Chương 16. Chỉ cái này hiện hữu

Chương 16. Chỉ cái này hiện hữu

Price:

Read more

Osho - Ngón tay chỉ trăng
Chương 16. Chỉ cái này hiện hữu


Không phải để giải thích cho người biết nhưng để thoả mãn cho người dốt nát kinh sách nói rằng “Những thứ kèm theo thân thể là đúng,” và rằng có nghiệp tích luỹ, có hành động quá khứ.
Thực tại không có gì khác ngoài cái một và Brahman bất nhị, cái vốn hoàn hảo, vô thuỷ vô chung, không đo được, không thay đổi, nơi cư ngụ của chân lí, nơi cư ngụ của tâm thức, nơi cư ngụ của phúc lạc, vĩnh viễn, bất khả diệt, toàn diện, đều khắp, toàn thể, vô hạn, với đầu ở mọi hướng, không thể bị mất hay được tìm thấy, vô hỗ trợ, độc lập, trống rỗng mọi thuộc tính, vô hành động, vi tế, vô chọn lựa, không tì vết, không định nghĩa được, bên ngoài tâm trí và lời nói, thực sự phong phú, hiển nhiên, thuần khiết, có ý thức và không giống mọi thứ chúng ta biết.
Vậy, việc biết qua kinh nghiệm riêng của ông rằng linh hồn là không thể phân chia được, là được hoàn thành và cư ngụ một cách phúc lạc trong linh hồn vô thay đổi.
Không phải để giải thích cho người biết nhưng để thoả mãn cho người dốt nát kinh sách nói rằng “Những thứ kèm theo thân thể là đúng,” và rằng có nghiệp tích luỹ, có hành động quá khứ.

Bất kì điều gì được nói ra đều không chỉ có liên quan tới người nói mà cũng có liên quan tới người nghe. Thực ra người mà điều đó được nói cho là quan trọng hơn. Nó phải là cái gì đó mà người đó có thể hiểu được, cái sẽ không trượt qua đầu người đó, cái sẽ không làm người đó lẫn lộn mà thay vì thế đem đến sáng tỏ, cái sẽ trở thành con đường cho người đó, không phải là rối loạn tâm trí - cái gì đó sẽ không trở thành chỉ như một cuộc hành trình vào trong suy nghĩ mà có thể trở thành một kỉ luật để biến đổi cuộc sống người đó.
Kinh này nói rằng kinh sách nói cho người dốt nát theo một ngôn ngữ này và nói cho người có hiểu biết theo một ngôn ngữ khác. Thực tại là ở chỗ người đã chứng ngộ nói với mọi cá nhân theo một ngôn ngữ khác. Đây là lí do tại sao bạn thấy có nhiều sự không nhất quán đến thế trong các kinh sách, bởi vì những phát biểu đó đã được nói cho những cá nhân khác nhau. Phật nói điều này hôm nay, điều khác ngày mai và điều thứ ba vào ngày kia - và điều đó trở nên khó hiểu làm sao cùng một người sẽ nói được cả ba điều này vừa mâu thuẫn vừa đối lập nhau. Không có bất nhất đâu, nhưng người tin vào Phật cố gắng vất vả để nắm được loại liên hệ nào đó trong chúng sao cho Phật không dường như là bất nhất. Nhưng sự kiện thực ra chỉ là thế này, rằng người nói về tất cả những điều đó chỉ là một nhưng người nghe là khác nhau - và những phát biểu này đã được đưa ra để giữ cho người nghe được thấy.
Bác sĩ trị liệu có thể là một nhưng nếu bệnh nhân khác nhau, thuốc sẽ khác nhau. Phát biểu của Phật, phát biểu của chư phật không phải là học thuyết mà là phương thuốc. Do đó bao giờ cũng cần biết lời phát biểu được dành cho ai.
Kinh sách nói điều này cho người dốt nát và điều khác cho người biết. Đối với người biết nó nói rằng không có gì như thân thể, chỉ bạn hiện hữu; đối với người dốt nát nó nói rằng thân thể có đó, nhưng bạn không phải là thân thể. Bây giờ những phát biểu này là mâu thuẫn. Nếu không có thân thể thế thì không có thân thể; nó phải là như vậy dù bạn nói cho người biết hay cho người dốt. Và nếu có thân thể, thế thì có gì khác biệt khi người nghe là người biết hay người dốt? Chúng ta đi vào điều này chi tiết hơn.
Có những chân lí là sự kiện khách quan, như, “Đây là buổi sáng.” Dù một người là người biết hay người dốt, điều đó không tạo ra khác biệt; buổi sáng là buổi sáng cho cả hai. Hay nếu mặt trời đã lặn và bây giờ là đêm, nó là đêm cho cả người biết lẫn người dốt.
Khoa học khám phá sự kiện, do đó phải nói theo ngôn ngữ nhất quán. Khoa học xử lí với những điều ở bên ngoài, do đó có nhất quán lớn trong nó. Tôn giáo là hiện tượng chủ quan. Nó dùng một ngôn ngữ tương ứng với cái bên trong; nhấn mạnh của nó nhiều vào tính chủ quan, ít vào sự kiện.
Cho nên tuỳ thuộc vào người thấy, khác biệt nảy sinh. Khi người biết nhìn, thân thể không được người đó nhìn chút nào. Khi người dốt nhìn, linh hồn không được thấy chút nào. Người dốt nhìn theo cách người đó chỉ thấy thân thể, người biết nhìn theo cách người đó chỉ thấy linh hồn. Với người biết không thể thấy được thân thể và đối với người dốt không thể thấy được linh hồn.
Đây là lí do mà các hiền nhân như Shankara có thể nói rằng thế giới là giả, nó không có đó chút nào... và các nhà duy vật như Brahaspati có thể nói rằng linh hồn và Thượng đế là không thật, chỉ vật chất là tồn tại. Không có nhất quán nào giữa hai loại người này, bởi vì không có nền tảng gặp gỡ cho họ. Đây là hai phát biểu được nhìn qua các cảnh quan khác nhau. Toàn bộ cách nhìn nhận cuộc sống là khác nhau. Không thế giới nào được thấy từ điểm mà Shankara nhìn vào nó; chỉ có thể giới được thấy tại chỗ nhà duy vật Charwak nhìn. Đây là sự khác biệt về cảnh quan. Đây là những phát biểu của những người đã nhìn hoàn toàn tách biệt và có cách nhìn khác nhau.
Nó tựa như thế này: nếu khứu giác là phương thức phát hiện duy nhất cho bạn, nếu bạn chỉ có mũi là cơ quan cảm giác... Có những con vật, như chim và côn trùng chỉ sống bằng mùi vị, tìm đường qua mùi vị. Bây giờ những côn trùng như vậy, tìm ra đường đi bằng cách ngửi, không có cách nào biết âm thanh là gì, âm nhạc là gì, bởi vì không có cách nào phát hiện ra âm nhạc qua giác quan ngửi. Âm nhạc không có mùi vị gì - nếu nhạc hay, nó không toả hương thơm còn nếu nó tồi, nó không hôi. Mùi không liên quan gì tới âm thanh.
Cho nên ai đó chỉ được trang bị hệ thống phát hiện mùi sẽ không biết âm thanh. Với người đó âm thanh không tồn tại. Cái gì đó chỉ tồn tại trong thế giới của chúng ta khi chúng ta có phương tiện để phát hiện nó.
Nhớ lấy, chúng ta có năm giác quan, do đó chúng ta có khả năng nhận biết năm yếu tố. Nếu chúng ta có mười giác quan, chúng ta sẽ có khả năng nhận ra mười yếu tố. Dưới con người trong bậc thang tiến hoá là con vật; một số con vật có bốn giác quan, một số có ba giác quan và một số chỉ có hai. Thế giới của chúng bị giới hạn bởi số giác quan chúng có.
Với con vật không có tai, mặc dầu nó có thể có các giác quan còn lại, không tồn tại âm thanh. Không phải âm thanh không có đó, nhưng nếu bạn không có phương tiện thu nhận âm thanh, âm thanh trở thành không tồn tại với bạn, thế giới này là vô âm thanh cho bạn. Nếu không có mắt, không có ánh sáng trên thế giới. Cho nên bạn sẽ biết chỉ khi bạn có phương tiện.
Thế giới của bạn là phương tiện của bạn.
Người dốt tìm kiếm thông qua phương tiện thân thể mình. Đây là lí do người dốt luôn luôn hỏi, “Thượng đế ở đâu? Chỉ cho tôi.” Điều người đó đang nói là, “Chừng nào mắt tôi còn chưa thấy, tôi sẽ không đồng ý.” Khi bạn nói rằng chừng nào bạn chưa trông thấy Thượng đế bằng mắt riêng của mình, bạn sẽ không tin, cái gì là điều bạn thực sự nói? Bạn đang nói rằng chừng nào Thượng đế chưa trở thành một vật mà bạn có thể thấy được, bạn không thể đồng ý về sự tồn tại của ngài. Nhưng ai đã bảo bạn rằng Thượng đế là một vật để cho mắt thấy được? Và nếu Thượng đế không phải là một vật có thể thấy được bằng mắt thế thì bạn sẽ không bao giờ đương đầu với ngài, bởi vì chính sự cố chấp của bạn về việc thấy được ngài qua mắt nhìn sẽ trở thành rào chắn.
Hình dạng là cái được thấy bằng mắt, và tất cả những người biết đều nói rằng Thượng đế là vô hình. Nhưng bạn nói rằng bạn sẽ tin chỉ sau khi thấy được bằng chính mắt mình. Điều đó có nghĩa là bạn đã quyết định không nhìn ngài. Đơn giản không có cách nào để bạn có thể thấy được ngài qua mắt. Bởi vì làm sao bạn có thể thấy hình dạng của cái, theo bản chất của nó, vô hình? Và nhớ lấy, nếu bạn quả có thấy được Thượng đế trong hình dạng, bạn sẽ lập tức nói rằng đây không thể là Thượng đế được vì các kinh sách đều nói rằng Thượng đế là vô hình.
