Chương 9. Con được tuỷ ta

Chương 9. Con được tuỷ ta

Price:

Read more

Osho – Nhạc cổ trong rặng thông
Chương 9. Con được tuỷ ta

Sau chín năm, Bồ đề đạt ma, tổ sư Thiền tông đầu tiên, người đưa Thiền từ Ấn Độ vào Trung quốc trong thế kỉ thứ sáu, quyết định rằng ông ấy muốn về nhà. Ông ấy gọi các đệ tử lại quanh mình để kiểm tra cảm nhận của họ.
Dofuku nói, “Theo ý tôi, chân lí vượt ra ngoài khẳng định hay phủ định, vì đây là cách nó chuyển vận.”
Bồ đề đạt ma đáp, “Con được da ta.”
Ni cô Soji nói, “Theo cái thấy của tôi, nó giống như cái nhìn của Ananda về cõi Phật - chỉ thấy một lần và mãi mãi.”
Bồ đề đạt ma trả lời, “Con được thịt ta.”
Doiku nói, “Bốn yếu tố ánh sáng, không khí, chất lỏng và chất rắn đều là trống rỗng, và năm uẩn là cái không. Theo ý tôi, cái không là thực tại.”
Bồ đề đạt ma bình, “Con được xương ta.”
Cuối cùng, Eka cúi đầu trước thầy và vẫn còn im lặng. Bồ đề đạt ma nói, “Con được tuỷ ta.”
Tôi có thể nhìn thấy mây từ xa nghìn dặm, nghe thấy tiếng nhạc cổ trong rặng thông...
Tôi đã nói với các bạn về nhạc gì đây? Các nhà huyền môn Hindu đã gọi nó là omkar, âm thanh tối thượng. Hay thậm chí tốt hơn, họ đã gọi nó là anahata, âm thanh vô âm, âm thanh không được tạo ra, âm thanh bao giờ cũng có đó rồi, âm thanh của bản thân sự tồn tại. Nó đang bao quanh bạn, nó là ở bên trong bạn, bên ngoài bạn. Bạn được làm ra từ nó.
Cũng như các nhà vật lí hiện đại nói rằng mọi thứ đều được làm từ điện, các nhà huyền môn phương Đông đã nói rằng mọi thứ đều được làm từ âm thanh. Các nhà vật lí hiện đại và các nhà huyền môn cổ đại đồng ý với nhau về một điều: các nhà vật lí hiện đại nói âm thanh không là gì ngoài điện, còn các nhà huyền môn cổ đại nói điện không là gì ngoài âm thanh.
Dường như là nếu bạn quan sát âm nhạc vĩnh hằng từ bên ngoài, dường như nó là một vật, thế thì nó xuất hiện giống như năng lượng điện. Nếu bạn cảm thấy nó theo cách nội tâm, không phải như một vật mà như chính bản thể bạn, như chủ thể của bạn, thế thì nó được nghe thấy như âm thanh - anahata; thế thì nó được nghe thấy như âm nhạc. Âm nhạc này thường xuyên có đó, bạn không cần làm điều gì khác ngoại trừ lắng nghe nó. Việc lắng nghe chính là thiền là gì - cách lắng nghe cái đã có đó rồi.
Trong một trường nhỏ chuyện xảy ra là một cậu nhỏ ngồi bên lề lớp dường như đang ngủ mơ ban ngày.
“Johnny,” thầy giáo hỏi, “con có khó nghe không?”
“Không ạ,” cậu bé đáp, “Con khó nghe thấy được.”
Tôi biết bạn có thể nghe, không có vấn đề gì về nó cả, nhưng bạn không thể lắng nghe. Lắng nghe là hoàn toàn khác với nghe. Lắng nghe có nghĩa là nghe mà không có tâm trí. Lắng nghe có nghĩa là nghe mà không có can thiệp gì của ý nghĩ của bạn, lắng nghe có nghĩa là nghe dường như bạn hoàn toàn trống rỗng. Nếu bạn dù chỉ có một chút xíu run rẩy của suy nghĩ bên trong, những đợt sóng ý nghĩ tinh tế đó bao quanh bạn, bạn sẽ không có khả năng lắng nghe mặc dầu bạn vẫn có khả năng nghe. Và để lắng nghe nhạc này, nhạc cổ, nhạc vĩnh hằng, người ta cần phải hoàn toàn yên tĩnh, dường như người ta không hiện hữu. Khi bạn hiện hữu, bạn có thể nghe, khi bạn không hiện hữu, bạn có thể lắng nghe.
Làm sao để không hiện hữu là toàn bộ vấn đề của tôn giáo, làm sao hiện hữu trong im lặng sâu lắng đến mức hiện hữu trở thành gần như tương đương với không hiện hữu, đến mức không còn khác biệt nào giữa hiện hữu và không hiện hữu, đến mức các biên giới giữa hiện hữu và không hiện hữu biến mất. Bạn hiện hữu, ấy vậy mà theo một nghĩa nào đó bạn không hiện hữu; bạn không hiện hữu và vậy mà theo một nghĩa nào đó, lần đầu tiên, bạn hiện hữu.
Khi ý nghĩ không quấy rối bạn... ý nghĩ cũng giống như các gợn sóng trên hồ; im lặng giống như không gợn sóng nào trên hồ, chỉ hiện hữu... bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết về nhạc bao giờ cũng bao quanh bạn. Bỗng nhiên nó đi vào từ mọi nơi. Bạn được tràn ngập, bạn bị xâm chiếm.
Đây là điều đầu tiên cần hiểu. Bạn sẽ không có khả năng biết tới chân lí chừng nào mà bạn còn chưa trở nên có khả năng lắng nghe nhạc cổ của omkar. Nhạc này là chính nhịp đập của sự tồn tại, nhạc này chính là cánh cửa của sự tồn tại. Bạn sẽ không thể nào đi vào ngôi đền của Thượng đế nếu không có nhạc này như chiếc cầu. Chỉ trên nhạc này, cưỡi lên nhạc này, bạn mới đi vào ngài. Vương quốc của Thượng đế là sẵn có chỉ cho những người đã trở thành có khả năng lắng nghe âm nhạc vĩnh hằng này.
Nó đã được nghe, tôi đã nghe thấy nó. Bạn có thể nghe thấy nó - không ai ngoại trừ bản thân bạn ngăn cản con đường này, không ai cản trở cả. Nếu bạn bỏ lỡ, bạn bỏ lỡ chỉ lợi ích của riêng bạn. Không có bức tường nào giữa bạn và âm nhạc; cho dù bạn cảm thấy phải có bức tường, đấy chỉ là ý nghĩ riêng của bạn. Và thậm chí thế thì âm nhạc này vẫn cứ thấm nhuần bạn. Bạn có thể không nghe thấy nó, nhưng nó cứ cọ xát toàn bộ bản thể bạn; nó cứ nuôi dưỡng bạn, nó cứ trao cho bạn cuộc sống, nó cứ làm tươi mát bạn. Trái tim bạn rộn ràng theo cùng nhịp như trái tim của cái toàn thể.
Bất kì khi nào trái tim bạn không cùng nhịp với cái toàn thể, bạn gặp rắc rối, bạn ốm yếu. Bất kì khi nào trái tim hoà cùng nhịp với cái toàn thể, bạn mạnh khoẻ. Để điều này là định nghĩa cho lành mạnh: bất kì khi nào không có xung đột giữa bạn và cái toàn thể, thậm chí không có tin đồn về xung đột, bạn là lành mạnh. Là toàn thể là mạnh khoẻ, là toàn thể là linh thiêng. Và đâu là cách thức để là linh thiêng, lành mạnh, toàn thể? - trái tim bạn cần phải đập theo cùng nhịp như trái tim của cái toàn thể. Bạn không nên mất nhịp, lạc bước. Đó là điệu vũ hài hoà vĩ đại, đó là hài hoà vĩ đại. Khi bạn ngồi tĩnh lặng, im lặng, không làm gì cả, thiền, cầu nguyện, bỗng nhiên bạn bắt đầu hội nhập vào cái toàn thể. Bạn tới ngày càng gần hơn và gần hơn và bước đi của bạn không còn được nghe thấy như tách biệt với cái toàn thể. Bạn trở thành một phần của bản giao hưởng vĩ đại này. Bỗng nhiên bạn mạnh khoẻ, linh thiêng, toàn thể.
