Chương 10. Không Này Không Nọ

Chương 10. Không Này Không Nọ

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 1)
Chương 10. Không này không nọ

Powered by RedCircle


Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Khác biệt gì giữa Thầy và người thượng đế khác?


Sunil Sethi, tôi không là người thượng đế, tôi đơn giản là Thượng đế - như bạn, như cây, như chim, như đá cũng là Thượng đế. Tôi không thuộc về bất kì phân loại nào. ‘Người thượng đế’ là một phân loại do các nhà báo bịa ra. Tôi đơn giản không thuộc vào bất kì phân loại nào. Bạn cũng không thuộc vào bất kì phân loại nào. Mọi phân loại đều giả. Bạn càng đi sâu vào bên trong bản thân mình, bạn sẽ càng thấy rằng bạn đơn giản hiện hữu - không này không nọ. Các nhà tiên tri của Upanishad nói: Neti, neti - không này không nọ. Không phân loại nào áp dụng được.
Có một câu chuyện hay về Phật:
Ông ấy đang ngồi dưới gốc cây. Một nhà chiêm tinh tiến tới ông ấy - ông ta rất phân vân, bởi vì ông ta thấy dấu chân của Phật in trên cát ướt và ông ta không thể nào tin nổi vào mắt mình. Tất cả kinh sách mà ông ta đã nghiên cứu trong cả đời mình đều nói cho ông ta về những dấu hiệu chắc chắn tồn tại trong chân của người cai trị cả thế giới - một chakravartin - người cai quản cả sáu lục địa, toàn thể trái đất. Và ông ta đã thấy trong dấu chân in trên cát ướt trên bờ sông tất cả những dấu hiệu rõ ràng đến mức ông ta không thể nào tin nổi vào mắt mình! Hoặc là mọi kinh sách đều sai và ông ta đã phí cả đời vào chiêm tinh học... bằng không, làm sao điều đó là có thể vào buổi trưa nóng bức thế, trong một làng nhỏ bé, bẩn thỉu thế, một chakravartin đã tới và đi chân trần, trong cát nóng bỏng?
Ông ta lần theo dấu chân, chỉ để tìm người có dấu chân đó. Ông ta thấy Phật ngồi dưới gốc cây. Ông ta thậm chí còn phân vân hơn. Khuôn mặt đó là khuôn mặt của chakravartin - vẻ duyên dáng, cái đẹp, quyền năng, hào quang - nhưng người này là kẻ ăn xin, với bình bát khất thực!
Nhà chiêm tinh chạm vào chân Phật và hỏi ông ấy, “Thưa ông, ông là ai vậy? Ông làm cho tôi phân vân quá. Ông đáng phải là một chakravartin, người cai trị cả thế giới. Ông đang làm gì ở đây, ngồi dưới gốc cây này? Hoặc là mọi sách chiêm tinh của tôi đều sai, hoặc là tôi đang ảo giác và ngài không thực ở đấy.”
Phật nói, “Sách của ông tuyệt đối đúng - nhưng có điều gì đó không thuộc vào phân loại nào cả, thậm chí không thuộc vào loại chakravartin. Tôi đang đây, nhưng tôi không là ai cả nói riêng.”
Nhà chiêm tinh nói, “Ông đang thách đố tôi hơn nữa. Làm sao ông có thể có đấy mà là không ai cả nói riêng? Ông phải là thần tới thăm trái đất này - tôi có thể thấy điều đó trong mắt ông!”
Phật nói, “Ta không phải là thần.”
Nhà chiêm tinh nói, “Thế thì ông phải là một gandharva - một nhạc sĩ tinh tú.”
Phật nói, “Không, ta không là gandharva.”
Và nhà chiêm tinh tiếp tục hỏi, “Thế thì ông là vua trá hình chăng? Ông là ai? Ông không thể là con vật, ông không thể là cây cối, ông không thể là tảng đá - ông đích xác là ai?”
Và câu trả lời của Phật đã nêu ra là có tầm quan trọng mênh mông để hiểu. Ông ấy nói, “Ta chỉ là vị phật - ta chỉ là nhận biết, và không là gì khác. Ta không thuộc vào bất kì phân loại nào. Mọi phân loại đều là sự đồng nhất và ta không có bất kì sự đồng nhất nào.”
Sunil Sethi, đích xác đấy cũng là cùng câu trả lời của tôi: tôi không thuộc vào bất kì phân loại nào, và người thượng đế là một phân loại. Tôi đơn giản là nhận biết. Tôi đơn giản là tính quan sát. Và điều này không phải là cái gì đó đặc biệt; đây là một phần của cốt lõi bên trong nhất của bạn nữa. Bạn thiêng liêng như bất kì ai khác. Cái cao nhất và cái thấp nhất, tất cả đều thiêng liêng, bởi vì chỉ Thượng đế tồn tại.
Đây là điều đầu tiên cần được nhớ: rằng tôi không thuộc vào bất kì phân loại nào. Bạn cũng không thuộc vào bất kì phân loại nào. Bạn có là người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo không? Đây là những điều bên ngoài - bạn không là những điều này. Tâm thức không thể đen và không thể trắng; tâm thức không thể có bất kì mầu sắc nào.
Bạn giầu hay nghèo? Tâm thức không thể giầu hay nghèo được. Bạn là đàn ông hay đàn bà? Tâm thức không đàn ông, không đàn bà.
Tâm thức đơn giản là tâm thức! Nhận ra điều này là tuyên bố “Aham Brahmasmi!” - ta là Thượng đế!” Nó không phải là phân loại mới. Khi ai đó tuyên bố "Ta là Thượng đế" điều đó không phải là phân loại mới, điều đó đơn giản biến mất từ mọi phân loại. Đó đích xác là nghĩa của từ ‘Thượng đế’.
Khi Mansoor nói, “Ana’l haq! - ta là chân lí!” ông ấy đang nói cùng một điều. Ông ấy nói, “Ta là tâm thức.”
Tôi không tuyên bố là người thượng đế - tôi không hiện hữu.
Điều thứ hai: giữa tôi và cái gọi là người thượng đế có nhiều khác biệt. Điều cơ bản nhất là ở chỗ tôi khẳng định cuộc sống, còn họ phủ định cuộc sống. Tôi yêu cuộc sống; họ ghét cuộc sống. Tôi muốn bạn đi ngày càng sâu vào cuộc sống; họ muốn bạn co lại, rút lui. Họ ủng hộ tất cả cho từ bỏ, tôi ủng hộ tất cả cho hân hoan. Với tôi “Hân hoan đi!” là thông điệp duy nhất. “Từ bỏ đi!” là việc trốn chạy. Từ bỏ là tự tử chậm. Hân hoan đi! Và hân hoan vô cùng. Chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng biết Thượng đế tất cả là gì.
Tại mức tối đa của bản thể bạn, khi sự mãnh liệt là toàn bộ, khi bạn không giữ lại điều gì, khi bạn nhảy múa với phóng túng, khi bạn hát toàn bộ đến mức ca sĩ biến mất trong việc hát... khi tình yêu của bạn vô hạn đến mức không có người yêu nào còn lại đằng sau, bạn đơn giản trở thành năng lượng được gọi là yêu, thế thì bạn khẳng định cuộc sống. Và cuộc sống là Thượng đế.
Tôi là người khẳng định cuộc sống; cái gọi là người thượng đế của bạn là phủ định cuộc sống. Và bởi vì về cơ bản cuộc sống không thể phủ định được - bạn là cuộc sống, làm sao bạn có thể phủ định nó được? - họ tạo ra đạo đức giả. Điều đó nhất định xảy ra. Cái gọi là người thượng đế của bạn, qua nhiều thời đại đã tạo ra đạo đức giả. Họ không cho phép bạn được chân thực. Họ không cho phép bạn được tự nhiên - làm sao họ có thể cho phép bạn được chân thực? Họ tạo ra chia rẽ trong bạn.
Họ là nguyên nhân gốc rễ của mọi tinh thần phân liệt, và toàn thể nhân loại đang phải chịu tinh thần phân liệt. Sự khác biệt giữa tinh thần phân liệt của người này với người khác chỉ là ở mức độ. Bạn bị chia chẻ! Ai đã làm điều sai trái này cho bạn? Cái gọi là người thượng đế của bạn, cái gọi là thánh nhân của bạn, cái gọi là mahatma của bạn. Họ ở chính gốc rễ của mọi khổ của bạn bởi chính giáo huấn của họ là “Phủ nhận tự nhiên! Tranh đấu với tự nhiên! Đi ngược dòng; đẩy sông!” Và bạn là một phần của tự nhiên, là một con sóng trong dòng sông - làm sao bạn có thể tranh đấu với tự nhiên? Tranh đấu, bạn sẽ bị đánh bại. Nếu bạn là người chân thành, bạn sẽ phát điên; nếu bạn không điên, điều đó sẽ đơn giản chỉ ra rằng bạn không phải là người chân thành. Bạn nói điều này và làm điều khác.
