Chương 5. Chân lí là cái đang đấy

Chương 5. Chân lí là cái đang đấy

Price:

Read more

Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 7)
Chương 5. Chân lí là cái đang đấy


Nếu ông xác định hướng đi của mình bằng lực hay tốc độ,
Ông bỏ lỡ con đường của luật.
Cân nhắc yên tĩnh
cái gì là đúng và cái gì là sai.
Đón nhận mọi ý kiến bình đẳng, không hấp tấp, một cách trí huệ, tuân thủ luật.
Ai trí huệ,
Người hùng biện hay người yên tĩnh?
Yên tĩnh, và đáng yêu và không sợ.
Để tâm trí nói, nhưng thân thể biết.
Tóc bạc không tạo ra thầy.
Con người có thể già đi vô ích.
Thầy thực sống trong chân lí,
Trong điều tốt và kiềm chế,
bất bạo hành, điều độ và thuần khiết.
Lời hay hay nét đẹp
Không thể làm ra thầy
Từ người ghen và tham.
Chỉ khi đố kị và ích kỉ
Bị nhổ bật rễ khỏi người đó
Người đó có thể trưởng thành trong cái đẹp.
Một người có thể cạo đầu
Nhưng nếu người đó vẫn dối trá và bỏ bê việc của mình,
Nếu người đó níu bám lấy ham muốn và gắn bó,
Làm sao người đó theo được con đường?
Người tìm kiếm thực sự
Chinh phục tất cả tính đồng bóng.
Người đó đệ trình bản tính của mình cho sự tĩnh lặng.
Người đó là người tìm kiếm thực sự
Không phải bởi vì người đó ăn xin
Nhưng bởi vì người đó theo con đường đúng luật...
Không giữ lại gì, giữ lại cái không...
Bên ngoài thiện và bên ngoài ác,
Bên ngoài thân thể và bên ngoài tâm trí.


Cách thức của Phật Gautama là cách thức của buông bỏ; nó không thể được xác định bằng sức mạnh ý chí. Sức mạnh ý chí chỉ là cái tên hay của sức mạnh bản ngã. Sự tồn tại của ý chí không là gì ngoài sản phẩm phụ của bản ngã. Bản thân bản ngã là cái bóng, do đó sức mạnh ý chí là cái bóng của cái bóng. Chính ý niệm về có ý chí của riêng người ta là chống lại sự tồn tại. Nó tạo ra kẽ nứt giữa bạn và cái toàn thể. Cái toàn thể có ý chí - làm sao bộ phận có thể có ý chí của riêng nó được? Bộ phận có thể thắng, không phải là chống lại cái toàn thể mà là đi cùng cái toàn thể. Bộ phận có thể thắng, không phải bởi việc thắng mà bởi việc buông xuôi.
Con đường của Phật là con đường của buông xuôi toàn bộ: buông xuôi toàn bộ theo pháp, theo đạo, theo luật vũ trụ, theo Thượng đế. Đây là những cái tên khác nhau cho cùng một hiện tượng. Chúng ta đang sống trong hài hoà, không trong hỗn độn. Mọi thứ là hoàn hảo như nó có thể vậy; không cái gì có thể được cải tiến thêm. Chính ý niệm về cố gắng cải tiến mọi sự là cực kì ngu xuẩn. Những người đã biết, họ đã biết sự hoàn hảo tuyệt đối của sự tồn tại.
Thế thì cái gì còn lại? Tan biến vào trong cái toàn thể và mở hội đi! Điều này không thể được làm như quyết tâm về phần bạn, bởi vì nếu bạn quyết tâm, thế thì bạn vẫn còn đó đằng sau quyết tâm của bạn dưới dạng trá hình. Nếu bạn quyết tâm, làm sao bạn có thể tan biến được? Bạn không thể buông xuôi được - nếu bạn buông xuôi, đấy không phải là buông xuôi.
Thế thì buông xuôi là gì? Làm sao nó sẽ xảy ra chút nào? Buông xuôi là hiểu biết rằng bản ngã là giả. Trong chính hiểu biết đó, bản ngã bay hơi – không được tìm thấy nữa - và buông xuôi đã xảy ra. Không phải là nó đã được làm bởi bạn đâu; nó xảy ra mà không có việc làm của bạn. Chỉ thế thì nó mới thực, đích thực; nó có cái đẹp mênh mông và sức mạnh vô cùng, bởi vì thế thì bạn trở thành phương tiện của cái toàn thể. Bạn không còn là bộ phận, bạn đơn giản đại diện cho cái toàn thể.
Bạn là con sóng trong đại dương - và sóng trong đại dương là bản thân đại dương. Nếu đại dương chứa sóng, sóng chứa đại dương theo cách tương tự. Chúng là không thể tách rời, chúng là một. Sóng là biểu hiện của cái không biểu hiện, cách diễn đạt hữu hạn của cái vô hạn. Cho nên bạn chỉ là con sóng. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ bản thân mình tách rời, sóng đã phát điên.
Lời kinh thứ nhất:
Cân nhắc yên tĩnh
cái gì là đúng và cái gì là sai.
Đón nhận mọi ý kiến bình đẳng, không hấp tấp, một cách trí huệ, tuân thủ luật.
Nhiều điều bị thiếu trong việc dịch này: Cân nhắc yên tĩnh... Lời của Phật không phải là 'cân nhắc' - ông ấy nói thiền, thiền yên tĩnh. Nhưng trong tiếng Anh, meditation - thiền nghĩa là cân nhắc, suy nghĩ tập trung. Thiền nghĩa là suy tư về cái gì đó. Có đối tượng, bạn phải suy tư về nó. Thiền trong tiếng Anh có ngụ ý suy nghĩ tập trung vào đối tượng nào đó.
