Read more
Osho -
Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 1)
Chương 7. Bằng
quan sát
Người ngu không để ý.
Nhưng người chủ, canh quan sát của mình.
Đấy là kho báu quí giá nhất của người đó.
Người đó không bao giờ nhượng bộ ham muốn.
Người đó thiền.
Và trong sức mạnh của quyết tâm
Người đó phát hiện ra hạnh phúc thực sự.
Người đó vượt qua ham muốn - Và từ chiếc
tháp của trí huệ
Người đó nhìn xuống thản nhiên về đám đông
buồn..
Từ đỉnh núi
Người đó nhìn xuống những người
Sống gần mặt đất.
Lưu tâm trong những điều đơn giản,
Thức tỉnh khi người khác mơ,
Nhanh như ngựa đua
Người đó bỏ xa cánh đồng.
Bằng quan sát
Indra trở thành vua của các thần.
Quan sát kì diệu làm sao,
Ngủ ngu xuẩn làm sao.
Khất sĩ canh tâm trí
Và sợ tính đồng bóng của ý nghĩ của mình
Đốt cháy mọi mối ràng buộc
Bằng ngọn lửa cảnh giác của mình.
Khất sĩ canh tâm trí
Và sợ lẫn lộn của riêng mình
Không thể ngã.
Người đó tìm thấy con đường tới an bình.
Cuộc sống là ba chiều, và con người được tự do chọn lựa. Tự do mà con người có, vừa là tai hoạ vừa là phúc lành. Người đó có thể chọn đi lên, người đó có thể chọn sa ngã. Người đó có thể chọn con đường của bóng tối, hay người đó có thể chọn con đường của ánh sáng.
Không sinh linh nào khác có tự do chọn lựa. Cuộc sống của chúng được tiền định. Bởi vì chúng được tiền định, cho nên chúng không thể đi lạc lối - đó là cái đẹp của nó. Nhưng bởi vì nó được tiền định, chúng là máy móc - đó là cái xấu về nó.
Con người, còn chưa là con người theo đúng nghĩa. Người đó chỉ đang trở thành, người đó đang trên đường.
Người đó đang tìm, kiếm, dò dẫm; người đó còn chưa kết tinh. Đó là lí do tại sao người đó không biết mình là ai - bởi vì người đó chưa hiện hữu; làm sao người đó có thể biết được mình là ai? Trước khi biết, hiện hữu phải xảy ra. Và hiện hữu là có thể, chỉ nếu bạn chọn đúng, có ý thức, với tràn đầy nhận biết.
Jean-Paul Sartre là đúng khi ông ấy nói rằng con người là một dự án, rằng con người tạo ra bản thân mình bằng nỗ lực riêng của mình, rằng con người được sinh ra chỉ như một cơ hội, như một khả năng, không như một thực tại. Người đó phải trở thành thực tại - và có mọi khả năng là người đó có thể lỡ mục tiêu này. Hàng triệu người lỡ mục tiêu này; rất hiếm khi một người tìm ra bản thể mình. Khi một người tìm ra bản thể mình, người đó là vị phật.
Nhưng yêu cầu cơ bản là: chọn cuộc sống của bạn với nhận biết. Đằng nào bạn cũng phải chọn - dù là bạn chọn với nhận biết hay không, không tạo ra khác biệt, việc chọn lựa phải được tiến hành. Bạn không tự do theo nghĩa là, nếu bạn không muốn chọn, bạn sẽ được phép không chọn. Bạn không được tự do không chọn - ngay cả việc không chọn, cũng sẽ là chọn lựa.
Hàng triệu người bỏ lỡ, họ lỡ bởi vì họ không chọn. Họ đơn giản chờ đợi; họ cứ hi vọng mãi rằng cái gì đó sắp xảy ra. Không cái gì xảy ra theo cách đó. Bạn phải tạo ra hoàn cảnh, không gian, để điều gì đó có giá trị xảy ra cho bạn, để điều gì đó bản chất xảy ra cho bạn.
Có hai trường phái triết gia trên thế giới. Một trường phái tin rằng con người được sinh ra là bản chất: trường phái bản chất luận. Nó nói rằng con người sinh ra đã được tạo sẵn rồi. Đây là ý tưởng của mọi nhà định mệnh. Trường phái kia là trường phái của những người tự gọi mình là hiện sinh luận. Họ tin rằng con người được sinh ra, không phải như bản chất mà chỉ như sự tồn tại.
Và khác biệt là gì? Bản chất là tiền định; bạn mang nó với cuộc sống của bạn, bạn đem nó như bản mangthiết kế tổng thể. Bạn chỉ phải làm hiển lộ nó ra; bạn đã được làm sẵn rồi. Không có chọn lựa cho bạn để làm ra bản thân bạn, để sáng tạo ra bản thân bạn. Đó là một quan điểm rất không sáng tạo; điều đó thu con người về cái máy.
Trường phái kia tin rằng con người được sinh ra chỉ như sự tồn tại. Điều bản chất phải được tạo ra; nó không sẵn có đấy. Bạn phải tạo ra bản thân mình, bạn phải tìm cách thức và phương tiện để trở thành, để hiện hữu. Bạn phải trở thành bụng mẹ cho bản thể riêng của bạn, bạn phải cho sinh thành ra bản thân mình. Sinh thành thể chất không phải là sinh thực; bạn sẽ phải được sinh ra lần nữa.
Jesus nói với Nicodemus, “Chừng nào ông chưa được sinh ra lần nữa, ông sẽ không vào trong vương quốc của Thượng đế của ta.” Ông ấy ngụ ý gì? Liệu Nicodemus có phải chết đi về mặt thể chất trước hết không? Không. Jesus ngụ ý điều gì đó khác toàn bộ: ông phải chết đi như một bản ngã, ông phải chết đi như một cá tính. Ông phải chết đi như quá khứ. Ông phải chết đi như tâm trí. Chỉ khi ông chết đi như tâm trí, ông mới được sinh ra như một bản thể.
Ở phương Đông chúng ta đã gọi chư phật là người được sinh ra hai lần - dwij. Mọi người khác chỉ sinh một lần; vị phật được sinh ra hai lần. Món quà thứ nhất của cuộc sống là qua bố mẹ; món quà thứ hai bạn phải trao cho bản thân mình.
Bạn có thể chọn giữa ba chiều hướng này. Nếu bạn chọn một chiều hướng, bạn sẽ đạt tới sự tích hợp nào đó, nhưng bởi vì nó là một chiều, nên nó sẽ không toàn bộ và nó sẽ không là toàn thể. Chiều thứ nhất là chiều của khoa học, của thế giới khách quan, của các đối tượng, của các vật, của cái khác. Chiều thứ hai là của thẩm mĩ học: thế giới của âm nhạc, thơ ca, hội hoạ, điêu khắc, thế giới của tưởng tượng. Và chiều thứ ba là chiều của tôn giáo - chủ quan, nội tâm.
Khoa học và tôn giáo là các cực đối lập: khoa học hướng ngoại, tôn giáo hướng nội. Và giữa hai cực này là thế giới của thẩm mĩ. Nó là cây cầu; nó là cả hai và không cả hai. Thế giới của thẩm mĩ, thế giới của nghệ sĩ, theo một cách nào đó có tính khách quan - chỉ theo một cách. Người đó vẽ, và thế rồi bức vẽ được sinh ra như một đối tượng. Nó cũng có tính chủ quan, bởi vì trước khi người đó có thể vẽ, người đó phải tạo ra bức vẽ trong nội tâm mình, trong tính chủ quan của mình. Trước khi nhà thơ có thể hát lên bài ca của mình, người đó hát nó trong chỗ thầm kín bên trong nhất của bản thể người đó. Nó được hát lên ở đó trước hết, chỉ thế nó mới đi ra thế giới bên ngoài.
Nó là khoa học theo nghĩa là nghệ thuật tạo ra đối tượng, và nó là tôn giáo theo nghĩa là bất kì cái gì nghệ thuật tạo ra, trước hết đã được mường tượng trong bản thể nội tâm riêng của người ta. Nó là cây cầu giữa khoa học và tôn giáo. Tôn giáo là tuyệt đối nội tâm. Nó đi vào trong cốt lõi bên trong nhất của bạn, nó là tính chủ quan.
Đây là ba chiều.
Nếu bạn trở thành nhà khoa học và mất tiếp xúc với thẩm mĩ và tôn giáo, bạn sẽ là người một chiều. Bạn sẽ chỉ là một phần ba; bạn sẽ không là toàn thể. Bạn có thể đạt tới tính toàn vẹn nào đó mà bạn sẽ thấy trong con người như Albert Einstein - tính cá nhân nào đó, cái đẹp, chân lí, nhưng chỉ bộ phận.