Tôi đã từng nghe:
Một kẻ đồng dục được cho ở trong một phòng trong khách sạn với một người khác, người này, nhân viên coi phòng bảo đảm với người đó, không chống đối lại cuộc vật lộn, nhưng do mục đích thể thức người đó có thể xúi giục một cuộc vật lộn. “Nhưng anh đừng chú ý gì tới người đó. Anh cứ tiến hành - người đó thích thế.”
Sáng hôm sau, người đồng dục xuống và nhân viên coi phòng hỏi người đó tình hình thế nào. “Việc hoàn toàn dễ dàng,” người đó trả lời. “Ông ấy không xúi giục cuộc vật lộn nào.”
“Trời đất!” nhân viên này nói, “Tôi đưa anh vào nhầm phòng rồi. Đấy là ông tổng giám mục.”
Điều đó nhất định xảy ra. Đạo đức giả là sản phẩm phụ tự nhiên của mọi người thượng đế rởm của bạn. Và họ chỉ có thể là rởm thôi! Nếu ai đó đã nhận ra Thượng đế, người đó không phải là người thượng đế - người đó đơn giản là Thượng đế! Tại sao ‘người thượng đế’? Và người đó biết rằng không chỉ người đó là Thượng đế mà mọi người đều là Thượng đế. Khi người đó nói “Tôi là Thượng đế,” người đó không dùng từ này theo nghĩa so sánh. Người đó không nói, “Tôi thánh thiện hơn bạn.” Người đó đơn giản nói, “Tôi là điều bạn là, nhưng tôi nhận biết còn bạn chưa nhận biết.” Khác biệt không phải là ở phẩm chất của chúng ta, ở con người chúng ta, mà chỉ trong tâm thức chúng ta. Bạn có cùng kho báu như tôi có, nhưng tôi đã vớ được nó, còn bạn vẫn đi tìm và dò dẫm. Sớm hay muộn bạn cũng sẽ tìm thấy nó. Nếu bạn cứ đi tìm kiếm, nhất định nó sẽ được tìm thấy - bởi vì nó có đó. Bạn có thể cứ bỏ lỡ được bao lâu? Ngay cả trong tối tăm sâu thẳm nhất, nếu bạn tìm nó bạn nhất định thấy nó.
Khi tôi nói tôi là Thượng đế, tôi đơn giản tuyên bố rằng toàn thể nhân loại là thiêng liêng. Tôi đơn giản tuyên bố rằng mọi sinh linh đều thiêng liêng; tôi đơn giản tuyên bố rằng tất cả những cái tồn tại đều thiêng liêng. Người thượng đế, cái gọi là người thượng đế, tuyên bố rằng người đó là Thượng đế và bạn là tội nhân. Ông ta tạo ra một loại ưu việt mới, một cấp bậc mới. Và toàn thể bí mật thương mại của ông ta là làm cho bạn cảm thấy mặc cảm. Và bạn càng cảm thấy mặc cảm, bạn càng nằm trong nắm giữ của ông ta.
Làm sao làm cho bạn cảm thấy mặc cảm? Cứ lên án những điều tự nhiên và điều đó sẽ bắt đầu xảy ra. Lên án dục - bạn sẽ có ham muốn dục nảy sinh và bạn sẽ cảm thấy mặc cảm. Lên án thức ăn... lên án mọi thứ mà là thiên hướng tự nhiên trong bạn.
Buổi liên hoan đổi vợ bị vị bộ trưởng đang tham gia cuộc vận động đột kích vào, ông này có kế hoạch chấm dứt tất cả những điều đang diễn ra này. Khi ông ấy bấm chuông, một người trong nhà đi tới và dường như không chút bối rối.
Vị bộ trưởng nói, “Tôi được báo các vị có buổi liên hoan ở đây tối nay.”
“Chúng tôi có đấy,” người này nói. “Chúng tôi đang chơi trò đoán người ngay bây giờ. Đàn bà bịt mắt cố gắng đoán ra tên đàn ông bằng việc cảm thấy chim của họ. Ông cũng nên vào đi, thưa tôn ông, tên ông đã được đoán tám lần rồi!”
Toàn thể giới tu sĩ trong suốt các thời đại đã chứng minh chỉ một điều: rằng bạn không thể tranh đấu chống lại tự nhiên. Mặc dầu có cách để vượt qua nó - nhưng cách này không chống lại nó; cách đi qua nó.
Đó là khác biệt đầu tiên và nền tảng nhất của tôi: tôi khẳng định cuộc sống như nó vậy. Điều đó không ngụ ý là không trưởng thành nào là có thể bên ngoài cuộc sống - có khả năng mênh mông của trưởng thành - nhưng mọi trưởng thành đều phải được tìm thấy trên tình yêu đam mê, sâu sắc về cuộc sống. Chỉ thông qua việc kinh nghiệm cuộc sống mà siêu việt xảy ra.
Tôi muốn bạn đi ra ngoài dục, nhưng tôi không lên án dục. Dục là ham muốn tự nhiên, và là tốt trong vị trí riêng của nó. Nhưng người ta không nên dừng lại với nó; nó chỉ là bắt đầu, một thoáng nhìn - một thoáng nhìn về cõi bên kia. Trong cực thích dục sâu sắc, bạn trở nên nhận biết lần đầu tiên về cái gì đó không phải của bản ngã, cái gì đó không phải của tâm trí, cái gì đó không phải của thời gian. Trong cực thích sâu, tâm trí, thời gian, tất cả biến mất; toàn thể thế giới dừng lại trong một khoảnh khắc. Trong một khoảnh khắc bạn không còn là một phần của thế giới vật chất; bạn chỉ là không gian thuần khiết.
Nhưng đây chỉ là một thoáng nhìn - và với giá lớn. Bạn phải đi lên trước. Bạn phải tìm và kiếm những cách thức và phương tiện để cho thoáng nhìn này trở thành chính trạng thái của bạn. Đó là điều tôi gọi là nhận ra, chứng ngộ. Người đã chứng ngộ là trong trạng thái vui sướng cực điểm cả hai mươi tư giờ một ngày. Điều mà người dục tính chỉ đạt tới một lần trong một chốc, với nỗ lực rất lớn, người tâm linh đạt tới không phải nỗ lực gì và không phí hoài gì. Người tâm linh đơn giản sống đó; những đỉnh tối thượng đó là chỗ trú ngụ của người đó. Bạn chỉ thấy những đỉnh này từ xa hàng nghìn dặm.
Tôi không chống lại dục, bởi vì dục là cửa sổ đầu tiên mở vào sự tồn tại tâm linh. Tôi không chống lại thức ăn, bởi vì tôi không chống lại bất kì tận hưởng nào - thức ăn, tình yêu, âm nhạc, nhảy múa, tự nhiên... chính là qua việc tận hưởng tất cả những điều này mà bạn sẽ, dần dần, dần dần trở nên nhận biết về cái vô hình.
Chính bởi vì điều này mà Upanishad nói: Annam Brahma - thức ăn là Thượng đế. Một phát biểu cực kì có ý nghĩa: thức ăn, và Thượng đế sao? được làm thành đồng nghĩa? - annam Brahma. Thức ăn là Thượng đế sao? Họ đang nói gì? Những người này biết, họ biết điều họ đang nói - hương vị của thức ăn là hương vị của Thượng đế. Hương vị của bất kì vui vẻ nào cũng là hương vị của Thượng đế - dù xa bao nhiêu, dù là phản xạ nhiều thế nào.
Trăng được phản xạ trong hồ vẫn là phản xạ của trăng, mặc dầu bạn sẽ không tìm thấy nó trong hồ. Nếu bạn nhảy xuống hồ, bạn sẽ chỉ làm rối loạn phản xạ và bạn sẽ không tìm thấy trăng ở đó. Phản xạ không phải là trăng, việc phản xạ phản xạ lại trăng. Và nếu bạn có chút ít thông minh bạn sẽ không nhảy xuống hồ, bạn sẽ nhìn lên trời nơi trăng thực có đấy.
