Read more
Prem Geetam, chứng ngộ không là ý nghĩ không là tình cảm. Thực ra, chứng ngộ không phải là kinh nghiệm chút nào. Khi mọi kinh nghiệm đã biến mất và tấm gương của tâm thức được bỏ lại không có nội dung nào, hoàn toàn trống rỗng; không đối thể để nhìn, để nghĩ về, để cảm; khi không có nội dung nào quanh bạn; nhân chứng thuần khiết còn lại - đó là trạng thái của chứng ngộ.
Mô tả nó là khó, gần như không thể được. Nếu bạn nói nó cảm thấy phúc lạc, đó là cho nghĩa sai về nó - bởi vì phúc lạc là cái gì đó tương phản với khổ sở và chứng ngộ không tương phản với bất kì cái gì. Nó thậm chí không phải là im lặng, bởi vì im lặng có nghĩa chỉ khi có âm thanh; không có tương phản của âm thanh, không có kinh nghiệm về im lặng. Và không có âm thanh, không có tiếng ồn. Đó không phải là kinh nghiệm về một, bởi vì "một" có thể có nghĩa gì khi chỉ có một còn lại? Người ta có thể có nghĩa chỉ trong so sánh với cái khác, với nhiều. Trời không sáng bởi vì trời không tối. Nó không ngọt bởi vì nó không đắng.
Không lời con người nào là thích hợp để diễn đạt nó bởi vì mọi lời con người đều bắt rễ trong nhị nguyên... và chứng ngộ là siêu việt; mọi nhị nguyên đều bị bỏ lại sau.
Đó là lí do tại sao Phật nói nó là shunya. Khi ông ấy nói nó là shunya, hư vô, trống rỗng, ông ấy không ngụ ý rằng nó là trống rỗng; ông ấy đơn giản ngụ ý nó trống rỗng mọi nội dung.
Chẳng hạn, căn phòng có thể được gọi là trống rỗng nếu tất cả đồ đạc đã bị bỏ ra, không thứ nào còn lại bên trong - bạn sẽ gọi căn phòng là trống rỗng. Nó là trống rỗng mọi cái nó thường chứa trước đây, nhưng nó cũng đầy - đầy trống rỗng, đầy sự rộng rãi, đầy bản thân nó. Nhưng chẳng cái gì có thể được nói về tính đầy của nó, viên mãn của nó, bởi vì ngôn ngữ con người không có lời cho nó. Chúng ta đã trong hàng thế kỉ đã từng cố gắng gọi nó là Thượng đế, gọi nó là niết bàn, gọi nó là moksha, nhưng mọi từ đều thất bại theo cách nào đó.
Khó dịch cái gì đó từ văn xuôi sang thơ ca, càng khó hơn khi dịch từ thơ ca sang văn xuôi, bởi vì văn xuôi là ở mức độ thấp, thơ ca là ở mức cao hơn. Khó dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mặc dầu mọi ngôn ngữ đều tồn tại trên cùng bình diện. Sao khó dịch? - bởi vì có sắc thái tinh tế cho từ. Những sắc thái đó bị mất đi trong việc dịch, và những cái đó là điều thực.
Điều này là không thể được: dịch cái gì đó mà với nó không tồn tại lời, dịch cái gì đó siêu việt trên các ngôn ngữ vốn thuộc vào thế giới nhị nguyên. Nó cũng giống như ánh sáng với người mù; nói về âm nhạc hay với người không thể nghe được, người điếc; nói về "ngọt" với người đang chịu đựng cơn sốt và mất vị giác. Vị ngọt là vô nghĩa; người đó đã mất tất cả vị giác. Nhưng một chút ít là có thể bởi vì người đó thường nếm trước rồi; người đó có thể nhớ.
Nhưng bạn thậm chí không thể nhớ được khi nào bạn nếm trải Thượng đế; bạn đã hoàn toàn quên mất hương vị này. Có thể trong bụng mẹ bạn có kinh nghiệm tương tự nào đó - có thể không đích xác cùng điều đó, nhưng tương tự.
Tôi không thể nói cho bạn nó cảm thấy giống gì, nhưng tôi có thể chỉ cho bạn cách thức. Tôi có thể đẩy bạn vào trong vực thẳm... đó là khả năng duy nhất. Bạn cũng có thể nếm trải nó, và thế thì bạn sẽ trở thành câm như tôi, bạn sẽ trở thành câm như tất cả chư phật đã từng vậy.
Chỉ để thấy ra vấn đề của việc dịch.
Rabindranath được tặng giải thưởng Nobel vì cuốn sách của ông ấy Gitanjali. Ông ấy đã viết nó trong tiếng mẹ đẻ của mình, tiếng Bengali. Nó có cái hay khác trong tiếng Bengali. Tiếng Bengali có nhạc điệu cho nó; nó là một trong những thứ tiếng hay nhất trên thế giới. Nó có hương vị nào đó của trái tim. Chính kết cấu của nó có tính thơ ca, nó được làm ra từ thơ ca, bản thân ngôn ngữ này. Do đó Gitanjali ở dạng nguyên thuỷ của nó là một kinh nghiệm khác hoàn toàn.
Đích thân Rabindranath đã dịch nó sang tiếng Anh, nhưng ông ấy cảm thấy rất khổ sở. Trong nhiều năm ông ấy đã cố gắng. Ông ấy biết tiếng Anh hoàn hảo, nhưng ông ấy có thể thấy khác biệt - khác biệt là bao la. Trong khi bản gốc là ở đâu đó trên đỉnh Everest, bản dịch chỉ ở đất bằng; khác biệt là bao la. Trong việc dịch cái gì đó đã bị mất đi, cái gì đó thực sự quí giá.
Ông ấy đã nhờ một người Anh rất nổi tiếng, C.F. Andrews, giúp ông ấy. Andrews bị mê mẩn với cái hay của cuốn sách này, bởi vì ông ấy chẳng biết gì về bản gốc cả. Đó là lí do tại sao bạn bị mê mẩm với lời của chư phật, bởi vì bạn không biết gì về nguyên bản. Nếu bạn biết cái gì đó về nguyên bản thế thì lời của chư phật chỉ như rác rưởi khi so với nguyên bản; được so sánh với những đỉnh trắng ngần của Himalayas lời sẽ có vẻ trần tục, của bãi chợ. Chúng là của bãi chợ, chúng được ngụ ý dành cho bãi chợ.
Andrews bị mê mẩn. Rabindranath nói, "Nhưng tôi đã cho ông xem cuốn sách để ông giúp tôi."
Andrews chỉ gợi ý bốn sửa đổi; chúng là về văn phạm. Từng ngôn ngữ đều có văn phạm riêng. Ông ấy nói, "Bốn từ này ông nên đổi đi; chúng có chút ít sai sót về văn phạm."
Rabindranath lập tức đổi những từ này. Thế rồi ông ấy sang Anh. Trong cuộc tụ tập của các nhà thơ - một nhà thơ lớn người Anh, Yeats, đã triệu tập cuộc tụ họp các nhà thơ, nhà phê bình, và những người yêu thơ, để nghe bản Gitanjali của Rabindranath - Rabindranath đọc bài thơ này. Họ tất cả đều bị quyến rũ; nó là cái gì đó siêu phàm, cái gì đó hiếm được biết tới ở phương Tây, bởi vì nó có cùng phẩm chất như Upanishads. Nếu bạn đã đọc Kahlil Gibran... Nó có cùng phẩm chất.
Nhưng Yeats đứng dậy và nói, "Mọi thứ đều đúng hoàn hảo ngoại trừ bốn chỗ cái gì đó bị sai."
Đó đích xác là bốn từ đã được C.F. Andrews gợi ý.
Rabindranath nói, "Tôi phân vân quá, ngạc nhiên quá, tôi không thể tin được điều đó. Đây là những từ mà
C.F. Andrews gợi ý. Chúng văn phạm hơn chứ. Những từ nguyên bản của riêng tôi là thế này..."
Yeats nói, "Những từ nguyên bản của ông mới đúng. Mặc dầu chúng không đúng văn phạm nhưng chúng có tính thơ ca trong chúng, có luồng chảy. Những từ được Andrews gợi ý là đúng văn phạm đấy" - Andrews có tâm trí của thầy giáo phổ thông - "nhưng chúng như những tảng đá chắn dòng chảy của suối; chúng không giúp cho dòng chảy. Ông thì không thạo văn phạm, bởi vì thơ ca có thể đảm đương được việc không văn phạm, nhưng thơ ca không thể đảm đương được việc không tuôn chảy. Luồng chảy phải được duy trì; dòng chảy càng lớn, thơ ca càng hay."
