Read more
“Tôi không có câu hỏi - chỉ là một cảm
giác vô vọng...” Làm sao vô vọng phát sinh? - bạn phải hi vọng quá nhiều rồi.
Nó tới từ hi vọng quá nhiều.
Nếu bạn không hi vọng, mọi vô vọng cũng
biến mất. Nếu bạn mong đợi quá nhiều, thất vọng nhất định tới. Nếu bạn cố gắng
để thành công, bạn sẽ thất bại. Bất kì cái gì bạn muốn cố gắng thật vất vả để được,
chỉ cái đối lập mới xảy ra.
Bạn phải đã cố gắng quá vất vả để hoàn
thành hi vọng nào đó, thế rồi vô vọng tới. Nếu bạn thực sự muốn vứt bỏ vô vọng
- và mọi người đều muốn điều ấy - thế thì vứt bỏ hi vọng đi. Vứt bỏ tất cả hi
vọng và bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng cùng với hi vọng, vô vọng đã biến mất. Thế
thì người ta đi tới quân bình bên trong, nơi không hi vọng nào tồn tại, và cũng
không vô vọng. Người ta đơn giản bình thản và yên tĩnh và bình tĩnh - kho năng
lượng sâu sắc, vũng năng lượng, điềm tĩnh.
Nhưng để tới điều đó bạn phải hi sinh
hi vọng. Chính vấn đề chỉ ra rằng bạn vẫn còn hi vọng. Đi sâu hơn và xa hơn
chút nữa đi: nếu bạn thực sự vô hi vọng, vô vọng sẽ biến mất.
Để tôi nói điều đó cho bạn theo cách
khác. Bất kì khi nào một người nói rằng người đó vô vọng, người đó đơn giản nói
người đó vẫn còn níu bám vào cùng hi vọng mà đã chứng tỏ là vô ích, vào cái mà
không có chỉ dẫn nào về việc được hoàn thành hết cả. Nhưng người ta vẫn cứ ôm
giữ nó, cứ hi vọng ngược lại mọi hi vọng. Thế thì vô vọng vẫn tiếp tục.
Bạn đừng hi vọng vào điều gì cả. Không
có nhu cầu bởi vì tất cả những cái mà bạn có thể hi vọng thì đều đã được trao
rồi. Bạn còn có thể hi vọng cái gì thêm nữa?
Bạn đang ở đây, mọi thứ đều ở đây - chỉ
hiện hữu là tất cả. Nhưng bạn không hiểu rõ giá trị, bạn đang đòi hỏi con chuột
chết nào đó, cuộc hành trình quyền lực nào đó, trò bản ngã nào đó, thành công
nào đó trong con mắt thế giới. Những điều đó không định được hoàn thành; ngay
cả Alexander cũng thất bại. Ngay cả Alexander cũng chết như người nghèo, kẻ ăn
xin, bởi vì mọi thứ mà bạn đã tích luỹ đều bị lấy đi từ bạn, bạn ra đi với bàn
tay trống. Bạn tới với bàn tay trống, bạn đi với bàn tay trống.
Cho nên tại sao bận tâm về thành công,
giầu có, quyền lực - vật chất hay tâm linh? Hiện hữu thôi. Và hiện hữu là phép
màu vĩ đại nhất. Quay vào bên trong bản thân mình đi - điều Phật gọi là paravritti. Quay vào bên trong bản thân mình, quay lại
hoàn toàn, quay lại toàn bộ, và bỗng nhiên bạn tràn đầy niềm vui đến mức bạn
chẳng cần điều gì. Trong thực tế bạn có nhiều đến mức bạn muốn mưa xuống người
khác.
Nhưng mọi thứ đều chuyển từ cực đoan
này sang cực đoan khác. Nếu bạn hi vọng, dần dần con lắc sẽ chuyển sang vô
vọng. Nếu bạn quá nhiều trong tình yêu với cuộc sống, dần dần bạn hướng sang tự
tử. Nếu bạn quá tôn giáo, dần dần bạn chuyển biến và trở thành phi tôn giáo.
Con lắc cứ dao động sang phía đối lập. Đâu đó ở giữa người ta phải dừng lại.
Và nếu bạn dừng lại ở giữa, thời gian
cũng dừng lại với bạn. Và khi thời gian dừng lại, tất cả hi vọng, tất cả ham muốn
đều dừng lại. Bạn bắt đầu việc sống ngay bây giờ. Bây giờ là thời gian duy nhất
và ở đây là không gian duy nhất.
Để tôi kể cho bạn một câu chuyện. Đây
là một giai thoại rất hay của người Do thái.
