Chương 10. Aes dhammo sanantano

Chương 10. Aes dhammo sanantano

Price:

Read more

Osho Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 4)
Chương 10. Aes dhammo sanantano


Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Làm sao tôi có thể đi sang bờ bên kia khi tôi đang cố ở đây bây giờ? Nó thành đống lộn xộn trong tâm trí tôi khi tôi nghĩ về điều đó, nhưng ở đâu đó trong tim tôi cảm thấy một loại thư thái.
Deva Darpan, "bờ bên kia" chỉ là biểu dụ thôi. Không có bờ bên kia đâu; đây là bờ duy nhất có đó. Ở đây bây giờ là đi vào bờ bên kia đấy.
Chúng ta có thể sống theo hai cách: chúng ta có thể sống theo thời gian hoặc chúng ta có thể sống trong vĩnh hằng. Nếu chúng ta sống theo thời gian, nói một cách biểu dụ điều đó được gọi là "bờ bên này"; nếu chúng ta sống trong vĩnh hằng, nói một cách biểu dụ điều đó được gọi là "bờ bên kia." Cổng đi vào vĩnh hằng là ở đây bây giờ. Sống trong thời gian là sống hoặc trong quá khứ hoặc trong tương lai.
Tâm trí sống theo thời gian - tâm trí là thời gian. Nó bao giờ cũng dính líu tới quá khứ hoặc với tương lai - và cả hai đều không có. Quá khứ không còn nữa, tương lai thì chưa tới, và tâm trí sống trong cái gì đó không có. Sự tồn tại của tâm trí là sự tồn tại rởm, rất mù mờ; nó chỉ là sự phản xạ trong tấm gương, mặt trăng được nhìn phản xạ trong hồ.
Ở đây bây giờ nghĩa là thoát ra khỏi thời gian. Bạn sẽ phải tự kéo mình ra khỏi quá khứ, bạn sẽ phải đi ra khỏi quá khứ. Bạn sẽ phải tuồn ra khỏi quá khứ như con rắn tuồn ra khỏi bộ da cũ. Và bạn sẽ phải rất tỉnh táo không bị dính líu vào tương lai - phóng chiếu, mơ mộng tương lai. Nếu bạn có thể tránh được quá khứ và tương lai bạn tỉnh táo, bạn nhận biết.
Đó là điều Phật ngụ ý bởi sammasati - nhận biết đúng. Thế thì bạn ở bây giờ và bạn ở đây. Bạn còn có thể ở chỗ nào khác được? Đó là nơi bạn thực sự hiện hữu!
Cho dù bạn tiếp tục đi vào quá khứ và vào tương lai, mọi chuyển động đó đều giống như mơ. Bạn rơi vào giấc ngủ, bạn vẫn còn trong phòng của bạn, nhưng trong mơ bạn có thể vẩn vơ khắp trái đất, hay bạn có thể đi tới các hành tinh, tới mặt trăng, hay tới các vì sao. Nhưng vào buổi sáng khi bạn thức dậy bạn sẽ không thấy bản thân mình trên cung trăng. Bạn có thể trong cả đêm đã ở trong giấc mơ trên cung trăng; bạn thức dậy trong phòng của bạn. Cho nên khi bạn bước trên trăng trong giấc mơ, bạn vẫn ở trong phòng của bạn - thực sự bạn vẫn ở trong phòng của bạn.
Chúng ta bao giờ cũng trong hiện tại; không có chỗ nào khác để hiện hữu cả. Nhưng chúng ta có thể mơ, chúng ta có thể tưởng tượng, chúng ta có thể sống lại những kí ức, chúng ta có thể phóng chiếu trong tương lai những ảo tưởng lớn... nhưng dầu vậy chúng ta vẫn ở đây bây giờ! Cái ngày, cái khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết rằng bạn ở đây và bạn không thể ở bất kì chỗ nào khác được, rằng bạn ở đây và bạn không thể ở đó, bạn chìm vào trong thực tại, bạn đi tới chiều sâu của bản thân thực tại, bạn đổi số của mình từ thời gian sang vĩnh hằng.
Chữ thập theo nghĩa nguyên thuỷ của nó đã biểu thị cho thời gian và vĩnh hằng. Nó không biểu thị đơn giản cho việc đóng đinh Jesus; chữ thập là một biểu tượng cổ hơn Jesus. Thực ra nó chỉ là một phần của biểu tượng phương Đông cổ đại, swastika, chỉ là một phần của nó. Swastika ở phương Đông bao giờ cũng biểu thị cho thời gian và vĩnh hằng; chữ thập cũng biểu thị thời gian. Thời gian là theo chiều ngang, nó là tuyến tính; nó đi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Và đường chiều dọc trên chữ thập biểu diễn cho vĩnh hằng - chiều sâu, chiều cao. Trong thời gian bạn bơi, trong vĩnh hằng bạn chìm. $ketdoan $modoan
Ở đây bây giờ đơn giản nghĩa là lỗ hổng này giữa quá khứ và tương lai, khoảng hở nhỏ này. Từ khoảng hở nhỏ này bạn đi vào trong một thế giới hoàn toàn khác - thế giới đó được gọi là "bờ bên kia."
Darpan, bạn không cần bị phân vân. Nhưng đôi khi nếu bạn bám lấy các biểu dụ quá mức theo từng chữ bạn có thể trở nên rất lẫn lộn. Và tôi phải dùng biểu dụ; không có cách nào để diễn đạt cái không thể thực sự được diễn đạt, để diễn đạt cái mà về nó tiến trình đúng duy nhất là trở thành im lặng. Cách thức có thể duy nhất là dùng biểu dụ, ngụ ngôn, chuyện kể, bởi vì chúng cho bạn hướng dẫn gián tiếp.
Thực tại là tinh tế và mong manh thế; nó giống như đoá hoa rất tinh tế. Nếu bạn cố bắt giữ nó một cách trực tiếp bạn phá huỷ nó. Bạn không thể giữ nó trong nắm tay của mình được; nó rất linh động. Bạn chỉ có thể đi vào theo cách rất gián tiếp, và chuyển động của bạn phải là rất tinh tế - thậm chí tiếng bước chân cũng phải không được nghe thấy. Bạn chỉ có thể thì thào với thực tại; bạn không thể gào lên và bạn không thể tranh cãi.
Đó là điều biểu dụ là gì: cuộc đối thoại được thực hiện trong tiếng thì thầm, cuộc đối thoại được thực hiện theo cách thơ ca; không theo văn xuôi, không rõ ràng, không toán học - mơ hồ, huyền bí. Bạn không thể tấn công thực tại được; bạn chỉ có thể thuyết phục, bạn có thể quyến dũ thực tại. Nó là chuyện tình, không phải là cưỡng đoạt.
Đó là chỗ tôn giáo và khoa học khác nhau. Khoa học là một loại cưỡng đoạt thực tại. Nó cố giằng lấy chân lí từ thực tại một cách vũ lực, bạo hành; do đó nó phá huỷ thăng bằng tự nhiên, cân bằng tự nhiên. Nó phá huỷ sinh thái, nó phá huỷ hài hoà, hoà hợp của sự tồn tại. Nó là việc cưỡng đoạt, bởi vì khoa học nói theo ngôn ngữ của chinh phục.
Tôn giáo là chuyện tình, nó không phải là cưỡng đoạt. Tôn giáo tán tỉnh thực tại, thuyết phục, dần dần, dần dần theo cách rất gián tiếp. Người ta phải duyên dáng trang nhã, do đó mới có những biểu dụ này.
"Bờ bên kia" là một biểu dụ đẹp, nhưng để tôi nhắc bạn: đây là bờ bên kia, cđây là cái kia đấy. Bạn không đổi bờ đâu, bạn đơn giản dần thay đổi tâm thức của bạn. Thay đổi phải không xảy ra ở bên ngoài - không phải là bạn lấy chiếc thuyền, chiếc phà, và bạn đi sang bờ bên kia đâu. Điều đó sẽ là thay đổi trong hoàn cảnh bên ngoài. Không, bạn vứt bỏ tâm trí và bạn trở thành tâm thức, và bờ bên kia đã tới. Bạn đã không đi cho dù một li, bạn có thể chẳng làm gì cả - bạn có thể đơn giản chỉ ngồi với mắt nhắm...