Marx đã khôi hài nói rằng ông ấy không và không thể tin được vào Thượng đế bởi vì ông ấy chỉ tin được vào những thứ có thể chứng minh được bằng khoa học. Nếu ông ấy có thể thẩm tra được Thượng đế trong một ống nghiệm trong phòng thí nghiệm, nếu ông ấy có thể mổ xẻ Thượng đế bằng cách đặt Thượng đế lên bàn thí nghiệm, nếu ông ấy có thể khảo cứu Thượng đế từ mọi góc độ, chỉ thế thì ông ấy mới tin vào sự tồn tại của Thượng đế. Nhưng ông ấy lập tức tạo ra một trò đùa - rằng nếu Thượng đế sai lầm mà vật chất hoá mình trong một ống nghiệm hay trở thành sẵn sàng để được xét nghiệm trên bàn thí nghiệm, ngài sẽ dừng là Thượng đế.
Chắc chắn bất kì cái gì bạn có thể thâu tóm và có khả năng xét nghiệm được trong ống nghiệm đều sẽ trở thành kém hơn bạn. Cái bạn có thể mổ xẻ và phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ chỉ trở thành vật chất, nó không thể còn là Thượng đế nữa.
Cho nên yêu cầu của chúng ta lên tới mức có khó khăn nếu nó được đáp ứng được và có khó khăn nếu nó không được đáp ứng. Mọi người nói, “Chúng tôi sẽ không tin vào Thượng đế chừng nào chúng tôi chưa thấy ngài ngay trước mắt chúng tôi.” Điều này có nghĩa là họ đã quyết định rằng bất kì cái gì có sẵn trước mắt họ đều là toàn bộ thế giới của họ, và bất kì cái gì không có trước mắt họ đều không tồn tại.
Nhưng thế giới này là bao la. Cho nên người biết được giả định làm gì? Người đó, người đã thấy cái không thấy được bằng mắt, người đã nghe bằng đôi tai bịt kín cái không nghe được qua đôi tai mở, người đã chạm tới cốt lõi bên trong nhất của mình, cái không thể được chạm tới - người đó sẽ nói bằng ngôn ngữ nào để cho ngay cả người dốt cũng có thể hiểu được? Người đó sẽ phải nói điều đó theo một cách nào đó. Nếu người đó nói cho người biết theo cùng cách thức, người biết sẽ cười.
Một thầy tu khổ hạnh Mô ha mét giáo, Sheikh Farid, và Kabir có lần đã gặp nhau. Không có chuyện trò gì giữa họ. Họ ở với nhau trong hai ngày, họ cười, họ ôm choàng, họ ngồi cùng nhau hàng giờ, nhưng không một lời nào. Một đám đông lớn những người sùng kính của cả Farid và Kabir và nhiều người tò mò khác đã tụ tập lại. Họ nghĩ rằng khi hai thánh nhân lỗi lạc như vậy tới với nhau sẽ có đối thoại rất giá trị, họ sẽ được lợi từ điều đó. Nhưng hai ngày trôi qua hệt như vậy. Thế rồi đến lúc họ ra đi. Mọi người đều rất thất vọng. Những người đã tụ tập để nghe trở nên rất buồn. Họ không thể hiểu vấn đề là gì. Hai người với kinh nghiệm sâu xa đã gặp gỡ; nếu có đối thoại xảy ra giữa họ, điểu đó sẽ ích lợi biết bao. Nhưng không ai có đủ dũng cảm để hỏi điều gì trong khi có sự hiện diện của cả hai.
Khi Farid bắt đầu lên đường, những người sùng kính của ông ấy hỏi ông ấy tại sao họ không nói chuyện với nhau. Farid nói, “Bất kì ai nói cũng đều chứng tỏ là người dốt. Và thế rồi cái gì có đó để nói? Điều tôi biết Kabir cũng biết; Kabir đang nhìn đi đâu, tôi cũng nhìn đi đấy.”
Kabir cũng được những người sùng kính của ông ấy, những người thân thiết tại đạo tràng của ông ấy hỏi. Kabir đáp, “Các ông có điên không? Nhiều nhất chúng ta có thể cười vào sự kiện là hai người không gặp nhau; sự kiện hai người đã gặp nhau bên trong là việc gặp gỡ. Người ta nói cho người nào nữa?”
Kabir đã giải thích về hiện tượng nói. Hai người dốt nói rất nhiều với nhau, mặc dầu chẳng ai trong hai người này hiểu nhau chút nào. Hai người dốt tranh cãi không dừng, vô tận, không kết quả gì - chỉ toàn biện luận, không kết luận, không cái gì chung cả.
Việc nói chuyện giữa hai người dốt là bằng lời, mặc dầu lời không đưa người ta đến đâu cả. Hai người chứng ngộ cũng gặp gỡ nhưng việc dùng lời trở thành không thể được. Gặp gỡ của họ xảy ra trong im lặng, không lời qua tiếng lại, bởi vì điều họ đã thấy là như nhau, điều họ đã biết và kinh nghiệm là như nhau. Cái gì có đó để nói?
Khi nào việc nói có ý nghĩa xảy ra? Nó xảy ra khi một người đã chứng ngộ và một người chưa chứng ngộ gặp gỡ. Thế thì người này biết và người kia không biết; có nghĩa nào đó trong việc nói. Khi cả hai đều biết, việc nói trở thành vô nghĩa. Khi cả hai đều không biết, việc nói không thể ngăn lại được. Nhiều điều sẽ được nói, nhưng không có nghĩa và mục đích nào.
Đây là ba khả năng duy nhất.
Khi một người biết gặp một người không biết, người đó sẽ nói gì? Một cách là người đó cứ nói mọi thứ người đó biết mà không bận tâm về người anh ta đang nói cho. Trong trường hợp đó người đó đang nói với bức tường. Không ai sẽ nghe, không ai sẽ hiểu - người ta nhiều nhất là hiểu lầm. Chính điều đối lập lại với điều đã được nói sẽ được hiểu. Nó sẽ gây ra tác hại nào đó. Tốt hơn cả là vẫn còn im lặng, hay chỉ nói cái mà người dốt có thể hiểu được. Người dốt sẽ hiểu lầm.
Thế thì có phương pháp nào để nói điều gì đó theo cách người dốt có thể được làm quay sang chân lí không? Tất cả những điều này cần phải được nhớ trong tâm trí. Không có thân thể, nhưng với người dốt, không có gì ngoài thân thể. Thế thì cái gì cần được làm? Con đường giữa phải được tìm ra, được phát minh ra để cho người dốt có thể được bảo, “Thân thể có và bạn cũng có, nhưng bạn không phải là thân thể và bạn nên bắt đầu lên đường tìm ra chân lí này.”
Nếu bạn bảo người dốt rằng người đó không là thân thể, việc tìm kiếm của người đó dừng lại. Người đó sẽ nói, “Thôi im đi. Tôi không phải là thân thể, anh nói đấy. Nhưng tôi không kinh nghiệm cái gì khác ngoài thân thể. Tôi cảm thấy rằng chỉ có mỗi thân thể thôi, không có gì như linh hồn.” Người đó không nói điều gì sai, người đó đang nói về kinh nghiệm của mình. Người biết đang nói về kinh nghiệm của mình, người dốt đang nói về kinh nghiệm của mình.
Bạn đã bao giờ biết bản thân mình là cái gì ngoài thân thể chưa? Bạn đã bao giờ có thoáng nhìn mà có thể làm cho bạn nhận ra rằng bạn không phải là thân thể không? Bạn có hoàn toàn chắc rằng nếu đầu bạn bị chặt lìa khỏi cổ, đấy không phải là bạn bị chặt không? Bạn đã bao giờ thậm chí có chút ít hiểu biết rằng khi thân thể bạn bị thiêu trong giàn hoả thiêu, đấy không phải là bạn bị thiêu không? Không thể được! Bởi vì bất kì khi nào một chiếc gai nhỏ đâm vào chân, nó xuyên vào bạn; nếu tay bị bỏng, bạn cảm thấy bạn bị bỏng, cho nên khi toàn thân bạn sẽ cháy, không thể hi vọng rằng bạn sẽ cảm thấy rằng bạn không cháy. Khi ngay cả cái đau nhỏ nhất, ngay cả lời xúc phạm nhỏ nhất xuyên vào bạn và ảnh hưởng tới bạn, thế thì bạn không thể nghĩ được rằng khi cái chết thấm vào bạn, bạn sẽ vẫn còn không bị ảnh hưởng, không bị động chạm tới.
Bạn không có kinh nghiệm rằng bạn là cái gì đó khác hơn thân thể; kinh nghiệm duy nhất của bạn là ở chỗ bạn là thân thể. Vâng, bạn có thể tin rằng bạn là linh hồn và rằng bạn sẽ không chết, nhưng đó chỉ là niềm tin của bạn - và một niềm tin rất lừa dối và niềm tin là một phần của dốt nát của chúng ta.
Mọi người đều muốn tin rằng mình sẽ không chết.
Không ai muốn chết. Chú ý tới điều đơn giản này - rằng không ai muốn chết. Và bất kì ai không muốn chết đều biết chắc chắn rằng người đó sẽ phải chết; đó là lí do tại sao cảm giác nảy sinh ngay chỗ đầu tiên rằng người đó không muốn chết.
Người biết muốn chết, người dốt không muốn chết. Người biết muốn chết bởi vì người đó biết rằng không có gì chết đi trong cái chết. Người biết muốn đi vào cái chết bởi vì người đó biết rằng trên đường đi vào cái chết người đó sẽ có kinh nghiệm thuần khiết nhất về bất tử.
