Chương 6. Đây có là con đường không?

Chương 6. Đây có là con đường không?

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 4)
Chương 6. Đây có là con đường không?


Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Với tôi dường như là ở đây với thầy nghĩa là buông bỏ mọi thứ - không chỉ khổ, sợ, buồn và cái gọi là chỗ tiêu cực, mà còn cả hạnh phúc, yêu thương, cảm giác tuôn chảy, cái gọi là chỗ tích cực mà bao giờ cũng là mục đích của tôi. Thưa thầy kính yêu, đây có phải là con đường không?

Anand Hareesh, tích cực và tiêu cực, đêm và ngày, mùa hè và mùa đông, sinh và tử - chúng không tách rời đâu. Nếu bạn muốn buông bỏ cái này, bạn sẽ phải cho phép cái kia cũng bị buông bỏ.
Đó là một trong những thế tiến thoái lưỡng nan lớn nhất: mọi người muốn cái tích cực còn lại với họ - nhưng nếu cái tích cực còn lại, cái tiêu cực còn lại như cái bóng của nó. Cái tích cực sẽ không có nghĩa gì nếu không có cái tiêu cực. Nếu bạn không biết bóng tối là gì bạn sẽ không có khả năng thấy ánh sáng chút nào đâu. Nếu bạn muốn thấy ánh sáng bạn sẽ phải sẵn sàng kinh nghiệm bóng tối nữa. Bạn không thể tránh được chết nếu bạn níu bám lấy sống. Chính sống đem chết vào.
Và mọi người đều muốn níu bám lấy chỗ tích cực và mọi người đều muốn né tránh chỗ tiêu cực. Điều này là không thể được - điều này ngược với luật vĩnh hằng.
Nếu bạn quan sát cẩn thận bạn sẽ thấy rằng nếu điều tiêu cực đang hành hạ bạn quá nhiều thế thì điều tích cực chỉ là cái che đậy. Bạn ngụ ý gì khi bạn nói rằng bạn hạnh phúc? Bạn đơn giản ngụ ý rằng “Tại thời điểm này bất hạnh của tôi đang bị che đậy.” Bạn ngụ ý gì khi bạn nói rằng “Bây giờ tôi thảnh thơi?” Nó đơn giản nghĩa là căng thẳng đã đi sâu hơn vào trong vô thức; bây giờ bạn quên lãng về chúng.
Nhưng sớm hay muộn chúng sẽ khẳng định, sớm hay muộn chúng sẽ có thời điểm riêng của chúng. Bạn không thể còn với điều tích cực mãi mãi được. Tiêu cực và tích cực bao giờ cũng cân bằng nhau: bạn sẽ có nhiều hạnh phúc như bạn sẵn sàng có bất hạnh.
Do đó một trong các điều bí ẩn: xã hội càng giàu có, khổ càng nhiều hơn. Không có nước nào khổ nhiều hơn Mĩ, bởi lẽ đơn giản là Mĩ bây giờ có đỉnh cao nhất của hạnh phúc nó không thể tránh được chiều sâu thấp nhất. Đỉnh núi cao là có thể chỉ cùng với thung lũng - đỉnh núi càng cao, thung lũng càng sâu.
Ở Ấn Độ mọi người cảm thấy rất thoả mãn. Lí do là họ không biết tới đỉnh cao của hạnh phúc; do đó họ không biết tới thung lũng của bất hạnh. Họ sống ít nhiều trên nền trung lập, không tích cực không tiêu cực. Đây không phải là mãn nguyện đúng đâu, đây đơn giản là thiếu chỗ của tích cực - do đó chỗ tiêu cực cũng thiếu luôn.
Mĩ thực sự là nơi hành hạ về tinh thần, chấn động tâm lí lớn lao. Không xã hội nào đã từng ở vào trạng thái như vậy. Cá nhân, tất nhiên, đã từng như vậy.
Phật Gautam là con vua. Ông ấy có đủ mọi vui vẻ - đó là lí do tại sao ông ấy đã trở nên nhận biết về khổ của cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả hai mươi bốn tirthankaras của người Jainas đều là vua. Phật là vua, Rama và Krishna là vua, mọi avatara của người Hindu đều là vua. Có cái gì đó trong nó, cái gì đó rất nền tảng. Tại sao người ăn xin không trở thành tirthankaras, avataras, chư phật? Bởi lẽ đơn giản là họ không biết hạnh phúc là gì - làm sao họ có thể nhận biết về khổ của cuộc sống được?
Phật nói: Sống là dukkha - thuần khổ. Chỉ vị phật mới có thể nói được điều đó bởi vì ông ấy đã biết các đỉnh. Việc biết đỉnh là đồng thời trở nên nhận biết về thung lũng. Nếu bạn sống mãnh liệt, đam mê, bạn sẽ nhận biết về cái chết nhiều hơn là người sống theo kiểu hờ hững, người sống chỉ làng nhàng, người không mãnh liệt và đam mê trong cuộc sống của mình. Người đó không thể rất tỉnh táo về cái chết được. Bạn càng lao sâu vào trong cuộc sống, nhận biết của bạn về cái chết sẽ càng lớn hơn. Tích cực và tiêu cực liên tục cân bằng lẫn nhau.
Người Ấn Độ đã giở thủ đoạn với bản thân họ. Họ đã trở thành trung lập: "Đừng lên các đỉnh cao của vui vẻ; đó là cách né tránh chiều sâu của khổ, đau, buồn."
Nhưng đây không phải là cuộc cách mạng đúng. Cuộc cách mạng đúng không phải là bằng việc trở nên dửng dưng, bằng việc trở nên hờ hững, bằng việc sống cuộc sống rất, rất đờ đẫn. Cuộc cách mạng thực xảy ra qua siêu việt.
Hai từ này phải được hiểu bởi vì sự khác biệt là rất tinh tế và tinh vi: 'dửng dưng' và 'siêu việt'. Dửng dưng đơn giản có nghĩa là bạn né tránh cái tích cực để né tránh cái tiêu cực. Siêu việt nghĩa là bạn không né tránh cái gì cả, không tránh cái tích cực lẫn cái tiêu cực. Bạn sống cái tích cực trong tính toàn bộ của nó và bạn sống cái tiêu cực trong tính toàn bộ của nó, bằng một phẩm chất mới - và phẩm chất đó là phẩm chất của nhân chứng. Bạn sống một cách toàn bộ nhưng đồng thời bạn vẫn còn tỉnh táo, nhận biết một cách im lặng.
Bạn biết hạnh phúc bao quanh bạn nhưng bạn không phải là nó; bạn biết bất hạnh bao quanh bạn nhưng bạn không phải là nó. Bạn biết nó là ngày nhưng bạn không là nó, và bạn biết nó là đêm nhưng bạn không là nó. Bạn biết bây giờ bạn đang sống động nhưng bạn không là nó; thế thì khi bạn sẽ chết bạn sẽ biết bạn không là nó. Đây là siêu việt.
Neti, neti - không cái này không cái nọ - là công thức bí mật của siêu việt: không tích cực không tiêu cực. Nhưng điều đó không có nghĩa là không sống điều tích cực và tiêu cực. Nếu bạn né tránh việc sống bạn sẽ trở nên đờ đẫn, rất đờ đẫn; bạn sẽ đánh mất mọi thông minh.
Đó là khác biệt giữa tính chất sannyas cũ và cách nhìn mới của tôi về tính chất sannyas. Tính chất sannyas cũ dạy bạn dửng dưng, trung lập: "Đừng đi lên đỉnh núi cao để ông không cần phải ngã vào chiều sâu." Toán học đơn giản! "Đừng hạnh phúc, thế thì ông sẽ không bất hạnh." Làm sao bạn có thể bất hạnh được nếu bạn chưa bao giờ hạnh phúc? "Đừng hân hoan, thế thì sẽ không có buồn rầu, và đừng cười, thế thì nước mắt là không thể được." Đây là toán học đơn giản, nhưng không phải là chân lí của siêu việt, không phải là chân lí của tính chất sannyas thực.
Tính chất sannyas thực nghĩa là: cười sâu sắc, nhưng nhớ bạn không phải là tiếng cười; và khóc và than sâu sắc, để nước mắt chan hoà, toàn bộ trong nó, và vậy mà vẫn tỉnh táo, ngọn lửa bên trong quan sát tất cả nó.
