Chương 7. Người đó là người đánh xe

Chương 7. Người đó là người đánh xe

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 3)
Chương 7. Người đó là người đánh xe


Người đó là người đánh xe.
Người đó đã thuần hoá các con ngựa,
Lòng tự hào và các giác quan.
Ngay cả Thượng đế cũng ngưỡng mộ người đó.
Nhường nhịn như đất,
Vui và trong như hồ,
Tĩnh lặng như tảng đá tại cửa,
Người đó tự do với sống và chết.
Ý nghĩ của người đó tĩnh lặng.
Lời của người đó tĩnh lặng.
Việc của người đó tĩnh lặng.
Người đó thấy tự do của mình và được tự do.
Người chủ buông xuôi niềm tin của mình.
Người đó thấy bên ngoài cái kết thúc và cái bắt đầu.
Người đó cắt đi mọi trói buộc.
Người đó từ bỏ mọi ham muốn.
Người đó chống lại mọi cám dỗ.
Và người đó vươn lên.
Và bất kì đâu người đó sống,
Ở thành thị hay thôn quê,
Trong thung lũng hay trên núi,
Đều có vui vẻ lớn lao.
Ngay cả trong rừng trống rỗng
Người đó tìm thấy vui vẻ
Bởi vì người đó không muốn gì.

Con người là hạt mầm của tiềm năng vĩ đại: con người là hạt mầm của phật tính. Từng người được sinh ra đều là vị phật. Con người không được sinh ra là nô lệ mà là người chủ. Nhưng có rất ít người thực tại hoá tiềm năng của mình. Và lí do tại sao hàng triệu người không thể nhận ra được tiềm năng của mình là ở chỗ họ coi nó như đương nhiên rằng họ đã có nó.
Cuộc sống là cơ hội duy nhất để trưởng thành, để hiện hữu, để nở hoa. Cuộc sống trong bản thân nó là trống rỗng; chừng nào bạn còn chưa mang tính sáng tạo bạn sẽ không có khả năng rót đầy nó bằng sự hoàn thành. Bạn có bài ca trong trái tim mình để được hát lên và bạn có điệu vũ để được múa, nhưng điệu vũ đó là vô hình, và bài ca nữa - thậm chí bạn cũng chưa từng nghe thấy nó. Nó ở sâu bên dưới ẩn trong cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn; nó phải được đem lên bề mặt, nó phải được diễn đạt ra.
Đó là điều được ngụ ý bởi 'tự thực hiện'. Hiếm người là người biến đổi cuộc sống của mình thành sự trưởng thành, người biến đổi cuộc sống của mình thành cuộc hành trình lâu dài của tự thực hiện, người trở thành điều mình được ngụ ý là vậy. Ở phương Đông chúng ta đã gọi người đó là vị phật, ở phương Tây chúng ta đã gọi người đó là christ. Từ 'christ' đích xác có nghĩa như điều từ 'phật' ngụ ý: người đã trở về nhà.
Chúng ta tất cả đều là những người lang thang trong việc tìm kiếm nhà, nhưng việc tìm kiếm này là rất vô ý thức - dò dẫm trong bóng tối, không nhận biết đích xác mình dò dẫm về cái gì, mình là ai, mình đi đâu. Chúng ta cứ đi như mẩu gỗ trôi dạt, chúng ta cứ còn là sự ngẫu nhiên.
Và điều đó trở thành có thể bởi vì hàng triệu người quanh bạn đang trong cùng một con thuyền, và khi bạn thấy rằng hàng triệu người đang làm cùng những điều bạn làm, thế thì bạn phải đúng rồi - bởi vì hàng triệu người không thể sai được. Đó là logic của bạn, và logic đó sai từ nền tảng: hàng triệu người không thể đúng.
Rất hiếm khi một người là đúng; rất hiếm khi một người nhận ra chân lí. Hàng triệu người sống điều dối trá, sống giả vờ. Sự tồn tại của họ chỉ là trên bề mặt; họ sống ở chu vi, hoàn toàn không nhận biết gì về trung tâm. Và trung tâm này chứa tất cả: trung tâm là vương quốc của Thượng đế.
Bước đầu tiên hướng tới phật tính, hướng tới việc nhận ra tiềm năng vô hạn của bạn, là nhận ra rằng mãi cho tới nay bạn đã làm phí hoài cuộc sống của mình, rằng mãi cho tới nay bạn vẫn còn hoàn toàn vô ý thức.
Bắt đầu trở nên có ý thức đi; đó là cách duy nhất để đạt tới. Điều đó là gian truân, điều đó là gian nan. Vẫn còn ngẫu nhiên là dễ dàng; nó không cần thông minh, do đó nó dễ dàng. Bất kì kẻ ngu nào cũng có thể làm điều đó - mọi kẻ ngu đều đã làm điều đó rồi. Dễ dàng để mà mang tính ngẫu nhiên bởi vì bạn không bao giờ cảm thấy có trách nhiệm với bất kì cái gì xảy ra. Bạn bao giờ cũng có thể đổ trách nhiệm lên cái gì đó khác: số phận, Thượng đế, xã hội, cấu trúc kinh tế, quốc gia, nhà thờ, mẹ, bố, các bậc phụ huynh... Bạn có thể cứ đổ trách nhiệm lên ai đó khác; do đó nó là dễ dàng.
Sống có ý thức nghĩa là nhận lấy toàn thể trách nhiệm lên vai riêng của bạn. Sống có trách nhiệm là bắt đầu của phật tính. Khi tôi dùng từ 'trách nhiệm' tôi không dùng nó theo cách hiểu thông thường của việc mang tính nghĩa vụ đâu. Tôi đang dùng nó theo nghĩa thực, bản chất của nó: năng lực đáp ứng - đó là nghĩa của tôi. Và năng lực đáp ứng là có thể chỉ nếu bạn có ý thức. Nếu bạn ngủ say, làm sao bạn có thể đáp ứng được? Nếu bạn ngủ say, chim chóc sẽ cứ hót nhưng bạn sẽ không nghe thấy, và hoa sẽ cứ nở và bạn sẽ không bao giờ có khả năng cảm thấy cái đẹp, hương thơm, vui vẻ, mà chúng vẫn đang mưa rào lên sự tồn tại.
Có trách nhiệm nghĩa là tỉnh táo, có ý thức. Có trách nhiệm nghĩa là luôn chăm chú, để tâm. Hành động với nhiều nhận biết nhất bạn có thể tìm thấy được. Ngay cả với những điều nhỏ bé - đi trên phố, ăn thức ăn, tắm - bước đi trên phố, ăn thức ăn, tắm táp - không nên được làm một cách máy móc. Làm chúng với đầy nhận biết vào.
Dần dần, dần dần những hành động nhỏ bé đó trở nên chói sáng, và từ từ những hành động chói sáng này cứ tụ tập bên trong bạn, và cuối cùng là sự bùng nổ. Hạt mầm đã nổ ra, tiềm năng đã trở thành thực tại. Bạn không còn là hạt mầm mà là hoa sen, hoa sen vàng, hoa sen một nghìn cánh. Và đó là khoảnh khắc của phúc lành lớn lao; Phật gọi điều đó là niết bàn. Người ta đã đạt tới. Bây giờ không còn gì thêm để đạt tới nữa, không đâu để đi. Bạn có thể nghỉ ngơi, bạn có thể thảnh thơi - cuộc hành trình đã kết thúc. Vui vẻ vô cùng nảy sinh trong khoảnh khắc đó, cực lạc lớn lao được sinh ra. Nhưng người ta phải bắt đầu từ chỗ bắt đầu.
Sau chầu uống rượu ba ngày, Tooley và Bragan đăng kí vào khách sạn và yêu cầu cho hai giường đôi. Tuy nhiên, trong bóng tối họ cả hai lại leo lên cùng một giường.
"Này!" Tooley kêu lên. "Tớ nghĩ một thằng cha homo đã lẻn vào giường với tớ."
"Cũng có một cha đồng tính trong giường tớ," Bragan kêu.
"Tống những kẻ đồng dâm này ra đi," người thứ nhất kêu lên.
Một trận vật lộn khủng khiếp xảy ra và cuối cùng Tooley bay ra khỏi giường. "Đằng ấy làm thế nào rồi?" anh ta kêu lên từ trên sàn.
"Tớ đã tống thằng cha ở giường tớ ra rồi," người Airơlen kia nói. "Đằng ấy thì sao?"
"Nó tống tớ ra rồi."
"Được, điều đó làm cho chúng ta bằng nhau. Vào giường với tớ đi."
