Read more
Cái lên và cái xuống.
Hạnh phúc làm sao!
Tự do ngọt ngào làm sao!
Đó là bắt đầu của cuộc sống,
của việc làm chủ và kiên nhẫn,
của bạn tốt cùng trên đường,
của cuộc sống thuần khiết và tích cực.
Cho nên sống trong tình yêu.
Làm việc của ông.
Làm chỗ kết thúc của nỗi buồn của ông.
Để thấy cách hoa nhài
nở ra và làm rơi xuống những bông hoá héo của
nó.
Để rơi rụng đi chủ tâm và hận thù.
Ông có yên tĩnh không?
Làm yên tĩnh thân thể ông.
Làm yên tĩnh tâm trí ông.
Người tìm kiếm!
Đừng khinh suất.
Thiền thường xuyên
nếu không ông sẽ nuốt lửa
và kêu la: "Không thêm nữa!"
Nếu ông không trí huệ,
Làm sao ông có thể làm vững chắc được tâm
trí?
Nếu ông không thể làm yên tĩnh bản thân
mình,
Ông bao giờ học được cái gì?
Ông sẽ trở nên tự do thế nào?
Ông không muốn gì.
Ông tĩnh lặng.
Lời ông tĩnh lặng.
Với tâm trí yên tĩnh
Bằng nỗ lực riêng của ông
đánh thức bản thân mình, quan sát bản thân
mình.
đi vào trong nhà trống đó, trái tim ông,
và cảm thấy niềm vui của đạo và sống vui vẻ.
Bên ngoài thế giới.
Ông là người chủ,
Ông là chỗ trốn tránh.
Nhìn vào trong –
Như lái buôn luyện ngựa tốt,
Làm chủ bản thân ông.
Sung sướng làm sao ông đi theo
Lời của người đã thức tỉnh.
Yên tĩnh làm sao, chắc chắn làm sao
Ông tiến tới nước hạnh phúc,
Trái tim của tĩnh lặng.
Dù trẻ thế nào,
người tìm kiếm khởi hành trên đạo chiếu
sáng lên cả thế giới.
như mặt trăng,
ló ra từ sau đám mây! chiếu sáng.
Người đánh cá Scots chết, tìm
đường lên cõi trời, và bị Thánh Peter bắt dừng lại trước cửa và nói, "Ông
đã nói quá nhiều điều dối trá nên không vào đây được!"
"Có lòng đi ông," người
đánh cá đáp. "Nhớ là bản thân ông có thời cũng đã là người đánh cá rồi!"
Phật Gautama đang nhắc nhở các
Bồ tát của mình rằng con đường mà bản thân họ đi theo, chính chỗ bắt đầu của con
đường, họ có thể đã quên hoàn toàn bây giờ. Ai nhớ những giấc mơ buổi sáng khi
mình tỉnh dậy? Trong vòng vài giây những giấc mơ đó bị quên đi.
Cùng điều đó xảy ra khi bạn trở
nên chứng ngộ: mọi khổ, mọi ác mộng, mọi nỗi buồn mà bạn đã chịu đựng nhiều thế
đơn giản trở thành không có ý nghĩa, không liên quan tới mức chúng biến mất khỏi
tâm thức bạn. Chúng không còn là một phần của câu chuyện cuộc sống của bạn - cứ
như chúng đã xảy ra cho ai đó khác và không cho bạn. Do đó Phật nhắc nhở các Bồ
tát của ông ấy về cách cuộc hành trình bắt đầu từ chính lúc đầu; chỉ thế thì những
người này mới có thể có ích cho người khác.
Điều đầu tiên ông ấy nói: Nhớ
chỉ nói cho người tìm kiếm. Có nhiều người là người hỏi nhưng không phải là người
tìm kiếm, nhiều người tò mò nhưng không là người tìm kiếm. Người tò mò có chút
ít trẻ con. Mọi đứa trẻ đều tò mò - tò mò về từng và mọi thứ, tò mò về cả nghìn
lẻ một thứ, nhưng không thực sự quan tâm tới việc biết. Nó hỏi một câu hỏi; đến
lúc bạn trả lời, nó đã bắt đầu hỏi cái gì đó khác. Nó không lắng nghe câu trả lời
của bạn chút nào, nó không quan tâm tới câu trả lời đó thêm nữa; đó là hiện tượng
tạm thời. Nó trở nên bị hấp dẫn tới cái gì đó: nó thấy bông hoa và nó hỏi về
bông hoa, và thế rồi nó nghe tiếng động của máy bay và nói bắt đầu hỏi về máy
bay, và thế rồi cái gì đó khác bắt lấy mắt nó...
Người tìm kiếm nghĩa là người
mà việc hỏi của mình không chỉ là tò mò, không là hiện tượng trẻ con, mà là việc
hỏi chín chắn, với người đó nó đã trở thành câu hỏi sống và chết. Chừng nào
chân lí còn chưa trở thành câu hỏi sống và chết thì bạn còn chưa là người tìm
kiếm.
