Chương 10. Chuyển từ suy nghĩ sang cảm nhận

Chương 10. Chuyển từ suy nghĩ sang cảm nhận

Price:

Read more

Osho – Trực giác
Chương 10. Chuyển từ suy nghĩ sang cảm nhận


Trí năng là một khái niệm ẩn chứa nhiều điều, sự thông tuệ lại còn bao quát hơn. Trí năng là sự vay mượn, còn sự thông tuệ là của riêng mỗi chúng ta. Nói tới trí năng là nói tới tính logic, tính lí trí cao; nhưng sự thông tuệ còn vươn xa hơn cả tầm logic. Có thể gọi nó dưới cái tên siêu logic, đó là một khái niệm thuộc về trực giác. Một người có tri thức thường chỉ sống dựa trên các quá trình tranh cãi. Tất nhiên là, các quá trình tranh cải này có thể dẫn dắt chúng ta đi tới một tầm nhìn nào đó, nhưng muốn vượt ra ngoài, xa hơn và cao hơn, cần phải có thêm một thứ khác, đó là linh cảm.
Kể cả các nhà khoa học vĩ đại vốn tiến hành hoạt động nghiên cứu dựa trên lí luận, lí trí, cũng phải thống nhất ở một điểm. Đó là: ở những chỗ lí trí phải bó tay, họ đều phải trông đợi vào linh cảm, đều phải chờ đợi tia chớp của trực giác lóe lên, chờ đợi một nguồn sáng nào đó từ những điều huyền diệu mà chúng ta còn chưa biết tới. Và điều đó luôn có thể xảy ra: nếu làm việc trí óc chăm chỉ, nếu không cho rằng chỉ có hoạt động trí óc mới là tất cả, và sẵn sàng để đón chờ những tầm xa mới, thì chắc chắn một ngày nào đó, một tia sáng kì lạ sẽ thâm nhập qua con người chúng ta. Nó không phải của mọi người, cũng chưa từng của mọi người, nó chẳng phải của riêng ai. Tia sáng ấy xuất phát từ trung tâm bên trong nhất của con người. Và thực ra, nó có vẻ như đang đến với chúng ta từ đâu đó bên ngoài hơn, bởi lẽ chúng ta vẫn chưa biết chính xác được rằng trung tâm trực giác trong mỗi chúng ta đang nằm ở đâu.
Từ sadhumati trong tiếng Phạn là một từ rất đẹp. Mati có nghĩa là sự thông thái, còn sadhu mang nghĩa chín muồi, khôn khéo: một sự thông thái chín muồi. Không phải chỉ thông thái, mà là thông thái chín muồi. Có những người sống rất lí trí, nhưng không khéo, sống khôn khéo còn hơn cả sống theo lí trí. Đôi khi, những con người biết sống chấp nhận và thừa nhận cả những người sống phi lí trí, vì họ biết người biết ta và nhìn nhận hợp lí mà. Họ hiểu được rằng còn có sự tồn tại của những điều phi lí trí. Ngay cả những con người duy lí cũng có thể hiểu được điều này, song chỉ trong một chừng mực hay một lối suy luận nào đó mà thôi.
Có điều người ta không thể chứng minh được điều ấy theo logic, và những con người ở trên cũng vậy. Ai cũng biết, nhưng không ai chứng minh được điều này. Tình yêu là một ví dụ - chưa có ai từng chứng minh được tình yêu là gì và nó có tồn tại hay chăng. Song ai cũng hiểu tình yêu là như thế nào. Kể cả những người vốn một mực cự tuyệt, những người không bao giờ sẵn sàng đón nhận bất cứ thứ gì vượt ra ngoài tầm với của logic, cũng phải yêu. Và khi yêu, họ tự đẩy mình vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan, họ tự cảm thấy mình tội lỗi.
Rõ ràng là tình yêu hiện hữu.
Chẳng ai thấy thỏa mãn với nguồn trí năng dồi dào của mình khi mà con tim họ chưa cảm thấy đủ đầy. Đây chính là hai thái cực đối lập bên trong mỗi con người: con tim và khối óc.
