đơn thuần trở thành chủ đề
cho những người đoán vận số rởm bên vệ đường, và thế thì nó không có giá trị
gì. Ngay cả khoa học cao nhất cũng chỉ là bụi trong tay của những người dốt
nát. Giá trị của nó được xác định bằng việc dùng cái nào chúng ta có khả năng đặt
tri thức vào.
Do đó tôi đang cố đẩy
bạn từ nhiều cửa để cho bạn có thể hiểu rằng mọi thứ đều được gắn với nhau, được
liên nối. Vũ trụ này giống như một gia đình, giống như một thân thể có tổ chức.
Khi tôi đang thở, toàn thân tôi bị ảnh hưởng; giống vậy, khi mặt trời thở, trái
đất bị ảnh hưởng. Trái đất bị ảnh hưởng bởi điều mặt trời từ xa làm. Ngay cả tế
bào nhỏ nhất cũng rung động trong sự thống nhất với những mặt trời khổng lồ
kia. Nếu bạn có thể hiểu điều này, chúng ta sẽ có khả năng đi vào trong chiêm
tinh học bản chất, và thế thì chúng ta sẽ được miễn cho cái vô dụng của cái
không bản chất.
Chúng ta đã liên kết
những chuyện tầm thường nhất với chiêm tinh học. Những chuyện đó chẳng có giá
trị gì, và vì việc chúng ta kết nối chúng với chiêm tinh học, các khó khăn đã nảy
sinh. Chẳng hạn, chúng ta đã kết nối chuyện của người được sinh ra trong gia
đình nghèo hay gia đình giầu với chiêm tinh học. Nếu bạn không hiểu rằng những
điều như vậy là không bản chất, chiêm tinh học sẽ vẫn còn được kết nối với
chúng. Chiêm tinh học có thể trở thành công cụ trong tay bạn chỉ nếu bạn phân
biệt cái bản chất với cái không bản chất.
Tôi sẽ kể cho bạn một
câu chuyện rất hay để cho bạn có thể hiểu... Mohammed có một đệ tử tên là Ali.
Ali có lần đã hỏi ý kiến của Mohammed về liệu một người có độc lập và tự do làm
điều anh ta muốn không, hay liệu anh ta có bị trói buộc bởi số mệnh của anh ta
vào mọi thứ anh ta làm. Ali hỏi, "Người ta có thể làm như người ta muốn
hay không?" - và con người đã từng hỏi câu hỏi này từ thời lâu, lâu rồi.
"Nếu con người không có khả năng làm như người đó muốn," Ali nói,
"thế thì thật vô dụng và ngu xuẩn mà đi thuyết giảng cho người đó không ăn
trộm, không nói dối, không bất lương, hay đó là số mệnh mà một người bao giờ
cũng phải ở đó để thuyết giảng cho người khác không ăn trộm hay không làm cái
này hay cái nọ, biết hoàn toàn rõ rằng đó cũng là số mệnh cho người bất lương vẫn
còn là bất lương, cho kẻ trộm vẫn còn là kẻ trộm, cho kẻ giết người vẫn còn là kẻ
giết người? Mọi điều này dường như là ngớ ngẩn. Nếu mọi thứ đều được tiền định,
mọi giáo dục đều là vô dụng - mọi nhà tiên tri, mọi thánh nhân và mọi thầy giáo
đều là vô dụng."
Mọi người đã hỏi những
câu hỏi như vậy với Mahavira và với Phật nữa. Nếu cái sắp xảy ra là tiền định rồi,
tại sao Mahavira hay Phật nhận nhiều khó nhọc thế để giải thích cái gì là đúng
và cái gì là sai? Cho nên, Ali đã hỏi Mohammed ông ấy nghĩ gì về chuyện gây
tranh cãi này. Nếu câu hỏi như vậy đã được hỏi với Mahavira hay Phật, họ chắc
đã cho lời đáp rất phức tạp và sâu, nhưng Mohammed đã cho lời đáp mà Ali có thể
hiểu được. Nhiều lời đáp của Mohammed là trực tiếp và thẳng tuột. Bình thường,
câu trả lời được cho bởi những người vô giáo dục hay ít giáo dục, hay người là
dân làng đơn sơ, đều trực tiếp và thẳng tuột. Những người như Kabir, Nanak,
Mohammed và Jesus đều là người đơn giản theo cách đó. Câu trả lời bởi những người
như Phật, Mahavira và Krishna đều phức tạp - Phật và Mahavira đã là tinh hoa của
nền văn minh giầu có và phát triển cao. Lời của Jesus là trực tiếp, như cú đánh
lên đầu. Kabir thực tại đã hát: "Kabir đang đứng ở chợ thoáng với búa
trong tay để đánh ông!" Nếu bất kì người nào tới gần ông ấy, ông ấy sẽ,
nói đại khái, đập mở đầu người đó để loại bỏ mọi rác rưởi nằm bên trong.