Ngay cả trong thế giới thường, từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, nó là vấn đề thế...
"Tên?" quan chức di trú truy vấn. "Sneeze," người Tầu đáp một cách tự hào.
Viên quan chức nhìn anh ta: "Đấy là tên Tầu của anh là?" ông ta hỏi. "Sneeze?"
"Không, tên Mẽo đấy."
"Thế thì nói tên cúng cơm của anh ra đi." "Ah Choo."
Bây giờ "Ah Choo" trở thành "Sneeze"....
Trong ngôn ngữ thường, nữa, việc dịch là hiện tượng rất khó, một trong những nghệ thuật khó nhất; và thơ ca càng vĩ đại, việc dịch càng khó hơn. Thơ ca vĩ đại nhất vẫn còn không dịch được.
Nhưng nói về chứng ngộ là không thể được, bởi nhiều lí do thế: không nội dung nào có thể được nói tới; không có ai như một bản ngã để cảm, để nói, để mô tả. Đối thể biến mất, và với đối thể chủ thể cũng biến mất, nhớ, bởi vì chúng là một phần của nhị nguyên - đối thể và chủ thể - chúng là cùng nhau. Nếu không có đối thể, chủ thể lập tức biến mất. Đó là lí do tại sao Phật nói nó là trạng thái của anatta, trạng thái của không có bản ngã, của không có tôi. Không nội dung, không người quan sát... thế thì cái gì còn lại? Cái toàn thể còn lại, cái toàn bộ còn lại! Nhưng cái toàn bộ đó chỉ có thể được trỏ tới, không được mô tả, không được định nghĩa.
Và toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn hướng tới trạng thái tồn tại đó. Nhưng đừng hỏi nó cảm thấy thế nào. Không có ai để cảm thấy nó cả, không có gì để cảm thấy nó; không có gì để được cảm cả. Im lặng tuyệt đối... và im lặng không phải là trong tương phản với âm thanh. Yêu thuần khiết, nhưng yêu không biết gì tới ghét cả. Tràn đầy, nhưng tràn đầy là trống rỗng hoàn toàn. Đó là cách từ trở thành vô dụng, và phát biểu của các nhà huyền môn có vẻ rất ngược đời.
Ludwig Wittgenstein đã nói: Không cái gì nên được nói ra nếu kinh nghiệm là không thể diễn đạt nổi - nếu nó không thể được nói ra thế thì nó không nên được nói ra. Nhưng điều đó nữa cũng là vấn đề. Nhà huyền môn không thể đồng ý được, tôi không thể đồng ý được. Nó không thể được nói ra, vậy mà nỗ lực vẫn phải được thực hiện. Không nỗ lực nào sẽ xứng với kinh nghiệm này - mọi người đã biết đều hoàn toàn nhận biết - nhưng dầu vậy nỗ lực vẫn phải được thực hiện, nỗ lực không thực sự mô tả nó nhưng nỗ lực tạo ra khao khát trong bạn.
Và khao khát thực nảy sinh không phải bởi vì lời của thầy, mà bởi vì bản thân thầy, sự hiện diện của thầy. Nếu bạn trong tình yêu với thầy thế thì sự hiện diện của thầy bắt đầu mở ra những cánh cửa không biết nào đó trong bạn. Thỉnh thoảng một cửa sổ đột nhiên mở ra và bạn có thoáng nhìn. Thỉnh thoảng bạn được mang vào thế giới khác, vào trong chiều hướng khác. Sự hiện diện của thầy phải được nếm trải - đó là nếm trải chứng ngộ.
Sự hiện diện của thầy phải được cho phép chìm sâu vào trong bạn; đó là cách duy nhất để biết cái gì đó của nó.
Jesus nói: Ăn ta đi. Đêm cuối cùng, khi ông ấy nói lời tạm biệt với các đệ tử của mình, ông ấy bẻ chiếc bánh mì ra và nói, "Đây là ta. Ăn ta đi, tiêu hoá ta đi. Và bất kì khi nào các ông ăn, và bất kì khi nào các ông bẻ bánh mì, nhớ lấy." Và thế rồi ông ấy đưa rượu cho các đệ tử của mình và nói, "Đây là máu của ta - uống ta đi, và bất kì khi nào các ông uống rượu, nhớ tới ta."
Vâng, nó là chất nuôi dưỡng của linh hồn, do đó là bánh mì; và vâng, nó là rượu, bởi vì nó làm bạn ngất ngây với điều thiêng liêng.
Lại gần tôi hơn đi, Geetam! Vứt áo giáp của bạn đi, vứt đề phòng của bạn đi. Vứt tâm trí bạn đi. Quên bản thân bạn ngày một nhiều hơn để cho bạn có thể tới ngày một gần hơn. Trong thân mật đó cái gì đó nhất định diễn ra.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi đã cố gắng cả đời mình để sống cuộc sống tôn giáo, nhưng thế rồi sao tôi vẫn khổ?
Nand Kishor, cuộc sống tôn giáo không thể nào được cố gắng. Bất kì cái gì bạn đã từng làm nhân danh tôn giáo đều phải đã từng là cái gì đó khác rồi. Tôn giáo không phải là nỗ lực, nó là tâm thức. Nó không phải là thực hành, nó là nhận biết. Nó không phải là việc trau dồi; bạn không thể trau dồi nó được - cuộc sống tôn giáo chẳng liên quan gì tới cá tính.
Cá tính có thể được trau dồi. Cá tính là đạo đức; ngay cả người phi tôn giáo cũng có thể trau dồi nó. Thực ra người phi tôn giáo còn có nhiều cá tính hơn cái gọi là người tôn giáo, bởi vì người tôn giáo cứ tin rằng mình có thể hối lộ Thượng đế, hay ít nhất người đó có thể hối lộ tu sĩ của Thượng đế, và người đó sẽ tìm được cách nào đó để đi vào thiên đường. Nhưng người phi tôn giáo phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, hướng tới bản thân mình. Không có Thượng đế, không có tu sĩ, không có ai trả lời cho người đó; người đó trả lời cho chính bản thân mình. Người đó có nhiều cá tính hơn.
Tôn giáo chẳng liên quan gì tới cá tính cả. Thực ra, người tôn giáo thực sự là tuyệt đối vô cá tính. Nhưng cố hiểu từ 'vô cá tính'; nó không ngụ ý không có cá tính, nó ngụ ý cá tính linh động. Người đó sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, đáp ứng với tình huống mới, thách thức mới, không có câu trả lời sẵn.
Cái gọi là con người của cá tính có câu trả lời sẵn. Người đó chẳng bao giờ bận tâm thách thức là gì, người đó cứ đáp ứng theo cách cũ, đã biết. Do đó người đó bao giờ cũng thất bại và đó là khổ của người đó. Người đó chẳng bao giờ hài hoà với sự tồn tại; người đó không thể thế được, bởi vì người đó quan tâm nhiều tới việc giữ cá tính của mình hơn là sống hài hoà với sự tồn tại. Điều đã đúng hôm qua có thể không đúng hôm nay, và điều là đúng khoảnh khắc này có thể không đúng vào khoảnh khắc tiếp. Và con người của cá tính đã cố định ý niệm về cái gì là đúng và cái gì là sai; sự cố định của người đó là vấn đề.
Nand Kishor, điều đó phải đang làm bạn khổ đấy. Bạn không linh hoạt, bạn không thể hiện hữu. Cái gọi là con người của cá tính tuyệt đối không linh hoạt. Người đó giống như mẩu gỗ khô. Người đó không giống như cây xanh rung rinh theo gió, nhảy múa cùng gió, cúi mình để gió thổi qua và rồi đứng dậy.
Con người tôn giáo thực giống như cây xanh - thực ra, giống cỏ xanh hơn. Đó là cách Lão Tử định nghĩa con người tôn giáo: người đó giống như cỏ. Để gió tới, và cỏ uốn mình, nằm rạp trên đất, chẳng tranh đấu gì với gió cả. Tại sao tranh đấu với nó? Chúng ta là một phần của một đơn vị hữu cơ; gió không phải là kẻ thù của chúng ta. Cỏ cúi rạp mình; gió đi qua và cỏ trở lại nhảy múa. Gió đã là sự giúp đỡ rồi, nó lấy đi mọi bụi bặm. Cỏ xanh hơn, tươi hơn, nó tận hưởng toàn thể trò chơi cùng gió.
