Chương 5. Phật, Bồ Đề Đạt Ma, Mã Tổ, Isan và Kyozan

Chương 5. Phật, Bồ Đề Đạt Ma, Mã Tổ, Isan và Kyozan

Price:

Read more

Osho - ZEN
Chương 5. Phật, Bồ Đề Đạt Ma, Mã Tổ, Isan và Kyozan



Kính Thầy,
Isan hỏi Kyozan:
“Tôi nghe khi ông ở với Hyakujo. Nếu bị hỏi một vấn đề, ông có thể trả lời bằng mười cách. Điều đó có đúng chăng?”
Kyozan đáp: “Con không muốn nói.”
Isan nói: “Thử nói điều gì có thể diễn đạt được đĩnh tột cùng của Phật học.”
Kyozan chớm mở miệng, Isan hét lên “Kwatz!”
Hai lần Kyozan mở miệng; Isan đều làm Kyozan yên lặng bằng tiếng hét.
Kyozan cúi đầu lạy và khóc:
 “Vị thầy trước của con nói khi gặp vị thầy khác; trực nhận tỉnh thức của con sẽ được nâng cao. Hôm nay, con đã gặp ngài. Trải qua ba năm khi bắt đầu tìm kiếm Phật tánh, giờ đây con không còn mong mõi gì sau bao nhiêu năm chăn bò.”
Meesha, tôi đã nói với các bạn Isan cố gắng thử chống lại truyền thống Matzu. Ông muốn nhổ bật gốc tri thức tích lũy, vì những tri thức cổ truyền tàn phá và giết chết sự sinh động sẵn có.
Truyền thống chỉ sáng tạo môi trường chết; bằng những nỗ lực phi lý cưỡng bách con người tôn sùng sự ù lì và bám chặt vào tổ kén hơn là khám phá những tầng lớp sâu hơn trong tâm thức. Truyền thống vay mượn những đồ chơi bên ngoài để chạy trốn chính mình. Sự an ủi đáng sợ nhất là thú giải khuây có tính cách làm giảm dần nhân cách...
Khi tư tưởng đức Phật trở thành truyền thống và nghi thức; thì Bodhidharma xuất hiện phản bác đường lối lập khuôn; chứ không phải chống đối đức Phật. Ai có thể chống đối ngài? Làm sao có thể chống lại bản thể tự nhiên.
Dù có thể đi đến vô cùng; bạn cũng không thể vượt qua cái bao la vô tận. Tính nguyên thủy lúc nào cũng cùng bạn đồng hành. Và Phật tánh là đĩnh cao nhất của tâm thức.
Chúng ta không sử dụng từ: “Phật” theo nghĩa truyền thống. Danh hiệu “Đức Phật” không biểu hiện tư cách cá nhân mà chính là biểu tượng nói lên phẩm tính một nhân chứng đã trở về cội nguồn.
Sự tượng trưng đầy cao quý này, xin các bạn đừng biến tấu thành truyền thống tôn giáo sung bái. Nếu có thể sống xin các bạn đừng tôn thờ hay sùng bái. Nên khởi đầu bằng nhìn để thưởng thức cái đẹp của sự trầm lặng đầy ân sũng và tự nhắc nhở tính Chân - Thiện - Mỹ này sẵn có trong mỗi người.
Khi Bodhidharma bùng nổ cuộc cách mạng tâm thức chống lại tất cả các học giả uyên thâm.Tất cả những nhà thông thái lỗi lạc, những truyền thống nghi thức đơm đặt đang bành trướng mê hoặc cuộc đời. Cuối cùng khuynh hướng bung vỡ này cũng rơi vào con đường tôn vinh thần tượng và sung bái.
Có rất nhiều trở ngại và khó khăn khi làm cuộc cách mạng phản bác lại truyền thống cứng ngắt. Nhưng Bodhidharma vẫn kiên trì giữ vững phẩm tính phi thường. Sự phản bác của ông làm cho con đường đức Cồ Đàm để lại thêm sáng chói.
Ông chính là bậc kỳ tài, sáng tạo một môi trường hoàn toàn mới cho những người tìm đường về nguồn cội. Cho dù sau đó, vẫn bị sự sùng bái do ngu dốt phá tàn theo định luật. Nhưng có lẽ phải thế để những cuộc bùng nổ sau này sẽ tiếp diễn cho sự thật tồn tại.
Matzu không thể chịu đựng tính ngu xuẩn. Ông làm cách mạng như thế, nhưng riêng bạn cần kiên quyết bảo vệ quan điểm mình. Sự sáng tỏ rõ biết làm nên cho những phương tiện thiện xảo chiếm ưu thế; và lời nói hoàn toàn minh bạch.
Không phải với chính bạn mà cho tri thức mù sương. Tri thức biến hiện rất nhiều cách và đầy trí trá. Vì thế vị thầy phải biết phương cách và uyển chuyển hành xử với hàng vạn dạng thức biến hiện đa dạng.
