Chương 1. Thách thức của vị Phật

Chương 1. Thách thức của vị Phật

Price:

Read more

Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 2
Chương 1. Thách thức của vị Phật

Phật nói:
Có hai mươi điều khó đạt tới hay khó hoàn thành trong thế giới này.
1. Khó mà người nghèo làm từ thiện.
2. Khó mà người mạnh và giầu tuân theo đạo.
3. Khó mà coi nhẹ cuộc sống và đi tới cái chết chắc chắn.
4. Khó mà là người được hạnh phúc quen biết với kinh phật.
5. Khó mà có cơ hội cho một người được sinh vào thời của vị phật.
6. Khó mà chinh phục được đam mê, khó ngăn cản được ham muốn ích kỉ.
7. Khó mà không khao khát điều dễ chịu.
8. Khó mà không đi vào đam mê khi bị coi thường.
9. Khó mà không lạm dụng thẩm quyền của mình.
10. Khó mà điềm tĩnh và chất phác trong mọi cư xử với người khác.
11. Khó mà thấu đáo trong học tập và vét hết trong điều tra.
12. Khó mà kìm nén lòng tự hào bản ngã.
13. Khó mà không cảm thấy khinh thường người thất học.
14. Khó mà là người hiểu biết và thực tế.
15. Khó mà không bày tỏ ý kiến về người khác.
16. Khó mà có cơ hội để người ta được giới thiệu với bậc thầy tâm linh thực sự.
17. Khó mà có được cái nhìn thấu vào bản chất con người, và thực hành đạo.
18. Khó mà đi theo các bước của vị cứu tinh.
19. Khó mà bao giờ cũng là thầy của chính mình.
20. Khó mà hiểu thấu đáo con đường của vị phật.
Cuộc sống không phải là luống hoa hồng. Nó là khó khăn, nó là phức tạp. Rất hiếm khi việc sống được xảy ra theo đúng nghĩa của từ này. Được sinh ra là một chuyện; sống động lại là điều hoàn toàn khác. Được sinh ra chỉ là hiện diện về sinh học ở đây thôi; sống động là chiều hướng hoàn toàn khác - chiều hướng của tâm linh.
Chừng nào con người còn chưa mang tính tâm linh, người đó vẫn còn chưa sống động đâu. Nhưng đi từ cõi giới sinh học sang cõi giới tâm linh lại rất khó khăn, gian khổ. Nó là thách thức lớn lao nhất có đó. Nó là bước nhảy lượng tử lớn lao nhất - từ thân thể tới linh hồn, từ vật chất tới phi vật chất, từ hữu hình tới vô hình, từ thời gian tới vô thời gian, từ ngoài vào trong. Điều đó là gian nan.
Phật, trong kinh này, nói có hai mươi khó khăn. Hai mươi điều khó khăn này có thể trở thành hai mươi bước của thách thức. Hai mươi điều khó khăn này không làm cho bạn nhận biết về chúng; Phật đang nói về hai mươi điều khó khăn này không phải để làm cho bạn tránh né chúng - đó là lời mời, đó là thách thức đấy.
Hai mươi đỉnh Himalaya này chỉ là thách thức cho bạn mà thôi... lời mời vĩ đại. Đừng vẫn ở trong thung lũng. Thung lũng rất an toàn, thuận tiện, thoải mái. Bạn sẽ sống thoải mái, bạn sẽ chết thoải mái. Nhưng bạn sẽ không trưởng thành. Bạn sẽ chỉ già đi, nhưng bạn sẽ không trưởng thành.
Trưởng thành chỉ xảy ra khi bạn chấp nhận thách thức. Trưởng thành chỉ xảy ra khi bạn bắt đầu sống một cách hiểm nguy. Hai mươi điều này là chỉ dẫn về cách người ta nên sống.
Chỉ có một cách sống thôi và đó là sống một cách hiểm nguy, dũng cảm. Bạn trở thành đúng con người khi bạn đã chấp nhận thách thức này của vị Phật.
Chúng ta sẽ đi vào hai mươi điều này. Chúng có vẻ nhỏ bé trên bề mặt, nhưng Phật không thể nói về những điều nhỏ bé đâu. Bạn sẽ phải đi vào chiều sâu của những điều nhỏ bé này, và thế rồi bạn sẽ thấy - chúng thực sự là khó.
Trước khi chúng ta đi vào lời kinh này, một điều tôi muốn nói với bạn - rằng tìm kiếm chân lí là tìm kiếm điều không thể được. Bản thân tôn giáo không là gì ngoài đam mê điều không thể được. Nhưng cái đẹp là - điều không thể được đó lại xảy ra, điều không thể được đó cũng lại trở thành điều có thể. Nhưng bạn phải trả giá cho nó, và bạn phải trả nhiều vô cùng. Bạn phải hi sinh bản thân mình hoàn toàn. Bạn phải đánh cược toàn thể cuộc đời mình.
Nếu bạn đánh cược cái gọi là cuộc sống của mình, bạn sẽ đạt tới điều Phật gọi là sống động, điều Jesus gọi là được tái sinh, điều người Hindu gọi là được sinh ra hai lần, dwij. Thế thì một chiều hướng hiện hữu hoàn toàn mới nảy sinh trong bạn... không bị làm biến chất bởi thời gian và không gian, không bị tì vết bởi bất kì cái gì, trong trắng tuyệt đối và vĩnh hằng.
Khao khát điều không thể được đi. Ham muốn điều không thể được đi.
Phật nói:
Có hai mươi điều khó đạt tới hay khó hoàn thành trong thế giới này.
Thứ nhất. Khó cho người nghèo làm từ thiện.
Bởi vì chừng nào bạn còn chưa có nó, làm sao bạn có thể chia sẻ nó được? Để chia sẻ cái gì đó với ai đó khác, bạn phải có nó trước hết. Ngay chỗ đầu tiên bạn phải có nó; chỉ cái bạn có mới có thể được chia sẻ. Và đây là điều gì đó mà chúng ta cứ quên hoài.
Tôi thấy biết bao nhiêu người cứ cố gắng chia sẻ tình yêu của họ và họ lại chẳng có tình yêu nào cả. Tất nhiên, việc chia sẻ của họ đem khổ tới cho họ và cho người khác. Bởi vì bạn có thể chia sẻ chỉ cái bạn có thôi. Bạn có thể cho rằng mình đang chia sẻ tình yêu của mình, nhưng thực tế bạn chỉ chia sẻ khổ của bạn mà thôi, bởi vì đó là điều bạn có. Bạn đi với hi vọng, bạn đi với mơ mộng, nhưng kết quả thực của nó là gì? Trong tưởng tượng tình yêu là tốt; trong thực tại nó trở thành nỗi khổ, thành địa ngục.
Bạn không có tình yêu trong bản thể mình; năng lượng đó không tồn tại ở đó. Trước hết bạn phải trở nên rạng ngời với tình yêu đã, chỉ thế thì bạn mới có thể chia sẻ được nó. Trước khi bạn có thể trở thành người yêu, bạn phải trở thành tình yêu. Mọi người nghĩ rằng họ sẽ trở thành tình yêu chỉ bằng việc trở thành người yêu. Logic của họ là ngu xuẩn, cách họ nghĩ là phi logic. Bạn không thể trở thành người yêu được chừng nào bạn còn chưa có tình yêu - và tình yêu thì bạn lại không có.
Mọi người cứ tin rằng người ta có khả năng yêu; người ta chỉ phải tìm ra ai đó để nhận. Người ta tràn đầy năng lượng tình yêu; người ta chỉ cần một đầu nhận thôi. Đó là cách mọi người cứ đi, đi tìm mãi. Nhiều lần họ tìm thấy những người đẹp, nhưng kết quả toàn bộ lại là khổ.
Họ nghĩ họ đang chia sẻ tình yêu - họ chỉ chia sẻ mỗi đơn độc của mình thôi. Họ nghĩ họ đang chia sẻ cái gì đó thiêng liêng - họ chỉ chia sẻ mỗi cái xấu xí của mình. Họ nghĩ họ đang chia sẻ con người bên trong nhất của mình - nhưng họ chỉ chia sẻ mỗi bề mặt bẩn thỉu của mình mà thôi. Bản thân họ không nhận biết được về cốt lõi bên trong nhất của mình. Đó là nghĩa của người nghèo.
Khi Phật nói về người nghèo, ông ấy không ngụ ý người không có tiền đâu. Khi Phật nói về người nghèo, ông ấy ngụ ý người đó không giầu có bên trong... người đó không có tình yêu. Làm sao người đó có thể chia sẻ được? Làm sao người đó có thể trở thành việc chia sẻ vô cùng được? Không, từ thiện là không thể được. Từ thiện là có thể chỉ khi bạn tràn ngập. Tràn ngập mới là từ thiện.
Thứ nhất. Khó cho người nghèo làm từ thiện.
Và nhớ điều đó theo cách ngược lại nữa. Bất kì khi nào bạn không có khả năng chia sẻ, bất kì khi nào bạn không thể làm từ thiện được, nhớ lấy - bạn phải là người nghèo rồi. Bạn có thể có nhiều trong con mắt của người khác, nhưng sâu bên dưới bạn phải nghèo nếu bạn không thể chia sẻ được.
Bạn sở hữu chỉ cái bạn có thể cho. Chỉ bằng việc cho bạn mới trở thành người sở hữu. Nếu bạn không thể cho được, thế thì bạn không trong sở hữu, bạn không phải là người chủ. Thế thì điều bạn nghĩ rằng mình có, đang sở hữu bạn đấy. Thế thì bạn bị sở hữu của mình ám ảnh.
Từ thiện là việc nở hoa đẹp của người có, người đang sở hữu bản thể mình; người không nghèo, người giầu.
Người này có thể là người ăn xin trên phố. Điều đó chẳng liên quan gì tới số tiền gửi ngân hàng của bạn cả. Người giầu có thể là người ăn xin, nhưng nếu người đó có bản thể mình, bản thể đích thực, nếu người đó có thể yêu, nếu người đó có thể hát, nếu người đó có thể múa, nếu người đó có thể thấy chất thơ trong thế giới này, người đó là người giầu có. Người đó có thể chẳng có gì hết cả. Khi động chạm tới các thứ đồ vật chất, người đó có thể không có gì cả. Nhưng người đó có cái gì đó của tâm linh... cái gì đó không thể bị lấy đi khỏi người đó.
Quan sát sự kiện này: cái mà bạn thực sự có thì không thể bị lấy đi khỏi bạn được. Bạn chỉ có thể cho nó được thôi - nếu bạn muốn - nhưng không ai có thể lấy nó đi được. Cái mà bạn không có, và bởi vì cái đó mà bạn bị sở hữu, bạn không bao giờ có thể cho được - nó chỉ có thể bị đánh cắp hay bị lấy đi, bị cướp đi.
Tình yêu của bạn không thể bị cướp đi được. Không có cách nào cướp nó được. Bạn có thể cho nó một cách tự nguyện, bạn có thể cho nó một cách tự do, nhưng không ai có thể cướp được nó. Bạn có thể bị giết chết, nhưng tình yêu của bạn không thể bị giết chết. Không có cách nào để sát hại tình yêu.
Tình yêu dường như là vĩnh hằng hơn cái gọi là cuộc sống của bạn. Cuộc sống của bạn có thể bị phá huỷ rất dễ dàng... chỉ một cú đánh vào đầu, chỉ một viên đạn xuyên qua tim; rất đơn giản... nhưng không cái gì có thể phá huỷ được tình yêu. Tình yêu dường như là điều vĩnh hằng duy nhất; cái gì đó không thuộc vào thế giới của thời gian. Bạn có thể cho nó, nhưng không ai có thể lấy được nó.
Tiền của bạn, kính trọng của bạn, quyền lực của bạn, danh tiếng của bạn - tất cả chúng đều có thể bị lấy đi khỏi bạn. Cái mà có thể bị lấy đi khỏi bạn sẽ tạo ra níu bám trong tâm trí. Bạn trở nên ngày một nghèo hơn, bởi vì bạn phải níu bám ngày một nhiều hơn, bạn phải bảo vệ ngày một nhiều hơn, và bạn bao giờ cũng sợ hãi và run rẩy.