Nhưng nghĩa Phật giáo của thiền - dhyan - là khác toàn bộ. Nó chẳng liên quan gì tới bất kì đối tượng nào nói riêng; nó có cái gì đó để làm, chắc chắn, với bạn, nhưng không với đối tượng. Nó có cái gì đó để làm với tâm thức, không với nội dung. Nó là chiều hướng khác toàn bộ. Nội dung là bên ngoài, đối tượng là bên ngoài, và tâm thức là bên trong. Từ tiếng Anh 'meditation' có tính hướng ngoại; từ Phật giáo 'thiền' có tính hướng nội. $ketdoan $modoan
Khi Phật nói thiền ông ấy ngụ ý không nghĩ - đó chính là đối lập với nghĩa tiếng Anh. Ông ấy nói: vứt mọi suy nghĩ và nhìn. Đó là cách duy nhất để biết mọi sự như chúng đang vậy... bởi vì nếu bạn nghĩ, bạn đang mang định kiến của mình vào. Nếu bạn nghĩ, bạn đang mang những kết luận quá khứ của mình vào. Nếu bạn nghĩ, tâm trí bạn đang vận hành - và tâm trí là quá khứ, và quá khứ chưa bao giờ cho phép bạn thấy hiện tại. Suy nghĩ phải dừng lại để cho thiền hiện hữu. Suy nghĩ phải bay hơi toàn bộ. Trong trạng thái của vô ý nghĩ bạn có thể thấy.
Nhưng với tâm trí phương Tây, trạng thái của vô ý nghĩ dường như bạn sẽ rơi vào giấc ngủ. Bạn sẽ làm gì nếu không có ý nghĩ? Tâm trí phương Tây thường xuyên làm điều gì đó. Nó có thể giữ bản thân nó thức tỉnh chỉ nếu nó bận bịu, làm cái gì đó. Nó là người làm. Và đó là khác biệt giữa cách tiếp cận phương Đông và phương Tây.
Phương Đông đã tình cờ bắt gặp một kinh nghiệm khác toàn bộ - kinh nghiệm về vô ý nghĩ và vậy mà vẫn thức tỉnh hoàn toàn. Đây là khải lộ vĩ đại nhất, một trong những đóng góp quan trọng nhất cho thế giới. Phương Tây biết suy nghĩ và ngủ. Bạn đang làm cái gì đó hoặc bằng thân thể hoặc bằng tâm trí; nếu bạn không có gì để làm với thân thể hay tâm trí bạn đi ngủ, thế thì giấc ngủ tiếp quản.
Nghỉ ngơi, ở phương Tây, trở thành ngủ; nghỉ ngơi, ở phương Đông, là trạng thái của thức tỉnh mà không ý nghĩ. Nó không phải là ngủ cũng không là nghĩ; nó là điều khác toàn bộ với cả hai điều này. Ý nghĩ đã biến mất...
Các nhà tâm lí học phương Tây nói: Nếu không có ý nghĩ, làm sao có thể có ý thức được? Tâm lí học phương Tây nhấn mạnh rằng ý thức bao giờ cũng là ý thức về cái gì đó; nó không thể tự nó tồn tại được. Về logic điều đó là hấp dẫn, thuyết phục, nhưng về mặt tồn tại nó là ngớ ngẩn.
Ý thức có thể tồn tại mà không có ý nghĩ nào - tôi nói điều đó theo kinh nghiệm riêng của mình. Nó không phải là vấn đề về kết luận của tôi qua một quá trình tư duy, nó là kinh nghiệm của tôi. Nó là kinh nghiệm của mọi chư phật của quá khứ: ý thức có thể tồn tại mà không có ý nghĩ. Đó là khả năng duy nhất cho giải thoát; bằng không sẽ không có khả năng nào - dù bạn bận rộn với ý nghĩ hay bạn rơi vào giấc ngủ và trở nên bận bịu với giấc mơ.
Và bạn cứ đi mãi trong cái vòng luẩn quẩn này: mơ, nghĩ, mơ, nghĩ... Mơ là ý nghĩ dưới dạng ảnh, ý nghĩ là ảnh dưới dạng lời; chúng không khác biệt nhau mấy. Mơ có chút ít nguyên thuỷ, ý nghĩ có chút ít phức tạp hơn, nhưng chúng làm cùng một điều. Chúng giữ bạn bị tập trung vào bên ngoài, chúng chưa bao giờ cho phép bạn kinh nghiệm tính chủ quan riêng của mình.
Tính chủ quan đó là chân lí của bạn. Và cách duy nhất để biết nó là ở trong nghỉ ngơi toàn bộ - như người ta trong giấc ngủ - và vậy mà hoàn toàn thức tỉnh, tỉnh táo, và không ý nghĩ nào. Đây là samadhi, đây là trạng thái tối thượng của dhyan - thiền. Đây là điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói: Cân nhắc yên tĩnh cái gì là đúng và cái gì là sai.