Matzu có khả năng tự phát kiến cho dù gặp gỡ bất cứ dạng thức nào. Có thể nói ông vững vàng và kiên định hơn Bodhidharma. Matzu chống lại tất cả truyền thống cứng ngắt trong hình thức, phản bác tất cả kinh văn!
Ðây là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sự cách mạng tâm thức. Ông đốt và hủy Sutras với mục đích ép những thực tập sinh không còn bám vào bên ngoài để quay trở lại chính mình.
Bây giờ, trở lại với Isan, ông cũng muốn lật đổ truyền thống Matzu. Nhưng rất tiếc Isan không có phẩm tính của Matzu hay như Bodhidharma; tuy cực kỳ thông minh và đầy bén nhạy để nhìn ra sự mục thối và đỗ nát của những hình thức. Nguồn sống mới phải bừng dậy, phải sẵn sàng chuyển động. Nếu không nó sẽ chết và hoa ưu đàm không thể mãn khai.
Về mặt trí năng, ông nhìn được vấn đề này. Nhưng không có dạng thức phẫn nộ tất nhiên không thể thể hiện phương tiện hoàn hảo. Cuộc cách mạng chống lại truyền thống khô cứng đồng nghĩa chống lại tri thức định hình từ xa xưa. Chống lại cả hệ thống nặng nề được xây dựng kiên cố là điều rất khó. Làm sao có thể cho họ thấy đã nhận thức lầm lẫn.
Hầu hết mọi người chỉ tin khi bạn có thể chứng minh mình đại diện cho nguồn năng lượng cực kỳ đang chuyển động trong tình yêu thương vô bờ bến. Hoặc đầy đủ pháp thuật đen (thần thông); và có được sức thu hút mọi người đến với bạn. Họ sẵn sàng buông bỏ toàn bộ quá khứ chỉ vì sợ hãi hay mặc cảm tội lỗi; hoặc mong muốn đạt được quyền năng.
Isan không đủ khả năng trong tình yêu vĩ đại. Ðó cũng là yếu tố, tại sao tôi nói trong bản văn của ông chỉ thể hiện sự khiêm tốn, mộc mạc và đơn giản. Không hề chứa đựng sự huy hoàng, sáng chói và đầy oai nghi.
Hôm nay, các bạn thấy Isan phải mượn kỹ thuật của Matzu, bởi vì không thể sáng tạo được gì mới mẻ để thay thế. Quả thật, rất hy hữu để tìm được người nào cao quý hơn Matzu. Phát minh của ông, sự sáng tạo và tính kỳ quặc tuyệt đối trong thế gian; không một ai có thể nổi bật hơn được.
Isan có sự khao khát thoát khỏi tập quán cũ xưa. Ông đã thử, nhưng lại thấy mình sai lầm và hoàn toàn thất bại. Ông đủ sáng suốt để nhìn ra không thể thay đổi phương cách hay sáng tạo một kỹ thuật mới nào có thể thay thế kỹ thuật: Đánh – Hét – Quăng - Tát vô mặt của Matzu. Isan thực sự là vị thầy tốt nhưng chưa đạt đến tuyệt đỉnh.
Matzu là vị thầy đầy đủ phẩm chất. Có thể gây ấn tượng sâu sắc, sức lôi cuốn mạnh và dám sống trong khuynh hướng chưa một ai dám như thế. Ông đi như con bò suốt cuộc đời, mắt và khuôn mặt và cái nhìn của mãnh sư trong nét ngu ngơ tuyệt vời của con bò.
Một sự kết hợp kỳ lạ! Tuy ông chẳng bao giờ lưu ý đến sự phù hợp, tôn kính và phong cách riêng. Ông hành động rất tự nhiên, ngay cả khi không để ý những gì đang xảy ra nhưng mọi điều tự hiện xuất một cách hoàn toàn chính xác.
Hiển nhiên trông ông rất phi lý, dị hợm, có chút điên khùng cách nhìn phiến diện. Nhưng bên trong ông có từ lực mạnh thu hút những ai đi tìm kiếm con đường tâm linh. Họ nhìn thấy ẩn dạng trong đôi mắt sư tử tràn đầy bi mẫn.
Những nét đẹp huyền diệu, hân hoan tràn đầy phúc lạc, rực rở và đầy tiềm năng có thể trao truyền ngọn lửa bên trong. Isan hoàn toàn khác hẳn, ông rất cố gắng nhưng cuối cùng cũng phải sử dụng kỹ thuật của Matzu, một phương cách chưa bao giờ Isan thực hiện.
Kyozan là đệ tử truyền thừa Isan đã chọn. Tuy chưa tuyên bố nhưng tất cả các đệ tử đều biết ông sẽ là vị thầy kế tiếp. Do đó Kyozan được đặc quyền hỏi tất vấn đề. Vì sẽ đối diện và chạm trán nhiều câu hỏi tương tự khi thừa kế.
