Chương 7. Trạng thái đúng của tâm trí

Chương 7. Trạng thái đúng của tâm trí

Price:

Read more

Osho – Nhạc cổ trong rặng thông
Chương 7. Trạng thái đúng của tâm trí

Khi người ta phát hiện ra chó sói trong một làng gần đền của Thiền sư Shoju, Shoju đi vào bãi tha ma ban đêm trong một tuần và ngôi thiền ở đó. Điều này làm chấm dứt sự lảng vảng của sói
Quá vui mừng, dân làng xin ông nói lại nghi lễ bí mật mà ông đã thực hiện.
“Ta không có phương sách nào cho những điều như vậy,” ông ấy nói, “mà ta cũng không thể làm được như vậy. Khi ta ngồi thiền  một số sói tụ tập quanh ta, liếm mũi ta, và ngửi khí quản ta, nhưng bởi vì ta vẫn còn trong trạng thái tâm trí chân chính nên ta không bị cắn.
“Khi ta thuyết giảng cho các ông, trạng thái tâm trí đúng đắn sẽ làm cho ông có thể thoát khỏi sống và chết, không thể bị tác động bởi lửa và nước. Thậm chí sói cũng thành bất lực với điều đó. Ta đơn giản thực hành điều ta thuyết giảng.”
Thiền là gì? Nó có phải là kĩ thuật mà có thể được thực hành không? Nó có phải là nỗ lực mà bạn phải làm không? Nó có phải là cái gì đó mà tâm trí có thể đạt tới không? Nó không phải vậy.
Tất cả những điều mà tâm trí có thể làm đều không thể là thiền được. Nó là cái gì đó vượt ra ngoài tâm trí, tâm trí hoàn toàn vô dụng ở đó. Tâm trí không thể nào xuyên thấu vào thiền được; nơi tâm trí kết thúc, thiền bắt đầu. Điều này cần phải ghi nhớ, bởi vì trong cuộc sống chúng ta, dù bất kì điều gì chúng ta làm, chúng ta đều đạt được qua tâm trí. Và thế thì khi chúng ta quay vào bên trong, chúng ta bắt đầu nghĩ dưới dạng kĩ thuật, phương pháp, việc làm, bởi vì toàn bộ kinh nghiệm của cuộc sống đều chỉ ra cho chúng ta rằng mọi thứ đều có thể được làm bởi tâm trí; mọi thứ đều được làm bởi tâm trí ngoại trừ thiền bởi vì thiền không phải là sự đạt được. Nó đã có đấy rồi, nó là bản tính của bạn. Nó phải không được đạt tới, nó chỉ phải được nhớ tới. Nó có đó chờ đợi bạn - chỉ quay vào trong và nó là có sẵn. Bạn bao giờ cũng mang nó.
Thiền là bản tính cố hữu của bạn. Nó là bạn, nó là bản thể bạn. Nó chẳng liên quan gì tới việc làm của bạn. Bạn không thể có nó. Bạn không thể không có nó - nó không thể bị sở hữu; nó không là một vật, nó là bạn. Nó là bản tính bạn.
Một khi bạn hiểu thiền là gì, mọi sự trở nên rõ ràng. Nếu không bạn có thể cứ loạng choạng mãi trong bóng tối.
Thiền là trạng thái của sáng tỏ, không phải là trạng thái của tâm trí. Tâm trí là lẫn lộn. Tâm trí chưa bao giờ sáng tỏ, nó không thể như vậy được. Các ý nghĩ tạo ra đám mây quanh bạn, chúng là những đám mây tinh tế. Làn sương mờ được chúng tạo ra và sáng tỏ bị mất. Khi ý nghĩ biến mất, khi không còn đám mây nào bao quanh bạn nữa, khi bạn trong bản thể đơn giản của mình, sáng tỏ xảy ra. Thế thì bạn có thể thấy nơi xa xăm, thế thì bạn có thể thấy chính chỗ tận cùng của sự tồn tại. Thế thì cái nhìn của bạn trở thành xuyên thấu, vào chính cốt lõi của bản thể.
Thiền là sáng tỏ, tuyệt đối sáng tỏ về tầm nhìn. Bạn không thể nghĩ về nó được. Bạn phải loại bỏ việc suy nghĩ. Khi tôi nói bạn phải loại bỏ việc suy nghĩ, bạn đừng kết luận vội vàng. Bởi vì tôi phải dùng ngôn ngữ, cho nên tôi nói thế, “Đừng suy nghĩ” - nhưng nếu bạn bắt đầu vứt bỏ, bạn sẽ lỡ, bởi vì lần nữa bạn sẽ thu nó về việc làm.
“Vứt bỏ suy nghĩ” đơn giản có nghĩa là, đừng làm điều gì cả. Ngồi đấy. Để các ý nghĩ tự chúng lắng đọng. Để tâm trí loại bỏ theo cách riêng của nó. Bạn chỉ ngồi nhìn vào tường trong một góc im lặng, không làm gì cả, thảnh thơi, chùng lỏng, không nỗ lực gì, không đi đâu cả, dường như bạn chìm vào giấc ngủ tỉnh thức. Bạn vẫn đang tỉnh và bạn thảnh thơi còn toàn bộ thân thể chìm vào giấc ngủ. Bạn vẫn còn tỉnh táo bên trong và toàn bộ thân thể đi vào thảnh thơi sâu sắc.
Các ý nghĩ lắng đọng theo cách của chúng. Bạn không cần nhảy vào chúng, bạn không cần phải cố xếp đặt chúng cho phải. Cứ dường như là một dòng suối đã trở nên bị ngầu bùn... bạn sẽ làm gì? Bạn có nhảy vào trong suối và bắt đầu giúp cho dòng suối trở nên trong không? Bạn sẽ làm cho nó ngầu bùn hơn thôi. Bạn đơn giản ngồi trên bờ. Bạn chờ đợi. Không có gì phải làm cả, bởi vì bất kì cái gì bạn làm cũng sẽ làm cho dòng suối ngầu đục thêm mà thôi. Nếu ai đó đã đi qua suối và lá khô rụng trên bề mặt, bùn phát sinh, chỉ kiên nhẫn là cần thiết. Bạn đơn giản ngồi trên bờ. Quan sát một cách dửng dưng - dòng suối cứ chảy, lá khô sẽ được cuốn đi; và bùn không thể có đó mãi mãi được, nó sẽ bắt đầu lắng xuống. Sau một chốc, bỗng nhiên bạn sẽ trở nên nhận thấy dòng suối đã trong lại tựa pha lê.
Bất kì khi nào một ham muốn thoáng qua tâm trí bạn, dòng suối lại trở thành vẩn bùn. Chỉ ngồi đó. Đừng cố gắng làm gì cả. Trong tiếng Nhật, việc ‘chỉ ngồi đấy’ này được gọi là zazen, chỉ ngồi mà không làm gì cả. Và một hôm, thiền xảy ra. Không phải là bạn đem nó tới cho bạn, mà nó tự tới với bạn. Và khi nó tới, bạn lập tức nhận ra nó ngay. Nó bao giờ cũng có đó nhưng bạn không nhìn đúng hướng. Kho báu đã có cùng bạn nhưng bạn bận bịu ở đâu đó khác: trong ý nghĩ, trong ham muốn, trong cả nghìn lẻ một điều. Bạn không quan tâm tới chỉ mỗi một điều... và đó là bản thể của riêng bạn.
Khi năng lượng quay vào trong - điều Phật gọi là paravritti, năng lượng của bạn quay trở về cội nguồn -  bỗng nhiên sáng tỏ được đạt tới. Thế thì bạn có thể thấy mây từ xa hàng nghìn dặm, và thế thì bạn có thể nghe thấy tiếng nhạc cổ trong rặng thông. Thế thì mọi thứ đều có sẵn cho bạn.
Trước khi chúng ta đi vào câu chuyện thiền hay này, một đôi điều về tâm trí cần phải được hiểu, bởi vì bạn càng hiểu nhiều về cơ chế của tâm trí, càng có nhiều khả năng là bạn sẽ không gây trở ngại. Bạn càng hiểu nhiều về cách hoạt động của tâm trí, càng có nhiều khả năng rằng bạn sẽ có thể ngồi thiền; rằng bạn có thể chỉ ngồi thôi... ngồi và không làm gì cả... rằng bạn sẽ có thể cho phép việc thiền xảy ra. Nó là việc xảy ra.