Cái gọi là người giầu liên tục run rẩy... run rẩy. Sâu bên dưới họ bao giờ cũng sợ hãi bởi vì họ biết rằng cái họ có đều có thể bị lấy đi mất. Họ không bao giờ có thể chắc chắn được về điều đó. Chính sự không chắc chắn cứ gặm nhấm dần trái tim họ như con sâu. Bạn chỉ sở hữu cái lớn lên lên từ bạn, cái thuộc vào bạn, cái được bắt rễ bên trong bạn.
Người giầu là người có tính thơ ca trong cuộc sống, có điệu vũ trong cuộc sống, có lễ hội trong cuộc sống, có im lặng trong cuộc sống, có định tâm trong cuộc sống, có bắt rễ trong cuộc sống... người nở hoa trong bầu trời bên trong của mình. Người giầu là người tràn đầy thế, tựa như đám mây trong mùa mưa... sẵn sàng mưa rào lên bất kì ai trở nên sẵn có. Hay giống như nụ đang nở ra... sẵn sàng chia sẻ hương thơm của nó với bất kì cơn gió nào thoảng qua, hay bất kì lữ khách nào đi qua. Chia sẻ là tuôn tràn.
Phật nói đây là một trong những điều khó nhất - cố gắng chia sẻ cái bạn không có - và đó là điều mọi người đang làm. Họ cứ cố gắng yêu mà thậm chí không xét tới sự kiện là tình yêu còn chưa phát triển trong trái tim họ. Thực tế, bạn không yêu bản thân mình - làm sao bạn có thể yêu được người khác? Điều cơ sở bị thiếu, chính điều cơ sở bị thiếu.
Bạn không hạnh phúc một mình - làm sao bạn có thể hạnh phúc cùng với ai đó khác được? Nếu bạn bất hạnh một mình, khi bạn đi tới cùng ai đó, bạn sẽ đem cái bất hạnh của mình ra để được chia sẻ. Đó là mọi thứ bạn có - nghèo nàn của bạn, mục ruỗng của bạn, khổ sở của bạn, thất vọng của bạn, buồn của bạn, lo lắng, lo âu, phiền muộn của bạn... bệnh tật của bạn.
Thử sở hữu cái gì đó mà xem - cái mà không thể nào bị lấy đi bởi bất kì ai, ngay cả bởi cái chết. Khó đấy, nhưng mà có thể được. Điều đó có vẻ như không thể được. Làm sao yêu mà lại không tìm ra người yêu? Toàn thể tâm trí của chúng ta đã bị ước định theo cách sai. Bạn có thể nhảy múa mà không có khán giả; sao bạn không thể yêu mà không có người nào đó ở đó? Bạn có thể hát mà không có thính giả; sao bạn không thể yêu mà không có người yêu? Tâm trí bạn đã bị ước định sai rồi. Bạn nghĩ bạn có thể yêu chỉ khi có ai đó để yêu.
Thực hành yêu đi. Ngồi một mình trong phòng, yêu. Toả ra tình yêu. Rót đầy toàn thể căn phòng bằng năng lượng yêu của bạn. Cảm thấy rung động với tần số mới, cảm thấy đung đưa cứ dường như bạn đang trong đại dương tình yêu. Tạo ra các rung động của năng lượng yêu quanh bạn. Và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ngay lập tức rằng cái gì đó đang xảy ra - cái gì đó trong hào quang của bạn đang thay đổi, cái gì đó quanh thân thể bạn đang thay đổi; hơi ấm nảy sinh ra quanh thân thể bạn... hơi ấm giống như sảng khoái sâu sắc. Bạn trở nên ngày càng sống động hơn. Cái gì đó như giấc ngủ đang biến mất. Cái gì đó như nhận biết đang nảy sinh. Rung rinh trong đại dương này đi. Nhảy múa, ca hát, và để cho toàn thể căn phòng được tràn đầy với tình yêu.
Lúc đầu điều đó cho cảm giác rất kì lạ. Khi lần đầu tiên bạn có thể trút đầy căn phòng của mình bằng năng lượng tình yêu, năng lượng riêng của bạn, năng lượng cứ rơi xuống, đập vào bạn và làm cho bạn hạnh phúc thế, người ta bắt đầu cảm thấy, 'Mình có đang tự thôi miên không nhỉ? Mình có bị lừa không? Điều gì đang xảy ra?' Bởi vì bạn bao giờ cũng nghĩ rằng tình yêu tới từ ai đó khác. Người mẹ được cần tới để yêu bạn, người bố, người anh, người chồng, người vợ, người con - nhưng ai đó.
Tình yêu phụ thuộc vào ai đó là tình yêu nghèo nàn. Tình yêu được tạo ra bên trong bạn, tình yêu mà bạn tạo ra từ bản thể riêng của mình, là năng lượng thực. Thế thì đi bất kì đâu với đại dương đó bao quanh mình và bạn sẽ cảm thấy rằng mọi người tới gần bạn đều bỗng nhiên ở dưới một loại năng lượng khác.
Mọi người sẽ nhìn bạn bằng con mắt cởi mở hơn. Bạn sẽ đi qua họ và họ sẽ cảm thấy rằng làn gió của năng lượng không biết nào đó vừa thổi qua họ; họ sẽ cảm thấy sảng khoái. Cầm tay ai đó và toàn thể thân thể người đó sẽ bắt đầu đập rộn ràng. Chỉ ở gần ai đó và người đó sẽ bắt đầu cảm thấy rất hạnh phúc chẳng bởi lí do nào cả. Bạn có thể quan sát điều đó. Thế thì bạn đang trở nên sẵn sàng để chia sẻ rồi. Thế thì tìm người yêu đi, thế thì tìm sự cảm nhận đúng cho bạn đi.
Tôi đã nghe một giai thoại nhỏ: Điều ngạc nhiên lớn nhất trong cuộc đời của Mary là nhận được nửa đô la nhân ngày sinh lần thứ tư của nó. Nó mang đồng tiền về nhà và ngồi trên bậu cửa ngưỡng mộ đồng tiền.
'Con định làm gì với đồng nửa đô la này?' mẹ nó hỏi.
'Đem nó tới trường chủ nhật,' Mary nhanh chóng nói.
'Để khoe với cô giáo à?'
Mary lắc đầu. 'Không ạ,' nó nói, 'con định đem nó cho thượng đế. Ông ấy sẽ ngạc nhiên như con ngạc nhiên khi được cái gì đó bên cạnh đồng một xu.'
Bất kì cái gì bạn đem cho mọi người cũng chỉ là các đồng xu thôi, mà thậm chí cũng chẳng được thế nữa. Và thế rồi một hôm khi tình yêu của bạn thất bại... thực tế nó chưa bao giờ có đó để mà thất bại; ngay từ đầu nó đã thiếu rồi... chỉ niềm tin của bạn rằng bạn là người yêu mới thất bại một ngày nào đó, thế thì bạn bắt đầu nghĩ tới thượng đế và lời cầu nguyện.
Thượng đế và lời cầu nguyện là có thể chỉ khi tình yêu của bạn đã thành công. Khi bạn đã trở thành người yêu vĩ đại, chỉ thế thì lời cầu nguyện mới có thể nảy sinh. Từ những đồng xu tình yêu nhỏ bé, cái gì đó lớn hơn nảy sinh ra - lời cầu nguyện. Thế thì bạn có cái gì đó để cúng dường cho thượng đế.
Nhưng điều gần như bao giờ cũng xảy ra là những người đã thất bại trong cuộc sống của mình, họ mới tới đền chùa và tới nhà thờ. Tất nhiên, họ đem tới trái tim trống rỗng của họ... hoàn toàn khô héo, thậm chí không có cả nước mắt trong trái tim họ. Và thế rồi họ cầu nguyện. Thế thì chẳng cái gì xảy ra cả. Họ cho rằng thế giới này là vô thần, họ cho rằng thiếu vắng thượng đế, hay thượng đế điếc rồi, hay thượng đế chưa bao giờ tồn tại cả; hay có thể trong quá khứ ông ấy đã tồn tại bởi vì biết bao nhiêu người nói về ông ấy, nhưng bây giờ thì ông ấy phải đã chết rồi, hay ông ấy dửng dưng.
Chẳng cái gì như thế cả. Thực tế bạn đang bỏ lỡ năng lượng yêu, và không có năng lượng yêu, lời cầu nguyện không thể nảy sinh được. Lời cầu nguyện là hiện tượng tinh tuý của cùng năng lượng - yêu. Chính từ tình yêu mà hương thơm tinh tế của lời cầu nguyện mới nảy sinh.
Thượng đế cũng bị mệt mỏi bởi những đồng xu của bạn. Thượng đế cũng bị mệt mỏi bởi nghèo nàn của bạn. Thượng đế cũng bị mệt mỏi bởi khổ cực của bạn. Đem lễ hội tới cho thượng đế đi. Đem cái gì đó sống động. Đừng đem sa mạc tới đem khu vườn tới thượng đế. Đừng đem xác tới - đem ai đó đang nhảy múa, sống động.
Lời kinh đầu tiên của Phật nói: Trở thành giầu có để cho bạn có thể chia sẻ.
Thứ hai:
Khó mà người mạnh và giầu tuân theo đạo.
Vâng, rất khó cho người mạnh và giầu tuân theo đạo, bởi vì thông thường chỉ người yếu mới tới đền chùa, tới nhà thờ, tới thánh đường Hồi giáo. Người mạnh không tới đâu. Họ quá tự hào rồi, họ quá bản ngã rồi; họ không sẵn sàng buông xuôi.
Mọi người buông xuôi chỉ khi họ đã trở nên thất bại tuyệt đối. Mọi người buông xuôi chỉ khi họ chẳng còn gì để buông xuôi. Khi cuộc sống đã hoàn toàn nghiền nát họ, khi họ phá sản, thế thì họ buông xuôi. Nhưng buông xuôi phỏng có ích gì khi bạn là kẻ bị phá sản?
Mọi người nhớ tới thượng đế chỉ khi chẳng cái gì khác dường như còn giúp được. Trong vô vọng sâu sắc họ mới nhớ tới thượng đế. Không thể nào nhớ được thượng đế trong vô vọng sâu sắc đâu. Khi bạn tràn đầy hi vọng, rạng ngời, rung động; khi có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn, khi bạn cảm thấy đôi tay của định mệnh trong cuộc sống của mình, khi bạn đang cưỡi trên con sóng, khi bạn cảm thấy đang ở trên đỉnh của thế giới - đấy mới là những khoảnh khắc nhớ tới chân lí, nhớ tới thượng đế, để đi tới đạo.
Nhưng Phật nói:
Khó mà người mạnh và giầu tuân theo đạo.
Sao lại khó cho người mạnh? Bởi vì người mạnh nghĩ, 'Tự mình là đủ cho mình rồi. Cần gì phải nhờ giúp đỡ của thượng đế?' Người yếu nghĩ, 'Tự mình không đủ được cho nên mình phải cần, mình phải yêu cầu thượng đế.' Nhưng chỉ khi bạn mạnh thì bạn mới có năng lượng để yêu cầu. Chỉ khi bạn mạnh thì lời cầu nguyện của bạn mới có đủ năng lượng để đạt tới thượng đế. Chỉ khi bạn mạnh mới có khả năng rằng bạn có thể chạm tới những cõi giới cao hơn. Từ bất lực bạn không thể đạt tới những cõi giới cao hơn được. Bạn cần sức mạnh bên trong.
Khó mà người mạnh và giầu tuân theo đạo...
...nhưng điều đó là khả năng duy nhất đấy. Cho nên nếu bạn cảm thấy mạnh mẽ, đi tới đạo đi, bởi vì đây đúng là những khoảnh khắc tích cực; đây là cơ hội duy nhất. Khi bạn cảm thấy thành công, đây là lúc để nhớ tới. Khi mọi thứ đều đang tốt, đừng bỏ lỡ cơ hội này - đây là lúc để cầu nguyện.