Isan nói:
“Tôi nghe ông cực kỳ thông minh, tương tựa như người có trí huệ. Khi một đề tài nêu ra , ông có thể đáp ứng đến mười dạng thức. Và sự thông thái đa dạng của ông được Hyakujo thưởng thức và thẩm định là rất sâu sắc.”
Đỉnh tột bực của bản thể vượt quá ngôn từ, và không thể diễn đạt dù chỉ một lần. Không thể có câu trả lời bằng nhiều cách, trả lời một lần cũng có thể là sai lầm một lần. Trả lời mười lần có nghĩa lầm lẫn càng nhiều hơn và có thể yên lặng là câu trả lời đẹp nhất.
“Kwatz” chỉ là âm thanh gián tiếp diễn đạt: “Câm mồm”, nhưng “Câm mồm” không phải quát nạt để lấn át. “Kwatz” nên hiểu nó vô nghĩa. Ðơn giản là tiếng hét ngăn chận tri thức đang phô diễn của Kyozan.
Tiếng thét là do Matzu sáng tạo. Quả thật khó khăn để có thể sáng tạo phương cách mới lạ hay kỹ thuật tân tiến hơn. Sự sáng tạo cần phải hoàn toàn rõ biết trọn vẹn nhiều dạng tâm thức đa dạng.
Con người có thể giác ngộ, đó là điều dĩ nhiên. Con người có thể đi theo con đường; nhưng cần trải nghiệm sâu sắc mới có thể làm ích lợi cho nhiều người. Vì thế cần trải nghiệm trọn vẹn phẩm tính Phật sẵn có.
Vào thời mạt pháp càng rất khó để có được phương pháp mới hơn. Những vị thầy lỗi lạc trong quá khứ đã kiệt sức để tìm đường lối mới. Vì thế Isan hiểu được một điều: Tuy đã tỉnh thức nhưng ông không thể làm cuộc cách mạng tâm linh. Và phản bác truyền thống Matzu lại càng không thể.
Bởi vì Matzu đã làm trọn vẹn và hoàn hảo. Bất cứ điều gì muốn thể hiện thêm cũng không có giá trị, không gây ấn tượng lôi cuốn mạnh mẽ như Matzu.
Isan chấp nhận sử dụng kỹ thuật của Matzu. Tiếng thét có nghĩa là bước lùi lại. Trước thời Matzu, vị thầy sử dụng gậy để đập đệ tử, nhưng không tàn phá và làm tổn thương.
Cách đây vài hôm, tôi nhận được món quà: Một cây gậy Zen từ Đại Hàn. Tôi chờ một người Đức tỉnh thức đầu tiên - Stonehead Niskriya, và tặng cho ông. Cây tre, một đầu bạn cầm và phần trên chẻ ra làm hai dành cho bạn đánh. Nó tạo ra âm thanh nhưng không làm hại ai cả.
Quan điểm này rất giống với Matzu - Bất ngờ cây sẽ lên đầu, nếu ai hỏi những câu hỏi, để tri thức họ dừng lại. “Không thành vấn đề…?”; Tất cả chỉ là hiện tượng của tri thức và điều thật khó hiểu.
Nhưng đây là mấu chốt, khi thức yên lặng bạn bắt gặp điểm sáng loé lên. Khi hoàn toàn dừng lại dù chỉ trong khoảnh khắc, bạn có một thoáng nhìn về bản thể. Tuy chỉ thoáng hiện nhưng đầy oai nghi của vị chúa tể. Một kho tàng vô giá của tính vĩnh hằng. Vị thầy chỉ rõ bạn thấy phương cách làm dừng thức lại. Giây phút cao quý làm nhận rõ con đường. Cứ thế mà nối tiếp và cứ thế mà sống!
Nhưng Matzu khám phá kỹ thuật sử dụng tiếng hét hữu hiệu hơn đánh hay đập cây lên đầu. Nó không thể dừng tư tường lại ngay lập tức và sau đó tri thức vẫn tiếp diễn những ý tưởng sẵn có và thăng hoa thêm: “Cái gì đây? Sao mình bị đánh? Mình hỏi vì có liên quan vấn đề đâu phải vô lý?”

Nhưng khi thầy hét lên, tiếng thét đi sâu tận bên trong hơn là đập. Đập chỉ bên ngoài, nhưng hét giống như cây giáo bén ngót đâm xuyên não bộ làm con tim dừng nhịp đập phút giây.
Rất nhiều người từ phương xa đến tìm Matzu vì nghe về phương tiện thiện xảo và hàng trăm người qua ông đã tỉnh thức. Hàng vạn người đã đến sống trong tu viện. Họ làm một chuyến du hành với một hành trình rất dài đến gặp ông để hỏi về chân lý. Chẳng bao giờ nghĩ sẽ bị ông thét hay bất ngờ đánh túi bụi và ngồi chểm chệ trên ngực nhìn thẳng vào mắt họ rồi hỏi: “Ông nhận được chưa?”
