Chương 2. Một ngàn lẻ một ngã rẽ

Chương 2. Một ngàn lẻ một ngã rẽ

Price:

Read more

Osho – Nhạc cổ trong rặng thông
Chương 2. Một ngàn lẻ một ngã rẽ

Câu hỏi thứ nhất: Thầy đã bảo tôi rằng tâm trí tôi chưa chín chắn. Tâm trí chín chắn nghĩa là gì?
Hễ cứ nghĩ rằng bạn biết thì tức là chưa chín chắn. Hoạt động từ tri thức, từ kết luận, là chưa chín chắn. Hoạt động từ vô tri thức, từ vô kết luận, từ vô quá khứ, là chín chắn.
Chín chắn là tin cậy sâu sắc vào tâm thức của riêng bạn; chưa chín chắn là không tin cậy vào tâm thức riêng của bạn. Và khi bạn không tin cậy vào tâm thức của mình thì bạn tin cậy vào tri thức, nhưng đó là vật thay thế, và vật thay thế rất nghèo nàn vào đó. Cố hiểu điều này, nó là quan trọng.
Bạn đã sống, bạn đã kinh nghiệm biết bao nhiêu điều; bạn đã đọc; bạn đã lắng nghe, bạn đã nghĩ. Bây giờ tất cả những kết luận này đều có đây. Khi một tình huống nào đó nảy sinh, bạn có thể hoạt động theo hai cách. Hoặc là bạn có thể hoạt động qua tất cả quá khứ đã tích luỹ, tương ứng với nó - đó là điều tôi ngụ ý bởi việc hoạt động qua một trung tâm, qua kết luận, qua kinh nghiệm, qua cái cũ, cái chết - thế thì bất kì cái gì bạn làm, đáp ứng của bạn cũng sẽ không là đáp ứng, nó sẽ là phản ứng. Và hễ còn là phản ứng thì còn là chưa chín chắn.
Nếu bạn có thể hoạt động ngay bây giờ, tại đây trong khoảnh khắc này, qua tâm thức của bạn, qua nhận biết bản thể bạn, gạt sang bên tất cả những gì bạn đã biết - điều này tôi gọi là hoạt động qua vô tri thức. Đây là hoạt động qua hồn nhiên. Và điều này là chín chắn.
Tôi đã đọc một giai thoại:
Dường như đối với ông Smith, con trai ông sang tuổi mười ba, là lúc quan trọng để thảo luận về những vấn đề mà trẻ em mới lớn nên biết về cuộc sống. Cho nên ông ấy gọi cậu con trai tới phòng làm việc vào một buổi tối, đóng cửa lại cẩn thận, và nói với vẻ nghiêm trang gây ấn tượng, “Này con, bố muốn thảo luận về các sự kiện của cuộc sống với con.”
“Chắc chắn, bố ạ,” đứa con nói, “Bố muốn biết gì nào?”
Tâm trí là chưa chín chắn khi nó không sẵn sàng để học. Bản ngã cảm thấy rất mãn nguyện nếu bạn không cần phải học điều gì từ bất kì ai; bản ngã cảm thấy rất được đề cao nếu nó cảm thấy rằng nó đã biết. Bây giờ vấn đề là ở chỗ cuộc sống thay đổi, nó chưa bao giờ là một thứ - nó cứ tuôn chảy, nó là một luồng - và tri thức của bạn bao giờ cũng là một thứ. Tri thức của bạn không tiến hoá cùng cuộc sống, nó bị mắc kẹt ở đâu đó trong quá khứ, và bất kì khi nào bạn phản ứng qua nó, bạn cũng sẽ bỏ lỡ vấn đề bởi vì sẽ không là đúng điều phải làm. Cuộc sống thay đổi nhưng tri thức của bạn vẫn còn như cũ và bạn hoạt động từ tri thức này. Điều đó nghĩa là bạn đối diện với hôm nay bằng tri thức của hôm qua. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể sinh động được. Bạn càng hoạt động qua tri thức, bạn càng trở nên chưa chín chắn.
Bây giờ để tôi kể cho bạn một điều ngược đời: mọi đứa trẻ hồn nhiên đều chín chắn. Chín chắn chẳng liên quan gì tới tuổi tác vì nó chẳng liên quan gì tới kinh nghiệm. Chín chắn có cái gì đó liên quan tới tính đáp ứng, tính tươi tắn, tính trinh nguyên, tính hồn nhiên. Cho nên khi tôi dùng từ ‘chín chắn’ tôi không ngụ ý rằng khi bạn trở nên nhiều kinh nghiệm hơn, bạn sẽ chín chắn hơn. Đó là điều mọi người thường ngụ ý khi họ dùng từ này; tôi không ngụ ý điều đó. Bạn càng thu thập nhiều tri thức, tâm trí bạn càng trở nên chưa chín chắn. Và vào lúc bạn bẩy mươi hay tám mươi tuổi sẽ hoàn toàn chưa chín chắn bởi vì bạn sẽ có một quá khứ cũ rích để hoạt động qua nó. Quan sát trẻ nhỏ... chẳng biết gì, không kinh nghiệm, nó hoạt động ở đây và bây giờ.
Đó là lí do tại sao trẻ con có thể học được nhiều hơn là người có tuổi. Các nhà tâm lí nói rằng nếu một đứa trẻ không bị bó buộc học, không bị tự ghép mình vào kỉ luật, nó có thể học bất kì ngôn ngữ nào trong vòng ba tháng. Cứ bỏ nó đấy với những người biết tiếng đó, nó sẽ nắm được tiếng đó trong vòng ba tháng. Nhưng nếu bạn bắt nó học thì sẽ phải mất ba năm, bởi vì bạn càng bó buộc, nó càng bắt đầu hoạt động qua bất kì cái gì nó học, qua tri thức của ngày hôm qua. Nếu nó bị bỏ lại với chính nó, nó sẽ di chuyển một cách tự do, tự phát; việc học tới một cách dễ dàng, theo chính nó, theo cách riêng của nó.
Vào lúc trẻ con đạt tới tám tuổi, nó đã học gần hết bẩy mươi phần trăm của bất kì điều gì nó sẽ học trong cả đời mình. Nó có thể sống đến tám mươi tuổi, nhưng vào lúc nó lên tám, nó đã học được bẩy mươi phần trăm - nó sẽ học nốt ba mươi phần trăm nữa, và hàng ngày khả năng học của nó sẽ cứ kém dần đi. Nó càng biết nhiều, nó càng học ít hơn. Khi mọi người dùng từ ‘chín chắn’ họ ngụ ý nhiều tri thức; khi tôi dùng từ ‘chín chắn’ thì tôi ngụ ý khả năng học, không phải là biết mà là học. Và chúng là khác nhau, hoàn toàn khác nhau, những điều đối lập lẫn nhau.
Tri thức là thứ chết. Khả năng học là quá trình sống: bạn đơn giản vẫn còn khả năng học, bạn đơn giản vẫn còn sẵn có, bạn đơn giản vẫn còn cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận. Học là tiếp nhận. Tri thức làm cho bạn kém tiếp nhận đi bởi vì bạn nghĩ rằng bạn đã biết, cái gì có đó mà học? Khi bạn đã biết, bạn bỏ lỡ nhiều, khi bạn không biết cái gì, bạn không thể nào bỏ lỡ cái gì được.
Về già, Socrates nói, “Bây giờ tôi chẳng biết gì!” Đó là chín chắn. Vào chính lúc cuối cùng ông ấy nói, “Tôi chẳng biết gì.”
Cuộc sống bao la thế. Làm sao tâm trí tí xíu này có thể biết được? Nhiều nhất thì những thoáng nhìn về nó cũng đủ; thậm chí chúng còn quá nhiều nữa. Sự tồn tại bao la mênh mông thế, vô hạn thế, vô thuỷ, vô chung... làm sao giọt tâm thức tí xíu này có thể biết được nó? Điều này cũng đủ, rằng thậm chí một vài thoáng nhìn tới, một vài cánh cửa mở ra, một vài khoảnh khắc xảy ra khi bạn đi vào tiếp xúc với sự tồn tại. Nhưng những khoảnh khắc này không thể được biến thành tri thức. Và tâm trí bạn có khuynh hướng làm điều đó: thế thì điều đó trở thành ngày càng chưa chín chắn.
Cho nên điều thứ nhất là ở chỗ bạn nên có khả năng học và khả năng học của bạn không bao giờ nên bị trĩu nặng bởi tri thức, không bao giờ nên bị bụi bặm che phủ. Tấm gương của việc học nên vẫn còn trong trẻo và tươi tắn để cho nó có thể phản xạ mãi.
Tâm trí có thể hoạt động theo hai cách. Nó có thể hoặc hoạt động như cuốn phim trong máy ảnh: một khi lộ sáng rồi, chấm dứt, phim lập tức trở thành hiểu biết và nó mất khả năng học. Lộ sáng một lần, và nó đã biết - bây giờ nó thành vô dụng, bây giờ nó không có khả năng học nữa. Nếu bạn lộ sáng nó nhiều lần nữa thì nó sẽ ngày càng lẫn lộn hơn. Đó là lí do tại sao người biết quá nhiều bao giờ cũng sợ học, bởi vì họ sẽ trở nên bị lẫn lộn. Họ là cuộn phim đã lộ sáng.