Nhưng hiểu biết về tâm trí sẽ có ích. Nếu không, bạn có thể cứ làm điều gì đó sẽ giúp cho tâm trí hoạt động, điều cung cấp sự hợp tác với tâm trí.
Điều thứ nhất về tâm trí là ở chỗ nó thường xuyên huyên thuyên. Dù bạn có nói hay không, nó vẫn cứ thực hiện việc nói bên trong nào đó; dù bạn tỉnh hay ngủ, việc nói bên trong vẫn cứ tiếp tục như dòng suối ngầm. Bạn có thể đang làm việc gì đó nhưng việc nói bên trong vẫn tiếp tục; bạn đang lái xe, hay bạn đang đào hố trong vườn, việc nói bên trong vẫn tiếp tục.
Tâm trí thường xuyên nói. Nếu việc nói bên trong đó có thể bị loại bỏ đi dù chỉ một khoảnh khắc, bạn sẽ có thể có một thoáng nhìn về vô trí. Đó chính là điều thiền tất cả là gì. Trạng thái vô trí là trạng thái đúng - nó là trạng thái của bạn.
Nhưng làm sao đi tới khoảng hở nơi tâm trí dừng việc huyên thuyên bên trong? Nếu bạn cố, lần nữa bạn sẽ lỡ. Nhưng không cần phải cố. Trong thực tế khoảng hở vẫn liên tục xẩy ra, chỉ cần một chút ít tỉnh táo thôi. Giữa hai ý nghĩ có một khoảng hở; thậm chí giữa hai lời cũng có một khoảng hở. Nếu không, từ sẽ cứ chạy liên tiếp nhau, nếu không  ý nghĩ sẽ chèn lẫn lên nhau.
Chúng không chờm lên nhau. Bất kì điều gì bạn nói... “Hoa hồng là hoa hồng là hoa hồng:” giữa hai từ có một lỗ hổng; giữa ‘hoa’ và ‘hồng’ có một lỗ hổng, dù là nhỏ bé, dù là không thấy được, dù là không cảm nhận được. Nhưng lỗ hổng có đó, nếu không thì ‘hoa’ sẽ chờm lên ‘hồng’. Với chỉ một chút ít quan sát tỉnh táo và bạn có thể thấy lỗ hổng: hoa... hồng... là... hoa... hồng... là... hoa... hồng. Lỗ hổng liên tục diễn ra; sau mỗi từ lỗ hổng xuất hiện.
Động thái phải được thay đổi. Thông thường bạn nhìn vào lời nói, bạn không nhìn vào lỗ hổng. Bạn nhìn vào ‘hoa’, bạn nhìn vào ‘hồng’, nhưng bạn không nhìn vào lỗ hổng giữa cả hai từ này. Thay đổi thái độ đi. Bạn đã bao giờ thấy sách cho trẻ em chưa? Có nhiều tranh vẽ, và bạn cũng có thể nhìn vào bức tranh theo hai cách: nếu bạn nhìn theo cách này thì có một bà già, nhưng nếu bạn cứ nhìn mãi, bỗng nhiên bức tranh đổi thành một người phụ nữ trẻ, đẹp mà bạn có thể thấy. Cùng những dòng ấy tạo nên cả hai khuôn mặt - về một bà già và một phụ nữ trẻ. Nếu bạn cứ nhìn vào khuôn mặt trẻ trung ấy mãi, lần nữa bức tranh đổi, bởi vì tâm trí bạn không thể thường hằng dồn vào bất kì cái gì được; nó là một luồng. Và nếu bạn cứ nhìn mãi vào khuôn mặt già, nó sẽ đổi trở lại khuôn mặt trẻ.
Bạn sẽ chú ý một điều: khi bạn thấy khuôn mặt già, bạn không thể thấy khuôn mặt trẻ, mặc dầu bạn biết nó ẩn đâu đó; bạn đã biết nó, bạn đã thấy nó. Và khi bạn thấy khuôn mặt trẻ, khuôn mặt già không thể thấy được; nó biến mất mặc dù bạn biết nó có đó. Nhưng bạn không thể thấy đồng thời cả hai. Chúng là mâu thuẫn nhau. Chúng không thể được thấy đồng thời: khi bạn thấy hình ảnh, nền biến mất, khi bạn thấy nền, hình ảnh biến mất.
Tâm trí có một khả năng giới hạn để biết: nó không thể biết đến cái mâu thuẫn. Đó là lí do tại sao nó không thể biết tới sự sùng kính - sùng kính là mâu thuẫn. Đó là lí do tại sao nó không thể biết tới cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn - cái đó là mâu thuẫn. Cái đó hàm chứa tất cả mọi mâu thuẫn, cái đó là nghịch lí.
Tâm trí có thể thấy chỉ một thứ mỗi lúc, và không thể thấy cái đối lập đồng thời. Khi bạn thấy cái đối lập, cái thứ nhất biến mất. Tâm trí cứ nhìn vào các lời nói cho nên nó không thể thấy được cái im lặng tới sau mỗi từ.
Thay đổi sự tập trung đi. Chỉ ngồi im lặng, bắt đầu nhìn vào lỗ hổng - không nỗ lực, không cần căng thẳng; thảnh thơi, chỉ thoải mái, trong tâm trạng vui đùa, chỉ như một trò vui. Không cần phải tôn giáo về nó, nếu không, bạn sẽ thành nghiêm chỉnh. Và một khi bạn trở thành nghiêm chỉnh, sẽ rất khó để chuyển từ lời sang vô lời. Điều đó rất dễ nếu bạn vẫn còn chùng lỏng, tuôn chảy, không nghiêm chỉnh, vui đùa, dường như nó chỉ là một trò chơi.
Hàng triệu người bỏ lỡ thiền bởi vì thiền đang mang ý nghĩa sai. Nó có vẻ rất nghiêm chỉnh, trông u sầu, có cái gì đó của nhà thờ trong nó, có vẻ như nó chỉ dành cho những người hoặc chết, hoặc hấp hối, những người u sầu, nghiêm chỉnh, có bộ mặt dài ra; những người đã đánh mất hân hoan, vui vẻ, vui đùa, mở hội. Đấy mới là phẩm chất của thiền. Thiền nhân thực sự thì vui đùa, cuộc sống là vui vẻ với người đó. Cuộc sống là leela, vở kịch. Người đó tận hưởng nó vô cùng. Người đó không nghiêm chỉnh. Người đó thảnh thơi.
Ngồi im lặng, thảnh thơi, chùng lỏng. Cho phép chú ý của bạn tuôn chảy hướng về các lỗ hổng. Trượt từ phía các lời nói vào các khoảng hở. Để cho các khoảng hở trở thành nhô lên nhiều hơn và cho phép các từ mờ nhạt đi. Cũng dường như bạn đang nhìn vào bảng đen rồi tôi chấm một chấm trắng lên nó: bạn có thể thấy hoặc là cái chấm đó, thế thì bảng đen đi ra xa, hoặc là bạn có thể thấy bảng đen, thế thì cái chấm đó trở thành phụ, một hiện tượng hình bóng. Bạn có thể thay đổi chú ý của mình giữa hình ảnh và nền.
Lời nói là hình ảnh, im lặng là nền. Lời nói tới rồi đi, im lặng còn lại. Khi bạn được sinh ra, bạn được sinh ra như im lặng - chỉ các khoảng hở và khoảng hở, lỗ hổng và lỗ hổng. Bạn tới với cái trống rỗng vô hạn, bạn đã mang cái trống rỗng vô biên với bạn vào cuộc sống - thế rồi bạn bắt đầu thu thập lời nói.