Làm sao đi tới hoà hợp này với cái toàn thể? Tại sao bạn lỡ nó?
Bạn thường xuyên trong bất hoà, bạn đã tạo ra nhiều mâu thuẫn bên trong mình. Những mâu thuẫn này giống như trò chơi kéo co bên trong bạn, liên tục, cả ngày lẫn đêm, cả thức lẫn ngủ. Bạn thường xuyên bị co kéo từ các hướng đối lập. Trạng thái căng thẳng về công việc này không cho phép bạn lắng nghe.
Thậm chí khi bạn đang trong yêu, bạn vẫn cứ tranh đấu. Thậm chí trong yêu bạn cũng không đều bước với cái toàn thể. Thậm chí những người yêu vẫn cứ tranh đấu lẫn nhau; nếu không, tình yêu có thể trở thành cánh cửa cho nhạc cổ. Do đó Jesus nói rằng Thượng đế là tình yêu. Nếu bạn yêu ai đó, ít nhất vứt bỏ tất cả những xung đột với người đó, hay với cô ta - với con bạn, với vợ bạn, với anh của bạn, với bạn bè, với thầy bạn - vứt hết! Nhưng cho dù thế, xung đột vẫn cứ tiếp tục; cách thức tinh tế của tranh đấu vẫn tiếp tục. Bởi vì bạn thường xuyên trong xung đột bên trong bản thân mình, bất kì cái gì bạn làm đều là mở rộng của cùng xung đột ấy, phản xạ của cùng cái không hài hoà ấy. Điều này làm cho bạn không có khả năng lắng nghe.
Tôi đã nghe một giai thoại:
Tại Đông Âu, nửa thế kỉ trước đây, khi hôn nhân vẫn còn được người mối lái thu xếp, cậu trẻ Samuel đã được giới thiệu cho một phụ nữ trẻ mà người mối lái ca ngợi bằng những lời lẽ bóng bẩy.
Sau một cuộc gặp mặt ngắn ngủi, Samuel ra hiệu cho người mối vào một góc và nói với ông ta, với một giọng thì thào gay gắt, “Ông đem đến cho tôi cái loại đàn bà gì thế này? Cô ấy xấu thế. Một mắt  lác. Cô ấy không thông minh và hơi thở  hôi thế.”
Người mối nói, “Nhưng sao anh phải  thầm thì làm gì? Cô ấy điếc nữa đấy.”
Thượng đế đang thì thầm. Thượng đế là người thì thầm - còn bạn điếc, và Thượng đế không thể hô to. Ngài không có khả năng đó bởi vì ngài không thể hung hăng, bởi vì ngài không thể can thiệp, bởi vì ngài không thể lạm dụng, bởi vì ngài tôn trọng tự do của bạn. Ngài thì thầm còn bạn điếc. Toàn bộ sự tồn tại là tiếng thì thầm, nó rất tinh tế. Chừng nào bạn chưa hoà nhịp, chừng nào bạn chưa trở nên có khả năng lắng nghe tiếng thì thầm, bạn sẽ không có khả năng hiểu được - bạn sẽ không có khả năng nghe thấy âm nhạc.
Và bạn đã trở nên rất thô thiển: bạn thậm chí không thể nghe thấy nếu Thượng đế bắt đầu hô lên. Jesus đã bảo với các đệ tử của ông ấy, “Trèo lên nóc nhà và hô lên từ đó. Bảo mọi người điều đã xảy ra cho các ông.” Ông ấy phải bảo các đệ tử mình hô lên bởi vì mọi người đều điếc.
Nhạy cảm lớn là cần. Là tôn giáo tức là cực kì nhạy cảm. Và bây giờ điều mỉa mai tới: các tôn giáo đã làm cho bạn, ngược lại, ngày càng không nhạy cảm. Họ đã làm cho bạn gần như thành thô thiển bởi việc họ thường xuyên nói về các phương pháp xung đột, tranh giành, đấu tranh, khổ hạnh; họ đã làm cho tôn giáo thành bãi chiến trường. Người Jaina gọi các tirthankara của mình là Mahavira. Mahavira nghĩa là ‘chiến sĩ vĩ đại’ - dường như có cuộc chiến thường xuyên với chân lí, dường như chân lí phải bị chinh phục.
Không, chân lí không thể bị chinh phục, bạn phải bị chân lí chinh phục. Chân lí... nghĩ dưới dạng chinh phục nó mà xem - điều đó là ngớ ngẩn. Bạn phải buông xuôi theo nó. Nếu bạn tranh đấu, bằng các phương pháp, yoga, các kĩ thuật, bạn sẽ trở nên ngày một thô thiển hơn. Bạn sẽ không thể nào cảm thấy những kinh nghiệm tinh tế, tao nhã thường xuyên xảy ra tất cả xung quanh bạn.
Bạn đã quan sát chưa? Nếu bạn là nhạc sĩ, tai bạn trở nên rất, rất nhạy cảm. Nếu bạn là hoạ sĩ, mắt bạn trở nên cực kì nhạy cảm. Thế thì bạn thấy những mầu sắc mà người khác chẳng hề thấy. Thế thì mầu lục không chỉ là mầu lục, có cả nghìn lẻ một sắc lục, nó là duy nhất, là cá nhân. Nếu bạn là nhà thơ, thế thì mỗi từ lại có lãng mạn riêng của nó; thế thì mỗi từ có âm nhạc tinh tế riêng, bài thơ quanh nó. Có những từ mang tính thơ ca và có những từ không thơ ca. Nếu bạn là nhà thơ, bạn trở nên có khả năng thấy tính thơ ca ở mọi nơi - bất kì chỗ nào bạn nhìn, bạn đều nhìn với con mắt của nhà thơ. Bạn thấy cái gì đó khác mà người khác không thể thấy được ngoại trừ bạn. Dù bạn làm bất kì cái gì, bạn trở thành nhạy cảm hơn về nó.
Tôn giáo cần nhạy cảm toàn bộ của tất cả các giác quan - của mắt, của mũi, của tai, của vị giác, của cái chạm - bởi vì tôn giáo không phải là một phần của cuộc sống, nó là cái toàn thể. Bạn có thể có tai âm nhạc và bạn có thể không có mắt chút nào. Trong thực tế, người mù có tai âm nhạc tốt hơn bởi vì toàn bộ năng lượng của họ bắt đầu chuyển sang tai. Tai họ trở nên rất, rất nhạy cảm bởi vì mắt không có đó, và tám mươi phần trăm năng lượng của bạn chuyển tới qua mắt. Mắt đóng, năng lượng chuyển qua tai. Người mù trở nên rất, rất thính âm nhạc. Họ bắt đầu lắng nghe âm thanh tinh tế mà bạn chưa hề biết tới. Người mù bắt đầu nhận ra mọi người bởi tiếng bước chân của họ.
Tôi hay tới một người mù. Bất kì khi nào tôi vào phòng, người đó lập tức nhận ra tôi. Cho nên tôi hỏi người đó, “Làm sao bạn biết điều đó?” Người đó nói, “Bởi vì bước chân thầy - bước chân thầy khác với mọi người khác.”
Mỗi thứ một khác. Giống như dấu ngón cái của bạn khác với dấu ngón cái của bất kì người nào khác trên thế giới, trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, đích xác theo cùng cách như vậy mà tiếng bước chân của bạn là khác, duy nhất. Không ai đã bước đi theo cách đó trước đây và không ai sẽ bước đi theo cách đó lần nữa. Nhưng chúng ta không thể nào nhận ra mọi người bởi tiếng chân, không thể được.