Thế rồi còn có kiểu học khác - học như tấm gương. Đưa tấm gương ra cả nghìn lẻ một lần, cũng chẳng khác biệt gì: nếu bạn tới trước tấm gương, bạn được phản xạ, nếu bạn đi, phản xạ mất. Tấm gương chưa bao giờ tích luỹ.
Phim trong máy ảnh lập tức tích luỹ; nó là kẻ keo kiệt, nó bắt giữ, níu bám. Nhưng tấm gương đơn giản phản xạ: bạn tới trước nó, bạn ở trong nó, bạn đi, bạn biến mất.
Đây là cách vẫn còn chín chắn. Mọi đứa trẻ được sinh ra đều chín chắn và gần như tất cả mọi người chết đi đều chưa chín chắn. Điều này có vẻ như là rất ngược đời, nhưng nó là vậy. Duy trì hồn nhiên và bạn sẽ vẫn duy trì chín chắn.
Điều thứ hai là ở chỗ tâm trí chưa chín chắn bao giờ cũng quan tâm tới chuyện vặt vãnh. Tâm trí chưa chín chắn bao giờ cũng quan tâm tới đồ vật: tiền bạc, nhà cửa, xe hơi, quyền lực, danh vọng... mọi thứ vặt vãnh, mọi thứ vớ vẩn. Tâm trí chín chắn chỉ quan tâm tới sự tồn tại, tới bản thể, tới bản thân cuộc sống. Cho nên khi tôi nói với bạn rằng bạn có tâm trí chưa chín chắn, tôi ngụ ý là bạn vẫn còn quan tâm tới sự vật, không phải vào bản thể, vẫn còn quan tâm tới bên ngoài, không phải bên trong, vẫn còn quan tâm tới đối thể, không phải chủ thể; vẫn còn quan tâm tới cái hữu hạn, không quan tâm tới cái vô hạn.
Quan sát tâm trí bạn đi, nó đi đâu, tưởng tượng của nó là gì. Nếu bạn thấy một viên kim cương giá trị trên đường và ngay bên cạnh nó là bông hồng đã nở, bạn quan tâm tới cái gì, bông hồng hay kim cương? Bạn sẽ không thể nào thấy được bông hồng nếu bạn quan tâm tới kim cương. Bạn sẽ đơn giản bỏ lỡ bông hồng, nó là vô giá trị. Mắt bạn sẽ bị che phủ bởi kim cương. Toàn bộ tâm trí bạn sẽ trở nên hội tụ vào kim cương và bạn sẽ bỏ lỡ kim cương khác đang sống động hơn - bông hồng.
Trong thiên đường của người Hindu họ nói hoa hồng không phải là hoa hồng thường, chúng được làm từ kim cương. Tôi không biết, nhưng tôi đã thấy hoa hồng. Nếu bạn có thể thấy hoa hồng ở đây, ngay trên trái đất này, chúng được làm bằng kim cương - vậy thì sao phải đi xa xôi? Không phải ở thiên đường mà là ở đây bây giờ...
Một khi bạn biết cách nhìn bông hồng thì chẳng có gì so sánh được với nó. Và một khi bạn có thể thấy bông hồng này, bạn có thể quên hoàn toàn về kim cương.
Việc xảy ra là hôm nọ Mulla Nasruddin tới tôi. Anh ta rất lo nghĩ và anh ta nói, “A, ông Jones đáng thương. Thầy có nghe nói chuyện gì đã xảy ra cho ông ấy không? Ông ấy bị vấp ở đỉnh cầu thang, ngã nhào như bay, đập đầu và chết.”
Bị choáng, tôi nói, “Chết à?”
“Chết,” người đó lặp lại nhấn mạnh thêm, “và làm vỡ cả đôi kính nữa!”
Tâm trí chưa chín chắn quan tâm tới kính hơn là tới cuộc sống và cái chết và tình yêu, quan tâm tới vật dụng, nhà cửa, xe hơi hơn. Khi tôi bảo bạn rằng bạn có tâm trí chưa chín chắn, tôi ngụ ý bạn vẫn còn quan tâm tới những cái vô giá trị, không thực chất. Nhiều nhất thì nó có thể được dùng, nhiều nhất thì nó có thể trở thành trang điểm cho cuộc sống - nhưng nó không thể thay thế cuộc sống, nó không thể là vật thay thế cho cuộc sống, nó không thể trở thành bản thân cuộc sống. Và vẫn có nhiều người đang làm nó là cuộc sống.
Tôi biết vài người giầu nhưng sống cuộc đời kẻ ăn xin, người ta không thể nào tưởng tượng ra được điều đó.
Tôi biết một người ở Delhi có sáu nhà gỗ một tầng, tất cả đều cho thuê, còn người đó sống trong một căn buồng tối mò không vợ không con.
Có lần tôi hỏi người đó, “Anh có đủ rồi. Sao anh sống trong căn phòng tối mò thế? Sao anh áp đặt tù túng này lên bản thân mình? Anh đang làm hình phạt gì vậy?”
Người đó nói, “Có gì đâu. Tôi bao giờ cũng sống theo cách này và điều đó hoàn toàn đẹp đẽ. Còn mọi người thì vẫn đang sống trong sáu nhà gỗ một tầng ấy.”
Người đó tới từng nhà một để thu tiền.
Tôi hỏi người đó, “Sao anh chẳng bao giờ xây dựng gia đình?”
“Tôi là người nghèo còn phụ nữ thì tốn kém lắm. Tôi không thể đảm đương được điều đó,” người đó nói.
Nếu bạn gặp người đó, bạn sẽ không thể nào nhận ra rằng người đó có sáu ngôi nhà lớn và kiếm cũng khá tiền. Điều gì đã xảy ra cho người này vậy? Người đó quan tâm đến tiền còn hơn đến bản thân mình; người đó quan tâm tới tiền hơn cả tình yêu; người đó quan tâm tới quyền lực mà tiền đem lại - nhưng người đó chưa bao giờ chia sẻ bất kì cái gì với bất kì ai.
Những người này đâu có hiếm, họ rất phổ biến. Và mọi người đều có khuynh hướng đó bên trong. Và mọi người cứ liên tục hợp lí hoá. Người đó rất khôn khéo - người đó nói, “Đây không phải là keo kiệt. Xin đừng hiểu nhầm tôi. Tôi là người đơn giản, tôi sống cuộc sống đơn giản. Tôi là người tôn giáo, và cuộc sống đơn giản là đẹp đẽ.”
Nếu bạn quá quan tâm tới đồ vật, bạn còn chưa chín chắn. Dịch chuyển sự chú ý của bạn đi - trở nên ngày càng quan tâm nhiều hơn tới mọi người thay vì chính bản thân bạn.
Tôi có một sannyasin ở đây, Nisha. Cô ấy bao giờ cũng yêu người ăn xin và cô ấy cực kì giầu. Mới vài ngày trước đây cô ấy tới và hỏi, “Thưa Osho, tại sao tôi yêu người ăn xin, người gần như ở trên phố?” Tôi biết lí do tại sao: với người ăn xin cô ấy không cần phải lo nghĩ về tiền của mình. Và cô ấy nghĩ rằng cô ấy giúp đỡ những người này bằng thức ăn, bằng những thứ nhỏ bé. Trong thực tế cô ấy chưa hề yêu. Cô ấy yêu tiền đến mức cô ấy không thể nào yêu người được. Trong thực tế cô ấy mua những người này vì tiền; họ chẳng tốn gì, chẳng rủi ro gì. Và họ cảm thấy biết ơn bởi vì cô ấy cho thức ăn, quần áo, chỗ trú ngụ; họ cảm thấy biết ơn cho nên họ giả vờ rằng họ yêu cô ấy, và cô ấy giả vờ rằng cô ấy đã yêu. Đây là cách để bảo vệ tiền và đây là cách để vẫn còn đóng kín, keo kiệt.
Và cô ấy phiền não, đau đớn, nhưng cô ấy không thể thấy ra vấn đề. Cô ấy phải học cách chia sẻ. Nếu bạn biết cách chia sẻ, bạn chín chắn. Nếu bạn không biết cách chia sẻ, bạn là chưa chín chắn.
Và chia sẻ này vẫn cứ tiếp diễn trên mọi mức độ, theo mọi hướng, theo mọi chiều. Bất kì cái gì bạn có, chia sẻ đi. Và đây là một trong những điều cơ sở nhất phải hiểu, rằng bạn càng chia sẻ cái gì đó nhiều hơn, nó càng lớn lên hơn trong bạn. Chia sẻ bất kì cái gì bạn có và nó sẽ trưởng thành lên; níu bám vào nó, trở nên sợ chia sẻ, sợ tình bằng hữu, sợ tình yêu, và nó sẽ co lại. Cuộc sống chỉ biết tới một luật, và luật đó là về sự mở rộng, về chia sẻ.