Nơi cái đối lập hiện diện, việc kinh nghiệm trở nên dễ dàng hơn. Bạn vẽ một đường trắng trên bảng đen: nó chiếu sáng rõ ràng hơn. Khi có mây đen và chớp loé, chớp trông rõ ràng hơn. Để chớp loé trong mây trắng ban ngày, bạn có thể thậm chí không nhìn thấy nó.
Người biết muốn đi vào cái chết - quả quyết, phúc lạc và mở hội - tới mức đường trắng đó của tính bất tử được che giấu bên trong có thể loé sáng rõ ràng trên nền mây đen của cái chết đang kéo tới bao quanh nó, và để cho kinh nghiệm được trở thành rất rõ ràng rằng cái chết bao giờ cũng xảy ra xung quanh người ta và chưa bao giờ bên trong người ta. Người dốt sợ đi vào cái chết, bởi vì người đó bị thuyết phục rằng cái chết có nghĩa là kết thúc của mọi thứ, rằng không có gì sẽ còn lại.
Bây giờ đây là điều rất thú vị: người dốt tin rằng linh hồn là bất tử cho nên người đó có thể không bị triệt tiêu hoàn toàn. Niềm tin này không phải bởi vì việc biết của người đó mà bắt nguồn từ nỗi sợ của người đó.
Đây là lí do cho thanh niên không tin mấy vào vấn đề linh hồn vân vân. Nhưng khi người đó trở nên già hơn người đó bắt đầu tin vào nó ngày càng nhiều hơn, bởi vì cái chết tới gần hơn, nỗi sợ phát triển lớn hơn. Người nằm trên giường chết thường hay trở nên có tính tôn giáo. Bất kì ai vẫn còn là phi tôn giáo ngay cả trên giường chết đều là người có can đảm nào đó. Ngay cả người vô thần vĩ đại nhất cũng trở nên hơi lung lay vào thời điểm chết vì người đó nhận ra rằng người đó không biết thực tại là gì, và thế rồi sợ chết tới, sợ đi vào trong cái đen tối đó. Từ sợ người đó rơi trở lại vào mọi niềm tin và học thuyết cổ xưa.
Bạn cũng tin rằng linh hồn là bất tử, mặc dầu bạn biết rằng bạn không là gì nhiều hơn thân thể. Nhưng cái gì là linh hồn này mà bạn đang nói là bất tử, khi bạn không có kinh nghiệm về nó? Bạn nói rằng nó là bất tử, vậy mà nó là cái gì đó mà bạn không có kinh nghiệm gì về nó dù bất kì cái gì. Nỗi sợ của bạn trở thành học thuyết của bạn.
Người ta càng sợ hãi, người ta càng trở thành người tin tưởng vào linh hồn. Đây là lí do tại sao hiện tượng này được thấy chỉ ở Ấn Độ, rằng cả đất nước đều tin vào linh hồn và vậy mà mọi người đều sợ đi vào bóng tối. Họ tin tưởng mạnh mẽ vào sự tồn tại của linh hồn. Toàn bộ con người họ run rẩy vì sợ chết và vậy mà họ có niềm tin vững chắc vào sự tồn tại của linh hồn.
Đất nước này của những người tin tưởng vào linh hồn vẫn còn trong nô lệ hàng nghìn năm. Bất kì một cộng đồng nhỏ bé bên ngoài nào cũng đều có thể cai trị trên giống người tin tưởng vào linh hồn này. Và những người tin tưởng vào linh hồn này vẫn tiếp tục tin vào tính bất tử của linh hồn và cũng tiếp tục sợ chiến tranh.
Sợ hãi, không kinh nghiệm hay biết, nằm ở bên trong nền tảng của niềm tin của bạn. Bằng không, sẽ không thể nào biến một người tin tưởng vào tính bất tử của linh hồn thành kẻ nô lệ. Người biết sẽ không sợ hãi, và cảnh nô lệ chỉ tới từ nỗi sợ, rằng, “Nếu chúng ta không trở thành nô lệ, chúng ta sẽ bị giết.” Vậy nên người ta ưa thích còn sống ngay cả với cái giá trở thành nô lệ.
Nếu như đất nước này thật sự tin vào linh hồn như mọi người vẫn cứ tuyên bố, nó không thể nào rơi vào cảnh nô lệ được. Toàn bộ đất nước này có thể thà bị giết, và sẽ trích dẫn từ kinh sách: “Linh hồn không thể bị vũ khí xuyên qua hay bị lửa đốt - cho nên cứ để cho chúng giết và đốt.”
Sẽ không thể nào đặt đất nước này vào cảnh nô lệ nếu như nó là người tin vào linh hồn. Nhưng đất nước này toàn là những người tin tưởng vào thân thể, không vào linh hồn. Chính bởi vì sợ nó mà nó cứ nói nó tin vào linh hồn.
Sức thuyết phục của bạn là ở chỗ bạn là thân thể, còn việc nhận ra của người biết là ở chỗ bạn không phải là thân thể. Cho nên ở đâu, trên nền tảng nào, việc gặp gỡ là có thể nơi các bạn có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau? Kinh sách đã tìm ra một phương cách, một kĩ thuật; cho nên ngay từ đầu người ta không phủ nhận bạn hoàn toàn và nói rằng không có thân thể chút nào; phủ nhận đó sẽ đóng sập cánh cửa của bạn và thậm chí sẽ trở nên khó hơn cho bạn hiểu - cho nên vì bạn họ nói rằng có thân thể. Điều này làm cho người dốt có một chút ít đảm bảo rằng người đó không hoàn toàn sai, rằng thân thể là có, và rằng niềm tin của người đó cũng là đúng. Điều này tạo ra một tâm trạng có trong người đó.
Một nhà tư tưởng Mĩ, Dale Carnegie đã làm nhiều công trình về tâm trạng có này. Nó không liên quan gì tới tôn giáo, ông ta là một chuyên gia trong quan hệ bán hàng: làm sao bán được mọi thứ tốt hơn, làm sao thu được tình bạn. Sách của ông ta, Cách thu phục bạn bè và gây ảnh hưởng với mọi người, là cuốn tiếp theo cuốn Kinh thánh trong buôn bán, bán khắp thế giới. Làm sao thu phục được bạn bè và làm sao cũng ảnh hưởng tới người khác? Đấy là một công thức bí mật để tạo ra tâm trạng có trong người khác. Một khi tâm trạng có đó đã nảy sinh, sẽ ngày càng khó khăn hơn để nói không.
Cho nên Dale Carnegie nói rằng nếu bạn muốn ảnh hưởng tới người nào đó, hay chuyển đổi hay thay đổi tâm trí người nào đó, đừng nói điều gì ngay lúc đầu mà người kia có thể phủ nhận thẳng cánh. Nếu người đó đã nói không về cái gì đó ngay từ đầu, tâm trạng không của người đó trở nên mạnh mẽ. Thế thì để điều thứ hai được nhắc tới, với điều này người đó có thể nói có mà nếu như nó đã được nhắc tới trước đây, người đó sẽ chỉ không. Do đó, ngay lúc đầu nói về một vài chủ đề mà tự nhiên người đó nói có và chỉ có thế thì mới nêu ra vấn đề mà thông thường người đó đã nói không.
Sau khi nói có ba hay bốn lần, cảm giác nói không trở nên yếu đi. Một khi chúng ta đã đồng ý về bốn điều và đã nói có, khuynh hướng nảy sinh là nói có cho bất kì điều gì người kia nói về điều thứ năm. Nhưng nếu chúng ta đã nói không cho bốn điều đầu người này đã nhắc tới, cảm giác nói không cho cho lần thứ năm cũng tăng lên mạnh hơn.
Dale Carnegie đã viết trong hồi kí rằng có lần ông ấy đã đến một thành phố và ở lại đó với một người bạn vốn là một nhân viên bảo hiểm. Người bạn đó nói với ông ấy: “Ông nói và viết nhiều về cách gây ảnh hưởng đến mọi người và thu phục bạn bè. Có một bà già trong thành phố này; nếu ông có thể bán cho bà ta một chính sách bảo hiểm, tôi sẽ đồng ý với lí thuyết của ông, bằng không đấy tất cả chỉ là nói mà thôi.”
Dale Carnegie bắt đầu điều tra về bà già đó. Đó là một công việc gay go, vì rất khó thậm chí vào văn phòng bà ta. Ngay khi một nhân viên của bà ta biết rằng vị khách là nhân viên bảo hiểm, người đó sẽ bị tống cổ ra ngay. Bà già đó là một quả phụ tám mươi tuổi, một triệu phú, có đủ mọi thứ người ta có thể ham muốn, và bà ta chống bảo hiểm đến chết. Việc vào nơi đó đã khó thế, việc ảnh hưởng tới bà ta dường như là điều không thể làm được.
Dale Carnegie đã viết, “Sau khi thu thập khá nhiều thông tin về bà già này, tôi đi dạo buổi sáng vào quãng năm giờ gần bức tường khu vườn nhà bà ta. Bà già đó quen dậy lúc sáu giờ. Bà ra vườn và thấy tôi đang đứng gần vườn nhà bà ngắm hoa, bà hỏi, 'Ông có phải là người yêu hoa không?' Tôi đáp, 'Tôi không chỉ là người yêu hoa mà tôi còn là  một chuyên gia. Tôi đã từng thấy nhiều hoa hồng trên khắp thế giới, nhưng những đoá hoa hồng này có trong vườn của bà, không nơi đâu sánh được.'