Trông có vẻ ngớ ngẩn, bởi vì logic của chúng ta là thế này - là khi chúng ta hạnh phúc, chúng ta không bao giờ nhớ cả. Chúng ta hoàn toàn quên lãng.
Một cậu bé đang nói... tôi hỏi nó, 'Cháu có nhớ thượng đế khi cháu đi ngủ không?'
Nó nói, 'Có chứ, mọi đêm đấy.'
Và tôi hỏi nó, 'Thế đến sáng?'
Nói nói, 'Sáng thì có vấn đề gì đâu? Ban đêm cháu cảm thấy sợ, đến sáng thì mọi sự đều tốt. Cần gì đâu? Sao lại bận tâm?'
Thái độ trẻ con này dường như là thái độ rất thông thường. Khi bạn ốm, bỗng nhiên bạn bắt đầu cảm thấy rất có tính tôn giáo. Khi cái chết đang lại gần bên cạnh và bạn ngày một già hơn và bạn bắt đầu loạng choạng trong cuộc sống và bạn cảm thấy không còn đủ mạnh để giữ lấy mình và bạn đang run rẩy, bạn bắt đầu nhớ tới thượng đế. Mọi người cứ trì hoãn thượng đế tới tuổi già của mình.
Ở Ấn Độ người ta nói... Nếu ai đó trẻ trung tới tôi và tôi điểm đạo cho anh ta mang tính chất sannyas, chẳng chóng thì chầy ai đó tới và người đó nói, 'Thế này là không tốt; anh ta còn quá trẻ để là một sannyasin. Tính chất sannyas là dành cho người già chứ.' Khi họ gần chết, khi họ sẵn sàng để được ném vào đống đồng nát, khi một chân họ đã đưa vào nấm mồ, thế thì lấy tính chất sannyas.
Mọi người cứ trì hoãn tính chất sannyas mãi tới tận cùng. Thượng đế dường như là khoản mục cuối cùng trong danh sách của họ. Họ có danh sách đi mua sắm - thượng đế là mục cuối cùng. Khi họ đã mua đủ mọi thứ rồi - nhất quán, không nhất quán, liên quan, không liên quan - khi họ đã phí hoài tất cả mọi năng lượng của mình, khi không còn lại cái gì nữa, khi họ hoàn toàn cạn kiệt, thế thì họ nhớ tới thượng đế. Nhưng vậy rồi ai sẽ nhớ tới thượng đế?
Tính chất sannyas là dành cho người trẻ. Tính chất sannyas là dành cho người mạnh. Phật đã khởi đầu cho một xu hướng mới trong tính chất sannyas. Ông ấy đã vứt bỏ quan niệm Hindu cổ rằng người ta nên trở thành sannyasin vào tuổi già.
Người Hindu có bốn giai đoạn - họ rất tính toán, rất toán học. Manu dường như là nhà toán học vĩ đại nhất của cuộc sống... rất tinh ranh. Ông ta đã phân chia cuộc sống ra - hai mươi nhăm năm dành cho giáo dục, vô dục brahmacharya; thế rồi hai mươi nhăm năm để sống trong thế giới, cuộc sống của người quản gia,grihastha; thế rồi hai mươi nhăm năm để sẵn sàng rời bỏ thế giới... Chăm sóc trẻ con, những người bây giờ đã trưởng thành, đang xây dựng gia đình, đang trở về từ các đại học; và thế rồi đến giai đoạn cuối - mang tính chất sannyas, giai đoạn thứ tư của cuộc sống. Điều đó ngụ ý sau bẩy mươi nhăm năm. Giai đoạn cuối cùng - khi mọi thứ đã xảy ra rồi, khi không còn gì khác, thế thì... thế thì đến thượng đế.
Điều này dường như rất xúc phạm. Điều này là rất xúc phạm thượng đế - rằng bạn sẵn sàng cho ông ấy chỉ khi bạn chết. Điều đó dường như là bạn lập mối quan hệ thượng đế với cái chết bằng cách nào đó, không với cuộc sống. Thượng đế nên ở chính trung của cuộc sống chứ.
Và Phật nói khó mà mang tính tôn giáo khi còn trẻ - nhưng đó là thách thức đấy. Khó mà đi theo đạo khi bạn còn mạnh - nhưng đó là thách thức đấy. Khó mà trở nên có tính tôn giáo khi bạn giầu - nhưng đó là cách duy nhất để trở nên mang tính tôn giáo.
Khi bạn giầu và mạnh và trẻ, khi năng lượng đang tuôn ra, khi bạn sẵn sàng làm điều gì đó, khi bạn sẵn sàng đi vào cuộc phiêu lưu, khi bạn có dũng cảm, khi bạn có thể nhận hiểm nguy, khi nguy hiểm đã vẫy gọi bạn, khi cái chết không làm yếu bạn đi, khi bạn tràn đầy vui vẻ và cuộc sống, đó mới chính là điểm cốt yếu - nhận lấy thách thức và đi vào trong cái không biết đi.
Điều thứ ba:
Khó mà coi nhẹ cuộc sống và đi tới cái chết chắc chắn.
Khó mà coi nhẹ cuộc sống và đi tới cái chết chắc chắn. Rất khó mà coi nhẹ cuộc sống. Cuộc sống rất say mê, rất thôi miên. Nó là đẹp, nó là phép màu, thế giới ảo thuật - nhưng được làm từ chất liệu mơ.
Khó mà thức dậy trong giấc mơ đẹp này. Khi bạn có giấc mơ đẹp... có thể bạn đang cùng chuyến đi với Marilyn Monroe hay cái gì giống vậy; hay bạn đã trở thành tổng thống Mĩ.... Khi bạn có giấc mơ đẹp, tuyệt vời, như bạn bao giờ cũng muốn nó và nó đang xảy ra, và thế rồi ai đó lay bạn, bạn trở nên nhận biết - nhưng giấc mơ bị mất. Bạn cảm thấy bực mình. Đây có phải là đúng lúc không? Ông không thể đợi thêm chút nữa sao? Tôi đang có giấc mơ đẹp thế.
Nhưng mơ chỉ là mơ thôi, dù đẹp hay không đẹp thì cũng vậy. Mơ đẹp cũng là mơ; vô tích sự thế, phí hoài thế.
Phật nói, khó mà coi nhẹ cuộc sống.
Vâng, khi cuộc sống đã rời bỏ bạn, thế thì điều đó rất đơn giản. Khi bản thân cuộc sống đã rời bỏ bạn, khi bạn bị bỏ lại đằng sau và cuộc sống đã đi ra khỏi bạn, hay đang đi ra khỏi bạn; khi cuộc sống đã tiêu tan dần khỏi bạn và bạn bị bỏ lại chỉ như một thứ khô héo, thế thì rất dễ dàng coi nhẹ cuộc sống. Ngay cả vậy điều đó cũng dường như khó khăn. Ngay cả trong tuổi già mọi người vẫn cứ cư xử kiểu trẻ con.
Tôi đã nghe:
Một người cao tuổi mô tả cuộc viếng thăm gần đây của mình tới nhà thổ.
'Dầu sao thì ông cũng bao nhiêu tuổi rồi?' bà chủ hỏi ông ta.
'Tôi chín mươi ba,' ông ta nói.
'Được, ông đã có nó rồi, thưa ông,' bà ấy nói với ông ấy.
'Tôi có rồi sao? À - thế thì tôi nợ bà bao nhiêu?'
Bây giờ trí nhớ ông ấy mất rồi, nhưng dầu vậy ông ấy đã tới đi tìm một gái mãi dâm. Ông ấy không thể nhớ được, nhưng đam mê vẫn còn dai dẳng. Ông ấy phải đang trên giường chết. Ông ấy có thể đã được những người khác mang tới nhà thổ. Tới chính lúc cuối cùng...
Đây là quan sát của tôi - rằng trong một trăm người, gần chín mươi chín người chết đi mà vẫn nghĩ về dục. Thực tế khi cái chết tới, ý tưởng về dục lại trở thành rất mạnh. Bởi vì cái chết và dục là đối lập nhau; chúng là các cực đối lập. Dục là việc sinh còn chết là chấm dứt của cùng năng lượng mà sinh làm thoát ra. Cho nên khi chết, người ta trở nên quan tâm một cách ám ảnh tới dục. Và điều đó trở thành việc bắt đầu của sự sinh khác.
Chết mà không nghĩ về dục là một kinh nghiệm lớn lao. Thế thì cái gì đó cực kì quan trọng đã xảy ra cho bạn. Nếu bạn có thể chết đi mà không nghĩ về dục chút nào, không bị bóng của dục che trong tâm trí mình, về niềm khao khát cuộc sống, thì bạn đang chết như người ta đáng phải chết. Chỉ một phần trăm mọi người mới chết theo cách đó.
Có những người Phật gọi là dự lưu srotapanna - những người đã đi vào dòng chảy, những người đã trở thành sannyasin, những người đã lấy bước tiến tới hiểu biết cái gì là thực và cái gì là không thực, những người đã trở nên mang tính phân biệt về cái gì là mơ và cái gì là thực.
Khó mà coi nhẹ cuộc sống và đi tới cái chết chắc chắn.
Ngay cả khi cái chết tới, thế nữa cũng khó mà coi nhẹ được cuộc sống. Ngay cả khi cái chết đã trở thành chắc chắn. Thực tế, cái chết là điều chắc chắn duy nhất. Mọi thứ khác đều không chắc chắn. Mọi thứ khác có thể xảy ra, có thể không xảy ra, mọi thứ khác đều ngẫu nhiên. Cái chết là tuyệt đối chắc chắn. Ngày bạn được sinh ra, cái chết đã trở thành chắc chắn. Với chính việc sinh, một điều duy nhất đã trở thành chắc chắn - đó là bạn sẽ chết.
Cái chết là chắc chắn. Bạn có thể biết nó hay bạn có thể không biết nó; bạn có thể nhìn nó, bạn có thể không nhìn nó - nhưng cái chết là chắc chắn. Dầu vậy, ngay cả với nhiều chắc chắn như thế, người ta vẫn sợ đi vào trong nó; người ta níu bám lấy cuộc sống không chắc chắn, với cuộc sống tựa giấc mơ. Chết dường như còn thực hơn bất kì điều gì bạn có thể gọi là sống của mình.
Phật nói khó mà chấp nhận được chết và đi vào trong chết, và khó mà coi nhẹ được cái gọi là sống. Nhưng con người của hiểu biết bắt đầu coi nhẹ sống và coi trọng chết. Người đó kính trọng chết nhiều hơn bởi vì chết chắc chắn hơn, phải là phần nhiều của thực tại hơn cái gọi là sống - bởi vì cái gọi là sống chỉ như mơ thôi.
Bạn đã sống ba mươi bốn mươi hay năm mươi năm. Bây giờ nhìn lại, suy nghĩ hồi tưởng lại xem. Điều gì đã xảy ra trong năm mươi năm này? Nó là thực hay nó chỉ là giấc mơ dài? Bạn có thể thấy khác biệt gì không... liệu nó là thực hay là giấc mơ? Làm sao bạn sẽ phân biệt được? Có thể bạn đã mơ tất cả. Có thể nó chỉ là một ý tưởng trong tâm trí bạn. Bạn có bằng chứng nào rằng nó là thực không? Cái gì còn lại trong tay bạn? Chẳng có gì... trống rỗng. Và bạn gọi nó là sống sao? Và chỉ cái trống rỗng còn lại từ nó sao?
Phật nói, tốt hơn cả là hãy gọi nó là chết. Bây giờ nhìn vào chết đi - có thể có sống thực.
Điều đó là khó, nhưng người trở nên quan tâm tới chết, bị mê say bởi chết, hiện tượng chết, lại trở thành một kiểu người khác. Người đó là một dự lưu srotapanna.
Những người còn níu bám lấy bờ này là những người coi sống là tất cả. Những người cố gắng hiểu, xuyên thấu sâu vào trong sống, đều trở nên nhận biết rằng đây không phải là điều thực. Thế rồi họ lấy cú nhảy vào dòng sông đang đi tới đâu đó khác - hướng tới chết.