Nhìn tự nhiên mà xem, tự nhiên hoang phí làm sao. Khi một đoá hoa được cần tới, cả nghìn lẻ một đoá hoa nở ra. Khi bạn làm tình với một người đàn bà hay đàn ông, trong từng đợt cực thích hàng triệu tế bào được phóng ra. Một tế bào cũng đủ bởi vì nhiều nhất thì cũng chỉ một đứa trẻ được thụ thai thôi, nhưng hàng triệu tế bào đã được phóng ra. Một người đàn ông có thể cho sinh sôi ra cả trái đất này - chỉ một đàn ông thôi! Một đàn ông bình thường có ít nhất bốn nghìn lần giao hợp trong đời mình - một người đàn ông bình thường - và trong mỗi lần giao hợp hàng triệu tế bào được phóng ra. Toàn bộ thế giới, toàn bộ dân số tồn tại cho tới nay, có thể được một người đàn ông tạo ra. Và nếu ở phương Tây, người đàn ông sẽ là bố của chỉ hai hay ba đứa trẻ; nếu ở phương Đông, là mười hai, mười bốn, mười lăm, tất cả có thế thôi. Mười lăm người được thụ thai, hàng triệu tế bào được phóng ra.
Tự nhiên thật là hoang phí. Nơi cần tới một đoá hoa thì nó tạo ra hàng triệu. Một cây sẽ tạo ra ... Nhìn vào gulmohr này, hàng triệu hạt mầm đã sẵn sàng. Tất cả chúng sẽ rơi xuống và chỉ vài hạt mầm, một, hai, bốn, năm, mười, hai mươi, một trăm hạt mầm mới có thể trở thành cây. Tại sao lại nhiều hạt mầm thế? Thượng đế không phải là kẻ keo kiệt. Nếu bạn hỏi xin một, ngài sẽ cho cả triệu. Cứ hỏi mà xem! Jesus đã nói, “Gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho ông, hỏi và điều đó sẽ được cho.” Nhớ lấy, nếu bạn hỏi xin một, bạn sẽ được trao cho hàng triệu.
Khoảnh khắc bạn trở thành khổ, bạn bị đóng với hiện tượng nền tảng của cuộc sống - sự mở rộng, chia sẻ. Khoảnh khắc bạn bắt đầu níu bám vào mọi thứ, bạn đã bỏ lỡ mục tiêu rồi. Bạn đã bỏ lỡ bởi vì mọi thứ đều không có mục tiêu; bạn, bản thể bên trong nhất của bạn, là mục tiêu - không phải là ngôi nhà đẹp mà là bạn đẹp, không phải nhiều tiền mà là bạn giầu có, không phải nhiều thứ mà là bản thể cởi mở sẵn có cho hàng triệu thứ.
Khi tôi nói bạn chưa chín chắn tôi ngụ ý bạn quá bận tâm tới mọi vật và bạn còn chưa biết rằng cuộc sống bao gồm tâm thức, bản thể, không phải các vật. Mọi vật là để dùng, chúng là cần thiết, nhưng đừng bắt đầu sống bằng chúng. Con người không thể sống bằng mỗi bánh mì: một khi chỉ sống bằng bánh mì, chỉ bởi một mình các đồ vật, bạn đã chết.
Và điều thứ ba: chín chắn bao giờ cũng tự phát; nó không lập kế hoạch, nó không diễn tập.
Mọi người tới tôi... Chỉ mới đêm hôm nọ ai đó đã ở đây. Người đó nói, “Tôi chuẩn bị biết bao nhiêu là câu hỏi khi tôi tới gặp thầy, nhưng khi tôi tới đây tôi lại quên tiệt. Thầy làm gì tôi vậy?”
Tôi chẳng làm gì cả! Đấy là bạn. Khoảnh khắc bạn chuẩn bị điều gì đó, bạn đã nói rằng nó là sai rồi. Điều thực không cần phải chuẩn bị. Trong cuộc sống, diễn tập là không cần thiết, chúng chỉ cần trong kịch. Kịch là một thứ giả. Nếu bạn chuẩn bị câu hỏi của mình, điều đó có nghĩa là những câu hỏi đó không phải là của bạn. Nếu bạn khát và bạn tới tôi, bạn có quên rằng bạn đang khát không và bạn có muốn cơn khát của mình được dịu đi không? Làm sao bạn có thể quên được? Trong thực tế, khi bạn tới bờ sông, cơn khát của bạn sẽ thiêu đốt còn mãnh liệt hơn bởi vì khoảnh khắc bạn thấy nước chảy và nghe tiếng nước rào rào, lập tức tất cả những điều bạn đã kìm nén sẽ bùng lên. Nó sẽ đáp ứng; toàn bộ bản thể bạn sẽ nói, “Tôi đang khát!” Nếu bạn đang khát, bạn sẽ không quên.
Nhưng bạn chuẩn bị câu hỏi. Bạn chuẩn bị cho mình để đi ra sông và nói, “Tôi đang rất khát.” Chuẩn bị như vậy phỏng có ích gì? Nếu bạn khát, bạn đã khát rồi. Nếu bạn không khát, vào lúc bạn ra tới sông, bạn sẽ quên mất nó.
Khi tôi nói bạn chưa chín chắn tôi muốn nói rằng bạn chuẩn bị câu hỏi của mình, đòi hỏi của mình. Chúng là những thứ của tâm trí, chúng không đến từ trái tim bạn. Chúng không liên quan tới bạn, chúng không có gốc rễ trong bạn.
Chuyện kể rằng trong đời của George Bernard Shaw có một lần, vào lúc khai trương một trong những vở kịch của ông ấy, ông ấy bước ra sân khấu lúc kết thúc với sự dễ dãi hiển nhiên, để nhận vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt của đám đông. Tuy nhiên có một người biệt giáo, người nhân cơ hội lắng dịu tràng vỗ tay để cất lên một giọng oang oang, “Shaw, kịch của ông thối lắm.”
Có im lặng khủng khiếp tạm thời, nhưng Shaw không bối rối, cất tiếng từ sân khấu, “Anh bạn ơi, tôi đồng ý với anh hoàn toàn, nhưng hai chúng ta là gì” - tại đây ông ấy vẫy tay về phía khán giả - “mà chống lại đại đa số mọi người?”
Và hoan nghênh trở lại còn to hơn bao giờ hết.
Bạn không thể chuẩn bị điều gì đó giống như thế, điều đó là không thể được. Đấy là đáp ứng tự phát, do đó mới có cái đẹp của nó. Bạn không thể chuẩn bị cho điều như vậy. Và cuộc sống là liên tục như thế - hoặc bạn hoạt động ngay lập tức hoặc là bạn lỡ. Về sau bạn sẽ thấy cả nghìn lẻ một câu trả lời - bạn có thể đáng phải nói thế này, bạn có thể đáng phải nói thế nọ - nhưng chúng chẳng còn ích lợi gì nữa.
Mark Twain trở về nhà với vợ sau khi giảng một bài hay tại giảng đường. Vợ ông ấy không có ở đó, bà ấy chỉ đến đón ông ấy về.
Trên đường bà ấy hỏi, “Bài nói thế nào?”
Mark Twain nói, “Bài nào? Bài tôi đã chuẩn bị, hay bài tôi đã nói, hay bài tôi đang nghĩ bây giờ rằng tôi đáng phải nói? Bài nào?”
Nếu bạn chuẩn bị, điều này sẽ là như vậy. Giữ ý thức, tỉnh táo, nhận biết, và hoạt động từ tự phát của bạn. Không chỉ người khác sẽ thấy đáp ứng sống động của bạn về nó đâu, bạn cũng sẽ xúc động bởi đáp ứng của riêng mình. Không chỉ người khác sẽ ngạc nhiên, bạn cũng sẽ ngạc nhiên về chính mình.
Tôi gọi tâm trí là chín chắn nếu nó giữ được khả năng thấy ngạc nhiên. Tâm trí là chín chắn nếu nó liên tục thấy ngạc nhiên bởi người khác, bởi chính mình, bởi mọi thứ. Cuộc sống là ngạc nhiên thường xuyên: người ta không có kế hoạch dựng sẵn nào cho nó, không có đáp ứng dựng sẵn nào cho nó. Người đó chưa bao giờ biết điều gì sắp xảy ra, người đó đi vào trong cái chưa biết từng khoảnh khắc một. Người đó không bao giờ nhảy lên trước mình, người đó không bao giờ tụt lại đằng sau mình. Người đó đơn giản vẫn là bản thân mình, dù người đó ở đâu.
Và, điều cơ bản nhất và cuối cùng là: khi tôi nói rằng bạn có tâm trí chưa chín chắn, về cơ bản tôi nói rằng bạn có tâm trí. Tâm trí như vậy là chưa chín chắn. Chỉ vô trí mới là chín chắn.
Chín chắn chẳng liên quan gì tới tâm trí cả bởi vì tâm trí nghĩa là tất cả những cái bạn biết. Tâm trí có nghĩa là kinh nghiệm của bạn, tâm trí có nghĩa là quá khứ của bạn, diễn tập của bạn, chuẩn bị của bạn. Tất cả những điều này đều được bao hàm trong từ ‘tâm trí’. Tâm trí không phải là cái gì đó đặc biệt, nó là toàn bộ tích luỹ, tất cả những đồ đồng nát, toàn bộ đống quá khứ chết của bạn.
