Chương 4. Người được phúc lành

Chương 4. Người được phúc lành

Price:

Read more

Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 2
Chương 4. Người được phúc lành

Câu hỏi thứ nhất
Sao thầy gọi bản thân mình là Bhagwan? Sao thầy gọi bản thân mình là thượng đế?
Bởi vì tôi hiện hữu - và bởi vì bạn hiện hữu. Và bởi vì chỉ thượng đế hiện hữu. Không có cách khác, không có cách khác để hiện hữu. Bạn có thể biết điều đó, bạn có thể không biết điều đó. Chọn lựa duy nhất là giữa dốt nát và hiểu biết. Chọn lựa không phải là giữa liệu có là thượng đế hay không là thượng đế; chọn lựa là liệu có thừa nhận điều đó hay không. Bạn có thể chọn không gọi thế, nhưng bạn không thể chọn không hiện hữu. Nhưng điều đó phải được hiểu, bởi vì nó là một trong những quan điểm triệt để nhất về cuộc sống.
Cuộc sống được tạo nên từ một chất liệu. Gọi nó là thượng đến, gọi nó là vật chất, gọi nó là điện. Một điều là chắc chắn - rằng cuộc sống bao gồm chỉ một chất liệu thôi. Tại chỗ sâu nhất, cuộc sống là sự thống nhất. Bạn có thể gọi nó là bất kì cái gì bạn thích gọi. Các nhà khoa học hay gọi nó là vật chất, bây giờ họ đã quyết định gọi nó là điện. Người tôn giáo quyết định gọi nó là thượng đế, người không tôn giáo quyết định gọi nó là thế giới. Nhưng một điều là chắc chắn - rằng chỉ tồn tại một thứ.
Bây giờ, gọi nó là A, B, C, không thành vấn đề. Dù bạn gọi nó là bất kì cái gì, nó cũng không thay đổi thực tại, nhưng nó có thể làm thay đổi bạn. Nó sẽ chỉ ra thái độ của bạn. Người gọi thế giới là vật chất, không thể trưởng thành. Người đó đã vứt bỏ đi tất cả mọi khả năng tương lai. Người đó đã đóng cánh cửa của mình lại. Người đó đã phủ nhận định mệnh của mình. Bây giờ người đó không có lối mở - người đó là nguyên tử không cửa sổ, một đơn tử... đóng kín, chẳng đi đâu cả. Bởi vì vật chất không thể có bất kì định mệnh nào, vật chất không thể có sự trưởng thành nào. Vật chất không thể có tiềm năng nào. Vật chất không thể có bất kì việc kinh nghiệm nào.
Khoảnh khắc bạn nói rằng cuộc sống không là gì ngoài vật chất, điều đó chẳng làm thay đổi được cuộc sống. Bởi vì bạn gọi nó là vật chất, nó không trở thành vật chất, nhưng bằng việc gọi cuộc sống là vật chất, bạn trở thành một vật đóng kín. Bằng việc gọi cuộc sống là vật chất, bạn trở thành một vật. Bạn làm mất đi cá tính của mình bạn làm mất đi sự rộn ràng của tính sống động. Cái gì đó bên trong bạn bỗng nhiên đi tới chết. Thế thì bạn là nấm mồ; bạn sẽ kéo lê. Điệu vũ sẽ bị mất. Cuộc sống của bạn sẽ trở thành giống văn xuôi nhiều hơn, nó sẽ không có tính thơ ca nào nữa.
Khi bạn gọi cuộc sống là thượng đế, bạn đem thơ ca vào cho nó. Bạn đem tầm nhìn vào, bạn mở cửa ra. Bạn nói, 'Nhiều hơn là có thể.' Bạn nói, 'Chúng ta không là chỗ cuối.' Những cõi giới cao hơn của các khả năng nảy sinh trong tầm nhìn của bạn. Bạn bắt đầu mơ. Khoảnh khắc bạn nói sự tồn tại này là thiêng liêng, mơ mộng thành có thể. Thế thì bạn có thể sống cuộc sống của phiêu lưu: Thượng đế là cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất, đó là cuộc hành hương vĩ đại nhất.
Gọi sự tồn tại là thiêng liêng, bạn đem cái gì đó mới vào cho tầm nhìn của mình. Thế thì bạn không bị kết thúc, thế thì bạn không là dấu chấm hết. Thế thì bạn là dòng sông đang xô tới đại dương. Bằng việc gọi sự tồn tại là điều thiêng liêng, bạn đem tính năng động cho cuộc sống của mình. Thế thì bạn không tù đọng, không nhạt nhẽo. Thế thì những khả năng tưởng tượng lại có đó. Chỉ cần dũng cảm, và bạn có thể đi tới mãi... và không có điểm cuối cho nó.
Chỉ có hai cách dán nhãn cho cuộc sống. Một cách là của nhà duy thực - người đó gọi nó là vật chất. Cách kia là cách của nhà thơ, người mơ - người đó gọi nó là thượng đế.
Tôi là nhà thơ không hổ thẹn. Tôi không là nhà duy thực. Tôi tự gọi mình là thượng đế, tôi gọi bạn là thượng đế, tôi gọi đá là thượng đế, tôi gọi cây là thượng đế, và mây là thượng đế... Cái toàn thể bao gồm chỉ một chất liệu và tôi đã chọn gọi nó là thượng đế, bởi vì với thượng đế bạn có thể trưởng thành, với thượng đế bạn có thể cưỡi lên con sóng triều lớn; bạn có thể đi tới bờ bên kia. Thượng đế chỉ là thoáng nhìn về định mệnh của bạn. Bạn cho sự tồn tại cá tính.
Thế thì giữa bạn và cây đó không phải là trống rỗng. Thế thì giữa bạn và người yêu của bạn đó không phải là trống rỗng - thượng đế bắc cầu qua mọi thứ. Ngài bao quanh bạn, ngài là mọi thứ xung quanh bạn. Ngài là bên trong và ngài là bên ngoài.
Khi tôi tự gọi mình là thượng đế, tôi ngụ ý khêu gợi bạn, thách thức bạn. Tôi đơn giản gọi bản thân mình là thượng đế để cho bạn cũng thu lấy dũng cảm để nhận ra điều đó. Nếu bạn có thể nhận ra điều đó trong tôi, bạn đã lấy bước đầu tiên đi tới việc nhận ra điều đó trong bản thân bạn.
Sẽ rất khó cho bạn nhận ra nó trong bản thân mình, bởi vì bạn bao giờ cũng đã được dạy lên án bản thân mình. Bạn bao giờ cũng đã được dạy rằng bạn là kẻ tội đồ. Ở đây tôi lấy đi tất cả những cái vô nghĩa đó. Nhấn mạnh của tôi là ở chỗ chỉ mỗi một điều đang thiếu trong bạn thôi - lòng dũng cảm để nhận ra mình là ai.
Tôi tự gọi mình là thượng đế để giúp bạn, để cho bạn lòng dũng cảm. Nếu người này có thể là thượng đế, thì sao bạn lại không? Tôi cũng giống như bạn thôi. Bằng việc gọi mình là thượng đế, tôi không đem thượng đế xuống thấp đâu, tôi đang đem bạn lên đấy. Tôi đưa bạn lên cuộc hành trình cao. Tôi đơn giản mở là cánh cửa hướng tới những đỉnh Himalaya.
Một khi bạn bắt đầu nhận ra rằng bạn cũng thiêng liêng, bạn trở nên không bị nặng gánh. Thế thì có thể có sai sót, nhưng không có tội lỗi thêm nữa. Bạn không phải là tội đồ. Bạn có thể lầm, bạn có thể vẩn vơ trên con đường lạc lối, nhưng bạn không là tội đồ. Dù bạn làm bất kì cái gì, bạn cũng không thể đánh mất được tính thượng đế của mình - đó là bản tính của bạn.
Bạn có thể là tội đồ, nhưng dầu vậy bạn không thể làm mất được tính thượng đế của mình. Thế thì, bởi việc trở thành tội đồ, thượng đế của bạn trở thành tội đồ, có vậy thôi. Bạn có thể là kẻ ngốc, nhưng điều đó đơn giản chỉ ra rằng thượng đế bên trong bạn đã chọn việc chơi trò chơi là thằng ngốc, có vậy thôi.
Hàng triệu hình dạng, nhưng tất cả đều là hình dạng thiêng liêng. Hàng triệu hình dạng, tất cả đều bổ sung lẫn nhau và làm cho toàn thế giới này thành một vũ trụ vĩ đại.
Với việc gọi mình là thượng đế, tôi ám chỉ điều gì đó cho bạn. Tôi không quan tâm tới điều bạn gọi tôi điều đó là vô nghĩa. Đó chỉ là chỉ báo, một cử chỉ. Tôi đang nói với bạn, 'Nhìn tôi đây! Tôi cũng giống bạn thôi. Nếu tôi có thể nhận ra tính thiêng liêng bên trong tôi, nếu tôi có thể kính trọng bản thể riêng của tôi, sao bạn lại không? Kính trọng bản thể riêng của bạn đi.'
Sẽ chẳng có ích gì mà bạn cứ tới và tôn thờ tảng đá trong đền chùa chừng nào bạn còn chưa bắt đầu tôn thờ bản thân mình, chừng nào bạn còn chưa bắt đầu kính trọng bản thể riêng của mình, chừng nào bạn còn chưa cảm thấy tôn kính sự tồn tại riêng của mình... đó là điều tôi ngụ ý khi tôi tự gọi mình là thượng đế.
Tôi kính trọng bản thể mình. Tôi không cảm thấy kết án gì với mình cả. Tôi hạnh phúc như tôi đang vậy. Tôi cực kì hạnh phúc như tôi đang vậy. Tôi cực kì biết ơn như tôi đang vậy.