Thiền là nỗ lực để chết một cách tự nguyện. Và trong thiền sâu người ta chết đi. Trong thiền sâu, cái gọi là sống biến mất và lần đầu tiên bạn đương đầu với chết. Kinh nghiệm của đương đầu đó làm cho bạn thành bất tử. Bỗng nhiên bạn siêu việt lên trên chết. Bỗng nhiên bạn biết - cái sẽ chết đi không phải là bạn.
Tất mọi thứ đều có thể chết, bạn không chết. Bạn không là thân thể mình, không là tâm trí mình, không là bản thân mình. Bạn đơn giản là không gian thuần khiết - cái không bao giờ sinh ra và không bao giờ chết đi.
Mọi người rất hiếm khi nói về chết. Ngay cả nếu họ có nói về nó, họ rất ngần ngại nói ra. Ngay cả họ có bị buộc phải nói về nó, họ cảm thấy lúng túng - ngay cả những người tin rằng linh hồn không bao giờ chết, ngay cả những người tin rằng sau cái chết người ta đi tới thượng đế vĩnh hằng, tới thiên đường.
Trong Bài viết không phổ biến - Unpopular Essays, Bertrand Russell đã kể một giai thoại.
"F. W. H. Myers, người mang tâm linh hướng vào niềm tin vào cuộc sống tương lai, đã hỏi một người đàn bà vừa bị mất đứa con gái xem bà ta cho rằng linh hồn con gái mình đã trở thành cái gì.
Người mẹ đáp, 'À, vâng, tôi cho rằng nó đang tận hưởng phúc lạc vĩnh hằng, nhưng tôi ước ông sẽ không nói về những chủ đề không dễ chịu như vậy."'
Bây giờ nếu thực sự cô bé đang tận hưởng phúc lạc vĩnh hằng, thế thì sao chủ đề này lại không dễ chịu? Người ta phải hạnh phúc khi nói về điều đó chứ, và chỉ lẩn trốn điều không dễ chịu, người ta đã phát minh ra nhiều lí thuyết, niềm tin, rằng sau chết người ta sẽ lên thiên đường vĩnh hằng. Mọi người đều phải tự thuyết phục mình bằng cách nào đó rằng mình sẽ không chết.
Giáo huấn của Phật là ở chỗ bạn phải chấp nhận sự kiện rằng bạn sẽ chết. Mà không chỉ có thể - tất cả những gì bạn nghĩ là mình, hoàn toàn, trong sự toàn bộ, đều sẽ chết đi. Phật rất nghiêm khắc về điều đó.
Nếu bạn hỏi Mahavira, ông ấy sẽ nói rằng thân thể sẽ chết, tâm trí sẽ chết, nhưng linh hồn bạn thì sao? - không, linh hồn bạn sẽ còn lại. Bây giờ có bảo vệ nào đó. Chúng ta có thể nghĩ, 'Thôi được, thân thể sẽ chết. Chúng ta muốn nó không chết, nhưng chúng ta có thể chấp nhận được. Thân thể không phải là tôi.'
Ở Ấn Độ bạn có thể tìm thấy nhiều sư, thánh nhân, chỉ suy tư: 'Ta không phải là thân thể. Ta không phải là thân thể. Ta là linh hồn vĩnh hằng.' Bây giờ, họ đang làm gì vậy? Nếu họ thực sự biết rằng họ là linh hồn vĩnh hằng, thế thì sao lại có lặp lại thường xuyên này? Họ là ai mà đang cố gắng để bị lừa? Sao lại cứ có lặp lại thường xuyên rằng 'Ta không phải là thân thể'? Nếu bạn không là thân thể, thì bạn không là thân thể - chấm dứt.
Không, họ không thực tin đâu; họ đang cố tự thôi miên mình thôi. 'Ta không là thân thể này.' Cứ lặp lại điều đó trong nhiều năm, họ có thể đi tới việc tự gợi ý rằng 'Ta không là thân thể này', nhưng điều đó sẽ không là kinh nghiệm của riêng họ. Nó sẽ vẫn còn chỉ là tự thôi miên. Họ đã tự lừa dối mình, họ đã rơi vào trong lừa gạt.
Và thế rồi họ nói, 'Ta là linh hồn vĩnh hằng - vô hạn, Sat-chit-anand - thực, bao giờ cũng thực, tồn tại, bao giờ cũng tồn tại, phúc lạc, bao giờ cũng phúc lạc. Họ đang tranh đấu với cái chết và họ đang cố gắng tìm ra chỗ nào đó nơi họ có thể lẩn trốn cái chết.
Cách tiếp cận của Phật là hoàn toàn khác. Ông ấy nói không có chỗ nào để lẩn trốn cả. Bạn phải đi thẳng vào nó. Và Phật nói thân thể bạn sẽ chết, tâm trí bạn sẽ chết, cái gọi là linh hồn của bạn sẽ chết - mọi thứ, toàn bộ. Bạn sẽ chết. Chẳng cái gì còn lại cả.
Điều này là rất, rất khó ngay cả để quan niệm. Nhưng Phật nói, nếu bạn có thể quan niệm được điều này, và nếu bạn sẵn sàng cho điều này, chỉ thế thì bạn mới có khả năng biết rằng không gian bên trong nhất ở bên ngoài thời gian và không gian.
Nhưng nhớ lấy - bạn không biết không gian đó chút nào, cho nên nó chẳng liên quan gì tới bạn cả. Bất kì cái gì là sự đồng nhất của bạn cũng đều sẽ chết hoàn toàn và cái sẽ còn lại thì chẳng liên quan gì tới bạn.
Cho nên Phật nói đừng hỏi về điều đó. Bởi vì bạn là con vật hợp lí hoá, là anh chàng mưu mẹo tới mức nếu Phật nói, 'Vâng, có không gian bên trong mà sẽ còn lại,' thì bạn nói, 'Được, đấy là cái tôi gọi là linh hồn của tôi.' Bạn trở lại trong cái bẫy cũ. 'Vậy, tôi sẽ sống sót. Chẳng có gì đáng sợ cả.' Bạn sẽ tìm ra sự đồng nhất nào đó với cái không gian bên trong đó.
Phật hoàn toàn giữ im lặng. Ông ấy phải đã bị cám dỗ nhiều lần để nói về nó. Rất khó giữ bí mật khi bạn biết - nhưng Phật đã giữ nó.
Phải thực sự gần như là siêu nhân mới giữ được các bí mật. Bạn có thể đã quan sát sự kiện này. Bất kì khi nào ai đó nói với bạn, 'Đừng nói điều đó cho bất kì ai nhé, giữ bí mật về nó,' thế thì bạn lâm vào khó khăn. Toàn thể tâm trí đều hướng tới việc kể nó cho ai đó. Dường như điều đó là tự nhiên trong nó. Cứ dường như bạn ăn cái gì đó; thế rồi làm sao bạn có thể giữ nó mãi bên trong dạ dầy mình được? Nó phải bị thải loại ra chứ. Nó phải bị tống ra. Bằng không thì bạn sẽ bị táo bón kinh niên và điều đó thì sẽ rất khó chịu.
Cùng điều đó xảy ra với tâm trí. Ai đó nói cái gì đó cho bạn: 'Giữ bí mật điều đó.' Chồng bạn tới và anh ta nói, 'Em nghe này, giữ bí mật điều đó.' Bây giờ vợ gặp rắc rối, bởi vì cái gì đó đã đi vào trong tâm trí. Nó phải đi ra, bằng không sẽ có táo bón tinh thần. Và cô ấy cảm thấy rất nặng nề chừng nào cô ấy còn chưa tìm được ai đó. Cô ấy sẽ đi kể cho người phục vụ. Và tất nhiên cô ấy sẽ nói, 'Đừng kể điều đó cho ai đấy.' Và người phục vụ sẽ chạy nhanh hơn về nhà, về vợ mình, bởi vì - phải làm gì đây? Và trong vài phút cả thành phố sẽ biết.
Rất khó giữ bí mật. Bạn có thể giữ bí mật chỉ nếu nó đã không tới từ bên ngoài, nhớ điều đó. Nếu nó đã tới từ bên ngoài, nó phải đi ra ngoài; nó không thể bị giữ lại. Nếu nó đã nảy sinh trong bản thể bạn, nếu nó đã nở hoa bên trong bạn, nếu nó có gốc rễ tồn tại trong bản thể bạn, bạn có thể giữ nó là điều bí mật - bởi vì nó đã không tới từ bên ngoài; không có nhu cầu cho nó đi ra ngoài.
Phật có thể giữ bí mật này bởi vì nó là kinh nghiệm riêng của ông ấy. Không ai đã kể nó cho ông ấy, ông ấy đã không tìm thấy nó trong Vedas, ông ấy đã không biết nó từ các nguồn truyền thống, ông ấy đã không đọc về nó. Nó đã đi vào trong bản thể ông ấy; nó đã nở hoa trong bản thể riêng của ông ấy - nó là bông hoa riêng của ông ấy. Khi cái gì đó nở hoa trong bạn, nó là của bạn; đấy là tuỳ bạn giữ lại hay chia sẻ.
Phật liên tục bị cám dỗ. Hàng nghìn lần, tôi nghĩ gần như mọi ngày, mọi người cứ tới ông ấy và hỏi ông ấy, 'Vâng, chúng tôi có thể hiểu rằng hồn vía sẽ chết, thân thể sẽ chết, tâm trí sẽ chết - nhưng linh hồn thì sao? cái ngã thì sao? atman thì sao?' Và Phật cứ nói thẳng thừng, 'Mọi thứ sẽ chết. Mọi thứ mà ông biết là sự đồng nhất của mình, đều sẽ chết. Ông sẽ chết hoàn toàn còn cái sẽ được giữ lại thì ông chẳng biết gì về nó cả.'
Khi bạn biến mất, thế thì bạn sẽ biết cái còn lại. Cái đó chẳng liên quan gì tới bạn cả. Cái đó tồn tại trước khi bạn tồn tại. Cái đó tồn tại ngay bây giờ, song hành cùng bạn. Bạn chưa bao giờ gặp nó cả. Bạn là hai đường song song; bạn chưa bao giờ gặp cả. Bạn đang lẩn trốn nó. Khi bạn không có, nó được lộ ra.
Phật nói, đi vào trong cái chết sâu nhất có thể được. Và điều đó là có thể chỉ nếu bạn bắt đầu coi nhẹ cái gọi là cuộc sống của mình. Coi nhẹ nó nghĩa là biết nó - nó là giấc mơ thôi.
Một thanh niên nông thôn và cô bạn gái bắt gặp con chó đầu to trông có vẻ tiều tuỵ và đói.
'Sao thế, anh Percy,' cô ta kêu lên khi anh ta bắt đầu rút lui chiến lược. 'Anh bao giờ cũng thề là anh sẽ đối mặt với cái chết vì em cơ mà.'
'Anh sẽ làm thế,' anh ta nhảy lui lại, 'nhưng cái con chó ma quỉ này lại không chết cho!'
Mọi người nói họ có thể đối mặt với cái chết, nhưng khi phải đương đầu với cái chết, bỗng nhiên toàn thể dũng cảm của họ biến mất. Mọi người nói rằng họ có thể buông xuôi cuộc sống của họ rất dễ dàng. Điều đó không dễ dàng thế đâu.
Niềm khao khát cuộc sống là rất sâu sắc. Bạn đã tưới nước cho nó trong nhiều kiếp sống rồi; gốc rễ của nó đã ăn sâu vào trong con người bạn. Cho dù bạn có chặt đi vài cành, điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì; cho dù bạn có chặt đi cả cái cây, điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì - chồi non vẫn sẽ mọc ra.
Khó mà là người được hạnh phúc quen biết với kinh phật.
Phật nói rất ít người, rất ít người được hạnh phúc, ít người có may mắn, vài người được chọn, vài người được hạnh phúc, những người đã trở nên quen thuộc với trí huệ của vị phật.
Bởi vì để ở trong tiếp xúc với vị phật, bạn phải trải qua vài kinh nghiệm rằng cuộc sống là ảo tưởng, rằng cái chết là chắc chắn. Chừng nào ảo tưởng của bạn về cuộc sống còn chưa bị tan tành hoàn toàn, bạn sẽ không nghe theo vị phật đâu. Ông ấy là không liên quan, ông ấy không tồn tại với bạn.