Bạn có thể chọn là nghệ sĩ: bạn có thể là một Picasso, một Van Gogh, một Beethoven, một Rabindranath, nhưng thế nữa... bạn sẽ tốt hơn một chút bởi vì thẩm mĩ là thế giới ở giữa, thế giới của tranh tối tranh sáng. Bạn sẽ có cái gì đó của tôn giáo trong bạn. Mỗi nhà thơ đều có cái gì đó của tôn giáo trong người đó - người đó có thể nhận biết về nó, người đó có thể không nhận biết về nó, nhưng không nhà thơ nào có thể hiện hữu mà không có hương vị của tôn giáo. Điều đó là không thể được. Ngay cả một nghệ sĩ vô thần nhất cũng nhất định có một loại tính tôn giáo nào đó. Không có nó, người đó sẽ không là thiên tài. Không có nó, người đó sẽ chỉ còn là nhà kĩ thuật, thợ thủ công, nhưng không là nghệ sĩ.
Ngay cả người như Jean-Paul Sartre - người dứt khoát là vô thần, người sẽ không bao giờ thừa nhận rằng mình là tôn giáo - ngay cả ông ấy theo một cách nào đó cũng là tôn giáo. Ông ấy đã sáng tạo ra những tiểu thuyết lớn, và những tiểu thuyết đó và những nhân vật trong các tiểu thuyết đó có nội tâm lớn lao. Nội tâm đó đã được sống bởi con người này, bằng không ông ấy không thể viết ra được điều đó. Nội tâm đó được kinh nghiệm.
Và người đi vào thẩm mĩ nhất định có những phẩm chất khoa học nào đó quanh người đó nữa. Người đó sẽ logic hơn người tôn giáo, hướng sự vật hơn người tôn giáo - dĩ nhiên ít hướng sự vật hơn người khoa học, ít logic hơn người khoa học, nhưng nhiều logic hơn người tôn giáo. Người đó sẽ trong trạng thái cân bằng hơn.
Tốt hơn cả là đi vào thế giới nghệ thuật bởi vì bằng cách nào đó, nó có cái gì đó của tất cả ba chiều - nhưng chỉ cái gì đó thôi, nó vẫn không toàn thể.
Người tôn giáo lại là một chiều, cũng như nhà khoa học. Albert Einstein là một chiều, Phật Gautama cũng vậy. Và bởi vì phương Đông đã trở thành tôn giáo một chiều nó đã chịu khổ nhiều. Và bây giờ phương Tây đang khổ nhiều, và lí do là một chiều. Phương Tây bị phá sản, chừng nào có liên quan tới thế giới bên trong và phương Đông bị phá sản, chừng nào có liên quan tới thế giới bên ngoài.
Phương Đông không phải ngẫu nhiên nghèo và đói. Nó đã chọn theo cách đó. Nó đã chối bỏ khoa học; nó thậm chí đã chối bỏ thế giới thực tại khách quan. Nó nói thế giới là ảo tưởng. Nếu thế giới là ảo tưởng, làm sao bạn có thể tạo ra khoa học được? Chính yêu cầu đầu tiên bị bỏ lỡ. Bạn không thể tạo ra khoa học từ maya, ảo tưởng được. Làm sao bạn có thể tạo ra khoa học từ cái gì đó không có, cái thậm chí không tồn tại? Nếu bạn phủ nhận thế giới này, bạn đã phủ nhận luôn chiều hướng của khoa học nữa.
Đó là lí do tại sao phương Đông nghèo và đói. Và chừng nào các thiên tài phương Đông chưa hiểu ra điều này, chúng ta có thể cứ nhập khẩu khoa học từ phương Tây nhưng nó sẽ không bắt rễ trong bản thể chúng ta. Nếu cách tiếp cận của chúng ta vẫn còn như nó đã từng thế trong năm nghìn năm, thì khoa học sẽ chỉ là cái gì đó ngoại lai. Đó là cách nó vậy.
Tại Ấn Độ, bạn có thể tìm ra một nhà khoa học, nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực công trình của mình, và vẫn sống một cuộc sống rất không khoa học. Ông ấy có thể tư vấn cho người xem tướng tay và nhà chiêm tinh. Ông ấy có thể đi tắm trên sông Hằng, để cho tội lỗi trong nhiều, nhiều kiếp của ông ấy được gột sạch. Ông ấy có thể vẫn tin vào cả nghìn lẻ một thứ đơn giản là mê tín - và dầu vậy ông ấy vẫn là một nhà khoa học! Khoa học vẫn còn là cái gì đó ngoại vi; linh hồn ông ấy vẫn còn bắt rễ trong quá khứ cổ đại của phương Đông, điều không khoa học.
Phương Đông đã chịu khổ nhiều bởi vì một chiều. Và bây giờ phương Tây đang khổ nữa bởi cùng lí do: một chiều. Phương Tây đã chọn khoa học với giá của tôn giáo. Bây giờ Thượng đế bị phủ nhận, linh hồn bị phủ nhận. Con người trước hết bị thu lại thành con vật và bây giờ thành cái máy. Con người mất hết mọi vinh quang, mọi cao thượng. Con người mất mọi hi vọng, mọi tương lai. Khoảnh khắc con người mất đi nội tâm của mình người đó mất đi chiều sâu, người đó trở thành nông cạn. Con người phương Tây giầu có khi liên quan tới đồ vật, nhưng rất nghèo khi liên quan tới linh hồn - nghèo bên trong, giầu bên ngoài.
Đây là trạng thái vấn đề ngay bây giờ.
Và giữa hai điều này có một vài nghệ sĩ, người có cái gì đó của cả hai chiều. Nhưng ngay cả nghệ sĩ cũng không được thoả mãn, bởi vì người đó là cái gì đó của cả hai nhưng người đó không là người khoa học mà cũng không là người tôn giáo - chỉ có một vài thoáng nhìn về cả hai thế giới. Người đó vẫn còn trong một loại tình trạng lấp lửng; người đó không bao giờ lắng đọng, người đó vẫn còn là kẻ lang thang. Người đó di chuyển như con thoi giữa hai thế giới này. Người đó không đóng góp mấy: bởi vì người đó không là người khoa học, người đó không thể đóng góp về mặt khoa học và người đó không là tôn giáo nên ông ta không thể đóng góp về tôn giáo. Nhiều nhất nghệ thuật của người đó vẫn còn là thứ trang trí; nhiều nhất nó có thể làm cho cuộc sống đẹp hơn tí chút, thoải mái, thuận tiện hơn tí chút. Nhưng điều đó cũng không mấy.
Tôi đề nghị cách thứ tư. Con người thực sự sẽ là tất cả ba chiều đồng thời: người đó sẽ là người khoa học, nghệ sĩ và tôn giáo. Và tôi gọi người thứ tư này là con người tâm linh. Đó là chỗ tôi khác với Albert Einstein và Phật Gautam và Picasso - khác tất cả họ. Bạn phải nhớ khác biệt của tôi.
Phật là một chiều - cực kì đẹp! Chừng nào còn có liên quan tới thế giới bên trong riêng của ông ấy, ông ấy là thầy vĩ đại nhất, thầy của bên trong, không thể vượt hơn, nhưng ông ấy vẫn còn là một chiều. Ông ấy đạt tới an bình, im lặng, phúc lạc mênh mông, nhưng ông ấy không đóng góp gì cho thế giới theo bất kì cách thức khách quan nào.
Albert Einstein đóng góp cho thế giới theo một cách rất khách quan, nhưng không thể nào đóng góp được điều gì về bên trong - do đó đóng góp của ông ấy trở thành tai hoạ. Ông ấy đã đau khổ cả đời bởi vì ông ấy là người đã đề nghị nên chế tạo bom nguyên tử. Ông ấy đã viết lá thư cho tổng thống Mĩ: “Bây giờ đã đến lúc - chừng nào bom nguyên tử còn chưa được chế tạo thì chiến tranh còn có thể tiếp diễn trong nhiều năm và sẽ rất huỷ diệt. Chỉ bằng việc chế ra bom nguyên tử, chính đe doạ của nó, sẽ chấm dứt chiến tranh.”
Nhưng một khi sức mạnh - bất kì loại sức mạnh nào - rơi vào tay của các chính khách, bạn không thể nào kiểm soát được họ, bạn không thể ngăn cản họ khỏi việc dùng nó. Chính khách là loại người ngu xuẩn nhất - con tườu, điên vì quyền lực.