Đó là lí do tại sao nếu bạn quay ngược lại trong kí ức, nếu bạn cố gắng nhớ, bạn cũng không thể đi quá bốn tuổi. Bởi vì trước bốn tuổi bạn gần như trống rỗng; lời nói bắt đầu được thu thập vào trong kí ức của bạn sau bốn tuổi. Kí ức có thể vận hành chỉ khi lời nói hoạt động. Cái trống rỗng không để lại dấu vết nào trong bạn. Đó là lí do tại sao khi bạn quay trở lại và bạn cố gắng nhớ, bạn có thể nhớ, nhiều nhất, là đến bốn tuổi, hoặc nếu bạn rất thông minh thế thì việc nhớ của bạn có thể quay lúc ba tuổi. Nhưng sẽ tới một điểm mà bỗng nhiên không có trí nhớ nào. Cho đến lúc đó bạn vẫn là trống rỗng, thuần khiết, trong trắng, không bị lời nói làm biến chất. Bạn đã là bầu trời thuần khiết. Cái ngày bạn chết, lần nữa lời nói của bạn sẽ bị vứt bỏ và tiêu tán. Bạn sẽ chuyển vào một thế giới khác hay một cuộc sống khác lần nữa với cái trống rỗng của mình.
Trống rỗng là cái ta của bạn.
Tôi đã nghe rằng Shankara hay kể câu chuyện về một học sinh cứ hay hỏi thầy mình mãi về bản tính của cái ta tối thượng. Mỗi lần câu hỏi tới, thầy quay tai điếc sang - mãi cho tới một hôm ông ấy không quay tai điếc sang cậu học trò nữa và nói, “Ta đang dạy cho cậu, nhưng cậu chẳng theo gì cả. Cái ta là sự im lặng.”
Tâm trí có nghĩa công việc, cái ta có nghĩa im lặng. Tâm trí chẳng là gì ngoài tất cả các lời nói mà bạn đã tích luỹ lại. Im lặng là cái bao giờ cũng có đó với bạn, nó không phải là tích luỹ. Đó là ý nghĩa của cái ta: nó là phẩm hạnh cố hữu của bạn. Trên nền tảng im lặng bạn tích luỹ các lời nói, và lời nói trong toàn bộ được biết là ‘tâm trí’. Im lặng là thiền. Vấn đề là thay đổi động thái, dịch chuyển sự chú ý từ lời nói sang im lặng - cái bao giờ cũng có đó.
Mỗi lời nói đều giống như sự kết tủa: bạn có thể nhảy vào trong thung lũng của im lặng. Từ mỗi lời nói bạn có thể lẻn vào trong im lặng... Đó là việc dùng mật chú. Mật chú có nghĩa là việc lặp đi lặp lại mãi chỉ một từ. Khi bạn lặp lại chỉ một từ mãi, bạn phát chán với từ đó bởi vì tính mới mẻ bị mất đi. Bạn phát chán với từ đó, bạn muốn gạt bỏ từ đó đi. Cái chán có tác dụng, nó giúp bạn gạt bỏ từ đó - bây giờ bạn có thể lẻn vào im lặng dễ dàng hơn.
Im lặng bao giờ cũng có đó ở đâu đây. Nếu bạn cứ lẩm nhẩm Ram, Ram, Ram...  bạn có thể nhẩm nó được bao lâu? Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ phát chán, ngán ngẩm. Việc dùng mật chú là để tạo ra cái chán đến mức bạn muốn loại bỏ nó. Trạng thái đó thật đẹp, bởi vì thế thì không có cách nào khác hơn là lẻn vào trong im lặng. Bỏ lại thế giới đằng sau và chuyển vào trong lỗ hổng; dùng lời nói làm bàn nhảy và nhảy vào trong vực thẳm.
Nếu lời nói thay đổi, như chúng bao giờ cũng thay đổi...  thông thường, tất nhiên, bạn chẳng bao giờ chán cả. Thế giới mới bao giờ cũng hấp dẫn. Nhưng nếu bạn có thể thấy rằng tâm trí đơn giản lặp lại cùng một điều mãi, bạn hoặc rơi vào buồn ngủ hoặc bạn nhảy vào trong im lặng, hai điều đó đều là các khả năng. Và tôi biết rằng phần lớn mọi người tụng mật chú đều rơi vào giấc ngủ. Điều đó nữa cũng là một khả năng mà chúng ta đã biết từ nhiều thế kỉ.
Các bà mẹ biết điều đó rõ lắm. Khi đứa trẻ nhỏ không rơi vào giấc ngủ, họ thực hiện mật chú; họ gọi đó là bài ru con. Họ lặp lại chỉ hai hay ba lời theo một giọng đơn điệu và đứa trẻ bắt đầu cảm thấy buồn ngủ. Cứ lặp lại, đứa trẻ  phát chán, và nó không thể thoát được, nó không thể đi bất kì đâu được, cho nên cách thoát duy nhất là đi vào trong giấc ngủ. Nó nói, “Cứ lặp  mãi - con đi ngủ đây!” và nói rơi vào trong giấc ngủ.
Nhiều người tụng mật chú rơi vào giấc ngủ, do đó mới có việc dùng Thiền Siêu việt cho những người chịu chứng mất ngủ - do đó mới có hấp dẫn của nó ở Mĩ. Chứng mất ngủ đã trở thành một chuyện thông thường. Mất ngủ càng có đó, càng có nhiều hấp dẫn tới Maharishi Mahesh Yogi bởi vì mọi người cần thuốc an thần. Mật chú là liều thuốc an thần hoàn hảo, nhưng đó không phải là cách dùng thực. Chẳng có gì sai trong đó cả; nếu nó cho bạn giấc ngủ ngon, tốt, nhưng điều đó không phải là ích lợi thật của nó.
Cũng dường như là bạn đang dùng máy bay kiểu như xe bò kéo. Bạn có thể dùng nó, bạn có thể để máy bay đằng sau xe bò kéo và dùng nó như một chiếc xe bò kéo; chẳng có gì sai trong đó cả, nó sẽ phục vụ cho một mục tiêu nhỏ bé, nhưng đấy không phải là công dụng của nó. Bạn có thể bay vút lên rất cao với nó.
Mật chú phải được dùng với nhận biết đầy đủ rằng việc này sẽ tạo ra sự chán ngán, và bạn phải nhớ đừng rơi vào giấc ngủ. Nếu không, bạn sẽ lỡ. Đừng rơi vào giấc ngủ. Cứ nhẩm mật chú và đừng cho phép bản thân mình rơi vào trong giấc ngủ. Cho nên tốt hơn cả là nhẩm mật chú khi đứng, hay nhẩm nó khi bước, để cho bạn không rơi vào giấc ngủ.
Một trong những đại đệ tử của Gurdjieff, P.D. Ouspensky, sắp chết. Các bác sĩ bảo ông ấy nghỉ nhưng ông ấy không nghỉ; thay vì thế ông ấy liên tục bước đi cả đêm. Họ nghĩ ông này chắc phát rồ. Ông ấy sắp chết, năng lượng của ông ấy đang biến mất - ông ấy đang làm gì? Đây là lúc nghỉ ngơi; chẳng mấy chốc nữa mà ông ấy chết nếu ông ấy cứ bước đi. Nhưng ông ấy chẳng dừng.
Ai đó hỏi, “Ông đang làm gì vậy?”
Ông ta đáp, “Tôi muốn chết tỉnh táo, nhận biết. Tôi không muốn chết khi ngủ, nếu không, tôi sẽ bỏ lỡ cái đẹp của cái chết.”
Và ông ấy chết khi đang bước.
Đó là cách thực hiện mật chú: bước.
Nếu bạn đi tới Bodh Gaya nơi Phật Gautama đã đạt tới chứng ngộ, gần cây Bồ đề bạn sẽ thấy một con đường nhỏ. Trên con đường đó Phật đã bước đi liên tục. Trong một giờ ông ấy sẽ thiền dưới gốc cây này, và thế rồi trong một giờ ông ấy sẽ bước.
Khi đệ tử của ông ấy hỏi, “Sao vậy?”  Ông ấy sẽ nói, “Bởi vì ta ngồi quá nhiều dưới gốc cây, thế thì buồn ngủ bắt đầu kéo tới.”
Khoảnh khắc cơn buồn ngủ bắt đầu tới, người ta phải bước đi bởi vì nếu không, bạn sẽ trượt vào trong giấc ngủ và toàn bộ mật chú bị mất. Mật chú là để tạo ra cái chán ngán, mật chú là để tạo ra chán ngấy sao cho bạn có thể nhảy vào trong vực thẳm. Nhưng nếu bạn chuyển vào trong giấc ngủ  vực thẳm bị bỏ lỡ.