Phật tồn tại với bạn chỉ nếu bạn đã trở nên tỉnh táo rằng cuộc sống này đang lướt nhanh qua, đang trôi tuột qua; rằng cuộc sống này chỉ là cái bóng, không là thực tại... sự phản xạ trong tấm gương. Khi tất cả mọi giấc mơ của bạn về cuộc sống đã bị tan tành, thế thì bạn trở nên quan tâm tới vị phật. Và khi bạn trở nên quan tâm, chỉ thế thì mới có khả năng hiểu được trí huệ Phật, trí huệ của người đã thức tỉnh.
Ai là người đã thức tỉnh? Người đã đi tới biết cái gì là mơ, người đã đi tới biết cái gì không là mơ. Khi bạn ngủ, mơ có vẻ như thật. Đến sáng khi bạn thức, thế thì bạn biết rằng nó là không thật. Vị phật là người đã thức tỉnh - thức tỉnh khỏi cái gọi là cuộc sống này và đã đi tới nhận ra rằng nó là giấc mơ.
Nếu bạn cũng cảm thấy đau đớn, thất vọng, khổ của cuộc sống mơ này, cuộc sống vô tích sự này, chỉ thế thì bạn mới bắt đầu đi về cội nguồn của ánh sáng; bằng không thì không thể được. Phật nói đấy là vài người được hạnh phúc.
Thứ năm:
Khó mà có cơ hội cho một người được sinh vào thời của vị phật.
Khó mà có cơ hội... Vâng, nó là vậy đấy, bởi vì vị phật là hiếm có rồi. Hàng nghìn năm trôi qua, thế rồi một người trở thành phật. Và ngay cả thế thì cũng không nhất thiết là ông ấy sẽ bắt đầu thuyết giảng. Ông ấy có thể chẳng thuyết giảng chút nào. Ông ấy có thể đơn giản biến mất vào cái không biết. Không có nhu cầu rằng ông ấy phải trở thành bậc thầy. Cho nên, chư phật đã ít rồi, và thế rồi chư phật trở thành bậc thầy và giúp đỡ mọi người thì thậm chí lại còn ít hơn nữa.
Khó mà có cơ hội cho một người được sinh vào thời của vị phật.
Cho nên nếu bạn có thể tìm thấy một người thức tỉnh, nếu bạn có thể tìm thấy một người có chút ít khác biệt với bạn, nếu bạn có thể tìm thấy một người có đôi mắt mà bạn không thấy mây mù của giấc ngủ và quanh người đó bạn có thể cảm thấy hào quang của thức tỉnh, thế thì đừng bỏ lỡ cơ hội này, bởi vì có thể trong nhiều kiếp bạn sẽ không bắt gặp được một người như vậy nữa đâu.
Khó mà chinh phục được đam mê, khó ngăn cản được ham muốn ích kỉ.
Khó mà chinh phục được đam mê. Đó là lí do tại sao Phật nói người dũng cảm sẽ không bận tâm đi lên đỉnh Himalaya. Vâng, điều đó là khó khăn - nhưng chẳng cái gì so được với việc chinh phục niềm đam mê riêng của bạn. Con người thực của dũng cảm sẽ không cố gắng đi lên mặt trăng. Điều đó là khó khăn - nhưng không cái gì có thể so sánh được với việc chinh phục niềm đam mê riêng của bạn và sự thèm khát cuộc sống.
Cuộc phiêu lưu lớn nhất trong cuộc sống là trở thành vô đam mê, trở thành tự do với thèm khát. Để chỉ hiện hữu, không có khao khát về bất kì cái gì khác; để chỉ ở đây bây giờ; không ham muốn về tương lai, không ham muốn về bất kì cái gì lặp lại của quá khứ... không phóng chiếu.
Khó mà không khao khát điều dễ chịu.
Sao chúng ta lại sống trong mơ? - bởi vì mơ nhiều lần là dễ chịu. Đó là thủ đoạn của mơ, đó là cách chúng thuyết phục bạn; đó là cái mồi của chúng.
Tôi đã nghe:
Để nhấn mạnh của bạn vào cái gì là thực. Cho dù không dễ chịu, chọn cái thực đi. Để tôi nhắc lại điều đó: cho dù cái thực là không dễ chịu với bạn, chọn cái thực, trở thành dễ chịu với nó. Chỉ thế bạn mới có thể đi tới được chân lí; không có cách khác.
Mulla Nasruddin đứng im lặng bên cạnh người cha sắp chết của mình. 'Này, con ơi,' ông già thì thào, 'bao giờ cũng nhớ rằng của cải không đem lại hạnh phúc đâu.'
'Dạ, thưa bố,' Nasruddin nói, 'Con hiểu điều đó, nhưng ít nhất cho phép con chọn loại khổ mà con thấy dễ chịu nhất.'
Đó là điều chúng ta đang làm - cố gắng tìm ra khổ có vẻ dễ chịu. Đó là toàn thể tìm kiếm của bạn. Phật nói:
Khó mà không khao khát điều dễ chịu.
Dễ chịu hay không dễ chịu không phải là vấn đề. Bởi vì giấc mơ có thể là dễ chịu, lời dối trá có thể là dễ chịu, đôi khi chất độc có thể dễ chịu, đôi khi tự tử có thể dễ chịu - điều đó không phải là vấn đề. Vấn đề là cái gì mới là thực.
Người thực nỗ lực để biết cái thực, còn người không thực cố gắng chỉ để tìm những thứ dễ chịu, tiện nghi, thuận tiện. Nhìn, quan sát. Đừng đi theo cái dễ chịu, bằng không thì mơ sẽ cứ kéo bạn và đẩy bạn đi đây đó, và bạn sẽ vẫn còn giống như mẩu gỗ trôi giạt.
Khó mà không đi vào đam mê khi bị coi thường.
Giận dữ dễ dàng thế; máy móc thế. Bạn không cần có nhận biết nào cho nó, nó tựa như người máy vậy. Ai đó xúc phạm bạn; bạn trở nên giận dữ. Phật nói, thử xem; khi ai đó xúc phạm bạn, vẫn còn bình thản và yên tĩnh. Đừng bỏ lỡ cơ hội này. Đây là cơ hội để thoát ra khỏi thế giới máy móc của bạn. Đây là cơ hội để trở nên ý thức nhiều hơn. Người đó đang cho bạn cơ hội tuyệt vời để trưởng thành. Đừng bỏ lỡ nó.
Bất kì khi nào bạn thấy có cơ hội khi tự nhiên trở nên máy móc, thử trở nên không máy móc, trở nên ý thức nhiều hơn về tình huống này. Và điều đó sẽ trở thành cái thang trưởng thành của bạn.
Ai đó xúc phạm bạn. Rất dễ bị tổn thương. Điều đó là máy móc; bạn không được cần cho điều đó; chẳng thông minh nào được cần cho điều đó cả. Rất dễ lâm vào cơn cuồng nộ, giận dữ, bốc lửa. Chẳng thông minh nào được cần cho điều đó cả. Ngay cả con vật cũng làm điều đó, cho nên chẳng có gì đặc biệt trong nó cả.
Làm điều gì đó đặc biệt đi. Vẫn còn bình thản và yên tĩnh và bình tĩnh. Thảnh thơi, quan sát bên trong rằng điều máy móc này không sở hữu bạn. Trở nên chùng lỏng chút ít khỏi thói quen máy móc của bạn và bạn sẽ được lợi nhiều vô cùng. Bạn sẽ bắt đầu trở nên ngày một nhận biết hơn.
Khó mà không lạm dụng thẩm quyền của mình.
Rất khó - bởi vì ngay chỗ đầu tiên mọi người đều tìm kiếm thẩm quyền chỉ để lạm dụng nó.
Bạn đã nghe câu ngạn ngữ nổi tiếng của Huân tước Acton rằng quyền lực gây biến chất. Điều đó không đúng. Quan sát của ông ấy là phải theo một cách nào đó, nhưng không đúng. Quyền lực không bao giờ làm biến chất được ai cả, nhưng dầu vậy Huân tước Acton vẫn phải - bởi vì chúng ta bao giờ cũng thấy mọi người bị biến chất bởi quyền lực. Làm sao quyền lực có thể làm biến chất mọi người được?
Mặt khác, thực tế, người bị biến chất tìm kiếm quyền lực. Tất nhiên, khi họ không có quyền lực, họ không thể diễn đạt được biến chất của mình. Khi họ có quyền lực, thế thì họ được tự do. Thế thì họ có thể đi cùng quyền lực, thế thì họ không lo lắng. Thế thì họ đi vào ánh sáng thực của mình, thế thì họ biểu lộ khuôn mặt thực của mình.
Quyền lực không bao giờ làm biến chất được bất kì ai, nhưng chỉ những người biến chất mới bị hấp dẫn tới quyền lực. Và khi họ có quyền lực, thế thì tất nhiên họ dùng nó cho tất cả mọi ham muốn và đam mê của mình.
Chuyện xảy ra. Một người có thể rất khiêm tốn. Khi người đó tìm kiếm một địa vị chính trị, người đó có thể rất khiêm tốn, và bạn có thể biết người đó - bạn có thể đã biết rằng trong cả đời mình người đó là người giản dị và khiêm tốn - và bạn bầu cho người đó. Khoảnh khắc người đó có quyền lực, có biến thái; người đó không còn là cùng người trước nữa. Mọi người ngạc nhiên - làm sao quyền lực lại làm biến chất?
Thực tế, khiêm tốn đó là giả, hư huyễn. Người đó đã khiêm tốn bởi vì người đó yếu đuối. Người đó khiêm tốn bởi vì người đó không có quyền lực. Người đó sợ người đó sẽ bị những người có quyền lực khác nghiền nát. Khiêm tốn của người đó là chính trị của người đó, chính sách của người đó. Bây giờ người đó không cần sợ nữa, bây giờ không ai có thể nghiền nát được người đó. Bây giờ người đó có thể đi về chính con người thực của mình, bây giờ người đó có thể diễn đạt thực tại riêng của mình. Bây giờ người đó có vẻ biến chất.
Phật nói:
Khó mà không lạm dụng thẩm quyền của mình.
Khó, bởi vì ngay chỗ đầu tiên chỉ những người muốn lạm dụng thẩm quyền của mình mới quan tâm tới quyền lực. Nếu bạn có thẩm quyền nào đó, quan sát xem. Ngay cả những thẩm quyền nhỏ bé cũng làm biến chất mọi người. Bạn có thể chỉ là một cảnh sát đứng ở ngã tư đường, nhưng nếu bạn có cơ hội, bạn sẽ lạm dụng nó; bạn sẽ bầy tỏ bản thân mình bạn là ai.
Mulla Nasruddin thường phục vụ như một cảnh sát. Anh ta bắt một người phụ nữ đang lái xe. Tất nhiên, phụ nữ và người lái xe không bao giờ đi cùng nhau, cho nên cô ta đi sai. Mulla lấy quyển sổ tay ra và bắt đầu viết. Người phụ nữ này nói, 'Đợi đã! Tôi quen biết ông bộ trưởng chính, cho nên đừng lo.' Nhưng Mulla tiếp tục viết; anh ta không chú ý gì cả. Người phụ nữ này nói, 'Anh có biết không, tôi thậm chí còn quen biết cả thống đốc nữa!' Nhưng Mulla vẫn tiếp tục viết.
Người phụ nữ này nói, 'Nghe đây, anh đang làm gì vậy? Tôi thậm chí còn quen biết cả Indira Gandhi nữa đấy!'
Mulla nói, 'Thưa bà xin bà nghe cho, bà có biết Mulla Nasruddin không?'
Bà ta nói, 'Không, chưa bao giờ nghe về ông ấy.'
Anh ta nói, 'Tên tôi là Mulla Nasruddin, và chừng nào bà còn chưa biết về Mulla Nasruddin, chẳng cái gì có tác dụng cả.'