Thượng đế được phản xạ khi bạn tận hưởng thức ăn. Thượng đế được phản xạ khi bạn tận hưởng dục. Thượng đế được phản xạ trong cả nghìn lẻ một hồ của cuộc sống. Lấy chìa khoá từ sự phản xạ; lấy chỉ dẫn, manh mối, và bắt đầu đi tới gốc.
Đó là khác biệt nền tảng của tôi. Tôi không chống lại cuộc sống hay bất kì cái gì mà cuộc sống hàm ý - không chống dục lẫn thức ăn, không chống thân thể lẫn thú vui thân thể. Tôi không chống lại thoải mái, tôi không chống xa hoa.
Mới hôm nọ có một câu hỏi. Ai đó đã hỏi - người đó phải là người mới tới và là người Ấn Độ - người đó đã hỏi, “Thầy không đạo đức giả chứ? Sao thầy sống trong xa hoa thế?” Người đó không biết ý nghĩa của từ ‘đạo đức giả’. Tôi có thể là người duy nhất trong thế giới mà không là kẻ đạo đức giả.
Người đạo đức giả là người nói điều này và làm điều khác. Người đạo đức giả là người có cuộc sống bên trong và bên ngoài khác nhau - không chỉ khác nhau mà còn đối lập hoàn toàn. Tôi không chống lại xa hoa, cho nên tại sao tôi phải là kẻ đạo đức giả? Tôi không chống lại thoải mái - tôi không là kẻ tự bạo, có vậy thôi. Tôi không tin vào việc hành hạ bản thân mình hay bất kì người nào khác. Tôi không tin vào việc hành hạ.
Tôi muốn cả trái đất này sống trong xa hoa. Chắc chắn, tôi biết rằng hôm nay điều đó chưa là hoàn cảnh. Cả trái đất này thậm chí vẫn còn chưa có được những thứ cần thiết tối thiểu cho cuộc sống. Nhưng tôi không định tự hành hạ mình chỉ bởi vì điều đó, bởi vì điều đó không giúp ích gì cho họ. Nếu có một nghìn người khổ, thì sẽ có một nghìn lẻ một người trong khổ - có vậy thôi.
Tôi không tin vào khổ. Và tôi không sống cuộc sống kép. Cuộc sống của tôi là rất đơn giản - đơn giản theo nghĩa rằng nó có một loại toàn vẹn. Tôi làm điều tôi nói. Tôi tin vào xa hoa; với tôi, tôn giáo là dạng cao nhất của xa hoa. Nếu tôi không thể làm cho mọi người sống xa hoa được, ít nhất tôi có thể xoay xở để mình sống trong nó. Nếu không, mọi người sẽ nói với tôi, “Thầy chữa, trước hết hãy chữa cho thầy đi.”
Nhưng cái gọi là những người thượng đế này, tất cả họ đều sống trong xa hoa và họ tất cả đều chống lại xa hoa. Đây là những kẻ đạo đức giả! Họ nói về nghèo nàn và tính tâm linh của nghèo nàn, và tất cả họ đều sống trong xa hoa - họ là đạo đức giả.
Tôi ghét nghèo nàn! Tôi không kính trọng nghèo nàn. Tôi không đánh giá cao nghèo nàn. Chính từ đần độn mà mọi người nghèo; chính từ tâm trí mê tín mà mọi người nghèo. Mọi người cần không nghèo. Chính bởi vì  hàng nghìn năm thuyết giảng mà nghèo có cái gì đó tâm linh trong nó, mà mọi người nghèo.
Nhà tư tưởng người Đức rất nổi tiếng, Bá tước Keyserling, tới Ấn Độ. Ông ấy đã viết một cuốn nhật kí trong khi ông ấy du hành ở Ấn Độ. Trong nhật kí của mình ông ấy ghi lại nhiều điều có ý nghĩa. Một điều ông ấy viết là, “Tôi trở nên nhận biết, khi thăm Ấn Độ, về hai điều. Một: rằng nghèo là tâm linh; và điều nữa: ốm, đói, xấu là linh thiêng.”
Tôi không thuyết giảng những điều này. Tôi muốn toàn thể công xã của tôi sống trong thoải mái nhất có thể được. Công xã này phải trở thành một mô hình - một mô hình cho toàn thể thế giới. Các sannyasin của tôi đang sống theo mọi vui vẻ có thể: vật lí, tâm lí, tâm linh. Vui vẻ của thân thể và vui vẻ của tâm trí và vui vẻ của tâm linh - tất cả đều phải được sống theo cách hài hoà tới mức con người thứ tư được sinh ra từ hài hoà đó.
Đó là lí do tại sao tôi nói: Là khoa học, là thẩm mĩ, và là tôn giáo. Từ ba chiều này, từ sự gặp gỡ của ba con sông này, cái thứ tư sẽ được tạo ra. Và cái thứ tư là cách thức của tôi.
Bất kì cách tiếp cận phi tự nhiên nào tới cuộc sống đều tạo ra phức tạp, tạo ra bệnh hoạn. Nó không làm cho mọi người lành mạnh; nó lái họ thành mất trí.
Bệnh nhân ở văn phòng bác sĩ tâm thần: “Bác sĩ ơi, ông phải giúp tôi với. Tôi cứ mơ về thức ăn, liên tục mơ về thức ăn.”
Bác sĩ: “Thế anh không mơ về gái sao?”
Bệnh nhân: “Có chứ, nhưng tôi đổ nước sốt cà chua lên họ.”
Bây giờ, nếu bạn làm ai đó cảm thấy mặc cảm về thức ăn - đó là điều cái gọi là những người tôn giáo đang làm - thế thì người đó sẽ bắt đầu mơ về thức ăn. Và ăn là lành mạnh, nuôi dưỡng, tốt; mơ về nó là xấu và bệnh hoạn. Mơ về thức ăn đơn giản nói rằng bạn bằng cách nào đó đã tước đoạt của thân thể bạn cái mà nó cần.
Ai mơ về thức ăn? Chỉ người kìm nén ham muốn về thức ăn. Bạn có thể thử điều đó: nhịn ăn một hôm và rồi xem điều gì xảy ra... Cả ngày bạn sẽ nghĩ về thức ăn; từ mọi nơi tâm trí sẽ cứ quay đi quay lại với ý tưởng về thức ăn. Và trong đêm, bạn nhất định mơ về thức ăn.
Kìm nén dục và bạn sẽ mơ về dục. Kìm nén bất kì cái gì và bạn bắt đầu trở thành bệnh hoạn. Người lành mạnh thực sự, không có mơ - người đó không có gì để mơ. Người đó sống từng khoảnh khắc một cách toàn bộ; người đó chưa bao giờ kìm nén cái gì. Do đó, vô thức của người đó vẫn còn hoàn toàn trống rỗng và sạch sẽ. Kìm nén, và vô thức của bạn trở thành bừa bộn với những đồ đạc không cần thiết. Và trong mơ bạn nhất định đối diện với vô thức của mình. Bạn phải đối diện với nó; trong giấc ngủ sâu bạn phải trải qua nó. Nó tạo ra rối loạn trong toàn thể cuộc sống của bạn.
Tôi là người khẳng định cuộc sống. Tôi đang trong tình yêu vô cùng với cuộc sống, và đó là giáo huấn của tôi. Cái gọi là những người thượng đế tất cả đều chống lại cuộc sống; họ tạo ra một nhân loại bệnh hoạn.
Thứ hai, họ tất cả đều là người của thế giới khác; tôi là người thế giới này. Không phải là tôi không tin vào thế giới khác - không có vấn đề về việc tin vào điều đó; tôi biết nó hiện hữu - nhưng người ta không cần lo nghĩ về nó. Lo nghĩ không ích gì. Thế giới khác sắp được sinh ra từ thế giới này. Làm cho cuộc sống này đẹp đẽ, sống cuộc sống này một cách nhạy cảm hết sức, và thế giới khác sẽ sinh ra từ nó. Nó sẽ đẹp hơn thế giới này nhiều nếu bạn có thể làm cho thế giới này đẹp.
Phật nói ngay trong lời kinh đầu tiên rằng nếu cuộc sống này là đẹp, cuộc sống khác sẽ thậm chí còn đẹp hơn nữa. Nhưng nếu bạn nghĩ về cuộc sống khác, nếu bạn phóng chiếu về cuộc sống khác, nếu bạn mơ về cuộc sống khác, cuộc sống sau cái chết, bạn sẽ làm cho cuộc sống này xấu xí, bệnh tật đến mức cuộc sống khác sẽ trở thành xấu hơn.
