Chương 1. Thế giới đang cháy

Chương 1. Thế giới đang cháy

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 5)
Chương 1. Thế giới đang cháy


Thế giới đang cháy:
Và ông cười sao?
Ông đang ở sâu trong bóng tối.
Ông không hỏi về ánh sáng sao?
Để thấy thân thể ông -
Con rối được tô vẽ, một đồ chơi,
được chắp nối và ốm yếu và đầy tưởng tượng giả, cái bóng thay đổi và nhạt nhoà đi.
Nó ẻo lả làm sao!
Ẻo lả và độc hại,
Nó ốm yếu, thối rữa và chết như mọi vật sống
đến cuối cùng nó ốm và chết.
Nhìn những bộ xương trắng này,
bộ khung và cái vỏ hổng của mùa hè chết và ông cười sao?
Ông là ngôi nhà bằng xương, thịt và máu bó lại.
Kiêu căng sống trong ông,
và đạo đức giả, suy tàn và chết.
Chiếc xe lộng lẫy của vua tan tành, cũng vậy thân thể biến thành cát bụi.
Nhưng linh hồn của thuần khiết là không đổi
và do vậy cái thuần khiết  truyền lại cái thuần khiết.
Người dốt nát là con bò đực.
Người đó lớn về kích thước, không lớn về trí huệ.
Câu hỏi nền tảng nhất trước Phật Gautama là, "Trí huệ là gì?" Và cùng câu hỏi đó cũng đúng cho mọi người. Qua nhiều thời đại các hiền nhân đều đã từng hỏi, "Trí huệ là gì?" Nếu nó có thể được bạn trả lời, được bắt rễ đích thực vào kinh nghiệm riêng của bạn, nó đem tới biến đổi cuộc sống.
Bạn có thể lặp lại các định nghĩa về trí huệ do người khác trao cho, nhưng chúng sẽ không giúp ích cho bạn đâu. Bạn sẽ lặp lại chúng mà không hiểu chúng, và đó là một trong những ngõ cụt cần được tránh trên đường. Đừng bao giờ lặp lại điều bạn đã không đích thân kinh nghiệm. Tránh tri thức, chỉ thế thì bạn mới có thể trưởng thành trong trí huệ.
Tri thức là cái gì đó được vay mượn từ người khác, trí huệ phát triển trong bạn. Trí huệ là cái bên trong, tri thức là cái bên ngoài. Tri thức tới từ bên ngoài, bám vào bề ngoài của bạn, cho bạn kiêu căng lớn và giữ cho bạn bị đóng lại, xa, xa xôi với hiểu biết. Hiểu biết không thể được nghiên cứu; không ai có thể dạy nó cho bạn được. Bạn phải là ánh sáng lên bản thân mình. Bạn phải tìm và kiếm bên trong bản thể riêng của mình, bởi vì nó đã ở đó tại chính cốt lõi. Nếu bạn chìm sâu bạn sẽ thấy nó. Bạn sẽ phải học cách chìm vào bên trong bản thân mình - không trong kinh sách, mà bên trong sự tồn tại riêng của bạn.
Hưong vị của sự tồn tại riêng của bạn là trí huệ. $ketdoan $modoan
Trí huệ là kinh nghiệm, không phải là thông tin.
Phật đã từ bỏ thế giới; điều đó được tường thuật lại trong mọi kinh sách, nhưng bản tường thuật này không được nêu ra trong hoàn cảnh đúng. Tương truyền là Phật đã từ bỏ thế giới bởi vì ông ấy chống lại thế giới - bởi vì chừng nào bạn còn chưa từ bỏ thế giới này bạn không thể thu được cái vĩnh hằng, thế giới kia, bờ bên kia. Điều này cho việc diễn giải sai toàn bộ về từ bỏ lớn lao của Phật.
Ông ấy chắc chắn đã từ bỏ thế giới này, nhưng không thu lấy cái gì ở thế giới kia. Nếu có bất kì động cơ nào trong việc từ bỏ của bạn, nó không đủ triệt để, nó không phải là cách mạng. Nó lại là cùng trò cũ, cùng tâm trí mặc cả cũ; nó dựa trên ham muốn và ham muốn là thế giới. Thế giới không chứa sự vật, thế giới chứa động cơ, ham muốn, tham vọng.
Nếu bạn từ bỏ thế giới để được cái gì đó, dù nó là bất kì cái gì - niết bàn, chứng ngộ, moksha, tự do, chân lí hay Thượng đế, dù nó là bất kì cái gì - nếu bạn từ bỏ thế giới để được cái gì đó, đấy không phải là từ bỏ.
Do đó tôi sẽ không nói rằng Phật từ bỏ thế giới để đạt tới cái gì đó. Chính ý niệm về đạt tới cái gì đó là thế giới. Chính ý niệm đạt tới cái gì đó là sống trong tưởng tượng, là sống trong tương lai. Và con người của hiểu biết sống trong hiện tại, không trong tương lai. Con người của hiểu biết không thực sự từ bỏ thế giới - thế giới đơn giản rơi khỏi người đó, thế giới đơn giản trở thành không liên quan; nó mất nghĩa. Sáng suốt của ông ấy lên tới mức ông ấy có thể thấy thấu suốt qua giả dối của mọi ham muốn - không để đạt tới cái gì đó, mà thấy cái vô tích sự của ham muốn, ham muốn dừng lại. Đó là từ bỏ đúng.
Đó là điều Phật đã làm. Thực ra nói ông ấy đã làm là không đúng. Ngôn ngữ tạo ra nhiều vấn đề thế. Khi bạn bắt đầu nói về chư phật, ngôn ngữ là phương tiện không thích hợp; nó trở thành rất không thích hợp. Nói Phật từ bỏ thế giới là không đích xác sự thật. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta nói thế giới biến mất khỏi cách nhìn của ông ấy. Đó không phải là hành động mà là việc xảy ra.
Khi ông ấy trở nên nhận biết, tỉnh táo, quan sát, một nhân chứng, khi ông ấy thấy cái ngớ ngẩn của ham muốn, ham muốn dừng lại theo cách riêng của nó. Đó không phải là hành động. Làm sao bạn có thể cứ ham muốn nếu bạn thấy ra cái ngớ ngẩn của nó? Bạn sẽ không cố gắng đi qua tường. Thấy rằng đó là tường, bạn sẽ không cố gắng đi qua nó. Nếu bạn vẫn cố gắng đi qua tường, đập mạnh nó bằng đầu bạn, điều đó đơn giản chỉ ra mắt bạn nhắm. Và bạn không thấy nó là bức tường - ở đâu đó bạn đang tưởng tượng rằng nó là cửa. Bạn hi vọng đi qua nó. Khoảnh khắc bạn thấy nó là tường, biến đổi đã xảy ra.
Hiểu là đủ - không cần thực hành nó. Mọi người thực hành chỉ bởi vì họ không hiểu.
Nhiều người tới tôi và hỏi, "Xin cho chúng tôi kỉ luật nào đó để thực hành." Trong hàng thế kỉ họ đã cho các kỉ luật để thực hành. Tôi không cho bạn kỉ luật nào - bởi vì bạn có thể thực hành kỉ luật, bạn có thể trở nên rất khéo léo, bạn có thể trở nên rất điêu luyện, lắm mánh khoé; dầu vậy sâu bên dưới bạn sẽ vẫn còn là cùng người đó, bởi vì vấn đề không phải là thực hành kỉ luật.
Vấn đề là thấy, vấn đề là hiểu cuộc sống của bạn, những động cơ vô ý thức của nó. Vấn đề là hiểu bóng tối mà trong đó bạn đang sống. Và phép màu là ở chỗ nếu bạn có thể hiểu bóng tối trong đó bạn đang sống, bỗng nhiên có ánh sáng, bởi vì hiểu biết là ánh sáng. $ketdoan $modoan
Phật đã bị hiểu lầm rất nhiều, không chỉ bởi kẻ thù của ông ấy mà bởi cả bạn bè của ông ấy nữa - thực ra bị hiểu lầm bởi bạn bè nhiều hơn là bởi kẻ thù. Kẻ thù có thể được tha thứ, nhưng bạn bè không thể được tha thứ.
Hàng triệu người đã theo ông ấy trong hai mươi nhăm thế kỉ với hiểu biết sai. Chính bước đầu tiên của họ là sai. Sư Phật giáo đã không có khả năng hiểu được điều Phật đang thực sự trỏ tới. Ông ta đã hoàn toàn quên mất mặt trăng mà ngón tay của Phật đang chỉ tới. Ông ta níu bám lấy ngón tay, ông ta tôn thờ ngón tay, ông ta bị ám ảnh bởi ngón tay. Ông ta đã hoàn toàn quên mất rằng ngón tay chỉ là phương tiện trỏ tới trăng. Quên ngón tay đi và nhìn lên trăng. Bạn không thể nhìn được vào trăng nếu bạn không thể quên ngón tay.
Hàng nghìn và hàng nghìn lời bình luận đã được viết ra về những lời kinh tuyệt vời này. Nhưng nếu bước đầu tiên mà sai thế thì mọi thứ sẽ đi sai. Bước sai đầu tiên mà tất cả các lời bình luận đã lấy là nói rằng Phật từ bỏ thế giới. Điều đó không đúng. Thế giới đơn giản suy sụp đi; nó thôi có bất kì nghĩa nào cho ông ấy.
