Chương 9. Cái đó - Tôn giáo vũ trụ

Chương 9. Cái đó - Tôn giáo vũ trụ

Price:

Read more

Osho - Ngón tay chỉ trăng
Chương 9. Cái đó - Tôn giáo vũ trụ 


Người mang thuộc tính là hiện thân của ảo vọng, ảo tưởng, người là cội nguồn của vũ trụ, người có đặc trưng toàn thức, vân vân, và là hiện thân của gián tiếp, tính nhiều và chân lí, vân vân, đều được biết tới bởi từ tat - ‘cái đó’.
Người dường như là hỗ trợ của cái ‘tôi’ như kinh nghiệm cũng như là một từ và người được kinh nghiệm như tách biệt khỏi ý thức, được gọi bởi từ tvam - ‘ngươi’.
Có hai thuộc tính: maya, ảo tưởng, cho linh hồn vũ trụ, và avidya, dốt nát, cho linh hồn được hiện thân. Khi bỏ hai cái đó, cái được thấy chính là Param Brahman phúc lạc, hoàn toàn đúng đắn, ý thức - thực tại tối cao tối thượng.

Thượng đế đã được đề cập tới bởi nhiều cái tên. Con người đã lập ra đa dạng quan hệ với Thượng đế. Đâu đó ngài là bố, đâu đó là mẹ, đâu đó là người yêu, đâu đó là người được yêu, đâu đó là người bạn và đâu đó là cái gì đó khác. Theo cách này con người đã cố gắng thiết lập nhiều, nhiều mối quan hệ khác nhau với chân lí tối thượng. Nhưng Upanishad mỗi một mình trên thế giới này gọi Thượng đế chỉ là ‘cái đó’, tat, và do vậy không thiết lập ra mối quan hệ thuộc bất kì loại nào.
Điều này cần được hiểu cho đúng. Đây là sáng suốt rất sâu sắc. Từ tình yêu chúng ta có thể gọi Thượng đế là ‘bố’ hay ‘mẹ’, nhưng trong khi làm như vậy ít có hiểu biết và phần nhiều mang tính ngu xuẩn. Mối quan hệ nào chúng ta thiết lập với Thượng đế là không quan trọng gì, đó là ngu xuẩn. Tại sao? Vì có một nhân tố không tránh khỏi trong mối quan hệ: phải có sự hiện diện của hai người. Mối quan hệ không thể được thiết lập mà không có hai đối tượng. Tôi có đó và bố tôi có đó - cả hai đều cần; tôi có đó và mẹ tôi có đó - cả hai đều cần. Quan hệ như thế với Thượng đế là không đúng mà cũng không thể có ở nơi chúng ta có thể đặt quan hệ bằng cách vẫn còn là hai. Với Thượng đế, chỉ có thể đặt quan hệ qua việc đánh mất bản thân chúng ta, không phải qua việc vẫn còn như các thực thể tách biệt.
Mọi quan hệ trong thế giới này đều được duy trì chỉ bằng cách giữ các thực thể tách biệt. Mối quan hệ với Thượng đế được thiết lập chỉ bằng cách hoà trộn với Thượng đế, bằng cách đánh mất bản thân người ta trong Thượng đế, bằng cách là một với Thượng đế. Đây là điều phức tạp lớn. Với mối quan hệ cần có hai, cho nên chúng ta thậm chí có thể nói rằng không bao giờ có mối quan hệ nào được thiết lập với Thượng đế cả. Nếu cái hai là phải có cho một quan hệ thế thì không quan hệ nào có thể thiết lập được với Thượng đế bởi vì chính gặp gỡ với Thượng đế là có thể chỉ khi cái hai biến mất và cái một còn lại.
Kabir đã nói, “Tôi đã bắt đầu tìm kiếm bạn nhưng tôi không thể nào tìm thấy bạn. Tôi biến mất trong chính việc tìm kiếm, thế thì bạn được tìm thấy. Người đã bắt đầu tìm kiếm bạn... chừng nào người đó vẫn còn đó, không có gặp gỡ với bạn; khi trong quá trình tìm kiếm bạn không được tìm thấy mà người tìm kiếm biến mất, thế thì gặp gỡ đã xảy ra.”
Điều đó chỉ có nghĩa là con người không bao giờ gặp Thượng đế, bởi vì chừng nào con người còn đó, không có Thượng đế; và khi có Thượng đế, con người không có đó. Cái hai chưa bao giờ gặp nhau.
Cho nên không mối quan hệ nào của thế giới là áp dụng được cho việc gặp gỡ với Thượng đế. Chúng ta đã phạm sai lầm bằng việc nghĩ theo cách này.
Bố có thể được gặp mà không làm mất bản thân chúng ta; làm mất bản thân người ta không phải là điều kiện cho gặp gỡ. Mẹ có thể được gặp mà không làm mất bản thân chúng ta; làm mất bản thân mình không phải là điều kiện cho gặp gỡ. Nhưng làm mất bản thân người ta là điều kiện cơ bản để gặp Thượng đế. Mối quan hệ xảy ra giữa hai người nhưng mối quan hệ với Thượng đế chỉ xảy ra ở nơi có một, không có hai. Cho nên mối quan hệ này là cái đối lập.
Upanishad đã không đề cập tới Thượng đế như bố hay như mẹ - họ đã không thiết lập bất kì mối quan hệ con người nào. Các nhà xã hội học nói rằng việc thiết lập mọi mối quan hệ con người là đã lấy con người trung tâm, trọng tâm con người. Con người cứ áp đặt bản thân mình lên mọi thứ. Chúng ta hiểu cách nhìn này về việc lấy con người trung tâm, bởi vì tâm lí học và xã hội học hiện đại chịu ảnh hưởng cao độ bởi từ này và gắn giá trị lớn cho nó.
Bất kì cái gì con người thấy, người đó phóng chiếu bản thân mình vào trong đó. Nếu trăng bị mây che, chúng ta nói, “Mặt trăng bị khuất sau tấm mạng.” Không có khuôn mặt nào mà cũng không có tấm mạng nào ở đó cả. Nhưng con người, theo bản tính, phóng chiếu kinh nghiệm của mình lên mọi thứ. Nếu có nguyệt thực chúng ta nói, “Kẻ thù Rahu và Ketu của trăng đã nuốt trăng, chúng ở sau trăng.”
Con người chỉ có thể nghĩ theo ngôn ngữ của con người. Chúng ta cũng cứ phóng chiếu bản thân mình lên mọi thứ chúng ta thấy xung quanh. Chúng ta nói trái đất là mẹ, đấy là phóng chiếu. Chúng ta nói bầu trời là cha; đấy là phóng chiếu. Nếu chúng ta nhìn sâu hơn, chúng ta sẽ thấy rằng bất kì mối quan hệ nào con người có với vũ trụ, con người đã áp đặt hình ảnh và cấu trúc riêng của mình lên mọi thứ.
Freud nói rằng toàn thể vấn đề về Thượng đế thực ra là cái thay thế cho người bố.
Khi đứa trẻ được sinh ra, nó là kẻ bất lực, yếu đuối và bấp bênh; người bố bảo vệ nó và nuôi nó khôn lớn. Đứa trẻ nhỏ lớn lên trong bóng hình người bố, nó coi bố như siêu cường; không cái gì lớn hơn bố nó trong thế giới này. Cho nên trẻ nhỏ thường hay được thấy thảo luận giữa chúng xem bố ai mạnh hơn. Mọi đứa trẻ đều đòi bố nó là lớn nhất, và mọi đưa trẻ đều cảm thấy theo cách này - rằng cái gì có thể lớn hơn và mạnh hơn bố nó được? Mọi sức mạnh đều nằm trong tay bố nó.
Trong thời thơ ấu, đứa trẻ lấy hỗ trợ của bố nó để trưởng thành. Niềm tin của nó, tin cậy, kính trọng, mọi điều đều dồn vào bố nó. Nếu trong khi nắm tay nó, bố nó bước qua lửa, đứa trẻ sẽ đi cùng và cười vang, bởi vì bất kì chỗ nào bố nó đi đều không thể có nguy hiểm gì cho nó cả. Không có chút nào hoài nghi hay không tin nảy sinh trong tâm trí đứa trẻ. Bố nó vẫn tuyệt đối đáng tin cậy. Nhưng khi đưa trẻ lớn lên, tin cậy này sẽ bắt đầu rơi rụng đi. Dần dần những yếu kém của bố nó sẽ trở thành thấy được với nó.