Đây là cách con người hiện hữu: trong bóng tối, hoàn toàn vô ý thức; làm mọi sự, chẳng biết tại sao; đơn giản làm bởi vì có sự thôi thúc vô ý thức để làm. Bây giờ, đây không chỉ là giả thuyết huyền môn về con người đâu. Sigmund Freud, Gustav Jung, Alfred Adler và những người khác, các nhà nghiên cứu hiện đại về tâm thần con người, đã bắt gặp cùng hiện tượng này.
Freud nói con người sống một cách vô ý thức, mặc dầu tâm trí tinh ranh tới mức nó có thể tìm ra lí do, động cơ. Ít nhất nó cũng có thể tạo ra cái mẽ ngoài cứ dường như bạn đang sống cuộc sống có ý thức - và điều đó là rất nguy hiểm bởi vì bạn có thể bắt đầu tin vào mẽ ngoài riêng của mình. Thế thì cuộc sống của bạn bị mất đi, thế thì bạn sẽ không có khả năng dùng cơ hội cực kì có giá trị này.
Mọi người cứ làm những điều vô ý thức - mặc dầu họ đau khổ, mặc dầu họ khổ vô cùng, dầu vậy họ cứ làm cùng một điều đem khổ tới cho họ. Họ không biết cái gì khác để làm. Họ không có đó, họ không hiện diện; do đó họ không thể làm được gì. Họ bị mắc bẫy trong bản năng vô ý thức.
Hennessy, đổ đầy các chai, đang ẩn nấp ở góc phố tối tăm và hoang vắng. Chẳng mấy chốc một người bước qua, và Hennessy nhảy xổ ra khỏi bóng tối, súng lăm lăm trong tay.
"Đứng yên tại chỗ!" anh ta nhỏ dãi. Thế rồi anh ta rút cái chai ra khỏi túi mình. "Đây," Hennessy ra lệnh, "uống cái này đi."
Quá khiếp hãi không dám kháng cự, anh chàng đáng thương nắm lấy cái chai và tu hết. "Ôi chào!" anh ta kêu lên. "Nước này có vị kinh quá!"
"Tôi biết," người Airơlen cười khùng khục. "Bây giờ cầm lấy súng đây và bắt tôi uống thứ nước đó."
Cái nước bạn đang uống, cái nước đó bạn gọi là cuộc sống của mình, là thực sự kinh khủng! Nhưng bạn cứ buộc bản thân mình, làm cùng những hành động lặp đi lại lại - chẳng biết cái gì khác để làm, chẳng chỗ nào khác để đi, chẳng biết rằng có những phương án khác có thể có đó, rằng có những phong cách sống khác. Và phương án lớn nhất là chiều hướng tôn giáo.
Chiều hướng tôn giáo đơn giản có nghĩa là chiều hướng của việc ý thức, của việc tỉnh táo, của việc sống cuộc sống luôn tự nhớ về bản thân mình. Để tôi nói thêm rằng với tự nhớ bản thân tôi không ngụ ý tự ý thức. Tự ý thức là hiện tượng giả; nó là cái tên khác của bản ngã. Tự nhớ bản thân là hiện tượng hoàn toàn khác; nó là việc chấm dứt của bản ngã. Trong tự ý thức không có tâm thức, chỉ có cái ta; trong tự nhớ bản thân không có cái ta, chỉ có việc nhớ lấy.
Toàn thể phương pháp luận của Phật là ở chỗ tự nhớ bản thân: sammasati. Nó đã được dịch thành chân tâm hay chân nhận biết. Chân nhận biết là gì? Nhận biết cũng có thể sai sao? Vâng, có khả năng đấy: nếu nhận biết trở thành quá tập trung vào đối thể thì nó là nhận biết sai. Nhận biết phải là nhận biết về bản thân nó, thế thì nó là chân nhận biết.
Khi bạn nhìn cây, nhìn núi, nhìn sao, bạn có thể có ý thức - ý thức về cây, ý thức về núi, ý thức về sao - nhưng bạn lại không ý thức về người đang ý thức tới mọi điều này. Đây là nhận biết sai, bị hội tụ vào đối thể. Bạn phải đừng hội tụ nó vào đối thể, bạn phải giúp nó quay vào nội tâm. Bạn phải đem nó vào lãnh thổ riêng của mình, bạn phải rót đầy tính chủ thể của mình bằng ánh sáng của nó.
Khi người ta tràn đầy ánh sáng, không chiếu các thứ khác trong ánh sáng này và chỉ chiếu vào bản thân ánh sáng, thế thì đó là chân nhận biết và đó là cánh cửa tới niết bàn, tới Thượng đế - tới tự nhớ bản thân.
Với việc sinh bạn chỉ được trao cho một cơ hội. Không có sự cần thiết bên trong rằng bạn sẽ thực sự trở thành, rằng tiềm năng của bạn sẽ được thực hiện, rằng bạn sẽ thực sự đạt tới tính hiện hữu. Chỉ mỗi cơ hội được trao cho bạn, thế rồi mọi sự là tuỳ ở bạn. Bạn sẽ phải tìm ra con đường, bạn sẽ phải tìm ra thầy, bạn sẽ phải tìm ra tình huống đúng. Đó là thách thức lớn lao.
Cuộc sống là thách thức lớn để biết bản thân mình. Nếu thách thức này được chấp nhận, bạn thực sự trở thành con người lần đầu tiên; bằng không bạn cứ tồn tại ở mức độ dưới con người.
Và không chỉ phàm nhân đang sống cuộc sống vô ý thức đâu. Cái gọi là người tôn giáo cũng không khác biệt gì.
Cha Duffy được phái tới một làng Eskimo nhỏ ở phần lạnh nhất của Alaska. Nhiều tháng sau đó, giám mục tới thăm ông ta. "Giữa những người Eskimo này ông thấy thích thế nào ở đây?"
"Cũng được đấy," linh mục đáp. "Thế thời tiết thì sao?" giám mục hỏi.
"À, chừng nào tôi còn có Rosary* và rượu vốt ka thì tôi chẳng quan tâm tới trời lạnh thế nào."
"Tôi mừng khi nghe điều đó. Vậy, tôi có thể gọi chút ít rượu vốt ka ngay bây giờ được không."
"Được chứ," Cha Duffy nói.
"Rosary! Cô đem lên cho chúng tôi hai cốc vốt ka nhé?"
Người thế giới này, người thế giới khác, không thực khác nhau lắm đâu. Chỉ có một khác biệt tạo ra sự khác nhau và đó là nhận biết, tỉnh táo. Và nhận biết có thể được thực hành ở bất kì đâu: bạn không cần đi lên núi, bạn không cần vào tu viện, bạn không cần từ bỏ thế giới.
Thực ra, trong thế giới này còn dễ thực hành nhận biết hơn bất kì chỗ nào khác. Đây là kinh nghiệm riêng của tôi, và không chỉ là kinh nghiệm cá nhân của tôi mà quan sát của tôi về hàng nghìn sannyasins nữa. Cách dễ dàng nhất để trở nên nhận biết là sống trong thế giới này và thực hành nó, bởi vì thế giới cho bạn biết bao nhiêu cơ hội. Tu viện không thể cho bạn nhiều kinh nghiệm được. Sống trong hang núi, bạn có cơ hội nào để mà tỉnh táo? Bạn sẽ ngày một ngủ nhiều hơn ở đó, ngày một đờ đẫn hơn. Thông minh sẽ không được cần tới, do đó bạn sẽ mất mọi sắc bén của thông minh. Và nhận biết sẽ không được cần tới; sẽ không có thách thức cho nó. Chỉ trong thách thức mà cuộc sống mới phát triển; thách thức càng lớn, cơ hội càng lớn. Và thế giới này thực sự đầy những thách thức. Do đó với các sannyasin của mình tôi nói: đừng bao giờ từ bỏ.
Hân hoan trong thế giới đi! Trong quá khứ chúng ta đã từ bỏ quá nhiều và kết quả đã là không. Chúng ta đã tạo ra bao nhiêu vị phật trong quá khứ? Họ có thể được đếm trên đầu ngón tay. Chỉ hiếm khi, rất hiếm khi một người mới trở thành Phật, Christ hay Krishna. Trong số hàng triệu và hàng triệu hạt mầm chỉ một hạt nẩy mầm thôi sao? Điều đó chẳng được mấy. Điều đó là sự lãng phí cực kì tiềm năng con người lớn lao, và lí do là ở thái độ trốn tránh của các tôn giáo.
Tôi khẳng định cuộc sống, tôi hân hoan trong cuộc sống. Và tôi muốn tất cả các bạn đều sống sâu sắc, mãnh liệt, đam mê trong cuộc sống, chỉ với một điều kiện: tỉnh táo, quan sát, chứng kiến. Và tôi biết khó khăn nảy sinh, bởi vì bạn sẽ sống cùng hàng triệu người ngủ - và ngủ có tính lây nhiễm; cũng như nhận biết. Nhận biết nữa, cũng có tính lây nhiễm; do đó mới có ý nghĩa của việc sống cùng thầy.
