Chương 1. Tốt hơn một trăm năm

Chương 1. Tốt hơn một trăm năm

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 4)
Chương 1. Tốt hơn một trăm năm


Tốt hơn một trăm năm gây hại là một ngày dành cho suy tư.
Tốt hơn một trăm năm dốt nát là một ngày trong nghĩ suy.
Tốt hơn một trăm năm nhàn rỗi là một ngày dành cho quyết tâm.
Tốt hơn nên sống một ngày trong ngạc nhiên về cách mọi sự nảy sinh và trôi qua.
Tốt hơn nên sống một giờ trong việc thấy một cuộc sống bên ngoài con đường.
Tốt hơn nên sống một khoảnh khắc
trong khoảnh khắc của con đường bên ngoài con đường.

Phật Gautama đã nêu ra câu hỏi quan trọng nhất cho mọi người có khả năng truy tìm vào chân lí, vào cuộc sống, vào sự tồn tại. Câu hỏi quan trọng nhất của tất cả các câu hỏi là: Hạnh phúc thực là gì? Và có khả năng để đạt tới nó không? Hạnh phúc thực có là có thể có không, hay mọi thứ đều nhất thời? Cuộc sống chỉ là giấc mơ, hay có cái gì đó bản chất trong nó nữa? Cuộc sống có bắt đầu bằng sinh và kết thúc bằng tử không, hay có cái gì đó siêu việt lên trên sinh và tử? Bởi vì không có cái vĩnh hằng không có khả năng nào cho hạnh phúc thực cả. Với cái nhất thời, hạnh phúc sẽ vẫn còn phù du: khoảnh khắc này nó có đấy, khoảnh khắc khác nó qua rồi, và bạn bị bỏ lại trong thất vọng và bóng tối lớn lao.
Đó là cách nó hiện hữu trong cuộc sống đời thường, trong cuộc sống của người chưa thức tỉnh. Có những khoảnh khắc của phúc lạc và có những khoảnh khắc của khổ; nó tất cả đều bị trộn lẫn, hẩu lốn. Bạn không thể giữ cho những khoảnh khắc hạnh phúc đó tới bạn được. Chúng tới theo cách riêng của chúng và chúng biến mất theo cách riêng của chúng; bạn không là người chủ. Và bạn không thể tránh được những khoảnh khắc của khổ; chúng nữa cũng có sự dai dẳng riêng của chúng. Chúng tới theo cách riêng của chúng và chúng cứ theo cách riêng của chúng; bạn đơn giản là nạn nhân. Và giữa hai điều này - hạnh phúc và bất hạnh - bạn bị giằng xé. Bạn chưa bao giờ được để lại trong thoải mái.
Việc bị giằng xé này vào đủ mọi loại nhị nguyên... Nhị nguyên của hạnh phúc và bất hạnh là nền tảng nhất và có tính triệu chứng nhất, nhưng có cả nghìn lẻ một nhị nguyên: nhị nguyên của yêu và ghét, nhị nguyên của sống và chết, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, thanh niên và tuổi già, và cứ thế mãi. Nhưng nhị nguyên nền tảng, nhị nguyên biểu thị cho tất cả các nhị nguyên khác, là nhị nguyên của hạnh phúc và bất hạnh. Và bạn bị giằng xé, bị co kéo sang các chiều hướng đối lập cực, khác nhau. Bạn không thể thấy thoải mái được: bạn đang trong không thoải mái.
Theo chư phật con người là không thoải mái. Không thoải mái này là tuyệt đối - hay nó có thể được siêu việt lên?
Do đó câu hỏi cơ sở và nền tảng là: Hạnh phúc thực là gì? Chắc chắn hạnh phúc mà chúng ta biết không phải là thực; nó là chất liệu mơ và nó bao giờ cũng biến thành cái đối lập riêng của nó. Cái có vẻ như hạnh phúc khoảnh khắc này biến thành bất hạnh khoảnh khắc tiếp.
Hạnh phúc biến thành bất hạnh đơn giản chỉ ra rằng hai điều này không tách rời - có thể là hai mặt của cùng một đồng tiền. Và nếu bạn có mặt này của đồng tiền, mặt kia bao giờ cũng có đó ẩn kín sau nó, chờ đợi cơ hội của nó để khẳng định - và bạn biết điều đó. Khi bạn hạnh phúc, sâu bên dưới ở đâu đó là nỗi sợ lẩn lút rằng nó sẽ không kéo dài, rằng sớm hay muộn nó sẽ trôi qua, rằng đêm đang hạ xuống, rằng bất kì khoảnh khắc nào bạn cũng sẽ bị nhận chìm vào trong bóng tối, rằng ánh sáng này chỉ là tưởng tượng - nó không thể giúp bạn được, nó không thể đưa bạn sang bờ bên kia.
Hạnh phúc của bạn không thực là hạnh phúc mà chỉ là bất hạnh ẩn kín. Yêu của bạn không phải là yêu mà chỉ là mặt nạ cho ghét của bạn. Từ bi của bạn không là gì khác ngoài giận dữ của bạn - được trau chuốt, được làm tinh vi, có giáo dục, có văn hoá, có văn minh, nhưng từ bi của bạn không là gì khác hơn giận dữ. Nhạy cảm của bạn không thực là nhạy cảm mà chỉ là bài tập tinh thần, một thái độ và cách tiếp cận nào đó được thực hành.
Nhớ lấy: toàn thể nhân loại đã được nuôi dưỡng với ý niệm rằng đức hạnh có thể được thực hành, rằng điều thiện có thể được thực hành, rằng người ta có thể học cách hạnh phúc, rằng người ta có thể xoay xở để hạnh phúc, rằng điều ở bên trong quyền năng của bạn là tạo ra tính cách nào đó mà đem tới hạnh phúc. Và đó tất cả đều sai, hoàn toàn sai.
Điều đầu tiên cần được hiểu về hạnh phúc là ở chỗ nó không thể được thực hành. Nó chỉ phải được phép, bởi vì nó không phải là cái gì đó bạn tạo ra. Bất kì cái gì bạn tạo ra đều sẽ vẫn còn là cái gì đó nhỏ hơn bạn, tí hon hơn bạn. Điều bạn tạo ra không thể lớn hơn bạn được. Bức tranh không thể lớn hơn bản thân hoạ sĩ được và thơ ca không thể lớn hơn nhà thơ được. Bài ca của bạn nhất định là cái gì đó nhỏ hơn bạn.
Nếu bạn thực hành hạnh phúc bạn bao giờ cũng sẽ ở đó ở đằng sau, với mọi ngu xuẩn của bạn, với mọi trò bản ngã của bạn, với mọi dốt nát của bạn, với mọi hỗn độn của tâm trí bạn. Với tâm trí hỗn độn này bạn không thể tạo ra được hài hoà, bạn không thể tạo ra được duyên dáng. Duyên dáng bao giờ cũng giáng xuống từ cõi bên kia; nó phải được đón nhận như món quà trong tin cậy vô cùng, trong buông xuôi toàn bộ. Trong trạng thái của buông bỏ, hạnh phúc thực xảy ra.
Nhưng chúng ta đã được bảo phải thành đạt, tham vọng. Toàn thể tâm trí chúng ta đã được trau dồi để là tâm trí của kẻ thành đạt. Toàn thể nền giáo dục, văn hoá, tôn giáo, chúng tất cả đều phụ thuộc vào quan niệm này rằng con người phải có tham vọng; chỉ người tham vọng mới có khả năng đạt tới sự hoàn thành. Điều đó chưa bao giờ xảy ra cả, nó sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng dốt nát là sâu tới mức chúng ta cứ tin vào điều vô nghĩa này.
Không người tham vọng nào đã từng hạnh phúc; thực ra, người tham vọng là người bất hạnh nhất trên thế giới. Nhưng chúng ta cứ huấn luyện cho trẻ em tham vọng: "Là người thứ nhất, đứng đầu, và con sẽ hạnh phúc!" Và bạn đã bao giờ thấy người nào đứng đầu và hạnh phúc không? Alexander có hạnh phúc không khi ông ấy trở thành người chinh phục thế giới? Ông ấy là một trong những người bất hạnh nhất đã từng sống trên trái đất này. Nhìn thấy phúc lạc của Diogenes ông ấy đã trở nên ghen tị. Trở nên ghen tị với kẻ ăn xin...?
Diogenes là người ăn xin; ông ấy chẳng có gì, không có thậm chí cả bình bát ăn xin. Ít nhất Phật còn có bình bát ăn xin cùng ông ấy và ba áo choàng. Diogenes ở trần và không có bình bát ăn xin. Lúc ban đầu ông ấy thường mang bình bát ăn xin; ông ấy phải đã có ý tưởng này từ phương Đông. Ông ấy là người đích xác như Phật, Mahavira - giống Mahavira hơn. Mahavira cũng sống trần không có bình bát ăn xin; tay ông ấy là bình bát ăn xin của ông ấy.