Một khi bom nguyên tử nằm trong tay các chính khách Mĩ thì nó phải được thả xuống đâu đó. Hiroshima, Nagasaki, nhất định xảy ra. Và khi chúng xảy ra, đó là vết thương, vết thương lớn, cho Albert Einstein. Ông ấy hối hận trong cả đời.
Trong những khoảnh khắc cuối cùng, khi ai đó hỏi ông ấy, “Ông có muốn lại trở thành nhà khoa học lần nữa nếu Thượng đế cho ông cơ hội được sinh vào thế giới này lần nữa không?”
Ông ấy nói, “Không, chắc chắn là không, tuyệt đối không! Tôi thà làm thợ đường ống nước còn hơn làm nhà vật lí, nhà khoa học. Thế là đủ rồi! Tôi đã không là phúc lành cho thế giới này, tôi đã là tai hoạ.”
Ông ấy chắc chắn làm giầu cho thế giới bên ngoài, nhưng không trưởng thành bên trong, tăng trưởng bên ngoài tạo ra thiên lệch. Bạn sở hữu nhiều thứ, nhưng bạn không sở hữu bản thân mình. Bạn có tất cả những cái có thể làm bạn hạnh phúc nhưng bạn không hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc không thể được đưa tới từ sở hữu của bạn. Hạnh phúc là sự giầu có bên trong; nó là thức tỉnh của năng lượng riêng của bạn. Nó là thức tỉnh của linh hồn bạn.
Phật đã đóng góp vô cùng cho chiều hướng chủ quan. Ông ấy là thầy xuất sắc. Bất kì điều gì ông ấy nói đều tuyệt đối đúng, nhưng nó là một chiều - đừng bao giờ quên điều đó.
Nỗ lực của tôi ở đây là để tạo ra cách thức thứ tư: con người gắn tất cả ba chiều của cuộc sống trong bản thân người đó, người trở thành ba ngôi, trimurti, người có tất cả ba khuôn mặt của Thượng đế cho mình. Người có nhiều tâm trí logic như khoa học cần tới và người cũng mang tính thi ca như thẩm mĩ cần tới, và người cũng có tính thiền và quan sát như chư phật đề nghị.
Con người thứ tư là niềm hi vọng của thế giới này. Con đường thứ tư là khả năng duy nhất nếu con người sống còn. Nếu con người vẫn còn tồn tại trên trái đất này, chúng ta phải tìm ra cách tổng hợp vĩ đại giữa ba chiều này. Và nếu tất cả ba chiều này được đáp ứng, hội nhập, tan chảy thành một, tất nhiên tổng hợp đó là con đường thứ tư.
Tôi đang nói về Phật, về Mahavira, về Jesus, về Patanjali, về Lão Tử, và nhiều người nữa. Nhưng bao giờ cũng nhớ rằng tất cả những người này đều là một chiều. Tôi muốn làm giầu có thêm cuộc sống của bạn qua những giáo huấn của họ, nhưng tôi không chấm dứt với họ. Tôi muốn bạn đi sâu hơn chút nữa vào các chiều khác nữa.
Do đó công xã mới, đang sắp sửa là nơi hội ngộ của Đông và Tây, của chủ quan và khách quan. Trong công xã mới chúng ta sẽ có các nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà thơ, hoạ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, thiền nhân, nhà yoga, nhà huyền môn - mọi loại người rót năng lượng của họ vào trong một con sông vĩ đại. Và đó là cách thức tôi muốn toàn thể thế giới là như vậy.
Phật được tổ hợp vào trong đó, đó là lí do tại sao tôi nói về ông ấy. Và, tất nhiên, chiều hướng thứ ba, tôn giáo, là một trong những chiều hướng quan trọng nhất, chiều hướng quan trọng nhất. Không có nó mọi thứ đều thành vô hồn.
Lời kinh hôm nay:
Người ngu không để ý.
Nhưng người chủ canh quan sát của mình.
Đấy là kho báu quí giá nhất của người đó.
Phật gọi một người là ngu xuẩn, không phải bởi vì người đó dốt nát, không phải bởi vì người đó không hiểu biết. Theo Phật, một người là ngu xuẩn nếu người đó vô ý thức, nếu người đó hành xử một cách vô ý thức, nếu người đó sống trong giấc ngủ, nếu người đó là người mộng du. Nếu người đó cứ hành xử mà không lưu tâm, thế thì người đó là ngu xuẩn. Từ này có ý nghĩa đặc biệt, nhớ lấy: vô ý thức, không nhận biết, không lưu tâm - đó là định nghĩa của Phật về người ngu xuẩn.
Người đó đi trong cuộc đời như bèo dạt, cuốn theo chiều gió. Người đó không biết mình là ai, người đó không biết mình tới đâu, người đó không biết mình đang đi đâu. Người đó tình cờ; người đó đơn giản sống các kiếp sống một cách tình cờ. Người đó không có ý thức, không chủ tâm tìm kiếm bản thể, chân lí, thực tại. Người đó đi theo đám đông; người đó vẫn còn là một phần của tâm lí đám đông. Người đó không phải là một cá nhân. Người đó không có thông minh đích thực riêng của mình; người đó đơn giản theo người khác. Bố mẹ nói điều gì đó, thầy giáo, tu sĩ, chính khách nói điều gì đó, và người đó cứ tuân theo đủ mọi loại lời khuyên. Người đó không có ý tưởng tại sao người đó ở đây, để làm gì, và người đó làm gì, và tại sao. Người đó chưa bao giờ nêu ra những câu hỏi như vậy.
Những câu hỏi này là rất không thoải mái với người đó. Chúng tạo ra lo âu trong người đó; người đó tránh né những câu hỏi này. Người đó đơn giản tin vào câu trả lời đã được trao cho người đó; người đó không bao giờ hoài nghi những câu trả lời này. Không phải là người đó đã đạt tới tin cậy - không, người đó không có tin cậy nào - nhưng người đó đơn giản kìm nén hoài nghi của mình bởi vì hoài nghi tạo ra không thoải mái.
Người đó vẫn còn là người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo. Người đó chưa bao giờ truy tìm và người đó không bao giờ dám mạo hiểm bất kì cái gì cho việc truy tìm. Người đó chưa bao giờ đi vào thám hiểm. Người đó không phải là kẻ phiêu lưu, cuộc sống của người đó không phải là cuộc phiêu lưu. Người đó bị mắc kẹt, người đó im lìm, trì trệ. Bạn không thể tách người đó ra khỏi đám đông của người đó; người đó giống như con cừu. Phật gọi người đó là người ngu xuẩn.
Người ngu xuẩn có thể rất thông thái - thực ra gần như người đó bao giờ cũng là như vậy. Người đó có thể là bác học, học giả, giáo sư lớn - đó là cách người đó che giấu cái ngu xuẩn của mình. Bằng việc thu thập tri thức ở chu vi, người đó che giấu cái dốt nát tồn tại ở trung tâm.
Có hai kiểu người: một kiểu là người rất thông thái - thông thái, nhưng họ không biết gì. Họ có một loại tri thức dốt nát. Và có loại khác nữa: những người không phải là người thông thái - nhưng họ biết. Họ có một loại dốt nát biết.
Khi Phật dùng từ ‘ngu xuẩn’, ông ấy không nói về loại người thứ hai này - bởi vì bản thân Phật không phải là người thông thái lắm, mà cả Jesus, cả Mohammed cũng vậy. Họ đều là những người hồn nhiên, những người đơn giản, nhưng tính đơn giản của họ, cái hồn nhiên của họ, phẩm chất ngây thơ của họ lại đến mức là họ đã có khả năng thấm vào cốt lõi bên trong nhất của bản thể của họ. Họ đã có thể biết tới chân lí của họ; họ có khả năng đạt tới chính cốt lõi của sự tồn tại của họ. Họ biết, nhưng họ không thông thái. Việc biết của họ không phải là qua kinh sách. Việc biết của họ đã xảy ra qua quan sát. Nhớ tới cội nguồn: việc biết thực tới qua thiền, nhận biết, ý thức, lưu tâm, quan sát, chứng kiến. Và tri thức không thực tới qua kinh sách. Bạn có thể học tri thức không thực, rất dễ dàng và bạn có thể khoe khoang về nó, nhưng bạn sẽ vẫn còn là kẻ ngu xuẩn - kẻ ngu xuẩn có học, nhưng kẻ ngu xuẩn tất cả như nhau.
Nếu bạn thực sự muốn biết thì bạn sẽ phải vứt bỏ tất cả tri thức của bạn, bạn sẽ phải dỡ bỏ nó. Bạn sẽ phải trở thành dốt nát lần nữa, giống như trẻ nhỏ, với đôi mắt ngạc nhiên, với sự tỉnh táo. Bạn sẽ có khả năng biết không chỉ bản thể riêng của bạn mà còn cả bản thể tồn tại trong thế giới... bản thể tồn tại trong cây cối và chim chóc và con vật và tảng đá và các vì sao. Nếu bạn có khả năng biết tới bản thân mình, bạn sẽ có khả năng biết tới tất cả những cái đang đấy.