Tất cả mọi người bàng hoàng sửng sốt, choáng váng và kinh ngạc vì ngay tức khắc họ nhận được chân tánh. Họ đã vất vã gần như cả đời mong khám phá, nhưng tri thức đã bao bọc quá nhiều tầng lớp. Và tiếng thét - Chỉ bằng một tiếng thét của một vị thầy chân chính đã dẫn họ ra khỏi rừng rậm của tư tưởng ngay lập tức.
Tác dụng của tiếng thét rất hữu hiệu. Kyozan đã trải qua nhiều vị thầy học giả hướng dẫn nên càng trang bị những lớp tri thức. Thời đó các vị thầy hoàn toàn liêm chính và thành thật. Riêng về tâm linh, họ không bao giờ lừa dối hay gạt gẫm.
Vị thầy nói: “Ta chỉ là học giả, sống với ta con chỉ mở rộng  tầm vóc thông thái và kiến thức. Chỉ khi nào tìm được vị thầy trải nghiệm tỉnh thức hoàn toàn. Con mới có thể tỉnh thức. Ngay chính ta cũng đang tìm một vị thầy thực sự có thể gây men tỉnh thức cho ta. Nhưng ai là người có thể làm cho ta tỉnh mộng?”
Vào thời Đức Phật, hàng vạn người đi khắp nơi tìm thầy giác ngộ. Ngay cả Đức Phật, sáu năm trước khi giác ngộ ông cũng học rất nhiều vị thầy nhưng họ không thỏa mãn những điều khao khát. Đức Phật tỉnh thức trong đường lối lạ lùng.
Vào một ngày vị thầy nói với Đức Phật: “Ông cứ tiếp tục hành trình, tôi chỉ là người thông thái không phải là vị thầy giác ngộ. Tôi thành thực xin lỗi ông.” Đức Phật quá thất vọng và chán chường không còn hy vọng hay mong muốn gì.
Cuối cùng ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ đề tại Bodhgaya. Nên Bodh cũng có nghĩa là tỉnh thức và vì lý do đó nhiều người sống trong thành phố lớn khác đổ xô về đây sống, thiền định dưới gốc cây bồ đề, đi kinh hành bên cạnh tịnh xá nhà vua cho xây dựng để kỷ niệm về sự tỉnh thức của Đức Phật.
Ngài thường tắm bên dòng sông Niranjana. Đó là con sông nhỏ vào mùa hè có thể băng ngang vì dòng sông sâu độ chừng một foot. Ngài thường tắm tại đây, nhưng quá yếu không thể băng qua sông dễ dàng. Hình ảnh trên minh chứng: Con đường khổ hạnh và tuyệt thực , bạn có thể tự giết chết mình trước khi tỉnh thức.
Đó là tiến trình tự sát , chết lần mòn vì kiệt sức nhưng không phải là tiến trình đi đến tỉnh thức. “Nếu không thể băng qua dòng suối nhỏ, làm sao có thể vượt qua sông lớn. Đó là sự toàn thiện của thế giới bên này và thế giới bên kia? Nếu không thể qua dòng sông nhỏ Niranjana, vậy tiềm năng tôi là gì? Vậy tôi cũng không có khả năng vượt qua dòng sông sinh tử như vượt đại dương rộng lớn và bao la.”
Trong tâm thức của ngài vào lúc đó chỉ có sự hoang tưởng về những triết lý ảo giác và có thể kéo dài mãi tận bây giờ. Nhưng đức Phật quyết tâm nắm lấy sự sâu thẳm của cội nguồn. Ngài nghĩ rằng: “Thực sự ta đã lãng phí thời gian.”
Ngài hồi sinh vào một đêm trăng tròn và quyết định đi vào làng khất thực. Nhưng còn quá yếu nên ngồi lại dưới gốc cây. Dịp may có một người phụ nữ Sujata tên này tượng trưng cho tầng lớp quý tộc (Nhưng tôi cho rằng tên cô ta tượng trưng cho tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội). Bạn có thấy không: ở Ấn Độ những người mù gọi là Kamalnayan - Con mắt huệ.
Theo tôi, thế thì Sujata theo tôi là người Hindu thời đó bị ruồng bỏ và thường sống nghèo nàn cạnh dòng sông Niranjana. Cô ta tôn thờ cây thiêng dành cho những người hạ cấp. Cô ta hứa với cây nếu cô ta sinh con trai, sẽ mang trái cây, hoa và thực phẩm đến dâng cúng.
Đây là một sự trùng hợp hy hữu, cô vừa đi vừa nghĩ: “Thần cây sẽ hiện ra nhận đồ cúng” Cô vui mừng cực độ khi thấy đức Phật ngồi sẵn đó. Sau khi dùng xong chén sữa, đức Phật nghĩ: Ngài buông bỏ hết tất cả, sáu năm trước đây đã từ bỏ lâu đài, sự giàu sang, rời bỏ tất cả những quyền lực thế gian. Nhưng vẫn còn giữ lại sự khao khát - mơ ước đạt đến chân lý.