Nhưng cây lớn, bản ngã, cứng rắn, cứng nhắc, không thể nào cúi mình được, sẽ đổ kềnh trong gió mạnh và sẽ không thể nào đứng dậy được nữa; nó nhất định khổ. Con người của cá tính bao giờ cũng khổ. Sung sướng duy nhất của người đó là ở chỗ người đó là con người của cá tính, có vậy thôi. Và cá tính có liên quan gì tới tôn giáo? Bạn có thể ăn cái gì đó, bạn có thể không ăn cái gì đó; bạn có thể uống cái gì đó, bạn có thể không uống cái gì đó; bạn có thể hút thuốc, bạn có thể không hút thuốc... Những điều tầm thường thế được coi là có giá trị mênh mông đấy! Và bạn thực hành nó - và bạn ngụ ý gì bởi việc thực hành nó?
Nand Kishor, đó phải là kìm nén - và người kìm nén nhất định khổ, bởi vì mọi cái người đó đã kìm nén đang tranh đấu bên trong người đó để quay lại, để có quyền lực lần nữa. Và cho dù bạn đã kìm nén nó, nó cứ kéo sợi dây của bạn từ vô thức. Nó sẽ giữ bạn bao giờ cũng trong xung đột, rối loạn bên trong; cuộc nội chiến tiếp diễn bên trong bạn. Bạn sẽ vẫn còn căng thẳng, lo âu, lo lắng và bao giờ cũng sợ hãi - bởi vì bạn biết kẻ thù có đó - rằng bạn đã kìm nén và kẻ thù đang cố gắng mọi khoảnh khắc để báo thù. Và có một điểm bên ngoài mà bạn không thể kìm nén được thêm nữa bởi vì bạn không thế chứa được thêm nữa; có giới hạn cho mọi thứ. Thế thì mọi thứ bạn đã kìm nén bùng nổ, giống như mủ rỉ ra từ bạn.
Đây là điều chúng ta đã từng nói là trạng thái của người tôn giáo - cá tính bị kìm nén này.
Cách tiếp cận của tôi là khác toàn bộ. Tôi không nói rằng bạn có thể thực hành tôn giáo và tôi không nói rằng tôn giáo có liên quan gì tới ý thức hệ bình thường, đạo đức, thanh tẩy này.
Một kẻ ăn xin lấm lem, râu ria xồm xoàm, với con mắt đỏ ngầu và răng đã mất một nửa, hỏi xin Hogan một hào. "Ông có uống rượu, hút thuốc hay đánh bạc không?" người Ai len hỏi.
"Thưa ông," kẻ lang thang nói, "Tôi không chạm tới một giọt rượu, không hút thuốc lá bẩn, hay bận tậm tới việc đánh bạc xấu."
"Được đấy," Hogan đáp. "Nếu ông về nhà cùng tôi thì tôi sẽ cho ông một đô la."
Khi họ đi vào nhà, bà Hogan kéo chồng sang bên và rít lên, "Ông dám đem cái hạng người trông khủng khiếp đó về nhà mình sao!"
"Em yêu ơi," Hogan nói, "Anh chỉ muốn em thấy một người sẽ thế nào nếu người đó không uống rượu, không hút thuốc hay không đánh bạc."
Những người này không phải là người tôn giáo.
Bạn nói, Nand Kishor, "Tôi đã cố gắng cả đời mình để sống cuộc sống tôn giáo."
Bạn đã làm phí hoài cuộc sống của mình! Đừng làm phí hoài nó thêm nữa. Tôn giáo không phải là cái gì đó để được cố gắng. Bạn biết gì về tôn giáo?
Ngoại trừ trong thiền sâu, người ta không bao giờ bắt gặp tôn giáo. Nó không được viết trong Gita và nó không được viết trong Koran. Nó không được viết ở đâu cả - bởi vì nó không thể được viết ra. Cái được viết ra là đạo đức. Cái được viết ra là, "Bạn phải làm cái này, bạn phải không làm cái kia" - "phải" và "phải không." Tôn giáo chẳng liên quan gì với mọi điều đó.
Tôn giáo về căn bản là khoa học của việc tạo ra tâm thức trong bạn. Trở nên có tính thiền hơn đi, trở nên ý thức hơn đi. Từ tâm thức đó một cá tính rất linh hoạt, tự phát được sinh ra, cái thay đổi mọi ngày theo tình huống, cái không bị gắn với quá khứ, cái không giống như cái gì đó được làm sẵn. Ngược lại, nó là tính đáp ứng - khả năng đáp ứng với thực tại từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Nó tựa tấm gương; nó phản xạ bất kì cái gì đang là hoàn cảnh, và từ phản xạ đó, hành động được sinh ra. Hành động đó là hành động tôn giáo.
Bạn không biết gì về tôn giáo cả, Nand Kishor. Làm sao bạn có thể thực hành được nó?
Và bạn nói, "Sao tôi vẫn khổ?"
Bất kì cái gì bạn đã thực hành, bạn đều phải thực hành với tham lam, để đạt tới cái gì đó. Bạn phải chờ đợi rằng hạnh phúc lớn đang sắp mưa rào lên bạn, rằng Thượng đế sắp thưởng cho bạn, rằng bạn sẽ được làm thành người giầu nhất trên thế giới hay bạn sẽ trở thành rất nổi tiếng - một thánh nhân lớn, cái gì đó kiểu như thế. Bạn đã không yêu tôn giáo, bạn đã dùng tôn giáo như phương tiện để đạt tới cứu cánh nào đó khác; bằng không câu hỏi này chẳng bao giờ nảy sinh.
Người tôn giáo không thể nói, "Sao tôi vẫn khổ?" bởi vì người đó biết, "Nếu mình khổ, điều đó nghĩa là mình không có tính tôn giáo."
Khổ là sản phẩm phụ của vô ý thức. Nếu bạn có ý thức, khổ biến mất. Không phải là nó là phần thưởng; nó chỉ là kết quả đơn giản của có ý thức. Đem ánh sáng, đèn, vào nhà, và bóng tối biến mất. Đó không phải là phần thưởng từ Thượng đế - không phải là ngài thấy rằng bạn đã đem ánh sáng vào, bây giờ bạn phải được thưởng và bóng tối phải bị loại bỏ. Không, đó là luật tự nhiên: aes dhammo sanantano - đây là luật vĩnh hằng. Đem ánh sáng vào và bóng tối biến mất, bởi vì bóng tối không có sự tồn tại riêng của nó; nó chỉ là việc thiếu ánh sáng.
Khổ là việc thiếu ý thức. Cho nên không thể nào có ý thức mà khổ được; không ai đã bao giờ có khả năng làm điều đó mãi cho tới giờ. Nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn sẽ làm điều gì đó lịch sử, điều gì đó chưa từng được nghe tới, điều gì đó không thể nào hiểu được. Bạn sẽ làm phép màu mà không vị phật nào đã từng có khả năng làm được. Bạn không thể làm được điều đó; điều đó là không thể được, điều đó không có trong bản tính của mọi vật. Làm sao bạn có thể giữ được bóng tối, nữa, với đèn đang cháy sáng trong phòng bạn? Bạn có thể giữ bóng tối, thế thì bạn phải tắt đèn đi; bạn không thể giữ chúng cả hai cùng nhau được, sự cùng tồn tại là không thể được.
Nếu bạn khổ, điều đó đơn giản chỉ ra bạn đã không hiểu tôn giáo là gì và bạn đã cố gắng cái gì đó khác nhân danh tôn giáo. Bạn đã cố gắng là nhà đạo đức, nhà luân lí. Bạn đã cố gắng tạo ra cá tính. Tại sao? Để làm gì? Bởi vì cá tính được ca ngợi, bởi vì xã hội kính trọng cá tính. Nó là trò bản ngã - rất tinh vi, nhưng trò bản ngã tất cả đều là một.
Và bản ngã tạo ra khổ. Cái gọi là thánh nhân của bạn tất cả đều khổ. Tôi đã bắt gặp hàng nghìn thánh nhân của bạn - trong Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo, Mô ha mét giáo, Ki tô giáo - và họ tất cả đều khổ. Họ tất cả đều hi vọng được thưởng sau cái chết.
Tôn giáo thực là ngay tức khắc: ở đây bạn trở nên ý thức và ngay lập tức khổ biến mất. Bạn không cần chờ đợi kiếp sống khác, thậm chí bạn không cần chờ đợi tới ngày mai.