Khi đứa trẻ lớn lên nó sẽ có khả năng hiểu được một chút, và chính cái yếu kém đầu tiên nó sẽ đi tới thấy là ở chỗ trong chín mươi của một trăm trường hợp, mẹ mạnh hơn bố, từ chín mươi đến chín mươi chín trường hợp trong một trăm trường hợp. Tất cả những phô trương và đạo mạo của bố nó, tất cả oai vệ của ông ấy đều chỉ ở bên ngoài ngôi nhà nó - ông ta vào nhà với một chút ít sợ hãi, chút ít nhu mì. Đây sẽ là rạn nứt đầu tiên trong tin cậy của đứa trẻ. Khi nó lớn lên và bắt đầu hiểu mọi điều, nó thấy rằng bố nó cũng có một bà chủ và rằng bố nó cũng run rẩy trước mẹ nó.
Tin cậy này, mà đã được áp đặt lên người bố từ thủa thiếu thời bây giờ dịch xa khỏi người bố, để lại lỗ hổng. Chính cũng cùng tin cậy đó, theo Freud, người ta áp đặt lên Thượng đế - người bố tưởng tượng - để cho tâm trí không có lỗ hổng. Cho nên con người gọi Thượng đế là cha, cha tối cao, người quyền năng nhất trong mọi người.
Nhớ lấy, bất kì phẩm chất nào mà đứa trẻ mô tả cho bố nó cũng đều đích xác cùng những phẩm chất mà những người tôn giáo mô tả cho Thượng đế. Và hệt như tụi trẻ đánh lộn lẫn nhau để giải quyết việc bố ai vĩ đại hơn, người Hindu, Mô ha mét giáo và Ki tô giáo đánh nhau để chứng tỏ thượng đế của họ là vĩ đại hơn. Bây giờ, làm sao thượng đế có thể là vĩ đại hơn? Đây toàn là ý tưởng trẻ con. Nhưng chính trò bịp về cương vị người bố cho tới khái niệm về Thượng đế là ấu trĩ; nó được sinh ra từ tâm trí trẻ con.
Cho nên Freud đã đi khá xa khi nói rằng chừng nào trẻ con còn được nuôi dưỡng cùng bố nó rất khó cho họ gột bỏ Thượng đế. Thượng đế không là gì ngoài hình dạng khác của người bố. Dường như có chân lí nào đó trong đó, bởi vì trong các xã hội mẫu hệ, nơi người mẹ là tối cao và người bố là thứ yếu, Thượng đế không được đề cập tới như người bố mà như người mẹ. Điều đó để lộ chân lí của vấn đề. Chẳng hạn, những người tôn thờ nữ thần mẹ Kali chấp nhận Thượng đế dưới dạng người mẹ, không phải dưới dạng người bố. Những người tôn thờ Kali này đều từ xã hội mẫu hệ nơi người mẹ là chủ yếu còn người bố là thứ yếu. Những xã hội như thế giờ vẫn còn tồn tại trên trái đất, và trong những xã hội này khái niệm về Thượng đế là khái niệm về người mẹ, không phải người bố.
Điều này hỗ trợ cho ý tưởng của Freud thêm một chút rằng các khái niệm đã được hình thành từ thời thơ ấu - và những khoảnh khắc niên thiếu là có giá trị, bởi vì với bất kì mẫu hình nào được hình thành trong tâm trí trong thời kì đó, nếu có mất mát về chúng bất kì lúc nào, người ta đều cảm thấy bất ổn. Người ta thấy cần phải bù đắp lại mất mát đó. Và con người tiếp tục cố gắng cả đời để hoàn chỉnh các mẫu hình đã được tạo ra trong thời thơ ấu của mình.
Từ điều này bạn nên lưu ý đến một điều thú vị nữa. Trong các xã hội mà hệ thống gia đình đã bị bật rễ - chẳng hạn, như đã xảy ra ở Mĩ, nơi rễ của hệ thống gia đình đã bị nhổ ra, nơi việc chăm sóc trẻ con không phải của cả bố lẫn mẹ nữa, cả bố lẫn mẹ đều không chăm sóc nhiều lắm tới trẻ con; nơi mối quan hệ giữa các thành viên gia đình đã trở nên yếu - trong những xã hội đó khái niệm về Thượng đế cũng trở nên yếu.
Nơi mà hệ thống gia đình lung lay Thượng đế cũng lung lay; tại đó vô thần bành trướng. Trong những xã hội mà quyền lực của người bố là rất mạnh và nơi mệnh lệnh của người bố là tối cao và kỉ luật được đảm bảo, vô thần không sinh ra được. Và kết luận mà Freud suy dẫn ra từ tất cả những điều này đều đúng, nhưng chỉ một nửa. Có chân lí trong kết luận của ông ấy rằng việc thấy người bố trong Thượng đế là cố gắng của con người để lấp chỗ trống tâm lí. Nhưng khi Freud nói rằng Thượng đế không là gì hơn điều này, đây là chỗ ông ấy bị sai lầm.
Con người có thể gọi đất là mẹ - đây là điều gì đó vừa ý con người, nhưng bởi vì điều này đất không dừng là điều nó đang là. Con người có thể gọi Thượng đế là bố, mẹ hay bất kì cái gì khác. Điều này có thể là việc mở rộng của gia đình người đó, thời thơ ấu của người đó hay tâm trí của người đó, nhưng Thượng đế, mà việc mở rộng này được thực hiện cho ngài, không trở thành điều lừa dối bởi vì điều đó. Cái tên nào chúng ta đặt cho nó phụ thuộc vào chúng ta, nhưng sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào chúng ta.
Giá mà Freud biết được về Upanishad ông ấy chắc sẽ trong khó khăn, vì Upanishad không tạo ra bất kì mối quan hệ nào với Thượng đế. Nếu như Freud đã đọc Upanishad, câu chuyện của tâm lí học hiện đại chắc đã khác. Nhưng Freud là người chân thật. Giá như ông ấy chỉ hơi có ý niệm rằng có một truyền thống tư tưởng, triết học, kinh nghiệm mà không thiết lập bất kì loại quan hệ nào với Thượng đế và truyền thống đó dùng một từ vô nhân tính nhất tat, ‘cái đó’ - nơi Thượng đế là ‘cái đó’, và không thể có được bất kì cách đề cập vô nhân tính nào khác - thì Freud chắc chắn phải sửng sốt lắm. ‘Cái đó’ nghĩa là không có tên nào được đặt ra, chỉ là hướng dẫn. ‘Cái đó’ không phải là tên, nó chỉ là chỉ dẫn, ngón tay trỏ tới.
Chắc chắn cái tat này không thể sinh ra được từ bất kì khan hiếm nào của tuổi thơ. Người ta có thể nghĩ tới mẹ, người ta có thể nghĩ tới bố - nhưng ‘cái đó’ sao? Nó không liên quan gì tới tâm lí của tuổi thơ cả. Thực ra nó chẳng liên quan gì với tâm lí như vậy. Nó phải liên quan tới kinh nghiệm của những người đã vượt ra ngoài tâm trí, người đã vượt ra ngoài con người.
Những từ này manushya và mun, con người và tâm trí, cũng nên được hiểu. Ở nước này chúng ta gọi con người là manushya. Con người được gọi như vậy bởi vì người đó bị bao quanh bởi mun, tâm trí, bởi vì người đó đang sống trong tâm trí, bởi vì người đó hoàn toàn hướng tâm trí và nhận được nuôi dưỡng từ tâm trí. Từ tiếng Anh, man, cũng được dẫn ra từ từ tiếng Phạn mun, nghĩa là tâm trí.
Mun, tâm trí, là con người. Nơi tâm trí được siêu việt lên, nhân tính cũng được siêu việt lên. Đây là những phát biểu của những người đã vượt lên trên con người, người đã vượt lên trên mun, tâm trí, và gợi ý về ‘cái đó’. Nhưng có vài điều trong đó đáng xem xét. Người bố có thể được tôn thờ, nhưng làm sao bạn tôn thờ ‘cái đó’? Đền cho ‘người bố’ có thể được dựng, đền cho ‘người mẹ’ có thể được dựng, nhưng làm sao bạn xây dựng ngôi đền cho ‘cái đó’? Làm sao bạn có thể làm được ngôi đền về ‘cái đó’? hay bạn có thể làm được? Người ta có thể làm thần tượng về đàn ông, đàn bà, mẹ, bố, nhưng làm sao thần tượng về ‘cái đó’ được làm? Không có kinh sách nào phá chấp hơn Upanishad, mặc dầu không một lời đã được nói ra trong chúng chống lại việc tôn thờ thần. Điều này nữa cũng đáng để hiểu.