Thầy không thể cho bạn chân lí được. Không ai có thể đem chân lí cho bất kì ai khác được, nó là không truyền trao được. Thầy không thể đem bạn tới mục đích tối thượng được, bởi vì ở đó bạn sẽ phải đạt tới một mình, không ai có thể đi cùng bạn được. Bạn không thể đạt tới đó bằng việc bắt chước thầy, bởi vì bạn càng bắt chước ai đó, bạn càng trở nên giả hơn. Làm sao bạn có thể đạt tới chân lí bằng việc trở thành giả được?
Thế thì chức năng của thầy là gì? Thế thì hữu dụng của việc tìm thầy là gì? Thế thì sao là đệ tử? Dầu vậy vẫn có lí do, và lí do là ở chỗ nhận biết lây nhiễm như buồn ngủ. Nếu bạn ngồi với vài người mà tất cả đều đang ngủ thì bạn sẽ bắt đầu cảm thấy buồn ngủ.
Một câu chuyện Sufi nổi tiếng kể:
Có người bán trái cây. Anh ta có con cáo rất tinh ranh thường hay trông cửa hàng cho anh ta. Bất kì khi nào anh ta phải đi ra ngoài anh ta đều bảo con cáo, "Tỉnh táo đấy. Ngồi vào chỗ của ta và quan sát. Quan sát mọi hoạt động diễn ra quanh đây. Không cho phép người nào ăn cắp cái gì. Nếu ai đó cố ăn cắp, gây ra tiếng động - ta sẽ chạy từ nhà tới ngay lập tức."
Một hôm Mulla Nasruddin đi qua. Anh ta nghe thấy chủ cửa hàng nói chuyện với con cáo, nói mọi điều này, "Tỉnh táo, quan sát mọi hoạt động đang diễn ra xung quanh, và nếu mày thấy cái gì đó chống lại chúng ta hay ai đó định đánh cắp trái cây, làm tiếng động và ta sẽ ra."
Mulla Nasruddin bị cám dỗ lắm. Người chủ cửa hàng đi vào. Nasruddin ngồi ngay trước cửa hàng và bắt đầu giả vờ ngủ lơ mơ; mắt nhắm nghiền anh ta bắt đầu ngủ gà ngủ gật.
Trong một chốc con cáo đáng thương nghĩ, "Phải làm gì nhỉ? Mình có cần gây tiếng động không? Nhưng ngủ thì không phải là hoạt động - thực ra nó chính là điều đối lập - và ông chủ đã nói rằng nếu hoạt động nào đó diễn ra xung quanh... Đây không phải là hoạt động: người này đang rơi vào giấc ngủ, và một người ngủ có thể làm được gì, có hại gì đâu?" Nhưng con cáo không nhận biết rằng Mulla đang thử một chiến lược Sufi! Bằng việc giả vờ rơi vào giấc ngủ, bằng việc mơ màng nhắm mắt, dần dần, dần dần anh ta xoay xở làm cho con cáo rơi vào giấc ngủ. Thế rồi anh ta đánh cắp trái cây.
Khi người chủ quay lại, trái cây mất rồi... và cáo ta đang ngáy! Ông ta lay cáo dậy và hỏi, "Có chuyện gì vậy? Ta chẳng bảo mi nếu có bất kì hoạt động nào xảy ra thì mi phải gây tiếng động để cho ta có thể tới đó sao? Nhưng ta có nghe thấy tiếng động nào đâu."
Cáo nói, "Nhưng không có hoạt động xảy ra. Chỉ mỗi một người tới; anh ta ngồi ngay trước cửa hàng và bắt đầu ngủ lơ mơ. Bây giờ, ngủ không phải là hoạt động, đúng không? Ngủ là bất hoạt."
Logic đơn giản! Con cáo đáng thương và logic đơn giản.
"Thế thì điều gì xảy ra cho mày?" ông chủ hỏi.
Cáo nói, "Điều đó tôi không biết, chả biết điều gì đã xảy ra cho tôi. Nhưng tôi càng quan sát người ngủ, bằng cách nào đó tôi bắt đầu làm cho bản thân mình cũng lơ mơ ngủ và không thể nào mà còn thức được. Tôi không biết khi nào tôi rơi vào giấc ngủ."
Nếu vài người lơ mơ ngủ và bạn đang ngồi với họ, bạn có thể thấy vấn đề: rung động của việc ngủ đạt tới bạn. Và tương tự là trường hợp này... mặc dầu hơi chút khó khăn bởi vì ngủ là xuống dốc còn thức tỉnh là lên dốc. Nó là nhiệm vụ hơi chút khó hơn. Nhưng ở cùng với một người thức tỉnh, người là vị phật, thì nhất định làm bạn tỉnh táo - chỉ ở với thầy thôi.
Chúng ta bị ảnh hưởng liên tục bởi những người quanh ta. Chúng ta có thể hoàn toàn quên lãng sự kiện rằng bất kì cái gì chúng ta nghĩ đều do người khác trao cho chúng ta; bất kì điều gì chúng ta cảm thấy, ngay cả điều đó nữa, cũng đã do người khác trao cho chúng ta. Đứa trẻ học bằng bắt chước. Ngay cả xúc động của chúng ta cũng có thể được vay mượn, không chỉ ý nghĩ của chúng ta đâu; tình cảm của chúng ta có thể cũng có thể được vay mượn.
Mọi người thậm chí có thể chết chỉ bởi vì ý tưởng vay mượn. Đất mẹ là gì? - một ý tưởng mà chúng cứ nhồi nhét vào trong đầu trẻ nhỏ. Và chúng ta cứ nói với chúng rằng chết vì đất mẹ sẽ là người vĩ đại, là liệt sĩ; chết vì đất mẹ là đức hạnh lớn lao nhất.
Trong quá khứ họ thường nói cùng điều đó về các tôn giáo, nhà thờ: "Chết vì nhà thờ, chết vì tôn giáo của bạn là cách chắc chắn để đi vào thiên đường. Ngay lập tức bạn được nâng lên vào thiên đường nếu bạn chết cho tôn giáo của mình." Giết người khác vì tôn giáo của bạn và đó không phải là tội lỗi; chết vì tôn giáo của riêng bạn và đó không phải là tự tử. Việc giết người không phải là sát nhân, tự tử không phải là tự tử! Một khi những ý tưởng này được cấy vào con người bạn, được cấy vào bản thể bạn, chúng bắt đầu vận hành từ đó.
Ba đứa trai, một Cơ đốc giáo, một Do Thái và một da đen, đang ngồi trên lề đường. Một linh mục và một giáo sĩ thấy lũ trẻ này.
Linh mục Cơ đốc giáo nhận ra một trong ba đứa trẻ là thành viên giáo xứ của mình, cho nên ông ta nói, "Sonny, hai điều lớn nhất trong cuộc đời con là gì?"
Nó nói, "Thưa cha, hai điều lớn nhất trong cuộc đời con là nhà thờ Cơ đốc giáo và linh mục của con."
Giáo sĩ nhìn xuống và nhận ra đứa trẻ Do Thái trong giáo đoàn của mình. Ông ta nói, "Con trai, hai điều lớn nhất trong cuộc sống của con là gì?"
"Thưa giáo sĩ, hai điều lớn nhất trong cuộc đời con là giáo đoàn của con và giáo sĩ của con."
Cả hai thành viên giới tăng lữ ra đi một cách thoả mãn, tự mãn. Thế rồi đứa trẻ nhỏ da mầu nhìn vào hai bạn thân và nói, "Này, không ai trong các cậu là những đứa con trai của mẹ nhỏ không bao giờ có con gái hay dưa hấu sao?"
Chúng ta học từ người khác. Đó có thể là ý tưởng của bạn về Thượng đế, đó có thể là tu sĩ, giáo sĩ - hay dưa hấu! Nó tất cả đều như nhau: chúng ta học từ người khác.
Trong sự thân mật gần gũi với thầy, hai điều xảy ra: một điều là nhận biết lây nhiễm của thầy, tình yêu lây nhiễm của thầy; và điều thứ hai, việc dỡ bỏ lớn lao. Bất kì điều gì bạn đã học từ những người ngủ, dù đó là về dưa hấu hay về giáo sĩ - cũng chẳng có khác biệt gì nhiều giữa dưa hấu và giáo sĩ đâu! Điều bạn đã học từ nhà thờ chính thức và từ quốc gia và hệ thống giáo dục, tất cả đều phục vụ cho các quyền lợi được đầu tư, tất cả đều phục vụ cho quá khứ, quá khứ chết, không phục vụ cho bạn... Nhớ lấy, họ định khai thác bạn, họ định thu bạn thành máy - hiệu quả, nhưng máy là máy, dù hiệu quả hay không hiệu quả. Chức năng của họ là làm cho bạn thành nô lệ của xã hội - và xã hội ốm yếu, xã hội điên khùng, xã hội bệnh hoạn.