SỰ THÔNG TUỆ LÀ THỨ KHẢ NĂNG BẨM SINH ĐỂ NHÌN NHẬN, và để lĩnh hội. Đứa trẻ nào sinh ra cũng thông minh, sáng láng, nhưng dần dần sau đó, nó bị xã hội làm cho mụ mị đi. Người lớn chúng ta giáo dục chúng trong một môi trường mụ mị, không sớm thì muộn, đứa trẻ ấy cũng sẽ trưởng thành trong cái mớ mụ mị và khờ khạo ấy.
Sự thông tuệ là một món quà tạo hóa hằng ban tặng, cũng giống như hơi thở, cũng giống như đôi mắt để nhìn. Sự thông tuệ cũng chính al2 khả năng nhìn thấu đến tận nộ tại của con người, nó thuộc về trực giác. Nên nhớ rằng nó không dính dáng gì tới trí năng, cho nên đừng bao giờ nhầm lẫn giữa trí năng và sự thông tuệ (hay trí tuệ), chúng là những thái cực đối lập nhau. Trí năng gắn với cái đầu, do dạy dỗ mà thành, cũng là do xã hội áp đặt mà định hình nên trong mỗi con người. Trí năng muốn tồn tại, cần phải có sự nhọc công nuôi dưỡng của con người. Nói tóm lại, trí năng là thứ đi vay, là cái bên ngoài vào chứ không phải thứ xuất phát từ bên trong.
Còn sự thông tuệ thì ngược lại. Sự thông tuệ nằm trong sự tồn tại, nằm trong cái bản chất tự nhiên của mỗi con người. Loài vật nào cũng có trí thông minh. Thì đúng chúng không phải là trí thức, hay có học thức trong đầu, nhưng chúng đều có trí thông minh. Cây cối cũng có trí thông minh, toàn bộ sự tồn tại này đều có trí thông minh, và tất nhiên, mọi đứa trẻ chào đời đều thông minh sẵn có. Đã ai từng tình cờ thấy một đứa trẻ ngốc nghếch chưa? Đó là điều không thể có! Nhưng bảo rằng tình cờ gặp được một người trưởng thành thông minh thì quả thực là vô cùng hiếm hoi; dường như có điều gì đó đang đi lạc hướng giữa hai khái niệm này thì phải.
Có người bạn từng gửi cho tôi câu chuyện thú vị này. Tôi rất muốn mọi người nghe qua, vì biết đâu nó giúp ích được điều gì chăng. Câu chuyện được đặt tên là "Trường học của các loài vật".
Một ngày nọ, các loài vật tụ họp lại trong rừng và thống nhất với nhau mở một trường dạy học. Có một con thỏ, một con chim, một con sóc, một con cá, và một con giun, và chúng bầu nhau àm ban giám hiệu. Thỏ ta thì cứ khăng khăng là trong nội dung giảng dạy phải có môn chạy. Còn chim thì cứ đòi phải đưa môn bay vào giảng dạy. Cá thì lại muốn nhất định phải có môn bơi. Ý kiến của sóc là môn trèo cây thực sự vô cùng cần thiết. Gộp tất cả các ý kiến này lại với nhau và viết thành một bản hướng dẫn về nội dung giảng dạy. Năm con vật chờ đợi rằng tất cả các loài vật rồi sẽ đăng kí đủ các thể loại này.
Mặc dù được điểm A về môn chạy nhưng môn trèo cây thẳng đứng với thỏ lại là cả một vấn đề. Cố mãi mà vẫn liên tục bị rơi xuống dưới, cuối cùng thì con thỏ cũng bị chấn thương sọ não, tuy nhẹ thôi, nhưng nó không thể chạy nhảy được nữa rồi. Thỏ nhận ra rằng, thay vì lúc nào cũng được điểm A môn chạy, bây giờ nó toàn nhận điểm C, còn môn trèo cây thẳng đứng thì luôn ăn điểm F mất rồi. Không con nào sánh bằng chim khi nó dang đôi cánh, nhưng chim không tài nào đào nổi cái hang trên mặt đất. Hết làm gãy mỏ lại đến làm xước cánh, cho nên chẳng bao lâu sau chim cũng phải nhận điểm C trong môn  sở trường của nó và điểm F cho môn đào hang, còn giờ học trèo cây đối với con chim, chẳng khác nào địa ngục.
Cuối cùng thì con vật tốt nghiệp được trường học này chỉ có con giun chậm phát triển trí tuệ, làm cái gì cũng chỉ được nửa vời. Tuy nhiên, hội đồng giáo dục này con nào con nấy đều rất đỗi vui mừng là vì dẫu sao thì tất cả các con vật đều đã tham gia đầy đủ tất cả các nội dung giảng dạy, và nó được gọi là "phương pháp giáo dục theo chiều rộng".
