Chương 2. Ghế Rỗng

Chương 2. Ghế Rỗng

Price:

Read more

Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 1) - Osho
Chương 2. Ghế rỗng



Powered by RedCircle


Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Ghế rỗng
Phòng im
Giới thiệu về Phật - Hùng hồn làm sao! Hi hữu làm sao!

Vâng, Subhuti, đó là cách duy nhất để giới thiệu Phật cho bạn. Im lặng là ngôn ngữ duy nhất mà ông ấy có thể được diễn đạt trong đó. Lời là quá dung tục, quá không thích hợp, quá giới hạn. Chỉ một không gian trống rỗng... im lặng hoàn toàn... có thể biểu thị cho bản thể của vị phật.
Có một ngôi đền ở Nhật Bản, tuyệt đối trống rỗng, thậm chí không có đến một bức tượng của Phật trong đền, và nó lại nổi tiếng là ngôi đền dành riêng cho Phật. Khi khách thăm tới và họ hỏi, “Phật ở đâu? Ngôi đền dành riêng cho ông ấy mà...” tu sĩ cười to và ông ta nói, “Không gian trống rỗng này, im lặng này - đây là Phật!”
Đá không thể biểu thị cho ông ấy, tượng không thể biểu thị cho ông ấy. Phật không phải là đá, không phải là tượng. Phật không phải là hình dạng - Phật là hương thơm vô hình dạng. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà có im lặng mười ngày trước những bài nói này về Phật. Cái im lặng đó là lời mở đầu có thể có duy nhất.
Subhuti, bạn phải đấy: “Ghế rỗng...” Vâng, chỉ ghế rỗng có thể biểu thị cho ông ấy. Chiếc ghế này là trống rỗng, và người này đang nói với bạn là trống rỗng. Đó là không gian trống rỗng rót bản thân nó vào trong bạn. Không có người nào bên trong, chỉ im lặng.
Bởi vì bạn không thể hiểu được im lặng, nó phải được dịch vào ngôn ngữ. Chính bởi vì giới hạn của bạn mà tôi phải nói; bằng không không có nhu cầu. Chân lí không thể được nói ra, chưa bao giờ được nói ra, sẽ không bao giờ được nói ra. Mọi kinh sách nói về chân lí, cứ nói hoài về nó, về và về, nhưng không kinh sách nào có năng lực diễn đạt nó - không Veda, không Kinh Thánh, không Koran - bởi vì điều đó là không thể được trong chính bản chất của mọi điều để diễn tả được nó.
Nó không thể được nói - nó chỉ có thể được chỉ ra. Nó không thể được chứng minh một cách logic, nhưng tình yêu có thể chứng minh nó. Khi logic thất bại, tình yêu thành công. Nơi ngôn ngữ thất bại, im lặng thành công.
Tôi không thể chứng minh được nó, nhưng việc thiếu vắng của cái ‘tôi’ bên trong tôi có thể trở thành chứng minh tuyệt đối cho nó. Nếu bạn muốn hiểu Phật, một cách thực sự, bạn sẽ phải đi tới ngày càng gần hơn im lặng này mà tôi đang là, bạn sẽ phải trở thành ngày càng thân thiết hơn, sẵn có, mong manh, cho cái không ai cả này, người đang nói với bạn.
Tôi không phải là người. Người đã chết lâu rồi. Nó là sự hiện diện - thiếu vắng và hiện diện. Tôi thiếu vắng như người, như cá nhân; tôi là hiện diện như phương tiện, bước chuyển, cây trúc hổng. Nó có thể trở thành cây sáo - chỉ trúc hổng có thể trở thành sáo.
Tôi đã trao bản thân mình cho cái toàn thể. Bây giờ bất kì ý cái gì là ý chí của cái toàn thể... nếu ngài muốn nói qua tôi, tôi sẵn có; nếu ngài không muốn nói qua tôi, tôi sẵn có. Ý chí của ngài bây giờ là ý chí duy nhất. Tôi không có ý chí riêng của mình.
Đó là lí do tại sao nhiều lần bạn sẽ thấy những mâu thuẫn trong phát biểu của tôi - bởi vì tôi không thể thay đổi được điều gì. Thượng đế là mâu thuẫn bởi vì Thượng đế là ngược đời. Ngài chứa đựng các cực đối lập: ngài là bóng tối và ánh sáng, mùa hè và mùa đông, sống và chết. Đôi khi ngài nói như sống và đôi khi như chết, và đôi khi ngài tới như mùa hè và đôi khi như mùa đông... tôi có thể làm được gì?
Nếu tôi suy diễn, tôi sẽ biểu thị sai. Nếu tôi cố gắng nhất quán thế thì tôi sẽ sai. Tôi có thể đúng chỉ nếu tôi sẽ vẫn còn có sẵn cho mọi mâu thuẫn mà Thượng đế hàm chứa.
Chiếc ghế này, Subhuti, chắc chắn là trống rỗng. Và ngày mà bạn có thể thấy cái ghế này trống rỗng, thân thể này trống rỗng, con người này trống rỗng, bạn sẽ thấy tôi, bạn sẽ có tiếp xúc với tôi. Đó là khoảnh khắc thực khi đệ tử gặp thầy. Nó là tan biến, biến mất... giọt nước tuột vào trong đại dương, hay đại dương tuột vào trong giọt nước. Điều đó là như nhau! - thầy biến mất trong đệ tử và đệ tử biến mất vào trong thầy. Và thế thì tràn ngập im lặng sâu lắng.
Nó không phải là đối thoại! Đó là nơi tôn giáo phương Đông, đặc biệt Phật giáo, đã đạt tới cực điểm cao hơn Ki tô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo - bởi vì Hồi giáo, Do Thái giáo, Ki tô giáo vẫn còn níu bám cách nào đó vào ý tưởng của đối thoại. Nhưng đối thoại giả định trước là nhị nguyên, tính hai. Hồi giáo, Ki tô giáo, Do Thái giáo đều là các tôn giáo của lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện giả định trước rằng có một Thượng đế tách bạch với bạn, rằng bạn có thể nói với ông ấy.
Do đó cuốn sách của Martin Buber đã trở nên rất nổi tiếng - Ta và Ngươi. Đó là bản chất của cầu nguyện. Nhưng ‘ta’ và ‘ngươi’... nhị nguyên được cần cho đối thoại. Và dù cuộc đối thoại có thể hay đến đâu, nó vẫn là phân chia, chia chẻ; nó chưa là hợp nhất. Sông đã không đi vào trong đại dương. Có thể nó đã tới rất gần, ngay bên bờ, nhưng nó kìm lại.
Phật giáo không phải là tôn giáo của cầu nguyện, nó là tôn giáo của thiền. Và đó là khác biệt giữa lời cầu nguyện và thiền: lời cầu nguyện là đối thoại, thiền là im lặng. Lời cầu nguyện phải được nói cho ai đó - thực, không thực, nhưng nó phải được nói cho ai đó. Thiền không phải là việc nói chút nào; người ta chỉ đơn giản rơi vào trong im lặng, người ta đơn giản phải biến mất trong tính không. Khi người ta không hiện hữu, thiền hiện hữu.
Và Phật là thiền - đó là hương vị của ông ấy. Mười ngày này chúng ta vẫn còn im lặng, chúng ta vẫn còn trong thiền. Điều thực đã được nói. Những người đã không nghe thấy điều thực, bây giờ với họ tôi sẽ nói.
Việc thiền đã tràn ngập trong mười ngày qua là với khác biệt - và đó là khác biệt giữa cách tiếp cận của Phật và của tôi - khác biệt chút ít, nhưng cực kì quan trọng. Và điều đó bạn cần phải hiểu, bởi vì tôi không đơn thuần là người bình chú về Phật. Tôi không chỉ làm vọng lại ông ấy, tôi không đơn giản là tấm gương phản xạ ông ấy; tôi là đáp ứng, không phải là phản xạ. Tôi không phải là học giả, tôi không định tạo ra việc phân tích học thuật về các phát biểu của ông ấy - tôi là nhà thơ!