“Bà già bảo tôi vào bên trong nhà qua cửa. Bà ấy đưa tôi đi vòng quanh vườn, chỉ từng kiểu hoa. Bà ấy chỉ cho tôi xem gà, chim bồ câu và các con vật nuôi bà ấy có trong vườn.” Dale Carnegie xoay xở để tạo ra tâm trạng có trong bà ta.
Điều này trở thành thường lệ vào mỗi sáng. Bà già đó sẽ đứng ở cửa sẵn sàng đón ông ta. Một hôm bà ấy mời ông ấy uống trà và ăn sáng. Hôm sau trong khi họ đang nói chuyện trong vườn, bà già nói, “Ông dường như là một người đàn ông rất thông minh và là một chuyên gia về nhiều chủ đề, anh nghĩ thế nào về bảo hiểm? Dân bảo hiểm cứ chạy lăng xăng quanh tôi. Làm bảo hiểm là điều phải hay không?”
Thế rồi Dale Carnegie thảo luận về chủ đề này với bà ấy, nhưng vẫn không cho phép bà ấy biết rằng ông ta là một nhân viên bảo hiểm bởi vì điều đó có thể tạo ra trạng thái không trong bà ta. Vào ngày thứ bẩy, Carnegie làm cho bà ấy được bảo hiểm.
Một khi mối quan hệ của cái có bắt đầu với một người, một loại tin cậy trong người đó bắt đầu tăng lên. Khi cảm giác về tin cậy được tạo ra, việc nói không đối với người đó trở nên ngày càng khó hơn. Có thể cầm được cả bàn tay chỉ sau khi đã cầm được các ngón tay.
Cho nên kinh sách nói cho người dốt theo cách tâm trạng có được tạo ra; chỉ thế thì mới có khả năng tiến thêm nữa. Nếu người ta được nói thẳng ra rằng không có thân thể, không có bạn, không có thế giới, người dốt sẽ nói, “Đủ điều này rồi! Không có gì đáng tin trong điều ông nói.”
Đây là lí do tại sao kinh sách nói cho người dốt rằng “Những thứ kèm theo thân thể là đúng.” Người dốt lập tức đứng thẳng dậy, tin tưởng rằng mình không tuyệt đối sai và rằng người này không nguy hiểm. Bất kì ai cũng đều thấy rất đau đớn khi biết rằng mình sai tuyệt đối. Người ta thích cảm thấy rằng người ta cũng đúng đôi chút. Và chính trên cơ sở của cái đúng chút xíu này mà tiến bộ thêm trong cuộc hành trình là có thể.
Nhưng bạn là tuyệt đối sai. Kinh nghiệm của tất cả những người biết đều là ở chỗ bạn hoàn toàn sai, một trăm phần trăm sai. Nhưng việc nói điều này cho bạn nghĩa là không thể có mối quan hệ thêm nào nữa với bạn; do đó người biết nói rằng bạn là đúng tới mức độ lớn. Thân thể có đó, thế giới có đó, mọi thứ đều có đó - bạn không sai chút nào. Việc hiểu sai chỉ là hơi hơi, rằng bạn đã coi thân thể là linh hồn.
Theo cách này tâm trạng có được tạo ra trong người dốt. Người đó cảm thấy, “Mình cũng đúng tới mức lớn. Khác biệt giữa mình và người biết là rất nhỏ, và đấy là việc mình đã coi thân thể là linh hồn.” Và người dốt cũng muốn rằng người đó không nên hiểu thân thể là linh hồn, bởi vì thân thể không cho bất kì cái gì ngoài khổ. Và thân thể cũng phải chết. Cho nên người đó cũng muốn tìm hiểu và biết cái nào không phải là thân thể để cho người đó đi tới biết cả cái bất tử nữa. Thế rồi người hiểu biết nói rằng có phúc lạc tối thượng trong việc biết linh hồn, cái không phải là thân thể. Cho nên điều này cũng làm nảy sinh tham lam trong người dốt. Người đó trở nên thiết tha để biết tới phúc lạc tối thượng đó - và do vậy cuộc hành trình bắt đầu.
Nhưng cuộc hành trình đi theo cách khi người dốt đã tiến bộ, người đó nhận ra rằng thân thể có sự tồn tại mà người biết đã xác nhận trước đây thực ra không tồn tại; thế giới có sự tồn tại mà người biết đã từng xác nhận trước đây, thực ra không tồn tại. Khi người dốt nát đi sâu hơn, người biết cứ thêm các điều kiện. Người đó nói rằng nếu bạn trở nên tham lam về phúc lạc, bạn sẽ không bao giờ có được nó - mặc dầu ngay chỗ đầu tiên người này đã bắt đầu cuộc hành trình từ tham lam.
Nhưng tất cả những điều này sẽ tới sau, khi người ta đã khởi hành trên cuộc hành trình, khi người ta đã đi được một khoảng cách và việc quay lại đã trở thành không thể được. Con đường này là con đường mà việc quay lại là không thể có được; bất kì cái gì bạn đã đi tới biết trên con đường này đều không thể được hoàn tác. Không có việc quay lại từ tri thức. Chỉ có thể đi lên trước từ nơi bạn đã đạt tới, không đi ngược lại.
Và điều thú vị nhất là ở chỗ khi người dốt nát tiến lên trước trên con đường  này, người đó rơi vào vũng rắc  rối nhiều hơn là trước đây người đó đã từng gặp, bởi vì bất kì cái gì người đó đã biết trước đây, đều sai và tất cả đều phải cắt bỏ. Khi người đó tiến lên, mọi tri thức trước đây đều trở thành mù mờ và vô tích sự, và người đó lơ lửng trong tình trạng lấp lửng. Người đó không thể quay lại được, không có cách nào khác hơn là tiến lên trước; do đó bất kì điều kiện nào do người biết đem lại đều phải được hoàn thành. Bây giờ người biết nói phải vứt bỏ tham lam và sẽ có phúc lạc, mặc dầu lúc ban đầu người biết đã làm nảy sinh tham lam của bạn: “Có phúc lạc tối thượng đấy. Sao bạn cứ nằm đây trong địa ngục này? Sao bạn cứ phải chịu đựng khổ sở thế? Đài nước cam lồ gần đâu đây thôi - đến đó đi!”
Cho nên trong hi vọng gạt bỏ khổ sở, trong hi vọng thu được hạnh phúc, người đó hăm hở hạnh phúc đi vào cuộc phiêu lưu. Sẽ có hạnh phúc lớn ở đó - với hi vọng này người đó tiến lên trước. Bây giờ đây là tham lam. Nhưng chỉ sau đó một thời gian, người biết nói, “Bỏ tham lam đi. Đừng hỏi về phúc lạc nữa, bằng không, ông sẽ không bao giờ đạt được nó đâu.” Bây giờ người ta trong tình thế khó khăn. Người ta không thể quay lui được nữa. Tâm trí nghĩ rằng người ta sẽ khấm khá hơn với hạnh phúc trước đây - nhưng bây giờ người ta không thể thấy bất kì hạnh phúc nào ở đấy cả, bất hạnh của tất cả những cái đã tồn tại trước đây bây giờ thấy được rõ ràng đến thế. Cho nên cái đang trong tay người đó bị vứt bỏ, và cái mà người đó đang hi vọng dường như không đi vào trong hiểu thấu của người đó, và trên tất cả những cái đó, người biết bây giờ yêu cầu người đó thậm chí còn vứt bỏ cả hi vọng có được mọi thứ. Người ta phải vứt bỏ nó! Người ta không thể quay lui, người ta chỉ phải vứt bỏ nó.
Vậy người biết làm tan tành ảo tưởng giả của bạn từng li một và dần dần, dần dần đưa bạn tới nơi mà, nếu ngay từ đầu bạn được yêu cầu phải đi tới đó, bạn sẽ không đi.
Phật đã phạm phải một sai lầm như thế. Rất ít người có thể nói về chân lí một cách trực tiếp và đơn giản như Phật. Đây là lí do tại sao Phật giáo không thể sống sót được ở Ấn Độ. Có lí do cho điều này, chỉ lí do này, rằng Phật đã không chấp nhận rằng kĩ năng phải được chấp nhận khi giải quyết với người dốt. Phật đã đạt tới kinh nghiệm và ông ấy đã diễn đạt nó dưới dạng trực tiếp. Và lí do là, Phật đã không được sinh ra trong gia đình brahmin.
Brahmin là người thông minh cổ đại nhất, truyền thống nghề nghiệp của họ là dài - cổ nhất. Trong thế giới này, từ thời thượng cổ, họ đã từng trong kinh doanh tri thức. Họ rất khéo léo về điều đó. Họ biết phải bắt đầu vấn đề từ đâu. Phật là con trai của kshatriya, đẳng cấp chiến binh; tổ tiên của ông ấy chưa bao giờ trong kinh doanh này. Ông ấy không có tri thức chuyên gia về điều đó, ông ấy mới vào kinh doanh này. Đấy là một cửa hiệu mới; ông ấy không có ý tưởng ít nhất phải nói gì với khách hàng, cách thuyết phục khách hàng. Cho nên ông ấy rơi vào rắc rối. Ông ấy đã nói chân lí một cách thẳng thắn và trực tiếp.
Bạn có biết Phật đã nói gì không? Nếu ai đó đến với Phật và nói, “Tôi muốn nhận ra linh hồn,”, Phật sẽ nói, “Không có linh hồn, làm sao ông có thể nhận ra nó?”
Người này sẽ chạy mất. Người đó sẽ tự hỏi về toàn bộ tình huống này. Chí ít linh hồn phải có chứ. Người ta có thể đã hiểu nếu được bảo rằng không có thân thể, nhưng bạn đang nói thậm chí không có cả linh hồn!