Chúng ta đều thấy bật cười, song mọi chuyện đúng là như thế. Đó là những gì đã xảy ra với con gnười chúng ta. Chúng ta cứ ra sức làm cho ai cũng giống như ai, bởi thế mà vô hình chung, chúng ta phá hủy đi tiềm năng của sự tồn tại trong chính bản thân mỗi người.
Sự thông minh sẽ chết đi khi con người ta cứ bắt chước lẫn nhau. Nếu muốn nuôi dưỡng nó, không thể không ngừng lại việc bắt chước lẫn nhau. Sự thông minh sẽ treo cổ tự vẫn khi con người trở thành những bản sao của người khác. Chính cái khoảnh khắc chúng ta chợt này ra ý nghĩ phải làm thế nào để giống người nọ, giống người kia, là lúc chúng ta tự đánh rơi trí thông minh của mình, và biến mình thành kẻ ngốc. Chính cái khoảnh khắc tự ta so sánh bản thân với một người nào đó, cũng là lúc chúng ta đánh mất cái tiềm năng tự nhiên của mình. Con người ta sẽ không còn được sống trong hạnh phúc, không còn giữ được sự trong trẻo, thanh khiết và tinh khôi của mình. mà đánh mất sự thuần khiết kia cũng có nghĩa là đánh mất luôn khả năng nhìn nhận, thay vào đó là đôi mắt vay mượn từ bên ngoài. Nhưgn làm sao có thể dùng mắt của người khác để nhìn cho bản thân mình? Ai cũng cần đôi mắt cho riêng mình, cần đôi châmn của chính mình để bước đi, và cần trái tim để đập nhịp đập của chính chúng ta.
Conngười ta đang sống một cuộc đời vay mượn, bởi thế mà cuộc đời của họ tật nguyền. Sự tật nguyền ấy biến con người ta thành kẻ ngốc.

Thế giới cần phải có một phương pháp giáo dục đổi mới một cách toàn diện. Trong thế giới này, những người sinh ra để làm thi sĩ đang cố chứng tỏ rằng họ chẳng biết gì về toán học, còn những nhà toán học vĩ đại bẩm sinh thì đang phải cố nhồi nhét kiến thức lịch sử mà chẳng biết được gì và để làm gì. Mọi thứ đang lộn tùng phèo vì căn bản là nền giáo dục của chúng ta không hề thuận theo lẽ tự nhiên. Nền giáo dục ấy chẳng thèm màng tới cá nhân, mà chỉ biết gò ép con người ta vào trong những khuôn mẫu nhất định. Có thể cái khuôn mẫu ấy ngẫu nhiên vừa vặn với một vài người nào đó, nhưng phần lớn những con người tham gia vào công cuộc giáo dục ấy đều không thấy vừa, đều bỏ lỡ cơ hội của chính mình, và đều đang phải sống trong nghèo khó mịt mù.
Cái nghèo đáng sợ nhất trên đời này chính là cảm thấy mình dốt nát, không nên công nên trạng gì và thấy mình đần độn, nhưng thực ra thì chẳng có ai sinh ra không thông minh cả, bởi vì tất cả chúng ta đều được sinh ra từ cùng một sự tồn tại chung. Sự tồn tại ấy là một sự thông tuệ thuần khiết. Chúng ta mang một chút mùi vị, một chút hương thơm từ một nơi xa xăm bên ngoài kia để bước vào trong thế giới này. Vậy mà bổng đâu xã hội đó lại nhảy ngược vào, bắt đầu cái công việc rèn giũa, dạy dỗ, thay đổi, cắt xén và thêm thắt, không bao lâu sau, chúng ta chẳng còn giữ được hình dạng hay kết cấu ban đầu. Xã hội muốn con người ta phải trở thành những đứa trẻ biết vâng lời, phải trở thành những tín đồ trung thành hoặc trở thành những thành viên chính thống. Và đó chính là cái cách mà sự tth6ng thái trong mỗi con người bị triệt hạ dần dần trong xã hội.