Tai có thể rất, rất nhạy cảm; thế thì bạn trở thành nhạc sĩ. Nếu mắt là rất nhạy cảm, bạn trở thành hoạ sĩ, người vẽ tranh, nhà điêu khắc. Nhưng tôn giáo là toàn bộ bản thể bạn - bạn trở nên nhạy cảm theo đủ mọi cách có thể. Tất cả các cánh cửa của ngôi nhà bạn đều phải được mở ra để cho mặt trời có thể vào và ánh mặt trời có thể vào, để cho làn gió mát có thể vào và giữ bạn thường xuyên sống động và trẻ trung và thuần khiết và sinh động. Nhạy cảm đi nếu bạn muốn là tôn giáo.
Điều tôi đang nói gần như là đối lập với điều bạn đã được huấn luyện để tìm kiếm. Nếu bạn đi tới những người tôn giáo của mình, cái gọi là các thánh nhân, bạn sẽ thấy họ gần như đờ đẫn. Họ không nhạy cảm; trong thực tế họ sợ tính nhạy cảm. Họ đã cố gắng ăn thức ăn mà không thưởng thức nó: họ gọi nó là aswad. Họ đã làm nó thành một phương pháp lớn. Mahatma Gandhi quen dạy đệ tử mình, “Cứ ăn, nhưng đừng thưởng thức.” Bây giờ nếu bạn làm điều đó, dần dần bạn sẽ mất nhạy cảm tinh tế của lưỡi mình. Thế thì bạn sẽ không có khả năng thưởng thức sùng kính. Nếu bạn không thể nào thưởng thức thức ăn, làm sao bạn có thể thưởng thức được sùng kính? Sùng kính cũng là thức ăn, và trong thức ăn, sùng kính được ẩn kín. Upanishad nói “Annam Brahma” - thức ăn là brahma. Bây giờ nếu bạn không thể thưởng thức thức ăn - bạn có thể làm cùn nhụt lưỡi mình, lưỡi bạn có thể trở thành gần như chết, bạn có thể đơn giản cứ tọng mọi thứ vào người mà chẳng thưởng thức gì cả - thế thì bạn đang làm mất đi một chiều hướng đạt tới sùng kính. Thế thì bạn sẽ không có khả năng để hiểu khi Jesus nói, “Ta là thức ăn, ăn ta đi.” Không thể nào nghĩ được về điều đó - bạn sẽ ăn Jesus mà chẳng thưởng thức ông ấy.
Đạo Hồi trở nên sợ âm nhạc bởi vì âm nhạc đã làm cho nhân loại mạnh mẽ lên rất nhiều, và cũng tốt là nó đã làm như vậy. Bất kì đâu tôn giáo thấy rằng cái gì đó có quyền năng mạnh mẽ trên nhân loại, tôn giáo trở nên cạnh tranh, ghen tị. Thức ăn đã làm cho nhân loại mạnh lên nhiều. Có nhiều người sống để ăn và nhiều người ăn để sống. Tôn giáo trở nên sợ hãi. Thượng đế của họ trở nên ghen tị với thức ăn. Cạnh tranh nảy sinh. Họ nói, “Giết chết nhạy cảm vị giác đi, nếu không  mọi người sẽ chọn thức ăn thay vì chọn Thượng đế.”
Âm nhạc có quyền năng vô cùng - nó có thể chiếm hữu. Nó gần như có thể làm cho bạn cực lạc, say sưa. Đạo Hồi trở nên sợ: âm nhạc bị cấm. Âm nhạc bị coi là phi tôn giáo bởi vì cực lạc phải tới từ Thượng đế, không tới từ âm nhạc - dường như âm nhạc tới từ đâu đó khác.
Chuyện xảy ra trong triều đình của hoàng đế là một nhạc sĩ tới. Người đó là một thiên tài rất hãn hữu, và người đó nói, “Tôi sẽ chơi chiếc đàn veena của mình, trên nhạc cụ của mình, chỉ với một điều kiện: rằng không ai được chuyển động đầu mình trong khi tôi chơi. Không ai được chuyển động thân thể, mọi người phải trở thành tượng đá.”
Hoàng đế, người được người này bảo rằng điều kiện đó phải được đáp ứng, cũng là người điên. Ông ta nói, “Ông đừng lo. Nếu ai đó chuyển động đầu, đầu người đó sẽ lìa khỏi cổ ngay lập tức.”
Cả thành phố được báo động rằng nếu họ tới nghe người nhạc sĩ này, biết rõ rằng điều đó rất mạo hiểm: “Tới nhưng chuẩn bị sẵn đi, đừng chuyển động, nhất là cái đầu.” Hàng nghìn người muốn tới. Họ đã khao khát từ lâu với ý tưởng nghe người nhạc sĩ này, và bây giờ người đó đã tới với một điều kiện nguy hiểm thế, gần như ngớ ngẩn. Ai đã từng nghe về bất kì nhạc sĩ nào yêu cầu điều kiện như thế phải được đáp ứng? Thực tế, các nhạc sĩ đều trở nên hạnh phúc khi mọi người đung đưa và đầu họ chuyển động và năng lượng thân thể họ bắt đầu nhảy múa tinh tế. Họ cảm thấy hạnh phúc bởi vì âm nhạc của họ đang xâm chiếm mọi người, âm nhạc của họ có hiệu quả, mọi người chuyển động. Xúc động (emotion) là chuyển động (movement); do đó mới có từ ‘e-motion’. Nó có nguồn gốc từ chuyển động.
Khi mọi người được chuyển động, xúc động, khuấy động, nhạc sĩ cảm thấy hạnh phúc, được thưởng, được tán thưởng. Cho nên đây là kiểu người gì thế này? Chỉ vài người tới, chỉ những người điên vì tình yêu với âm nhạc, người nói, “Thôi được, nhiều nhất  chúng ta có thể bị giết, nhưng phải nghe con người này.” Chỉ vài người tới.
Nhà vua đã bài binh bố trận: lính tráng đứng khắp xung quanh với gươm tuốt trần. Thế rồi nhạc sĩ này bắt đầu chơi đàn veena. Trong nửa giờ chẳng ai chuyển động cả. Mọi người đều giống như các nhà yoga, ngồi giống như phật đá, bất động, dường như chết. Thế rồi bỗng nhiên mọi người bị xâm chiếm. Khi nhạc sĩ đi vào sâu hơn, sâu hơn, sâu hơn nữa, vài cái đầu bắt đầu chuyển động và lắc, rồi thêm vài cái đầu nữa.
Khi nhạc sĩ kết thúc vào giữa đêm, nhiều người đã bị bắt. Họ sẽ bị chặt đầu nhưng nhạc sĩ này nói, “Không, không cần phải giết họ. Trong thực tế, đây là những người duy nhất có khả năng lắng nghe. Đừng giết họ. Những người khác mà vẫn còn giống như tượng thế kia phải đuổi ra. Bây giờ tôi sẽ hát chỉ cho những người này. Đây là những người nghe thực sự.”
Hoàng đế nói, “Ta không hiểu.”
Nhạc sĩ nói, “Điều đó đơn giản. Nếu bệ hạ không thể bị xâm chiếm nhiều đến mức ngay cả cuộc sống cũng trở thành không liên quan, bệ hạ không bị xâm chiếm đâu. Nếu bệ hạ không thể liều mạng, thế thì âm nhạc là phụ và cuộc sống là chính.”
Một khoảnh khắc tới khi bạn có thể liều mạng - thế thì âm nhạc trở thành chính, thế thì âm nhạc trở thành tối thượng. Thế thì bạn nghe thấy tiếng nhạc cổ trong rặng thông, không trước nó.