Bây giờ, nếu bạn cân nhắc cái gì là đúng, cái gì là sai, bạn lỡ. Bạn nhất định bắt đầu nghĩ, "Cái gì là đúng và cái gì là sai?" Và bạn sẽ nghĩ về cái gì? Bạn sẽ bắt đầy nhai lại nhiều ý nghĩ đã từng được xã hội cung cấp cho bạn. Xã hội đã dạy bạn, "Cái này là đúng và cái kia là sai," và bạn sẽ bắt đầu nhai lại chúng lần nữa. Có thể bạn sẽ làm ra tổ hợp mới nào đó, bạn sẽ tô mầu và sơn vẽ và trang điểm cho chúng, nhưng về căn bản, bản chất, chúng sẽ là sự áp đặt từ người khác. Do đó Phật không thể ngụ ý suy nghĩ được. $ketdoan $modoan
Ông ấy nói: thiền yên tĩnh. Im lặng và thấy. Và trong việc thấy đó bạn sẽ biết - không có bất kì quá trình logic nào bạn sẽ đơn giản biết: Cái này là cái này. Cái này là tốt và cái này là xấu. Không phải là bạn phải quyết định nó theo Kinh Thánh hay Koran hay Gita. Nếu bạn có mắt bạn biết tường ở đâu và cửa ở đâu. Bạn có phải nghĩ về nó không? Mỗi lần bạn ra khỏi phòng mình bạn có phải nghĩ đi nghĩ lại cửa ở đâu và tường ở đâu không? Bạn đơn giản đi ra cửa mà không nghĩ chút nào, bởi vì bạn có thể thấy! Nhưng nếu bạn mù, mỗi lúc bạn sẽ phải nghĩ lại, "Cửa ở đâu?" Bạn sẽ phải dò dẫm tìm cửa.
Suy nghĩ là trạng thái mù, nó là dò dẫm trong bóng tối. Thiền là trạng thái có mắt, bạn có khả năng thấy. Bạn đơn giản thấy cái gì là đúng và cái gì là sai. Và khi bạn thấy cái gì là đúng và cái gì là sai bạn không thể làm sai được, bạn không thể đi ngược lại cái đúng được.
Thiền nhân tự nhiên đi theo cái tốt - không phải là người đó quyết định đi theo nó - và một cách tự nhiên né tránh cái xấu. Không phải là người đó quyết định né tránh nó; thiền nhân chưa bao giờ lấy lời nguyện nào - không có nhu cầu. Người có mắt không bao giờ lấy lời nguyện rằng "Tôi bao giờ cũng đi vào từ cửa, đi ra từ cửa. Tôi hứa với ngài, Thượng đế ạ, rằng tôi sẽ không bao giờ thử đi vào từ tường. Tin tôi đi, tôi là con người của lời hứa, tôi sẽ giữ lời. Mặc dầu tôi biết sẽ có nhiều cám dỗ." Nếu ai đó đang nói điều đó, bạn sẽ cười. "Anh ta nói điều vô nghĩa làm sao! Cám dỗ nào?" Bạn đã bao giờ bị cám dỗ bởi bức tường để đi vào và đi ra nó qua nó chưa? Không có cám dỗ như thế.
Khi người ta có thể thấy rõ ràng, điều tốt nảy sinh. Nó là tự nhiên thế, nó là tự phát thế, bạn không thể nói rằng bạn đã quyết định điều đó. Bạn không thể nói rằng bạn đã dùng ý chí của bạn. Bạn thậm chí không thể nói được rằng đây là hành động của bạn. Mọi điều bạn có thể nói là ở chỗ đây là cách mọi sự xảy ra, không phải là bạn đang làm chúng, bạn chỉ đang cho phép chúng xảy ra. Thế thì cuộc sống có vui vẻ thảnh thơi thế, bởi vì không dồn nén nào theo sau nó, không căng thẳng. Tâm trí thành đạt không có đó, do đó chẳng bao giờ có thất vọng.
Cân nhắc yên tĩnh cái gì là đúng và cái gì là sai. Nhưng trong việc dịch tiếng Anh nó trở thành chính cái đối lập. Nếu bạn đơn giản níu bám lấy từ tiếng Anh nó nghĩa là suy nghĩ, nghiền ngẫm, cân nhắc, cái gì là đúng và cái gì là sai.
Đón nhận mọi ý kiến bình đẳng, không hấp tấp, một cách trí huệ, tuân thủ luật. Phật nói: Không có định kiến nào. Và chúng ta đầy định kiến thế, chúng ta là chùm những định kiến. Và bất kì khi nào chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã đi tới kết luận, đó chỉ là lừa dối - bạn đã lại đi tới một định kiến đã được đặt vào bên trong bạn bởi xã hội, bởi nhà thờ, bởi quốc gia. Bạn là nạn nhân của nhiều quyền lợi được đầu tư thế, tất cả đều ngồi quanh bạn với cặp mắt tham để khai thác bạn, để hút máu và linh hồn bạn.
Quan sát đi, lần sau bạn cảm thấy rằng bạn đã hiểu cái gì đó, cái gì đó được quan sát. Quay lại và cố gắng thấy: nó có phải là định kiến quá khứ nào đó đã bật ra dưới dạng mới không, trong dạng thức mới, bằng những lời mới? Và bạn sẽ ngạc nhiên: nó là vậy. $ketdoan $modoan
Bác sĩ trưởng tại bệnh viện đi vòng quanh và ông ấy đi qua trước một nhóm lũ trẻ mới sinh. "Có chuyện gì với đứa bé này? Nó dường như yếu ớt và nhẹ cân quá thể."
Cô y tá nói, "Nó là một trong những đứa trẻ thụ tinh nhân tạo, và tôi sợ nó đã hình thành khá chậm."
"Điều đó xác nhận mọt lí thuyết cưng của tôi," bác sĩ nói. "Tiết kiệm súng lục và làm hỏng đứa bé!"
Đó là điều bạn cứ làm mãi. Nguyên lí của Peter nói: Nếu sự kiện không tuân theo lí thuyết, chúng phải bị phế bỏ đi. Ông ấy cũng nói: Nếu ông không thể thuyết phục được họ, làm lẫn lộn họ vậy.