Môi trường mà chúng ta đang sống thực sự là một cái xà lim. Cái xà lim ấy hoàn toàn có thể bị đập bỏ, nhưng mà khó, bởi ta đã quá quen với nó. Nó không giống như cái quần cái áo bám trên người, mà đã thành da thành thịt, cho nên ta phải sống với nó dài lâu. Lại càng khó hơn nữa bởi vì nó đã đồng nhất cái tổng thể trong con người ta. Nhưng dù sao, công việc loại bỏ ấy vẫn là điều kiện bắt buộc nếu chúng ta muốn đến với sự tồn tại thật sự của chính mình.
Nếu thực sự muốn có được sự thông thái, phải biết nổi dậy. Chỉ có những con người biết nổi loạn mới thực sự thông minh. Tôi có dụng ý gì mà nhắc tới sự nổi loạn ở đây? Nổi loạn ở đây không có ý gì khác ngoài việc chấm dứt tất cả những gì đang ép buộc chúng ta đi ngược lại với mong muốn của chính bản thân chúng ta. Hãy tìm hiểu lại xem chúng ta thực sự là ai, hãy bắt đầu lại tư a, b, c. Và hãy nghĩ rằng ta đã lãng phí cả một khoảng thời gian từ bấy lâu nay cũng chỉ vì chỉ biết đi theo kẻ khác.
Con người chẳng ai có thể giống ai, mỗi người đều là duy nhất, đó mới là bản tính tự nhiên của sự thông tuệ - và mỗi người đều không thể đem ra so sánh được. Chớ nên so sánh mình với bất kì ai khác. Mà nếu so sánh thì so sánh bằng cách nào? Ta là ta và người khác là người khác. Không có điểm tương đồng thì mọi so sánh đều là vô căn cứ.

Thế mà chúng ta lại cứ được dạy để so sánh, và vì thế mà chúng ta vẫn đang không ngừng so sánh lẫn nhau.
Thế mà chúng ta lại cứ được dạy để so sánh, và vì thế mà chúng ta vẫn đang không ngừng so sánh lẫn nhau. Dù trực tiếp hay gián tiếp, dù có ý thức hay vô ý thức, thì chúng ta vẫn đang sống trong hàng loạt sự so sánh. Và một khi đã so sánh như thế, nghĩa là chính chúng ta đang không còn tôn trọng bản thân mình: người khác đẹp hơn, người khác cao hơn, ai đó khỏe mạnh hơn, người này làm đến vị trí này vị trí khác, người kia sao lại có được giọng hát hay đến vậy… Thế rồi con người ta cứ tự chất lên mình hàng đống gánh nặng một khi cứ tiếp tục so sánh bản thân mình. Đáng tiếc là có tới hàng triệu người đang bao quanh chúng ta, cứ so sánh như thế, hẳn một ngày nào đó chúng ta sẽ bị đè nghiến tan tành.
Hơn thế nữa, ta còn có một tâm hồn đẹp đẽ ngời ngời, một cuộc sống luôn chực đơm hoa, một bông hoa vàng ngọc, nhưng chính ta lại không bao giờ cho nó cơ hội trở thành hiện thực.
Hãy tự giải phóng mình khỏi mọi gánh nặng. Gác mọi thứ sang một bên. Hãy phục hồi và cải tạo lại sự trong sáng vô ngần trong mỗi con người, và lấy lại tuổi thơ ngây đã qua đi. Jesus đã không hề sai khi nói rằng, “Các người sẽ không thể bước vào vương quốc của Chúa trừ khi được tái sinh.” Tôi cũng sẽ nói điều tương tự: Trừ khi chúng ta được tái sinh…
Hãy bỏ đi tất thảy những thứ vô nghĩa đang đeo bám con người. Trở về trạng thái tinh khôi, để bắt đầu lại từ đầu, rồi ta sẽ phải sửng sốt trước biết bao thông tuệ nhanh chóng được giải phóng ra.
Sự thông tuệ chính là khả năng nhìn nhận, thấu hiểu và sống cuộc đời của chính mỗi người theo những gì mà tự nhiên trao tặng. Thế còn sự ngu dốt? Bắt chước kẻ khác, giả làm kẻ khác, nghe lời kẻ khác; nhìn nhận mọi thứ bằng con mắt không phải của mình và ra sức chiếm lấy tri thức của người khác thành của mình; đó chính là sự ngu dốt.
