Chương 2. Nguồn gốc tất cả những vấn đề

Chương 2. Nguồn gốc tất cả những vấn đề

Price:

Read more

Osho – Tantra: Minh Triết Tối Ưu
Chương 2. Nguồn gốc tất cả những vấn đề


Những vầng mây vượt qua bầu trời,
Không cội rễ hay những nơi tá túc.
Tương tự thế với tất cả tư tưởng,
Đang lơ lửng trong tâm thức.
Một khi bản ngã hay tâm thức được quan sát,
Tất cả phân biệt liền ngưng bặt.
Những hình tướng và màu sắc được tạo tác,
Trong không gian.
Nhưng không gian thì không tô màu -
Cho dù trắng hay đen,
Tất cả sự việc bắt nguồn từ bản ngã và thức.
Tâm thức không cư trú,
Qua đức hạnh hay tật xấu.
Thức phô diễn là nguồn gốc của tất cả vấn đề. Vậy điều thứ nhất để hiểu tâm thức và sự tạo thành của nó. Phải chăng đây là một thực thể riêng biệt hay đúng hơn là một quá trình? Nó có bản chất hay chỉ tương tự như giấc mộng?
Khi chưa hiểu đâu là bản chất của thức phô diễn, có thể vẫn chưa giải quyết được bất cứ vấn đề nào của cuộc sống. Bạn đã tốn bao nhiêu công sức để miệt mài. Bạn thử giải quyết những vấn để chuyên biệt, cá nhân, tất nhiên đều thất bại. Chắc chắn như thế.
Thật ra,  không thể hiện hữu bất cứ vấn đề cá nhân nào. Vấn đề chỉ từ thức phô diễn và thật vô ích để giải quyết vấn đề mà không bắt đầu từ gốc. Như cắt bỏ những cành lá nhưng không cắt gốc. Nhiều cành lá mới vẫn xuất hiện. Có thể còn nhiều hơn trước. Vì việc tỉa lá lại rất thích hợp cho sự phát triển của cây. Khi chúng ta không biết làm sao để bật gốc rễ. Có nghĩa cuộc tranh đấu không có nền tảng, thật không có ý nghĩa. Bạn tự hủy diệt mình mà không thể đốn bỏ cây.
Khi tranh đấu, bạn hao tổn biết bao nhiêu là năng lực, thời gian, cuộc sống. Trong khi cây luôn mạnh, xum xuê và rậm rạp thêm hơn. Bạn sẽ kinh ngạc về những gì xảy ra: Khi càng cố gắng thử giải quyết những vấn đề  cái này tiếp nối cái kia.
Chúng vẫn tiếp tục trưởng thành và tự nhân lên. Ngay vấn đề đã được giải quyết, đột nhiên được thay thế bằng mười vấn đề khác. Đừng thử giải quyết vấn đề cá nhân từng cái một - Vì chúng không hiện hữu mà gốc rễ mới là vấn đề.
Thức phô diễn thì lúc lẫn trốn phía sau. Vì thế tôi gọi nó là nguồn gốc, nó không bao giờ hiển hiện. Khi bạn đối diện với vấn đề, vấn đề thì hiển hiện; bạn có thể thấy - Vì thế bạn cứ mãi cuốn hút vào hình tướng.
Đừng quên những gì thấy được, chắc chắn không phải là gốc rễ. Gốc rễ lúc nào cũng ẩn kín. Nguồn gốc luôn luôn che dấu. Xin đừng tranh đấu với những gì thấy được. Nếu không bạn sẽ chiến đấu với những chiếc bóng. Bạn có thể bị lạc hướng, và điều này không mang lại bất cứ biến đổi nào trong cuộc sống . Những vấn đề tương tự sẽ tiếp tục xảy ra và luôn luôn như thế.
Bạn có thể quan sát ngay cuộc sống và sẽ hiểu nhữg gì tôi nói. Tôi không gợi lên bất cứ lý thuyết nào về thức phô diễn. Mà đây là một hiện thực về chủ đề của chính nó. Thật ra, thức phô diễn cần phải được thấu hiểu.
Nhiều người đến và hỏi: “Làm thế nào để đạt đến sự bình yên của tâm thức “Tôi trả lời: “Thật sự không có tâm thức bình yên và tôi chưa từng nghe nói về nó “Tâm thức không bao giờ yên lặng - Cái không của tâm thức thuộc về sự không bám dính hay chấp thực thì hoàn toàn yên bình.
Tâm thức không thể mãi bình yên hay yên lặng. Bản chất thật sự của tâm thức là dao động, căng thẳng, lộn xộn. Tâm thức thì không thể lúc nào cũng sáng tỏ. Nó không thể sáng tỏ vì theo tự nhiên là lầm lẫn và bóng tối.
Sự trong sáng chỉ xuất hiện khi thức phô diễn không hoạt động. Sự bình yên chỉ xuất hiện khi không có thức phô diễn. Yên lặng cũng vậy. Vì thế đừng cố đạt đến tâm thức bình yên. Nến bạn thử, bước ban đầu đã tự dấn thân vào con đường không hiện thực. Vậy, điều thứ nhất phải làm là hiểu thật rõ bản chất của thức phô diễn. Sau đó có thể biến tất cả thành hiện thực.
Nếu quan sát, bạn không thể gặp bất cứ thực thể nào là thức phô diễn. Đây không phải là một sự kiện, mà là một quá trình. Không phải là cái gì đó nơi mình. Đúng hơn có thể so sánh với một đám đông. Những tư tưởng cá nhân đồng hiện hữu, nhưng chúng chuyển động quá nhanh nên không thể phân biệt khoảng cách.
Khoảng cách này lại rất khó nhận thấy, vì không thật rõ biết và khẩn trương. Bạn cần có cái nhìn sâu sắc hơn. Đột nhiên sẽ nhận thấy một tư tưởng, rồi tư tưởng khác, rồi tiếp theo một cái khác - Nhưng vẫn không nhận ra thức phô diễn thực có.
Tập hợp những tư tưởng, và với hàng triệu tư tưởng cho bạn cảm tưởng tâm thức thực sự hiện hữu. Giống như một tập hợp, với hàng triệu người tụ tập thành một đám đông duy nhất. Chúng ta có thể phân biệt đám đông với những cá nhân tụ lại để hợp thành? Họ tụ tập lại và sự tụ tập cho bạn cảm tưởng có cái gì đó hiện hữu. Nhưng thực sự chỉ hiện hữu từng cá nhân  trong một tập hợp.
Điều này đầu tiên làm sáng tỏ về tâm thức. Hãy quan sát và sẽ tìm thấy tư tưởng, nhưng không bao giờ tìm được thức phô diễn. Và nếu điều này trở thành trải nghiệm, chắc chắn không vì tôi nói hay vì Tilopa đã hát.
Không, tất cả đều không có sự giúp đở nào cả - Nó đến từ trải nghiệm. Nếu điều này trở thành sự kiện được tiếp thu và đột nhiên sự việc bắt đầu tự chuyển hóa. Và nhờ sự lãnh hội chủ yếu về tâm thức, hàng ngàn vấn đề khác có thể được xuất phát từ đây.
Hãy quan sát tâm thức và nhìn thấy nó đang ở đâu. Những gì nó là. Bạn sẽ nhận ra những tư tưởng cứ trôi đi và bị cách quảng bởi những chổ ngắt. Nếu quan sát lâu hơn, bạn sẽ thấy những khoảng ngắt nhiều hơn tư tưởng. Giống như mỗi một từ lúc nào cũng chia cách nhau bằng một khoảng trống.