Hareesh, bạn là để siêu việt lên, không từ bỏ. Nếu bạn từ bỏ bạn bỏ lỡ vấn đề. Và khi tôi nói, "Buông bỏ!" tôi đơn giản ngụ ý không níu bám. Tôi không nói bạn đừng cố gắng hạnh phúc. Làm mọi nỗ lực có thể được để hạnh phúc, vui vẻ, nhưng nhớ rằng buồn sẽ theo sau - điều đó là tự nhiên. Chấp nhận nó, và khi nó tới, đừng chạy khỏi nó, đừng trốn khỏi nó. Điều đó nữa cũng là đẹp, một phần của cuộc sống, một phần của trưởng thành; không có nó sẽ không có chín chắn. Đi sâu vào trong nó.
Vui vẻ có cái gì đó đóng góp cho trưởng thành của bạn, và buồn rầu cũng vậy. Vui vẻ đem tới sự tươi tắn, sự tươi tắn của giọt sương sớm. Vui vẻ đem tới tuổi trẻ, vui vẻ đem tới điệu vũ cho trái tim bạn. Buồn rầu cũng đem tới nhiều món quà nhưng bạn trốn khỏi buồn rầu; do đó bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết về những món quà này. Buồn rầu đem tới im lặng mà không vui vẻ nào có thể đem tới được. Vui vẻ bao giờ cũng có chút ít ồn ào; buồn rầu hoàn toàn im lặng. Vui vẻ bao giờ cũng có chút ít nông cạn; buồn rầu là sâu sắc, nó có chiều sâu. Vui vẻ bao giờ cũng làm bạn quên đi bản thân mình; sẽ dễ dàng hơn để nhấn chìm bạn vào vui vẻ, để làm bạn bị ngất ngây với vui vẻ. Nó giữ bạn vô ý thức. Buồn rầu đem tới nhận biết bởi vì bạn không thể nhấn chìm bản thân mình trong nó được. Bạn không thể tham gia được, bạn phải đứng ở ngoài - bởi vì bạn không muốn nó!
Bài học đầu tiên về chứng kiến xảy ra trong buồn rầu. Người ta học chứng kiến trong buồn rầu và chỉ thế, về sau, cùng việc chứng kiến đó có thể được áp dụng cho những khoảnh khắc của hoan lạc. Nhưng chính bằng việc chứng kiến mà người ta siêu việt lên.
Và khi tôi nói, "buông bỏ nó tất cả đi, cả cái tích cực và cái tiêu cực," tôi đơn giản ngụ ý không níu bám, không bị đồng nhất. Tôi không nói, "Từ bỏ đi!" Sống đi, và vậy mà sống ở trên. Bước đi trên đất, nhưng không, đừng để chân bạn chạm đất. Vâng, có nghệ thuật cho điều đó đấy.
Và đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì: nghệ thuật của việc sống trong thế giới mà không là một phần của nó, nghệ thuật sống cuộc sống mà không bị đồng nhất với nó. Đó là buông bỏ thực là gì.
Tính chất sannyas cũ là tính chất của dửng dưng. Đích xác đó là từ được dùng trong kinh sách cổ: một sannyasin trở thành udasin - dửng dưng với mọi cái đang đấy - vairagya. Người đó trở thành lạnh lẽo và tách rời. Người đó trốn khỏi thế giới nhị nguyên. Người đó đi vào trong tu viện hay trong hang động Himalaya, sống một mình, sống không có vui vẻ, không có nỗi buồn.
Người đó sống một loại cái chết: người đó đã trong nấm mồ của mình, người đó không sống. Cuộc sống của người đó không đáng gọi là cuộc sống. Người đó đã sa ngã xuống thấp hơn nhân loại; người đó ở gần với con vật hơn là với con người. Do đó việc tìm kiếm của người đó là về hang động, rừng sâu, rừng rậm, núi non, sa mạc - người đó sợ việc ở cùng con người. Người đó muốn rơi xuống dưới con người, bởi vì con người nhất định bị phân chia bởi tính phân cực lớn lao này, tích cực và tiêu cực, và người đó sợ điều đó.
Nhưng sannyasin thực - sannyasin theo cách nhìn của tôi - sống trong thế giới, trong sự dầy đặc của nó, trong thế giới đậm đặc. Người đó không từ bỏ cái gì cả. Người đó sống cuộc sống toàn bộ nhất có thể được, bởi vì nếu Thượng đế đã cho cuộc sống điều đó có nghĩa là có cái gì đó để đạt tới qua nó. Chỉ bằng việc sống nó người ta mới có thể đạt tới nó được, chỉ bằng việc sống nó mới có cái gì đó để được học. Siêu việt phải được học; đó là món quà lớn lao của cuộc sống.
Nếu bạn trở nên ngày một ý thức hơn, việc buông bỏ sẽ xảy ra và vậy mà bạn sẽ vẫn ở đây và bây giờ, và còn nhiều hơn cả trước đây. Bạn sẽ ăn và bạn sẽ nếm nhiều hơn. Bạn sẽ yêu và bạn sẽ có kinh nghiệm cực thích sâu sắc hơn. Bạn sẽ chơi và trò chơi của bạn sẽ có cái gì đó tâm linh trong nó. Cuộc sống thường của bạn sẽ trở thành thiêng liêng.
Chỉ một điều phải được đưa vào: chứng kiến.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi cảm thấy ngày một nhiều là cuộc sống này là cái gì đó kì diệu. Đây có phải là cách thầy nhìn cuộc sống không? Đây có phải là điều thầy ngụ ý bởi tính thượng đế cho mọi điều về chúng tôi không?
Vâng, Anand Nur, điều đó chính xác là điều tôi ngụ ý đấy. Với "Thượng đế" tôi không ngụ ý một người. Với "Thượng đế" tôi ngụ ý điều kì diệu đang bao quanh bạn, điều bí ẩn, điều huyền bí. Với "Thượng đế" tôi không ngụ ý bất kì người nào đã tạo ra thế giới này, mà là bản thân việc sáng tạo. Chính quá trình sáng tạo là Thượng đế.
Do đó bạn không thể tôn thờ Thượng đế được, bạn không thể cầu nguyện Thượng đế được. Mọi lời cầu nguyện đều là giả bởi vì chúng đều được đề cập tới một Thượng đế người - và không có Thượng đế người. Bạn không thể quan hệ với Thượng đế được, không thể gọi ngài là "cha," "mẹ." Ngài không phải là người; mối quan hệ là không thể được. Thế thì làm sao tôn thờ, làm sao cầu nguyện được? Bạn sẽ phải học cách cầu nguyện và tôn thờ mới.
Có tính sáng tạo là tôn thờ. Có tính sáng tạo là tham gia vào quá trình vĩ đại của sáng tạo - và tham gia vào tính sáng tạo là tham gia vào Thượng đế. Trong một khoảnh khắc bạn được mang đi. Khi bạn vẽ cái gì đó bạn không còn đó nữa; bạn đã trở thành chỉ là lực sáng tạo. Khi bạn đang chơi nhạc, nếu bạn không chỉ là nhà kĩ thuật mà thực sự là nhạc sĩ, người yêu nhạc, thế thì bạn biến mất - thế thì bản ngã không còn đó nữa. Ít nhất trong vài khoảnh khắc hiếm hoi đó, khoảnh khắc tựa kim cương, cực kì quí giá, cửa sổ nào đó mở ra. Bạn không còn nữa, không như một bản ngã.
Thượng đế không phải là người, ngài không phải là bản ngã. Và nếu bạn muốn gặp Thượng đế bạn sẽ phải là cái gì đó tương tự: một vô ngã, một vô-nhân. Thượng đế là sự hiện diện. Nếu bạn muốn có bất kì giao cảm nào với Thượng đế bạn sẽ phải học cách chỉ là sự hiện diện và không là người; tỉnh táo, tràn đầy tỉnh táo, nhưng không có ý tưởng nào về "tôi."
Và cách tốt nhất để cho cái "tôi" này biến mất không phải là qua khổ hạnh, yoga, nhịn ăn - không đâu. Nó là qua tính sáng tạo. Tôi dạy bạn yoga của tính sáng tạo, bởi vì với tôi đó là yoga duy nhất. Từ 'yoga' nghĩa là hợp nhất; khi bạn có tính sáng tạo bạn ở trong trạng thái hợp nhất với Thượng đế. Đứng trên đầu bạn không ích gì mấy đâu, thực ra nó sẽ chẳng ích lợi chút nào. Bạn có thể đứng trên đầu bạn trong nhiều kiếp - điều đó sẽ chỉ làm một việc thôi: nó sẽ làm cho bạn ngu đi!