Bạn không cần nghĩ về ngày mai, hôm nay là đủ cho chính nó. Sống ngày này với vui vẻ và cực lạc thế... từ đâu mà ngày mai sẽ tới? Nó sẽ được sinh ra từ cực lạc này, nó sẽ cực lạc hơn. Và thế thì bạn có chìa khoá - chìa khoá mở ra mọi cánh cửa của cuộc sống.
Sống khoảnh khắc này đi! Tôi tin vào khoảnh khắc này. Những người thượng đế kia, họ nói về cuộc sống khác, cuộc sống sau cái chết, cõi trời và địa ngục - tất cả những cái đó tuyệt đối không cần thiết. Mọi người đã bị phân vân quá nhiều rồi; đừng làm họ phân vân thêm nữa.
Giáo huấn của tôi rất đơn giản, tới điểm: sống khoảnh khắc sang khoảnh khắc, chết đi quá khứ, không phóng chiếu tương lai nào... tận hưởng im lặng, vui vẻ, cái đẹp, của khoảnh khắc này. Và từ điều này, điều kia sẽ được sinh ra. Nó tới theo cách riêng của nó. Như Phật nói: giống như cái bóng theo bạn, tương lai theo bạn. Nếu hiện tại của bạn là xấu, tương lai sẽ là địa ngục; nếu hiện tại của bạn đẹp, tương lai sẽ là thiên đàng.
Thứ ba, mãi cho tới nay, cái gọi là người thượng đế đã phân chia nhân loại thành người Hindu giáo và Ki tô giáo và Mô ha mét giáo và Jaina giáo và Sikh giáo và Parsi giáo... có ba trăm tôn giáo trên trái đất và ít nhất ba nghìn giáo phái bên trong ba trăm tôn giáo này. Những người thượng đế đó đã tạo ra hận thù trong mọi người. Họ nói về tình yêu, nhưng họ tạo ra hoàn cảnh, trong đó chỉ chiến tranh xảy ra. Các tôn giáo đã từng đánh lẫn nhau, phá huỷ lẫn nhau, sát hại lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau. Nhiều máu đã đổ nhân danh tôn giáo, hơn là nhân danh bất kì cái gì khác. Thậm chí chính trị cũng không tội lỗi như cái gọi là tôn giáo của bạn.
Bây giờ, tất cả những người thượng đế của bạn đều hoặc là người Hindu giáo hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo. Tôi không là người Hindu giáo, không Ki tô giáo - tôi là không ai. Và tôi giúp mọi người trở thành không ai. Tôi giúp mọi người trở nên không nặng gánh về tất cả những cái vô nghĩa này. Chỉ cần hiện hữu là đủ - không cần phải là người Mô ha mét giáo hay người Hindu giáo hay người Ki tô giáo. Không cần phải đi tới bất kì đền đài, chùa chiền hay nhà thờ nào. Toàn thể sự tồn tại là ngôi đền của họ, và cây liên tục trong tôn thờ, và mây là trong lời cầu nguyện, và núi là trong thiền... chỉ bắt đầu nhìn xung quanh.
Nhìn đúng vào! Nhìn mà không có niềm tin trong mắt bạn, nhìn mà không định kiến, và bạn sẽ thấy Thượng đế. Bạn không thể lỡ ngài được bởi vì ngài là mọi nơi! Ngài không giống như mục tiêu mà bạn có thể bỏ lỡ; chạm vào bất kì đâu và bạn sẽ thấy ngài, bởi vì ngài là ở mọi nơi. Không thể nào lỡ ngài được. Mọi điều bạn cần là trái tim hồn nhiên. Nhưng người Hindu giáo không thể hồn nhiên được, người Mô ha mét giáo không thể hồn nhiên được. Người đó đầy rác: đầy lí thuyết, thượng đế học, đầy tri thức vay mượn - đó là điều tôi gọi là rác.
Tôi không nói rằng Mohammed là không phải, tôi không nói rằng Phật là không phải; bằng không, sao tôi phải nói về Phật, về Mohammed, về Christ? Họ là đúng, nhưng chân lí của họ không thể là chân lí của bạn - bạn sẽ phải tìm nó theo cách riêng của bạn. Chân lí không thể nào vay mượn được, chân lí là không truyền trao được; nó không bao giờ trở thành một phần thừa kế của bạn. Bạn phải tìm và kiếm theo cách riêng của mình; nó bao giờ cũng là cá nhân.
Chân lí của tôi là chân lí của tôi. Nó là kinh nghiệm của tôi. Tôi có thể nói về nó, tôi có thể ca những bài ca trong việc ca ngợi nó, tôi có thể nhảy múa nó. Tôi có thể chỉ cho bạn cực lạc của tôi - nhưng dầu vậy, cái đã được kinh nghiệm vẫn còn không được diễn đạt. Không kinh sách nào có khả năng diễn đạt nó. Mọi kinh sách đều nỗ lực diễn đạt, những mọi nỗ lực đã thất bại: chân lí là không diễn đạt được.
Kinh sách đơn giản chỉ ra từ bi của những người đã đạt tới, nhưng chúng không chứng tỏ rằng từ bi đã thành công trong việc diễn tả chân lí.
Rabindranath sắp chết và ai đó nói với ông ấy, “Ông phải hạnh phúc và vui mừng và biết ơn Thượng đế - ông là nhà thơ vĩ đại nhất mà thế gian đã từng biết tới. Ông đã viết sáu nghìn bài thơ; không ai khác làm được điều đó. Ngay cả Shelley, người được coi là nhà thơ vĩ đại nhất ở phương Tây, đã chỉ viết được hai nghìn bài thơ. Ông vĩ đại gấp ba lần!”
Nhưng nước mắt lăn dài từ mắt Rabindranath. Người này phân vân; người đó không thể hình dung ra được tại sao Rabindranath khóc. Người đó nói, “Sao ông lại khóc? Cảm thấy biết ơn Thượng đế! Ông đã hoàn thành cuộc đời mình. Ông đã đạt tới tất cả những cái mà người ta hứng khởi để đạt tới.”
Rabindranath nói, “Tôi đã không đạt được cái gì cả! Sáu nghìn bài thơ ấy là bằng chứng về thất bại của tôi.” Lắng nghe chăm chú. Rabindranath nói, “Sáu nghìn bài thơ này là bằng chứng cho thất bại của tôi. Tôi đã cố nói điều gì đó, nhưng tôi đã không có khả năng nói điều đó. Mỗi lần tôi cố, tôi thất bại. Tôi lại cố nữa, cố nữa, sáu nghìn lần tôi cố, và tôi đã thất bại. Bài thơ mà tôi đã đi tới để hát vẫn không hát được. Tôi đang mang nó với tôi.”
Đó là trường hợp với một Phật, một Mohammed, một Zarathustra - với tất cả  những người đã được biết.  Bạn không thể vừa là người tin tưởng vừa là người tôn giáo cùng nhau. Nếu bạn muốn là tôn giáo, bạn phải vứt bỏ mọi niềm tin. Đó là khác biệt cơ bản thứ ba của tôi.
Tôi dạy các bạn là tôn giáo, nhưng không là người tin. Bạn phải là người truy tìm, người thám hiểm. Bạn không thể coi mọi thứ là đương nhiên: bởi vì biết bao nhiêu người nói điều đó, thế thì nó phải đúng. Chân lí phải trở thành kinh nghiệm riêng của bạn - bạn phải là nhân chứng cho nó. Và khoảnh khắc bạn là nhân chứng cho nó, bạn sẽ không có khả năng nói rằng bạn là người Hindu giáo hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo. Đây tất cả là triết lí, phỏng đoán, thượng đế học, logic, tính toán, khôn lỏi - nhưng kinh nghiệm bị bỏ lỡ.
Toàn thể cách tiếp cận của tôi mang tính tồn tại, kinh nghiệm. Tôi không trao cho bạn bất kì giáo điều nào; tôi không cố trao cho bạn học thuyết nào đó. Ngược lại, tôi đang cố lấy đi mọi học thuyết. Tôi muốn bạn hoàn toàn trống rỗng các học thuyết và niềm tin và định kiến.
Trong cái trống rỗng đó, bạn là Thượng đế - cũng như tôi là, cũng như Phật là. Cái trống rỗng đó mở ra cánh cửa cho điều thiêng liêng của bạn.