Nhưng các tôn giáo đã giết chết nhạy cảm của bạn. Đạo Hồi đã giết chết cái tai; Hindu giáo và Jaina giáo - họ đã giết chết vị giác. Và tất cả các tôn giáo đều chống lại mắt. Có các câu chuyện về các thánh nhân, người móc mắt mình ra bởi vì họ trở nên sợ, mắt có thể dẫn họ vào ham muốn, vào đam mê.
Tại Ấn Độ một câu chuyện được kể về Surdas. Ông ấy đi qua một thành phố, thấy một người đàn bà đẹp. Ông ấy trở nên bị xâm chiếm. Thế rồi ông ấy cảm thấy mặc cảm, cho nên ông ấy về nhà và móc mắt ra.
Nhưng mắt không phải là thủ phạm. Trong thực tế, nhìn đàn bà đẹp... chẳng sai gì trong đó cả. Nếu bạn thực sự nhìn đàn bà đẹp và bạn có con mắt nhạy cảm thực sự, bạn sẽ thấy thoáng nhìn về sùng kính ở đó - bởi vì nó là tất cả cái đẹp, nó là tất cả hình dạng. Surdas cứ hát mãi về cái đẹp của Krishna, nhưng nếu cái đẹp của Krishna là sùng kính, người đàn bà có cái đẹp hấp dẫn ông ấy sẽ ra sao? Ông ấy đã bị thôi miên bởi ai? Sùng kính là thôi miên.
Móc mắt mình ra là tội lỗi chống lại sùng kính. Nếu Surdas mà có làm điều đó, thế thì ông ấy không còn là thánh với tôi nữa. Ông ấy có thể là nhà thơ lớn, nhưng không phải là thánh nhân. Nhưng tôi vẫn xúc động sâu sắc trong thơ của ông ấy và tôi cảm thấy theo cách nào đó câu chuyện này dường như bịa đặt. Nó phải là bịa đặt của các tu sĩ, của cái gọi là người tôn giáo, kẻ tầm thường, kẻ đần độn, người không hiểu cuộc sống. Ngoài ra mọi nhạy cảm đều dẫn tới ông ấy, mọi con đường đều đi tới ông ấy - chúng còn có thể đi đâu khác được? Nếu vấn đề nảy sinh, nó không phải là do mắt, vấn đề là ở chỗ bạn không có đủ mắt. Thế thì người đàn bà trông như người đàn bà; bạn không có đủ mắt.
Nếu điều đó xảy ra cho bạn, gợi ý của tôi là lau mắt bạn đi. Trở nên nhạy cảm hơn. Huấn luyện mắt bạn, để cho chúng ngày càng thuần khiết hơn, sáng sủa - và người đàn bà sẽ bắt đầu biến đổi thành điều thiêng liêng, và người đàn ông sẽ trở thành sùng kính, và cây cối sẽ biến mất và chúng sẽ là ngọn lửa mầu lục của tính thiêng liêng, và dòng sông sẽ biến mất và chúng sẽ không là gì ngoài luồng chảy thường hằng của năng lượng của người đó.
Tất cả các tôn giáo đều chống lại các giác quan của bạn, indriyas của bạn. Tôi không chống lại chúng, bởi vì hiểu biết của tôi là ở chỗ bất kì cái gì bạn chống đối, bạn đều chống đối sùng kính, bởi vì mọi cánh cửa đều mở ra hướng tới nó và mọi con đường đều dẫn tới nó. Nâng cao các giác quan của bạn, trở thành sống động hơn trong các giác quan của bạn. Để cho nhạy cảm của bạn là toàn bộ và từ mọi chiều bạn sẽ có những thoáng nhìn về sùng kính.
Bởi vì những giáo lí sai lầm và ngu ngốc này, bạn thường xuyên trong xung đột bên trong bản thân mình. Bởi vì những giáo lí ngu xuẩn này bạn yêu người đàn bà và bạn cũng cảm thấy mặc cảm vì bạn yêu cô ấy, bởi vì bằng cách nào đó điều đó có vẻ giống như tội lỗi. Bạn yêu người đàn bà và bạn ghét cô ấy cũng bởi vì cô ấy là nguyên nhân cho tội lỗi của bạn. Tất nhiên bạn sẽ trả thù. Làm sao bạn có thể tha thứ cho người đàn bà đã lôi bạn xuống bùn, như những người tôn giáo nói? Làm sao bạn có thể tha thứ cho cô ấy?
Nghe các thánh nhân của bạn: chẳng ai dường như tha thứ cho đàn bà. Thậm chí sau khi họ đã trở thành các vị thánh vĩ đại họ vẫn cứ báo thù. Mặc dù vậy, đâu đó sâu trong vô thức, đàn bà vẫn nấn ná ở đó. Họ vẫn còn sợ. Thế thì có tranh đấu thường xuyên, cãi cọ, thậm chí trong tình yêu - cho nên nói gì tới những điều khác nữa?
Tình yêu là gần gũi nhất với sùng kính bởi vì trong tình yêu bạn rơi vào hài hoà với bản thể người khác; trong tình yêu bạn không còn là một nhạc cụ độc tấu nữa. Dàn giao hưởng nhỏ được tạo ra giữa hai người. Thế rồi trẻ con được sinh ra và dàn giao hưởng có thêm thành viên. Nó trở thành dàn hợp xướng: trẻ con, gia đình, bạn bè. Bạn không còn đơn độc nữa, bạn đã trở thành một phần của cái gì đó lớn hơn bạn. Và điều này phải cứ phát triển mãi để cho một ngày nào đó toàn bộ sự tồn tại là gia đình của bạn. Đó là ý nghĩa khi Jesus nói, “Thượng đế, cha ta.” Lời thực tế của ông ấy không phải là ‘cha’, lời thực tế của ông ấy là abba; nó gần gũi hơn. ‘Cha’ cũng có vẻ như có một chút bệnh lí, có mùi vị của thể chế. Abba, bapu - chúng gần gũi thế, thân mật thế. Cây cầu đã xảy ra, sùng kính không phải là điều xa xăm. “Thượng đế là abba và ta là con ngài. Ta là sự tiếp tục của ngài. Nếu ngài là quá khứ của ta, ta là tương lai của ngài. Đó là ý nghĩa của người con: cùng dòng sông tuôn chảy.”
Một khoảnh khắc sẽ tới, nếu bạn trưởng thành trong sự nhạy cảm của mình, khi gia đình bạn trưởng thành và toàn bộ sự tồn tại trở thành nhà bạn. Ngay bây giờ, thậm chí nhà bạn cũng không là nhà bạn; thậm chí trong nhà bạn, bạn cũng không ở nhà.
Tôi đã từng nghe một giai thoại:
Tại một số nơi thuộc miền sâu xa của Tennessee vẫn còn vài quận không có điện thoại. Cơ quan lâm nghiệp bang Tennessee mới thiết lập một trạm điện thoại tại một trong những quận này và người đặt đường dây cố gắng kiếm một người địa phương để nói chuyện với vợ người đó, lúc ấy ở một thành phố nhỏ cách xa quãng ba mươi dặm.
Sau rất nhiều thuyết phục, ông cậu Joe đặt ống nghe vào tai. Ngay khoảnh khắc đó, có một cú sét khủng khiếp và ông già bị ngã khuỵ trên đầu gối.
Sau khi bò dậy, ông ấy quay lại và nói, “Đấy là bà ấy ổn thoả. Chắc chắn là bà già của tôi.”
Ngay cả trong nhà mình mà bạn cũng không ở nhà. Chính từ ‘vợ’ tạo ra khó chịu nào đó trong bạn, chính từ ‘chồng’ tạo ra khó chịu nào đó trong bạn. Trong tiếng Urdu, từ cho chồng là kasam - nó cũng có nghĩa là ‘kẻ thù’. Gốc nguyên thuỷ mà nó bắt nguồn là từ tiếng Arab. Trong tiếng Arab kasam có nghĩa là ‘kẻ thù’, và trong tiếng Urdu nó có nghĩa là ‘người chồng’. Cả hai đều đúng, cả hai đều là ý nghĩa của cùng một từ.