Và tôi đang nói một chân lí khoa học, tôi không nói đùa đâu; tôi rất nghiêm chỉnh về điều đó. Nếu bạn đứng trên đầu mình trong thời gian dài bạn sẽ trở nên ngu si, bởi vì não bạn bao gồm hệ thần kinh rất, rất tinh tế. Những thần kinh đó mảnh dẻ thế... chúng mảnh hơn sợi tóc. Cái đầu nhỏ bé của bạn chứa hàng triệu thần kinh; bạn không thể thấy được chúng bằng mắt thường đâu, chúng mảnh mai thế. Nếu bạn đứng trên đầu mình quá lâu, máu xô về đầu, và trong sự ngập lụt đó những thần kinh kia sẽ bị phá huỷ.
Thực ra, các nhà khoa học nói con được đạt tới tâm trí, não, bởi vì con người đứng trên hai chân - đứng thẳng. Con vật đã không đạt tới tâm trí bởi vì chúng vẫn còn song song với đất. Đầu chúng nhận quá nhiều máu; do đó chúng không thể phát triển được hệ thần kinh tinh tế. Chính chỉ con người mới có khả năng phát triển hệ thần kinh tinh tế, cái có thể duy trì tâm thức vĩ đại, cái có thể duy trì thông minh vĩ đại.
Rất hiếm khi bắt gặp người thông minh, cái gọi là nhà yoga - tôi chưa bắt gặp một người như vậy! Những người vặn xoắn thân thể mình và làm đủ mọi loại thủ thuật xiếc và đứng trên đầu mình, họ có thể có thân thể khoẻ mạnh - họ có thể có vậy; nhiều thể dục thế nhất định cho bạn thân thể mạnh khoẻ hơn, giống con vật hơn - nhưng họ không có thông minh. Tôi chưa bắt gặp nhà yoga thực sự thông minh, và một trong các lí do là ở chỗ hệ thần kinh tinh tế, tinh vi của họ bị ngập lụt quá nhiều với máu.
Bạn không thể ngủ được trong đêm mà không có gối. Bạn có biết tại sao không? - bởi vì quá nhiều máu đi vào đầu. Nó giữ cho toàn thể hệ thần kinh của bạn rung động. Bạn cần chiếc gối. Gối giữ cho luồng máu ít chảy lên đầu; bạn có thể ngủ, bạn có thể nghỉ ngơi, bạn có thể thảnh thơi.
Với "yoga" tôi đích xác ngụ ý việc dịch nghĩa đen của từ này: hợp nhất, giao cảm. Khi bạn đang vẽ hay chơi nhạc hay nhảy múa hay ca hát, thế thì bạn đang trong trạng thái của yoga.
Trong công xã của tôi, điều này sẽ là yoga: bạn phải sáng tạo. Và bạn càng sáng tạo nhiều, bạn càng trở nên có khả năng sáng tạo hơn. Bạn càng sáng tạo nhiều, thông minh của bạn càng sắc bén hơn. Bạn càng sáng tạo nhiều, bạn càng trở nên sẵn có cho cội nguồn vô hạn của sáng tạo - tức là, Thượng đế. Bạn càng sáng tạo, bạn càng trở thành phương tiện - phương tiện cho điều kì diệu tuôn chảy qua bạn.
Vâng, Anand Nur, với "Thượng đế" tôi ngụ ý điều kì diệu bao quanh bạn đấy. Bạn không thể cảm nhận thấy điều kì diệu đang bao quanh bạn mọi khoảnh khắc sao - chính khoảnh khắc này? Chim đang tạo ra âm thanh... cây hoàn toàn im lặng, trong trạng thái thiền... và tất cả các bạn ở đây cùng tôi, xa khỏi đất nước... im lặng tràn khắp. Bạn hoàn toàn hài hoà cùng tôi, thở cùng tôi, tim bạn đập cùng tim tôi. Bạn không thể thấy được điều kì diệu của bây giờ, của ở đây sao, và cái đẹp của nó cùng phúc lành? Đây là Thượng đế đấy!
Thượng đế không thể được tìm trong đền chùa và tu viện và gurudwaras và nhà thờ đâu. Thượng đế chỉ được tìm thấy trong bầu đoàn của chư phật, bởi vì chính trong bầu đoàn chư phật mà bạn mới trở nên nhận biết về sự tồn tại kì diệu này.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu, sao mọi người chống thầy nhiều thế?
Sudheer, họ không chống tôi nhiều như họ sợ tôi đâu. Do sợ mà họ chống đối, như nguyên nhân gốc rễ là sợ. Và sao họ sợ? - bởi vì họ không hiểu. Đó là hiểu lầm. Điều đó bao giờ cũng xảy ra, nó nhất định xảy ra; nó không phải là cái gì mới.
Tôi nói điều này, họ hiểu cái gì đó khác bởi vì tâm trí của họ mang định kiến. Họ đã được nuôi dưỡng lớn lên theo những truyền thống nào đó và tôi đang phá tan mọi truyền thống! Họ đã được nuôi lớn để nghĩ theo cách thức nào đó, và toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là để đưa bạn ra ngoài suy nghĩ.
Mọi người đều theo tập quán, là người tuân thủ, có tính truyền thống. Và với tôi tôn giáo là nổi dậy - nổi dậy chống lại mọi tập quán, chống lại mọi sự tuân thủ, chống lại mọi truyền thống. Tôn giáo không bao giờ là truyền thống, không bao giờ có thể là truyền  thống được. Khoa học có thể là truyền thống nhưng tôn giáo không bao giờ.
Khoa học thực sự là truyền thống. Rút Newton ra - trong một khoảnh khắc nghĩ cứ dường như Newton chưa bao giờ sinh ra - thế thì không thể có Albert Einstein được. Albert Einstein là có thể chỉ nếu Newton xảy ra trước. Khoa học là truyền thống, nó là sự liên tục. Rút một viên gạch ra và toàn thể dinh thự sụp đổ.
Nhưng tôi có thể có mà chẳng cần đã có một Christ. Tôi có thể có không phải bởi vì đã có một Mahavira hay một Patanjali, không phải bởi vì đã từng có một Phật hay một Khổng Tử hay Lão Tử. Tôn giáo không phải là sự liên tục; nó là hiện tượng cá nhân, nó là việc nở hoa cá nhân. Bạn có thể trở nên thức tỉnh cho dù bạn không nhận biết về bất kì ai đã từng trở nên thức tỉnh trước đây. Bạn không có liên quan tới quá khứ theo cùng cách như khoa học có liên quan.
Đó là lí do tại sao chân lí khoa học, một khi được phát hiện ra, trở  thành  tài  sản của  mọi người  khác. Albert Einstein đã làm việc vất vả trong mười ba năm để phát hiện ra lí thuyết tương đối; bây giờ bạn có thể đọc tất cả về nó trong vài giờ - bạn không cần khám phá ra nó lần nữa. Edisons đã làm việc trong nhiều năm, ít nhất là ba năm, để khám phá ra bóng đèn điện đầu tiên; bây giờ bạn có thể cứ sản xuất ra bóng điện - bạn không cần Edisons sản xuất chúng. Người lao động thường chẳng biết gì về điện cũng có thể làm được việc này - họ đang làm nó.
Nhưng chân lí tôn giáo là hoàn toàn khác: bạn phải khám phá chúng lặp đi lặp lại. Điều Phật đã khám phá ra không trở thành tài sản phổ dụng. Nó chết đi cùng ông ấy, nó biến mất cùng ông ấy; nó là hương vị cá nhân. Đó là cái đẹp của tôn giáo: rằng nó không bao giờ trở thành hàng hoá ở bãi chợ. Do đó khoa học có thể được dạy trong trường học, cao đẳng, đại học; tôn giáo không thể được dạy. Tôn giáo không thể được dạy chút nào; bạn không thể được cho biết về tôn giáo. Bạn phải khám phá ra nó theo cách riêng của bạn.