Thuật ngữ Ấn Độ về thượng đế, bhagwan, thậm chí còn hay hơn thượng đế. Từ đó cực kì có ý nghĩa. Nó đơn giản nghĩa là 'người được hạnh phúc' không gì khác. Bhagwan nghĩa là 'người được hạnh phúc' - người có đủ may mắn để nhận ra bản thể riêng của mình.
Điều đó không có liên kết theo kiểu Ki tô giáo. Khi bạn nói 'thượng đế', điều đó dường như tôi đã tạo ra thế giới này. Tôi phủ nhận mọi trách nhiệm! Tôi đã chẳng tạo ra thế giới này. Tôi không phải là kẻ ngốc thế. Ý tưởng Ki tô giáo về thượng đế là người đã tạo ra thế giới này. Bhagwan lại hoàn toàn khác. Nó chẳng liên quan gì tới việc tạo ra thế giới cả. Nó đơn giản nói tới người đã nhận ra bản thân mình là thiêng liêng. Việc nhận ra đó là phúc lành. Người đó đã trở thành người được hạnh phúc.
Bạn cũng có thể trở thành thế. Nếu tôi có thể trở thành thế, sao bạn lại không? Chẳng cái gì thiếu cả - chỉ cần dũng cảm để thấm vào linh hồn riêng của bạn, chỉ cần dũng cảm để đi vào bản thân mình. Bạn đã được dạy là kẻ tội đồ - bị kết án, bị chà đạp, bò trên đất. Cánh của bạn bị chặt đứt và bị phá huỷ.
Với việc gọi mình là Bhagwan, tôi đơn giản muốn nói với bạn thu lấy dũng cảm đi, giành lại đôi cánh của mình... cả bầu trời là của bạn. Nhưng không có cánh thì nó không phải là của bạn. Giành lại đôi cánh của mình và đừng cho phép bất kì ai kết án bạn. Kính trọng bản thân mình! Nếu bạn không thể kính trọng được bản thân mình, bạn không thể kính trọng được bất kì ai khác.
Khi bạn kính trọng bản thân mình, sự kính trọng lớn lao nảy sinh. Thế thì bạn kính trọng cây cối, đất đá, đàn ông, đàn bà, bầu trời, mặt trời, mặt trăng, vì sao. Nhưng những gợn sóng kính trọng đó nảy sinh chỉ khi bạn đã bắt đầu kính trọng bản thân mình.
Tôi gọi bản thân mình là Bhagwan bởi vì tôi kính trọng bản thân mình. Tôi cực kì được thoả mãn như tôi đang vậy. Tôi là người được hạnh phúc. Tôi không có bất mãn. Đó là ý nghĩa của Bhagwan - khi bạn không có sự không hài lòng, khi từng khoảnh khắc của cuộc sống của bạn đều là sự hoàn thành... khi bạn không ham muốn cái gì trong tương lai; hiện tại của bạn tràn đầy thế, tuôn trào... khi không có khao khát nào.
Đó là lí do tại sao chúng ta gọi Phật là Bhagwan. Ông ấy đã phủ nhận thượng đế trong vũ trụ học của mình. Ông ấy nói không có thượng đế, không có đấng sáng tạo. Người Ki tô giáo trở nên rất phân vân khi Phật nói không có thượng đế, không có đấng sáng tạo. Thế thì sao các phật tử lại gọi ông ấy là Bhagwan?
Ý nghĩa của chúng ta về Bhagwan là hoàn toàn khác. Chúng ta gọi ông ấy là Phật, Bhagwan, bởi vì ông ấy bây giờ không còn ham muốn nữa. Ông ấy được mãn nguyện. Ông ấy hạnh phúc và ở nhà. Ông ấy đã về nhà - đó là phúc lành của ông ấy. Bây giờ không có xung đột giữa ông ấy và sự tồn tại. Ông ấy đã rơi vào hoà hợp, vào hài hoà. Bây giờ ông ấy và cái toàn thể không phải là hai điều tách biệt. Chúng rung động theo cùng cách. Ông ấy đã trở thành một phần của dàn nhạc giao hưởng của cái toàn thể. Và bằng việc trở thành một phần của dàn nhạc giao hưởng vĩ đại này của các vì sao và cây cối và hoa và gió và mây và biển và cát, ông ấy đã trở nên được hạnh phúc - chúng ta gọi ông ấy là Bhagwan.
Đi vào cuộc phiêu lưu này đi. Một khi bạn dùng một từ nào đó, từ đó tạo ra nhiều thứ - từ rất mang tính sáng tạo. Nếu bạn gọi thế giới chỉ là vật chất, chính từđó kéo bạn xuống. Cho nên có gì khác nào? chỉ mỗi vật chất thôi? Thế thì tất cả những cái khác có vẻ cao siêu hơn vật chất phải là ảo tưởng rồi.
Đó là lí do tại sao các nhà duy vật cứ nói rằng samadhi của Patanjali là ảo tưởng, niết bàn của Phật là tưởng tượng, tỏ ngộ của các Thiền sư chỉ là trò chơi của tâm trí. Sao người duy vật lại cứ phủ nhận những điều này? Một khi bạn có khái niệm này về vật chất, rằng mọi thứ đều phải bị qui về vật chất, thế thì có nhiều điều không thể qui về vật chất được. Làm sao qui kinh nghiệm về tỏ ngộ thành vật chất được? Cách có thể duy nhất là phủ nhận nó, nói nó không có.
Nietzsche nói thượng đế không có, thượng đế chết rồi, bởi vì nếu thượng đế có, thế thì bạn phải chấp nhận Jesus, bạn phải chấp nhận Phật, bạn phải chấp nhận Patanjali, Lão Tử, Zarathustra. Họ giống như cầu vồng... bắc cầu giữa cái biết và cái không biết. Nhưng bạn phải nâng đôi mắt mình hướng lên bầu trời.
Nếu bạn nhìn xuống đất và bạn cứ đào ở đó, bạn không thể nhìn vào cầu vồng được. Nếu bạn phủ nhận sự tồn tại của bản thân bầu trời và ai đó nói, 'Nhìn lên đi!' bạn sẽ nói, 'Ở đâu? Không có nhìn lên.' Và nếu ai đó nói, 'Tôi đang nhìn cầu vồng đẹp trên trời,' bạn sẽ nói, 'Anh phải ảo giác rồi, anh phải đang trong ảo tưởng đó. Anh đang nói về cái gì vậy? Không có bầu trời, cho nên không có khả năng nào cho bất kì cầu vồng nào.'
Bằng việc phủ nhận thượng đế, chúng ta phủ nhận mọi khả năng của tất cả các cầu vồng. Nhưng thế thì con người trở nên mắc kẹt. Thế thì bạn chẳng đi đâu cả, thế thì bạn là chiếc ao tù đọng... chỉ đợi chết. Với người duy vật thì không có cái gì khác - chỉ đợi chết thôi. Cuộc sống của người đó trở thành gánh nặng vô cùng, nỗi khổ.
Jean-Paul Sartre gọi con người là niềm đam mê vô ích. Nếu không có thượng đế, ông ấy là đúng. Nếu không có thượng đế, thế thì sao bạn lại tồn tại, để làm gì? Nếu bạn không thể trở thành thượng đế, thế thì tất cả điều này phỏng có ích gì? Sao lại cứ tồn tại và sao lại cứ mang nỗi khổ này, nỗi lo lắng này, nỗi lo âu này, cuộc sống căng thẳng này? Tại sao? Sao cứ liên tục cơn ác mộng này? Sao lại không vứt bỏ nó đi?
Trong một tác phẩm vĩ đại của Dostoevsky, 'Anh em nhà Karamazov', một nhân vật nói với thượng đế, 'Nếu như tôi mà gặp ông ấy, tôi muốn trả lại tấm vé này mà ông ấy đã cho tôi để vào thế giới này. Nhận lại nó đi! Tôi không muốn ở đây nữa; nó vô ích thế.'
Jean-Paul Sartre là phải. Nếu không có thượng đế thế thì sự tồn tại là vô nghĩa. Thế thì đấy chỉ là chuyện tào lao do kẻ ngốc kể lại, đầy những giận dữ và nhặng sị, chẳng có nghĩa gì. Thế thì đó là nhà thương điên.
Với thượng đế, với chính khái niệm về thượng đế, mọi sự bắt đầu vào hàng lối. Thế thì đó không chỉ là chuyện tào lao do kẻ ngốc kể lại; thế thì cuộc sống có nghĩa. Nghĩa này tới từ cõi bên kia. Nghĩa bao giờ cũng tới từ cái siêu việt. Nghĩa bao giờ cũng vượt trội hơn cái đang đó. Nếu bạn phủ nhận tất cả mọi khả năng tương lai, thế thì nghĩa biến mất, thế thì cuộc sống là vô tích sự.
Tôi tự gọi mình là thượng đế bởi vì tôi muốn giới thiệu cho bạn cuộc sống có nghĩa đam mê, đầy ý nghĩa... cuộc sống của ý nghĩa, của sự vĩ đại, của cái đẹp, chân lí. Có thượng đế, mọi thứ trở thành có thể. Không có thượng đế, mọi thứ trở thành không thể được.
Con người không có thượng đế thì không phải là con người chút nào. Người đó giống con người thôi, nhưng người đó không phải là con người bởi vì người đó không có ý nghĩa siêu việt bên trong mình. Người đó giống như cây không lá. Cây tồn tại theo cách vô tích sự, không hoàn thành. Chừng nào hoa còn chưa nở và hương thơm chưa thoát ra theo gió, cây tồn tại một cách vô ích. Bạn có thể đi và nghe sâu sắc; bạn sẽ thấy nó đang kêu khóc đấy. Sâu trong tim nó bạn sẽ cảm thấy nỗi đau. Khi hoa tới với cây, thơ ca đã bắt đầu xảy ra, cái gì đó siêu việt.