Tôi đã thấy cùng tính không mà ông ấy đã thấy, và, chắc chắn, tôi đã thấy nó theo cách riêng của tôi. Phật có cách riêng của ông ấy, tôi có cách riêng của tôi - về việc thấy, về việc hiện hữu. Cả hai cách đều đạt tới cùng đỉnh, nhưng cách thức là khác nhau. Cách của tôi có khác biệt chút ít - chút ít, nhưng quan trọng sâu sắc, nhớ lấy.
Mười ngày này không chỉ là của thiền im lặng - mười ngày này là của âm nhạc, im lặng và thiền. Âm nhạc là đóng góp của tôi cho nó. Phật sẽ không cho phép điều đó. Tại điểm đó chúng tôi sẽ cãi nhau. Ông ấy sẽ không cho phép âm nhạc; ông ấy sẽ nói rằng âm nhạc là khuấy động. Ông ấy sẽ khăng khăng vào im lặng thuần khiết, ông ấy sẽ nói rằng thế là đủ. Nhưng đó là chỗ chúng tôi đồng ý bất đồng.
Với tôi, âm nhạc và thiền là hai mặt của cùng một hiện tượng. Và không có âm nhạc, thiền thiếu mất cái gì đó; không có âm nhạc, thiền có chút ít đờ đẫn, không sinh động. Không có thiền, âm nhạc đơn giản là tiếng ồn - hài hoà, nhưng ầm ĩ. Không có thiền, âm nhạc là giải trí. Và không có âm nhạc, thiền trở thành ngày càng phủ định hơn, có khuynh hướng hướng theo cái chết.
Do đó nhấn mạnh của tôi là âm nhạc và thiền nên đi cùng nhau. Điều đó bổ sung một chiều hướng mới - cho cả hai. Cả hai được làm giầu có hơn bởi nó.
Nhớ ba M như bạn nhớ ba R. M thứ nhất là toán học (Mathematic); toán học là khoa học thuần khiết nhất. M thứ hai là âm nhạc (Music); âm nhạc là nghệ thuật thuần khiết. Và M thứ ba là thiền (Meditation); thiền là tôn giáo thuần khiết. Khi tất cả ba điều này gặp gỡ, bạn đạt tới bộ ba.
Cách tiếp cận của tôi là khoa học. Cho dù tôi có đưa ra những phát biểu phi logic, tôi làm cho chúng thành rất rất logic. Cho dù tôi khẳng định các nghịch lí, chúng được khẳng định theo cách thức logic. Bất kì điều gì tôi đang nói đều có toán học đằng sau nó, phương pháp, cách tiếp cận khoa học nào đó. Tôi không là người phi khoa học. Khoa học của tôi phục vụ cho tôn giáo của tôi; khoa học không phải là mục đích nhưng nó là sự bắt đầu đẹp.
Và cách tiếp cận của tôi là nghệ thuật, thẩm mĩ. Tôi không thể giúp bạn được chừng nào trường năng lượng này còn chưa trở thành âm nhạc. Âm nhạc là nghệ thuật thuần khiết. Và nếu nó được gắn với toán học, nó trở thành nhạc cụ cực kì mạnh mẽ để xuyên thấu vào nội tâm của bạn. Tất nhiên, nó sẽ không đầy đủ chừng nào thiền chưa là đỉnh cao nhất, tôn giáo thuần khiết nhất.
Và chúng ta đang cố gắng để tạo ra sự tổng hợp tối thượng. Đây là bộ ba của tôi: toán học, âm nhạc, thiền. Đây là trimurti của tôi - ba khuôn mặt của Thượng đế. Bạn có thể đạt tới Thượng đế qua một khuôn mặt, nhưng thế thì kinh nghiệm của bạn về Thượng đế sẽ không phong phú như khi bạn đạt tới qua hai khuôn mặt. Nhưng nó sẽ vẫn thiếu cái gì đó chừng nào bạn chưa đạt tới tất cả ba khuôn mặt. Khi bạn biết tới Thượng đế như một bộ ba, khi bạn đã đi qua tất cả ba chiều, kinh nghiệm của bạn, niết bàn của bạn, chứng ngộ của bạn, sẽ là phong phú nhất.
Phật nhấn mạnh vào một mình thiền; đó là một khuôn mặt của Thượng đế. Mohammed nhấn mạnh vào cầu nguyện, âm nhạc, ca hát; do đó Koran có phẩm chất của âm nhạc trong nó. Không kinh sách nào có nhiều âm nhạc trong nó như Koran. Chính từ koran đơn giản có nghĩa là “Ngâm ngợi đi! Hát đi!” Đó là khải lộ đầu tiên cho Mohammed. Một cái gì đó từ cõi bên kia đã kêu gọi và nói, “Ngâm ngợi đi! Ngâm ngợi đi! Hát đi!”
Hồi giáo là khuôn mặt khác của Thượng đế. Và có các tôn giáo đã tiếp cận tới Thượng đế qua M thứ ba: toán học. Jaina giáo là đại diện thuần khiết nhất của cách tiếp cận thứ ba. Mahavira nói giống như Albert Einstein. Không phải ngẫu nhiên mà Mahavira là người đầu tiên trong lịch sử loài người nói về lí thuyết tương đối. Sau hai mươi nhăm thế kỉ, Albert Einstein mới có khả năng chứng minh điều đó một cách khoa học, nhưng Mahavira đã thấy điều đó trong linh ảnh của ông ấy.
Nếu bạn đọc Mahavira, phát biểu của ông ấy là tuyệt đối logic, toán học. Kinh sách Jaina không có dòng nước tươi mát trong chúng - khô khan, số học. Đó là khuôn mặt khác của Thượng đế. Và chỉ có ba loại tôn giáo đã tồn tại trên thế giới này: tôn giáo của toán học, đại diện bởi Jaina giáo; tôn giáo của âm nhạc, đại diện bởi Hồi giáo, Ki tô giáo, Do Thái giáo, Hindu giáo; và tôn giáo của thiền, đại diện bởi Phật giáo, Đạo giáo.
Nỗ lực của tôi ở đây là để cho bạn một tôn giáo toàn bộ, chứa tất cả ba M trong nó. Đó là cuộc phiêu lưu rất tham vọng. Trước đây nó chưa hề được thử; do đó tôi sẽ bị chống đối vì không ai đã từng bị chống đối trước đây. Bạn đang đi với một người nguy hiểm, nhưng cuộc hành trình sẽ cực kì đẹp. Nguy hiểm, mạo hiểm không làm cho cuộc hành trình xấu đi; ngược lại, chúng làm cho nó cực kì đẹp đẽ. Tất cả những nguy hiểm mà bạn sẽ phải đối diện với tôi sẽ đem lại cho bạn xúc động. Cuộc hành trình sẽ không đờ đẫn, nó sẽ rất sống động. Chúng ta đang đi hướng tới Thượng đế theo con đường đa chiều đến mức từng khoảnh khắc của cuộc hành trình đều quí giá.
Tôi đã bắt đầu những bài giảng này về Phật bằng mười ngày im lặng một cách có chủ ý. Đấy là cách thức để bắt đầu bằng im lặng - Phật sẽ rất hạnh phúc. Ông ấy phải nhún vai một chút xíu bởi vì âm nhạc, nhưng tôi có thể làm gì được? Điều đó không thể đừng được.
Tôn giáo của tôi phải là tôn giáo của nhảy múa, tình yêu, tiếng cười. Nó phải hướng theo cuộc sống, nó phải khẳng định cuộc sống. Nó phải là chuyện tình với cuộc sống. Nó không phải là từ bỏ mà là hân hoan.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Đấy là về cảm giác rằng nó bao giờ cũng có đó, và ngay khi tôi cảm thấy nó, dường như nó xa xôi thế - nhưng cái ‘nó’ này là gì vậy?
Deva Prashantam, nó là một trong những vấn đề tái diễn mà mọi người tìm kiếm chân lí đều gặp phải. Bạn không thể nào hiểu thấu được chân lí - nếu bạn cố, nó sẽ ở xa, xa xăm. Bạn không thể nào sở hữu chân lí - nếu bạn cố, bạn sẽ thấy tay bạn trống rỗng hoàn toàn. Chân lí không thể nào bị sở hữu bởi vì nó không phải là vật. Ngược lại, bạn phải có đủ dũng cảm để bị chân lí sở hữu - bởi vì đấy là chuyện tình.