Vâng, bạn có thể được hứng khởi, nhưng hứng khởi không phải là thông tin. Bạn có thể được hứng khởi bởi sự hiện diện của vị phật, bạn có thể trở nên bắt lửa. Bạn có thể đạt tới khát khao bùng cháy được giống như vị phật, nhưng bạn sẽ phải khám phá ra mọi thứ theo cách riêng của bạn. Và bạn sẽ không có khả năng trao nó cho con bạn như một di sản kế thừa. Mọi điều bạn có thể cho, mọi điều bạn có thể truyền đạt, là khao khát mãnh liệt về chân lí, có vậy thôi - nhưng không phải là bản thân chân lí.
Do đó rất khó cho quần chúng hiểu được điều tôi đang nói. Nó đã là khó khi Phật còn ở đây, nó đã là khó khi Jesus còn ở đây - nó bao giờ cũng sẽ là khó bởi vì quần chúng sống theo quá khứ. Họ được nuôi dưỡng, liên tục nuôi dưỡng, theo cách truyền thống. Họ đã được bảo cái gì là đúng, cái gì là sai; họ đã được bảo liệu Thượng đế có tồn tại hay không, và họ đã học mọi điều này. Và họ đã tích luỹ nhiều thông tin tới mức tâm trí của họ đầy tri thức; họ nghĩ họ đã biết rồi.
Cho nên khi bất kì ai tới và đem hệ thống tôn giáo mới vào thế giới này, khi bất kì ai đem sự khải lộ mới, khi bất kì ai trở nên sẵn có cho Thượng đế, trở thành phương tiện của Thượng đế, mọi người đều bị bối rối, định kiến của họ bị tan tành. Quan niệm cũ của họ không được làm mạnh - ngược lại, họ bắt đầu cảm thấy, "Nếu người này là đúng thế thì chúng ta tất cả đều sai sao... mà không chỉ chúng ta mà cả ông cha chúng ta và ông cha của họ nữa." Điều này đi ngược lại bản ngã của họ. Họ sẽ thà níu bám lấy bản ngã riêng của mình còn hơn là nghe chân lí.
Và thế rồi bởi vì định kiến của mình họ cứ nghe điều gì đó không được nói. Tôi nói một điều, họ lập tức diễn giải nó theo những ý niệm riêng của họ. Họ không nghe trong im lặng; họ nghe qua đủ mọi loại rào chắn của ý nghĩ.
Chẳng hạn, có người Do Thái, người Mô ha mét giáo, người Hindu, người Ki tô giáo, người Jaina, Phật tử, người Sikh - đủ mọi loại người tụ hội ở đây. Bạn cho rằng khi tôi nói điều gì đó người Do Thái nghe cùng điều như người Jaina nghe, người Mô ha mét giáo nghe cùng điều như người Ki tô giáo nghe, Phật tử nghe cùng điều người Hindu nghe sao? Không thể được đâu! Người Mô ha mét giáo có ý niệm riêng của người đó...
Chẳng hạn, nếu tôi nói về tái sinh, thế thì người Ki tô giáo, người Do Thái và người Mô ha mét giáo có chút ít cảnh giác, một cách vô ý thức, bởi vì họ đã được bảo chỉ có một kiếp sống thôi; họ không thể tin cậy được rằng có nhiều kiếp sống. Nhưng khi tôi nói về tái sinh người Hindu sung sướng, tuyệt đối vui lòng. Phật tử vui lòng, người Jaina vui lòng, tuyệt đối vui lòng. Không có vấn đề trong tâm trí họ. Không phải là họ đồng ý với tôi đâu - họ sung sướng bởi vì tôi đồng ý với họ đấy! Và đó là cách nó là vậy cho từng phát biểu.
Lời không có nghĩa rõ ràng nào - chúng không thể có được; bằng không thì từng trao đổi sẽ trở thành rất khoa học. Lời có nhiều nghĩa, nhiều sắc thái, cho nên khi bạn nghe thấy một lời bạn có thể cho nó mầu sắc của riêng bạn. Bạn có thể nghe theo cách riêng tư, cá nhân riêng của mình. Bạn có nghĩa riêng tư của mình.
Khi tôi nói về Thượng đế, việc nghe của Phật tử ở đây sẽ lập tức dừng nghe, điều đó tuyệt đối tự động. Một cách tự động người đó sẽ ngãng ra. Thượng đế sao? - người đó đã được bảo rằng toàn thể ý niệm này là vô nghĩa. Và khi Phật đã nói rằng toàn thể ý niệm này là vô nghĩa, thì nó phải vậy rồi. Và không chỉ Phật - trong hai mươi nhăm thế kỉ nhiều nhà huyền môn khác những người đã đạt tới điều tối thượng cũng đều nói cho người đó rằng Thượng đế không có đó. Nhưng người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Do Thái, họ tuyệt đối vui lòng, sung sướng vô cùng rằng vâng, tôi đang nói về Thượng đế - Thượng đế của họ! Người Jaina và Phật tử sẽ không sung sướng đâu; họ không tin vào Thượng đế.
Khi tôi nói về linh hồn, người Jaina sẽ sung sướng, người Hindu sẽ sung sướng, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Do Thái - mọi người ngoại trừ Phật tử. Người này không tin vào linh hồn. Người đó nói không có thực thể cá nhân, mọi thứ đều là luồng chảy. Cũng như sông Hằng cứ thay đổi mọi khoảnh khắc, cũng như bạn không thể bước vào cùng một dòng sông hai lần, bạn không thể gặp cùng một người lần nữa đâu.
Chẳng có gì thường hằng cả, chẳng cái gì hết cả. Ngoại trừ thay đổi, mọi thứ đều thay đổi. Phật tử, khoảnh khắc tôi nói về linh hồn hay Thượng đế, dừng việc nghe lại. Người đó nói, "Điều này không dành cho tôi." Không phải là người đó làm điều đó một cách có ý thức đâu - đây là thói quen vô ý thức, sự ước định.
Không có nhiều người chống lại tôi đâu; thực tại là họ không hiểu điều tôi đang nói tới, hay họ hiểu điều gì đó hoàn toàn khác mà không được nói tới. Họ không nhận biết điều tôi đang làm ở đây. Họ không tới đây, họ phụ thuộc vào báo chí. Một số nhà báo hạng ba tới và tường trình cái gì đó - người đó có thể tường trình cái gì về thiền được? Người đó đã bao giờ thiền đâu.
Nhìn vào cái ngu xuẩn của thế giới này đi! Bạn không cử nhà báo tới tường trình về cuộc giải phẫu nếu người đó không biết gì về giải phẫu - hay bạn vẫn cử? Nếu sẽ có cuộc hội nghị về giải phẫu, bạn cử ai đó quen thuộc kĩ với thế giới của giải phẫu; chỉ người đó có thể tường trình được. Nếu các nhà vật lí đang họp, các bài báo được trình bày và thảo luận và bạn cử ai đó tới, bạn phải cử một chuyên gia biết vật lí là gì tới chứ. Và vật lí hiện đại là hiện tượng rất, rất tiến hoá; nó cần nhiều năm học tập. Người ta phải là nhà vật lí. Bạn không thể phụ thuộc vào một nhà báo chung chung người cứ tường trình về các chính khách tầm thường và những diễn văn ngu xuẩn của họ. Bạn không cử cùng kiểu nhà báo đó tới tường trình khi các nhà vật lí đang nói; bạn phải cử một người đặc biệt hay bạn phải chỉ định một nhà vật lí để tường trình về cuộc hội nghị này, bởi vì chỉ người đó mới có khả năng hiểu.
Người ta nói rằng khi Albert Einstein còn sống, chỉ mười hai người thực sự hiểu - trên khắp thế giới - điều ông ấy nói tới. Bây giờ, ai sẽ tường trình về ông ấy? Chỉ một trong mười hai người này có khả năng tường trình về Albert Einstein và lí thuyết tương đối của ông ấy theo cách mà ít nhất thoáng nhìn nào đó trở thành có thể cho quần chúng bình thường.
Nhưng khi bạn cử một phóng viên tới đây,  bạn chẳng bao giờ hỏi han, bạn chẳng bao giờ yêu cầu rằng người đó phải là thiền nhân, rằng người đó phải biết cái gì đó về thiền, cái gì đó về yoga, cái gì đó về Sufi giáo, Zen, Đạo, Mật tông. Không, đây không phải là yêu cầu.