Đó là lí do giải thích cho việc hầu hết các nhà phê bình đều là những gã ngốc. Họ là những con vẹt, chỉ biết lặp lại. Họ chỉ là những cái máy hát. Nói lại thì giỏi, nhưng chỉ cần phát sinh thêm một vài tình huống mới, bổ sung thêm một vài chi tiết không ghi sẵn trong sách vở, là họ mù tịt. Những con người ấy không có sự thông minh. Trí thông minh phải là khả năng đáp trả tức thì tới những gì xảy ra trong cuộc sống, chứ không hề tuân theo một quá trình hay trình tự nào cả.
Chỉ có những người không có thông minh mới chuẩn bị sẵn những kế hoạch, chương trình. Họ lo sợ, họ tự biết mình không đủ thông minh để đo sức trong cuộc đời, cho nên họ phải sẵn sàng, phải rèn luyện từ trước. Chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra càng thể hiện rõ sự ngốc nghếch của họ, bởi lẽ có bao giờ câu hỏi nào cũng giống nhau đâu. Các câu hỏi bao giờ cũng mang tính mới. Mỗi ngày lại mang đến những vấn đề mới nảy sinh, những thử thách mới, và mỗi giây phút đều mang tới những câu hỏi mới. Cho nên, nếu cứ lôi những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn trong đầu ra để ứng phó, thì thậm chí đến câu hỏi ấy như thế nào, chúng ta cũng không kịp nghe qua. Đầu óc chúng ta ngập đầy những câu trả lời có sẵn, và không còn có khả năng lắng nghe để tích tụ thêm. Và dù có làm thêm điều gì đi chăng nữa, thì điều ấy cũng chỉ vòng quanh những câu trả lời đã biết mà thôi, và tất nhiên, chúng chẳng có mối liên quan gì tới thực tại quanh ta.
Trong khi đó trí thông minh lại không hề có sự chuẩn bị từ trước, và hơn hết, nó có mối quan hệ mật thiết với thực tại mà con người ta đang sống. Còn gì tuyệt diệu hơn là được đối mặt với cuộc đời trong tư thế đầy bất ngờ, không hề chuẩn bị. Khi đó, cuộc sống sẽ đầy những điều mới mẻ, đầy sự trẻ trung, sẽ là một dòng chảy trong lành. Khi đó, cuộc sống sẽ đem  tới vô vàn điều bất ngờ thú vị. Và một khi cuộc sống đã ngập tràn bất ngờ thú vị, thì con người ta còn gì phải lo lắng về những buồn phiền tẻ nhạt?
Kẻ ngốc thì lúc nào cũng thấy chán chường, là bởi vì anh ta lúc nào cũng phải đi gom nhặt những câu trả lời từ người khác, để rồi lại rao đi rao lại; cũng là bởi vì trong mắt anh ta, đang đầy ứ những thứ gọi là tri thức, đến nỗi không còn chỗ cho anh ta nhìn thấy những gì đang diễn ra trước mắt mình. Anh ta biết rất nhiều những điều mà chính anh ta cũng không hiểu nổi, cũng chưa từng trải nghiệm qua.

Cho nên đó không phải là một kẻ khôn ngoan, mà đơn giản chỉ là một người có nhiều kiến thức. Một ví dụ để cho dễ hiểu hơn: khi anh ta nhìn ngắm một bông hồng, thực sự trong mắt anh ta không hề có hình ảnh của bông hồng ấy, mà là những bông hồng nào đó anh ta đã từng đọc qua, những bông hồng đã được thơ ca nhắc tới, trong tranh của các họa sĩ, hay những bông hồng mà các triết gia từng luận bàn đến. Nói tóm lại là hình ảnh hiện ra trong mắt, hoặc là đang xếp hàng trong suy tưởng của anh ta là tất cả các loại bông hồng đã từng được nghe qua. Duy chỉ có bông hoa đang hiện hữu trước mắt anh ta là không xếp trong hàng dài ấy. Có nghĩa là tuy có nhìn nhưng anh ta không nhìn thấy. “Bông hoa này thật là đẹp!” cũng chỉ là câu nói lặp đi lặp lại vô hồn. Nó không xuất phát từ chính anh ta, không một chút đáng tin cậy, không hề chân thành, và không thành thật. Đó là giọng nói của một người khác, anh ta chỉ đang mở lại một cuốn băng cassette.