Cái đêm ông ấy bỏ đi khỏi cung điện để lên núi, khi ông ấy đi qua biên giới vương quốc mình, người đánh xe của ông ấy cố gắng thuyết phục ông ấy, cố gắng khuyên bảo ông ấy quay về cung điện.
Người đánh xe này là một ông già, ông ấy đã biết Phật từ chính thời thơ ấu; ông ấy gần như cùng tuổi với bố của Phật. Ông ấy nói, "Hoàng tử làm gì vậy? Điều này là cực kì điên khùng. Hoàng tử điên hay thế nào không đấy? Nhìn lại mà xem!"
Lúc đó là đêm trăng tròn và cung điện đá cẩm thạch của ông ấy trông đẹp thế. Trong ánh trăng tròn nhìn đá cẩm thạch trắng của cung điện thật là vui. Mọi người hay tới từ chỗ xa xa để có thoáng nhìn về cung điện của Phật trong đêm trăng tròn, cũng như mọi người tới xem Taj Mahal. Đá cẩm thạch trắng có cái đẹp vô biên vào lúc trăng tròn. Có cái gì đó đồng bộ giữa trăng tròn và đá cẩm thạch trắng, hài hoà nào đó, nhịp điệu, giao cảm.
Người đánh xe nói, "Ít nhất hoàng tử nên nhìn lại sau về cung điện đẹp đẽ của mình. Không ai có cung điện đẹp thế đâu."
Phật nhìn lại và nói với ông già này, "Ta không thấy cung điện nào ở đó cả mà chỉ thấy đám cháy lớn. Cung điện đang bốc chát, chỉ toàn lửa. Đơn giản để ta đi và ông quay về đi; nếu ông thấy cung điện, quay về với cung điện đi. Ta không thấy cung điện nào ở đó cả - bởi vì cái chết đang tới mọi khoảnh khắc, và ta không thấy cung điện nào ở đó bởi vì mọi cung điện đều sẽ biến mất sớm hay muộn. Trong thế giới này mọi thứ đều nhất thời và ta đang đi tìm cái vĩnh hằng. Khi thấy ra cái nhất thời của thế giới này ta không còn tự lừa mình được nữa."
Đây đích xác là lời của ông ấy, "Ta không thể tự lừa mình được thêm nữa."
Không phải là ông ấy từ bỏ thế giới đâu! Ông ấy có thể làm gì được? Nếu bạn thấy cái gì đó như rác rưởi, nếu bạn thấy rằng đá cuội bạn đã mang theo mình không phải là kim cương thực, bạn sẽ làm gì với chúng? Sẽ chẳng cần dũng cảm lớn lao nào để vứt chúng đi, để ném chúng đi, sẽ chẳng cần thông minh lớn lao gì để gạt bỏ chúng. Chúng sẽ lập tức rơi ra khỏi tay bạn. Bạn không níu bám lấy những hòn đá cuội đó mà níu bám lấy ý niệm rằng chúng là kim cương. Bạn đã níu bám lấy lừa dối của mình, ảo tưởng của mình. $ketdoan $modoan
Phật đã không từ bỏ thế giới, ông ấy đã từ bỏ ảo tưởng của mình về nó. Và điều đó nữa cũng là việc xảy ra, không phải là hành động. Khi từ bỏ tới như việc xảy ra nó có cái đẹp vô cùng, bởi vì không có động cơ trong nó. Nó không phải là phương triện để thu được cái gì đó khác. Nó là toàn bộ. Bạn được kết thúc với ham muốn, bạn được kết thúc với tương lai, bạn được kết thúc với quyền lực, tiền bạc, danh vọng, bởi vì bạn đã thấy cái vô tích sự của tất cả nó.
Thấy là biến đổi. Nhớ điều này như điều rất nền tảng; thế thì những lời kinh này sẽ có nghĩa khác toàn bộ cho bạn. Nghĩa phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu bạn đặt những lời kinh này vào hoàn cảnh sai chúng sẽ có nghĩa khác, và đó là điều đã xảy ra cho Phật.
Tôi nhắc lại: ông ấy đã bị hiểu lầm nhiều hơn bất kì ai khác trên thế giới. Và lí do là ở chỗ ông ấy là một trong những thầy sâu sắc nhất trên thế giới. Sáng suốt của ông ấy là sâu sắc tới mức nó nhất định bị hiểu lầm.
Jesus nói với quần chúng thông thường bằng chyện ngụ ngôn, trong ngôn ngữ đơn giản. Ông ấy không là triết gia; ông ấy không được giáo dục hay có văn hoá gì mấy. Ông ấy là con của đất. Ông ấy đã làm việc trong nhiều năm với bố ông ấy là thợ mộc - lấy gỗ từ rừng, chặt đẽo gỗ, giúp ông già này.
Phật là loại người khác toàn bộ. Ông ấy không phải là con của cõi thế tục, ông ấy là hoàng tử. Ông ấy chưa bao giờ trộn lẫn với đám đông, ông ấy không biết tới ngôn ngữ của họ. Ông ấy nói ngôn ngữ chỉ có thể được hiểu bởi những người rất tinh tế. Ông ấy đã cố gắng vất vả để đem nó xuống mức của đám đông, nhưng điều đó là gần như không thể được. Và đó không phải chỉ là vấn đề của ngôn ngữ.
Jesus nói về lời cầu nguyện, điều đơn giản dễ hiểu, bởi vì lời cầu nguyện mang tính nhị nguyên và toàn thế giới này đều bao gồm các nhị nguyên. Lời cầu nguyện là nhị nguyên bởi vì nó là đối thoại giữa bạn và Thượng đế tưởng tượng, nhưng dầu vậy vẫn là đối thoại. Trong lời cầu nguyện bạn lại ham muốn, hỏi xin để được tha thứ về những tội lỗi của bạn, để được thưởng. Lời cầu nguyện của bạn là đòi hỏi; bạn là kẻ ăn xin khi bạn cầu nguyện. Và lời cầu nguyện dựa trên ý niệm về Thượng đế, và Thượng đế không là gì ngoài việc phóng chiếu của tâm trí con người. Thượng đế lấy người làm trung tâm. Kinh Thánh nói Thượng đế đã tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài. Chân lí chính là điều ngược lại: con người đã tạo Thượng đế theo hình ảnh riêng của mình. Thượng đế của bạn đơn giản đại diện cho bạn, tham vọng của bạn, lí tưởng của bạn. Thượng đế của bạn là phóng chiếu của tâm trí bạn. Dễ nói về Thượng đế, và dễ được hiểu khi bạn nói về Thượng đế; dễ nói về lời cầu nguyện, và dễ được hiểu khi bạn nói về lời cầu nguyện, bởi vì mọi người đều sống ở bình diện đó.
Phật nói về thiền, không về lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện không có chỗ trong cách nhìn của ông ấy. Phật chưa bao giờ nói về Thượng đế bởi vì ông ấy biết hoàn toàn rõ rằng Thượng đế đã được con người chế tạo ra từ sợ hay tham; rằng Thượng đế là ham muốn lớn lao nhất của con người và chính vì Thượng đế mà con người vẫn còn trong tù túng, chưa bao giờ trở thành ánh sáng lên chính mình, bao giờ cũng vẫn còn là kẻ ăn xin, kẻ phụ thuộc, nô lệ.
Phật muốn bạn trở thành hoàng đế, không phải là kẻ ăn xin. Ông ấy muốn bạn được tự do khỏi mọi phóng chiếu - Thượng đế, thiên đường, thế giới bên kia, tất cả đều được đưa vào trong phóng chiếu của bạn. Phật muốn bạn gạt bỏ bản thân tâm trí, bởi vì đó là điều thiền tất cả là gì: việc đi vào trong thế giới của vô trí. Đây là cái gì đó rất tinh tế, có chiều sâu mênh mông; nó không dễ để được hiểu. $ketdoan $modoan
Một khi Phật qua rồi, hiểu lầm lớn nảy sinh quanh ông ấy. Ngày ông ấy chết các tín đồ của ông ấy đã trở nên bị chia rẽ thành ba mươi sáu giáo phái. Và cái gì là lí do cho chia rẽ của họ, và sao sớm thế? Lí do là ở chỗ mọi người đều cố gắng áp đặt cách diễn giải của mình lên Phật, và tất nhiên tất cả họ đều có cách diễn giải riêng của họ.
Tôi không diễn giải Phật chút nào bởi vì tôi không phải là Phật tử, tôi không phải là tín đồ. Tôi đã kinh nghiệm cùng chân lí như Phật Gautama, cho nên khi tôi nói về Phật cứ dường như tôi đang nói về bản thân tôi vậy. Đó không phải là bình luận, đó không phải là diễn giải. Phật chỉ là cái cớ để nói với các bạn, cái cớ hay để trao đổi việc nhận ra của riêng tôi cho bạn. Để điều đó được nhớ rằng đấy là kinh nghiệm của riêng tôi mà tôi đang nói tới. Tôi đang dùng Phật như cái móc để treo hiểu biết và kinh nghiệm của riêng tôi lên. Và tôi yêu con người này, tôi yêu vô cùng con người này, bởi vì không ai khác đã bao giờ chạm tới những chiều sâu thế và chiều cao thế như Phật Gautama. Ông ấy vẫn còn là đỉnh Everest, đỉnh cao nhất mà tâm thức con người đã từng đạt tới.