Tôi không phải là người thượng đế. Tôi là người bình thường như các bạn đang là, như mọi người khác đang là; là bình thường hay là phi thường - điều đó có nghĩa như nhau. Tôi không cao siêu hơn bất kì ai và tôi không kém cỏi hơn bất kì ai. Không ai là cao siêu và không ai kém cỏi. Chúng ta thuộc về một thực tại - làm sao chúng ta có thể kém cỏi hay cao siêu được?
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
Có một câu hỏi tôi chưa bao giờ có khả năng có câu trả lời. Đấy là câu hỏi đần độn, dầu vậy tôi cảm thấy rằng tôi muốn biết câu trả lời đến thế. Thầy có thể nói cho chúng tôi mục đích của sáng tạo là gì, tại sao cuộc sống tồn tại, tại sao mọi thứ tồn tại? Tôi không tin vào ngẫu nhiên.
Prem Patrick, câu hỏi này chắc chắn là đần độn, bạn tuyệt đối đúng về nó. Và câu hỏi này là không trả lời được. Bất kì ai trả lời nó sẽ chỉ tạo ra thêm vài câu hỏi nữa trong bạn. Bạn đã không có khả năng thu được bất kì câu trả lời nào bởi vì không có. Cuộc sống là bí ẩn - do đó câu hỏi này không thể được trả lời. Bạn không thể hỏi “Tại sao?” Nếu “Tại sao?” được trả lời, cuộc sống không còn là bí ẩn nữa.
Đó là toàn thể nỗ lực của khoa học: phá huỷ bí ẩn của cuộc sống. Và cách thức là tìm ra câu trả lời cho mọi cái tại sao. Và khoa học tin - tất nhiên, một cách kiêu căng và dốt nát - rằng một ngày nào đó nó sẽ có khả năng trả lời cho mọi cái tại sao. Điều đó là không thể. Cho dù chúng ta trả lời tất cả cái tại sao, cái tại sao tối thượng sẽ vẫn còn: tại sao cuộc sống tồn tại? Cái gì là nghĩa của sự tồn tại? Cái gì là mục đích của tất cả những cái này? Câu hỏi này là tối thượng - nó không thể được trả lời.
Nếu ai đó cho bạn câu trả lời, điều đó đơn giản sẽ tạo ra câu hỏi khác. Nếu ai đó nói... chẳng hạn, những câu trả lời này đã được trao - vài người tin rằng Thượng đế đã tạo ra thế giới này bởi vì ngài muốn giúp nhân loại. Bây giờ, đây là loại câu trả lời gì thế này? Ngài đã tạo ra nhân loại để giúp đỡ cho nhân loại. Nhu cầu gì để sáng tạo? Vài người khác nói Thượng đế đã tạo ra thế giới bởi vì ngài cảm thấy rất đơn độc. Nếu Thượng đế cũng cảm thấy rất đơn độc, thế thì không có khả năng cho bất kì ai trở thành vị phật.
Và đột nhiên Thượng đế bắt đầu cảm thấy đơn độc - ngài đã làm gì trước khi ngài tạo ra thế giới này? Trong vĩnh hằng ngài vẫn còn một mình... thế rồi đột nhiên một hôm, một sáng, ngài phát rồ, hay cái gì? Đột nhiên ngài bắt đầu cảm thấy cô đơn sau bữa sáng! Và nhu cầu nào có đó để tạo ra toàn thể thế giới này? Chỉ một người phụ nữ cũng đủ!
Và bây giờ ngài cảm thấy thế nào hôm nay? Quá đông sao? Quá nhiều trong bãi chợ sao? Phải lập kế hoạch phá huỷ thế giới ngay. Cái loại Thượng đế nào mà bạn đang nói tới đây? Thượng đế của bạn là người có thể cảm thấy đơn độc chăng?
Đây là những câu trả lời ngu xuẩn cho câu hỏi ngu xuẩn.
Thế rồi có vài người nói đấy là vở kịch của Thượng đế - leela của ngài. Ngài không thể ngồi im lặng sao? Và đây là loại kich nào? Adolf Hitler và Mussolini và Joseph Stalin và Mao Trạch Đông, Gengis Khan, Tamerlane, Nadirshah... Vở kịch của Thượng đế sao? Hàng triệu người bị tàn sát và đó là vở kịch của Thượng đế sao? Sáu triệu người Do Thái bị Aldolf Hitler giết và Thượng đế đang chơi trò chơi sao? Sao ngài không thể chơi golf? hay cờ vua? Sao tra tấn mọi người? Biết bao nhiêu khổ trên thế giới này, và những kẻ ngu xuẩn này cứ nói đó là vở kịch của Thượng đế? Trẻ con được sinh ra bị tê liệt, mù, điếc, câm... Vở kịch của Thượng đế sao? Đây là loại Thượng đế gì vậy? Hoặc là ông ta là người gàn dở hoặc ông ta không phải là Thượng đế chút nào, ít nhất cũng không phải là thần thánh. Phải rất ác.
Bây giờ, những câu trả lời này không ích gì - chúng tạo ra nhiều câu hỏi hơn, Patrick, tôi chỉ có thể nói chừng này: rằng cuộc sống không có chủ định, không thể có bất kì chủ định nào.
Mọi chủ định đều ở bên trong cuộc sống. Vâng, ô tô có chủ định; nó có thể đưa bạn từ chỗ này sang chỗ khác. Và thức ăn có chủ định; nó có thể nuôi dưỡng bạn, nó có thể giữ cho bạn sống. Nhà có chủ định; nó có thể cho bạn chỗ trú khi trời mưa và khi trời nóng. Và quần áo có chủ định... Mọi chủ định đều ở bên trong cuộc sống, nhưng bản thân cuộc sống không thể có bất kì chủ định nào bởi vì nó không phải là phương tiện cho mục đích nào đó. Ô tô là phương tiện, nhà là phương tiện.
Cuộc sống không có đích, cuộc sống không định đi đâu. Cuộc sống đơn giản là ở đây! Nó chưa bao giờ được tạo ra - quên cái ý tưởng về sáng tạo đi. Cái đó tạo ra nhiều câu hỏi đần độn trong tâm trí. Nó chưa hề được tạo ra, nó bao giờ cũng ở đây, và nó sẽ bao giờ cũng ở đây - dưới những hình dạng khác nhau, theo những cách thức khác nhau, điệu vũ sẽ tiếp tục. Nó là vĩnh hằng. Aes dhammo sanantano - luật tối thượng là như vậy.
Không có chủ định - đó là cái đẹp của cuộc sống! Nếu có chủ định nào đó, thế thì cuộc sống sẽ không đẹp như thế. Thế thì sẽ có động cơ, thế thì nó sẽ giống kinh doanh, thế thì nó sẽ rất nghiêm chỉnh. Nhìn vào hoa hồng và hoa sen và hoa loa kèn - chủ định gì? Hoa sen trong ánh sáng mặt trời sáng sớm nở ra, và tiếng cúc cu bắt đầu vọng tới... chủ định gì? Nó không phải là cái đẹp bản năng sao? Mọi thứ có cần một chủ định bên ngoài bản thân nó không?
Cuộc sống đẹp về bản năng. Nó không có chủ định ngoại lai, nó không có ý định. Nó chỉ giống như tiếng hót của con chim trong bóng tối của đêm, hay tiếng nước, hay tiếng gió thổi qua rặng thông...
Con người là hướng đích bởi vì tâm trí bạn hướng đích. Nó tạo ra câu hỏi kiểu như thế này: “Mục đích của cuộc sống là gì?” Phải có mục đích nào đó chứ. Nhưng nếu ai đó nói, “Đây là mục đích của cuộc sống,” bạn sẽ hỏi, “Mục đích của mục đích này là gì? Tại sao chúng ta phải đạt tới nó? Nó định phục vụ cho mục đích gì?” Và thế rồi ai đó nói, “Đây là mục đích của mục đích này.” Cùng câu hỏi đó lại nảy sinh, và bạn rơi vào trong hồi qui, vô tận.
Bạn hỏi tôi, “Thầy có thể nói cho chúng tôi mục đích của sự sáng tạo là gì?”
Thế giới này chưa hề được tạo ra. Từ ‘sáng tạo’ là không đúng. Nó bao giờ cũng ở đây rồi, nó là vĩnh hằng. Không có đấng sáng tạo. Thượng đế không phải là đấng sáng tạo của thế giới: Thượng đế là chính năng lượng sáng tạo của sự tồn tại - tính sáng tạo thay vì đấng sáng tạo. Ngài không phải là nhà thơ mà là thơ ca, không phải là vũ công mà là vũ điệu, không phải hoa mà là hương thơm.