Đêm nay, với trăng tròn trên bầu trời ngài buông cả sự mong đợi, ham muốn, ước ao dù nhỏ như vi trần. Có nghĩa đó chính là tạo môi trường cho thức tiếp diễn. Không thành vấn đề. Sự mơ ước cho dù quyền năng hay trở thành tiền chúa tể vũ trụ. Sự khao khát quyền lực hay giác ngộ vẫn là mơ ước và hy vọng còn tồn tại thì thức vẫn tồn tại.
Đêm đó, ngài buông mơ ước cuối cùng sau sáu năm tự dằn vặt mình bằng mọi hình thức. Bây giờ, ngài nhận ra lầm lẫn của mình như thế là quá đủ thế là và ngài ngủ với giấc ngủ thư giản toàn diện - không hy vọng, không khao khát, không mơ ước, không tương lai.
Ðơn giản ngủ một giấc ngủ không còn mộng mị. Tất cả đều bị chấn động và sụp đổ. Ngài đã hoàn tất: “Không có thế gian và cũng không có chân lý.” Tất cả đều vô nghĩa và mình tự làm hại chính mình trong những điều xuẩn ngốc.
Ngài ngủ một giấc ngủ bình an. Một giấc ngủ rất gần với trạng thái Ðịnh. Đó là tại sao Patanjali định nghĩa: “Có những trạng thái hoạt động bình thường, trạng thái này là trạng thái mộng. Nằm dưới tầng lớp này trạng thái ngủ không còn mộng và sâu hơn nữa là sự giác ngộ - Sự tỉnh thức toàn diện.”
Ngài hình thành cơ hội và chỉ cần đẩy nhẹ thêm chút xíu. Và khi mở mắt ra với lần đầu tiên những mong muốn không còn hiện hữu và nhìn sao mai đang mờ dần trên bầu trời - Ðột nhiên ngài giác ngộ và tỉnh thức hoàn toàn. Mặt trời hằng hữu bên ngoài và lẫn bên trong. Từ trạng thái giấc ngủ không mộng ngài đi vào tỉnh thức.
Phật tánh đạt được khi buông cả giấc mơ thành Phật. Với tâm thức hoàn toàn trần trụi và sự nương vào phương tiện thiện xão của vị thầy thúc đẩy bạn hiện hữu trên con đường trung tính (tánh không hay trung đạo). Bởi tánh không là môi trường cho tất cả đồng hiện hữu và tan biến.
Bạn biết quá nhiều. Vì thế trước mắt phải dọn dẹp, phải vứt bỏ cho sạch mọi thứ rác rưỡi đến không còn gì cả, như thế bạn mới có thể sáng tỏ hành trình không mức đến hay có thể nói “Con đường không có con đường hay phương hướng.”
Hoa bắt đầu nở. Trong bạn nguốn sống vô tận từ tánh không sáng lên ngọn lửa tỉnh thức. Ðánh thức tinh thần thưởng thức tính bất hoại diệt của vĩnh hằng. Sự bình an vĩ đại, sự trong sáng, sự yên lặng, niềm phúc lạc, trạng thái nhập định vô giới hạn hay bất cứ danh tự nào bạn thích. Vẫn là trạng thái lần đầu nếm hương vị say ngà ngây ngất trong trạng thái nhất như.
Đó là thời hoàng kim của tâm thức và tối thiểu cũng khoảng hàng vạn người tiềm kiếm chân thực nghĩa. Con người tuy nghèo nàn về kỹ thuật, khoa học nhưng lại rất giàu và phong phú sự mẫn cảm. Công cuộc tự làm cách mạng tâm thức.
Sự tìm kiếm kho tàng vô giá bên trong làm họ trở thành chúa tể của ba thế giới. Hàng vạn người đã đạt đến sự tỉnh thức. Rất nhiều vị thầy đã cho các bạn những cơ hội bằng những phương tiện thiện xão.
Sự tỉnh thức là tính tự nhiên sẵn có của bạn. Không phải đạt đến hay thành công. Bạn không phải đi đâu cả, chỉ cần ngay tại đây và đào thực sâu vượt khỏi sự ràng buộc của tri thức. Vượt qua xương thịt để nhận ra nguồn sống. Từ nơi đó năng lượng sống thức dậy tràn ngập thân và tâm.
Ngay tức khắc bạn tái khám phá sức sống hồn nhiên của vũ trụ bất tận diệt. Dòng sông nhỏ cuộc đời bạn chuyển mình thành đại dương bao la với những vòng xoắn hòa quyện vào nhau như những đợt triều cường. Cùng nguồn gốc tất cả muôn loài được trưởng dưỡng và tàn lụi.