Một hôm Diogenes đi ra sông với bình bát ăn xin của mình. Ông ấy khát, trời thì nóng, và ông ấy muốn uống nước. Và thế rồi trên đường, ngay khi ông ấy ở trên bờ, một con chó đi qua ông ấy, chạy tới, thở hồng hộc, nhảy xuống sông, tắm táp ngon lành, uống nước thoả thích. Ý tưởng nảy sinh trong tâm trí của Diogenes: "Con chó này còn tự do hơn mình - nó không phải mang bình bát ăn xin. Và nếu nó có thể xoay xở được, sao mình không thể xoay xở mà không có bình bát ăn xin? Đây là của cải duy nhất của mình, và mình phải để mắt tới nó bởi vì nó có thể bị đánh cắp. Ngay cả trong đêm một hay hai lần mình phải cảm xem nó vẫn còn đó hay mất rồi."
Ông ấy quẳng cái bình bát ăn xin xuống sông, cúi lạy con chó, cám ơn nó về thông điệp lớn lao mà nó đã mang tới cho ông ấy từ Thượng đế.
Con người này, người không có gì cả, đã tạo ra ghen tị trong tâm trí của Alexander. Ông ta phải đã khổ sở làm sao! Ông ta thú nhận với Diogenes rằng, "Nếu như Thượng đế cho ta sinh ra, ta sẽ yêu cầu ngài, 'Lần này, xin ngài đừng làm con thành Alexander nữa - làm con thành Diogenes.'"
Diogenes cười ngất, và ông ấy gọi con chó tới - bởi vì họ đã trở thành bạn bè bây giờ, họ đã bắt đầu sống cùng nhau - ông ấy gọi con chó lại và ông ấy nói, "Trông đấy, nghe đấy, ông ta đang nói vô nghĩa làm sao! kiếp sau ông ấy muốn là Diogenes! Sao lại kiếp sau? Sao trì hoãn? Ai biết về kiếp sau? Ngay cả ngày mai cũng không chắc chắn, khoảnh khắc tiếp là không chắc chắn - nói gì tới kiếp sau! Nếu ông thực sự muốn là một Diogenes, ông có thể là ngay khoảnh khắc này, ở đây bây giờ. Vứt quần áo của ông xuống sông đi! Quên tất cả về chinh phục thế giới đi! Điều đó là ngu xuẩn cực kì và ông biết điều đó.
"Và ông đã thú nhận rằng ông khổ sở, và ông đã thú nhận rằng Diogenes ở trạng thái tốt hơn nhiều, phúc lạc hơn. Vậy sao không là Diogenes ngay bây giờ đi? Nằm ra trên bờ sông nơi ta đang tắm nắng đây! Bờ sông này đủ lớn cho cả hai ta."
Alexander không thể chấp nhận được lời mời này, dĩ nhiên rồi. Ông ấy nói, "Cám ơn ông về lời mời. Ngay bây giờ ta không thể làm điều đó được, nhưng kiếp sau..."
Diogenes hỏi ông ta, "Ông định đi đâu? Và ông sẽ làm gì cho dù ông đã chinh phục được thế giới?"
Alexander nói, "Thế thì ta sẽ nghỉ ngơi."
Diogenes nói, "Điều này dường như là tuyệt đối ngớ ngẩn - bởi vì ta đang nghỉ ngơi ngay bây giờ đây!"
Nếu Alexander không hạnh phúc, nếu Adolf Hitler không hạnh phúc, nếu Rockefellers và Carnegies không hạnh phúc, những người có tất cả tiền bạc của thế giới này, nếu họ không hạnh phúc, những người có tất cả quyền lực trong thế giới này, nếu họ không hạnh phúc...
Bạn có quan sát ảnh của Jimmy Carter không? Tất cả nụ cười đã biến mất bây giờ; bây giờ những cái răng đó không phơi ra. Ông ấy thực sự có nụ cười đẹp, nhưng nó đã mất đi đâu cả rồi? Ông ấy phải đã hạnh phúc hơn nhiều so với ông ấy bây giờ. Mọi ngày khuôn mặt ông ấy đều trở nên ngày một buồn hơn; ngày một lo âu, đau khổ hơn, đang được biểu lộ.
Mới sáng nay tôi xem tin mới nhất. Khuôn mặt ông ấy dường như đã trở nên quá già chỉ trong hai năm nay, cứ dường như ông ấy đã già đi hai mươi tuổi. Ông ấy phải khổ sở từ những cơn ác mộng. Mọi hi vọng đó ở đâu rồi, rằng ông ấy sẽ hạnh phúc khi ông ấy trở thành tổng thống?
Quan sát những người đã thành công trên thế giới và bạn sẽ vứt bỏ ý niệm về thành công. Không cái gì thất bại như thành công. Mặc dầu bạn đã được bảo rằng không cái gì thành công như thành công, tôi nói với bạn rằng không cái gì thất bại như thành công. Hạnh phúc không liên quan gì tới thành công, hạnh phúc không liên quan gì tới tham vọng, hạnh phúc không liên quan gì tới tiền bạc, quyền lực, danh vọng. Nó là chiều hướng hoàn toàn khác.
Hạnh phúc có cái gì đó liên quan tới tâm thức bạn, không với tính cách của bạn. Để tôi nhắc nhở bạn. Tính cách lại là việc trau dồi. Bạn có thể trở thành thánh nhân và dầu vậy bạn sẽ không hạnh phúc, nếu tính thánh thiện của bạn không là gì ngoài tính thánh thiện được công phu. Và đó là cách mọi người trở thành thánh, Cơ đốc giáo, Jaina giáo, Hindu giáo. Làm sao họ trở thành thánh? Họ công phu từng li một, từng chi tiết, thức dậy khi nào, ăn gì, không ăn gì, đi ngủ khi nào...
Những người này thậm chí thỉnh thoảng tới đây và hỏi tôi tại sao tôi không cho các sannyasin của tôi kỉ luật nào đó. Tôi cho họ tâm thức, không tính cách. Tôi không tin vào tính cách chút nào. Tin cậy của tôi là vào tâm thức. Nếu một người trở nên ý thức hơn, một cách tự nhiên tính cách người đó được biến đổi. Nhưng việc biến đổi đó là khác toàn bộ: nó không bị tâm trí quản lí - nó là tự nhiên, nó là tự phát. Và bất kì khi nào tính cách của bạn là tự nhiên và tự phát nó đều có cái đẹp của riêng nó; bằng không bạn có thể cứ thay đổi... bạn có thể vứt bỏ giận dữ của bạn, nhưng bạn sẽ vứt nó ở đâu? Bạn sẽ phải vứt nó vào trong vô thức riêng của bạn. Bạn có thể thay đổi phía bên này cuộc sống của bạn, nhưng bất kì cái gì bạn ném đi sẽ bắt đầu tự diễn đạt nó ở góc khác nào đó. Nó nhất định là như vậy. Bạn có thể chặn dòng suối bằng tảng đá; nó sẽ bắt đầu chảy từ nơi nào đó khác - bạn không thể phá huỷ được nó. Giận dữ có đó bởi vì bạn vô ý thức, tham lam có đó bởi vì bạn vô ý thức, sở hữu và ghen tị có đó bởi vì bạn vô ý thức.
Cho nên tôi không quan tâm tới việc thay đổi giận dữ của bạn; điều đó sẽ giống như tỉa lá cây và hi vọng rằng cây sẽ biến mất một ngày nào đó. Nó sẽ không như vậy đâu; ngược lại, bạn càng tỉa cây sẽ càng có tán lá dầy hơn.
Do đó cái gọi là thánh nhân của bạn là những người không linh thiêng nhất trên thế giới, những kẻ giả vờ, rởm. Vâng, nếu bạn nhìn từ bên ngoài họ có vẻ rất thánh thiện - quá thánh thiện, quá nhiều đường saccharin, quá ngọt, ngọt lợm mồm, phát buồn nôn. Bạn chỉ có thể tới và bầy tỏ sự kính trọng với họ rồi trốn đi. Bạn không thể sống được cùng các thánh nhân của mình cho dù hai mươi bốn giờ - họ sẽ làm bạn chán tới chết! Bạn càng ở gần họ, bạn sẽ càng bị thách đố, phân vân, lẫn lộn, bởi vì bạn sẽ bắt đầu thấy rằng từ phía này họ đã ép buộc giận dữ: nó đã đi vào phía bên kia của cuộc sống của họ.
Người thường thỉnh thoảng mới giận dữ, và giận dữ của họ rất phù du, rất nhất thời. Thế rồi họ lại cười, họ lại bạn bè; họ không mang vết thương quá lâu. Nhưng cái gọi là thánh nhân của bạn, giận dữ của họ trở thành gần như là chuyện thường xuyên; họ đơn giản giận dữ, chẳng vào cái gì đặc biệt. Họ đã kìm nén giận dữ nhiều tới mức bây giờ họ đơn giản giận dữ, trong trạng thái cuồng nộ. Mắt họ sẽ bầy tỏ, mũi họ sẽ bầy tỏ, khuôn mặt họ sẽ bầy tỏ, chính cách sống của họ sẽ bầy tỏ...