Càng đi sâu hơn, những khoảng ngắt càng nhiều và càng dài hơn. Một tư tưởng đi qua, tiếp theo là khoảng ngắt; nơi không tư tưởng hiện hữu. Thế rồi tư tưởng khác tiếp theo với khoảng ngắt khác. Nếu không rõ biết, bạn không thể nhìn ra những khoảng ngắt. Bạn sẽ nhảy từ tư tưởng này đến tư tưởng khác và không bao giờ nhận ra. Nếu hoàn toàn rõ biết, hàng ngàn những khoảng ngắt sẽ dành riêng  cho bạn. Và trong những khoảng ngắt này sẽ dấy lên những Satori dành cho bạn.
Trong những khoảng ngắt. Sự thật sẽ gỏ cửa tâm thức bạn. Suốt những khoảng ngắt, Thượng đế hay những gì bạn định danh sẽ hiện thực hóa. Và khi thực sự sự rõ biết tuyệt đối. Tất cả còn lại là không gian trống rỗng bao la.
Điều này tương tự như những vầng mây. Chúng di chuyển và đôi khi thật dày và không thể nhìn bầu trời xanh cao vút. Tính bao la xanh ngắt của bầu trời đã mất chỉ còn những vầng mây hiện diện. Cứ tiếp tục quan sát: Vầng mây di chuyển qua đi và vầng mây khác tiếp đến. Đột nhiên, bạn cảm nhận tính bao la của bầu trời xanh ngắt với cái chớp mắt bâng quơ. Những gì xảy ra trong tâm thức cũng tương tự. Bạn chính là tính bao la của bầu trời và những tư tưởng như những vầng mây lơ lửng trong không gian.
Những khoảng ngắt hiện hữu, bầu trời hiện hữu.  Cái nhìn ngắn gọn của bầu trời, chính là trạng thái Satori - và khi trở thành bầu trời chính là Samadhi.Từ Satori đến Samadhi, quá trình bao gồm sự sáng tỏ sâu sắc của bản chất tâm thức, không gì khác hơn. Tâm thức không hiện hữu như một thực thể là điểm thứ nhất. Duy chỉ tư tưởng hiện hữu. Duy chỉ những tư tưởng đang hiện hữu.
Điểm thứ hai, tư tưởng hiện hữu hoàn toàn cách ly với bạn. Chúng không là một với bản chất bạn. Chúng đến và đi như những hiện tượng phù du và không phải là sự vĩnh hằng. Ngay cả bạn bám vào một tư tưởng, cũng không thể giữ thật lâu.
Nó phải mất đi vì bản chất nó xuất hiện để tan biến. Tư tưởng không phải là bạn, chúng không thuộc về bạn. Chúng đến như những người khách viếng thăm. Nhưng không bao giờ là chủ nhân.
Quan sát sâu hơn, bạn là chủ nhà và tư tưởng chỉ là những khách trọ. Là khách trọ rất tuyệt vời. Nếu bạn quên mình là chủ nhà; chúng sẽ trở thành chủ nhân. Có nghĩa bạn đã rơi vào bẫy và bạn rơi vào địa ngục.
Hãy nhớ bạn là chủ nhà, căn nhà thuộc về bạn và những khách mời trở thành những vị thầy. Hãy đón tiếp và chăm sóc họ. Nhưng đừng đồng hóa; như thế chúng sẽ là những vị thầy tuyệt vời nhất thế gian.
Tâm thức trở thành vấn đề; vì bạn cho rằng tư tưởng mình sâu sắc và hoàn toàn quên khoảng cách. Bạn quên chúng là những khách mời đến rồi lại đi. Bạn nên luôn nhớ bản chất bạn được hình thành từ những gì được lưu giữ. Đây chính là Đạo của riêng bạn.
Hãy chú ý đến những gì không đến không đi như bầu trời. Hãy thay đổi quan điểm, đừng tập trung về những người khách viếng thăm. Hãy giữ chặt vai trò người chủ nhà; vì những người khách chỉ đến thăm rồi sẽ ra đi.
Chắc chắn, những người khách có thể tốt hay xấu. Nhưng đừng bận tâm. Một người chủ tốt sẽ đối xử với những khách đến đồng đẳng, không phân biệt. Người chủ nhà tốt khi tư tưởng xấu đến. ông vẫn đối đãi với nó cùng cách đối xử với những tư tưởng tốt. Ông không hề lo âu hay phân tích tư tưởng nào tốt hay xấu.
Nếu phân biệt tư tưởng tốt và xấu, bạn sẽ làm gì? Bạn kéo theo tư tưởng tốt gần bạn hơn và đẩy những tư tưởng xấu càng xa càng tốt. Sớm hay muộn gì bạn sẽ đồng hóa với tư tưởng tốt và nó trở thành chủ nhân.
Tất cả tư tưởng trở thành chủ nhân sẽ phát sinh đau khổ vì nó không phải là sự thật. Tư tưởng là giả và bạn bị đồng hóa với nó và sự đồng hóa là một căn bệnh. Gurdjieff có thói quen nói rằng: “Chỉ cần hiểu một việc duy nhấtlà  không nên đồng hóa với những gì đến và đi “
Buổi sáng đến để rồi chiều hay tối chúng lại ra đi. Đêm đến rồi lại sáng và bạn lúc nào cũng ở lại. Nó không bao giờ là bạn. Lúc nào nó cũng là một tư tưởng. Cho đến khi thật sự thuần khiết rõ biết, tên bạn cũng không phải là bạn, vì cũng là một tư tưởng Hình tướng cũng không phải là bạn; nó cũng là tư tưởng. Và bạn cũng không phải là thân vật lý này. Đến ngày nào đó bạn thực sự hiểu rằng tất cả chỉ là tư tưởng.
Chỉ còn tồn tại sự thuần khiết rõ biết. Thật đơn giản, không tên tuổi không hình tướng - Duy chỉ sự thuần khiết. Cái vô hình tướng và cái không thể định danh là hiện tượng chân chính của rõ biết – và chắc chắn chỉ điều này tồn tại.
Nếu tự đồng hóa, bạn trở thành tri thức. Tự đồng hóa, bạn trở thành thân vật lý. Nếu tự đồng hóa, bạn trở thành danh tướng. Những gì mà người Ấn gọi là Mana và Rupa (danh và tướng) - như thế có nghĩa chủ nhân tự đánh mất mình. Bạn đã quên mất tính vĩnh hằng và cái nhất thời trở thành những gì có ý nghĩa. Cái nhất thời là thế giới hình tướng và sự vĩnh hằng chính là những gì được gọi là tối cao.
Sự sáng tỏ thứ hai đã được trình bày. Bạn chính là chủ nhân và những tư tưởng chỉ là những vị khách viếng thăm. Khách phải ra đi còn chủ nhân thì ở lại. Dòng sông mãi trôi đi và chúng ta thì ở lại ngắm nhìn.
Nếu theo dõi và quan sát như thế. Điểm thứ ba được cụ thể hóa tiếp theo: Tư tưởng là người ngoại cuộc, những kẻ len lỏi đến từ bên ngoài. Không một tư tưởng nào là bạn. Chúng đến từ bên ngoài, bạn chỉ là con đường nó mượn để trôi đi. Một con chim vào trong bằng một cánh cửa và trở ra bằng cánh cửa khác. Tư tưởng đi vào và rời khỏi bạn cũng như thế.
Bạn mãi miệt mài tin rằng những tư tưởng là bạn. Không chỉ vậy, bạn còn đấu tranh cho tư tưởng tồn tại và nói: “Đây là tư tưởng của tôi, không có tư tưởng tôi không tồn tại ! “Bạn tranh luận, bút chiến, lập luận về vấn đề này và cố chứng minh: “Đây là tư tưởng của tôi và tôi hoàn toàn tin chắc vào chúng.”