Cho phép bản thân mình bị nó sở hữu đi và bạn sẽ biết nó là gì. Nhưng bạn đang làm chính điều ngược lại: bạn đã cố gắng nắm bắt nó. Đó là điều tâm trí bao giờ cũng khao khát, ham muốn. Đó là điều tâm trí gọi là ‘hiểu biết’. Chừng nào tâm trí còn chưa có khả năng nắm bắt điều gì đó, tâm trí chưa được thoả mãn.
Nhưng chân lí là thuỷ ngân: nếu bạn cố giữ nó trong tay bạn, nắm tay càng chặt, nó sẽ lại càng trở nên lảng tránh hơn, và ra xa nhất - xa xôi đến mức bạn sẽ chấm dứt việc tin vào nó, tin cậy vào nó... xa xôi đến mức bạn sẽ không thể nào thấy rằng nó tồn tại chút nào.
Chân lí tới; nó không thể bị đem tới. Chân lí xảy ra; bạn không thể làm bất kì điều gì về nó - bởi vì người làm là vấn đề, là cản trở, là chướng ngại. Người làm là bản ngã. Và nếu bạn xoay xở cách nào đó và không cho phép người làm can thiệp vào, nó tới theo cửa sau - như người kinh nghiệm, như người quan sát, như người kinh nghiệm. Nó vẫn là cùng bản ngã đó, dưói lớp vỏ bọc mới.
Đó là lí do tại sao khi bạn cảm thấy nó, nó bị mất đi - người làm bây giờ đã tới như người cảm. Người làm phải bị tan biến đi toàn bộ; người làm phải không được phép quay lại theo cách tinh vi nào, theo cách bí mật nào.
Để chân lí hiện hữu! Đừng vội vàng hiểu nó hay cảm nó - cứ để nó đấy. Bạn không cần làm bất kì cái gì về nó. Nếu bạn có thể vẫn còn trong trạng thái không làm như vậy, của vô nỗ lực, vô bản ngã, bạn sẽ hiểu, bạn sẽ cảm, bạn sẽ biết, bạn sẽ có nó. Nó chỉ có thể có được một cách gián tiếp, không trực tiếp.
Prashantam, đó là nơi bạn đang bỏ lỡ nó. Và đó là nơi mà mọi người bỏ lỡ nó. Vâng, có những khoảnh khắc, khi đột nhiên nó ở cận kề thế... bạn sẽ muốn bắt lấy nó. Chính ham muốn nắm bắt nảy sinh từ tham lam, chính ham muốn nắm bắt nảy sinh từ sợ hãi. Chính ham muốn nắm bắt là ham muốn của tâm trí. Và khi tâm trí đi vào, chân lí đi ra.
Bạn không thể đơn giản im lặng, không làm gì cả - không làm ở mức độ trí tuệ, không làm ở mức độ vật lí, không làm ở mức độ xúc động - không làm gì chút nào, chỉ hiện hữu ở đó, hoàn toàn tĩnh lặng sao? Và thế thì bạn sẽ bị nó sở hữu. Và cách duy nhất để biết nó là để bị nó sở hữu.
Bạn nói, “đấy là về cảm giác rằng nó bao giờ cũng có đó...”
Vâng, nó bao giờ cũng có đó rồi. Nó là chính bản thể của chúng ta. Nó là chất liệu tạo nên chúng ta. Chân lí không phải là cái gì đó tách rời khỏi bạn: bạn là chân lí. Nó là chính tâm thức của bạn, chính nền tảng của bản thể bạn. Bạn không cần phải đi đâu khác để tìm và kiếm, dù tới Kashi hay Kaaba. Thậm chí đến một bước cũng chẳng cần.
Lão Tử nói: Ông có thể tìm thấy nó khi ngồi ngay trong nhà riêng của mình, không cần phải đi đâu cả - vì nó đã có đấy rồi! Khi bạn cứ đi tìm, khi bạn đi kiếm, bạn đi xa hơn khỏi nó. Từng tìm kiếm đưa bạn đi xa khỏi chân lí đã có đấy rồi.
Và có những khoảnh khắc khi bạn cảm thấy nó, rằng nó bao giờ cũng đã có đấy rồi - những khoảnh khắc của vui vẻ, tình yêu, cái đẹp. Những khoảnh khắc khi bỗng nhiên thế giới dừng lại: mặt trời lặn đẹp... và bạn bị nó nắm bắt. Nhớ lấy tôi đang nói bạn bị nó nắm bắt, bị nó sở hữu, không phải là bạn sở hữu nó. Làm sao bạn có thể sở hữu mặt trời lặn được? Mặt trời lặn sở hữu bạn, rót đầy bạn; mọi xó xỉnh của bản thể bạn đều tràn ngập với cái đẹp của nó.
Và thế thì người ta biết, sâu bên dưới trong chiều sâu của bản thể người ta, nó bao giờ cũng ở đó rồi. Thậm chí chẳng cần đến lời nào cả; người ta đơn giản biết mà không cần lời - người ta cảm thấy.
Hay, khi bạn đang trong yêu... hay khi bạn nghe bài thơ hay... hay điệu hót của chim... hay chỉ tiếng gió thổi qua rặng thông... hay tiếng nước... Bất kì khi nào bạn cho phép bản thân mình bị sở hữu, bạn sẽ thấy, bỗng nhiên, chẳng từ đâu cả, chân lí đã xuất hiện ra, Thượng đế đã xuất hiện, pháp đã xuất hiện. Bạn đã chạm tới cái gì đó không sờ nắm được, bạn đã thấy cái gì đó vô hình. Bạn đã trong tiếp xúc với cái gì đó vĩnh hằng... aes dhammo sanantano - luật vĩnh hằng, luật không cạn.
Bất kì khi nào bạn đang trong trạng thái hài hoà, mọi thứ rì rào, vận hành trong hài hoà, bất kì khi nào bạn đang trong hoà hợp... và những khoảnh khắc này xảy ra cho mọi người. Những khoảnh khắc này chẳng liên quan gì tới nhà thờ và chùa chiền và đền thờ gì cả. Thực ra, rất hiếm khi tìm thấy một người trở nên chứng ngộ trong nhà thờ hay trong chùa chiền, trong đền đài.
Phật đã trở nên chứng ngộ dưới một gốc cây, khi quan sát ngôi sao mai cuối cùng đang biến mất trên bầu trời; không phải trong đền đài, không phải trong nhà thờ - dưới gốc cây, đang quan sát ngôi sao. Phải đã trở nên bị sở hữu. Và ngôi sao đang biến đi, chậm chạp biến đi... cứ dần dần mất đi. Một khoảnh khắc trước nó còn có đó, và bây giờ nó không còn đấy nữa. Và trong khoảnh khắc đó, bỗng nhiên cái gì đó trong ông ấy, pháo đài cuối cùng của bản ngã, cũng biến mất luôn. Giống hệt như ngôi sao mai đang tan biến, bản ngã ông ấy cũng tan biến.
Bầu trời trống rỗng, và ông ấy trống rỗng. Và bất kì khi nào hai vật mà trống rỗng, chúng trở thành một - bởi vì hai vật trống rỗng không thể bị phân ranh giới được. Bạn sẽ phân ranh giới cái trống rỗng bằng cái gì? Hai cái không không thể nào được giữ tách biệt; hai cái không trở thành một cái không. Ngôi sao biến đi ở kia, và bầu trời trống rỗng, và bản ngã biến mất ở bên trong và bầu trời cũng trống rỗng bên trong... và bỗng nhiên bên trong và bên ngoài biến mất. Nó chỉ là một bầu trời.
Khoảnh khắc đó Phật trở nên chứng ngộ. Khoảnh khắc đó ông ấy trở nên biết tới pháp, thần ngôn, Đạo, Thượng đế, nguyên lí vũ trụ của cuộc sống.