Khi bạn có thẩm quyền, thế thì người có quyền có khuynh hướng... Điều đó dễ dàng thế, hừ? Bạn có thể quan sát điều đó khắp xung quanh. Bạn đang đứng cạnh cửa sổ đường sắt của nhà ga tầu hoả còn người soát vé lại cứ làm cái gì đó - và bạn có thể thấy rằng anh ta chẳng làm gì cả. Anh ta cứ lật hết trang nọ tới trang kia. Anh ta muốn trùng trình. Anh ta muốn chỉ cho bạn thấy rằng bây giờ anh ta có thẩm quyền đấy. Anh ta nói, 'Đợi nhé.' Anh ta không thể bỏ mất cơ hội này để nói không với bạn.
Quan sát đi - cả bên trong bản thân mình nữa. Con bạn tới và nói, 'Bốơi, con xin ra ngoài chơi?' Bạn nói, 'Không!' Và bạn biết rõ và con bạn cũng biết rõ rằng bạn sẽ cho phép nó. Thế rồi đứa con bắt đầu cằn nhằn và nhảy lên và hét lên và nó nói, 'Con muốn đi chơi!' Thế rồi bạn nói, 'Thôi được, đi đi.' Và bạn biết điều đó; điều đó đã xảy ra trước đây theo cùng cách. Và chẳng có gì sai trong việc đi ra ngoài chơi cả. Sao bạn lại nói không?
Nếu bạn có thẩm quyền, bạn muốn biểu lộ nó. Nhưng thế rồi đứa con cũng có thẩm quyền nào đó. Nó bắt đầu nhảy lên, nó tạo ra cơn thịnh nộ, và nó biết rằng nó sẽ tạo ra rắc rối và hàng xóm sẽ nghe thấy và mọi người sẽ nghĩ sai về bạn, cho nên bạn nói, 'Thôi được, đi đi.'
Trong mọi chạm trán con người bạn sẽ thấy điều đó xảy ra - mọi người đang ném thẩm quyền của mình ra khắp xung quanh; hoặc bắt nạt mọi người hoặc bị người khác bắt nạt. Và nếu ai đó bắt nạt bạn, bạn sẽ lập tức tìm người yếu hơn nào đó để nhận trả thù.
Nếu ông chủ của bạn bắt nạt bạn ở văn phòng, bạn sẽ về nhà và bắt nạt vợ mình. Và nếu cô ấy không phải là người đàn bà của phong trào tự do, thế thì cô ấy sẽ đợi cho đứa con về nhà từ trường, và cô ấy sẽ bắt nạt đứa con. Và nếu đứa con thuộc vào kiểu cổ, không phải kiểu Mĩ, thế thì đứa trẻ này sẽ về phòng mình và vò xé đồ chơi của nó, bởi vì đó là cách duy nhất nó có thể bắt nạt. Nó có thể biểu lộ quyền lực của mình lên đồ chơi. Nhưng điều này cứ diễn ra mãi. Điều này dường như là toàn thể trò chơi. Đây chính là chính trị thực là gì.
Thoát ra khỏi tâm trí chính trị là ý nghĩa của lời kinh này:
Khó mà không lạm dụng thẩm quyền của mình.
Cho nên bất kì khi nào bạn có thẩm quyền nào đó... Và mọi người đều có thẩm quyền này khác. Bạn không thể tìm thấy được một người, bạn không thể nào tìm thấy người cuối cùng không có thẩm quyền nào; ngay cả người đó cũng có thẩm quyền nào đó, ngay cả người đó có con chó thì người đó có thể đá. Mọi người đều có thẩm quyền ở đâu đó. Cho nên, mọi người đều sống trong chính trị. Bạn có thể không phải là thành viên của đảng phái chính trị nào; điều đó không có nghĩa rằng bạn không mang tính chính trị. Nếu bạn lạm dụng thẩm quyền của mình, bạn mang tính chính trị. Nếu bạn không lạm dụng thẩm quyền của mình, thế thì bạn là không có tính chính trị.
Trở nên nhận biết hơn để đừng lạm dụng thẩm quyền của mình. Điều đó sẽ cho bạn ánh sáng rất mới
- cách bạn hoạt động - và điều đó sẽ làm cho bạn bình thản và định tâm thế. Nó sẽ cho bạn yên bình và thanh thản.
bản thể bên trong của bạn sẽ vẫn còn không bị biến chất.
Đó là ý nghĩa khi Jesus nói, 'Nếu ai đó đánh, tát vào má ông, thế thì chìa má kia ra nữa. Nếu ai đó buộc ông mang đồ vật của người đó đi một dặm, đi hai dặm. Và nếu ai đó định lấy cắp chiếc áo choàng của ông, cho người đó cả áo sơ mi của ông nữa.'
Toàn thể ý nghĩa là thế này: rằng tốt hơn cả là cứ bị lừa, bởi vì khi ai đó lừa bạn, người đó có thể lừa bạn chỉ những thứ không quan trọng, những thứ vô nghĩa. Khi bạn lừa ai đó, bạn đang đánh mất cái gì đó của bản thể bên trong của mình... cái gì đó có giá trị vô cùng.
Khó mà điềm tĩnh và chất phác trong mọi cư xử với người khác.
Rất đơn giản để là chất phác khi bạn một mình. Đó là lí do tại sao nhiều người đi lên Himalaya hay đi vào các tu viện nơi họ vứt bỏ thế giới này. Rất đơn giản để không lừa khi bạn một mình. Rất đơn giản để mà giản dị khi bạn một mình - nhưng phỏng có ích gì?
Khó mà điềm tĩnh và chất phác trong mọi cư xử với người khác.
Điều đó là rất khó, bởi vì mọi người đều tinh ranh. Nếu bạn là người chất phác, bạn sẽ bị lừa.
Phật nói, cứ bị lừa đi. Bị lừa còn tốt hơn là đi lừa. Nếu đây là những phương án duy nhất - bị lừa hay đi lừa - thế thì Phật nói chọn điều thứ nhất, bị lừa. Ít nhất
Tất nhiên, khi bạn một mình bạn không thể bất lương được. Tất nhiên, khi bạn một mình bạn không thể dối trá được. Tất nhiên, khi bạn một mình bạn không thể bản ngã được, bạn không thể mang tính cạnh tranh được, bạn không thể lừa dối được, bạn không thể tổn thương được. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã thay đổi và biến đổi. Phép thử thực là trong thế giới này.
Cho nên, đừng bao giờ rời bỏ thế giới này - thay đổi bản thân mình đi. Rất dễ thay đổi hoàn cảnh, nhưng điều đó không phải là điều thực - thay đổi tâm thức của bạn đi.
Khó mà thấu đáo trong học tập và vét hết trong điều tra.
Tâm trí có khuynh hướng lười biếng - mọi lười biếng đều trong tâm trí. Tâm trí muốn né tránh mọi nỗ lực. Đó là lí do tại sao tâm trí không muốn đi vào những chiều hướng mới. Nó vẫn còn níu bám lấy cái cũ, cái quen thuộc, bởi vì nó biết nó rất hiệu quả ở đó. Nó có tính thành thạo và kĩ năng nào đó. Bây giờ, một khi bạn đã lắng đọng, bạn không muốn điều đó.
Nhiều người cứ sống cùng người đàn bà hay cùng người đàn ông, không phải bởi vì họ yêu người đàn ông hay đàn bà, mà chỉ bởi vì đó là sự quen thuộc. Bây giờ điều đó sẽ lại là rắc rối khi đi cùng người đàn bà khác và bắt đầu từ ABC. Họ đơn giản lười.e
Mọi người cứ sống theo cách họ đang sống - cho dù điều đó là khổ, cho dù chẳng có gì tồn tại từ nó ngoại trừ phiền não, nhưng họ vẫn tiếp tục sống, bởi vì ít nhất điều đó cũng là quen thuộc, đã biết; họ đã trở nên khéo léo về điều đó. Và họ có thể cứ ngủ.
Tâm trí là lười biếng. Lười biếng này là một trong những rào chắn.
Phật nói:
Bạn thậm chí đã không nhận biết thấu đáo về cuộc sống của mình, cái là điều có ý nghĩa nhất ở đây. Bạn thậm chí đã không điều tra về nó - về nó là gì. Bạn đã coi nó như đương nhiên có, trên bề mặt. Tất cả tri thức của bạn về cuộc sống đều là vay mượn. Bất kì điều gì bạn biết cũng không phải là điều bạn biết - nó là từ ai đó khác.
Tôi đã nghe:
Một nữ sinh y tá gặp phải câu hỏi sau trên tờ giấy thi: 'Hãy nêu năm lí do tại sao sữa mẹ lại tốt hơn sữa bò.'
Cô ấy trả lời. Thứ nhất: bởi vì nó tươi hơn. Thứ hai: bởi vì nó sạch hơn. Thứ ba: bởi vì mèo không thể với được tới nó. Thứ tư: bởi vì nó dễ đem đi cùng bạn trong cuộc hành trình.
Cố mãi mà cô ấy không tài nào nghĩ được lí do thứ năm. Bạn thử mà xem... ngay cả bốn điều này cũng không là lí do. Thất vọng quá, cô ta liếc sang nhìn bài của sinh viên nam cạnh mình, và thế rồi viết, Thứ năm: bởi vì nó bắt nguồn từ bình chứa nhỏ bé xinh xắn thế.
Đây là cách bạn vay mượn tri thức, nhìn quanh đây đó. Đây là tất cả mọi điều bạn biết. Bạn đã không nhìn thẳng. Và chừng nào bạn còn chưa nhìn thẳng, bạn sẽ vẫn còn ngu si, bạn sẽ vẫn còn tầm thường.
Khó mà thấu đáo trong học tập và vét hết trong điều tra.
Khó mà kìm nén lòng tự hào bản ngã.
Một trong những điều gian khó nhất trong cuộc sống là không nghĩ về bản thân mình như điều phi thường. Tất nhiên, đây là điều bình thường nhất trên thế giới để nghĩ, bởi vì mọi người đều nghĩ mình là phi thường. Mọi người đều nghĩ mình là phi thường, cho nên cảm giác là phi thường lại là điều bình thường nhất. Nhìn quanh xem - dầu vậy bạn vẫn cứ nghĩ rằng mình là phi thường.
Phật nói điều đó là rất khó, nhưng nếu bạn thực sự muốn đi trên con đường, bắt đầu cảm đi... chỉ là bình thường thôi. Đừng đòi hỏi điều phi thường gì.
Và điều này là cái đẹp của toàn thể sự việc - khoảnh khắc bạn trở thành bình thường, bạn trở thành phi thường. Khoảnh khắc bạn không đòi hỏi rằng bạn là ngoại lệ, bạn là ngoại lệ... bởi vì việc đòi hỏi này là bình thường thế. Mọi người đều nói mình là duy nhất, ngoại lệ. Mọi người có thể nói, có thể không nói, nhưng sâu bên dưới họ biết mình là ai.
Trở nên tỉnh táo đi. Làm sao bạn có thể là phi thường được? Hoặc mọi người đều phi thường, thế thì bạn cũng phi thường - nhưng phỏng có ích gì? Nếu tính phi thường là phẩm chất chung của mọi người, thế thì việc đòi hỏi về nó phỏng có ích gì? Hoặc mọi người đều phi thường, bởi vì mọi người đều tới từ cùng một nguồn của sự tồn tại, hoặc mọi người đều bình thường, bởi vì mọi người đều từ cùng một cội nguồn của sự tồn tại.
Bất kì điều gì bạn nghĩ về mình, cũng nghĩ về người khác như thế nữa đi. Và bất kì điều gì bạn nghĩ về người khác, cũng nghĩ về bản thân mình như vậy. Và thế thì tự hào sẽ biến mất. Tự hào bao giờ cũng là phù phiếm. Tự hào bao giờ cũng vì những lí do sai. Tự hào giống như cơn sốt và bạn không bao giờ có thể lành mạnh với nó được. Nó là cơn sốt.
Khó mà không cảm thấy khinh thường với người thất học.