Không một tư tưởng nào là của bạn, không tư tưởng nào độc đáo cả. Tất cả những tư tưởng đều vay mượn. Chúng chỉ là đồ second hand. Hàng triệu người đã từng kêu thét cùng vấn đề này trước bạn. Nhưng thật sự tư tưởng chỉ là những thứ bên ngoài như bất cứ vật thể nào.
Vật lý gia nổi tiếng Eddington nói: “Khoa học càng xâm nhập vào trái tim vật thể. Cho nên chúng ta hiểu những sự việc chỉ là những tư tưởng “Có thể như thế, dù tôi không phải là vật lý gia. Eddington có thể có lý khi nói những sự việc giống tư tưởng khi đi sâu vào trái tim chúng.
Mặt khác, tôi vẫn thích nói: “Khi bạn đi vào trung tâm, tư tưởng càng giống những sự việc hơn “Thật ra, đây là hai khía cạnh cùng một hiện tượng: “Một sự sự việc là tư tưởng và tư tưởng là sự việc “
Điều này có nghĩa gì khi tôi nói một tư tưởng là một sự việc? Có nghĩa; bạn có thể thanh toán tư tưởng như một vật thể. Bạn có thể đập đầu ai đó bằng tư tưởng như dùng một vật thể. Bạn có thể đơn giản giết người bằng tư tưởng như phóng một lưỡi dao. Và bạn có thể trao truyền tư tưởng như một món quà hay như một căn bệnh truyền nhiễm.
Tư tưởng là những vật thể, là những sức mạnh nhưng chúng không thuộc về bạn. Chúng đến với bạn; ở lại giây lát trong bạn và sau đó rời khỏi bạn. Toàn vũ trụ chứa đầy những tư tưởng và những vật thể. Những vật thể là khía cạnh vật lý của tư tưởng, và tư tưởng là khía cạnh tâm thức của những vật thể.
Vì tư tưởng là những vật thể nên nhiều phép lạ xảy ra. Nếu một người không ngừng suy nghĩ về bạn với tâm trạng  thích thú và sảng khoái. Những điều này sẽ xảy ra cho bạn  - vì hắn không ngừng gửi đến bạn sức mạnh.
Chính vì điều này mà sự ban phúc cận thiết và hoàn toàn lành mạnh. Nếu được một người đã đạt đến vô ngã ban phúc cho bạn. Sự ban phúc hoàn toàn chân chính. Một người không còn sử dụng tư tưởng thì tích lũy được năng lượng và như thế tất cả những gì phát ra đều chân chính.
Truyền thống Á đông, trước khi hiểu được vô-ngã. Người ta cần những kỹ thuật và nhấn mạnh về giảm thiểu tâm thức tiêu cực. Cần phải nhớ, dù đã đạt đến vô ngã - Khuynh hướng vẫn còn tiêu cực. Nên sức mạnh tâm thức có thể trở thành nguy hiểm.  Trước khi đạt đến vô ngã, cần tuyệt đối tích cực.
Đây là sự khác biệt giữa pháp thuật trắng và đen. Pháp thuật đen được tích lũy năng lượng tư tưởng không giải phóng toàn diện tính tiêu cực. Pháp thuật trắng từ người sẵn có năng lượng lớn tư tưởng thực hành đặt nền tảng trọn vẹn trên thái độ tích cực. Tất cả chỉ cùng một năng lượng trở thành đen với tính tiêu cực; và trắng với thái độ tích cực. Như thế tư tưởng là một sức mạnh lớn cũng đồng nghĩa là một vật thể.
Điều này là điểm thứ ba cần phải được hiểu và quan sát nơi chính bạn. Đôi khi có thể xảy ra: Bạn nhận thấy tư tưởng vận hành như một sự việc, nhưng điều kiện vật chất quá quan trọng. Bạn nghĩ rằng điều này có thể chỉ là một ngẫu nhiên. Bạn coi thường sự kiện này và không dành cho nó sự chú ý nào cả. Bạn thản nhiên và lãng quên. Dù vậy, bạn biết rằng rất nhiều lần nghĩ đến cái chết của một người và người này chết thực sự vì một tai nạn nào đó.
Bạn cho rằng  chỉ là sự ngẫu nhiên. Đôi khi, nghĩ đến một người bạn. Bạn mong muốn nhìn thấy anh ta - và anh này đến gỏ cửa. Bạn cũng cho rằng là một ngẫu nhiên. Sự thực không bao giờ ngẫu nhiên. Tất cả sự việc đều có nguyên nhân. Vì những tư tưởng đã không ngừng tạo ra những thế giới bao quanh bạn.
Những tư tưởng là những vật thể, vậy hãy chăm sóc chúng. Nhưng nên vận dụng chúng thật thận trọng. Nếu không thật sự rõ biết, bạn có thể gây ra đau khổ cho chính mình và người khác như bạn đã từng thực hiện.
Cách đây nhiều năm. Uri Geller người Do thái, làm việc với năng lượng ư tưởng  đã trình bày một trải nghiệm trên đài truyền hình Anh quốc. Ông nói: “Đừng quên rằng: Khi gây ra đau khổ cho ai đó, đồng thời gây đau khổ cho chính mình. Vì tư tưởng là con dao hai lưỡi. Đồng thời nó làm tổn thương mình và người khác “
Ông có thể uốn cong bất cứ vật thể nào bằng tư tưởng. Một người cầm muỗng đứng cách Uri Geller ba thước và ông dùng tư tưởng tác động chiếc muỗng. Lập tức muỗng bị uống cong. Đương nhiên bạn không thể uốn cong nó bằng đôi tay. Riêng ông, ông uốn cong nó bằng tư tưởng. Nhưng, một hiện tượng cực kỳ hiếm hoi được xảy ra khi trực tiếp ở đài truyền hình. Chính Uri Geller không ý thức được điều này có thể.
Hàng ngàn khán giả theo dỏi trải nghiệm tại nhà.  Khi ông thực hiện trải nghiệm uốn cong những vật thể. Trong nhiều gia đình những vật thể rơi xuống đất và tự uốn cong và hàng ngàn vật thể ở nước Anh nều bị như thế.
Như nếu năng lượng đã truyền tải. Nếu ông chỉ thành công trải nghiệm ở một khoảng cách ba mét ở đài truyền hình. Nhưng nhiều sự việc xảy ra ở khắp nơi truyền hình đang mở. Những vật thể đã tự uốn cong và rơi xuống đất cong vẹo. Quả thật khó tin !.
Những tư tưởng là những vật thể, những vật thể cực kỳ dũng mãnh. Ở Nga có một phụ nữ tên Mikhaïlova. Bà có thể thực hiện nhiều sự kiện ở khoảng cách xa những vật thể và có thể hút bất cứ thứ gì về mình. Chỉ bằng tư tưởng.
Tại Nga, người ta không tin vào những sự kiện huyền bí. Vì đây là một nước theo quan niệm vô thần. Vì thế, họ nghiên cứu rất kỷ về Mikhaïlova những gì xảy ra cho bà theo quan điểm khoa học. Khi bà thực hiện những trải nghiệm này, bà mất gần một kí lô trong nữa giờ. Bà bị mất một kí lô. Điều này có nghĩa gì?
Điều này có nghĩa xuyên qua tư tưởng bạn phóng chiếu năng lượng và liên tục thể hiện. Tâm thức bạn là nhà máy xay gió chứa đầy ngôn ngữ. Vì thế lúc nào bạn cũng phóng xuất những sự kiện một cách vô ích. Bạn chính là một cỗ máy rất nguy hiểm đang không ngừng phát sóng.
Nhiều sự việc đã xảy ra vì bạn. Có quá nhiều việc xảy ra chỉ vì bạn phóng xuất. Bạn là một hệ thống vĩ đại, nên thế giới ngày càng đau khổ hơn. Vì càng đông người hiện diện trên trái đất và phóng xuất quá nhiều tư tưởng.