Bạn hỏi tôi, “Tại sao cuộc sống tồn tại?”
Những câu hỏi này có vẻ rất triết học, và có thể hành hạ bạn nhiều lắm, nhưng là ngớ ngẩn. Nó cũng giống như hỏi, “Mùi vị của mầu lục là gì?” Bây giờ, điều đó không liên quan. Mầu lục không có mùi vị; mầu và vị không liên quan chút nào. “Tại sao cuộc sống tồn tại?” Cứ nhìn vào các từ: ‘cuộc sống’ và ‘tồn tại’ cùng mang một nghĩa; nó là lặp lại. Nếu bạn hỏi: Tại sao cuộc sống là cuộc sống? Thế thì điều đó sẽ rõ ràng cho bạn. Nhưng khi bạn hỏi, “Tại sao cuộc sống tồn tại?” ngôn ngữ lừa dối bạn.
Bạn hỏi: Tại sao cuộc sống là cuộc sống? Bạn hỏi: Tại sao hoa hồng là hoa hồng? Bạn sẽ thoả mãn chứ nếu hoa hồng là hoa loa kèn? Thế thì bạn sẽ hỏi: Tại sao hoa loa kèn là hoa loa kèn? Bạn được thoả mãn như thế nào?
Nếu cuộc sống không tồn tại, bạn có thoả mãn không? Hình dung bản thân bạn không có thân thể, không có tâm trí, một bóng ma, hỏi câu hỏi này: Tại sao cuộc sống không tồn tại? Cái gì đã xảy ra cho cuộc sống? Sao nó đã biến mất? Cùng câu hỏi ấy sẽ cứ còn dai dẳng và làm khổ bạn.
Cuộc sống là bí ẩn. Không có tại sao, không chủ định, không lí do. Nó đơn giản ở đây. Nhận nó hay bỏ nó, nhưng nó đơn giản ở đây. Và khi nó ở đây, sao không nhận lấy nó? Tại sao phí thời gian của bạn vào việc triết lí? Tại sao không nhảy múa và ca hát và yêu và thiền? Tại sao không ngày càng đi sâu hơn vào cái được gọi là “cuộc sống”? Có thể tại cốt lõi tối thượng, bạn sẽ biết câu trả lời. Nhưng câu trả lời tới theo cách mà nó không thể được diễn đạt. Nó giống như vị của đường với người câm. Nó ngọt - người đó biết rằng nó là ngọt, nhưng người đó không thể nói điều đó.
Chư phật biết nhưng họ không thể nói. Và những kẻ ngốc không biết và họ cứ nói, và họ cứ cho bạn câu trả lời. Kẻ ngốc rất khôn lỏi theo cách đó - trong việc tìm, bịa, chế tạo ra câu trả lời. Bạn hỏi bất kì câu hỏi nào và họ sẽ trả lời bạn.
Khi Phật Gautama du hành trong đất nước của ông ấy, từ chỗ nọ sang chỗ kia, vài đệ tử của ông ấy sẽ đi trước ông ấy và tuyên bố trong thành phố: “Phật sắp tới rồi, nhưng xin đừng hỏi mười một câu hỏi này.” Và một trong mười một câu hỏi đó là: Tại sao cuộc sống tồn tại? và câu hỏi khác là: Ai tạo ra thế giới? Trong mười một câu hỏi đó, toàn thể triết lí đều được bao hàm. Thực ra, nếu bạn vứt bỏ mười một câu hỏi đó, không cái gì còn lại để hỏi.
Phật hay nói đây là những câu hỏi vô dụng. Chúng là không trả lời được - không phải bởi vì không ai biết câu trả lời. Chúng không trả lời được trong chính bản chất của mọi vật.
Một triết gia lớn, Maulinaputta, tới với Phật, và ông ta bắt đầu hỏi các câu hỏi... câu hỏi tiếp câu hỏi. Chắc phải là một hoá thân của Partrick! Phật lắng nghe im lặng cả nửa giờ. Maulingaputta bắt đầu cảm thấy đôi chút bối rối bởi vì ông ấy đã không trả lời, ông ấy đơn giản ngồi đó mỉm cười, dường như không có gì xảy ra cả, và ông này đã hỏi những câu hỏi quan trọng thế, những câu hỏi có ý nghĩa thế.
Cuối cùng Phật nói, “Ông có thực sự muốn biết câu trả lời không?”
Maulingaputta nói, “Bằng không sao tôi phải tới ông? Tôi đã đi ít nhất một nghìn dặm đường để tới gặp ông.” Và nhớ lấy, trong những ngày đó, một nghìn dặm đường thực sự là một nghìn dặm đường đấy! Đi từ chỗ nọ sang chỗ kia không có máy bay để tới trong vòng vài phút hay vài giờ đâu. Một nghìn dặm đường thực sự là một nghìn dặm đường. Chính là với khao khát lớn lao, hi vọng lớn lao mà ông ấy đã tới. Ông ấy mệt mỏi, mòn mỏi vì cuộc hành trình, và ông ấy phải đã đuổi theo Phật bởi vì bản thân Phật cũng du hành liên tục. Ông ấy phải đã tới một chỗ và mọi người nói, ‘Đúng đấy, ông ấy đã ở đây ba tháng trước. Ông ấy đã đi lên phía bắc” - cho nên ông này phải đi lên phía bắc.
Dần dần, dần dần ông này tới ngày càng gần hơn và thế rồi một ngày tới, một ngày vĩ đại, khi mọi người nói, “Ông ấy vừa mới đi sáng hôm qua; ông ấy phải tới làng bên cạnh. Nếu ông đi ngay, nếu ông chạy, ông có thể bắt kịp ông ấy đấy.” Và thế rồi một hôm ông này bắt kịp ông ấy, và ông này vui mừng làm sao, ông này quên hết tất cả cuộc hành trình gian nan của mình và ông này bắt đầu hỏi tất cả những câu hỏi mà ông này đã lập kế hoạch từ lâu, còn Phật mỉm cười và ngồi đó rồi hỏi, “Ông có thực sự muốn có câu trả lời không?”
Maulingaputta nói, “Thế thì sao tôi phải đi lâu thế? Đấy là gian khổ lâu dài - dường như là tôi đã đi cả đời mình, mà ông hỏi, ‘Ông có thực sự muốn có câu trả lời không?’”
Phật nói, “Ta hỏi lại: Ông có thực sự muốn có câu trả lời không?? Nói có hay không, bởi vì nhiều thứ sẽ phụ thuộc vào nó.”
Maulingaputta nói, “Có!”
Thế rồi Phật nói, “Ngồi im lặng trong hai năm cạnh ta - không hỏi, không câu hỏi nào, không nói. Chỉ ngồi im lặng bên cạnh ta trong hai năm. Và sau hai năm ông có thể hỏi bất kì cái gì ông muốn hỏi, và ta hứa với ông ta sẽ trả lời nó.”
Một đệ tử, một đại đệ tử của Phật, Manjushree, người đang ngồi dưới một cây khác, bắt đầu cười khanh khách, gần như lăn lộn dưới đất. Maulingaputta nói, “Có chuyện gì với người này vậy? Hoàn toàn bất ngờ, ông đang nói cho tôi, ông không nói một lời cho ông ta, không ai đã nói gì cho ông ta cả - ông ấy có tự kể chuyện tiếu lâm cho mình không?”
Phật nói, “Ông tới mà hỏi ông ấy.”
Ông ta hỏi Manjushree. Manjushree nói, “Thưa ông, nếu ông thực sự muốn hỏi câu hỏi, hỏi ngay bây giờ đi - đây là cách ông ấy lừa mọi người đấy. Ông ấy đã lừa tôi. Tôi đã từng là một triết gia ngu xuẩn như ông vậy. Câu trả lời của ông ấy cũng như thế khi tôi tới; ông đã đi cả nghìn dặm đường, tôi đã đi hai nghìn dặm đường.”
Manjushree chắc chắn là một triết gia lớn, nổi tiếng khắp cả nước. Ông ấy có một nghìn đệ tử. Khi ông ấy tới, ông ấy đã tới với một nghìn đệ tử - một triết gia lớn tới với những tín đồ của mình.