Tất cả các cách thiền Phật giáo đều xen kẽ nhau: bạn thực hiện chúng khi ngồi, nhưng khi bạn cảm thấy lơ mơ, lập tức bạn đứng dậy và bắt đầu thực hiện chúng khi bước đi. Thế rồi khoảnh khắc bạn thấy rằng cơn buồn ngủ đã biến mất, lại ngồi, lại thiền nữa. Nếu bạn cứ làm điều này, một khoảnh khắc tới khi bỗng nhiên bạn thoát ra khỏi lời nói, giống như con rắn luồn ra khỏi xác cũ. Và điều đó xảy ra rất tự nhiên, chẳng có nỗ lực nào trong đó cả.
Cho nên điều thứ nhất phải nhớ về tâm trí là: nó là huyên thuyên thường xuyên. Huyên thuyên đó giữ cho nó sống, huyên thuyên đó là thức ăn cho nó. Không có huyên thuyên đó, tâm trí không thể tiếp tục được. Cho nên vứt bỏ nắm giữ của tâm trí tức là vứt bỏ huyên thuyên bên trong.
Bạn có thể làm điều này bằng việc bắt buộc bản thân mình, nhưng thế thì lần nữa bạn lại lỡ. Bạn có thể buộc bản thân mình không nói bên trong, cũng hệt như bạn có thể buộc bản thân mình không nói bên ngoài; bạn có thể giữ im lặng bắt buộc. Ban đầu điều đó là khó, nhưng bạn có thể khăng khăng và bạn có thể bắt buộc tâm trí không được nói. Điều đó là có thể. Nếu bạn đi lên Himalayas, bạn sẽ thấy nhiều người đã đạt tới điều đó, nhưng bạn sẽ thấy sự đờ đẫn trên khuôn mặt họ, không một vẻ thông minh. Tâm trí vẫn chưa được siêu việt lên, nó đơn giản bị làm mụ mẫm đi. Họ vẫn chưa đi vào trong cái im lặng sống động, họ đơn giản bó buộc tâm trí và kiểm soát nó. Điều đó cũng dường như là một đứa trẻ bị buộc phải ngồi trong góc phòng và không được di chuyển. Bạn quan sát nó mà xem... nó cảm thấy bất ổn nhưng nó cứ kiểm soát bản thân mình, sợ hãi. Nó kìm nén năng lượng của mình, nếu không  nó sẽ bị phạt.
Nếu điều này cứ tiếp diễn thật lâu - trong trường học trẻ con ngồi năm hay sáu tiếng - dần dần chúng nó bị mụ mẫm đi, thông minh của chúng bị mất. Mọi đứa trẻ sinh ra đều thông minh, và gần như chín mươi chín phần trăm mọi người chết đi trong đần độn. Toàn bộ nền giáo dục làm mụ mẫm tâm trí, và bạn cũng có thể làm cùng điều đó cho bản thân mình.
Bạn sẽ thấy những người tôn giáo gần như đần độn, mặc dầu bạn có thể không thấy điều đó bởi vì ý tưởng của bạn về họ. Nhưng nếu bạn có con mắt cởi mở, đi và xem các sannyasin của bạn: bạn sẽ thấy họ đần độn và ngu si, bạn sẽ không tìm thấy bất kì dấu hiệu nào của thông minh hay sáng tạo cả. Ấn Độ đã khổ rất nhiều bởi vì những người này. Họ đã tạo ra một trạng thái không sáng tạo đến mức Ấn Độ đã sống ở mức tối thiểu. Tê liệt không phải là thiền.
Có lần chuyện xảy ra trong một nhà thờ, người thuyết giảng hô to để làm thức tỉnh, “Tất cả các ông chồng có vấn đề trong tâm trí, đứng dậy!”
Mọi người trong nhà thờ đều đứng dậy chỉ trừ mỗi một người.
“A!” người thuyết giảng kêu lên. “Anh là một trong một triệu đấy!”
“Không phải thế. Tôi không thể đứng dậy được,” người này nói. “Tôi bị liệt.”
Tê liệt không phải là thiền, tê liệt là không lành mạnh. Bạn có thể làm tê liệt tâm trí; hàng triệu thủ thuật có sẵn để làm tê liệt nó. Người nằm trên giường gai: nếu bạn liên tục nằm trên giường gai, thân thể bạn sẽ thành không nhạy cảm. Đấy không phải là phép màu, bạn đơn giản làm cho thân thể mình mất nhạy cảm đi. Khi thân thể mất tính sống động, không có vấn đề gì; đấy không phải là giường gai cho bạn chút nào. Bạn có thể dần dần thậm chí bắt đầu cảm thấy thuận tiện. Trong thực tế, nếu bạn được cho một chiếc giường tốt, thoải mái  bạn sẽ không thể nào ngủ trên nó được. Việc này làm tê liệt thân thể.
Có những phương pháp tương tự để làm tê liệt tâm trí. Bạn có thể nhịn ăn. Thế thì tâm trí nói rằng thân thể đói nhưng bạn không cung cấp thức ăn, bạn không nghe tâm trí. Dần dần tâm trí trở nên mụ mẫm. Thân thể cảm thấy đói nhưng tâm trí không báo cáo về điều đó, bởi vì phỏng có ích gì? - chẳng ai nghe cả, không ai đáp ứng. Thế thì tê liệt nào đó xảy ra trong tâm trí. Nhiều người nhịn ăn dài dài cứ tưởng họ đã đạt tới thiền. Đấy không phải là thiền, đấy chỉ là năng lượng thấp, tê liệt, không nhạy cảm. Họ đang di chuyển như các xác chết. Họ không sống.
Nhớ lấy, thiền sẽ đem họ tới ngày càng nhiều thông minh hơn, thông minh vô hạn, thông minh toả sáng. Thiền sẽ làm cho họ sống động hơn và nhạy cảm hơn; cuộc sống của bạn sẽ trở nên giầu có hơn.
Nhìn những người khổ hạnh: cuộc sống của họ đã trở thành gần như không phải là cuộc sống nữa. Những người này không phải là thiền nhân: họ có thể là kẻ tự bạo, tự hành hạ mình và thích thú việc hành hạ. Tâm trí rất tinh ranh, nó làm mọi thứ và hợp lí hoá chúng. Thông thường bạn bạo hành hướng về người khác. Nhưng tâm trí rất tinh ranh: nó có thể học không bạo hành - thế thì nó trở thành bạo hành hướng vào bản thân nó. Và bạo hành mà bạn thực hiện trên cái ta của riêng mình được mọi người kính trọng bởi vì họ có ý tưởng rằng là người khổ hạnh tức là tôn giáo. Điều đó là vô nghĩa cực kì.
Thượng đế không phải là kẻ khổ hạnh, nếu không thì đã chẳng có hoa, đã chẳng có cây xanh, chỉ sa mạc. Thượng đế không phải là kẻ khổ hạnh, nếu không  sẽ không có bài ca nào trong cuộc sống cả, không điệu vũ nào trong cuộc sống, chỉ nghĩa địa và nghĩa địa. Thượng đế không phải là kẻ khổ hạnh, Thượng đế tận hưởng cuộc sống. Thượng đế còn hưởng lạc hơn bạn có thể tưởng tượng. Nếu bạn nghĩ về Thượng đế, nghĩ dưới dạng Epicurus. Thượng đế là cuộc tìm kiếm thường xuyên để có ngày càng nhiều hạnh phúc, niềm hoan lạc, cực lạc hơn, nhớ điều đó.
Nhưng tâm trí  rất tinh ranh: nó có thể hợp lí hoá tê liệt là thiền, nó có thể hợp lí hoá cái mụ mẫm là siêu việt, nó có thể hợp lí hoá cái chết là từ bỏ. Cẩn thận! Bao giờ cũng nhớ rằng nếu bạn đi theo hướng đúng, bạn sẽ nở hoa. Nhiều hương thơm sẽ thoát ra từ bạn và bạn sẽ sáng tạo. Và bạn sẽ nhạy cảm với cuộc sống, với tình yêu, và với mọi thứ mà Thượng đế làm sẵn có cho bạn.