Người Mô ha mét giáo đã từng bận rộn đập phá thần tượng chỉ bởi vì Mohammed đã nói, “Không thể có thần tượng về ‘cái đó’.” Phát biểu của Mohammed tương tự như phát biểu của Upanishad, rằng không thể có thần tượng về ‘cái đó’. Người Mô ha mét giáo dường như tin rằng thần tượng về ‘cái đó’ không thể được làm ra nhưng tin rằng có thần tượng về ‘cái đó’ có thể bị phá huỷ! Làm sao cái có thể bị phá không thể được làm ra ngay chỗ đầu tiên? Cho nên một nhóm người điên đang bận rộn làm ra thần tượng và một nhóm người điên khác bận rộn đi đập phá thần tượng.
Điều rất thú vị là thấy rằng những người bài trừ cũng không là gì ngoài những người tôn thờ thần tượng. Người đi phá thần tượng cũng là người tin vào thần tượng - ít nhất người đó tin chúng đáng giá để nhận rắc rối về việc đập phá. Người tin vào thần tượng ít nhất cũng nhiều như vậy. Khác biệt là gì? Người này đi cúng dường hoa lên đầu thần tượng, người kia đi đập đầu thần tượng bằng búa.
Chính với búa và chàng mà thần tượng được làm ra và cũng với búa và chàng mà thần tượng bị đập phá. Không có gì khác nhau mấy giữa niềm tin của cả hai - cả hai đều tin rằng có quan trọng nào đó trong thần tượng. Người tôn thờ thần tượng tin nó là quan trọng, người bài trừ tin nó là quan trọng. Đôi khi người bài trừ còn gắn tầm quan trọng hơn, bởi vì trong khi người tôn thờ thần tượng chưa bao giờ liều mạng mình trong việc làm ra thần tượng, người bài trừ liều cả đời mình để phá nó. Người bài trừ đặt cược tính mạng mình vào nguy hiểm của việc phá huỷ thần tượng khi Koran nói, “Không thể có thần tượng về ‘cái đó’.” Thế thì bạn đang phá thần tượng của ai?
Upanishad không tôn thờ thần tượng không bài trừ thần tượng. Cái nhìn của Upanishad đã vượt xa ra ngoài hình tướng, diện mạo và thần tượng. Đây là lí do tại sao họ nói, tat, ‘cái đó’. Thần tượng nào có thể được làm về ‘cái đó’? Không, không thần tượng nào có thể được làm về ‘cái đó’. ‘Cái đó’ không là hình dạng. Liệu có hình hay dạng nào của ‘cái đó’ không? ‘Cái đó’ không là hình dạng, ‘cái đó’ là vô hình. Ngay cả từ ‘cái đó’ cũng vô hình. Nếu bất kì ai muốn cho ‘cái đó’ hình dạng, điều đó không thể được thực hiện. Tat, ‘cái đó’ là gì vậy? Nó chỉ là chỉ dẫn, dường như ai đó trỏ ngón tay và nói ‘cái đó’!
Wittgenstein là một nhà tư tưởng hiện đại đáng kinh ngạc. Ông ấy là một trong những người đã cho sinh thành nên logic vĩ đại nhất của thế kỉ này. Wittgenstein, trong cuốn sách quan trọng của mình Tractatus Logicus, là một trong ba hay bốn cuốn sách quan trọng nhất được viết ra trong thế kỉ này, viết rằng có những điều không thể nói ra được nhưng vẫn có thể chỉ ra được. Không cái gì có thể được nói về chúng nhưng chúng có thể được chỉ ra.
Upanishad chỉ hướng về Thượng đế, chúng không nói gì cả. ‘Cái đó’ chỉ là một chỉ dẫn. Có nhiều điều được ngụ ý trong chỉ dẫn này, lưu ý đến sự kiện này. Một chỉ dẫn là ở chỗ không có mối quan hệ nào được thiết lập với ‘cái đó’. Đây là lí do tại sao Upanishad không gọi nó là ‘ngươi’, bởi vì với ngươi có thể thiết lập mối quan hệ với cái ‘tôi’.
Bất kì nơi nào có ngươi cũng sẽ có ‘tôi’. Ngươi không thể tồn tại không có ‘tôi’. Ngay khi tôi gọi ai đó là ngươi, cái ‘tôi’ đã bước vào, cái ‘tôi’ đã tạo nên sự hiện diện của nó ở đấy. Chính trong tham chiếu đến cái ‘tôi’ mà ai đó là ngươi, và chính trong việc tham chiếu đến ngươi mà tôi là ‘tôi’. Tôi và ngươi tồn tại đồng thời. ‘Cái đó’ là một mình. Không cần phải có cái khác tồn tại cùng với ‘cái đó’. ‘Cái đó’ không tạo ra bất kì chỉ dẫn gì về sự hiện diện của ai đó khác.
Bất kì khi nào chúng ta nói ngươi, thế thì bất kì ai đã được nói tới sẽ đến với cùng mức độ như chúng ta đang vậy. ‘Tôi’ và ngươi đứng cạnh nhau. Khi chúng ta nói ‘cái đó’, không mối quan hệ nào được tạo nên ở mức độ chúng ta. ‘Cái đó’ ở đâu? Liệu nó ở trên, dưới hay ở trong chúng ta, không có gì thuộc loại đó được lộ ra cả. Với sáng suốt sâu lắng Upanishad đã gọi Thượng đế là ‘cái đó’.
Bây giờ chúng ta hiểu kinh này.
Người mang thuộc tính là hiện thân của ảo vọng, ảo tưởng, người là cội nguồn của vũ trụ, người có đặc trưng toàn thức, vân vân, và là hiện thân của gián tiếp, tính nhiều và chân lí, vân vân, đều được biết tới bởi từ tat - ‘cái đó’.
Người dường như là hỗ trợ cho cái ‘tôi’ như một kinh nghiệm cũng như là một từ và người được kinh nghiệm như tách biệt khỏi ý thức, được gọi bởi từ tvam - ‘ngươi’.
Tvam, ngươi, bạn... Ngay khi chúng ta gọi bất kì ai là ngươi, tvam hay bạn, chúng ta đã chấp nhận biên giới. Người khác này chúng ta thấy như một thực thể tách biệt. Thực thể này có hình dạng, thân thể; bạn không thể gọi một thực thể vô thân thể là ngươi. Bạn không thể nhìn lên bầu trời và gọi nó là ngươi, điều đó không ngụ ý gì cả. Làm sao bạn có thể gọi bầu trời là ngươi được? Không quan hệ nào đi tới hiện hữu. Có sự mở rộng như thế, không giới hạn; dường như không có quan hệ gì với ngươi nảy sinh. Mối quan hệ với ngươi nảy sinh chỉ ở nơi có hình dạng nào đó. Nhưng Thượng đế thậm chí còn mở rộng hơn bầu trời; bản thân bầu trời chỉ là một biến cố trong Thượng đế. Với một Thượng đế như thế thì mối quan hệ của ngươi là không khả thi, bởi vì trong khi đứng trước Thượng đế không có việc nhớ tới cái ‘tôi’, rằng tôi đây. Một người vẫn cảm thấy rằng ‘tôi tồn tại’ sẽ không có khả năng thấy Thượng đế. Chính cái ‘tôi’ là trở ngại, là tấm mạng.
Chừng nào mà còn cái ‘tôi’, tôi sẽ thấy ở mọi nơi chỉ ngươi. Bất kì quan hệ nào với cái vô hình dạng đều không thể có; quan hệ chỉ có thể với cái có hình dạng.
Nhớ lấy, để điều này là nguyên tắc nền tảng. Tôi là gì, tôi thế nào, tôi ở đâu - mối quan hệ của tôi chỉ có thể có trong những hoàn cảnh này. Nếu tôi tin rằng tôi là thân thể, bất kì quan hệ nào cũng sẽ xảy ra chỉ với những người cũng tin họ là thân thể. Nếu tôi tin rằng tôi là tâm trí, mối quan hệ của tôi sẽ xảy ra chỉ với những người cũng tin rằng họ là tâm trí. Nếu tôi tin rằng tôi là tâm thức, mối quan hệ của tôi sẽ chỉ có thể có với những người cũng tin họ là tâm thức. Nếu tôi muốn thiết lập mối quan hệ với Thượng đế, tôi cũng phải trở thành vô hình dạng và trống rỗng như Thượng đế, nơi thậm chí không có cả dấu vết của cái ‘tôi’, bởi vì cái ‘tôi’ qui về hình dạng. Chỉ khi tất cả đều trống rỗng trong tôi, tôi sẽ có khả năng kết nối với cái trống rỗng. Chỉ khi tôi trở thành vô hình dạng bên trong tôi sẽ có khả năng kết nối với cái vô hình dạng bên ngoài.