Mahavira đã trở nên chứng ngộ, không trong đền đài - thậm chí không trong ngôi đền Jaina! Đã có đền thờ Jaina trong thời của Mahavira. Mahavira là tirthankara thứ hai mươi tư của Jaina - thầy vĩ đại thứ hai mươi tư. Hai mươi ba thầy đã đi trước ông ấy. Đã có đền đài Jaina, nhưng ông ấy đã không trở nên chứng ngộ trong đền đài Jaina - người Jaina phải chú ý đến sự kiện này. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ trong rừng. Chỉ ngồi đó, không làm gì cả, và bỗng nhiên nó tới. Nó tới như trận lụt.
Mohammed đã trở nên chứng ngộ trên núi. Và đấy cũng là trường hợp của mọi người: Lão Tử, Zarathustra, Kabir, Nanak... không một người nào đã trở nên chứng ngộ trong đền đài, nhà thờ, chùa chiền. Tại sao bạn đi tới đó?
Đi sớm buổi sáng để xem mặt trời lên. Ngồi giữa đêm quan sát bầu trời đầy sao. Đi, làm bạn với cây cối và đất đá. Đi, nằm dài bên cạnh sông và lắng nghe âm thanh của nó. Và bạn sẽ tới ngày càng gần hơn với ngôi đền thực của Thượng đế. Tự nhiên là ngôi đền thực của ngài. Và tại đó, bị sở hữu đi - đừng cố sở hữu. Nỗ lực sở hữu là phàm tục; ham muốn bị sở hữu là thiêng liêng.
Prashantam, lần sau nó xảy ra, đừng cố gắng làm gì về nó. Không cần hiểu, không cần quan sát, không cần xem xét, không cần phân tích - cứ để nó đấy! Bị sở hữu bởi nó đi! Nhảy múa nó! Hát nó. Và là một toàn bộ với nó. Đó là cách duy nhất để biết nó.
Bạn hỏi tôi, “Đấy là về cảm giác rằng nó bao giờ cũng có đó” - cảm giác này là tuyệt đối thật - “và ngay khi tôi cảm thấy nó, dường như nó xa xôi thế.” Bởi vì với cảm giác này, cái ‘tôi’ bước vào - và cái ‘tôi’ là khoảng cách giữa bạn và chân lí. Cái ‘tôi’ càng lớn, khoảng cách càng lớn, cái ‘tôi’ càng nhỏ thì khoảng cách càng nhỏ. Không cái ‘tôi’, không khoảng cách.
Và bạn hỏi tôi, “...nhưng cái ‘nó’ này là cái gì vậy?”
Tôi không thể nói về nó. Nó là bây giờ. Bị nó sở hữu đi! Nó là ở đây! Bị nó sở hữu đi! Nó không phải là trong lời tôi mà là ở trong các lỗ hổng. Nó không phải là trong phát biểu của tôi mà là trong các khoảng hở. Đọc nó giữa các dòng.
Nhưng nhớ một điều rất, rất có ý nghĩa: rằng bạn phải bị nó sở hữu để hiểu nó. Và chúng ta rất sợ bị sở hữu - dường như là chúng ta mất điều khiển, dường như là chúng ta đang tan biến. “Ai biết được nó sẽ đưa chúng ta đáp xuống đâu? Ai biết được liệu tôi sẽ có thể quay lại từ nó hay không?”
Tất cả những sợ hãi này nảy sinh và bạn co lại. Và đó là khoảnh khắc bạn tạo ra khoảng cách. Khoảng cách là sáng tạo của bạn. Bằng không, nó bao giờ cũng ở đây, nó bao giờ cũng bây giờ. Đừng tạo ra khoảng cách, đừng đem sợ vào.
Trong mọi ngôn ngữ trên thế giới, có những từ cho người tôn giáo như ‘sợ Thượng đế’ - những từ xấu xí, tuyệt đối dối trá, bởi vì người tôn giáo không phải là người sợ Thượng đế chút nào. Người tôn giáo là người yêu Thượng đế, không phải là người sợ Thượng đế. Nhưng các tu sĩ lại phụ thuộc vào nỗi sợ, ông ta khai thác nỗi sợ của bạn, và ông ta tạo ra nỗi sợ trong bạn. Toàn thể kinh doanh của ông ta phụ thuộc vào liệu bạn có sợ hay không.
Vứt bỏ sợ của bạn đi. Không cần phải sợ Thượng đế. Thượng đế đơn giản nghĩa là tính toàn bộ, cái toàn thể, cái đang đấy. Chúng ta là một phần của nó! Làm sao bộ phận sợ cái toàn thể? Cái toàn thể chăm nom cho cái bộ phận, cái toàn thể yêu mến cái bộ phận, bởi vì cái toàn thể sẽ không là cái toàn thể nếu thiếu cái bộ phận. Nó không thể dửng dưng với cái bộ phận được.
Biết điều này, người ta tin cậy. Biết điều này, người ta cho phép cái toàn thể sở hữu. Biết điều này, người ta vứt bỏ mọi sợ hãi, người ta buông xuôi. Và chỉ trong buông xuôi nó hiện hữu, chỉ trong tin cậy nó hiện hữu.
Tôi có thể chỉ hướng tới nó, nhưng tôi không thể giải thích nó cho bạn được. Và nó đã xảy ra cho bạn rồi, Prashantam. Bạn được ân huệ đấy. Chỉ cần chấm dứt cách bạn tạo ra khoảng cách giữa bạn và nó thôi. Và điều đó có thể được làm một cách dễ dàng: nhận chút rủi ro, bước vào cái không biết... Sợ sẽ có đó - mặc nó, đi vào trong cái không biết. Để sợ ở đó - vẫn đi vào trong cái không biết. Chỉ bằng cách đi vào trong cái không biết, nỗi sợ sẽ biến mất, bởi vì bạn sẽ đi tới biết không có gì để sợ cả.
Và một khi bạn được cái không biết làm cho say mê thế thì không có chỗ kết thúc cho cuộc hành hương này - nó là cuộc hành trình vĩnh hằng, không bao giờ chấm dứt, bao giờ cũng tiếp diễn; nó là không cạn. Aes dhammo sanantano - nó là vĩnh hằng và không cạn...
Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Sở thích riêng của thầy là gì?
Anando, tôi không có sở thích riêng nào. Tôi không cần sở thích riêng nào. Sở thích riêng là cần thiết để giữ cho bạn bận bịu. Khi bạn mệt mỏi về những bận bịu thường của bạn - và một cách tự nhiên người ta mệt mỏi về việc kiếm bánh mì và bơ - khi bạn mệt mỏi về mối bận bịu thường ngày của bạn chỉ có hai phương án. Hoặc là được nhàn rỗi... điều tạo ra nỗi sợ lớn trong bạn, bởi vì nhàn rỗi có nghĩa là ở với bản thân mình, hoàn toàn một mình với bản thân mình. Nó là đối diện với chiều sâu vực thẳm của riêng người ta - điều đó gây kinh hoàng, điều đó gây hoảng sợ. Nó có nghĩa là đối diện với cuộc sống của người ta và cái chết của người ta, nó có nghĩa là đối diện với nội tâm riêng của người ta - cái vô hạn, bao la đến mức bạn không thể nào hiểu được nó. Và chính cái bao la này gây kinh hoàng. Run rẩy lớn nảy sinh trong bạn.
Một phương án là: thiền khi bạn nhàn rỗi với công việc thường của bạn. Phương án khác là: lại kiếm bận bịu trong hoạt động ngu xuẩn nào đó, và gọi nó là sở thích riêng.
Vài người sưu tầm tem bưu điện - bây giờ, xem cái ngu xuẩn của nó - và họ gọi đó là sở thích riêng. Mọi sở thích riêng đều giống điều đó. Đây là cách thức và phương tiện để giữ cho bạn thoát khỏi bản thân mình.