Đó là điều Phật đã làm khi ông ấy đạt tới bờ bên kia. Ở Bodhgaya ông ấy đã ngồi dưới gốc cây bên cạnh dòng sông Niranjana. Đó là sáng sớm, buổi sáng đẹp, im lặng, và ông ấy mở mắt ra. Ngôi sao cuối cùng đang biến đi khỏi bầu trời; ông ấy thấy ngôi sao cuối cùng đang biến đi, và cái gì đó bên trong, trong ông ấy, cũng biến mất... dấu vết cuối cùng của bản ngã. Bầu trời trở thành trống rỗng, ông ấy trở thành trống rỗng, và hai cái trống rỗng này gặp gỡ, hội nhập, tan chảy vào nhau. Bầu trời đi vào ông ấy, ông ấy đi vào bầu trời.
Ở phía thấy được, phía bên ngoài, chẳng có gì thay đổi cả; mọi thứ đều đích xác như cũ. Sông Niranjana vẫn tiếp tục chảy, chim chóc phải vẫn tiếp tục hót; thậm chí không một cái lá rụng khỏi cây, chẳng cái gì đã thay đổi... và tất cả đã thay đổi. Bây giờ Phật không còn là tâm trí nữa; ông ấy đã trở thành thiền. Ông ấy không còn trong ý nghĩ; ông ấy đã trở thành nhân chứng thuần khiết, một sakshin. $ketdoan $modoan
Đây là bờ bên kia mà tôi đang nói tới.
Đó là lí do tại sao khi bạn nghĩ, Darpan này, bạn cảm thấy chút ít bị lẫn lộn, nhưng khi bạn không nghĩ về nó bạn cũng cảm thấy một loại thư thái. Quan sát đi! Lẫn lộn phải còn lại trong đầu và thư thái ở trong tim.
Trái tim có lí do riêng của nó, cách thức riêng của nó để hiểu mọi thứ.
Khi tôi nói với bạn, tôi không chỉ nói cho tâm trí bạn - đó chỉ là phần bên ngoài thôi. Điều thực sự được truyền giữa tôi và bạn là cái gì đó của trái tim. Tâm trí được dùng như bậc đá đi tới trái tim, có vậy thôi. Tôi đang dùng lời như bậc đá, như phương tiện, không như mục đích trong bản thân chúng.
Đó là lí do tại sao hai điều này được bạn cảm thấy đồng thời: lẫn lộn trong đầu và thư thái sâu sắc trong tim. Trái tim hiểu - trái tim hiểu rằng khoảnh khắc này, ở đây bây giờ, là bờ bên kia. Nhưng trái tim không thạo nói; cái đầu rất thạo nói. Đây là một trong những điều khó xử: cái đầu không thể hiểu được nhưng rất hay nói, còn trái tim có thể hiểu được nhưng không thạo nói. Nó hiểu nhưng việc hiểu của nó vẫn còn im lặng; thực ra nó càng hiểu điều đó nhiều hơn, nó càng trở nên im lặng hơn. Cái đầu chẳng hiểu gì; thực ra nó càng ít hiểu, nó càng ồn ào hơn. Bạn phải thấy ra điều này.
Dùng cái đầu để đạt tới trái tim, nhưng đừng trở nên bị bắt rễ vào đầu. Đừng ở lại đó! Dùng nó làm bậc đá, làm thang, nhưng đừng làm nhà bạn ở đó; bằng không cả đời bạn sẽ toàn lẫn lộn, lo âu, đau khổ. Dùng nó, và quên hết về nó đi. Đi vào trong đầu và nghe điệu vũ im lặng của năng lượng trái tim. Nghe bài ca thảnh thơi, thư thái của trái tim, âm thanh vô âm, tiếng vỗ tay của một bàn tay.
Trái tim rất gần với bí ẩn của sự tồn tại; cái đầu là ở xa nhất. Cái đầu là bờ bên này và trái tim là bờ bên kia - nhưng bạn đã ở bờ bên kia rồi. Cái đầu đơn giản mơ mọi thứ. Khi bạn thoát ra khỏi cái đầu bạn đơn giản thoát ra khỏi cái gì đó mà chưa bao giờ tồn tại ngay chỗ đầu tiên.

Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy liên tục bảo chúng tôi "nhận biết," "là nhân chứng." Nhưng một tâm thức chứng kiến có thực sự ca hát, nhảy múa và nếm trải cuộc sống không? Nhân chứng có phải là khán giả đơn thần của cuộc sống và không bao giờ là người tham dự không?
Anand Nur, tâm trí nhất định nêu ra câu hỏi này sớm hay muộn, bởi vì tâm trí rất sợ việc trở thành nhân chứng của bạn. Tại sao tâm trí sợ việc bạn trở thành nhân chứng thế? - bởi vì việc bạn trở thành nhân chứng là cái chết của tâm trí.
Tâm trí là người làm, nó muốn làm mọi thứ, và chứng kiến là trạng thái của không làm. Tâm trí sợ rằng, "Nếu mình trở thành nhân chứng, mình sẽ không được cần tới thêm nữa." Và theo một cách nào đó tâm trí là đúng... $ketdoan $modoan
Một khi nhân chứng nảy sinh trong bạn tâm trí phải biến mất, cũng giống như nếu bạn đem đèn vào trong phòng và bóng tối phải biến mất - điều đó là không tránh khỏi. Tâm trí có thể tồn tại chỉ nếu bạn vẫn còn ngủ say, bởi vì tâm trí là trạng thái của mơ và mơ có thể tồn tại chỉ trong ngủ.
Bằng việc trở thành nhân chứng bạn không còn ngủ nữa, bạn thức. Bạn trở thành nhận biết - trong như pha lê thế, trẻ trung và tươi tắn thế, sinh động và hiệu nghiệm thế. Bạn trở thành ngọn lửa - mãnh liệt, bùng cháy từ cả hai đầu - dường như, trong trạng thái của mãnh liệt đó của ánh sáng, của tâm thức, tâm trí chết đi, tâm trí tự tử. Do đó tâm trí sợ.
Và tâm trí sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho bạn, nó sẽ nêu ra nhiều, nhiều câu hỏi. Nó sẽ làm cho bạn ngần ngại lấy cú nhảy vào cái không biết, nó sẽ cố gắng kéo bạn lại. Nó sẽ cố gắng thuyết phục bạn rằng, "Với tớ là an toàn, an ninh; với tớ cậu đang sống dưới chỗ trú ngụ, được canh gác chu đáo. Tớ sẽ chăm nom mọi bề cho cậu. Với tớ cậu hiệu quả, khéo léo. Khoảnh khắc cậu rời tớ, cậu sẽ phải bỏ lại mọi tri thức và cậu sẽ phải bỏ lại mọi an ninh, an toàn. Cậu sẽ phải vứt bỏ áo giáp của mình và cậu sẽ đi vào cái không biết. Cậu đang nhận nguy hiểm một cách không cần thiết chẳng bởi lí do nào cả." Và nó sẽ cố gắng đem những cách hợp lí hoá hay vào. Đây là một trong những cách hợp lí hoá mà gần như bao giờ cũng xảy ra cho mọi thiền nhân.
Không phải là bạn, Anand Nur, người đang hỏi câu hỏi này; chính tâm trí, kẻ thù của bạn, người đang đặt ra những câu hỏi này qua bạn. Chính tâm trí đang nói, "Thưa Thầy kính yêu, thầy liên tục bảo chúng tôi ‘nhận biết,’ ‘là nhân chứng.’ Nhưng một tâm thức chứng kiến có thực sự ca hát, nhảy múa và nếm trải cuộc sống không?"
Có chứ, Anand Nur - thực ra chỉ tâm thức chứng kiến mới có thể thực sự ca hát, nhảy múa và nếm trải cuộc sống. Điều đó sẽ có vẻ như ngược đời - nó thế đấy! Nhưng mọi cái thật bao giờ cũng ngược đời, nhớ lấy. Nếu chân lí mà không ngược đời thế thì nó không phải là chân lí chút nào, thế thì nó là cái gì đó khác.
Ngược đời là phẩm chất cơ bản, cố hữu của chân lí - để điều đó chìm vào trong trái tim bạn mãi mãi! Chân lí như thế chính là có tính ngược đời. Mặc dầu mọi ngược đời không phải là chân lí, mọi chân lí đều là ngược đời. Chân lí phải là ngược đời bởi vì nó phải là cả hai cực - phủ định và khẳng định - và vậy mà siêu việt. Nó phải là sống và chết, và thêm nữa. Với "thêm nữa" tôi ngụ ý siêu việt lên trên cả hai - cả ha và không cả hai. Đó là ngược đời tối thượng.