Con người là động vật được ân sũng đầy cao quý trong thế giới. Sẵn có những trực giác mẫn cảm. Không chỉ riêng về đời sống mà có thể sử dụng khả năng vô tận của tâm thức sau khi đánh thức đánh thức tiềm năng tính sáng tỏ. Tính trong suốt cho bạn tự do, lợi ích và đại lạc không thể tìm thấy trong thế giới hiện hữu của vật lý.
Người tỉnh thức hay giác ngộ , đơn giản có nghĩa là trở về nguồn sống đầy rõ biết tỉnh thức. Muốn như thế, bạn phải khám phá sự sống trong muôn loài. Qua phương cách đồng nhất với tất cả chư Phật, không còn phân cách thời - không gian – thân – tâm.
Nói như thế, không phải trên lãnh vực học giả đầy biện luận thông thái mà căn cứ vào sự trải nghiệm chính mình. Tất cả chư Phật, Matzu, Isan hay Kyozan chưa hề trải nghiệm riêng tư và tất cả trải nghiệm đều có cùng một hương vị. Hương vị của sự giài thoát.
Kyozan cúi đầu lạy và khóc ...
Khóc để thể hiện niềm nội hỷ. Có bao nhiêu lần bạn không thốt nên lời, nhưng có thể nói qua nước mắt. Trong giây phút đại lạc nếu thốt được nên lời quả thật hoàn toàn vỗ nghĩa và không thực. Giống như giây phút ngập tràn lòng biết ơn mà có thể nói: “Cám ơn!”, vô duyên làm sao. Phương Ðông là vậy.
Có thể phương Tây không hề biết ý nghĩa sâu sắc trong hành động này. Tại Ấn Độ, nếu người cha làm điều gì cho con. Ðứa con không nói: “Cám ơn cha”; mà chỉ thể hiện sự biết ơn qua hành động cúi xuống chạm chân người cha và nước mắt. Lời nói là rổng tuyếch vì ngôn ngữ đến từ tri thức huân tập. Nên nước mắt đầy đủ ý nghĩa hơn vì xuất phát từ đáy lòng.
Kyozan sống với nhiều vị thầy và họ giao cho ông công việc chăn bò hay nuôi gà hay chăm nom các việc linh tinh khác. Còn Isan không giao cho ông quản lý hay điều hành mà chỉ tặng ông ba tiếng thét. Ông tỉnh thức ngay lúc đó. Như thế không có nghĩa không làm việc, mà với ngụ ý : “Làm việc với vị thầy, sống với ngài. Ngoài điều này ra bạn chỉ là người chăn cừu”
Sống với vị thầy đơn giản là không còn hiện hữu. Bản ngã tan biến, hoàn toàn trần trụi, không còn mơ ước hay hy vọng. Vì giây phút an lạc có thể xảy ra bất ngờ. Không cần thiết viện trợ sự tu tập nào to lớn. Chỉ trở về tận cùng sâu thẵm bên trong. Vì Phật tánh lúc nào cũng hiện tiền như đã hiện hữu từ vô thủy. Khi nhận được, bạn sẽ hiểu con đường không thực có.
Từ từ Phật tánh tàng ẩn bên trong hòa vào cuộc sống, lời nói mang hương vị thời hoàng kim. Sự yên lặng trở thành bài ca với nhiều tiết điệu và ngập tràn màu sắc và ánh sang. Bước chân là điệu luân vũ hồn nhiên ngập tràn hạnh phúc. Bạn sống và yêu thượng trọn vẹn trong cõi vĩnh hằng.
Nếu đạt tỉnh thức; bạn không còn lang thang trong sinh tử và cái chết không còn sức mạnh cuốn bạn tái sinh vào sáu cõi. Bạn hòa vào vũ trụ và trở về nguồn năng lượng. Trở về tổng thể-và là tính nguyên vẹn.
 Soseki viết:
Tôi ngủ cạnh cánh cửa buốt giá,
Và chợt tỉnh mộng từ vùng đất ảo ảnh.
Mắt huệ tự loé sáng,
Chẳng cần sao mai tan biến.
Thiên đàng hay trần gian tự phô bày,
Bởi núi bao phủ đầy tuyết trắng.
Trong thế giới nơi nào có thể,
Dành cho Shakyamuni thiền định?
Shakyamuni là tên khác cuả Gautam Buddha, đó là tên thuộc về quyền tộc. Ông là Shakya - Bộ tộc của những chiến sĩ và ngài được xưng tụng là Shakyamuni. Shakya - người yên lặng, một cái tên rất đẹp. Có thể chúng ta nên gọi ngài là Shakya.