Và đó là điều các học giả lớn của bạn vẫn làm. Họ không thể thuyết phục được bất kì ai, nhưng chắc chắn họ có thể làm lẫn lộn. Họ đã làm lẫn lộn toàn thế giới. Đó là điều các nhà thượng đế học của bạn đã làm, các tu sĩ của bạn đã làm. Thế giới sống trong lẫn lộn thế bởi vì những học giả lớn này, những tu sĩ, triết gia, bác học; và họ đã dành cả đời mình để làm lẫn lộn bạn. Họ đã không thuyết phục được bản thân họ về điều họ nói, nhưng khi họ trở nên có khả năng làm lẫn lộn bạn thì họ tận hưởng trò bản ngã này. Làm ai đó bị lẫn lộn là điều rất thoả mãn bởi vì bạn trở thành cao siêu. Và bao giờ cũng có những người ngu sẵn sàng trở thành nạn nhân của lời nói - những lời hoa mĩ, mĩ miều. Và những hệ thống tạo ra lời này chẳng là gì ngoài ngôi nhà làm bằng con bài giấy.
George Bernard Shaw hay nói: Xây dựng hệ thống mà ngay cả kẻ ngu cũng có thể dùng và chỉ kẻ ngu mới muốn dùng nó.
Mọi tôn giáo đều cố gắng thuyết phục người thấp nhất, người bình thường. Họ không thể thành công trong việc thuyết phục, bởi vì bản thân họ không được thuyết phục. Thuyết phục tới từ chân lí, không từ suy nghĩ, không từ nghiên cứu. Thuyết phục tới từ kinh nghiệm. Bản thân họ không được thuyết phục, nhưng họ phải rất, rất tài nghệ, hiệu quả, trong việc dùng lời, làm ra những hệ thống lớn từ lời. Họ có thể làm lẫn lộn mọi người. Và có hàng triệu kẻ ngu đã sẵn sàng - sẵn sàng bị lẫn lộn, và họ tưởng rằng lẫn lộn của họ là thuyết phục của họ.
Đó là lí do tại sao có nhiều người Ki tô giáo thế - tất cả đều bị lẫn lộn về Christ. Bất kì khi nào ai đó nói, "Tôi là người Ki tô giáo," tôi lập tức diễn giải nó thành người đó bị lẫn lộn về Christ. Khi ai đó nói, "Tôi là Phật tử," tôi biết rằng người đó bị lẫn lộn về Phật. Bởi vì nếu bạn không bị lẫn lộn về Christ bạn sẽ không là người Ki tô giáo, bạn sẽ là một christ! Nếu bạn bị thuyết phục bởi chân lí của Christ, bạn sẽ là một christ chứ không phải là một người Ki tô giáo. Nếu bạn bị thuyết phục bởi chân lí của Phật, nếu bạn đã kinh nghiệm nó, bạn sẽ là vị phật chứ không là Phật tử.
Người ngu có nhiều và họ có thể bị khai thác bởi những người láu cá, tinh ranh. Họ giả là người láu cá và tinh ranh. Họ là chuyên gia trong việc dùng lời hoa mĩ với biệt tài mà bạn không thể thấy được sơ hở nào. Bởi vì bạn không thể thấy được sơ hở nào bạn bắt đầu tin vào lời của họ. Nhưng không tin tưởng nào đã bao giờ chuyển đổi bạn từ khổ của bạn, không tin tưởng nào trở thành việc cứu rỗi - người Ki tô giáo, người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Tin tưởng là tù túng thế.
Phật nói: Đón nhận mọi ý kiến bình đẳng... Không định kiến nào, không ý kiến nào đã tới, không bất kì tiên nghiệm nào... Chỉ lắng nghe, và quan sát, đủ mọi thứ. Là tấm gương thuần khiết - đó là thiền. Và không hấp tấp, bởi vì nếu bạn vội vàng bạn sẽ nhảy vào kết luận. Bạn không thực quan tâm tới chân lí, bạn quan tâm nhiều tới kết luận, bởi vì kết luận cho thuận tiện, kết luận cho bạn an ninh, kết luận làm bạn cảm thấy rằng bạn biết. Nó che đậy dốt nát của bạn, nó làm cho bạn cảm thấy chắc và chắc chắn. $ketdoan $modoan
Do đó mọi người sẵn sàng thế để trở thành một phần của bất kì nhà thờ nào. Họ không sẵn sàng trở nên tự do. Cho dù đôi khi họ rời bỏ nhà thờ này, họ rời bỏ chỉ để gia nhập nhà thờ khác. Người Hindu trở thành người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo trở thành người Ki tô giáo, người Ki tô giáo trở thành người Hindu. Và theo cách này họ cứ đi từ nhà thờ này sang nhà thờ khác, nhưng họ vẫn còn là cùng người đó bởi vì cách tiếp cận của họ vẫn như cũ.
Chỉ có hai cách tiếp cận: cách này là của tâm trí, cách kia là của thiền. Cách tiếp cận của tâm trí vẫn còn bị giới hạn vào thế giới các niềm tin, và cách tiếp cận của thiền là cách tiếp cận không có ý nghĩ, không có niềm tin, không có định kiến.
Không hấp tấp, một cách trí huệ, tuân thủ luật. Đừng vội vã. Trong vội vã bạn có thể quyết định cái gì đó không đúng. Chỉ vì khao khát ra quyết định, bạn có thể kết luận, bạn có thể bắt đầu tin tưởng. Người truy hỏi thực sự sẵn sàng chờ đợi, người đó rất kiên nhẫn. Cho dù điều đó cần nhiều kiếp sống người đó vẫn sẵn sàng cống hiến các kiếp sống.