Không có cách nào khác ngoài việc phải trở thành giống như người mà chúng ta muốn kết nối với. Không có cách nào khác ngoài việc phải trở thành giống như người chúng ta đang tìm kiếm.
Có hai từ, ‘cái đó’ và ngươi. Linh hồn hiện thân chúng ta gọi là ngươi - tâm thức bị giam hãm trong thân thể, cái bị giới hạn bởi thân thể. Và tâm thức đó, cái tràn ngập tất cả - bên ngoài tất cả các giới hạn là vô giới hạn - chúng ta gọi là ‘cái đó’. Với giọt sương chúng ta nói ‘bạn’ và với đại dương chúng ta nói nói ‘cái đó’. Với nguyên tử, với nguyên tử tí xíu chúng ta nói ‘bạn’ và với cái toàn thể chúng ta nói ‘cái đó’.
Tại sao có nhiều sự nhất quyết đến thế của Upanishad về tat, ‘cái đó’? Upanishad không có mong đợi về bạn sẽ bắt đầu tôn thờ và cầu nguyện Thượng đế. Họ cũng không mong đợi bạn là người sùng kính Thượng đế. Upanishad trông đợi chính bản thân bạn trở thành Thượng đế. Để khác biệt này được hiểu đúng.
Tham vọng của Upanishad là tối thượng, tuyệt đối; không tham vọng nào cao hơn tham vọng này đã từng được sinh ra trên thế giới. Upanishad không được thoả mãn chỉ bởi tôn thờ, cầu nguyện hay sùng kính của bạn với Thượng đế. Họ nói rằng chừng nào bạn còn chưa trở thành Thượng đế, chân lí tối thượng còn không được cảm nhận. Họ nói rằng chừng nào bạn chưa trở thành Thượng đế định mệnh của bạn không được hoàn thành.
‘Cái đó’ nghĩa là chúng ta không định thiết lập mối quan hệ về tôn thờ hay sùng kính với Thượng đế - không mối quan hệ nào có thể được thiết lập với ‘cái đó’ theo bất kì cách nào - chúng ta định bỏ mọi quan hệ. Đến cuối chúng ta cũng sẽ vứt bỏ chính mình, để cho không còn lại ai mà quan hệ và do đó không quan hệ nào có thể có. Chung cuộc chúng ta sẽ trở thành duy nhất cái mà ta đã từng đề cập tới là ‘cái đó’.
Vấn đề quả trở thành khó hiểu, bởi vì thông thường khái niệm của chúng ta về tôn giáo là tôn thờ và cầu khẩn, kính trọng và sùng kính. Khái niệm của Upanishad về tôn giáo không phải là tôn thờ, sùng kính và cầu khẩn mà về việc đẻ mở và hiển lộ của ‘cái đó’, cái được ẩn kín bên trong mọi cá nhân.
Upanishad là khoa học về tôn giáo. Hệt như khoa học tìm kiếm chân lí ẩn bên trong vật chất, hệt như khoa học phá vỡ vật chất, chẻ nhỏ nó thành nguyên tử và cố gắng phát hiện ra năng lượng ẩn bên trong nó và những luật cai quản nó, theo cùng cách đó Upanishad đi vào trong mọi nguyên tử của tâm thức và khám phá cái gì là luật cuả tâm thức, cách tâm thức chuyển động trong thế giới và cách nó tĩnh tại, cách tâm thức bị che giấu và cách nó biểu hiện.
Upanishad này đang dùng ngôn ngữ của khoa học. Nếu nhà khoa học khám phá ra năng lượng nguyên tử, ông ta không nói rằng năng lượng nguyên tử này là bố hay mẹ ông ta, ông ta không thiết lập mối quan hệ với nó. Đó là một luật ông ta đã phát hiện ra, không có vấn đề thiết lập mối quan hệ với nó. Ông ta không phát triển ngôn ngữ của gắn bó xung quanh nó. Và nếu khoa học mà phát triển ngôn ngữ của gắn bó, nó sẽ dừng là khoa học. Gắn bó, quan hệ là phi khoa học và chúng sẽ xuyên tạc chân lí. Cho nên nhà khoa học sẽ phải nhìn vào chân lí trong khi vẫn duy trì khoảng cách và trung lập của mình; đấy không phải là vấn đề tạo ra mối quan hệ cá nhân gần gũi.
Upanishad cũng nói theo ngôn ngữ khoa học: họ nói ‘cái đó’. Họ không thiết lập quan hệ, họ giữ cho bản thân họ tách biệt và riêng ra. Khi Upanishad nói ‘cái đó’ chúng ta thậm chí không để ý ai đang nói. Khi ai đó nói, “Thượng đế là người cha tối cao,” chúng ta biết ai đang nói điều đó - người nào đó có ham muốn về người bố vẫn còn chưa được thoả mãn, người nào đó có thời trẻ thơ còn chưa đầy đủ, người nào đó còn chưa nhận được tình yêu của bố hay mẹ, hay người nào đó đã nhận được nhiều tình yêu đến mức gây ra không tiêu hoá nổi. Nhưng chắc chắn người đang nói điều này là người đã chịu đựng một loại bất thường nào đó trong mối quan hệ với bố người đó. Nhưng khi người ta nói ‘cái đó’, không có gì được lưu ý về người nói, không có gì được lộ ra về người nói.
Chỉ dẫn là vô nhân tính nhất và do đó rất có giá trị. Và khoảnh khắc chúng ta gọi nó là ‘cái đó’, mọi tranh cãi chấm dứt.
Đây là điều rất thú vị: nếu chúng ta gọi Thượng đế là ‘cái Trung quốc - làm sao điều đó có thể được?”
Nó là khái niệm của chúng ta mà chúng ta sẽ phóng đó’, làm sao người Hindu và người Mô ha mét giáo đánh nhau được? Khác biệt gì có thể có giữa ‘cái đó’ của người Ki tô giáo và người Hindu? Nếu người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo và Hindu đều gọi Thượng đế là ‘cái đó’ không thể nào có đánh nhau giữa ba loại người này. Từ nào được dùng cho ‘cái đó’ không thành vấn đề - tat hay cái đó, không tạo ra khác biệt gì - vẫn không thể có đánh nhau được. Nhưng khi người Mô ha mét giáo gọi nó là điều này, người Hindu gọi nó là cái gì đó khác, người Ki tô giáo gọi nó là cái gì đó khác, hay khi họ gọi nó là cha, khái niệm lập tức thay đổi và thích ứng cho từng người.
Đấy là vấn đề đáng suy nghĩ tiếp. Freud đã nói rằng khi một người gọi Thượng đế là cha, nếu người đó tìm kiếm bên trong mình người đó sẽ thấy hình ảnh của người bố mình trong khái niệm của người đó về Thượng đế. Người đó nhất định tìm thấy nó. Khi bạn gọi Thượng đế là mẹ, mẹ bạn sẽ xuất hiện. Khái niệm mẹ của bạn là gì? Với một chút ít làm mịn, thuần khiết, lau sạch, sơn vẽ cho nó, bạn có thể biến khái niệm của mình về người mẹ thành Thượng đế.
Diderot, nhà triết học người Pháp, đã bịa ra câu chuyện đùa tinh tế. Ông ta nói rằng nếu như ngựa mà quan niệm về Thượng đế của chúng thì ngài phải trông như ngựa! Không con ngựa nào có thể quan niệm Thượng đế của chúng lại có khuôn mặt người - điều này là chắc chắn, điều này chúng ta biết. Khi người da đen vẽ tranh Thượng đế, ngài sẽ có tóc rậm ngắn - nó phải như thế chứ! Môi ngài sẽ giống như môi người da đen, còn làn da sẽ sẫm mầu, đen. Khi người Trung quốc vẽ khuôn mặt của Thượng đế thì nó sẽ có xương gò má cao,  vì  “Thượng  đế  của  chúng  ta  mà  không  giống  người chiếu ra. Người Anh có thể quan niệm về thượng đế da đen không? Không có khả năng nào như thế cả. Bạn có thấy tưởng tượng của người Hindu trong các thượng đế của họ không? Rama, Krishna... tất cả đều ngăm ngăm đen. Với tâm trí Hindu mầu ngăm ngăm đen là biểu tượng của cái đẹp lớn - tất nhiên nó sẽ là như vậy! Bạn có thấy bức tranh của họ không? Khái niệm về cái đẹp mà tâm trí người Hindu có nhất định được phóng chiếu lên Ram và Krishna. Nó phải là như vậy.