Thượng đế là tên khác cho tất cả những cái đang đấy.
Người ngu không để ý. Với từ “không để ý”, Phật ngụ ý người đó hành xử một cách vô ý thức. Người đó không biết mình đang làm gì. Người đó đơn giản cứ làm mọi việc bởi vì người đó không thể nào còn nhàn rỗi được; người đó muốn thường xuyên bận bịu. Người đó không thể còn một mình được; người đó muốn thường xuyên có bầu bạn. Người đó không thể vẫn còn không dính líu cho dù chỉ một khoảnh khắc, bởi vì bất kì khi nào người đó không tham dự, không bận bịu, một mình, người đó bắt đầu đối diện với bản thân mình - và người đó rất sợ điều đó.
Người đó không muốn đi vào trong vực thẳm của bản thể riêng của mình. Tất cả những điều mà người đó biết, đều vô nghĩa ở đó. Tất cả những điều người đó biết, người đó không thể đem vào đó được. Tất cả tri thức của người đó, tất cả tính hiệu quả của người đó, tất cả kinh sách của người đó, tất cả lí thuyết của người đó, đều hoàn toàn vô tích sự trong thế giới bên trong này. Người đó níu bám vào bên ngoài bởi vì ở đó, người đó là ai đó. Trong thế giới bên trong, người đó là không ai.
Quan sát mọi người mà xem! Thực ra đấy là giải trí lớn nhất: đứng bên đường và chỉ quan sát mọi người. Họ đang làm gì? Tại sao họ làm điều đó? Và thế rồi quan sát bản thân bạn - bạn đang làm gì vậy? và tại sao?
Một người tới đón một phụ nữ trẻ trong sảnh khách sạn và đi lên phòng cô ấy cùng cô ấy. Họ cả hai đều cởi quần áo, nhưng thế rồi cô gái nói, “Trước hết đuổi em đã! Em muốn được bốc lửa, kích động!”
Anh chàng đuổi cô gái trong hai giờ, nhưng không thể nào bắt được cô ấy và bỏ đi trong phẫn nộ.
Đêm hôm sau, người đó thấy cô ấy đón một nạn nhân khác trong cùng sảnh và người đó lén nấp ở thang thoát hiểm để quan sát sự thất bại của gã khờ mới qua cửa sổ. Khi người đó quan sát thấy những đôi chân trần nhoáng lên dưới bóng cửa sổ kéo một phần, người đó nói to với mình, “A, người anh em, lấy tải của cái đó!”
“Anh đã nói điều đó!” một giọng đàn ông thốt ra cạnh tai người đó, “nhưng anh nên thấy thằng chó đẻ đã ở đây đêm hôm qua!”
Quan sát mọi người - họ đang làm gì? Săn cái bóng, săn đuổi mọi thứ mà họ không cần, cố gắng làm nỗ lực lớn để đạt tới cái gì đó, mà một khi đạt tới rồi họ sẽ không biết phải làm gì. Đấy là cách mọi người đang theo đuổi tiền bạc, theo đuổi quyền lực chính trị. Một khi bạn có nó, bạn không biết phải làm gì với nó.
Một phụ nữ nói với một phụ nữ khác, “Chị có lo nghĩ về chồng mình không? Anh ấy cứ liên tục đi săn đuổi đàn bà, bất kì đàn bà nào - mà chị biết điều đó!”
Và người phụ nữ kia cười phá lên. Cô ấy nói, “Không có gì phải lo nghĩ cả: việc săn đàn bà của anh ấy giống như chó săn xe thôi.”
Người kia nói, “Tôi không hiểu. Chị ngụ ý gì, chó săn xe là sao?”
Chị này nói, ‘Vâng, chó săn xe - một khi chúng bắt được một xe, chúng không biết phải làm gì với xe cả, và đó là cách thức của chồng tôi. Anh ấy sẽ săn đàn bà, anh ấy sẽ bắt lấy cô ấy. Thế rồi anh ấy không biết phải làm gì với cô ấy. Tôi biết anh ấy! Đó là lí do tại sao tôi không lo nghĩ.”
Đây là tình huống ấy. Ai đó muốn rất nổi tiếng, và người đó sẽ phí toàn thể cuộc đời mình trong việc trở thành nổi tiếng và thế rồi người đó sẽ không biết phải làm gì với nó. Thực ra, một khi bạn trở thành rất nổi tiếng, bạn muốn trở thành không nổi tiếng lần nữa, bởi vì nó thành nặng nề đến thế. Bạn không thể thảnh thơi được. Bạn không thể đi bất kì đâu mà không bị đám đông theo dõi. Bạn không có tính riêng tư nào nữa, bạn không thể sống bất kì cuộc sống cá nhân nào. Mọi người đều nhìn, quan sát, điều tra cuộc sống của bạn. Bạn không thể cười, bạn không thể nói dễ dàng... mọi thứ trở thành khó khăn.
Mới vài ngày trước đây, Jimmy Carter đã nói rằng nếu Kennedy chống lại ông ta trong cuộc bầu cử tổng thống thì ông ấy sẽ “quất roi vào đít ông ta.” Bây giờ ông ấy bị kết án trên khắp thế giới vì dùng từ đó. Bạn thậm chí không thể dùng một từ hồn nhiên. Bây giờ ông ta phải cảm thấy rất hối hận về điều mình đã làm. Ông ấy đã phạm phải một tội.
Bạn không có cuộc sống riêng tư khi bạn nổi tiếng - khi bạn là tổng thống của một nước, người được giải Nobel, bạn là một vật công cộng. Bạn bao giờ cũng trong trưng bầy, trong tủ bầy hàng; bạn bao giờ cũng phải giữ gìn diện bảnh. Bạn không thể làm một cử chỉ đơn giản trong tự do.
Mọi người có tiền... và thế thì họ không biết phải làm gì với nó.
Con người ngẫu nhiên là ngu xuẩn. Người trí huệ di chuyển một cách có chủ ý, đi từng bước có ý thức. Cuộc sống người đó là cuộc truy tìm thường xuyên về chân lí. Người đó không đi lạc lối. Người đó vẫn còn tỉnh táo trong mỗi một hành động của mình - không phải bởi vì người khác. Người đó vẫn còn tỉnh táo chỉ bởi vì chính việc tỉnh táo mà người ấy trở thành được tích hợp, người đó sẽ trở thành được kết tinh.
Người ngu không để ý. Người trí huệ chăm nom - người đó chăm nom về bản thân mình, người đó chăm nom về cuộc sống mình, người đó chăm nom về những người khác nữa. Người đó chăm nom mọi thứ, bởi vì người đó đánh giá cao cuộc sống của mình. Người đó biết rằng cuộc sống là rất quí giá, rằng nó là cơ hội Thượng đế trao cho để trưởng thành, rằng nó phải không bị mất đi trong một loại say sưa nào đó.
Một gái mãi dâm đã cải tà, gia nhập đội quân cứu tế và đang đưa ra bằng chứng tại một góc phố. “Tôi đã quen nằm trong vòng tay của các đàn ông,” cô ấy thú nhận, “đàn ông da trắng, đàn ông da đen, đàn ông Trung quốc. Nhưng nay, tôi nằm trong vòng tay của Jesus.”
“Phải đấy, cô em,” một kẻ say kêu lên từ hàng cuối, “đéo hết tất cả chúng nó!”
Quan sát mọi người và quan sát bản thân mình, và bạn sẽ ngạc nhiên làm sao chúng ta vô ý thức thế, chúng ta say sưa thế. Sơ suất làm sao! Chúng ta không lắng nghe điều được nói, chúng ta không thấy điều ta thấy. Mắt ta bị mây phủ, tâm trí chúng ta bị lẫn lộn, bản thể chúng ta không sáng tỏ. Chúng ta không cảm nhận, chúng ta không nhạy cảm.
Chúng ta cứ thốt ra những điều chúng ta không ngụ ý, và thế rồi chúng ta đau khổ về chúng. Chúng ta cứ nói những điều mà chúng ta không bao giờ muốn nói. Chúng ta cứ làm mọi thứ - thậm chí trong khi đang làm chúng, chúng ta biết rằng mình không muốn làm những điều này, dầu vậy chúng ta vẫn cứ làm chúng. Một lực vô thức nào đó cứ lái chúng ta đi. Đôi khi thậm chí chúng ta quyết định không làm việc nào đó, không nói điều gì đó - dầu vậy chúng ta lại cứ làm điều đó, cho dù ngược với quyết định riêng của chúng ta. Chúng ta không có bất kì quyết tâm nào, chúng ta không có bất kì ý chí kiên quyết nào, chúng ta không có bất kì ý chí nào.