Mohammed không cho bất
kì lời đáp siêu hình nào. Ông ấy yêu cầu Ali nhấc một chân lên và đứng trên nó.
Ali đã hỏi một câu hỏi về liệu người ta có tự do làm điều mình muốn không. Tại
sao Ali phải đứng trên một chân? Mohammed nói, "Đầu tiên nhấc một chân
lên."
Ali đáng thương nhấc
chân trái lên và đứng đó trên một chân.
Thế rồi Mohammed yêu
cầu anh ta, "Giờ nhấc chân phải nữa."
Ali đâm ra phân vân
và hỏi làm sao điều đó là có thể được. Thế rồi Mohammed nói, "Nếu ông đã
muốn làm, ông có thể đã nhấc chân phải lên trước, nhưng bây giờ ông không thể
làm được... Con người bao giờ cũng tự do để nhấc chân thứ nhất - nó có thể là bất
kì chân nào người đó muốn - nhưng ngay khi chân thứ nhất được nhấc lên thì chân
kia trở nên bị buộc vào đất."
Đối với phần không bản
chất của sự sống, chúng ta bao giờ cũng tự do nhấc chân thứ nhất. Nhưng một khi
điều đó được làm nó trở thành lệ thuộc vào phần bản chất. Chúng ta lấy các bước
không bản chất, trở nên bị vướngmắc, và thế thì chúng ta không có khả năng làm
điều bản chất. Cho nên Mohammed đã nói với Ali rằng anh ta có mọi tự do để nhấc
chân phải hay chân trái trước. Nhưng một khi anh ta đã thực thi tự do đó và nhấc
chân trái lên, anh ta không có khả năng nhấc chân kia. Cho nên tự do có đó bên
trong những giới hạn nào đó, nhưng bên ngoài những giới hạn đó có lệ thuộc.
Đây là xung đột cổ
cho tâm trí con người. Nếu con người là nô lệ của số mệnh của mình - như nhà
chiêm tinh dường như khẳng định - nếu mọi thứ là tiền định và xảy ra không
tránh khỏi, thế thì mọi tôn giáo đều là vô dụng. Nếu con người có tự do làm mọi
thứ, như mọi cái gọi là người theo chủ nghĩa duy lí nói, và nếu không cái gì bị
tiền định hay không tránh khỏi, thế thì sự sống sẽ chỉ là hỗn độn và hỗn loạn.
Thế thì cũng có thể là con người có thể ăn trộm và vẫn đạt tới giải thoát, rằng
người đó có thể giết người và dầu vậy vẫn nhận ra điều thiêng liêng. Khi không
cái gì có liên quan, khi bước này không có quan hệ với bước khác, thế thì không
có luật và không cái gì trói buộc ở bất kì chỗ nào.
Tôi nhớ tới một câu
chuyện về Mulla Nasruddin... Mulla đi qua một nhà thờ hồi giáo, thì đột nhiên
ai đó ngã xuống từ tháp của nhà thờ, nơi anh ta trèo lên để nói lời cầu nguyện.
Người này ngã ngay lên vai của Mulla, và xương sống của Mulla bị gẫy. Cho nên
Mulla được mang tới bệnh viện để điều trị.
Một số đệ tử của ông
ta tới thăm ông ta, vì Mulla thường diễn giải mọi biến cố. Họ hỏi ông ta,
"Thầy diễn giải biến cố này thế nào? Điều đó có nghĩa gì?"