Bạn có thể tưởng tượng được ra hoa bằng việc nhìn vào rễ không? Nếu bạn chưa bao giờ thấy hoa nào và tôi đem rễ của bụi hoa đẹp tới và chỉ cho bạn cái rễ đó, bạn có thể tưởng tượng được rằng hoa là có thể có từ việc nhìn vào rễ xấu xí không? Bạn sẽ đơn giản phủ nhận. Nhưng ẩn trong cái rễ này là hoa đấy.
Ai đó được cần tới để nuôi dưỡng những cái rễ này, để bảo vệ những cái rễ này, để tưới nước cho những cái rễ này, để cho chúng ánh sáng và bóng râm và mặt trời và gió và mưa, và người ta cần cực kì tin cậy rằng cái gì đó sắp xảy ra, bởi vì niềm khao khát sẽ là việc chờ đợi. Thế rồi một ngày nào đó phép màu xảy ra - cây nở hoa. Bạn không thể tin được vào mắt mình. Làm sao rễ xấu xí kia lại được biến hoá thế? được biến đổi thế? Làm sao rễ xấu xí kia lại trở thành hoa hồng đẹp thế? Không thể được. Phi logic. Điều đó đáng phải không thực sự xảy ra chứ. Nó cứ đi ngược lại tất cả các lí lẽ. Nhưng nó là vậy.
Nếu bạn tồn tại mà không có thượng đế, bạn là cây không hoa, bụi hồng không hoa hồng. Và bụi hồng mà không có hoa hồng là gì? Toàn gai...
Khi tôi tự gọi mình là Bhagwan, tôi đơn giản nói với bạn, 'Nhìn tôi đây - hoa hồng đã nở rồi. Và điều đã xảy ra cho tôi có thể xảy ra cho bạn. Cho nên đừng cảm thấy thất vọng và đừng cảm thấy chán nản. Nhìn vào tôi và hi vọng của bạn sẽ quay lại, và bạn sẽ không cảm thấy vô vọng.
'Cho phép tôi đi vào bạn đi. Ít nhất cho phép hương thơm của tôi đi vào mũi bạn. Để tôi có được trái tim của bạn. Để tôi khuấy động trái tim bạn một chút ít sao cho hoa riêng của bạn bắt đầu lớn lên, nụ riêng của bạn bắt đầu mở cánh chúng ra.'
Việc tự gọi mình là Bhagwan chỉ là phương cách. Tôi có thể bỏ nó bất kì ngày nào. Khoảnh khắc tôi thấy nó bắt đầu có tác dụng, dây chuyền đã bắt đầu. Khoảnh khắc tôi thấy rằng bây giờ nó không còn cần nữa... vài người đã trở thành ngọn lửa; thế thì họ sẽ đủ là bằng chứng. Sẽ không cần gọi tôi là Bhagwan. Họ sẽ là đủ bằng chứng. Nếu vài người trong các sannyasins của tôi bắt đầu nở hoa, tôi sẽ vứt bỏ việc gọi mình là Bhagwan. Phương cách này đã có tác dụng.
Vài năm trước, một hôm tôi đã gọi Yoga Chinmaya và bảo anh ta tìm một từ mới cho tôi bởi vì tôi định hoạt động theo cách mới. Tôi đã được biết tới ở khắp các nước là acharya. Acharya nghĩa là thầy, thầy giáo, và tôi đã là thầy giáo, và tôi đã dạy và du hành. Đó chỉ là phần giới thiệu của công việc của tôi; đó là để mời mọi người.
Một khi lời mời đã đạt tới, tôi dừng việc du hành. Bây giờ những người muốn, họ phải tới tôi. Tôi đã đi tới nhà họ, đã gõ lên cửa của họ. Tôi đã bảo họ rằng tôi ở đây và bất kì ngày nào ham muốn nảy sinh trong họ, họ có thể tới. Tôi sẽ đợi. Tôi đã chỉ cho họ con đường tới tôi. Và thế rồi một hôm tôi gọi Yoga Chinmaya tới và tôi bảo anh ta, 'Bây giờ tìm từ mới cho tôi bởi vì từ "thầy giáo" sẽ không đủ.'
Anh ấy đem tới nhiều cái tên cho chức năng mới mà tôi sẽ nhận. Anh ấy nói, 'Maharishi, nhà tiên tri vĩ đại.' Tôi nói, 'Điều đó mang tính so sánh - nhà tiên tri và nhà tiên tri vĩ đại và maharishi. Không, điều đó là không tốt. Và mọi người không thể là nhà tiên tri được. Đó là tài năng. Vài người có thể trở thành nhà tiên tri, mọi người không thể trở thành nhà tiên tri.'
Thế rồi anh ấy nói, 'Paramahansa, thiên nga vĩ đại?' Lần nữa nó lại mang tính so sánh. Và nó là biểu tượng của cấp bậc. Theo trật tự sannyasin cổ nào đó, paramahansa là giai đoạn cuối. Cũng như theo thuật ngữ Phật giáo, a la hán là đỉnh, người đã đạt tới. Theo thuật ngữ Hindu, paramahansa là đỉnh - nhưng nó chỉ ra sự dần dần, từng bước một. Nó mang tính toán học, tính toán.
Anh ấy nói, 'Thế avadhuta thì sao? Điều đó nữa cũng là thuật ngữ so sánh khác, thuộc vào giáo phái sannyasins khác. Nó lại song song với a la hán và paramahansa, và thuộc vào mật tông. Avadhuta là giai đoạn cuối của họ. Nhưng nó chỉ ra sự thành đạt.
Tôi nói, 'Tìm cái gì đó mang tính phổ dụng. Tìm cái gì đó không mang tính quan hệ.' Và thế là anh ấy tìm ra 'bhagwan'.
Đó là một từ không mang tính so sánh. Bạn không thể thượng đế hơn thượng đế; thượng đế hơn thượng đế thì bạn không thể là thế được. Nó là thuật ngữ không mang tính so sánh. Và nó không chỉ ra sự thành đạt nào; nó đơn giản chỉ ra bản tính của bạn. Không phải là người ta phải trở thành thượng đế; người ta là thượng đế, người ta đơn giản phải nhận ra.
Điều đó không chỉ ra tài năng nào. Ai đó là nhà thơ lớn, ai đó là nhà tiên tri vĩ đại, người có tầm nhìn vĩđại; ai đó là hoạ sĩ vĩ đại, ai đó là vũ công vĩ đại - đây tất cả đều là những người tài năng. Tất cả không thể là vũ công vĩ đại được; các bạn không thể tất cả đều là Nijinskys. Và tất cả không thể là hoạ sĩ vĩ đại được; bạn không thể tất cả đều là Van Goghs. Và tất cả các bạn không thể là nhà thơ vĩ đại được; tất cả các bạn không thể đều là Tagores và Pablo Nerudas.
Nhưng bhagwan thì tất cả các bạn đều là. Điều đó không chỉ ra sự thành đạt; nó đơn giản chỉ ra tính vũ trụ của bạn, chính bản tính của bạn. Bạn đã là thượng đế rồi.
Tôi thích thuật ngữ này. Tôi nói, 'Được đấy. Ít nhất trong vài năm nó sẽ có tác dụng; thế rồi chúng ta bỏ nó.'
Tôi đã chọn nó với chủđịnh đặc biệt và nó đã phục vụ tốt, bởi vì những người hay tới tôi để thu thập tri thức, họ thôi đến. Cái ngày tôi tự gọi mình là Bhagwan, họ thôi đến. Điều đó là quá thể đối với họ, điều đó là quá đáng đối với bản ngã của họ. Ai đó tự gọi mình là Bhagwan sao?... điều đó làm tổn thương bản ngã.
Họ thôi đến. Họ đã tới tôi để thu thập tri thức. Bây giờ tôi đã tuyệt đối đổi chức năng của mình. Tôi bắt đầu làm việc trên mức độ khác, theo chiều hướng khác. Bây giờ tôi cho bạn sự hiện hữu, không phải tri thức. Tôi đã là acharya và họ là học trò; họ đi học. Bây giờ tôi không còn là thầy giáo nữa và bạn không ở đây làm học trò.
Nếu bạn ở đây như học trò, chẳng chóng thì chầy bạn sẽ phải ra đi, bởi vì bạn sẽ thấy mình ở nhầm chỗ; bạn sẽ không khớp ở đây. Chỉ nếu bạn là đệ tử, thế thì bạn mới có thể khớp với tôi. Bởi vì bây giờ tôi định cho cái gì đó nhiều hơn. Nếu bạn ở đây vì tri thức, thế thì chẳng chóng thì chầy bạn sẽ thấy - bạn phải đi đâu đó khác.
Tôi ở đây để truyền đạt sự hiện hữu. Tôi ở đây để làm cho bạn thức tỉnh. Tôi không định cho bạn tri thức, tôi định cho bạn việc biết - và đó là chiều hướng hoàn toàn khác.
Tự gọi mình là Bhagwan đơn giản là biểu tượng thôi - rằng bây giờ tôi đã lấy chiều hướng khác cho công việc. Và điều đó cực kì có ích. Tất cả những người sai đều tự động biến mất và những người với phẩm chất hoàn toàn khác bắt đầu tới.
Điều đó có tác dụng tốt. Chọn lựa của Chinmaya là tốt. Nó phân loại khá lắm. Chỉ những người sẵn sàng tan biến cùng tôi mới còn lại, tất cả những người khác trốn biệt. Họ đã tạo ra không gian quanh tôi. Bằng không thì họ bu lại quá đông, và rất khó cho người tìm kiếm thực tới gần tôi hơn. Đám đông biến mất. Từ 'bhagwan' vận hành như vụ nổ nguyên tử. Nó làm khá lắm. Tôi sung sướng là tôi đã chọn nó.
Bây giờ những người tới tôi không còn hay cãi lí nữa. Bây giờ mọi người tới tôi để uống tôi, ăn tôi, tiêu hoá tôi. Bây giờ những người tới tôi là những người phiêu lưu lớn lao về linh hồn. Và họ sẵn sàng mạo hiểm - mạo hiểm bất kì cái gì và mọi thứ.