Soseki làm bài thơ tuyệt diệu: “Tôi ngủ cạnh cánh cửa buốt giá và tỉnh lại từ đất mộng” Nơi chúng ta sống là vùng đất ảo vọng. Soseki nói: “Tôi trở lại từ vùng đất ảo ảnh. Mắt trí huệ tự bừng sán, chẳng cần sao mai tan biến trong bầu trời”
Tất cả mọi người tĩnh thức qua con đường riêng mình. Mặc dù Soseki rất yêu Gautam Buddha, ông thường nói: “Không cần thiết dẫm chân lên con đường ngài đã đi. Vì không có chư Phật nào để lại dấu vết. Ngài giống như chim bay trên bầu trời chẳng lưu dấu chân chim”
Ông dùng ngôn ngữ Zen: “Nơi đó không cần nhu cầu cũng không cần nơi chốn và thời gian để tu tập. Tại sao Đức Phật tu sáu năm hoàn toàn vô ích? Bạn chỉ cần khoảnh khắc hiện tiền?”
Bình phẩm của Soseki tuy nhẹ nhàng nhưng hoàn toàn chính xác. Đức Phật ngài có vấn đề riêng của ngài và sự nhận biết của ngài vượt xa chúng ta. Vị Phật đầu tiên của vòm thái dương hệ là người sáng tạo và có ảnh hưởng đến nhân loại với những thúc đẩy mạnh mẽ trên con đường cách mạnh tâm thức.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều chư Phật xuất hiện trước ngài, nhưng họ không gây ấn tượng sâu sắc. Ngay trong thời đức Phật có tám nhà tư tưởng tuyên bố là những người giác ngộ. Họ đã hoàn toàn tỉnh thức. Trong số đó Đức phật và Mahavira được quan tâm, còn sáu người còn lại không để laị gì cả.
Và sáu người dường như những nhà cách mạng tâm linh. Họ chẳng bao giờ thỏa hiệp hay bằng lòng theo con đường lập khuôn, có một vài phát biểu về họ về Đức Phật và Mahavira. Hai người còn lại vẫn sống trong tâm thức nhân loại.
Mahavira đóng vai trò nhỏ bé với lý do đơn giản ngài không phải hình ảnh toàn thế giới. Mặc dù lớn tuổi hơn Đức Phật và chắn chắc có điều độc đáo riêng biệt. Nhưng ông hình thành sự giam hãm hoàn toàn biệt lập trong vhính mình.
Đầu tiên ông hoàn toàn trần trụi. Không một đất nước nào chấp nhận trần truồng. Điều thứ hai có phong cách kỳ lạ giống như Matzu là không bao giờ nghĩ mình là vị thánh dành cho mọi người.
Ông cũng tuyệt thực vài tháng và mười hai năm giữ sự yên lặng và dùng thực phẩm ba mươi ngày cho một năm. Ông không bao giờ khất thực. Ðiều này có ý nghĩa riêng. Thí dụ, ông gỏ cửa có một người phụ nử đang khóc, đang làm việc riêng hay trên đường có hai con bò chặng lại.
Có nghĩa bất cứ điều gì xảy ra trong thiền định và nếu thực phẩm không trọn vẹn khi khất thực - ông quay về. Ông nghĩ: “Nếu sự sống cần ta sẽ đầy đủ thuận tiện. Nếu sự sống không muốn ta hiện hữu. Chẳng việc gì phải làm. Tại sao phải dành sự sống cho chính mình? Cứ để cho trật tự bốn mùa vận hành và quyết định”
Đây là tư tưởng tuy lạ thường nhưng có ý nghĩa. Niềm tin tuyệt đối vào thực thể. Nếu sự sống muốn thế thì tốt, ta sẽ sống, còn không ta yên lặng, thư giản và tan biến. Tại sao lại làm những điều vô ích nếu sự hiện hữu không còn ần thiết.
Rất là trong sáng và rõ ràng. Nếu sự sống cần dù bất cứ với mục đích gì, sự tồn tại sẽ tạo thuận lợi. Ta hoàn toàn tin cho sự vận hành của vũ trụ. Chung quy vô sự.
Ông ta không bao giờ cạo đầu với lưỡi dao mà ông nhổ tóc và lông. Ông không sử dụng bất cứ kỹ thuật tân tiến nào. Ông vượt xa Mahatma Gandhi. Gandhi dùng guồng quay tơ, đó cũng là kỹ thuật. Mahavira không quần áo, nên không cần quay tơ và cũng không cần bát khất thực.
Dùng bình bát cho cái gì? Khi tất cả động vật có thể ăn uống chẳng cần bát. Đối với các bạn dường như quá ngu xuẩn khi thấy ông uống nước từ dòng sông giống như con chó hay thú vật khác và nhỗ tóc!.
Theo tâm lý học, người ta xác định ông là dạng điên loạn vì những người mất trí thường hay nhổ tóc. Đặc biệt phái nữ khi cơn giận lên tột bực họ hung hăng và tự bứt tóc. Thế là Mahavira được phân định là điên rồ.
Đầu tiên trần trụi, thứ hai phong cách ăn uống như loài thú, thứ ba nhổ lông tóc. Nhưng ông có quan điểm trong tất cả sự việc. Nhưng lại giới hạn trong chiều hướng tác động ảnh hưởng với mọi người. Giòng nhỏ Mahavira Ấn độ còn khoảng 22 tu sĩ trần truồng.