Tôi hoàn toàn phúc lạc với bản thân mình. Ở một mình, hiện hữu, không làm gì, là một kinh nghiệm sâu lắng đến mức là nếu một khi bạn đã nếm trải nó, bạn sẽ vứt bỏ tất cả những hoạt động ngu xuẩn này mà vẫn được gọi là sở thích riêng. Sở thích riêng là bận bịu giả. Khi bận bịu thực không có đó, bạn lâm vào bận bịu giả. Bây giờ, thấy cái xuẩn ngốc của nó đi. Sáu ngày trong tuần bạn chờ đợi tới chủ nhật - để cho bạn có thể thảnh thơi, để cho bạn có thể nghỉ ngơi, để cho bạn có thể ở với bản thân mình. Bạn mệt mỏi về thế giới; thế giới thành quá nhiều với bạn. Bạn mệt mỏi về mọi người, bạn mệt mỏi với mọi thứ. Và bạn hi vọng chủ nhật sẽ sớm tới, và khi chủ nhật tới bạn lại bận bịu nữa - bây giờ đấy là sở thích riêng của bạn. Bạn không thể nào còn nhàn rỗi được; đó là vấn đề của bạn.
Và điều thường xảy ra là người ta mệt mỏi sau chủ nhật còn hơn sau các ngày khác, bởi vì biết bao nhiêu là sở thích riêng, nào là đi cắm trại, lái xe, và cả nghìn lẻ một thứ mà bạn chờ đợi suốt trong sáu ngày. Và bạn nghĩ rằng bạn định nghỉ ngơi sao?
Bạn không thể nghỉ được! Bạn không biết cách nghỉ. Bạn không thể thảnh thơi được - bạn không biết cách thảnh thơi. Ngay cả nhân danh thảnh thơi bạn sẽ đi vào việc nào đó, loại công việc nào đó; ngay cả nhân danh nghỉ ngơi bạn sẽ bắt đầu một loại việc nào đó. Đơn giản bởi vì bạn không được trả tiền cho việc đó, nó có thành nghỉ ngơi không? Bạn sẽ chơi bài hay chơi cờ. Bạn không được trả tiền cho việc đó, điều đó đúng, nhưng điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì mấy; nó chỉ là công việc không được trả tiền mà thôi.
Thay vì tìm kiếm sở thích riêng, dùng cơ hội ấy đi. Bất kì khi nào bạn có khả năng có thời gian trống, hoàn toàn nhàn rỗi, với bản thân mình, vẫn còn... vẫn còn trong nó, đừng đi ra khỏi nó. Đừng bắt đầu sưu tầm tem.
Hai người Do Thái đang ngồi trên ghế dài công viên. “Này, bác có làm gì khi về hưu không?” một người hỏi.
“Tôi có sở thích riêng: tôi nuôi chim bồ câu,” người kia đáp.
“Chim bồ câu à? Thế bác để chúng ở đâu? Bác sống trong khu nhà tập thể cơ mà!”
“Tôi để chúng trong nhà vệ sinh.”
“Trong nhà vệ sinh à? Chúng không ỉa vãi ra giầy và quần áo bác sao?”
“Không,” người này nói, “Tôi để chúng trong hộp.” “Trong hộp à? Chúng thở sao được?”
“Thở à? Chúng đâu có thở,” người này nói, “Chúng chết mà.”
“Chết à?” ông bạn kêu lên, bị choáng. “Bác nuôi chim bồ câu chết sao?”
“Thứ chết tiệt, đấy chỉ là sở thích riêng thôi!”
Câu hỏi thứ tư
Thưa Thầy kính yêu,
Sáng nay khi Thầy nói với chúng tôi “Các bồ tát yêu mến của tôi ơi,” có cảm giác là vào khoảnh khắc đó dường như điều đó thực tế đúng. Nhưng về sau, ngay cả khả năng mà chúng tôi một ngày nào đó sẽ trở thành bồ tát dường như giống giấc mơ...
Sheela, điều đó là chân lí - đó là lí do tại sao khi được thốt ra với sự tin cậy, với tình yêu, nó lập tức dội điều gì đó sâu vào trái tim bạn, nó rung chuông. Nhưng đấy là bởi sự tin cậy của tôi mà nó rung chuông. Tôi nói lại: các bạn là bồ tát - chư phật trong bản chất, trong hạt mầm, trong tiềm năng.
Khi tôi nói điều đó, tôi ngụ ý điều đó. Khi tôi nói điều đó, tôi nói điều đó bởi vì nó là như vậy. Và trong khoảnh khắc đó bạn hoà điệu với tôi đến mức điều đó dường như tuyệt đối đúng; chẳng cần bằng chứng gì, chẳng cần biện minh gì.
Tôi không cần tranh cãi về những chân lí tôi thốt ra. Thực ra, không chân lí nào đã bao giờ cần bất kì biện luận nào; nó là đơn giản, nhưng nó lập tức rung chuông. Điều duy nhất được cần là ở chỗ nó phải tới từ trái tim, thế thì nó đạt tới trái tim bạn.
Tôi không nói từ đầu tôi. Tôi rót bản thể tôi vào bản thể bạn. Đấy là gặp gỡ của các năng lượng. Đấy là gặp gỡ của các linh hồn. Do đó, khi bạn ở cùng tôi, điều đó dường như tuyệt đối đúng - bạn không thể hoài nghi nó được, đấy là điều không thể được. Nhưng khi bạn một mình và tôi không có đó, nghi ngờ nảy sinh. Tâm trí cũ của bạn trở lại, với báo thù, và nói, “Sheela, mình mà là bồ tát sao? Và tình yêu của mình với Veetrag thì sao? - và mình, một bồ tát sao? Và ghen tị của mình thì sao, và giận dữ của mình thì sao, tất cả những cái mình đang là thì sao? Mình mà là bồ tát sao? Ông ta phải đã đùa rồi; ông ta chơi xỏ mình!” Nghi ngờ lớn nảy sinh bởi vì chúng bao giờ cũng có đó trong tâm trí bạn.
Có thể là bạn đến với tôi, chúng ta đi cùng nhau, chúng ta bước bên nhau trong một thời gian. Tôi có đèn trong tay, nhưng bởi vì ánh sáng của tôi, con đường của bạn cũng được chiếu sáng. Thế rồi một khoảnh khắc tới khi chúng ta tách ra - chúng ta phải tách ra; ngã ba đường đã tới, con đường của chúng ta tách ra. Tôi đi theo một hướng, bạn đi theo hướng khác. Bỗng nhiên bạn bị trong bóng tối và bạn phân vân ghê lắm “Cái gì xảy ra cho chiếc đèn?”
Chiếc đèn đó không phải là của bạn. Tất nhiên, con đường của bạn được chiếu sáng, nhưng ánh sáng không phải là của bạn. Cho nên khi bạn ở cùng tôi, có ánh sáng bao quanh bạn. Trong ánh sáng đó, mọi thứ là rất rõ ràng. Khi bạn không ở cùng tôi đột nhiên có bóng tối, và trong bóng tối đó bạn sẽ nghi ngờ mọi điều mà bạn đã tin cậy, và trong bóng tối đó bạn sẽ nghi ngờ ngay cả khả năng của ánh sáng. Bạn sẽ nghi ngờ ngay cả thực tại của ánh sáng mà bạn vừa mới sống vài khoảnh khắc trước đó. Tâm trí bạn sẽ nói, “Mình phải đã mơ rồi. Mình chắc đã bị ảo giác. Ánh sáng nào? Ánh sáng đâu? Nếu nó có đó nó đã đi đâu mất rồi?”
Và điều này cứ xảy ra đi xảy ra lại. Điều này có ý nghĩa sâu sắc cần phải được hiểu. Khi bạn ở cùng tôi, tại đây, lắng nghe tôi, ngồi cạnh tôi, tình huống có thể vẫn còn như vậy khi bạn không hiện hữu về mặt vật lí với tôi. Bạn sẽ phải đi sâu thêm một chút vào tình yêu của bạn, để cho ngay cả về mặt vật lí bạn có thể xa xôi, về mặt tâm linh bạn không xa.
Thế thì chân lí sẽ tiếp tục. Thế thì nghi ngờ sẽ không dám tới.