Việc tự gọi mình là Bhagwan là một phương cách. Chẳng chóng thì chầy, khi bạn đã trưởng thành và bạn đã hiểu ra vấn đề, và khi sự hiện diện của bạn ở đây đã tạo ra một phẩm chất rung động khác, tôi sẽ thôi không tự gọi mình là Bhagwan. Thế thì sẽ không có nhu cầu. Thế thì toàn thể bầu không khí sẽ rộn ràng với tính thượng đế. Thế thì những người sẽ tới, nó sẽ mưa rào lên họ. Nó sẽ xuyên thấu vào trong tim họ. Sẽ không có nhu cầu gọi tôi là gì nữa - bạn sẽ biết. Nhưng ngay lúc ban đầu điều đó là cần thiết, và điều đó đã cực kì có ích.
Điều cuối cùng về nó. Tôi không phải là triết gia. Bao giờ cũng nhớ tôi là nhà thơ. Cách tiếp cận của tôi hướng tới cuộc sống là cách tiếp cận của thơ ca, là cách tiếp cận của lãng mạn. Nó mang tính lãng mạn, nó mang tính tưởng tượng. Tôi muốn tất cả các bạn đều là nam thượng đế và nữ thượng đế. Tôi muốn bạn để lộ ra bản thể thật của mình.
Việc tự gọi mình là thượng đế là một thách thức. Nó là thách thức tinh tế. Chỉ có hai cách để giải quyết với nó. Một là, bạn nói, 'Người này không đúng là thượng đế', và bỏ đi, bởi vì thế thì bạn còn làm gì ở đây nữa? Nếu người này đâu phải là thượng đế, thế thì sao lại phí thời gian của bạn? Bạn bỏ đi. Hay, bạn chấp nhận rằng người này là thượng đế, và thế rồi bạn bắt đầu sống cùng tôi, và tính thượng đế của riêng bạn bắt đầu nở hoa.
Một ngày nào đó bạn cũng sẽ là nam thượng đế, nữ thượng đế. Việc chấp nhận tôi là thượng đế thực tế ở sâu bên dưới là việc chấp nhận khả năng rằng bạn cũng có thể là thượng đế, có vậy thôi. Chính việc chấp nhận rằng con người này có thể là thượng đế, khuấy động cái gì đó đã từng ngủ say bên trong bạn. Thế thì bạn không thể vẫn còn như bạn đang vậy; cái gì đó phải được làm. Cái gì đó phải được biến đổi, cái gì đó phải được biết tới. Bạn không thể sống nghỉ ngơi thêm nữa. Giấc mơ đã chiếm quyền sở hữu bạn. Tôi đã đọc một giai thoại:
Cô hầu trẻ xinh xắn và hiệu quả dường như thích thú với công việc của mình cho tới một hôm không báo trước cô ấy đưa ra lời xin nghỉ việc.
'Sao cô lại muốn ra đi?' bà chủ nhà hỏi. 'Có gì sai chăng?'
'Tôi không thể chịu đựng được tình trạng chờ đợi trong ngôi nhà này thêm phút nào nữa,' cô hầu đáp. 'Chờ đợi à?' bà chủ nhà bối rối. 'Cô ngụ ý điều gì?'
'Đấy là cái biển treo trên cổng buồng tôi,' cô gái giải thích. 'Bà biết đấy, tấm biển viết: Quan sát ngươi, vì ngươi không biết khi nào ông chủ tới.' 'Quan sát ngươi, vì ngươi không biết khi nào ông chủ tới.'
Cô ấy đã hiểu lầm điều đó, nhưng nó đã tạo ra sự chờ đợi liên tục, sự không thoải mái. 'Quan sát ngươi, ngươi không biết khi nào ông chủ tới...'
Nếu bạn quyết định đi cùng tôi, bạn sẽ trở nên ngày một mang tính quan sát hơn. Và bạn mà càng trở nên mang tính quan sát hơn, thì bạn sẽ càng có khả năng hiểu tôi hơn, bạn sẽ có khả năng hiểu điều đã xảy ra hơn, điều đã xảy ra với linh hồn tôi. Bạn sẽ ngày càng trở thành người tham dự vào việc xảy ra này, vào điệu vũ này, và việc hát này.
Và dần dần bạn sẽ thấy - thầy đang tới. Và điều đó không tới từ bên ngoài, điều đó tới từ cốt lõi bên trong nhất của bạn, điều đó đang nảy sinh từ chiều sâu của bạn.
Thầy tới, thượng đế tới, nhưng không từ bên ngoài. Thầy tới từ chính trung tâm của bạn. Thầy đã ở đó đợi bạn gọi thầy. Thầy đã ở đó từ vĩnh hằng chờ đợi rằng một ngày nào đó bạn sẽ nhìn vào trong.
Tôi đã nhìn vào và tôi thấy thầy ở đó. Thông điệp của tôi là đơn giản - rằng tôi đã tìm thấy thượng đế bên trong mình. Toàn thể nỗ lực của tôi là để thuyết phục bạn - nhìn vào trong, thầy tới đấy. Vâng, điều đó là có thể. Vâng, thầy tới. Và thầy không tới từ bên ngoài, thầy bùng nổ từ bên trong. Thầy nảy sinh từ trong bạn. Thầy là tương lai của bạn, thầy là định mệnh của bạn.
Bạn có thể biết điều đó, bạn có thể không biết tới điều đó. Bạn đã trong thầy và thầy đã trong bạn. Câu hỏi duy nhất là làm sao trở nên nhận biết. 'Quan sát ngươi, vì ngươi không biết khi nào thầy tới.'
Câu hỏi duy nhất là về việc trở thành người quan sát trên núi. Trở thành nhân chứng - tỉnh táo, quan sát - và bạn sẽ được hoàn thành.

Câu hỏi thứ hai
Sống một cách hiểm nguy nghĩa là gì?
Sống một cách hiểm nguy nghĩa là sống đấy. Nếu bạn không sống một cách hiểm nguy, bạn không sống đâu. Việc sống nở hoa chỉ trong nguy hiểm. Việc sống không bao giờ nở hoa trong an ninh; nó nở hoa chỉ trong bất an.
Nếu bạn bắt đầu kiếm an ninh, bạn trở thành vũng nước tù đọng. Thế thì năng lượng của bạn không còn chuyển động nữa. Thế thì bạn sợ, bởi vì người ta chẳng bao giờ biết được cách đi vào cái không biết. Và sao lại nhận lấy mạo hiểm? Cái đã biết an ninh hơn. Thế thì bạn bị ám ảnh với cái quen thuộc. Bạn cứ phát ngán với nó, bạn chán nó, bạn cảm thấy khổ trong nó, nhưng dầu vậy nó vẫn dường như quen thuộc và thuận tiện. Ít nhất thì nó cũng còn được biết tới. Cái không biết tạo ra run rẩy trong bạn. Chính ý tưởng về cái không biết và bạn bắt đầu cảm thấy bất an.
Chỉ có hai kiểu người trên thế giới. Người muốn sống thoải mái - họ tìm kiếm cái chết. Họ muốn nấm mồ thoải mái. Và người muốn sống - họ chọn sống một cách hiểm nguy, bởi vì cuộc sống chỉ gây xúc động khi có mạo hiểm.
Bạn đã bao giờ trèo lên núi chưa? Càng trèo cao, bạn càng cảm thấy tươi tắn hơn, bạn càng cảm thấy trẻ trung hơn. Nguy hiểm của việc ngã càng lớn, vực thẳm bên cạnh càng lớn, bạn càng sống động hơn... giữa sống và chết, khi bạn đang treo giữa sống và chết. Thế thì không có chán, thế thì không có cát bụi của quá khứ, không có ham muốn về tương lai. Thế thì khoảnh khắc hiện tại rất sắc nét như ngọn lửa. Điều đó là đủ. Bạn sống trong ở đây và bây giờ.
Hay lướt sóng... hay trượt tuyết... hay bay lượn. Bất kì chỗ nào có nguy cơ mất mạng, đều có niềm vui cực kì. Bởi vì nguy cơ mất mạng làm cho bạn thành sinh động vô cùng. Do đó bạn bị hấp dẫn tới các môn thể thao nguy hiểm.
Mọi người cứ leo núi. Ai đó hỏi Hillary, 'Sao ông lại cố trèo lên đỉnh Everest? Tại sao?' Và Hillary nói, 'Bởi vì nó có đó - một thách thức thường xuyên.' Điều đó thật mạo hiểm, nhiều người đã chết trước đó. Trong gần sáu mươi, bẩy mươi năm, nhiều nhóm đã leo, và điều đó gần như cái chết chắc chắn. Nhưng dầu vậy người ta vẫn cứ leo. Sự hấp dẫn là cái gì?
Vươn lên cao hơn, đi xa hơn khỏi cuộc sống thường lệ, định cư, bạn lại trở nên hoang dã, bạn lại trở thành một phần của thế giới con vật. Bạn lại sống như hổ hay sư tử hay như dòng sông. Bạn lại soải cánh như con chim vào bầu trời, ngày một xa hơn. Và từng khoảnh khắc an ninh, số dư ngân hàng, vợ, chồng, gia đình, xã hội, nhà thờ, sự kính trọng... tất cả đều nhoà đi, ngày một xa xôi thêm. Bạn trở thành một mình.
Đây là lí do tại sao mọi người lại sợ thể thao nhiều thế. Nhưng điều đó nữa cũng không thực sự là nguy hiểm bởi vì bạn có thể trở nên rất, rất khéo léo. Bạn có thể học nó, bạn có thể được huấn luyện về nó. Đó là mạo hiểm rất tính toán - nếu bạn cho phép tôi diễn tả, đó là mạo hiểm có tính toán. Bạn có thể huấn luyện về leo núi và bạn có thể rất thận trọng.