Và đó là điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói: Chóng làm việc thiện. Việc thiện nhất là có ý thức - bởi vì mọi việc thiện khác đều được sinh ra từ nó. Có ý thức là cội nguồn của mọi điều thiện, mọi đức hạnh.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Khi tôi nghe thầy nói về yêu và thiền, hay dục và chết, nói chúng là hai mặt của cùng một năng lượng, cái gì đó trong tôi biết nó là đúng. Nhưng, mặc dầu bị hấp dẫn bởi cả hai khía cạnh, tôi cảm thấy bản thân mình vẫn bị treo vào ý tưởng là tôi chỉ có thể tiếp cận tới một phía vào mỗi lúc. Thực ra liệu có cách để ở tại điểm gặp gỡ của các cực này không nơi chúng có thể được cảm thấy như một?
Prem Asang, lúc bắt đầu bao giờ cũng phải từ một phía, từ một mặt; lúc bắt đầu bạn không thể xoay xở đi vào từ cả hai cửa được. Nếu ngôi đền có hai cửa bạn không thể đồng thời đi vào từ cả hai cửa được.
Bạn sẽ xoay xở điều đó thế nào? Nhưng không có nhu cầu đi vào từ hai cửa đồng thời; một cửa là đủ. Bằng việc đi vào qua cửa này bạn đã đạt tới điện thờ bên trong. Những người đã đi vào từ cửa kia, họ cũng đạt tới cùng điện thờ bên trong. Sự gặp gỡ xảy ra trong kinh nghiệm bên trong nhất.
Dù bạn đi vào từ yêu hay từ thiền không thành vấn đề - bạn đạt tới cùng một điểm. Cùng một điểm của vô ngã được đạt tới qua yêu và qua thiền. Cùng một điểm tâm trí biến mất được đạt tới bằng yêu và bằng thiền, và cùng một điểm của việc vượt ra ngoài thời gian được đạt tới bằng cả hai. Kết quả tối thượng là một, cho nên bạn không cần lo nghĩ.
Bạn không đi vào từ cả hai cửa. Nếu bạn cố gắng đi vào từ cả hai cửa bạn sẽ không có khả năng đi vào thậm chí từ một cửa, bởi vì bạn sẽ lấy một bước đi vào cửa này, thế rồi bạn sẽ chạy xô sang cửa kia; bạn sẽ lấy một bước đi vào cửa kia và bạn sẽ chạy xô lại để đi vào cửa đầu. Và bạn sẽ cứ chạy giữa hai cửa này ở bên ngoài đền. Nhưng đây là điều ngớ ngẩn, không cần!
Nếu một người đi vào từ cửa yêu mà bỏ lỡ cái gì đó mà người đi vào từ cửa thiền thu được, hay ngược lại, thế thì sẽ có vấn đề - nhưng họ cả hai đều đạt tới cùng một điểm. Từ cả hai cực họ đều đi tới cùng chỗ giữa... và điểm giữa đó là điểm của siêu việt.
Đừng lo rằng bạn chỉ có thể tiếp cận từ một phía mỗi lúc. Bạn đạt tới điện thờ bên trong nhất, thế thì mọi phía đều là của bạn. Yêu, và bạn sẽ biết thiền là gì; thiền, và bạn sẽ biết yêu là gì.
Yêu là dành cho những người có năng lượng hướng ngoại tự nhiên, còn thiền là dành cho những người có năng lượng hướng nội tự nhiên. Thiền nghĩa là ở với bản thân bạn trong vui vẻ vô cùng, tận hưởng sự một mình của bạn. Yêu nghĩa là ở cùng với người khác, tận hưởng sự cùng nhau. Thiền giống như chơi độc tấu sáo; yêu giống như hai nhạc cụ cùng chơi với nhau trong nhịp điệu sâu sắc - sáo với đàn tabla. Đó là jugalbandi - đó là giao cảm giữa hai nhạc cụ đi cùng nhau tay trong tay, nhảy múa cùng nhau.
Có những người sẽ thấy dễ dàng đi tới bản thân họ qua người khác; đó là con đường dài hơn chút ít, yêu là con đường dài hơn chút ít, nhớ lấy, nhưng đẹp mênh mông, bởi vì trên đường có cây đẹp và hoa và chim. Thiền là con đường ngắn nhất có thể có bởi vì bạn không đi đâu cả; bạn đơn giản nhắm mắt lại và chìm sâu vào trong bản thể riêng của mình - nơi bạn đã hiện hữu.
Yêu là đi tới bản thân bạn bằng người khác, qua người khác; thiền là đi tới bản thân bạn một cách trực tiếp, tức khắc. Nhưng điều đó có hơi khô khan bởi vì không có đường - không có cây cối trên đường, không chim chóc, không mặt trời lên, không mặt trời lặn, không trăng, không sao. Nó có cái đẹp của riêng nó: cái đẹp của sa mạc. Bạn đã từng tới sa mạc chưa? Cái im lặng, im lặng vĩnh hằng của sa mạc... cát trải rộng tới vĩnh hằng... sự thuần khiết, sự sạch sẽ. Vâng, đó là cái đẹp của thiền.
Điều đó tuỳ thuộc vào bạn: có những người yêu sa mạc. Nhiều nhà huyền môn Ki tô giáo đã đi ra sa mạc và đã đạt tới Thượng đế trong sa mạc. Đi tới sa mạc chỉ là biểu tượng của việc đi vào thiền.
Bạn phải quan sát bản thân mình, bất kì cái gì lôi cuốn bạn. Trong xem xét tối thượng cả hai là một nhưng trên đường cả hai lại khác - bài ca khác, âm nhạc khác, hương vị khác. Nhưng mọi người là khác nhau.
Có hai kiểu người: nam tính và nữ tính. Kiểu nữ tính sẽ thấy dễ dàng đi qua tình yêu. Và nhớ: với 'nữ tính' tôi không ngụ ý nữ giới; đàn ông có thể có kiểu nữ tính. Chaitanya có kiểu nữ tính, cũng giống như Meera; không có khác biệt trong kiểu của họ. Meera là nữ, Chaitanya là nam, nhưng kiểu của họ là một; cả hai đều có kiểu nữ tính, cả hai đều đi qua tình yêu. Cả hai đều cần Krishna; chỉ qua Krishna họ mới có thể đạt tới bản thân mình.
Và theo cùng cách, với 'nam tính' tôi không ngụ ý nam giới. Mahavira và nhà nữ huyền môn vĩ đại của Kashmir, Lalla, cả hai đều đích xác là một - cả hai đều có kiểu nam tính. Mahavira sống trần, Lalla cũng sống trần. Bà ấy là nhà nữ huyền môn duy nhất đã sống trần. Cả hai đều có cùng kiểu, kiểu thiền.
Kiểu nam sẽ thấy dễ đi trực tiếp vào bản thân mình hơn; kiểu nữ sẽ thấy dễ đi qua người khác hơn. Không kiểu nào cao hơn hay thấp hơn bởi vì cả hai đều đạt tới cùng một nơi.
Cho nên, Asang này, quan sát, tìm ra kiểu riêng của bạn đi, và đi theo tương ứng. Và đừng lo lắng rằng bạn không thể xoay xở được cả hai mặt cùng nhau; chẳng ai đã bao giờ làm được. Vâng, vài người đã thử, nhưng họ tất cả đều thất bại; không ai đã bao giờ thành công.
Tất nhiên, có một cách... nếu bạn muốn biết cả hai cách. Thế thì cách có thể duy nhất đã được Ramakrishna thử: trước hết bạn đi vào mặt này, cửa này, đạt tới điện thờ bên trong nhất, thế rồi quay lại và đi vào lần nữa từ cửa kia. Điều đó là tốt khi có liên quan tới thực nghiệm khoa học, chỉ để chắc chắn liệu người khác cũng đạt tới cùng chỗ hay không. Ramakrishna đã thử mọi tôn giáo có thể.
Và một khi bạn đã đạt tới điện thờ bên trong, mọi sự đều dễ dàng hơn. Nếu bạn phải mất nhiều năm để đạt tới từ cửa thứ nhất, từ cửa thứ hai sẽ chỉ mất vài ngày, bởi vì thực ra bạn đã đạt tới đích rồi; bạn đơn giản thử cách khác, liệu nó có đạt tới hay không.