Phật đặc biệt nhắc tới điều đó. Khi bạn thấy ai đó dốt nát hơn mình, bạn bỗng nhiên cảm thấy sự coi thường đó. Bởi vì khi bạn thấy ai đó có học hơn mình, bạn cảm thấy ghen tị. Cả hai điều này đi cùng nhau - khinh thường những người đằng sau bạn và ghen tị những người đằng trước bạn. Khinh thường và ghen tị chỉ ra rằng bạn liên tục so sánh bản thân mình với người khác.
Đừng bao giờ so sánh, bởi vì mọi so sánh đều ngu xuẩn. Mọi người đều chỉ như bản thân mình. Phỏng có ích gì mà so sánh? Bạn là ai mà so sánh? Và bạn là ai mà ấn định tiêu chuẩn - để quyết định ai là người có học và ai là người không có học? Bạn là ai để làm ra tiêu chuẩn ai là đẹp và ai là không đẹp? Bạn là ai? Sao bạn phải phán xét? Jesus nói, 'Ông không phán xét.'
Khó mà là người hiểu biết và thực tế.
Chừng nào mà tri thức còn chưa là của riêng bạn, bao giờ cũng có đứt quãng giữa điều bạn biết và điều bạn làm. Bởi vì bất kì điều gì bạn làm cũng không thể được biến đổi bởi tri thức thu thập từ người khác; nó không thể được thay đổi bằng tri thức vay mượn. Nó thay đổi chỉ khi sáng suốt của bạn nở hoa. Khó mà có cuộc sống tổng hợp, hài hoà giữa điều bạn biết và điều bạn làm.
Quan sát điều đó. Bất kì cái gì bạn làm, thực tế, đó là chỉ dẫn rằng duy nhất cái đó là cái bạn biết. Bất kì cái gì bạn biết và bạn không làm, cái đó bạn không biết chút nào. Vứt nó đi, ném nó đi! Nó là rác rưởi! Quan sát việc làm của bạn, bởi vì đó mới là tri thức thực của bạn.
Bạn nói giận dữ là xấu và bạn không muốn làm điều đó, nhưng thế rồi ai đó xúc phạm và bạn trở nên giận dữ và bạn nói, 'Phải làm gì đây? Mặc cho bản thân mình tôi vẫn trở nên giận dữ. Tôi biết rất rõ rằng giận dữ là xấu, độc hại, phá huỷ. Tôi biết điều đó, nhưng phải làm gì? - Tôi trở nên giận dữ.'
để tìm ra đích xác bạn biết gì. Và nếu bạn muốn biến đổi việc làm của mình, thế thì tri thức vay mượn sẽ không có tác dụng. Nếu bạn thực sự muốn biết giận dữ là gì, đi vào trong nó, thiền về nó, nếm trải nó theo nhiều cách, cho phép nó xảy ra bên trong bạn, được bao quanh bởi nó, được che phủ bởi nó, cảm thấy mọi cơn đau và nỗi đau và vết thương của nó, và chất độc, và cách nó đem bạn xuống thấp, cách nó tạo ra thung lũng đen tối cho bản thể bạn, cách bạn rơi vào địa ngục qua nó, cách nó là luồng đi xuống. Cảm thấy nó, biết nó. Và hiểu biết đó sẽ bắt đầu sự biến đổi trong bạn.
Biết chân lí là được biến đổi. Chân lí giải thoát - nhưng điều đó phải là của riêng bạn.
Khó mà không bày tỏ ý kiến về người khác.
Nếu bạn tới tôi, tôi sẽ nói, 'Bạn không biết rằng giận dữ là độc hại đâu. Bạn đã nghe nói về nó. Sâu bên dưới bạn biết rằng giận dữ là cần thiết; sâu bên dưới bạn biết rằng không có giận dữ bạn sẽ mất vị trí của mình, mọi người sẽ bắt nạt bạn. Không có giận dữ, bạn sẽ không có xương sống nào; lòng tự hào của bạn sẽ bị tan tành. Không có giận dữ, làm sao bạn có thể tồn tại trong thế giới này của tranh đấu liên tục để sống còn?' Đây là điều bạn biết, nhưng bạn nói, 'Tôi biết giận dữ là độc hại.'
Phật biết giận dữ là độc hại. Bạn đã nghe nói về Phật, bạn đã lắng nghe Phật, bạn đã học điều gì đó từ ông ấy - nhưng đó là tri thức của ông ấy.
Bất kì cái gì là việc làm của bạn, nhớ lấy - đó là việc biết của bạn. Đi sâu vào trong việc làm của mình
Rất khó. Chúng ta cứ diễn đạt một cách vô ý thức ý kiến của mình về người khác. Bạn có biết người khác không? Bạn thậm chí không biết tới bản thân mình. Ngu xuẩn làm sao mà đi diễn đạt ý kiến về người khác. Bạn có thể đã biết ai đó đó trong vài ngày. Bạn biết tên người đó, bạn biết cách người đó bước; bạn đã biết người đó trong vài tình huống - cách người đó hành động - nhưng bạn có biết người đó không? Người đó là lục địa mênh mông. Bạn đã biết chỉ một mảnh mẩu của nó.
Điều đó cũng tựa như một trang bị xé ra khỏi Kinh Thánh đã lọt vào tay bạn... gió đã đem nó tới cho bạn, bị rách ra... và bạn đọc vài câu. Chúng cũng không được đầy đủ - đâu đó một từ lại bị thiếu, đâu đó khác mực đã bị nhoè bởi nước mưa, đâu đó bùn đã dính vào... và thế rồi bạn quyết định về Jesus, hay bạn quyết định về Ki tô giáo. Điều đó sẽ là ngu xuẩn.
Cứ dường như là bạn được mang tới một buổi chiếu phim đang tiếp diễn. Bạn đi vào từ cửa này, bạn xem phim, và bạn đi ra qua cửa khác; chỉ có vài giây bạn mới ở giữa - và bạn quyết định về toàn thể câu chuyện. Điều đó sẽ là ngu xuẩn. Điều đó sẽ là cực kì ngu xuẩn về phần bạn. Thực tế, bạn sẽ không quyết định. Bạn sẽ nói, 'Tôi đã không xem cả bộ phim. Tôi không biết cái gì đã diễn ra trước đây, cái gì sắp tới sau, và tôi chỉ ở đây trong rạp chiếu phim này có vài giây; chỉ vài hình ảnh có đó, chúng gần như chẳng liên quan gì tới tôi cả - tôi không biết hoàn cảnh.'
Đó là cách chúng ta biết mọi người đấy. Cuộc sống là hiện tượng cực kì phong phú. Người ta chẳng bao giờ biết được, bởi vì chỉ một phần của nó tới trong hành động, chỉ đầu mẩu của tảng băng - điều thực vẫn còn nằm bên trong. Điều bạn làm là phần rất tí hon của điều bạn đang là. Điều bạn làm là phần rất nhỏ của điều bạn nghĩ, của điều bạn cảm, của điều bạn mơ, của điều bạn tưởng tượng, của điều cứ diễn ra bên trong con người bạn... chỉ các mảnh mẩu.
Phật nói, Khó mà không bày tỏ ý kiến về người khác - nhưng chấp nhận thách thức này đi. Chống lại cám dỗ đó. Đừng bày tỏ ý kiến của bạn về người khác và bạn sẽ trưởng thành trong hiểu biết. Bởi vì ý kiến của bạn trở thành rào chắn hiểu biết; nó trở thành định kiến.
Khó mà có cơ hội để người ta được giới thiệu với bậc thầy tâm linh thực sự.
Thực tế, được giới thiệu với bậc thầy tâm linh là một hiện tượng rất duy nhất.
Thứ nhất, không ai đi tìm chân lí cả. Cho dù thầy có đi qua bạn, bạn cũng sẽ vẫn còn hoàn toàn không biết sự tồn tại của thầy. Đó là cách thức mọi sự đã xảy ra khi Phật đi qua. Hàng triệu người vẫn còn không biết gì. Khi Jesus đi qua, mọi người thậm chí còn không nghe thấy tên ông ấy. Ông ấy là một nhân vật vô danh. Khi Mahavira còn ở đây, rất hiếm linh hồn tới tiếp xúc với ông ấy.
Bởi vì bạn có thể tới tiếp xúc với thầy chỉ khi bạn thực sự tìm kiếm chân lí một cách mãnh liệt, đam mê; khi bạn có mumuksha, ham muốn cháy bỏng để biết, và bạn sẵn sàng đánh cược mọi thứ cho nó.
Khi bạn sẵn sàng để biết, khi bạn sẵn sàng trở thành đệ tử, chỉ thế thì bạn mới có thể đi vào tiếp xúc được với thầy, chỉ thế thì bạn mới có thể được giới thiệu với thế giới của thầy. Sự sẵn sàng của bạn để trở thành đệ tử sẽ là việc giới thiệu của bạn.
Rất khó trở thành đệ tử. Dễ dàng trở thành học trò, bởi vì học trò không có mối quan hệ cá nhân. Người đó tới để biết mọi thứ. Bạn đi tới đại học, bạn là học trò. Nếu bạn tới tôi như học trò, bạn sẽ bỏ lỡ tôi, bởi vì thế thì bạn chỉ nghe điều tôi nói, và bạn sẽ thu thập nó như thông tin; bạn sẽ trở nên thông thái hơn. Nhưng nếu bạn thực sự muốn tới tôi, bạn phải tới tôi như đệ tử.
Đệ tử là người nói, 'Tôi không biết gì cả. Tôi buông xuôi toàn bộ, hoàn toàn. Tôi sẽ chỉ mang tính cảm nhận. Tôi tin cậy. Tôi sẵn sàng triệt tiêu bản thân mình. Nếu thầy nói, "Nhảy vào lửa," tôi sẽ nhảy.'
Đệ tử nghĩa là người sẵn sàng tin cậy vào ai đó... rất khó... sẵn sàng vứt bỏ bản thân mình, sẵn sàng đi cùng ai đó vào thế giới không biết, chưa thăm dò. Chỉ linh hồn rất dũng cảm mới trở thành đệ tử. Để học, người ta cần khiêm tốn. Để học, người ta cần trống rỗng toàn bộ, cảm nhận, nhạy cảm, mang tính thiền.
Học trò cần tập trung, đệ tử cần thiền. Tập trung nghĩa là người đó phải nghe đúng điều đang được nói. Thiền nghĩa là bạn phải hiện diện đúng; không chỉ nghe đúng - đó mới chỉ là một phần nhỏ của nó thôi.
Bạn phải ở đây cùng tôi hiện diện đúng, trong hoà điệu, trong hài hoà, trong mối quan hệ sâu sắc, trong hoà hợp để cho trái tim tôi có thể đập cùng trái tim bạn, để cho bạn có thể thở cùng nhịp thở của tôi, cho nên bạn có thể rung động với tần số của tôi.
Một khoảnh khắc tới giữa thầy và đệ tử khi họ cả hai bắt đầu rung động theo cùng nhịp điệu. Thế thì cái gì đó được truyền trao, thế thì cái gì đó xảy ra giữa họ. Cái mà không thể được nói ra lại có thể được truyền qua trong những khoảnh khắc đó. Cái mà không thể được diễn đạt lại có thể được trao qua những khoảnh khắc đó. Việc truyền trao bên ngoài kinh sách... đó là cách các Thiền sư diễn đạt nó... sự truyền trao bên ngoài kinh sách, sự truyền trao lập tức, trực tiếp.
Khó mà có được cái nhìn thấu vào bản chất con người, và thực hành đạo.
Khó mà có được cái nhìn thấu vào bản chất con người - bởi vì người ta phải đi vào bên trong. Ra ngoài chúng ta đi dễ dàng. Đi ra ngoài là đi xuống; điều đó là dễ dàng. Đi vào bên trong là đi lên. Nó là nhiệm vụ khó khăn vất vả, nó là khó.
Đi tới người khác là đơn giản - con đường của thế giới. Đi tới bản thân mình là khó - nó không phải là con đường của thế giới này, không phải là con đường của đám đông. Chỉ rất ít người, những linh hồn hiếm hoi, mới thử đi vào bên trong.
Khó mà có được cái nhìn thấu vào bản chất con người, và thực hành đạo.