Khi tôi nói, “Chín chắn,” tôi muốn nói trở thành vô trí. Nếu bạn hoạt động một cách tự phát, bạn sẽ hoạt động từ vô trí. Nếu bạn vẫn còn có khả năng học, bạn sẽ vẫn còn khả năng thành vô trí lần nọ tiếp lần kia; tâm trí sẽ không bao giờ được tích luỹ. Nếu bạn có khả năng vẫn còn tỉnh táo và tự phát, có khả năng vẫn thấy ngạc nhiên bởi cuộc sống và bởi bản thân mình, dần dần bạn sẽ trở thành ngày càng quan tâm hơn đến cuộc sống bên trong nhất, trong chính cốt lõi của cuộc sống. Khi bạn thấy một người, bạn sẽ không thấy chỉ thân thể thôi; cái nhìn chăm chú của bạn sẽ trở thành xuyên thấu, cái nhìn chăm chú của bạn sẽ trở thành giống như tia X. Nó sẽ bắt giữ về người đó, về tâm thức tại đó, về ánh sáng bên trong tại đó trong người khác. Thân thể chỉ là chỗ trú ngụ: bạn sẽ gặp người đó, bạn sẽ bắt tay, nhưng không chỉ có tay - bạn sẽ bắt người đó, bạn sẽ gặp người đó.
Và trong cuộc sống riêng của bạn, dần dần, bạn sẽ trở nên nhận biết rằng thân thể chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài nhất: bạn phải quan tâm tới nó, nó không nên bị bỏ lửng, nó có giá trị, nhưng nó không phải là cái cuối cùng. Và bạn là người chủ, không phải người hầu. Và dần dần, bạn càng thấm sâu vào bên trong, bạn sẽ thấy tâm trí cũng là một lớp vỏ bên trong, còn giá trị hơn thân thể nhưng không giá trị hơn bạn. Bạn vẫn còn là giá trị tối cao.
Và một khi bạn biết tới giá trị tối cao của mình, bạn đã trở nên chín chắn. Và một khi bạn biết tới giá trị tối cao của mình, bạn biết giá trị tối cao của tất cả. Tất cả mọi sinh linh đều là chư phật, không ai kém hơn điều đó; và toàn bộ cuộc sống là điều thiêng liêng, bạn bao giờ cũng bước đi trên mảnh đất linh thiêng.
Tương truyền rằng khi Moses đi lên núi để gặp Thượng đế, bụi cây đã bắt lửa và từ phía sau bụi cây ông ấy nghe thấy, “Dừng lại! Cởi giầy ra. Đây là mảnh đất linh thiêng.” Tôi bao giờ cũng thích điều đó, yêu điều đó. Nhưng tất cả mọi mảnh đất đều linh thiêng và tất cả các bụi cây đều bắt lửa với Thượng đế. Nếu bạn chưa thấy điều này, bạn đã bỏ lỡ nhiều lắm. Nhìn lại đi... tất cả các bụi cây đều bốc lửa với Thượng đế và từ mọi bụi cây đều có mệnh lệnh phát ra, “Dừng lại và cởi giầy ra. Đây là mảnh đất linh thiêng mà anh đang bước lên.” Tất cả mọi mảnh đất, toàn bộ trái đất này, toàn bộ sự tồn tại này đều thiêng liêng. Một khi bạn có cảm giác đó đi vào bạn, tôi sẽ gọi bạn là chín chắn, không như trước nữa. Tâm trí chín chắn là tâm trí tôn giáo.
Câu hỏi thứ hai: Tại sao tôi làm ra núi từ đất chuột đùn?
Bởi vì bản ngã không cảm thấy tốt lành, dễ chịu, với đất chuột đùn, nó muốn núi. Thậm chí nếu đấy là khổ, đấy cũng không nên là đất chuột đùn, nó phải là núi Everest. Thậm chí nếu đấy là khổ, bản ngã cũng không muốn là khổ bình thường, nó muốn là khổ phi thường!
Bernard Shaw nghe đồn đã nói, “Nếu tôi không phải là người đầu tiên vào thiên đường, tôi muốn xuống địa ngục... nhưng tôi muốn là người đầu tiên.”
Trong Ki tô giáo chỉ có một địa ngục còn Bernard Shaw chưa bao giờ biết rằng ở Ấn Độ chúng ta có khái niệm về bẩy tầng địa ngục. Nếu như ông ấy được biết về các địa ngục của người Hindu thì chắc là ông ấy sẽ chọn địa ngục thứ bẩy, bởi vì trong địa ngục thứ năm ông ấy sẽ cảm thấy bị bẽ mặt - người khác còn ở xa phía trước ông ấy, trong địa ngục thứ bẩy. Phạm nhân thực, phạm nhân nặng, đều ở tầng thứ bẩy! Theo cách này hay cách khác, nhưng người ta muốn mình là người đầu tiên. Do đó người ta cứ làm ra núi từ đất chuột đùn.
Một phụ nữ chết vì chứng nghi bệnh. Cả thành phố cảm thấy nhẹ nhõm, toàn bộ giới y khoa cảm thấy nhẹ nhõm, bởi vì bà ta là kẻ gây rối thường xuyên cho nhiều người, ở mọi nơi, khắp xung quanh. Nào gia đình, thầy thuốc, bác sĩ - bà ấy gây rắc rối cho mọi người và chẳng ai giúp gì được. Và bà ấy thích thú với ý tưởng là chẳng ai biết gì về cái loại bệnh mà bà ấy đang phải chịu - đó là một bệnh phi thường. Trong thực tế thì chẳng có bệnh gì cả.
Thế rồi bà ấy chết, và việc đấy gần như là hội hè trong thành phố. Nhưng khi họ mở di chúc của bà ấy ra, bà ấy đã viết trong di chúc rằng yêu cầu của bà ấy phải được hoàn thành một cách tích cực. Yêu cầu của bà ấy là ở chỗ bia đặt trên mộ bà ấy phải được khắc những lời này: Bây giờ các ngài tin tôi ốm chứ?
Theo cách này bà ấy sẽ lại ám ảnh cả thành phố.
Mọi người cứ tiếp tục tạo ra vấn đề lớn từ cái không có gì. Tôi đã nói cho hàng nghìn người về vấn đề của họ mà tôi chưa bắt gặp một vấn đề thực nào cả. Tất cả các vấn đề đều là hư huyễn, bạn tạo ra chúng - bởi vì không có vấn đề bạn cảm thấy trống rỗng. Thế thì không có gì làm cả, không có gì mà đánh nhau, chẳng đi đâu cả. Mọi người cứ chạy hết guru nọ sang guru kia, từ thầy nọ sang thầy kia, từ nhà phân tâm nọ sang nhà phân tâm kia, từ nhóm trị liệu nọ sang nhóm trị liệu kia, bởi vì nếu họ không chạy họ cảm thấy trống rỗng và họ bỗng nhiên cảm thấy cuộc sống vô nghĩa. Bạn tạo ra vấn đề để cho bạn có thể cảm thấy rằng cuộc sống là công trình lớn, sự trưởng thành, và bạn phải vật lộn vất vả.
Bản ngã có thể tồn tại chỉ khi nó tranh đấu, nhớ lấy, khi nó đánh nhau. Và nếu tôi bảo bạn, “Giết ba con ruồi và bạn sẽ trở nên chứng ngộ,” bạn sẽ không tin tôi. Bạn sẽ nói, “Ba con ruồi thôi sao? Dường như chẳng có gì nhiều nhặn cho việc đó cả. Mà tôi sẽ chứng ngộ sao? Điều đó dường như không thể được.” Nếu tôi nói bạn sẽ phải giết bẩy trăm con sư tử, tất nhiên điều đó có vẻ giống chứng ngộ hơn!
Vấn đề càng lớn, thách thức càng lớn - và với thách thức lớn, bản ngã bạn lên cao, bay vút lên cao. Bạn tạo ra vấn đề, nhưng vấn đề không tồn tại.
Và bây giờ nếu bạn cho phép tôi, sẽ không có ngay cả đến đất chuột đùn. Điều đó nữa cũng là thủ đoạn của bạn. Bạn nói, “Vâng, có thể không có núi, nhưng đất chuột đùn thì có chứ?...” Không, thậm chí đến đất chuột đùn cũng không có, đấy chỉ là bịa đặt của bạn mà thôi. Trước hết bạn tạo ra đất chuột đùn từ cái không có gì, thế rồi bạn tạo ra núi từ đất chuột đùn. Và các tu sĩ rồi các nhà phân tâm rồi các guru, họ đều hạnh phúc bởi vì toàn bộ kinh doanh tồn tại vì bạn. Nếu bạn không tạo ra đất chuột đùn từ cái không có gì và bạn không làm đất chuột đùn thành núi, phỏng các guru sẽ giúp gì được cho bạn? Trước hết bạn phải ở trong trạng thái cần được giúp đỡ.
Thầy thực sự vẫn thường nói điều gì đó khác. Họ vẫn nói, “Nhìn vào điều bạn đang làm đi, bạn đang làm những điều vô nghĩa làm sao. Trước hết bạn tạo ra vấn đề và thế rồi bạn đi tìm giải pháp. Chỉ cần quan sát tại sao bạn tạo ra vấn đề. Chỉ xem đích xác ngay từ đầu, khi bạn đang tạo ra vấn đề, chính là giải pháp - không tạo ra nó!” Nhưng điều đó không hấp dẫn bạn bởi vì thế thì bạn bỗng nhiên làm xì hơi chính mình. Chẳng có gì để làm sao? Không chứng ngộ sao? Không satori? Không samadhi? Và bạn đang bất ổn sâu sắc, trống rỗng, cố gắng tống đầy bản thân mình bằng bất kì cái gì dù chúng là gì.