“Và Phật đã nói, 'Ngồi im trong hai năm.’ Và tôi đã ngồi im lặng trong hai năm, nhưng thế thì tôi không thể nào hỏi được một câu hỏi nào nữa. Những ngày im lặng đó... dần dần, dần dần mọi câu hỏi tàn lụi đi. Và một điều tôi sẽ bảo cho ông: ông ấy giữ lời hứa đấy, ông ấy là người biết giữ lời. Đích xác sau hai năm - tôi đã hoàn toàn quên mất, mất dấu vết thời gian, bởi vì ai mà còn bận tâm để nhớ nữa? Khi im lặng đã sâu sắ, tôi mất dấu vết thời gian.
“Khi hai năm trôi qua, tôi thậm chí không còn nhận biết về điều đó nữa. Tôi tận hưởng im lặng và sự hiện diện của ông ấy. Tôi uống ông ấy. Không thể nào tin được! Thực ra, sâu bên dưới trong tim tôi, tôi không bao giờ muốn hai năm đó kết thúc, bởi vì một khi chúng kết thúc ông ấy sẽ nói, ‘Bây giờ hãy nhường chỗ của ông cho ai đó khác ngồi cạnh ta, ông chuyển ra xa một chút. Bây giờ ông có khả năng một mình rồi, ông không cần ta nhiều thế.’ Cũng hệt như người mẹ chuyển đứa con khi nó có thể ăn và tiêu hoá và không cần bú vú mẹ nữa. Cho nên,” Manjushree nói, “tôi đơn giản hi vọng rằng ông ấy sẽ quên tất cả về hai năm này, nhưng ông ấy nhớ - đích xác sau hai năm ông ấy hỏi, ‘Manjushree, bây giờ ông có thể hỏi câu hỏi của mình.’ Tôi nhìn vào bên trong: không còn câu hỏi nào mà cũng không có người hỏi nữa - im lặng toàn bộ. Tôi cười to, ông ấy cười to, ông ấy phát vào lưng tôi và nói, ‘Bây giờ, ông chuyển đi.’
“Cho nên, Maulingaputta, đó là lí do tại sao tôi lại bắt đầu cười, bởi vì bây giờ ông ấy lại đang chơi cùng thủ đoạn ấy. Và anh chàng Maulingaputta đáng thương này sẽ ngồi im lặng hai năm và sẽ bị mất vĩnh viễn, sẽ không bao giờ có thể hỏi được lấy một câu hỏi. Cho nên tôi nhấn mạnh, Maulingaputta, nếu ông thực sự muốn hỏi, hỏi bây giờ đi!”
Nhưng Phật nói, “Điều kiện của ta phải được hoàn thành đã.”
Và, Partrick, cùng câu đó là câu trả lời của tôi cho bạn: hoàn thành điều kiện của tôi đi - thiền đi, ngồi im lặng, chỉ ở đây, và mọi câu hỏi sẽ biến mất. Tôi không quan tâm đến việc trả lời cho bạn, tôi quan tâm tới việc tan biến câu hỏi của bạn. Và khi mọi câu hỏi biến mất, người hỏi cũng biến mất - nó không thể tồn tại mà không có câu hỏi. Khi không có câu hỏi và không có người hỏi, phúc lạc làm sao, cực lạc làm sao! Bạn không thể tưởng tượng nổi, bạn không thể mơ được, bạn không thể hiểu thấu được ngay bây giờ. Thế thì toàn thể bí ẩn của cuộc sống mở ra, bí ẩn nọ tới bí ẩn kia... không có kết thúc cho nó.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi đã nghe nói về nhiều vị thánh tâm linh trong đời tôi - sao họ tất cả đều nói một ngôn ngữ rất khó thế?
Kamla Kant, họ phải vậy thôi, bởi vì họ không biết gì. Nếu họ nói ngôn ngữ đơn giản như tôi đang nói với bạn, ngôn ngữ thường ngày, họ sẽ không có khả năng che giấu được dốt nát của họ. Đằng sau lớp nguỵ trang này của các từ đao to búa lớn họ có thể che giấu dốt nát của họ; đó là một trong các bí mật thương mại. Và mọi người ngu xuẩn đến mức nếu họ không thể hiểu được điều đang được nói cho họ, họ nghĩ rằng nó phải là cái gì đó vĩ đại.
Cái không thể hiểu được với họ có vẻ cứ như là một cái gì đó sâu sắc. Cái hiểu được thì dường như là nông cạn. Do đó, trong nhiều thời đại cái gọi là các thánh nhân của bạn đã dùng ngôn ngữ rất phức tạp, rối rắm, khó hiểu, dùng các từ đao to búa lớn, dùng các ngôn ngữ chết, để cho không ai hiểu. Tiếng Latinh, tiếng Phạn, tiếng Arabic - đó là điều đã được cái gọi là các thánh nhân của bạn dùng.
Khi bạn nghe họ, bạn không thể hình dung ra được, nó tất cả là gì, và một cách tự nhiên, bạn không thể nói, “Tôi không hiểu ngôn ngữ của ông” - điều đó là xấu hổ. Cho nên bạn bắt đầu gật gù, ‘Vâng, điều đó đúng.” Họ che giấu dốt nát của họ, bạn che giấu dốt nát của bạn - đây là một âm mưu lẫn nhau. Bạn biết hoàn toàn rõ điều đó.
Khi bạn tới bác sĩ, ông ta viết đơn thuốc bằng tiếng Latin hay tiếng Hi lạp. Sao ông ấy không thể viết bằng tiếng Anh hay tiếng Hindu hay Marathi đơn giản? Nếu ông ta viết bằng tiếng Anh đơn giản điều đó bạn hiểu, bạn sẽ nghĩ ông ta là ngu xuẩn, bởi vì ông ấy viết những điều như vậy - làm sao những điều đơn giản như vậy lại giúp chữa cho bạn bệnh phức tạp lớn thế. Và nếu ông ấy viết trong ngôn ngữ đơn giản, bạn sẽ không trả cho dược sĩ năm mươi ru pi để mua nó; bạn sẽ ra chợ và mua cùng thứ đó có hai ru pi thôi. Bác sĩ viết đơn thuốc trong ngôn ngữ như thế... và nó bao giờ cũng khó đọc. Ngay cả bạn có quay lại bác sĩ để hỏi ông ấy đã viết gì, ông ấy sẽ trong khó khăn thôi.
Tôi đã nghe rằng Mulla Nasruddin dùng một đơn thuốc của một bác sĩ cho rất nhiều điều: anh ta đã dùng nó làm vé tầu hoả, bởi vì người soát vé không thể đọc được nó; anh ta đã dùng nó trong rạp chiếu bóng, bởi vì người soát vé không thể đọc được nó - anh ta dùng nó theo nhiều cách. Anh ta dùng nó như thẻ để đến gặp vị bộ trưởng nào đó. Anh ta bảo tôi, “Trong hai tháng cái đơn thuốc này đã giúp tôi nhiều lắm - bất kì nơi nào tôi muốn vào và bất kì cái gì tôi muốn làm, tôi chỉ trình ra đơn thuốc này bởi vì họ không thể đọc được nó và họ không thể thú nhận rằng họ không thể đọc được nó. Họ đơn giản cho phép tôi qua, họ phải cho phép tôi qua.”
Đây là một bí mật nổi tiếng, rằng thánh nhân hư huyễn nhất định dùng ngôn ngữ rất khó; bằng không bạn sẽ có thể thấy rằng họ dốt như bạn vậy, hay đôi khi còn dốt hơn bạn. Họ tạo ra lớp nguỵ trang lớn, mẽ ngoài, những lời đao to búa lớn từ các ngôn ngữ chết. Họ trích dẫn kinh sách, những lời khoa trương, và bạn đơn giản bối rối không biết phải làm gì. Hoặc là chấp nhận cái dốt của bạn và hỏi họ đang nói gì, hoặc đơn giản nói rằng cái đó phải là cái gì đó rất sâu sắc - làm sao người như bạn, kẻ tội lỗi, dốt nát, không hiểu biết, phi tôn giáo, mà hiểu nó được?
Một nhà thuyết giáo được yêu cầu tiến hành một buổi lễ hồi sinh trong một thành phố nhỏ phía nam. Không có khách sạn, ông ta trọ ở một trong các bà xơ nhà thờ, một bà goá trẻ. Sau buổi lễ hồi sinh, khi nghỉ ngơi, ông ấy nói với bà chủ, “Thưa xơ Jones, chưa bao giờ trong nghề tu sĩ của mình tôi đã gặp việc biểu lộ phong phú, mãi mãi và thoả mãn của thí dụ minh hoạ kĩ lưỡng, đầy đủ và thú vị của lòng biết ơn, sự độ lượng, tán thưởng và hiếu khách như bà đã biểu lộ.”