Bạn có thể đã quan sát rằng tai của Rama, Krishna, Christ và Mohammed đều không lớn lắm, chúng nhỏ cả. Nhưng nếu bạn đã thấy các bức tượng của Phật và Mahavira, bạn sẽ thấy rằng tai dài thế, chấm vai. Phật tử và người Jaina tin rằng các tirthankara đều có tai dài chấm vai. Toàn bộ lí do cho điều này dường như là có lẽ tai của tirthankara đầu tiên của người Jaina có thể rất dài, chấm vai - và điều đó đã trở thành một khái niệm liên tục.
Không có lí do nào để tin rằng tất cả hai mươi bốn tirthankara đều có tai dài chấm vai. Nhưng một khi một khái niệm đã bắt rễ, các bức tượng đều được làm tương ứng theo khái niệm đó và không tương ứng với từng cá nhân được tạc tượng. Nếu bạn thấy những bức tượng của cả hai mươi bốn tirthankara bạn sẽ không có khả năng nói được cái nào là của Mahavira, cái nào là của Parshvanatha và cái nào là của Neminatha. Tất cả hai mươi bốn tượng đều trông giống nhau. Chúng chỉ có thể được nhận diện bằng cách xem biểu tượng đặc biệt được khắc ở chân đế của từng tượng.
Một khái niệm được nhất trí và rồi chúng ta di chuyển và sống theo khái niệm đó. Tất cả các thượng đế đều được tạo ra từ khái niệm của chúng ta, nhưng có thể không có khái niệm nào được tạo ra về ‘cái đó’. Cho nên cái ngày có một tôn giáo phổ dụng trên thế giới, ngày đó lần đầu tiên Upanishad sẽ được hiểu đúng. Ngày đó chúng ta sẽ hiểu rằng Upanishad, lần đầu tiên, đã dùng ngôn ngữ khoa học và đã gạt sang bên cái lưới của ngôn ngữ coi con người là trung tâm của con người.
Có hai thuộc tính: maya, ảo tưởng, cho linh hồn vũ trụ, và avidya, dốt nát, cho linh hồn hiện thân. Khi bỏ hai cái đó, cái được thấy chính là Param Brahman phúc lạc, hoàn toàn đúng đắn, ý thức - thực tại tối cao tối thượng.
Kinh này là hơi khó. “Thượng đế có thuộc tính ảo tưởng và linh hồn hiện thân có thuộc tính dốt nát.” Gọi nó là thuộc tính hay gọi nó là bệnh tật.
“Thượng đế có thuộc tính ảo tưởng.” Chúng ta cần xuyên thấu vào hiểu biết này. Điều này khá phức tạp và tinh tế; chúng ta cố gắng hiểu nó. Có nhiều, nhiều cách lĩnh hội trong tâm trí con người. Chúng ta hãy hiểu một số cách lĩnh hội, và thế rồi chúng ta có thể đi vào kinh được.
Một khó khăn bao giờ cũng có đó cho bất kì ai hay suy nghĩ là ở chỗ nếu một người chấp nhận Thượng đế, sẽ trở nên rất khó chấp nhận thế giới này; nếu chúng ta chấp nhận Thượng đế, sẽ trở nên rất khó giải thích được thế giới này. Chẳng hạn, nếu Thượng đế đã tạo ra thế giới này tại sao nó đầy những bệnh, khổ, đau và tội thế? Nếu Thượng đế đã tạo ra thế giới này, cần gì đẩy con người vào dốt nát đến thế? Con người không thể chịu trách nhiệm cho tất cả những điều này, chỉ Thượng đế phải chịu trách nhiệm.
Vài ngày trước đây một linh mục Ki tô giáo đến gặp tôi.
Tôi hỏi ông ta rằng ông ta đang tham gia vào việc gì. Ông ta trả lời, “Chúng tôi đang bận chiến đấu với tội lỗi.” Tôi nói, “Tội lỗi à! Tội lỗi đến từ đâu vậy?” Ông ta nói, “Nó do Quỉ tạo ra.”
Đến đấy ông ta vẫn còn cảm thấy dễ chịu. Thông thường không ai hỏi sâu thêm vào những vấn đề như vậy, bởi vì nếu làm như thế thì tình trạng lúng túng sẽ nảy sinh. Tôi hỏi ông ta, “Ai tạo ra Quỉ?” Thế là ông ta cảm thấy hơi khó chịu, bởi vì bây giờ sự việc thành có vấn đề. Ông ta sợ rằng nếu ông ta nói rằng Thượng đế tạo ra Quỉ thế thì điều đó trở nên khó khăn, vì nếu Thượng đế đã tạo ra Quỉ, và Quỉ tạo ra tội lỗi, tất cả đống lộn xộn luẩn quẩn này là gì? Không lẽ Thượng đế không có đủ thông minh để đừng tạo ra Quỉ à? Và cho dù Thượng đế có lẫm lỡ tạo ra Quỉ, đâu là khó khăn nếu bạn và tôi lỡ phạm phải tội lỗi? Và nếu tội lỗi được Quỉ tạo ra, và Quỉ được Thượng đế tạo ra, còn chúng ta phạm tội, ai chịu trách nhiệm?
Chúng ta chỉ là nạn nhân, bị trừng phạt không cần thiết. Chúng ta không liên quan gì đến nó cả. Thượng đế tạo ra chúng ta, Thượng đế tạo ra Quỉ, Quỉ tạo ra tội lỗi, chúng ta phạm tội - trong toàn bộ cái vòng này chúng ta trở nên có trách nhiệm ở đâu? Chúng ta không tạo ra Thượng đế, chúng ta không tạo ra Quỉ, chúng ta không tạo ra tội lỗi - và chúng ta đau khổ không cần thiết trong đống lộn xộn này.
Ông linh mục trở nên hơi bất ổn. Ki tô giáo không có câu trả lời cho nó. Khó mà tìm được câu trả lời với bất kì những người này vì nó có quá nhiều vấn đề. Hay ai đó... chẳng hạn, người Zarathustra tin, như Zarathustra nói, rằng Thượng đế và Quỉ là hai phần tử. Không ai tạo ra ai, cả hai đều vĩnh viễn. Bây giờ trong niềm tin này nguy hiểm thậm chí còn lớn hơn, bởi vì nếu cả hai đều vĩnh viễn thế thì không ai trong hai người này có thể thắng hay thua. Thượng đế và Quỉ sẽ cứ đánh nhau hoài. Và bạn là ai - bạn là chiến trường nơi họ đánh nhau chăng? Không ai trong cả hai có thể thắng hay thua vì cả hai đều vĩnh viễn.
Người Zarasthustra cũng trong khó khăn nếu họ không tin cả hai đều vĩnh viễn và nói rằng Quỉ có thể bị đánh bại, bởi vì thế thì câu hỏi lại nảy sinh: Làm sao nó vẫn chưa bị đánh bại cho đến giờ? Bao nhiêu thế kỉ đã qua mà nó vẫn chưa bị đánh bại. Và đâu là đảm bảo cho thất bại của nó trong tương lai? Thực ra, tình huống dường như là điều đối lập - rằng Quỉ đang thắng. Với nó bị thất bại là một giấc mơ xa xôi; Quỉ dường như ngày nào cũng thắng.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng gần đây, năm 1970, ở California, Mĩ, một nhà thờ mới đã dược đăng kí dưới cái tên Nhà thờ đầu tiên về Quỉ. Nó có tín đồ và tổng giám mục, và họ đã in kinh thánh của riêng họ và công bố, “Chúng ta đã có đủ thời gian để kinh nghiệm rằng Thượng đế đang bị thất bại và Quỉ đang thắng.”
Điều được nói dường như đúng. Nếu chúng ta nhìn vào thế giới, phát biểu của họ dường như không sai. Tín đồ của Quỉ thắng và tín đồ của Thượng đế bị thất bại. Tín đồ của Quỉ chiếm địa vị cao, và tín đồ của Thượng đế vẩn vơ đây đó.
Bạn có thể tự mình thử - bây giờ ngay cả tín đồ của Thượng đế cũng đã học được thủ đoạn này. Họ vẫn tụng niệm tên của Thượng đế, nhưng nhận các thứ qua Quỉ; họ đã hiểu ai thực sự thắng. Trong tính toán cuối cùng chính Quỉ thắng. Nhưng sợ vẫn còn lẩn khuất trong tâm trí rằng có lẽ, bởi sai lầm nào đó, Thượng đế có thể thắng! Cho nên họ cũng giữ tụng niệm tên Thượng đế: Rama, Rama, Rama. Họ vẫn cố ngồi trong cả hai con thuyền - mọi người thận trọng đều giống thế. Khi có nhu cầu, họ nhận công việc từ Quỉ, còn khi không có nhu cầu và họ có thời gian rỗi, họ quay sang tràng hạt cầu nguyện để làm vui lòng Thượng đế. Một loại thoả hiệp được duy trì, một loại cân bằng. Và thế nữa ai biết được đến cuối cùng ai sẽ thắng?