Phật đang nói cho các Bồ tát của
ông ấy, các tông đồ của ông ấy: Chỉ nói cho người tìm kiếm, chỉ đề cập bản thân
mình cho người tìm kiếm. Đừng phí hoài thời gian của bạn với những người ấu
trĩ, người tò mò về từng và mọi thứ. Câu hỏi của họ có thể có vẻ lớn lao, nhưng
trái tim họ không trong câu hỏi của họ. Họ đã hỏi chỉ để hỏi; họ không quan tâm
tới việc tìm ra câu trả lời và họ không sẵn sàng mạo hiểm bất kì cái gì. Nếu họ
có thể có được câu trả lời tự do, có thể họ sẵn sàng nghe; nhưng họ không sẵn
sàng trả giá. Và câu hỏi thực của cuộc sống không phải để được giải theo cách rẻ
thế. Bạn phải trả giá và bạn phải trả bằng toàn thể bản thể của bạn. Bạn phải
tham dự vào; nó cần cam kết.
Bất kì ai cũng có thể hỏi về
Thượng đế, nhưng rất ít người sẵn sàng mạo hiểm bất kì cái gì, để đi vào cái
không biết, đi vào trong cuộc phiêu lưu - và cuộc phiêu lưu vì Thượng đế là cuộc
phiêu lưu vĩ đại nhất có đó. Và nó đòi hỏi; nó rất đòi hỏi - nó đòi hỏi cam kết
toàn bộ của bạn. Nó sẽ không cho phép bạn vào bất kì tham dự nào khác. Nó không
thể chỉ là một tham dự trong nhiều tham dự khác; nó phải là một và chỉ một tham
dự. Chỉ thế thì mới có hi vọng rằng một ngày nào đó bạn có thể tìm ra câu trả lời,
điều giải thoát cho bạn. Do đó ông ấy nói:
Người tìm kiếm!
Đừng khinh suất.
Và điều đầu tiên cần được dạy
cho những người từ đâu, tại sao họ làm điều gì đó. Có thể người khác đang làm
nó cho nên họ bắt chước, nhưng người bắt chước không phải là người tìm kiếm. Có
thể người khác đi tới nhà thờ hay đền chùa nên họ cũng đi. Họ không thực sự là
người mà là cừu.
Người tìm kiếm phải là sư tử.
Người đó phải học tự do khỏi tâm lí đám đông, khỏi tâm lí quần chúng. Người đó
phải học cách thức của tính cá nhân, của sự độc lập. Người đó phải nghĩ về điều
mình đang làm và tại sao. Người đó không nên chỉ là nạn nhân của các sinh lực tự
nhiên; người đó nên có khả năng định hướng nào đó. Chỉ thế thì mới có khả năng
đạt tới, khả năng quay về nhà, khả năng đạt tới đâu đó, khả năng đạt tới mãn
nguyện, hoàn thành, nở hoa, kết quả. Bằng không cuộc sống vẫn còn vô nghĩa; nó
chỉ là mớ bòng bong các biến cố không liên quan.
Đừng khinh suất. Điều thứ nhất: Đừng chỉ tò
mò.
Điều thứ hai: Đừng khinh suất.
Thành phố New York bị kẹt cứng
vì cuộc hội nghị. Mọi khách sạn và nhà nghỉ đều đầy. Phillips mệt mỏi - anh ta
đơn giản phải tìm ra chỗ để ngủ đêm đó.
"Cái gì cũng được,"
Anh ta nói với nhân viên khách sạn.
"Tôi có thể cho ông một
cũi trong phòng khiêu vũ," nhân viên đáp, "Nhưng có người đàn bà ở
góc đối diện. Nếu ông không làm gì ầm ĩ gì cô ấy sẽ không khôn hơn đâu."
"Tốt," Phillips nói.
Anh ta đi vào phòng khiêu vũ nhưng năm phút sau chạy ra chỗ nhân viên khách sạn.
"Này," anh ta kêu
lên, "người đàn bà kia chết rồi!"
"Tôi biết," là câu trả
lời, "nhưng làm sao anh đã tìm ra?"
Mọi người đều tò mò chẳng bởi
lí do nào cả - đấy không phải việc của người đó. Cho dù người đó không thể trả
lời được tại sao - bản năng vô thức nào đó, có thể là sinh học, có thể là hoá
chất, nhưng không phải là tâm thức của người đó.
Ai hay cái gì quyết định cuộc sống
của bạn? - sinh học của bạn, hoá chất của bạn, tâm lí của bạn, hooc môn của bạn?
Ai quyết định cuộc sống của bạn? Bạn có đó không? - bạn có như một sinh linh có
ý thức không?
Một người say bước vào quán rượu
ở Glasgow và hỏi, "Đêm qua tôi có ở đây không?"