Bạn chẳng có vấn đề gì cả - chỉ mỗi điều này là cần phải hiểu thôi. Chính khoảnh khắc này bạn có thể bỏ tất cả các vấn đề bởi vì chúng là bịa đặt của bạn. Đem cái nhìn khác vào vấn đề của bạn đi, và bạn càng nhìn sâu hơn, chúng sẽ xuất hiện càng nhỏ hơn. Bạn nhìn vào chúng và dần dần chúng sẽ bắt đầu biến đi. Bạn nhìn chăm chú và bỗng nhiên bạn sẽ thấy có cái trống rỗng... cái trống rỗng tuyệt vời bao quanh bạn. Chẳng có gì phải làm, chẳng có gì để hiện hữu, bởi vì bạn đã có đó rồi.
Chứng ngộ không phải là cái gì đó cần phải đạt tới, nó chỉ phải được sống. Khi tôi nói rằng tôi đã đạt tới chứng ngộ, tôi đơn giản nói một ngày tôi đã quyết định sống nó - thế là đủ! - và từ đó tôi đã sống nó. Đấy là quyết định rằng bây giờ bạn không còn quan tâm tới việc tạo ra vấn đề nữa, tất cả là vậy. Đấy là quyết định rằng bây giờ bạn kết thúc tất cả những điều vô nghĩa này của việc tạo ra vấn đề và tìm giải pháp.
Đấy là trò chơi bạn đang chơi với chính mình: bản thân bạn đi trốn và bản thân bạn đi tìm, bạn là cả hai bên. Và bạn biết điều đó! Đó là lí do tại sao khi tôi nói điều đó thì bạn mỉm cười, bạn cười to. Tôi đâu có nói chuyện gì kì cục, bạn hiểu nó. Bạn đang cười chính mình. Quan sát bản thân bạn cười, nhìn vào cái mỉm cười của riêng bạn đi - bạn hiểu nó. Nó phải là như vậy bởi vì đấy là trò chơi riêng của bạn: bạn đi trốn và đợi cho bản thân mình có thể tìm và thấy bản thân mình.
Bạn có thể thấy bản thân mình ngay lúc này bởi vì chính là bạn đang đi trốn. Đó là lí do tại sao các thiền sư đánh. Bất kì khi nào ai đó tới và nói, “Tôi muốn là phật,” thiền sư rất giận. Bởi vì người đó đang hỏi điều vô nghĩa - người đó là phật rồi. Nếu Phật tới tôi và hỏi cách là phật, tôi phải làm gì? Tôi sẽ đánh vào đầu ông ấy: “Ai làm ông nghĩ rằng ông ngốc? Ông là phật rồi.”
Bạn đừng gây rắc rối không cần thiết cho chính mình. Và hiểu biết sẽ bừng lên trên bạn nếu bạn quan sát cách bạn làm cho vấn đề cứ to lên, to lên mãi, cách bạn xoay tròn nó, và cách bạn giúp cho bánh xe quay ngày càng nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn. Thế rồi bỗng nhiên bạn ở trên đỉnh của nỗi khổ của mình và bạn cần thông cảm của toàn thế giới.
Một sannyasin, Marga, đã viết cho tôi một bức thư. Cô ấy nói, “Osho ơi, tôi cảm thấy rất buồn bởi vì khi thầy nói, thầy nhìn vào mọi người trừ mỗi tôi.”
Bây giờ, tôi chẳng nhìn vào ai cả, nhưng tôi có mắt cho nên chúng phải nhìn đi đâu đó. Đấy không phải là tôi đang nhìn vào ai đó; tôi không nhìn vào ai cả. Và bạn có thể thấy trong mắt tôi rằng chúng trống rỗng, chúng hoang vắng. Nhưng nếu bạn cố gắng tìm ra sự phản xạ của bạn trong chúng và bạn không tìm được, nỗi buồn lớn tới với bạn.
Bây giờ có vấn đề mới, bây giờ bản ngã cảm thấy bị tổn thương - nhìn vào mọi người chỉ trừ mỗi bạn! Quan sát cách bạn đã làm cho bản thân mình thành ngoại lệ đi; bạn đã trở thành phi thường. Tôi nhìn vào mọi người, đám đông bình thường, trừ mỗi bạn. Bạn đã trở thành duy nhất. Nếu tôi nhìn vào Marga - điều tôi không định làm; vì tôi đã nhận bức thư của cô ấy nên tôi chẳng bao giờ định nhìn vào cô ấy - nếu tôi nhìn vào cô ấy thế thì bản ngã có thể có một hành trình khác: rằng tôi chỉ nhìn vào cô ấy thôi. Thế thì điều đó sẽ tạo ra vấn đề!
Bạn là người tạo vấn đề vĩ đại. Hiểu điều này, và bỗng nhiên vấn đề biến mất. Bạn là hoàn hảo trong hình dáng. Bạn sinh ra đã hoàn hảo rồi - đó là toàn bộ thông điệp. Bạn sinh ra đã hoàn hảo, hoàn hảo là bản tính bên trong nhất của bạn. Bạn chỉ phải sống nó thôi. Quyết định đi, và sống với nó.
Nhưng nếu bạn còn chưa chán với trò chơi này, bạn có thể tiếp tục. Nhưng đừng hỏi tại sao - bạn biết rồi. Cái ‘tại sao’ là đơn giản: bản ngã không thể tồn tại trong cái trống rỗng, nó cần cái gì đó để đánh nhau. Thậm chí bóng ma tưởng tượng của bạn cũng được, nhưng bạn cần đánh nhau với ai đó. Bản ngã tồn tại chỉ trong xung đột. Bản ngã không phải là thực thể, nó là sự căng thẳng. Bất kì khi nào có xung đột thì căng thẳng phát sinh và bản ngã tồn tại; khi không có xung đột, căng thẳng biến mất và bản ngã biến mất. Bản ngã không phải là vật, nó chỉ là sự căng thẳng.
Và tất nhiên không ai muốn những căng thẳng nhỏ, mọi người đều muốn những căng thẳng lớn. Nếu vấn đề của bạn là không đủ, bạn bắt đầu nghĩ về nhân loại và thế giới và tương lai; chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, và tất cả những thứ rác rưởi. Bạn bắt đầu nghĩ về nó cứ như là toàn bộ thế giới phụ thuộc vào lời khuyên của bạn. Thế rồi bạn nghĩ, “Cái gì đang xảy ra ở Israel? Cái gì đang xảy ra ở châu Phi?” Và bây giờ bạn đi khuyên can, rồi bạn tạo ra vấn đề. Mọi người trở nên rất kích động, họ không thể ngủ được bởi vì một cuộc chiến tranh đang diễn ra. Mọi người trở nên rất kích động. Cuộc sống riêng của họ bình thường đến mức họ phải đạt tới điều phi thường từ nguồn khác nào đó. Quốc gia đang khó khăn nên họ trở nên đồng nhất với quốc gia. Nền văn hoá đang khó khăn, xã hội đang khó khăn - bây giờ có những vấn đề lớn và bạn trở nên đồng nhất với chúng. Bạn là người Hindu và văn hoá Hindu đang trong khó khăn; bạn là người Ki tô giáo và nhà thờ đang trong khó khăn. Toàn bộ thế giới đang lâm nguy - bây giờ bạn trở nên lớn lao qua vấn đề của mình.
Bản ngã cần vấn đề nào đó. Nếu bạn hiểu điều này, trong chính việc hiểu đó, núi lại trở thành đất chuột đùn và thế thì đất chuột đùn cũng biến mất. Bỗng nhiên có cái trống rỗng, trống rỗng thuần khiết bao quanh tất cả. Đây tất cả đều là chứng ngộ là gì: hiểu biết sâu sắc rằng không có vấn đề gì.
Thế thì, với việc không có vấn đề gì cần giải quyết, bạn sẽ làm gì? Ngay lập tức bạn sẽ bắt đầu sống. Bạn sẽ ăn, bạn sẽ ngủ, bạn sẽ yêu, bạn sẽ tán gẫu, bạn sẽ hát, bạn sẽ nhảy múa - còn gì khác có đó nữa mà phải làm? Bạn đã trở thành Thượng đế, bạn đã bắt đầu việc sống.
Nếu có bất kì Thượng đế nào, một điều là chắc chắn: ngài phải không có bất kì vấn đề gì. Điều đó là chắc chắn. Thế thì ngài làm gì với mọi thời gian của mình? Không có vấn đề gì, không phải tư vấn thầy thuốc tâm thần, không phải buông xuôi cho bất kì guru nào... Thượng đế đang làm gì? Ngài phải thành lập dị, quay cuồng. Ngài sẽ làm gì? Không, ngài đang sống; cuộc sống của ngài tràn đầy hoàn toàn với sự sống. Ngài phải ăn, ngủ, nhảy múa, có chuyện tình - nhưng không có vấn đề gì.
Bắt đầu sống khoảnh khắc này đi và bạn sẽ thấy rằng bạn càng sống nhiều, càng ít vấn đề có đấy, bởi vì bây giờ cái trống rỗng của bạn đang nở hoa trong việc sống, không có nhu cầu. Khi bạn không sống, cùng năng lượng đó chua đi. Cùng năng lượng mà đáng sẽ trở thành hoa, nay bị mắc kẹt lại. Không được phép nở ra, nó trở thành chiếc gai trong tim bạn; nó là cùng năng lượng.