Bắt chước và nhắc lại lời người khác làm nên sự ngu dốt. Nó thật rẻ mạt, là bởi vì chẳng cần phải học cũng có thể có được. Học tập là một quá trình gian khổ, con người ta muốn học được điều gì đều phải đổi lất từ mồ hôi công sức. Học tập đòi hỏi phải kiên nhẫn, nhún nhường. Học tập có nghĩa là ta phải biết từ bỏ cái lạc hậu, phải luôn sẵn sàng để tiếp thu cái mới. Học tập cũng có nghĩa là không có chỗ cho tính ích kỉ tồn tại trong con người.
Và một khi đã bước vào, con người ta sẽ không thể đoán định được rằng con đường học tập có thể  dẫn họ tới tận đâu, cũng không thể đoán được về người theo nghiệp học hành; cuộc sống của người đó là không thể nào đoán trước. Ngay chính bản thân anh ta cũng không đoán được sẽ có chuyện gì xảy ra, hoặc là anh ta sẽ ở đâu vào buổi sớm hôm sau. Tức là người đó đã bước vào trạng thái không tồn tại tri thức. Chỉ có trong trạng thái ấy, và luôn luôn ở trong trạng thái không có tri thức, con người ta mới thực sự đang học.
Điều này giải thích tại sao trẻ con lại có thể học được dễ dàng. Lớn lên rồi già đi, chúng cũng ngừng việc học, vì khi ấy tri thức đã được tích tụ lại thành một khối lượng tương đối lớn, mà việc bắt chước khối tri thức này thật không còn gì dễ dàng và rẻ mạt hơn. Vậy thì ảnh hưởng gì nào? Đúng là đơn giản và dễ dàng để đi theo những khuôn mẫu có sẵn, để quay theo bánh xe vẫn đang quay. Nhưng cũng bởi thế mà con người ta thấy tất cả đều nhàm chán. Sự dốt nát và nhàm chán lúc nào cũng song hành với nhau.
Một con người thông minh lúc nào cũng trong sáng, tinh khôi như giọt sương mai buổi sớm đang ánh lên long lanh dưới ánh mặt trời, và nhấp nhánh như những ngôi sao lung linh trên màn trời đêm. Ai cũng có thể cảm nhận được sự ktươi mới và dễ chịu tựa như một cơn gió mát lành từ nơi con người ấy.
Trí thông minh cũng chính là khả năng tái sinh liên tiếp. Chết trong quá khứ và sống trong hiện tại, đó đều là sự thông tuệ của con người.

Trên thực tế, trí tuệ của bộ não con người không phải là khái niệm trí tuệ hay sự thông tuệ mà chúng ta đang nhắc tới, mà đơn giản chỉ là sự am hiểu mà thôi. Chỉ có sự thông tuệ của trái tim mới thực sự và duy nhất là sự thông tuệ mà chúng ta nói tới nãy giờ. Cái đầu chỉ giống như một cái kho tích trữ. Đã là tích trữ thì lúc nào cũng toàn cái cũ, không còn gì mới mẽ, cũng không còn là nguyên bản. Cái kho ấy thật là hữu dụng khi con người ta muốn dùng nó cho một vài mục đích cụ thể nào đó, chẳng hạn như mài giũa. Quả thật là trong cuộc sống, mỗi con người đều cần dùng tới nó rất nhiều để ghi nhớ biết bao nhiêu là thứ. Trí óc trong đầu con người ta chẳng khác gì một cái máy vi tính sinh học thực thụ. Người ta cứ thoải mái nhập dữ liệu vào đó, khi cần chỉ việc lôi ra, bất kể lúc nào. Rõ ràng là trong toán học, trong các lĩnh vực cần tính toán, trong cuộc sống thường nhật và trên cả thương trường, điều đó là vô cùng cần thiết. Nhưng nếu chỉ nghĩ được rằng đây là tất cả những gì thuộc về cuộc sống, thì người có ý nghĩ ấy vẫn chỉ là một kẻ dốt nát không hơn. Con người ta khi ấy, sẽ không thể nào cảm nhận nỗi sự thăng hoa tuyệt vời của cảm xúc, cũng không thể nào cảm nhận được những giây phút an lành của trái tim, không biết đến thế nào là sự duyên dáng dịu dàng, sự ngoan đạo mà chỉ có trái tim mới chuyển tải nổi. Thế cũng có nghĩa là sẽ không bao giờ biết thế nào là cầu nguyện, không bao giờ biết tới những vần thơ, và không bao giờ biết tới tình yêu.