Hãy có con mắt rất xuyên thấu vào bên trong tâm trí mình, thấy động cơ của nó là gì. Khi bạn làm điều gì đó  lập tức tìm động cơ, bởi vì nếu bạn bỏ lỡ động cơ, tâm trí sẽ lừa bạn và nói rằng cái gì đó khác là động cơ. Chẳng hạn, bạn về nhà giận dữ và bạn đánh con. Tâm trí sẽ nói, “Đấy chỉ là vì nó, để dạy nó cách đối xử.” Điều này là hợp lí hoá. Đi sâu hơn đi... bạn đã giận dữ và bạn cần ai đó để trút cơn giận dữ. Bạn không thể giận dữ với ông chủ ở văn phòng được, ông ta quá mạnh không thể làm thế được. Và điều đó cũng là rủi ro và nguy hiểm về kinh tế. Không, bạn cần ai đó bất lực. Bây giờ đứa trẻ này hoàn toàn bất lực, nó phụ thuộc vào bạn. Nó không thể phản ứng, nó không thể làm điều gì cả, nó không thể trả cùng đồng tiền cho bạn. Bạn không thể tìm ra nạn nhân nào hoàn hảo hơn thế.
Nhìn xem - bạn có đang giận dữ không? Nếu bạn giận dữ, thế thì tâm trí đang lừa phỉnh bạn đấy. Tâm trí liên tục lừa phỉnh bạn hai mươi bốn giờ một ngày, và bạn hợp tác với nó. Thế thì đến cuối bạn lại trong khổ, bạn đáp xuống địa ngục. Quan sát mọi khoảnh khắc về động cơ đúng đắn. Nếu bạn có thể tìm ra động cơ đúng đắn, tâm trí sẽ trở nên ngày càng không có khả năng lừa dối bạn. Và bạn càng cách xa với lừa dối, bạn  càng có khả năng nhiều hơn để vượt ra ngoài tâm trí, bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để trở thành một thầy.
Tôi đã từng nghe:
Một nhà khoa học nói với bạn mình, “Tớ chẳng thấy tại sao cậu  cứ khăng khăng vợ cậu phải đeo thắt lưng giản dị trong khi chúng ta đeo thắt lưng qui ước. Sau rốt, giữa chúng ta, như những người bạn thân, với khuôn mặt và hình dáng của Emma, sao lại thế?”
“Tớ biết, tớ biết,” người kia đáp. “Nhưng khi tớ về nhà, tớ bao giờ cũng có thể nói tớ mất chìa khoá.”
Xem đấy... quan sát động cơ vô ý thức này. Tâm trí bắt nạt bạn và chỉ huy bạn bởi vì bạn không có khả năng thấy động cơ thực của nó. Một khi người ta có khả năng thấy ra động cơ thực, thiền là rất gần gũi bởi vì thế thì tâm trí không còn bám giữ bạn nữa.
Tâm trí là cỗ máy - nó không có thông minh. Tâm trí là chiếc máy tính sinh học. Làm sao nó có thể có thông minh được? Nó có kĩ năng nhưng nó không có thông minh, nó có tiện ích chức năng, nhưng nó không có nhận biết. Nó là người máy. Nó làm việc tốt, nhưng chớ nghe lời nó quá nhiều bởi vì thế thì bạn sẽ đánh mất thông minh bên trong của mình. Thế thì dường như là bạn đang yêu cầu cái máy hướng dẫn bạn, dẫn đường bạn. Bạn đang yêu cầu cái máy chẳng có nguồn gốc gì trong nó cả - nó không thể có được. Không một suy nghĩ nào trong tâm trí có nguồn gốc cả, nó bao giờ cũng là việc lặp lại. Quan sát xem - bất kì khi nào tâm trí nói điều gì đó, thấy rằng nó lại đang đặt bạn vào một lề thói. Cố làm cái gì đó mới mẻ và tâm trí sẽ ít kìm kẹp bạn.
Những người theo cách nào đó là sáng tạo, bao giờ cũng dễ dàng được biến đổi thành thiền nhân, còn những người không sáng tạo trong cuộc sống là khó biến đổi nhất. Nếu bạn sống một cuộc sống lặp lại, tâm trí có quá nhiều kiểm soát lên bạn: bạn không thể rời xa khỏi nó, bạn sợ. Hàng ngày làm một cái gì đó mới mẻ đi. Đừng nghe theo lề thói cũ. Trong thực tế, nếu tâm trí nói điều gì đó, bảo nó, “Chúng ta bao giờ cũng làm điều này rồi. Bây giờ để mình làm cái gì đó khác.”
Cho dù những thay đổi nhỏ... theo cách bạn bao giờ cũng đối xử với vợ bạn, chỉ những thay đổi nhỏ; trong cách bạn bao giờ cũng bước đi, chỉ những thay đổi nhỏ thôi; cách thức bạn bao giờ cũng nói, những thay đổi nhỏ - và bạn sẽ thấy rằng tâm trí đang mất đi kìm kẹp của nó lên bạn. Bạn trở thành tự do hơn một chút.
Người sáng tạo dễ đi vào thiền hơn và đi sâu hơn. Nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, vũ công, đều có thể đi vào thiền dễ dàng hơn doanh nhân nhiều: họ sống một cuộc sống thường lệ, hoàn toàn không sáng tạo.
Tôi đã nghe nói về một người bố đang đưa ra lời khuyên cho con trai mình. Người bố, cũng là một kẻ ăn chơi đáng để ý trong thời trẻ của ông ấy, đang thảo luận với đứa con mình về cuộc hôn nhân sắp tới.
“Con ơi,” ông ta nói, “bố chỉ có hai lời khuyên cho con. Một là phải giữ lấy quyền có một đêm trong tuần để đi chơi với bạn trai.”
Ông ta dừng lại. Đứa con hỏi về lời khuyên thứ hai và thế rồi ông ấy nói, “Đừng lãng phí nó cho tụi con trai!”
Ông ta đang truyền cái lệ thường của riêng mình, cái cách thức của riêng ông ấy cho con mình. Tâm trí cũ cứ đưa ra lời khuyên cho tâm thức hiện tại - bố trao lời khuyên cho con.
Mỗi khoảnh khắc bạn đều mới, đều tái sinh. Tâm thức không bao giờ cũ. Tâm thức bao giờ cũng là con và tâm trí bao giờ cũng là bố. Tâm trí chưa hề mới và tâm thức chưa hề cũ, và tâm trí cứ đi khuyên can con. Người bố sẽ tạo ra cùng hình mẫu trong đứa con, thế thì đứa con sẽ lặp lại cùng việc cũ.
Bạn đã sống theo một cách nào đó từ trước cho tới nay: bạn không muốn sống theo cách khác đi sao? Bạn đã suy nghĩ theo một cách nào đó từ trước cho tới giờ: bạn không muốn một vài thoáng nhìn mới vào bản thể mình hay sao? Thế thì tỉnh táo và đừng nghe tâm trí.
Tâm trí là quá khứ của bạn thường xuyên cố gắng kiểm soát hiện tại của bạn và tương lai của bạn. Nó là quá khứ chết kiểm soát hiện tại sống. Trở nên tỉnh táo về nó đi.
Nhưng cách gì? Làm sao tâm trí làm điều đó mãi? Tâm trí làm điều đó theo phương pháp này: nó nói, “Nếu cậu không nghe tớ, cậu sẽ không thể hiệu quả được như tớ đâu. Nếu cậu làm một việc cũ, cậu có thể hiệu quả hơn bởi vì cậu đã làm nó trước đây. Nếu cậu làm một việc mới, cậu không thể hiệu quả được như thế.” Tâm trí nói như một nhà kinh tế, một chuyên gia đầy hiệu quả; nó nói, ‘Đây là cách làm dễ hơn. Tại sao làm theo cách vất vả thế? Đây là cách ít trở ngại nhất.”
Nhớ lấy, bất kì khi nào bạn có hai điều, hai phương án, chọn cái mới, chọn cái khó hơn, chọn cái trong đó cần tới nhiều nhận biết hơn. Phải trả bằng giá hiệu quả, bao giờ cũng chọn nhận biết và bạn sẽ tạo ra tình huống trong đó thiền sẽ trở thành điều có thể. Những cái đó tất cả đều là tình huống. Thiền sẽ xảy ra. Tôi không nói rằng chỉ bởi việc làm chúng bạn sẽ có được thiền - nhưng chúng sẽ có ích. Chúng sẽ tạo ra tình huống cần thiết trong bạn, mà không có nó, thiền không thể xảy ra.