Bắt một đứa trẻ nhỏ ngồi trong góc nhà và bảo nó trở thành hoàn toàn bất động, không chuyển động mà xem. Quan sát điều xảy ra... chỉ mới vài phút trước đây, nó hoàn toàn thoải mái, tuôn chảy; bây giờ mặt nó đỏ lên bởi vì nó sẽ phải ráng sức, kìm giữ bản thân mình. Toàn bộ thân thể nó sẽ trở nên cứng nhắc và nó sẽ cố gắng nhúc nhích đây đó và nó sẽ muốn nhảy ra khỏi bản thân mình. Bạn đã bó buộc năng lượng: bây giờ nó không có mục đích, không ý nghĩa, không không gian để di chuyển, không đâu để nở hoa; nó bị mắc kẹt, đông cứng, cứng ngắc. Đứa trẻ đang chịu đựng cái chết ngắn, cái chết tạm thời. Bây giờ nếu bạn không cho phép đứa trẻ chạy nhảy trong vườn và chơi đùa, nó sẽ bắt đầu tạo ra vấn đề. Nó sẽ tưởng tượng: trong tâm trí mình nó sẽ tạo ra vấn đề và bắt đầu đánh nhau với những vấn đề đó. Nó sẽ thấy một con chó to và nó sẽ sợ, hay nó sẽ thấy ma và nó phải đánh nhau để thoát khỏi ma. Bây giờ nó đang tạo ra vấn đề. Cùng năng lượng mà mới chỉ vài phút trước đây còn tuôn chảy khắp xung quanh, mọi hướng, nay bị mắc kẹt và trở thành chua ra.
Nếu người ta có thể nhảy múa thêm chút nữa, hát thêm chút nữa, kì cục thêm chút nữa, năng lượng của họ sẽ tuôn chảy nhiều hơn và vấn đề của họ sẽ dần dần biến mất.
Do đó tôi nhấn mạnh nhiều thế tới nhảy múa. Nhảy múa cho cực thích! Để cho toàn bộ năng lượng trở thành điệu vũ và bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng bạn không có đầu - năng lượng bị mắc kẹt trong đầu nay di chuyển khắp xung quanh, tạo ra những mẫu hình, cử chỉ, chuyển động đẹp. Và khi bạn nhảy múa, một khoảnh khắc sẽ tới khi thân thể bạn không còn rõ ràng đến thế; bạn tan ra và hội nhập với vũ trụ, các biên giới lẫn vào nhau.
Quan sát vũ công - bạn sẽ thấy rằng người đó đã trở thành hiện tượng năng lượng, không còn trong hình dạng cố định nữa, không còn trong khuôn khổ nữa. Người đó tuôn chảy ra từ khuôn khổ của mình, từ hình dạng của mình và trở nên sống động hơn, ngày càng sống động hơn. Nhưng chỉ nếu bản thân bạn nhảy múa thì bạn mới biết điều thực sự xảy ra - cái đầu bên trong biến mất, lần nữa bạn lại là đứa trẻ. Thế thì bạn không tạo ra vấn đề gì.
Sống, nhảy múa, ăn, ngủ - làm những việc này một cách hết sức toàn bộ đi. Và nhớ đi nhớ lại: bất kì khi nào bạn bắt gặp bản thân mình đang tạo ra vấn đề, thoát khỏi nó ngay, ngay lập tức. Một khi bạn vướng vào vấn đề, thế thì giải pháp sẽ phải cần tới. Và cho dù bạn tìm ra giải pháp, từ giải pháp đó cả nghìn lẻ một vấn đề sẽ lại phát sinh. Một khi bạn bỏ lỡ bước đầu tiên, bạn bị vào bẫy rồi. Bất kì khi nào bạn thấy rằng bây giờ bạn đang vướng vào một vấn đề, kìm bản thân mình, chạy, nhảy, nhảy múa, nhưng đừng dính vào vấn đề. Làm điều gì đó ngay lập tức để cho năng lượng vừa mới tạo ra vấn đề trở thành chất lỏng, không đông đặc, tan chảy, đi trở lại vũ trụ.
Người nguyên thuỷ không có nhiều vấn đề. Tôi đã bắt gặp những nhóm người nguyên thuỷ ở Ấn Độ, họ nói họ chẳng mơ chút nào. Freud sẽ không thể nào tin rằng điều đó là có thể. Họ không mơ, và nếu đôi khi ai đó mơ - đây là hiện tượng hi hữu - thì cả làng nhịn ăn, cầu nguyện Thượng đế. Cái gì đó đã đi sai, cái gì đó sai đã xảy ra... một người đã mơ.
Điều đó chưa hề xảy ra trong bộ lạc của họ bởi vì họ sống toàn bộ đến mức chẳng cái gì còn lại trong đầu mà cần phải hoàn thành trong giấc ngủ. Bất kì cái gì bạn để lại chưa hoàn tất đều phải được hoàn tất trong giấc mơ của bạn; bất kì cái gì bạn chưa sống vẫn con treo lơ lửng và hoàn tất nó trong tâm trí - đó là điều giấc mơ là gì. Cả ngày bạn liên tục nghĩ. Việc suy nghĩ đơn giản chỉ ra rằng bạn có nhiều năng lượng hơn là bạn dùng cho việc sống, bạn có nhiều năng lượng hơn cái gọi là cuộc sống của bạn cần tới.
Bạn đang bỏ lỡ cuộc sống thực. Dùng nhiều năng lượng hơn đi, thế thì các năng lượng tươi tắn sẽ tuôn chảy. Chỉ đừng là kẻ keo kiệt. Dùng chúng hôm nay, để cho hôm nay hoàn thành chính nó; ngày mai sẽ chăm lo cho bản thân nó, bạn chớ lo nghĩ về ngày mai. Lo nghĩ, vấn đề, lo âu, tất cả đơn giản chỉ ra một điều: rằng bạn đang không sống đúng, rằng cuộc sống của bạn vẫn còn chưa mở hội, chưa là điệu vũ, hội hè. Do đó tất cả mới thành vấn đề.
Nếu bạn sống, bản ngã biến mất. Cuộc sống không biết tới bản ngã, nó chỉ biết việc sống và việc sống và việc sống. Cuộc sống không biết tới cái ta, không biết tới trung tâm; cuộc sống không biết tách biệt. Bạn hít vào, cuộc sống đi vào trong bạn, bạn thở ra, bạn đi ra cuộc sống. Không có tách biệt. Bạn ăn và cây cối đi vào trong bạn qua quả cây. Thế rồi một ngày bạn chết, bạn được chôn vào trong đất, và cây cối hút bạn lên và bạn trở thành quả. Con cái bạn sẽ ăn bạn lần nữa. Bạn đã ăn tổ tiên mình, cây cối đã chuyển đổi họ thành quả. Bạn nghĩ bạn là người ăn chay sao? Bạn chớ bị lừa dối bởi dáng vẻ - tất cả chúng ta đều là loài ăn thịt.
Cuộc sống là một. Nó cứ liên tục chuyển động, nó tới trong bạn, nó đi qua bạn. Thực tế nói rằng nó tới trong bạn là không phải, bởi vì dường như là cuộc sống tới trong bạn và rồi đi qua ra khỏi bạn. Bạn không tồn tại, chỉ cuộc sống là tới và đi. Bạn không tồn tại, chỉ cuộc sống tồn tại trong vô vàn hình dạng, trong năng lượng của nó, trong hàng triệu niềm vui thích của nó. Một khi bạn hiểu điều này, để cho hiểu biết đó là luật duy nhất.
Và bắt đầu sống như chư phật từ khoảnh khắc này. Nếu bạn quyết định khác đi, đấy là do bạn quyết định. Nhưng như tôi thấy nó, đấy là quyết định: “Mình không tự làm mình ngu đi nữa. Bây giờ mình bắt đầu sống như phật, trong cái trống rỗng. Mình sẽ không cố gắng tìm những bận bịu không cần thiết. Mình tan biến.”
Câu hỏi thứ ba: Tôi để ý rằng sâu bên trong tôi muốn được yêu, được chấp nhận, giống như người vĩ đại nhất trên trái đất, rằng tôi muốn là người nổi tiếng nhất. Và tôi cảm thấy bị tổn thương khi ai đó bác bỏ tôi. Tôi phải làm gì với những giấc mơ này?
Nếu bạn hiểu rằng chúng là mơ thế thì rửa mặt và uống trà đi. Cái gì có đó để mà làm về nó? Mơ là mơ, sao phải bận tâm? Nhưng bạn không hiểu rằng chúng là mơ.
Điều này là vay mượn. Bạn biết rằng chúng không phải là mơ, đó là lí do tại sao bạn lo nghĩ. Nếu không thì sao phải lo nghĩ? Nếu trong giấc mơ bạn thấy rằng bạn bị ốm, khi bạn tỉnh dậy vào buổi sáng bạn có tới bác sĩ không? Trong giấc mơ của mình, mình quá ốm yếu và bây giờ phải cần thuốc nào đó. Bạn chẳng bao giờ đi cả. Đến sáng bạn hiểu đấy chỉ là giấc mơ, đã kết thúc! Phỏng có ích gì mà tới bác sĩ?