Sự thông tuệ của con tim khơi nguồn cho những mạch thơ dạt dào trong cuộc sống, biến mỗi bước đi thành bước nhảy có hồn, thổi những niềm vui vào cuộc sống, và biến mỗi ngày trong cuộc đời của mỗi con người trở thành một bữa tiệc linh đình, một lễ hội tươi  vui. Cũng nhờ có trái tim mà chúng ta biết thế nào là yêu thương và chia sẻ. Đó mới là một cuộc sống đích thực. Nó khác hoàn toàn với cuộc sống đầy máy móc và thụ động mà cái đầu mang tới. Với cuộc sống ấy, con người chẳng khác nào những con rô-bốt, chắc hẳn phải là những con rô-bốt rất được việc. Xét về mặt hiệu quả mà nói thì một cỗ máy đương nhiên sẽ làm việc hiệu quả hơn là một con người thực thụ. Cái đầu giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền, nhưng lại cho ta quá ít thời gian để sống. Con người ta có thể có mức sống tốt hơn thật đấy nhưng lại đánh mất đi cuộc đời mình.
Như một lẽ tự nhiên, cuộc sống thuộc về trái tim của chúng ta. Chỉ khi được gieo mầm trên mảnh đất màu mỡ ấy, cuộc sống mới đâm chồi nảy lộc và sinh sôi phát triển: tình yêu đâm chồi, cuộc sống sinh sôi, và sự an lành cùng sẽ bén rễ. Tất cả những gì trái tim ban tặng ấy đều là những điều tuyệt vời, đầy giá trị, đầy ý nghĩa và đầy quan trọng. Thế nên mới nói trái tim là trung tâm của mọi trung tâm trong tổng thể của một con người, còn cái đầu mới chỉ dừng lại với vai trò của yếu tố ngoại diên mà thôi. Thế nên mới nói sống bằng cái đầu là cuộc sống mới chỉ dừng lại ở mép của hình tròn. Đứng trên đường tròn rìa ấy, con người ta không thể nào nhận thức được đâu là cái đẹp, là giá trị khi đứng trên tâm. Và thế nên khi chọn sống theo cách ấy, chúng ta đã tự biến mình thành kẻ ngốc.
Sống bằng cái đầu là sự ngu ngốc, còn sống bằng trái tim nhưng biết dùng cái đầu khi cần thiết mới là khôn ngoan, thông tuệ. Có điều là cái trung tâm, cũng là ông chủ của mỗi con người lại nằm ở rất sâu  trong cốt lõi. Ông chủ mà tôi nói ở đây chính là trái tim, và cũng trong phép so sánh ấy thì cái đầu phải là kẻ tôi tớ - đó mới là sự thông tuệ. Nó khác với sự ngu dốt khi cái đầu giành lấy vị trí của ông chủ và quên bẵng luôn trái tim đang có vị trí gì.
Quyền lựa chọn hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi con người. Chỉ cần nhớ lấy một điều rằng: cái đầu khi giữ vai trò kẻ tôi tớ sẽ là người giúp việc đắc lực, mang tới nhiều ích lợi, nhưng một khi để cho nó làm ông chủ, cái đầu lại trở nên đáng sợ; nó sẵn sàng đầu độc cả cuộc đời của mỗi con người. Hãy nhìn quanh mà xem! Cuộc sống của con người ta đang bị cái đầu tiêm nhiễm độc hại cả rồi. Họ không còn có thể cảm nhận, không còn đủ nhạy cảm, và không gì còn có thể làm cho con tim những người này rung động nữa. Bình minh có lên thì cũng không gieo ánh sáng ban mai trong tâm hồn của họ. Những con người ấy cũng ngước ngắm nhìn mặt trời mọc thật đấy nhưng bằng những đôi mắt vô hồn trống rỗng. Bầu trời đêm dù có lung linh với muôn vạn vì sao nhấp nhánh, kỳ vĩ và đầy huyền hoặc thì trái tim những con người ấy cũng chẳng mảy may khuấy động, không một chút nào tiếng nhạc lời ca. Đàn chim líu lo ca hót, còn con người thì quên mất rằng mình biết hát ca. Những đám mây lững lờ lượn khắp bầu trời còn đàn chim công thi nhau nhảy múa, còn con người thì không biết nhảy múa là gì. Họ đã biến thành những con người què quặt, tật nguyền. Cây cối nở hoa khoe sắc. Trong khi đó con người ta chỉ biết suy nghĩ và suy nghĩ, không còn chỗ trống nào nhường phần cho cảm nhận; mà một khi đã không còn cảm xúc thì làm sao còn giữ được ý nghĩa nguyên vẹn của tinh hoa.