Hai điều xảy ra trong sự thân thuộc với thầy: thứ nhất, nhận biết hay tiêm nhiễm của thầy; và thứ hai: quá trình dỡ bỏ. Thầy bắt đầu phá huỷ mọi cái bạn đã học. Thầy không thể cho bạn chân lí được, tôi nhắc lại, nhưng thầy có thể lấy đi những dối trá. Và đó là một trong những điều bản chất nhất; không có nó, chân lí không bao giờ có thể xảy ra cho bạn. Chân lí sẽ xảy ra cho bạn trong sự một mình của bạn, nhưng trước khi nó có thể xảy ra, mọi khối chắn phải bị loại bỏ đi: các khối chắn của dối trá đã từng được đặt vào con đường của chân lí.
Thầy có thể lấy đi dối trá của bạn. Chức năng của thầy là phủ định theo cách đó, và khẳng định trong tính lây nhiễm. Rung động của thầy có thể chạm tới và đánh thức bạn dậy. Thầy có thể là tia nắng mặt trời lọt qua cửa sổ trong phòng ngủ của bạn, đậu lên mặt bạn, và bảo bạn rằng, "Sáng rồi, bây giờ dậy đi!" làm cho bạn rất khó ngủ. Vâng, thầy có thể làm cho bạn khó ngủ và cũng khó cho bạn bắt chước và khó cho bạn bắt chước và khó cho bạn học từ những người đã thực sự là kẻ thù của bạn và không phải là người bạn của bạn.
Nếu hai điều này là có thể, cuộc sống của bạn bắt đầu chuyển động, bạn không còn bị mắc kẹt nữa. Hạt mầm của bạn đã rơi vào mảnh đất đúng: bây giờ vào đúng lúc việc nảy mầm sẽ tới. Chẳng mấy chốc sẽ có mùa xuân và bạn sẽ thấy hoa riêng của mình. Và hoa của tâm thức là hoa vĩ đại nhất có đó.
Lời kinh:
Người đó là người đánh xe.
Người đó đã thuần hoá các con ngựa, Lòng tự hào và các giác quan.
Ngay cả Thượng đế cũng ngưỡng mộ người đó.
Khoảnh khắc tiềm năng của bạn trở thành thực tại, khoảnh khắc bạn là linh hồn đã nhận ra, ngay cả các thần cũng ngưỡng mộ bạn. Ngay cả thần còn ở xa đằng sau, bởi vì ngay cả thần cũng chưa trở thành chư phật. Họ cũng sống cuộc sống vô ý thức - có thể sống trên trời đấy. Điều bạn gọi là thiên thần trong Ki tô giáo được gọi là thần trong Phật giáo. Các thiên thần sống trên trời, ngay cả họ cũng chưa là chư phật; họ vẫn ngủ như bạn vậy. Khác biệt duy nhất là trong tình huống của họ: họ ở trên thiên đường và bạn ở trên đất. Nhưng khác biệt không có trong tâm lí của họ; khi có liên quan tới bản thể bên trong của họ nó cũng tối như bản thể bên trong của bạn vậy.
Người Hindu không bao giờ có khả năng tha thứ cho Phật, bởi vì ông ấy nói rằng ngay cả thần cũng ngưỡng mộ vị phật, ngay cả thần cũng tôn thờ vị phật.
Chuyện được kể là khi Phật trở thành vị phật, khi Gautama Siddhartha trở nên được chứng ngộ, trở thành vị phật, các thần từ thiên đường xuống tôn thờ ông ấy. Họ chạm chân ông ấy và họ làm mưa rào hoa tinh tú và họ chơi bản nhạc tinh tú. Người Hindu chưa bao giờ có khả năng tha thứ cho Phật tử bởi vì câu chuyện này - thần mà tôn thờ con người à? Nhưng thấy ra điểm này đi: các thần không tôn thờ con người, các thần tôn thờ nhận biết, các thần tôn thờ phật tính. Các thần không tôn thờ Gautama Siddhartha con người đâu, mà tôn thờ ngọn lửa đã xảy ra trong trái tim ông ấy. Ngọn lửa đó là ánh sáng vĩnh hằng, ngọn lửa đó là điều thiêng liêng. Và ngay cả các thần cũng còn xa, xa nó lắm; họ phải đạt tới nó.
Ý tưởng về vị phật cao hơn ý tưởng về các thần. Phật giáo là tôn giáo duy nhất của thế giới đã cho con người chân giá trị như thế; không tôn giáo nào khác đã đề cao con người như thế. Phật giáo là tôn giáo của con người.
Một nhà thơ Phật giáo, Chandidas, đã nói: Sabar upar manus satya, tahar upar nahin - chân lí của con người là chân lí cao nhất, không có chân lí nào cao hơn cái đó.
Nhưng chân lí của con người không có nghĩa là thân thể con người, xương và máu và tuỷ, không. Chân lí của con người nghĩa là ngọn lửa còn chưa được thắp sáng trong bạn. Một khi nó được thắp sáng lên bạn được mang vào một thế giới hoàn toàn khác. Bạn đã trở thành một phần của cái toàn thể, bạn không còn tách rời. Cách để đạt tới việc hiện thực hoá này là: Người đó là người đánh xe. Người đó trở thành người chủ có ý thức. Thân thể người đó là chiếc xe, người đó lái nó đi tới nơi người đó muốn, không có chuyện ngược lại. Người vô ý thức bị thân thể mình lái đi.
Quan sát bản thân bạn mà xem: thân thể bạn cứ lái bạn đi. Mới khoảnh khắc trước bạn không đói, và bạn đi qua bên cạnh tiệm ăn, và mùi thức ăn... và đột nhiên bạn bắt đầu cảm thấy đói. Thân thể đang lừa bạn, bởi vì mới khoảnh khắc trước bạn đã không đói chút nào, không có cơn đói. Cơn đói này là thân thể đang lái bạn hướng tới thức ăn. Bạn thậm chí không nghĩ tới thức ăn mới khoảnh khắc trước, và mùi vị bốc lên từ hiệu bánh - và đột nhiên một ham muốn lớn, một cơn đói lớn, đã nảy sinh trong bạn. Chính thân thể đang lái bạn đi; bạn không là người đánh xe. Cái xe đã trở thành người chủ. Đây là tình huống thông thường.
Người đó đã thuần hoá ngựa của mình... Các giác quan được gọi là ngựa. Vào thời cổ đại ở Ấn Độ đã có xe với năm ngựa kéo. Các vua lớn thường hay đi trong xe có năm ngựa kéo. Những người vĩ đại nhất, những người được gọi là chakravartins - người cai trị thế giới - họ thường di chuyển trong xe với bẩy ngựa kéo. Năm ngựa đại diện cho năm giác quan... và năm giác quan của bạn liên tục ảnh hưởng lên bạn. Người muốn thực sự có ý thức phải bắt đầu bằng việc trở nên tỉnh táo về những điều này.
Nếu bạn ăn tối vào một giờ đặc biệt mọi ngày, và bạn nhìn đồng hồ thấy đến giờ rồi... Đồng hồ có thể đã chết, đồng hồ có thể không đúng, đồng hồ có thể chạy nhanh một giờ, nhưng nếu đến lúc ăn, lập tức có cơn đói. Bây giờ, cơn đói này là giả, do các giác quan tạo ra, do thân thể tạo ra - và bạn sẽ bị các giác quan này lái đi cả đời mình sao?
Trên khắp thế giới, những người tìm kiếm chân lí đều đã trở nên nhận biết về hiện tượng này và họ đã phản ứng theo hai cách; một cách đúng và cách kia sai. Cách sai là bắt đầu tranh đấu với giác quan của bạn và thân thể bạn. Bằng tranh đấu bạn sẽ không bao giờ thắng được. Bằng tranh đấu bạn sẽ trở nên yếu hơn, bạn sẽ làm tiêu tán năng lượng. Bằng tranh đấu bạn sẽ trở nên kìm nén - và cái bị kìm nén sẽ báo thù sớm hay muộn. Bất kì khi nào nó tìm ra bất kì cơ hội nào để chiếm quyền sở hữu bạn, nó nhất định sẽ sở hữu bạn đấy - và với sự trả thù!
Bạn có thể nhịn ăn trong ba ngày, bạn có thể buộc thân thể phải nhịn ăn, nhưng nếu nó là kìm nén, ngày thứ tư thân thể sẽ báo thù - bạn sẽ ăn quá nhiều, trong vài ngày bạn sẽ ăn quá nhiều. Thực ra, nếu bạn đã mất cân trong ba ngày kia, bạn sẽ thu được nhiều cân hơn trong vòng một tuần. Thân thể đã báo thù, thân thể đã dạy cho bạn một bài học.