Chân lí xứng đáng để bạn dành nhiều thời gian nhất có thể được. Người ta không nên ở trong tâm trí theo bất kì cách nào hay phải vội vàng; bằng không người đó nhất định thành nạn nhân của món hàng giả nào đó. Nhân danh chân lí, người đó sẽ có cái gì đó hư huyễn.
Phật nói: ... một cách trí huệ, tuân thủ luật. Lần nữa vấn đề lại nảy sinh: tuân thủ luật làm cho nó có vẻ như là Phật đang nói, "Tuân theo Mười lời răn." Không, ông ấy không nói điều đó. Lần nữa ông ấy nói: Tuân thủ bản tính của ông, tự tính của ông, tuân theo nó. Là bản thân bạn, một cách đích thực là bản thân bạn. Mạo hiểm mọi thứ để là bản thân bạn. Không là bản thân mình là thuận tiện, bởi vì khi bạn sẵn sàng không là bản thân bạn mọi người rất hạnh phúc với bạn. Bạn theo họ, bạn bắt chước họ, họ trở thành người lãnh đạo của bạn - về tôn giáo, về chính trị, vân vân. Nhưng khi bạn cố gắng là bản thân bạn, bạn không là tín đồ của ai cả và không ai là lãnh đạo của bạn.
Các sannyasin của tôi không phải là tín đồ của tôi, chỉ là người bạn, những bạn đồng hành. Tôi không phải là người lãnh đạo của họ, tôi không lãnh đạo họ đi tới cái gì. Tôi đơn giản là nhà thơ cất lên bài ca của tôi, là nhạc sĩ chơi trên cây đàn sitar của tôi. Bạn tận hưởng nó! Đấy không phải là vấn đề bị tôi thuyết phục. Khi bạn lắng nghe chim hót vào buổi sáng bạn không trở nên bị thuyết phục bởi chân lí của tiếng hót của chúng... chỉ là cái đẹp.
Nỗ lực của tôi là chia sẻ vui vẻ của tôi, cái đẹp của tôi, kinh nghiệm của tôi với bạn. Và tôi biết ơn rằng bạn cho phép tôi ở cùng bạn. Rằng bạn cho phép tôi cầm tay bạn trong tình yêu sâu sắc, tôi biết ơn. Nhưng bạn không phải là tín đồ của tôi, chỉ là bạn tôi thôi. Tôi không phải là người lãnh đạo của bạn, tôi không phải là người hướng dẫn bạn. Tôi đã trở nên thức tỉnh, đúng - và bạn đang ngủ say. Tôi có thể đánh thức bạn dậy. Nhưng nếu ai đó đánh thức bạn vào buổi sáng, người đó không trở thành người lãnh đạo của bạn và không trở thành người hướng dẫn của bạn. Chỉ là người bạn thôi! Và người bạn lúc cần là người bạn thực. Và đó là sự cần thiết lớn nhất: rằng bạn đang ngủ và ai đó được cần tới để đánh thức bạn dậy.
"Tuân thủ luật," theo cách nhìn của Phật, nghĩa là tuân thủ bản tính của bạn, tuân thủ pháp, Đạo.


Ai trí huệ,
Người hùng biện hay người yên tĩnh?
Phật hỏi: Ai trí huệ? Người láu cá, người tinh ranh, người rất khéo miệng, người có thể làm ra những hệ thống tư tưởng lớn lao, những cấu trúc vĩ đại có mọi giải thích cho mọi câu hỏi sao? Người đó có trí huệ không? Hay người im lặng? Người trí huệ có phải là người hoá giải những huyền bí của sự tồn tại và cung cấp mọi câu trả lời cho bạn không? Hay người lại làm huyền bí sự tồn tại qua im lặng của người đó, qua việc hiện hữu của người đó, qua sự hiện diện của người đó, qua tình yêu của người đó, qua việc chia sẻ của người đó?
Chắc chắn, người đó là trí huệ, người lại làm huyền bí sự tồn tại với bạn; với người đó bạn lại bắt đầu nhìn vào mọi thứ với sự ngạc nhiên, với sự kính nể, với người đó bạn lại bắt đầu lắng nghe buổi thuyết giảng của im lặng và bài ca của đá. Người đó là người trí huệ, với người đó bạn lại trở nên có khả năng thành hồn nhiên như đứa trẻ, với người đó bạn lại trở nên có năng lực nhảy múa trong gió, trong mặt trời, trong mưa. Người đó trí huệ, bởi vì người đó mang bạn tới gần tự nhiên hơn, và ở gần tự nhiên hơn là ở gần bản thân bạn hơn.
Người đó không cho bạn bộ luật nào đó, đạo đức nào đó, hình mẫu để sống. Người đó không áp đặt kỉ luật nào lên bạn. Người đó đơn giản chia sẻ cách nhìn của người đó, sự sáng suốt, sáng tỏ, và mọi thứ bắt đầu rõ ràng với bạn. Và từ sáng tỏ của mình bạn bắt đầu sống. Tất nhiên, cuộc sống của bạn sẽ là duy nhất, nó sẽ không là việc bắt chước thầy. Nếu nó là bắt chước, bạn bỏ lỡ vấn đề, bạn bỏ lỡ thầy. Nó sẽ là duy nhất, nó sẽ có hương vị riêng của nó, hương thơm riêng của nó.
Ai trí huệ,
Người hùng biện hay người yên tĩnh?