Nhưng bạn vẫn chưa hiểu rằng những điều này đều là giấc mơ. Có những thực tại cho bạn, do đó mới có vấn đề.
“Tôi để ý rằng sâu bên trong tôi muốn được yêu.” Nếu bạn muốn được yêu, yêu đi! - bởi vì bất kì cái gì bạn cho đi đều được trả lại. Nếu bạn muốn được yêu, quên việc muốn được yêu. Yêu đi, và trong hàng nghìn cách thức tình yêu sẽ tới với bạn. Cuộc sống phản xạ, cuộc sống vang vọng, cuộc sống vọng lại bất kì cái gì bạn ném vào cuộc sống. Cho nên nếu bạn muốn được yêu thì quên đi cái muốn ấy và cái được yêu ấy; đấy không phải là vấn đề chút nào. Thế thì qui tắc này là đơn giản: yêu.
Có lần câu chuyện xảy ra, một người bạn của Mulla Nasruddin nói chuyện với Mulla. Họ gặp nhau sau nhiều năm. Cả hai đều là đối thủ quyết liệt... cả hai đều là nhà thơ. Cả hai đều bắt đầu khoe khoang về tiến bộ họ đã thành đạt trong nghề nghiệp của mình.
“Anh không có ý tưởng, Nasruddin ạ, bao nhiêu người đọc thơ tôi hiện nay,” anh bạn khoác lác. “Độc giả của tôi đã tăng gấp đôi.”
“Lạy trời, lạy trời!” Nasruddin kêu lên. “Tớ chẳng có ý tưởng về việc cậu đã lấy vợ!”
Mọi người đều trên cùng một hành trình. Nếu bạn muốn mọi người chấp nhận bạn là người vĩ đại nhất trên trái đất, để điều này thành qui tắc: bất kì điều gì bạn muốn người khác làm cho bạn, bạn làm điều đó cho họ. Nhưng điều đó là rắc rối. Bản ngã muốn bạn là người vĩ đại nhất trên trái đất và không còn ai khác nữa. Thế thì bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương bởi vì tất cả đều trên cùng hành trình này. Bạn không thể hiểu được vấn đề đơn giản này sao? Họ cũng đang chờ đợi bạn chấp nhận họ như người vĩ đại nhất.
Tôi có lần nghe nói về Mulla Nasruddin. Anh ta đang diễn thuyết.
Anh ta nói, “Với xúc động khi tôi nói trước cử toạ gồm toàn những người minh mẫn hơn tôi - tất cả họ hội họp ở đây, tôi nói cho họ.”
Mọi người đều cố gắng đứng đầu thế giới; thế thì bạn trong cạnh tranh với cả thế giới. Nhớ lấy, bạn sẽ bị thất bại. Một người tranh đấu với cả thế giới - đó là tình huống đấy.
Nếu bạn thấy ra vấn đề, có hai cách. Hoặc là quên đi hành trình này, cứ bình thường, đơn giản, là bất kì cái gì bạn đang là. Thế thì chẳng cần gì phải vĩ đại, cái cần duy nhất là thực. Vĩ đại là mục đích sai. Hãy là thực...
Tôi đã bắt gặp một khẩu hiệu ‘tân thời’: hãy thực tế, lập kế hoạch cho phép màu. Vâng, đấy là cách thức nó như vậy. Nếu bạn là thực sự thực tế, bạn bắt đầu việc sống theo phép màu. Và phép màu là nếu bạn là thực, bạn không muốn bận tâm tới cạnh tranh, so sánh. Ai phải bận tâm? Bạn tận hưởng thức ăn, bạn tận hưởng việc thở, bạn tận hưởng ánh mặt trời, bạn tận hưởng các vì sao, bạn tận hưởng cuộc sống, bạn tận hưởng việc sống động - bạn hoàn toàn đồng điệu, hài hoà với cái toàn thể. Làm người vĩ đại phỏng có ích gì? Người vĩ đại, cái gọi là người vĩ đại, bao giờ cũng gần như đồ rởm. Họ phải là như vậy, họ không thể nào là người thực được. Họ là chất dẻo bởi vì họ đã chọn mục đích sai. Là vĩ đại chính là mục đích của bản ngã, là thực chính là sự tồn tại.
Nếu bạn muốn là vĩ đại, bạn sẽ trong xung đột liên tục. Và tất nhiên bạn sẽ bị mọi người làm tổn thương. Không phải là mọi người đều cố gắng làm tổn thương bạn, họ đang làm cuộc hành trình của họ thôi; bạn tới một cách không cần thiết trên con đường của họ.
Thoát ra khỏi cái bả thuốc diệt chuột này đi. Ngồi dưới gốc cây bên cạnh đường. Nó cực kì đẹp đẽ và im lặng. Nếu không, sẵn sàng bị tổn thương.
Một chính khách hay tới tôi. Có thời ông ta đã là chủ tịch quốc hội Ấn Độ, một người vĩ đại ở Ấn Độ.
Và ông ấy bảo tôi, “Tôi là người đơn giản thế. Sao mọi người cứ lan truyền những điều xấu xa về tôi vậy? Sao mọi người cứ muốn làm tổn thương tôi?”
Tôi bảo ông ta, “Chẳng ai muốn làm tổn thương ông cả. Ông tới một cách không cần thiết trên đường họ. Họ cũng muốn làm chủ tịch các đảng phái lớn - ông chắn đường của họ. Họ phải đẩy ông ra.” Tôi bảo ông ta, “Ông nhớ lại điều ông đã làm để đạt tới chức chủ tịch trước đây. Họ đang cố gắng làm cùng điều ấy với ông, thủ đoạn cả thôi.”
Một khi bạn ở vào vị trí quyền lực, bạn liên tục bị xô đẩy. Nó phải là như vậy.
Ramakrishna thường quen kể lại một câu chuyện hay:
Một con chim đang bay tha theo con chuột chết và hai mươi hay ba mươi con chim khác săn đuổi nó. Con chim này rất lo nghĩ.
“Sao thế nhỉ? Mình chẳng làm gì với chúng nó cả, mình chỉ tha mỗi con chuột chết của mình. Sao chúng nó tất cả lại theo sát mình thế?”
Và tụi chim mổ mạnh vào nó, và trong khi xung đột, trong vật lộn, con chim này há mỏ ra và con chuột rơi ra. Ngay lập tức tụi chim bay theo con chuột, tất cả các con chim ấy đều quên luôn con chim này.
Thế là nó đậu lên cây và nghiền ngẫm.
Lũ chim không chống lại con chim này. Chúng cũng trên cùng một hành trình - chúng muốn con chuột.
Nếu mọi người đang săn lùng bạn, há mồm ra đi. Bạn phải đang mang một con chuột chết rồi! Thả nó ra! Và thế rồi ngồi lại, nếu bạn có thể, ngồi trên cây hay dưới gốc cây và nghiền ngẫm. Và bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng họ đã quên bạn rồi. Họ không quan tâm. Họ chưa bao giờ quan tâm cả. Bản ngã là con chuột chết.
Con gái cả của Jones vừa mới sinh một cháu bé kháu khỉnh và Jones được mọi người chúc mừng.
Tuy nhiên ông ta có vẻ chán nản, và một người bạn nói, “Có chuyện gì vậy, Jones? Ông không thích ý tưởng làm ông sao?”
Jones buông ra một tiếng thở dài lớn. “Không,” ông ta nói, “tôi thích chứ, nhưng điều đó không làm tôi phiền muộn nhiều thế. Vấn đề chỉ ở chỗ thật là bẽ mặt mà phải lên giường với người bà.”
Quan sát tâm trí mình đi, cách thức nó tạo ra vấn đề. Người phụ nữ thì vẫn như cũ nhưng bây giờ bà ấy đã trở thành bà, và người ta cảm thấy bẽ mặt.
Chính ý tưởng của bạn đem cho bạn sự bẽ mặt. Nếu bạn thực sự quan tâm tới tình trạng lành mạnh riêng của mình thế thì chẳng ai làm tổn thương bạn cả - chỉ những ý tưởng riêng của bạn mà thôi. Vứt chúng đi.
Hay nếu bạn cảm thấy sung sướng với họ, đừng lo nghĩ về tổn thương. Thế thì đem chúng đi. Nhưng có quyết định bên trong: nếu bạn muốn theo trò bản ngã, nếu bạn muốn là người vĩ đại nhất trên thế giới, thế thì mọi người sẽ chứng minh rằng bạn là người xấu xa nhất trên thế giới. Thế thì hãy dũng cảm và trái tim phải chịu đựng tất cả những cái đó. Nó là vô ích, nhưng nếu bạn chọn con đường đó, đấy là chọn lựa của bạn. Nếu bạn thực sự muốn tình trạng lành mạnh của mình và bình thản bên trong của mình cùng với im lặng và phúc lạc, thế thì những tổn thương này là chỉ báo: bạn đang mang những ý tưởng sai nào đó bên trong bạn. Loại bỏ những ý tưởng đó đi.
Câu hỏi cuối cùng: Tôi không có câu hỏi - chỉ là một cảm giác vô vọng. Tôi không thể tin vào câu hỏi của mình, tôi có cảm giác chúng tới từ một cái gì đó dễ vỡ và không thực.