Bất kì một Tom, Harry, Dick nào cũng được coi là hoàn toàn có khả năng tường trình về thiền, về Mật tông, về Đạo, về Zen, về Sufi giáo. Và mọi người phụ thuộc vào tường trình của anh ta, còn anh ta không bao giờ thiền trong đời mình. Anh ta không bao giờ có một khoảnh khắc của thiền. Anh ta không biết gì về trạng thái vô ý nghĩ. Anh ta không biết gì về những khoảng hở đó, những chỗ đó, nơi tâm trí biến mất, bản ngã biến mất, thời gian biến mất. Làm sao anh ta có thể hiểu được?
Chỉ bằng việc quan sát mọi người ngồi im lặng, bạn sẽ có khả năng hiểu cái gì đó sao? Nếu ai đó đang ngồi im lặng với mắt nhắm...? Bạn có thể chụp ảnh người đó nhưng bạn sẽ không có khả năng chụp ảnh điều xảy ra bên trong. Bạn có thể thấy mọi người nhảy múa, bạn có thể thấy họ giống như người Sufis, thầy tu đạo Hồi quay tít; bạn có thể thấy họ nhảy múa và bạn sẽ tường trình rằng bạn thấy mọi người múa, nhảy - nhưng làm sao bạn sẽ biết thế giới bên trong của họ?
Bạn phải tham gia chứ! Bạn phải đích thân nhảy múa. Bạn phải nếm hương vị của nó chứ. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng tường trình cái gì đó về nó - chỉ cái gì đó thôi, không phải tất cả về nó, bởi vì tất cả về nó là không thể tường trình được, tất cả về nó là không thể diễn đạt được.
Và khi những người này tường trình, những người không hiểu, bản tường trình của họ chỉ có tính gây giật gân. Và thế rồi quần chúng đọc chúng, và họ thậm chí đọc báo cáo đó theo ý niệm riêng của họ nữa. Thế thì hiểu lầm chồng chất lên hiểu lầm, hết tầng hiểu lầm nọ tới tầng hiểu lầm kia! Tôi phải là người bị hiểu lầm nhiều nhất trên đất nước này vào khoảnh khắc này.
Carolyn, một cô bán hàng rong đẫy đà, đang đợi tới lượt mình đăng kí vào một motel thì cô ấy nghe lỏm nhân viên đứng quầy nói với Zabroski, người  đứng trước cô ấy, rằng anh ta đã nhận căn phòng cuối cùng. Cô ấy chờ cho người Ba Lan rời khỏi bàn và rồi tiến tới anh ta.
"Không còn motel nào khác trong vòng vài dặm và tôi mệt gần chết," cô ấy van nài. "Anh trông đấy - anh không biết em, em không biết anh, họ không biết chúng ta, chúng ta không biết họ. Thế em nghỉ đêm cùng với anh có được không?"
"Tôi không quan tâm," Zabroski nói.
Họ đi vào phòng của anh ta; anh ta cởi quần áo ra và cô ấy cũng làm như vậy. "Nghe đây," cô ấy nói, "anh không biết em, em không biết anh, họ không biết chúng ta, chúng ta không biết họ. Chúng ta cùng uống một chút đi. Em có một chai rượu đây."
Sau khi họ đã đi tới điểm cao hơn một chút, cô ấy ôm ấp anh ta và thì thào, "Anh không biết em, em không biết anh, họ không biết chúng ta, chúng ta không biết họ - chúng ta làm tiệc đảng ăn đi."
"Này," người Ba Lan nói, "nếu anh không biết em và em không biết anh và họ không biết chúng ta và chúng ta không biết họ - ai là đồ chết tiệt mà chúng ta mời vào đây?"
Bây giờ từ ‘đảng - party' đang tạo ra rắc rối! Người Ba Lan hiểu theo ý tưởng của mình về đảng phái. Carolyn có cái gì đó khác trong tâm trí mình - bữa tiệc thực!
Điều tôi đang nói là hoàn toàn khác với điều được người ngoài hiểu. Nhưng điều đó là tự nhiên và tôi chấp nhận nó. Tôi không miễn cưỡng, không phàn nàn về điều đó. Đó là cách nó vẫn diễn ra.
Tôi chỉ có thể được hiểu bởi những người đang trong tình yêu sâu sắc, người đang trong tin cậy sâu sắc với tôi. Tôi có thể được hiểu chỉ bởi những người đã sẵn sàng gạt tâm trí họ sang bên. Trong trạng thái của im lặng đó, cái gì đó từ tôi có thể khuấy động trái tim bạn, có thể lẩy cò cho một quá trình hiểu biết.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy kính yêu,
Nổi dậy và buông xuôi gặp nhau ở đâu?
Prem Rajo, nổi dậy và buông xuôi gặp nhau trong quan điểm về bản ngã. Vứt bỏ bản ngã và buông xuôi đồng thời xảy ra, và nổi dậy cũng thế.
Tôi biết điều bạn ngụ ý bởi câu hỏi của bạn. Bạn ngụ ý rằng nổi dậy và buông xuôi dường như là đối lập cực - làm sao chúng có thể gặp nhau được? Làm sao người ta có thể có tính nổi dậy và buông xuôi được? Đó là câu hỏi của bạn. Đó là cách tâm trí nghĩ về nổi dậy và buông xuôi; qua tâm trí bạn không thể thấy chúng gặp nhau ở đâu cả.
Người buông xuôi sẽ có vẻ không nổi dậy. Người có tính nổi dậy bao giờ cũng không vâng lời - làm sao người đó có thể buông xuôi được? Người đó có thể chết, nhưng người đó sẽ không buông xuôi.
Bạn chỉ biết một loại buông xuôi: buông xuôi bị áp đặt lên bạn, buông xuôi không do bạn làm mà bạn bị buộc phải làm nó - với đầu mũi dao gí vào bạn bị buộc phải buông xuôi. Đó không phải là buông xuôi mà tôi đang nói tới.
Tôi đang nói về một loại buông xuôi hoàn toàn khác. Bạn không bị ép buộc - bạn thấy ra cái xấu xí của bản ngã, bạn thấy khổ của bản ngã, bạn thấy bản ngã sặc mùi, và bạn dùng thầy như cái cớ để vứt bỏ bản ngã. Thầy bao giờ cũng là cái cớ - nhớ lấy.
Khi bạn buông xuôi theo tôi bạn không buông xuôi theo bất kì ai nói riêng - bởi vì tôi không có đó như một người. Và khi bạn buông xuôi tôi không nhận việc buông xuôi của bạn đâu, nhớ lấy - bởi vì chẳng có gì để buông xuôi cả, chỉ là ý niệm giả về bản ngã thôi.
Điều đó cũng giống như một người tin rằng mình giầu có và người đó không thế, và người đó tới tôi và người đó nói, "Tôi buông xuôi toàn thể vương quốc của tôi cho thầy." Tôi nói, "Được thôi, tôi chấp nhận."
Tôi chấp nhận để cho bạn có thể gạt bỏ đi điều vô nghĩa này. Bạn không có nó, cho nên nó sẽ không tạo ra rắc rối gì cho tôi đâu.
Hai anh chàng hippies đang nghỉ dưới gốc cây. Lúc đó là đêm trăng tròn, và họ đang thực sự hưng phấn. Người này nhìn lên trăng rồi nói, "Tôi muốn mua nó, và tôi sẵn sàng trả với bất kì giá nào."
Người kia nói, "Quên chuyện đó đi, bởi vì tôi không định bán nó."
Khi bạn buông xuôi bản ngã của mình bạn không buông xuôi cái gì thực cả, chỉ là ý tưởng thôi. Nếu nó là cái gì đó thực, thế thì thầy sẽ bị nặng gánh bởi biết bao nhiêu bản ngã, thầy chắc chết rồi! Thầy sẽ phải mang cả một Himalaya bản ngã; thầy sẽ không thể nào sống nổi; thậm chí không thể bước đi được, thậm chí không thể thở được. Tôi có một trăm nghìn sannyasins trên thế giới - bây giờ, nếu tôi phải giữ một trăm nghìn bản ngã, thế thì Vivek sẽ phát điên!