Ai đó sẽ tới Phật và nói, “Phải có phúc lạc lớn trong chứng ngộ.” Phật sẽ nói, “Chứng ngộ gì? Phúc lạc gì? Chỉ cái không còn lại thôi. Không có phúc lạc và không có chứng ngộ, vì chừng nào người ta còn có khả năng kinh nghiệm phúc lạc, đau khổ cũng sẽ vẫn còn. Nó phải có đó, bởi vì chỉ với cái tương phản mà người ta trở nên nhận biết tới.”
Cho nên Phật nói không có phúc lạc ở đó. Vậy người kia, người đã đến tới Phật với tham lam nào đó, hi vọng nào đó, hoàn toàn bị tan tành ngay chính tại bậc cửa. Người đó đơn giản không đi vào bên trong. Người đó tự nhủ, “Khi thậm chí không có phúc lạc ở đó, thế thì những hoan lạc ngắn ngủi mà mình có cũng không đến nỗi tệ. Tại đây không có hạnh phúc vĩnh cửu nhưng ít nhất mình có những hoan lạc ngắn ngủi này.” Người biết bao giờ cũng dụ người đó từ bỏ hoan lạc ngắn ngủi để được hạnh phúc vĩnh cửu.
Phật đã nói đơn giản không có hạnh phúc vĩnh cửu. Hạnh phúc như thế không tồn tại. Cả hạnh phúc ngắn ngủi lẫn hạnh phúc vĩnh cửu đều không có; bạn đang trong ảo tưởng về sự tồn tại của chúng. Người kia chắc sẽ phải xin lỗi và chắc sẽ nghĩ tốt hơn cả là giữ lấy cái nhỏ bé người đó đang có. Một nửa ổ bánh mì ở đây còn tốt hơn là cả ổ bánh mì trên cõi trời: “Và thế rồi ông nói không có cõi trời lẫn ổ bánh mì nào cả. Thế thì tại sao tôi phải vứt bỏ nửa ổ bánh mì tôi đang có?”
Mọi người sẽ tới Phật và hỏi liệu họ có đạt tới được Thượng đế không. Phật sẽ nói rằng không có Thượng đế. Khi Sariputta, con của một brahmin, người có học và thông thái, tới gặp Phật lần đầu tiên, ông ấy nói với Phật, “Nếu không có gì cả, nếu chỉ toàn không có gì và không có gì, thế thì chúng tôi phải cố gắng cứu lấy thế giới mà chúng tôi đang có, nơi mà ít nhất chúng tôi cũng có cái gì đó. Thầy đang nói một điều rất lạ lùng. Thầy muốn giằng lấy mọi thứ mà không hứa hẹn điều gì. Ai sẽ đi với thầy?”
Người con đó của mọt brahmin đã hỏi, “Ai sẽ đến với thầy? Thầy muốn chúng tôi từ bỏ mọi thứ. Và khi chúng tôi hỏi chúng tôi sẽ được lại cái gì, thầy bảo chúng tôi không có gì để được. Thế thì ai sẽ từ bỏ mọi thứ? Mọi người từ bỏ cái gì đó trong sự tham lam của mình để thu được cái gì đó khác chứ.”
Phật nói, “Người mà từ bỏ để được cái gì đó đã không từ bỏ chút nào. Cái gì là nghĩa của từ bỏ? Nếu từ bỏ được tiến hành để thu được cái gì đó, đấy là giao dịch kinh doanh, không phải là từ bỏ. Một người từ bỏ lâu đài của mình để cho người đó có thể có được lâu đài trên cõi trời - đấy là chuyện kinh doanh. Một người làm những hành vi đức độ để trở nên hạnh phúc - đấy cũng là kinh doanh. Một người làm việc thiện, làm dịch vụ, trở thành tôn giáo, chỉ trong hi vọng có được kiếp sống tốt hơn trong thế giới nào đó. Đấy là kinh doanh - từ bỏ ở đâu trong việc ấy?” Phật nói, “Có từ bỏ chỉ nếu không có trông đợi thu lại được cái gì.”
Sariputta nói, “Có thể điều ấy là như vậy, nhưng thầy sẽ tìm đâu ra những người từ bỏ như thế?”
Tất cả chúng ta đều là người có tâm trí kinh doanh. Ngay cả khi chúng ta ham muốn có quan hệ với Thượng đế, đấy là kinh doanh. Người dốt không thể làm bất kì cái gì khác.
Cho nên Phật giáo không thể sống sót được ở Ấn Độ. Và khi nó không thể sống sót được ở Ấn Độ, nó còn có thể sống sót được ở đâu khác nữa? Nó đã sống sót ở các nước khác, nhưng khi nào? - khi những tín đồ của Phật đã học được mọi mưu mẹo mà người brahmin đã biết, thế thì nó sống sót.
Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng bản thân Phật là một kshatriya nhưng tất cả các đệ tử cao cấp của ông ấy đều là brahmin... và họ đã xoay xở cho sự sống còn. Nhưng ở Ấn Độ Phật đã làm hỏng vấn đề; ở Ấn Độ ông ấy đã nói mọi điều một cách trực tiếp, cho nên ngay cả các đệ tử brahmin cũng không thể áp đặt được điều gì khác. Phật giáo không thể sống sót được ở Ấn Độ. Nó đã sống sót ở Sri lanka, Miến điện, Nhật Bản, Trung quốc, Tây Tạng, Thái Lan và Triều tiên - trong toàn Châu Á - nhưng không ở Ấn Độ, bởi vì bản thân Phật đã nói mọi điều một cách trực tiếp, rằng không có gì để thu được. Do đó ở Ấn Độ rất khó làm sống lại hi vọng thu được cái gì đó. Nhưng điều đó có thể được xoay xở bên ngoài Ấn Độ.
Phật giáo tồn tại bên ngoài Ấn Độ là phiên bản khác của Hindu giáo. Nó không phải là những lời nguyên thuỷ của Phật, nó không thực, đó là lí do tại sao nó đã sống sót. Nơi nó là thực nó không sống sót được chút nào. Bạn biết rằng Mahavira là một kshatriya, nhưng tất cả mười một đại đệ tử của ông ấy đều là brahmin. Họ là những người chịu trách nhiệm cho sự sống còn của giáo huấn của Mahavira. Điều đó ở bên ngoài năng lực của Mahavira.
Kshatriya không có ý tưởng nào - đấy không phải là nghề chuyên môn của ông ta. Ông ta có thể là giỏi trong kiếm thuật nhưng thế giới này của kinh sách, trò chơi chữ này... ông ta không có bí quyết trong khu vực này. Cho nên tất cả mười một đệ tử của Mahavira, những người brahmin, đã giúp cho Jaina giáo sống còn. Và có một lỗ hổng cho họ. Đích thân Phật nói, cho nên không thể có chuyện ngay cả đệ tử của ông làm hỏng điều đó. Mahavira không nói, ông ấy vẫn cứ im lặng, chỉ các đại đệ tử của ông ấy nói. Điều này tạo ra lỗ hổng. Bởi vì bản thân Mahavira không nói, bất kì cái gì mà các đại đệ tử của ông ấy nói ra xem như việc diễn giải cái im lặng của ông ấy đều được lấy làm tôn giáo Jaina. Vậy tôn giáo của Mahavira tồn tại được một cách nào đó. Nhưng nó dường như không có được cơ sở rộng rãi nào.
Chỉ có khoảng hai triệu rưởi người theo Jaina giáo, hai mươi nhăm thế kỉ sau khi Mahavira chết. Cho dù chỉ có hai mươi nhăm người chịu ảnh hưởng của Mahavira và nếu họ đã xây dựng gia đình, họ cũng sẽ nhân số người hiện tại theo đạo Jaina lên trong hai mươi nhăm thế kỉ. Cho nên con số hiện tại không nói cao lắm về sự sống sót của nó. Cái gì là lí do cho điều đó? Vẫn cùng một lí do - rằng kshatriya không biết ngôn ngữ đáng phải dùng cho người dốt. Phải mất hàng thế kỉ để phát triển điều đó.
Kinh này nói:
Không phải để giải thích cho người biết nhưng để thoả mãn cho người dốt nát kinh sách nói rằng “Những thứ kèm theo thân thể là đúng,” và rằng có nghiệp tích luỹ, có hành động quá khứ.
Thực tại không có gì khác ngoài cái một và Brahman bất nhị, cái vốn hoàn hảo, vô thuỷ vô chung, không đo được, không thay đổi, nơi cư ngụ của chân lí, nơi cư ngụ của tâm thức, nơi cư ngụ của phúc lạc, vĩnh viễn, bất khả diệt, toàn diện, đều khắp, toàn thể, vô hạn, với đầu ở mọi hướng, không thể bị mất hay được tìm thấy, vô hỗ trợ, độc lập, trống rỗng mọi thuộc tính, vô hành động, vi tế, vô chọn lựa, không tì vết, không định nghĩa được, bên ngoài tâm trí và lời nói, thực sự phong phú, hiển nhiên, thuần khiết, có ý thức và không giống bất kì cái gì chúng ta biết.


Mọi thứ khác thực ra là không thực. Chúng ta thấy một điều là đúng chỉ bởi vì chúng ta không có mắt có thể thấy được chân lí. Chúng ta chỉ có tâm trí làm phát sinh cái không thật. Chúng ta có tâm trí tạo ra giấc mơ, nhưng chúng ta không có mắt thấy được chân lí. Do đó chúng ta có khả năng thấy cái gì là giả và cái không tồn tại và chúng ta bỏ lỡ cái tồn tại thực sự. Làm sao để sinh thành nên con mắt đó, con mắt thứ ba, qua đó chúng ta có thể thấy được chân lí?
Có một đứa trẻ nhỏ: nó sống trong thế giới đồ chơi, đồ chơi là thực tại đối với nó. Do đó nếu chân búp bê bị gẫy, nó khóc cứ như là một người thật bị gẫy chân. Nó không thể nào ngủ trong đêm nếu búp bê không có đó với nó trong giường. Nó cảm thấy cùng sự mất mát như bất kì người yêu nào mất người mình yêu.