Yên tĩnh,
và đáng yêu và không sợ.
Ba điều Phật nói: yên tĩnh - học im lặng ngày một nhiều hơn - và đáng yêu, bởi vì nếu im lặng của bạn mà không đáng yêu nó sẽ làm cho bạn thành không nhạy cảm. Thế thì im lặng của bạn sẽ là im lặng của nghĩa địa - đờ đẫn, chết. Nó sẽ không là im lặng mà có thể mở hội, nó sẽ không là im lặng mà có thể ca hát và nhảy múa. Nó sẽ không là im lặng mà có thể nở thành nghìn lẻ một đoá hoa. Do đó, Phật lập tức nói: nó phải đáng yêu.
Và yêu là có thể chỉ nếu bạn không sợ; nếu bạn sợ sệt bạn không thể đáng yêu được. Người sợ bất kì cái gì - cái chết, cảnh sát, quan toà, chính phủ - người sợ bất kì cái gì không thể yêu được.
Và mọi sợ hãi về căn bản đều nảy sinh từ cái chết. Sợ cảnh sát cũng là như vậy, bởi vì anh ta có thế giết chết, anh ta có thể bắn bạn. Sợ chính phủ không là gì ngoài sợ bạo hành - chính phủ có thể giết chết mạnh hơn bất kì người nào khác. Sợ quan toà và luật pháp là gì? - bởi vì quan toà có quyền tống bạn lên giá treo cổ hay ông ta có thể cho bạn án tử hình. Bạn sợ. Nhưng sâu bên dưới mọi sợ hãi là về cái chết... và cái chết là huyền thoại. Nó chưa bao giờ xảy ra, nó chẳng bao giờ xảy ra, nó sẽ không bao giờ xảy ra.
Thiền nhân đi tới biết tính giả tạo của cái chết, và trong chính khoảnh khắc đó mọi nỗi sợ đều biến mất; người đó trở thành không sợ. $ketdoan $modoan
Nhớ lấy, Phật không nói bạo dạn, ông ấy nói không sợ. Đó là chiều khác toàn bộ. Có ba từ cần được hiểu. Một là từ hèn nhát, người liên tục sợ; mọi thứ đều làm cho người đó sợ, dù điều đó là hợp thức, không hợp thức, có thể, không thể. Người đó cứ sống trong sợ hãi của tưởng tượng của riêng mình, người đó tạo ra ác mộng riêng của mình.
Thế rồi có người bạo dạn, người đối lập với người hèn nhát. Và chúng ta đã ca ngợi người bạo dạn rất nhiều, nhưng người bạo dạn không là gì ngoài người hèn nhát đứng lộn đầu; người đó thuộc cùng kiểu người này. Không phải là người bạo dạn không có sợ hãi - người đó có sợ hãi, nhưng mặc cho sợ hãi người đó cứ tranh đấu, người đó cứ đi theo hướng người đó biết có sợ hãi. Nhưng sợ hãi cho người đó thách thức; tranh đấu với sợ hãi trở thành trò bản ngã của người đó. Người đó là người bạo dạn.
Phật không nói về người bạo dạn. Ông ấy đơn giản nói: Không sợ hãi. Khi bạn không sợ hãi bạn không hèn nhát không bạo dạn, bởi vì cả hai đều bắt rễ trong sợ hãi. Kẻ hèn nhát đã ngừng chống sợ hãi còn kẻ bạo dạn đang cố gắng thắng sợ hãi, nhưng cả hai đều liên quan tới sợ hãi. Và người không sợ đơn giản đã vứt bỏ toàn thể sự việc. Người đó không bạo dạn không hèn nhát. Người đó biết không có cái chết, không có gì phải sợ và không có gì để bạo dạn về nó.
Đây là chiều hướng khác, siêu việt lên trên nhị nguyên của hèn nhát và bạo dạn.
Không sợ hãi, đáng yêu, im lặng, và bạn sẽ trí huệ.
Đây là định nghĩa của ông ấy về trí huệ.
Để tâm trí nói,
nhưng thân thể biết.
Từ 'thân thể' lại có thể cho bạn hàm nghĩa sai lầm nữa. Điều Phật ngụ ý là: tâm trí nói - tâm trí là một bộ phận. Và khi ông ấy nói thân thể biết, ông ấy ngụ ý cái toàn thể biết. Phật bao giờ cũng dùng từ 'thân thể' cho cái toàn thể; nó không phải là cùng ý như khi bạn dùng từ 'thân thể'. Khi bạn dùng từ 'thân thể' nó là một phần, thân thể, tâm trí, linh hồn, đây là ba phần trong tâm trí bạn, trong quá trình ý nghĩ của bạn. Đây là cách bạn đã phân chia bản thân mình. Khi Phật nói thân thể ông ấy ngụ ý tính toàn thể của bạn: "Chính thân thể này là Phật, chính trái đất này là Thiên đường Hoa sen." Khi ông ấy dùng từ 'thân thể' ông ấy ngụ ý tính toàn thể của bạn, tính toàn bộ của bạn. Tâm trí nói, tính toàn bộ của bạn biết.
Tâm trí là hữu dụng nếu bạn đã biết. Thế thì tâm trí có thể được dùng như công cụ hay để truyền đạt, để trao đổi. Sau rốt, bản thân Phật đang dùng các từ này qua tâm trí, nhưng khi bạn đã biết, tâm trí là công cụ đẹp. Không biết, bạn có thể đã nghiên cứu nhiều từ kinh sách... và tâm trí bạn trở thành chiếc máy hát. Bạn cứ lặp lại người khác. Tránh điều đó ra.