Lu Ting ăn ở cửa hàng ăn Hi Lạp bởi vì Papadopoulos, ông chủ cửa hàng, làm món cơm rang thực ngon. Mọi tối ông ấy sẽ tới và ông ấy gọi "mơm dang."
Điều này bao giờ cũng làm cho Papadopoulos lăn lộn ra cười. Thỉnh thoảng ông ấy có hai hay ba người bạn đứng cạnh chỉ để nghe Lu Ting đặt món "mơm dang."
Chung cuộc lòng tự hào của người Trung Quốc bị tổn thương tới mức ông ấy đi học cách phát âm đặc biệt chỉ để có thể nói "cơm rang" cho đúng.
Lần sau ông ấy tới cửa hàng ăn ông ấy nói rất rõ ràng, "Cho cơm rang."
Không thể nào tin được vào tai mình, Papadopoulos hỏi, "Ông nói gì vậy?"
Lu Ting quát lên, "Ông nghe điều tôi nói, déo mẹ tằng Hi nạp!"
Điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì nhiều - từ "mơm dang" bây giờ nó là "déo mẹ tằng Hi nạp"! Bạn đóng cửa này, cửa khác lập tức mở ra. Đây không phải là cách biến đổi.
Thay đổi tính cách của bạn là dễ dàng; công việc thực bao gồm việc thay đổi tâm thức bạn, trong việc trở nên có ý thức - ý thức hơn, ý thức mãnh liệt và đam mê hơn. Khi bạn có ý thức không thể nào giận dữ được, không thể nào tham lam được, không thể nào ghen tị được, không thể nào tham vọng được.
Và khi tất cả giận dữ, tham lam, tham vọng, ghen tị, sở hữu, thèm khát biến mất, năng lượng tham gia vào chúng được thoát ra. Năng lượng đó trở thành phúc lạc của bạn. Bây giờ nó không tới từ bên ngoài; bây giờ nó đang xảy ra bên trong bản thể bạn, trong chỗ thầm kín bên trong nhất của bản thể bạn.
Và khi năng lượng này sẵn có bạn trở thành trường cảm nhận, bạn trở thành trường từ. Bạn hấp dẫn cõi bên kia - bạn có thể gọi nó là "Thượng đế." Phật chưa bao giờ gọi nó là "Thượng đế," ông ấy gọi nó là "cõi bên kia"; đó là tên của ông ấy đặt cho Thượng đế. Khi bạn trở thành trường từ, khi tất cả năng lượng mà đã bị bạn làm phí hoài không cần thiết trong việc thu thập vô ý thức của bạn, tích tụ lại bên trong bạn, các vũng bên trong bạn, khi bạn trở thành cái hồ năng lượng, bạn bắt đầu hấp dẫn các vì sao, bạn bắt đầu hấp dẫn cõi bên kia, bạn bắt đầu hấp dẫn bản thân Thượng đế.
Và cuộc gặp gỡ của tâm thức của bạn với cõi bên kia là điểm của phúc lạc, hạnh phúc thực. Nó không biết gì về bất hạnh, nó là hạnh phúc thuần khiết. Nó không biết gì tới chết, nó là sống thuần khiết. Nó không biết gì tới bóng tối, nó là ánh sáng thuần khiết, và biết nó là mục đích. Phật Gautama đã đi tìm điều này và một hôm, sau cuộc vật lộn sáu năm, ông ấy đã đạt tới nó.
Bạn cũng có thể đạt tới nó, nhưng để tôi nhắc bạn: bằng việc nói rằng bạn có thể đạt tới nó tôi không tạo ra ham muốn đạt tới nó. Tôi đơn giản phát biểu một sự kiện: rằng nếu bạn trở thành vũng năng lượng mênh mông, không bị sao lãng bởi bất kì điều trần tục nào, điều đó xảy ra. Nó là việc xảy ra nhiều hơn là việc làm. Và tốt hơn cả nên gọi nó là phúc lạc hơn là hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc cho bạn cảm giác dường như nó là cái gì đó tương tự như cái bạn biết là hạnh phúc. Cái bạn biết là hạnh phúc thì không là gì ngoài trạng thái tương đối.
Benson đi tới hiệu quần áo của Krantz để mua cho mình bộ com lê. Anh ta thấy đúng kiểu mình muốn, thế là anh ta lấy chiếc áo ra khỏi giá treo và thử mặc nó.
Krantz đi tới anh ta. "Được đấy, thưa ông. Trông nó tuyệt với ông lắm."
"Nó có thể trông tuyệt đấy," Benson nói, "nhưng nó chật khủng khiếp. Vai bó tức."
"Mặc quần vào đi," Krantz nói. "Chúng chật lắm, ông sẽ quên hết về vai!"
Một hôm tôi thấy Mulla Nasruddin bước đi trên đường trong thất vọng lớn lao, gần như suýt khóc. Tôi hỏi anh ta, "Có chuyện gì thế? Sao anh khổ thế?"
Anh ta nói, "Giầy tôi rất nhỏ - tôi cần hai cỡ lớn hơn - và chúng làm đau như địa ngục."
Tôi nói, "Nasruddin, thế thì sao anh không đổi chúng đi?"
Anh ta nói, "Điều đó tôi không thể làm được."
Tôi hỏi anh ta, "Sao anh không thể làm được? Anh có tiền cơ mà."
Anh ta nói, "Tôi có tiền, nhưng có nhiều thứ dính líu trong nó. Cả ngày tôi chịu khổ bởi những chiếc giầy này, và đến tối khi tôi về nhà, tôi ném đôi giày đi và tôi rơi vào giường... Nó nhẹ tênh thế, cứ dường như người ta đã tới thiên đường! Và đó là niềm vui duy nhất trong đời tôi! Tôi không thể đổi đôi giầy này được - trong hai mươi tư giờ đó là khoảnh khắc duy nhất của vui sướng. Nếu tôi đổi đôi giầy này, khoảnh khắc đó cũng sẽ biến mất. Thế thì chẳng cái gì còn lại cả."
Điều bạn gọi là hạnh phúc chỉ là vấn đề tương đối thôi. Điều chư phật gọi là hạnh phúc mới là cái gì đó tuyệt đối.
Một người Anh, một người Pháp và một người Nga đang cố gắng định nghĩa hạnh phúc thực.
"Hạnh phúc thực," người Anh nói, "là khi bạn về nhà mệt mỏi sau công việc và tìm thấy một chút rượu gin và thuốc bổ đang chờ bạn."
"Anh người Anh chẳng có lãng mạn gì cả," người Pháp phản đối. "Hạnh phúc thực là khi bạn đi công chuyện, tìm thấy cô gái xinh xắn giải trí cho bạn, và thế rồi các bạn chia đôi ngả mà không luyến tiếc gì."
"Cả hai anh đều sai," người Nga kết luận. "Hạnh phúc thực đúng là khi bạn về nhà trên giường lúc bốn giờ sáng và có tiếng gõ cửa trước ầm ầm và những thành viên thường trực của cảnh sát bí mật tới nói với bạn, 'Igor Zhvkovski, anh bị bắt,' và bạn có khả năng đáp, 'Rất tiếc, Igor Zhvkovski sống ở nhà bên cạnh!'"
Hạnh phúc của bạn là hiện tượng tương đối. Điều Phật gọi là hạnh phúc là cái gì đó tuyệt đối, không có quan hệ với bất kì ai khác. Nó không trong so sánh với ai đó khác; nó đơn giản là của bạn, nó là cái bên trong. Và nó là việc xảy ra: cõi bên kia giáng vào bạn, đại dương rơi vào trong giọt sương. Và khi đại dương rơi vào trong giọt sương, giọt sương biến mất, biên giới của nó biến mất. Nó trở thành vô biên như bản thân đại dương; nó trở thành đại dương.
Phúc lạc là trạng thái đại dương... khi bạn biến mất như một bản ngã, bị giới hạn, nhỏ bé, và trở thành khổng lồ, to lớn, mênh mông và bao la như bản thân vũ trụ.
Lời kinh:
Tốt hơn một trăm năm gây hại là một ngày dành cho suy tư.
Khi có liên quan tới Phật bất kì điều gì bạn đang làm cũng đều gây hoạ. Tại sao? Cho dù bạn đang làm nghi lễ tôn giáo nào đó nó cũng là việc gây hoạ. Cho dù bạn đang làm cái gì đó mà bạn cho là việc phục vụ quần chúng, nó cũng là gây hoạ. Thực ra, người phục vụ quần chúng là những người gây hoạ lớn nhất trên thế giới. Nếu người phục vụ quần chúng biến mất khỏi thế giới này, thế giới sẽ là chỗ tốt hơn nhiều để sống. Những nhà cải cách xã hội và các nhà cách mạng chính trị và các nhà truyền giáo tôn giáo, đây toàn là những lái buôn tai hoạ thực. Họ không cho phép bạn sống trong an bình, họ cứ lôi bạn từ ngu xuẩn này tới ngu xuẩn khác. Tất nhiên họ giữ cho bạn bận bịu - đó là sự hấp dẫn của họ.