Hay lái xe, lái xe tốc độ. Bạn có thể đi một trăm dặm một giờ. Điều đó là nguy hiểm, nó gây xúc động. Nhưng bạn có thể trở thành rất khéo léo về nó, và nguy hiểm chỉ là cho người ngoài; với bạn nó không nguy hiểm. Và cho dù nó có đó, nó cũng rất ngoài lề. Và thế rồi, có những nguy hiểm chỉ là nguy hiểm vật lí thôi, chỉ liên quan tới thân thể.
Khi tôi nói với bạn, sống hiểm nguy, tôi không ngụ ý chỉ mạo hiểm thân thể, mà mạo hiểm tâm lí, và chung cuộc mạo hiểm tâm linh. Tôn giáo là mạo hiểm tâm linh đấy. Nó đi lên tới những đỉnh cao mà từ đó có thể không có lối trở về nữa. Đó là ý nghĩa của thuật ngữ của Phật, anagamin - bất hoàn, người không bao giờ quay lại nữa. Điều đó là đi tới điểm cao không còn lối quay lại; thế thì người ta đơn giản mất đi. Người ta không bao giờ quay lại.
Khi tôi nói sống một cách hiểm nguy, tôi ngụ ý không sống cuộc sống của kính trọng bình thường - rằng bạn là thị trưởng trong thành phố, hay là xã viên hợp tác xã. Đây không phải là cuộc sống. Hay bạn là bộ trưởng, hay bạn có nghề nghiệp tốt và kiếm đủ và tiền cứ tích luỹ vào ngân hàng và mọi thứ cứ tốt hoàn hảo.
Khi mọi thứ diễn ra hoàn hảo, đơn giản thấy nó - bạn đang chết đi và chẳng cái gì xảy ra cả. Mọi người có thể kính trọng bạn, và khi bạn chết một đám rước lớn sẽ đi theo bạn. Tốt, có vậy thôi. Và trong báo chí ảnh của bạn sẽđược đăng lên và sẽ có các bài xã luận, và thế rồi mọi người sẽ quên bạn đi. Và bạn đã sống cả đời mình chỉ vì những điều này.
Quan sát đi - người ta có thể bỏ lỡ cả đời mình vì những điều tầm thường, trần tục. Mang tính tâm linh nghĩa là hiểu rằng những điều nhỏ bé này không nên được coi là quá quan trọng. Tôi không nói rằng chúng là vô nghĩa. Tôi nói rằng chúng có nghĩa, nhưng không có nghĩa như bạn nghĩ đâu.
Tiền cần chứ. Đó là một nhu cầu. Nhưng tiền không phải là mục đích và không thể là mục đích được. Nhà cần chứ, chắc chắn. Đó là một nhu cầu. Tôi không phải là người khổ hạnh và tôi không muốn bạn phá nhà mình và trốn lên Himalaya. Nhà cần chứ - nhưng nhà cần cho bạn thôi. Đừng hiểu lầm nó.
Như tôi thấy mọi người, toàn thể mọi sự đã trở thành lộn ngược. Họ tồn tại cứ dường như họ được cần cho ngôi nhà. Họ cứ đi làm việc vì ngôi nhà. Cứ dường như họ được cần cho số dư ngân hàng - họ đơn giản cứ thu thập tiền và thế rồi họ chết. Và họ chưa bao giờ sống cả. Họ chưa bao giờ có một khoảnh khắc của cuộc sống rộn ràng, suối chảy. Họ bị cầm tù trong an ninh, quen thuộc, kính trọng.
Thế rồi nếu bạn cảm thấy chán, điều đó cũng là tự nhiên. Mọi người tới tôi và họ nói họ cảm thấy rất chán. Họ cả thấy chán lắm, mắc kẹt. Phải làm gì? Họ cho rằng chỉ bằng việc lặp lại câu mật chú là họ sẽ trở nên sống động lần nữa. Không dễ dàng như vậy đâu. Họ sẽ phải thay đổi toàn thể hình mẫu cuộc sống của mình.
Yêu, nhưng đừng nghĩ rằng ngày mai người đàn bà sẽ có sẵn cho bạn. Đừng mong đợi. Đừng qui người đàn bà thành vợ. Thế thì bạn đang sống một cách hiểm nguy đấy. Đừng qui người đàn ông thành chồng, bởi vì chồng là thứ xấu xí. Để người đàn ông của bạn là người đàn ông và người đàn bà của bạn là người đàn bà. Và đừng làm cho ngày mai của bạn thành dự đoán được. Đừng trông đợi điều gì và sẵn sàng với mọi thứ. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói sống hiểm nguy.
Chúng ta làm gì? Chúng ta rơi vào tình yêu với người đàn bà và lập tức chúng ta bắt đầu đi ra toà, hay tới phòng đăng kí kết hôn, hay tới nhà thờ để cưới nhau. Tôi không nói đừng cưới nhau. Điều đó là nghi lễ thôi. Tốt, thoả mãn cho xã hội. Nhưng sâu trong tâm trí bạn đừng bao giờ sở hữu người đàn bà. Cho dù một khoảnh khắc cũng đừng bao giờ nói rằng 'em thuộc về anh'. Bởi vì làm sao một người có thể thuộc vào bạn được? Và khi bạn bắt đầu sở hữu người đàn bà, cô ấy sẽ bắt đầu sở hữu bạn. Thế thì các bạn cả hai đều không còn trong tình yêu nữa. Các bạn đang nghiền nát và giết chết lẫn nhau, làm tê liệt lẫn nhau.
Yêu - nhưng đừng để cho tình yêu của bạn thoái hoá thành hôn nhân. Làm việc - công việc là cần - nhưng đừng để cho công việc trở thành cuộc sống duy nhất của bạn. Chơi nên vẫn còn là cuộc sống của bạn, trung tâm cuộc sống của bạn. Làm việc nên là phương tiện hướng tới chơi đùa. Làm việc trong văn phòng và làm việc trong xưởng máy và làm việc trong cửa tiệm, nhưng để thời gian, cơ hội để chơi. Đừng để cuộc sống của bạn bị thu lại chỉ là thường lệ làm việc. Bởi vì mục đích của cuộc sống là chơi đùa. Chơi nghĩa là cái gì đó chỉ vì nó mà thôi.
Bạn tới tôi cho dù chỉ để thiền, và bạn lại lấy thiền như công việc. Bạn cho rằng cái gì đó cần được làm để đạt tới thượng đế. Điều đó là vô nghĩa. Thiền không thể được thực hiện theo cách đó. Bạn phải chơi, bạn phải coi nó như vui đùa. Bạn phải không nghiêm chỉnh về nó. Bạn phải tận hưởng nó.
Khi bạn tận hưởng nó, nó phát triển. Khi bạn bắt đầu coi nó như công việc, như nghĩa vụ phải được làm - bởi vì bạn phải làm, bạn phải đạt tới moksha, niết bàn, giải thoát - thế thì lần nữa bạn đã đem các phân loại ngu xuẩn của mình vào thế giới chơi đùa. Thiền là chơi đùa, nó là leela. Bạn tận hưởng nó chỉ vì nó mà thôi.
Nếu bạn tận hưởng nhiều điều nữa chỉ vì chúng mà thôi, bạn sẽ sống động hơn. Tất nhiên, cuộc sống của bạn bao giờ cũng sẽ trong mạo hiểm, nguy hiểm. Nhưng đó là cách cuộc sống phải thế. Mạo hiểm là một phần của nó. Thực tế phần tốt hơn của nó là mạo hiểm. Phần đẹp nhất của nó là mạo hiểm. Mọi khoảnh khắc nó đều là mạo hiểm. Bạn có thể không nhận biết. Bạn hít vào, bạn thở ra. Có mạo hiểm. Ngay cả thở ra, ai biết liệu hơi thở sẽ quay lại hay không? Điều đó là không chắc chắn, không có đảm bảo.
Nhưng có vài người coi toàn thể tôn giáo là an ninh. Cho dù họ nói về thượng đế, họ cũng nói về thượng đế như an ninh tối cao. Nếu họ nghĩ về thượng đế, họ chỉ nghĩ bởi vì họ sợ. Nếu họ cứ cầu nguyện và thiền, họ đang làm chỉ để họ vẫn còn trong sách thiện - trong sách thiện của thượng đế. 'Nếu có thượng đế, ngài sẽ biết rằng tôi là người đi lễ nhà thờ đều đặn, người tôn thờ đều đặn. Tôi có thể tuyên bố vậy.' Ngay cả lời cầu nguyện của họ cũng chỉ là phương tiện.
Sống hiểm nguy nghĩa là sống cuộc sống cứ dường như từng khoảnh khắc đều là mục đích của riêng nó. Từng khoảnh khắc đều có giá trị cố hữu của riêng nó. Và bạn không sợ. Và bạn biết cái chết có đó và bạn chấp nhận sự kiện rằng cái chết có đó, và bạn không trốn tránh cái chết. Thực tế, bạn đi và đương đầu với cái chết. Bạn tận hưởng những khoảnh khắc đó của việc đương đầu với cái chết - về vật lí, tâm lí, tâm linh.
Tận hưởng những khoảnh khắc đó nơi bạn đi tới tiếp xúc trực tiếp với cái chết, nơi cái chết trở thành gần như thực tại, là điều tôi ngụ ý khi tôi nói sống hiểm nguy.
Tình yêu đem bạn tới đối diện với cái chết. Thiền đem bạn tới đối diện với cái chết. Đi tới thầy là đi tới cái chết riêng của bạn. Đối diện với ai đó đã biến mất, là đi vào vực thẳm mà trong đó bạn có thể bị mất hút, và bạn có thể trở thành một bất hoàn anagamin.
Những người dũng cảm, họ đi lên trước. Họ tìm tất cả các cơ hội hiểm nguy. Triết lí sống của họ không phải là triết lí của các công ti bảo hiểm. Triết lí sống của họ là triết lí của người leo núi, người đi tàu lượn, người lướt sóng. Và họ không chỉ lướt sóng ở biển bên ngoài; họ lướt sóng trong các biển bên trong nhất của họ. Và không chỉ ở bên ngoài họ trèo lên các đỉnh Alp và Himalaya; họ tìm kiếm các đỉnh bên trong.