Nếu thế giới cho bất kì chỉ dẫn nào, đấy là thắng lợi của Quỉ. Thắng lợi của Thượng đế không được thấy ở đâu cả. Việc tốt dường như không tăng lên mà việc xấu dường như không giảm đi. Ánh sáng dường như không tăng lên mà bóng tối dường như không giảm đi.
Cho nên có rắc rối trong việc tin Quỉ là vĩnh viễn. Và nếu người ta tin rằng nó không là vĩnh viễn, rằng Quỉ chung cuộc sẽ bị thất bại - không thành vấn đề việc nó thắng đến đâu trong thời kì ở giữa, rằng đến cuối nó sẽ bị thất bại - cái gì là đảm bảo cho điều đó? Đâu là đảm bảo cho những việc như thế xảy ra? Người đang thắng bây giờ - sao phải bị thất bại về cuối? Dường như không có nhất quán hay logic trong niềm tin rằng người đang thắng sẽ đột nhiên bị thất bại về cuối.
Điều này vẫn còn là câu hỏi kso dài mãu cho loài người. Các tôn giáo khác nhau đã dự kiến những phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề nhị nguyên này, nhưng chẳng cái gì được giải quyết cả. Quan niệm của Upanishad dường như ít sai lầm hơn cả khi so sánh với tất cả các phương pháp đó - chỉ sai lầm ít nhất, nhưng không hoàn toàn đúng. Nhưng nếu nó được cân nhắc so với tất cả các quan niệm khác, ý tưởng của Upanishad dường như là đúng đắn nhất - không hoàn toàn đúng, chỉ là đúng nhất.
Upanishad nói rằng không có đối lập giữa Thượng đế và thế giới: không có Quỉ, và không có quyền năng nào đối lập Thượng đế. Thế thì thế giới này được tạo ra như thế nào?
Upanishad nói rằng Thượng đế không tạo ra thế giới này bằng cách tạo ra một thành phần đối lập nào đó để làm công việc đó. Trong chính hiện hữu của Thượng đế, trong chính sự rực rỡ của Thượng đế - cái mà họ gọi là ảo vọng, ảo tưởng - trong chính bóng hình của Thượng đế - cái mà họ cũng gọi là ảo vọng, ảo tưởng - thế giới có đấy, hệt như một người đứng đấy và bóng người đó tự nhiên hình thành. Không có sự tồn tại rắn chắc của cái bóng: lưỡi gươm không thể chém đứt nó, lửa không thể đốt cháy nó, nước không thể nhấn chìm nó. Thử tuỳ ý bạn, nó vẫn tồn tại. Nó không có tồn tại thực, vậy mà cái bóng vẫn có. Nó bước sau bạn; nếu bạn chạy, nó chạy theo bạn, nếu bạn dừng, nó dừng.
Upanishad nói rằng bất kì khi nào cái gì đó tồn tại, nó cũng có cái bóng của nó. Và những nghiên cứu mới nhất trong khoa học và tâm lí cũng ủng hộ cho sự kiện này. Để điều này được hiểu. Không cái gì tồn tại mà không có bóng. Bất kì cái gì có đó, nó tạo ra cái bóng của nó. Nếu có Brahman, thực tại tuyệt đối, nó sẽ phải có cái bóng của nó. Cái bóng đó họ gọi là ảo vọng, ảo tưởng. Cái bóng của thực tại tuyệt đối là thế giới này.
Jung, một nhà tâm lí học lớn, đã nghiên cứu rất nhiều về thực tại này từ một chiều hướng khác và ông ấy đã thấy rằng mọi người cũng có sự tồn tại hình bóng, nhân cách hình bóng. Bạn cũng nên hiểu điều này bởi vì cả bạn nữa cũng có sự tồn tại hình bóng của mình.
Bạn là người tốt, an bình và kiên nhẫn, và bạn không trở nên giận dữ. Nhưng một hôm bỗng nhiên, với một việc cỏn con, bạn trở nên giận dữ thái quá đến mức nó vượt ra ngoài hiểu biết riêng của bạn, bạn không biết việc gì đang xảy ra và ai đang làm việc này. Bản thân vấn đề đâu có nghiêm trọng đến mức sinh ra bất kì giận dữ nào, mà bạn thì cũng không phải là người thường trở nên giận dữ - bạn không trở nên giận dữ ngay cả với những vấn đề lớn, nghiêm trọng! Nhưng hôm nay, với việc cỏn con này, bạn phát rồ.
Đó là lí do tại sao sau đó người ta thường hay nói, “Sự việc đã xảy ra bất chấp cả tôi. Tôi đâu có chủ định mà nó cứ xảy ra.” Tại sao? Làm sao điều đó đã xảy ra? Bạn đâu có định làm việc đó, thế thì làm sao nó đã xảy ra?
Đôi khi bạn không định nói điều gì đó và nó buột ra từ mồm bạn. Bạn đơn giản không muốn nói điều đó còn nó lại phun ra từ mồm bạn. Sau đó bạn hối hận rằng, “Mình chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nói điều đó; mình đã quyết định không nói nó, thế mà mình lại buột mồn nói nó ra!”
Jung nói rằng bạn có nhân cách hình bóng của riêng bạn trong đó mọi điều mà bạn chối bỏ bên trong bạn cứ tích luỹ nó. Đôi khi tìm ra một cơ hội nào đó, trong khoảnh khắc yếu đuối nào đó nó tìm ra một khe nứt trong hệ thống, thế là nhân cách hình bóng biểu hiện chính nó.
Vì nhân cách hình bóng này, một  bệnh  nghiêm  trọng được biết tới với tên ‘nhân cách chia chẻ’, đã thành chủ đề nghiên cứu trong tâm lí học. Một người bị phân làm hai phần. Đôi khi sự việc xảy ra tới mức trở thành có hai nhân cách phân biệt trong người này - dường như là có hai người bên trong một người. Người này nói điều này và làm điều khác, không có phối hợp; người đó là người này vào buổi sáng và là người khác vào buổi tối. Lời nói của người đó, con người người đó - không cái gì hoàn toàn tin cậy được. Bản thân người đó sợ điều người đó làm và điều người đó nói, đơn giản không có hài hoà. Cứ dường như là có hai người bên trong người đó. Đôi khi người đó rất an bình, đôi khi rất khuấy động; đôi khi yên lặng, đôi khi huyên thuyên - người đó chỉ phân chia ra làm hai phần.
Có hàng nghìn những người điên như thế trong hàng nghìn nhà thương điên. Bệnh tật của họ là ở chỗ bỗng nhiên họ hoàn toàn mất một nhân cách và trở thành người khác hẳn. Mới hôm qua người đó là Rama, rồi bỗng nhiên điều gì đó xảy ra - một tai nạn, hay người đó bị ngã và bị thương ở đầu - và người đó trở thành Rahim. Bây giờ người đó đơn giản không nhớ rằng người đó là Rama;  người đó không nhận ra bố mình, mẹ mình hay vợ mình. Bây giờ người đó tuyên bố người đó là Rahim và đưa ra một giải thích hoàn toàn khác về cuộc đời mình mà không có gì liên quan tới gia đình này cả - thậm chí không quen biết gì.
Điều gì đã xảy ra? Trong tai nạn nhân cách chính của người này đã bị đẩy vào hậu cảnh do cú sốc của tác động và nhân cách hình bóng đã trở nên hoạt động, cho nên người đó đã thay đổi tên mình và mọi thứ khác.
Việc mang nhân cách hình bóng này cũng bị đảo ngược lại bởi cách trị liệu gây sốc. Thỉnh thoảng khi người này được chữa khỏi thì người đó lại trở thành Rama, con người trước đây, và toàn bộ hành vi của người đó thay đổi trở lại nhân cách nguyên gốc.
Nhân cách hình bóng này ẩn kín trong mọi người. Nếu chúng ta mô tả điều này theo ngôn ngữ Upanishad, đó là dốt nát, avidya, cái bị gắn vào mọi người - đó là nhân cách hình bóng của người đó. Giống như đó là ảo tưởng, ảo vọng được gắn vào Brahman, thực tại tối cao - đó là nhân cách hình bóng của nó. Ảo tưởng này không đối lập với Brahman, nó chính là cái bóng, một phần bản chất của sự hiện hữu của nó. Thế giới này không phải là kẻ thù của Brahman, nó chỉ là cái bóng của chính sự tồn tại của Brahman. Nếu chúng ta cố hiểu điều này theo ngôn ngữ khoa học có thể trở nên dễ nắm bắt hơn, bằng không thì không dễ gì hiểu thấu được hết cả.