Bạn sợ bị nhàn rỗi bởi vì bất kì khi nào bạn nhàn rỗi bạn đều phải đối diện với bản thân mình, và điều đó bạn muốn né tránh, bởi vì bạn đã kìm nén nhiều cái xấu xí thế trong mình tới mức nhìn vào bên trong là nhìn vào địa ngục. Bạn không muốn nhìn vào trong. Bạn liên tục trốn khỏi bản thân mình, cho nên bất kì cách trốn nào cũng đều tốt.
Ai đó nói, "Trở thành người phục vụ quần chúng. Để cho việc phục vụ là khẩu hiệu của bạn!" và bạn nói, "Được rồi, vậy tôi sẽ phục vụ mọi người." Dù họ có muốn được phục vụ hay không, điều đó không phải là vấn đề. Cho dù họ không muốn được phục vụ bạn vẫn phải phục vụ họ chống lại bản thân họ. Dù họ có muốn chân lí của bạn hay không, điều đó không phải là vấn đề. Nó phải được trao, nó phải bị áp vào họng họ!
Điều đó đã được những người tôn giáo thực hiện: dưới mũi kiếm mọi người đã bị cải từ tôn giáo này sang tôn giáo khác - ngược với ý chí của họ! Họ không muốn lên thiên đường, ít nhất là không lên thiên đường của bạn, nhưng bạn bị bắt phải đưa họ phải lên thiên đường - từ bi của bạn tới mức bạn sẵn sàng giết họ hay bị giết!
Một nhà truyền giáo đang dạy trong một trường nhỏ và ông ta nói rằng mọi đứa trẻ Ki tô giáo nên có thói quen ít nhất mỗi tuần nên làm một hành động phục vụ quần chúng. Một đứa trẻ nhỏ hỏi, "Chẳng hạn, loại việc gì chúng con nên làm?"
Nhà truyền giáo cho vài ví dụ. Ông ấy nói, "Chẳng hạn, bà già nào đó muốn đi qua phố mà xe cộ đi lại quá nhiều - cầm tay bà ấy, giúp bà ấy đi qua phố." Vân vân, vân vân.
Chủ nhật tới ông ấy hỏi, "Bao nhiêu người trong các con đã làm hành động phục vụ quần chúng rồi?"
Ba đứa con trai - đứa khoẻ nhất và lớn nhất trong lớp - đứng dậy. Chúng nói, "Chúng con đã làm một hành động phục vụ quần chúng."
Nhà truyền giáo rất sung sướng. "Vậy con nói đi..." Ông ấy hỏi đứa thứ nhất, "Con đã làm gì?"
Nó nói, "Con đã giúp một bà già, một bà rất già đi qua phố."
Ông ấy vỗ nhẹ đứa trẻ và ông ấy nói, "Con là con trai tốt. Tiếp tục làm những hành động tốt đó nhé." Ông ấy hỏi đứa con trai tiếp, "Con đã làm gì?"
Nó nói, "Con cũng giúp một bà rất già đi qua phố."
Nhà truyền giáo có chút phân vân rằng cả hai đứa nhỏ có thể tìm ra hai bà rất già, nhưng có nhiều bà già chứ - điều đó là có thể. Ông ấy cũng vỗ nhẹ vào đứa trẻ thứ hai, nhưng không nhiệt tình cho mấy. Với chút ít hoài nghi ông ấy nói, "Tốt. Con cứ tiếp tục nhé."
Rồi ông ấy hỏi đứa thứ ba.
Đứa thứ ba nói, "Con cũng giúp một bà rất rất già đi qua phố."
Bây giờ thế thì quá thể! Trùng hợp ngẫu nhiên như vậy không thể được, rằng ba bà rất rất già muốn đi qua phố. Và ông ấy hỏi, "Ngày nào, giờ nào?" Đó là cùng một ngày, cùng một giờ và cùng một phố! Thế là ông ấy nói, "Các con giải thích xem - làm sao các con tìm ra ba bà rất rất già đó?"
Chúng nói, "Họ không phải là ba đâu - chỉ một bà già thôi, rất rất già. Cả ba chúng con đều giúp bà ấy."
Ông ấy nói, "Điều đó nữa cũng tốt, nhưng phải cần tới ba người cơ à?"
Chúng nói, "Ba chứ ạ? Mặc dầu bà ấy già, bà ấy làm ầm ĩ cả lên bởi vì bà ấy chẳng bao giờ muốn đi sang bên kia! Nhưng chúng con đã làm được. Khi người ta phải làm hành động vì quần chúng, phục vụ quần chúng nào đó, người ta phải làm nó chứ. Bà ấy la hét và chửi rủa tùm lum và gọi cảnh sát, nhưng chúng con đã quyết tâm làm điều đó và chúng con đã làm điều đó đấy!"
Khi có liên quan tới Phật, bất kì điều gì bạn đang làm cũng đều gây hại bởi vì bất kì điều gì bạn làm cũng đều được làm từ vô ý thức. Và bất kì hành động nào được làm một cách có ý thức đều là đức hạnh.
Cuộc sống của bạn gần như cái vòng luẩn quẩn: điều hại này dẫn tới điều hại khác và điều đó lại dẫn tới điều khác nữa. Điều hại phát triển ra từ điều hại - chỉ điều hại mới có thể phát triển từ điều hại thôi. Và bạn cứ sống và đi trong vòng tròn và bạn không biết cái gì khác để làm. Bạn làm điều tốt - ít nhất bạn nghĩ bạn đang làm điều tốt - nhưng điều tốt không bao giờ xảy ra cả; bằng không thì thế giới đã tràn ngập với điều tốt rồi.
Biết bao nhiêu người đang làm điều tốt - bố mẹ làm điều tốt cho con cái, và con cái tốt ở đâu? Chồng đang làm điều tốt cho vợ - và vợ thực sự theo sau chồng để biến đổi họ, để thay đổi họ, để làm cho họ thành thánh nhân. Nhưng những người chồng đó ở đâu và những người vợ đó ở đâu và những đứa con đó ở đâu? Mọi người đều cố gắng làm điều tốt theo quan niệm riêng của mình - và người đó đang sống trong bóng tối sâu sắc.
Nhưng quan niệm rằng "Tôi đang làm điều tốt" giúp bản ngã của bạn được làm mạnh thêm, mặc dầu bạn cứ đi trong cùng vòng tròn - bởi vì thông minh được cần tới để là cái nguyên bản, để làm cái gì đó mới. Bạn chỉ biết vài điều, vài thủ đoạn, và bạn càng già, càng khó học những cái mới.
Họ nói bạn không thể dạy thủ đoạn mới cho con chó già...
Kramanakis di cư tới New York. Ông ấy kiếm việc làm qua họ hàng, người dạy ông ấy nói "Bánh táo và cà phê" bằng tiếng Anh để cho ông ấy có thể gọi món trong nhà hàng. Hôm sau, Kramanakis vào ăn tối.
"Ông muốn ăn gì?" người phục vụ hỏi. "Bánh táo-a và-a cà phê," người di cư nói.
Vì đó là mọi điều ông ấy có thể nói nên ông ấy bị buộc phải ăn bánh táo và cà phê mọi ngày trong cả tháng. Khi ông ấy phàn nàn với ông anh họ, họ dạy ông ấy nói "bánh mì kẹp thịt."
"Bằng lúa mì trắng hay đen" cô gái hỏi. "Bánh táo-a và-a cà phê," người Hi Lạp nói.
Quan sát cuộc sống của bạn: "Bánh táo-a và-a cà phê, bánh táo-a và-a cà phê..." Bạn cứ làm, lặp lại cùng một điều, mọi ngày, hết ngày nọ tới ngày kia, năm nọ tới năm kia. Cả đời bạn là một vòng tròn rất nhỏ: cùng giận dữ, cùng tham lam, cùng tranh đấu, cùng từ ngữ, cùng lí do, cùng động cơ. Đây có phải là cách để trưởng thành không? Đây có phải là cách để trở nên có ý thức không? Đây có phải là cách để biết khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn không? Bạn có hi vọng rằng đi trong vòng tròn nhỏ này liên tục, máy móc, bạn sẽ đạt tới phúc lạc không?
Vứt mọi hi vọng đó đi.
Giáo sĩ Glucksman được ngồi cạnh mục sư theo phái rửa tội Baptist trên chuyến bay tới New York. Cô chiêu đãi viên tới họ và nói, "Tôi có thể phục vụ các ông nước cốc tai được chứ?"
"Tôi muốn uống whisky chua," ông giáo sĩ nói.