Bớt hiệu quả đi mà nhiều sáng tạo hơn. Để cho điều đó thành động cơ. Đừng bận tâm quá nhiều về các mục đích tiện dụng. Thay vì thế, thường xuyên nhớ rằng bạn không ở đây trong cuộc sống để trở thành món hàng. Bạn không ở đây để trở thành vật có ích, đó là điều hạ thấp nhân phẩm. Bạn không ở đây chỉ để trở thành ngày một hiệu quả hơn - bạn ở đây để trở thành ngày một sống động hơn; bạn ở đây để trở thành ngày một thông minh hơn, bạn ở đây để trở thành ngày một hạnh phúc hơn, hạnh phúc cực lạc. Nhưng điều đó khác hoàn toàn với cách thức của tâm trí.
Một phụ nữ nhận được một bảng điểm gửi từ trường học:
“Cậu nhỏ của chị rất thông minh,” lời nhận xét của thầy giáo đi kèm với bảng điểm, “nhưng nó dành toàn bộ quá nhiều thời gian để chơi với tụi con gái. Tuy nhiên, tôi đang làm việc theo một kế hoạch để phá vỡ thói quen của nó.”
Người mẹ kí vào bảng điểm và gửi trả lại với lời nhận xét: “Cho tôi biết việc đó liệu có xong không, và tôi sẽ cố gắng điều đó theo kiểu bố nó.”
Mọi người thường xuyên đi tìm những lời bóng gió để kiểm soát người khác, những lời bóng gió có thể đem về cho bạn nhiều lợi lộc hơn, ‘lời bóng gió sinh lời’. Nếu bạn theo những lời bóng gió về cách kiểm soát người khác, bạn bao giờ cũng trong kiểm soát của tâm trí. Quên kiểm soát người khác đi.
Một khi bạn loại bỏ ý tưởng về kiểm soát người khác - chồng hay vợ, con hay bố, bạn hay thù - một khi bạn loại bỏ ý tưởng về kiểm soát người khác, tâm trí không thể có cùng sự kìm kẹp lên bạn được bởi vì nó trở thành vô dụng. Nó hữu dụng trong kiểm soát thế giới, nó có ích trong kiểm soát xã hội.
Chính khách không thể thiền được - không thể nào! - thậm chí còn không thể thiền được nếu so với doanh nhân. Chính khách ở ngay đầu bên kia. Ông ta không thể thiền được. Đôi khi các chính khách tới tôi: họ quan tâm tới thiền nhưng không đích xác là thiền - họ quá căng thẳng và họ muốn thảnh thơi nào đó. Họ tới tôi và họ hỏi liệu tôi có thể giúp họ được không, bởi vì công việc của họ tới mức độ quá căng thẳng, xung đột thường xuyên, lừa bịp, lôi kéo bỏ đảng, vẫn cứ tiếp tục. Họ yêu cầu điều gì đó để cho họ có thể có được một chút an bình. Tôi bảo họ rằng điều ấy là không thể được, họ không thể thiền được. Tâm trí tham vọng không thể thiền được bởi vì nền tảng cơ bản cho thiền là không tham vọng. Tham vọng có nghĩa là nỗ lực để kiểm soát người khác. Đó là chính trị là gì: nỗ lực để kiểm soát toàn thế giới. Nếu bạn muốn kiểm soát người khác  bạn sẽ phải lắng nghe tâm trí, bởi vì tâm trí thích bạo hành lắm.
Và bạn không thể thử những điều mới, chúng quá mạo hiểm. Bạn phải thử đi thử lại những điều cũ. Nếu bạn lắng nghe những bài học của lịch sử  bạn sẽ ngạc nhiên.
Năm 1917 nước Nga trải qua cuộc cách mạng vĩ đại, một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử - nhưng bằng cách nào đó cuộc cách mạng này lại thất bại. Khi những người cộng sản nắm chính quyền, họ trở thành gần giống như sa hoàng - thậm chí còn tồi tệ hơn. Stalin đã chứng tỏ còn khủng khiếp hơn cả Ivan Khủng bố: ông ta đã giết hàng triệu người. Điều gì đã xảy ra? Một khi họ lên nắm quyền lực, làm điều gì đó mới là quá mạo hiểm; nó có thể không có tác dụng. Trước đây nó chưa bao giờ có tác dụng cả, “Vậy thì ai biết được? Cứ thử các phương pháp cũ đã tỏ ra có ích.” Họ phải học từ sa hoàng.
Mọi cuộc cách mạng đều thất bại bởi vì một khi một nhóm chính trị gia nào đó lên nắm quyền, họ phải dùng cùng phương pháp. Tâm trí chưa bao giờ ủng hộ cái mới cả, nó bao giờ cũng ủng hộ cái cũ. Nếu bạn muốn kiểm soát người khác, bạn sẽ không thể nào thiền được - về điểm đó là hoàn toàn chắc chắn.
Tâm trí sống trong một loại giấc ngủ, nó sống trong một loại trạng thái vô ý thức. Bạn trở nên có ý thức chỉ rất hãn hữu. Nếu cuộc sống của bạn đang trong nguy hiểm cực kì  bạn trở nên có ý thức; ngoài ra bạn không ý thức. Tâm trí di chuyển, ngủ. Đứng cạnh đường và quan sát mọi người và bạn sẽ thấy bóng dáng giấc mơ trên mặt họ - ai đó đang nói với chính mình, làm các cử chỉ. Nếu bạn nhìn vào người đó bạn sẽ có khả năng thấy rằng người đó đang ở đâu đó khác, không ở đây trên đường này. Cứ dường như mọi người đang di chuyển trong giấc ngủ sâu.
Chứng mộng du là trạng thái của tâm trí thông thường. Nếu bạn muốn trở thành thiền nhân, bạn phải vứt bỏ thói quen làm mọi việc khi ngủ này. Bước đi, nhưng phải tỉnh táo. Bạn đào hố, nhưng tỉnh táo. Bạn ăn, nhưng trong khi ăn  đừng làm gì cả - chỉ ăn thôi. Mỗi cái cắn cũng phải được thực hiện với tỉnh táo sâu sắc, nhai với tỉnh táo. Đừng cho phép bản thân bạn chạy khắp thế giới. Ở đây, bây giờ. Bất kì khi nào bạn bắt được tâm trí đang đi đâu đó... nó bao giờ cũng đi đâu đó, nó chẳng hề muốn ở đây - bởi vì nếu tâm trí ở đây thì nó không còn được cần tới nữa. Ngay trong hiện tại không cần tâm trí; tâm thức là đủ. Tâm trí chỉ cần ở kia đâu đó khác trong tương lai, trong quá khứ, nhưng chưa bao giờ ở đây cả. Cho nên bất kì khi nào bạn trở nên tỉnh táo rằng tâm trí đã đi đâu đó khác - bạn đang ở Pune và tâm trí đã đi tới Philadelphia - lập tức trở nên tỉnh táo. Giật mạnh bản thân mình, trở về nhà. Trở về với điểm bạn đang ở. Trong khi ăn, ăn; khi bước, bước - đừng cho phép tâm trí này đi khắp thế giới.
Không phải là điều này sẽ trở thành thiền, nhưng nó sẽ tạo ra tình huống.
Bữa tiệc đã lên đến hết cỡ và một người quyết định gọi điện thoại cho một người bạn và mời người đó tham gia cuộc vui. Người đó quay nhầm số và xin lỗi một giọng ngái ngủ đã trả lời. Thử tiếp lần nữa người đó lại nhận được cùng giọng nói ấy.
“Tôi hết sức xin lỗi,” người đó nói, “tôi đã quay số rất cẩn thận. Không hiểu sao tôi  cứ nhầm số.”
“Tôi cũng vậy đấy,” giọng ngái ngủ kia nói. “Đặc biệt từ khi tôi không có điện thoại.”