Ngay bây giờ nghi ngờ tới bởi vì bạn có tình yêu nào đó với tôi nhưng nó vẫn còn chưa toàn bộ. Có những khoảng trống bên trong bản thể bạn, bạn đã chưa cho phép tôi thâm nhập tới. Và điều này không phải chỉ như vậy đối  với Sheela, nó là như vậy với nhiều người trong các bạn. Các bạn đang giữ kín một vài góc, tách biệt, riêng tư, riêng của bạn. Bạn vẫn còn chưa cởi mở trái tim bạn một cách toàn bộ, bạn vẫn còn chưa trần trụi hoàn toàn. Và nếu bạn đang che giấu điều gì đó, thế thì bất kì cái gì bạn che giấu sẽ vẫn còn là khoảng cách giữa tôi và bạn.
Cho nên khi bạn ở đây, dưới tác động của tôi, khi bạn ở đây về mặt vật lí với tôi, thì sự hiện diện của tôi có thể gạt tâm trí bạn sang bên. Nhưng khi bạn không hiện diện về vật lí với tôi, tâm trí bạn sẽ quay lại - bạn đã không gạt nó sang bên! Học bài học: khi bạn đi xa khỏi tôi, khi bạn không thể nào thấy tôi, cố vẫn ở cùng tôi đi. Hấp thu tinh thần của sự gần gũi này, thân mật này - thế thì ngay cả cái chết cũng không thể nào tách biệt được chúng ta. Thế thì không có vấn đề không gian và thời gian. Thế thì bạn ở cùng tôi mãi mãi. Và tin cậy sẽ bền vững, và tin cậy sẽ tiếp tục; nó sẽ trở thành sự tố thường hằng trong bạn. Điều duy nhất sẽ là thường hằng sẽ là tin cậy của bạn. Mọi thứ khác sẽ thay đổi, nhưng tin cậy thì không.
Bạn sẽ tìm thấy trung tâm của bản thể bạn. Và việc tìm ra đó là về tới nhà.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Có quá nhiều điều vô nghĩa về giáo huấn của Thầy và các hoạt động của đạo tràng của Thầy trên báo chí gần đây. Điều này bằng cách nào đó làm tôi bực tức bởi vì điều đó dường như từ những sự kiện thực tại. Thư đáp lại điều mâu thuẫn này không được công bố. Bây giờ, tôi biết điều này phải không tạo ra khác biệt bất kì điều gì đối với Thầy. Vậy thế thì điều này có phải là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói chìa má kia ra không?
Zareen, vấn đề là như nó phải thế. Người như tôi không thể nào vẫn còn không bị chống đối. Người như tôi nhất định phân chia mọi người thành hai loại: những người cùng tôi và những người không cùng tôi.
Mới hôm nọ, một người bạn cũ đã viết bức thư cho tôi gợi ý.... Ngay bây giờ chỉ có hai loại người: những người là người thành tâm, người hoàn toàn trong tình yêu với tôi, và những người là kẻ thù, đầy hận thù với tôi. Người đó muốn tạo ra loại người thứ ba, người không là người thành tâm mà cũng không là kẻ thù, mà là những nhà tư tưởng không thiên vị.
Ý tưởng của người đó có vẻ logic, nhưng điều đó là không thể có được. Nó chưa bao giờ xảy ra, và nó sẽ không xảy ra. Nó không thể xảy ra được. Thực ra, bản thân người đó thấy khó trở thành sannyasin. Người đó đã là người bạn cũ và người đó cảm thấy có chút ít khó khăn để buông xuôi bây giờ như đệ tử. Người đó không thể là người thành tâm được và người đó cũng không thể là kẻ thù được. Người đó biết tôi, người đó yêu tôi; người đó đã từng là người bạn từ lâu rồi. Cho nên đấy thực sự là vấn đề của người đó.
Người đó không thể buông xuôi được bởi vì bản ngã của người đó rằng người đó đã là bạn của tôi, là đồng nghiệp. Người đó không thể nào chống lại tôi bởi vì anh ấy cảm thấy ủng hộ tôi. Bây giờ anh ấy mắc kẹt, cho nên anh ấy muốn tìm ra cách thoát; anh ấy muốn tạo ra lực lượng thứ ba - những người không ủng hộ, không chống đối nhưng không thiên vị. Những người đó sẽ là bất lực. Và tôi không quan tâm tới những người không thiên vị. Tôi không quan tâm tới lực lượng thứ ba chút nào, bởi một lí do chắc chắn: bởi vì họ sẽ là những người hoàn toàn lạnh lẽo. Tôi quan tâm nhiều hơn tới những người rất hận thù tôi - họ ít nhất là người nóng, và người nóng là người tốt. Họ có thể được biến đổi; họ không phải lạnh như băng.
Những người nóng nảy trong ghét tôi sớm hay muộn sẽ trở thành người thành tâm - bởi vì bạn không thể sống trong ghét lâu được. Nó làm tổn thương bạn. Bằng ghét tôi bạn không thể yêu tôi được. Zareen, bạn đúng đấy, điều đó chẳng thành vấn đề gì với tôi cả. Nếu toàn bộ thế giới ghét tôi đi chăng nữa, chẳng thành vấn đề gì, nó đâu có khác biệt. Tôi vẫn còn trong phúc lạc tuyệt đối của tôi.
Phúc lạc của tôi không thể bị ảnh hưởng bởi sự căm giận, chống đối của mọi người. Nhưng nghĩ về những người đang sống trong hận thù mà xem - họ đang tự tra tấn họ, họ đang làm tổn thương họ, họ đang làm cho họ bị thương. Họ có thể cứ làm điều đó được bao lâu? Sớm hay muộn vết thương của họ sẽ cần được chữa. Và sớm hay muộn, chính bản thân sự chống đối rất nóng của họ sẽ biến thành tình yêu đam mê.
Tôi nhớ tới, Zareen này, một câu chuyện hay:
Một nhà huyền môn Sufi đã viết một cuốn sách về Koran. Cuốn sách này bị tất cả những người có thẩm quyền, mọi tôn giáo chính thức chống lại. Họ cấm nó, họ làm cho việc đọc nó thành tội lỗi. Đấy là báng bổ, họ nghĩ, nguy hiểm, bởi vì ông ta đã diễn giải Koran theo cách mà không ai đã từng diễn giải nó như thế cả. Ông ta đi ngược lại truyền thống.
Ông ấy gọi đại đệ tử của mình tới, trao cho cuốn sách, và bảo người này tới gặp vị tu sĩ chính và tặng cuốn sách đó cho ông ấy - rồi theo dõi mọi sự việc. “Bất kì điều gì xảy ra, ông phải báo cáo lại nó cho đúng đắn. Cho nên phải rất tỉnh táo; bất kì điều gì xảy ra... khi ông đưa cuốn sách ra như một món quà, ông ấy phản ứng ra sao, ông ấy làm gì, ông ấy nói gì, nhớ cho chính xác bởi vì ông phải tường trình toàn bộ khung cảnh. Và để ta bảo ông,” thầy bảo anh ta, “rằng đây là một loại kiểm tra ông đấy. Vấn đề không chỉ là đưa ra cuốn sách cho viên tu sĩ chính rồi quay về; toàn bộ vấn đề là báo cáo lại mọi thứ như nó xảy ra.”
Người này đi, rất tỉnh táo, rất thận trọng. Khi vào trong nhà của viên tu sĩ chính, anh ta làm cho bản thân mình rất tỉnh táo, lay động cả người, bởi vì mọi thứ đều phải được quan sát rất chăm chú. Thế rồi anh ta đi vào.
Ngay khi anh ta đưa tặng cuốn sách cho viên tu sĩ chính và nói ra tên của thầy mình, tu sĩ này ném cuốn sách ra khỏi nhà, ra đường, và nói, “Sao anh không bảo ta trước rằng sách này là của con người nguy hiểm đó? Ta sẽ thậm chí không thèm đụng đến nó nữa. Ta sẽ phải rửa tay bây giờ. Chạm vào cuốn sách của hắn ta là tội lỗi!”