Phải rất có tính thiền trong khi bạn nghe những lời kinh này; đó là cách duy nhất để hiểu chúng. Không phân tích, không suy nghĩ, không tiếp cận logic, mà là lắng nghe im lặng mang tính thiền, chỉ lắng nghe. Và chân lí có bí ẩn về nó: nếu bạn có thể nghe một cách im lặng bạn sẽ thấy liệu nó là đúng hay không, nó sẽ là một cách nhìn. Ngay lập tức. Nó sẽ đánh thẳng vào trái tim bạn nếu nó là chân lí, cái gì đó sẽ bắt đầu rung động trong tim bạn, tim bạn sẽ lập tức đáp ứng. Đó không phải là vấn đề của tâm trí.
Khi bạn đang nghe mà có tính thiền bạn không nghe từ tâm trí chút nào. Tất nhiên lời là rất cổ - hai mươi nhăm thế kỉ đã qua rồi - Phật nói trong ngôn ngữ của thời ông ấy. Đừng bị ngôn ngữ lừa dối, đừng bị phân tán bởi ngôn ngữ của ông ấy. Điều đó là tự nhiên bởi vì có lỗ hổng của hai mươi nhăm thế kỉ giữa bạn và ông ấy. Ông ấy không thể nói ngôn ngữ mà bạn hiểu. Đó là lí do tại sao tôi lại nói về ông ấy, với ông ấy - để cho bạn một phiên bản mới, phiên bản của thế kỉ hai mươi về cùng một kinh nghiệm, về cùng một hiểu biết, cùng một biến đổi.
Lời kinh thứ nhất:
Thế giới đang cháy...
Phật ngụ ý gì bởi cháy? Ông ấy ngụ ý đau khổ. Điều Soren Kierkegaard ngụ ý bởi đau khổ, lo âu, thất vọng, khổ, đó là điều Phật ngụ ý bởi cháy. Nó là biểu tượng. Mọi người đều đang bốc lửa bởi vì mọi người đều bị phân chia, chia chẻ, tinh thần phân liệt. Mọi người đều đang cháy bởi vì có lo âu lớn lao trong thế giới này; lo về "liệu mình sẽ làm nó lần này hay không." Có đau khổ lớn lao trong mọi trái tim - đau khổ về không biết bản thân mình, đau khổ về không biết chúng ta tới từ đâu và chúng ta sẽ đi đâu, và chúng ta là ai và cuộc sống này tất cả là gì. Ý nghĩa của cuộc sống này là gì? - đây là đau khổ của chúng ra, khổ của chúng ta.
Cuộc sống dường như vô tích sự thế, hoàn toàn vô nghĩa thế, lặp lại máy móc. Bạn cứ làm mãi cùng những thứ ấy lặp đi lặp lại - để làm gì? Đau khổ là ở chỗ con người cảm thấy rất ngẫu nhiên, dường như chẳng có ý nghĩa gì cả. Và con người không thể sống được nếu không kinh nghiệm ý nghĩa nào đó, nếu không kinh nghiệm rằng mình đóng góp cái gì đó có nghĩa cho thế giới này, rằng mình được sự tồn tại cần tới, rằng mình không phải là hiện tượng vô dụng, rằng mình không ngẫu nhiên, rằng mình được cần tới, rằng mình đang hoàn thành điều gì đó cực kì có ý nghĩa. Chừng nào người ta còn chưa đi tới cảm thấy điều đó, người ta vẫn còn đang trong cơn cháy. $ketdoan $modoan
Các nhà tư tưởng theo phái hiện sinh đã đưa ra nhiều từ nổi tiếng. Một trong các từ đó là 'khổ não'; khổ não là nỗi khổ tâm linh. Không phải mọi người đều cảm thấy nó; mọi người đờ đẫn thế, ngu xuẩn thế, tầm thường thế. Thế thì họ sẽ không cảm thấy khổ não, họ sẽ cứ làm cùng những điều nhỏ bé trong cả đời họ và họ sẽ chết. Họ sẽ sống và họ sẽ chết mà không biết cuộc sống thực sự là gì.
Thực ra khi mọi người sắp chết họ trở nên nhận biết lần đầu tiên rằng họ đã từng sống; trong tương phải với cái chết họ trở nên tỉnh táo: "Mình đã bỏ lỡ mất cơ hội rồi." Đó là nỗi đau của cái chết. Nó chẳng liên quan trực tiếp gì tới cái chết mà chỉ gián tiếp. Khi một người sắp chết người đó cảm thấy nỗi đau lớn lao; nỗi đau chẳng liên quan gì tới cái chết. Nỗi đau là: "Mình đã sống và bây giờ tất cả đều kết thúc và mình đã không thể làm được gì có nghĩa, mình đã không sáng tạo, mình đã không ý thức, mình đã sống một cách máy móc, mình đã sống như người mộng du, người vừa đi vừa ngủ."
Tâm trí tầm thường cứ sống mà chẳng lo nghĩ. Người đó dường như hạnh phúc hơn người thông minh; người đó cười, người đó đi tới câu lạc bộ và tới rạp chiếu phim, người đó có cả nghìn lẻ một mối bận bịu, và người đó rất bận rộn mà chẳng có công việc gì.
Bạn càng thông minh, bạn càng nhạy cảm, bạn sẽ càng cảm thấy rằng cuộc sống này - cách bạn đang sống nó - không phải là cách đúng, không phải là cuộc sống đúng; cái gì đó sai trong nó.
Người không thông minh sống như mẩu gỗ trôi dạt; người đó trở nên bận tâm nhiều tới việc tham quan tới mức người đó quên mất tất cả về điều tối thượng, người đó quên tất cả về mục đích, người đó quên tất cả về cuộc hành trình. Người đó trở nên quá bị cuốn hút vào tham quan. Người đó tò mò nhưng tò mò của người đó là thừa. Người đó chưa bao giờ truy vấn, bởi vì truy vấn cần dũng cảm, truy vấn là mạo hiểm. Truy vấn nghĩa là bạn sẽ đối diện với những vấn đề lớn, bạn sẽ bắt gặp những vấn đề tối thượng, và ai biết liệu bạn sẽ có khả năng giải được chúng hay không? Người đó vẫn chỉ tò mò. Người tò mò là người ngu; tò mò của người đó giữ người đó bận rộn, tính tò mò của người đó giữ người đó bị dính líu, cho nên người đó chưa bao giờ trở nên nhận biết về các vấn đề thực.
Marty và vợ anh ta ngồi ở quầy rượu của một khách sạn Chicago. Marty trỏ cô gái tóc hung nổi bật đang ngồi ở đầu bên kia và nói, "Đó là gái mãi dâm."
"Em không tin điều đó," Louise nói.
"Anh sẽ chỉ cho em," Marty nói. Anh ta bước tới và tán chuyện với cô tóc hung - năm phút sau họ đã trong phòng anh ta.
"Bao nhiêu nào?" Marty hỏi. "Năm mươi đô."
"Tôi trả cô hai mươi."
"Quên chuyện đó đi," cô mãi dâm nói khi bước ra khỏi cửa.
Vài phút sau Marty quay trở lại với vợ mình tại quầy. Cô gái gọi bước qua và vỗ vai anh ta. "Anh thấy đấy," cô ta nói, "đó là cái anh kiếm được với hai mươi đô la." $ketdoan $modoan
Người ngu vẫn còn tò mò về những điều như vậy, về những người khác - ai là ai, và họ chưa bao giờ hỏi, "Mình là ai?" Họ chưa bao giờ hỏi câu hỏi thực bởi lẽ đơn giản là câu hỏi thực sẽ đưa họ vào cuộc hành trình gian nan. Họ có thể phải vứt bỏ nhiều, nhiều thứ trên đường: định kiến của họ, ý thức hệ của họ, triết lí của họ, tôn giáo của họ, nhà thờ của họ - bởi vì nếu bạn thực sự muốn biết mình là ai, bạn phải vứt bỏ việc là người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo, bạn phải vứt bỏ việc là người cộng sản hay phát xít. Nếu bạn thực sự muốn biết mình là ai bạn phải quên đi tất cả về việc bạn là người da trắng hay da đen, người Ấn Độ hay người Mĩ, người Trung Quốc hay Nhật Bản, bởi vì đây chỉ là những thứ ngẫu nhiên. Chúng không cấu thành nên tinh tuý của bạn.
Linh hồn của bạn không là người Ki tô giáo không là người Hindu không là người Mô ha mét giáo; linh hồn của bạn thậm chí không nam hay nữ. Trung tâm bên trong nhất của bạn ở bên ngoài tất cả các khái niệm. Tất cả những điều đã từng được nói cho bạn, tất cả những điều đã trở thành căn cước của bạn, đều phải bị vứt bỏ. Nêu ra câu hỏi thực nghĩa là trải qua cuộc khủng hoảng căn cước; bạn sẽ phải quên đi tất cả về điều bạn nghĩ mình đang là.
Và sẽ có đi tới một khoảng hở, một lỗ hổng khi bạn sẽ không biết mình là ai - và đó là kinh nghiệm đau đớn.
Thiền nhân nói: Trước khi người ta thiền, núi là núi và sông là sông. Khi người ta đi sâu vào trong thiền, núi không còn là núi và sông không còn là sông. Đó là cuộc khủng hoảng lớn khi núi không còn là núi và sông không còn là sông. Bạn đang trải qua cuộc khủng hoảng căn cước. Cái cũ mất rồi và cái mới còn chưa được tìm thấy. Bạn đã rời khỏi bờ cũ mà bờ mới thậm chí còn chưa thấy được. Và Thiền nhân nói: Khi thiền là đầy đủ, khi ông đã đi vào trong vô trí, núi lại là núi và sông lại là sông; tất nhiên trên một bình diện khác toàn bộ, nhưng mọi thứ lại là mọi thứ. Mọi thứ lắng đọng lại, kết tinh lại, nhưng bây giờ với sự khác biệt.