Cô ấy biết rằng đây là những giờ phút cuối của mình trên trái đất này, cho nên cô ấy gọi chồng tới bên mình và trong giọng ngập ngừng, nói với anh ta yêu cầu cuối của mình.
“Em biết,” cô ấy nói, “rằng anh và mẹ chưa bao giờ hoà thuận với nhau. Nhưng xin anh một ân huệ đặc biệt cho em, anh đi cùng xe với mẹ đến nghĩa trang được không?”
“Cũng được,” anh chồng bất hạnh đáp. “Nhưng điều đó sẽ phá hỏng cả ngày của tôi.”
Đây không thực là chuyện đùa đâu - điều này xảy ra hàng ngày. Bạn nói những điều mà bạn phải biết là không nên nói. Nhưng bạn chỉ biết điều đó về sau, khi cái hại đã được làm. Điều vô ý thức thốt ra.
Bây giờ, anh chàng này có thể khóc lóc và nói với vợ mình, “Không có em, anh không thể nào sống nổi. Anh bao giờ cũng thấy trống rỗng khi thiếu em, một phần linh hồn anh sẽ chết với em...” và những điều như thế. Nhưng bây giờ, trong khoảnh khắc này, người đó đã quên tất.
Người ngu không để ý. Nhưng người chủ canh việc quan sát của mình. Đấy là kho báu quí giá nhất của người đó. Người ngu xuẩn vẫn còn là nô lệ - nô lệ của bản năng, nô lệ của ham muốn vô ý thức, nô lệ của ý tưởng chợt nảy ra, nô lệ của xã hội trong đó người đó được sinh ra, nô lệ của thời thượng - nô lệ của bất kì cái gì xảy ra xung quanh người đó. Người đó đơn giản nhặt nó lên. Nếu hàng xóm mua chiếc xe mới, người đó phải mua chiếc xe mới. Người đó không cần nó. Nếu hàng xóm mua ngôi nhà mới trên núi, người đó phải mua ngôi nhà mới. Có thể là khó khăn và vất vả xoay xở tiền. Người đó có thể phải đi vay mượn, người đó có thể phải mất nhiều năm để trả nợ, nhưng người đó phải mua nó. Bản ngã người đó bị tổn thương. Mọi người đang sống theo cách bắt chước, rất sơ suất.
Trong những người Eskimo có một truyền thống, một truyền thống rất hay, rằng mỗi năm, ngày đầu tiên của năm, mọi gia đình đều tìm trong nhà xem cái gì là không cần thiết và cái gì là cần thiết - họ sắp xếp mọi thứ. Và chỉ cái gì tuyệt đối cần mới được giữ lại; tất cả những cái không cần đều được đem đi làm quà tặng cho mọi người.
Và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng nhà của người Eskimo là nhà sạch nhất trên thế giới, có sự thuần khiết về nó - không rác rưởi, không cái gì tích luỹ lại. Rộng rãi - nhỏ nhưng rộng rãi; chỉ những cái gì cần thiết, tuyệt đối cần thiết...
Nghĩ về tất cả những thứ mà bạn cứ tích trữ lại: chúng có thực sự cần thiết không? Bạn có thực sự cần chúng không? Hay đấy chỉ bởi vì mọi người tích trữ mà bạn cũng trở nên tích trữ?
Người quan sát trở thành người chủ cuộc sống mình. Người đó sống cuộc sống tương ứng theo ánh sáng của mình, không theo cuộc sống của người khác. Người đó sống nó theo nhu cầu riêng của mình. Và nhớ lấy, nhu cầu của bạn là không nhiều. Nếu bạn trí huệ, quan sát, bạn sẽ có cuộc sống rất rất mãn nguyện, và rất đơn giản, và với những điều nhỏ bé.
Nhưng nếu bạn bắt chước, thế thì cuộc sống của bạn sẽ trở thành rất phức tạp, phức tạp không cần thiết. Và tôi không định cho bạn những chỉ dẫn đặc biệt về bạn phải có gì và phải không có gì. Tôi đơn giản nói cứ quan sát... bất kì cái gì cần thiết cho bạn, có nó đi; và bất kì cái gì không cần thiết cho bạn, quên nó đi. Đây là cách thức của sannyasin.
Tôi không ủng hộ từ bỏ mọi thứ, nhưng tôi chắc chắn ủng hộ việc vứt rác không cần thiết. Và cũng không chỉ là bạn thu thập những thứ không cần thiết thôi đâu - bạn ham muốn cả những thứ không cần thiết, và bạn chưa bao giờ thiền liệu những thứ này có thực sự cần thiết không. Chúng liệu có ích theo bất kì cách nào không? Chúng có làm cho bạn hạnh phúc hơn không, phúc lạc hơn không?
Trước khi bạn bắt đầu ham muốn một thứ, nghĩ về nó ba lần... và bạn sẽ ngạc nhiên. Trong một trăm ham muốn của bạn, chín mươi chín điều là tuyệt đối vô dụng. Chúng đơn giản giữ cho bạn bận bịu; đó là chức năng duy nhất của chúng. Chúng giữ cho bạn xa khỏi bản thân bạn; đó là tiện dụng duy nhất của chúng. Chúng không cho phép bạn có thời gian, không gian để ở với bản thân mình. Chúng là nguy hiểm. Chính bởi những điều không cần thiết này mà bạn sẽ làm phí hoài cả cuộc đời mình, và bạn sẽ chết đi trong phá sản.
...người chủ canh việc quan sát của mình.
Tôi đã nghe:
Chồng và vợ đang bị xô đẩy tới điên khùng bởi sự hiện diện thường xuyên của người anh vợ, người tới nghỉ cuối tuần nhưng cứ ở lì lại sáu tháng nữa. Họ quyết định rằng người vợ sẽ nấu gà, còn người chồng sẽ giả vờ món này bị quá nhừ. Họ sẽ gây chuyện với ông anh vợ. Nếu người đó nói món gà ngon, anh chồng sẽ tống người đó đi; nếu người đó nói món gà tồi, chị vợ sẽ tống người đó đi. Sự việc không thể hỏng được!
Khung cảnh được dàn dựng như dự tính, với rất nhiều quát tháo và buộc tội giả vờ, trong khi ông anh vợ vẫn im lặng ăn lậu thức ăn. Bỗng nhiên chồng và vợ dừng quát tháo và quay sang người đó.
“Harry,” anh chồng nói, “anh nghĩ gì?”
“Tôi á?” Harry nói, cắn một miếng chân gà. “Tôi nghĩ tôi định ở lại thêm ba tháng nữa.”
Phải là người rất quan sát. Phải là người rất để ý, tỉnh táo. Người đó không bị mắc bẫy. Cái bẫy này chắc chắn rất tinh vi. Trừ phi người đó rất tỉnh táo, bằng không, chắc chắn là bị mắc bẫy. Người đó không đưa ra ý kiến nào. Người đó đơn giản chỉ phát biểu một sự kiện, rằng “tôi định ở lại thêm ba tháng nữa.”
Sống có quan sát và bạn sẽ không bị mắc bẫy. Sống một cách vô ý thức và trên mỗi bước, bạn đều bị mắc bẫy; cuộc sống của bạn trở thành ngày càng bị cầm tù. Và không ai chịu trách nhiệm trừ bạn.
Nhưng người chủ canh việc quan sát của mình. Đấy là kho báu quí giá nhất của người đó. Bất kì điều gì người đó làm, người đó đều làm với nhận biết toàn bộ. Bất kì điều gì bạn làm, bạn làm gần như máy móc. Bạn sẽ phải giải tự động hoá cho bản thân bạn. Đó là điều thiền tất cả là gì: quá trình giải tự động hoá.
Bạn đã trở thành máy tự động. Bạn cứ lái xe, hút thuốc, nói chuyện với bạn bè, và nghĩ cả nghìn lẻ một thứ bên trong. Phần lớn những điều ngẫu nhiên xảy ra bởi điều này. Nhiều người chết hàng năm trong ô tô, tầu hoả, máy bay và những tai nạn tương tự hơn là chết trong chiến tranh. Aldolf Hitler có thể không giết nhiều người như người đã bị chết hàng năm bởi hành vi máy móc của con người trên khắp trái đất.