Vợ của tu sĩ này đang ngồi cạnh ông ấy. Bà ta nói, “Ông nghiêm khắc một cách không cần thiết với con người đáng thương này. Ông ta có làm gì hại ông đâu. Cho dù ông có muốn vứt cuốn sách đó đi, ông có thể vứt nó về sau. Mà tôi không thấy có vấn đề gì trong việc vứt nó đi bởi vì ông có một thư viện lớn - hàng nghìn sách có đó; cuốn sách này cũng có thể giữ trong thư viện. Nếu ông không muốn đọc nó, không cần đọc nó. Nhưng ít nhất ông có thể làm một điều: ông có thể vứt nó về sau, rửa tay, tắm táp, hay làm bất kì điều gì ông muốn làm - nhưng tại sao ông làm tổn thương con người đáng thương này?”
Người này quay về, kể lại cho thầy mình toàn bộ câu chuyện như nó đã xảy ra, theo từng chi tiết. Thầy hỏi, “Vậy thế phản ứng của ông là gì?”
Người này nói, “Phản ứng của tôi là ở chỗ bà vợ của ông tu sĩ chính là một đàn bà rất tôn giáo. Tôi cảm thấy rất kính trọng bà ấy. Và ông tu sĩ chính đơn giản là xấu - tôi muốn cắt cổ ông ấy!”
Thầy nói, “Bây giờ nghe đây: ta quan tâm tới ông tu sĩ chính nhiều hơn - ông ta có thể được chuyển đổi bởi vì ông ta nóng nẩy. Nếu ông ấy có thể tràn đầy ghét, ông ấy cũng có thể tràn đầy yêu, bởi vì đấy là cùng năng lượng trở thành ghét hay yêu. Yêu là ghét đứng lộn ngược - yêu làm trồng cây chuối, làm shirshasana, là ghét. Nhưng rất dễ làm cho người này đứng lại trên đôi chân. Còn liên quan tới bà vợ, bà ấy lạnh lùng, lạnh như băng. Ta không có hi vọng nào về bà ấy; bà ấy không thể chuyển đổi được.”
Tôi hoàn toàn đồng ý với thầy Sufi này. Những người chống lại tôi, Zareen, tại sao họ chống tôi? Trái tim họ bị khuấy động. Cái gì đó đã bắt đầu xảy ra cho họ, và họ không muốn nó xảy ra. Điều đó là mạo hiểm. Tôi đã bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và họ không muốn đi với tôi.
Toàn bộ đầu tư của họ là vào việc chống lại điều đó. Họ muốn tránh tôi, và họ thấy rằng họ không thể tránh được tôi - họ đang trở nên nổi nóng. Do đó có căm giận; do đó họ bịa ra đủ loại nói dối. Nhưng tôi có hi vọng lớn về những người này - thực ra, tôi yêu những người này. Sớm hay muộn họ sẽ đi tới tôi.
Vấn đề thực sự là với những người dửng dưng, lạnh như băng, không ủng hộ không chống đối. Tôi muốn chia toàn bộ nhân loại ra thành hai phe: bạn và thù. Và tôi càng có nhiều bạn nhất định càng có nhiều thù. Có cân bằng nào đó trong nó; trong cuộc sống mọi thứ đều cân bằng. Nếu bạn có nhiều bạn thế, bạn nhất định có nhiều kẻ thù; bằng không cân bằng sẽ bị mất. Nếu bạn có nhiều bạn hơn, bạn sẽ có nhiều kẻ thù hơn; cân bằng phải được giữ. Cuộc sống liên tục cân bằng bản thân nó.
Tôi quan sát toàn bộ khung cảnh và tận hưởng nó.
Zareen, bạn không cần phải lo lắng về điều đó. Nhưng tôi có thể hiểu mối quan tâm của bạn.
Bạn nói, “Có quá nhiều điều vô nghĩa về giáo huấn của Thầy và các hoạt động của đạo tràng của Thầy trên báo chí mới đây...”
Sẽ ngày càng có nhiều hơn nữa mỗi ngày, bởi vì ngày càng nhiều người đang đến với tôi. Hàng triệu người đang trên đường rồi. Và càng nhiều người trở nên quan tâm tới tôi và công trình đang diễn ra ở đây, ngày càng nhiều người trở nên tham dự vào nó, sẽ ngày càng nhiều người chống lại nó - một loại cân bằng. Đấy là cách thức mọi việc xảy ra trên thế giới này; đấy là hiện tượng tự nhiên.
Và mọi loại vô nghĩa nhất định sẽ được kháo nhau, bởi vì những người chống đối chưa bao giờ ở đây. Nếu như họ ở đây họ đã không chống đối, cho nên họ sống trong đồn đại. Và những điều tiêu cực có cách thức của riêng chúng: chúng lan truyền dễ dàng hơn, nhanh hơn, chóng hơn, bởi vì toàn thể nhân loại sống trong tiêu cực.
Chẳng hạn, mới hôm nọ tôi nhận được một bức thư từ Canada nói rằng chính phủ Canada đang trở nên quan ngại, rất quan ngại nhiều, về các sannyasin của tôi và những người tới tôi từ Canada. Và họ đang điều tra nghiêm chỉnh vào toàn bộ hiện tượng này, bởi vì họ sợ rằng công xã của tôi có thể biến thành một Jonestown khác. Bây giờ, tôi cảm thấy hạnh phúc, bởi vì khi chính phủ trở nên quan ngại điều đó nghĩa là điều gì đó đang xảy ra. Khi một quốc gia xa xôi trở nên quan ngại nhiều đến mức họ nghĩ tới việc gửi một tổ tới điều tra toàn thể hiện tượng này, điều đó nghĩa là mọi sự đang trên đường, nghĩa là tôi đang trở thành loại gây rối nào đó cho họ. Tôi phải bật lên trong giấc mơ của họ.
Và trên nền tảng nào họ trở nên sợ nhiều thế? Bởi vì một sannyasin người Mĩ tự tử, một sannyasin Mĩ khác phát điên. Hai trường hợp này là đủ... Bây giờ, tất cả người Mĩ đều điên cả! Và bạn đã thấy người Mĩ chưa bao giờ đắn đo khả năng tự tử không? Các nhà tâm lí nói rằng từng người Mĩ, ít nhất bốn lần trong đời mình, nghĩ tới tự tử. Tỉ lệ tự tử lớn nhất là ở Mĩ.
Trong số một trăm nghìn sannyasin, một sannyasin tự tử
- thế là đủ! Và đó là một sannyasin Mĩ nữa. Bạn còn trông đợi điều gì khác hơn nữa từ một sannyasin Mĩ? Người Mĩ khác phát điên... điều đó tuyệt đối bình thường! Nhưng cái tiêu cực bắt giữ sự chú ý của chúng ta ngay lập tức. Bao nhiêu người Mĩ đã phát điên, chẳng ai bận tâm. Và bao nhiêu người Mĩ đã được ngăn cản không cho tự tử, chẳng ai đếm. Họ sẽ không bao giờ được đếm.
Và các nhà báo, giới báo chí, và các phương tiện truyền thông khác, họ cũng chỉ quan tâm tới những điều tiêu cực. Chừng nào bạn chưa làm điều gì đó sai sót, bạn chưa là một tin tức. George Bernard Shaw nói: Nếu chó cắn người, đấy không phải là tin tức. Nhưng nếu người cắn chó, đấy là tin tức.
Điều gì đó đáng là tin tức chỉ nếu nó lạ lùng, nếu nó dễ gây chú ý.
Bạn có thể cứ làm cả nghìn lẻ một thứ mà chẳng ai thèm để ý đến. Chỉ làm một điều sai trái và cả thế giới bỗng nhiên trở nên quan tâm tới bạn.
Và thế rồi mọi người rất hay bịa chuyện. Khi bạn kể lại lời đồn đại cho một người bạn thêm điều gì đó vào nó. Mọi người đều sáng tạo! Và khi người đó chia sẻ lời đồn đại đó cho ai đó khác, bạn có tin là anh ta sẽ chia sẻ đích xác như bạn đã kể cho anh ta không? Anh ta sẽ cho thêm dấm ớt, thêm mầu sắc mới, sâu sắc thêm chút ít, chiều hướng rộng thêm chút ít. Anh ta sẽ làm cho điều đó thêm hấp dẫn, anh ta sẽ cường điệu nó. Và điều đó cứ tiếp diễn từ mồm nọ sang mồm kia.