Đầu tiên người khác đã bảo bạn rằng núi là núi và sông là sông, bây giờ bạn biết - và điều đó tạo ra khác biệt thực sự. Thông tin chưa bao giờ là biến đổi.
Phật nói: Thế giới đang cháy! Người may mắn là người có thể hiểu được điều đó, không chỉ về mặt trí tuệ mà về sự tồn tại. Bạn không thể thấy được cuộc sống của mình chẳng là gì ngoài đau khổ sao? Bây giờ có hai cách để gạt bỏ đau khổ này, đám cháy này; một là trở nên dấn sâu vào những điều vô nghĩa tới mức bạn có thể quên đi đau khổ của mình, để cho đau khổ không thể ngóc đầu lên được bởi vì bạn bận rộn thế: cả ngày bận rộn với tiền bạc, quyền lực, danh vọng, đuổi theo các cái bóng, và khi bạn quay về nhà bạn hoàn toàn mệt mỏi tới mức bạn rơi vào giấc ngủ. Và thế nữa bạn vẫn còn dính vào giấc mơ của mình. Mơ không là gì ngoài sự phản chiếu ngày của bạn; cùng trò chơi tiếp tục trong giấc ngủ của bạn.
Mọi người đi qua toàn thể các kiếp sống của mình theo cách này. Mọi người không thể ngồi im lặng được cho dù là vài phút. Và toàn thể cách tiếp cận Phật giáo là ở chỗ chừng nào bạn còn chưa có khả năng ngồi im lặng trong nhiều giờ cùng nhau, không làm gì cả, chỉ hiện hữu, bạn sẽ không bao giờ biết tới mình là ai và bạn sẽ không bao giờ vượt ra ngoài đau khổ của mình. Cho nên cách thứ nhất là trở nên bận bịu, dính líu vào mọi thứ, dù nó là bất kì cái gì, mục đích duy nhất là để bạn có thể giữ câu hỏi tối thượng về cuộc sống của mình bị kìm lại. Không có thời gian. $ketdoan $modoan
Mọi người tới tôi, tôi bảo họ thiền. Họ nói, "Nhưng chúng tôi không có thời gian." Và những người này cũng là cùng những người đang ngồi hàng giờ trong rạp chiếu phim và họ có thời gian. Và đây là cùng những người đi tới câu lạc bộ Rotary và cứ làm những điều ngu xuẩn. Đây là cùng những người bạn sẽ thấy trong khách sạn, trong trận đá bóng; đây là cùng những người sẽ chời bài và chơi cờ, và nếu bạn hỏi họ thì họ sẽ nói, "Chúng tôi đang chơi chỉ để giết thời gian." Thời gian đang giết bạn và bạn nghĩ bạn đang giết thời gian. Không ai đã bao giờ có khả năng giết thời gian: thời gian giết mọi người.
Và khi bạn bảo họ thiền thì câu trả lời ngay lập tức là, "Nhưng thời gian đâu mà thiền?" Và không phải là họ đang nói điều đó một cách có ý thức đâu; đó là phản ứng rất vô ý thức. Không phải là họ đang lừa, họ đang bị lừa. Không phải là họ đang lừa bạn bằng việc nói, "Tôi không có thời gian," họ thực sự cảm thấy, họ nghĩ, rằng họ không có thời gian nào cả.
Thế giới đang cháy: Và ông cười sao?
Thế giới đang cháy và bạn đang chơi bài sao?... và bạn đang chơi cờ sao? Thế giới đang cháy và bạn đang đọc tiểu thuyết trinh thám sao? Thế giới đang cháy và bạn đang buôn chuyện sao? Thế giới đang cháy và bạn đi xem phim sao? Và nhớ bạn là thế giới mà Phật đang nói tới.
Nhưng đôi khi điều đó xảy ra... Soren Kierkegaard có một chuyện ngụ ngôn hay. Ông ấy nói: có lần trong rạp xiếc chuyện xảy ra là chiếc lều của rạp xiếc bắt đầu bốc cháy. Ai đó có thể đã vứt mẩu thuốc là hay ... chẳng ai biết cái gì đã xảy ra nhưng chiếc lều đã cháy. Anh hề của rạp xiếc bước ra thông báo điều đó; anh ta công bố rằng "Lều cháy rồi!" và mọi người cười. Họ nghĩ, "Anh ta giở trò lừa chúng ta." Và họ vỗ tay và tán thường anh hề còn anh hề thì choáng.
Anh ta nói, "Tôi không nói đùa đâu. Lều đang cháy đấy." Và mọi người vỗ tay nhiều hơn và cười nhiều hơn. Anh hề lúng túng chẳng biết phải làm gì! Anh ta bắt đầu đấm ngực và nói, "Tin tôi đi! Lều đang cháy đấy, các ông bà bị nguy hiểm!"
Nhưng chẳng ai tin anh ta; mọi người tiếp tục cười. Và nhiều người bị thiêu cháy.
Đây không phải là chuyện ngụ ngôn đâu: đây là thực tại. Chư Phật đã báo cho bạn rằng thế giới đang cháy, nhưng bạn nghĩ họ có thể coi điều đó quá nghiêm trọng.
"Cô em tinh tướng xinh đẹp của tôi ơi," anh chàng công tử ngọt ngào thì thào, "em là bé duy nhất của anh đi. Anh chú ý tới em, anh phát rồ về em, anh phát điên lên về em. Anh không thể sống qua đêm nếu không có tình yêu của em."
"Này, đợi một phút nhé," cô gái rụt rè phản đối. "Em không muốn nghiêm chỉnh đâu."
"Này, bé," anh ta hỏi, "ai nghiêm chỉnh?"
Chẳng ai dường như nghiêm chỉnh cả. Mọi người đều đóng vai hề, mọi người đều cười - hay ít nhất cũng giả vờ hạnh phúc, ít nhất cũng ba hoa về hoan lạc của mình, niềm vui của cuộc sống, và có thể không chỉ lừa người khác mà bị lừa bởi chính việc ba hoa riêng của mình. Người ta có thể bắt đầu tin vào dối trá riêng của mình: thế thì họ bắt đầu có vẻ gần như thật.
Phật đang nói: Ông cười sao? Và thế giới đang cháy!
Chắc chắn điều đó chỉ ra một điều thôi:
Ông đang ở sâu trong bóng tối.
Ông không hỏi về ánh sáng sao?
Đây là ngôn ngữ cổ đại. Bây giờ, từ thời Sigmund Freud, chúng ta có thể dịch bóng tối là vô ý thức và ánh sáng là ý thức. Điều đó sẽ dễ hiểu hơn, bởi vì khi bạn nói về bóng tối và ánh sáng nó có vẻ thơ ca, và Phật rất khoa học mặc dù ông ấy đầy tính thơ ca. Nhưng thơ ca của ông ấy không đơn thuần là thơ ca, nó có khoa học lớn lao trong nó, giả kim thuật lớn lao trong nó. Tính thơ ca của ông ấy là bởi vì kinh nghiệm của ông ấy, nhưng tính thơ ca của ông ấy không chỉ là để giải trí cho bạn. Tính thơ ca của ông ấy là từ duyên dáng của ông ấy, chính bản thể ông ấy mang tính thơ ca rồi, cũng như nó có thể mang tính khoa học. Ông ấy đang nói về vô ý thức và ý thức.
Ông ấy nói bạn đang ở sâu trong bóng tối nếu bạn không nhận biết rằng thế giới đang cháy, rằng mọi người đang sống trong phiền não - và họ thậm chí có thể không nhận biết về điều đó. Theo cách đó phiền não bị nhân đôi hay nhân gấp nhiều lần, bởi vì nếu bạn nhận biết về phiền não của mình bạn có thể thoát ra khỏi nó được. Khi ngôi nhà bị cháy và bạn đang ngủ, nguy hiểm là nhiều hơn nhiều. Nếu ngôi nhà bị cháy và bạn thức, nguy hiểm ít hơn nhiều - bạn có thể chạy trốn, bạn có thể thoát ra khỏi nhà. Hàng xóm có thể giúp bạn thoát ra. Bạn có thể gọi điện thoại tới đội chữa cháy. Bạn có thể làm cái gì đó! Ít nhất bạn cũng có thể nhảy ra khỏi cửa sổ. Nhưng nếu bạn ngủ thế thì mọi sự khó khăn hơn.
Ông đang ở sâu trong bóng tối. Phật nói: Nhìn vào ông, dường như ông không ý thức chút nào, ông đang sống cuộc sống vô ý thức. Bây giờ đó là chân lí tâm lí. Toàn thể tâm lí đương đại, dù đó là phái Freud hay phi Freud, Adler hay Jung, tất cả các trường phái của tâm lí học hiện đại đều đồng ý về một điều: rằng chỉ một phần rất nhỏ của con người là có ý thức, phần rất tí hon. Phần lớn của bản thể người đó là vô ý thức, là trong bóng tối; bạn chỉ thấy đầu chỏm của tảng băng, phần còn lại là trong bóng tối. Và từ lục địa bóng tối đó, cái chính là vô thức của bạn, kéo tới đủ loại động cơ, ham muốn, bản năng, thôi thúc - và ý thức phải đi theo chúng. Ý thức chỉ là kẻ hầu, nó không là người chủ; nó đang phục vụ cho vô ý thức. Vô thức trở nên giận dữ và ý thức hành động ngay; vô thức trở nên đầy thôi thúc dục và ý thức tuân theo nó. Và ý thức đã trở nên rất láu lỉnh trong việc hợp lí hoá. Nó hợp lí hoá mọi thứ. Ý thức tin rằng nó là người chủ còn vô thức cười vào nó.