Với đứa trẻ đồ chơi là thực tại. Nó sẽ cười chính nó sau khi trở thành người lớn vì làm sao nó ngu vậy. Khi nó lớn lên nó sẽ quên chúng hoàn toàn. Những đồ chơi đó có thể nằm lăn lóc đâu đó trong góc vật vô dụng; thậm chí khi chúng bị vứt đi, nó sẽ không khóc vì chúng. Điều gì đã xảy ra? Những đồ chơi ấy vẫn thế, nhưng điều gì đã xảy ra cho người này? Thông minh của người này đã lên cao hơn, người này đã trở nên có thể thấy được nhiều hơn.
Nhưng một mình điều này sẽ không tạo ra mấy khác biệt. Những đồ chơi sống khác nào đó sẽ thay thế cho những đồ chơi này, những con búp bê. Trước đây nó ôm chặt con búp bê trong lòng khi ngủ, bây giờ người đó sẽ ngủ ôm chặt một người đàn bà sống trong lòng. Búp bê sẽ thay đổi, nhưng tâm trí thì sao? Nhưng cũng có những phương pháp vươn lên trên tâm trí này nữa. Rất ít người trong chúng ta làm điều đó. Mọi người lớn lên từ tuổi thơ sang tuổi thanh niên. Tại sao? Bởi vì trưởng thành vào tuổi thanh niên không đòi hỏi bạn phải làm gì cả, đấy là trưởng thành tự nhiên.
Nếu điều cần thiết cho bạn là làm cái gì đó để lớn lên tới tuổi thanh niên của bạn, chỉ một nhóm người sẽ đạt được việc đó trên thế giới này, tất cả những người khác vẫn còn chỉ là trẻ con. Nhưng bạn không phải làm gì cho nó; tuổi thanh niên là điều không tránh khỏi, bạn chỉ cứ lớn lên. Thực ra bạn không thể dừng nó lại được, bạn không thể ngăn cản được nó - đó là lí do tại sao bạn đạt tới tuổi thanh niên. Nhưng tâm thức tâm linh, không trưởng thành theo cách đó, để có trưởng thành đó bạn phải làm cái gì đó. Trưởng thành đó phụ thuộc vào quyết định của bạn. Tự nhiên không áp đặt trưởng thành đó cho bạn, điều đó được để lại cho tự do và chọn lựa riêng của bạn. Do đó chỉ có một nhóm nhỏ những người có khả năng trở thành một Phật, một Krishna hay một Christ... bởi vì đấy là một vấn đề dao động vất vả và nỗ lực.
Cái ngày bạn nhìn với con mắt thức tỉnh, toàn thể thế giới sẽ xuất hiện cho bạn tựa như trò chơi trẻ con. Tại mức độ chín muồi đó, mọi thứ của quá khứ trở thành giả đối với bạn.
Kinh này nói rằng trong thực tại chỉ có một Brahman. Và về Brahman này có một vài hướng dẫn rất quan trọng được nêu ra trong kinh. Nhiều trong số những thuộc tính đó là quen thuộc với chúng ta, và tôi sẽ không thảo luận về chúng.
Hoàn hảo, vô thuỷ vô chung, không đo được, không thay đổi, nơi cư ngụ của chân lí, nơi cư ngụ của tâm thức, nơi cư ngụ của phúc lạc, vĩnh viễn, bất khả diệt, toàn diện, đều khắp, toàn thể, vô hạn, với đầu ở mọi hướng... Đây là những từ quen thuộc chúng ta đã dùng cho Brahman. Nhưng hai hay ba từ trong số đó có thuộc tính kì diệu. Không thể bị mất hay tìm được... là một phát biểu rất quan trọng. Cái gì đó không thể bị vứt bỏ hay bị nắm giữ: điều này nghĩa là gì?
Mọi người tới tôi và nói, “Chúng tôi muốn tìm Thượng đế.” Tôi hỏi họ, “Các bạn đã lạc Thượng đế ở đâu và khi nào?” Bởi vì bất kì cái gì bị thất lạc, đều có thể được tìm lại, nhưng nếu cái gì đó không mất đi chút nào, đấy là vấn đề khó khăn. Họ nói họ không biết liệu Thượng đế có bị thất lạc không và khi nào, ở đâu. Tôi yêu cầu họ trước hết hãy chắc chắn xem liệu họ đã bao giờ thất lạc Thượng đế chưa, bởi vì nếu bạn chưa bao giờ làm thất lạc và tôi bảo bạn cách tìm kiếm nó, bạn sẽ trong khó khăn hơn. Bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình tìm cái mà bạn chưa bao giờ làm thất lạc; làm sao bạn thành công được? Chính việc tìm kiếm của bạn sẽ dẫn bạn lạc lối.
Thượng đế là bản tính của chúng ta - làm sao chúng ta có thể làm mất ngài được? Chúng ta có thể quên ngài nhưng chúng ta không thể mất ngài.
Cố hiểu khác biệt này. Có thể bạn đã quên - bạn có thể không để ý tới người đang ẩn bên trong mình trong một thời gian dài. Nó ở gần bạn đến mức có thể không có nhu cầu để ý tới người bên trong đó. Tập trung của người ta có thể đã dồn vào những vật ở xa xa, quên mất cái ở bên trong. Tất cả những điều này đều có thể, nhưng thất lạc người bên trong là không thể được.
Đây là lí do tại sao tất cả các thánh nhân đều nói rằng chỉ cần nhớ lại là đủ, tìm kiếm là không cần thiết. Đấy là lí do tại sao Nanak, Kabir, Dadu, Raidas, tất cả họ đều nhấn mạnh vào nam smaran, nhớ lại tên mình. Nam smaran chỉ có nghĩa là đơn giản không nảy sinh vấn đề tìm kiếm cái mà chưa bao giờ bị mất, chỉ cần cố gắng nhớ lại ngài. Mà thậm chí cũng không phải là nhớ lại nữa, gần giống như việc bạn tự lưu tâm về cái bao giờ cũng có đó.
Kinh này rất cách mạng.
...không thể bị mất hay tìm được...
Cái không bao giờ mất đi là bản tính tinh tuý của chúng ta. Nếu nó có thể bị mất, nó không thể là bản tính tinh tuý của chúng ta được. Nếu lửa có thể mất tính nóng bỏng của nó, tính nhiệt của nó, thế thì nó không có bản tính tinh tuý của nó. Nếu lửa lại lạnh lẽo, đấy là cái gì đó khác, không phải lửa.
Nóng là bản tính của lửa. Trống rỗng là bản tính của bầu trời. Bản tính là cái gì đó không thể bị tách rời khỏi chúng ta, dù bất kì cái gì có thể xảy ra. Bất kì cái gì mà chúng ta có thể bị tách ra khỏi nó đều không phải là bản tính của ta. Để chân lí này chìm sâu vào trong bạn.
Cái gì đó, mà chúng ta có thể được tách bạch khỏi nó, không phải là bản tính của chúng ta. Cái gì đó mà chúng ta có thể được hợp nhất với nó, không phải là bản tính của ta. Chúng ta có thể phá ra khỏi cái mà chúng ta có thể được hợp nhất vào. Chính bản thể của chúng ta là ở chỗ chúng ta không thể nào được tách ra cũng như được hợp nhất vào. Brahman là bản thể chúng ta. Không có cách nào thoát khỏi nó, không có cách nào tránh né nó, không có cách nào mất nó, không có cách nào tìm thấy nó.
Nhưng nếu những điều như vậy được nói cho người dốt, người đó sẽ nói, “Thôi được; thế thì cần gì phải đi tìm cái mà không bao giờ mất cả? Và cần gì phải đi tìm cái bao giờ cũng có đó? Thôi được - thế thì cứ để chúng tôi yên trong cuộc sống trần thế này. Cần gì nữa nào - tại sao thử cái ý tưởng kì quặc ấy?”
Không, không thể nói như thế cho người dốt được. Người dốt sẽ phải được bảo, “Bạn đã đánh mất ngài; bạn đã mất con người thực của bạn - tìm lại nó đi. Chừng nào bạn còn chưa tìm thấy nó, bạn sẽ vẫn còn trong đau khổ. Chừng nào bạn còn chưa tìm thấy Thượng đế, cuộc sống của bạn sẽ không là gì ngoài nỗi thống khổ, lo âu và bi thảm.”
Người dốt hiểu ngôn ngữ này của tìm kiếm, người đó cảm thấy thoả đáng với nó. Người đó đã tìm kiếm mọi thứ - tiền tài, địa vị, danh vọng - cho nên người đó nói, “Tốt, ít nhất, việc tìm kiếm sẽ tiếp tục; bây giờ mình sẽ tìm kiếm tôn giáo thay vì tiền tài.”
Người dốt hiểu ngôn ngữ này. Qua cuộc đời mình, thực ra trong nhiều, nhiều kiếp, người đó đã làm chỉ một việc - tìm kiếm. Người đó biết chỉ một nghề: hôm nay tìm kiếm cái này, ngày mai tìm kiếm cái kia. Cho nên người đó nói, “Được thôi: trước đây tôi đã tìm kiếm tiền tài, danh vọng và địa vị; và ông nói không có hạnh phúc trong chúng - và tôi cũng kinh nghiệm rằng không có hạnh phúc trong chúng - cho nên bây giờ tôi sẽ tìm kiếm Thượng đế của ông. Nó cũng hợp thôi.”