Khi bạn ở trong tâm trí, làm sao bạn có thể hát được? Tâm trí tạo ra khổ; từ khổ không thể có bài ca nào được. Khi bạn trong tâm trí, làm sao bạn có thể nhảy múa được? Vâng, bạn có thể làm những cử chỉ trống rỗng nào đó gọi là điệu vũ, nhưng nó không phải là điệu vũ thực.
Chỉ một Meera mới biết điệu vũ thực, hay một Krishna, hay một Chaitanya. Đây là những người biết điệu vũ thực. Người khác chỉ biết kĩ thuật nhảy múa, nhưng không có gì tuôn tràn cả; năng lượng của họ là tù đọng. Những người sống trong tâm trí đang sống trong bản ngã, và bản ngã không thể nhảy múa được. Điều đó có thể tạo ra việc biểu diễn nhưng không phải là điệu vũ.
Điệu vũ thực xảy ra chỉ khi bạn đã trở thành nhân chứng. Thế thì bạn phúc lạc tới mức chính phúc lạc đó bắt đầu tuôn trào - đó là điệu vũ. Chính phúc lạc bắt đầu ca hát; bài ca nảy sinh theo cách riêng của nó. Và chỉ khi bạn là nhân chứng thì bạn mới có thể thưởng thức được cuộc sống. $ketdoan $modoan
Tôi có thể hiểu câu hỏi của bạn, Anand Nur. Bạn lo lắng rằng bằng việc trở thành nhân chứng người ta sẽ đơn thuần trở thành khán giả của cuộc sống. Không, là khán giả là một điều, và là nhân chứng là điều hoàn toàn khác, khác về chất.
Khán giả dửng dưng, người đó đờ đẫn, người đó đang trong một loại giấc ngủ. Người đó không tham gia vào cuộc sống. Người đó sợ, người đó là kẻ hèn nhát. Người đó đứng bên cạnh đường và đơn giản cứ nhìn người khác sống. Đó là điều bạn đang làm cả cuộc đời mình: ai đó khác đóng vai trong phim và bạn xem. Bạn là khán giả! Mọi người bị dính vào ghế hàng giờ trước chiếc ti vi - khán giả đấy. Ai đó khác hát, bạn nghe. Ai đó khác nhảy múa, bạn chỉ là khán giả. Ai đó khác yêu và bạn chỉ xem. Bạn không là người tham gia. Các nhà chuyên môn đang làm điều bạn đáng phải làm theo cách riêng của mình.
Nhân chứng không phải là khán giả. Thế thì nhân chứng là gì? Nhân chứng là người tham gia vậy mà vẫn còn tỉnh táo. Nhân chứng là ở trong trạng thái vô vi. Đó là từ của Lão Tử: nó có nghĩa là hành động thông qua vô hành động. Nhân chứng không phải là người đã trốn chạy khỏi cuộc sống. Người đó sống trong cuộc sống, sống còn toàn bộ hơn nhiều, đam mê hơn nhiều, nhưng vậy mà vẫn còn sâu bên dưới là người quan sát; cứ nhớ mãi rằng, "Mình là tâm thức."
Thử điều đó khi đi trên đường: nhớ rằng bạn là tâm thức. Việc bước đi vẫn tiếp tục - và một điều mới được thêm vào, sự giầu có mới được thêm vào, cái đẹp mới. Cái gì đó bên trong được thêm vào cho hành động bên ngoài. Bạn trở thành ngọn lửa của tâm thức, và thế thì việc bước đi có vui vẻ hoàn toàn khác cho nó; bạn ở trên đất và vậy mà chân bạn không chạm đất chút nào.
Đó là điều Phật đã nói: Đi qua sông, nhưng đừng để nước chạm chân ông.
Đó là nghĩa của biểu tượng phương Đông về hoa sen. Bạn phải đã thấy tượng Phật, ảnh của ông ấy ngồi trên hoa sen - đó là biểu dụ. Hoa sen là hoa sống trong nước vậy mà nước không thể chạm vào nó được. Hoa sen không trốn lên hang động Himalaya; nó sống trong nước và vậy mà vẫn còn xa xôi, xa xăm. Sống trong bãi chợ nhưng đừng cho phép bãi chợ đi vào bản thể bạn, sống trong thế giới vậy mà không phải là của thế giới - đó là điều được ngụ ý bởi "tâm thức chứng kiến."
Đó là điều tôi ngụ ý bằng việc nói đi nói lại với bạn: nhận biết đi! Tôi không chống lại hành động, nhưng hành động của bạn phải được chiếu sáng bởi nhận biết. Những người chống lại hành động, họ nhất định có tính kìm nén - và mọi loại kìm nén đều làm cho bạn bệnh hoạn, không toàn thể, không lành mạnh.
Các sư sống trong tu viện, Cơ đốc giáo hay Hindu giáo; các sư Jainas và sư Phật giáo, những người đã trốn khỏi cuộc sống - họ không phải là sannyasin thực. Họ đơn giản đã kìm nén ham muốn của họ và họ đã đi khỏi thế giới này, thế giới của hành động. Bạn có thể là nhân chứng ở đâu nếu bạn đi ra khỏi thế giới của hành động? Thế giới của hành động là cơ hội tốt nhất để nhận biết. Nó cho bạn thách thức, nó vẫn còn thường xuyên là thách thức.
Hoặc bạn có thể rơi vào giấc ngủ và trở thành người làm; thế thì bạn là phàm nhân, là tay mơ, là nạn nhân của ảo tưởng - hoặc bạn có thể trở thành nhân chứng và vậy mà vẫn sống trong thế giới này; thế thì hành động của bạn có phẩm chất khác của nó. Nó mới thực là hành động. Những người không nhận biết, hành động của họ không thực là hành động mà là phản động; họ chỉ phản ứng. Ai đó xúc phạm bạn và bạn phản ứng. Thử xúc phạm Phật mà xem: ông ấy không phản ứng - ông ấy hành động. Phản ứng phụ thuộc vào người khác - người đó nhấn nút và bạn chỉ là nạn nhân, là nô lệ; bạn vận hành như cái máy. $ketdoan $modoan
Người thực, người biết nhận biết là gì, không bao giờ phản ứng; người đó hành động từ nhận biết riêng của mình. Hành động không tới từ hành động của người khác; không ai có thể ấn phím của người đó được. Nếu người đó cảm thấy một cách tự phát rằng đây là đúng để làm, người đó làm nó; nếu người đó không cảm thấy cái gì cần thiết cả, người đó giữ yên tĩnh. Người đó không có tính kìm nén; người đó bao giờ cũng cởi mở, diễn đạt. Cách diễn đạt của người đó là đa chiều. Trong bài ca, trong thơ ca, trong điệu vũ, trong tình yêu, trong lời cầu nguyện, người đó tuôn chảy.
Nếu bạn không trở nên nhận biết, thế thì chỉ có hai khả năng: hoặc bạn sẽ có tính kìm nén hoặc mê đắm. Cả hai cách bạn vẫn còn trong tù túng.
Một ni cô bị hiếp bên ngoài tu viện. Khi cô ấy cuối cùng được người ta tìm thấy, cô ấy được mang vào bên trong và thầy thuốc gần đó được mời tới.
Ông ta tới, giơ hai tay lên trời và nói, "Đây là công việc dành cho bác sĩ phẫu thuật tạo hình!"
Bác sĩ phẫu thuật tạo hình được mời tới. Khi ông ta thấy ni cô đáng thương ông ta kêu lên, "Ồ, lạy Trời! Lộn xộn thế! Tôi phải bắt đầu từ đâu đây?"
Mẹ tối cao đáp, "Thế này, điều đó dễ thôi. Trước hết gỡ nụ cười ra khỏi mặt cô ta!"

Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Có là gì? Tôi thấy rằng tôi không hiểu biết thực về nó. Tôi đã thấy rằng bất kì khi nào tôi nói có, đều có hướng dẫn về ngạc nhiên, cứ dường như tôi cảm thấy sửng sốt là chẳng có lí do nào để nói không. Có của tôi bao giờ cũng thay thế cho không. Chỗ của kinh nghiệm này, của có, là ở đâu...?