Thậm chí người mà chúng ta yêu, chúng ta cũng không yêu cho đủ. Trong tình yêu của chúng ta nữa, hận thù cứ tiếp tục mãi. Chúng ta chưa bao giờ là một, chúng ta chưa bao giờ là một thể thống nhất; chúng ta là một cái ta bị phân chia, bị phân chia chống lại chính chúng ta. Phân chia này tạo ra lẫn lộn, xung đột, ồn ào, và bởi vì ồn ào này mà khó lắng nghe được tiếng nhạc vĩnh hằng.
Nếu bạn liên tục lắng nghe tiếng ồn này bên trong mình, dần dần bạn sẽ quên hết rằng cái gì đó khác cũng đang tồn tại bên cạnh, bên góc. Tiếng ồn bên trong này trở thành toàn bộ cuộc sống của bạn. Cả ngày bạn lắng nghe tiếng ồn bên trong của mình - trạng thái sốt - trong đêm bạn cũng lắng nghe cùng tiếng ồn đó.
Tất nhiên, tiếng ồn này tạo ra hết tầng nọ đến tầng kia quanh bạn. Bạn trở thành gần như bị cách li. Bạn trở thành giống như bao nang, đóng từ mọi phía. Bạn không sống trong thế giới của tôi, bạn không sống trong thế giới của vợ bạn, bạn không sống trong thế giới của con bạn - bạn sống trong thế giới của riêng bạn, trong một bao nang. Con bạn sống trong thế giới của nó, vợ bạn sống trong thế giới của cô ấy. Có nhiều thế giới như có ngần ấy người. Mọi người đều đóng, trong bản thân mình, và cứ phóng chiếu mọi thứ ra ngoài những tiếng ồn này, cứ nghe những thứ mà chưa từng được thốt ra, cứ thấy những thứ không có đó, và cứ tin rằng bất kì điều gì mình thấy đều đúng cả. Bất kì cái gì bạn đã thấy cho tới nay đều không đúng, nó không thể đúng được, bởi vì mắt bạn không hoạt động như cảm nhận thuần khiết, chúng đang hoạt động phần nhiều như các máy chiếu. Bạn thấy những thứ bạn muốn thấy, bạn tin những thứ bạn muốn tin. Nhân loại sống trong một loại loạn thần kinh chức năng.
Tôi đã nghe rằng có lần một người đến hỏi bác sĩ tâm thần, “Theo từ ngữ đời thường, đơn giản, không dùng cách nói khoa học nào, cái gì là khác biệt giữa người bị bệnh tâm thần và người bị loạn thần kinh chức năng?”
“Thế này,” bác sĩ tâm thần nói, sau khi suy nghĩ một lúc, “anh có thể diễn tả nó theo cách này. Người bị bệnh tâm thần nghĩ hai cộng hai là năm. Người bị loạn thần kinh chức năng biết rõ rằng hai cộng hai là bốn, nhưng điều đó làm cho người đó lo nghĩ kinh khủng.”
Có hai loại người trên thế giới: người tâm thần và người loạn thần kinh. Người tâm thần đã đạt tới, người đó đã đi tới kết luận. Người đó là người giáo điều. Người đó nói, “Chỉ tôn giáo của tôi mới là tôn giáo đúng duy nhất”; người đó nói, “Chỉ Thượng đế của tôi mới là Thượng đế đúng.” Người đó tuyệt đối chắc chắn. Người đó rất nguy hiểm. Cái chắc chắn của người đó không phải bởi vì kinh nghiệm của người đó, cái chắc chắn của người đó là bởi vì sâu bên dưới người đó rất không chắc chắn, trong xung đột sâu sắc, rối loạn. Làm sao để tránh nó? - người đó níu bám vào một kết luận. Người đó sẽ không lắng nghe bất kì điều gì đi ngược lại ý thức hệ của mình. Người đó có thể là người cộng sản hay người Cơ đốc hay người Hindu hay người Jaina, điều đó chẳng khác biệt gì.
Người tâm thần đã đạt tới rồi, người đó đã có kết luận. Người đó không còn trưởng thành nữa, người đó không còn học nữa, người đó không còn lắng nghe nữa - người đó sống từ kết luận của mình. Tất nhiên người đó làm lỡ cuộc sống bởi vì cuộc sống là quá trình, không có kết luận cho nó. Cuộc sống bao giờ cũng ở giữa, không có bắt đầu và không có kết thúc cho nó. Và cuộc sống cực kì bao la. Tất cả các giáo lí đều có thể có một chân lí nào đó về chúng, nhưng không giáo lí nào là chân lí cả - không thể thế được. Cuộc sống lớn lao đến nỗi không giáo lí nào có thể hàm chứa nó trong tính toàn bộ của nó.
Cho nên người thông minh thực sự do dự. Người đó không bao giờ giáo điều. Người đó sẵn sàng học, sẵn sàng lắng nghe.
Cho nên nhiều người tới đây. Bất kì khi nào tôi thấy ai đó, trong khi lắng nghe tôi, đang cố gắng so sánh lời ghi với kết luận của mình, tôi biết người đó đang ở sâu trong rắc rối. Và tôi có thể thấy từ khuôn mặt bạn liệu bạn có so sánh với những điều ghi chép hay lắng nghe tôi. Đôi khi bạn gật đầu, bạn nói, “Phải, thầy hoàn toàn phải, đây cũng là nguyên tắc của tôi.” Bạn đồng ý với tôi, không phải bởi vì bạn đang lắng nghe tôi - trong thực tế bạn sung sướng bởi vì bạn cảm thấy tôi đang đồng ý với bạn. Đôi khi cái đầu của bạn nói, “Không.” Bạn thậm chí không nhận biết về điều bạn đang làm, điều đó có thể chỉ là vô ý thức, nhưng cử chỉ này đang đem cái gì đó từ vô ý thức của bạn ra. Bạn nói, “Không, tôi không thể đồng ý với điều này. Điều này chống lại kết luận của tôi. Điều này không thích hợp với tôi.” Thế thì bạn đang không lắng nghe. Bạn bị tâm thần. Bạn có thể không trong nhiều rắc rối và bạn có thể chưa cần bác sĩ tâm thần, nhưng điều đó cũng chẳng thành vấn đề gì lắm - đấy chỉ là vấn đề về mức độ. Bất kì hôm nào bạn cũng có thể vào trong bệnh viện tâm thần. Bạn đã sẵn sàng cho nó, đã chuẩn bị.
Và thế rồi còn có những người loạn thần kinh. Người đó liên tục trong xung đột - người đó không thể quyết định được cho dù là điều nhỏ nhặt. Người tâm thần đã quyết định ngay cả đến điều tối thượng. Còn người loạn thần kinh không thể quyết định cho dù là điều nhỏ bé - mặc bộ đồ gì ngày hôm nay? Bạn đã quan sát phụ nữ đứng đó trước tủ trang điểm chưa, phân vân thế? Họ lấy ra một bộ đồ dạ hội saree rồi cất nó vào, rồi họ lại lấy ra và cất vào... mặc bộ đồ nào ngày hôm nay đây? Để giúp bạn thoát ra khỏi cái loạn thần kinh đó, tôi cho bạn một mầu - mầu da cam. Tự do! Chẳng cần lo nghĩ nữa. Không phương án nào còn lại.
Cả hai đều trong rắc rối: một người đã quyết định cho những điều tối thượng - người đó đã dừng việc học; còn người kia không thể quyết định được cho những điều tầm thường - người đó không thể học được bởi vì người đó đang trong địa ngục thế, trong lẫn lộn thế.
Tại làng tôi, ngay trước nhà tôi, một thợ kim hoàn sống. Ông ta là loại người mà bạn có thể gọi là loạn thần kinh. Ông ta sẽ khoá cửa lại, ông ta sẽ đi vài bước rồi quay lại lần nữa và lắc chiếc khoá chỉ để xem liệu ông ấy đã khoá nó hay chưa.