Cô ấy phát điên về các thứ khác mà cô ấy phải thu xếp. Bao nhiêu quà tặng tới tôi và cô ấy muốn giải quyết chúng ngay lập tức, bởi vì nó trở thành gánh nặng lên cô ấy là cứ phải thu thập chúng và theo dõi dấu vết chúng ở đâu và giữ cho chúng sạch sẽ. Bây giờ cô ấy rất lo lắng về những cái bút máy của tôi. Ngày nào cô ấy cũng hỏi, "Khi nào thầy định phân phát những cái bút này?" - bởi vì nó đang trở thành vấn đề cho cô ấy. Tôi nghĩ tôi phải có hai trăm cái hay hơn, và tôi đang chờ đợi để cho ít nhất tôi có thể cho mỗi sannyasin một chiếc bút máy - tôi đang chờ đợi! Ngay bây giờ nó sẽ là vấn đề cho tôi; cho ai và không cho ai, cho nên tôi cứ bảo Vivek, "Đợi chút đã, đợi đã." Và tôi bảo nhiều người,  "Cứ đem chúng tới!" Bây giờ Niranjana đặc biệt sắp đi sang phương Tây để đem về thật nhiều bút máy có thể được. Nhưng nếu tôi phải giữ mọi bản ngã này điều đó sẽ là không thể được - Nhà Lão Tử quá nhỏ!
Tôi chấp nhận bản ngã của bạn một cách hạnh phúc bởi vì không có vấn đề gì trong việc chấp nhận nó. Bạn không đưa cái gì cho tôi, tôi không nhận cái gì từ bạn. Nhưng bạn đang gạt bỏ một ý niệm, một giả tưởng, và việc gạt bỏ nó của bạn mới là vấn đề. Nó không phải là việc buông xuôi bị áp đặt lên bạn; nó là việc buông xuôi từ hiểu biết riêng của bạn.
Và thế rồi nổi dậy xảy ra theo cách riêng của nó, bởi vì một người không bản ngã là người nổi dậy nhất trên thế giới. Lại nhớ lấy: khi tôi dùng từ 'nổi dậy' tôi không ngụ ý nó theo nghĩa chính trị đâu. Người không bản ngã không thể có chính trị được. Chính trị cần bản ngã lớn; toàn thể trò chơi của chính trị là trò chơi của bản ngã, nó là đề cao cá nhân.
Khi bạn không còn bị nặng gánh bởi bản ngã, khi bạn đã được làm nhẹ gánh, khi thầy đã lấy đi cái gọi là bản ngã khỏi bạn, cuộc sống của bạn sẽ là cuộc sống của người nổi dậy, của cách mạng vô cùng. Bạn sẽ không là người Hindu và bạn sẽ không là người Mô ha mét giáo và bạn sẽ không là người Ki tô giáo và bạn sẽ không là người Jaina. Đây là cách mạng. Bạn sẽ không là người Đức và bạn sẽ không là người Nhật Bản và bạn sẽ không là người Ấn Độ. Đây là cách mạng. Bạn sẽ không thuộc vào bất kì tôn giáo nào, bất kì giáo phái nào, bất kì xã hội nào, bất kì truyền thống nào. Đây là cách mạng.
Và bởi vì không có bản ngã, Thượng đế có thể tuôn chảy qua bạn; tính sáng tạo lớn lao trở thành có thể. Đây là cách mạng! Và bạn sẽ sống bây giờ trong buông bỏ toàn bộ; thực ra Thượng đế sẽ sống qua bạn - không phải bạn. Và Thượng đế không thể là nô lệ được, và Thượng đế không thể bị thu thành bất kì cảnh nô lệ nào được, và bạn không thể bị thu thành bất kì cảnh nô lệ nào bây giờ.
Prem Rajo, nổi dậy và buông xuôi chắc chắn gặp nhau - trong việc vứt bỏ bản ngã. Nhưng đừng cứ cố hiểu những điều này một cách lí thuyết. Làm cái gì đó có tính tồn tại để cho điều tôi đang nói trở thành kinh nghiệm của bạn - bởi vì chỉ kinh nghiệm mới giải thoát.
Câu hỏi thứ năm:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi nghe người Ấn Độ ba hoa quá nhiều về tính tâm linh của họ. Thầy nói gì về điều đó?
Sahajo, người Ấn Độ chẳng có gì khác để mà ba hoa cả! Tha thứ cho họ đi, từ bi với họ. Họ không có tiền, họ không có nhà lớn, họ không có xe ô tô lớn, họ không có gì về khoa học, công nghệ cả. Rất khó cho họ duy trì được bản ngã của họ; tâm linh là chỗ nương tựa của họ. Và tâm linh là hàng hoá. Bạn có thể ba hoa về nó rất dễ dàng bởi vì chẳng ai có thể chứng minh được rằng bạn không có nó, mà bạn cũng chẳng thể chứng minh được rằng bạn không có nó, mà họ cũng không thể chứng minh được rằng bạn có nó. Nó vô hình tới mức hoặc bạn chấp nhận nó hoặc bạn không chấp nhận nó - nhưng bạn không thể chứng minh nó được.
Và tại sao lại đặc biệt, về tâm linh? Điều thỉnh thoảng xảy ra là nếu bạn rất tham bạn sẽ giả vờ là cái đối lập, bởi vì đó là cách duy nhất để che giấu tham. Nếu bạn là người rất giận dữ, bạn có thể giả vờ là người rất lễ phép, từ bi, yêu thương, bởi vì đó là cách duy nhất để che giấu giận dữ của bạn. Nếu bạn bị ám ảnh bởi dục, bạn có thể bắt đầu nói về brahmacharya - vô dục. Cái đối lập là cách che giấu nó.
Tâm trí Ấn Độ hoàn toàn vật chất, và cách duy nhất để che giấu nó là nói về, là ba hoa về tâm linh. Vâng, đã từng có vài người ở đất nước này - một Phật, một Mahavira, một Patanjali, một Krishna - người hoàn toàn tâm linh. Nhưng những người như vậy đã từng có ở mọi nơi! Heraclitus, Pythagoras, Socrates, Plotinus, ở Hi Lạp - cùng kiểu người đó, cùng phẩm chất đó, cùng hương thơm đó. Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Mencius, ở Trung Quốc - cùng hương sắc đó. Christ, Eckhart, Francis, Bohme - cùng chiều hướng đó. Người tâm linh đã từng có ở mọi nơi; nó không phải là sở hữu của ai cả. Nhưng người Ấn Độ ba hoa về nó, tôi biết.
Sahajo, tôi có thể hiểu câu hỏi của bạn, bởi vì điều bạn thấy khắp xung quanh chỉ là cái đối lập thôi. Đó là lí do tại sao họ ba hoa về tính tâm linh. Từng người Ấn Độ đều nghĩ rằng chỉ bởi việc là người Ấn Độ người đó là vị Phật. Không dễ là vị Phật như vậy đâu! Và Phật chẳng liên quan gì tới việc là người Ấn Độ cả.
Thực ra, Phật không phải là người Ấn Độ, ông ấy là người Nepal. Ông ấy được sinh ra ở biên giới của Ấn Độ và Nepal; thực ra, bây giờ phần đó là ở trong Nepal. Và tượng Phật mà bạn thấy không giống người Nepal, hay giống? Nó không phải là tượng đúng đâu. Nó không giống như Bahadur! Người Nepal gần với người Trung Quốc, người Tây Tạng, người Nhật Bản - kiểu người Mông Cổ. Tượng Phật không giống người Nepal, chẳng giống chút nào.
Tượng đã không được làm ra vào thời của Phật mà cũng không được làm ra khi Phật chết. Tượng đã được làm ra năm trăm năm về sau. Và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết, chúng đã được làm ra trong việc bắt chước Alexander Đại đế. Alexander đã tới Ấn Độ vào thời đó, và ông ấy có khuôn mặt đẹp, các nét Hi Lạp. Bức tượng về Phật là người Hi Lạp! Bản thân con người này là người Nepal; bức tượng là người Hi Lạp.
Và mọi kinh sách bạn đọc về Phật đều không phải là bản gốc. Một số đã được dịch từ tiếng Tây Tạng, một số từ tiếng Trung Quốc, một số từ tiếng Nhật Bản. Bản gốc đã bị người Hindu phá huỷ rồi - và bây giờ cùng những người Hindu đó cứ tuyên bố rằng họ là những người kế thừa của Phật. Phật tử đã bị người Ấn Độ giết chết!