Nhưng bạn có thể làm được gì? Đó là toàn thể cách sống của bạn, đó là cách bạn sống. Bạn ăn - bạn đơn giản cứ tọng các thứ vào, bạn không chú ý bạn đang ăn gì. Bạn làm tình với vợ bạn hay chồng bạn - bạn thậm chí không thấy khuôn mặt của người đàn bà. Bạn đã trở nên rất không nhạy cảm; bạn chỉ cứ đi qua những cử chỉ trống rỗng, không ý nghĩa gì. Chúng không thể có bất kì ý nghĩa gì chừng nào bạn chưa tỉnh táo tràn đầy.
Chính ánh sáng của nhận biết làm cho mọi thứ thành quí giá, phi thường. Thế thì những thứ nhỏ bé không còn nhỏ bé nữa. Khi một người với tỉnh táo, nhạy cảm, tình yêu, chạm vào một viên sỏi thường trên bãi biển, viên sỏi đó trở thành viên kim cương kohinoor. Còn nếu bạn chạm vào viên kohinoor trong trạng thái vô ý thức của mình, nó chỉ là viên sỏi bình thường - thậm chí không được như thế. Cuộc sống của bạn sẽ có nhiều chiều sâu và nhiều ý nghĩa khi bạn có nhận biết.
Bây giờ mọi người trên khắp thế giới đang hỏi, “Ý nghĩa của cuộc sống là gì?” Tất nhiên ý nghĩa này bị mất rồi, bởi vì bạn đã mất con đường tìm nghĩa - và con đường là nhận biết. Đấy là kho báu quí giá nhất của người đó.
Người đó không bao giờ nhượng bộ ham muốn.
Phật ngụ ý gì bởi từ “ham muốn”? Ham muốn nghĩa là toàn thể tâm trí của bạn. Ham muốn nghĩa là không ở đây và bây giờ. Ham muốn nghĩa là đi đâu đó trong tương lai mà còn chưa có. Ham muốn nghĩa là cả nghìn lẻ một cách thoát li khỏi hiện tại. Ham muốn tương đương với tâm trí. Theo thuật ngữ của Phật, ham muốn là tâm trí.
Và ham muốn cũng là thời gian nữa. Khi tôi nói ham muốn cũng là thời gian nữa, tôi không ngụ ý thời gian đồng hồ, tôi ngụ ý thời gian tâm lí. Bạn tạo ra tương lai trong tâm trí mình thế nào? - bằng việc ham muốn. Bạn muốn làm điều gì đó ngày mai, bạn đã tạo ra ngày mai; bằng không ngày mai chưa có ở đâu cả, và bởi vì bạn muốn làm điều gì đó ngày mai, nên bạn đã tạo ra ngày mai tâm lí.
Và mọi người đều đang tạo ra năm sau, kiếp sau. Họ thậm chí còn nghĩ về phải làm gì sau kiếp này, sau cái chết. Họ còn thậm chí chuẩn bị cho điều đó! Và những người này được coi là tôn giáo; họ không tôn giáo chút nào. Ham muốn đưa họ đi xa khỏi bây giờ-ở đây, và bây giờ-ở đây mới là thực tại duy nhất.
Do đó Phật nói: Người đó không bao giờ nhượng bộ ham muốn. Người đó không bao giờ đi vào trong tương lai, người đó sống trong hiện tại. Sống trong tương lai là sống cuộc sống giả tạo, cuộc sống giả.
Một nữ nghệ sĩ thời thượng từ chối một thanh niên cầu xin ân huệ của cô ấy, với cái cớ rằng người đó là người Do Thái, và cười vào đề nghị của người đó với giá một trăm nghìn franc. Cô ấy bảo anh chàng rằng để chỉ ra cho anh ta thấy mình nhỏ bé thế nào, cô ấy chiếu cố số tiền của người đó và người đó có thể làm tình với cô ấy trong thời gian một trăm nghìn franc đó cháy.
Người đó quay lại vào ngày hôm sau với số tiền đó, đặt mười tờ bạc thành một hàng với các tờ bạc chờm lên nhau, đốt tờ thứ nhất rồi nhảy lên giường với cô ấy. Khi tờ bạc cuối cùng đã cháy hết, cô ta đẩy người đó ra khỏi mình.
“Được rồi, anh đã có em,” người đó nói một cách chiến thắng.
“Vâng,” cô ta mỉm cười, “và một trăm nghìn franc này cháy thành tro.”
“Thì có vấn đề gì đâu?” người đó nói, châm điếu thuốc, “Chúng là tiền giả mà.”
Người sống trong tương lai, sống cuộc đời giả. Người đó không thực sự sống, người đó chỉ giả vờ sống. Người đó hi vọng sống, người đó ham muốn sống, nhưng người đó chưa bao giờ sống. Và ngày mai không bao giờ tới, bao giờ cũng chỉ là hôm nay thôi. Và bất kì cái gì tới bao giờ cũng là bây giờ và ở đây, và người đó không biết cách sống bây giờ-ở đây; người đó chỉ biết cách thoát khỏi bây giờ-ở đây. Cách để trốn thoát đó được gọi là “ham muốn”, tanha - đó là từ của Phật cho việc trốn thoát khỏi hiện tại, từ cái thực vào cái không thực.
Người ham muốn là kẻ trốn chạy.
Bây giờ, điều này rất lạ, rằng thiền nhân bị coi là kẻ trốn chạy. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Duy nhất thiền nhân không phải là kẻ trốn chạy - mọi người khác đều trốn chạy. Thiền nghĩa là thoát khỏi ham muốn, thoát khỏi ý nghĩ, thoát khỏi tâm trí. Thiền nghĩa là thảnh thơi trong khoảnh khắc này, trong hiện tại. Thiền là điều duy nhất trên thế giới này mà không phải là người trốn chạy, mặc dầu nó bị coi là thứ trốn chạy nhất. Những người kết án thiền, bao giờ cũng kết án nó với luận cứ rằng nó là trốn tránh, trốn tránh khỏi cuộc sống. Họ đơn giản nói những điều vô nghĩa; họ không hiểu điều họ đang nói.
Thiền không phải là trốn chạy khỏi cuộc sống: nó là trốn vào cuộc sống. Tâm trí đang trốn thoát khỏi cuộc sống, ham muốn đang trốn thoát khỏi cuộc sống.
Người đó không bao giờ nhượng bộ ham muốn. Người đó thiền.
Người đó đem bản thân mình vào lại trong hiện tại. Lặp đi lặp lại tâm trí bắt đầu vận hành và người đó đem nó trở lại hiện tại. Dần dần, dần dần nó bắt đầu xảy ra: cửa sổ mở ra và lần đầu tiên bạn thấy bầu trời như nó vậy. Và lần đầu tiên bạn cảm thấy gió và mưa và mặt trời, trong tính trực tiếp của chúng, bởi vì bạn trở nên có tính thiền. Bạn bắt đầu chạm tới cuộc sống. Thế thì cuộc sống không còn là một từ nữa mà là hiện thực sờ nắm được; thế thì tình yêu không còn là một từ nữa mà là năng lượng tràn ngập. Thế thì phúc lành không còn chỉ là ham muốn, hi vọng - bạn cảm thấy nó, bạn có nó, bạn là nó.
Người đó thiền... Phật không ủng hộ cho cầu nguyện, ông ấy ủng hộ cho thiền, bởi vì cầu nguyện một cách nào đó lại là một loại ham muốn. Khi bạn cầu nguyện, bạn ham muốn. Cầu nguyện bao giờ cũng về tương lai; cầu nguyện nghĩa bạn đang đòi hỏi cái gì đó. Bạn có thể không đòi hỏi tiền bạc, bạn có thể đòi hỏi chính bản thân Thượng đế, nhưng điều đó là một thôi. Đòi hỏi, và bạn đã đi xa. Thiền là trạng thái không đòi hỏi, không đặt câu hỏi, không suy nghĩ. Cầu nguyện vẫn là một phần của suy nghĩ - một suy nghĩ đẹp, nhưng suy nghĩ là suy nghĩ; một nhà tù đẹp, nhưng nhà tù vẫn là nhà tù thôi.
Và tâm trí cầu nguyện là tham lam, và tâm trí cầu nguyện không trải qua biến đổi. Nó vẫn còn là cùng tâm trí đó. Và lời cầu nguyện được sinh ra từ cùng một tâm trí; nó không thể có phẩm chất rất khác biệt. Làm sao bạn có thể cầu nguyện điều gì đó mà khác với bạn được? - nó sẽ là lời cầu nguyện của bạn. Nó sẽ phản ánh tâm trí bạn, nó sẽ đi ra từ tâm trí bạn, nó sẽ mọc ra từ tâm trí bạn. Làm sao nó có thể đưa bạn vượt ra ngoài tâm trí được? Cầu nguyện không thể đưa bạn vượt ra ngoài tâm trí được. Chỉ thiền có thể đưa bạn vượt ra ngoài tâm trí.