Nhưng nhớ một điều đừng bao giờ quên nghệ thuật mạo hiểm, đừng bao giờ, đừng bao giờ. Bao giờ cũng vẫn còn có khả năng mạo hiểm. Và bất kì nơi nào bạn có thể tìm thấy cơ hội để mạo hiểm, đừng bao giờ bỏ lỡ nó, và bạn sẽ không bao giờ là người mất. Mạo hiểm là đảm bảo duy nhất cho việc sống thực sự.

Câu hỏi thứ ba
Tôi cảm thấy bị mắc kẹt. Tôi cảm thấy tôi có một con người bản chất bên trong muốn thoát ra. Nó tạo cảm giác nhiều sống động và nguy hiểm hơn cái tôi đang kéo lê quanh mình. Nó muốn vồ lấy các cô gái và tận hưởng dâm dục. Nhưng thầy đã nói rằng với cả cuộc đời năng lượng này đã đi xuống; thời gian làm cho thay đổi. Nó muốn nổi đoá và phát rồ khi được nửa cốc thay vì cả cốc sữa đầy.
Nửa cốc bao giờ cũng sẽ vẫn còn là nửa cốc thôi. Bởi vì trong chính bản chất của ham muốn thì chúng không thể được hoàn thành. Trong chính bản chất của ham muốn là vẫn còn một nửa, vẫn còn không hài lòng. Chính bản chất của ham muốn là vẫn còn ham muốn.
Bạn ham muốn điều này. Khi bạn có được nó, vào lúc bạn được nó, ham muốn của bạn đã tăng lên rồi. Bạn đã ham muốn mười nghìn ru pi. Vào lúc bạn kiếm được mười nghìn ru pi, ham muốn của bạn đã đi xa hơn lên trước. Bây giờ nó đang đòi hỏi hai mươi nghìn ru pi.
Thực tế chẳng cái gì xảy ra cả. Bạn có năm nghìn ru pi, và bạn đã ham muốn mười nghìn ru pi. Bây giờ bạn có mười nghìn ru pi, bạn đang ham muốn hai mươi nghìn ru pi. Tỉ lệ là như nhau. Khoảng cách giữa bạn và mục đích của bạn là như nhau. Nó vẫn còn thế. Chiếc cốc vẫn còn một nửa. Không có cách nào qua ham muốn để đi tới hoàn thành cả.
Phật đã nói bản chất của ham muốn là không được hoàn thành. Việc hoàn thành chỉ tới bởi vô ham muốn.
Bây giờ, đây là một trong những điều ngược đời quan trọng nhất - nếu bạn gạt bỏ ham muốn, bạn sẽ được hoàn thành. Bạn càng ham muốn nhiều, bạn càng đi vào ham muốn, bạn càng đi ngày một xa hơn khả năng hoàn thành của bạn. Ham muốn này tạo ra nhiều ham muốn nữa... thế thì lại có nhiều ham muốn nữa, hàng triệu ham muốn nữa. Điều đó cũng giống như cái cây. Trước hết nó là một, thế rồi nhiều nhánh, thế rồi nhiều cành nhỏ, và nó cứ tiếp diễn mãi.
Người này đã hỏi, Tôi cảm thấy bị mắc kẹt...
Mọi người đã từng sống trong ham muốn đều cảm thấy bị mắc kẹt. Vấn đề là ở chỗ nếu bạn không cố gắng hoàn thành ham muốn của mình, bạn vẫn còn không được thoả mãn. Nếu bạn cố gắng, cho dù bạn đạt được mục đích ham muốn của mình, thế thì bạn vẫn còn không thoả mãn - thế nữa, cũng chẳng có gì thay đổi cả. Đây là ác mộng của cuộc sống.
Tôi đã nghe nói về một nhà thương điên. Một khách thăm tới, và rồi bác sĩ, giám thị, đưa anh ta đi thăm một vòng. Họ tới một cái cũi. Một người đang vò đầu bứt tóc, kêu gào khóc lóc, và giữ một bức ảnh nhỏ sát ngực. Cảnh này thật thống thiết, bi thương.
Khách hỏi, 'Chuyện gì đã xảy ra cho người bất hạnh này vậy?'
Bác sĩ nói, 'Anh ta yêu một người đàn bà và anh ta không lấy được cô ấy. Cô ấy quyết định cưới ai đó khác. Kể từ đó anh ta phát điên. Anh ta mang bức ảnh đó liên tục - cả ngày, cả đêm, lúc thức, lúc ngủ - và anh ta cứ ở sâu trong khổ sở. Khổ của anh ta thật mênh mông.'
Thế rồi họ đi tới một cái cũi khác, ở ngay phía trước cái cũi kia. Một người khác đang điên khùng cuồng nộ, đánh vào tường, đánh với cái bóng nào đó. Anh ta gần như bạo hành, hùng hổ; anh trông như kẻ giết người. Và vị khách hỏi, 'Điều gì đã xảy ra cho người này?'
Bác sĩ bắt đầu cười. Ông ta nói, 'Người đàn bà kia đã lấy người đàn ông này! Và đây là điều đã xảy ra bởi việc cưới người đàn bà ấy.'
Người này khổ bởi vì người đó không lấy được, người kia khổ bởi vì người kia có thể lấy được.
Có những người nghèo mà khổ vì họ không có của cải. Và có những người giầu mà khổ vì bây giờ họ có của cải vậy mà họ lại chẳng có gì. Có những người không thành công đang cực kì đau khổ bởi vì họ thất bại và cuộc sống làm cho họ thất bại. Và có những người thành công đơn giản là người trống rỗng, mọi kiếp sống đều tuột khỏi họ. Họ đánh cược mọi thứ và họ thành công và bây giờ thì làm gì đây?
Chẳng cái gì thất bại giống như thành công. Khi nó tới, bạn không thể tin được điều bạn đã ham muốn. Bạn có thể có ngôi nhà lớn, và bạn có thể có sự kính trọng và tiền bạc, và bỗng nhiên bạn thấy - mình chỉ là trống rỗng và toàn thể cuộc sống của mình đã là phí hoài. Mọi thứ đã được tích luỹ và bạn đã biến mất. Mọi thứ có đó, của cải có đó, nhưng người chủ lại lỡ.
Đây là bản chất của ham muốn. Mọi người đều cảm thấy bị mắc kẹt.
Tôi cảm thấy bị mắc kẹt. Tôi cảm thấy tôi có một con người bản chất bên trong muốn thoát ra. Cái đó không phải là con người bản chất của bạn đâu. Bởi vì người bản chất không có ham muốn. Người mà ham muốn thì chỉ là người ngẫu nhiên. Cẩn thận về lời bạn dùng.
Cái bản chất là cái không có ham muốn. Nó đã được hoàn thành rồi. Cái mà ham muốn thì chỉ là cái ngẫu nhiên. Nó liên tục bất hạnh, liên tục không hài lòng, liên tục vỡ mộng... và cứ ham muốn.
Và vấn đề là - bạn càng ham muốn, bạn lại càng vỡ mộng. Bạn càng vỡ mộng, bạn lại càng ham muốn. Cái vòng luẩn quẩn... và người ta cứ đi nó mãi và bị nghiền nát bởi chiếc bánh xe.
Tôi cảm thấy tôi có một con người bản chất bên trong muốn thoát ra.
Con người bản chất không bao giờ muốn thoát ra cả. Con người bản chất là cốt lõi bên trong nhất của bạn, nó là nội tâm của bạn. Nó không bao giờ muốn thoát ra cả. Không có chỗ cho nó đi đâu cả. Nó đã ở chỗ nó đáng phải ở rồi. Cái bản chất là cái đã ở chỗ nó đáng ở rồi. Cái bản chất là lý tưởng, cái bản chất là cái tự nhiên, cái tự phát.
Tôi cảm thấy tôi có một con người bản chất bên trong muốn thoát ra. Đây không phải là con người bản chất của bạn muốn thoát ra đâu. Đây là con người ngẫu nhiên của bạn. Có thể nó nảy sinh bởi vì bạn bị đồng nhất với thân thể, hay nó nảy sinh bởi vì bạn bị đồng nhất với tâm trí.
Nó tạo cảm giác nhiều sống động và nguy hiểm hơn cái tôi đang kéo lê quanh mình.
Vâng, nó vậy đấy. Ít nhất có cũng có vẻ như sống động hơn. Ít nhất nó cũng lừa bạn để sống động hơn. Đi theo nó và bạn sẽ thấy rằng nó đã lừa bạn.
Đó là điều mọi người thấy ra vào lúc cái chết lại gần. Dục lừa họ, thèm khát lừa họ, tham lam lừa họ, tham vọng lừa họ. Và bây giờ mọi sự đều qua rồi, mọi năng lượng đã mất, và họ sắp sửa trắng tay. Họ đã không chín chắn. Họ đã không có được cái gì mà họ có thể mang ra ngoài cái chết.
Cuộc sống là cái không thể bị phá huỷ bởi cái chết, nhớ lấy. Đó là định nghĩa. Và bất kì cái gì sống động, nếu nó thực sự sống động, đều ở bên ngoài cái chết. Nó không thể bị cái chết lấy đi. Chẳng cái gì có thể phá huỷ được nó. Cái sống động là cái vĩnh hằng.
Nó tạo cảm giác nhiều sống động hơn... Nó đơn giản lừa bạn thôi. Nó rất, rất mưu mô, nó rất thuyết phục đấy. Nó là người bán hàng lớn... và nguy hiểm hơn cái tôi đang kéo lê quanh mình. Vâng, và nó là nguy hiểm; không chỉ cho bạn đâu - nó là nguy hiểm cho người khác nữa. Với bạn, nó chỉ là ảo tưởng.