Prem Satyamo, có hàm chứa chính bản chất của mọi tôn giáo. Nói có với sự tồn tại là có tính tôn giáo. Nói không là chống lại, nói không là xung đột, nói không là có tính bản ngã. Nói không là giữ cho tách rời của bạn, giữ cho bản thân bạn xa rời. Nói có là hội nhập, tan chảy vào trong cái toàn thể. Nói có là mở ra, cũng giống như nụ nở ra và trở thành hoa. Không là trạng thái đóng của tâm trí; có là đoá hoa mở.
Khác biệt giữa không và có là sự khác biệt giữa người chết và người sống. Người sống trong cái không vẫn còn bị bao bọc, vẫn còn trong thế giới không cửa sổ nơi mặt trời và mưa và và gió không thể đạt tới được; nơi Thượng đế có thể cứ gõ cửa hoài nhưng ngay cả tiếng gõ cửa cũng sẽ không đạt tới; nơi tình yêu không thể đạt tới được.
Người bị đóng lại, người sống với không, là sống trong bản ngã. Bản ngã càng lớn, cây cầu càng ít có giữa người này và sự tồn tại. Khi bản ngã là toàn bộ, người này hoàn toàn bị đóng bởi tường; người đó sống trong nhà tù của sự bịa đặt riêng của mình. Người đó không thể nói có với mặt trăng và người đó không thể nói có với cây cối và người đó không thể nói có với bất kì cái gì! Người đó đã quên nói có, và ngay cả đôi khi người đó nói có, cái có của người đó không là gì ngoài cái không được nguỵ trang. $ketdoan $modoan
Tôi đã nghe một câu chuyện về Joseph Stalin:
Molotov, bộ trưởng ngoại giao của ông ấy, điện thoại cho ông ấy từ Liên hợp quốc. Vợ ông ấy đang ngồi bên cạnh trong khi ông ấy nghe điện thoại. Joseph Stalin nói, "Không, không, không, có, không!"
Bà vợ ngạc nhiên. Không phải bởi các cái không, nhiều cái không thế - bà ấy biết chồng mình rõ lắm, ông ấy là con người của không. Ông ấy là một trong những người bản ngã nhất có thể có. Tên của ông ấy là có ý nghĩa: 'stalin' nghĩa là người bằng thép. Ông ấy không thực sự là người mà là người thép, cái máy, robot. Không là tự nhiên cho ông ấy.
Bà vợ đâm ra phân vân rằng giữa bốn cái không đó lại có một cái có. Bà ấy hỏi ông ấy, "Em có thể hỏi anh một câu hỏi được không? Em không muốn can thiệp vào chuyện chính trị của anh và điều đang diễn ra giữa anh và Molotov và điều anh đang nói. Chỉ một điều thôi... và em đã trở nên rất tò mò: anh có thực nói có trong tất cả bốn cái không đó không, hay em đã nghe lầm anh? Anh có thực nói có không?"
Stalin nói, "Có, tôi đã nói có."
Bà vợ hỏi, "Thế thì thêm một câu hỏi nữa: Sao anh lại nói có?"
Ông ta nói, "Khi tôi nói ba cái không, Molotov hỏi, 'Đồng chí nói không phải không?' tôi nói, 'có.'"
Có những người có thể nói có chỉ khi nó không là gì ngoài không được nguỵ trang. Và cũng có những người, rất hiếm đấy, có thể nói không chỉ như có được nguỵ trang. Đây là chư phật. Vâng, đôi khi họ cũng nói không, nhưng cái không của họ không phải là cái không phủ định; trái tim của cái không của họ là có. Họ không có khả năng nói không. Nếu đôi khi họ phải dùng từ, trong những tình huống nào đó, nó thực sự mang nghĩa có.
Một người như Phật đôi khi có thể rất nghiêm khắc, nhưng ông ấy nghiêm khắc bởi vì từ bi và tình yêu của ông ấy. George Gurdjieff rất nghiêm khắc với đệ tử của mình chỉ bởi vì từ bi vô hạn của ông ấy, tình yêu toàn bộ của ông ấy.
Có là chính bản chất của tôn giáo, không là chính nền tảng của phi tôn giáo. Người vô thần không phải là người không tin vào Thượng đế đâu; người vô thần là người tin vào không. Và người hữu thần không phải là người tin vào Thượng đế đâu; người hữu thần là người tin vào có - bởi vì đã có những người hữu thần như Phật và Mahavira người không tin vào Thượng đế, vậy mà bạn có thể tìm đâu khác ra được người nhiều tính tôn giáo hơn thế? Và có cả triệu người tin vào Thượng đế, và cuộc sống của họ chẳng cho chỉ dẫn về tôn giáo nào - không hương thơm. Họ sặc mùi phi tôn giáo, bạo hành, hận thù, ghen tị, sở hữu. Hoa của tình yêu không nở trong cuộc sống của họ.
Có là nền tảng của cuộc sống tôn giáo thực. Bạn hỏi tôi, "Có là gì?"
Có là vứt bỏ bản ngã.
Có là thoát ra khỏi tâm trí. Có là tin cậy.
Mới hôm nọ Phật đã nói về tin cậy: Tin cậy, thiền và thấy. Có nghĩa là tin cậy, và tin cậy là bắt đầu của thiền. Thiền nghĩa là thảnh thơi cùng sự tồn tại. Chừng nào bạn chưa tin cậy, chừng nào bạn chưa thể nói có với sự tồn tại, làm sao bạn có thể thảnh thơi được? $ketdoan $modoan
Mọi người không thể thảnh thơi được bởi vì họ sợ. Mọi người không thể thảnh thơi được bởi vì họ sợ rằng nếu họ thảnh thơi họ có thể bị lừa. Mọi người có thể thảnh thơi chỉ với những người khác mà họ tin cậy.
Với người lạ trong phòng của mình bạn có thể không có khả năng ngủ trong đêm. Ai biết được, người đó có thể cắt cổ bạn. Ai biết được, người đó có thể ăn cắp tiền của bạn và trốn đi. Nhưng với vợ hay chồng mình, bạn đi vào ngủ say, bạn có thể tin cậy. Đứa trẻ có thể đi cùng bố nó hay mẹ nó tới bất kì chỗ nào. Cho dù bố nó đi vào lửa, đứa trẻ cũng có thể ca bài ca, nhảy múa, hỏi thăm, truy vấn, không sợ hãi, bởi vì nó biết tay nó đang trong tay bố nó.
Tin cậy này là có: biết rằng sự tồn tại này là mẹ của chúng ta, rằng tự nhiên là cội nguồn của chúng ta - nó không thể chống lại chúng ta, nó không thể thù địch với chúng ta được. Thấy điều này, hiểu điều này, tin cậy nảy sinh. Thế thì bạn có thể nói có. Thế thì bạn có thể nói "Amen"; điều đó đơn giản nghĩa là có.
Và khoảnh khắc bạn có thể nói có và bạn có thể thảnh thơi, thiền trở thành tự nhiên. Không nỗ lực nào, không căng thẳng nào, không dồn nén nào, bạn bắt đầu rơi vào trong không gian có tên là thiền... trống rỗng mọi rác rưởi và đồ đồng nát, nhưng đầy tràn Thượng đế - đúng hơn là đầy tràn tính thượng đế; trống rỗng của thế giới, nhưng tràn đầy cái gì đó mà bạn chưa bao giờ biết tới trước đây; tràn đầy ánh sáng vốn là phi vật chất, đầy hương thơm, tới từ không đâu cả, từ trời xanh. Trống rỗng đấy vậy mà tràn đầy, trống rỗng đấy vậy mà vẫn có tính đầy - không phủ định.
Và khi có thiền, việc thấy nảy sinh, darshan được sinh ra - bạn trở nên có khả năng thấy. Mắt bạn trong trẻo thế, thuần khiết thế; không mây mù, không lẫn lộn, không ý nghĩ. Mắt bạn có tính cảm nhận, xuyên thấu tới mức bạn có thể đạt tới cốt cõi sâu nhất của bí ẩn của sự tồn tại này, tới mức bạn có thể có thoáng nhìn về điều kì diệu bao quanh bạn, điều kì diệu vĩnh hằng. Aes dhammo sanantano: bạn có thể có cái nhìn vào luật không cạn kiệt.