Cậu trẻ Sammy Moskowitz vừa mới mua cho
mình một chiếc mô tô loại vespa, nhưng cậu ta đã mua nó theo cách rất chính
thống và ít nhất thì cũng không chắc chắn liệu một người Do thái giáo đi mô tô
thì có thích hợp không. Cậu ta nghĩ rằng cách tốt nhất là tới giáo sĩ tôn kính
của mình để xin học một barucha, lời cầu
nguyện truyền thống về ân huệ, để đọc trên xe mô tô trước khi lái nó. Chắc chắn
điều đó sẽ đúng cho cậu ta khi dùng nó.
Do đó cậu ta tới giáo sĩ và nói, “Thưa
giáo sĩ, con mới mua một chiếc mô tô vespa và con muốn biết liệu ngài có thể
dạy cho con một câu barucha để nói nó vào mỗi sáng không.”
Viên giáo sĩ nói, “Mô tô loại vespa là
gì?”
Sammy giải thích, và vị giáo sĩ lắc
đầu. “Như ta được biết thì không có câu barucha thích hợp nào cho việc này và
ta cực kì nghi ngờ rằng đi xe mô tô vespa là một tội lỗi. Ta cấm con dùng nó.”
Sammy rất nản chí, vì từ chính tâm hồn
mình cậu ta đã khao khát lái xe mô tô vespa, điều đã tốn của cậu một món tiền
đáng kể. Một suy nghĩ thoáng qua cậu ta. Sao lại không tìm ý kiến thứ hai và có
lẽ còn phóng khoáng hơn từ một giáo sĩ không chính thống, nhưng đơn thuần bảo
thủ?
Cậu ta tìm một giáo sĩ bảo thủ, người
không giống như giáo sĩ chính thống, không mặc bộ áo choàng dài truyền thống
chút nào mà mặc bộ com lê xám trong kinh doanh. Viên giáo sĩ bảo thủ nói, ““Mô
tô loại vespa là gì?”
Sammy giải thích. Viên giáo sĩ nghĩ một
lúc, rồi nói, “Ta cho là chẳng có gì sai về việc đi xe mô tô vespa cả. Nhưng ta
vẫn không biết bất kì câu barucha thích hợp nào, còn nếu ý thức con vẫn làm tổn
thương con mà không có câu này, thế thì đừng lái xe nữa.”
Cậu ta lên đường ra ngoại ô và gặp giáo
sĩ Richmond Ellis, dưới dạng người dân New York, đang sắp đi tới bãi chơi gôn
trên chiếc xe mô tô vespa.
Sammy trở nên cực kì kích động, “Người
Do thái đi xe mô tô vespa cũng được chứ?” cậu ta nói. “Cháu mới mua một chiếc
nhưng cháu không biết điều này.”
“Chắc chắn, cậu bé ạ,” giáo sĩ nói.
“Chẳng có gì sai với xe mô tô vespa cả. Nhưng phải lái nó khi có sức khoẻ tốt.”
“Thế thì xin cho con câu barucha về nó
đi.”
Viên giáo sĩ cải cách nghĩ ngợi, rồi
nói, “Barucha là gì vậy?”
Mọi thứ cứ chuyển từ cực đoan này sang
cực đoan khác! Người chính thống không biết mô tô vespa là gì, còn người cấp
tiến lại không nhận ra barucha là gì. Từ tôn giáo, quá nhiều tôn giáo học
thuyết, mọi người trở nên quá phi tôn giáo. Khi họ rời bỏ nhà thờ thì họ đi vào
nhà thổ.
Đâu đó cần có cân bằng sâu sắc. Ngay ở
giữa hai cực điểm này, đích xác ở giữa, là sự siêu việt.
Cho nên bạn đã sống với hi vọng: bây
giờ hi vọng đã thất bại và bạn đang sống trong vô vọng. Bây giờ để vô vọng cũng
thất bại nốt; bạn loại bỏ cả hi vọng lẫn vô vọng. Bạn chỉ siêu việt lên trên
thái độ sống trong tương lai. Cuộc sống là ở đây và bây giờ! Sống trong hi vọng
là sống trong tương lai, thực sự là trì hoãn cuộc sống. Đấy không phải là cách
sống mà là cách tự tử. Không cần bất kì hi vọng nào và cũng chẳng cần cảm thấy
vô vọng. Cuộc sống là ở đây và bây giờ. Cuộc sống là cực kì hạnh phúc, nó đang
mưa rào tại đây và bạn đang nhìn đi đâu đó khác. Nó chỉ ngay trước mắt bạn thôi
nhưng mắt bạn lại đưa đi nơi xa xôi, chúng dõi vào đường chân trời. Nó là ở bên
trong bạn nhưng bạn không ở đó.
Tôi không thiên về hi vọng, tôi không
thiên về vô vọng. Tôi chống lại tất cả chủ nghĩa cực đoan. Mọi thái quá đều vô
ích.
Phật hay nói, “Con đường của ta là
trung đạo” - majjhim nikaya. Đó là con đường của
siêu việt.
Quay về Danh mục câu hỏi
0 Đánh giá