Chương 5. Tự do chứa tất cả

Chương 5. Tự do chứa tất cả

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 3)
Chương 5. Tự do chứa tất cả


Tại chỗ cuối của con đường,
Người chủ tìm thấy tự do
Khỏi ham muốn và buồn khổ - Tự do vô biên.
Những người thức tỉnh
Không bao giờ nghỉ ở một chỗ.
Như thiên nga, họ vươn lên
Và rời bỏ hồ.
Họ vươn lên trên không
Và bay cuộc hành trình vô hình,
Không thu nhặt cái gì, không cất giữ cái gì.
Thức ăn của họ là tri thức.
Họ sống theo cái trống rỗng.
Họ đã thấy cách phá ra tự do.
Ai có thể theo họ?
Chỉ người chủ,
Sự thuần khiết của người đó như vậy.
Giống như chim,
Người đó vươn lên trong không trung vô hạn
Và bay chuyến bay vô hình.
Người đó ước ao cái không.
Thức ăn của người đó là tri thức.
Người đó sống theo cái trống rỗng.
Người đó phá vỡ tự do.

Việc tìm kiếm của Phật Gautam không phải về Thượng đế; nó không thể thế được. Nếu Thượng đế đã không được biết tới, làm sao bạn có thể tìm ngài? Nếu việc tìm kiếm phụ thuộc vào việc tin vào Thượng đế, thế thì việc tìm kiếm này bị làm sai lệch ngay từ chính lúc đầu.
Việc tìm kiếm thực phải không từ niềm tin lẫn không tin. Nếu bạn tin, bạn sẽ phóng chiếu; bạn sẽ tự thôi miên bản thân mình theo niềm tin của bạn. Có mọi nguy hiểm rằng bạn sẽ tìm thấy bất kì cái gì bạn tin vào - bạn sẽ tạo ra ảo tưởng về nó.
Niềm tin sâu sắc có thể tạo ra một không gian mà trong đó ảo giác trở thành có thể được. Do đó người Ki tô giáo có thể thấy Christ và người Hindu có thể thấy Krishna. Người Hindu chưa bao giờ bắt gặp Christ, người Ki tô giáo chưa bao giờ bắt gặp Krishna. Sao điều đó không bao giờ xảy ra? - bởi vì bất kì cái gì bạn tin, bạn đều thấy. Không phải là nó có đó trong thực tại mà bởi vì bạn phóng chiếu nó lên thực tại. Thực tại vận hành như màn ảnh và bạn cứ phóng chiếu các định kiến riêng của mình. Nếu bạn không tin, thế thì tất nhiên không có khả năng nào để tìm thấy nó; từ chính ban đầu tâm trí bạn đã bị đóng lại rồi.
Do đó việc tìm kiếm của Phật không phải là về Thượng đế. Chúng ta không biết Thượng đế có hay không; chúng ta không thể lấy bất kì quan điểm nào được. Và không lấy quan điểm về Thượng đế, có khả năng truy tìm vào thực tại của ngài.
Đây là khác biệt cơ bản giữa cách tiếp cận của Phật và cách tiếp cận của mọi tôn giáo khác. Phật cao siêu hơn nhiều. Các tôn giáo khác rất nhân tâm: ý tưởng của họ về Thượng đế không là gì ngoài ý tưởng về người - được phóng chiếu, được khuếch đại, được tô điểm, được làm đẹp nhất có thể được, nhưng đấy là người được phóng chiếu lên trời.
Đó là lí do tại sao người da đen sẽ có Thượng đế tương ứng với ý tưởng của người da đen về con người là gì: môi sẽ dầy, tóc sẽ quăn. Người Trung Quốc sẽ có phóng chiếu riêng của mình, người Ấn Độ sẽ có ý tưởng riêng của mình. Có ba trăm tôn giáo trên trái đất; không có ba trăm thượng đế. Tại sao lại ba trăm tôn giáo này? Và ba trăm tôn giáo này có ít nhất ba nghìn giáo phái, và họ tất cả đều có những khác biệt về Thượng đế và quan niệm về Thượng đế.
Thượng đế là một, bởi vì thực tại là một. Nếu Thượng đế là ngang bằng với thực tại, đồng nghĩa với thực tại, thế thì không có nhiều sự tồn tại, chỉ có một sự tồn tại - nó không thể có nhiều hình ảnh thế. Thực ra, không hình ảnh nào có thể biểu diễn được nó, mọi hình ảnh đều sẽ chỉ là bộ phận. Và đòi chân lí toàn thể chỉ là một bộ phận là tội lỗi - tội lỗi chống lại bản thân bạn và chống lại nhân loại và chống lại chân lí.
Và khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ về Thượng đế dưới dạng con người, bạn tạo ra hình ảnh. Hình ảnh đó chẳng là gì ngoài đồ chơi để chơi thôi. Bạn có thể tôn thờ nó, bạn có thể cầu nguyện, bạn có thể cúi lạy nó, nhưng bạn đơn giản ngu xuẩn. Bạn đang cúi lạy đồ chơi riêng của bạn, bạn đang tôn thờ bịa đặt riêng của bạn! Và đó là điều các đền chùa của bạn, các nhà thờ của bạn, các tu viện của bạn là gì đấy - nhân tạo, được chế ra bởi tâm trí riêng của con người.
Thượng đế không thể được chế tạo. Thượng đế không thể là một phần của sáng tạo của con người. Ngược lại, con người là sáng tạo của Thượng đế. Kinh Thánh nói: Thượng đế đã tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài. Nhưng điều đã xảy ra trên trái đất lại chính là điều đối lập của nó: con người đã tạo ra Thượng đế theo hình ảnh riêng của mình. Và tất nhiên có nhiều loại người, cho nên có nhiều loại Thượng đế, và cãi vã om sòm cứ tiếp tục mãi, ai là đúng. Đấy không phải là vấn đề về quan niệm Thượng đế nào là đúng, vấn đề cơ bản là quan niệm của ai là đúng.
Thượng đế cũng đã trở thành trò bản ngã: người Ki tô giáo đánh nhau với người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo đánh nhau với người Hindu, người Hindu đánh nhau với người Jaina. Và bài hát "nỗi buồn quay vòng" này cứ lặp lại mãi... Toàn thể lịch sử của nhân loại đã là xấu bởi vì cái gọi là những người tôn giáo này. Họ đã chứng tỏ là phi tôn giáo nhất. Họ đã chứng tỏ là những kẻ đại cuồng tín, hoàn toàn mù quáng, định kiến thâm căn cố đế, hoàn toàn khép kín, không sẵn sàng nghe bất kì cái gì đi ngược lại họ hay cái gì có chút ít khác với ý tưởng của họ. Tôn giáo đã làm cho mọi người thành mù, điếc. Tôn giáo đã làm cho mọi người thành ngu xuẩn, không thông minh.
Phật là một thế giới hoàn toàn khác, ông ấy đem tới viễn kiến hoàn toàn khác. Điều đầu tiên cần được ghi nhớ: ông ấy không quan tâm tới Thượng đế... và phép màu là ở chỗ ông ấy tìm thấy Thượng đế. Việc truy tìm của ông ấy không phải vào Thượng đế, nhưng ông ấy chấm dứt, ông ấy tiếp đất, trong Thượng đế. Việc truy tìm của ông ấy bắt đầu với một góc độ hoàn toàn khác, và đó là góc đúng để bắt đầu đấy. Nếu bạn bắt đầu như Phật bắt đầu, bạn nhất định tìm thấy Thượng đế.
H.G. Wells là phải khi ông ấy nói rằng Phật Gautama là con người mang tính thượng đế nhất trên thế gian vậy mà cũng là người phi thượng đế nhất. Vâng, ông ấy là ngược đời. Ông ấy phủ nhận Thượng đế, ông ấy nói không có Thượng đế. Ông ấy nói không cần tôn thờ, ông ấy nói không cần tin tưởng. Truy tìm, đừng tin! Tìm và kiếm, nhưng không định kiến nào về ủng hộ hay chống đối. Bắt đầu với tâm trí cởi mở và thuần khiết toàn bộ. Bắt đầu như đứa trẻ nhỏ, trong hồn nhiên hoàn toàn, người thậm chí còn chưa từng nghe nói tới Thượng đế. Và ông ấy không nói rằng nếu bạn bắt đầu theo cách này bạn sẽ tìm thấy Thượng đế, bởi vì ông ấy biết cái tinh ranh của tâm trí con người. Nếu ông ấy nói, "Nếu ông bắt đầu cách thức này ông sẽ tìm thấy Thượng đế," tâm trí bạn sẽ nói với bạn, "Thế thì đây là cách tìm ra Thượng đế rồi - bắt đầu theo cách này," nhưng sâu bên dưới ham muốn của bạn về Thượng đế vẫn còn đấy. Ham muốn Thượng đế nảy sinh trong tâm lí của bạn; nó không phải là việc tìm kiếm tâm linh.
Sigmund Freud đúng ở chỗ Thượng đế không là gì ngoài việc tìm kiếm hình ảnh của người bố hay người mẹ. Phật sẽ đồng ý với ông ấy, Phật sẽ ban phúc lành cho Sigmund Freud. Sáng suốt của Sigmund Freud là rất chính xác về điều đó. Ông ấy không đi rất xa, nhưng ông ấy bắt đầu đúng, mặc dầu ông ấy trở nên bị mắc kẹt ở giữa chừng vì ông ấy đã không nhận biết về Phật và ông ấy đã không nhận biết về Lão Tử. Ông ấy về cơ bản vẫn còn là một phần của truyền thống Do Thái - Ki tô giáo - còn chưa tiến hoá lắm, còn chưa siêu hình theo đúng nghĩa của từ này.