Một thời tới sau cái chết của Phật, sau bẩy hay tám trăm năm, khi mọi Phật tử đều hoặc bị giết hoặc họ phải chạy trốn khỏi Ấn Độ. Ấn Độ đã hoàn toàn sạch bóng Phật tử. Vâng, họ đã bị giết, bị thiêu sống. Những người may mắn đã trốn đi. Theo một cách nào đó, điều đó là phúc lành, bởi vì những người trốn đi, các sư, họ trốn sang Tây Tạng, sang Trung Quốc. Những người không quá sợ hãi nhiều, họ trốn sang Tây Tạng - Tây Tạng ở rất gần. Nhưng người sợ nhiều hơn thì chạy sang Trung Quốc, sang Mông Cổ, sang Hàn Quốc, sang Đài Loan, họ đơn giản không bao giờ dừng lại, họ cứ đi tới mãi! Đó là cách toàn thể châu Á được cải sang Phật giáo. Toàn thể công lao thuộc về người Hindu. Và bây giờ lại cũng những người Hindu đó cứ công bố rằng, "Chúng ta đã cho sinh thành ra Phật." Cảm thấy xấu hổ đi!
Nhưng Ấn Độ nghèo và rất vật chất. Người nghèo không thể khác được; người nghèo nhất định có tính vật chất, vật chất thô. Nhưng thế thì nuôi bản ngã của người ta ở đâu được? Ấn Độ chẳng có gì khác để ba hoa. Tính tâm linh là món hàng tốt - vô hình, không chứng minh được. Bất kì ai cũng có thể nói, "Tôi đã kinh nghiệm Thượng đế." Bạn không thể bác bỏ được điều đó. Có thể người đó đúng, có thể người đó không đúng, nhưng điều đó nằm ngoài chứng minh theo cách này cách nọ.
Nhưng đừng lo nghĩ về những người ngu xuẩn cứ nói hoài về tính tâm linh, mà thậm chí chẳng biết ABC gì về nó cả. Vâng, họ có thể biết cái gì đó về Veda và Upanishad. Họ có thể nhồi nhét vài lời kinh, họ có thể lẩm nhẩm chúng như con vẹt, nhưng họ không hiểu điều họ đang nói - bởi vì các kiếp sống của họ làm ngược lại với nó.
"Tôi xin lỗi, thưa ngài," người Ấn Độ nói, "nhưng ngài chẳng phải là quí ông đã lôi con tôi ra khỏi hồ hôm qua sao?"
"Sao thế, vâng, tôi là người đó đấy," người cứu bối rối nói. "Nhưng mọi sự đều ổn thoả cả - chúng ta chẳng còn gì để nói thêm về điều đó cả."
"Không nói thêm gì về nó sao?" người Ấn Độ la lên. "Này ông, nói thực mũ của nó đâu rồi?"
Anh ta thậm chí không biết ơn! Anh ta đã không tới để cám ơn người kia rằng, "Ông đã cứu mạng con tôi." Anh ta lo nghĩ về chiếc mũ...
Một người Mê hi cô, một người Italia và một người Ấn Độ thảo luận họ sẽ làm gì nếu họ thức dậy một sáng khám phá ra rằng mình là triệu phú. Người Mê hi cô nói người đó sẽ xây một trường đấu bò tót.
Người Italia nói anh ta sẽ thuê ba mươi thuyền đánh cá nhỏ - dùng mỗi thuyền cho một đêm trong tháng.
Người Ấn Độ nói anh ta sẽ đi ngủ nữa và xem liệu anh ta có thể làm ra thêm một triệu nữa không.
Nếu bạn quan sát tâm trí Ấn Độ, nó có tính vật chất. Và không phải là nó chỉ có tính vật chất ngày nay đâu - nó đã từng vậy rồi, bởi vì hai mươi nhăm thế kỉ trước Phật đã bảo mọi người đừng là người duy vật, và ông ấy đã nói về người Ấn Độ. Và thậm chí trước Phật, gần hai mươi nhăm thế kỉ trước Phật, Parshvanath đã nói người Ấn Độ không là người duy vật.
Ấn Độ đã đem triết học duy vật vĩ đại nhất tới thế giới: triết học  của Charvakas. Triết học Hi Lạp của Epicurus không là gì khi so với triết học mà Charvakas đã đem cho thế giới. Từ charvaka là có ý nghĩa; nó bắt nguồn từ charuvak. Charuvak nghĩa là thông điệp êm ái, thông điệp hay. Cái tên khác của triết học của Charvakas là lokayat. Lokayat nghĩa là phổ biến; trong đó đa số mọi người đều tin.
Có thể chính bởi vì chủ nghĩa duy vật Ấn Độ mà một Phật, một Mahavira, một Parshvanath, một Neminatha, đã là có thể. Khi mọi người quá vật chất, vài người thông minh nhất định phát chán với toàn thể sự việc. Điều đó trở thành buồn nôn, điều đó trở thành ốm yếu! Cuộc sống vận hành theo cách rất kì lạ: khi xã hội có tính vật chất, vài người tiên phong bắt đầu trở thành người tâm linh.
Bây giờ phương Tây đang rất có tính vật chất, và một khao khát lớn về tâm linh nảy sinh ở đó. Đó là lí do tại sao các bạn đã tới đây. Các bạn không thấy nhiều người Ấn Độ ở đây. Họ tin họ đã biết. Họ tin họ chẳng có gì để mà làm nữa - không nghiên cứu thêm, không truy tìm thêm. Và họ đã trở nên rất tinh ranh. Người nghèo nhất định trở nên tinh ranh.
Nghèo là căn nguyên gốc rễ của mọi tội lỗi, mọi tội ác. Cho nên họ bắt đầu học các cách thức láu cá. Họ bắt đầu trở thành đạo đức giả: họ nói điều này, họ làm điều khác. Họ bắt đầu học cách đeo mặt nạ. Bạn có thể thấy điều đó, không chỉ trong người thường, mà trong cái gọi là các nhà lãnh đạo và thánh nhân, chính trị và tôn giáo. Bạn sẽ không tìm thấy những kẻ đạo đức giả như vậy ở bất kì đâu khác.
Một chiếc máy bay bay ngang qua Đại Tây Dương thì bị trục trặc động cơ. Sau khi vứt bớt mọi hành lí để làm nhẹ tải trọng, viên phi công thông báo cho các hành khách rằng ba người sẽ phải nhảy ra để cứu số còn lại. "Chúng ta cần ba người tình nguyện," viên phi công tuyên bố.
Ngay lập tức một người Anh rời khỏi chỗ của mình, hô lên, "Thượng đế cứu Nữ hoàng!" và nhảy ra.
Một chút sau đó một người Pháp đứng dậy và nói, "Nước Pháp muôn năm!" và nhảy ra.
Năm phút sau đó một chính khách Ấn Độ trong bộ quần áo thuần tuyết trắng, dệt tay, đứng dậy, hô lên, "Mahatma Gandhi muôn năm!" và ném người Mê hi cô ra khỏi cửa.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Với đe doạ của huỷ diệt hạt nhân, làm sao chúng ta có thể "vui vẻ và thanh thản” được?
Julia Bradley, bạn có thể làm gì khác được nào? Thời gian thật ngắn ngủi - nhảy múa, ca hát, vui vẻ đi! Nếu như không có khả năng huỷ diệt hạt nhân, không có đe doạ, bạn có thể đã trì hoãn. Bạn có thể đã nói, "Mai mình sẽ nhảy múa." Nhưng bây giờ có thể không có ngày mai; bạn không thể trì hoãn được.
Đây là lần đầu tiên mà ngày mai là tuyệt đối đáng hoài nghi. Nó bao giờ cũng đáng hoài nghi, nhưng lần này nó là tuyệt đối đáng hoài nghi. Một cách cá nhân nó bao giờ cũng đáng hoài nghi: ngày mai có thể chẳng bao giờ tới cả, thậm chí hơi thở tiếp cũng có thể không tới. Một cách cá nhân cái chết bao giờ cũng sắp xảy ra, nhưng lần này nó là cái gì đó toàn cầu, thế giới. Toàn thể quả đất có thể biến mất, có thể bùng nổ; không chỉ mọi người, chim chóc, con vật, cây cối, toàn thể cuộc sống trên trái đất có thể mất đi.