Nếu bạn làm thực nghiệm nào đó kiểu như Ramakrishna, Asang này, thế thì điều đó hoàn toàn được. Nhưng thế nữa ngay cả Ramakrishna cũng không thể đi vào hai cửa cùng lúc, đồng thời; điều đó là không thể được. Trước hết bạn đi vào cửa này, đạt tới, kinh nghiệm; thế rồi, nếu bạn quan tâm... Thực ra, chẳng ai quan tâm nữa đâu. Tại sao? Để làm gì? Bạn đã đạt tới rồi - và bạn có thể thấy mọi người đang tới từ cửa kia nữa; không có nhu cầu cho bản thân bạn đi và thực nghiệm.
Bạn sẽ gặp ở đó Meera và Mahavira, cả hai ngồi cùng nhau. Bạn sẽ gặp ở đó Lão Tử và Krishna và Mohammed và Christ ngồi cùng nhau... nhấm trà và tán gẫu! Cái gì khác còn lại?
Nhưng nếu bạn quan tâm, nếu bạn muốn thực sự truy tìm liệu đường khác cũng có đi tới cùng chỗ hay không, bạn sẽ phải đi ra và đi qua con đường khác. Và con đường khác bây giờ sẽ dễ dàng hơn bởi vì tâm thức của bạn đã ở bên trong; chỉ thân thể bạn sẽ đi ra. Và bạn có thể đi qua người khác và bạn có thể thấy...
Ramakrishna đã làm một thực nghiệm lớn lao: ông ấy đã chứng minh, về mặt tồn tại, rằng mọi tôn giáo đều bình đẳng. Điều đó đã được nói trước đây, nhưng không ai đã chứng minh nó về mặt tồn tại; nó đã là suy luận logic. Nhưng Ramakrishna đã đi, về mặt thực hành, vào trong mọi phương pháp có thể và đạt đi đạt lại tới cùng trạng thái.
Ramakrishna báo trước một viễn kiến mới, Ramakrishna bắt đầu một pha mới. Sau Ramakrishna, thực ra, không nên có nhiều tôn giáo thế - cho dù sự đa dạng là đẹp, sự đối kháng nên biến mất; người Hindu giáo không nên đánh người Mô ha mét giáo - bởi vì con người này Ramakrishna đã đạt tới cùng kinh nghiệm từ mọi tôn giáo.
Asang, nếu bạn quan tâm tới việc làm thực nghiệm nào đó như Ramakrishna, thế thì điều đó là được; bằng không sẽ không cần phải lo nghĩ. Đi vào từ một cửa và bạn đã đi vào từ mọi cửa.
Và khi bản thể bạn đóng trong vô ý thức, khí tanh và chết đó, mùi hôi đó, bóng tối đó là khổ đấy. Điều đó nữa cũng là bản chất, bởi vì bây giờ không khí trong lành không thể chảy qua bạn được; cửa ra vào, cửa sổ của bạn tất cả đều bị đóng lại rồi. Bây giờ tia sáng mặt trời không thể vào tới bên trong bạn được. Bạn không sẵn có cho mưa, cho gió, cho mặt trời. Bạn đã trở nên bị biệt lập với sự tồn tại. Bạn đã trở thành một đơn tử, không cửa sổ. Bạn đã trở nên bị bao bọc, hoàn toàn bị đóng kín trong cái ngã riêng của mình, trong bản ngã riêng của mình. Bạn đã ngắt bản thân mình khỏi sự tồn tại phúc lạc, đẹp mênh mông này; do đó, có khổ. Nó không thực là kết quả đâu; nó là bản thân vô ý thức, cái tên khác cho nó.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy kính yêu,
Khi thầy nói về điều thiện, điều ác và nghiệp kết quả của chúng, thầy có nói rằng hành động có ý thức mang phúc lạc cố hữu và hành động vô ý thức mang đau đớn cố hữu, hay có cái gì đó hơn nữa cho nó? Cũng vậy, liệu nó có tuân theo rằng mọi phúc lạc đều là kết quả của ý thức và mọi đau khổ đều là kết quả của vô ý thức không?
Prem Vidya, không có gì hơn cho nó đâu. Nó là hiện tượng đơn giản: ý thức về bản chất là phúc lạc. Phúc lạc không phải là kết quả; nó là có sẵn trong tâm thức rồi. Nó không tới từ bên ngoài; nó nở hoa bên trong tâm thức. Nó là hương thơm của việc nở hoa tâm thức. Khi hoa hồng của tâm thức mở ra, hương thơm của nó là phúc lạc.
Và mọi người đang sống một cách vô ý thức, nhưng họ không thấy ra điều đó. Họ cứ nói họ đang sống trong khổ và họ muốn không sống trong khổ, nhưng họ bao giờ cũng đổ trách nhiệm lên cái gì đó khác, ai đó khác. Hoặc đó là số mệnh hoặc đó là xã hội, cấu trúc kinh tế, nhà nước, nhà thờ, vợ, chồng, mẹ - nhưng bao giờ cũng là ai đó khác.
Tôn giáo bắt đầu trong cuộc sống của bạn khi bạn nhận lấy trách nhiệm về bản thân mình. Nhận trách nhiệm về khổ của bạn là bắt đầu của thay đổi, bởi vì ngay cả chấp nhận rằng "Tôi chịu trách nhiệm về bất kì cái gì tôi đang là," là bắt đầu của ý thức. Bạn đang thoát ra khỏi trạng thái say sưa mà bạn đã sống hàng thế kỉ trong đó.
Poteen là một loại rượu lậu Ai len có thể làm thủng lỗ tấm kim loại. Sau khi uống nửa lít rượu này Flaherty thấy nhiều con vật trong phòng mình tới mức anh ta đặt một biển báo cho ngôi nhà của mình, Vườn bách thúc của Flaherty.
Viên hạ sĩ cảnh sát địa phương tới để cãi lí với anh ta và chẳng mấy chốc anh ta đã mời ông ấy uống một cốc Mountain Dew. Khi viên cảnh sát loạng choạng bước ra ba mươi phút sau đó, ông ta giơ tay lên để yêu cầu im lặng mặc dù chẳng có ai cả. "Tất cả đều được phải không các ngài. Điều tồi tệ nhất qua rồi. Anh ta đã bán cho tôi nửa số voi."
Bạn đang sống trong trạng thái say mèm. Bạn không cần rượu - rượu đang tuần hoàn trong máu bạn rồi. Ban không cần marijuana, LSD, mescaline, không - bạn đã bị nhồi đầy bằng nó rồi. Bạn được sinh ra vô ý thức! Nhưng bởi vì mọi người khác đều giống bạn, bạn chưa bao giờ nhận biết về điều đó.
Chỉ khi việc thức tỉnh bắt đầu xảy ra trong bạn, thế thì bạn trở nên nhận biết, một cách tương đối, rằng mãi cho tới giờ bạn đã sống trong một loại giấc ngủ nào đó, rằng bạn đã từng là người vừa ngủ vừa đi, người mộng du, rằng bất kì cái gì bạn đã làm cho tới giờ đều đã làm một cách vô ý thức. Và bởi vì bạn đã làm mọi thứ một cách vô ý thức và đi một cách mù quáng trong cuộc sống, như mẩu gỗ trôi dạt, chẳng có cảm giác về chiều hướng, chẳng có ý tưởng mình đang đi đâu, chẳng có ý tưởng mình là ai, làm sao bạn có thể hi vọng phúc lạc được? Bạn chỉ có thể khổ, nhiều hay ít.
Khi bạn ít khổ hơn một chút bạn gọi nó là hạnh phúc. Nó không thực là hạnh phúc, nhưng ít khổ hơn bình thường. Khi cái ít đó thành quá nhiều, bạn đi vào đau khổ. Nhưng đây tất cả đều là mức độ khổ của bạn thôi, lúc thì ít, lúc thì nhiều, nhưng bạn vẫn còn chưa biết tới hạnh phúc. Vâng, bạn đã biết tới hoan lạc...
Hoan lạc là khi bạn quên mất khổ của bạn. Khổ vẫn còn đó - bạn quên nỗi khổ của mình thôi. Bạn đi xem phim, bạn trở nên bị tập trung vào phim, bạn trở nên tham gia vào câu chuyện đó, tới mức bạn quên mất bản thân mình, tới mức trong hai, ba giờ bạn cứ dường như là không có đó. Nhưng bên ngoài rạp chiếu phim bạn trở lại cái ta thường lệ của mình và cái khổ thường lệ của mình.