Ki tô giáo và Do Thái giáo là những tôn giáo rất trần tục, bắt rễ nhiều vào tâm lí con người hơn là vào hiểu biết tâm linh của con người. Và bởi vì tâm lí con người là hỗn độn, bất kì cái gì được bắt rễ vào tâm lí con người đều nhất định vẫn còn là hỗn độn.
Con người cần hình ảnh người cha, ai đó để phụ thuộc vào. Nhân danh Thượng đế người ta không đi tìm Thượng đế mà chỉ đi tìm cái cớ cho sự phụ thuộc của họ - nhưng cái cớ mĩ miều để cho phụ thuộc đó không có vẻ giống như nô lệ, để cho phụ thuộc đó cũng bắt đầu có hương vị của tính tôn giáo, tâm linh. Nhưng gọi Thượng đế là "cha" chỉ ra điều bạn đã từng đi tìm kiếm.
Có những tôn giáo gọi Thượng đế là "mẹ"; nó cũng là vậy, cùng trò chơi cả thôi - hoặc mẹ hoặc cha. Nếu xã hội mà hướng mẹ, mẫu hệ, thế thì Thượng đế trở thành "mẹ"; nếu xã hội hướng cha, phụ hệ, thế thì Thượng đế trở thành "cha".
Nước Đức tự gọi mình là "đất cha", Ấn Độ tự gọi mình là "đất mẹ"; khác biệt chỉ ở cái tên. Dù bạn gọi đất nước mình là đất mẹ hay đất cha thì cũng chẳng khác biệt gì nhiều, bởi vì bạn tạo ra cùng rắc rối. Cái nhãn là khác nhưng nó là cùng chính trị; cái nhãn là khác nhưng nó là cùng cách tiếp cận trẻ con tới thực tại.
Sao bạn tìm kiếm Thượng đế? Từ sợ hãi sao? Vâng, có sợ, bởi vì có cái chết. Nếu bạn tìm kiếm Thượng đế từ sợ bạn sẽ không bao giờ tìm thấy ngài đâu. Thượng đế chỉ có thể được tìm thấy qua tình yêu, không qua sợ hãi.
Trong mọi ngôn ngữ của thế giới đều có câu như "sợ Thượng đế"; người tôn giáo được gọi là người sợ Thượng đế. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa! Người tôn giáo không bao giờ sợ Thượng đế cả: người tôn giáo là người yêu Thượng đế. Lời nguyện của người đó nảy sinh không từ nỗi sợ mà từ tình yêu và lòng biết ơn vô cùng. Lời nguyện của người đó là lời cám ơn, không phải là đòi hỏi. Người đó không hỏi xin an ninh, bởi vì người đó đã biết rằng mình là an ninh. Người đó không hỏi xin an toàn, người đó không hỏi xin bảo vệ, bởi vì người đó biết rằng sự tồn tại bảo vệ, rằng sự tồn tại là nhà của chúng ta, rằng chúng ta thuộc vào nó và rằng nó thuộc vào chúng ta. Sao người đó lại phải hỏi xin những điều đã có sẵn rồi, điều đã được cho rồi, điều có ngầm đấy rồi, trong chính sự tồn tại của bạn?
Nhưng cái gọi là người tôn giáo cứ đòi hỏi. Có thể người đó đã mất cha mình, mẹ mình... và mọi người một ngày nào đó này khác rồi cũng sẽ mất họ thôi. Không thực là cha bạn chết đi, thế thì bạn mới mất cha; khoảnh khắc bạn trở nên trưởng thành, bạn bắt đầu đi theo cách riêng của mình, người cha bị mất, người mẹ bị mất - và ảo tưởng trẻ con bị mất. Và thế thì nỗi sợ lớn lao nảy sinh: mãi cho tới giờ bạn đã được cha bảo vệ, được mẹ chăm sóc. Bây giờ ai sẽ bảo vệ bạn và ai sẽ chăm sóc bạn? Bầu trời dường như hoàn toàn trung lập; nó không chăm sóc theo cách này cách nọ, dù bạn sống hay chết chẳng thành vấn đề. Nỗi sợ lớn nảy sinh trong bản thể người ta, sự run rẩy. Soren Kierkegaard đã gọi đích xác nó là run rẩy; trong run rẩy đó người đó nghĩ tôn giáo được sinh ra. Vâng, trong run rẩy đó tôn giáo được sinh ra, nhưng tôn giáo đó là giả, tôn giáo đó không thực.
Tôn giáo được sinh ra khi bạn được định tâm, bắt rễ, không run rẩy. Tôn giáo được sinh ra trong hiểu biết lớn lao, không trong sợ hãi. Tôn giáo được sinh ra khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng sự tồn tại đáp ứng bằng tình yêu, rằng nó không phải là không chăm nom, rằng nó không lạnh lùng; rằng nó là rất ấm áp, rằng nó là rất đón chào. Nó là chính cuộc sống của chúng ta - làm sao nó có thể không chăm sóc chúng ta được?
Nhưng cái gọi là người tôn giáo cứ đòi hỏi Thượng đế bảo vệ; do đó Thượng đế mới được gọi là "Đấng bảo vệ vĩ đại." Người tôn giáo cứ đòi hỏi Thượng đế cho cuộc sống vĩnh hằng bởi vì họ đang run rẩy, họ sợ cái chết... và cái chết đang tới mỗi ngày một gần hơn. Chẳng mấy chốc nó sẽ ôm choàng lấy bạn, nó sẽ dìm bạn vào trong bóng tối. Trước điều đó bạn phải tìm mảnh đất an ninh, ngôi nhà. Cái đó trở thành việc tìm kiếm Thượng đế của bạn.
Phật không quan tâm tới việc tìm kiếm như vậy. Ông ấy nói thay vì nghe tâm trí ốm yếu, bệnh hoạn và đi theo nó vào cuộc tìm kiếm Thượng đế, tốt hơn cả là vứt bỏ tâm trí bệnh hoạn này. Tốt hơn cả là vứt bỏ toàn thể bệnh hoạn này, tự do với nó - bởi vì trong tự do đó là việc thấy, trong tự do đó là việc biết.
Tự do khỏi tâm trí bạn trở thành người biết. Bạn trở thành tuyệt đối chắc chắn về tính bất tử, về vô thời gian, về sự không chết, tới mức không có nhu cầu về bất kì Thượng đế nào bảo vệ bạn - bạn đã được bảo vệ rồi. Trong việc bảo vệ đó bạn cúi mình trước sự tồn tại với lòng biết ơn. Trong việc bảo vệ đó, trong sự chăm sóc đó, trong tình yêu đó mà cứ tuôn chảy vô hình từ vũ trụ tới bạn... Nó nuôi dưỡng bạn mọi khoảnh khắc. Nó là vũ trụ mà bạn thở vào và ra, nó là vũ trụ chảy trong máu bạn, nó là vũ trụ trở thành xương bạn, chính tuỷ bạn. Khoảnh khắc nó trở thành kinh nghiệm riêng của bạn, bạn đã trở nên có tính tôn giáo.
Và bây giờ bạn biết rằng Thượng đế hiện hữu, nhưng đây là một Thượng đế hoàn toàn khác. Đó không phải là hình ảnh người cha - đó không phải là hình ảnh chút nào. Đó không phải là một người mà là sự hiện diện, sự hiện diện yêu thương tràn ngập toàn thể vũ trụ. Bây giờ đó không phải là một người kiểm soát, một kẻ độc tài sai khiến. Nó không giống như Thượng đế Kinh Cựu ước nói, "Ta là người rất ghen tị."
Phật nói: Thượng đế và ghen tị sao? Thế thì ai sẽ vượt ra ngoài ghen tị? Phật nói ngay cả con người cũng phải trở nên không ghen tị, chỉ thế thì người đó mới có khả năng biết tới Thượng đế. Nhưng điều đó liệu có thể thành điều kiện là bạn phải trở nên không ghen tị và thế rồi bạn sẽ biết Thượng đế ghen tị không? Điều đó có thể là điều kiện rằng để biết Thượng đế ghen tị thì trước hết bạn phải vứt bỏ mọi ghen tị của mình không? Điều đó sẽ rất phi logic! Thượng đế trong Kinh Cựu Ước nói, "Ta ghen tị, ta giận dữ. Những người không nghe lời ta sẽ bị kết án mãi mãi!"
Bertrand Russell đã viết một cuốn sách, Tại sao tôi không là người Ki tô giáo. Trong cuốn sách này ông ấy đưa ra nhiều luận cứ; một trong những luận cứ đó cũng đáng xem xét. Ông ấy nói Thượng đế của người Ki tô giáo và Do Thái giáo dường như hoàn toàn bất công, không công bằng, bởi vì người Ki tô giáo và người Do Thái tin vào chỉ một kiếp sống. Bertrand Russell nói, "Khi có liên quan tới tôi, về mọi tội tôi đã phạm phải, ngay cả quan toà nghiêm khắc nhất cũng không thể xử tôi quá bốn năm. Và nếu cả tội mà tôi không phạm nhưng chỉ có ý định thôi cũng được tính tới, thì thế nữa nhiều nhất cũng chỉ tám năm, mười năm."