Nếu quay về quá khứ, bạn sẽ thấy yên bình hơn vì ít sự phóng xuất. Vào thời đức Phật và Lão tử, thế giới thật an bình và tự nhiên, có thể nói như cảnh thiên đàng. Tại sao? Một mặt vì dân số còn ít. Hơn nữa, tư tưởng họ còn đơn giản và thiên về tình cảm hơn tư tưởng. Họ chỉ cầu nguyện. Buổi sáng, điều đầu tiên họ thực hiện là sựcầu nguyện. Tối đến vẫn là cầu nguyện. Có nghĩa khi rãnh rang, họ cầu nguyện từ bên trong.
Thế nào là cầu nguyện? Cầu nguyện, có nghĩa gởi những nguyện lực ban phúc cho toàn thể thế giới. Cầu nguyện, là phóng chiếu lòng từ cho tất cả thế giới. Cầu nguyện, là tạo sự đối trị cho những tư tưởng tiêu cực. Đây là hành động hoàn toàn tích cực.
Điều này là quan điểm thứ ba về tư tưởng. Chúng là những vật thể, sức mạnh và cần phải sử dụng cực kỳ thận trọng. Vô tình bạn suy nghĩ nhiều chuyện. Thật khó tìm ra một người không phạm nhiều lầm lẫn trong tư tưởng. Rất khó khăn tìm ra một người không phạm tội lỗi và những tội ác trong tâm thức. Vì thế có rất nhiều việc xảy ra trong cuộc sống. Hãy nhớ điều này: bạn có thể không phạm bất cứ sai lầm nào.
Vấn đề là mãi liên tục tư duy và có thể sẽ nảy sinh tư tưởng giết ai đó. Rất có thể chuyện đó sẽ xảy ra. Vì gười nào đó thích nghi với tư tưởng bạn đang chảy như nước về chỗ thấp. Vì thế, nếu tư duy liên tục về chuyện gì đó. Người yếu hơn có thể thích nghi và chắc chắn sẽ giết chết người nào bạn ghét.
Vì thế sự thật bên trong con người. Dù chuyện gì xảy ra trên trái đất, mỗi người chúng ta đều có một phần trách nhiệm nào đó. Ví dụ, Nixon không phải là người chịu trách nhiệm duy nhất về những gì xảy ra ở Việt Nam mà tất cả  mọi người cũng chịu trách nhiệm vì tư tưởng của mình góp phần.
Người duy nhất không chịu trách nhiệm là người không bị tâm thức ràng buộc. Nói cách khác, mỗi người đều chịu trách nhiệm cho tất cả những gì được xảy ra. Nếu Trái đất là địa ngục, bạn là người góp phần tham gia vào như sự sáng tạo.
Thế nên đừng đổ trách nhiệm cho người khác mà bạn đồng chịu trách nhiệm. Vì đây là hiện tượng tập thể. Cái ác có thể xuất hiện bất cứ nơi nào. Sự bùng nổ vẫn có thể xảy ra ở hàng ngàn cây số cách xa bạn.
Điều này vẫn không khác biệt vì tư tưởng là hiện tượng vũ trụ, không bị không gian giới hạn. Vì thế tư tưởng du hành rất nhanh. Ngay cả ánh sáng cũng không chuyển di bằng vì cần nương vào không gian. Tư tưởng dời chuyển rất nhanh, một cách tức thời.
Vì không gian không còn cần thiết. Bạn có thể ở đây, tư duy về cái gì đó và điều này sẽ xảy ra bên Mỹ. Làm sao bạn có thể chịu trách nhiệm về hình thức? Không phiên tòa nào có thể kết tội bạn. Chỉ vị quan tòa tối thượng của hiện hữu sẽ bị trừng phạt. Như thế có nghĩa bạn đã bị trừng phạt, do đó bạn rơi vào đau khổ.
Nhiều người nói: “Tôi không làm gì ác với bất cứ ai. Thế tại sao tôi lại đau khổ” Có thể bạn không làm gì. Nhưng bạn đã suy nghĩ rất nhiều chuyện trong cảm xúc buồn, thương, giận, ghét. Và suy nghĩ tế nhị hơn thực hiện. Một người có thể ngăn mình hành động; nhưng không thể ngăn chận được tư tưởng. Vì con người hoàn toàn bất lực với tư tưởng.
Thế nên “Không lệ thuộc tư tưởng” rất cần thiết; nếu bạn muốn hoàn toàn tự do với mọi tội lỗi,  mọi tội ác, với tất cả những gì xảy ra quanh - và điều này chính là định nghĩa thế nào là tính chất Phật.
Đức Phật là người sống không lệ thuộc tâm thức. Như thế ngài không còn trách nhiệm. Á đông cho rằng ngài không tích lũy bất cứ nghiệp lực nào, và không làm rối loạn tương lai. Tuy ngài đã sống, đi, di chuyển, ăn, nói và thực hiện đủ mọi việc. Như thế đúng ra ngài phải tích nghiệp; vì nghiệp có nghĩa là hoạt động. Nhưng ở Á châu, người ta thường nói: “Nếu đức Phật giết người, ông cũng không tích lũy bất cứ nghiệp lực nào” Tại sao? Và nếu bạn không giết người, bạn vẫn tích nghiệp. Tại sao?
Điều này rất đơn giản. Cho dù đức Phật làm gì đi nữa, tâm thức cũng không dính líu. Vì ngài  hoàn toàn hồn nhiên và trong tính hồn nhiên không phô diễn. Tất cả những việc ngài làm không phải là hoạt động của tâm trí hay tri thức. Ngài không suy tư, và tất cả sự nó tự xảy ra. Không bao giờ ngài là diễn viên; vì ngài chuyển động như một khoảng không. Có nghĩa ngài không lệ thuộc tâm thức và không hề suy tính.
Nếu điều này phải xảy ra, cứ để nó tự xảy ra. Ngài không còn bản ngã để chống trả và không có bản ngã hành động, tán đồng hay thỏa hiệp. Chỉ là trống không - Vô ngã. Hoàn toàn không hiện hữu - Anatta. Như thế không bao giờ tích lũy. Như thế có nghĩa không còn trách nhiệm với những gì xảy ra chung quanh. Như thế có nghĩa tất cả đều  được chuyển hóa.
Tư tưởng sẽ hình thành cái gì đó cho bạn và cho người khác. Hãy sáng tỏ. Trong khi bạn nói: “Hãy sáng tỏ”, riêng tôi không bao giờ nói: “Hãy có những tư tưởng tốt” - Không. Vì khi bạn có tư tưởng tốt, chắc chắn cũng có những tư tưởng xấu đi cùng.
Như thế cái tốt chỉ có thể hiện hữu khi cái xấu đồng thời cùng hiện hữu. Nếu bạn nghĩ đến tình thương, sau lưng vẫn ẩn núp lòng thù hận . Làm sao bạn có thể nghĩ đến tình thương mà không còn lòng thù hận? Bạn có thể vô tình không nghĩ đến. Nhưng thù hận lúc nào cũng ẩn náu trong vô thức để song hành với tình thương. Thực sự  tình thương chỉ có thể nằm ở trình độ rõ biết của tâm thức.
Ngay khi bạn nghĩ đến lòng từ, sự độc ác đồng hiện hữu. Bạn có thể nghĩ đến sự bất bạo động mà không có bạo động hay không? Trong từ bất bạo động, sự bạo động đã hiện diện. Khái niệm bạo động đã hiện diện trong quan niệm bất bạo động.
Bạn có thể nghĩ đến Brahmacharya - người độc thân không nghĩ đến tính dục? Điều này thì không thể; Từ độc thân có nghĩa gì nếu tư tưởng về tính dục không hiện hữu? Và nếu cái Brahmacharya đặt nền tảng trên tư tưởng không tính dục. Vậy phạm trù Brahmacharya trở thành vô nghĩa.