Điều đó đã trở thành chuyện cười trong cả thành phố. Ông ấy có thể ở chợ và ai đó sẽ nói, “Ông đã khoá cửa nhà hay chưa?”
Bây giờ điều đó là không thể được. Ông ấy sẽ dừng bất kì việc gì ông ấy đang làm; ông ấy sẽ nói, “Đợi đã! Tôi sẽ lại,” và ông ấy sẽ chạy về nhà.
Một hôm ông ấy đang tắm ở sông và ai đó nói điều gì đó về cái cửa. Ông ta nhảy lên trần truồng và chạy thẳng về nhà.
Tôi đã quan sát ông ấy - ông ấy cứ quay đi quay lại mãi. Gần như ông ấy không thể nào làm được việc gì khác. Cái khoá... nghĩ về khổ của ông ấy.
Thông thường, bạn là cả hai. Đây là hai trường hợp cực đoan: thông thường bạn là cả hai. Theo cách nào đó, bạn là tâm thần, bạn đã quyết định điều tối thượng, rằng Jesus là đứa con duy nhất của Thượng đế, đứa con sinh ra duy nhất - điều này là tâm thần. Thế thì Phật thì sao, Lão Tử thì sao và Zarathustra thì sao? Trong những vấn đề nào đó bạn đã quyết định và trong những vấn đề nào đó bạn lại hoàn toàn lẫn lộn. Một phần con người bạn là loạn thần kinh và một phần con người bạn là tâm thần. Và bởi vì cái điên khùng này mà bạn không thể nghe thấy tiếng nhạc cổ bao giờ cũng có đó.
Thiền là thoát ra khỏi tâm thần của bạn và thoát ra khỏi loạn thần kinh của bạn; đơn giản là trượt ra khỏi chúng. Cho nên bạn không có bất kì kết luận tối thượng nào với mình về một phía, và về phía kia bạn không lo nghĩ về điều tầm thường. Bạn đơn giản im lặng. Bạn đơn giản là bản thân mình, không quyết định, không kết luận, không trung tâm, và không lo nghĩ về những điều nhỏ bé. Nếu bạn có thể trong trạng thái mà không ý nghĩ nào can thiệp vào con người mình, không ý nghĩ nào thoáng qua, bỗng nhiên bạn được tràn ngập.
Bây giờ đến giai thoại hay này, một trong những giai thoại hay nhất trong lịch sử thiền tông. Và tất nhiên, nó thuộc về vị tổ sư thiền tông thứ nhất, Bồ đề đạt ma. Bồ đề đạt ma là thiên tài về điều vô lí. Chưa từng có ai vượt qua được ông ấy.
Khi ông ấy tới Trung quốc, hoàng đế ra đón ông ấy. Tin đồn đã lan tới rằng một người vĩ đại đang tới - và ông ấy là một người vĩ đại, một trong những người vĩ đại nhất. Hoàng đế tới, nhưng khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma, ông ta hối hận. Ông ta bắt đầu nghĩ, “Đáng ra ta không nên tới. Kẻ này dường như gần điên rồi!” Bồ đề đạt ma đã tới với một chiếc giầy đi trong chân và chiếc kia đội trên đầu!
Ngay cả hoàng đế cũng cảm thấy bối rối khi đón một người như vậy, và khi họ còn lại mỗi mình, hoàng đế hỏi, rất lễ độ, tại sao ông ấy làm điều này.
Bồ đề đạt ma nói, “Đây chỉ là bắt đầu thôi. Ta phải chuẩn bị cho các đệ tử của ta. Nếu ông không thể chấp nhận được mâu thuẫn thế này, ông sẽ không có khả năng hiểu được ta, bởi vì ta toàn mâu thuẫn. Cái giầy này chỉ là biểu tượng. Thực tế, ta muốn đặt chân lên đầu.”
Bồ đề đạt ma đưa thiền từ Ấn Độ vào Trung quốc. Ông ấy đã gieo hạt mầm thiền ở Trung quốc. Ông ấy đã bắt đầu một hiện tượng vĩ đại theo cách của nó. Ông ấy là người bố và, tất nhiên, thiền đã mang phẩm chất của Bồ đề đạt ma qua tất cả những thế kỉ này. Thiền là một trong những tôn giáo vô lí nhất - trong thực tế, tôn giáo phải vô lí bởi vì nó không thể logic được. Nó vượt ra ngoài logic.
Tôi đã đọc một giai thoại. Khi tôi đọc nó tôi nhớ tới Bồ đề đạt ma. Lắng nghe nó.
Một nhà động vật học lớn thông báo cho đồng nghiệp rằng mình đang cố gắng lai một con vẹt với con sư tử núi.
“Không!” người kia than lên. “Anh mong đợi thu được gì?”
“Tôi không biết đích xác,” nhà khoa học thú nhận, “nhưng tôi sẽ bảo cho anh điều này - nếu nó bắt đầu nói  anh phải nghe rõ hơn.”
Đọc giai thoại này, bỗng nhiên Bồ đề đạt ma xuất hiện trong tôi. Ông ấy là người mà cũng là sư tử. Thông thường ông ấy sẽ không nói, nhưng im lặng của ông ấy khủng khiếp và tuyệt vời. Ông ấy sẽ nhìn vào mắt bạn, im lặng tuyệt đối, và ông ấy sẽ hoá thành như cái rùng mình ớn lạnh chạy suốt cột sống bạn. Hay ông ấy sẽ nói - thế nữa ông ấy lại giống như sấm sét. Tìm một bức tranh Bồ đề đạt ma và nhìn mà xem: rất dữ dằn, và vẫn rất dịu dàng. Vẹt lai với sư tử, rất dịu ngọt và rất dữ dằn.
Toàn bộ thiền tông đã mang cùng phẩm chất này theo nó. Các thiền sư rất nghiêm khắc bên ngoài và rất dịu dàng bên trong. Một khi bạn đã có được tình yêu của họ, họ dịu ngọt như mật, nhưng bạn sẽ phải trải qua gian nan. Bồ đề đạt ma, suốt chín năm khi ở Trung quốc, đã ngồi quay mặt vào tường, nhìn tường. Ông ấy nổi tiếng ở Trung quốc như một người, người dữ dằn, người nhìn tường suốt chín năm. Tương truyền rằng chân ông ấy teo đi khi ngồi và chỉ nhìn tường. Mọi người tới và họ cố gắng thuyết phục ông ấy, “Nhìn chúng tôi đi. Tại sao thầy cứ nhìn tường thế?” Và ông ấy sẽ nói, “Bởi vì các ông cũng giống như bức tường thôi. Khi ai đó tới, người thực sự không giống như bức tường, ta sẽ nhìn.”
Thế rồi một hôm, người kế tục ông ấy tới. Và người kế tục đó chặt một bàn tay mình và trao nó cho Bồ đề đạt ma và nói, “Xin thầy nhìn theo cách này, nếu không tôi sẽ chặt đầu mình,” Ông ấy quay lại, rồi lập tức quay đi, và nói. “Đợi đấy! Vậy là ông đã tới. Ta đã đợi ông trong chín năm.”
Sau chín năm ông ấy quay về Ấn Độ. Khi ông ấy trở về, sự kiện này xảy ra:
Sau chín năm, Bồ đề đạt ma, tổ sư Thiền tông đầu tiên, người đưa Thiền từ Ấn Độ vào Trung quốc trong thế kỉ thứ sáu, quyết định rằng ông ấy muốn về nhà.
Ông ấy gọi các đệ tử lại quanh mình để kiểm tra cảm nhận của họ...
... điều họ đã học được từ ông ấy và điều họ đã biết về chân lí. Cho nên ông ấy hỏi, “Chân lí là gì? Nói ngắn gọn cho ta.” Đệ tử thứ nhất, Dofuku, nói:
“Theo ý tôi, chân lí vượt ra ngoài khẳng định
hay phủ định, vì đây là cách nó chuyển vận.”