Mulla đáp, "Rất
rõ ràng là không có mối quan hệ nào giữa hành động và hậu quả của nó. Một người
ngã xuống, và xương sống của ai đó khác bị gẫy. Và do vậy từ giờ trở đi các anh
phải không đi vào trong tranh cãi về thuyết nghiệp. Điều đã được chứng minh là
một người có thể ngã xuống và rằng xương sống của người khác có thể gẫy. Người
đó, người ngã xuống là khoẻ mạnh và cường tráng: anh ta ngã lên ta và ta rơi
vào mớ lộn xộn. Ta đã không trèo lên tháp để nói lời cầu nguyện, ta chỉ trở về
nhà. Ta đã không liên quan tới lời cầu nguyện theo bất kì cách nào - nhưng dầu
vậy ta vẫn bị dính líu vào. Cho nên, từ giờ trở đi không nói thêm về thuyết
nghiệp nữa. Bất kì cái gì cũng có thể xảy ra. Không có luật; nó toàn là hỗn loạn."
Mulla rất bất hạnh,
cũng là tự nhiên, vì xương sống của ông ta đã bị gẫy không cần thiết.
Có hai giả thuyết. Một
mặt có nhà chiêm tinh ngồi bên vệ đường được hỏi về điều không bản chất... Dù
người đó là nhà chiêm tinh của người nghèo hay của Morarji Desai điều đó không
tạo ra bất kì khác biệt nào - mọi nhà chiêm tinh thường đều được hỏi về điều
không bản chất. Nhà chiêm tinh thường được hỏi những câu hỏi kiểu như:
"Chúng ta sẽ thắng cuộc bầu cử hay không?" Làm sao cuộc bầu cử được kết
nối với trăng và sao? Nhà chiêm tinh thường mà đáp lại, "Mọi thứ đều được
tiền định rồi, và không thay đổi nào, không biến cố nào dù một li, có thể được
làm," là đang đưa ra phát biểu sai.
Mặt khác có người duy
lí. Ông ta nói rằng không cái gì được kết nối một cách không tránh khỏi: bất kì
cái gì xảy ra đều là trùng hợp ngẫu nhiên, xảy ra bất ngờ và là vấn đề thay đổi.
Không có luật, mọi thứ là hỗn loạn. Ông ta cũng đưa ra phát biểu sai.
Có luật: Người duy lí
không bao giờ được thấy là đầy niềm vui và phúc lạc như vị Phật.
Người duy lí phủ nhận
Thượng đế, hồn và tôn giáo với sự giúp đỡ của logic, nhưng ông ta không bao giờ
có thể đạt tới niềm vui của Mahavira. Điều dứt khoát là Mahavira phải đã làm
cái gì đó làm cho ông ấy có được niềm vui, Phật phải đã làm cái gì đó giải
thoát cho ông ấy, và Krishna cũng phải đã làm cái gì đó mà làm cho ông ấy có thể
cho những lưu ý duy nhất phân biệt thế qua sáo của ông ấy.
Điều thực là cái thứ
ba, cái là tinh tuý của mọi thứ, cái thuộc về cái bên trong nhất và cái là tuyệt
đối tiền định. Người ta càng đi hướng tới trung tâm của mình, người ta càng tới
gần với phần bản chất, được tiền định. Khi chúng ta đi tới ngoại vi, chúng ta
đi tới trùng hợp ngẫu nhiên. Chúng ta càng nói về những việc xảy ra bên ngoài,
càng có nhiều trùng hợp ngẫu nhiên. Khi chúng ta nói về hiện tượng bên trong, mọi
sự bắt đầu có vẻ khoa học, dường như được dựa trên luật nào đó, và chúng trở
nên ngày càng có tính quyết định hơn.
Giữa hai điều kiện
này - cái bản chất và ngoại vi - có chỗ rộng rãi cho những thay đổi qua việc tập
luyện chọn lựa. Ở đây, người hiểu biết làm chọn lựa đúng, trong khi người không
có tri thức, người ở trong tối tăm của dốt nát, trôi giạt theo số mệnh của người
đó.
Cho nên có ba khu vực
của sự sống. Trong một khu vực, cái là cốt lõi bản chất, mọi thứ được tiền định.