Tốt hơn cả là người dốt nát và là bản thân bạn còn hơn là rất thông thái, bởi vì tất cả tri thức không phải là của bạn là tồi tệ hơn dốt nát nhiều lắm - nó giữ bạn vô nhận biết về dốt nát của bạn. Nếu bạn trở nên nhận biết, cái gì đó có thể được làm. Nếu bạn trở nên nhận biết, dốt nát có thể tiêu tán đi.
Tóc bạc không tạo ra thầy.
Con người có thể già đi vô ích.
Chỉ trở nên già đi không có nghĩa là bạn đã trở thành người trí huệ. Già đi trong bản thân nó không làm cho ai trí huệ cả. Người ta có thể già đi, điều đó không có nghĩa là người ta đã trở nên trưởng thành. Già đi và trưởng thành là những hiện tượng khác nhau toàn bộ. $ketdoan $modoan
Một nhà báo trẻ tới phỏng vấn ông già Harry Blackwell nhân kỉ niệm một trăm linh một ngày sinh ông ấy.
"Xin ông Blackwell cho biết, nếu như ông được sống cuộc sống lần nữa, ông có phạm phải cùng sai lầm không?"
"Chắc chắn như địa ngục!" lời đáp nhấn mạnh vang tới.
"Ông ngụ ý ông sẽ không làm gì khác đi chứ?" "Chắc chắn là sẽ khác. Tôi sẽ bắt đầu sớm hơn."
Người này ít nhất phải đã chân thành. Bằng không người già trở nên tinh ranh, không chân thành, không lương thiện.
Chủ nhật là ngày cưới của Joe, và anh ta cùng bố mình tận hưởng chén rượu trước khi đi ngủ cùng nhau. Nâng cốc lên chúc mừng cha mình, Joe hỏi, "Bố có lời khuyên nào trước khi con lấy bước chuyển lớn lao này không, bố?"
"Có chứ," người bố nói, "hai điều. Thứ nhất: phải đòi có một đêm mỗi tuần được ở với tụi con trai. Thứ hai: đừng phí hoài nó cho tụi con trai."
Mọi người cứ lớn lên về tuổi tác nhưng không chín chắn. Họ không trở nên thực sự chín; họ vẫn còn như đứa trẻ như bất kì ai khác. Và khi bạn là đứa trẻ và ngây thơ điều đó không gây lúng túng thế, nhưng khi bạn đã trở nên già và bạn ngây thơ điều đó rất gây lúng túng. Họ che giấu nó, nhưng sâu bên dưới họ là cùng người đó, chẳng cái gì đã xảy ra - bởi vì chẳng cái gì thậm chí xảy ra mà không có thiền. Chỉ tích luỹ kinh nghiệm về thế giới bên ngoài không làm biến đổi bạn. Nó có thể làm cho bạn được thông tin rất tốt về nhiều thứ, nhưng thông tin là thông tin, nó không là biến đổi.
Thầy thực sống trong chân lí,
Trong điều tốt và kiềm chế,
vô bạo hành, điều độ và thuần khiết.
Thầy thực không phải là người biết về chân lí; thầy thực là người sống trong chân lí, người là chân lí. Upanishads nói, "aham brahmasmi - Ta là Thượng đế." al-Hillaj tuyên bố, "ana'l haq - Ta là Thượng đế!" Họ đang nói, "Chúng ta không nói về chân lí, chúng ta đã trở thành nó." Chừng nào bạn chưa trở thành chân lí, trí huệ của bạn không phải là trí huệ thực, nó đơn thuần là tri thức. Bạn có thể cứ trưng bày nó như trí huệ, nhưng bạn không lừa được ai ngoài bản thân mình.
Thầy thực sống trong chân lí... Và khi bạn sống trong chân lí, khi chân lí là chính hơi thở của bạn, thế thì điều tốt theo sau như cái bóng.
Và từ 'kiềm chế' lại không phải là dịch đúng. Phật ngụ ý kỉ luật: kỉ luật không bị áp đặt bởi người khác, kỉ luật nảy sinh từ bản thể riêng của bạn, từ hiểu biết riêng của bạn, từ chân lí riêng của bạn.
Người trí huệ sống như chân lí, như điều tốt; toàn thể cuộc sống người đó là cuộc sống của kỉ luật. Người đó không cố sống theo bất kì cách bị kiểm soát nào; người đó đơn giản sống theo bản tính của mình - và đó là kỉ luật của người đó. Người đó sống trong bất bạo hành. Người đó không thể làm tổn thương bất kì ai, bởi vì làm tổn thương bất kì ai đều là làm tổn thương bản thân mình. Bây giờ người đó biết tất cả là một. Người đó sống trong điều độ. $ketdoan $modoan
Đó là đóng góp rất đặc biệt của Phật: trung đạo. Phật nói: Tránh cực đoan, bởi vì chính trên cực đoan mà lo âu nảy sinh. Bạn có thể mê đắm theo một cách cực đoan và bạn sẽ khổ. Bạn có thể từ bỏ thế giới, trở thành một loại người cực đoan khác, và bạn sẽ khổ. Cực đoan bao giờ cũng đem tới khổ. Ở giữa là vượt ra ngoài việc khổ.
Khi xe của người bán hàng rong bị hỏng, anh ta dừng lại tại một nhà nông và được mời ngủ cùng con gái bác nông dân. Họ lên giường và anh ta gạ gẫm dục.
Cô ta nói, "Dừng lại. Dừng điều đó lại nếu không em mách bố đấy."
Anh lại thử nữa. Cô ta nói, "Dừng lại, nếu không em sẽ mách bố đấy." Nhưng cô ta len vào gần hơn.