Satyamo, bạn hỏi, "Có là gì? Tôi thấy rằng tôi không có hiểu biết thực về nó."
Chẳng ai đã hiểu cả! Một khi bạn có hiểu thực về có, bạn có mọi cái cần thiết cho cuộc hành trình tới bờ bên kia. Thế thì bạn sẵn sàng đi sang bờ bên kia rồi. Cái có trở thành con thuyền, và nó có khả năng đi qua mọi cơn bão. Dù đại dương có thể bão tố thế nào, con thuyền của có vẫn có khả năng đạt tới bờ bên kia. Nếu bạn có con thuyền của có, thế thì không ai có thể ngăn cản bạn đạt tới Thượng đế.
Bạn nói, "Tôi đã thấy rằng bất kì khi nào tôi nói có, đều có hướng dẫn về ngạc nhiên, cứ dường như tôi sửng sốt là chẳng có lí do nào để nói không."
Vâng. Bất kì ai bắt đầu nói có, học cách nói có, đều nhất định bị ngạc nhiên lặp đi lặp lại. Chỗ bạn đã nói không trước đây, nay bạn đang nói có. Bạn nhất định ngạc nhiên bởi vì không có lí do để nói không. Sao bạn đã nói không cả đời mình vậy? Quan sát mọi người, và bản thân bạn mà xem - gần chín mươi chín phần trăm của không chỉ là từ bản ngã; không có lí do hợp thức cho chúng.
Đứa trẻ muốn đi ra và chơi bên ngoài. Trời đang nắng thế và chim đang hót và gió đang thổi và ong đang bay vù vù... và đứa trẻ hỏi mẹ nó, "Con ra ngoài chơi trong vườn nhé?" Cô ta nói "Không" - thậm chí chẳng nghĩ ngợi gì, thậm chí chẳng nghe điều nó thực sự hỏi, thậm chí chẳng cho nó một ý nghĩ, một nhận biết về khoảnh khắc đó. Không đơn giản tới một cách tự động, cứ dường như nó có sẵn đó rồi. Cô ấy đã không nghĩ, cô ấy đã không nhìn vào đứa con chút nào. Cô ấy không nói không với điều đứa con vừa hỏi xin bởi vì cô ấy đằng nào cũng nói không. Điều đó chẳng nhằm tới đứa con; nó nhằm tới quyền hành của cô ấy. $ketdoan $modoan
Nhiều đàn bà thế không thực sự muốn là người mẹ. Họ thậm chí không đáng là người mẹ, nhưng họ muốn là người mẹ, họ ham muốn là người mẹ, bởi lí do hoàn toàn khác - không phải vì tính mẹ.
Tính mẹ là việc thiền lớn lao. Tính mẹ là một trong những nghệ thuật vĩ đại nhất: bạn đang tạo ra một con người sống. Nhà điêu khắc không là gì khi so sánh với người mẹ, bởi vì người đó sẽ tạo ra chỉ bức tượng đá cẩm thạch. Hoạ sĩ không là gì, nhà thơ không là gì, ca sĩ không là gì, nhạc sĩ không là gì, bởi vì họ sẽ chơi với đồ vật, đối thể. Người mẹ là nhà thơ vĩ đại nhất và hoạ sĩ vĩ đại nhất và nhạc sĩ vĩ đại nhất và nhà điêu khắc vĩ đại nhất, bởi vì cô ấy đang tạo ra một tâm thức - bản thân cuộc sống.
Nhưng đàn bà không quan tâm tới tính mẹ, mối quan tâm của họ là hoàn toàn sai. Mặc dầu họ nói rằng họ muốn là mẹ, thực sự điều họ muốn là quyền hành.
Đàn bà cảm thấy rất có quyền hành khi cô ấy có con - bởi vì đàn ông đã lấy mọi quyền hành khỏi cô ấy. Cô ấy không được phép ở bãi chợ, cô ấy không được phép ở nhà thờ, cô ấy không được phép trong chính trị. Cô ấy không được cho bất kì cơ hội nào ở bất kì đâu để cho bản ngã của cô ấy được đáp ứng; gần chín mươi phần trăm các cơ hội đã bị đàn ông chiếm mất. Đàn bà đã bị buộc phải sống trong nhà; cô ấy chỉ có thể có một loại quyền hành - đối với con cô ấy.
Do đó mới có chuyện về không. Cô ấy đã không nghe, cô ấy đã không nhìn đứa trẻ; cô ấy đã đơn giản nói không. Và điều đó tuyệt đối vô nghĩa! Nếu cô ấy đã nghe chẳng có lí do nào để nói không cả. Điều này hoàn toàn đúng: khi mặt trời đang nhảy múa ngoài kia, sao đứa trẻ phải ở trong nhà, tối tăm và buồn thảm? Và khi gió đang thổi bên ngoài, đứa trẻ cũng nên được phép nhảy múa trong gió. Đứa trẻ nên được phép nhảy múa trong mưa nữa, nhưng người mẹ hợp lí hoá, "Nó có thể bị cảm lạnh hay nó có thể bị ốm - đó là lí do tại sao mình lại nói không." Nhưng đấy toàn là hợp lí hoá.
Thực ra, từng đứa trẻ đều có quyền thừa kế để nhảy múa trong mưa, trong gió, trong mặt trời. Điều đó cho mạnh khoẻ, điều đó cho sinh động. Điều đó đem nó tới gần tự nhiên hơn và gần Thượng đế hơn. Người mẹ ép buộc nó và đưa nó tới nhà thờ hay tới đền chùa nơi nó không thể thấy được cái gì, không thấy được Thượng đế chút nào. Và nơi có Thượng đế thì sống động nhiều thế, đập rộn ràng nhiều thế, trong tự nhiên... Đứa trẻ sẽ muốn trèo cây, nó là thách thức thế - Thượng đế đang vẫy gọi nó từ cây, từ ngọn cây!
Mọi đứa trẻ nên được phép trèo cây, trèo núi. Chúng nên được cho mọi cơ hội để chấp nhận mọi thách thức.
Chúng nên được giúp đỡ để đi vào trong nguy hiểm. Chúng nên được chuẩn bị, không được bảo vệ; được chuẩn bị đi vào trong nguy hiểm - được giúp đỡ, thuyết phục, được thưởng, để đi vào trong nguy hiểm bởi vì người biết cách đi vào trong nguy hiểm nhất định loạng choạng vớ phải Thượng đế sớm hay muộn. Nhưng người mẹ sẽ nói không, người bố sẽ nói không. $ketdoan $modoan
Trong nhiều năm một đứa trẻ da đen đã từng cầu nguyện Thượng đế để làm cho nó thành da trắng. Một sáng nó thức dậy và thấy rằng da nó đã thành trắng. Nó nhảy ra khỏi giường rất kích động và kêu lên, "Mẹ ơi, mẹ! Trông này, con đã thành da trắng rồi!"
Từ nhà bếp, mẹ đáp lại, "Im đi, Tommy, mẹ phát chán với con. Kể chuyện đó cho bố con đi."
Tom đi vào buồng tắm. "Bố ơi, bố! Trông này, bây giờ con trắng rồi."
Người bố thậm chí không rời mắt khỏi tấm gương. Ông ta nói với giọng mệt mỏi, "Ồ Tommy, xin con, bố không có thời gian đâu. Đi mà kể cho chị con điều vô nghĩa đó."
Tom càng phân vân hơn. Nó đi tới chị nó. "Chị Mary, chị Mary này, chị nhìn em chưa? Thượng đế đã làm phép màu - da em thành trắng rồi!"
Mary trả lời, "Cút xéo ngay, cậu cả! Chị bị muộn rồi, chị đi đây."
Tại điểm này Tom hoàn toàn bực mình, và nhìn vào đồng hồ của mình nó nói, "Hay thật, mình đã trắng trong năm phút nhưng mình không thể chịu đựng được những kẻ da đen này thêm nữa!"
Không tới dễ dàng, không đã trở thành cách sống của chúng ta.