Ngu xuẩn là ở chỗ bởi vì vô thức của bạn mà bạn khổ, và khi bạn muốn tránh khổ của mình bạn uống rượu để cho bạn có thể quên đi nỗi khổ. Chính bởi vì vô ý thức mà bạn mới khổ; thế rồi bạn cố gắng trở nên vô ý thức hơn để cho bạn không cần biết rằng bạn khổ. Theo cách này bạn cứ đi ngày một sâu hơn vào trong vô ý thức. Và những trạng thái này của cơn mê bạn coi là rất, rất vĩ đại. Đây chỉ là những khoảng trống khi bạn trở nên ngủ say, vô nhận biết toàn bộ tới mức bạn không thể nhớ được rằng bạn đang khổ.
Và trong những trạng thái vô ý thức này, do hoá chất tạo ra, bạn có thể tin rằng bạn đang có hạnh phúc nào đó, bạn có thể tưởng tượng; điều đó tất cả phụ thuộc vào tưởng tượng của bạn. Nhiều người đã thực nghiệm với LSD - cảm giác phiêu diêu bay bổng nhất có được từ trước cho tới nay. Và kết quả của nhiều thực nghiệm là ở chỗ những người đang hi vọng rằng họ sẽ đạt tới phúc lạc lớn lao đi tới báo cáo họ đã đạt tới thiên đường và họ thấy các thiên thần và ánh sáng và mầu sắc và những kinh nghiệm có tính thơ ca tuyệt vời. Và những người đi vào thực nghiệm với ý tưởng rằng điều này là sai, rằng điều này không thể cho phúc lạc được, rằng điều này nhất định cho khổ, quay lại báo cáo rằng họ đã ở trong địa ngục và họ đã khổ quá chừng - họ đã chịu ngọn lửa địa ngục.
Lí do thật rõ ràng: bất kì cái gì bạn tưởng tượng đều bắt đầu có vẻ thật dưới tác dụng của LSD. Nếu bạn chống lại nó, nếu bạn tin rằng nó là ác, bạn sẽ bắt gặp quỉ. Nó đơn giản khuếch đại tưởng tượng của bạn, dù tưởng tượng là bất kì cái gì. Nếu nó là đen tối, thế thì bạn rơi vào lỗ đen.
Nếu nó là đẹp thế thì, giống như Aldous Huxley, bởi vì ông ấy tin rằng LSD là khám phá tôn giáo mới nhất, rằng LSD có thể đưa mọi người tới cực lạc, tới samadhi.... Điều Buddha đã đạt tới sau sáu năm và Mahavira đạt tới sau mười hai năm, và Kabir và Nanak vân vân, sau nhiều năm vật lộn với vô ý thức để trở nên có ý thức, có thể được đạt tới qua LSD rất dễ dàng – chỉ phải dùng một lượng LSD rất nhỏ thôi.
Ông ấy đã tin rằng sớm hay muộn chúng ta sẽ tinh luyện LSD ngày một nhiều hơn và chúng ta sẽ tạo ra trạng thái phiêu diêu tối thượng mà ông ấy gọi là soma, trong việc nhớ lại Vedas cổ - bởi vì trong Vedas người ta nói rằng các nhà tiên tri hay uống nước cam lồ nào đó có tên là soma raso, và nước cam lồ đó bắc cầu cho họ tới Thượng đế. Huxley nói trong tương lai sự phiêu diêu tối thượng sẽ là soma. Bạn có thể tự tiêm nó vào thân thể mình và bạn sẽ được mang tới thiên đường.
Bây giờ mọi điều này là cực kì ngu xuẩn! Điều này tất cả đều vô nghĩa. Nhưng Huxley là người chân thành. Điều ông ấy nói là không giả dối; ông ấy đã kinh nghiệm nó qua LSD, bởi vì ông ấy đã tin vào nó. Chính niềm tin của ông ấy được phóng chiếu lên, chính tưởng tượng của ông ấy được khuếch đại lên.
Một người khác có cùng sự thành thực đó, Rahner, người chống lại LSD và chống lại mọi nếm trải phiêu diêu, đã đi tới với báo cáo đối lập: rằng LSD đưa bạn tới địa ngục, rằng nó tống bạn vào ngọn lửa địa ngục, rằng nó tạo ra những tra tấn tới mức bạn không thể tưởng tượng nổi – ngay cả Adolf Hitler cũng không thể mơ được về chúng. Và ông ấy cũng thành thực. Cả hai đều đúng bởi vì cả hai đều bị tâm trí riêng của mình lừa dối.
Con người đã vô ý thức rồi; bây giờ những người này đang cố gắng làm cho mình thậm chí còn vô ý thức hơn, cứ dường như ngần ấy vô ý thức vẫn còn chưa đủ!
Vidya này, khi có liên quan tới chư phật, khi có liên quan tới tôi, tâm thức không thể nào được đạt tới bằng bất kì hoá chất nào. Vô ý thức có thể được hoá chất tạo ta, bởi vì vô ý thức là hiện tượng rất thô, thấp hơn. Ý thức là đỉnh cao nhất của sự trưởng thành, của việc mở ra, của việc đi về nhà; điều đó không thể có được qua hoá chất. Nó là có thể chỉ nếu bạn cứ mài sắc thêm thông minh của mình; nếu bạn cứ làm việc trên linh hồn chứng kiến của mình; nếu bạn ngày càng trở thành nhân chứng cho mọi điều bạn làm, cho mọi điều bạn nghĩ, cho mọi điều bạn cảm. Nếu bạn khổ - như mọi người đều khổ - thế thì nhớ lấy, điều đó đơn giản chỉ ra bạn vô ý thức.
Đừng tranh đấu với khổ; điều đó sẽ chẳng ích gì. Bạn có thể đẩy khổ từ chỗ này sang chỗ nọ; nó sẽ vẫn còn đấy. Đừng đẩy trách nhiệm lên người khác. Đừng nói, "Bởi vì vợ này mà mình khổ; nếu mình đổi vợ mình sẽ không khổ." Bạn có thể cứ đổi - chẳng người đàn bà nào trên thế giới này sẽ làm cho bạn phúc lạc đâu. Nếu bạn nghĩ, "Chồng này là nguyên nhân của khổ của mình," bạn có thể thay đổi...
Ở Mĩ mọi người đều thay đổi rất nhanh chóng, nhưng khổ đang phát triển, không giảm đi. Bạn có thể đếm nỗi khổ của một người bằng việc biết bao nhiêu lần người đó đã trải qua li dị. Càng nhiều li dị người đó càng trở nên khổ hơn, bởi vì càng nhiều li dị, người đó càng trở nên vô vọng hơn.
Ở một nước như Ấn Độ bạn có thể hi vọng. Bạn không thể li dị dễ dàng được; phần lớn đất nước thậm chí không thể quan niệm được về li dị. Cách thức duy nhất để gạt bỏ vợ bạn là hi vọng vào kiếp sống khác - ngay cả thế người ta cũng chẳng bao giờ biết! Bạn có thể trở nên bị móc vào lẫn nhau nhiều tới mức ở kiếp khác bạn cũng có thể tiếp tục. Và đặc biệt đàn bà cứ cầu nguyện trong các đền chùa, "Xin cho con cùng người chồng đó nữa – trong hàng trăm kiếp sống!" Và nếu lời cầu nguyện của họ mà được đáp ứng thế thì chẳng có hi vọng nào. Nhưng ít nhất người ta có thể trì hoãn: "Sau cái chết... Kiếp này bị kết thúc rồi, chẳng thể làm được gì cả. Bây giờ người đàn bà này hay người đàn ông này là số phận của mình." Cho nên chấp nhận điều đó đi và tự an ủi mình. Vẫn còn bằng lòng. Hi vọng điều tốt nhất và trông đợi điều tồi nhất!
Nhưng ở Ấn Độ mọi người dường như thoải mái hơn bởi vì họ biết: "Người đàn bà này đang tạo ra rắc rối." Ít nhất điều này cũng là an ủi lớn: "Người đàn ông này đang tạo ra rắc rối." Nhưng ở Mĩ ngay cả hi vọng đó cũng là không thể được – mọi người đã đổi chồng và vợ nhiều lần thế.
Tôi đã nghe:
Một người đàn ông và một người đàn bà đang ngồi ăn sáng và con họ chơi trong vườn – và thế rồi đánh nhau bùng ra giữa lũ trẻ.
Người vợ nói, "Trông kìa! Con anh và con em đã hợp thành nhóm và chúng đang đánh con chúng ta!"