Sau khi người đó đã bắt đầu tìm kiếm, thế rồi về sau người đó sẽ được bảo thêm, “Thượng đế không thể được đạt tới đâu; chừng nào ông còn chưa vứt bỏ mọi việc tìm kiếm, ông không thể tìm thấy được Thượng đế.” Bây giờ người đó lâm vào khó khăn. Người đó đã vứt bỏ tìm kiếm tiền tài, địa vị và danh vọng vì chúng vô tích sự, và trong hi vọng rằng bây giờ người đó đang tìm kiếm cái gì đó có nghĩa người đó đã đi vào việc tìm kiếm Thượng đế. Và khi người đó đã đi xa trong việc tìm kiếm và không thể quay lại được - bây giờ người đó không thể quay lại để tìm kiếm tiền tài nữa, cái đã trở nên vô nghĩa; thực ra đấy là lí do tại sao người đó lại quay theo hướng của cái mới này, có nghĩa này - thầy người đó sẽ bảo người đó vứt bỏ mọi việc tìm kiếm.
Đầu tiên người đó đã từ bỏ tiền bạc, địa vị và danh vọng, nhưng người đó vẫn giữ lại một nửa đồng tiền - bản thân việc tìm kiếm. Người đó đã từ bỏ tiền bạc, nhưng giữ lại việc tìm kiếm. Tiền tài đã ở bên ngoài, tìm kiếm ở bên trong. Dễ dàng vứt bỏ cái ở bên ngoài, nhưng bây giờ thầy yêu cầu người đó vứt bỏ mọi tìm kiếm, bởi vì, thầy nói, “Điều ông đang tìm kiếm cho mình, chưa bao giờ mất chút nào.”
Khi ai đó từ bỏ cả việc tìm kiếm nữa, người đó lập tức đi vào trong cái mà người đó luôn luôn ở tại đó. Thượng đế là chính hiện hữu của bạn. Do đó kinh này là rất cách mạng và rất giá trị.
...không thể bị mất hay tìm được...
Khi Phật trở nên chứng ngộ ai đó đã hỏi ông ấy, “Thầy đã đạt tới cái gì?” Phật đáp, “Ta không đạt tới cái gì cả. Ta chỉ đi tới biết cái ta đã có.” Nói cho bạn, “Ta không đạt tới cái gì cả,” là một sai lầm của Phật. Với một phát biểu như thế bạn sẽ lập tức phản ứng lại và nói, “Về thôi, để chúng tôi quay về với công việc riêng của mình đi. Chúng tôi đã phí hoài không cần thiết tám ngày với người này... và bây giờ, ông ta nói ông ta không đạt được cái gì cả khi ông ta trở nên chứng ngộ. Thế thì tại sao chúng tôi làm việc vất vả này, mọi thứ chạy nhảy và phát mệt lên?... và người này nói chẳng cái gì được đạt tới vào chỗ cuối.”
Phật nói, “Ta đã không đạt tới cái gì.” Người hỏi nói, “Thầy đã không đạt được gì sao? Thế thì thầy đang giảng cái gì cho mọi người?” Phật đáp, “Chính việc này đây, việc mà ông đi tới một trạng thái không còn gì cần được đạt tới hay bị mất và điều này trở thành kinh nghiệm riêng của ông - rằng không cái gì có thể được đạt tới và không cai gì có thể bị mất.”
Nhưng đây là cái gì đó chỉ có thể được hiểu bởi người biết.
vô hỗ trợ, độc lập, trống rỗng mọi thuộc tính, vô hành động, vi tế, vô chọn lựa, không tì vết, không định nghĩa được, bên ngoài tâm trí và lời nói, thực sự phong phú, hiển nhiên, thuần khiết, có ý thức...
Cũng có những từ quen thuộc với chúng ta. Không giống bất kì cái gì chúng ta biết... Nó không thể được so sánh với bất kì cái gì; nó là duy nhất, vô song. Bất kì so sánh nào được đưa ra cũng đều là sự bố trí tạm thời. Chúng ta nói, “Nó trống rỗng tựa như bầu trời.” Nhưng điều  này  cũng không đúng, vì bầu trời cũng bị chứa trong ngài. Nó còn lớn hơn bầu trời, thậm chí nó không thể được so sánh với bầu trời.
Chúng ta nói, “Nó toả sáng như siêu mặt trời.” Nhưng điều này cũng chỉ là việc nói nhỏ, bởi vì thậm chí siêu mặt trời cũng không là gì ngoài ngọn đèn tí hon trước nó. Nó không thể được so sánh với mặt trời.
Chúng ta nói, “Nó là bản thân phúc lạc.” Khi chúng ta nói điều này đâu đó trong tâm trí mình chúng ta đang đo lường nó bằng hạnh phúc. Nó không liên quan gì tới hạnh phúc cả. Chúng ta nói, “Nó là an bình.” Thế thì trong tâm trí chúng ta có đâu đó một ý tưởng về an bình là cái gì đó đối lập với bất ổn. Không, nó chưa bao giờ kinh nghiệm bất ổn cả; do đó nó không có bất kì ý tưởng nào về an bình của chúng ta.
Mọi so sánh của chúng ta đều vô dụng. Với kinh nghiệm đó mọi sự tương tự đều không thích hợp. Những người thấy đã mô tả nó chỉ như bản thân nó - không giống bất kì ai hay bất kì cái gì khác, chỉ giống bản thân nó. Không có cách nào mô tả nó bằng cách dùng sự tương tự với bất kì cái gì chúng ta đã biết. Nhưng dầu vậy nó được mô tả cho người dốt nát rằng nó giống thế này thế nọ. Chỉ đến cuối của việc tìm kiếm mà nó được thấy rằng nó không giống bất kì cái gì.
Thực tại không có gì khác ngoài cái một và Brahman bất nhị,
Vậy, việc biết qua kinh nghiệm riêng của ông rằng linh hồn là không thể phân chia được, là được hoàn thành và cư ngụ một cách phúc lạc trong linh hồn vô thay đổi.
Theo cách này... việc biết qua kinh nghiệm riêng của ông rằng linh hồn là không thể phân chia được, là được hoàn thành... Điều đó sẽ không có tác dụng để biết kinh sách. Kinh sách có thể nói mọi điều - điều đó sẽ không có tác dụng. Giải pháp sẽ không tới cho bạn bởi việc lắng nghe chúng, không cái gì sẽ xảy ra. Bạn phải được hoàn thành qua kinh nghiệm riêng của bạn.
Người đã mãn nguyện, siddha, là một người mà với người đó không còn cuộc hành trình nữa, không còn chuyển động thêm nữa - một người mà cái trại cuối cùng, đích đến cuối cùng đã tới. Mọi con đường đều kết thúc ở đây.
Người chưa mãn nguyện, asiddha, là người như chúng ta bây giờ. Asiddha nghĩa là, người vẫn còn cái gì đó nữa phải làm, cái gì đó còn chưa xảy ra cho người đó trở nên hạnh phúc, cái gì đó còn chưa được đạt tới mà mà hạnh phúc được mong đợi sẽ theo sau nó.
Hạnh phúc của người chưa mãn nguyện phụ thuộc vào cái gì đó khác. Người đó phải gặp người đàn bà nào đó, người đàn ông nào đó; phải sở hữu một ngôi nhà nào đó, mảnh đất nào đó; người đó phải có địa vị nào đó, phải trở thành tổng thống, thủ tướng, hay thành thế này thế nọ. Hạnh phúc của người đó ở đâu đó trong cái gì đó, trong vật nào đó, và khi cái đó được đạt tới, người đó sẽ có hạnh phúc.
Một siddha, người đã mãn nguyện, nghĩa là người đang hạnh phúc trong hiện hữu riêng của người đó. Dù người đó được cái gì đó, dù người đó không được cái gì đó, điều đó không thành vấn đề. Dù cái gì đó đến với người đó hay cái gì đó bị lấy đi khỏi người đó... hạnh phúc của người đó không phụ thuộc vào bất kì cái gì khác ngoài chính hiện hữu riêng của người đó: ‘Tôi đây’ là đủ. Không có điều kiện khác thuộc bất kì loại gì. Người có hạnh phúc vô điều kiện là một siddha. Hạnh phúc của người đó là ở đây và bây giờ.
Hạnh phúc của bạn bao giờ ở lúc nào đó và ở đâu đó trong tương lai; hạnh phúc của bạn không bao giờ ở đây và bây giờ. Bạn đã bao giờ thấy một người có thể nói, “Tôi đang hạnh phúc ở đây và bây giờ” không? Ở đây và bây giờ mọi người đều bất hạnh, hạnh phúc của họ ở đâu đó trong tương lai.
Tôi có một người bạn là thứ trưởng của một bang. Anh ta rất bất hạnh. Tôi hỏi, “Có vấn đề gì với anh vậy?”
Anh ta nói, “Chừng nào tôi chưa là bộ trưởng, tôi không hạnh phúc được.”
Sau đó một thời gian anh ta trở thành bộ trưởng. Về sau khi tôi gặp anh ta, anh ta vẫn không hạnh phúc. Tôi hỏi anh ta, “Bây giờ vấn đề là gì? Anh đã trở thành bộ trưởng rồi; bây giờ anh đáng phải mãn nguyện chứ?”
Anh ta nói, “Mãn nguyện sao? Chừng nào tôi chưa trở thành bộ trưởng chủ chốt, không có hạnh phúc. Tôi đang cố gắng hết sức - đôi khi tôi sẽ đạt tới đó.”
Rồi anh ta cũng trở thành bộ trưởng chủ chốt. Tôi lại hỏi anh ta liệu bây giờ anh ta đã được mãn nguyện chưa. Anh ta nói, “Sao anh cứ theo tôi mãi thế? Mãn nguyện dường như chẳng có đâu xung quanh cả. Tôi đã trở thành bộ trưởng chủ chốt nhưng chẳng cái gì được giải quyết trong đời tôi cả. Và đồng thời bây giờ nhiều chức vụ hơn lại trở nên trong tầm thấy; có lẽ khi nào tôi đạt tới đó đã...”