Tranh đấu không phải là con đường - không phải là con đường của chư phật. Tranh đấu là ngu xuẩn; nó là thân thể riêng của bạn, bạn không cần tranh đấu với nó, bạn chỉ cần nhiều quan sát hơn về nó. Nếu tính quan sát nào đó bắt đầu kết tinh trong bạn, bạn sẽ ngạc nhiên rằng thân thể bắt đầu theo bạn. Nó không còn chỉ đạo bạn, nó không còn ra lệnh cho bạn: nó trở nên vâng lời bạn.
Khi người chủ đã tới, kẻ hầu lập tức đứng vào hàng. Nhưng người chủ ngủ, đó là lí do tại sao kẻ hầu giả vờ là người chủ.
Người đó là người đánh xe. Người đó đã thuần hoá ngựa của mình... Chúng đã không bị giết hay bị phá huỷ mà được thuần hoá. Chúng là những con vật hay! Nếu được thuần hoá, chúng có thể có giá trị vô cùng, chúng có thể phục vụ rất nhiều cho bạn.
Vị phật không phải là người phá huỷ các giác quan của mình, nhưng là người làm cho giác quan của mình trở nên trong trẻo hơn, rõ ràng hơn, nhạy cảm hơn - nhưng người đó vẫn còn là người chủ. Vị phật thấy xa hơn bạn thấy, mắt của ông ấy nhạy cảm hơn nhiều, bởi vì không có khói bụi trong mắt ông ấy, không có mây mù trong tâm thức ông ấy.
Ông ấy thấy cùng cây cối xanh tươi đó, nhưng cây ông ấy thấy còn xanh hơn chúng xanh đối với bạn. Ông ấy ngửi cùng hương thơm nhưng với ông ấy nó thơm hơn là với bạn. Ông ấy thấy cùng cái đẹp, nhưng nó cho ông ấy cực lạc lớn lao. Nó có thể không cho bạn cực lạc nào cả; bạn có thể bỏ qua nó. Bạn có thể thậm chí không thấy được hoa cỏ bên cạnh đường. Nói gì tới hoa cỏ - bạn có thể không thấy thậm chí cả hoa hồng. Bạn quá bận bịu rồi, các giác quan của bạn đầy những thông tin; chúng không trống rỗng và sẵn có. Các giác quan của bạn không rất nhạy cảm.
Vị phật không giết chúng, nhưng nhiều thánh nhân đã từng làm điều ngu xuẩn đó. Đã có các thánh nhân Ki tô giáo ở Nga - một truyền thống lâu đời - những người hay cắt cơ quan sinh dục của họ; các ni cô hay cắt vú. Lố bịch, ngu xuẩn! Bạn còn có thể trông đợi ngu xuẩn nào hơn thế này nữa? Làm sao bạn có thể là người chủ bằng cách cắt đi cơ quan sinh dục? - bởi vì dâm dục không có ở đó, dâm dục là ở trong đầu kia. Và, tất nhiên, bạn không thể cắt đầu mình được. Và cho dù bạn có cắt nó, điều đó sẽ không tạo ra khác biệt gì cả; bạn sẽ được sinh ra lần nữa với cái đầu thô tục hơn nhiều!
Bây giờ chúng ta biết - nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều đó ngoài mọi hoài nghi - rằng dâm dục chẳng liên quan gì tới cơ quan sinh dục cả; nó không ở đó. Cơ quan sinh dục được khởi động bởi cái đầu; trong não có các trung tâm. Công trình của Pavlov và B.F. Skinner đã cực kì có giá trị trong lĩnh vực này. Tôi không đồng ý với cách tiếp cận hành vi chủ nghĩa của họ, nhưng điều họ đã nghiên cứu có thể được các nhà huyền môn sử dụng, có thể được những người tìm kiếm chân lí sử dụng, có thể được các nhà thám hiểm bản thể bên trong của họ sử dụng, theo cách rất có giá trị.
Skinner đã thấy rằng trong não có các trung tâm - trung tâm về thức ăn, trung tâm về dục, trung tâm về mọi thứ. Bạn chạm một điện cực vào trung tâm dục trong não, và lập tức bạn có cực thích. Vui vẻ lớn lao nảy sinh trong bạn dường như bạn đã làm tình với người đàn bà. Skinner đã thực nghiệm với chuột; ông ta gắn một điện cực vào trung tâm dục trong não của chuột và ông ta dạy con chuột cách nhấn nút nếu nó muốn cực thích. Ông ấy ngạc nhiên về điều con chuột đã làm; ông ấy chưa bao giờ nghĩ rằng con chuột lại nhiều dục thế. Con chuột hoàn toàn quên mất về thức ăn, về mọi thứ. Ngay cả nếu có nguy hiểm, ngày cả nếu mèo được đem tới, chuột vẫn không sợ. Ai quan tâm? Nó liên tục nhấn nút, liên tục... sáu nghìn lần! Cho tới khi con chuột lăn ra hoàn toàn kiệt sức, gần chết, nó vẫn cứ nhấn, bởi vì mỗi lần nhấn và có cực thích.
Bây giờ sớm hay muộn điều này cũng sẽ xảy ra cho bạn nữa! Nó sẽ dễ dàng hơn nhiều, thuận tiện hơn nhiều - bởi vì có đàn bà hay có đàn ông là trong xung đột thế. Bạn có thể có một máy tính nhỏ, cỡ hộp diêm để trong túi mình - chẳng ai sẽ biết bạn đang làm gì! Bạn có thế lần tràng hạt và với ngón tay kia bạn có thể nhấn nút, và mọi người sẽ nghĩ rằng cực lạc đang xảy ra bởi vì tràng hạt. Và mặt bạn sẽ rạng ngời... Nhưng nếu điều đó trở thành có thể bạn sẽ ở trong cùng tình huống như con chuột thôi: bạn sẽ chết bởi việc nhấn nút quá nhiều, bạn sẽ quên hết mọi thứ khác.
Cơ quan sinh dục chẳng có liên quan gì tới dục cả; mọi thứ đều được chứa trong não. Cơn đói của bạn chẳng liên quan gì tới dạ dầy của bạn; cái đó nữa cũng được chứa trong não. Đó là lí do tại sao vào đúng lúc, nhìn lên đồng hồ, đột nhiên có cơn đói. Và mùi của hiệu bánh không đi vào trong dạ dầy, nhớ lấy, nó đi vào trong não. Nó khởi động một trung tâm nào đó trong não bạn, nó nhấn nút trong não bạn, và đột nhiên bạn đói. Bây giờ, phá huỷ thân thể bạn sẽ chẳng ích gì, bỏ đói thân thể bạn sẽ chẳng ích gì. Ngay cả tự tử cũng chẳng ích gì. Mỗi một điều có thể có ích, và đó là nhận biết.
Nếu bạn trở nên nhận biết... nhận biết không phải là một phần của não. Nhận biết ở đằng sau não, nhận biết là khả năng thấy bộ não.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng bất kì cái gì mà tâm lí học hiện đại đã có khả năng khám phá ra thì đều đã được khám phá ra từ hàng nghìn năm trước bởi các nhà huyền môn ở phương Đông. Phật đã hoàn toàn nhận biết về các trung tâm não, Patanjali đã hoàn toàn nhận biết về các trung tâm não. Và cách duy nhất là tìm ra cái gì đó ở bên ngoài não và di chuyển tới cái bên ngoài đó và vẫn còn ở đó. Có quyền làm chủ của bạn; từ đó bạn là người đánh xe, từ đó mọi con ngựa đều ở trong tay bạn. Và thế thì chúng là đẹp! Các giác quan không xấu đâu - không cái gì xấu cả. Ngay cả dục cũng có cái đẹp riêng của nó, sự thiêng liêng riêng của nó, tính thần thánh riêng của nó. Nhưng nếu bạn được bắt rễ và định tâm ở cõi bên kia của mình, trong tâm thức mình, thế thì mọi thứ có nghĩa khác, hoàn cảnh khác. Thế thì ăn có tính tâm linh riêng của nó.
Upanishad nói: Annam brahma - thức ăn là Thượng đế. Người đã nói điều này phải đã nếm Thượng đế trong thức ăn. Và những người mật tông ở phương Đông đã từng nói điều đó hàng thế kỉ, rằng dục có tiềm năng lớn nhất để nhận ra samadhi. Nó là điểm gần nhất - cực thích dục là gần nhất với cực thích tâm linh, do đó bạn có thể học nhiều từ nó. Trong cực thích dục thời gian biến mất, bản ngã biến mất, tâm trí biến mất. Trong cực thích dục, trong một khoảnh khắc, tâm trí biến mất. Trong cực thích dục, trong một khoảnh khắc toàn thế giới dừng lại.