Thiền là trạng thái của vô trí. Lời cầu nguyện là trạng thái của tâm trí tôn giáo, nhưng tâm trí có đó. Và khi nó vẫn còn là cái vỏ ngoài tôn giáo đẹp đẽ bao quanh nó, nó thậm chí trở thành nguy hiểm hơn.
Một cậu nhỏ đi cắm trại lạc xa khỏi gia đình, và bỗng nhiên nhận ra rằng mình bị lạc và màn đêm đang buông xuống. Trở nên hoảng hốt sau khi lang thang vô mục đích một lúc, và gào thét gọi bố mẹ mà không nhận được câu trả lời nào, cậu bé quì xuống và cầu nguyện với hai tay giơ lên trời. “Lạy trời,” cậu bé nói, “xin giúp con tìm lại bố mẹ và con sẽ không đánh đứa em gái nhỏ của con nữa, con xin lấy danh dự mà thề không đánh nữa!”
Khi cậu đang quì cầu nguyện, một con chim bay qua và ỉa một bãi cứt vào bàn tay để mở của cậu. Cậu nhỏ xem xét nó và ngước mắt lên trời.
“Ôi xin trời,” cậu cầu xin, “đừng cho con cái cứt ấy. Con thực sự bị lạc!”
Lời cầu nguyện của bạn là lời cầu nguyện của bạn; nó là một phần của bạn, sự mở rộng của bạn. Nó không thể giúp bạn vượt qua bản thân bạn. Thiền là cách duy nhất để vượt qua bản thân người ta, cách duy nhất để siêu việt lên bản thân người ta.
Và thiền là gì? Nó không có nghĩa là ngẫm nghĩ về cái gì đó; từ tiếng Anh meditation là sai. Trong tiếng Anh không có từ thích hợp để dịch từ sammasati của Phật. Nó đã được dịch ra là ngẫm nghĩ, là việc để ý đúng đắn, là nhận biết, là có ý thức, tỉnh táo, quan sát, chứng kiến - nhưng không thực sự có riêng một từ mang phẩn chất của sammasati.
Sammasati có nghĩa là: tâm thức hiện hữu, nhưng không có nội dung nào. Không có ý nghĩ, không ham muốn, không cái gì khuấy động trong bạn. Bạn không suy tư về Thượng đế hay về những điều lớn lao... tự nhiên và cái đẹp của nó, Kinh Thánh, Koran, Veda và những phát biểu có ý nghĩa mênh mông của chúng. Bạn không suy tư! Bạn không tập trung vào bất kì đối tượng đặc biệt nào. Bạn không tụng mật chú, bởi vì đấy tất cả đều là những điều của tâm trí, đấy tất cả đều là nội dung của tâm trí. Bạn không làm gì cả! Tâm trí hoàn toàn trống rỗng, và bạn đơn giản ở đó trong cái trống rỗng ấy. Một loại hiện diện, hiện diện thuần khiết, không đâu mà đi - thảnh thơi hoàn toàn trong bản thân mình, nghỉ ngơi, ở nhà. Đó là ý nghĩa của thiền của Phật.
Và không người khác nào đạt tới cách diễn đạt đẹp đẽ như vậy về thiền như Phật. Nhiều người đã đạt tới, nhưng không ai đã có tính diễn đạt như vậy, có khả năng truyền đạt được thông điệp này, như Phật. Người đó không bao giờ nhượng bộ ham muốn. Người đó thiền.
Và trong sức mạnh của quyết tâm
Người đó phát hiện ra hạnh phúc thực sự.
Phúc lạc là hạnh phúc thực. Điều bạn gọi là hạnh phúc chỉ là khổ trá hình. Điều bạn gọi là hạnh phúc không là gì ngoài tiêu khiển, giải trí. Nó là tạm thời - nó không thể đúng được. Chân lí phải có một phẩm chất, và phẩm chất đó là tính vĩnh hằng. Nếu cái gì đó là đúng, nó là vĩnh hằng; nếu nó không đúng, nó là nhất thời.
Hạnh phúc thực chỉ được tìm thấy khi tâm trí ngừng vận hành hoàn toàn. Nó không tới từ bên ngoài. Nó trào lên từ bên trong bản thể riêng của bạn, nó bắt đầu tràn ngập bạn. Bạn trở nên chói sáng. Bạn trở thành đài phun phúc lạc.
Người đó vượt qua ham muốn - Và từ chiếc tháp của trí huệ
Người đó nhìn xuống thản nhiên về đám đông buồn..
Từ đỉnh núi
Người đó nhìn xuống những người
Sống gần mặt đất.
Khi ai đó trở thành vị phật - ham muốn bị vượt qua, tâm trí bị vượt qua, thời gian bị vượt qua, bản ngã bị siêu việt lên - người đó không còn là một phần của thế gian này nữa. Người đó vẫn sống trên thế gian, nhưng linh hồn của người đó bay vút lên cao đến mức từ trên đỉnh ánh sáng mặt trời đó của bản thể mình, người đó có thể thấy đám đông buồn bã trong thung lũng tăm tối của cuộc sống, loạng choạng, say sưa, đánh lộn, tham vọng, tham lam, giận dữ, bạo hành... lãng phí cực kì các cơ hội lớn. Từ bi lớn lao nảy sinh trong bản thể người đó. Toàn thể đam mê của người đó chuyển qua thái độ thản nhiên và trở thành từ bi.
Đam mê nghĩa là dùng người khác như phương tiện - và đó là nền tảng của vô đạo đức. Dùng ai đó như phương tiện là hành động vô đạo đức nhất trên thế giới, bởi vì mỗi người đều là một mục đích lên bản thân mình. Dùng người đó như phương tiện tức là khai thác. Và đó là điều chúng ta gọi là yêu: chồng dùng vợ, vợ dùng chồng; con cái dùng bố mẹ, và bố mẹ sau đó dùng con cái họ - đó là điều chúng ta gọi là yêu!
Đấy không phải là yêu. Đấy là chiến lược của tâm trí; nó là chất độc được bọc đường. Yêu này thực sự là trá hình. Đó là lí do tại sao bạn nhìn toàn thể thế giới trong ghê tởm thế. Yêu này là bệnh hoạn. Nó làm ốm yếu toàn thể linh hồn nhân loại bởi vì nó không phải là yêu chút nào. Nó là đam mê, thèm khát, dùng người khác như phương tiện.
Khi bạn bắt đầu thiền, bạn đi tới giai đoạn thứ hai, thản nhiên - yêu biến mất. Bạn đi vào pha trung gian; cũng hệt như bạn sang số xe, và mỗi lần bạn sang số xe, số ban đầu phải được chuyển về số trung gian, cho nên đam mê chuyển qua pha trung gian - nó trở thành không thản nhiên. Yêu biến mất. Với thời kì này, trong khoảng này, người đang hướng tới phật tính trở thành hoàn toàn bình thản, thản nhiên.
Và thế thì giai đoạn thứ ba được đạt tới. Khi người đó đã đạt tới phật tính, người đó đã tìm thấy phúc lạc và đài phun phúc lạc không cạn - aes dhammo sanantano - khi người đó đã tìm thấy nguyên lí của vĩnh hằng, khi người đó đã tìm thấy kho báu không cạn của cuộc sống, người đó bắt đầu tuôn tràn. Yêu quay lại - thực ra, yêu tới lần đầu tiên. Nó là từ bi. Bây giờ người đó mưa rào từ bi của mình trên từng người và mọi người; bất kì ai tới với người đó, người đó chia sẻ phúc lạc của mình với người tới, người đó chia sẻ con đường mình, người đó chia sẻ sáng suốt của mình.
Lưu tâm trong những điều đơn giản,
Thức tỉnh khi người khác mơ,
Nhanh như ngựa đua
Người đó bỏ xa cánh đồng.
Và khi bạn đã trở nên thích nghi trong thiền và từ bi, bạn không còn rơi xuống thành nạn nhân của ngủ và mơ nữa. Bạn vẫn còn tỉnh thức - ngay cả trong khi ngủ. Và thế thì cuộc sống của bạn trở thành mũi tên thẳng tắp, bay đi với tốc độ lớn vô cùng, với tốc độ ánh sáng, hướng tới mục đích. Lần đầu tiên bạn trở thành bản thể.
Nhanh như ngựa đua người đó bỏ xa cánh đồng. Lưu tâm trong những điều đơn giản, thức tỉnh trong khi người khác mơ. Đó là khác biệt giữa Phật và người khác. Người khác chỉ đang mơ, không thực sự sống; hi vọng sống ngày nào đó, chuẩn bị để sống, nhưng không sống. Và ngày đó không bao giờ tới - trước ngày đó, cái chết tới.