"Bà trẻ," tu sĩ nói, "trước khi tôi để cho cốc rượu này chạm môi tôi, tôi sẽ phạm ngay tội ngoại tình."
"Cô ơi," giáo sĩ Glucksman nói, "chừng nào mà có chọn lựa, tôi sẽ làm điều ông ấy làm."
Bạn không chỉ cứ đi theo cùng vòng tròn nhỏ, bạn lặp lại, bạn bắt chước người khác và cái ngu xuẩn của họ. Bạn thường xuyên lặp lại, bạn thường xuyên nhìn quanh vào điều đang được làm bởi ai. Bạn không sống một cuộc sống từ bên trong; bạn là kẻ bắt chước. Toàn thể mối quan tâm của bạn là phô trương: làm sao chỉ ra rằng bạn tốt hơn người khác, làm sao chỉ ra rằng bạn giầu hơn người khác, làm sao chỉ ra rằng bạn thông minh hơn người khác. Thực ra, chỉ người không thông minh mới tự so sánh mình với người khác. Người thực sự thông minh không bao giờ so sánh, bởi vì từng cá nhân đều là duy nhất và việc so sánh là không thể được.
Bà Zimmer thuê một người thiết kế nội thất để làm trang trí lại ngôi nhà.
"Thôi được rồi," người trang trí nói, "bà thích nó được làm như thế nào? Kiểu hiện đại chứ?"
"Tôi á, hiện đại sao? Không!" bà Zimmer nói. "Thế kiểu Pháp vậy?"
"Kiểu Pháp à? Tôi sẽ về ngôi nhà Pháp ở đâu đây?" "Có lẽ kiểu tỉnh lẻ Italia vậy?"
"Lạy trời đừng làm điều đó!"
"Thôi được, thưa bà, bà muốn thời đại nào?"
"Thời đại nào? Tôi muốn các bạn tôi bước vào, ngó nhìn, và chết bất đắc kì tử, thời đại đấy!"
Mọi người đang sống chỉ để gây ấn tượng. Họ phải thực sự rất nghèo bên trong, bởi vì chỉ người đang chịu phức cảm tự ti mới muốn gây ấn tượng cho người khác. Người thực sự cao siêu không bao giờ so sánh bản thân mình với bất kì ai khác. Người đó biết mình là vô song; không chỉ có thế, người đó biết người khác cũng vô song như mình. Người đó không cao siêu không thấp kém.
Cuộc cách mạng vô cùng này là có thể chỉ bởi một chìa khoá bí mật, và đó là trở nên tỉnh táo hơn. Bạn càng tỉnh táo, bạn càng ít lặp lại. Bạn càng tỉnh táo, bạn càng thấy những cách thức mới để làm mọi thứ, bạn tìm thấy những phong cách sống mới cho cuộc sống của mình. Bạn càng tỉnh táo, bạn càng sáng tạo hơn, và chỉ người sáng tạo mới biết hạnh phúc là gì. Điều bạn tạo ra không phải là vấn đề - vấn đề là có tính sáng tạo. Nó có thể là thơ ca, nó có thể là âm nhạc, nó có thể là điêu khắc, nó có thể là bất kì cái gì, nhưng chính quá trình có tính sáng tạo đem bạn tới điểm bạn gặp Thượng đế.
Mọi tôn giáo của thế giới đều nói Thượng đế là đấng sáng tạo. Nếu ngài thực sự là đấng sáng tạo, thế thì cách duy nhất để gặp ngài sẽ là trở thành đấng sáng tạo theo chừng mực nào đó. Tất nhiên bạn không thể là đấng sáng tạo như Thượng đế được, nhưng bạn có thể là đấng sáng tạo nhỏ theo cách riêng của bạn. Khi nhà thơ đang sáng tạo, khi hoạ sĩ đang sáng tạo, trong những khoảnh khắc đó của tính sáng tạo, họ là một với Thượng đế. Đó là những khoảnh khắc khi họ biết Thượng đế là gì. Nhưng nhà thơ và hoạ sĩ và nhà điêu khắc chỉ ở những đỉnh cao đó vài khoảnh khắc thôi, chỉ vài khoảnh khắc họ biết sự viên mãn đó.
Nhà huyền môn, vị phật, thầy, sống ở đỉnh cao đó hai mươi bốn giờ một ngày, bởi vì tính sáng tạo của ông ấy là tinh tế; tính sáng tạo của ông ấy là không thấy được, tính sáng tạo của ông ấy là vô hình. Ông ấy tạo ra tâm thức. Trước tiên ông ấy tạo ra tâm thức trong bản thân mình, thế rồi ông ấy bắt đầu tạo ra tâm thức trong người khác.
Đó là cách thầy và đệ tử tụ hội với nhau, đó là cách phật trường được tạo ra. Đó là cách hàng nghìn người tìm kiếm bao quanh vị phật... bởi vì ông ấy tạo ra cái gì đó mà không thế thấy được nhưng chỉ có thể cảm được bởi những người mà vị phật đã xuyên thấu vào, trong trái tim của họ ông ấy đã khuấy động cái gì đó đang ngủ và đã làm cho nó động lên. Vị phật tạo ra tâm thức trong bản thân mình trước và thế rồi trong những người đã sẵn sàng và sẵn có và tin cậy và buông xuôi.
Tốt hơn một trăm năm gây hại là một ngày dành cho suy tư. 'Suy tư' không phải là từ đúng; nhưng đó là vấn đề, làm sao dịch sự sáng suốt phương Đông vào ngôn ngữ phương Tây. Suy tư nghĩa là suy nghĩ về một chủ đề một cách tập trung. Đó không phải là điều Phật ngụ ý khi ngài dùng từ thiền dhyana. Dhyana nghĩa là trạng thái của vô trí, trạng thái vô ý nghĩ; nó chính là cái đối lập của suy tư. Suy tư không thể là từ đúng để dịch cho nó. Nhưng tôi có thể hiểu được vấn đề này, khó khăn của người dịch - không có từ khác. Dhyana thiền là một trong những từ không thể dịch nổi.
Điều rất thông minh của người dịch Trung Quốc là họ để từ đó không đổi. Dhyana trở thành ch'an ở Trung Quốc; họ chưa bao giờ dịch nó. Nó lấy một dạng hơi khác bởi vì dhyana trong tiếng Phạn. Buddha đã không dùng tiếng Phạn mà dùng ngôn ngữ địa phương của Bihar, tiếng Pali. Trong tiếng Pali dhyana là jhan; trong tiếng Trung Quốc nó trở thành ch'an, được bỏ lại không dịch bởi vì người dịch tiếng Trung Quốc đã đi tới hiểu rằng nó không thể được dịch; mô tả nó thì tốt hơn là dịch nó. Và điều đó cũng xảy ra ở Nhật Bản: khi nó tới Nhật Bản, ch'an trở thành Zen; đầu tiên jhan và thế rồi ch'an và thế rồi Zen - nhưng nó đã được để nguyên không dịch.
Điều tốt nhất đối với các ngôn ngữ phương Tây sẽ là để lại vài từ không dịch, bởi vì bạn không có từ nào tương đương, bất kì từ nào bạn có, đều đã có nghĩa riêng của nó.
Dhyana không phải là suy tư; suy tư là dạng suy nghĩ thuần khiết nhất. Dhyana vượt ra ngoài ý nghĩ, thậm chí bên ngoài ý nghĩ thuần khiết nhất, đi tới trạng thái nơi mọi ý nghĩ đều dừng lại. Bạn hoàn toàn có ý thức, nhưng không có nội dụng cho tâm thức bạn.
Phật nói: Tốt hơn một trăm năm gây hại là một ngày dành cho suy tư. Chỉ một ngày là đủ; nếu một người có thể vẫn còn trong thiền dhyana trong hai mươi bốn giờ điều đó là đủ - người đó sẽ trở thành vị phật. Nhưng khó vô cùng để vẫn còn trong thiền trong hai mươi bốn giờ.
Mahavira đã nói: Cho dù người ta có thể vẫn còn trong thiền trong bốn mươi tám phút - và tính toán của tôi cũng đích xác như thế - nếu người ta có thể vẫn còn trong trạng thái vô trí liên tục trong bốn mươi tám phút, điều đó là đủ để trở nên chứng ngộ.
Nhưng tâm trí thông thường không thể vẫn còn tỉnh táo ngay cả trong vài giây, nói gì tới vài phút! Thử mà xem: ngồi im lặng, để đồng hồ ngay cạnh, và bạn sẽ ngạc nhiên rằng thậm chí không có đến vài giây mà không có ý nghĩ. Chỉ thỉnh thoảng trong một phần giây mới không có ý nghĩ. Nhưng khoảnh khắc bạn thấy không có ý nghĩ, ý nghĩ này nảy sinh: bạn nói, "Aha!" - xong rồi! Bạn nói, "Không có ý nghĩ!" và tâm trí đã giở trò với bạn rồi, nó đã tới từ cửa sau. Và nếu bạn nghe một cách im lặng bạn sẽ thấy tâm trí cười - nó đã lừa được bạn rồi! Vô ý nghĩ vẫn là ý nghĩ, ý tưởng về vô ý nghĩ vẫn là một ý nghĩ.