Xơ Jones mỉm cười, nụ cười ngớ ngẩn, và trả lời, “Thưa linh mục, con không biết tất cả những lời lẽ lớn lao đó là gì, nhưng con muốn nói rằng cha là người gõ vào thế giới thực sự, một người nhắc lại mạnh mẽ, và rằng cha làm cho điều đó rõ ràng hơn, dịu ngọt hơn và đầy đủ hơn với ít nóng giận hơn bất kì người nào khác mà con đã từng gặp ở đây!”
Bạn có thể dùng ngôn ngữ rất phức tạp, nhưng bạn không thể lừa những người biết - bạn chỉ có thể lừa những người không biết. Nếu bạn đọc sách của Hegel, bạn sẽ bắt gặp những câu chạy suốt nhiều trang. Vào lúc bạn đạt tới cuối câu, bạn đã quên mất chỗ bắt đầu. Gần như không thể nào nắm được ý nghĩa của nó. Do đó, khi Hegel còn sống, ông ấy đã được coi là triết gia vĩ đại nhất đã từng sống trên trái đất này. Nhưng khi mọi người đi vào sách của ông ấy kĩ lưỡng hơn - các học giả đã làm việc và tranh luận thẳng thắn về nó và hình dung ra vấn đề - người ta thấy rằng ông ấy không nói điều gì đặc biệt lắm. Phần nhiều tuyệt đối vô nghĩa - nhưng với những từ ngữ lớn lao.
Từ ngữ lớn lao hấp dẫn mọi người, từ đao to búa lớn làm mê say mọi người, thôi miên mọi người.
Bạn hỏi tôi, “Tại sao tất cả họ đều nói một ngôn ngữ rất khó?”
... Bằng không ai sẽ nghe họ? Để làm gì?
Một nông dân có hai đứa con lười nhác, một lần ông ta ra lệnh cho chúng dọn hố phân. Chúng đơn giản đào một cái hố mới và chuyển nhà xí lên trên đó vài phân. Một đêm ông già này có nhu cầu tự nhiên và chạy ra sau trên con đường mòn, bị rơi xuống hố. Cứt ngập đến cổ, ông ấy bắt đầu kêu lên, “Cháy! Cháy!”
Mọi người chạy tới, kéo ông ấy lên, và lau sạch cho ông ấy, rồi họ hỏi sao ông ấy lại kêu lên “Cháy!”
“Các anh nghĩ xem, ai sẽ tới nếu tôi kêu “Cứt!”?
Lí do tại sao họ lại dùng ngôn ngữ khó là đơn giản; bằng không, ai sẽ tới? Họ không thể nói như tôi được - tôi đơn giản dùng ngôn ngữ mà bạn dùng. Tôi đơn giản nói với bạn! Đây không phải là buổi giảng đạo, chỉ là đối thoại giữa những người bạn, tán gẫu - nó không phải là cẩm nang.
Và bạn có thể dùng các từ đơn giản, các từ thường ngày chỉ nếu bạn thực sự có điều gì đó cần truyền đạt, bằng không không cần. Nếu bạn không có gì để truyền đạt, thế thì bạn phải dùng các từ đao to búa lớn ngoài sự cần thiết.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Không phải mọi tu sĩ đều là kẻ thù tồi tệ nhất của Thượng đế sao?
Deepesh, không phải mọi tu sĩ, nhưng chỉ vài người thôi - giáo hoàng, shankaracharya. Những người này là kẻ thù của Thượng đế; ngoài ra, các tu sĩ nghèo đơn giản đang cố gắng bằng cách nào đó để làm ra bánh mì và bơ của họ. Họ không liên quan gì tới Thượng đế cả - họ không phải bạn bè, họ không phải kẻ thù. Họ không có thời gian cho Thượng đế. Đấy chỉ là một nghề, và một nghề nghèo nàn thế thôi. Tu sĩ nghèo không kiếm được nhiều tiền hơn viên thư kí quèn, và người đó chạy cả ngày từ đền nọ sang đền kia, từ nhà nọ sang nhà kia - người đó gần như là kẻ ăn xin! Không, người đó không phải là kẻ thù của Thượng đế. Người đó chỉ không biết cách nào khác để kiếm bánh mì, đặc biệt là ở Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, tu sĩ là brahmin, và brahmin là người nghèo nhất. Họ không biết cái gì khác, và họ không thể làm cái gì khác - tâm trí truyền thống sẽ không cho phép họ. Họ không thể là thợ chữa giầy, họ không thể là thợ mộc, họ không thể là người quét rác... Brahmin trong nhiều thời đại đã sống chỉ với một việc: cầu nguyện các thần. Nhưng nếu bạn đơn giản cứ cầu nguyện Thượng đế, bạn sẽ chết, bạn sẽ chết đói. Tiền không định mưa xuống bạn từ trên trời; điều đó chưa từng xảy ra. Cho nên bạn phải dùng năng lực cầu nguyện của bạn, tri thức kinh sách của bạn, như một nghề nghiệp.
Nhưng tu sĩ nghèo thì không phải là kẻ thù hay cái gì. Người đó không biết gì về Thượng đế, người đó không thực sự quan tâm tới Thượng đế chút nào.
Tôi nhớ:
Một tu sĩ sống ngay đằng sau nhà tôi khi tôi còn trẻ con. Tôi hay hành hạ người đó với câu hỏi lớn: “Thượng đế có tồn tại không? Linh hồn có bất tử không? Triết lí về nghiệp là gì?” Một hôm ông ta nói với tôi, “Xin cậu đừng làm phiền tôi nữa. Tôi bảo cậu chân lí này: tôi không biết gì. Còn cậu là một loại gây phiền toái! Không ai hỏi tôi những câu hỏi ấy cả - tôi là một tu sĩ đơn giản. Mọi người chỉ yêu cầu tôi làm puja - tôn thờ - cho nên tôi đi làm, và họ trả cho tôi hai ru pi, ba ru pi mỗi ngày. Bằng cách nào đó tôi xoay xở được. Tôi có ba con, một bố già, rồi mẹ, vợ và tôi cũng phải giả vờ rằng tôi đang sống hoàn toàn dư dật, bởi vì đấy là cách một brahmin phải giả vờ. Người đó là đẳng cấp cao, cho nên tôi phải giả vờ rằng mọi thứ đều diễn ra tốt.
“Và thế rồi sau cả ngày làm việc khi tôi về nhà, cậu đã ngồi đây rồi! Tôi chỉ kiếm được có ba ru pi trong cả ngày, và chúng tôi gần chết đói. Bây giờ, ai bận tâm liệu Thượng đế có tồn tại hay không! Mà tôi cũng không biết gì hết. Tôi chỉ biết cách tôn thờ, và tôi có thể tôn thờ bất kì thượng đế nào - chỉ để cho tôi tiền.”
Cho nên xin bạn, Deepesh, đừng nghĩ rằng mọi tu sĩ... không phải mọi tu sĩ đâu, chỉ vài người tinh ranh chống lại Thượng đế thôi. Họ là kẻ tôn thờ Quỉ, họ là nguyên nhân mà rất ít người đã có khả năng trở thành phật. Nhưng các tu sĩ khác, chín mươi chín phần trăm trong họ, chỉ là người nghèo không biết phải làm gì. Về mặt truyền thống, chỉ biết mỗi một việc, họ có thể ăn xin. Nhưng họ ở đẳng cấp cao, cho nên họ ăn xin có phương pháp. Phương pháp đó là nghi lễ của họ để tôn thờ.
Một người thấy bảng hiệu trên đường xa lộ nói MỘT DẶM TỚI NHÀ MÈO CỦA BÀ. Quá tò mò và ngạc nhiên rằng người nào đã táo gan trương biển quảng cáo thẳng thắn thế, người đó đi vào.
Một bà già cho người đó vào và nói cắn cảu, “Hai đô la, xin ông, và ông có thể đi thẳng ra cửa phía trước ông tại cuối phòng.”
Người đó trả tiền, đi qua cửa, cánh cửa đóng sầm lại đằng sau người đó, và thấy mình ra ngoài sân, đầy những hộp gỗ có dây phía trước, bên trong hộp là tụi mèo bẩn thỉu. Trên đầu là một biển hiệu có chữ viết tay nhỏ: “Anh bây giờ đã bị bà lừa. Xin đừng nói bí mật này - tôi chỉ là một bà già cố gắng chấm dứt gặp gỡ.”

Xem Tập 2 Quay về Mục lục - Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post