Quan sát bản thân bạn mà xem. Nếu bạn giận bạn không bao giờ nói, "Tôi giận bởi vì vô ý thức của mình." Bạn nói, "Tôi giận bởi vì giận dữ được cần tới. Tôi đã giận một cách có chủ ý. Tôi phải nổi giận; bằng không mọi người sẽ bắt đầu lấn lướt tôi. Và người đó phải bị trừng phạt, người đó phải được dạy cho một bài học. Tôi đã giận dữ bởi vì tôi muốn thế."
Đây là hợp lí hoá thôi. Bạn đã giận bởi vì bạn không thể khác được; bạn đã không là người chủ của tình huống. Nó đã không ở trong tay bạn: việc chọn lựa giận dữ - hay không giận dữ. Bạn đã bị cơn giận lái đi và nó tới từ tầng ngầm nào đó của bản thể bạn. Nó tới như đám mây, nó tới như làn khói lớn và bạn bị nó làm cho mù. Bạn bị bao quanh bởi đám mây này và bạn bị cuốn đi cùng nó, nhưng về sau chỉ để giữ thể diện của mình, bản ngã của mình, lòng tự hào của mình, bạn bắt đầu hợp lí hoá. Bạn nói, "Tôi làm nó đấy." Bạn đã không làm nó: bạn bị buộc phải làm nó thì có. Quan sát ham muốn dục của bạn, quan sát tham của bạn, quan sát giận của bạn, và bạn sẽ được thuyết phục bởi điều Phật đang nói. $ketdoan $modoan
Một người lái xe tải lực lưỡng đi thơ thẩn vào quán rượu trong tâm trạng tiều tuỵ, hiển nhiên đang tìm cớ gây sự đánh nhau.
"Mọi người ở phía bên này quán đều là kẻ vô công rồi nghề dơ dáy, không tốt!" anh ta kêu toáng lên. "Người nào muốn làm cái gì đó về điều đó thì đứng dậy đi!" Chẳng ai đứng dậy cả.
"Mọi người ở phía bên này quán đều là bọn đồng dục nam! Đồ đồng dục!" Chẳng ai cử động, thế rồi bỗng nhiên một người đứng dậy.
"Muốn đánh nhau hả?" người lái xe tải gầm gừ. "Không," người này ngọng nghịu nói, "chỉ là tôi
ngồi nhầm phía bên trong quán."
Đó là cách tâm trí cứ giở trò - hợp lí hoá mọi thứ.
Nhà tâm thần nói với bệnh nhân, "Phải mất ba năm đấy, nhưng bây giờ cô được chữa rồi. Đây là điều trị lần cuối của cô."
"Cám ơn bác sĩ," bệnh nhân nói. "Nhưng trước khi tôi đi, hôn tôi đi."
"Tôi bảo cô rằng cô được chữa khỏi rồi. Cô lại là người mạnh khoẻ rồi."
"Tôi biết, bác sĩ, nhưng hôn tôi đi."
"Cô không hiểu. Tôi đã vứt bỏ tất cả những ý niệm điên rồ đó rồi. Cô đã được chữa lành."
"Chắc chắn rồi," bệnh nhân khăng khăng, "nhưng hôn tôi đi."
"Hôn cô sao? Tôi thậm chí không nên ở trên giường cùng cô!"
Bây giờ, nhà tâm thần và bệnh nhân, người giúp và người được giúp, người hướng dẫn và người được hướng dẫn tất cả đều trong cùng một con thuyền.
Chừng nào bạn còn chưa thể tìm thấy vị phật bạn sẽ còn theo người mù nào đó khác. Chừng nào bạn còn chưa ở cùng với người như Phật, Jesus, Zarathustra, Lão Tử, bạn sẽ ở cùng với những người cũng giống như bạn. Đó là một trong những tai hoạ lớn nhất đang xảy ra cho tâm trí hiện đại, cho con người hiện đại. Những người hướng dẫn tâm linh đã biến mất rồi - họ đã biến mất từ lâu trước đây rồi. Họ đầu tiên đã bị các tu sĩ thay thế. Bây giờ các tu sĩ đang bị các nhà tâm thần, các nhà phân tâm, các nhà tâm lí thay thế. Các tu sĩ đều mù, bây giờ các nhà tâm thần, các nhà phân tâm cũng mù. Họ không biết họ đang làm gì, họ không biết họ đang ở đâu. Họ cứ giúp mọi người và họ vô ý thức, đôi khi thậm chí còn vô ý thức hơn bệnh nhân. Họ không lành mạnh, đôi khi còn không lành mạnh hơn bệnh nhân, nhưng họ là các chuyên gia chuyên nghiệp, họ đã nghiên cứu, họ đầy thông tin. Họ biết mọi thứ về ánh sáng mà lại không kinh nghiệm về sánh sáng nào. Họ biết mọi thứ về tích hợp là gì, nhưng đấy chỉ là về thôi - họ không có tích hợp bên trong nào. Bản thể riêng của họ là những mảnh mẩu, rời ra từng phần.
Người ta có thể được giúp đỡ chỉ bởi vị phật, bởi người đã thức tỉnh, bởi vì chỉ người đã thức tỉnh mới có thể đánh thức nhưng người đang ngủ say. Nếu bạn đang ngủ và nhà phân tâm của bạn cũng ngủ, ai sẽ đánh thức bạn dậy? $ketdoan $modoan
Vào những ngày cổ đại mọi người đã đi tìm vị phật từ xa và rộng; họ đã du hành qua hàng nghìn dặm đường chỉ để tìm một thầy. Không phải là họ không biết tới nhiều người thông thái đã biết tất cả về Vedas và Upanishads và Gita và Koran và Kinh Thánh; họ biết các học giả đó, nhưng họ có phân biệt sắc nét giữa người biết theo thẩm quyền riêng của họ và người biết thẩm quyền của kinh sách. Họ không bao giờ theo người không có kinh nghiệm đích thực của riêng người đó, người còn chưa đương đầu với cái ngã của mình, người còn chưa là ngọn lửa. Và phải mất thời gian để tìm kiếm.
Bạn sẽ bắt gặp hàng trăm thầy; chín mươi chín phẩy chín phần trăm sẽ là rởm, đồng tiền giả. Nhưng cách duy nhất để tìm và kiếm là cứ đi tìm và kiếm và bất kì khi nào bạn bắt gặp một thầy rởm, quan sát đi! Điều người đó nói là trí huệ hay tri thức? Điều người đó nói là của riêng người đó hay nó là trong trích dẫn? Và điều đó không khó gì mấy; chỉ cần một chút ít kiên nhẫn và bạn sẽ biết cái rởm là rởm.
Harold bắt đầu vẫy xe đi nhờ và trong một chốc anh ta đã được Eleanor cho đi nhờ, một cô thủ thư có vẻ rất khêu gợi.
"Em có hút thuốc không?" anh ta hỏi.
"Dạ không ạ, cám ơn anh," cô ấy đáp. "Em không hút thuốc!"
Họ đi trong im lặng một chốc và Harold nói, "Anh biết có một quán rượu ngon ở ngay phía đầu đường đây; em có muốn dừng lại uống một chút không?"
"Cám ơn anh, không ạ," Eleanor nói. "Em không uống rượu đâu!"
Mười phút sau, Harold thử đại và nói, "Sao chúng mình không dừng lại ở nhà nghỉ tiếp và làm tình?"
Cô ấy nói, "Được đấy!"
Họ dừng lại, làm tình điên dại trong liền hai giờ, và thế rồi trở lại lái xe trong xe cô ấy.
"Này, anh tò mò," Harold nói. "Khi anh hỏi em có hút thuốc không, em nói không. Khi anh đề nghị mua thức uống cho em, em bác bỏ anh. Vậy mà em lại vào nhà nghỉ cùng anh. Sao sự việc lại thế?"
"Thế này," cô thủ thư nói, "Em bao giờ cũng thực hành điều em thuyết giảng. Em nói với trường Chủ nhật của em rằng các bạn không phải hút thuốc hay uống rượu để mà có thời gian dễ chịu!"
Bạn sẽ bắt gặp những nhà thuyết giảng như vậy ở mọi nơi, người thực hành điều họ thuyết giảng, nhưng điều họ thuyết giảng không phải là kinh nghiệm riêng của họ; điều họ thuyết giảng tất cả đều là vay mượn. Điều đó có vẻ như trí huệ nhưng nó không phải vậy. Và bạn không thể né tránh được điều đó. Bạn sẽ phải gõ vào nhiều cánh cửa trước khi bạn tìm thấy cánh cửa đúng. Đó là cách duy nhất, đó là cách mọi sự là vậy. Và cũng tốt để gõ vào nhiều cánh cửa bởi vì biết nhiều thầy giả, dần dần bạn sẽ trở nên nhận biết về việc là thầy thực là cái gì. Bằng việc biết cái giả giả bạn sẽ trở nên có khả năng biết cái thật. Biết cái giả là giả là một bước tiến lớn tới cái thật.
Thế giới đang cháy: Và ông cười sao? Ông đang ở sâu trong bóng tối. Ông không hỏi về ánh sáng sao? Và hỏi về ánh sáng là hỏi về thiền.
Tâm lí học hiện đại vẫn chưa đi tới điểm đó; nó vẫn vướng mắc với phân tích. Phân tích không thể đem ánh sáng vào được. Bạn có thể cứ phân tích bóng tối trong nhiều năm, trong nhiều kiếp, nhiều thế kỉ; bằng phân tích bóng tối bạn sẽ không đi tới ánh sáng. Làm sao bạn có thể đạt tới ánh sáng bằng việc phân tích bóng tối? Bạn sẽ phải tìm ra ai đó người biết cách tạo ra ánh sáng - điều đó chẳng liên quan gì tới bóng tối cả! Khi ánh sáng được tạo ra, bóng tối biến mất, bóng tối không còn được tìm thấy nữa. Nhưng điều ngược lại là không đúng: đừng bắt đầu đẩy bóng tối đi để đạt tới ánh sáng - bạn sẽ phí hoài cuộc đời mình, năng lượng của mình, cơ hội của mình. Đừng tranh đấu với bóng tối! Phân tâm học vẫn đang tranh đấu với bóng tối, với bệnh tật. $ketdoan $modoan
Và đó là khác biệt giữa tôn giáo và phân tâm học. Tôn giáo là nỗ lực tích cực để tạo ra ánh sáng; phân tâm học là nỗ lực tiêu cực để xua tan bóng tối - và nhiều nhất nó có thể giúp bạn thành bất thường một cách bình thường, có vậy thôi. Nhiều nhất nó có thể giúp bạn điều chỉnh theo xã hội, cái bản thân nó là ốm yếu. Nó có thể giúp bạn vào lại ước định đang có tác dụng. Đó là mọi điều xã hội cần và yêu cầu ở bạn, rằng bạn phải là bác sĩ tốt hay kĩ sư tốt hay trưởng ga tốt hay thư kí tốt hay người thu thuế tốt. Đó là tất cả những gì xã hội đòi hỏi; xã hội không quan tâm tới mạnh khoẻ bên trong của bạn, với tính toàn thể của bạn. Xã hội muốn bạn là cái máy hoàn hảo.
Và nếu bạn làm tốt, có hiệu quả công việc được trao cho bạn, thế là đủ. Xã hội không quan tâm chút nào tới việc biến đổi của bạn; ngược lại, nó rất sợ biến đổi của bạn, bởi vì nếu bạn trở nên được biến đổi thì xã hội sẽ không dễ có khả năng áp bức, bóc lột bạn.
Nó sẽ không dễ làm bạn thành nô lệ. Nếu bạn trở nên được biến đổi, nếu bạn trở thành đầy ánh sáng, bạn sẽ mang tính nổi dậy. Ánh sáng mang tới nổi dậy.
Bóng tối rất có ích cho những người có quyền lợi được đầu tư bởi vì bóng tối không bao giờ cho phép bạn trốn thoát khỏi nhà tù của mình. Khi bạn ở trong bóng tối bạn có thể được thuyết phục rằng nó không phải là nhà tù, rằng nó là nhà của bạn hay thậm chí nó là ngôi đền của Thượng đế.
Nhưng khi có ánh sáng không ai có thể lừa dối được bạn. Bạn sẽ có khả năng thấy rằng mình đã bị buộc phải sống trong phòng giam. Và một khi bạn đã thấy rằng mình bị buộc phải sống trong phòng giam, bạn đang làm mọi điều có thể để thoát ra khỏi nó. Xã hội rất sợ chư phật - do đó mới có đóng đinh Jesus, đầu độc Socrates, sát hại Mansoor. Nhiều mưu hại đã được thực hiện trong đời Phật Gautam.
Điều kì lạ là con người bao giờ cũng chống lại những người có thể đã giúp đỡ cho nhân loại; bạn phải đã chống lại những người sẽ đưa bạn lên những đỉnh cao của cuộc sống và tâm thức, những người sẽ giúp cho bạn được hoàn thành. Tại sao bạn chống lại những người này? Bạn là một phần của hệ thống nô lệ lớn - quốc gia, xã hội, nhà thờ. Bạn vận hành như người Ki tô giáo, như người Hindu, như người Mô ha mét giáo; đây là những cái tên cho sự nô lệ, những cái nhãn đẹp trên những thứ xấu xí.
Người tôn giáo thực không là người Hindu không là người Mô ha mét giáo không là người Ki tô giáo - người đó không thể thế được! Người đó đơn giản là một người. Tôn giáo của người đó không có tính từ cho nó, người đó đơn giản mang tính tôn giáo. Tìm ánh sáng đi! Và cách duy nhất để tìm ánh sáng là học cách thiền, cách nhận biết, cách mang tính quan sát nhiều hơn.
Cách thức của phật là vipassana - Vipassana nghĩa là chứng kiến. Và ông ấy đã tìm ra một trong những phương cách vĩ đại nhất đã từng có: phương cách quan sát hơi thở của bạn, chỉ quan sát hơi thở của bạn thôi. Việc thở là hiện tượng đơn giản và tự nhiên thế, nó có đó hai mươi bốn giờ một ngày. Bạn không cần làm nỗ lực nào cả. Nếu bạn lẩm nhẩm mật chú thế thì bạn sẽ phải làm nỗ lực, bạn sẽ phải ép buộc bản thân mình. Nếu bạn nói, "Ram, Ram, Ram," bạn sẽ phải liên tục làm căng thẳng bản thân bạn. Và bạn nhất định quên nhiều lần. Hơn nữa, từ 'Ram' lại là cái gì đó của tâm trí, và bất kì cái gì của tâm trí cũng không bao giờ có thể đưa bạn vượt ra ngoài tâm trí được. $ketdoan $modoan
Phật đã phát hiện ra một góc độ khác toàn bộ: chỉ quan sát hơi thở của bạn - hơi thở đi vào, hơi thở đi ra. Có bốn điểm được quan sát. Ngồi im lặng chỉ bắt đầu nhìn hơi thở, cảm thấy hơi thở. Hơi thở đi vào là điểm thứ nhất. Thế rồi trong một khoảnh khắc hơi thở ở bên trong nó dừng lại - đó là một khoảnh khắc rất nhỏ - trong một phần giây nó dừng lại; đó là điểm thứ hai để quan sát. Thế rồi hơi thở quay lại và đi ra; đây là điểm thứ ba để quan sát. Thế rồi lại khi hơi thở hoàn toàn đi ra, trong một phần giây nó dừng lại; đó là điểm thứ tư để quan sát. Thế rồi hơi thở bắt đầu đi vào lại... đây là vòng tròn của hơi thở.
Nếu bạn có thể quan sát tất cả bốn điểm này bạn sẽ ngạc nhiên, sửng sốt về phép màu của quá trình đơn giản thế - bởi vì tâm trí không được tham dự vào. Quan sát không phải là phẩm chất của tâm trí; quan sát là phẩm chất của linh hồn, của tâm thức; quan sát không phải là quá trình tâm trí chút nào. Khi bạn quan sát, tâm trí dừng lại, dừng hiện hữu. Vâng, lúc ban đầu nhiều lần bạn sẽ quên và tâm trí sẽ bước vào và bắt đầu chơi trò chơi cũ của nó. Nhưng bất kì khi nào bạn nhớ rằng bạn đã quên mất, không cần cảm thấy hối hận, mặc cảm - đi trở lại để quan sát, quay đi quay lại quan sát hơi thở của bạn. Dần dần, từ từ tâm trí sẽ ngày càng bớt can thiệp vào.
Và khi bạn có thể quan sát hơi thở của bạn trong bốn mươi tám phút, liên tục, bạn sẽ trở nên chứng ngộ. Bạn sẽ ngạc nhiên - chỉ bốn mươi tám phút thôi sao? Bởi vì bạn sẽ nghĩ rằng điều đó chẳng khó gì mấy... chỉ bốn mươi tám phút thôi! Nó là rất khó đấy. Bốn mươi tám giây và bạn sẽ rơi vào nạn nhân của tâm trí nhiều lần! Thử nó với chiếc đồng hồ ở trước bạn mà xem; lúc ban đầu bạn không thể có tính quan sát trong sáu mươi giây. Trong chỉ sáu mươi giây thôi, đó là một phút, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ nhiều lần. Bạn sẽ quên hết về quan sát - đồng hồ và việc quan sát cả hai sẽ bị quên đi. Ý niệm nào đó sẽ đem bạn đi xa, xa xăm; thế rồi bỗng nhiên bạn sẽ nhận ra... bạn sẽ nhìn vào đồng hồ và mười giây đã trôi qua rồi. Trong mười giây bạn đã không quan sát.
Nhưng dần dần, dần dần - đó là cái mẹo; nó không phải là việc thực hành, nó là mẹo - dần dần, dần dần bạn thấm đẫm nó. Bởi vì vài khoảnh khắc đó khi bạn mang tính quan sát có cái đẹp đẽ trang nhã, có vui vẻ vô cùng, cực lạc không thể tin được tới mức một khi bạn đã nếm trải vài khoảnh khắc đó, bạn sẽ muốn quay lại nữa lặp đi lặp lại - không vì động cơ nào khác, chỉ vì vui vẻ cực kì, của việc hiện hữu ở đó, hiện diện với hơi thở.
Nhớ lấy, đó không phải là cùng quá trình như được thực hiện trong yoga. Trong yoga quá trình này được gọi là pranayam; nó là quá trình khác toàn bộ, thực ra chính là cái đối lập với điều Phật gọi là vipassana. Trong pranayam bạn lấy hơi thở sâu, bạn rót đầy ngực mình với ngày một nhiều không khí, ngày một nhiều ô xi; thế rồi bạn làm trống rỗng ngực mình với các bô níc, toàn bộ nhất có thể được. Đó là bài tập thể chất - tốt cho thân thể, nhưng nó chẳng liên quan gì tới vipassana cả. Trong vipassana bạn không thay đổi nhịp độ hơi thở tự nhiên của mình. Bạn không lấy hơi thở sâu, dài, bạn không thở ra theo bất kì cách nào khác hơn bạn vẫn thường thở. Để nó là tuyệt đối thông thường và tự nhiên. Toàn thể tâm thức của bạn phải ở vào một điểm, quan sát. $ketdoan $modoan
Và nếu bạn có thể quan sát hơi thở của mình, thế thì bạn có thể bắt đầu quan sát những điều khác nữa. Bước đi bạn có thể quan sát rằng bạn đang bước, ăn bạn có thể quan sát rằng bạn đang ăn. Và chung cuộc, cuối cùng, bạn có thể quan sát rằng bạn đang ngủ. Cái ngày bạn có thể quan sát rằng bạn đang ngủ, bạn được chuyển vào một thế giới khác. Thân thể cứ ngủ, và bên trong ngọn đèn cứ cháy sáng. Việc quan sát của bạn vẫn còn không bị xáo động. Thế thì hai mươi bốn giờ một ngày có dòng chảy ngầm của việc quan sát. Bạn cứ làm mọi thứ... với thế giới bên ngoài chẳng cái gì đã thay đổi, nhưng với bạn mọi thứ đã thay đổi rồi.
Một Thiền sư đang lấy nước từ giếng, và một người sùng kính, đã nghe nói về ông ấy và đã du hành từ xa tới thăm ông ấy, hỏi, "Tôi có thể gặp ông này ông nọ ở đâu, thầy của tu viện này?" Ông ta nghĩ người này phải là người phục vụ, lấy nước từ giếng - bạn không thể tìm được vị phật lấy nước từ giếng, bạn không thể tìm vị phật đang lau sàn.
Thầy cười và nói, "Ta là người ông tìm đây."
Người sùng kính không thể nào tin được vào điều đó. "Tôi đã nghe nhiều về thầy, nhưng tôi không thể quan niệm nổi thầy đang lấy nước từ giếng."
Thầy nói, "Nhưng đó là điều ta thường làm trước khi ta trở nên chứng ngộ. Lấy nước từ giếng, chẻ củi - đó là điều ta thường làm trước đây, và đó là điều ta tiếp tục làm. Ta rất thiện nghệ trong hai việc này: lấy nước từ giếng và chẻ củi. Lại đây với ta - việc tiếp của ta sẽ là chẻ củi, quan sát ta!"
Người này nói, "Nhưng thế thì khác biệt là gì? Trước khi chứng ngộ thầy đã làm hai việc này, sau chứng ngộ thầy đang làm cùng hai việc này - thế thì cái gì là khác biệt?"
Thầy cười ngất, thầy nói, "Khác biệt là ở  bên trong. Trước đây, ta đã làm mọi thứ trong ngủ; bây giờ ta làm mọi thứ một cách có ý thức, đó là khác biệt. Hoạt động vẫn như cũ, nhưng ta không còn như cũ nữa. Thế giới vẫn như cũ, nhưng ta không còn như cũ. Và bởi vì ta không còn như cũ, với ta thế giới cũng không còn như cũ."
Biến đổi phải là cái bên trong. Đây là từ bỏ thực: thế giới cũ mất rồi bởi vì con người cũ mất rồi.
Để thấy thân thể mình -
Con rối được tô vẽ, một thứ đồ chơi,
được chắp nối và ốm yếu và đầy những tưởng tượng giả,
cái bóng thay đổi và nhạt nhoà đi.
Phật nói, đừng quá gắn bó nhiều với thân thể, đừng bị đồng nhất với thân thể, thận trọng vao! Đó là tù túng. sống trong thân thể, dùng thân thể, nhưng tỉnh táo - nó không phải là bạn.
Để thấy thân thể mình... Nếu bạn muốn tạo ra ánh sáng trong bản thân mình, đây là chỗ bắt đầu: Thấy thân thể mình - Con rối được tô vẽ, một thứ đồ chơi, được chắp nối và ốm yếu và đầy những tưởng tượng giả, cái bóng thay đổi và nhạt nhoà đi.
Bao nhiêu người đã sống trên trái đất này? Và họ đã nhạt nhoà đi, cát bụi trở về với cát bụi, họ tất cả đã biến mất - cứ dường như họ chưa bao giờ tồn tại chút nào. Và cùng điều đó đang xảy ra cho bạn, cho mọi người. Hôm nay bạn ở đây, ngày mai bạn đi rồi. Và thế rồi chỉ trong kí ức của vài người mà bạn sẽ sống thêm vài ngày nữa; họ sẽ nhớ tới bạn - chỉ là kí ức, hình ảnh trong tâm trí họ. Và thế rồi những người đó sẽ chết đi và ngay cả kí ức cũng sẽ nhạt nhoà đi. Sau hai nghìn năm, bạn có cho rằng sẽ có người nào biết rằng bạn đã từng tồn tại không? Đó chỉ là cái bóng, nhất thời; cho dù khoảnh khắc đó kéo dài bẩy mươi năm, tám mươi năm, chẳng thành vấn đề gì cả. $ketdoan $modoan
Phật nói chân lí là vĩnh hằng, và bất kì cái gì không vĩnh hằng đều là mơ - thận trọng về giấc mơ! Và tâm trí bạn cũng là một phần của thân thể bạn; đó là lí do tại sao ông ấy nói thận trọng về những tưởng tượng giả. Tâm trí bạn cứ cho bạn những ý niệm giả; nó nói, "Trông đấy mình mạnh khoẻ làm sao, mình khoẻ làm sao, mình trông đẹp làm sao." Nó cứ lừa dối bạn, nó cứ nói với bạn rằng cái chết bao giờ cũng xảy ra cho người khác, không cho bạn. Không ai là ngoại lệ cả. Và tâm trí là kẻ lừa dối, tinh ranh, khéo léo tới mức nó có thể làm cho bạn tin vào bất kì cái gì. Nó có thể làm cho bạn tin vào tiền bạc, và bạn sẽ phải bỏ lại tất cả tiền bạc của mình khi bạn ra đi. Nhưng bạn níu bám lấy tiền bạc, mọi người sẵn sàng chết vì tiền.
Thực ra, đó là cách nhiều người chết đi: toàn thể cuộc đời họ dành cho việc tích luỹ tiền bạc; họ bán cuộc đời mình chỉ để tích luỹ vài miếng vàng. Miếng vàng đó sẽ vẫn còn ở đây và bạn sẽ qua đời, và vàng chẳng có gắn bó gì với bạn cả. Chính bạn là người đã tạo ra đủ mọi loại gắn bó.
Và tâm trí bao giờ cũng cứ tạo ra tương lai; nó cứ nói với bạn, "Điều gì chưa xảy ra sẽ xảy ra vào ngày mai - đợi đấy!" Nó giữ cho bạn hi vọng, nó giữ bạn cố gắng theo cách mới, trong bãi cỏ mới. Nếu người đàn bà này không thoả mãn bạn thế thì tâm trí nói, "Đấy là vì người đàn bà này như thế - đi tìm người khác!" Và điều này sẽ cứ diễn ra mãi. Nếu người đàn ông này không làm thoả mãn, tâm trí nói, "Chính bởi vì người đàn ông này là sai." Nhưng tâm trí không bao giờ cho phép bạn thấy sự kiện là không người đàn ông nào, không người đàn bà nào đã bao giờ có thể thoả mãn được cho bất kì ai. Việc thoả mãn là không thể được trong thế giới này. Mãn nguyện là có thể chỉ khi bạn đi vào trong trạng thái của bản thể bạn, khi bạn trở thành vô trí. Mãn nguyện là hương vị của vô trí.
Và khi bạn có thể lấy nhau, tâm trí cho bạn những ý niệm kì quặc, ngu xuẩn, ngốc nghếch, ngớ ngẩn. Nhưng tâm trí là kẻ cám dỗ lớn lao...
Muriel và Tina thảo luận về kinh nghiệm mới đây của họ trong khi uống rượu cocktails.
"Này," Muriel hỏi, "đằng ấy xử lí thế nào với cái tay triệu phú lập dị đó mà đằng ấy đã gặp hôm qua?"
"Ông ta cho tớ năm trăm đô la," Tina nói. "Thằng điên đó muốn làm điều đó trong quan tài."
"Đừng chơi khăm!" Muriel kêu lên. "Tớ cá là điều đó làm đằng ấy chán?"
"A vâng, nhưng cũng không chán nhiều như sáu gã hộ tang."
Tâm trí có thể cám dỗ bạn vào bất kì cái gì, vào bất kì điều ngu xuẩn nào. Và một khi bất kì cái gì đi vào trong tâm trí bạn, nó hành hạn bạn, nó ám ảnh bạn. Bạn phải làm nó - dường như đó là cách duy nhất để gạt bỏ nó. Nhưng trước khi bạn gạt bỏ nó, tâm trí cho bạn ý niệm khác. Tâm trí là kẻ rất hay phát minh khi có liên quan tới tưởng tượng. Tâm trí có thể cứ tạo ra các ý niệm mới không cạn cho bạn; đó là điều đã từng xảy ra trong hàng thế kỉ, trong nhiều kiếp. Bạn đã sống trong thế giới này nhiều kiếp thế cứ lặp đi lặp lại cùng một loại việc mãi, có thể có chút ít khác biệt nhưng mọi sự là như nhau... và dầu vậy bạn vẫn cứ hi vọng. $ketdoan $modoan
Phật nói thận trọng với những tưởng tượng giả; thân thể là cái bóng, bạn phải bỏ lại nó một ngày nào đó. Bạn không là nó.
Nó ẻo lả làm sao!
Ẻo lả và độc hại,
Nó ốm yếu, thối rữa và chết.
như mọi vật sống
đến cuối cùng nó ốm yếu và chết.
Nhớ tới cái chết, đừng bao giờ quên nó trong một khoảnh khắc! Bởi vì sự nhấn mạnh này, nhiều người đã coi Phật là bị cái chết ám ảnh; ông ấy không phải vậy. Bạn có thể bị ám ảnh bởi cuộc sống nhưng ông ấy không bị ám ảnh bởi cái chết đâu. Ông ấy đơn giản đem mọi thứ về cân bằng.
Ông ấy nói, nhiều như bạn tham dự vào cuộc sống bạn phải nhớ tới cái chết nữa, thế thì sẽ có cân bằng, thăng bằng. Ông ấy thường phái các đệ tử của mình, các sannyasins, tới quan sát bất kì khi nào một xác chết được đem đi thiêu: "Tới đó, ngồi đó, suy tư và quan sát và nhớ điều này sẽ xảy ra cho thân thể ông nữa."
Cái chết phải được suy tư tới; bằng không cuộc sống có thể cứ cho bạn những hi vọng giả tạo. Nếu bạn nhớ tới cái chết, cuộc sống không thể lừa bạn được thêm nữa. Cái chết sẽ giữ bạn tỉnh táo.
Phật không bị cái chết ám ảnh, nhưng ông ấy đã đi tới biết một điều: rằng chính bởi việc trở nên nhận biết về cái chết mà người ta gạt bỏ đi ám ảnh với thân thể, ám ảnh với thức ăn, ám ảnh với dục, ám ảnh với tiền, ám ảnh với thế giới. Bạn phải sống trong cuộc sống, nhưng để có ý thức, thường xuyên, rằng cuộc sống này đang tuột khỏi tay bạn và cái chết đang tới mỗi lúc một gần hơn. Điều đó sẽ không cho phép bạn là nạn nhân của những ham muốn giả và những hi vọng giả.
nhìn những bộ xương trắng này,
bộ khung và cái vỏ hổng hoác của của tuổi xuân
đang chết.
và ông cười sao?
Ông là ngôi nhà bằng xương, thịt và máu bó lại.
Kiêu căng sống trong ông,
và đạo đức giả, suy tàn và chết.
Đó là lí do tại sao mọi người không muốn quan sát cuộc đời họ. Họ không muốn đi sâu hơn vào trong bản thể họ bởi vì điều họ thấy không phải là linh hồn, Thượng đế, tự do, ánh sáng. Điều họ thấy lúc ban đầu là bản ngã, đạo đức giả, mục nát và chết. Vâng, nếu bạn đi vào bên trong, đầu tiên bạn sẽ thấy những điều này. Chúng là tầng đầu tiên. Nhưng nếu bạn cứ đi vào mặc cho cái chết, bản ngã, mục nát, đạo đức giả - bạn cứ đi một cách dũng cảm, thế thì chẳng mấy chốc mọi sự bắt đầu thay đổi. Thay vì cái chết bạn bắt đầu đi vào trong cuộc sống vĩnh hằng, vào trong cuộc sống vô thời gian; và thay vì bản ngã bạn bắt gặp cái ta thực của mình, cái ta tối thượng của mình; và thay vì cái chết bạn bắt gặp cái bất tử. Nhưng người ta phải đi sâu hơn. $ketdoan $modoan
Việc xuyên thấu đầu tiên sẽ làm cho bạn sợ, bạn sẽ trở nên hoảng - bóng tối tất cả bao quanh và cái chết. Và mọi người trốn mất từ tầng đầu tiên đó. Họ trở nên sợ tới mức họ chưa bao giờ thử lần nữa.
Triết gia vĩ đại người Anh, David Hume, đã viết, "Đọc đi đọc lại trong kinh sách, 'biết bản thân ông,' một hôm tôi đã thử. Tôi nhắm mắt lại và cố gắng đi vào trong. Điều tôi thấy là bóng tối, nhiều, nhiều ý nghĩ điên khủng, tưởng tượng, kí ức, ham muốn, nhiều thứ bao quanh thế, nhiều ồn ào và rối loạn, nhưng tôi không thể tìm ra được bất kì cái ta bất tử nào cả." Chỉ mỗi một hôm ông ấy thử, và nó như thế - cứ dường như người ta trở thành vị phật trong một ngày. Mà thậm chí không đến một ngày, điều đó chắc phải một giờ hay nửa giờ thôi - không được hai mươi tư giờ đâu. Ngay cả một người thông minh chừng nấy như David Hume mà cũng chẳng thể thấy được một điểm nhỏ: ai là người quan sát?
Ông ấy nói, "Tôi đã thấy kí ức, ý niệm, vân vân và vân vân, nhiều thứ, nhưng tôi đã không thấy cái ta nào cả." Bạn có thấy cái ngớ ngẩn của phát biểu này không? Ai đã thấy các ý niệm và tưởng tượng và kí ức này? Ai là nhân chứng này? Đó là cái ta đấy! Nó đơn giản thế. Bạn không thể là ý niệm đó được; bạn đang thấy ý niệm đó - làm sao bạn có thể là nó được? Người thấy không bao giờ có thể là cái được thấy, người quan sát không bao giờ có thể là cái được quan sát, chủ thể không thể là đối thể. Nhưng ngay cả một người như David Hume vẫn nghĩ rằng không có linh hồn, không có cái ta, và tất cả chư phật đều đã nói những điều vô nghĩa. Và ông ấy chưa bao giờ thử lại. Kinh nghiệm này phải là xấu, nó là xấu lúc ban đầu; do đó bạn cần thầy để cho bạn không trốn chạy từ tầng đầu tiên của bản thể mình.
Chiếc xe lộng lẫy của nhà vua tan tành. cũng vậy thân thể biến thành cát bụi.
Nhưng linh hồn của sự thuần khiết là không đổi
và do vậy cái thuần khiết truyền lại cái thuần khiết
Nếu bạn cứ chìm ngày một sâu hơn vào trong bản thể mình bạn sẽ đi tới tâm thức thuần khiết, cái không đổi, vô thời gian, bất tử. Đây là điều đã từng được chư phật dạy cho chư phật tiềm năng: và do vậy cái thuần khiết truyền lại cái thuần khiết. Điều đó có thể được hiểu chỉ trong sự thuần khiết sâu sắc của trái tim; nó không thể được hiểu bởi tâm trí tinh ranh, nó có thể được hiểu chỉ bởi trái tim hồn nhiên. Chư phật có thể được hiểu chỉ thông qua trái tim, thông qua tình yêu chứ không qua logic.
Người dốt nát là con bò đực.
Người đó lớn về kích thước, nhưng không lớn về trí huệ.
Con người được sinh ra chỉ như một tiềm năng. Nếu bạn không phát triển tiềm năng của mình, nếu bạn không trưởng thành về tâm linh, bạn chỉ như con bò đực. Thân thể sẽ cứ trở nên ngày một to hơn, nhưng điều đó không phải là trưởng thành. Già đi không phải là trưởng thành, già đi về mặt thể chất không phải là trưởng thành về tâm linh. Và chừng nào bạn còn chưa trưởng thành về tâm linh bạn vẫn đang làm phí hoài cơ hội quí báu.
Con người là sinh linh duy nhất trên trái đất có thể đạt tới phật tính. Voi và sư tử và hổ không thể trở thành phật được. Chỉ con người mới có thể trở thành phật, chỉ con người mới có thể là hoa sen một nghìn cánh, chỉ con người mới có thể toả ra hương thơm có tên là Thượng đế.
Đừng để phí một khoảnh khắc nào vào bất kì cái gì khác. Làm những điều cần thiết, điều bản chất, nhưng đổ ngày một nhiều năng lượng vào tính quan sát, nhận biết. Thức dậy đi!
Chừng nào bạn còn chưa trở thành vị phật bạn chưa sống chút nào đâu, bởi vì bạn sẽ không biết thơ ca vĩ đại của cuộc sống, âm nhạc vĩ đại của sự tồn tại. Bạn sẽ không biết lễ hội tinh tú vẫn đang diễn ra mãi, bạn sẽ không biết điệu vũ của các vì sao. Việc trở thành một phần của lễ hội này là dành cho bạn. Phúc lạc này là dành cho bạn! Tất cả những hoa này và tất cả những bài ca này và tất cả những vì sao này đều dành cho bạn. Bạn được quyền làm phép màu - nhưng trưởng thành, thức dậy đi!

Ads Belove Post