Bây giờ điều đó là tuỳ ở bạn, Julia Bradley. Bạn có thể kêu và khóc và bạn có thể đập đầu mình vào tường; điều đó sẽ không chấm dứt được sự huỷ diệt hạt nhân và mối đe doạ của nó. Thực ra nó có thể đem điều đó tới gần hơn và nhanh hơn bởi vì người buồn, người khổ, là những người nguy hiểm. Khổ tạo ra tính huỷ diệt.
Nhưng nếu toàn thể nhân loại có thể bắt đầu nhảy múa, hân hoan, mở tiệc - khi thấy rằng mối đe doạ là rất cận kề... Chiến tranh thế giới lần thứ ba có thể bắt đầu bất kì khoảnh khắc nào. Các chính khách ngu xuẩn có đủ năng lượng nguyên tử chất đống để phá huỷ trái đất này không chỉ một lần mà bẩy trăm lần. Bom nguyên tử, bom khinh khí đã tích luỹ lại nhiều tới mức chúng ta có thể giết từng người bẩy trăm lần - mặc dầu mỗi người chỉ chết một lần. Nhưng các chính khách muốn lấy mọi cơ hội, cho nên bạn có thể bị giết bẩy trăm lần. Điều đó sẽ không được cần tới, chỉ một lần là có tác dụng - bởi vì chúng ta đã nghe chỉ mỗi một chuyện phục sinh; đó là Jesus Christ. Và ngay cả nếu Jesus Christ được phục sinh và mọi người đều qua đời, ông ấy sẽ làm gì? Ông ấy sẽ phải tự tử thôi.
Hân hoan đi! - bởi vì thế thì có khả năng. Nếu toàn thể trái đất có thể trở thành tràn đầy vui vẻ sẽ ít có khả năng huỷ diệt - bởi vì ai sẽ huỷ diệt nó? Chúng ta là mọi người; vấn đề là tuỳ ở chúng ta quyết định rằng chúng ta muốn sống hay chúng ta muốn tự tử. Nếu chúng ta bắt đầu một bầu không khí mới trên thế giới - của hân hoan, của nhảy múa, của ca hát, của thiền, của lời cầu nguyện - và nếu mọi người trở nên tràn đầy phúc lạc, hớn hở, vui cười... Nếu thế giới này đầy tiếng cười, thì sẽ có mọi khả năng chúng ta có thể tránh được huỷ diệt hạt nhân, bởi vì người vui vẻ không muốn huỷ diệt, họ muốn sáng tạo.
Và đằng nào đi nữa, Julia Bradley này, bạn cũng sẽ chết. Liệu toàn thế giới có còn lại hay không chẳng thành vấn đề. Bạn sẽ chết, chừng đó thì chắc chắn rồi. Có thành vấn đề gì cho bạn liệu thế giới này tiếp tục sau bạn hay không? Nếu nó tiếp tục, tốt; nếu nó không tiếp tục, tốt. Có thành vấn đề gì cho bạn nào? Bạn sẽ không ở đây thêm nữa. Khi có liên quan tới bạn, cái chết là tuyệt đối chắc chắn. Dầu vậy bạn vẫn yêu, dầu vậy bạn vẫn hát, bạn vẫn nghe nhạc, cho nên điều đó tạo ra khác biệt gì?
Nếu huỷ diệt đã trở thành toàn cầu, chúng ta phải làm tiếng cười và nhảy múa cũng thành toàn cầu, theo cùng tỉ lệ, để trung hoà lại nó. Sao buồn? Và bạn sẽ được gì bởi buồn? Nó sẽ có ích theo cách nào không? Nó có thể chỉ là thủ đoạn của tâm trí để giữ cho bạn buồn, nó có thể chỉ là việc bào chữa. Bạn phải buồn; bây giờ bạn đang cố gắng để tìm ra ngày một nhiều cách hợp lí hoá cho việc vẫn còn buồn. Và đây là việc hợp lí hoá hay, rằng, "Các ông đang nói gì vậy? Nói mọi người nhảy múa và ca hát và hân hoan, còn thế giới thì đang bên bờ huỷ diệt sao? Bảo mọi người phải buồn chứ; bảo mọi người phải kêu khóc và quên đi mọi tiếng cười và quên đi mọi tình yêu!" Điều đó có ích theo bất kì cách nào không? Nó sẽ đem vũ trụ tới tự tử gần hơn.
Nhưng ở đâu đó sâu bên dưới trong bạn có nỗi buồn không muốn rời bỏ bạn, và nỗi buồn đó đang cố gắng tìm ra sự hợp lí hoá.
David xuất thân từ một gia đình chính thống. Một hôm anh ta tuyên bố, "Mẹ ơi, con sẽ lấy cô gái người Ai len tên là Maggie Coyle."
Người đàn bà sững sờ choáng váng. "Điều đó là tế nhị đấy, David," bà ấy nói, "nhưng đừng nói cho bố con. Con biết bố con đã bị yếu tim rồi. Và mẹ sẽ không nói cho chị con, Ida - nhớ lấy chị ấy cảm thấy mạnh mẽ thế nào về các vấn đề tôn giáo. Và đừng nhắc điều đó với anh con, Louis - anh ấy có thể cho con cú đấm vào mồm. Còn mẹ, con nói với mẹ thì được. Đằng nào thì mẹ cũng đi tự tử đây."
Ở đâu đó sâu bên dưới bạn phải có bản năng tự tử.
Bạn chỉ đang tìm cách hợp lí hoá thôi.
Vâng, tôi biết thế giới đang đối diện với nguy hiểm, nhưng từng cá nhân bao giờ cũng đã đối diện với nguy hiểm của cái chết. Dầu vậy Jesus vẫn nói: Hân hoan và hân hoan! Và tôi lại nói với bạn, hân hoan! Và thực ra, Jesus đang nói với mọi người, "Thế giới này sớm bị huỷ diệt thôi. Ngày Phán xử là rất cận kề." Nó chưa bao giờ gần như nó bây giờ. Jesus đã sai! Hai mươi thế kỉ đã trôi qua rồi, và ông ấy đang nói với mọi người, "Trong chính cuộc sống của mình các ông sẽ thấy Ngày Phán xử!" Lời tiên tri của ông ấy đã không được hoàn thành.
Thực ra ông ấy không phải là nhà tiên tri, ông ấy là nhà huyền môn. Ông ấy đã nói những điều này theo mục đích hoàn toàn khác. Ông ấy nói, "Ngày Phán xử là rất cận kề - tự biến đổi bản thân ông đi! Đừng phí hoài thời gian, đừng trì hoãn!"
Bây giờ ngày của cái chết vũ trụ đang thực sự cận kề, cho nên, Julia này, đừng trì hoãn nữa. Hân hoan đi, hân hoan đi, tôi cứ nói đi nói lại với bạn, hân hoan đi - bởi vì nếu bạn có thể chết trong hân hoan, bạn sẽ siêu việt lên trên cái chết, bạn sẽ đi ra ngoài cái chết.
Người có thể chết một cách phúc lạc sẽ không bao giờ chết, bởi vì trong cái chết người đó đi tới biết cái bất tử.
Và nếu thời gian là ngắn, thế thì bạn phải lan toả tiếng cười mầu cam này trên khắp thế giới. Thế thì đó là lúc chúng ta nên làm cho mọi người ngày một vui vẻ hơn. Nói cho họ rằng cái chết có thể chiếm lĩnh trái đất này vào bất kì lúc nào - ngày được đếm - bởi vì các chính khách đều là kẻ ngu, và kẻ ngu bây giờ có nhiều quyền lực tới mức chính phép màu vô cùng là chiến tranh thế giới thứ ba vẫn chưa xảy ra. Nó đáng phải đã xảy ra rồi. Tại sao nó vẫn chưa xảy ra là điều bí ẩn. Việc có mọi chính khách ngu xuẩn đó trên khắp thế giới nắm giữ mọi quyền lực... Chỉ nhấn một cái nút và quá trình có thể được lẩy cò, và trong vòng mười phút toàn thể trái đất sẽ bắt lửa - ngọn lửa có thể làm chảy sắt và đá, ngọn lửa sẽ làm chảy mọi thứ. Toàn thể trái đất có thể bùng nổ.
Đây là tin mừng! Bạn không có thời gian để mà phí hoài. Julia, tới đi - cùng tham gia vào điệu vũ này!
Đủ cho hôm nay.
Xem Chương 7 – Quay về Mục Lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post