Đúng hơn sẽ là một phẫm chất khác của hiện hữu liên quan đến “không tư tưởng”: Không tốt, không xấu và đơn giản là trạng thái chưa hình thành tư tưởng. Bạn tự hài lòng với sự quan sát, gìn giữ rõ biết đế cảm thông và quan tâm. Nhưng bạn không còn tư duy.
Nếu một tư tưởng dấy lên... tự nó sẽ trôi đi. Vì những tư tưởng không phải của bạn. Chúng chỉ đơn giản bềnh bồng trong không gian.Tất cả chỉ là cái chung quanh. Noosphère, nói về phạm vi những tư tưởng bao phủ chúng ta. Chúng như không khí, những tư tưởng lúc nào cũng bao quanh; và chúng thản nhiên xuất hiện và biến mất.
Chúng không ngừng đi vào khi bạn ngày càng rõ biết. Càng rõ biết chúng càng hiện hữu trong bạn. Điều này có nghĩa nào đó: Khi bạn ngày càng rõ biết. Đơn giản tư tưởng tự biến đi, nó tự hòa tan vì sự chú ý là năng lượng mạnh hơn tư tưởng.
Sự rõ biết giống như lửa và tư tưởng là nhiên liệu. Tương tự khi mở đèn trong nhà; bóng tối không thể xâm nhập. Khi tắt đèn khắp nơi bóng tối sẽ bao trùm. Nó hiện diện tức thì không chần chừ.
Khi ánh sáng chiếu rọi căn tức thì bóng tối không thể xâm nhập. Tư tưởng giống như bóng tối. Chúng chỉ xuất hiện nếu ánh sáng không hiện diện. Sự chú ý là lửa; bạn trở thành rõ biết và những tư tưởng ngày càng ít hiện diện.
Nếu bạn thật sự an trú trong sự chú ý. Những tư tưởng không thể xuất hiện và bạn trở thành một thành trì bất khả xâm phạm. Không gì có thể xâm nhập, không phải vì đóng kín cửa. Thế hãy quên đi - bạn hoàn toàn rộng mở; đơn giản vì  năng lượng của sự chú ý chuyển hóa bạn trở thành thành trì tự bảo vệ mình.
Không một tư tưởng nào có thể xâm nhâp, nhưng chúng vẫn xuất hiện nhưng chỉ lởn vởn chung quanh. Bạn sẽ thấy chúng, nhưng khi đến gần bạn, nó tự tan  biến. Vì thế bạn có thể đến bất cứ đâu, kể cả ở địa ngục và không có gì có thể tác động đến bạn. Đây là những gì chúng ta có thể hiểu về “Tỉnh Thức”
Giờ chúng ta thử hiểu Sutra của Tilopa:
Nếu nhận ra tánh không,
Và chăm chú về không gian yên lặng.
Như tâm thức quan sát tâm thức,
Tất cả mọi phân biệt đều được hủy diệt.
Và trạng thái Phật bổng xuất hiện.
Nhận ra tánh không khi chăm chú về không gian yên lặng. Điều này chính là phương pháp, một phương pháp của Mật tông: “Nhìn không gian, nhìn bầu trời mà không nhìn gì cả. Nhìn với cặp mắt trống không” Nhìn mà không tìm kiếm. Đơn giản chỉ là cái nhìn trống rỗng.
Đôi khi bạn có thể nhận ra cái nhìn trống rỗng trong cặp mắt những người điên. Người điên và những nhà hiền triết có chổ tương đồng theo cách nào đó. Người điên nhìn bạn,  nhưng bạn có thể thấy họ không nhận thấy bạn. Họ nhìn xuyên qua như bạn là tấm kính trong suốt. Bạn hiện diện trong tầm nhìn của họ, chứ họ không bao giờ nhìn bạn. Đối với họ bạn trong suốt và cái nhìn của họ xuyên thấu không dừng lại. Họ nhìn mà không nhìn gì cả, và hướng nhìn không nhất định. Đơn giản họ chỉ nhìn.
Nhìn bầu trời mà không tìm kiếm bất cứ gì. Khi tìm kiếm cái gì đó, một vầng mây sẽ xuất hiện không thể tránh; “Cái gì đó” có nghĩa là một vầng mây. Nhưng nếu không gì cả sao lại có nghĩa tính bao la xanh biếc sâu rộng của bầu trời?
Đừng tìm kiếm bất cứ vật thể nào. Nếu tìm kiếm một đối tượng, cái nhìn sẽ tạo đối tượng như  một vầng mây, bạn nhìn và bám chặc vào nó.
Đừng nhìn những vầng mây, kể cả khi có những vầng mây. Đừng dùng cái nhìn bám vào chúng. Chỉ đơn giản nhìn, hãy để tất cả trôi qua. Vì nó chỉ hiện diện trong thoáng chốc (vô thường).
Đột nhiên, giây phút nào đó, bạn hài hòa với “Cái nhìn không nhìn” Những vầng mây biến mất chỉ còn lại tính bao la của bầu trời. Thật khó khăn vì đôi mắt bạn lúc nào cũng tập trung vào một điểm; vì chúng được hình thành để nhìn những sự việc.
Hãy xem cái nhìn của đứa bé ở giai đoạn đầu đời. Nó có cùng cái nhìn của nhà hiền triết hay người điên. Đôi mắt em thư giản và tự chuyển động. Nó có thể dẫn đôi mắt hướng về trung tâm. Cũng có thể để chúng hướng về hai đối cực.
Vì đôi mắt em thì chưa hoàn toàn ổn định. Hệ thống em trôi chảy, hệ thống thần kinh chưa được cấu trúc theo quan kiến hiện hành. Có nghĩa tất cả đều trôi nổi. Vậy, đứa trẻ nhìn mà không nhìn những sự việc. Em có cái nhìn của kẻ điên hiền triết. Hãy quan sát đứa trẻ. Vì cái nhìn này rất cần thiết cho bạn. Bạn phải tìm lại cái nhìn trong giây phút còn trẻ thơ.
Hãy quan sát người điên, vì người điên đã đoạn giao với xã hội. Và xã hội là một thế giới được thiết lập với những vai trò và những trò chơi. Một người điên được xem là điên vì họ không còn thiết lập vai trò. Họ đã bức rời khỏi nó, và đứng ngoài lề pháp luật đầy lý tưởng.
Nhà hiền triết cũng là người đứng ngoài lề xã hội và pháp luật, Họ sống trong lý tưởng theo chiều hướng khác biệt. Ông không bao giờ điên; và có tâm thức lành mạnh thuần khiết. Nhưng thế giới loài người thì điên loạn vì bám chấp. Thế nên nhà hiền triết có vẻ điên điên. Hãy quan sát người điên. Vì cái nhìn này hoàn toàn cần thiết.
Trong những trường phái Tây tạng, luôn luôn có một người điên để những thực tập viên có thể nhìn đôi mắt hắn. Người điên có một giá trị rất lớn. Hắn được tìm kiếm mang về sống trong tu viện, vì không có họ tu viện không thể tồn tại. Hắn trở nên đối tượng để quan sát. Những thực tập sinh quan sát người điên. Quan sát đôi mắt hắn và sau đó thử nhìn thế giới như người điên. Trong thời đại này tất cả hoàn toàn tuyệt vời với cái nhìn của người điên.
Ở Á đông, những người điên không đau khổ như ở Phương tây. Ớ Á đông , họ rất được quí mến. Một người điên được xem là đặc biệt, xã hội chăm sóc họ. Họ được tôn trọng vì có một chút minh triết và trẻ con bên trong.