Trong cuộc sống bẩy mươi năm, bạn có thể phạm phải bao nhiêu tội? Trong cuộc sống bẩy mươi năm một phần ba đã dành cho ngủ rồi, một phần ba khác cho làm việc kiếm bánh mì và bơ. Bạn có thời gian nào để phạm tội và bạn có thể phạm được bao nhiêu tội? Và, Russell nói, Thượng đế của người Ki tô giáo, người Do Thái nói bạn sẽ bị trừng phạt vĩnh viễn! Bây giờ, điều này là bất công! Cho dù bạn trừng phạt một người cả bẩy mươi năm thì cũng được; ít nhất bẩy mươi năm người đó sống. Nếu bản thân cuộc sống là tội lỗi, nếu thở là tội lỗi, thế thì tống người đó xuống địa ngục bẩy mươi năm đi - nhưng tống người đó xuống địa ngục vĩnh viễn, mãi mãi và người đó vẫn trong địa ngục... Russell nói rằng điều này là bất công. Nếu đây là ý tưởng của bạn về Thượng đế, thế thì ý tưởng của bạn về Quỉ là gì? Làm sao Thượng đế có thể ác độc hơn được? Đây chính là quan niệm ác quỉ.
Nhưng bởi vì cái gọi là các tôn giáo đều dựa trên sợ hãi, nên những ý tưởng như vậy tạo ra nhiều sợ hãi trong mọi người. Và các tu sĩ khai thác sợ của bạn; họ nói bạn sẽ bị kết án, bị trừng phạt. Và họ đã tạo ra những bức tranh, bức vẽ về địa ngục, lửa địa ngục và đủ mọi loại tra tấn họ đã phát minh ra ở địa ngục.
Những người này không thể là thánh nhân được. Ngay cả suy tư rằng người khác phải bị thiêu đốt mãi mãi cũng cần một tâm trí rất ác độc - ngay cả nghĩ về nó, ngay cả viết về nó.
Phật nói việc tìm kiếm, tìm kiếm thực sự, không phải là về Thượng đế, không thể được - bởi vì Thượng đế là nhu cầu của tâm trí bệnh hoạn. Để điều này chìm sâu vào trong bạn; bằng không bạn sẽ không có khả năng hiểu được cách nhìn rất cao siêu này của tôn giáo.
Điều thứ hai, Phật nói tôn giáo không phải là việc tìm kiếm chân lí, bởi vì khoảnh khắc bạn bắt đầu truy tìm về chân lí bạn trở thành trí thức. Toàn thể cuộc truy tìm trở thành triết lí, trí tuệ, hợp lí - chân lí là khái niệm hợp lí. Thế thì bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn phải trải qua nhiều quá trình logic, rằng bạn phải tranh cãi, thảo luận, tranh luận và thế rồi cuối cùng một ngày nào đó bạn sẽ đi tới kết luận - cứ dường như chân lí sẽ là một kết luận của quá trình logic, cứ dường như chân lí sẽ là sản phẩm phụ của suy luận của bạn.
Chân lí không chỉ là trí tuệ. Và trí tuệ có thể nghĩ được gì về chân lí? Nó tất cả là tưởng tượng, suy diễn. Nhiều nhất nó có thể đi tới giả thuyết nào đó, một giả thuyết làm việc được, tiện dụng; nhưng nó không bao giờ có thể đạt tới bất kì chân lí nào.
Đó là lí do tại sao triết học không bao giờ đạt tới; nó đơn giản cứ đi mãi trong vòng tròn - nó đi theo vòng tròn luẩn quẩn. Khoa học cũng chẳng bao giờ đạt tới chân lí. Nhiều nhất nó bắt gặp các giả thuyết được chấp nhận hôm nay và bị bác bỏ ngày mai bởi vì ngày mai bạn tìm ra giả thuyết tốt hơn làm việc hiệu quả hơn; do đó giả thuyết hôm qua phải bị thải loại đi.
Newton bị thải loại bởi Albert Einstein; Albert Einstein sớm hay muộn sẽ bị thải loại bởi ai đó khác. Khoa học không bao giờ đi tới chân lí, tới chân lí tối thượng. Mọi thứ đều là tiện dụng: nếu nó làm việc thế thì nó nó đáng dùng. Nhưng vấn đề không phải là về chân lí, vấn đề là về tiện dụng.
Phật nói chân lí chỉ có thể mang tính tồn tại, không mang tính trí tuệ. Trí tuệ sẽ là một phần trong nó, tình cảm cũng sẽ là một phần trong nó, thân thể cũng sẽ là một phần trong nó - và trung tâm của nó sẽ là tâm thức chứng kiến của bạn. Nó sẽ là hiện tượng toàn bộ, không chỉ trí tuệ, không chỉ tình cảm.
Có hai loại tôn giáo: tôn giáo trí tuệ và tôn giáo tình cảm. Tôn giáo trí tuệ triết lí hoá còn tôn giáo tình cảm tôn thờ, cầu nguyện - nhưng cả hai đều là bộ phận. Và chân lí không chỉ là tổng cộng của các bộ phận của nó: nó còn nhiều hơn tổng cộng của các bộ phận của nó.
Do đó Phật nói cách tiếp cận mang tính tồn tại là cần thiết - không chỉ trí tuệ, không chỉ tình cảm. Triết gia sẽ không phát hiện ra nó mà người sùng kính cũng không phát hiện ra nó.
Điều thứ ba, Phật nói, "Việc tìm kiếm của ta không phải về phúc lạc..." bởi vì bạn không thể quan niệm được phúc lạc là gì. Bất kì cái gì bạn sẽ quan niệm cũng nhất định bị ý tưởng về hạnh phúc của bạn tô mầu bằng cách nào đó. Và ý tưởng của bạn về hạnh phúc không phải là rất phúc lạc đâu, không phải rất gần với phúc lạc đâu. Ý tưởng của bạn về hạnh phúc gần nhiều với bất hạnh hơn. Ý tưởng của bạn về hạnh phúc không là gì ngoài cái đối lập của bất hạnh - và chúng cả hai là cùng nhau, hai mặt của cùng một năng lượng. Giống như ngày và đêm chúng được nối với nhau; ngày tiếp sau đêm, thế rồi đêm lại theo sau ngày, và nó cứ thế tiếp diễn mãi. Hạnh phúc khoảnh khắc này, bất hạnh khoảnh khắc khác, lại hạnh phúc, lại bất hạnh khác... và theo cách này toàn thể cuộc sống của bạn bị phí hoài.
Khi bạn nghe thấy từ 'phúc lạc', khái niệm nào nảy sinh trong tâm trí bạn? - cái gì đó của hạnh phúc, cái gì đó của hạnh phúc vĩnh hằng, cái gì đó khi bạn sẽ không bao giờ biết tới bất hạnh lần nữa. Nhưng nếu bất hạnh biến mất, hạnh phúc không thể còn lại. Nếu bóng tối biến mất hoàn toàn thì sẽ không có ánh sáng. Chúng phụ thuộc lẫn nhau; chúng có vẻ như mâu thuẫn nhưng chúng thực sự bù nhau. Cho nên bất kì cái gì bạn quan niệm về phúc lạc cũng đều sẽ sai từ ngay ban đầu. Bạn sẽ tìm kiếm một loại chủ nghĩa khoái lạc mới - có thể tâm linh, siêu hình. Có thể bạn không tìm kiếm hạnh phúc ở đây, nhưng bạn đang tìm kiếm hạnh phúc ở bờ bên kia.
Và đó là điều mọi tôn giáo đều nói tới nhân danh cõi trời, thiên đường: điều họ thiếu ở đây họ phóng chiếu trên thiên đường. Nếu bạn nhìn vào những ý tưởng về thiên đường của các dân tộc khác nhau bạn sẽ có khả năng lập tức biết một điều: cái đang thiếu trong cuộc sống của họ. Bạn sẽ không biết gì về thiên đường cả, nhưng bạn chắc chắn sẽ biết cái đang thiếu trong cuộc sống của những người có quan niệm về thiên đường này.
Chẳng hạn, thiên đường của người Mô ha mét giáo có điều khoản cho người đồng dục. Kì lạ thế! Nhưng đó là điều rất phổ biến vào những ngày mà Mô ha mét giáo còn ở giai đoạn đầu của nó. Các nước Mô ha mét giáo vẫn còn rất đồng dục; đó là thiên đường duy nhất. Cho nên nếu một số người đồng dục nam ở đây họ nên nhớ điều đó. Sau khi chết mà bạn được hỏi, "Anh muốn đi đâu?" nói ngay lập tức, "Tới thiên đường Mô ha mét giáo." Tại đó bạn sẽ tìm thấy câu lạc bộ người đồng dục nam. Nhưng đừng có tới thiên đường Hindu đấy - tại đó bạn sẽ không tìm thấy câu lạc bộ đồng dục nam chút nào đâu! Điều đó chưa bao giờ là ý tưởng ở Ấn Độ; điều đó là tội lỗi.