Lời đồn đại có cách lan toả, và mọi người đóng góp cho chúng. Chúng chẳng có gì liên quan tới sự kiện cả. Nhưng đây là cách thức nó bao giờ cũng xảy ra. Và thế rồi nó tiếp tục... Tôi sẽ qua đi và lời đồn đại sẽ cứ tiếp tục, và chúng sẽ cứ tăng lên mãi. Chúng trở thành các lực độc lập; chúng cứ lớn lên mãi.
Tôi đã từng nghe:
Thượng đế có chuyện buồn. Thánh Peter gợi ý nên làm chuyến đi thăm trái đất để kiếm một cô gái Hi lạp xinh xắn, có thể trong bộ áo thiên nga cổ. Thượng đế nói, “Không. Chừng nào ta còn bị mắc kẹt với những cô gái Hi lạp đó thì còn được. Nhưng có thời ta đã sai lầm đi gõ cửa nhà một cô Do Thái, hai nghìn năm trước đây, và ta sẽ bị nguyền rủa nếu họ vẫn không nói về điều đó!”
Lời đồn cứ tiếp diễn mãi... Và điều họ đang làm với tôi không gì bất thường cả; đó là điều được trông đợi. Họ bao giờ cũng làm những điều như vậy với Jesus, với Socrates, với Mansoor, với Phật, với Kabir. Nếu họ không làm những điều này với tôi, điều đó sẽ là điều ngạc nhiên. Thực ra, tôi sẽ không cảm thấy thoải mái nếu họ không làm những điều như vậy với tôi. Tôi muốn được tính đến cùng với chư phật - và điều đó là cách duy nhất!
Jesus quyết định quay lại trái đất. Ông ấy đã thấy rằng ở Mĩ đã có sự phục sinh của người mến mộ Jesus và người rửa tội được sinh lại, cho nên ông ấy nghĩ thời điểm thích hợp đã tới. Ông ấy đem Peter đi theo mình.
Khi ông ấy tới trái đất, ông ấy phát ra thông báo rằng ông ấy là Jesus, con của Thượng đế. Chẳng ai tin ông ấy cả; họ nghĩ ông ấy thuộc loại gàn dở. Cho nên Jesus hỏi Peter, “Làm sao làm cho họ tin vào ta được, làm sao thuyết phục họ rằng ta là vị cứu tinh đúng đắn đây?”
Peter nói, “Xin nhớ lại thủ đoạn ngài đã làm ở Galilee, khi ngài bước đi trên nước. Tôi đánh cuộc rằng điều đó sẽ có tác dụng.”
Thế là họ đưa ra thông cáo báo chí rằng ngày mai Jesus sẽ bước trên nước. Vào ngày hôm sau, truyền hình và báo chí đều tụ tập bên hồ để xem Jesus đi trên nước. Jesus và Peter tới và chèo thuyền ra giữa hồ, thế rồi Jesus bước ra ngoài thuyền và lập tức chìm nghỉm. Khi ông ấy quay lại, Peter vẫn bị choáng, hỏi, “Có chuyện gì vậy? Sao ngài chìm?”
“Im đi, cậu khờ!” Jesus nói, “Lần trước ta làm việc này ta đã không có những lỗ đáng nguyền rủa này ở chân!”
Mọi điều bây giờ khó khăn hơn chúng đã có ở thời của Jesus và Phật! Nhưng tôi vẫn thích thú, tôi đang có thời gian tốt lành. Zareen, đừng lo nghĩ chút nào. Gợi ý của tôi là: bạn nên tận hưởng nó.
Bạn nói, “Điều này bằng cách nào đó làm tôi bực tức bởi vì điều đó dường như từ những sự kiện thực tế.”
Đừng cảm thấy bực tức, đừng cảm thấy giận dữ - điều đó sẽ chẳng ích gì. Mọi người của tôi đều phải học cười to vào mọi điều ngu ngốc này mà nhất định càng ngày càng mãnh liệt hơn. Khi công trình của tôi sâu sắc thêm, ngày càng nhiều lời đồn đại vô nghĩa sẽ lan truyền khắp nơi - những cái chẳng có liên quan gì tới các sự kiện. Hay thậm chí nếu chúng có điều gì đó có liên quan tới các sự kiện, họ sẽ bóp méo chúng.
Mọi người cứ phát minh ra nhiều loại câu chuyện. Nếu bạn trở nên bực tức, theo cách nào đó bạn giúp họ đấy. Đó là điều họ muốn. Đó là điều họ muốn! - rằng nếu mọi người của tôi trở nên bực tức, giận dữ, thế thì họ có thể nghiền nát, tiêu diệt bạn. Và chắc chắn là họ có thể nghiền nát và họ có thể tiêu diệt bạn. Người của tôi rất ít, vài người được chọn lựa.
Đừng cảm thấy bực tức; bằng không bạn sẽ đang chơi trong tay họ. Khi những điều như vậy đập vào chú ý của bạn, cười cho thoải mái vào. Học cười đi - đáp ứng bằng tiếng cười! Tiếng cười phải là bảo vệ của bạn. Và tiếng cười của bạn sẽ làm cho họ có vẻ ngu xuẩn. Khi ai đó nói điều gì đó chống lại tôi, cứ cười to vào. Phát vào lưng anh ta, ôm choàng lấy anh ta! Cho anh ta một cái hôn phấn chấn!
Đó là điều Jesus ngụ ý, thực sự: yêu kẻ thù của bạn. Nhưng tôi biết, dễ yêu kẻ thù của bạn - yêu hàng xóm của bạn khó hơn. Cho nên tôi nói lại, cũng hệt như Jesus nói: Yêu hàng xóm của bạn. Họ cũng là mọi người cả thôi! Ôm choàng lấy hàng xóm của bạn; đừng chỉ cứ yêu họ về măt tâm linh - diễn đạt điều đó đi. Khi ai đó đang nói những điều vô nghĩa nào đó về tôi, diễn đạt tình yêu của bạn đi. Để cho anh ta bị khó xử - để anh ta cảm thấy hoặc là anh ta điên hoặc là bạn điên. Anh ta sẽ chẳng bao giờ có thể hình dung ra được điều đó, điều đã xảy ra - tại sao bạn ôm choàng anh ta. Anh ta đã không nói những điều tốt đẹp về thầy bạn... tại sao bạn ôm choàng anh ta? Điều đó có thể cho anh ta khao khát đi tới và gặp thầy nữa. Khi đệ tử làm một việc như vậy, đáng nhận lấy rắc rối để đi và gặp điều đang xảy ra ở đó.
Zareen, không cần phải giận dữ.
Và bạn nói, “Thư đáp ứng lại điều mâu thuẫn này không được công bố.”
Chúng sẽ không được công bố đâu, bởi vì báo  chí, truyền hình, đài phát thanh, chúng tất cả đều trong tay của những quyền lợi được đầu tư. Họ sẽ công bố mọi thứ chống lại tôi, bởi vì tờ báo nào đó thuộc sở hữu của người chủ Hindu, tờ báo nào đó thuộc sở hữu người Jaina, tờ báo nào đó thuộc vào sở hữu của người Mô ha mét giáo, tờ báo nào đó thuộc sở hữu của người Ki tô giáo - và mọi báo đều thuộc sở hữu của các loại chính khách khác nhau. Thư của bạn sẽ không được công bố. Những điều này phải được tính tới là đương nhiên.
Bạn nói, “Bây giờ, tôi biết điều này phải không khác biệt với bất kì điều gì với Thầy. Vậy thế thì đấy có phải là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói chìa má kia ra không?”
Có đấy, đấy đích xác là điều Jesus ngụ ý. Đấy là cách tốt nhất để biến đổi mọi người, để chuyển đổi mọi người. Cách tốt nhất có thể được để chuyển đổi mọi người theo con đường riêng của bạn là chìa má kia ra. Yêu họ. Cười vào những phát biểu vô nghĩa của họ. Tận hưởng lời đồn đại của họ. Làm trò đùa từ chúng, và làm cho họ khó xử.
Nếu bạn có thể làm chừng ấy, bạn đang làm công trình của tôi rồi, Zareen.

Đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 3 – Quay về Mục Lục Tập 1 – Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post