Tốt hơn một trăm năm dốt nát là một ngày trong nghĩ suy.
Với "dốt nát" Phật không ngụ ý thiếu tri thức. Bởi vì người thông thái không phải là mục đích, cho nên dốt nát phải được hiểu theo cách mới - theo nghĩa của Phật, theo mầu sắc của ông ấy, theo hương thơm của ông ấy. Chúng ta gọi một người là dốt nát bởi vì người đó vô giáo dục: người đó không đọc được, người đó không viết được, người đó không biết ba R, người đó không biết gì cả, người đó rất nguyên thuỷ. Chúng ta gọi người đó là người dốt nát. Và chúng ta gọi người có bằng đại học BS, thạc sĩ MS, tiến sĩ PhD... và bạn biết nghĩa này chứ? BS nghĩa là chuyện nhảm nhí, MS nghĩa là nhiều nhảm nhí hơn, PhD nghĩa là đống nhảm nhí cao và sâu.
Chúng ta gọi người đó là con người của tri thức. Đây là những người có đầy trong các đại học của chúng ta. Và nếu bạn thực sự muốn thấy mặt họ, tới và dự hội nghị nào đó. Thế thì bạn sẽ thấy mọi anh hề đang phô trương trong bộ áo choàng đen, trong những cái mũ kì lạ... Những người này được coi là người thông thái đấy.
Khi Phật nói "dốt nát" ông ấy đơn giản ngụ ý người không biết tới bản thân mình. Vấn đề không phải là trở thành biết nhiều hay ít thông tin hơn, được giáo dục hay vô giáo dục. Kabir không phải là người dốt nát mặc dầu ông ấy vô giáo dục. Kabir đã nói: Masi kagad chhuyo nahin - Ta chưa bao giờ chạm tới giấy hay mực. Và đó là cách nó vậy: ông ấy chưa bao giờ chạm tới giấy hay mực, ông ấy không có khả năng đọc hay viết.
Khi ai đó hỏi Kabir, "Ông không đọc được - ông chưa từng đọc Vedas, Upanishads, Gita, và mọi kinh sách vĩ đại chứ gì?" Kabir cười to và nói, "Likha-likhi ki hai nahin - chân lí chẳng liên quan gì tới kinh sách cả bởi vì nó chưa bao giờ được viết và không thể được viết. Nó không được viết ở đâu cả! Nó là không diễn đạt được, cho nên phỏng có ích gì mà đọc kinh sách? Bản thân kinh sách nói: Ta đã nghe rằng điều đó không thể được diễn đạt. Thế thì phỏng có ích gì?"
Nhưng Kabir không dốt nát. Phật sẽ thừa nhận Kabirlà vị phật. Kabir là vị phật, Farid cũng thế, Raidas cũng thế, Mohammed cũng thế, Christ cũng thế. Christ cũng tuyệt đối vô giáo dục; Mohammed cũng tuyệt đối vô giáo dục, không được học hành gì.
Thế thì dốt nát có nghĩa hoàn toàn khác: không thiếu vắng cái gọi là tri thức mà thiếu vắng việc tự biết mình. Không biết tới bản thân mình là dốt nát. Thế thì bạn có thể biết tất cả: bạn có thể trở thành cuốn Từ điển Bách khoa toàn thư biết đi, nhưng điều đó sẽ không ích gì. Nếu bạn biết tới bản thân mình, thế thì bạn là con người của trí huệ.
Tốt hơn một trăm năm dốt nát là một ngày trong phản xạ. Và phản xạ phải được hiểu theo nghĩa đen. Lần nữa, trong tiếng Anh phản xạ có nghĩa của suy tưởng, suy nghĩ. Phật ngụ ý phản xạ theo nghĩa đen - như mặt trăng được phản xạ trong hồ, khuôn mặt bạn được phản xạ trong tấm gương. Im lặng thế, không con sóng nào, thậm chí không gợn sóng; để tâm thức bạn trở thành cái hồ, hoàn toàn im lặng, không rối loạn, để cho toàn trời, toàn thể bầu trời, có thể được phản xạ trong bạn. Ở trong trạng thái vô trí bạn trở thành tấm gương, bạn trở thành việc phản xạ cái đang đó.
Và đó là điều Thượng đế là gì... toàn thể sự tồn tại này với cái đẹp và phúc lành mênh mông của nó. Nếu bạn là tấm gương, nó sẽ được phản xạ trong bạn, và điều đó sẽ làm cho bạn thành trí huệ, điều đó sẽ làm cho bạn thành thầy, điều đó sẽ làm cho bạn thành người thức tỉnh.
Nhưng mọi người cứ tin vào điều người khác đã nói. Tin tưởng sẽ không giúp cho bạn đâu. Tin tưởng có tính độc hại; chúng giữ bạn mù quáng. Bởi vì tin tưởng của mình mà bạn chưa bao giờ truy tìm về cái riêng của mình. Và tin tưởng của bạn là giả, chúng không phải là tin cậy thực; tin tưởng chỉ có thể là ở bề mặt. Bạn có thể tin vào Gita hay Koran hay Kinh Thánh, nhưng sâu bên dưới hoài nghi vẫn còn dai dẳng; không dễ nhổ bật gốc rễ của hoài nghi.
Hoài nghi bị nhổ bật gốc rễ chỉ khi bạn biết. Làm sao nó có thể bị nhổ bật gốc rễ nếu Jesus biết? Làm sao nó có thể bị nhổ bật gốc rễ nếu Mohammed biết? Ông ấy có thể biết, nhưng ai biết rằng liệu ông ấy đúng hay sai, và ai biết rằng ông ấy không lừa dối, và ai biết ông ấy không lừa người khác? Cái gì đảm bảo có đó? Cái gì là bằng chứng rằng Phật là đúng? Ngoại trừ điều Phật nói, "Ta đã đạt tới," không có bằng chứng nào khác. Nhưng điều đó là đi theo vòng tròn, điều đó là chính bản thân câu hỏi: Làm sao tin được rằng Phật là đúng? Và chúng ta chỉ có một bằng chứng: Phật nói, "Ta đã đạt tới." Nhưng làm sao tin được rằng điều ông ấy nói là đúng?
Sâu bên dưới hoài nghi sẽ còn dai dẳng; tin tưởng của bạn sẽ chỉ là cái che đậy. Điều đó cũng giống như bạn có vết thương rỉ mủ ra, bốc mùi, và bạn che đậy nó bằng hoa hồng - nhưng sâu bên dưới trong hoa hồng mủ tích luỹ lại. Hoa hồng sẽ không có khả năng biến đổi được nó. Chúng có thể che giấu nó trong vài khoảnh khắc, hương thơm của chúng có thể không để cho người khác biết mùi hôi đang bốc ra từ vết thương, nhưng được bao lâu...? Sớm hay muộn chúng sẽ bốc mùi nữa! Thay vì hoa hồng làm thay đổi mủ của bạn, mủ của bạn sẽ thay đổi hoa hồng. Và đó là điều xảy ra: tin tưởng không bao giờ biến đổi hoài nghi của bạn, hoài nghi của bạn biến đổi chính bản thân tin tưởng của bạn.
Giáo sĩ trẻ cuối cùng quyết định rằng mình phải nói với thành viên giàu có nhất của giáo đoàn, dù điều đó có gây tổn thương thế nào.
"Tại sao," giáo sĩ hỏi, "ông cứ phải ngủ trong khi tôi thuyết giảng?"
"Để tôi giải thích điều gì đó," nhà triệu phú trả lời. "Nếu tôi không tin cậy vào cha, tôi có ngủ được không?"
Đó là điều đã xảy ra cho hàng triệu người: họ đã rơi vào giấc ngủ bởi vì họ tin cậy; không cần thức tỉnh. Phật biết - cần gì cho bạn để thức tỉnh? Christ biết - bạn trở thành người Ki tô giáo là đủ, không có nhu cầu là một Christ.
Nhưng tôi nói với bạn: chừng nào bạn chưa là một Christ không cái gì sẽ xảy ra cả. Bằng việc là người Ki tô giáo bạn đơn giản tự lừa dối mình và người khác, và bạn đang làm phí hoài thời gian quí giá, bởi vì trong cùng thời gian bạn có thể trở thành bản thân Christ. Đừng vẫn còn được thoả mãn bởi việc là người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Jaina hay Phật tử. Trở thành một Phật đi, trở thành một Christ, trở thành một Mohammed, trở thành một Mahavira! Ít hơn điều đó sẽ không ích gì cả, ít hơn điều đó không phải là giải thoát.