Nếu bạn đi tới thiên đường Hi Lạp bạn sẽ thấy đồng dục được ca ngợi nhiều lắm. Thực ra, ở Hi Lạp thân thể đàn ông có văn hoá được coi là còn đẹp hơn thân thể đàn bà; do đó mọi bức điêu khắc Hi Lạp đều lấy tâm điểm nhân vật nam. Ngay cả ở trường phái của Plato và Aristotle đồng dục là qui tắc, không phải ngoại lệ. Ý tưởng Hi Lạp về thiên đường nhất định là đi cùng với tâm trí Hi Lạp.
Trong thiên đường Hindu bạn sẽ thấy đàn bà đẹp và họ tất cả mắc kẹt lại ở độ tuổi mười sáu, trong hết thế kỉ nọ tới thế kỉ kia, bởi vì ý tưởng Hindu về cái đẹp là con gái mười sáu tuổi - thậm chí không mười tám tuổi, còn nói gì tới hai mươi mốt! Ý tưởng Hindu là ở chỗ vào tuổi mười sáu đàn bà đạt tới sự hoàn hảo; sau đó là xấu đi. Và bởi vì người Hindu, cái gọi là thánh nhân đã bỏ đói bản thân họ về quan hệ nữ tính, bỏ khỏi năng lượng nữ tính, tâm trí họ quá bị ám ảnh với đàn bà. Tất nhiên họ phải tìm ra an ủi nào đó ở đâu đó; thiên đường của họ là an ủi của họ.
Trong thiên đường của họ đàn bà có thân thể bằng vàng, mắt bằng kim cương. Đây sẽ là cái loại đàn bà gì thế này! Hoàn toàn chết! Tôi nghĩ thánh nhân Hindu sẽ không cho phép máu chạy qua mạch của họ đâu - sữa bò sẽ tốt hơn nhiều và thuần khiết hơn, và thiêng liêng hơn nữa! Và những cô gái này cứ nhảy múa liên tục, hát bài ca, quanh các hiền nhân - hiền nhân đã từ bỏ cuộc sống gia đình ở đây trên thế gian này. Họ thực sự đi cắm trại! Thiên đường của họ là điều họ đang thiếu ở đây.
Phân tích thiên đường của bất kì giống nòi nào, bất kì quốc gia nào, bất kì tôn giáo nào, và bạn sẽ biết họ thực sự thiếu cái gì ở đây. Thiên đường Hindu rất giầu có - người Hindu nghèo mà. Trong thiên đường Hindu có dòng sông sữa - nước không chảy ở đó. Trong thế giới thực của người Hindu bạn thậm chí không thể tìm ra nước thuần khiết trong các con sông.
Tôi đã không nếm nước ít nhất trong mười lăm năm - tôi phải lệ thuộc vào nước sô đa! Đủ mọi loại ô uế được tìm thấy trong các dòng sông Ấn Độ, nước ở Ấn Độ, bởi vì toàn thể hệ thống nước thải cứ tự nó đổ vào các dòng sông Ấn Độ, và trâu và bò và mọi người đang tắm ở đó. Các dòng sông Ấn Độ dường như là bẩn thỉu nhất - và đó là nước duy nhất để uống. Nhưng họ đã xoay xở làm đẹp trong thiên đường; họ đã vứt hết cả nước đi. Sông toàn sữa và sữa đông!
Và có cây thoả ước nữa; bạn đơn giản ngồi dưới cây này, chẳng cần làm việc chút nào. Người Ấn Độ mệt mỏi vì làm việc, hoàn toàn mệt mỏi. Chỉ ngồi dưới cái cây thoả ước này và bất kì cái gì bạn ước đều được đáp ứng ngay, ngay lập tức - hệt như bạn có cà phê uống liền. Điều đó nữa cũng phải mất chút thời gian, nhưng dưới cây thoả ước, ước muốn nảy sinh, "Đàn bà!" và đàn bà xuất hiện. "Thức ăn!" và đột nhiên có thức ăn. "Coca-Cola!" và lập tức có Coca-Cola. Ấn Độ đã bị đói hàng thế kỉ; cây thoả ước đơn giản chỉ ra đất nước đói ăn này, đất nước nghèo khó này.
Khi những kinh sách này được viết ra nhiều điều đã không có trên thế giới, do đó chúng không có ở đó; bằng không thì Rolls Royces sẽ có ở thiên đường, đặc biệt được làm bằng vàng khối, cho các hiền nhân vĩ đại, các mahatma, thánh nhân. Họ có ngai vàng, cho nên chẳng có gì sai về việc có xe Rolls Royces bằng vàng khối. Ở đây bạn phải đi trong những chiếc xe vô giá trị; thậm chí chúng rất khó để tìm ra. Ấn Độ sản xuất loại ô tô tồi nhất trên thế giới!
Tôi nghe nói rằng khi nhà chế tạo xe Ambassador chết - tôi biết ông ấy, ông ấy là bạn tôi, cho nên tôi tin rằng câu chuyện này là đúng - ông ấy đột nhiên được đưa lên thiên đường. Ông ấy phân vân lắm bởi vì ông ấy không hi vọng nhiều thế. Ông ấy tưởng rằng nếu ông ấy có thể kiếm được góc phố tốt nào đó ở địa ngục, thế cũng được rồi. Thế này thì quá nhiều! Ông ấy có chút ít phân vân. Ông ấy hỏi khi cánh cửa được mở ra, ông ấy hỏi người giữ cửa, "Có cái gì đó sai không? - bởi vì tôi cứ tưởng rằng tôi sẽ bị tống xuống địa ngục cơ, tôi chưa bao giờ làm điều gì tốt . Sao ông lại cho tôi vào?"
Người giữ cổng nói, "Ông đã làm xe Ambassador, và bởi vì xe Ambassador mà thêm nhiều người đã nhớ tới Trời hơn qua bất kì cái gì khác. Bất kì ai đi trong xe đều liên tục nhớ tới Trời: 'Lạy Trời!' Ông đã làm cho mọi người thành tôn giáo thế. Ngay cả kẻ vô thần khi họ đi trong xe của ông cũng bắt đầu nhớ tới Trời - họ phải nhớ chứ! Do đó mới có nhân nhượng đặc biệt này cho ông: một chỗ đặc biệt đã được dành cho ông trên cõi trời."
Nếu bây giờ kinh sách mà được viết ra, thế thì sẽ có xe Rolls Royces bằng vàng khối và mọi thứ mà thiếu ở đây sẽ có ở đó.
Phật nói: Việc tìm kiếm của ta không vì phúc lạc... bởi vì khoảnh khắc bạn nói về phúc lạc, mọi người bắt đầu nghĩ về hoan lạc. Tốt hơn cả là không nói về phúc lạc, điều đó là nguy hiểm. Mọi người sẽ đơn giản hiểu lầm.
Thế thì phúc lạc của ông ấy là về gì? Ông ấy đã chọn một từ chưa bao giờ được chọn trước đây - ông ấy nói: Việc tìm kiếm của ta là về tự do. Từ đó quan trọng mênh mông: tự do khỏi bản ngã, tự do khỏi tâm trí, tự do khỏi ham muốn, tự do khỏi mọi giới hạn. Theo một cách nào đó, ông ấy rất khoa học trong cuộc hành trình nội tâm của mình. Ông ấy đang nói nếu bạn có thể tạo ra một không gian trong bản thể mình nơi tâm thức bạn là tự do toàn bộ, thế thì tất cả đều được đạt tới: Thượng đế được đạt tới, chân lí được đạt tới, cái đẹp được đạt tới, phúc lạc được đạt tới. Nhưng chỉ trong tự do thì bất kì cái gì mới trở thành có thể. Do đó mới có lời kinh này:
Tại chỗ cuối của con đường,
Người chủ tìm thấy tự do
Từ ham muốn và buồn rầu - Tự do vô biên.
Không Thượng đế, không chân lí, không phúc lạc, mà tự do. Tự do là lời của Phật hàm chứa tất cả: Thượng đế, phúc lạc, chân lí, cái đẹp. Và tự do tránh xa mọi ngõ cụt khác. Tự do cần dũng cảm; bạn không thể đạt tới tự do được nếu bạn sợ hãi. Tự do cần bạn vứt bỏ mọi đồng nhất với tâm trí và thân thể; bằng không bạn sẽ vẫn còn bị giới hạn, bạn không thể tự do.
Tự do nghĩa là bạn thoát ra khỏi tâm trí ham muốn thường xuyên này. Chính tâm trí ham muốn tạo ra thiên đường. Nếu bạn vứt bỏ ham muốn, làm sao bạn có thể nói về thiên đường được? Nếu bạn vứt bỏ ham muốn, buồn khổ tự động biến mất, bởi vì buồn khổ là cái bóng của ham muốn. Bạn càng ham muốn nhiều, bạn càng cảm thấy thất vọng, bởi vì chẳng ham muốn nào đã bao giờ được hoàn thành. Ham muốn là không thể nào hoàn thành được; chính bản chất của nó là như vậy. Không phải là bạn không có khả năng hoàn thành nó; chính bản chất của ham muốn là ở chỗ nó không thể được hoàn thành - nó cứ trở nên ngày một to hơn. Ban đầu bạn đòi mười nghìn ru pi; đến lúc bạn có mười nghìn ru pi, ham muốn của bạn đã đi lên trước bạn rồi - nó đang đòi một trăm nghìn ru pi.