Tất nhiên nó là nguy hiểm, nhưng không theo nghĩa mà tôi đã nói về nguy hiểm đâu. Đó là điều mọi người đang làm. Cái đó không phải là điều gì mới. Mọi người đều tham lam và mọi người đều đầy những thèm khát. Cái đó không phải là điều gì mới, cái đó chẳng có gì mạo hiểm cả. Đó là cách thức của thế giới này. Thậm chí con vật đang làm điều đó, cây cối đang làm điều đó. Mọi người đều đang làm điều đó.
Nó là nguy hiểm theo cách khác. Nó là nguy hiểm theo nghĩa nó mang tính phá huỷ. Nó sẽ phá huỷ bạn, và nó sẽ phá huỷ người khác. Nó không mang tính sáng tạo.
Tình yêu mang tính sáng tạo. Dục mang tính phá huỷ. Và có nhiều khác biệt giữa hai điều này. Đôi khi bạn bắt đầu nghĩ rằng dâm dục của mình là tình yêu. Thế thì bạn bị lừa. Dâm dục có thể chơi trò chơi tình yêu, nhưng nó là trò chơi giả. Tôi không chống lại dục, nhưng tôi chắc chắn chống lại dâm dục. Và khác biệt là ở chỗ dục là điều tự nhiên còn dâm dục là thứ tâm trí.
Yêu người đàn bà là tự nhiên, yêu người đàn ông là tự nhiên. Sinh sản trẻ con là tự nhiên, chẳng có gì sai trong nó. Nhưng nghĩ về đàn bà, mang bức hình khiêu dâm, ngủ mọi đêm vẫn cứ nghĩ về đàn bà - đàn bà và đàn bà và đàn bà - đó là dâm dục.
Mulla Nasruddin đi tới nhà tâm thần. Và nhà tâm thần nói, như một phép thử, 'Nhìn đồng hồ trên tường. Điều đó nhắc nhở anh nghĩ tới cái gì?' Anh ta nhìn lên tường và nói, 'Về đàn bà.'
Đồng hồ sao? Nhà phân tâm nói, 'Được rồi, cái ghế này nhắc nhở anh nghĩ tới cái gì?'
'Tất nhiên,' Mulla Nasruddin nói, 'về đàn bà.' Ngay cả nhà tâm thần cũng bị sốc - cái ghế sao? Và thế rồi một con lạc đà đi ngang qua, cho nên ông ta nói, 'Vậy con lạc đà này gợi anh nhớ tới cái gì?' Bây giờ, đây là điều xa xôi nhất với người đàn bà - con lạc đà.
Và anh ta nói, 'Tất nhiên, về đàn bà thôi.' Nhà tâm thần nói, 'Thế này thì quá lắm. Làm sao con lạc đà lại có thể gợi cho anh nhớ tới đàn bà được?'
Mulla Nasruddin nói, 'Vấn đề không phải là con lạc đà hay bất kì cái gì khác. Tôi chưa bao giờ nghĩ về cái gì khác cả. Mọi thứ đều nhắc nhở tôi về đàn bà. Cho dù chẳng có gì nhắc nhở tôi về đàn bà, tôi đơn giản cứ nghĩ mãi về đàn bà mà không gì khác.'
Bây giờ đây là dâm dục.
Và cũng điều đó đang định bùng phát ra trong người hỏi này. Nó muốn vồ lấy các cô gái và tận hưởng dâm dục.
Bây giờ chẳng có gì sai trong việc yêu người đàn bà, nhưng vồ lấy cô gái là xấu. Có chút ít nghệ thuật hơn và chút ít hào hoa hơn. Vồ lấy sao? Chính từ này là hung hăng, chính từ này là bạo hành - cứ dường như bạn không có kính trọng gì với người đàn bà bạn yêu. Vồ lấy sao? Cô ấy là một đồ vật à? Bạn có muốn hiếp không?
Đây là điều cứ xảy ra trong tâm trí thông thường. Nó đã sa ngã từ dục, nó đã trở thành dâm dục. Dục là tự nhiên, thông thường. Bạn yêu người đàn bà, bạn yêu người đàn ông - tốt. Nhưng thế rồi bạn bị kết thúc. Nếu bạn yêu người đàn bà, bạn bị kết thúc với việc quan tâm tới người đàn bà khác. Thế thì người đàn bà đó đại diện cho tất cả các đàn bà, thế thì người đàn ông đó trở thành tất cả mọi người đàn ông trong một người. Thế thì toàn thể nhân loại đều có đó. Khi bạn yêu người đàn bà, bạn đã tìm thấy người đàn bà tinh tuý mà bạn đã đi tìm. Bây giờ bạn không nhìn vào mọi khách qua đường nữa, còn tâm trí bạn không vồ lấy.
Nó muốn vồ lấy cô gái và tận hưởng dục.
Điều đầu tiên phải nhớ - nếu bạn vồ lấy người đàn bà, bạn sẽ không bao giờ tận hưởng được. Bởi vì việc tận hưởng không thể bị ép buộc. Nó là sự nhịp nhàng tinh tuý. Khi người đàn bà cũng yêu bạn, chỉ thế thì âm nhạc này mới nảy sinh giữa hai người cho niềm vui, niềm sung sướng.
Bạn có thể vồ lấy người đàn bà - và đó là điều mọi người đang làm. Ai đó đang làm chỉ bởi lực vật lí, ai đó đang làm bởi lực tiền bạc... bởi vì người đó có tiền cho nên người đó có thể mua bất kì đàn bà nào... ai đó đang làm bởi phương tiện khác nào đó. Như tôi thấy, cứ một trăm người, chín mươi chín người đã vồ lấy đàn bà và đàn ông. Hiếm khi chuyện xảy ra là một người ở vào trong tình yêu.
Khi bạn trong tình yêu, bạn không vồ lấy người đàn bà và người đàn bà không vồ lấy bạn. Khi bạn trong tình yêu, tình yêu sở hữu cả hai bạn. Khi bạn trong tình yêu, bạn không sở hữu lẫn nhau. Bạn không sở hữu - không sở hữu chút nào. Và khi bạn trong tình yêu, bạn không nghĩ về tận hưởng; nó có đó. Mọi suy nghĩ về tận hưởng tồn tại bởi vì nó không có đó, nó bị thiếu.
Niềm vui là cái gì đó xảy ra như hậu quả; nó không phải là kết quả. Bạn không thể làm nỗ lực nào để mà vui sướng. Bạn có thể đi vào hoạt động nào đó sâu sắc đến mức bạn quên mất bản thân mình, và niềm vui nảy sinh. Niềm vui nảy sinh chỉ khi bạn không có. Đây là điều Phật nói - khi cái ngã biến mất, niềm vui nảy sinh.
Cái ngã có thể biến mất trong thiền. Cái ngã có thể biến mất trong yêu. Cái ngã có thể biến mất trong lời cầu nguyện. Cái ngã có thể biến mất trong điệu vũ, trong ca hát và trong vẽ. Cái ngã có thể biến mất ở bất kì chỗ nào nếu bạn hoàn toàn bị mất hút vào trong bất kì hoạt động nào, và hoạt động lại sâu sắc tới mức bạn không còn là người làm ở đó nữa; bạn đã trở thành một với nó. Điều đó thỉnh thoảng xảy ra.
Một lần một thanh niên tới tôi. Anh ta là vận động viên chạy giỏi, nhà vô địch chạy, và anh ta đã hỏi tôi cách thiền, và anh ta sùng sục với năng lượng thế. Anh ta là vận động viên chạy lớn, và anh ta nói, 'Khi tôi ngồi, và thầy lại bảo tôi ngồi im lặng, tôi không thể ngồi được; năng lượng nhiều quá. Có khả năng nào cho tôi để trở nên mang tính thiền được không?'
Tôi nói, 'Bạn quên chuyện thiền đi. Bạn chạy, và bạn bỏ bản thân mình vào việc chạy. Một ngày nào đó việc thiền sẽ xảy ra.'
Anh ta nói, 'Thầy nói gì thế? Chỉ bằng việc chạy thôi sao? Đã bao giờ có ai trở thành phật chỉ bằng việc chạy không?'
Tôi nói, 'Có chứ, có khả năng đấy. Bởi vì người ta có thể trở thành vị phật trong bất kì hoạt động nào.' Anh ta nói, 'Tôi sẽ thử.'
Sau một tuần anh ta tới và anh ta nói, 'Không thể nào tin nổi. Tôi thậm chí không thể nào tin được rằng điều đó đã xảy ra. Cái gì đó cực kì đẹp đã xảy ra. Tôi đã chạy, tôi đã đi nhanh nhất có thể được. Và như thầy đã nói, tôi đã hoàn toàn quên mất bản thân mình. Tôi đã không trình diễn, đó không phải là cuộc thi. Tôi đơn giản ở trong nó... mặt trời chiếu vào người tôi, mưa rào lên tôi, gió sáng thổi, chim hót, và bờ sông trống vắng. Và tôi cứ chạy và chạy.
'Và dần dần tôi bắt đầu rơi vào nhịp điệu với dòng sông, với gió thoảng, với cây cối. Và bỗng nhiên, vâng, nó có đó. Tôi tràn đầy niềm vui thế. Tôi chưa bao giờ vui sướng thế. Osho ơi nói cho tôi, có phải nó đã thực sự xảy ra không? Bởi vì tôi không thể tin được rằng chỉ bởi việc chạy thôi... và tôi đã chạy bao nhiêu năm nay rồi mà nó chưa bao giờ xảy ra.' Anh ta đã không làm mất bản thân mình; việc chạy đã là việc biểu diễn.
Bây giờ, một trong những điều kì diệu nhất đang xảy ra ở phương Tây - mọi người đang làm ngay cả tình yêu cũng thành biểu diễn. Họ đọc Các thầy và Johnson, và họ đọc Kinsey và những báo cáo của ông ta, và họ đọc cái gọi là các nhà nghiên cứu dục vĩ đại khác, và bây giờ họ đang cố gắng biểu diễn.