Mọi người đang sống gần như ngủ, và họ đã học mẹo về cách làm mọi việc mà không quấy rầy giấc ngủ của mình. Nếu bạn trở nên tỉnh táo hơn chút ít, bạn sẽ bắt quả tang bản thân mình nhiều lần làm những điều mà bạn chưa bao giờ muốn làm cả, làm những việc mà bạn biết bạn sắp hối hận về nó, làm những việc mà bạn đã quyết định, chỉ mới hôm nọ thôi, là không bao giờ làm lại nữa. Và bạn nói nhiều lần, “Mình đã làm nó, nhưng mình chẳng biết làm sao nó lại xảy ra. Nó cứ xảy ra bất chấp mình.” Làm sao mà việc nào đó  có thể xảy ra bất chấp bạn được? Điều đó chỉ có thể nếu bạn đang ngủ. Và bạn nói rằng bạn chưa hề muốn nó, nhưng đâu đó sâu bên dưới bạn phải đã muốn nó rồi.
Mới hôm nọ, Paritosh đã gửi cho tôi một chuyện tiếu lâm hay, một trong những chuyện hiếm, loại đá quí. Nghe cho cẩn thận.
Đó là sau cuộc chiến tranh cuối cùng và một phóng viên đến phỏng vấn Đức Mẹ của một nữ tu viện ở châu Âu.
“Xin cho tôi biết,” phóng viên nói, “điều gì đã xảy ra cho bà và các nữ tu sĩ của bà trong những năm khủng khiếp này? Làm sao các bà tồn tại được?”
“Thế này, trước hết,” Đức Mẹ nói, “người Đức xâm lược đất nước này, chiếm lấy nữ tu viện, hiếp tất các các nữ tu sĩ - trừ mỗi xơ Anastasia - lấy hết thức ăn của chúng tôi rồi bỏ đi. Thế rồi người Nga tới. Họ lại chiếm lấy nữ tu viện, hiếp tất cả các nữ tu sĩ - trừ mỗi xơ Anastasia - lấy thức ăn của chúng tôi rồi bỏ đi. Thế rồi người Nga bị đuổi đi và người Đức lại tới, chiếm nữ tu viện, hiếp tất cả các nữ tu sĩ - trừ mỗi xơ Anastasia - lấy thức ăn của chúng tôi rồi bỏ đi.”
Phóng viên tạo ra tiếng động thông cảm cần thiết, nhưng tò mò về xơ Anastasia. “Xơ Anastasia này là ai vậy?” ông ấy hỏi. “Sao bà ấy thoát được những việc khủng khiếp này?”
“A, thế này,” Đức Mẹ đáp, “Xơ Anastasia không thích những loại việc như thế.”
Ngay cả đến hiếp cũng là ham muốn của bạn, điều đó nữa xảy ra bởi vì bạn muốn nó. Điều ấy có vẻ quá cực đoan nhưng các nhà phân tâm nói điều đó là như vậy, và tôi cũng quan sát điều đó là như vậy. Không có hợp tác của bạn  ngay cả việc hiếp cũng không thể được. Ham muốn sâu về bị hiếp vẫn còn ẩn khuất đâu đó. Trong thực tế, rất hiếm khi tìm được một người đàn bà mà không tưởng tượng về việc mình bị hiếp, người không mơ về mình bị hiếp. Sâu bên dưới, hiếp chỉ ra rằng bạn là đẹp, đáng ham muốn - ham muốn một cách hoang dại! Tương truyền rằng, theo sự kiện lịch sử  khi một trong những phụ nữ đẹp nhất Ai cập chết, thi thể chết của cô ấy đã bị hiếp, cái xác chết ấy. Nếu linh hồn của người đàn bà đó mà biết điều đó, cô ấy phải cảm thấy cực kì hạnh phúc. Thử nghĩ xem... một xác chết bị hiếp.
Bạn có thể phủ nhận điều đó. Mới vài ngày trước đây một phụ nữ tới tôi. Cô ấy đã bị hiếp ở Kabul. Và cô ấy đã kể lại toàn bộ câu chuyện với sự thích thú đến mức tôi đã nói với cô ấy, “Bạn phải đã hợp tác vào việc đó.” Cô ấy nói, “Thầy nói gì vậy?” Cô ấy cảm thấy bị chạm tự ái! Tôi nói, “Đừng cảm thấy bị chạm tự ái. Bạn đang thích thú với toàn bộ câu chuyện này.” Tôi nói. “Nhắm mắt lại và thành thực đi. Ít nhất  một lần, thực thà với tôi - bạn hưởng thú điều đó phải không?” Cô ấy nói, “Thầy nói gì vậy? Hiếp, mà tôi  hưởng thú điều đó sao? Tôi là người Cơ đốc giáo, người Ki tô giáo!” Tôi nói, “Dù thế, cứ nhắm mắt lại. Chẳng khác biệt gì dù bạn có là Cơ đốc giáo, Hindu giáo hay Phật giáo - nhắm mắt lại và thiền.” Cô ấy thảnh thơi. Cô ấy thực sự là người phụ nữ chân thành. Thế rồi mặt cô ấy thay đổi và cô ấy mở mắt ra và nói, “Tôi nghĩ thầy cũng phải - tôi có thích thú điều đó. Nhưng xin thầy đừng nói điều đó cho bất kì ai! Chồng tôi sắp tới để gặp thầy - đừng bao giờ nói tới điều đó!”
Quan sát tâm trí bạn: trên bề mặt  nó nói điều gì đó, nhưng sâu bên dưới, cũng đồng thời, nó đang lập kế hoạch cho cái gì đó khác. Tỉnh táo thêm chút nữa và đừng đi vào giấc ngủ.
Một bà già khó tính đã nằm trên giường cả tuần theo lệnh của bác sĩ. Chẳng cái gì phù hợp với bà ấy cả. Bà ấy phàn nàn về thời tiết, về thuốc thang, và đặc biệt về việc nấu nướng của ông chồng.
Một hôm sau khi đem khay bữa sáng của bà ấy đi và lau sạch bếp, ông già ngồi xuống trong căn phòng riêng của mình. Bà già nghe thấy tiếng bút chì ông ấy cạo sột soạt.
“Ông đang làm gì thế?” bà ấy gọi.
“Viết thư.”
“Ông viết thư cho ai?”
“Chị họ Ann.”
“Ông viết gì cho chị ấy?”
“Tôi bảo với chị ấy là bà ốm, nhưng bác sĩ nói bà sẽ sớm khỏi thôi, và không có gì nguy hiểm.”
Và thế rồi ông ấy hỏi, sau khi dừng lại một chút, “Bà viết chữ nghĩa địa thế nào, có ‘h’ hay không có ‘h’?”
Trên bề mặt  điều này, sâu bên dưới một cái gì đó đích xác đối lập lại. Ông ta đang hi vọng ngược lại điều hi vọng, ông ta đang hi vọng ngược lại bác sĩ. Trên bề mặt  ông ấy sẽ nói rằng bà ấy sắp khỏi ngay, nhưng sâu bên dưới  ông ấy hi vọng rằng bằng cách nào đó bà ấy sẽ chết. Và ông ấy sẽ không chấp nhận sự kiện đó, cho dù với bản thân ông ấy. Đó là cách bạn cứ trốn tránh bản thân mình.
Chấm dứt những trò mẹo này đi. Chân thành với tâm trí mình, và kìm kẹp mà tâm trí bạn áp đặt lên bạn sẽ mất đi.
Bây giờ đến giai thoại nhỏ này.
Khi người ta phát hiện ra chó sói trong một làng gần đền của Thiền sư Shoju, Shoju đi vào bãi tha ma ban đêm trong một tuần và ngôi thiền ở đó. Điều này làm chấm dứt sự lảng vảng của sói
Quá vui mừng, dân làng xin ông ấy nói lại nghi lễ bí mật mà ông ấy đã thực hiện.
“Ta không có phương sách nào cho những điều như vậy,” ông ấy nói, “mà ta cũng không thể làm được như vậy. Khi ta ngồi thiền, một số sói tụ tập quanh ta, liếm mũi ta, và ngửi khí quản ta, nhưng bởi vì ta vẫn còn trong trạng thái tâm trí chân chính nên ta không bị cắn.