Bạn hỏi tôi, Satyamo, "Tôi cảm thấy sửng sốt là chẳng có lí do nào để nói không. "
Vâng, chẳng có lí do nào để nói không cả. Và nếu bạn có thể tránh việc nói không máy móc, nếu đôi khi thực sự có lí do để nói không, cái không của bạn sẽ có giá trị khẳng định; nó sẽ không phải là phủ định. Người sống trong bầu không khí của có đôi khi có thể phải nói không, nhưng cái không của người đó sẽ không có tính phủ định, nó không thể thế được. Và ngược lại. Người sống trong bầu không khí của không, cho dù người đó thỉnh thoảng nói có, nó vẫn không có tính khẳng định, nó không phải là có thực; nó chỉ là không trá hình. Giá trị của nó là phủ định.
Bạn nói, "Có của tôi bao giờ cũng thay cho không."
Lúc ban đầu nó nhất định là như vậy. Bạn đã trở nên quen nói không tới mức có đầu tiên của bạn sẽ là thay cho không. Nhưng đó chưa phải là có thực, nó chỉ là cái thế vào; nó sẽ có cái gì đó khác của không trong nó, cái bẩn thỉu nào đó của không sẽ vẫn còn bám lấy cái có này. Cứ dường như cốc của bạn bẩn và bạn rót trà vào trong nó và trà của bạn trở nên bị bẩn. Nếu có của bạn chỉ là cái thay thế cho không, nếu nó được thay thế cho không, thế thì nó sẽ có phẩm chất nào đó của không vẫn còn bám víu vào nó. Nhưng lúc ban đầu nó nhất định là như vậy, cho nên đừng lo nghĩ về nó. Lau sạch cốc của bạn thêm chút nữa đi!
Bắt đầu nói có chẳng bởi lí do nào hết cả, cũng như bạn đã từng nói không mãi cho tới giờ chẳng bởi lí do nào cả. Nó có thể là một trong những lời tụng hay nhất, còn tốt hơn nhiều so với lẩm nhẩm "Rama, Rama, Krishna, Krishna, Jesus, Jesus." Tốt hơn nhiều và ý nghĩa hơn nhiều, có nghĩa hơn nhiều sẽ là ngồi im lặng và lặp lại một cách có nghĩa, có ý thức, "Có, có, có." Nó có thể là một mật chú đi sâu hơn nhiều so với bất kì mật chú nào đã từng có, bởi vì Rama và Krishna và Jesus đã ở xa xôi rồi, họ chỉ còn là chuyện kể; bạn không thể thực sự có quan hệ với họ được. Thế giới đã thay đổi nhiều tới mức họ không thể nhiều hơn là chuyện kể. $ketdoan $modoan
Tôi đã nghe nói rằng Jesus quay lại sau một nghìn tám trăm năm chỉ để có cái nhìn vào thế giới này, để xem mọi sự diễn ra thế nào - hi vọng rằng mọi sự phải đã thay đổi bây giờ rồi. Một nghìn tám trăm năm của Ki tô giáo, hàng nghìn và hàng nghìn linh mục Ki tô giáo trên khắp thế giới, hàng nghìn nhà thờ - thế giới phải đã thay đổi rồi!
Ông ấy tiếp đất trên bờ Hồ Galilee nơi ông ấy có thời đã bước đi trên nước. Ngẫu nhiên một giáo sĩ đi dạo buổi sáng tới đó. Jesus muốn gặp giáo sĩ này, xem ông ta là ai, cho nên ông ấy bước lên nước. Giáo sĩ trông phân vân chút ít. Jesus quay lại và nói với giáo sĩ, "Ông có thấy điều ta vừa làm không?"
Giáo sĩ nói, "Có, tôi đã thấy. Sao ông không học bơi như mọi người khác? Ông có điên hay cái gì không thế?"
Thế giới đã thay đổi rồi!
Tôi đã nghe nói về một giáo sĩ khác. Ông ta đã từ Mĩ tới thăm Đất Thánh. Ông ta đi qua Hồ Galilee – ông ta muốn xem chỗ này nữa - và ông ta hỏi người chèo thuyền phải tốn bao nhiêu; ông ta muốn có chuyến đi vòng quanh hồ. "Ông có thể đưa tôi sang bờ bên kia rồi về không?"
Người chèo thuyền nói, "Năm mươi đô la."
Giáo sĩ nói, "Thế thì nhiều quá! Tôi đã thấy cái hồ lớn hơn hồ này và tôi chưa bao giờ trả nhiều hơn năm đô la. Năm mươi sao...?"
Người chèo thuyền nói, "Nhưng ông không nhận ra sao, thưa giáo sĩ, rằng đây là chỗ Chúa của chúng ta đã bước đi trên nước!"
Giáo sĩ nói, "Xem cái giá ấy, bất kì ai cũng sẽ bước đi trên nước! Tôi không thể trả năm mươi đô la được - và tôi tới từ Mĩ. Con ông thợ mộc nghèo ấy, làm sao ông ta có thể trả được năm mươi đô la?"
Thế giới đã thay đổi rồi. Nếu những người này, Jesus và Krishna và Rama, đột nhiên xuống đất bây giờ, họ sẽ không được thừa nhận đâu, họ sẽ bị coi là điên khùng. Họ sẽ trông kì dị thế, họ sẽ trông cứ dường như họ đang tới từ một bộ phim, từ một cuốn phim - phim kiểu như Mười lời răn! Họ sẽ trông không thực.
Nhưng có có thể là vấn đề hoàn toàn khác.
"Jesus" bạn sẽ lặp lại một cách máy móc, nhưng nói "Có...," thực sự ngụ ý nó ... cúi mình xuống đất và nói có... Nằm trên đất trần trụi và nói có với đất cứ dường như đất là mẹ của bạn, cái đang đó... bơi trong hồ và nói có với nước, không chỉ nói điều đó, mà cảm thấy nó ở khắp nơi, từng thớ thịt của con người bạn, từng tế bào của con người bạn đập rộn ràng với có... tắm nắng và nói có, không bằng lời đâu, tôi định nói thế, mà bằng sự tồn tại... hiện hữu trong tâm trạng của có... đón nhận mặt trời, đón chào mặt trời và cát và đường viền của cát, và cái mát mẻ của gió... đón chào mọi món quà này của Thượng đế mà cứ mưa rào hoài lên bạn - và bạn thậm chí không cảm thấy biết ơn.
Có là biết ơn.
Không là xấu, là vô ơn.
Nhưng lúc ban đầu, Satyamo này, nó sẽ là như thế đấy: có của bạn sẽ chỉ là cái thay thế cho không. Nhưng nó là sự bắt đầu tốt. Dần dần, dần dần bạn sẽ đi tới có, không phải là thay thế cho không mà có gốc rễ riêng của nó trong bản thể bạn. Khi có đó đã xảy ra cho bạn mà không có tham chiếu tới không - không phải là nó không chỉ thay thế cho không mà nó không có tham chiếu nào tới không, nó không phải là cái đối lập của không, nó không có âm hưởng của không chút nào; bạn đã quên mất không, chỉ có tồn tại, cứ dường như không có từ đối lập cho nó - đó là đỉnh tối thượng của có. $ketdoan $modoan
Trong khoảnh khắc đó có trở thành lời cầu nguyện, trong khoảnh khắc đó có trở thành cây cầu. Bản ngã biến mất, tách biệt mất đi. Người ta cảm thấy là một với cái toàn thể.
Bạn hỏi tôi, "Đâu là chỗ của kinh nghiệm này, cái có này...?"
Trái tim là chỗ đấy. Chỗ của không là cái đầu; chỗ của có là trái tim. Chúng không tới từ cùng một chỗ, chúng không tới từ cùng một thế giới. Chúng hoàn toàn khác. Trong từ điển chúng thuộc về nhau, nhưng trong bản thân sự tồn tại chúng là hoàn toàn khác nhau - bình diện khác nhau, chiều hướng khác nhau.

Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao mọi người nghĩ khác nhau thế?
Govind, suy nghĩ không bao giờ có thể là như nhau được. Ở đây có ba nghìn sannyasin ngồi quanh tôi - ba nghìn sannyasin nghĩa là ba triệu tâm trí. Một sannyasin không có nghĩa là một tâm trí đâu - nhiều, cả nghìn, đám đông. Từng người đều là đám đông, và từng người là đám đông khác nhau, bởi vì từng người đều được nuôi dưỡng lớn lên theo cách khác nhau.