Bồ đề đạt ma đáp, “Con được da ta.”
Điều đệ tử này nói là đúng, nhưng không phải là chân lí. Điều đó không sai, nhưng nó là triết lí. Nó không phải là kinh nghiệm, nó không phải là sự tồn tại. Ông ấy nói, “Theo ý tôi...” dường như chân lí phụ thuộc vào ý ông ấy.
Chân lí là độc lập với tất cả các ý kiến. Điều bạn nghĩ về chân lí là không liên quan; trong thực tế, bởi vì bạn nghĩ, bạn sẽ không có khả năng biết cái đang hiện hữu. Cái đang đó có thể được biết tới chỉ khi tất cả các ý nghĩ đã dừng lại, khi tất cả các ý kiến đã bị vứt đi, gạt sang bên. Cho nên tôi nói nó đúng, nhưng không là chân lí; ý kiến đó là không sai, nó thông báo rất rõ, nhưng nó vẫn là ý kiến thôi. Dofuku còn chưa tự mình kinh nghiệm điều đó. Ông ấy dường như nghiêng về triết lí. Ông ấy đã suy xét, suy nghĩ, thêu dệt và đan bện lí thuyết.
Bồ đề đạt ma đáp, “Con được da ta.”
Nếu như đấy chỉ là triết lí, Bồ đề đạt ma thậm chí sẽ không nói nhiều thế này. Nhưng ông ấy nói, “Con được da ta - phần ngoài nhất, chính phần chu vi của con người ta.” Tại sao? - bởi vì ông ấy nói rằng chân lí vượt ra ngoài khẳng định hay phủ định. Người ta không thể nói về chân lí rằng nó có, mà cũng không thể nói rằng nó là không có. Ông này có sáng suốt nào đó. Ông này đã dò dẫm trong bóng tối qua suy nghĩ, logic, nhưng ông này đã đi tới sáng suốt nào đó. Và sáng suốt đó là đẹp: chẳng thể nói gì về chân lí cả.
Bạn không thể nói Thượng đế là có, bạn không thể nói Thượng đế là không có, bởi vì nếu bạn nói Thượng đế là có, bạn sẽ làm cho Thượng đế giống như một vật, như cái bàn có hay ngôi nhà có. Thế thì Thượng đế sẽ trở thành một thứ hàng hoá bình thường, một vật bình thường. Và thế thì, như các triết gia ngôn ngữ nói, cái bàn có thể bị phá huỷ. Bất kì cái gì có thì đều có thể trở thành ‘không có’. Ngôi nhà có thể bị phá huỷ. Cái cây ở đây hôm nay, ngày mai nó có thể không có nữa.
Cho nên về Thượng đế sao? Nếu bạn dùng từ có, thế thì nói gì về Thượng đế? - liệu Thượng đế có thể trong một tình huống mà ngài không có không? Bởi vì bất kì khi nào ‘có’ được dùng, ‘không có’ cũng là khả năng. Không, không thể nói rằng Thượng đế là có. Nhưng liệu chúng ta có thể nói điều đối lập, “Thượng đế không có” không? Điều đó nữa cũng không thể được, bởi vì nếu ngài không có, phỏng có ích gì mà nói Thượng đế không có? Bạn đang phủ nhận cái gì, và để làm gì? Nếu ngài không có, ngài không có. Phỏng có ích gì mà phủ nhận? Và người phủ nhận cũng nhiệt thành đến mức chính đam mê của họ lại nói, “Điều đó phải có, Thượng đế phải có.”
Nhìn những người vô thần mà xem, người nói, “Không, không có Thượng đế đâu.” Họ sẵn sàng đánh nhau. Vì điều gì đó mà không có, ai đánh nhau? Tại sao bạn lo nghĩ? Tôi biết những người vô thần, họ đã nghĩ cả đời và cố gắng chứng minh rằng Thượng đế không có. Tại sao bạn phải phí cả đời cho một cái gì đó mà không có? Trong hàng thế kỉ người ta đã viết ra bao nhiêu sách vở và tranh luận và thảo luận rằng Thượng đế không có. Nhưng tại sao phải quan tâm? Dường như là Thượng đế có thật, theo cách nào đó, và bạn không thể nào nghỉ ngơi một cách thoải mái chừng nào bạn còn chưa chứng minh được rằng ngài không có. Nếu không thì ngài sẽ cứ thách thức bạn, ngài sẽ cứ vẫy gọi bạn, khêu gợi bạn. Cho nên để làm cho bản thân mình thoải mái, bạn phải tạo ra triết lí rằng ngài không có. Điều này là việc hợp lí hoá.
Và thế rồi Thượng đế bao la thế... gọi nó là chân lí, như Bồ đề đạt ma thích thế. Phật tử không thích từ ‘Thượng đế’ và theo một cách nào đó, họ cũng phải, bởi vì từ này đã bị làm biến chất và biết bao nhiêu người đã dùng nó với những ý nghĩa sai đến mức nó gần trở thành từ bẩn thỉu. Chân lí phải là cả hai, bởi vì trong chân lí, tồn tại và không tồn tại phải gặp gỡ. Sự tồn tại không thể một mình được, nó cần sự không tồn tại đứng bên. Cũng như ngày cần có đêm, giống như sống cần chết, sự tồn tại cần sự không tồn tại. Cho nên điều tối thượng phải bao hàm cả hai... đó là điều Dofuku nói. Nhưng đấy vẫn là triết lí; theo đường phải, nhưng vẫn triết lí, chỉ trên ngoại vi.
Bồ đề đạt ma đáp, “Con được da ta.”
Chuyện xảy ra là Pierre Laplace là một nhà toán học, nhà thiên văn học, người trong thời của Napoleon đã viết một công trình có trọng lượng dầy năm tập về cơ học thiên thể. Trong đó, bằng việc dùng luật hấp dẫn Newton, ông ấy đã thảo ra chuyển động của hệ mặt trời đến chi tiết nhỏ nhất.
Napoleon, người cho rằng bản thân mình (chỉ với biện minh một phần) là một trí thức, đọc lướt qua các tập đầu, và nói với Laplace, “Tôi không thấy nói tới Thượng đế trong giải thích của ông về sự chuyển động của các hành tinh.”
“Tôi đã không cần tới giả thuyết đó, thưa ngài,” nhà khoa học lễ phép nói.
Một nhà thiên văn khác, Legrand, nghe thấy lời bình luận này, nghe nói là đã nói, “Nhưng đấy là một giả thuyết hay cũng cùng như vậy. Nó có thể được dùng để giải thích biết bao nhiêu điều.”
Với tâm trí triết lí thì Thượng đế, nhiều nhất, là một giả thiết hay; không phải là chân lí, nhưng là một giả thuyết có ích mà có thể được dùng trong việc giải thích nhiều điều; nhiều nhất, cũng là giúp đỡ cho giải thích - chỉ là nhu cầu lí thuyết, không phải là nhu cầu tồn tại. Khi triết gia nói về Thượng đế, Thượng đế là lạnh, Thượng đế không đủ ấm. Bạn không thể yêu Thượng đế đó, bạn không thể tôn thờ Thượng đế đó, bạn không thể cầu nguyện Thượng đế đó, bạn không thể buông xuôi bản thân mình cho Thượng đế đó - đấy chỉ là một giả thuyết. Làm sao bạn có thể buông xuôi theo lí thuyết về H2O hay Lí thuyết Tương đối? Làm sao bạn có thể buông xuôi, làm sao bạn có thể dựng ngôi đền cho Lí thuyết Tương đối? Dù nó đẹp đến đâu đi chăng nữa, nó cũng không thể được tôn kính, nó không thể được tôn thờ, bạn không thể cầu nguyện nó. Nó vẫn còn là một giả thuyết, một công cụ trong tay bạn để giải thích đôi điều mà không có nó  không thể giải thích được. Nhưng giả thuyết có thể bị vứt bỏ vào bất kì lúc nào; bất kì khi nào bạn có thể tìm thấy một giả thuyết tốt hơn, nó có thể bị vứt bỏ. Chân lí không phải là giả thuyết, nó là kinh nghiệm sống.