Cuối cùng anh ta thành công.
Chút sau đó, cô ta kéo mạnh ống quần ngủ của anh ta và nói, "Chúng mình có thể làm điều đó lần nữa chứ?" Anh ta miễn cưỡng đồng ý.
Chút ít sau đó cô ta đánh thức anh ta và hỏi liệu họ có thể làm nó lần nữa không. Anh ta đành miễn cưỡng đồng ý.
Lần thứ ba cô ta đánh thức anh ta và hỏi liệu họ có thể làm điều đó lần nữa không, anh ta nói, "Dừng ngay điều đó nếu không anh mách bố đấy."
Mê đắm tới cực đoan và bạn sẽ khổ. Hay từ bỏ tới cực đoan và bạn sẽ khổ. Phật là người rất thực tế; ông ấy nói ở giữa, đích xác ở giữa là cách thức. Ở đó bạn trở nên được cân bằng.
... vô bạo hành, điều độ và thuần khiết. Tất cả những điều này tự nhiên theo sau nếu bạn trí huệ - nhớ lấy, không thông thái mà trí huệ. Tâm trí trở nên thông thái, thiền đem tới trí huệ.
Lời đẹp hay nét mặt xinh
Không thể làm ra thầy
Từ người ghen và tham.
Chỉ khi đố kị và ích kỉ
Bị nhổ bật rễ khỏi người đó
Người đó mới có thể trưởng thành trong cái đẹp.
Bạn có thể có gương mặt xinh, nét mặt xinh; bạn có thể có cách nói rất hay để diễn tả bản thân mình, để trao đổi ý niệm của bạn, bạn có thể rất khéo nói.
Những điều này không làm ra thầy, không thể làm được, bởi vì nếu bạn ghen và tham bạn vẫn còn như cũ.
Chỉ khi đố kị và ích kỉ bị nhổ bật rễ khỏi người đó, người đó mới có thể trưởng thành trong cái đẹp. Thầy thực là đẹp thực sự, nhưng cái đẹp đó không phải là của thân thể. Nó là cái gì đó bên trong bắt đầu toả ra từ thân thể. Vâng, thân thể thầy có hào quang nào đó, ánh sáng quanh bản thân nó, sự mát mẻ, duyên dáng - nhưng chúng nảy sinh từ cốt lõi bên trong nhất của thầy. Chúng nảy sinh từ trung tâm thầy và lan toả hướng tới chu vi. Nhưng chỉ có thân thể đẹp không có nghĩa là bạn trí huệ. $ketdoan $modoan
Vâng, con người của chân lí nhất định tìm ra cách nào đó để trao đổi điều đó, người đó phải vậy. Điều đó là không tránh khỏi, bởi vì khi chân lí được biết tới, sự thôi thúc sâu sắc được cảm thấy để chia sẻ nó. Khi bạn có chân lí bạn sẽ tìm ra lời, chỉ lời hay không có nghĩa là bạn đã tìm thấy chân lí.
Một người có thể cạo đầu
Nhưng nếu người đó vẫn dối trá và sao lãng việc của mình,
Nếu người đó níu bám lấy ham muốn và gắn bó,
Làm sao người đó theo được con đường?
Người ta có thể trở thành kẻ ăn xin từ bỏ, người ta có thể trở thành sư, thành ni - điều đó sẽ chẳng ích gì. Chừng nào cái gì đó trong bản thể bên trong của bạn chưa thay đổi.... thay đổi triệt để là cần thiết. Những thay đổi bề ngoài sẽ không có tác dụng.
Người tìm kiếm thực sự
Chinh phục tất cả tính đồng bóng.
Tính đồng bóng là gì? Tâm trí bạn đi tới quá khứ và tới tương lai, tâm trí bạn đi theo đủ mọi hướng, tâm trí bạn chưa bao giờ ở đây bây giờ: đó là tính đồng bóng. Người tìm kiếm thực sự chinh phục tất cả tính đồng bóng.
Người đó đệ trình bản tính của mình cho sự tĩnh lặng.
Người đó buông xuôi mọi thứ cho khoảnh khắc hiện tại và im lặng của nó.
Người đó là người tìm kiếm thực sự Không phải bởi vì người đó ăn xin
Nhưng bởi vì người đó theo con đường đúng luật...
Lại nhớ: theo đúng luật ông ấy ngụ ý tự nhiên.
Không giữ lại gì, giữ lại cái không...
Người tìm kiếm thực sự không giữ lại cái gì, người đó cho mọi thứ người đó có. Người đó chia sẻ toàn bộ tình yêu của mình, vui vẻ của mình, kinh nghiệm của mình - và người đó giữ lại cái không, người đó bám vào cái không. Người đó không cần níu bám vào cái gì cả: toàn thể vũ trụ thuộc về người đó, toàn thể vương quốc của Thượng đế là của người đó.
Bên ngoài thiện và bên ngoài ác,
Bên ngoài thân thể và bên ngoài tâm trí.
Người đó sống cuộc sống siêu việt, trong thế giới vậy mà không của thế giới; sống trong thân thể nhưng không bị đồng nhất với nó; sống trong tâm trí nhưng chưa bao giờ trong một khoảnh khắc thấy bản thân mình bị lừa dối rằng mình là tâm trí. Người đó không là tâm trí không là thân thể.
Sống trong thế giới, làm mọi điều được cần tới, người đó vẫn còn siêu việt. Người đó giống như lá sen hay hoa sen - trong nước và vậy mà không bị nước chạm tới.
Đủ cho hôm nay.

Ads Belove Post