Một cậu bé, người nhỏ nhắn, đang ba hoa về bố nó, và nó nói, "Bố tao là người bố vĩ đại nhất có thể có."
Đứa bé khác nói, "Thế chưa là gì cả! Ông ấy đã từng là bố tao trước đây. Tao biết ông ấy - chúng tao đã đuổi ông ấy đi. Ông ấy kiểu cổ rồi, lạc hậu rồi; mày đã kiếm được ông bố dùng lại!"
Tôi đã nghe nói về một người đã đổi vợ đến tám lần, cứ hi vọng rằng lần này mình sẽ tìm thấy người đàn bà tốt hơn, người sẽ không tạo ra khổ, nhưng mỗi lần anh ta đều ngạc nhiên mà biết rằng mình đã tìm thấy cùng loại đàn bà đó lặp đi lặp lại.
Thực ra, nếu người chọn vẫn như cũ làm sao bạn có thể chọn cái gì đó khác được? Bạn rơi vào tình yêu với cùng loại đàn bà lặp đi lặp lại, bởi vì bạn vẫn còn như cũ. Trạng thái có ý thức hay vô ý thức của bạn vẫn như cũ, tâm trí bạn vẫn như cũ. Ai sẽ chọn? Bạn rơi vào tình yêu với loại đàn bà nào đó - người bước đi theo cách này, người có cái loại mũi nào đó và có loại tiếng nói nào đó và khuôn mặt thân hình nào đó. Một kiểu đàn bà nào đó - một kiểu tâm lí nào đó cô ấy có - và bạn trở nên bị hấp dẫn tới cô ấy. Khi bạn lại gần hơn và sống cùng nhau bạn thấy khổ. Bạn li dị. Bạn lại bắt đầu nhìn. Nhưng bạn vẫn là cùng con người đó - bạn sẽ lại tìm thấy cùng loại đàn bà. Làm sao bạn có thể tìm thấy loại đàn bà khác được? Bạn sẽ không quan tâm tới loại khác đâu. Cùng loại đàn bà đó sẽ hấp dẫn bạn, sẽ làm bạn mê say, và bạn sẽ lại vào trong cùng cái bẫy. Chỉ cái tên thay đổi thôi, cái bẫy vẫn còn như cũ.
Đừng đổ trách nhiệm lên người khác; đó là điều giữ cho bạn khổ đấy. Nhận lấy trách nhiệm về phần mình đi. Bao giờ cũng nhớ, "Mình chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Không ai khác chịu trách nhiệm cả. Cho nên nếu mình khổ thế thì mình phải nhìn vào tâm thức riêng của mình; cái gì đó là sai với mình, do đó mình tạo ra khổ quanh mình."
Đây là sự bắt đầu, sự bắt đầu lớn lao, hạt mầm đầu tiên của biến chuyển. Bạn đang trở nên có ý thức nếu bạn nhận trách nhiệm lên đôi vai riêng của mình. Bạn đã trở nên có ý thức; tia sáng đầu tiên đã xảy ra.
Vâng, Vidya: ý thức mang bản chất phúc lạc còn vô ý thức mang bản chất khổ. Không có gì nhiều hơn điều đó; điều đó rất đơn giản.
Luật của cuộc sống bao giờ cũng rất đơn giản. Chân lí bao giờ cũng rất đơn giản. Chân lí không huyền bí, chân lí không bí truyền. Chân lí rất hiển nhiên - và bởi vì nó rất hiển nhiên, đó là lí do tại sao mọi người không thấy nó. Mọi người cứ bỏ lỡ điều hiển nhiên, mọi người cứ bỏ lỡ điều đơn giản, bởi vì họ nghĩ chân lí phải rất phức tạp. Do đó họ cứ đi tìm cái gì đó phức tạp - và chân lí không phức tạp. Họ cứ nhìn ra xa xăm - và chân lí lại ở rất cận kề bên cạnh. Họ cứ nhìn vào những điều bí ẩn, vào những giáo lí huyền môn, huyền bí, bí truyền.
Và có những người cứ khai thác bởi vì họ biết có những người không thể được thoả mãn bởi chân lí đơn giản. Họ viết rác rưởi nhưng theo cách mà nó có vẻ rất huyền diệu. Họ viết theo cách bạn không thể nào hiểu thực sự được điều họ đang viết. Và mọi người nghĩ rằng nếu họ không thể hiểu được thế thì phải có bí ẩn lớn lao nào đó trong nó.
Chân lí là rất đơn giản, và bởi vì nó rất đơn giản nên bạn không nhìn vào nó. Bạn sẽ phải học, bạn sẽ phải trở nên nhận biết, về tính đơn giản và hiển nhiên của chân lí. Không có gì nhiều hơn cho nó. Nó đơn giản là thế này: ý thức là phúc lạc, vô ý thức là khổ.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Thầy nghĩ gì về chủ nghĩa cộng sản?
Raja, tôi không nghĩ về những điều như thế - thực ra, tôi không nghĩ chút nào! Tôi chắc chắn quan tâm tới công xã, nhưng không quan tâm tới chủ nghĩa cộng sản. Khoảnh khắc cái gì đó trở thành "chủ nghĩa" nó trở thành nguy hiểm. Quan niệm về công xã là hay: mọi người sống cùng nhau theo cách không sở hữu, không sở hữu đồ vật cũng không sở hữu con người; mọi người sống cùng nhau, sáng tạo cùng nhau, mở hội cùng nhau, và vẫn cho phép nhau có không gian riêng; mọi người sáng tạo ra bầu không khí thiền nào đó, bầu không khí yêu, và sống trong bầu không khí đó.
Tôi chắc chắn quan tâm tới ý niệm về công xã - nó đơn giản nghĩa là nơi việc giao cảm là có thể. Trong thế giới này không thể có giao cảm được. Ngay cả trao đổi cũng không thể có, nói gì tới giao cảm! Trao đổi nghĩa là đối thoại giữa hai tâm trí - ngay cả điều đó cũng không có thể được - còn giao cảm nghĩa là gặp gỡ của hai trái tim. Nơi giao cảm là có thể, có công xã.
Quan niệm về gia đình bây giờ bị mục ruỗng rồi. Nó đã có tác dụng, nó đã làm xong công việc của nó, nó đã kết thúc. Không có tương lai cho gia đình. Thực ra, gia đình đã là một trong những nguyên nhân của thảm hoạ. Gia đình làm cho bạn bị đồng nhất với một nhóm rất nhỏ - mẹ, bố, anh, chị, em - một nhóm rất nhỏ trở thành toàn thể thế giới của bạn. Con người cần trưởng thành đa dạng hơn.
Công xã nghĩa là đa dạng hơn: không chỉ bố bạn mà nhiều bác, không chỉ mẹ bạn mà nhiều cô. Công xã nghĩa là trẻ em sẽ có nhiều người hơn để học, nhiều người hơn để yêu, nhiều người hơn để trở nên quen thuộc. Chúng sẽ trở nên giầu có hơn.
Các nhà tâm lí nói rằng khi đứa trẻ sống với mẹ và bố, đơn vị nhỏ của gia đình, nó biết người mẹ là đại diện của mọi tính đàn bà và người bố là đại diện của mọi tính đàn ông - điều này là sai, hoàn toàn sai. Bố nó không đại diện cho mọi kiểu và mẹ nó không đại diện cho mọi kiểu. Và nó dần dần trở nên bị hội tụ vào người mẹ; người mẹ trở thành hoá thân của tính đàn bà.
Bây giờ sẽ có rắc rối! Toàn thể cuộc sống của nó sẽ đi tìm người mẹ nó trong vợ nó và nó sẽ không thấy người đó - và điều đó tạo ra khổ. Không người vợ nào sẽ là mẹ của nó, và điều đó sẽ là tìm kiếm sâu sắc của nó, tìm kiếm vô ý thức, bởi vì nó chỉ biết một người đàn bà. Đó là ý niệm của nó về người đàn bà thực, về đàn bà phải thế nào. Và con gái bao giờ cũng đi tìm người bố, và không người chồng nào sẽ là bố cho cô ta.