Những người ủng hộ Mahavira giờ đây không xác tín rõ ràng sự kiện: “Tại sao trần trụi” Tôi chưa thấy bất cứ một thảo luận nào về Mahavira. Họ chỉ nói một cách đơn giản: “Bởi vì ông buông bỏ tất cả sự chiếm hữu. Ðó là lý do ông không mặc áo quần” Đó không phải minh chứng sự thực.
Điều chân chính là phô bày hoàn toàn sự đơn độc. Họ chọn cuộc sống độc cư, không gia đình quyến thuộc. Toàn bộ guồng máy sinh lý là những tư tưởng nẩy sinh trong thức và bạn tùy thuộc sự vận hành máy móc của tính dục cho bạn những gợi ý nhẹ nhàng, bóng bẫy.
Và toàn bộ xã hội nhìn vào “Dạng đơn độc này là cái gì?” Tôi không nghĩ các tu sĩ Thiên chúa giáo hay Đức giáo hoàng có khả năng thử nghiệm trọn vẹn đường lối của Mahariva.
Và đây có thể là phương cách thử nghiệm với câu hỏi: “Làm sao chúng ta biết bạn là người thực sự đơn độc?” Ngay khi suy nghĩ, một niệm khởi cũng có thể khởi động tính dục ảnh hưởng đến thân và không một ai có thể xác tín bạn hoàn toàn sự đơn độc.
Trong thế kỷ 25, không ai lưu ý đến Mahavira. Ông hoàn toàn là nhà khoa học. Ẩn sau những lớp quần áo, bạn là tu sĩ không lập gia đình nhưng bạn vẫn có những giấc mơ giao hợp với nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng Sophia Loren chẳng hạn nhưng chẳng ai biết. Nếu bạn trần truồng rất khó che đậy, giây phút về người đẹp ngay lập tức thân thể liền có phản ứng!.
Tôi đồng ý quan điểm quan kiến đơn độc. Nhưng tôi không hứng khởi hương vị sống thoát ly, nhưng nếu ai thích trò chơi này nên theo luật trò của Mahavira, nếu có đầy đủ can đãm.
Trung tâm tính dục cư trú ngay trong tâm thức. Ngoại trừ bạn làm chủ thức qua thiền định, trung tâm là nguồn thanh lọc tất cả những ham muốn và dục vọng và thực sự không cần chứng minh hay phô bày hiện tượng
Sáu người còn lại có thể cũng giác ngộ. Nhưng họ theo con đường riêng biệt. Ðức Phật dùng quần áo, vì thế ngài có ảnh hưởng mạnh với thế giới hiện tượng. Mahavira cổ đại với nét đẹp riêng biệt, đường lối ngài đề nghị sống như thế rất khó cho mọi người. Trong bản văn Jaina dùng chử Jinna là thắng chính mình, Buddha là thức tỉnh. Vậy có thể hai đều là một.
Sáu người còn lại có đặc tính và sắc thái rực rỡ của chính họ. Nhưng họ không có tín đồ hay dòng nối truyền. Hiển nhiên, nếu bạn không chấp thuận có học trò và ai gom góp tnhững giáo huấn của mình. Ghi nhận lại những biến cố đi vào thời đại? Sớm hay muộn tên tuổi bạn cũng phai tàn.
Nhưng quan điểm của họ là: “Không cần thiết lưu giữ tên tuổi, hình thể tan biến thì danh tự cũng không tồn tại. Vì thế lưu giữ tên tuổi và giáo lý để làm gì?” Đó là ngụ ý mấu chốt của yên lặng trong hương vị độc hành.
Đầu tiên:
Chỉ có những vị thầy đương thời mới có thể chuyẩn hoá nhân loại. Lời của chư Tổ và người xưa chẳng giúp gì. Mà chỉ sản sinh ra những nhà giáo tâm linh, những học giả khô cứng trong văn tự.
Thứ hai:
Tại sao chúng ta bị giam hãm và giới hạn trong tương lai? Chúng ta hiện giờ đang sống và chia sẽ hương vị thiền định. Bây giờ, hãy dành tương dành cho những vị thầy mới và chư Phật vị lai. Chúng ta không nên bị đốt cháy bởi những ước vọng sề sau. Đó là thái độ cách mạng vĩ đại của sáu vị tỉnh thức độc hành.
Soseki nói: “Nơi đâu, ở phương trời nào, vào lúc nào dành cho Shakyamuni thiền định?” Ông chống đối tu tập. Tu có nghĩa còn là diễn viên, là nghệ sĩ biểu diễn vở kịch. Tất cả phát xuất từ tự nhiên tính, không gò bó rập khuôn, bám chặt giới điều và thấy có tu tập. Cần sống trong vận hành bốn mùa tự điều tiết theo thứ tự vận hành trong phong cách riêng biệt mỗi thời.
Xem Chương 6  Quay về Mục lục

Ads Belove Post