Và điều đó là có thể qua phản xạ. Nếu bạn trở thành vô trí, cái toàn thể bao quanh bạn sẽ được phản xạ trong bạn. Và khi bạn sẽ biết, chỉ thế thì bạn mới biết, và việc biết đó xua tan đi tất cả mọi hoài nghi. Khi mọi hoài nghi đã mất đi bên trong trái tim bạn, mọi bóng tối biến mất và bạn đầy ánh sáng, thế thì cuộc sống đã được sống, cuộc sống đã được biết. Đó là phúc lạc. Cõi bên kia đã đạt tới bạn, bạn đã đạt tới cõi bên kia. Bây giờ Thượng đế ở bên trong bạn và bạn ở bên trong Thượng đế.
Tốt hơn một trăm năm nhàn rỗi là một ngày dành cho quyết tâm.
Lại có khả năng hiểu lầm nào đó bởi vì việc dịch này. Phật không ngụ ý bởi "quyết tâm" điều được ngụ ý trong tiếng Anh bởi từ này. Ông ấy ngụ ý quyết định, không phải là quyết tâm. Quyết tâm cho bạn cảm giác về ý chí, sức mạnh ý chí. Quyết tâm cho bạn ý tưởng về quyết định qua tâm trí. Quyết định là hiện tượng hoàn toàn khác: nó là của trái tim. Không phải là bạn đã quyết định bởi tâm trí, mà trái tim bạn cảm thấy một loại cam kết - nó là chuyện tình.
Trong tình yêu bạn không quyết tâm. Bạn không nói với người đàn bà của mình rằng, "Anh đã quyết tâm yêu em." Hay bạn có nói điều đó? Nếu bạn nói với người đàn bà nào đó, "Anh đã kéo tất cả năng lượng của mình lại; anh đã tạo ra một quyết tâm lớn trong bản thân mình rằng anh sẽ yêu em," người đàn bà đó sẽ không bao giờ gặp lại bạn nữa... bởi vì yêu và quyết tâm ngụ ý tình yêu là giả. Tình yêu có tính quyết định về nó, sự cam kết, và sự tham gia, nhưng không có quyết tâm. Nó không có ý chí; thực ra, cho dù bạn muốn quyết tâm chống lại nó bạn cũng không thể làm được. Nó là điên, thứ điên.
Tôn giáo cũng vậy đấy: vấn đề không phải quyết tâm, vấn đề là rơi vào tình yêu với cái đẹp vô cùng này của sự tồn tại. Nó là việc rơi vào tình yêu với thế giới huyền bí này.
Tốt hơn nên sống một ngày trong ngạc nhiên về cách mọi sự nảy sinh và trôi qua.
Nếu bạn có thể ngạc nhiên, bạn đang rơi vào trong tình yêu. Từng đứa trẻ được sinh ra đều ngạc nhiên... và sớm hay muộn chúng ta phá huỷ ngạc nhiên của nó. Vào lúc đứa trẻ lên bốn chúng ta đã giết chết, đã tàn sát sự ngạc nhiên của nó. Và phương pháp mà chúng ta dùng để giết sự ngạc nhiên của nó là: chúng ta bắt đầu nhồi nhét thông tin vào nó.
D.H. Lawrence, một trong những con người sáng suốt vĩ đại của thời đại này, đang bước đi trong vườn với một đứa trẻ nhỏ. Và khi mọi đứa nhỏ hỏi, đứa trẻ này hỏi, "Bác bảo cháu điều này đi - sao cây lại xanh?"
Bây giờ những câu hỏi như thế có thể được hỏi chỉ bởi trẻ con hay bởi nhà huyền môn thôi, hoặc bởi trẻ con hoặc bởi chư phật. Đây là loại câu hỏi gì? Bạn sẽ không bao giờ hỏi nó, bởi vì nó sẽ có vẻ ngu xuẩn thế khi hỏi tại sao cây lại xanh. Và thực ra bạn đã biết tại sao chúng lại xanh rồi; bạn biết, bởi vì chính chất diệp lục làm cho chúng xanh.
D.H. Lawrence cũng biết về chất diệp lục. Ông ấy có thể đã nói điều đó cho đứa trẻ này, và trẻ con rất dễ tin cậy... Nếu bạn nói, "Bởi vì điều này," chúng sẽ nói, "Vâng." Và thực ra, chúng không chú ý gì mấy tới câu trả lời; vào lúc bạn trả lời chúng, chúng đã trở nên quan tâm tới câu hỏi nào đó khác. Chúng bị mê mải bởi cái gì đó khác - con bướm, đoá hoa, đám mây nổi trên trời. Chúng đã bỏ qua câu hỏi này.
Khi đứa trẻ hỏi, nó không hỏi để được trả lời, nhớ lấy. Khi đứa trẻ hỏi, nó đơn giản nói to cho bản thân nó, nó đang nghĩ to, nó tự hỏi to, có vậy thôi. Khi nó nói, "Sao cây lại xanh?" nó không nói điều đó ở bên trong, nó đang nghĩ to thôi. Đấy không thực là câu hỏi. Nó bị phân vân bởi điều bí ẩn, nó đang ngạc nhiên tại sao cây lại xanh, nó không chờ đợi bất kì câu trả lời nào; đó là ngạc nhiên thuần khiết, nó bị mê mải.
D.H. Lawrence là nhà thơ lớn, tiểu thuyết gia lớn - gần như bên bờ của việc là nhà huyền môn. Giá mà ông ấy ở Ấn Độ, giá mà ông ấy ở phương Đông, ông ấy chắc đã trở thành vị phật. Về hai người này tôi cảm thấy rất chắc chắn họ đã trở thành vị phật nếu như họ đã ở phương Đông: Friedrich Nietzsche và D.H. Lawrence. Về hai người này tôi cảm thấy tuyệt đối chắc chắn. Họ cận kề thế, chỉ thêm một bước nữa thôi...
Lawrence nhìn vào cây, đứng đó trong im lặng với mắt nhắm trong vài giây, thế rồi nói với đứa trẻ, "Cây xanh bởi vì chúng xanh." Và đứa trẻ được thoả mãn. Nhưng Lawrence tiếp tục nghĩ, "Đây là loại câu trả lời gì mà mình đã cho đứa trẻ này? - cây xanh bởi vì chúng xanh. Nó là lặp lại. Nó là phi logic!" Nhưng điều đó cực kì có ý nghĩa. Lawrence đang nói rằng cuộc sống là điều bí ẩn để được sống, là thực tại để được kinh nghiệm, không phải là câu hỏi để được trả lời, không phải là vấn đề để được giải. Nó là vậy.
Đó là cách Phật thường nói điều đó cho đệ tử của ông ấy: lời của ông ấy là tathata, như vậy. Nếu bạn hỏi ông ấy cùng điều này ông ấy sẽ nói, "Hoàn cảnh là như vậy. Cây xanh... Nó là vậy." Không gì nhiều hơn có thể được nói về nó - bởi vì càng nói nhiều, bạn càng trở nên được thông tin, thông thái, càng ít có khả năng để biết. "Nó là vậy" - điều đó không đóng lại cánh cửa với bạn, nó đơn giản mở ra cánh cửa của bí ẩn.
Phật nói: Tốt hơn là sống một ngày trong ngạc nhiên làm sao mọi sự nảy sinh và trôi qua. Nếu bạn có thể lại đạt tới sự ngạc nhiên thơ ấu của mình, bạn sẽ là sannyasin của tôi. Tôi không ở đây để giúp bạn biết nhiều hơn, tôi ở đây để giúp bạn ngạc nhiên hơn. Và cách duy nhất để ngạc nhiên hơn là lấy đi mọi tri thức của bạn. Tri thức của bạn là nhiễu loạn trong việc ngạc nhiên của bạn. Nó không cho phép bạn ngạc nhiên, bởi vì trước khi bạn ngạc nhiên nó lập tức cung cấp cho bạn câu trả lời. Chính bởi vì tri thức khoa học mà con người đã đánh mất phẩm chất mênh mông của mình, phẩm chất lớn lao của mình về ngạc nhiên. Và đó là kho báu lớn mà con người đã có được. Không con vật nào ngạc nhiên; chỉ con người mới được cho món quà ngạc nhiên.
Tôn giáo thực được bắt rễ trong ngạc nhiên và tôn giáo thực giúp bạn ngạc nhiên ngày một nhiều hơn nữa. Một khoảnh khắc tới trong cuộc sống của nhà huyền môn khi ông ấy đơn giản trở nên ngạc nhiên. Từng sự việc nhỏ bé trút đầy người đó với ngạc nhiên vô cùng... một hòn đá cuội trên bờ biển, một vỏ sò, tiếng kêu của con chim cúc cu xa xa, ngôi sao cô đơn trong buổi tối, bất kì cái gì... tiếng trẻ thơ khúc khích, tiếng đàn bà khóc nấc vì niềm vui, bất kì cái gì... tiếng gió rì rào qua rặng thông, tiếng nước chảy róc rách, bất kì cái gì... và người đó đầy ngạc nhiên. Thượng đế tới với người đó như sự ngạc nhiên, Thượng đế tới người đó như điều bí ẩn.