Họ hoàn toàn khác biệt với những gì được gọi là xã hội, văn hoá, văn minh. Vì họ hoàn toàn đoạn giao với những gì xã hội quy ước. Kể cả phạm trù xã hội. Chắc chắn họ bị v1âp ngã; nhưng nhà hiền triết lúc nào cũng đứng vững vàng trên mặt đất. Người điên thì thường vấp ngã. Đây là sự khác biệt. Và cả hai đều bị vô thừa nhận, đây là điểm tương đồng. Hãy thử nhìn người điên và thử để mắt bạn mơ hồ gần như thế.
Cách đây không lâu ở Harvard, những nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên trong cuộc thử nghiệm và họ không thể nào tin. Họ cố thử tìm tòi thế giới hiện hữu hay không và vì sao chúng ta thấy nó. Nhiều khám phá vừa được thực hiện suốt những năm cuối thập niên. Họ thí nghiệm với một thanh niên trẻ và cho anh ta suốt bảy ngày mang kiếng với những tròng biến dạng. Ba ngày đầu quả là cực hình vì tất cả đều bị biến dạng.
Thế giới quanh anh đã bị biến dạng. Điều này làm anh đau đầu đến nỗi không thể ngủ được. Khi nhắm mắt, những hình ảnh biến dạng xuất hiện trước anh, Những khuôn mặt, những thân cây , những con đường đều bị biến dạng. Anh ta không thể đi đứng vì không thể hiện được cái nhìn hiện thực với tròng kính biến dạng.
Nhưng phép lạ đã xảy ra !. Sau ba ngày, quen dần với mắt kính và những hình ảnh méo mó biến mất. Tuy vẫn với những tròng biến dạng, nhưng anh có thể nhìn trở lại hiện thực của thế giới với thói quen mới. Suốt một tuần lễ,  tất cả đều hoàn hảo.
Không còn đau đầu, không còn vấn đề gì. Những nhà nghiên cứu thật kinh ngạc; họ không thể tưởng tượng hiện tượng như thế. Đôi mắt hoàn toàn quen thuộc nếu không còn tròng kính. Những tròng biến dạng này đã được đặt lại đúng chỗ. Nhưng đôi mắt vẫn thấy được thế giới như đã được luyện tập. Chúng ta không bao giờ thấy thế giới như nó là. Nhưng thấy nó như chờ đợi để thấy theo quan kiến nào đó. Có nghĩa chúng ta phóng chiếu cái gì đó vào thế giới.
Trên hòn đảo nhỏ thuộc về Thái bình dương. Lần đầu tiên một chiếc tàu lớn nhổ neo. Không một cư dân nào trên đảo thấy nó. Tuyệt đối không. Dù đây là con tàu lớn - nhưng những cư dân đã có thói quen, đôi mắt họ đã quen với những chiếc thuyền nhỏ. Họ không biết có những chiếc tàu lớn đến thế hiện hữu vì chưa từng thấy. Đôi mắt họ đơn giản không  thể nắm bắt cái nhìn này và hoàn toàn từ chối.
Không ai biết những gì họ thấy, điều này có hiện hữu hay không.Có thể không hiện hữu hay hiện hữu một cách hoàn toàn khác biệt. Những màu sắc, những hình dạng mà bạn thấy. Tất cả đều được đôi mắt phóng chiếu.
Khi nhìn một cách cố định, tập trung vào những chương trình đã có. Bạn thấy những sự việc theo sự hợp đồng hóa với những gì sẵn có.Vì thế người điên có cái nhìn vắng bặt - nhìn mà không nhìn. Cái nhìn này hoàn toàn tuyệt diệu.
Đây là một trong những kỹ thuật lớn của Mật tông: Chúng ta nhận thấy tánh không;  khi nhìn xuyên suốt không gian. Thế nên đừng tìm kiếm cái gì để thấy, cứ thản nhiên nhìn. Những ngày đầu, bạn thấy cái gì đó. Đơn giản chỉ do thói quen. Chúng ta nghe, thấy, hiểu sự việc tất cả đều do thói quen.
Một trong những đại đệ tử của Gurdjeff - P.D Ouspensky quay lại không ngừng với đệ tử - vì họ không thích thú gì về điều này. Nhiều người trong nhóm bỏ đi chỉ vì sự nhấn mạnh. Nếu một trong họ nói: “Hôm qua thầy đã nói...” Lập tức ông cắt ngang và đáp: “Đừng nói như thế. Hãy nói: Tôi đã hiểu hôm qua thầy đã nói như vậy. Hãy thêm: Tôi đã hiểu. Đừng bao giờ nói rằng: Những gì thầy đã nói” Bạn không thể hiểu điều này. Hãy nói về những gì bạn đã nghe !; và cần nhấn mạnh nhiều hơn nữa vì chúng ta chỉ vận hành theo thói quen.
Người nào đó có thể nói: “Trong kinh thánh  có viết... ”; và ông đáp lại: “Đừng nói điều này  !. Hãy đơn giản nói: Bạn hiểu điều này được viết trong kinh thánh “Ông nhấn mạnh ở mỗi câu: “Đừng bao giờ quên đây chính là sự lãnh hội của bạn “
Chúng ta thường quên và nđệ tử của ông cũng thế. Tất cả không hề nhớ vì đã lệ thuộc thói quen. Và ông, ông không thể bỏ qua điều này. Ông không thể bỏ bạn. Ông hay nói: “Hãy bắt đầu lại. Trước tiên hãy nói: Tôi hiểu điều này về những gì thầy đã nói hôm qua, đây là sự lãnh hội của tôi... “Vì bạn nghe, thấy theo quan kiến của mình. Bạn đã có một chương trình để khẳng định về sự nghe - nhìn.
Ngày nọ, một nhà phân tâm học cùng với Gurdjeff thực hiện một trải nghiệm. Nhân một lễ cưới ông đã trắc nghiệm một cách đơn giản và tuyệt đẹp. Ông tách rời khỏi đám đông để đi trước cô dâu chú rễ và gia đình họ. Ông vừa chào vừa khen ngợi. Ông quan sát và cảm nhận; không một ai nghe những gì ông nói. Có quá nhiều người vì đây là đám cưới của người đàn ông giàu có.
Thế rồi, ông hòa vào đám đông và lên tiếng với người đầu tiên: “Bà nội tôi mới mất hôm nay “Người đàn ông đáp: “Rất tốt, qủa thật tuyệt vời “Ông lặp lại điều này với người khác, và họ đáp: “Cám ơn ông “Ông cũng nói với chú rễ, và được đáp lại rằng: “Và ông, ông bạn chừng nào đến phiên ông? “
Không ai nghe ai. Bạn nghe những gì bạn chờ đợi nghe. Những gì bạn chờ đợi là những đôi kính, những bộ kiếng lọc. Đôi mắt bạn phải là những cửa sổ. Đây mới thực sự là kỹ thuật. Vì không có gì thoát khỏi đôi mắt và tất cả những gì thoát ra từ đôi mắt sẽ tạo thành một vầng mây.
Có nghĩa bạn thấy những sự việc không hiện diện chân thực. Vì thế phát sinh những huyễn tưởng tế nhị. Hãy để sự sáng trong và thuần khiết trong đôi mắt và đôi  tai. Có nghĩa tất cả giác quan cần sáng tỏ để có thể trực nhận sự thuần khiết.
Và ngay giây phút này hiện hữu có thể vén bức màn vô minh che khuất tâm thức sáng trong. Khi biết về hiện hữu, biết rằng bạn là Phật, bạn quả là tuyệt vời. Vì trong hiện hữu tất cả đều tuyệt vời.