Nó giống như đường chân trời bao quanh đất: nó có vẻ gần thế. Đi, và nó đi lên trước bạn. Khoảng cách giữa bạn và đường chân trời bao giờ cũng vẫn còn đích xác như cũ. Thực ra, không có chỗ nào mà đất gặp trời cả - làm gì có đường chân trời. Đường chân trời là ảo ảnh thôi: nó chỉ xuất hiện đấy, nó không phải là thực tại.
Việc hoàn thành cũng vậy: việc hoàn thành chỉ là ảo ảnh. Nó chỉ có vẻ xuất hiện ở đó, rất gần, quyến rũ, mê say, mời gọi. Bạn cứ đi tới, và bạn phí hoài toàn thể cuộc sống của mình; và vào lúc bạn chết bạn thậm chí không đi được một li lại gần hơn việc hoàn thành. Mọi người chết đi trên cùng một chỗ nơi họ được sinh ra. Mọi người chết đi trong cùng một trạng thái ngu xuẩn trong đó họ được sinh ra.
Tôi đã nghe:
Ngài Henry, chán với cuộc sống miền quê nước Anh, tới thăm quí bà người Pháp Salon De Plaisir. Đáp lại yêu cầu của ngài Henry về cái gì đó bất thường, quí bà này gợi ý, "Tôi có thể cho ông món Hott Tung, cao lương mĩ vị Trung Quốc đấy."
"Không," nhà quí tộc đáp, "tôi đã có một trong những món đó rồi."
"Có lẽ," quí bà hỏi, "ông muốn làm bộ sưu tập từ nhóm châu Phi đen của chúng tôi."
"Tôi đã có một trong những cái đó nữa rồi," ngài Henry ngáp. "Thực ra, điều xúc động duy nhất tôi còn chưa thử là cô gái nhỏ có nhan sắc, quãng tám tuổi."
"Điều này là vô nhân đạo!" quí bà thét lên. "Chính ý tưởng này là tội ác! Tôi sẽ đi gọi cảnh sát."
"Không, đừng làm thế," ông quí tộc Anh nói. "Tôi đã có một trong những cô bé đó rồi!"
Bạn có thể có mọi thứ và dầu vậy bạn vẫn sẽ chẳng có cái gì cả. Bạn có thể có tất cả của cải của thế giới và dầu vậy bạn sẽ vẫn nghèo. Bạn có thể có mọi cái mà thế giới làm thành sẵn có và dầu vậy sự không hài lòng sẽ còn sâu sắc hơn trước đây - bởi vì trước đó đã có hi vọng, bây giờ thậm chí hi vọng sẽ biến mất.
Tại chỗ cuối của con đường, người chủ tìm thấy tự do. Mục đích là tìm tự do, nhưng người ta phải bắt đầu trở thành người chủ của bản thân mình, người chủ của tâm thức của mình. Đó là cái bắt đầu, bước đầu tiên. Bạn không phải là người chủ của tâm thức riêng của mình. Bạn là nô lệ của cả nghìn lẻ một ham muốn, ý nghĩ, tưởng tượng. Bạn bị kéo đi theo hướng này hướng nọ. Bạn không biết mình là ai và mình đang đi đâu. Bạn không biết tại sao bạn đang tồn tại chút nào. Bạn không biết mục đích của cuộc sống của mình, bạn không có cảm giác phương hướng. Làm sao bạn có thể là người chủ của bản thân mình?
Điều đầu tiên của việc trở thành người chủ của bản thân mình là trở nên ngày một ý thức hơn về hành động của bạn và ý nghĩ của bạn. Vô ý thức là làm nô lệ, ý thức là làm chủ.
Tôi gọi sannyasins của tôi là swamis; từ 'swami' nghĩa là người chủ. Nó đơn giản nghĩa là người đang cố gắng trở nên được định tâm vào trong bản thể mình, được bắt rễ vào trong tâm thức mình, người đang cố gắng không bị các ham muốn kéo đi ngược với mong ước của mình. Nhưng ham muốn rất tinh ranh và bản ngã lại chơi nhiều trò tới mức chừng nào bạn không thường xuyên tỉnh táo bạn sẽ vẫn còn là nô lệ.
Rabinowitz, trốn vợ trong trụ sở Quốc xã ở một tầng thượng Berlin hẻo lánh, quyết định ra hít thở không khí trong lành. Trog khi đang bước đi thì anh ta chạm trán với Adolf Hitler.
Nhà lãnh đạo Đức rút súng ra và chĩa vào đống phân ngựa trên phố. "Thôi được, thằng Do Thái," ông ta quát lên, "ăn ngay cái đó nếu không ta sẽ giết chết mi!" Run rẩy, Rabinowitz ăn khi được lệnh.
Hitler bắt đầu cười to tới mức làm rơi vũ khí. Rabinowitz vồ lấy nó và nói, "Bây giờ, ông ăn phân đi nếu không tôi sẽ bắn!" Quốc trưởng chống tay xuống và quì gối xuống và bắt đầu ăn.
Trong khi ông ta còn bận bịu, Rabinowitz lén chạy mất, chạy qua lối đi, trèo qua hàng rào, và nhảy bổ lên cầu thang tới tầng thượng. Anh ta đóng sầm cửa, cài chốt và khoá nó lại cho an ninh. "Bessie! Bessie!" anh ta gọi vợ. "đoán xem anh đã ăn trưa với ai hôm nay!"
Bản ngã rất tinh vi. Nó có thể tìm ra những cơ hội mà không tồn tại chút nào; nó có thể làm điều không thể thành điều có thể. Và bạn phải rất tỉnh táo, bởi vì tâm trí bao giờ cũng hợp lí hoá. Tâm trí có thể cứ hợp lí hoá mọi thứ và nó có thể hợp lí hoá hay tới mức ngay cả bạn cũng sẽ bị quyến rũ - chính tâm trí riêng của bạn đang lừa bạn đấy!
Chừng nào người ta còn chưa thực sự cam kết để được tự do thì không thể nào có tự do được. Rất hiếm người trở nên tự do, rất hiếm đấy: một Jesus, một Moses, một Mohammed - chỉ vài người thưa thớt. Nhưng mọi người đều có khả năng, mọi người đều có hạt mầm, tiềm năng. Bạn có thể trở thành một Jesus, bạn có thể trở thành vị Phật, bạn có thể trở thành một Khổng Tử, bạn có thể trở thành một Socrates.
Mọi thứ được cần, mọi thứ được yêu cầu, đều có đó rồi. Một điều duy nhất bị thiếu: bạn vẫn chưa quyết định, bạn vẫn đang lưỡng lự; bạn đã không quyết định trở thành người chủ của bản thể riêng của mình. Và thế thì những điều ngu xuẩn cứ lừa bạn, nhưng bạn bao giờ cũng có thể hợp lí hoá.
Người ta ít được biết rằng Sherlock Holmes có khuyết điểm bí mật chưa bị tiết lộ trong các câu chuyện. Khi bác sĩ Watson tới quanh nhà 221B Phố Baker một buổi trưa, người quản gia bảo ông ta rằng Holmes có một khách thăm, một nữ sinh.
Watson ngồi đợi, nhưng thế rồi nghe thấy âm thanh nghèn nghẹn vang tới từ phòng làm việc. Sợ rằng cô nữ sinh có thể là kẻ ám sát trá hình ông ta phá cửa ra, thấy nhà thám tử trứ danh và cô gái - một cô gái rất trẻ - đang tham gia vào một hình thức đóng kịch khá gây sốc. "Lạy Chúa, Holmes!" bác sĩ gắt gỏng, "đây là loại nữ sinh gì thế này?" Holmes cười ngớ ngẩn, "Sơ cấp, Watson yêu mến của tôi!"
Bạn bao giờ cũng có thể tìm ra cách thức và phương tiện để bảo vệ mình, để lừa người khác và tự lừa mình - chừng nào còn chưa đưa ra một quyết định có ý thức, rất cân nhắc. Tôi gọi quyết định đó là tính chất sannyas.
Sannyas không là gì ngoài một quyết định, quyết định toàn bộ, một cam kết, sự tham gia, rằng "Bây giờ toàn thể năng lượng của tôi sẽ đi vào một hướng - hướng của tự do; tôi đã quyết định phải tự do, tự do khỏi mọi ham muốn và tự do khỏi mọi buồn khổ. Tự do vô biên là mục đích của tôi."
Và điều đó có thể được đạt tới. Một khi quyết định này có đó và bạn rót năng lượng của mình vào trong nó và nuôi dưỡng nó, không ai có thể ngăn cản bạn đạt tới nó. Đấy là quyền tập ấm của bạn.
Những người thức tỉnh
Không bao giờ nghỉ lại ở một chỗ.
Như thiên nga, họ vươn lên
Và rời bỏ hồ.
Phật nói: Nếu ông bắt đầu thức tỉnh ông sẽ ngạc nhiên rằng toàn thể cuộc sống của ông đã bị mắc kẹt ở cùng một chỗ, ông đã không thực chuyển động. Chuyển động của ông là trống rỗng, bất lực. Ông đã không chuyển động, bởi vì ông đã chẳng đạt tới đâu cả. Ông cứ chạy ngược chạy xuôi ở cùng một bờ, cứ tưởng rằng bằng việc chạy ngược chạy xuôi ông sẽ đạt tới bờ bên kia. Nhưng bờ bên kia vẫn còn xa xôi như bao giờ, và ông đang làm phí hoài hơi sức của mình.