Năm 1960, một nhà khoa học đã được giải thưởng Nobel vì phát minh ra phản vật chất. Đây là một từ rất lạ: phản vật chất. Phát minh của người này là ở chỗ trong thế giới này có vật chất và cũng có cái đối lập của nó, phản vật chất.
Mọi thứ đều có cái đối lập của nó. Không cái gì trong thế giới này tồn tại mà không có cái đối lập nó cả. Chẳng hạn, nếu có ánh sáng, có bóng tối; nếu có sống, có chết; nếu có nóng, có lạnh; nếu có đàn ông, có đàn bà. Toàn bộ thế giới đều tồn tại thông qua nhị nguyên. Bạn có thể quan niệm được một thế giới chỉ có đàn bà và không có đàn ông không? Điều ấy không thể được. Bạn có thể quan niệm về một thế giới chỉ có đàn ông mà không có đàn bà không? Điều ấy không thể được. Sự phối hợp là sâu sắc đến mức khi trẻ con được sinh ra, một trăm mười lăm đứa con trai sinh ra và chỉ có một trăm đứa con gái sinh ra; nhưng đến độ tuổi mười lăm, mười lăm đứa con trai đã chết và tỉ lệ con trai và con gái là bằng nhau.
Các nhà sinh vật nói rằng bởi vì con trai yếu hơn con gái nên tự nhiên phải cho sinh ra nhiều con trai hơn, bởi vì đến trước độ tuổi mười lăm, tuổi hôn nhân được, thì mười lăm đứa con trai sẽ chết.
Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng theo sinh học đàn bà khoẻ hơn đàn ông. Sức mạnh của đàn ông là cơ bắp; anh ta có thể mang tảng đá lớn hơn nhưng anh ta không thể mang nỗi đau lớn hơn. Sức mạnh của đàn bà là ở sức chịu đựng của cô ấy, cho nên đàn bà có khả năng chống đỡ với bệnh tật tốt hơn. Và điều đó là cần thiết, bởi vì cần có sức chịu đựng lớn nhất để sinh con, và cô ấy còn mang đứa trẻ trong chín tháng.
Nếu đàn ông phải sinh con anh ta chắc đã tự tử từ lâu rồi. Bạn sẽ không tìm được một người đàn ông nào trên thế giới.
Cưu mang đứa trẻ trong chín tháng bên trong bạn - cứ thử mang trên vai một đứa trẻ trong chín ngày, thậm chí chỉ chín giờ thôi, thậm chí chín phút thôi, mà xem! Đấy là việc khó khăn. Và rồi còn đau đẻ, cái đau sinh nở! Tự nhiên làm cho người đàn bà có khả năng chịu đựng những cái đau như thế. Cô ấy mạnh khoẻ, vững chắc. Sức mạnh của cô ấy thuộc vào kiểu khác. Cô ấy không thể đánh nhau, cô ấy không thể chạy thật nhanh, nhưng bởi vì điều này không nên coi cô ấy là yếu. Chiều hướng sức mạnh của cô ấy là khác. Cô ấy có khả năng lớn.
Cho nên trước độ tuổi mười lăm, tỉ lệ con trai và con gái là ngang nhau. Tỉ lệ này được duy trì trên toàn thế giới. Trong chiến tranh, nhiều con trai bị giết chết - chắc chắn, vì con trai ra chiến trường. Vậy số phần trăm đàn bà tăng lên. Và sau thời gian chiến tranh tỉ lệ sinh con trai tăng lên và tỉ lệ con gái giảm đi. Ai có thể lập kế hoạch cho mọi điều này? Và làm sao mọi điều này xảy tới?
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất hàng trăm nghìn người đã bị giết. Trong hai đến ba năm của thời kì hậu chiến, tỉ lệ sinh con trai tăng lên đáng lưu ý và tỉ lệ con gái giảm đi. Về sau tỉ số của tỉ lệ sinh lắng xuống về bình thường. Điều này lẩy cò cho suy nghĩ nào đó. Cùng điều này được lặp lại lần nữa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thế thì người ta nhận ra rằng tự nhiên giữ cân bằng các phía đối lập từ bên trong.
Bạn không bao giờ cần nghĩ rằng một ngày nào đó trên trái đất này sẽ chỉ có ánh sáng mà không có bóng tối. Điều này không thể xảy ra được. Bóng tối và ánh sáng bao giờ cũng còn được giữ cân bằng.
Việc khám phá ra phản vật chất dựa trên cùng nguyên lí này rằng thế giới là cân bằng giữa các phía đối lập. Cho nên nếu có vật chất, cái đối lập của nó là gì? Và khái niệm của các nhà vật lí là rất phức tạp. Chẳng hạn, nếu một hòn đá được giữ trên bàn, chúng ta thấy nó. Khi nó bị lấy đi, chúng ta không thấy gì trong chỗ của nó nữa.
Bây giờ hình dung rằng trên bàn đó có một không gian hổng hệt như hình dạng của hòn đá. Khi hòn đá bị lấy đi, không gian hổng đó vẫn còn đấy và không gian hổng đó là phản vật chất. Tới giờ không ai đã thấy nó, trừ người đã nhận giải thưởng Nobel. Và lí do ông ta có thể nhận được giải thưởng Nobel là ở chỗ ông ta không thể bị chứng minh là sai, bởi vì khi mọi thứ trong thế giới này đều có phía đối lập của nó, điều cần thiết là vật chất cũng phải có cái đối lập của nó, cái có thể bị che giấu đâu đó gần nó. Nó có thể được thấy, nó có thể không được thấy, nhưng về nguyên tắc không có phương án nào khác ngoài việc chấp nhận nó.
Ảo vọng là hình bóng của Brahman. Brahman không thể có đó nếu không có ảo vọng, ảo vọng không thể có đó nếu không có Brahman. Và chính trên qui mô bao la mà ảo vọng là hình bóng của Brahman. Bạn có thể gọi nó là phản- Brahman. Trên qui mô nhỏ hơn của con người, dốt nát là cái bóng. Dốt nát là ảo vọng trên qui mô con người.
Xung quanh bạn dốt nát tồn tại. Bây giờ cái gì có thể được làm về nó? Nó có đó cùng với con người. Làm sao từ bỏ dốt nát? Và nếu đây là định mệnh, nếu có thu xếp trong vũ trụ để cái đối lập sẽ có đó và nếu thậm chí Brahman đã không có khả năng vứt bỏ ảo vọng, nếu thậm chí sự tồn tại tối cao bị bao bọc bởi ảo vọng, làm sao chúng ta, những cá nhân nhỏ bé tí hon này, có thể vứt bỏ được dốt nát? Brahman không có khả năng vứt bỏ ảo vọng, vậy làm sao chúng ta có khả năng vứt bỏ được dốt nát? Và nếu chúng ta không có khả năng vứt bỏ được dốt nát, thế thì tất cả những nỗ lực của tôn giáo đều trở thành vô nghĩa.
Không, chúng ta có thể vứt bỏ dốt nát chứ, nhưng để quá trình này được hiểu. Chúng ta có thể vứt bỏ dốt nát khi chúng ta sẵn lòng biến mất. Nếu chúng ta không sẵn lòng biến mất, dốt nát không thể biến mất; nhị nguyên sẽ tiếp tục. Hoặc cả hai sẽ cùng còn hoặc cả hai sẽ cùng ra đi. Nếu tôi nói rằng tôi muốn tồn tại nhưng tôi cũng muốn phá huỷ dốt nát, thế thì dốt nát sẽ không bao giờ bị phá huỷ, nó là cái bóng của bạn. Điều đó cũng giống như nói rằng tôi muốn còn lại nhưng tôi muốn cái bóng của tôi biến mất. Nó sẽ không bao giờ biến mất cả.
Chỉ có một cách và đó là tôi có thể biến mất để cho cái bóng biến mất. Do đó có biết bao nhấn mạnh vào việc xoá bỏ bản ngã. Nếu tôi biến mất cái bóng của tôi sẽ biến mất. Khi tôi biến mất cái bóng của tôi cũng biến mất, và tôi hoà hợp và trở thành một với Brahman - không như cái ‘tôi’ mà như cái trống rỗng. Điều gì có thể xảy ra cho dốt nát của tôi? Khi tôi biến mất, khi tôi hoà vào Brahman, dốt nát của tôi hoà vào ảo vọng. Tôi biến mất trong Brahman, dốt nát biến mất trong ảo vọng. Bất kì khi nào tôi được tạo ra, tôi nổi ra từ Brahman, và dốt nát nổi ra từ ảo vọng. Dốt nát là phần ảo vọng chung nhỏ bé của chúng ta được trao cho chúng ta, phần nhỏ bé của mảnh đất ảo vọng được phân cho ta.