Cùng điều đó xảy ra trong cực thích tâm linh trên qui mô lớn hơn nhiều. Dục là tạm thời và tâm linh là vĩnh hằng, nhưng dục cho bạn một thoáng nhìn về tâm linh.
Các giác quan phải được thuần hoá, không bị phá huỷ, nhớ lấy.... Lòng tự hào và các giác quan. Ngay cả Thượng đế cũng ngưỡng mộ người đó. Thuần hoá các giác quan, thuần hoá lòng tự hào. Nếu lòng tự hào làm chủ bạn, nó là bản ngã; nếu bạn là người chủ, thế thì nó chỉ là sự tự kính trọng. Và mọi người có tính toàn vẹn đều có tự kính trọng. Tự kính trọng không có tính bản ngã, không chút nào. Tự kính trọng đơn giản nghĩa là, "Tôi yêu bản thân tôi, tôi kính trọng bản thân tôi, và tôi sẽ không cho phép bất kì ai làm bẽ mặt tôi. Tôi sẽ không làm bẽ mặt bất kì ai và tôi sẽ không cho phép ai làm bẽ mặt tôi. Tôi sẽ không tạo ra sự nô lệ cho bất kì ai và tôi sẽ không là nô lệ cho bất kì ai."
Đó là lòng tự hào đã được thuần hoá. Thế thì nó đã trở thành người phục vụ và nó đẹp.
Nhường nhịn như đất,
Vui và trong như hồ,
Tĩnh lặng như tảng đá tại cửa,
Người đó tự do với sống và chết.
Người đã trở nên thức tỉnh trở thành nhường nhịn như đất. Người đó mất đi mọi sự cứng nhắc. Người đó không còn giống như tảng đá; người đó giống như đất tơi xốp. Và chỉ đất tơi xốp mới có thể màu mỡ, mới có thể mang tính sáng tạo. Tảng đá vẫn còn bất lực; nó không tạo ra cái gì cả; không cái gì phát triển trên nó, không cái gì có thể phát triển trong nó. Tảng đá vẫn còn hoàn toàn trống rỗng, Nhưng đất nhường nhịn - mềm mại, khiêm tốn, buông xuôi, cảm nhận, tựa bụng mẹ - có thể cho sinh thành ra những kinh nghiệm mới, có thể cho sinh thành những cách nhìn mới, bài ca mới, thơ ca mới. Người thức tỉnh không cứng nhắc. Theo lời của Lão Tử, ông ấy không giống như đá mà giống như nước. Cách thức của ông ấy là cách thức của nước - con đường nước chảy.
Vui và trong như hồ... Người đã thức tỉnh, người tỉnh táo, trở thành rõ ràng; mọi lẫn lộn của người đó đã mất đi. Không phải là người đó đã có khả năng tìm ra lời giải, không, nhưng bởi vì mọi câu hỏi của người đó đã biến mất. Không phải là người đó đã tìm ra câu trả lời - không câu trả lời nào được tìm ra. Cuộc sống là bí ẩn và vẫn còn là bí ẩn; cuộc sống không thể bị hoá giải bí ẩn. Và bởi vì người đó biết bí ẩn của cuộc sống và bây giờ không còn có câu hỏi nào nữa, không còn câu trả lời xung đột nào nữa, người đó rất rõ ràng, người đó là bản thân sự rõ ràng, và người đó là vui vẻ.
Tại sao người đó vui vẻ? - bởi vì bây giờ người đó biết rằng toàn thể vương quốc của Thượng đế là của người đó. Bây giờ người đó biết rằng người đó không phải là người ngoài ở đây, rằng người đó thuộc vào sự tồn tại và sự tồn tại thuộc vào người đó. Người đó đã trở thành một phần của việc mở hội vô hạn này mà cứ diễn ra mãi. Người đó là bài ca trong lễ hội này, điệu vũ trong lễ hội này.
Tĩnh lặng như tảng đá tại cửa... Nhường nhịn như đất và vẫn giống như đá, im lặng, bất động... Người đó tự do với sống và chết. Và người đó không chỉ tự do với cái chết, nhớ lấy: khoảnh khắc bạn tự do với cái chết bạn cũng tự do với cuộc sống này - cái được gọi là cuộc sống. Thế thì có cuộc sống khác... Phật không đặt tên cho nó, ông ấy sẽ không cho nó định nghĩa nào; ông ấy đơn giản bỏ nó đấy. Ông ấy để câu này không hoàn chỉnh, bởi vì ông ấy biết bất kì điều gì được nói cũng sẽ phá huỷ cái đẹp của nó. Bất kì cái gì được nói ra đều sẽ cho nó giới hạn, và nó là vô giới hạn. Bất kì cái gì được nói nhất định là không thích hợp.
Cho nên ông ấy chỉ nói một điều: người đó tự do với sống này và chết này. Cuộc sống mà bạn đã biết và cái chết vẫn xảy ra hàng ngày - sống này và chết này cả hai đều biến mất đối với người đã thức tỉnh. Thời gian biến mất, và sống và chết là hai mặt của thời gian. Thế thì người đó là vĩnh hằng. Người đó trở thành một với cái toàn thể; bạn không thể tìm thấy người đó như một thực thể tách rời ở đâu cả.
Phật Gautama bây giờ ở đâu? Bây giờ ông ấy đang ở trong không khí bạn thở và trong nước bạn uống và trong chim chóc cứ hót mãi và trong cây cối và trong đám mây. Phật bây giờ ở đâu? Ông ấy đã trở thành vũ trụ! Giọt sương đã trở thành đại dương, nhưng giọt sương đã biến mất như giọt sương. Bây giờ không có sống và chết cho giọt sương; nó không tồn tại nữa - làm sao có thể có cuộc sống cho nó được? Nó không tồn tại nữa, cho nên làm sao nó có thể chết được? Nó đã vượt ra ngoài nhị nguyên của sống và chết.
Ý nghĩ của người đó tĩnh lặng. Lời của người đó tĩnh lặng.
Đây là phát biểu cực kì quan trọng. Ý nghĩ của người đó tĩnh lặng. Điều đó đơn giản và có thể hiểu được, bởi vì người tỉnh táo không cần nghĩ.
Suy nghĩ là cần thiết bởi vì chúng ta không thể thấy được. Nếu người mù muốn đi ra khỏi phòng này người đó sẽ phải nghĩ; người đó sẽ phải hỏi ai đó; người đó sẽ phải lập kế hoạch di chuyển tới đâu, bước tiếp ở đâu, cửa ở đâu, và người đó sẽ dò dẫm với cái gậy. Nhưng nếu một người có mắt, người đó không cần hỏi, người đó không cần nghĩ. Người đó đơn giản đứng dậy, người đó đơn giản bắt đầu đi ra cửa. Người đó đi ra khỏi cửa, không nghĩ về nó chút nào. Nhưng người mù không thể không nghĩ được. Và đây là cách người ngủ phải nghĩ - người ngủ là người mù.
Người với nhận biết có con mắt bên trong, có sự sáng suốt. Người đó có thể thấy, và bởi vì người đó có thể thấy, người đó không cần nghĩ. Thấy là đủ. Suy nghĩ là thứ thay thế nghèo nàn cho việc thấy. Ý nghĩ của người đó tĩnh lặng.... Nhưng thậm chí điều quan trọng hơn là ở phát biểt: Lời của người đó tĩnh lặng. Đó là mâu thuẫn trong ngôn từ: "Lời của người đó" nghĩa là người đó nói. Phật đã nói; bằng không thì chúng ta sẽ không có những lời kinh cực kì có ý nghĩa này. Trong bốn mươi hai năm ông ấy đã nói liên tục - hết ngày nọ tới ngày kia, năm nọ tới năm kia; sáng, chiều, tối ông ấy đều nói. Nhưng ông ấy nói: Lời của người đó tĩnh lặng.
Nếu bạn thực sự được hoà điệu, nếu bạn thực sự im lặng trong sự hiện diện của thầy, bạn sẽ thấy: Lời của người đó tĩnh lặng. Lời thầy mang im lặng quanh chúng, lời thầy không phải là tiếng động. Lời thầy có giai điệu, nhịp điệu, âm nhạc, và tại chính cốt lõi của lời thầy là im lặng hoàn toàn. Nếu bạn có thể thấm vào lời thầy thì bạn sẽ bắt gặp im lặng vô hạn.
Nhưng để thấm vào lời của vị phật, cách thức không phải là phân tích, cách thức không phải là biện luận, cách thức không phải là thảo luận. Cách thức là rơi vào hoà hợp với thầy, trở thành hoà điệu với thầy, ở trong sự đồng bộ với thầy. Điều đó xảy ra: một khoảnh khắc tới giữa đệ tử và thầy khi chính trái tim của thầy và trái tim của đệ tử đập theo cùng nhịp, khi việc thở của thầy và việc thở của đệ tử theo cùng nhịp điệu. Khi thầy thở ra, đệ tử thở ra; khi thầy hít vào, đệ tử hít vào. Mọi thứ đều trở nên hoà điệu thế.