Đó là lí do tại sao Bồ đề đạt ma nói, “Con được da ta.” Da liên tục thay đổi. Cứ bẩy năm toàn bộ da bạn trải qua một lần thay đổi; bạn thậm chí không có một tế bào nào cùng lớp da. Nếu bạn sống bẩy mươi năm, da bạn sẽ thay đổi mười lần. Da là phần ngoài nhất của bạn, nó có thể được thay thế rất dễ dàng; nó vẫn đang được thay thế trong mọi khoảnh khắc. Nó chỉ là cái túi mà bạn ở trong đó, nó không rất, rất bản chất. Nó không phải là bản thể bạn, chỉ là bức tường ngoài của chỗ trú ẩn của bạn.
Ni cô Soji - đệ tử thứ hai - nói, “Theo cái thấy của tôi, nó giống như cái nhìn của Ananda về cõi Phật - chỉ thấy một lần và mãi mãi.”
Bồ đề đạt ma trả lời, “Con được thịt ta.”
Có tốt hơn chút ít so với người đầu; sâu hơn lớp da, là thịt. Tốt hơn chút ít, bởi vì đây không còn là quan điểm triết lí nữa. Nó tới gần hơn với kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm này là vay mượn. Cô ấy nói:
“Theo cái thấy của tôi, nó giống như cái nhìn của Ananda về cõi Phật...”
Ananda là đại đệ tử của Phật người sống cùng ông ấy trong bốn mươi năm liên tục, như cái bóng theo ông ấy. Cho nên ni cô nói rằng chân lí giống như cái nhìn của Ananda về cõi Phật - về mảnh đất thiên đường, mảnh đất ánh sáng. Một khi thấy rồi, nó được thấy mãi mãi. Thế thì bạn chẳng bao giờ có thể quên được nó, đấy là điểm không quay lại. Một khi được biết tới, nó được biết mãi mãi; thế thì bạn không thể rơi khỏi nó. Nhưng kinh nghiệm này không phải là của riêng cô ấy, cái nhìn này là của Ananda. Cô ấy vẫn còn so sánh. Câu trả lời của cô ấy có tính thượng đế học, không phải triết học - thượng đế học, như các nhà thượng đế học Ki tô giáo vẫn nói về kinh nghiệm của Jesus, còn Phật tử nói về kinh nghiệm của Phật, còn người Jaina nói về kinh nghiệm của Mahavira. Đấy là gián tiếp, không phải trực tiếp; nghiêng nhiều về sự tồn tại, nhưng vẫn có tính thượng đế học; nhiều suy tư hơn người thứ nhất - người thứ nhất nhiều nghiên cứu hơn, người thứ hai nhiều suy tư hơn - tốt hơn, nhưng vẫn còn xa vời.
Thế rồi tới đệ tử thứ ba, Dofuku, nói: “Bốn yếu tố ánh sáng, không khí, chất lỏng và chất rắn đều là trống rỗng, và năm uẩn là cái không. Theo ý tôi, cái không là thực tại.”
Bồ đề đạt ma bình, “Con được xương ta.”
Sâu hơn nữa, nhưng vẫn chưa tới nhà. Phát biểu này là đúng nhưng nó vẫn là một phát biểu. Chân lí được nói ra tốt hơn hai người kia, nhưng nó vẫn là được nói ra - và chân lí không thể được nói ra. Một khi bạn nói nó ra, bạn làm sai nó đi. Chính việc nói làm cho nó sai đi. Ông ấy là phải - bốn yếu tố ánh sáng, không khí, chất lỏng và chất rắn, điều đó có nghĩa là toàn bộ sự tồn tại, là trống rỗng; không có chất liệu gì trong nó cả; nó chỉ giống như mơ, có cùng chất liệu như mơ được tạo ra, maya, ảo vọng - chẳng có gì là thực tại. Cái không là thực tại. Phải... nhưng ông ấy đang cố gắng nói điều gì đó mà không thể được nói ra.
Wittgenstein đã nói rằng tốt hơn cả là giữ im lặng ở nơi mà việc nói sắp thành sai. Giữ yên tĩnh nếu điều đó không thể nói được, bởi vì bất kì cái gì bạn nói đều sẽ phản bội lại chân lí.
Bồ đề đạt ma bình, “Con được xương ta.” - bạn đã tới rất, rất gần, nhưng vẫn lỡ.
Cuối cùng, Eka cúi lạy trước thầy và vẫn còn im lặng. Bồ đề đạt ma nói, “Con được tuỷ ta.” - con được chính linh hồn ta.
Eka cúi lạy trước thầy. Đó là phát biểu của ông ấy: cúi lạy trong biết ơn sâu sắc, cử chỉ cám ơn, và thế rồi giữ im lặng. Đây là phát biểu đúng, và nó không phải là phát biểu chút nào. Chỉ qua im lặng chân lí mới có thể được nói ra, bởi vì chỉ qua im lặng chân lí mới có thể được nghe thấy. Chỉ qua im lặng người ta mới đi tới nghe thấy nhạc cổ trong rặng thông. Và chỉ qua im lặng bạn có thể nói nó ra mà không phản bội lại nó.
Eka đã làm hai điều. Ông ấy cúi lạy: đó là một cử chỉ, một cử chỉ tôn kính sâu sắc, kính trọng, biết ơn, nhớ ơn. Khoảnh khắc đó Bồ đề đạt ma có thể thấy cái trống rỗng cúi lạy trước mình. Không có ai trong đệ tử thứ tư này, Eka. Ông ấy chỉ là trống rỗng bên trong. Ông ấy là cái mà người thứ ba đã nói: trống rỗng, cái không. Ông ấy có kinh nghiệm của điều mà người thứ hai đã nói: cõi Phật của Ananda. Ông ấy là cái mà người thứ nhất đã cố gắng thốt ra về mặt triết lí: vượt ra ngoài có và không. Chỉ im lặng mới vượt ra ngoài phủ định và khẳng định. Chỉ im lặng mới không là vô thần hay hữu thần. Chỉ im lặng mới là tôn giáo, chỉ im lặng mới là thiêng liêng. Để chỉ ra cái thiêng liêng đó của im lặng, ông ấy cúi lạy và thế rồi ông ấy giữ im lặng. Ông ấy thực sự nói điều đó mà không nói nó. Đó là cách duy nhất để nói nó, và không có cách nào khác.
Bồ đề đạt ma nói, “Con được tuỷ ta.” - con được cốt lõi bên trong nhất của bản thể ta
Tôi có thể thấy mây từ xa nghìn dặm, nghe tiếng nhạc cổ trong rặng thông. Bạn cũng có thể nghe thấy nó. Đấy là quyền tập ấm của bạn. Nếu bạn bỏ lỡ nó, chỉ bạn, và chỉ bạn phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Lắng nghe rặng thông... chỉ lắng nghe. Trong chính khoảnh khắc này nó có đó. Bạn phải giống như Eka: trong biết ơn sâu sắc, trong im lặng, nó lập tức ở đây và nó chưa bao giờ ở chỗ khác. Quay vào trong là cần thiết, paravritti.
Ai đó hỏi Phật, “Phép màu vĩ đại nhất là gì?” Ông ấy nói, “Paravritti, quay vào trong.”
Quay vào trong, quay vào trong, và bạn sẽ có khả năng thấy mây từ xa nghìn dặm, và bạn sẽ có khả năng nghe thấy nhạc cổ trong rặng thông.
Hết quyển ‘Nhạc cổ trong rặng thông’ Quay về Mục lục

Ads Belove Post