Sự cố định này đang tạo ra căng thẳng và lo âu tâm lí lớn trên thế giới. Công xã nghĩa là bạn sẽ không bị cố định nhiều thế. Bạn nhìn cậu bé Siddhartha của chúng ta! Nhiều ngày nó biến mất khỏi người mẹ; nó sống cùng các sannyasin khác trong nhiều ngày. Nó có nhiều bạn, những người bạn người lớn; đàn bà, đàn ông. Nó quay lại đạo tràng rất muộn ban đêm - hai giờ. Bận rộn thế! Laxmi đã gọi nó và hỏi nó, "Siddhartha, thế này thì quá lắm - hai giờ sáng! Con phải về trước mười một giờ."
Nó nói, "Đây là qui tắc cho con hay cho tất cả? Qui tắc này áp dụng cho cả người lớn nữa chứ?"
Bây giờ, đây là trưởng thành! Nó đang trở thành người lớn! Và nó nói, "Vài ngày con phải ở với người khác nữa - họ mời con!" Bây giờ nó đang sống với nhiều gia đình. Nó sẽ trở nên nhận biết rằng mẹ nó không phải là người đàn bà duy nhất trên thế giới; có nhiều người đàn bà khác. Nó sẽ trở nên quen thuộc với nhiều khía cạnh của tính đàn bà. Ý tưởng của nó về đàn bà sẽ phong phú hơn, và có nhiều khả năng hơn là nó sẽ được hài lòng với người vợ hơn là khác thế. Nó biết nhiều chú bác và nhiều bố. Cái nhìn của nó về đàn ông không tuyến tính, đó là đa chiều; nhất định là đa chiều.
Tôi quan tâm tới ý niệm về công xã bởi vì công xã sẽ giúp cho mọi người gạt bỏ đi nhiều khó chịu tâm lí mà sự giáo dục của chúng ta đã trao cho chúng ta. Việc giáo dưỡng mục nát thế, cổ hủ thế! Trong năm nghìn năm đã chẳng có thay đổi gì. Mọi thứ khác đã thay đổi - từ xe bò kéo chúng ta đã đi tới máy bay phản lực - nhưng khi có liên quan tới cuộc sống con người cùng gia đình mục nát đó vẫn còn lại. Với con người chúng ta rất chính thống; do đó chúng ta có máy móc tốt hơn nhưng không có con người tốt hơn. Chúng ta có mọi thứ tốt hơn - chỉ con người là không tốt hơn; và lí do là ở chỗ về con người chúng ta rất chính thống và qui ước.
Công xã sẽ thay đổi ý niệm về gia đình; nó sẽ làm cho gia đình rất linh hoạt.
Mới vài ngày trước đây, Bipin tới từ Mĩ và anh ấy nói, "Kì lạ thật! - sau mỗi một năm tôi tới và mọi đôi đã đổi hết! Mà tôi hay nghĩ tới vài đôi bền vững - chẳng hạn, Satya và Chaitanya, Sheela và Chinmaya. Ngay cả những đôi mà tôi nghĩ là sẽ còn bền vững, ngay cả họ cũng không còn đó nữa! Những tổ hợp người mới đã xảy ra." Anh ấy hỏi, "Thầy kính yêu của chúng ta đang làm gì vậy?"
Tôi chẳng làm gì cả - đây không phải là việc của tôi! Điều này nhất định xảy ra trong công xã. Mọi người sẽ trở nên linh động hơn, sẵn có hơn cho nhau, thương yêu hơn, có quan hệ hơn, ít sở hữu hơn.
Tôi chắc chắn quan tâm tới ý niệm về công xã, nhưng không quan tâm tới chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản là xấu. Chủ nghĩa cộng sản là bệnh dịch lớn. Nó biến khỏi thế giới càng sớm càng tốt. Nó đã phá huỷ những giá trị lớn lao - giá trị lớn lao nhất của tự do đã bị phá huỷ. Và chủ nghĩa cộng sản là phản tôn giáo.
Nếu chủ nghĩa cộng sản tiếp diễn, không có hi vọng về chư phật được sinh ra; nó sẽ không cho phép điều đó. Nếu Phật Gautam được sinh ra ở nước Nga Xô viết ông ấy sẽ bị buộc phải sống trong nhà thương điên. Đây không phải là triển vọng tốt! Ngay cả Jesus Christ sẽ thấy mình gặp khó khăn hơn. Họ sẽ không đóng đinh ông ấy đâu, chắc chắn không, nhưng họ sẽ đẩy ông ấy vào nhà thương điên. Ông ấy sẽ bị tuyên bố là thần kinh hay tâm thần bởi vì ông ấy nghe thấy tiếng nói; ông ấy nói với quỉ và Thượng đế. Điều này là bệnh thần kinh, điều này tuyệt đối là người điên! Ông ấy sẽ bị cho sốc điện, nhớ lấy, không bị đóng đinh thêm nữa đâu.
Nếu Jesus lập kế hoạch quay lại tôi muốn ông ấy nhận biết về tình huống này. Lần này họ sẽ không giết bạn đâu, họ sẽ để cho bạn sống, nhưng họ sẽ tiêm hoá chất vào bạn, họ sẽ cho bạn sốc điện, sốc insulin, và nếu bạn vẫn còn nguy hiểm thì họ sẽ cho bạn thuốc ngủ, họ sẽ làm cho bạn rất, rất buồn ngủ. Họ có thể buộc bạn sống gần như trong cơn mê, sống thực vật, điều còn xấu hơn nhiều việc đóng đinh một người.
Khi bạn đóng đinh một người bạn không thể làm bẽ mặt người đó được. Người đó có thể vẫn giữ lòng tự hào của mình, người đó có thể vẫn giữ đầu ngẩng cao: "Được rồi, các ông đóng đinh ta, vậy các ông đóng đinh ta đi - nhưng các ông không buộc được ta phải thay đổi tâm linh của ta hay ý niệm của ta hay viễn kiến cuộc sống của ta đâu. Ta sẵn sàng hi sinh đấy."
Người ta có thể chết với chân giá trị - Socrates chết với chân giá trị, Jesus chết với chân giá trị - nhưng ở nước Nga Xô viết, nếu Socrates được sinh ra, hay Jesus, hay Phật, không chân giá trị nào sẽ sẵn có. Thực ra không ai đã bao giờ nghe nói về họ. Họ sẽ bị buộc phải sống trong nhà thương điên. Bác sĩ sẽ chăm sóc học, và không ai sẽ bao giờ nghe tới điều họ muốn nói, thông điệp của họ là gì.
Hai công nhân Nga đang đi cạnh nhau. Đầu họ cúi gằm và mặt họ đều buồn bã và u sầu. Họ chẳng nói với nhau. Bỗng nhiên một trong những người Nga nhổ một bãi xuống đất và người kia lập tức làm hệt như thế. "Thế là đủ!" người này nói với người kia. "Nếu chúng ta tiếp tục, họ sẽ nghĩ chúng ta đang thảo luận chính trị."
Tôi đã nghe một câu chuyện khác:
Ở Nga những người cộng sản đã chỉ đạo một cuộc thanh trừng. Một bà già tinh quái bị đem tới trước viên cảnh sát trưởng. "Bà đã trong đảng," viên cảnh sát trưởng hỏi, "được bao lâu rồi?"
"Nhiều năm rồi, đồng chí cảnh sát trưởng ạ." "Thế bố của bà?"
"À, ông ấy cũng là đảng viên, mà ông nội tôi và cụ tôi cũng là đảng viên đấy."
"Này nghe đây," viên cảnh sát trưởng nói một cách hoài nghi, "vào những ngày đó làm gì đã có đảng."
"À, điều đó đâu có tạo ra khác biệt gì," bà già tinh quái nói. "Đằng nào thì chúng tôi cũng vẫn ăn cắp!"
Chủ nghĩa cộng sản là câu chuyện về trạng thái bạo hành, ép buộc. Nó đang biến đổi toàn thể đất nước thành trại tập trung. Nó không cho phép mọi người có tự do nào được là chính mình; nó thu họ thành con số. Nó phá huỷ tính cá nhân - còn tôi ủng hộ tất cả cho tính cá nhân và tự do của cá nhân, bởi vì nếu tự do của cá nhân biến mất, thế thì không có khả năng nào truy tìm vào thực tại của Thượng đế. Và đó là toàn thể mục đích của cuộc sống.
Định mệnh thực của cuộc sống chỉ có thể được hoàn thành khi bạn biết rằng Thượng đế hiện hữu, bên trong và bên ngoài. Ngài là tâm thức của bạn và ngài là vũ trụ này.
Tôi chống lại chủ nghĩa cộng sản, nhưng tôi ủng hộ tất cả cho công xã.
Đủ cho hôm nay.