Ai đó đã được nuôi dưỡng lớn lên như người Ki tô giáo và ai đó như người cộng sản - làm sao họ có thể nghĩ theo cách tương tự được? Làm sao họ có thể tránh được khác biệt? Và không chỉ khác nhau mà còn đối kháng hướng tới nhau nữa? Ai đó đã được nuôi lớn như người Ấn Độ và ai đó như người Trung Quốc - làm sao họ có thể nghĩ theo cùng một nhịp được? Không thể được.
Suy nghĩ tới từ bên ngoài - giáo dưỡng, giáo dục, ước định, văn hoá. Và không có cách nào để đặt hai người vào trong cùng một tình huống - ngay cả anh chị em sinh đôi cũng không nghĩ theo cùng cách. Không có cách nào cả để đặt hai người đích xác vào trong cùng một tình huống. Ngay cả anh chị em sinh đôi trong cùng một gia đình cũng sẽ có ước định khác nhau, bởi vì người mẹ có thể yêu đứa con này hơn đứa con kia; người bố có thể có ưa thích ngược lại. Đứa trẻ này có thể yếu đuối thể chất, đứa trẻ khác có thể không; đứa trẻ này có thể ốm nhiều hay ít, đứa trẻ khác có thể mạnh khoẻ. Đứa trẻ này có thể thích điền kinh bởi vì nó mạnh khoẻ, đứa trẻ khác có thể tránh điền kinh bởi vì nó còn ốm. Đứa trẻ chơi điền kinh sẽ có bạn khác với đứa trẻ chưa bao giờ chơi điền kinh - nó sẽ có bạn khác - vân vân và vân vân. Những khác biệt nhỏ tạo ra nhiều khác biệt tới mức bạn không thể hình dung nổi.
Tương truyền là Napoleon vĩ đại vẫn còn sợ mèo cả đời ông ấy. Ông ấy không sợ sư tử nhưng ông ấy sợ mèo. Kì lạ! Ông ấy không sợ cái gì cả - ngay cả cái chết cũng không sợ - nhưng trước con mèo ông ấy đơn giản không còn ý thức. Khi ông ấy mới là đứa trẻ sáu tháng tuổi, một con mèo hoang nhảy lên ngực ông ấy, và ông ấy trở nên kinh hãi và nỗi sợ đi sâu vào trái tim ông ấy, đi sâu vào vô thức ông ấy tới mức ông ấy không có khả năng vượt qua nó. $ketdoan $modoan
Tương truyền là ông ấy đã bị thất bại chỉ một lần trong đời mình, trong cuộc chiến cuối cùng với Nelson. Nelson đem bẩy mươi con mèo tới làm kinh hoàng ông ấy. Ngay tuyến trước của quân đội... trung đoàn đầu tiên là mèo! Và khoảnh khắc Napoleon thấy bẩy mươi con mèo - một con cũng đủ rồi! - ông ấy mất mọi thông minh. Ông ấy bắt đầu run rẩy và vã mồ hôi.
Ông ấy bảo người chỉ huy thứ hai của mình, "Bây giờ tôi không thể nghĩ được về quân đội!" - và ông ấy đã thất bại. Công lao thuộc về mèo, không về Nelson. Các bức tượng đã được dựng về Nelson và mọi người đã quên mèo hoàn toàn. Tượng đáng phải được dựng cho mèo; Nelson không phải là người chinh phục thực.
Những điều nhỏ bé... bây giờ, làm sao bạn có thể tránh được những khác biệt nhỏ bé thế? Không thể được. Ngay cả anh chị em sinh đôi cũng khó.
Cho nên hai người không thể được nuôi dưỡng theo cùng một cách; do đó có khác biệt trong suy nghĩ. Khác biệt chỉ biến mất khi bạn thiền. Nếu tất cả ba nghìn sannyasin đều cùng trong trạng thái thiền ở đây - chỉ im lặng, không ý nghĩ - thế thì không có ba nghìn sannyasin chút nào, bởi vì ba nghìn số không gắn với nhau trở thành một số không. Ba nghìn số không không phải là ba nghìn số không đâu - chúng trở thành một số không.
Và đó là điều đang xảy ra, dần dần, dần dần. Bạn càng trở nên có tính thiền, khác biệt của các bạn càng bị rơi rụng đi. Đây có thể là chỗ duy nhất trên cả trái đất nơi khác biệt đang biến mất. Người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo và người Hindu và người Jaina và Phật tử và người Parsis - họ tất cả cùng nhau, thậm chí không nghĩ người khác thuộc vào tôn giáo nào. Người Thuỵ Điển và người Đức và người Pháp và người Italia và người Trung Quốc và người Nhật Bản và người Anh và người Mĩ, mọi quốc tịch, và không ai để ý gì tới điều đó, không ai thậm chí nghĩ tới điều đó. Điều này có thể là giao cảm duy nhất xảy ra trên trái đất, tình anh em thực.
Và lí do không phải là ở chỗ tôi đang dạy bạn là anh em, học dung thứ... Nhớ lấy, những người học dung thứ vẫn còn không dung thứ. Chính từ 'dung thứ' là xấu. Khoảnh khắc bạn nói, "Tôi có thể dung thứ cho người khác," điều đó chỉ ra sự không dung thứ. Bạn có thể đã kìm nén việc không dung thứ của mình, nhưng nó là không dung thứ. Dung thứ người khác nghĩa là không dung thứ - nó còn có thể ngụ ý gì khác được?
Ở đây, không ai dung thứ cho ai cả. Mọi người đơn giản đã quên đi khác biệt, bởi vì chúng ta đang đi ra khỏi tâm trí. Toàn thể nỗ lực của tôi là đem bạn ra khỏi tâm trí. Nếu bạn vẫn còn trong tâm trí, bạn là khác. Nếu bạn ra khỏi tâm trí, bạn là một. Thiền đem tới một loại thống nhất mới mà không phải là sự tổng hợp. Tôi không quan tâm tới việc tổng hợp Hindu giáo với Ki tô giáo và Ki tô giáo với Hồi giáo và Hồi giáo với Phật giáo. Điều đó tất cả là vô nghĩa.
Nỗ lực của tôi là hoàn toàn khác: tôi đang cố gắng đem bạn ra khỏi tâm trí của bạn. Khi người Ki tô giáo ra khỏi tâm trí mình người đó không còn là người Ki tô giáo nữa, và khi người Hindu ra khỏi tâm trí mình người đó không còn là người Hindu nữa. Nó không phải là sự tổng hợp, nó là việc vứt bỏ tâm trí. Tâm trí tạo ra mọi khác biệt.
Bạn hỏi tôi, Govind, "Sao mọi người lại nghĩ khác nhau nhiều thế?"
Họ đã được giáo dưỡng khác nhau, họ đã được ước định khác nhau. Họ không thể nghĩ như người khác nghĩ được - điều đó là không thể được! Họ không thể diễn giải cách người khác diễn giải. Người Do Thái có thể đọc Tân Ước, nhưng nó sẽ không là cùng một cuốn sách - mặc dầu nó vẫn là cùng một cuốn sách thấy được, nó sẽ không là cùng cuốn sách mà người Ki tô giáo đọc, bởi vì với người Do Thái, Jesus là kẻ phản bội, Jesus đã phản bội Do Thái giáo. Bây giờ điều đó bắt rễ rất sâu. Người Ki tô giáo đọc Tân Ước không phải là đọc cuốn sách thường đâu - nó là điều linh thiêng nhất của điều linh thiêng. Jesus là đứa con duy nhất của Thượng đế. $ketdoan $modoan
Khi người Hindu đọc cùng cuốn sách đó, người đó đọc nó một cách dửng dưng; nó chẳng thành vấn đề gì mấy. Và người đó cứ so sánh nó với Upanishad và Gita và thấy nó nghèo nàn. Không phải là nó nghèo nàn đâu - người đó đọc Gita theo cách khác. Đó là bài ca của Trời và đây chỉ là con ông thợ mộc, Jesus - làm sao ông ta có thể sánh được với Krishna?
Krishna là hoá thân của Thượng đế, và người này Jesus dường như là đứa con thông minh. Krishna trực tiếp tới từ thiên đường thứ bẩy. Krishna là vô song, ông ấy là thầy hoàn hảo. Jesus là tốt; người ta có thể nói nhiều nhất, "một người tốt." Việc so sánh từ chính lúc đầu trở thành không thể được.