Thứ nhất, khó có được cái nhìn sáng suốt vào bản thể riêng của mình, và thế rồi điều thậm chí còn khó hơn là thực hành nó, bởi vì thế thì bạn sẽ thực hành cái không. Thế thì bạn sẽ bước đi như một cái trống rỗng. Thế thì bạn sẽ không có đó.
Bởi vì nếu bạn đi vào cốt lõi sâu nhất của bản thể mình, bạn sẽ thấy rằng con người giống như củ hành - bạn cứ bóc nó ra, hết tầng nọ tới tầng kia... cứ bóc nó ra... và đến cuối cùng chỉ cái trống rỗng là còn lại trong tay. Thế thì bạn đã đi tới chính cốt lõi của củ hành - chỗ mà từ đó nó đã phát triển. Từ cái không nó đã trở thành cái gì đó. Từ phi vật chất, vật chất đã phát sinh. Từ không hiện hữu, hiện hữu đã tụ hội lại.
Khó mà biết được điều đó, trước hết, bởi vì ai muốn biết rằng người ta không có? Ai ham muốn biến mất? Ai khao khát cái chết chung cuộc toàn bộ? Trước hết khó mà biết nó và thế rồi thậm chí còn khó hơn nữa là thực hành nó - bởi vì khi bạn là không ai cả, thì chẳng còn lại gì để mà thực hành.
Bước đi như vị phật thực sự là điều không thể có được. Mà nó vẫn xảy ra. Điều đó không thể nào tin nổi, điều đó không thể nào mà tin được. Làm sao Phật bước đi được? Bạn đã bao giờ suy ngẫm về nó chưa? Ông ấy không có ham muốn đi đâu cả, vậy mà ông ấy vẫn bước đi. Ông ấy không có ham muốn làm gì cả, vậy mà ông ấy vẫn sống. Ông ấy không có ham muốn đạt tới cái gì cả, dầu vậy mọi sáng ông ấy vẫn dậy, bắt đầu giúp đỡ mọi người. Ông ấy chẳng có gì để đạt tới bây giờ, không đâu mà đi cả - thế thì tại sao ông ấy cứ thở? Ông ấy đang thực hành cái không. Đó là một trong những hiện tượng không thể tin được nhất - đi tới biết rằng bạn không có và dầu vậy vẫn tồn tại.
Nhiều người biến mất. Những người biến mất, Phật gọi họ là a la hán. Khi họ đi tới biết về sự trống rỗng bên trong của mình, họ đơn giản tan biến vào trong nó. Thế thì phỏng có ích gì mà thở? Sao lại thở? sao lại ăn? sao lại uống? sao lại hiện hữu? Họ đơn giản biến mất.
Những người cố gắng vất vả, vẫn biết rõ rằng họ không hiện hữu, nhưng họ vẫn cố gắng vất vả để giúp đỡ người khác... vẫn biết rõ rằng người khác chỉ là trong mơ thôi, vẫn biết rõ rằng người khác cũng không tồn tại trong thực tế... Từ bi với ảo ảnh, từ bi với cái bóng, và vẫn nỗ lực giúp họ, là điều không thể được nhất. Nhưng nó xảy ra.
Bạn tồn tại bởi vì đam mê, ham muốn. Phật phải tồn tại vì từ bi. Ông ấy không có ham muốn. Chẳng có gì cả - không tương lai cho ông ấy. Tất cả mọi điều phải xảy ra đã xảy ra rồi. Dầu vậy ông ấy vẫn thực hành đạo. Ông ấy di chuyển tỉnh táo như ông ấy muốn bạn di chuyển. Ông ấy hành xử theo cách ông ấy muốn bạn hành xử.
Jesus rời khỏi các đệ tử vào đêm cuối cùng và ông ấy chùi chân họ và chạm chân họ. Họ đều rất bối rối và họ nói, 'Thầy làm gì vậy, thưa thầy?'
Và Jesus nói, 'Không có nhu cầu cho ta chạm chân các ông, nhưng ta vẫn chạm chân các ông để cho các ông ghi nhớ - đừng trở nên quá bản ngã. Nhớ rằng thầy các ông đã chạm chân các ông, cho nên nhớ khi mọi người tới các ông như đệ tử, đừng trở nên quá bản ngã rằng ông biết còn họ không biết, rằng họ dốt nát. Chạm chân họ đi.' Jesus nói rằng chỉ để giúp họ ghi nhớ lấy, ông ấy chạm chân họ.
Phật nói, 'Ta hành xử theo cách các ông nên hành xử. Không phải là có kỉ luật gì thêm với ta, nhưng ta cứ hành xử theo cách ta muốn các ông hành xử. Với các ông, vẫn có nhiều điều cần được làm.'
Phật là tuyệt đối tự do. Ông ấy có thể hiện hữu theo bất kì cách nào, không có vấn đề gì. Nhưng dầu vậy ông ấy vẫn cứ tuân theo. Mọi sáng ông ấy đều ngồi thiền. Từ bi làm sao.
Ai đó, một đại đệ tử của ông ấy, Sariputta, đã hỏi Phật, 'Sao thầy lại ngồi thiền? Bởi vì thầy là việc thiền hai mươi bốn giờ rồi.'
Phật nói, 'Đúng rồi, nhưng nếu ta không ngồi, thì người khác sẽ lấy cớ đó. Họ sẽ nghĩ, "Nếu Phật không thiền, sao chúng ta bận tâm?"'
Bây giờ ông ấy chẳng có gì để thiền cả, nhưng ông ấy vẫn ngồi dưới gốc cây mọi sáng để cho người khác cũng có thể ngồi dưới gốc cây. Chóng thì chầy bạn sẽ bắt đầu cảm thấy một lực mới, một sự dâng tràn của năng lượng trong bạn.
Khó mà có được cái nhìn thấu vào bản chất con người, và thực hành đạo.
Khó mà đi theo các bước của vị cứu tinh.
Và cuối cùng điều khó thứ hai mươi:
Khó mà hiểu thấu đáo con đường của vị phật.
Bởi vì đi theo các bước của vị cứu tinh là tự tử đấy. Bạn phải làm tan biến bản thân mình dần dần. Bạn càng tới gần vị cứu tinh, bạn càng biến mất dần, bạn ngày một biến đi. Khi bạn tới gần nhất, bạn không có đó. Người sẵn sàng tan biến là sẵn sàng trở thành đệ tử.
Khó mà bao giờ cũng là thầy của chính mình.
Những điều nhỏ bé chứng tỏ bạn - rằng bạn là kẻ nô lệ. Ai đó xúc phạm - và giận dữ. Bạn đơn giản đang chứng tỏ rằng người đó là chủ. Người đó có thể xúc phạm bạn bất kì ngày nào và có thể tạo ra giận dữ trong bạn - bạn không là người chủ của cơn giận dữ của mình. Ai đó tới và tâng bốc bạn và bạn mỉm cười. Người đó đã đem nụ cười tới cho bạn; người đó là người chủ. Bạn không là người chủ.
Phật nói điều đó là rất khó, nhưng hãy cố.
Tôi gọi bạn là swamis. Từ 'swami' nghĩa là người chủ. Cố gắng theo đủ mọi cách để vẫn còn là người chủ đi. Đừng cho phép bất kì ai thao túng bạn. Đừng cho phép bất kì ai qui bạn thành cỗ máy. Vẫn còn làm chủ trong mọi tình huống. Và nếu bạn cố gắng, chẳng
Điều đó là khó bởi vì bạn chưa phải là vị phật. Chỉ người tương tự mới có thể hiểu được, chỉ người tương đương mới có thể hiểu được. Jesus chỉ có thể được hiểu bởi một Jesus. Phật chỉ có thể được hiểu bởi vị phật.
Làm sao bạn có thể hiểu được? Nếu bạn sống trong thung lũng, nếu bạn có ngôn ngữ của thung lũng, và ai đó tới từ đỉnh núi nơi bạn chưa từng bao giờ tới, và người đó nói về ánh mặt trời và mây, và mầu sắc đẹp của những đám mây, và hoa nở trên đỉnh núi, làm sao bạn sẽ hiểu được?
Bạn bây giờ chỉ biết có thung lũng, bóng tối, và cuộc sống luồn lách. Bạn sẽ hiểu sai, bạn sẽ dịch bất kì điều gì người đó đang nói thành ngôn ngữ thung lũng của bạn. Đó là lí do tại sao chư phật nói, 'Tới đi, tới với chúng ta. Tới với thực tại chúng ta tồn tại. Đi lên đỉnh. Chỉ mỗi bạn mới có khả năng hiểu được nó.' Đó không phải là vấn đề về bài nói logic; đó là vấn đề thay đổi và biến đổi bình diện hiện hữu của bạn.
Bất kì điều gì tôi đang nói với bạn, bạn đều có thể nghe nó. Theo một cách thức trí tuệ nào đó bạn cũng có thể hiểu lời nói, nhưng bạn bao giờ cũng sẽ cảm thấy phân vân. Bạn bao giờ cũng cảm thấy rằng người này đang nói mâu thuẫn. Đôi khi người đó nói cái này, đôi khi người đó nói cái nọ. Bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn trong lẫn lộn.
Mới đêm hôm nọ một sannyasin tới tôi và cô ấy nói, 'Tôi chưa bao giờ bị lẫn lộn thế khi tôi đã trở nên lắng nghe thầy.'
Tôi nói, 'Đúng rồi. Bạn cứ tưởng rằng bạn biết. Bây giờ bạn biết rằng bạn không biết. Bạn cứ tưởng rằng mọi thứ đều được. Bây giờ bạn biết - chẳng cái gì được cả. Bạn cứ tưởng rằng thung lũng này là tất cả mọi thứ đang tồn tại. Bây giờ bạn biết có những đỉnh còn chưa biết. Bây giờ thách thức đã thấm vào tim bạn. Bây giờ ham muốn đã nảy sinh và nhiều điều đã bị khuấy động bởi ham muốn này. Bạn không biết những đỉnh kia là gì, nhưng bạn đã bắt đầu khao khát những đỉnh đó.'
Lẫn lộn nhất định xảy ra, bởi vì ngôn ngữ của thung lũng và ngôn ngữ của đỉnh cao là hai ngôn ngữ khác nhau. Đã có gặp gỡ giữa hai ngôn ngữ này; hỗn loạn đã nảy sinh.
'Nhưng đừng bị bận tâm bởi điều đó,' tôi bảo cô ấy. ‘Bắt đầu đi theo hướng tôi đang chỉ, và khi bạn đi lên cao hơn, sự lẫn lộn của bạn sẽ bắt đầu đổi thành hợp nhất. Lẫn lộn sẽ bị bỏ lại đằng sau trong thung lũng. Theo thời gian bạn sẽ đạt tới đỉnh, mọi thứ sẽ trong suốt tựa pha lê.'
Khó mà hiểu thấu đáo con đường của vị phật.
Nếu bạn thậm chí có thể hiểu một chút ít về nó thì cũng đủ rồi. Cố gắng cật lực vào. Đừng để hòn đá nào còn chưa được lật lên. Cố gắng cật lực để hiểu. Việc biết rõ nó gần như là không thể được - nhưng cứ cố gắng cật lực. Bằng chính nỗ lực của mình, bạn sẽ trở nên được tích hợp. Một trung tâm sẽ được sinh ra bên trong bạn, và trung tâm đó sẽ trở thành điểm biến đổi.
Các bạn tất cả đều được mang định mệnh là chư phật một ngày nào đó. Toàn thể mọi sự sẽ được hiểu chỉ vào ngày đó, không trước nó. Bạn sẽ phải dò dẫm trong bóng tối, nhưng đừng lười biếng - cứ dò dẫm đi.
Cánh cửa có đó, chắc chắn. Nếu bạn cứ dò dẫm, bạn nhất định sẽ tìm thấy nó. Núi tồn tại. Nếu bạn mang lòng dũng cảm và bắt đầu đi ra ngoài thung lũng, bạn nhất định đạt tới.
Vâng, gian khó là con đường, nguy hiểm là con đường, nhưng đó là cách duy nhất để người ta chín chắn, trưởng thành và đạt tới cuộc sống dư thừa.

Ads Belove Post