Những người thức tỉnh... Những người đã trở nên được cam kết với tự do, những người lấy quyết định rằng, "Bây giờ ta sẽ tự do với mọi cái đen tối trong ta, với mọi điều tạo ra tương lai trong ta, với mọi điều là quá khứ trong ta - ta sẽ tự do với tất cả nó. Ta sẽ là tự do thuần khiết để cho ta có thể có đôi cánh và ta có thể soải cánh bay cao, tới những đỉnh cao của bản thể và sự tồn tại..." Chừng nào bạn còn chưa quyết định điều đó... và cần bạo dạn để quyết định. Nhiều người tới đây và họ cứ ngần ngại hàng tháng trời về liệu có lấy cú nhảy hay không - và chẳng bao giờ để một khoảnh khắc suy nghĩ về điều họ đã bắt đầu mất, chẳng bao giờ dù một khoảnh khắc nhận ra rằng thời gian đang xô ra khỏi bàn tay họ... ngày mai có thể không bao giờ tới nữa. Nếu bất kì cái gì phải được làm, nó phải được làm ngay lúc này.
Và kì lạ là con người cùng cách thức của con người! Cái vô dụng người đó lập tức sẵn sàng làm, còn cái có giá trị mênh mông người đó trì hoãn. Người đó cứ nói "Mai," và mai chẳng bao giờ tới. Thay vào đó cái chết tới.
Và điều này đã từng xảy ra nhiều lần rồi. Đây không phải là cuộc sống đầu tiên của bạn trên thế gian; bạn đã sống hàng triệu lần và mỗi lần sự trì hoãn này đã là nguyên ngân gốc rễ của khổ của bạn.
Bây giờ đừng trì hoãn thêm nữa. Dùng cơ hội này đi. Dùng hoàn cảnh này mà tôi đang tạo ra ở đây. Nó là phật trường đấy! Nếu bạn sẵn sàng nhảy vào trong nó, bạn sẽ không bao giờ như cũ nữa. Nhưng việc nhảy phải toàn bộ. Bạn không nên níu bám lấy bờ, bạn nên rời bỏ bờ một cách tuyệt đối. Trong chính việc rời bờ đó, trong chính việc từ bỏ bờ đó, biến đổi xảy ra - bạn bắt đầu trở nên được tự do.
Không phải xiềng xích đang giữ bạn trong tù túng đâu; chính bạn đang giữ lấy xiềng xích, chính bạn đang níu bám vào xiềng xích. Đây là tình huống rất ngớ ngẩn! Nhà tù không giữ bạn ở trong; chính bạn là người sợ đi ra ngoài. Và bạn cứ tin rằng không có cách nào ra: "Cái gì có đó mà tìm ở ngoài? Những người đã đi rồi chẳng bao giờ quay lại. Ai biết được? - có thú hoang và nguy hiểm. Ở đây mình an toàn, sống tiện nghi."
Đừng nghĩ theo kiểu tiện nghi, nghĩ theo kiểu tự do đi. Đừng nghĩ theo kiểu an toàn, nghĩ theo kiểu sống sinh động hơn. Và cách duy nhất để sinh động hơn là sống một cách nguy hiểm, là mạo hiểm, là đi vào cuộc phiêu lưu. Và cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất không phải là đi lên mặt trăng đâu - cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất là đi vào cốt lõi bên trong nhất của bạn.
Những người thức tỉnh không bao giờ nghỉ lại ở một chỗ. Đừng tù đọng, đừng vẫn còn ở một chỗ bên trong. Di chuyển đi! Chuyển động là cuộc sống. Trở thành dòng sông. Đừng vẫn còn là cái ao tù đọng, bằng không bạn sẽ khăm khẳm đấy.
Đó là lí do tại sao hàng triệu người khăm khẳm. Cuộc sống của họ dường như không phải là phúc lành, ân huệ. Cuộc sống của họ không cho hào quang nào của cái đẹp, cuộc sống của họ không toả sáng. Họ dường như hoàn toàn tối và ảm đạm, hoàn toàn chán nản, ẩn nấp bên trong hang động riêng của họ, không có khả năng bước ra ánh mặt trời, ánh trăng, đi vào mưa, vào gió; không đủ dũng cảm để mở ra như hoa, không có khả năng mạo hiểm và bay trên đôi cánh.
Những người thức tỉnh không bao giờ nghỉ lại ở một chỗ. Đó là trưởng thành. Trưởng thành tiếp đi. Thượng đế không phải là cái gì đó bạn sẽ đương đầu trên đường đâu; Thượng đế là sự trưởng thành tối thượng của bạn. Thượng đế không được tìm thấy ở đâu cả, bạn phải trở thành Thượng đế. Thực ra, bạn là Thượng đế đấy; bạn chỉ phải phát hiện ra thực tại của mình.
Con người thực là người cứ trưởng thành mãi. Mỗi sáng mặt trời đều thấy người đó không bao giờ ở một chỗ nơi nó đã bỏ lại người đó tối hôm trước. Từng buổi tối mặt trời đều thấy người đó ở đâu đó khác, không ở đích xác chỗ nó đã thấy người đó vào buổi sáng. Người đó là chuyển động, người đó là tiến hoá. Người đó cứ đi mãi, người đó chưa bao giờ nhìn lại. Người đó chưa bao giờ đi trên con đường mòn cũ; người đó tìm con đường riêng của mình.
Như thiên nga, họ vươn lên và rời bỏ hồ. Bạn đã bao giờ thấy thiên nga rời khỏi hồ chưa? Tôi nhớ tới Ramakrishna. Samadhi đầu tiên của ông ấy, thoáng nhìn đầu tiên của ông ấy về Thượng đế, thoáng nhìn về chân lí hay phúc lạc, đã xảy ra khi ông ấy chỉ mới mười ba tuổi. Ông ấy trở về nhà từ nông trại - ông ấy là con của một nông dân - ông ấy đang quay về nhà mình. Trên đường có một cái hồ. Mùa mưa vừa mới tới, mưa đang kéo tới. Bầu trời trở nên đầy mây, mây đen, sấm, chớp, và Ramakrishna gần như chạy bởi vì dường như là trời sắp đổ mưa to. Ông ấy đi qua cái hồ của làng; bởi vì ông ấy chạy nên ông ấy làm khuấy động bầy thiên nga trong hồ và chúng tất cả đều bay lên.
Thiên nga là một trong những loài chim đẹp nhất, trắng muốt - biểu tượng cho sự thuần khiết, hồn nhiên. Một hàng thiên nga dài bất thần vươn cao lên trời nổi bật trên nền những đám mây đen. Ramakrishna được mang vào một thế giới khác. Cái nhìn sao đẹp thế, và cái nhìn là một thông điệp tới mức ông ấy ngã ra đó trên bờ hồ trong cực lạc hoàn toàn. Vui vẻ tới mức ông ấy không thể chứa được nó; ông ấy trở nên gần như vô ý thức khi có liên quan tới bên ngoài.
Những nông dân khác cũng trở về nhà họ, mọi người đều vội vã; mây đang đó rồi và trời sắp mưa và họ muốn về tới nhà. Họ thấy Ramakrishna nằm trên bờ hồ tuyệt đối vô ý thức, nhưng với vui vẻ thế trên khuôn mặt, bản thể ông ấy rạng ngời tới mức họ tất cả đều quì xuống. Kinh nghiệm này siêu phàm thế, nó là cái gì đó không của thế giới này.
Họ mang Ramakrishna về nhà; họ tôn thờ ông ấy. Khi ông ấy tỉnh lại mọi người hỏi ông ấy, "Chuyện gì xảy ra vậy?" Ông ấy nói, "Một thông điệp từ cõi bên kia: 'Ramakrishna, là thiên nga đi! Giang cánh ra, toàn thể bầu trời là của con. Đừng bị mắc bẫy bởi cái hồ và tiện nghi, an ninh và an toàn của nó.' Tôi không còn là con người cũ nữa. Tôi đã được gọi rồi. Thượng đế đã gọi tôi!"
Và kể từ ngày đó ông ấy không bao giờ là con người cũ: cái gì đó đã được khởi động bởi đàn thiên nga vươn cao trên trời.
Phật nói: Như thiên nga, họ vươn lên và rời bỏ hồ - dường như Phật đang tiên đoán cái gì đó về Ramakrishna. Khoảng cách này là bao la, hai mươi nhăm thế kỉ, nhưng lời tiên đoán là đúng. Nó không chỉ là về Ramakrishna đâu, nó là về mọi người sắp thức tỉnh, nó là về tất cả chư phật.
Thiên nga đã trở thành biểu tượng ở phương Đông về người thức tỉnh, do đó người thức tỉnh được gọi là paramahansa. Paramahansa nghĩa là thiên nga vĩ đại.
Họ vươn lên trên không
Và bay cuộc hành trình vô hình,
Không thu nhặt cái gì, không cất giữ cái gì.
Thức ăn của họ là tri thức.
Họ sống theo cái trống rỗng.
Họ đã thấy cách phá ra tự do.
Lời kinh này quan trọng mênh mông. Uống nó thật chậm vào, để nó chìm vào trong tim bạn. Họ vươn lên trên không... Thế giới của tâm linh là thế giới tinh tế; nó giống không khí hơn là giống đất. Bạn có thể cảm nó nhưng bạn không thể thấy nó. Bạn có thể thở nó và sống với nó nhưng bạn không thể giữ nó trong nắm tay của mình. Nó là vô hình.