“Khi ta thuyết giảng cho các ông, trạng thái tâm trí đúng đắn sẽ làm cho các ông có thể thoát khỏi sống và chết, không thể bị tác động bởi lửa và nước. Thậm chí sói cũng thành bất lực với điều đó. Ta đơn giản thực hành điều ta thuyết giảng.”
Câu chuyện đơn giản, nhưng rất có ý nghĩa. Thầy đơn giản đi ra nghĩa địa và ngồi ở đó trong một tuần, không làm gì cả, thậm chí không cầu nguyện, thậm chí không thực hành thiền. Ông ấy đơn giản ngồi ở đó trong thiền - không phải là thực hành thiền, chỉ là trong thiền. Ông ấy đơn giản ngồi đó. Đó là ý nghĩa của từ ‘zazen’. Nó là một trong những từ hay nhất được dùng cho thiền: nó đơn giản có nghĩa là chỉ ngồi, không làm gì cả. ‘Za’ có nghĩa là ngồi - ông ấy đơn giản ngồi đó. Và việc ngồi này, khi tâm trí không có đó và ý nghĩ không có đó, khi không có khuấy động và tâm thức tựa như ao nước bình lặng không gợn sóng, là trạng thái đúng. Phép màu xảy ra theo cách riêng của chúng.
Thầy nói:
“Khi ta ngồi thiền một số sói tụ tập quanh ta, liếm mũi ta, và ngửi khí quản ta, nhưng bởi vì ta vẫn còn trong trạng thái tâm trí chân chính nên ta không bị cắn.”
Một luật rất nền tảng của cuộc sống là ở chỗ nếu bạn trở nên sợ hãi, bạn trao năng lượng cho người khác để làm cho bạn sợ hơn. Chính ý tưởng sợ hãi đó trong bạn tạo nên ý tưởng đối lập trong người khác.
Mỗi ý nghĩ đều có cực âm và dương, hệt như điện vậy. Nếu bạn có cực âm, phía bên kia cực dương được tạo ra. Điều đó là tự động. Nếu bạn sợ, người kia lập tức cảm thấy ham muốn nảy sinh trong người đó để áp chế bạn, để hành hạ bạn. Nếu bạn không sợ thì ham muốn của người kia đơn giản tan biến đi. Và điều đó không chỉ có vậy đối với con người, nó là như vậy thậm chí cả với chó sói nữa. Với con vật sự việc cũng hệt thế.
Nếu bạn có thể vẫn còn trong trạng thái đúng - tức là, không bị sao lãng, im lặng, chỉ là nhân chứng cho mọi điều, cho bất kì cái gì đang xảy ra, không ý tưởng nào nảy sinh trong bạn - thế thì không ý tưởng nào nảy sinh trong người khác quanh bạn.
Có một câu chuyện cổ Ấn Độ:
Trên thiên đường của người Hindu, có một cây tên là ‘kalpataru’. Nó có nghĩa là ‘cây đáp ứng mong muốn’. Tình cờ một lữ khách tới chỗ đó và người đó mệt mỏi, cho nên người đó ngồi dưới gốc cây. Và người đó đói nữa, cho nên người đó nghĩ, “Nếu ai đó ở đây  mình sẽ xin thức ăn. Nhưng dường như chẳng có ai cả.”
Khoảnh khắc ý tưởng về thức ăn xuất hiện trong tâm trí người đó, bỗng nhiên thức ăn xuất hiện. Và người đó đói đến mức người đó chẳng bận tâm nghĩ về nó; người đó ăn luôn.
Thế rồi người đó bắt đầu cảm thấy buồn ngủ và người đó nghĩ, “Nếu có cái giường ở đây nhỉ...” và cái giường xuất hiện ra.
Nhưng nằm trên giường ý nghĩ  phát sinh trong người đó, “Điều gì xảy ra thế nhỉ? Mình chẳng thấy ai ở đây cả. Thức ăn tới, giường tới - có thể có ma đang làm việc gì với mình đây!” Bỗng nhiên ma xuất hiện.
Thế rồi người đó bắt đầu sợ và người đó nghĩ, “Bây giờ họ sẽ giết mình!” Và ma giết chết người đó!
Trong cuộc sống, luật là như nhau: nếu bạn nghĩ về ma  chúng nhất định xuất hiện. Nghĩ và bạn sẽ thấy: nếu bạn nghĩ về kẻ thù, bạn sẽ tạo ra chúng, nếu bạn nghĩ về bạn bè  họ sẽ xuất hiện. Nếu bạn yêu, tình yêu sẽ xuất hiện quanh bạn; nếu bạn ghét, ghét xuất hiện. Bất kì cái gì bạn nghĩ tới  đều được đáp ứng theo một luật nào đó. Nếu bạn không nghĩ gì, thế thì chẳng có gì xảy ra cho bạn cả.
Thầy này đơn giản ngồi đó trong bãi tha ma. Sói tới, nhưng chẳng tìm thấy ai ở đấy cả, chúng hít ngửi. Chúng phải đã ngửi để xem liệu người này có đang nghĩ hay không. Chúng chạy vòng xung quanh, chúng quan sát, nhưng chẳng có ai ở đó cả - chỉ là cái trống rỗng. Làm gì với cái trống rỗng?
Cái trống rỗng này, cái im lặng này, cái phúc lạc này, không thể bị phá huỷ. Thậm chí không sói nào xấu cả - chúng cảm thấy điều thiêng liêng của cái trống rỗng này và chúng biến mất.
Dân làng nghĩ rằng người này đã làm nghi lễ bí mật nào đó, nhưng thầy nói, “Ta đã không làm điều gì cả, mà ta cũng chẳng thể làm được như vậy. Ta đơn giản ngồi đó và mọi việc xảy ra.”
Giai thoại này là chuyện ngụ ngôn. Nếu bạn ngồi trong thế giới này một cách im lặng, nếu bạn sống một cách im lặng, như một cái không nhưng sống động, thế giới sẽ trở thành thiên đường; sói sẽ biến mất. Không cần phải làm gì khác cả: chỉ trạng thái chân chính của tâm thức bạn và mọi việc được thực hiện.
Có hai luật. Một luật là của tâm trí. Với luật của tâm trí  bạn tạo ra địa ngục quanh mình: bạn bè trở thành kẻ thù, người yêu thành kẻ thù, hoa thành gai. Cuộc sống trở thành gánh nặng. Người ta đơn giản đau khổ với cuộc sống. Với luật của tâm trí bạn sống trong địa ngục, dù bạn sống ở bất kì đâu.
Nếu bạn thoát ra khỏi tâm trí, bạn thoát ra khỏi luật đó, và bỗng nhiên bạn sống trong một thế giới hoàn toàn khác. Thế giới khác đó là niết bàn. Thế giới khác đó là sùng kính. Thế thì, chẳng làm gì, mọi việc bắt đầu xảy ra.
Cho nên để tôi nói điều đó theo cách này: nếu bạn muốn ‘làm’, bạn sẽ sống trong bản ngã, và sói sẽ bao quanh bạn và bạn sẽ thường xuyên bị rắc rối. Nếu bạn loại bỏ bản ngã, nếu bạn loại bỏ ý tưởng về việc là người làm và bạn đơn giản thảnh thơi trong cuộc sống và trong buông bỏ, bạn  trở lại với thế giới của sùng kính, trở lại với khu vườn Thiên đường - Adams đã trở về nhà. Thế thì mọi sự xảy ra.
Câu chuyện Ki tô giáo nói rằng không cần Adam phải làm bất kì điều gì trong vườn Thiên đường cả; mọi thứ đều có sẵn. Nhưng thế rồi anh ta sa ngã khỏi ân huệ và anh ta bị tống ra khỏi vườn. Anh ta trở thành người hiểu biết, anh ta trở thành một bản ngã, và từ đó nhân loại đã đau khổ.
Mỗi người đều phải trở lại với vườn Thiên đường lần nữa. Cánh cửa vẫn chưa đóng. “Gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho ông. Hỏi và điều đó sẽ được trao” - nhưng người ta phải quay lại. Con đường là từ làm hướng tới xảy ra, từ bản ngã hướng tới vô ngã, từ tâm trí hướng tới vô trí. Vô trí là điều thiền tất cả là gì.

Ads Belove Post