“Tôi không có câu hỏi - chỉ là một cảm giác vô vọng...” Làm sao vô vọng phát sinh? - bạn phải hi vọng quá nhiều rồi. Nó tới từ hi vọng quá nhiều.
Nếu bạn không hi vọng, mọi vô vọng cũng biến mất. Nếu bạn mong đợi quá nhiều, thất vọng nhất định tới. Nếu bạn cố gắng để thành công, bạn sẽ thất bại. Bất kì cái gì bạn muốn cố gắng thật vất vả để được, chỉ cái đối lập mới xảy ra.
Bạn phải đã cố gắng quá vất vả để hoàn thành hi vọng nào đó, thế rồi vô vọng tới. Nếu bạn thực sự muốn vứt bỏ vô vọng - và mọi người đều muốn điều ấy - thế thì vứt bỏ hi vọng đi. Vứt bỏ tất cả hi vọng và bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng cùng với hi vọng, vô vọng đã biến mất. Thế thì người ta đi tới quân bình bên trong, nơi không hi vọng nào tồn tại, và cũng không vô vọng. Người ta đơn giản bình thản và yên tĩnh và bình tĩnh - kho năng lượng sâu sắc, vũng năng lượng, điềm tĩnh.
Nhưng để tới điều đó bạn phải hi sinh hi vọng. Chính vấn đề chỉ ra rằng bạn vẫn còn hi vọng. Đi sâu hơn và xa hơn chút nữa đi: nếu bạn thực sự vô hi vọng, vô vọng sẽ biến mất.
Để tôi nói điều đó cho bạn theo cách khác. Bất kì khi nào một người nói rằng người đó vô vọng, người đó đơn giản nói người đó vẫn còn níu bám vào cùng hi vọng mà đã chứng tỏ là vô ích, vào cái mà không có chỉ dẫn nào về việc được hoàn thành hết cả. Nhưng người ta vẫn cứ ôm giữ nó, cứ hi vọng ngược lại mọi hi vọng. Thế thì vô vọng vẫn tiếp tục.
Bạn đừng hi vọng vào điều gì cả. Không có nhu cầu bởi vì tất cả những cái mà bạn có thể hi vọng thì đều đã được trao rồi. Bạn còn có thể hi vọng cái gì thêm nữa?
Bạn đang ở đây, mọi thứ đều ở đây - chỉ hiện hữu là tất cả. Nhưng bạn không hiểu rõ giá trị, bạn đang đòi hỏi con chuột chết nào đó, cuộc hành trình quyền lực nào đó, trò bản ngã nào đó, thành công nào đó trong con mắt thế giới. Những điều đó không định được hoàn thành; ngay cả Alexander cũng thất bại. Ngay cả Alexander cũng chết như người nghèo, kẻ ăn xin, bởi vì mọi thứ mà bạn đã tích luỹ đều bị lấy đi từ bạn, bạn ra đi với bàn tay trống. Bạn tới với bàn tay trống, bạn đi với bàn tay trống.
Cho nên tại sao bận tâm về thành công, giầu có, quyền lực - vật chất hay tâm linh? Hiện hữu thôi. Và hiện hữu là phép màu vĩ đại nhất. Quay vào bên trong bản thân mình đi - điều Phật gọi là paravritti. Quay vào bên trong bản thân mình, quay lại hoàn toàn, quay lại toàn bộ, và bỗng nhiên bạn tràn đầy niềm vui đến mức bạn chẳng cần điều gì. Trong thực tế bạn có nhiều đến mức bạn muốn mưa xuống người khác.
Nhưng mọi thứ đều chuyển từ cực đoan này sang cực đoan khác. Nếu bạn hi vọng, dần dần con lắc sẽ chuyển sang vô vọng. Nếu bạn quá nhiều trong tình yêu với cuộc sống, dần dần bạn hướng sang tự tử. Nếu bạn quá tôn giáo, dần dần bạn chuyển biến và trở thành phi tôn giáo. Con lắc cứ dao động sang phía đối lập. Đâu đó ở giữa người ta phải dừng lại.
Và nếu bạn dừng lại ở giữa, thời gian cũng dừng lại với bạn. Và khi thời gian dừng lại, tất cả hi vọng, tất cả ham muốn đều dừng lại. Bạn bắt đầu việc sống ngay bây giờ. Bây giờ là thời gian duy nhất và ở đây là không gian duy nhất.
Để tôi kể cho bạn một câu chuyện. Đây là một giai thoại rất hay của người Do thái.
Cậu trẻ Sammy Moskowitz vừa mới mua cho mình một chiếc mô tô loại vespa, nhưng cậu ta đã mua nó theo cách rất chính thống và ít nhất thì cũng không chắc chắn liệu một người Do thái giáo đi mô tô thì có thích hợp không. Cậu ta nghĩ rằng cách tốt nhất là tới giáo sĩ tôn kính của mình để xin học một barucha, lời cầu nguyện truyền thống về ân huệ, để đọc trên xe mô tô trước khi lái nó. Chắc chắn điều đó sẽ đúng cho cậu ta khi dùng nó.
Do đó cậu ta tới giáo sĩ và nói, “Thưa giáo sĩ, con mới mua một chiếc mô tô vespa và con muốn biết liệu ngài có thể dạy cho con một câu barucha để nói nó vào mỗi sáng không.”
Viên giáo sĩ nói, “Mô tô loại vespa là gì?”
Sammy giải thích, và vị giáo sĩ lắc đầu. “Như ta được biết thì không có câu barucha thích hợp nào cho việc này và ta cực kì nghi ngờ rằng đi xe mô tô vespa là một tội lỗi. Ta cấm con dùng nó.”
Sammy rất nản chí, vì từ chính tâm hồn mình cậu ta đã khao khát lái xe mô tô vespa, điều đã tốn của cậu một món tiền đáng kể. Một suy nghĩ thoáng qua cậu ta. Sao lại không tìm ý kiến thứ hai và có lẽ còn phóng khoáng hơn từ một giáo sĩ không chính thống, nhưng đơn thuần bảo thủ?
Cậu ta tìm một giáo sĩ bảo thủ, người không giống như giáo sĩ chính thống, không mặc bộ áo choàng dài truyền thống chút nào mà mặc bộ com lê xám trong kinh doanh. Viên giáo sĩ bảo thủ nói, ““Mô tô loại vespa là gì?”
Sammy giải thích. Viên giáo sĩ nghĩ một lúc, rồi nói, “Ta cho là chẳng có gì sai về việc đi xe mô tô vespa cả. Nhưng ta vẫn không biết bất kì câu barucha thích hợp nào, còn nếu ý thức con vẫn làm tổn thương con mà không có câu này, thế thì đừng lái xe nữa.”
Cậu ta lên đường ra ngoại ô và gặp giáo sĩ Richmond Ellis, dưới dạng người dân New York, đang sắp đi tới bãi chơi gôn trên chiếc xe mô tô vespa.
Sammy trở nên cực kì kích động, “Người Do thái đi xe mô tô vespa cũng được chứ?” cậu ta nói. “Cháu mới mua một chiếc nhưng cháu không biết điều này.”
“Chắc chắn, cậu bé ạ,” giáo sĩ nói. “Chẳng có gì sai với xe mô tô vespa cả. Nhưng phải lái nó khi có sức khoẻ tốt.”
“Thế thì xin cho con câu barucha về nó đi.”
Viên giáo sĩ cải cách nghĩ ngợi, rồi nói, “Barucha là gì vậy?”
Mọi thứ cứ chuyển từ cực đoan này sang cực đoan khác! Người chính thống không biết mô tô vespa là gì, còn người cấp tiến lại không nhận ra barucha là gì. Từ tôn giáo, quá nhiều tôn giáo học thuyết, mọi người trở nên quá phi tôn giáo. Khi họ rời bỏ nhà thờ thì họ đi vào nhà thổ.
Đâu đó cần có cân bằng sâu sắc. Ngay ở giữa hai cực điểm này, đích xác ở giữa, là sự siêu việt.
Cho nên bạn đã sống với hi vọng: bây giờ hi vọng đã thất bại và bạn đang sống trong vô vọng. Bây giờ để vô vọng cũng thất bại nốt; bạn loại bỏ cả hi vọng lẫn vô vọng. Bạn chỉ siêu việt lên trên thái độ sống trong tương lai. Cuộc sống là ở đây và bây giờ! Sống trong hi vọng là sống trong tương lai, thực sự là trì hoãn cuộc sống. Đấy không phải là cách sống mà là cách tự tử. Không cần bất kì hi vọng nào và cũng chẳng cần cảm thấy vô vọng. Cuộc sống là ở đây và bây giờ. Cuộc sống là cực kì hạnh phúc, nó đang mưa rào tại đây và bạn đang nhìn đi đâu đó khác. Nó chỉ ngay trước mắt bạn thôi nhưng mắt bạn lại đưa đi nơi xa xôi, chúng dõi vào đường chân trời. Nó là ở bên trong bạn nhưng bạn không ở đó.
Tôi không thiên về hi vọng, tôi không thiên về vô vọng. Tôi chống lại tất cả chủ nghĩa cực đoan. Mọi thái quá đều vô ích.
Phật hay nói, “Con đường của ta là trung đạo” - majjhim nikaya. Đó là con đường của siêu việt.

Ads Belove Post