Ảo vọng, dốt nát, đem lại khổ và đau. Đây là lí do tại sao chúng ta muốn gạt bỏ nó. Phải chăng nó không gây ra đau đớn cho Brahman? Phải chăng Brahman không muốn gạt bỏ nó? Bởi Brahman không được ngụ ý là người mà là sự tồn tại bao la, vô hạn này. Phải chăng nó không đau đớn? Phải chăng nó không muốn gạt bỏ cái đó? Chúng ta cảm thấy đau, chúng ta muốn gạt bỏ nó đi; Brahman không muốn gạt bỏ nó đi sao?
Ở mức độ Brahman có chấp nhận toàn bộ. Ở mức độ Brahman sự tồn tại của ảo vọng được chấp nhận, không có việc chối bỏ nó. Không có việc chối bỏ nó cho nên không có đau. Ở mức độ chúng ta có đau; nếu chúng ta cũng chấp nhận, không có đau.
Khi tôi làm đau tay tôi, cái đau không phải do việc làm đau mà do ý tưởng của tôi rằng đau đáng ra không nên đến với tôi. Nếu tôi chấp nhận rằng tôi phải bị đau, rằng việc đau đó nhất định xảy ra, rằng bị đau là định mệnh của người ta, thế thì sẽ không có đau. Đau là ở phía đối lập, trong việc không chấp nhận. Đau là bởi vì chúng ta không thể nào chấp nhận được nó. Một số người trong chúng ta dám chấp nhận - như một Janaka, hay một Krishna - họ chấp nhận. Krishna chấp nhận mọi thứ. Và với việc chấp nhận, không làm điều gì, dốt nát trở thành ảo vọng, Krishna trở thành Brahman.
Đây là khác biệt giữa con đường của Krishna và Phật hay Krishna và Mahavira. Mahavira phá huỷ bản thân mình để cho dốt nát cũng bị phá huỷ. Krishna không phá huỷ bản thân ông ấy không phá huỷ dốt nát, ông ấy chỉ đơn giản chấp nhận. Mahavira phá huỷ dốt nát bằng cách phá huỷ bản thân ông ấy; Krishna trở thành chính Brahman  thông  qua  việc chấp nhận, ngay lập tức, vì khi Brahman không phá huỷ ảo vọng và chấp nhận nó, Krishna cũng chấp nhận nó.
Bởi những lí do này chúng ta đã gọi Krishna là hoá thân toàn bộ. Không có việc không chấp nhận ở đó và do đó có tính toàn bộ. Ngay cả một không chấp nhận nhỏ nhặt nhất và không có tính toàn bộ.
Đây là lí do tại sao chúng ta chưa bao giờ gọi Rama là hoá thân toàn bộ. Chúng ta không thể gọi thế được, bởi vì trong tâm trí của Rama có nhiều cái không chấp nhận, nhiều giới hạn, nhiều khái niệm hạn chế. Trong câu chuyện về Ramayana một thợ giặt nói rằng người đó hoài nghi đạo đức của Sita bởi vì cô ấy lén đi với Ravana. Rama nghe thấy điều này và không thể nào chịu đựng nổi việc nghi vấn về đạo đức của vợ mình... người thợ giặt, và nghi vấn về tính cách của vợ ông ta? Liệu có thiếu kẻ đần trong thế giới này không? Bất kì ai cũng có thể nói bất kì cái gì. Và không có gì chắc chắn rằng những người thợ giặt trong thời của Rama là những người rất khôn ngoan.
Nhưng nếu ngay cả một người thợ giặt cũng có thể nói, “Tôi có hoài nghi về Sita,” và có thể nói với vợ người đó, “Em đã đi suốt cả đêm do đó anh sẽ không cho phép em được vào nhà - anh không giống Rama...” Vì bao nhiêu ngày Sita đã bị buộc phải ở tại lâu đài của Ravana trước khi Rama đánh bại người đó và đem cô ấy về nhà. Lời chế nhạo của người thợ giặt, “Anh nghĩ tôi là loại người gì? Tôi không giống Rama,” đã được nói cho Rama và điều đó làm tổn thương ông ấy sâu sắc, đã tạo ra một chiếc gai trong tim ông ấy.
Rama không có chấp nhận toàn bộ về mọi việc. Ông ấy không thể chịu đựng được ý tưởng về việc có vết nhơ trên tên mình, trên tính cách mình. Ông ấy có thể từ bỏ Sita, ông ấy có thể tống cô ấy ra, bởi vì ông ấy không thể chấp nhận điều sỉ nhục này. Cho nên tâm trí người Hindu chưa bao giờ gọi Rama là hoá thân toàn bộ. Ông ấy được gọi là Maryada Purushottam, siêu nhân đạo đức; trong loài người chưa bao giờ có người nào có đạo đức lớn lao hơn.
Nhưng nhớ lấy, siêu nhân đạo đức... trong con người! Nhưng có giới hạn! Ông ấy rất thuần khiết, nhưng nhấn mạnh vào thuần khiết nhiều đến mức có sợ về ô uế. Nhưng Krishna là một kiểu người khác; ông ta không sợ bất kì phỉ báng nào về bất kì cái gì. Cứ dường như là ông ta làm nỗ lực để thử và trở thành ngày càng bị phỉ báng hơn. Khác biệt có thể là gì?
Không có sự không chấp nhận trong Krishna. Bất kì cái gì có đó đều tốt. Cho nên nhiều hiện tượng lạ thường xảy ra trong cuộc đời Krishna. Đích xác cùng hiện tượng này đã xảy ra đó đang xảy ra vô hạn giữa Brahman và ảo vọng - dường như cái vô hạn giáng xuống một dạng nhỏ hơn trên sâu khấu nhỏ hơn của con người, và bao quanh nó vở kịch nhỏ hơn của ảo vọng xảy ra. Trong Krishna có chấp nhận toàn bộ.
Khi dốt nát được chấp nhận, không cần phá huỷ nó. Những nơi không có chấp nhận, dốt nát sẽ phải bị phá huỷ. Nhưng chỉ có một cách phá huỷ nó và đó là bằng cách phá huỷ cái ta riêng của người ta. Chỉ thế thì nó sẽ bị phá huỷ.
Cho nên con đường của Mahavira và Phật là gian truân. Nó là cắt bỏ, đập tan, phá huỷ bản ngã. Mọi thứ đều phải bị đập tan, phá huỷ, từng chút một, từ tận gốc rễ; chỉ thế thì cái bóng sẽ bị phá huỷ và người ta sẽ gạt bỏ nó.
Con đường của Krishna là con đường của chấp nhận. Không cái gì bị phá huỷ ở bất kì đâu. Nhưng con đường này không phải là dễ dàng. Nó có vẻ dễ, nhưng tìm kiếm sâu có lẽ nó còn tỏ ra thậm chí khó hơn, bởi vì tâm trí không bao giờ đồng ý chấp nhận. Tâm trí nói, “Điều này phải là vậy, điều kia không thể thế” - tâm trí chỉ tiếp tục tán gẫu về cái gì nên thế, cái gì không nên thế. Tâm trí cứ phân chia.
Chỉ có hai con đường trên thế giới. Con đường này là phá huỷ cả hai và con đường kia là chấp nhận cả hai. Giải thoát đến từ cả hai con đường.
Có hai thuộc tính: maya, ảo tưởng, cho linh hồn vũ trụ, và avidya, dốt nát cho linh hồn hiện thân. Khi bỏ hai cái đó, cái được thấy chính là Param Brahman phúc lạc, hoàn toàn đúng đắn, ý thức - thực tại tối cao tối thượng.
Khi bỏ hai cái đó... Tôi bảo bạn có hai con đường để từ bỏ. Một con đường là: bạn dừng, dốt nát dừng. Con đường thứ hai là: đồng ý, chấp nhận, vứt bỏ ý tưởng đi ra ngoài cái hiện có - không nghĩ tới việc làm dù một thay đổi nhỏ nhất trong nó như nó hiện thế. Thế nữa cái còn lại là thực tại tối cao, phúc lạc, ý thức, đúng hoàn toàn.

0 Đánh giá

Ads Belove Post