Biết điều này là biết điều bản chất của chiêm tinh học. Trong khu vực khác, cái
là ngoại vi, mọi thứ là không chắc chắn. Biết điều này là biết thế giới không
thể dự đoán được mọi ngày. Có khu vực khác ở giữa. Bằng việc biết điều này, người
ta có thể cứu bản thân mình khỏi việc cố làm điều không thể được, và có thể làm
điều là có thể được. Nếu một người sống ở khu vực ngoại vi và khu giữa theo
cách mà người đó bắt đầu đi hướng tới trung tâm, người đó sẽ trở thành có tính
tôn giáo. Nhưng nếu người đó sống theo cách mà người đó không bao giờ có khả
năng đi tới trung tâm, cuộc sống của người đó sẽ vẫn còn phi tôn giáo.
Chẳng hạn, một người
đang chuẩn bị ăn trộm. Việc ăn trộm không phải là được tiền định; không thể nói
rằng việc ăn trộn là không tránh khỏi hay không thể né tránh được, có tự do
hoàn toàn dù để ăn trộm hay không. Nhưng một khi việc ăn trộm đã bị phạm phải,
dường như là một chân đã được nhấc lên và chân kia vẫn còn trên đất: sau khi
làm nó, bạn không thể hoàn tác lại hành động này. Và hiệu quả toàn bộ của hành
động ăn trộm sẽ lan rộng khắp nhân cách của người này, người đã làm nó. Nhưng
chừng nào việc ăn trộm còn chưa được làm, phương án khác hiện diện và sẵn có.
Tâm trí của người ta
đung đưa giữa có và không. Nếu người đó nói có, người đó sẽ bị ném ra ngoại vi;
nếu người đó nói không, người đó sẽ đi hướng tới trung tâm. Do vậy, ở giữa, có
chọn lựa. Nếu người đó chọn sai người đó bị ném ra ngoại vi; nếu người đó làm
chọn lựa đúng, người đó đi tới trung tâm, tới phần của chiêm tinh học cái là bản
chất trong sự sống.
Tôi đã nói cho bạn một
số điều. Tôi đã nói cho bạn rằng chúng ta là những bàn tay chìa ra của mặt trời,
rằng trái đất được sinh ra từ mặt trời và chúng ta được sinh ra từ trái đất.
Chúng ta không tách rời, chúng ta tất cả được thống nhất. Chúng ta là các cành
và lá mà đã lan toả ra từ mặt trời. Bất kì cái gì xảy ra ở gốc rễ của mặt trời
sẽ rung động và lan toả suốt và bên trong con người của người ta, qua mọi tế
bào và thần kinh. Nếu chúng ta có thể hiểu điều này một cách đúng đắn, thế thì
trong thế giới này chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta là một gia đình. Thế thì
chúng ta không cần sống bị bao bọc bên trong bản ngã và lòng tự hào.
Cú đánh nặng nhất của
chiêm tinh học là lên bản ngã. Nếu chiêm tinh học là đúng, bản ngã là sai.
Chúng ta hãy hiểu điều đó theo cách này: nếu chiêm tinh học là sai, thế thì
không cái gì khác còn lại - trừ bản ngã - điều đó có thể đúng. Nếu chiêm tinh học
là đúng thế thì thế giới là đúng, và duy nhất tôi có thể sai. Tôi chỉ là phần
nhỏ tí xíu và có thể bỏ qua được của thế giới - tôi thậm chí không thể được bao
hàm trong việc đếm, tôi nhỏ bé thế. Nếu chiêm tinh học là đúng, thế thì tôi
không có đó. Có luồng lực lớn trong đó tôi chỉ là gợn sóng nhỏ.
Đôi khi, khi chúng ta
cưỡi lên con sóng lớn, chúng ta có ấn tượng rằng chúng ta cũng là cái gì đó đặc
biệt và con sóng đó bị quên đi. Con sóng lớn đó đang cưỡi trên biển nào đó,
nhưng ngay cả biển đó cũng bị quên đi. Nếu biển đó nhường chỗ cho phần bên dưới,
sóng sẽ biến mất và chúng ta cũng sẽ biến mất. Chúng ta trở nên bất hạnh một
cách không cần thiết với khả năng biến mất của chúng ta vì chúng ta trở nên hạnh
phúc giả tạo qua niềm tin của chúng ta vào sự tồn tại riêng của chúng ta. Chúng
ta nên nhận ra rằng chỉ có con sóng lớn và biển cả bao la, và rằng chúng ta
không hiện hữu - rằng chính từ ao ước của biển mà chúng ta dâng lên trong nó, rằng
chính từ ao ước của biển mà chúng ta chết.