Người Jaina đọc Gita, nhưng người đó không thể đọc nó theo cách người Hindu đọc nó. Mắt họ khác, cảnh quan của họ khác. Kinh sách của người Jaina nói rằng Krishna đã rơi vào địa ngục bởi vì ông ấy là nguyên nhân của cuộc chiến tranh lớn này. Arjuna dường như ở gần trái tim của người Jaina, bởi vì Arjuna đã nói, "Tôi không muốn đánh nhau, tôi không muốn giết hại. Phỏng có ích gì mà đi giết những người này? Chỉ vì vương quốc sao? Và một ngày nào đó cái chết của tôi sẽ tới và vương quốc đó sẽ mất đi, cho nên vấn đề là gì? Tôi sẽ từ bỏ, tôi sẽ trở thành sư."
Và nếu như ông ấy đã trốn đi thì có mọi khả năng ông ấy trở thành sư Jaina. Nếu bạn thực sự muốn trở thành sư thế thì cách tốt nhất là trở thành sư Jaina, bởi vì đó là loại sư tệ nhất có thể có. Các sư khác làng nhàng thôi; sư Jaina mới thực sự là sư! Bạn không thể nào cải tiến được điều đó.
Nhưng Krishna đã thuyết phục Arjuna đừng trốn đi. Ông ấy phải đã là người như tôi, người nói, "Đây là trốn chạy. Anh là kẻ hèn nhát. Sống trong thế giới đi! Đánh nhau đi! - bởi vì anh là chiến binh, và đó là kiểu người của anh. Anh không thể là sư được, đó không phải là bản tính của anh. Đi theo bản tính của anh."
Krishna nói với Arjuna, "Swadharme nidhanam shreyah pardharmo bhayawahah." Đừng bao giờ theo ý niệm của bất kì ai khác - điều đó là rất nguy hiểm bởi vì anh sẽ trở thành kẻ bắt chước. Bao giờ cũng theo bản tính riêng của anh, tự tính; chỉ thế thì anh mới đạt tới tự do. Chết đi mà theo bản tính của người ta còn tốt hơn là sống theo bản tính của ai đó khác, bởi vì điều đó sẽ là cuộc sống rởm. Chết đi theo bản tính của người ta là đẹp, bởi vì cái chết đó nữa sẽ là đích thực.
Krishna đã thuyết phục Arjuna - đó là cách toàn thể Gita được sinh ra. Nó là đối thoại giữa Arjuna và Krishna. Arjuna đã cố gắng để trốn đi còn Krishna kéo anh ta trở lại thế giới - và cuối cùng ông ta đã thành công.
Người Jaina đã rất giận - họ bị mất một sư tốt. Họ đã ném Krishna vào địa ngục thứ bẩy trong một thời kì rất dài, bởi vì ông ấy là nguyên nhân của cái chết của hàng triệu người. Ấn Độ chưa bao giờ biết tới một cuộc chiến tranh lớn hơn kể từ đó. Bây giờ, làm sao một người Jaina có thể đọc Gita với cùng cách diễn giải như người Hindu được? Không thể được. Từ chính lúc ban đầu tâm trí đã bị định kiến rồi. $ketdoan $modoan
Mọi người nhất định nghĩ khác nhau, bởi vì họ được nuôi lớn khác nhau, trong các tôn giáo khác nhau, qua các tu sĩ khác nhau, các trường học khác nhau, các cao đẳng khác nhau, các đại học khác nhau. Họ đã được nuôi dưỡng bằng các ý niệm, các ý thức hệ khác nhau - họ nhất định nghĩ khác nhau. Và không có cách nào làm cho họ nghĩ tương tự - không thể được.
Cách có thể duy nhất là đem họ ra khỏi tâm trí họ. Thế thì họ trượt ra khỏi toàn bộ việc giáo dưỡng. Thế thì đột nhiên có tính một; thế thì bạn nhìn bằng con mắt thuần khiết, không bị vấy bẩn bởi văn hoá và truyền thống; thế thì bạn nhìn thực sự mọi thứ như chúng vậy, không như bạn tưởng là nhìn chúng. Bạn trở thành tấm gương thuần khiết.
Suy nghĩ không bao giờ có thể tạo ra một thế giới: chỉ thiền mới có thể tạo ra một thế giới.
Clusky tới thú tội lần đầu tiên trong hai mươi nhăm năm. "Kể cho ta," linh mục hỏi, "con đã ngủ với đàn bà phải không?"
"Ấy à, không, thưa Cha," Clusky đáp.
"Bây giờ, con trai," linh mục nói, "ta sẽ lại hỏi con.
Con đã bao giờ ngủ với đàn bà chưa?" "À, ấy, à - không, thưa Cha!"
"Chỉ có con và ta và Thượng đế nghe thôi. Ta sẽ hỏi con một lần nữa. Trong hai mươi nhăm năm qua, con đã bao giờ ngủ với đàn bà chưa?"
"Thế này, e hèm, để con nghĩ về nó, thưa Cha," Clusky nói, "con đã ngủ lơ mơ một hay hai lần!"
Bây giờ bạn thấy khác biệt đấy: mọi người nghe theo ý niệm của họ. Và điều đó là tự nhiên...
Claude đang ngồi tại quán cà phê vỉa hè nhấm nháp cốc rượu. Vừa lúc đó anh bạn anh ta Rene chạy tới anh ta.
"Claude," anh ta hổn hển, "tớ vừa thấy một người đàn ông đi vào nhà cậu."
"Người này là ai thế, Rene? Người đó trông thế nào?"
"Anh ta cao mét tám và có tóc đen và râu đen," Rene tường thuật.
"Và anh ta đội mũ ca rô với chiếc áo sơ mi Basque kẻ sọc chứ gì?" Claude hỏi.
"Đúng," Rene đồng ý. "Cậu đã mô tả đúng người này rồi."
"Đó là Pierre," anh ta nói. "Anh ta sẽ làm tình với bất kì ai!"
Cả hai người đều nghĩ khác. Cách tiếp cận của họ khác, thái độ của họ khác; thế thì kết luận trở thành khác.
Foong, thợ giặt, đã ở Mĩ mười năm và vẫn gửi tiền về cho vợ mình ở Trung Quốc, nói với nhân viên ngân hàng một cách tự hào rằng vợ mình vừa mới có con mới.
"Nhưng ông Foong ơi," người thư kí nói, "ông đã ở Mĩ mười năm."
"Vâng, vâng," người Trung Quốc nói một cách hạnh phúc. "Tôi có lững người bạn dất tốt ở Trung Quốc."
Mọi người đầy những quan niệm khác nhau, triết lí sống, cách thức nhìn vào mọi thứ; do đó họ nhất định nghĩ khác. Suy nghĩ làm cho bạn khác với người khác, tách rời người khác; suy nghĩ là chức năng của bản ngã. Vô suy nghĩ... bỗng nhiên tất cả khác biệt bay hơi.
Và đó là điều tôi dạy, và đó là toàn thể thông điệp của Phật là gì: Trở thành vô trí. Trở thành tâm thức thuần khiết, bầu trời trống rỗng không đám mây ý nghĩ. Thế thì bạn là ai - người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo? Người Ấn Độ, người Nhật Bản, người Đức? Người da đen, người da trắng? Đàn ông, đàn bà? Bạn là ai? Trẻ, già? Giầu, nghèo? Nổi tiếng, khét tiếng? Bạn là ai? Mọi khác biệt này biến mất. Bạn là im lặng thuần khiết.
Im lặng đó là cái ta tối cao của bạn. Đạt tới nó là đạt tới niết bàn. Đạt tới nó là sẵn có cho phúc lành, cho mọi ân huệ của Thượng đế.
Thiền ngày một nhiều hơn để cho bạn có thể biến mất, để cho bạn có thể cho phép Thượng đế hiện hữu. Khoảnh khắc bạn không có, Thượng đế có - và Thượng đế là một, và bạn là nhiều. Không chỉ bên ngoài bạn là nhiều, bên trong bạn cũng là nhiều. Và khi bạn biến mất - cái nhiều biến mất từ bên trong và từ bên ngoài - thế thì đây tất cả đều là sóng của cùng một đại dương.
Và biết đại dương, cái ẩn đằng sau mọi con sóng đủ hình thái, màu sắc, hình dạng khác nhau là biết tới chân lí.
Và chân lí giải thoát.
Aes dhammo sanantano - đây là luật tối thượng, không cạn, rằng chân lí giải thoát.

Ads Belove Post