Nếu bạn ngồi bên cạnh nhà huyền môn, đừng ngồi để học thêm từ ông ấy. Ngồi để vứt bỏ mọi tri thức. Ngồi bên cạnh nhà huyền môn để được trút đầy với sự ngạc nhiên của ông ấy, để lại trở thành đứa trẻ lần nữa. Jesus nói: Chừng nào ông còn chưa được sinh ra lần nữa ông sẽ không vào được vương quốc Thượng đế của ta. Ông ấy còn nói: Chừng nào ông còn chưa giống như trẻ nhỏ ông sẽ không vào được trong vương quốc Thượng đế của ta. Ông ấy đang nói về cùng điều ngạc nhiên đấy.
Tốt hơn nên sống một giờ trong việc thấy một cuộc sống bên ngoài con đường.
Từng lời kinh đều cực kì có ý nghĩa! Suy ngẫm về từng lời đi. Và Phật đang tiến rất chậm để cho bạn có thể hấp thu được tinh thần. Trước hết ông ấy nói: dhyana - thiền, trạng thái của vô trí. Thế rồi ông ấy nói: phẩm chất tựa tấm gương của tâm thức của bạn, cái là sản phẩm phụ của dhyana. Thế rồi ông ấy nói: quyết định - chuyện tình, trái tim bạn rơi vào hoà điệu với sự tồn tại. Thế rồi ông ấy nói: ngạc nhiên. Và bây giờ ông ấy nói: thấy.
Mắt có thể thấy sự phát triển trong ngạc nhiên, không phải tri thức, không qua kinh sách, mà qua hồn nhiên. Trở nên bị bối rối với sự tồn tại đi!
Toàn thể nền giáo dục của chúng ta đều dựa trên việc làm sáng tỏ sự tồn tại. Nhà sư phạm tin rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ phá tan toàn thể điều bí ẩn của sự tồn tại bởi vì chúng ta sẽ thu thập được tất cả mọi câu trả lời cho mọi câu hỏi. Đây là niềm tin phi tôn giáo nhất có đó - và nền giáo dục của bạn tạo là phi tôn giáo. Nền giáo dục của bạn, cho dù nó được gọi là giáo dục tôn giáo, không phải là tôn giáo bởi vì nó làm sáng tỏ sự tồn tại, nó cung cấp cho bạn câu trả lời.
Tôn giáo thực lấy đi mọi câu trả lời, làm cho câu hỏi của bạn ngày một lớn hơn, và chung cuộc biến đổi câu hỏi của bạn thành ngạc nhiên, thành việc truy tìm. Và trong ngạc nhiên, nếu bạn có thể sống trong ngạc nhiên, bạn sẽ đạt tới sự sáng suốt đó, đôi mắt đó, cái có thể thấy được.
Việc  thấy  này  ở  phương  Đông  đã  được  gọi  là darshan kiến - thấy với sự hồn nhiên, nhìn với sự hồn nhiên. Thế thì chỉ hoa cỏ bên lề bãi cỏ cũng đủ... và bạn được mang vào trong thế giới khác. Thế thì bạn sẽ nhảy múa khi mây đang mưa, bạn sẽ nhảy múa trong mưa và bạn sẽ biết cái gì đó về phật tính. Thế thì bạn sẽ nhảy múa trong đêm trăng tròn và bạn sẽ biết cái gì đó của phật tính. Thế thì bạn sẽ nhảy múa quanh bụi hồng bởi vì hoa hồng đã nở, và bạn sẽ biết cái gì đó về phật tính. Cuộc sống của bạn sẽ trở thành việc hát, việc múa thường xuyên, thành lễ hội.
Tốt hơn là sống một giờ trong việc thấy cuộc sống cái một bên ngoài con đường. Thế thì một giờ là đủ, không có nhu cầu sống cả triệu triệu kiếp, bởi vì vấn đề không phải là chiều dài lâu, bạn sống bao lâu. Phương Tây quá bận tâm về chiều dài lâu. Làm cho mọi người sống lâu hơn: một trăm năm, một trăm năm mươi năm, hai trăm năm, ba trăm năm. Và điều đó là có thể, bởi vì có vài người sống...
Ở thung lũng Kashmir có một bộ lạc nhỏ: họ sống rất dễ dàng tới một trăm năm mươi tuổi. Và ở Nga có nhiều người đã vượt quá một trăm năm mươi tuổi. Có vài người lên tới một trăm tám mươi tuổi và một người hai trăm tuổi. Bây giờ các nhà khoa học đang liên tục tìm kiếm: bí mật là gì? Sao những người này sống lâu thế? Họ ăn gì? Họ uống gì? Hình mẫu cuộc sống của họ là gì? Tại sao họ sống lâu thế? Và sớm hay muộn họ sẽ tìm ra các bí mật và con người sẽ sống ba trăm năm, bốn trăm năm, năm trăm năm. Bạn rất may mắn là họ còn chưa tìm ra bí mật đó! Cứ nghĩ bản thân mình sống ba trăm năm - bẩy mươi năm là đủ để người ta chán ngán cuộc sống rồi!

Và nhớ lấy, tự tử chưa được phép ở đâu cả. Tự tử là tội ác lớn nhất, nếu bạn bị bắt trước khi phạm nó. Tất nhiên nếu bạn đã phạm tội này, thế thì kết thúc rồi; chẳng ai có thể bắt được bạn. Họ không thể trừng phạt hồn ma của bạn được! Nghĩ về bản thân bạn sống bẩy trăm năm mà xem... Trong vòng bẩy mươi năm tất cả đều được kết thúc - cuộc sống vô tích sự thế. Sống bẩy trăm năm sẽ là hành hạ vô cùng và họ không cho phép bạn chết.
Bây giờ có nhiều người treo lơ lửng giữa sống và chết, đặc biệt là ở Mĩ và châu Âu - ở Mĩ nhiều hơn. Họ không sống, bởi vì họ không thể di chuyển được, họ không thể làm gì được, họ thậm chí không thể nghĩ được, họ không thể ăn được. Mọi thứ đều do người khác làm; họ chỉ nằm trên giường, thở ô xi. Họ có thể thậm chí không có tim của họ - có thể là tim giả đang bơm máu họ. Họ có thể không có thận; máy móc có thể đang làm việc của chúng.
Bây giờ, những người này được gọi là sống đấy! Họ chẳng sống chẳng chết - và điều đó là tốt hơn theo cách này cách nọ. Treo ở giữa, họ ở trong một loại quên lãng. Nhưng phương Tây lại rất quan tâm, tâm trí như hiện tại rất quan tâm, vào việc kéo dài cuộc sống. Nhưng những người biết, họ không quan tâm tới sống lâu; họ quan tâm tới việc làm mãnh liệt cuộc sống, vào việc làm cho nó mãnh liệt hơn, toàn bộ hơn.

Đó là lí do tại sao Phật nói: Tốt hơn một trăm năm gây hại là một ngày dành cho thiền. Tốt hơn một trăm năm dốt nát là một ngày trong phản xạ tựa tấm gương. Tốt hơn là sống một ngày trong ngạc nhiên làm sao mọi sự nảy sinh và trôi qua. Tốt hơn là sống một giờ trong việc thấy cuộc sống cái một bên ngoài đạo.
Nếu bạn có thể cho phép ngạc nhiên xảy ra, thế thì sớm hay muộn từ ngạc nhiên của bạn sẽ phát triển ra đôi mắt, mắt mới - không phải là mắt có thể thấy chỉ các đối thể mà mắt có thể thấy cái vô hình, thấy cuộc sống ở bên ngoài. Gọi nó là cuộc sống thiêng liêng, cuộc sống vĩnh hằng, hay bất kì cái gì bạn thích đặt tên.
Tốt hơn là sống một khoảnh khắc ...
Xem đấy, Phật đang nói liên tục để làm cho điều đó ngày một ngắn hơn: từ một trăm năm tới một khoảnh khắc.
Tốt hơn nên sống một khoảnh khắc trong khoảnh khắc của con đường bên ngoài con đường.
Sống một khoảnh khắc, nhưng toàn bộ ở đây bây giờ là đủ - không quá khứ, không tương lai - toàn thể năng lượng của bạn chìm sâu vào trong ở đây bây giờ là đủ để có hương vị của Thượng đế, để có hương vị của chân lí: chân lí là của con đường và vậy mà bên ngoài con đường.
Aes dhammo sanantano - đây là luật vĩnh hằng. Nếu người ta có thể sống trong ngạc nhiên, thấy, một cách toàn bộ trong khoảnh khắc, người ta đã về nhà. Phúc lạc xảy ra, giáng xuống, bạn được tràn ngập với phúc lạc và phúc lành. Nó không phải là sáng tạo của bạn, nó tới như món quà từ cõi bên kia.
Đủ cho hôm nay.
Xem Chương 2 – Quay về Mục Lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post