Họ cứ nhìn xem liệu đàn bà có cực thích hay không, liệu cô ấy có nghĩ rằng người đàn ông này là người đàn ông vĩ đại nhất trên thế giới hay không. Và đàn bà cũng nghĩ theo cùng cách đó - nhìn xem liệu cô ấy có đáp ứng cho người đàn ông và cho anh ta niềm cực lạc lớn lao hay không. Bây giờ cả hai đều đang biểu diễn và toàn thể sự việc bị phá huỷ. Bây giờ họ đơn giản đóng kịch, họ không hơn thế trong điều đó.
Ở phương Tây, thế kỉ này đang tỏ ra là thế kỉ tồi tệ nhất cho tình yêu. Và họ nói quá nhiều về tình yêu, và biết bao nhiêu sách có đó - nhưng cái gì đó đang bị thiếu. Tình yêu trở thành biểu diễn.
Tôi đang nói với bạn rằng ngay cả một việc như chạy, nếu nó không còn là biểu diễn, nó sẽ cho bạn niềm cực lạc mà tình yêu có thể cho, và cùng cực lạc mà thiền có thể cho. Ngay cả lau sàn, bạn cũng có thể đạt tới samadhi.
Sarita cứ lau sàn. Tôi hi vọng một ngày nào đó cô ấy sẽ đạt tới samadhi của mình qua việc lau dọn. Cô ấy đang đi dần tới nó. Thỉnh thoảng cô ấy thậm chí bỏ lỡ bài nói của tôi bởi vì cô ấy phải lau dọn, và cô ấy tận hưởng việc lau dọn nhiều tới mức tôi nói, 'Được, bạn bỏ lỡ bài nói. Bạn sẽ không bỏ lỡ tôi.'
Ngay cả một hoạt động bình thường - hoạt động rất bình thường - cũng có thể có tầm quan trọng mênh mông một khi bạn hoàn toàn bị mất hút vào trong nó. Đừng là người trình diễn.
Nó muốn vồ lấy các cô gái và tận hưởng tình dục. Nếu bạn vồ lấy cô gái bạn sẽ có cái xác trong tay mình, không phải là thân thể con người. Bạn có thể làm tình với cái xác. Đã từng có những người... Tương truyền rằng khi Cleopatra chết, một số kẻ ngu xuẩn đào cô ấy ra khỏi mồ và hiếp cô ấy... với cái xác chết. Nhưng điều này không kì lạ thế. Như tôi thấy, nhiều người vẫn đang làm điều đó. Điều đó không phải là rất kì lạ gì đâu. Cleopatra cực kì đẹp, và đàn ông lại ngu xuẩn.
H. G. Wells đã viết rằng nếu Cleopatra mà có cái mũi nhỏ hơn chút ít, toàn thể lịch sử nhân loại chắc đã khác rồi. Đàn ông là những kẻ ngu xuẩn tới mức toàn thể lịch sử có thể khác đi nếu như Cleopatra mà có chiếc mũi nhỏ hơn. Nó phải vậy đấy; H. G. Wells là phải. Toàn thể lịch sử chắc phải đã khác rồi. Và một số kẻ ngu xuẩn đã hãm hiếp xác chết.
Nhưng điều này đang xảy ra trên qui mô rất lớn. Nếu người đàn bà của bạn không sẵn sàng yêu bạn trong khoảnh khắc đó... có thể cô ấy là vợ bạn đấy; điều đó chẳng làm cho sự việc thành chắc chắn... nếu cô ấy không sẵn sàng từ trái tim riêng của mình nếu cô ấy không tuôn chảy trong nó, thì bạn đang làm tình với thân thể chết đấy. Nếu người đàn ông của bạn không sẵn sàng, bị lôi vào trong nó, làm mất bản thân mình vào trong nó, thì bạn đang làm tình với thân thể chết đấy.
Bạn có thể vồ lấy, nhưng bạn sẽ không bao giờ đạt tới được người đàn bà. Người đàn bà hay đàn ông không bao giờ có thể bị vồ ấy. Và bạn có thể cố gắng tận hưởng và bạn sẽ chỉ bị thất vọng thôi, bởi vì không ai đạt tới bất kì niềm vui sướng nào bằng việc thử điều đó. Vui sướng tới như cái bóng. Toàn thể nỗ lực là lố bịch.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Mulla Nasruddin và vợ anh ta đi xem ba lê. Anh ta đột nhiên bắt đầu cười phá lên. Chị vợ hỏi, 'Sao thế?'
'Anh chỉ tự hỏi khán giả sẽ làm gì nếu anh bỗng nhiên nhảy lên sân khấu, vồ lấy một trong các cô gái, đè cô ấy xuống và làm tình mạnh bạo với cô ấy,' anh ta nói.
Chị vợ nghĩ một chút rồi bắt đầu cười to. Anh ta hỏi, 'Sao thế?'
'Em đang nghĩ,' cô ấy nói, 'anh sẽ làm gì nếu khán giả đứng dậy hoan hô anh và la hét đòi diễn lại lần nữa. Nếu khán giả la hét, "Làm lần nữa đi!" anh sẽ làm gì?'
Điều đó sẽ thực sự lố bịch. Cuộc biểu diễn thật lố bịch. Đừng là người biểu diễn.
Đừng bao giờ nghĩ tới việc vồ lấy người đàn bà hay đàn ông. Hãy yêu - tình yêu là đẹp. Nhưng yêu cần biến đổi vô cùng trong bạn, bởi vì nó là buông xuôi. Bạn phải buông xuôi, bạn phải kính trọng. Bạn phải tôn kính người khác, bản thể người đó. Tình yêu là lời nguyện. Và nếu dục xảy ra như một phần của tình yêu, dục mang tính tâm linh. Thế thì dục không còn là dục nữa, thế thì nó là niềm cực lạc tâm linh. Nó mang tính thiền và tính nguyện.
Nhưng thầy đã nói rằng với cả cuộc đời năng lượng này đã đi xuống; thời gian cho thay đổi. Nó muốn nổi đoá và phát rồ khi được nửa cốc thay vì cả cốc sữa đầy.
Chính bản chất của ham muốn là như vậy, và bạn đang xử trí nó theo cách rất ngu xuẩn. Cố hiểu bản chất của ham muốn đi. Tôi không nói kìm nén nó. Tôi đang nói hiểu nó. Bởi vì kìm nén sẽ không có tác dụng. Thực tế, kìm nén đã đem bạn tới giai đoạn này.
Người hỏi phải đã từng kìm nén. Xem đấy, anh ta đã kìm nén ham muốn tự nhiên của mình nhiều tới mức chúng đã trở nên bị biến chất. Bây giờ anh ta nghĩ điều đó là con người bản chất của mình. Nó chẳng là gì ngoài con người bị kìm nén của anh ta. Thế thì bạn có thể cứ tiếp tục mãi trong đầu mình, cứ chơi đi chơi lại cùng những ham muốn bị kìm nén. Và điều đó sẽ không đáp ứng cho bạn.
Tôi không nói mang tính kìm nén. Tôi nói có kĩ năng, nhận biết.
Chuyện xảy ra:
Khi Syble đến tuổi hai mươi tám mà không có tương lai lấy được chồng, mẹ cô ấy cằn nhằn với cô ấy để phải đăng một quảng cáo vào cột hôn nhân. Lời quảng cáo viết: Nữ thừa kế trẻ tuổi xinh xắn đang tìm vị hôn phu kiểu quí ông liều mạng, người muốn đi tới mọi chỗ xa nhất.
Sau khi phần quảng cáo được đăng, người mẹ bồn chồn hỏi, 'Thế nào, có câu trả lời nào không?'
'Có mỗi một câu trả lời thôi ạ,' cô con gái trả lời. 'Ai viết nó?' bà mẹ hỏi.
'Con sẽ không nói với mẹ đâu,' cô gái nói.
'Nhưng đấy là ý tưởng của mẹ,' người mẹ quát lên, 'và mẹ nhất định muốn biết.'
'Thôi được,' cô con gái nói, 'mẹ đã hỏi điều đó. Đấy là từ bố.'
Nếu bạn cứ kìm nén, thế thì điều đó sẽ trở thành ngày một xấu hơn. Và trong tuổi già tất cả mọi kìm nén của bạn trở thành rất mạnh - bởi vì bạn trở nên yếu và những kìm nén của bạn báo thù.
Tôi không nói kìm nén. Tôi nói hiểu. Chỉ nếu hiểu biết có thể có ích, thế thì nó mới tốt. Và hiểu biết mới có ích.
Thiền về dâm dục của mình đi. Thấy nó thật xuyên thấu. Để nó trở thành trong suốt. Và điều thứ ba được cần tới là - ít nhất làm cho dâm dục của bạn thành bình thường. Để cho nó là dục. Đừng nghĩ dưới dạng vồ lấy. Lãng mạn hơn chút ít đi. Đừng hung hăng và bạo hành thế. Thơ ca hơn chút ít về cuộc sống, và duyên dáng hơn chút ít đi.
Trước hết để cho dâm dục của bạn đi tới điểm bình thường của dục, và thế rồi để cho dục của bạn đi theo tình yêu của bạn. Đừng bao giờ đặt dục lên trước tình yêu. Tình yêu nên là lực dẫn lái và dục nên đi theo nó.
Và một khi bạn đã làm điều này nhiều, bạn đang trên con đường đúng đấy. Chẳng mấy chốc bạn sẽ hiểu ra rằng bất kì điều gì bạn đã từng gọi là cái ta bản chất của mình đều chỉ là cái ta bị kìm nén của bạn mà thôi. Và một khi cái ta bị kìm nén đó bị xua tan, bị khử bỏ, và bạn đã trở thành tự nhiên, lành mạnh, toàn thể, thế thì lần đầu tiên cái ta bản chất của bạn sẽ đi vào tầm nhìn của bạn.
Cái ta bản chất là thượng đế bên trong nhất của bạn. Cái ta bản chất chính là chân lí. Cái ta bản chất là vô ngã.

Ads Belove Post