Hãy nhìn đi, nhìn thật kỹ và quan sát cẩn thận. Hãy nhìm lại cuộc đời này bằng một cái nhìn hoàn toàn mới. Sẽ chẳng còn ai khác có thể giúp được chúng ta. Chúng ta phụ thuộc vào người khác quá lâu rồi; cũng bởi thế mà chúng ta mới trở thành ngớ ngẩn. Cho nên giờ đây, hãy tự nắm lấy vận mệnh của mình; tất cả đều nằm trong tay của mỗi người. Hãy mang trả những gì mà chúng ta đang nợ chính mình: một cái nhìn sâu sắc và thấu đáo về những gì ta đang áp cho cuộc đời mình. Tự sâu thẳm trái tim, chúng ta có nghe thấy mạch thơ nào đang róc rách hay chăng? Nếu như không nghe thấy, đừng nên lãng phí thêm phút giây nào nữa; hãy bắt tay ngay vào việc trợ giúp cho con tim mình thêu dệt nên những tấm lụa thi ca. Và chúng ta nhìn ra lớp khói sương lãng mạn nào đang len lỏi trong tim chăng? Nếu vẫn không, có nghĩa là chúng ta đang chết, đang nằm trong nấm mồ im lìm.
Hãy đạp tung nó mà vùng dậy đi thôi! Hãy mang một chút hương thơm lãng mạn, một chút hơi thở phập phồng của sự phiêu lưu tới cho cuộc sống. Hãy khám phá nó! Triệu triệu vẻ đẹp lộng lẫy và nguy nga đang đón đợi chúng ta. Tại sao chúng ta lại cứ lượn vòng quanh mà chẳng bao giờ tiến thẳng vào thánh đường của cuộc sống này? Cánh cửa thánh đường chính là trái tim mà chúng ta đã biết.
Hãy nhớ lấy rằng: bước chuyển từ suy nghĩ sang cảm nhận là một cú trượt bắt buộc phải trải qua. Cảm nhận gần, rất gần, và gần hơn rất nhiều với một thứ bên trong mỗi con người mà chúng ta vẫn gọi là trực giác. Trái lại, suy nghĩ lại là điểm xa nhất tính từ trực giác trở đi. Những gì được giảng dạy từ người khác mà có được gọi là sự giác ngộ. Còn những gì đã có sẵn bên trong và đột ngột xòe bung chính là trực giác. Không ai có thể truyền dạy cho chúng ta, không phải ở trường, không phải ở giảng đường đại học hay cao đẳng; chẳng có ai nói gì về nó, chỉ có trực giác tự nó bùng nổ mà thôi. Con người ta cũng chẳng cần phải nhọc công tìm kiếm, chỉ cần bước sâu vào trong chính mỗi con người.
Sự cảm nhận gần gũi với trực giác hơn. Tôi chẳng bao giờ mơ tưởng tới những điều hão huyền không thể có, cho nên không bao giờ tôi tự nói, “Hãy lôi trực giác ra đi!” Đó là điều chẳng có ai làm được. Nagy bây giờ, chỉ cần làm một thứ là đủ: hãy bước từ tư duy sang cảm nhận. Và sau đó, chẳng mấy khó khăn để bước từ cảm giác sang trực giác. Nhưng cũng phải nói trước rằng cái công đoạn chuyển từ tư duy sang cảm giác không hề là một công đoạn dễ dàng. Hai thái cực ấy không hề đồng thuận, chúng trái ngược nhau. Tưởng tượng rằng cảm giác là phần đứng giữa, khoảng cách từ cảm giác đi tới trực giác bằng với khoảng cách từ cảm giác đi tới tư duy. Đi đường này, ta sẽ gặp tư duy, đi đường kia, ta tiến về trực giác.

Cảm giác chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ và hòa trộn giữa trực giác và tư duy. Cho nên ta vẫn thấy trong cảm giác, một chút dư vị của tư duy, lại cũng có một chút dư âm trực giác.

Ads Belove Post