Trong sự hoà điệu đó, trong cái là một đó, người ta đi vào trong chính cốt lõi lời của thầy. Và tại đó bạn sẽ không tìm thấy âm thanh nào, tiếng động nào; tại đó bạn sẽ thấy tuyệt đối im lặng. Và nếm trải nó là hiểu thầy. Nghĩa của lời là không quan trọng, nhớ lấy, nhưng im lặng của lời mới quan trọng. Nghĩa có thể được hiểu bởi bất kì ai hiểu ngôn ngữ, điều đó không khó; nhưng im lặng có thể được hiểu chỉ bởi đệ tử, không bởi học trò.
Học trò nghe theo lời, hiểu nghĩa của nó, và vậy thôi. Người đó sẽ hiểu triết lí của Phật, nhưng người đó sẽ không hiểu bản thân Phật. Người đó sẽ hiểu lí thuyết của ông ấy, nhưng người đó sẽ bỏ lỡ bản thể của ông ấy.
Đệ tử có thể không có khả năng nói giáo huấn của thầy là gì, người đó có thể không có khả năng tái tạo lại được triết lí của thầy, người đó có thể lúng túng. Nếu bạn hỏi người đó, "Giáo huấn của thầy bạn là gì?" người đó có thể trở thành câm tịt. Nhưng người đó hiểu thầy - không phải điều thầy nói mà điều thầy hiện hữu.
Có một câu chuyện rất hay:
Khi Phật chết, mọi đệ tử đã chứng ngộ đều tụ tập lại để viết ra thông điệp của Phật, bởi vì bây giờ thầy qua đời rồi và vì những thế hệ sắp tới, kho báu cần phải được tuyển tập lại.
Có những đại đệ tử đã chứng ngộ, nhưng không ai có thể tái tạo đích xác được nó. Vài người trong họ tuyệt đối im lặng; khi được hỏi họ chỉ nhún vai. Vài người nói, "Điều đó là không thể được, điều đó không thể làm được." Vài người khác nói, "Chúng tôi không muốn phạm phải sai lầm nào, và sai lầm nhất định xảy ra, bởi vì điều chúng tôi đã thấy trong con người này là không thể diễn đạt được trong ngôn ngữ." Thực ra, không người chứng ngộ nào đã thực sự biên soạn ra triết lí của Phật.
Thế rồi Ananda tới. Ông ấy là người duy nhất đã sống cùng Phật trong bốn mươi hai năm và vẫn chưa chứng ngộ. Ông ấy đã nhớ tất cả, mọi thứ; ông ấy có toàn thể tuyển tập, từng lời một. Trí nhớ của ông ấy phải là phi thường. Nhưng vẫn có vấn đề. Vấn đề là: bạn có thể tin vào lời của người chưa chứng ngộ nói về người đã chứng ngộ được không?
Những người đã chứng ngộ không sẵn sàng nói điều gì cả; người sẵn sàng tái tạo lại toàn thể triết lí, từng lời một, từ đầu tới cuối, từ phát biểu đầu tiên mà Phật đã đưa ra cho tới phát biểu cuối cùng... nhưng người đó không chứng ngộ. Bạn có thể tin được vào trí nhớ của người đó không? Bạn có thể tin được vào diễn giải của người đó không? Bây giờ, đây thực sự là vấn đề không giải được: những người biết, những người có thể tin được, không sẵn sàng nói điều gì cả, còn những người sẵn sàng nói thì lại không thể tin được - bản thân người đó không chứng ngộ.
Thế rồi toàn thể hội chúng bảo Ananda, "Ông làm một điều - đừng phí một khoảnh khắc nào. Đem toàn bộ năng lượng của ông ra và trở nên tỉnh táo nhất có thể được. Nếu ông có thể trở nên chứng ngộ trước cái chết của ông, thế thì điều gì đó là có thể. Chúng tôi sẽ không thu thập các phát biểu của ông chừng nào ông còn chưa chứng ngộ. Ông nhớ cho - ông là người duy nhất nhớ được tuyệt đối - nhưng chúng tôi không thể tin cậy vào điều đó được."
Làm sao bạn có thể tin cậy vào báo cáo của người mù về ai đó có mắt và đang nói về màu sắc, ánh sáng, cầu vồng, hoa? Làm sao bạn có thể tin được vào báo cáo của người mù? Điều đó là ngớ ngẩn, điều đó không thể nào tin được!
Cho nên tăng đoàn đã cầu xin Ananda, "Ông là niềm hi vọng duy nhất. Nếu ông có thể trở nên chứng ngộ chúng tôi có thể chấp nhận được bất kì điều gì ông nói, nhưng chúng tôi sẽ không thể nào chấp nhận được nó chừng nào ông còn chưa trở nên chứng ngộ."
Ananda đã sống bốn mươi hai năm cùng Phật, nhưng bởi vì Phật quá gần gũi với ông ấy nên ông ấy đã bắt đầu coi ông ấy như đương nhiên có. Điều đó xảy ra. Nó xảy ra ở đây nữa. Nhiều người trong các bạn gần tôi có thể bắt đầu coi tôi như đương nhiên có sẵn. Ananda đã rất gần gũi, là người gần gũi nhất; ông ấy không quan tâm nhiều tới chứng ngộ của mình. Bất kì khi nào được nhắc ông ấy đều nói, "Tôi không lo nghĩ về điều đó. Phật sẽ chăm nom cho tôi. Tôi đã từng phục vụ ông ấy trong bốn mươi hai năm - ông ấy không đủ từ bi để giúp lôi tôi ra khỏi bóng tối sao? Ông ấy sẽ làm điều đó. Và vội gì? Sao lại cứ phải tất bật thế? Nó có thể xảy ra ngày mai, nó có thể xảy ra ngày kia. Phật đang có đó mà."
Và trong bốn mươi hai năm ông ấy đã trì hoãn và cứ tin sâu trong tim rằng, "Phật sẽ làm điều đó. Mặc dầu ông ấy nói không ai có thể làm cho bất kì ai khác chứng ngộ, mình biết ông ấy có thể làm điều đó được. Mình biết phép màu đã từng xảy ra quanh ông ấy. Và ít nhất, nếu không có điều đó cho bất kì ai khác, thì với mình ông ấy sẽ làm một ngoại lệ. Mình đã phục vụ ông ấy nhiều thế. Và thế rồi ông ấy bao giờ cũng có đó; nếu hôm nay mình lỡ, thì mai; nếu mai mình lỡ, thì ngày kia. Ông ấy sẽ đi đâu? Ông ấy bao giờ cũng ở đây."
Cái ngày Phật chết, ông ấy nói với Ananda, "Ananda, bây giờ ta sẽ không ở đây ngày mai nữa đâu. Cho nên khẩn trương lên, nhanh lên! Bây giờ không trì hoãn thêm được nữa đâu."
Và điều đó đã xảy ra là sau cái chết của Phật, khi tăng đoàn cầu xin Ananda, trong hai mươi bốn giờ ông ấy ngồi với mắt nhắm. Đây là lần đầu tiên trong cả đời ông ấy. Thực ra, có nhiều việc xảy ra quanh Phật tới mức không thể nào mà nhắm mắt được. Cả ngày biết bao nhiêu điều đã xảy ra và Ananda quá bận rộn. Bây giờ Phật đã đi và chẳng cái gì xảy ra thêm nữa, không có gì để nhìn. Ông ấy nhắm mắt và trong hai mươi bốn giờ, lần đầu tiên, ông ấy đã ngồi trong im lặng.
Ông ấy đã trở nên chứng ngộ trong vòng hai mươi bốn giờ. Điều này đã không xảy ra trong bốn mươi hai năm; nó đã xảy ra trong hai mươi bốn giờ. Khi ông ấy trở nên chứng ngộ, khi mọi đệ tử đã chứng ngộ nhận ra hào quang của ông ấy, ánh sáng của ông ấy, sự chói sáng của ông ấy, thế thì họ nói, "Bây giờ Ananda có thể được phép vào trong hội chúng. Ông ấy có thể kể lại và chúng ta sẽ biên soạn."
Đó là cách mọi kinh Phật đã được soạn ra.
Nhưng chỉ người chứng ngộ mới có thể được tin cậy. Tại sao? - bởi vì ông ấy có thể thấy. Và ông ấy có thể nhìn trong lời và tìm thấy cái im lặng - chính là thông điệp thực. Nếu bạn nghe nghĩa, bạn là học sinh; nếu bạn nghe im lặng, bạn là đệ tử. Và nếu bạn hoàn toàn quên ai đang nói và ai đang nghe, bạn trở thành một với thầy - bạn là người sùng kính.