Nên nhận thấy tánh không khi chăm chú vào không gian. Với tâm thức, chúng ta quan sát tâm thức... và để bắt đầu, có thể hướng cái nhìn lên trời. Điều duy nhất bạn cần phải làm là không phải là cái nhìn riêng biệt vào bất cứ một thứ gì.
Ban đầu, bạn không thành công và cứ lãng quên. Bạn không có khả năng liên tục nhớ, nhưng đừng thất vọng. Điều này tất nhiên do quán tính dài lâu .Mỗi khi nhớ lại hãy ngưng tập trung đôi mắt, thư giản và đơn giản nhìn bầu trời. Hãy đơn giản nhìn mà không làm gì cả. Chắc chắn giây phút có thể nhìn bầu trời mà không cần cố gắng bất cứ một hơi sức nào.
Sau đó, hãy thử điều với bầu trời bên trong. Nếu, với tâm thức, chúng ta quan sát tâm thức... Bạn nhắm mắt và nhìn vào bên trong, trong trạng thái không tìm kiếm bất cứ thứ gì. Đơn giản giữ cái nhìn vắng bặt đối tượng.
Những tư tưởng đi qua không cần tìm kiếm hay lưu tâm. Không cần để ý - bạn chỉ thản nhiên nhìn. Chúng đến, thế là tốt; không đến cũng tốt. Chẳng gì phiền toái. Như vậy bạn sẽ có khả năng nhìn những khoảng cách: Một tư tưởng đi qua, một tư tưởng khác đến - và ở giữa là khoảng lặng. Thế là từ từ, bạn có khả năng nhìn với tư tưởng trong suốt. Khi tư tưởng đi qua, bạn vẫn nhìn vào khoảng lặng. Có nghĩa vẫn tiếp tục nhìn bầu trời ẩn núp sau những vầng mây.
Càng hài hòa với cái nhìn này, tư tưởng càng không thể tồn tại. Chúng ít dần, ít dần và trở thành khoảng lặng. Khoảng lặng ngày càng rộng hơn. Những giây phút trọn vẹn trôi qua không còn chuyển tải tư tưởng.
Tất cả đều yên lặng và bên trong bạn hòa điệu lần đầu tiên với tổng thể. Tất cả hoàn toàn ngây ngất, không dao động. Vậy cái nhìn trở về tự nhiên. Nó tự trở về tự nhiên, vì đây là một trong những sự việc tự nhiên nhất trong vận hành.
Các bạn chỉ cần không tập trung vào một điểm. Có nghĩa cắt hết những điều kiện tạo thành sự chú tâm vào một điểm. Như thế, tất cả phân biệt tự hủy diệt và tan biến. Vậy, không có gì thiện ác hay  xấu đẹp. Thế là trạng thái Phật được đạt đến.
Trạng thái Phật có nghĩa đạt đến trạng thái tỉnh thức cao nhất không còn phân biệt. Mọi chia chẻ không còn hiện diện. Sự thống nhất hiện hữu duy chỉ cái một còn giữ lại. Cũng không thể nói là một vì nói thế có nghĩa còn thuộc về tính nhị nguyên.
Cái một giữ lại nhưng không thể nói một. Vì làm sao có thể nói một khi hai được thành hình tự bên trong? Không, đừng nói chỉ còn một ở lại. Hãy đơn giản nói hai đã biến mất. Cái hằng sa đã biến mất. Bây giờ chỉ là cái bao la không biên giới (bất nhị).
Một thân cây tự hòa vào thân khác, đất được hòa tan vào những thân cây, thân cây được hòa tan trong bầu trời, bầu trời hòa tan trong cái vượt khỏi tư lương. Bạn, bạn được hòa vào tôi và tôi được hòa vào bạn... Tất cả hòa tan vào nhau.
Những dị biệt đã biến đi, tất cả tuôn chảy, hòa trộn vào nhau như những ngọn sóng tan hòa vào lượn sóng khác. Cái bao la rung chuyển, sống động không biên giới, không định danh, không thích nghĩa, và không đồng dị.
Nhà hiền triêt hòa vào lão ngư phủ. Lão ngư phủ hòa vào nhà hiền triết... Cái thiện ác biến thành trung tính. Đêm là ngày ngày cũng là đêm vì chỉ là đơn vị thời gian trong tổng thể.
Duy chỉ giây phút này trạng thái Phật được đạt đến. Thiện, ác, tội lỗi hay đức hạnh không còn hiện hữu. Không bóng tối cũng chẳng đêm thâu. Không gì cả. không còn định danh phân biệt. Vì tất cả đều trong trạng thái trung tính.
Những khác biệt hiện hữu từ đôi mắt bạn hình thành. Sự khác biệt là sự việc được huân tập. Sự khác biệt không có chỗ trong hiện hữu. Sự khác biệt do tri thức phóng chiếu. Sự khác biệt do bạn cho nó thâm nhập vào cuộc sống; vì nó không thể tự hiện hữu. Đây là mẹo vặt phát sinh từ cái nhìn của mắt. Có nghĩa đôi mắt bạn đang lừa dối bạn.
Nhưng khi bản ngã hay tâm thức được quan sát. Tất cả phân biệt ngưng bặt. Như những vầng mây đang lảng đảng trên bầu trời. Tương tự tư tưởng bạn; tương tự bầu trời bên trong bạn. Những tư tưởng không gốc rễ cũng không xuất xứ như những vầng mây, chúng chỉ lang thang đâu đó. Không cần thiết chiến đấu, đối kháng hay cố ngăn chận chúng.
Điều này cần thẩm thấu tận cùng sâu thẳm trong tâm thức. Vì người chú tâm vào thiền định, họ bắt đầu bằng cách cố ngưng bặt tư tưởng. Và nếu cố ngưng bặt tư tưởng, chắc chắn không thể kết thúc. Vì sự cố gắng lại chính là tư tưởng. Cố gắng để đạt đến trạng thái Phật cũng là một tư tưởng. Làm sao bạn có thể làm ngưng tư tưởng bằng tư tưởng khác? Bạn mãi tự bám vào một tâm thức khác và điều này sẽ tiếp tục không ngừng. Đó chính là quá trình không kết thúc.
Một hôm, có người đến thăm Tilopa. Ông muốn đạt đến trạng thái Phật và đã nghe nói Tilopa đã được điều này .Tilopa sống trong một ngôi đền đâu đó ở Tây tạng. Tilopa đang ngồi, người đến gần và nói: “Tôi muốn ngưng tư tưởng mình lại “
Tilopa đáp: “Rất đơn giản, tôi sẽ cho anh một lời khuyên, một kỹ thuật. Nó như sau: hãy ngồi và không nghỉ đến những con khỉ và điều này cũng quá đủ “
Người kia nói: “Thế thôi à? Chỉ đơn giản không nghỉ đến những con khỉ? Nhưng tôi chưa từng nghỉ đến chúng “Tilopa nói thêm: “Hãy thực hiện ngay bây giờ và sáng mai cho tôi biết kết quả “
Bạn có thể tưởng tượng những gì xảy ra cho con người tội nghiệp kia. Những con khỉ, hàng ngàn con khỉ bao quanh hắn. Ban đêm, hắn không ngủ được giấc nào. Hắn mở mắt và chúng thì ngồi đó.Tuy hắn nhắm mắt và chúng vẫn ngồi trước mặt để làm trò. Hắn kinh ngạc: “Tại sao lại cho tôi kỷ thuật này? Nếu những con khỉ là vấn đề , tại sao lúc trước chúng không làm phiền mình. Đây là lần đầu chuyện này xảy đến cho tôi ! “Dù sao hắn vẫn thử. Trời còn sáng, hắn vẫn thử. Hắn đi tắm, ngồi, nhưng những con khỉ vẫn không buông tha. Lúc gần tối hắn trở lại với tâm trạng gần như điên loạn. Vì những con khỉ vẫn theo hắn và hắn nói chuyện với chúng.