Hạnh phúc bao giờ cũng cứ lùi xa khỏi bạn. Đấy là đặc trưng của người chưa mãn nguyện. Đặc trưng của người mãn nguyện là ở chỗ hạnh phúc là ở đây và bây giờ. Không có vấn đề về tình huống, không có vấn đề cái gì xảy ra bên ngoài, không có gì thay đổi trong luồng chảy của suối nguồn hạnh phúc bên trong. Và cũng không có điều kiện nào được gắn với nó. Bất kì ai tạo ra điều kiện đều nhất định bất hạnh. Không điều kiện nào đã bao giờ được hoàn thành. Và cho dù những điều kiện đặt ra có được hoàn thành đi chăng nữa, cái tâm trí luôn tạo điều kiện ấy sẽ liền tạo ra những điều kiện mới.
Nó giống như lá trên cây vậy. Lá úa rụng xuống - điều đó không tạo ra khác biệt vì lá mới sẽ tới. Thực ra, bởi vì lá mới muốn tới, lá úa rụng. Lá mới bắt đầu đẩy từ bên trong để nhú ra, và lá úa bắt đầu rụng. Ngay khi lá úa đã rụng xuống, lá mới nhú ra. Điều kiện cũ rơi rụng đi chỉ khi điều kiện mới bắt đầu đẩy từ bên trong để ló ra bề mặt. Trên cây lá mọc; trong tâm trí con người các điều kiện phát triển.
Cuộc sống của bất kì ai là có điều kiện, bất hạnh sẽ là kết quả. Cuộc sống của bất kì ai là vô điều kiện, bất kì ai đang hạnh phúc ở đây và bây giờ không cần lí do gì - nghĩa là hạnh phúc của người đó không tới từ bên ngoài mà từ bên trong, dòng suối hạnh phúc của người đó tuôn chảy từ bên trong cái ta riêng của người đó - từ cội nguồn, tận đài phun - là người mãn nguyện. Nó không phải là cái gì đó được cầu xin từ người khác. Cho dù toàn bộ thế giới này có biến mất, cho dù tất cả các ngôi sao và trăng tan rã hết, cho dù toàn bộ loài người có chấm dứt, cũng không có thay đổi gì trong hạnh phúc của một người đã mãn nguyện.
Nhưng với bạn sẽ không có khác biệt trong bất hạnh của bạn cho dù toàn bộ thế giới có được tạo ra theo ước muốn của bạn. Có lẽ bạn sẽ trở nên bất hạnh hơn. Khi mọi nhu cầu của người ta đều được đáp ứng, người ta đi tới nhận ra... tất cả những lao động đó, tất cả những công việc vất vả đó và thực sự không cái gì được thu lại. Người ta trở nên bất hạnh hơn.
Để là một người mãn nguyện, kinh này nói:
Vậy, việc biết qua kinh nghiệm riêng của ông rằng linh hồn là không thể phân chia được, là được hoàn thành và cư ngụ một cách phúc lạc trong linh hồn vô thay đổi.
Ở trong nó, vẫn còn trong đó, ở lại trong nó và được lắng đọng trong nó. Là một với nó. Không nhìn ra ngoài. Chỉ nhớ, đứng lên hay ngồi xuống, tìm hạnh phúc vô điều kiện. Đi, ngủ, bước, ăn và uống - dù tình huống có thể là bất kì cái gì - tìm hạnh phúc vô điều kiện. Cứ hạnh phúc đi.
Điều này dường như rất kì lạ với chúng ta khi nói với ai đó, “Cứ hạnh phúc đi.” Người đó sẽ hỏi, “Làm sao hạnh phúc được?” Bởi vì tất cả chúng ta đều có ý tưởng rằng hạnh phúc tới từ bên ngoài. Hạnh phúc từ bên trong đi! - đây là cái gì đó chúng ta không có khả năng hiểu nổi. Chúng ta chưa bao giờ biết tới hạnh phúc bên trong.
Đi tìm nó đi. Bên trong bạn đầy hạnh phúc. Thu lấy dũng cảm rồi đi vào trong. Vứt bỏ tấm màn điều kiện và bạn sẽ thấy rằng bạn trở thành tràn đầy với hạnh phúc... nhiều đến độ nếu bạn muốn bạn có thể trút đầy toàn bộ thế giới bằng hạnh phúc của bạn. Nó sẽ tiếp tục lan toả khắp nơi xung quanh.
Chúng ta bao giờ cũng đòi hỏi từ người khác. Chúng ta đang đòi hỏi từ những người mà bản thân họ đang đòi hỏi từ phía chúng ta. Đấy là một đám đông những kẻ ăn xin, đứng trước nhau chìa ra bát xin ăn với hi vọng rằng cái gì đó có thể được nhận - và tất cả đều đang ăn xin cả. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng toàn thể thế giới này là một cộng đồng những kẻ ăn xin không?
Tôi đến với bạn để cho bạn có thể cho tôi hạnh phúc nào đó, bạn đến với tôi để cho tôi có thể cho bạn hạnh phúc nào đó. Tôi không tìm thấy hạnh phúc nào trong tôi, bạn không tìm thấy hạnh phúc nào trong bạn. Do đó mọi quan hệ của chúng ta chỉ cho bất hạnh. Không ai cho hạnh phúc - không ai có thể cho - vì làm sao bạn có thể cho cái gì đó mà bạn không có được? Chúng ta không cho được người khác cái mà chúng ta không có.
Bố đem lại hạnh phúc cho con. Vợ đem hạnh phúc cho chồng. Con đem hạnh phúc cho mẹ. Trong cả thế giới này mọi người đều đem hạnh phúc cho người khác và mọi người đều cay đắng than vãn rằng mình bất hạnh. Dường như không có ai trở nên hạnh phúc. Bản thân bạn không có hạnh phúc, và bạn lại định đi ban phát nó cho người khác sao?
Trong thế giới này, chỉ có một cách trở nên hạnh phúc và đấy là đừng đi tới bất kì ai để hỏi điều đó. Nó không có cùng những người khác, nó ở bên trong bạn. Bằng cách vứt bỏ mọi đòi hỏi của bạn, bạn dừng tìm kiếm nó. Cho dù bạn đang cảm thấy bất hạnh bạn dừng lại trong nó đi, bạn đợi; đừng đi xin từ người khác. Rồi một hôm nào đó, bỗng nhiên bạn sẽ nhận ra rằng vì bạn đã vứt bỏ thói quen ăn xin, hòn đá bên trong được vứt bỏ đi và dòng chảy trào ra, tràn đầy từng tế bào thân thể bạn bằng hạnh phúc.
Hạnh phúc này vô nguyên nhân. Không ai có thể lấy nó đi khỏi bạn, nó tới từ bên trong bạn. Và thế rồi có thể là người khác khi tới tiếp xúc với bạn có thể được chạm tới dòng suối nguồn hạnh phúc đó.
Điều rất thú vị cần lưu ý là chúng ta đang đòi hỏi hạnh phúc, và chúng ta cũng muốn cho hạnh phúc. Chúng ta không có khả năng cho hạnh phúc và chúng ta không có khả năng nhận hạnh phúc. Một người như vậy, người có suối nguồn hạnh phúc riêng đã ùa ra, có cội nguồn riêng đã mở ra, không còn đòi hỏi hạnh phúc từ người khác nữa, người đó cũng không ham muốn cho người khác hạnh phúc; nhưng từ người như vậy, hạnh phúc đơn giản được nhận bởi nhiều người.
Không vị phật nào đã bao giờ đi cho hạnh phúc cho bất kì ai, nhưng chỉ sự hiện diện của ông ấy... Hoa đã nở trong người đó, hưong thơm của chúng, đài phun hạnh phúc đã mở ra bên trong người đó, âm thanh rì rào của nó - tất cả những cái đó âm vang và vươn tới bất kì ai đến gần người đó, người cởi mở và không ngồi với cánh cửa trái tim đóng kín.
Và bất kì ai ngồi gần một người như Phật với mắt mở to cũng có khả năng thấy rằng hạnh phúc của Phật dường như không tới từ đâu đó bên ngoài, dường như không phụ thuộc vào bất kì ai, nó dường như tuôn chảy từ bên trong cái ta riêng của ông ấy. Tia sáng của người đó không phải là vay mượn, chúng là của riêng người đó. Người đó không giống như mặt trăng phản xạ tia sáng mặt trời; người đó tựa như mặt trời có ánh sáng riêng của mình, tia sáng riêng của người đó toả ra trực tiếp từ người đó.
Điều này chúng ta đã gọi là satang. Ngồi gần một người như Phật là satang. Có lẽ điều này sẽ làm chấn động chúng ta ra khỏi cái ngu đần, có lẽ hòn đá ngáng cản chúng ta có thể cũng tới lúc dịch chuyển, có lẽ khi thấy rằng ai đó có thể hạnh phúc trong bản thân người đó, ảo tưởng của chúng ta rằng người khác có thể đem lại cho chúng ta hạnh phúc sẽ tan tành. Chúng ta cứ đòi hỏi hạnh phúc từ người khác và giữ mãi ảo tưởng rằng nó sẽ đến một ngày nào đó - nếu không phải hôm nay, thế thì ngày mai, hay ngày kia - nhưng nó sẽ đến từ người khác.
Làm cho bản thân bạn thành vô điều kiện, bỏ mọi đòi hỏi, từ bỏ mọi hi vọng rằng hạnh phúc sẽ tới với bạn từ người khác; thế thì một ngày nào đó hạnh phúc được đạt tới. Đây là trạng thái của một siddha, người mãn nguyện, khi suối nguồn hạnh phúc của người đó được đạt tới.

0 Đánh giá

Ads Belove Post