Vị phật là thức tỉnh. Ngay cả trong khi ông ấy ngủ, ông ấy không mơ. Khi ham muốn biến mất, mơ cũng biến mất theo. Mơ là ham muốn được dịch sang ngôn ngữ của ngủ. Vị phật ngủ nhưng với tỉnh táo tuyệt đối. Ánh sáng tiếp tục cháy bên trong người đó. Thân thể cần ngủ, do đó thân thể ngủ, nhưng người đó không cần ngủ - năng lượng không cạn. Tại đó, tại trung tâm bản thể người đó, một ánh sáng nhỏ cứ cháy mãi. Toàn thể chu vi đang ngủ say, nhưng ánh sáng đó là tỉnh táo, thức tỉnh.
Chúng ta ngủ ngay cả khi chúng ta thức: người đó thức ngay cả khi người đó ngủ.
Bằng quan sát
Indra trở thành vua của các thần. Quan sát kì diệu làm sao,
Ngủ ngu xuẩn làm sao.
Khất sĩ canh tâm trí
Và sợ tính đồng bóng của ý nghĩ của mình
Đốt cháy mọi mối ràng buộc
Bằng ngọn lửa cảnh giác của mình.
‘Khất sĩ’ là từ của Phật dành cho sannyasin. ‘Sannyasin’ là từ của tôi dành cho khất sĩ. Tôi đã không chọn từ của Phật - bởi lí do nào đó. Khất sĩ, về từ mà nói, có nghĩa là ăn xin.
Phật đã từ bỏ vương quốc của mình và trở thành kẻ ăn xin. Tất nhiên, ngay cả trong khi ông ấy là kẻ ăn xin, ông ấy bước đi như hoàng đế; tất nhiên, ông ấy còn duyên dáng hơn rất nhiều so với ông ấy trước đó, và giầu có hơn rất nhiều so với ông ấy trước đó. Nhưng bởi vì ông ấy đã từ bỏ vương quốc, mọi người bắt đầu gọi ông ấy là khất sĩ, kẻ ăn xin. Và dần dần, dần dần cái tên này đã được cả những tín đồ của ông ấy chấp nhận nữa.
Tôi không muốn bạn là kẻ ăn xin, tôi muốn bạn là người chủ. Do đó tôi đã chọn từ ‘sannyasin’. Sannyasin có nghĩa là người biết cách sống đúng. Đấy không phải là từ bỏ; ngược lại, nó là hân hoan, nó là lễ hội.
Khất sĩ canh tâm trí
Và sợ tính đồng bóng của ý nghĩ của mình
Đốt cháy mọi mối ràng buộc
Bằng ngọn lửa cảnh giác của mình.
Vâng, thiền là lửa - nó đốt cháy ý nghĩ của bạn, ham muốn của bạn, kí ức của bạn; nó đốt cháy quá khứ và tương lai. Nó đốt cháy tâm trí bạn và bản ngã. Nó lấy đi tất cả những cái bạn nghĩ rằng bạn đang là. Nó là chết và tái sinh, đóng đinh và phục sinh. Bạn được sinh ra mới. Bạn mất đi căn cước riêng của bạn một cách toàn bộ, và bạn đạt tới viễn kiến mới về cuộc sống.
Viễn kiến cuộc sống, đó là cái được ngụ ý bởi thượng đế, pháp, đạo, thần ngôn. Bạn có thể chọn tên của bạn cho nó bởi vì nó không có tên riêng của nó. Thực ra nó không diễn đạt được chút nào; nó chỉ có thể được chỉ ra, được hướng dẫn.
Khất sĩ canh tâm trí
Và sợ lẫn lộn của riêng mình
Không thể ngã.
Người đó tìm thấy con đường tới an bình.
Tâm trí là lẫn lộn. Toàn ý nghĩ và ý nghĩ - hàng nghìn ý nghĩ la hét, xô đẩy, đánh lẫn nhau, tranh nhau lôi kéo chú ý của bạn. Hàng nghìn ý nghĩ kéo bạn theo hàng nghìn hướng. Phép màu là làm sao bạn vẫn giữ được bản thân mình gắn lại. Bằng cách nào đó bạn xoay xở việc gắn lại này - nó chỉ là cách nào đó thôi, nó chỉ là lớp vỏ. Sâu bên dưới nó có đám đông la hét, nội chiến, nội chiến liên tục. Các ý nghĩ đánh lẫn nhau, các ý nghĩ muốn bạn hoàn thành chúng. Nó là lẫn lộn lớn, điều bạn vẫn gọi là tâm trí của bạn.
Nhưng nếu bạn nhận biết rằng tâm trí là lẫn lộn, và bạn không tự đồng nhất với tâm trí, bạn sẽ không bao giờ sa ngã. Bạn sẽ trở thành người không sa ngã! Tâm trí sẽ trở thành bất lực. Và bởi vì bạn sẽ quan sát liên tục, năng lượng của bạn sẽ dần dần được rút đi, xa khỏi tâm trí; nó sẽ không được nuôi dưỡng thêm nữa.
Và một khi tâm trí chết, bạn được sinh ra như vô trí. Việc sinh đó là chứng ngộ. Việc sinh thành đó lần đầu tiên đem bạn tới mảnh đất của an bình, thiên đường hoa sen. Nó đem bạn tới thế giới của phúc lạc, phúc lành. Bằng không, bạn vẫn còn trong địa ngục. Ngay bây giờ bạn đang trong địa ngục. Nhưng nếu bạn quyết tâm, nếu bạn quyết định, nếu bạn chọn tâm thức, ngay bây giờ bạn có thể lấy bước nhảy, bước nhảy từ địa ngục vào cõi trời.
Điều đó là tuỳ bạn: bạn có thể chọn địa ngục, bạn có thể chọn cõi trời. Địa ngục là rẻ. Cõi trời cần nỗ lực lớn, kiên nhẫn, quyết tâm. Địa ngục có nghĩa là bạn có thể vẫn còn vô ý thức, bạn có thể vẫn còn như bạn vậy. Cõi trời nghĩa là bạn phải vươn lên trên bản thân mình, bạn phải siêu việt lên. Bạn phải chuyển từ thung lũng tới đỉnh.
Và những đỉnh đó là của bạn, nhưng bạn phải trả giá cho chúng. Việc trèo lên những đỉnh đó là nỗ lực gian nan. Có tính quan sát, có tính thiền đi, và một ngày nào đó bạn sẽ thấy bản thân mình trên những đỉnh đầy ánh mặt trời. Đó là giải thoát, moksha. Đó là niết bàn - dừng bản ngã và sinh thành của Thượng đế.
Bạn được quyền là thượng đế. Nếu bạn không thế, chỉ bạn chịu trách nhiệm chứ không ai khác. Nghe Phật. Không chỉ nghe Phật - hành động đi, được cam kết với cuộc sống có ý thức, được tham dự vào.
Nhưng để tôi nhắc bạn lần nữa: đây chỉ là một chiều của cuộc sống - giầu có mênh mông, nhưng dầu vậy vẫn là một chiều. Bạn sẽ phải làm điều gì đó thêm nữa. Tôi đang trao cho bạn một nhiệm vụ gian nan hơn là Phật đã làm. Phật đã trao cho bạn một chiều; tôi muốn bạn có tất cả ba chiều, và sự tổng hợp.
Con người mới là cần thiết trên trái đất này. Cái cũ đã mục ruỗng và bị kết thúc, nó không có tương lai, nó không thể sống sót được. Nó phải đi tới chính cái kết thúc của giới hạn của nó. Nó đang trên giường chết. Chừng nào con người mới còn chưa được sinh ra - Đông và Tây chưa gặp gỡ - cả ba chiều còn chưa gắn lại - nhân loại vẫn còn mang số mệnh bi đát.
Thực nghiệm mà tôi đang tiến hành ở đây chỉ là để tạo ra hình mẫu đầu tiên của con người mới. Các bạn đang tham dự vào trong một thực nghiệm lớn lao có tầm quan trọng mênh mông. Cảm thấy được phúc lành đi. Cảm thấy may mắn đi. Bạn có thể không nhận biết về điều bạn đang tham dự vào, nhưng bạn có thể tạo ra lịch sử! Điều đó tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn trở nên cam kết, cách bạn trở nên tham dự với tôi và với thực nghiệm của tôi.
Đây là tổng hợp lớn nhất có thể có, điều đã từng được thử...
Xem Chương 8 - Quay về Mục lục - Quay về Mục lục Toàn tập