Nếu một thái độ nảy
sinh trong đó chúng ta nhận ra rằng chúng ta chỉ là một phần của ham muốn lớn của
cái vô hạn, thế thì sẽ không có bất hạnh. Và với thái độ như vậy, cái gọi là hạnh
phúc mà chúng ta muốn tận hưởng cũng sẽ không hiện diện. Việc cảm thấy hạnh
phúc qua các ý nghĩ như vậy, như, "Mình đã thắng, mình đã thu được,"
sẽ không còn tồn tại. Cũng sẽ không có cảm giác về bất hạnh với những ý nghĩ
như vậy, như, "Mình đang chết, mình bị kết thúc, mình đã chết đuối; mình
đã bị tiêu diệt hay thất bại." Khi cả hai hạnh phúc và bất hạnh không còn
lại nữa, chúng ta đi vào trong thế giới của thực tại - cái bản chất - nơi có
phúc lạc. Thế thì chiêm tinh học trở thành cánh cửa cho phúc lạc.
Nếu chúng ta nhìn
chiêm tinh học như việc tan chảy của lòng tự hào của chúng hay như việc tan rã
của bản ngã, thế thì chiêm tinh học trở thành tôn giáo.
Nhưng chúng ta đi tới
nhà chiêm tinh thường, và để bảo vệ bản ngã của mình, chúng ta hỏi, "Tôi
có ngẫu nhiên bị mất mát không? Tôi có trúng sổ xố không? Trong kinh doanh mới
này mà tôi đang tiến hành, tôi có thành công không?" Những câu hỏi này được
hỏi để cứu bản ngã của chúng ta, nhưng sự kiện là ở chỗ chiêm tinh học hoàn
toàn đối lập với bản ngã. Ý nghĩa của chiêm tinh học là thế này - rằng bạn
không hiện hữu nhưng vũ trụ hiện hữu, rằng bạn không hiện hữu nhưng càn khôn hiện
hữu. Những lực rất mạnh đang vận hành, và bạn là tuyệt đối không quan trọng.
Bạn có thể thấy chiêm
tinh học dưới ánh sáng này chỉ nếu bạn nghĩ và cảm rằng bạn chỉ là phần rất nhỏ
của thế giới lớn lao này. Đó là lí do tại sao tôi đã nói với bạn cách toàn thể họ
mặt trời được thống nhất với mặt trời. Nếu bạn có thể nhận ra điều này, thế thì
bạn cũng sẽ nhận ra rằng mặt trời của chúng ta được thống nhất với nhiều mặt trời
lớn hơn trong vũ trụ.
Các nhà khoa học nói
rằng có bốn mươi triệu mặt trời, và tất cả đều được sinh ra từ mặt trời lớn hơn
nào đó. Chúng ta không có tri thức về chỗ mặt trời tối cao đó có thể hiện hữu.
Chúng ta không biết làm sao trái đất này quay quanh trục của nó và cũng xoay
quanh mặt trời, chúng ta cũng chẳng biết trung tâm đó ở đâu, mà quanh nó mặt trời
cùng gia đình của nó đang quay. Vòng quay ngựa gỗ vũ trụ lớn đang đung đưa.
Trong các đền thờ
Hindu có việc thực hành pradakshina, xoay vòng quanh ảnh của thần. Pradakshina
này là biểu tượng của sự kiện rằng mọi thứ đang quay bởi bản thân nó và cũng
quay quanh cái gì đó khác. Thế rồi hai việc quay cùng nhau này lại quay quanh
cái thứ ba, thế rồi ba việc quay quanh này lại quay quanh cái thứ tư, cứ thế
mãi, tới vô hạn.
Trung tâm tối thượng
của cái vô hạn được nói tới bởi những người biết là "trung tâm tối cao của
Brahma." Cái tối thượng này không quay, không xoay tròn quanh bất kì cái
gì khác. Bất kì cái gì mà bản thân nó quay dứt khoát sẽ xoay quanh cái gì đó
khác, nhưng cái mà không quay không xoay là cái tối thượng. Nó cũng còn được biết
là im lặng tối cao hay hư không. Đây là trục, trục đứng quanh nó toàn thể vũ trụ
dãn ra và co lại.