Ông trở lại và nói: “Hãy cứu tôi bằng bất cứ giá nào. Tôi không muốn điều này. Tôi lúc trước tốt rồi. Tôi không muốn bất cứ thứ thiền định nào nữa; cũng không muốn sự tỉnh thức của ông. Nhưng trước hết hãy cứu tôi thoát những con khỉ “
Nếu bạn nghĩ đến những con khỉ, rất có thể chúng sẽ không đến. Nhưng nếu muốn chúng không đến, chúng sẽ theo bạn đến cùng. Chúng có những bản ngã riêng của chúng và không dễ dàng để bạn yên tĩnh. Và bạn sẽ làm thế nào để không nghĩ đến những con khỉ? Những con khỉ sẽ tức tối về điều này, và điều này chắc chắn không thể được phép vậy !.
Đây là những gì tự xảy ra với con người. Tilopa thể hiện một chuyện hài hước. Ông  chứng minh: “Nếu cố ngưng tư tưởng; chắc chắn không thể “Ngược lại, cố gắng ngưng đồng nghĩa cung cấp thêm năng lượng cho nó. Sự cố gắng tránh thoát trở thành sự chú ý . Hãy đơn giản quan sát chúng, quan sát mà không cần nhìn chúng; Duy chỉ giữ đôi mắt mở to .
Vậy bạn biết những hình dạng và những màu sắc được vẻ trong không gian. Những áng mây có những hình thái đa dạng: Bạn có thể thấy những con voi, những con sư tử và tất cả những gì bạn muốn trên những áng mây.
Trong không gian, những hình thái và những màu sắc đến và đi… Trong không gian không tô điểm trắng hay đen... Và, dù có gì xảy ra, bầu trời vẫn tinh khiết không tỳ vết. Ban ngày, bầu trời rực lửa, ánh lửa đỏ chói từ mặt trời, nó hoàn toàn đỏ rực. Nhưng đêm xuống, màu đỏ này ở đâu? Bầu trời hoàn toàn tối, đen và ban ngày, những bóng tối thì ở đâu? Bầu trời vẫn trinh khiết, không tỳ vết.
Đây là con đường của Sannyasin. Hãy thể hiện như bầu trời, tinh khiết từ những gì đã trôi qua. Một tư tưởng tốt đến - một Sannyasin không khoe khoang. Họ không bao giờ nói: “Tôi chứa đầy những tư tưởng tốt, và những tư tưởng đức hạnh đang ban phước cho toàn thế giới “Không, họ không tự khoe khoang, vì nếu khoe khoang, họ sẽ bị ô nhiễm. Hắn không tuyên bố mình đã tốt.
Một tư tưởng xấu đến, không làm họ đau khổ, nếu không họ cũng bị ô nhiễm. Tốt hay xấu, ngày hay đêm. Họ chỉ quan sát những gì đến và đi. Bốn mùa thay đổ, và họ quan sát. Ttuổi trẻ trở thành già nua; họ cũng quan sát. Vẫn luôn giữ không tỳ vết.
Như thế mới là một Sannyasin. Trong tận cùng sâu thẳm họ giống như bầu trời, như không gian rộng mở. Rất chính xác. Khi suy nghĩ bạn bị ô nhiễm - đây chỉ là một tư tưởng. Khi tư duy: Mình trở thành tốt hay xấu, tội lỗi hay minh triết. Điều này chỉ là tư tưởng, vì bầu trời bên trong bạn không trở thành gì cả. Nó chỉ đơn giản hiện hữu và không trở thành gì cả.
Tất cả trở thành chỉ là sự định danh một hình tướng,  một màu sắc. Hình tướng phát sinh trong không gian và trở thành cái gì đó do bạn định danh. Bạn là con người. Có nghĩa đã là con người . Thế thì bạn còn muốn trở thành thứ gì khác?
Hãy nhìn bầu trời: Mùa xuân đến và không khí thì tràn đầy những tiếng chim hót; những bông hoa và hương thơm. Xuân đi cho hè đến, trời bắt đầu đổ mưa... Mọi thứ không ngừng thay đổi. Tất cả điều này diễn tiến trên bầu trời, nhưng không gì có thể tô màu. Bầu trời vẫn giữ khoảng cách: Khắp nơi đều hiện diện và xa cách. Rất cận kề và đồng thời cũng rất xa cách.
Một Sannyasin thì như một bầu trời. Họ sống trong cuộc đời. Cơn đói đến, rồi sự mệt mõi. Như hè đi để rồi thu và đông tiếp diễn. Những ngày tốt, xấu; những giây phút thần tiên, những giây phút điên cuồng, xuất thần, khoan thai. Những giây phút trầm uất, tận cùng vực thẳm, bóng tối, nặng nề. Mọi sự việc đi và đến, duy chỉ còn  lại chứng nhân. Nhìn và biết rằng tất cả điều này đang xảy ra, rằng vô số những sự việc đến và tan biến. Và họ không đồng hóa với bất cứ sự việc nào. Sự không -định danh là Sannyas và Sannya là sự nở hoa tối thượng, sự nẩy nở có thể cha rằng lớn nhất.
Những hình tướng và màu sắc được vẽ lên trong không gian,
Nhưng không gian thì không thể tô màu trắng hay đen.
Mọi sự việc bắt nguồn từ bản ngã hay tâm thức,
Tâm thức không trú ngụ bằng đức hạnh hay tội lỗi.
Khi đức Phật đạt đến sự tối thượng, tình thức tối ưu. Có người hỏi ngài: “Ngài đã đạt được gì? “Ngài cười và đáp: “Không gì cả - vì tất cả những gì gọi là đạt đến đã sẵn có trong tôi. Tôi không đạt được gì mới cả. Điều này đã hiện diện từ lâu, đây đã là bản chất sâu sắc của tôi. Nhưng tôi không chú ý đến điều này, tôi đã không rõ biết về nó. Kho tàng vẫn luôn hiện diện. Nhưng tôi đã quên nó “
Bạn đã quên, thế thôi – Và đây là vô minh. Giữa Phật và bạn, không hiện hữu bất cứ phân biệt nào về bản chất. Sự phân biệt nằm trong sự kiện đã quên bạn là ai - riêng ngài lại nhớ. Bạn và ngài hoàn toàn như nhau. Riêng ngài lại nhớ, và bạn đã quên hẳn. Ngài thì tỉnh thức và bạn còn mê ngủ triền miên.
Hãy thử sống như thế - Tilopa nói đến kỹ thuật - hiện hữu trên thế giới như bạn là bầu trời, hãy xem nó như phương cách hiện hữu thật sự của bạn. Nếu ai đó nỗi giận và chưởi bạn. Hãy quan sát; nếu cơn giận dữ hình thành và đang dâng cao trong bạn - Hãy quan sát; hãy như là người quan sát trên ngọn đồi cao, chỉ đứng nhìn và quan sát.
Khi nhìn mà không nhìn vào bất cứ gì riêng biệt. Không bị bất cứ điều gì ám ảnh. Khi trực nhận trở thành thông suốt. Đột nhiên, ngay giây phút vượt thời gian bạn hoàn toàn tỉnh thức. Bạn là một vị Phật, bạn trở thành một nhà huyền thuật đầy tỉnh thức.
Và đức Phật đã thành công những gì? Ngài chẳng được gì cả. Ngược lại, ngài đã mất đi rất nhiều thứ: Đau khổ, u buồn, lo âu, phiền não, tham vọng, ganh tỵ, thù hận, tính chiếm hữu, tâm gây hấn. Ngài đả đánh mất tất cả những điều này. Có nghĩa ngàu chẳng đạt đến điều gì. Vì rất đơn giản ngài chỉ nhớ lại.

Ads Belove Post