Họ vươn lên trên không và bay cuộc hành trình vô hình. Và quá trình của vị phật, của người thức tính, là vô hình; do đó không ai có thể theo được vị phật. Ông ấy không để lại dấu chân nào. Ông ấy giống như thiên nga bay trên trời; ông ấy không để lại dấu chân nào. Ông ấy không giống như con người bước đi trên cát.
Phật đã nói đi nói lại: "Ta giống như thiên nga, con chim trên trời. Ta không để lại dấu chân nào. Do đó các ông không thể bắt chước ta được, do đó không cần bận tâm tới bắt chước. Hiểu - điều đó sẽ có tác dụng." Nghe, cảm, thấm đẫm tâm linh của vị phật, có vậy thôi. Được nuôi dưỡng bằng sự hiện diện của ông ấy, xúc động bởi bản thể của ông ấy, nhưng đừng cố gắng bắt chước. Đừng cố gắng trở thành bản sao, bởi vì Thượng đế chỉ yêu bản gốc; bản sao bị bác bỏ.
Họ vươn lên trên không và bay cuộc hành trình vô hình không thu nhặt cái gì, không cất giữ cái gì. Người đã thức tỉnh không thu thập cái gì, không cất giữ cái gì. Người đó vẫn còn hoàn toàn trống rỗng bên trong. Không thu nhặt cái gì, không cất giữ cái gì nghĩa là người đó cứ chết đi quá khứ một cách liên tục. Chính quá khứ là cái bạn thu thập, chính quá khứ là cái bạn cất giữ. Bạn coi nó rất có giá trị - nó tất cả là đồ đồng nát! Ngay cả kinh nghiệm vĩ đại nhất của quá khứ cũng là đồ đồng nát. Chúng là vĩ đại khi chúng còn hiện tại; một khi chúng là quá khứ rồi chúng vô dụng. Vứt chúng đi thôi. Quên tất cả về quá khứ để cho bạn có thể vẫn còn trong sạch và thuần khiết và sẵn có cho cái mới. Nếu bạn trở nên quá bị huyên náo với quá khứ, ai sẽ sẵn có cho cái mới? Và cái mới thường xuyên thêm vào cho bạn! Vẫn còn là chỗ thoáng đi, cứ tạo ra chỗ bên trong bạn đi. Và cách duy nhất là không cất giữ cái gì.
Quá khứ được cất giữ trở thành bản ngã của bạn; quá khứ tạo ra bản ngã. Và bản ngã rót đầy bạn nhiều tới mức nó chẳng để lại chỗ nào cho Thượng đế vào hay cho phúc lạc chảy vào hay cho cái đẹp thấm vào bạn.
Mặt trời tới và gõ cửa nhà bạn, nhưng cửa nhà bạn bị đóng. Mặt trăng tới và chờ đợi tại cửa, nhưng bạn không mở cửa - bởi vì bạn quá đầy bản thân mình. Bạn là rào chắn duy nhất giữa bản thân bạn và Thượng đế. Bạn phải biến mất.
Và nhớ rằng bản ngã sẽ tìm những cách mới để đi vào bên trong bạn. Nếu bạn đẩy nó ra từ cửa trước nó sẽ tới từ cửa sau. Nó sẽ đeo mặt nạ mới. Nó có thể trở thành tri thức, uyên bác, khổ hạnh. Nó có thể giả vờ bất kì cái gì. Nhưng nhớ: quá khứ được tích luỹ theo bất kì cách nào cũng nhất định lên cực điểm thành bản ngã. Và bản ngã bao giờ cũng so sánh, bản ngã bao giờ cũng nghĩ dưới dạng cao siêu, thấp kém. Và bởi vì những so sánh này, các ý tưởng về cao siêu và thấp kém, bạn cứ đau khổ, bạn sống trong buồn khổ.
Không ai cao siêu và không ai thấp kém, bởi vì so sánh là sai, bản thân so sánh là không hợp lệ. Hai người không thể được so sánh bởi vì từng người đều duy nhất, họ không giống nhau. Bạn có thể so sánh hai xe Ford, điều đó là được, nhưng bạn không thể so sánh hai cá nhân con người. Nói gì tới con người? - bạn không thể so sánh hai bụi hồng, bạn không thể so sánh hai tảng đá, bạn không thể so sánh hai hòn đá trên bờ biển, bởi vì từng hòn đá đều duy nhất. Không có hòn đá nào khác giống nó, không chỉ trên đất này mà trên bất kì trái đất nào khác ở bất kì nơi đâu, trên bất kì hành tinh nào khác ở bất kì chỗ nào.
Các nhà khoa học nói có ít nhất năm mươi nghìn trái đất nơi sự sống tồn tại, và hàng triệu hàng triệu hành tinh đã chết. Và từng hành tinh đều phải có hàng triệu và hàng triệu hòn đá, nhưng bạn sẽ không tìm ra hòn đá khác giống đích xác như hòn đá này. Làm sao bạn có thể so sánh hai thứ không giống nhau được?
So sánh là cách thức của bản ngã. Tránh so sánh ra, bằng không bạn bao giờ cũng đau khổ. Bạn sẽ đau khổ theo hai cách. Thỉnh thoảng bản ngã của bạn sẽ cảm thấy cao siêu hơn ai đó; điều đó sẽ cho bạn ra vẻ ta đây, điều đó sẽ đi vào đầu bạn, điều đó sẽ làm cho bạn căng thẳng. Bạn sẽ không bước đi trên đất; bạn sẽ trở thành say sưa, đê mê. Hay đôi khi nó sẽ cho bạn cảm giác thấp kém; thế nữa bạn sẽ ỉu xìu, tan nát. Lại đau khổ và đau đớn lớn...
Và điều này sẽ xảy ra liên tục, bởi vì trong thứ này bạn có thể có vẻ cao siêu với ai đó, và ở thứ khác bạn có thể có vẻ thấp kém ai đó khác. Ai đó cao hơn bạn và ai đó khác thấp hơn bạn. Ai đó đẹp hơn, mặc dầu bạn thông thái hơn. Nhưng ai đó khoẻ hơn, có thân thể cơ bắp hơn, lực sĩ hơn - và bạn trông như một loài rất nhược tiểu trước người đó. Ai đó xấu tới mức bạn cảm thấy mình đẹp nếu so với người đó, và ai đó đẹp tới mức bạn bắt đầu cảm thấy mình xấu. Bây giờ bạn sẽ bị xô đẩy lôi kéo giữa hai điều này; hai tảng đá này sẽ nghiền nát bạn.
Harlemite Huckley đang lái chiếc Cadillac mầu xanh to đùng qua sông Mississippi. Anh ta dừng lại tại trạm xăng và bóp còi.
"Anh muốn gì, anh bạn?" người phục vụ hỏi.
"Cho tôi mười ga lông xăng," Huckley nói. "Kiểm tra hộ dầu và lau sạch kính chắn gió. Và để mắt hộ, anh bạn, tôi đang vội."
Ngay lập tức người phục vụ lôi ra một thùng .38 lớn, lấy một can dầu rỗng và nói, "Anh phải là một trong số những người bảnh bao nhất từ phương bắc tới. Tôi sẽ chỉ cho anh, anh bạn, cách chúng tôi trông đợi lòng tốt của anh để cư xử quanh đây."
Anh ta tung chiếc can dầu lên không trung và trút sạch đạn trong khẩu súng của mình vào nó. Khi chiếc can rơi xuống, nó mang năm lỗ đạn. Người phục vụ hất nó sang cho Huckley nói, "Bây giờ, anh nhìn qua đi và nghĩ về điều đó."
Huckley nhìn nó, rồi chui ra khỏi chiếc Caddy và nhặt lấy quả táo anh ta đã để nằm trên ghế. Anh ta ném quả táo lên không trung, rút phăng con dao ra và khi quả táo rơi xuống, anh ta khua tay vài cái vào nó. Quả táo rơi xuống đất tại chân người phục vụ, đã được gọt sạch vỏ, lấy hết lõi, và được chia thành bốn.
Người phục vụ nói, "Ông cần bao nhiêu ga lông xăng, thưa ngài?"
Điều này sẽ xảy ra mọi ngày, điều này sẽ xảy ra mọi khoảnh khắc. Có hàng triệu người và từng cá nhân đều duy nhất. Vứt bỏ so sánh vô nghĩa đó đi. Nhưng bạn không thể vứt bỏ nó được chừng nào bạn còn chưa vứt bỏ quá khứ - quá khứ sống theo so sánh, bản ngã được nuôi dưỡng theo so sánh.
Phật nói: Không thu nhặt cái gì, không cất giữ cái gì. Thức ăn của họ là tri thức.
'Tri thức' không phải là việc dịch đúng điều Phật ngụ ý. Đúng hơn thì phải dịch nó là 'việc biết', chứ không là 'tri thức'. Khác biệt giữa hai từ này có vẻ không lớn, nhưng mà nó lớn đấy, nó bao la đấy. Điều cực kì quan trọng là cần hiểu khác biệt giữa tri thức và việc biết.