Người Hindu nghĩ rằng
cũng như nụ trở thành hoa và hoa héo đi, tương tự thế giới cũng mở rộng ra và
thế rồi tan rã.. cũng như có ngày và đêm, có ngày của thế giới và có đêm của thế
giới nữa. Như tôi đã nói với bạn trước đây, có các chu kì mười một năm và chu
kì chín mươi năm. Tương tự, người Hindu nghĩ rằng có chu kì hàng triệu năm:
trong chu kì như vậy vũ trụ được sinh ra, trải qua thời thanh niên và già đi;
các trái đất được sinh ra, trăng và sao lan rộng khắp vũ trụ, cư dân tăng trưởng,
và hàng triệu sinh linh được sinh ra.
Đây không chỉ là việc
xảy ra trên trái đất, bây giờ các nhà khoa học nói rằng phải có tối thiểu năm
mươi nghìn hành tinh trên đó có sự sống. Có thể có nhiều hơn, nhưng đây là tối
thiểu. Trong vũ trụ vô hạn thế, không thể nào có chuyện chỉ một trái đất có thể
có sự sống. Có năm mươi nghìn hành tinh hay trái đất trên đó có sự sống - đó là
việc mở rộng vô hạn. Thế rồi mọi thứ co lại lần nữa.
Trái đất này đã không
ở đây từ lúc bắt đầu, mà nó cũng sẽ không kéo dài tới cuối cùng. Cũng như tôi
được sinh ra và tôi sẽ không còn nữa, cho nên trái đất này và mặt trời này sẽ
không còn nữa - và thời gian sẽ tới khi những trăng, sao và hành tinh này cũng
sẽ không còn nữa. Vòng hiện hữu và phi hiện hữu của chúng vẫn tiếp tục. Chúng
ta chỉ là cái nhỏ vô cùng, quay và xoay ở đâu đó trong bánh xe càn khôn này. Và
nếu chúng ta vẫn nghĩ rằng chúng ta là tách rời, thế thì chúng ta giống như
Mulla Nasruddin đang du hành trong máy bay lần đầu tiên...
Mulla Nasruddin đi
vào máy bay, và khi nó cất cánh anh ta bước dọc đường đi trong máy bay. Anh ta
muốn đi tới đích đến rất nhanh và đang trong vội vàng lớn; cũng là tự nhiên
thôi, nếu bạn muốn tới đâu đó một cách nhanh chóng bạn sẽ tới sớm hơn nếu bạn
bước nhanh hơn...! Hành khách cùng chuyến dừng anh ta lại và hỏi anh ta đang
làm gì. Mulla Nasruddin đáp rằng anh ta đang vội.
Anh ta đi máy bay lần
đầu tiên và anh ta đã dùng cùng logic này, cái đã có tác dụng trên mặt đất. Ở
đó, anh ta bao giờ cũng tới sớm hơn khi anh ta bước nhanh hơn. Anh ta không thể
nhận ra rằng việc bước đi trong máy bay là vô dụng - bản thân máy bay đang bay
và anh ta sẽ chỉ làm bản thân mình kiệt sức bằng việc bước. Anh ta sẽ không tới
sớm hơn gì cả, và có thể là đến lúc anh ta tới, anh ta sẽ bị kiệt sức tới mức
anh ta sẽ không có khả năng đứng dậy. Anh ta phải nghỉ, anh ta phải nhắm mắt lại
và nghỉ ngơi. Nhưng cả Mulla lẫn các bác học sẽ không đồng ý với lời khuyên như
vậy.
Người đạt tới nghỉ
ngơi bên trong chuyển động tuần hoàn càn khôn này của thế giới, tôi gọi là có
tính tôn giáo. Người đó có tính tôn giáo, người biết rằng các lực vũ trụ đang làm
việc và không có vội gì - rằng việc vội vàng của người đó là vô dụng. Nếu chúng
ta chỉ có thể là một với sự hài hoà vũ trụ, thế là đủ - và nó là phúc lạc.
Tôi đã nói cho bạn
đôi điều về chiêm tinh học - và nếu bạn nhận ra những điều này, thế thì chiêm tinh
học có thể trở thành cánh cửa tới việc đạt tới tâm linh.
Kết Thúc Quyển 'Điều Huyền Bí Ẩn Kín' –
Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá