Chương 4. Tôi lại bỏ lỡ!

Chương 4. Tôi lại bỏ lỡ!

Price:

Read more

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 11)
Chương 4. Tôi lại bỏ lỡ!

Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Có cái gì đó mà ngay cả thầy cũng không thể làm được. Thầy không để đưa người Italy vào chuyện đùa của người Ai rơ len được. Điều đó là ngược lại pháp.
Dharma Chetana, điều đó đúng đấy, tôi lại bỏ lỡ! Cứ nhắc nhở tôi nhé. Những chuyện đùa phải gió này là nguy hiểm! Và tôi yêu người Italy nhiều tới mức bất kì khi nào tôi có thể tìm được chỗ cho họ tôi đều cố gắng xoay xở. Thỉnh thoảng tôi thành công, đôi khi tôi thất bại, nhưng bạn đã bắt tôi.
Để có ghi đúng, chuyện đùa là:
Hai quí ông đang ngồi trong vườn, một người Anh, một người Ai rơ len.
Quí ông người Anh hỏi người Ai rơ len, "Nếu như ông không là người Ai rơ len, ông sẽ là người gì?"
Người Ai rơ len nói, "Tất nhiên tôi sẽ là người Anh."
Và thế rồi anh ta hỏi người Anh, "Nếu như ông không là người Anh, ông sẽ là người gì?"
Và người Anh nói, "Tôi sẽ xấu hổ."
Nhưng tôi đã trộn lẫn rồi. Đó là lí do tại sao tôi có mọi chuyện đùa xếp theo kiểu tôi. Chuyện đó không theo kiểu của tôi. Về Thượng đế và về chân lí và về tôn giáo không có rắc rối gì - tôi biết họ từ kinh nghiệm cá nhân của tôi. Nhưng những chuyện đùa này!
Vâng, Chetana, nó là ngược lại Pháp. Và tôi hi vọng nó sẽ không xảy ra nữa.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao tôi không thể thấy được lỗi riêng của tôi khi tôi cực kì có khả năng thấy lỗi của người khác, cho dù là lỗi nhỏ nhặt nhất của họ?
Prageeta, điều đó rất thông thường. Nó không phải là cái gì đó ngoại lệ. Mắt của chúng ta hội tụ vào người khác; chúng ta hướng sang người khác. Chúng ta chỉ thấy người khác - vấn đề không chỉ là lỗi - chúng ta chưa bao giờ thấy bản thân mình. Cho dù chúng ta có muốn thấy bản thân mình chúng ta cũng phải nhìn vào gương, chúng ta phải tạo ra ảnh. Khi ảnh có đó người khác đã xuất hiện. Gương giúp chúng ta nhìn bản thân mình bởi vì nó tạo ra người khác. Bằng không chúng ta là người hướng ngoại tuyệt đối; chúng ta đã quên ngôn ngữ về cách nhìn vào trong. Do đó, xem như hệ quả, bạn không thể thấy được lỗi của riêng mình; không ai có thể thấy được.
Khoảnh khắc bạn bắt đầu thấy lỗi của mình chúng bắt đầu rơi rụng đi như lá khô. Thế thì chẳng cái gì khác phải được làm; thấy chúng là đủ. Chỉ nhận biết về lỗi của mình là mọi điều được cần. Trong nhận biết đó chúng bắt đầu biến mất, chúng bay hơi. Người ta có thể cứ phạm lỗi nào đó chỉ nếu người ta vẫn còn vô ý thức về nó. Vô ý thức là điều phải có để cứ phạm cùng lỗi. Cho dù bạn cố gắng thay đổi bạn sẽ phạm phải cùng lỗi dưới dạng khác nào đó, trong hình dạng khác nào đó. Và chúng tới trong đủ mọi kích cỡ và mọi hình dáng. Bạn sẽ trao đổi, bạn sẽ thay thế, nhưng bạn không thể vứt bỏ được nó bởi vì sâu bên dưới bạn không thấy rằng nó là lỗi. Người khác có thể nói cho bạn bởi vì họ có thể thấy.
Đó là lí do tại sao mọi người nghĩ bản thân mình đẹp thế, thông minh thế, đức hạnh thế, thánh thiện thế - và chẳng ai đồng ý với người đó! Lí do là đơn giản: bạn nhìn vào người khác, bạn thấy thực tại của họ, và về bản thân mình bạn mang hư cấu - hư cấu đẹp đẽ. Về bản thân mình bạn rất hư cấu. Tất cả mọi điều bạn biết về bản thân mình đều ít nhiều hoang đường; nó chẳng liên quan gì tới thực tại.
Khoảnh khắc người ta thấy ra lỗi của mình, thay đổi triệt để được tạo ra. Do đó mọi chư phật trong các thời đại đều đã từng nói chỉ một điều: nhận biết. Họ không dạy bạn cá tính. Cá tính do tu sĩ, chính khách dạy bạn, không do chư phật dạy. Chư phật dạy bạn tâm thức - không phải lương tâm. Lương tâm là thủ đoạn người khác chơi trên bạn. Người khác nói với bạn cái gì là đúng và cái gì là sai; họ ép buộc ý tưởng của họ lên bạn. Và họ cứ ép buộc những điều đó từ chính thời thơ ấu của bạn, khi bạn còn hồn nhiên thế, mong manh thế, tinh tế tới mức có khả năng gây bất kì ấn tượng nào lên bạn, bất kì dấu ấn nào lên bạn. Họ đã ước định bạn từ chính lúc ban đầu. Ước định đó được gọi là lương tâm và lương tâm đó cứ chi phối toàn thể cuộc sống của bạn. Lương tâm là chiến lược của xã hội để làm bạn thành nô lệ.
Chư phật dạy tâm thức. Tâm thức nghĩa là bạn không học từ người khác cái gì đúng và cái gì sai; không có nhu cầu học từ bất kì ai. Bạn đơn giản phải đi vào trong; cuộc hành trình vào trong là đủ. Bạn đi càng sâu, tâm thức càng toả ra nhiều. Khi bạn đạt tới trung tâm, bạn đầy ánh sáng tới mức bóng tối biến mất. Khi bạn đem ánh sáng vào trong phòng, bạn không phải đẩy bóng tối ra khỏi phòng. Sự hiện diện của ánh sáng là đủ bởi vì bóng tối chỉ là không có ánh sáng. Mọi cái không lành mạnh, điên khùng của bạn cũng như vậy.
Nhưng mọi người có thể thấy lỗi của người khác, cho nên đừng lo nghĩ về điều đó, Prageeta. Đây là tình huống trong đó mọi người đang sống.
Một người ăn mặc hệt như Adolf Hitler tới thăm nhà tâm thần.
"Ông có thể thấy tôi không có vấn đề gì," người đó nói. "Tôi có quân đội lớn nhất thế giới, mọi tiền bạc tôi cần và mọi thứ xa hoa có thể quan niệm được mà ông có thể hình dung ra."
"Thế thì cái gì dường như là vấn đề của ông?" bác sĩ hỏi.
"Đó là vợ tôi," người đó nói. "Cô ấy nghĩ cô ấy là bà Weaver."
Đừng cười người đáng thương này. Đấy không phải là ai khác ngoài bạn.
Một người đi tới cửa hàng may và thấy một người đang treo mình bằng một tay từ giữa trần nhà.
"Anh ta đang làm gì ở đó thế?" người đó hỏi thợ may.
"Ồ, đừng chú ý," thợ may nói, "anh ta nghĩ anh ta là bóng đèn đấy."
"Này, sao ông không bảo anh ta không phải là vậy?" khách hàng thất kinh hỏi.
"Cái gì?" thợ may đáp. "Và làm việc trong bóng tối sao?"
Khoảnh khắc bạn biết bạn điên, bạn không còn điên nữa. Đó là tiêu chí duy nhất về lành mạnh.
Khoảnh khắc bạn biết bạn là người dốt nát bạn đã trở thành trí huệ.
Nhà tiên tri ở Delphi tuyên bố Socrates là người trí huệ nhất trên thế gian. Vài người chạy xô tới Socrates và họ bảo ông ấy, "Vui lòng đi, hân hoan đi: nhà tiên tri ở Delphi đã tuyên bố ông là người trí huệ nhất trên thế giới."
Socrates nói, "Điều đó tất cả đều vô nghĩa. Tôi biết chỉ mỗi một điều thôi: rằng tôi chẳng biết gì cả."
Mọi người đâm ra phân vân và lẫn lộn. Họ quay trở lại ngôi đền, họ nói với nhà tiên tri, "Ông nói rằng Socrates là người trí huệ nhất trên thế giới, nhưng bản thân ông ấy lại phủ nhận điều đó. Ngược lại, ông ấy nói ông ấy hoàn toàn dốt nát. Ông ấy nói ông ấy chỉ biết mỗi một điều: rằng ông ấy không biết gì."
Nhà tiên tri cười to và nói, "Đó là lí do tại sao ta đã tuyên bố ông ấy là người trí huệ nhất trên thế giới, người trí huệ vĩ đại nhất trên thế giới. Đó là lí do tại sao - chính xác bởi vì ông ấy biết rằng ông ấy là người dốt nát."
Người dốt nát tin họ khôn ngoan. Người không lành mạnh tin họ là người lành mạnh nhất.
Vâng, Prageeta, điều đó xảy ra; chính một phần của bản tính con người là chúng ta cứ nhìn ra ngoài. Chúng ta quan sát mọi người ngoại trừ bản thân mình. Do đó chúng ta biết nhiều về người khác hơn là về bản thân mình; chúng ta chẳng biết gì về bản thân mình. Chúng ta không là nhân chứng cho sự vận hành riêng của tâm trí, chúng ta không quan sát bên trong.
Bạn cần quay một trăm tám mươi độ - đó chính là thiền tất cả là gì. Bạn phải nhắm mắt lại và bắt đầu quan sát. Lúc đầu bạn sẽ thấy chỉ toàn bóng tối và không gì khác. Và nhiều người trở nên hoảng sợ và chạy xô ra bởi vì bên ngoài có ánh sáng. Vâng, có ánh sáng bên ngoài nhưng ánh sáng đó sẽ không làm bừng sáng bạn, ánh sáng đó sẽ không giúp ích cho bạn chút nào. Bạn cần ánh sáng bên trong, ánh sáng có cội nguồn của nó ở trong chính bản thể bạn, ánh sáng không thể bị tắt đi ngay cả bởi cái chết, ánh sáng vĩnh hằng. Và bạn có nó, tiềm năng có đó! Bạn được sinh ra với nó, nhưng bạn để nó đằng sau bạn; bạn chưa bao giờ nhìn vào nó.
Và bởi vì trong hàng thế kỉ, trong nhiều kiếp, bạn đã nhìn ra ngoài, nó đã trở thành thói quen máy móc. Ngay cả khi bạn ngủ bạn cũng nhìn trong mơ. Mơ nghĩa là phản xạ của cái bên ngoài. Khi bạn nhắm mắt bạn lại bắt đầu mơ ngày hay suy nghĩ; điều đó nghĩa là bạn trở nên quan tâm tới những cái khác. Điều này đã trở thành thói quen kinh niên tới mức thậm chí không có khoảng hở nhỏ, cửa sổ nhỏ trong bản thể riêng của bạn từ đó bạn có thể có thoáng nhìn về mình là ai.
Lúc ban đầu nó là cuộc vật lộn gian khó, nó là gian nan, nó là khó khăn - nhưng không phải là không bóng tối và bạn sẽ đi vào trong cõi ánh sáng. Và ánh sáng đó là ánh sáng đúng, còn đúng hơn nhiều so với ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng, bởi vì mọi ánh sáng ở bên ngoài đều tạm thời; chúng là duy nhất cho thời gian hiện đấy.
Ngay cả mặt trời cũng sẽ chết một ngày nào đó. Không chỉ ngọn đèn nhỏ cạn kiệt nguồn của chúng và chết đi vào buổi sáng, ngay cả mặt trời với nguồn mênh mông thế cũng đang chết đi mọi ngày. Chẳng chóng thì chầy nó sẽ trở thành lỗ đen; nó sẽ chết và không ánh sáng nào sẽ tới từ nó. Dù nó sống lâu đến đâu thì nó cũng không vĩnh hằng. Ánh sáng bên trong là vĩnh hằng; nó không có bắt đầu, không kết thúc. Nó đồng nghĩa với Thượng đế.
Và tôi không quan tâm tới việc bảo bạn vứt bỏ lỗi của bạn, làm cho bản thân bạn thành tốt, cải tiến cá tính của bạn - không, không chút nào. Tôi không quan tâm tới cá tính của bạn chút nào; tôi chỉ quan tâm tới tâm thức của bạn.
Trở nên tỉnh táo hơn đi, ý thức hơn đi. Đi ngày càng sâu hơn vào bản thân mình cho tới khi bạn thấy trung tâm của bản thể mình. Bạn đang sống ở ngoại vi, và ở ngoại vi bao giờ cũng có rối loạn. Bạn càng đi sâu hơn, im lặng sâu hơn càng ngự trị. Và  trong những kinh nghiệm đó về im lặng, ánh sáng, niềm vui, cuộc sống của bạn bắt đầu chuyển vào chiều hướng khác. Lỗi, sai lầm bắt đầu biến mất.
Cho nên đừng lo nghĩ về sai sót và lỗi lầm và lỗi. Nó, nó sẽ xảy ra, nó là không tránh khỏi. Nó là quyền tập ấn của bạn.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy ngụ ý gì bằng việc gọi Sarjano là mồm to?
Nirmal, đích xác điều đó: cái mồm to! Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện hư cấu:
Tôi đi lên Himalayas; Radha đi cùng tôi. Tầu hoả dừng lại giữa đêm trong rừng rậm và cả đoàn tầu bị cướp. Bọn cướp cũng vào khoang chúng tôi.
Tôi bảo chúng, "Đừng quấy rầy chúng tôi. Cứ lấy bất kì cái gì các anh muốn."
Thế là bọn chúng khênh đi hai va li. Tôi lo về Radha, rằng cô ấy có thể rất khiếp đảm, có thể trở nên rất quan tâm về các thứ của cô ấy, nhưng tôi ngạc nhiên. Khi chúng đi rồi cô ấy cười ha hả, "Ha, ha! Ha, ha!"
Tôi nói, "Có chuyện gì thế, Radha? Chuyện gì?"
Cô ấy nói, "Tôi lừa được chúng rồi! Tôi đã cứu chiếc đồng hồ kim cương năm mươi nghìn đô la của tôi, tôi đã cứu được chiếc Rolex của tôi, tôi đã cứu được vòng tai của tôi, tôi đã cứu được vòng vàng và kim cương của tôi và mọi thứ có giá trị."
Tôi nói, "Bạn xoay xở thế nào?"
Cô ấy nói, "Tôi để tất cả chúng vào trong mồm tôi."
Tôi nói, "Điều đó làm tôi rất buồn." Cô ấy nói, "Sao thế?"
Tôi nói, "Nếu như chúng ta mang Sarjano đi cùng, anh ấy chắc đã cứu được hai va li! Lần sau chúng ti tới Himalayas đừng bao giờ quên: Sarjano phải đi cùng chúng ta!"
Câu hỏi thứ tư:
Thưa Thầy kính yêu,
Đeo vòng hạt ảnh hay cây thập tự có cùng nghĩa không?
Jan, nó không có cùng nghĩa đâu - chúng là các đối lập cực. Những người đã trở nên quan tâm tới cây thập tự đều bệnh hoạn. Họ không quan tâm tới Christ, họ quan tâm tới cây thập tự. Nếu họ thực sự quan tâm tới Christ họ cũng sẽ quan tâm tới Phật, tới Lão Tử, tới Krishna, tới Kabir. Nhưng họ không quan tâm tới Christ, họ quan tâm tới cây thập tự.
Do đó tôi không gọi Ki tô giáo là "Ki tô giáo," tôi gọi nó là "Thập tự giáo." Nếu Jesus mà không bị đóng đinh thì đã không có điều như vậy khi bạn tìm thấy trên khắp thế giới cái tên của Ki tô giáo. Những người này trở nên quan tâm tới cái chết; mối quan tâm này là bệnh tật. Họ trở nên quan tâm tới việc tôn thờ cái chết. Jesus là phụ, cây thập tự trở thành chính. Bởi vì ông ấy bị đóng đinh, bởi vì ông ấy khổ, ông ấy thu hút sự chú ý của họ. Có những người bao giờ cũng quan tâm tới đau khổ, tới khổ, tới chết.
Mối quan tâm của tôi không phải là về chết, mối quan tâm của tôi là về sống. Tôi yêu cuộc sống vô điều kiện. Tôi mở hội cho chết nữa, chỉ bởi vì nó là một phần của sống - không phải như chết mà là một phần của sống, như cái chạm kết thúc, như cao trào, như việc nở hoa tối thượng của sống. Nếu bạn đã sống đúng, chết của bạn là hiện tượng đẹp. Nhưng mối quan tâm của tôi về căn bản, về cốt yếu là sống.
Vòng hạt biểu thị sống, cây thập tự biểu thị chết. Vòng hạt biểu thị nghệ thuật nào đó của việc làm sống thành vòng hoa. Các hạt là những khoảnh khắc. Từng hạt phải hoàn hảo; từng khoảnh khắc phải được sống trong sự hoàn hảo của nó. Và có sợi chỉ chạy qua chúng, cái vốn vô hình, xuyên qua từng hạt; sợi chỉ đó là của vĩnh hằng. Từng khoảnh khắc đều được xâu chuỗi bằng vĩnh hằng.
Chừng nào cuộc sống của bạn còn chưa biết vĩnh hằng là gì, cuộc sống của bạn sẽ chỉ là đống hạt hay đống hoa, nhưng nó sẽ không là vòng hoa, nó sẽ không là vòng hạt. Nó sẽ không có hài hoà bên trong nào - các hạt sẽ vẫn còn không có liên quan. Nó sẽ là hỗn độn, nó sẽ không là hài hoà; sẽ không có trật tự, không có kỉ luật. Nhưng kỉ luật phải là vô hình như sợi chỉ.
Và làm sao người ta đi tới biết cái vĩnh hằng? Cách duy nhất để biết sợi chỉ là đi vào bên trong hạt. Ở đó, tại chính trung tâm của hạt, bạn sẽ thấy sợi chỉ đi qua. Đi sâu hơn vào từng khoảnh khắc, đi toàn bộ vào trong nó, bạn sẽ thấy cái vĩnh hằng. Từng khoảnh khắc đều là một phần của cuộc diễu hành vĩnh hằng, của lễ hội vĩnh hằng.
Vòng hạt biểu thị thời gian như các  hạt, thấy được, và sợi chỉ như cái vĩnh hằng, cái vô hình. Có một trăm linh tám hạt trong vòng hạt. Một trăm linh tám hạt biểu thị cho một trăm linh tám phương pháp thiền; tất cả các phương pháp thiền đều có thể được rút lại thành một trăm linh tám phương pháp - một trăm linh tám phương pháp là phương pháp nền tảng của thiền. Thế rồi chúng có thể có hàng nghìn phương pháp với sự khác biệt chút ít, thay đổi chút ít - gắn hai phương pháp hay ba phương pháp lại hay vài phần của phương pháp này và vài phần của phương pháp khác. Người ta có thể làm ra nhiều phương pháp có thể có, nhưng phương pháp nền tảng là một trăm linh tám.
Vòng hạt có một trăm linh tám hạt và có trái tim có ảnh của ai đó... không ai biết người đó là ai. Ai đó vô danh, ai đó nhiều tính không ai cả hơn là ai đó; người đã chết từ lâu như một thực thể tách biệt, người không tồn tại thêm nữa như một "tôi" mà chỉ là một không gian mở. Đó là chỗ bạn phải đạt tới, đó là chỗ bạn phải tới. Đó là nhà tối thượng của bạn.
Vòng hạt không phải là thập tự. Ki tô giáo tôn thờ cái chết và đó là chỗ nó đã đi sai. Nó đã làm mất niềm vui cuộc sống, tiếng cười, khôi hài. Nó đã mất tiếp xúc với Jesus. Nó cứ tôn thờ Jesus bị đóng đinh, nhưng nó không có khả năng tôn thờ Jesus sống.
Và nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn tôn thờ cuộc sống, để sống vui vẻ, với khôi hài tới mức cuộc sống của bạn trở thành điệu vũ. Tôi không muốn bạn trở nên buồn và nghiêm chỉnh - chân thành tất nhiên, nhưng nghiêm chỉnh, không bao giờ. Tôi muốn bạn đi sâu hơn vào trong sự tồn tại. Nhảy múa cùng hoa! Đối thoại cùng sao! Nhìn vào mắt mọi người và yêu và không giữ lại. Người phi tâm linh duy nhất là những người giữ lại, người sống theo cách keo kiệt, người sống chỉ bộ phận, phân mảnh, người không tích hợp.
Và đừng sống cuộc sống ngẫu nhiên; để có sợi chỉ chạy qua nó. Từ tiếng Phạn cho sợi chỉ là sutra. Đó là lí do tại sao những câu nói vĩ đại này của Phật, Patanjali, Krishna, Mahavira được gọi là sutras - kinh: đây là những sợi chỉ. Nếu bạn hiểu chúng cuộc sống của bạn sẽ không còn chỉ là cái đống, cái đống ngẫu nhiên. Bạn sẽ không chỉ là mẩu gỗ trôi giạt phó mặc cho các lực vô ý thức. Cuộc sống của bạn sẽ trở thành chuyển động có ý thức, cuộc sống của bạn sẽ trở thành nghệ thuật. Nó sẽ có ý nghĩa về chiều hướng, và từng hành động sẽ được nối với mọi hành động khác của cuộc sống của bạn. Bạn sẽ không là ngẫu nhiên. Nếu bạn ngẫu nhiên bạn sẽ chỉ là tiếng ồn; nếu bạn không ngẫu nhiên bạn có thể trở thành âm nhạc.
Vòng hạt biểu thị cho âm nhạc, nó biểu thị cho hài hoà. Nó chỉ ra rằng bạn đã tìm ra sutra, sợi chỉ làm cho cuộc sống của bạn thành một toàn thể, một mảnh. Cuộc sống đẹp khi nó là một mảnh; cuộc sống xấu khi nó phân nhiều mảnh - khi bạn chỉ là đám đông và khi đám đông bao giờ cũng đánh nhau bên trong bạn, khi bao giờ cũng có nội chiến.
Tất nhiên, cây thập tự có ảnh hưởng tới nhân loại rất nhiều, bởi vì hàng triệu người thấy nghĩa trong cây thập tự - bởi vì nó khớp với cuộc sống của họ. Các kiếp sống của họ gần như trên cây thập tự: họ sống trong khổ não, họ chưa bao giờ nếm trải cực lạc là gì.
Không phải ngẫu nhiên mà thông điệp của Krishna đã không tới được hàng triệu người. Mới hôm nọ tôi đã kể cho bạn rằng Zarathustra đã không đạt tới hàng triệu người bởi lí do đơn giản là ông ấy yêu cuộc sống. Jesus đã đạt tới hàng triệu người không phải bởi vì bản thân ông ấy mà bởi vì một tai nạn trong cuộc đời ông ấy. Chính bởi vì người Do Thái và người La Mã: nếu họ không đóng đinh ông ấy, nếu họ đã dung thứ cho ông ấy, ông ấy chắc đã tự chết đi và không ai đã nghe nói gì về ông ấy cả. Tất cả các nhà thờ này và hàng nghìn thầu tu và xơ chắc chúng ta đã không được thấy chút nào - họ đã tụ tập quanh cây thập tự. Cây thập tự trở thành có ý nghĩa bởi vì nó đồng bộ với cái gì đó trong cuộc sống của họ. Cuộc sống của họ toàn khổ và cây thập tự đại diện cho điều đó. Họ cũng đang trên cây thập tự. Cả đời họ là đau khổ, cả đời họ là địa ngục.
Điều tôi đang nói sẽ không hấp dẫn với nhiều người. Nó sẽ hấp dẫn chỉ với vài người thông minh, người dũng cảm, chỉ với vài người thực sự mạnh khoẻ và toàn thể. Điều này là không may, nhưng điều này đã từng là vậy cho tới giờ.
Bất kì khi nào ai đó tới đây để dạy cuộc sống cho bạn, người đó đều dường như là xa xăm; dường như không đối thoại nào xảy ra giữa người đó và bạn.
Người đó nói về nhảy múa và bạn thậm chí không biết cách bước đi! Người đó nói về cực lạc và bạn không biết từ đó ngụ ý gì.
Một trong các sannyasin của tôi mới tới từ Hi Lạp. Cô ấy đã thông báo cho tôi rằng ở Hi Lạp 'ecstasy-cực lạc' - ekstasis - nghĩa là điểm dừng xe bus! Điều đó dường như có nghĩa nhiều hơn. Và theo một nghĩa nào đó nó là điểm dừng xe bus thật, thực tế là điểm cuối - terminus, điểm dừng cuối. Bên ngoài chỗ đó không có cách đi - điểm dừng xe cuối cùng. Bạn nghe từ 'ecstasy-cực lạc', âm thanh tới bạn, nhưng nghĩa bị bỏ lỡ. Nhưng khi bạn nghe từ 'suffering-khổ' không chỉ âm thanh tới bạn, bạn biết nghĩa nữa. Khi bạn biết cây thập tự là gì, bạn hoàn toàn đồng ý; cuộc sống của bạn đồng ý với nó.
Nhưng cuộc sống của bạn là sai. Cuộc sống của bạn còn chưa là cuộc sống, bạn còn chưa được sinh ra. Đó là lí do tại sao Jesus cứ nói đi nói lại: Chừng nào các ông còn chưa được sinh ra lần nữa ...
Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là để cho bạn việc tái sinh. Vòng hạt không phải là cây thập tự.
Câu hỏi thứ năm:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao các nhà báo bao giờ cũng viết chống lại thầy?
Sudarshan, cảm thấy hạnh phúc là họ bao giờ cũng viết đi; đừng lo về điều họ viết. Nếu họ viết điều đó nghĩa là cái gì đó đang xảy ra ở đây. Và họ chỉ có thể viết chống lại bởi vì khi bạn viết ủng hộ cái gì đó, bạn phải kinh nghiệm điều đang xảy ra ở đây; không kinh nghiệm nó bạn không thể viết được bài báo ủng hộ nó. Bạn phải ở đây trong vài tháng.
Họ tới chỉ một ngày, họ nhìn quanh, họ thấy các thiền nhân - nhưng bằng việc nhìn các thiền nhân bạn không thể thấy được thiền. Họ thấy rằng cái gì đó đang xảy ra và cái gì đó mới với họ tới mức nó không khớp với ý tưởng của họ về đạo tràng, về tu viện. Do đó, một cách tự nhiên họ quay sang chống tôi, họ trở thành đối kháng.
Nếu họ là người Hindu họ nhất định tuyệt đối chống lại tôi - bởi lí do đơn giản là đây không phải là đạo tràng Hindu; nó không khớp với ý tưởng của họ về đạo tràng. Đạo tràng Hindu phải rất đờ đẫn và chết. Và ở đây có nhiều nhảy múa thế và nhiều bài ca thế và nhiều vui vẻ thế và nhiều tình yêu thế, họ bị choáng. Và mọi thứ lại mãnh liệt thế ở đây.
Trong hàng thế kỉ họ đã tạo ra ý tưởng nào đó về đạo tràng Hindu. Mọi người phải không được tích cực ở đó; bất hành được tôn thờ. Mọi người phải từ bỏ cuộc sống - và ở đây chúng ta hân hoan với cuộc sống. Làm sao họ có thể viết để ủng hộ được? Với họ dường như là tôi đang phá huỷ toàn thể lí tưởng của họ. Với họ dường như là trong nhiều thế kỉ họ đã tôn thờ một lí tưởng nào đó còn tôi đang phá nó. Và theo một cách nào đó họ đúng.
Tôi muốn phá cái ý tưởng ngu xuẩn đó về đạo tràng: rằng nó phải chết, mọi người phải bất hoạt, mọi người phải đờ đẫn, không sáng tạo, chống lại cuộc sống, chống lại tình yêu, chống lại mọi thứ có mùi vui vẻ - họ phải là những cái xác biết đi!
Và ý tưởng Hindu về tính chất sannya là ở chỗ người ta phải trở thành sannyasin chỉ sau bẩy mươi nhăm tuổi. Điều đó nghĩa là ở Ấn Độ, không ai có thể trở thành sannyasin được! Tuổi trung bình là ba mươi sáu, cho nên khi có liên quan tới tuổi trung bình thì dường như không có khả năng nào cho bất kì ai trở thành sannyasin. Bẩy mươi nhăm tuổi, thế thì lấy tính chất sannyas: giai đoạn thứ tư của cuộc sống, khi cái chết bắt đầu gõ cửa nhà bạn, khi một chân đã trong nấm mồ - thế thì bạn phải trở thành sannyasin.
Và ở đây họ thấy thanh niên, trẻ thế, họ không thể nào tin được vào mắt mình. Sao những người này đã trở thành sannyasins? Đây không phải là thời gian dành cho tính chất sannyas!
Tôi đang cố gắng tạo ra một quan niệm mới toàn bộ về tính chất sannyas. Bởi vì họ chống lại cuộc sống... tất nhiên, nếu bạn chống lại cuộc sống thì bẩy mươi nhăm tuổi dường như là đúng thời. Bởi vì cuộc sống đã rời bỏ bạn bây giờ bạn có thể từ bỏ, ít nhất bạn cũng có thể tận hưởng ý tưởng rằng bạn đang từ bỏ cuộc sống. Cuộc sống đã rời bỏ bạn - phỏng có ích gì mà từ bỏ bây giờ? Bạn từ bỏ cái gì? Toàn thể ý tưởng này là ngu xuẩn. Thế thì sao không lấy tính chất sannyas khi bạn chết rồi? Chỉ đợi vài ngày nữa, có thể một tuần. Sao lại vội vàng thế? Thêm chút nữa đi!
Ở Ấn Độ khi một người chết, họ phủ người đó bằng vải da cam. Tôi không biết họ đang lừa ai; xác chết được phủ bằng quần áo của sannyasin. Và họ tụng tên Thượng đế khi họ đem xác chết đi hoả thiêu nó. Bây giờ tôi không biết ai nghe lời tụng của họ - anh chàng đáng thương kia không còn đó nữa. Họ đơn giản tự lừa mình.
Người Hindu nhất định chống lại tôi. Người Jaina tới đây, họ nhất định chống lại tôi - đây không phải là đạo tràng Jaina. Thực tế, người Jaina bao giờ cũng chống lại đạo tràng; không có điều như thế như đạo tràng Jaina. Họ muốn các sannyasin của họ là người lang thang. Họ rất sợ rằng nếu một người ở một chỗ, người đó có thể trở nên bị gắn bó với chỗ này; với ngôi nhà này, với mọi người bao quanh người đó. Và họ sợ cuộc sống tới mức tốt hơn cả là cứ di chuyển. Sư Jaina chỉ được ở lại một chỗ không quá ba ngày; ngày thứ tư ông ấy phải ra đi. Cho nên không có gắn bó, không tình bạn, không chuyện tình nào là có thể; nhiều nhất người đó trở nên quen thuộc. Trong ba ngày bạn không thể có thân mật với mọi người. Một ngày bạn tới, thực tế chỉ một ngày bạn còn ở làng, ngày thứ ba bạn chuẩn bị ra đi. Đây là nỗi sợ cuộc sống! Và với tôi, sannyasin phải bạo dạn.
Cho nên khi một người Jaina tới đây, thấy nhiều người đang sống cùng nhau với nhiều vui vẻ thế, với tình yêu thế, trong tham dự sâu sắc với nhau, trong thân mật lớn lao, tình bạn, chuyện tình ... Nhiều tình yêu đang xảy ra trong diện tích này hơn nó có thể xảy ra trên khắp thế giới. Thực tế, đôi khi tôi tự hỏi sao diện tích ba mẫu này có thể chứa được nhiều tình yêu thế! Dường như năng lực chứa tình yêu này là vô hạn.
Và bất kì ai tới... nếu người Ki tô giáo tới người đó không thể nào tìm thấy ý tưởng về tu viện của mình. Có những tu viện Ki tô giáo nơi đàn bà không được phép vào; trong một nghìn năm không đàn bà nào đã bao giờ vào. Thậm chí cả bé gái nhỏ, đứa trẻ hai tháng tuổi cũng không được phép. Loại người nào đang sống bên trong vậy - sư hay quỉ? Họ sợ cả đứa bé hai tháng tuổi. Đứa bé hai tháng tuổi đáng thương đó có thể làm gì được họ? Họ sợ bản thân mình - họ có thể làm cái gì đó. Họ đang sôi lên! Và họ đang phạm đủ mọi loại hư hỏng, họ trở thành bị đồi bại. Nếu người ta không được phép tự nhiên thì năng lượng của họ trở thành bị hư hỏng.
Mọi đồi bại dục đều bắt nguồn từ tu viện, nhớ lấy điều đó. Chúng tất cả đều có nguồn gốc tôn giáo, chúng rất rất tâm linh và linh thiêng. Mọi đồi bại dục đều có cội nguồn của chúng ở đâu đó trong tôn giáo. Bây giờ chỉ các sư là đang sống trong tu viện... bạn nghĩ họ có thể tránh đồng dục được bao lâu? Chỉ các ni đang sống trong nữ tu viện; họ có thể tránh đồng dục nữ được bao lâu? - không thể nào tránh được. Nó là tự nhiên, cái gì đó nhất định xảy ra.
Cho nên khi những người này tới đây họ là ai đó. Rất khó tìm ra một nhà báo không có định kiến của riêng mình; người đó tới với định kiến của mình. Và chỗ này mới toàn bộ, cho nên tự nhiên họ bị khó chịu, bị xúc phạm. Và các phát biểu của tôi toàn xúc phạm - chúng được ngụ ý để xúc phạm. Chúng là choáng điện cho những người này. Họ bị rất rối loạn và họ trả thù.
Nhớ một điều: nếu bạn tường thuật cái gì đó tốt thể tìm thấy ở bất kì nơi nào khác. Bạn không cần phát minh ra chúng - chúng tôi cung cấp chúng!
Cha Murphy là một linh mục trong giáo xứ rất nghèo. Ông ấy xin gợi ý về cách ông ấy có thể xin tiền cho nhà thờ của mình, và được bảo cho biết là người chủ ngựa bao giờ cũng có tiền.
Ông ấy đi tới cuộc đấu giá ngựa, nhưng ông ấy lại mua bán rất kém khi ngựa lại biến thành lừa.
Tuy nhiên, ông ấy nghĩ mình có thể đưa lừa vào cuộc đua. Con lừa này về thứ ba, và sáng hôm sau các tít trong báo đều đưa tin, "Con lừa của cha Murphy trình diễn."
Tổng giám mục đọc báo và giận lắm.
Hôm sau con lừa về nhất và tiêu đề báo đăng, "Con lừa của cha Murphy về trước."
Tổng giám mục chồm dậy và hình dung ra cái gì đó cần phải được làm.
Cha Murphy đưa con lừa vào đua lần thứ ba và nó về nhì. Bây giờ báo chí đăng, "Con lừa của cha Murphy ở chỗ sau." Tổng giám mục nghĩ điều này là quá thể cho nên ông ấy cấm linh mục này đưa lừa đi thi hôm sau, điều lại gây hứng khởi cho biên tập viết tiêu đề, "Tổng giám mục rút lừa của cha Murphy khỏi cuộc đua."
Cuối cùng, tổng giám mục nghe nói về điều này và ra lệnh cho cha Murphy phải gạt bỏ con lừa đi. Nhưng ông ấy lại không thể bán được nó, cho nên ông (Ass trong tiếng Anh vừa có nghĩa là con lừa vừa có nghĩa là đít) ấy cho xơ Agatha làm con vật nuôi. Khi tổng giám mục nghe thấy điều này ông ấy ra lệnh cho xơ Agatha phế bỏ con vật này ngay. Cô ấy bán nó được mười đô la.
Hôm sau dòng tiêu đều đăng, "Xơ Agatha rao bán con lừa của mình với giá mười đô la."
Đừng lo nghĩ về các nhà báo. Tận hưởng bất kì cái gì họ viết và giúp họ tìm ra những thứ để họ có thể tiếp tục viết. Tôi quan tâm nhiều hơn ngay bây giờ là họ nên tiếp tục viết, bởi vì dù họ viết ủng hộ hay chống đối họ vẫn đem ngày một nhiều người tới tôi. Và một khi một người tới đây thì rất khó trốn thoát! Cho nên tôi tuyệt đối biết ơn các nhà báo, dù họ làm bất kì điều gì. Họ đang làm công việc nhân đạo thế, phục vụ lớn lao thế cho tôi!
Cho nên khi họ tới đây, đừng cảm thấy đối kháng.
Giúp họ theo mọi cách có thể đi.
Câu hỏi thứ sáu:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi ngồi im lặng không làm gì, và cỏ dại đang mọc khắp quanh tôi.
Roderick, cỏ dại là thiêng liêng. Đừng gọi chúng là cỏ dại. Chúng cũng tâm linh như chư phật. Chúng cùng chia sẻ Thượng đế nhiều như hoa hồng. Bỏ con người khỏi trái đất - sẽ có khác biệt gì giữa cỏ dại và hoa hồng không? Tất cả những phân biệt này đều do tâm trí tạo ra.
Bạn không thực sự ngồi im lặng đâu; bằng không, ai đang nói với bạn cỏ dại đang mọc? Tâm trí bạn vẫn vận hành, thì thào mọi thứ cho bạn. Nó là tâm trí của bạn đấy! Nếu bạn thực sự im lặng thì không có tâm trí đâu - thế thì dù cỏ dại mọc hay hoa hồng mọc tất cả đều như nhau với bạn. Khác biệt gì có đó? Bạn không thể tận hưởng được cỏ dại sao? Chúng là người đẹp đấy! Nhìn cỏ dại lay động, nhảy múa trong gió, trong ánh mặt trời ... Bạn nghĩ cái gì thiếu trong chúng mà hoa hồng có? Chẳng cái gì thiếu cả. Đây chỉ là ý tưởng, và ý tưởng thay đổi. Có thể một ngày nào đó hoa hồng có thể hết thời thượng, cỏ dại có thể trở thành một thứ "vào trong nhà."
Một trăm năm trước không ai đã bao giờ nghĩ rằng xương rồng sẽ được mọi người yêu thích, nhưng bây giờ xương rồng "vào trong" và hoa hồng "ra ngoài." Nói về hoa hồng có vẻ nệ cổ, có vẻ chính thống, theo tục lệ; nói về xương rồng là tiên tiến, nó chứng tỏ rằng bạn là hiện đại, đương đại. Mọi người đang để xương rồng trong phòng ngủ - xương rồng nguy hiểm, xương rồng đầu độc, nó có thể giết chết bạn! Nhưng chúng đã thành thời thượng, và một khi cái gì đó đi vào thời thượng thì có nhiều kẻ ngu bắt đầu tán thưởng nó.
Mọi người đơn giản cứ chạy theo bất kì cái gì được làm thành thời thượng bởi vài người láu cá và tinh ranh. Mới một trăm năm trước không ai thích tranh của Picasso, còn bây giờ Picasso là nghệ sĩ vĩ đại nhất - không chỉ của thế kỉ này mà của toàn thể lịch sử. Điều gì đã xảy ra? Chỉ kiểu mốt đã thay đổi. Mọi người phát mệt về thứ này; họ cứ chuyển sang cực đoan đối lập.
Roderick, không có gì sai trong cỏ dại cả! Không có gì sai trong bất kì cái gì. Ý tưởng về đúng và sai nghĩa là tâm trí có đó. Bạn không ngồi im lặng đâu và bạn không ngồi mà không làm gì. Bạn đang khu biệt, và đó là hành động. Bạn đang dán nhãn, và đó là suy nghĩ. Và bạn đang phán xét.
Vứt mọi phán xét đi, mọi việc dán nhãn, mọi khu biệt... và chỉ quan sát cỏ dại mọc. Vậy thì sao - cứ để chúng mọc! Khi bạn không có tâm trí chút nào, bạn cũng là cỏ dại; cho nên cỏ dại mọc khắp quanh bạn, đó không phải là cái gì đó kì lạ - cỏ dại bao quanh cỏ dại! Tận hưởng đi!
Có lần một Thiền sư được vua yêu cầu - vì thầy là hoạ sĩ lớn - vẽ bức tranh trúc.
Thầy nói, "Sẽ mất thời gian đấy." "Bao lâu?" vua hỏi.
Thầy nói, "Khó nói được, nhưng ít nhất cũng phải hai hay ba năm."
Vua nói, "Ông có điên hay cái gì không? Ông là hoạ sĩ lớn nhất. Ta nghĩ ông có thể vẽ nó ngay bây giờ!"
Thầy nói, "Chả thành vấn đề, vẽ trúc không phải là vấn đề - nhưng trước hết ta phải là trúc đã; bằng không làm sao ta biết trúc là gì? Ta muốn biết trúc từ bên trong! Cho nên ta sẽ phải đi và sống trong rừng trúc. Bây giờ, người ta chưa bao giờ biết điều đó sẽ mất bao lâu. Chừng nào ta chưa biết trúc từ bên trong ta không thể vẽ nó được. Đó đã từng là thực hành cả đời ta: ta vẽ chỉ cái ta đã biết cốt lõi sâu nhất của nó."
Vua nói, "Thôi được, ta sẽ đợi."
Một năm trôi qua. Ông ấy phái vài người tới xem điều gì xảy ra, liệu người này còn sống hay chết rồi. Họ quay về và nói,  "Người này vẫn sống,  nhưng chúng tôi nghĩ rằng người này không còn là người nữa - người này là trúc rồi! Người này lay động cùng trúc trong gió. Chúng tôi đi qua bên cạnh ông ấy; ông ấy chẳng chú ý gì. Chúng tôi nói, 'Xin chào!' Người này không nghe. Chúng tôi muốn nói với người này. Chúng tôi đã nhìn vào mắt ông ta - chúng trống rỗng tới mức chúng tôi trở nên hoảng sợ; hoặc là người này đã điên hay cái gì đó đã xảy ra. Và người này có thể làm bất kì cái gì, cho nên chúng tôi trốn mất. Người này có thể giết hay, ai mà biết được? - người này có thể nhảy lên chúng tôi! Người này không còn là cùng người trước nữa."
Đích thân nhà vua tới xem, và thầy đang lay động trong gió, trong mặt trời. Và vua hỏi, "Thưa ngài, bức tranh của tôi thì sao?" Thầy không trả lời.
Sau ba năm thầy xuất hiện ở triều đình và thầy nói, "Bây giờ đem vải vẽ và thuốc mầu lại đây, ta đã sẵn sàng. Và tại sao bệ hạ là người quấy rối ta lặp đi lặp lại thế? Nếu bệ hạ mà không quấy rối ta, ta chắc đã tới sớm hơn chút ít rồi. Những kẻ ngu này từ triều đình bệ hạ, họ nói mọi thứ với ta. Họ nói, 'Xin chào!' Bệ hạ có nói chào với trúc không? Họ làm rối loạn toàn thể sự việc. Phải mất nhiều tháng ta mới thu lại được lắng đọng trong việc là trúc và quên rằng ta là người. Và thế rồi bệ hạ tới và bệ hạ nói, 'Thưa ngài.' Đó có phải là cách nói với cây trúc không? 'Khi nào ngài sẽ vẽ?' Có ai đã bao giờ nghe thấy trúc vẽ không? Bệ hạ là kẻ ngu, bệ hạ bị bao quanh toàn kẻ ngu! Ta đã bảo bệ hạ rằng ta sẽ tới bất kì khi nào ta sẵn sàng."
Vải vẽ được đưa tới, chổi vẽ và mầu, và trong vài giây thầy đã vẽ xong trúc. Và người ta nói rằng nhà vua khóc vì vui sướng. Ông ấy chưa bao giờ thấy bức tranh như vậy: nó sống động thế! Nó không phải là bức tranh thường. Nó không là từ bên ngoài, nó là từ chính trúc - cứ dường như trúc đã mọc ra trên vải vẽ, không được vẽ ra.
Roderick, ngồi im lặng không làm gì, và để mọi sự xảy ra - bất kì cái gì đang xảy ra. Nếu cỏ dại mọc, để chúng mọc. Chúng có quyền mọc nhiều như bạn có quyền trưởng thành. Và nếu bạn cho phép mọi thứ mà không có phán xét, nếu bạn vô phán xét, bạn sẽ trưởng thành tới cực đỉnh của vui vẻ và phúc lành mà bạn không thể nào hình dung ra được ngay bây giờ.
Câu hỏi thứ bẩy:
Thưa Thầy kính yêu,
Thật là kinh khủng về điều thầy nói về người Italy.
Đúng, tất nhiên, nhưng kinh khủng.
Adi, tôi biết nó là kinh khủng, nhưng tôi có thể làm được gì? Tôi yêu người Italy và tôi muốn nói về họ nhiều nhất có thể được. Họ là những người hay. Tôi đánh chỉ khi tôi yêu. Bạn nên lo nghĩ về những người tôi không đánh. Chẳng hạn, tôi chưa đánh người Hà Lan. Tôi chờ đợi - khi tôi thu được đủ tình yêu với họ thì tôi sẽ đánh họ nữa! Đó là cách của tôi bày tỏ tình yêu và mưa rào tình yêu.
Sao người Italy không tin vào hoá thân?
Này, nhìn vào nó theo cách này: ai muốn quay lại cuộc sống là người Italy?
Một người đàn bà ẵm đứa bé trong tay đang ngồi trong phòng đợi tại ga tầu hoả ở Italy, nức nở một cách cay đắng. Một người phục vụ tới và hỏi cô ấy có rắc rối gì.
"Ôi, trời ơi," cô ấy kêu, "ai đó đã ở đây và họ đã khiếm nhã thế với tôi về đứa con trai tôi. Tôi rất bực tức - họ nói nó xấu thế!"
"Đó, đó bây giờ, em," người phục vụ nói một cách mềm mỏng. "Đừng lo về điều đó. Anh bảo em cái gì - uống chén trà ngon nhé?"
"Anh rất tốt," cô ấy nói, đưa tay chùi mắt. "Điều đó rất tốt."
"Và trong khi anh làm điều đó," anh ta nói, "thế chuối cho con khỉ của em thì sao?"
Một người Italy với một người cao một chân ngồi trên vai anh ta bước vào quán rượu và gọi rượu scotch và soda. Người chủ quán sững sờ những vẫn giao đồ uống như đã gọi. Ngay khi anh chàng này định uống, người nhỏ bé kia đánh cho đồ uống rơi ra khỏi tay anh ta. Anh ta gọi cốc khác, và lần nữa người nhỏ bé lại đánh cho đồ uống rơi ra sàn. Cảnh này lặp lại ba lần.
Cuối cùng, người đứng quầy không thể đừng được lâu hơn. "Cái gì diễn ra ở đây thế?" ông ta hỏi.
"Đó là câu chuyện dài," người Italy nói, "nhưng nhiều năm trước tôi đã ở Ai Cập và đã tìm ra cây đèn thần. Tôi cọ vào nó và một thần hiện ra cho tôi ba điều ước. Đầu tiên tôi ước có mười triệu đô la. Thế rồi tôi ước có cuộc sống lâu mãi."
"Hay đấy," người đứng quầy nói. "Điều ước thứ ba của ông là gì?"
"Tôi ước cho chim dài ba mươi centimet."
Hiểu chưa? Nhớ lấy nếu bạn bắt gặp một thần lúc nào đó, đừng bao giờ hỏi điều ước thứ ba. Xem từ điển mà tìm nghĩa thực của "chim."
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi cảm thấy choáng khi thầy dùng từ 'đéo'. Phải làm gì?
Sargamo, đó là một trong những từ hay nhất. Tiếng Anh nên tự hào về nó. Tôi không nghĩ ngôn ngữ nào khác có từ hay như thế.
Một hôm Tom từ California đã làm nghiên cứu lớn lao nào đó về nó. Tôi nghĩ ông ấy phải là Tôm nổi tiếng về tiếng tăm của Tom, Dick và Harry.
Anh ấy nói:
Một trong những từ thú vị nhất trong tiếng Anh là từ 'fuck-đéo'. Nó là một từ ma lực: chỉ bởi âm thanh của nó, nó có thể mô tả đau đớn, hoan lạc, ghét và yêu. Trong ngôn ngữ nó rơi vào nhiều phân loại văn phạm. Nó có thể được dùng như động từ, cả ngoại động từ (John đéo Mary) và nội động từ (Mary bị đéo bởi John), và như danh từ (Mary là kiểu đéo đẹp). Nó có thể được dùng như tính từ (Mary đang đéo đẹp). Như bạn có thể thấy không có mấy từ có tính linh động của 'đéo'.
Bên cạnh nghĩa dục, cũng có các cách dùng sau: Lừa gạt: Tôi bị đéo với chiếc xe dùng rồi.
Dốt nát: Bị đéo rồi nếu mình biết. Rắc rối: Tôi đoán tôi bị đéo bây giờ! Hùng hổ: Đéo mày!
Không bằng lòng: Cái đéo gì đang diễn ra ở đây?
Khó khăn: Tôi không thể hiểu được cái việc đéo này.
Bất tài: Nó đéo đi ngay.
Nghi ngờ: Anh đang làm cái đéo gì?
Tận hưởng: Tôi có một thời gian tốt đéo ra. Yêu cầu: Làm cái đéo gì ở đây đi!
Thù địch: Tôi sẽ gõ vào cái đầu đéo ra gì của anh!
Đón chào: Anh thế đéo nào rồi? Hờ hững: Ai cho cái đéo gì?
Canh tân: Kiếm cái búa đéo nào to hơn. Ngạc nhiên: Đéo mẹ! Mày sợ cứt gì tao! Lo âu: Hôm nay thực sự đéo ra gì.
Và nó rất mạnh khoẻ nữa. Nếu mọi sáng bạn làm nó như Thiền Siêu việt - kiểu như khi bạn thức dậy, điều đầu tiên, nhẩm mật chú "Đéo mày!" năm lần - nó làm sạch cổ họng. Đó là cách tôi giữ cho cổ tôi sạch!
Đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 5 Quay về Mục lục

Ads Belove Post