Đây là ba giai đoạn: học sinh, đệ tử và người sùng kính. Học sinh hiểu nghĩa của lời, đệ tử hiểu im lặng của lời, còn người sùng kính trở thành bản thân im lặng. Ý nghĩ của người đó tĩnh lặng. Lời của người đó tĩnh lặng.
Việc của người đó tĩnh lặng.
Toàn thể công việc của người đó là tĩnh lặng, người đó tạo ra tĩnh lặng. Người đó tạo ra phương cách để tạo ra tĩnh lặng.
Người đó thấy tự do của mình và được tự do. Người chủ buông xuôi niềm tin của mình.
Một khi bạn trở nên chứng ngộ mọi điều bạn đã từng tin trước đây trở thành buồn cười, không liên quan, ngớ ngẩn, vô nghĩa. Nó cũng giống như niềm tin của người mù vào ánh sáng vậy. Bất kì cái gì người đó đã tin trước đây, bất kì cái gì người đó đã nghĩ trong sự mù loà của mình rằng ánh sáng là... một khi mắt của người đó mở ra người đó sẽ phải vứt bỏ mọi niềm tin của mình về ánh sáng. Không một lời nào từ những niềm tin đó sẽ đúng. Với người mù không thể nào quan niệm được ánh sáng là gì. Nói gì về ánh sáng? - người mù thậm chí không thể quan niệm được cái gì về bóng tối nữa, bởi vì để thấy bóng tối bạn cần mắt cũng như để thấy ánh sáng. Người mù không biết gì về bóng tối và không biết gì về ánh sáng.
Một khi bạn trở nên thức tỉnh mọi niềm tin của bạn vào các thần, cõi trời, địa ngục, nghiệp, tái sinh, thế này thế nọ, chúng tất cả đều đơn giản trở thành rác rưởi. Người chủ buông xuôi niềm tin của mình...
Người đó thấy bên ngoài cái kết thúc và cái bắt đầu.
Bây giờ không cần phải tin - người đó có thể thấy bên ngoài cái bắt đầu và cái kết thúc. Người đó có thể thấy cái toàn thể thấu suốt. Thấy là mục đích.
Ở Ấn Độ chúng ta không có từ tương đương với triết học. Chúng ta có một từ hoàn toàn khác cho nó, đó là darshan - ái kiến. Thông thường nó được địch thành 'triết học'; nó không phải vậy. Triết học nghĩa là cái gì đó của tâm trí; darshan đơn giản có nghĩa là sáng suốt, việc nhìn, việc thấy. Ở phương Đông chúng ta đã gọi những người vĩ đại nhất là người thấy. Chúng ta đã không gọi họ là nhà tiên tri, chúng ta đã không gọi họ là triết gia, chúng ta gọi họ là người thấy - họ đã thấy. Phương Đông bao giờ cũng tin vào việc thấy, không vào việc nghĩ.
Dịch 'darshan' sang tiếng Anh là rất khó. Gọi nó là triết học là không đúng; nó phá huỷ toàn thể cái đẹp của từ 'darshan'. Cho nên tôi dịch nó bằng 'philosia' - ái kiến. Philosophy nghĩa là yêu tri thức: 'sophia' nghĩa là tri thức, 'philo' nghĩa là yêu. Philosia nghĩa là yêu việc thấy - 'sia' nghĩa là thấy. Một khi bạn đã thấy, mọi niềm tin tàn lụi đi như lá vàng rụng khỏi cây.
Người đó cắt đi mọi trói buộc. Người đó từ bỏ mọi ham muốn. Người đó chống lại mọi cám dỗ. Và người đó vươn lên.
Bây giờ một luật mới hoàn toàn bắt đầu vận hành: luật vươn lên. Thông thường mọi thứ rơi xuống, nhưng con người của thức tỉnh vươn lên. Mọi thứ trong người đó bắt đầu vươn lên cao, soải cánh bay lên. Người đó phải cắt bỏ mọi trói buộc, bởi vì những trói buộc đó là gắn với đất. Người đó phải vứt bỏ mọi ham muốn, bởi vì những ham muốn đó là dây buộc giữ người đó bị buộc vào đất.
Người đó chống lại mọi cám dỗ. Nhiều lần tâm trí cũ sẽ cố gắng khẳng định bản thân nó. Nhiều, nhiều lần tâm trí sẽ cố gắng đem bạn trở lại với đất.
Kahlil Gibran nói: Khi sông tới gần biển hơn, nó chờ đợi một khoảnh khắc, nhìn lại sau - mọi vui vẻ kia, những núi non, tuyết trắng muốt nơi nó khởi nguồn, những khu rừng, sự một mình của rừng thẳm, chim chóc, điệu hót của chúng, con người, đồng bằng, cả nghìn kinh nghiệm, cuộc hành trình dài... Và bây giờ khoảnh khắc đã tới để biến mất vào đại dương. Toàn thể quá khứ kéo trở lại. Toàn thể quá khứ nói, "Đợi đã! Bạn sẽ mất đi vĩnh viễn đấy. Bạn sẽ không bao giờ còn như cũ nữa đâu. Không còn đôi bờ, làm sao bạn có thể hiện hữu? Bạn sẽ mất định nghĩa của mình."
Đích xác cùng điều đó xảy ra khi bạn đi tới gần với phật tính hơn: khi tất cả đang sắp mất đi, mọi dây buộc, mọi ham muốn, cám dỗ lớn nảy sinh. Không có quỉ nào cám dỗ bạn cả; đó là tâm trí riêng của bạn thôi, kinh nghiệm quá khứ riêng của bạn. Toàn thể quá khứ trĩu nặng cố gắng kéo bạn lại, nhưng bây giờ chẳng cái gì có thể kéo bạn lại được. Lời gọi đã được nghe thấy, lời mời đã tới.
Người đó cắt đi mọi trói buộc. Người đó từ bỏ mọi ham muốn. Người đó chống lại mọi cám dỗ. Và người đó vươn lên.
Và bất kì đâu người đó sống, Ở thành thị hay thôn quê, Trong thung lũng hay trên núi, Đều có vui vẻ lớn lao.
Và không chỉ việc người đó vui vẻ: bất kì nơi nào người đó ở, người đó đều đem lại bầu không khí vui vẻ. Vui vẻ bao quanh người đó.
Tương truyền rằng bất kì chỗ nào Phật đi tới, cây cối đều nở hoa trái vụ, sông bắt đầu tuôn chảy ngay trong mùa hè không có nước. Bất kì chỗ nào Phật đi tới đều sẽ có an bình, im lặng, tình yêu, từ bi, tất cả xung quanh. Điều này thực sự là vậy; không phải là cây cối sẽ nở hoa trái vụ đâu - đây là biểu dụ thôi - nhưng bất kì khi nào có vị phật cái gì đó bí ẩn bắt đầu xảy ra. Mọi người bắt đầu nở hoa trái vụ, vui vẻ lan toả, những con sóng lớn của vui vẻ.
Khi bạn đi vào trong phật trường bạn đi vào trong một thế giới hoàn toàn khác: thế giới của ân huệ, thế giới của phúc lành.
Ngay cả trong rừng trống rỗng Người đó tìm thấy vui vẻ
Bởi vì người đó không muốn gì.
Và người đó vui vẻ ở mọi nơi, bởi vì điều duy nhất phá huỷ năng lực vui vẻ tự nhiên của bạn là tâm trí ham muốn của bạn. Tâm trí ham muốn làm cho bạn thành kẻ ăn xin. Một khi mọi ham muốn đã bị vứt bỏ bạn là hoàng đế. Vui vẻ là trạng thái tự nhiên của bản thể bạn.
Cứ để không có ham muốn và rồi xem. Khi không có ham muốn không có tâm trí. Khi không có ham muốn không có rối loạn. Khi không có ham muốn không có quá khứ, không có tương lai. Khi không có ham muốn bạn hoàn toàn mãn nguyện ở đây bây giờ. Và được mãn nguyện ở đây bây giờ là vui vẻ.
Và bất kì khi nào một người như vậy di chuyển, bất kì chỗ nào người đó đi tới, người đó đều mang theo bầu khí hậu của mình theo mình. Vị phật ở trong mùa xuân trọn cả năm. Và những người tới gần ông ấy theo cách nào đó là may mắn, những người trở nên được liên kết với ông ấy là được ân huệ, bởi vì họ cũng chia sẻ vui vẻ của ông ấy, phúc lành của ông ấy, trí huệ của ông ấy, tình yêu của ông ấy, ánh sáng của ông ấy.
Đủ cho hôm nay.
* Rosary là tên bài kinh lần tràng hạt nhưng cũng có thể là tên cô gái.
Xem Chương 8 – Quay về Mục Lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post