Tri thức bao giờ cũng là của quá khứ; nó là hiện tượng đã kết thúc, dấu chấm hết đã tới. Việc biết bao giờ cũng là quá trình hiện tại. Việc biết là sống động, tri thức là chết. Vị phật không phải là con người của tri thức mà là con người của việc biết. Học giả là con người của tri thức, bác học là con người của tri thức nhưng không phải là con người của việc biết. Việc biết giống như dòng sông, tuôn chảy.
Và điều rất quan trọng cần nhớ, khi có liên quan tới Phật, là ông ấy đã không tin vào danh từ, ông ấy tin vào động từ. Ông ấy nói danh từ chỉ là sự thuận tiện thôi. Thực ra, trong thực tại danh từ không tồn tại, chỉ có động từ. Khi bạn nói, "Đây là cây," phát biểu của bạn về mặt ngôn ngữ là chấp nhận được nhưng không chấp nhận được về mặt tồn tại, bởi vì vào lúc bạn nói, "Đây là cây," đây không còn là cùng cái cây đó nữa rồi - một chiếc lá khô đã rụng xuống, một chiếc lá mới đã bắt đầu nhú ra, nụ đã mở ra. Chim đã hót trên cây không còn hót nữa. Mặt trời đã chiếu sáng lên cây nay đang ẩn đằng sau mây. Nó không còn là cùng cây đó nữa, và nó đang phát triển, liên tục phát triển.
Cây, để cho đúng, phải được gọi là đang thành cây, không phải là cây đâu. Sông phải được gọi là sông chảy, không phải là sông. Mọi thứ đều phát triển, chuyển động, mọi thứ đều trong một luồng. Động từ là thật, danh từ là giả. Nếu ngày nào đó chúng ta sẽ tạo ra ngôn ngữ mang tính tồn tại, nó sẽ không chứa danh từ, nó sẽ chỉ chứa động từ. Bạn không là cùng người đã tới sáng nay để nghe bài nói này. Khi bạn ra về bạn sẽ là một người hoàn toàn khác - bao nhiêu nước đã chảy xuôi sông Hằng, bao nhiêu thứ đã thay đổi rồi. Bạn có thể đã tới rất buồn và bạn có thể ra về cười to. Ban có thể đã tới rất nghiêm chỉnh và bạn có thể ra về rất vui đùa. Những thay đổi này là cực kì quan trọng.
Do đó tôi sẽ dịch nó: Thức ăn của họ - thức ăn của người đã thức tỉnh - là việc biết. 'Tri thức' không phải là việc dịch đúng. Họ liên tục trong trạng thái nhận biết, ý thức; họ liên tục học, biết. Họ không bao giờ nói, "Tôi đã biết." Họ chỉ nói, "Tôi sẵn có, cởi mở để biết, sẵn có hơn, cởi mở hơn để biết." Dấu chấm hết không bao giờ tới, quá trình này tiếp tục.
Cuộc sống là quá trình, không phải là vật, không phải là hàng hoá. Nó là dòng sông vô tận, không bắt đầu, không kết thúc. Nó là không cạn kiệt: Aes dhammo sanantano. Đây là chính luật của cuộc sống, rằng mọi thứ cứ thay đổi. Phật đã nói: Ngoại trừ thay đổi, mọi thứ đều thay đổi. Heraclitus sẽ đồng ý với Phật, Phật sẽ đồng ý với Heraclitus; họ sẽ bao gồm lẫn nhau. Và họ là những người đương đại, gần như đương đại.
Điều bao giờ cũng xảy ra trên thế giới là bất kì khi nào một sáng suốt nào đó xảy ra ở phần này trên thế giới nó bao giờ cũng vang vọng trên khắp thế giới ở các phần khác nhau, trong các ngôn ngữ khác nhau, bởi những người khác nhau - cứ dường như cái gì đó được khởi động ở phần này đều gây ảnh hưởng vô hình lên những linh hồn nhạy cảm khác ở mọi nơi khác.
Khi Phật còn sống ở Ấn Độ, Hi Lạp giầu có với Heraclitus, với Socrates, với Pythagoras. Trung Quốc giầu có với Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử, Liệt Tử. Và mọi người này đều có cái gì đó rất tương tự, mặc dầu ngôn ngữ của họ là khác nhau.
Heraclitus nói: Ông không thể bước vào cùng một dòng sông hai lần. Phật sẽ đồng ý tuyệt đối; thực ra ông ấy sẽ nói bạn thậm chí không thể bước vào cùng một dòng sông một lần, bởi vì dòng sông thường xuyên chảy. Và không chỉ dòng sông đang chảy, bạn cũng đang chảy.
Một người tới và chửi rủa Phật rất nhiều; Phật nghe người đó một cách im lặng. Ngày hôm sau người đó cảm thấy hối hận, tới để xin lỗi. Phật nói, "Quên tất cả về điều đó đi, bởi vì ta không phải là cùng người ông đã chửi rủa, và ông không phải là cùng người đã chửi rủa ta. Cho nên ai sẽ xin lỗi ai? Và ta có thể làm được gì bây giờ? - người đó không còn nữa, nó đã kết thúc vĩnh viễn rồi! Ông sẽ không bao giờ thấy lại người đó nữa, cho nên đừng lo nghĩ. Và ông không phải là cùng người cũ! Làm sao ông có thể là cùng người cũ được?"
Ananda, đệ tử của Phật, người vẫn ngồi bên cạnh, nói, "Thưa thầy, thế này thì quá lắm! Đây vẫn là cùng người đó đấy chứ - tôi không thể tha thứ được cho ông ta! Ông ta đã chửi rủa thầy nhiều thế, ông ta nói những từ xấu xa thế, ông ta lăng mạ thầy thậm tệ thế. Tôi vẫn còn thấy đau trong tim. Tôi không thể nói được gì bởi vì thầy đã không cho phép nói. Tôi phải nuốt hết nó, bằng không thì tôi đã dạy cho người này rồi!"
Phật nói, "Ananda, ông không thể thấy được đây không phải là cùng người đó chút nào sao? Người đã tới đây hôm qua đã lăng mạ, đã chửi rủa - người này đang xin lỗi. Làm sao họ có thể là một được? Ông có cho rằng chửi rủa và xin lỗi là một không? Đây là ai đó khác đấy chứ! Nhìn vào mắt người đó mà xem - nước mắt đang lăn ra từ mắt người đó. Ông có nhớ người kia không? Lửa toé ra từ mắt người đó! Người đó muốn giết ta, còn người này chạm chân ta! Và ông vẫn nói, Ananda này, đây là cùng một người sao?"
Không ai đã bao giờ là cùng một người cả. Biết điều đó là việc biết, thường xuyên nhận biết về nó là việc biết. Thức ăn của họ là việc biết...
Họ sống theo cái trống rỗng. Và bởi vì họ cứ vứt bỏ đi quá khứ nên họ bao giờ cũng còn trống rỗng. Trống rỗng của họ có cái thuần khiết của riêng nó. Họ hoàn toàn quang quẻ, như bầu trời không mây. Họ sống theo cái trống rỗng...
Họ đã thấy cách phá ra tự do. Và đây là cách thức: Họ đã thấy cách phá ra tự do. Vứt bỏ tri thức, trở thành việc biết, nhận biết, tỉnh táo, mang tính quan sát, chứng kiến - tất cả đều động từ, nhớ lấy. Quên quá khứ đi và vẫn còn sẵn có cho hiện tại và không phóng chiếu tương lai, và bạn sẽ vẫn còn trống rỗng. Và vẫn còn trống rỗng là cách thức của con người tự do.
Tự do là trống rỗng hoàn toàn, nhưng trong trống rỗng hoàn toàn đó giáng xuống cái gì đó từ cõi bên kia mà Phật để lại không mô tả, không diễn đạt, bởi vì nó là không thể diễn đạt được. Ông ấy không gọi nó là chân lí, ông ấy không gọi nó là Thượng đế, ông ấy không gọi nó là phúc lạc. Ông ấy không gọi nó là cái tên nào cả; ông ấy đơn giản giữ yên tĩnh về nó, hoàn toàn im lặng. Ông ấy nói: tới và thấy.
Ai có thể theo họ? Chỉ người chủ,
Sự thuần khiết của người đó như vậy.
Chừng nào bạn còn chưa trở thành người chủ - người chủ của bản thể bên trong riêng của mình, của tâm thức của mình - chừng nào bạn còn chưa trở thành trống rỗng, bạn không thể đi cùng chư phật được, bạn không thể bay cùng thiên nga được.
Giống như chim,
Người đó vươn lên trong không trung vô hạn
Và bay chuyến bay vô hình.
Người đó không ước ao gì.
Thức ăn của người đó là tri thức.
Người đó sống theo cái trống rỗng.
Người đó phá vỡ ra tự do.
Và nếu bạn có thể giữ đồng hành cùng vị phật bạn cũng sẽ tự do. Bạn cũng sẽ vươn lên trên gió. Bạn cũng sẽ bắt đầu bay từ một mình tới một mình. Bạn cũng sẽ bắt đầu đi tới điều tối thượng.
Phật gọi điều này là tự do tối thượng, niết bàn - là việc dừng của bản ngã, việc dừng của cá tính của bạn.
Tự do nghĩa là tự do khỏi cá tính của bạn. Thế thì bất kì cái gì còn lại cũng đều là Thượng đế, là chân lí, là phúc lạc.
Đủ cho hôm nay.
Xem Chương 6 – Quay về Mục Lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post