"Có, ông có ở đây,"
người chủ quán đáp. "Tôi có tiêu nhiều tiền không?"
"Quãng ba mươi bảng."
"Ơn trời - tôi cứ tưởng
tôi đã đánh mất nó!"
Angus loạng choạng về nhà sau một
đêm với các bạn thân về câu cá, anh ta bắt gặp một bù nhìn, tay thò ra ngoài.
"Này, Jimmy," anh ta
nói, "tôi từ chối tin vào anh.
Chưa bao giờ có cá hồi cỡ
đó."
Một số lính Scot bị đưa ra toà
án quân sự vì phá hoại một nhà công cộng, và một người trong số họ được yêu cầu
giải thích với toà án sự việc rắc rối đó đã bắt đầu thế nào.
"Dạ thưa ngài," anh
ta nói, "Binh nhì McSporran gọi binh nhì McDougall là đồ dối trá, và binh
nhì Paterson dùng ghế nện lên đầu anh ta. Binh nhì Fraser rút dao găm của mình
ra và chặt một mảnh chân của binh nhì McDougall. Hai hay ba bạn thân của binh
nhì McDougall đè lên binh nhì Fraser, và đôi người khác bắt đầu ném cốc và bàn
xung quanh. Điều nọ dẫn tới điều kia và thế rồi đánh nhau bắt đầu."
Phật nói:
Người tìm kiếm! Đừng khinh suất.
Thiền thường xuyên
nếu không ông sẽ nuốt lửa
và kêu la: "Không thêm nữa!"
Thiền thường xuyên. Người là
người tìm kiếm sẽ không thực sự quan tâm tới việc có được các câu trả lời triết
lí từ người khác; người đó sẽ quan tâm tới việc biết của riêng mình. Người đó sẽ
không quan tâm tới triết lí, người đó sẽ quan tâm tới tôn giáo. Đó là khác biệt
giữa triết học và tôn giáo. Triết học đang tung hứng với lời, nghệ thuật chẻ sợi
tóc ra, biện luận vô hạn về các ý tưởng trừu tượng, chẳng đi tới đâu cả. Tôn
giáo giống khoa học nhiều hơn: nó thực nghiệm, nó nhấn mạnh vào kinh nghiệm.
Khoa học là tôn giáo của thế giới khách quan, và tôn giáo là khoa học của thế
giới chủ quan.
Triết học sẽ chết một ngày nào
đó; nó đã trên giường chết rồi. Bạn có thể tới các đại học và nhìn: mọi năm
càng ngày càng ít người chuyển sang khoa triết học. Nhiều khoa triết trống rỗng,
bỏ trống. Mọi người đang đi vào khoa học hay tôn giáo. Những người quan tâm tới
việc biết chân lí về thế giới đều đi vào cuộc truy tìm khoa học, vào vật lí,
vào hoá học, vào toán học, vào sinh học. Hay, những người quan tâm tới lãnh thổ
riêng của mình, tính chủ quan riêng của mình, tâm thức riêng của mình, đều đi tới
tôn giáo, càng ngày càng hướng tới tôn giáo.
Tôn giáo là khoa học về cái bên
trong. Triết học không là cả hai: nó không là khoa học của cái bên ngoài, không
là khoa học của cái bên trong; nó ở giữa. Nó chỉ nghĩ; nó nghĩ về mọi thứ - về
khoa học, về tôn giáo - nhưng nó chỉ nghĩ. Và chỉ bằng suy nghĩ, chẳng cái gì
đã bao giờ xảy ra. Bạn có thể làm ra câu trả lời rất thông minh, nhưng chúng sẽ
không giải quyết được vấn đề thực của bạn; vấn đề là thực và câu trả lời là trừu
tượng. Vấn đề thực có thể được giải quyết chỉ bởi câu trả lời thực.
Do đó Phật nói: Người tìm kiếm
có thể được thuyết phục thiền - chỉ người tìm kiếm mới có thể được thuyết
phục thiền. Thiền nghĩa là bạn bắt đầu thay đổi thế giới bên trong của mình. Bạn
bắt đầu loại bỏ bụi khỏi thế giới bên trong, bạn bắt đầu loại bỏ tất cả những
cái không cần thiết trong thế giới bên trong. Bạn loại bỏ mọi lộn xộn, mọi rác
rưởi mà bạn đầy trong mình. Thiền nghĩa là làm trống rỗng bản thân bạn khỏi mọi
điều xã hội đã đưa vào trong bạn để cho bạn có thể có cái nhìn rõ ràng, sạch sẽ,
để cho bạn có thể có phẩm chất như tấm gương. Khi tấm gương có đó mà không có bụi
nào, nó phản xạ thực tại; đấy cũng là trường hợp với thiền.
Thiền nghĩa là làm cho tâm thức
của bạn thành tấm gương. Ý nghĩ giống như bụi, chúng phải được loại bỏ. Và ý
nghĩ chứa mọi thứ thuộc về tâm trí: ham muốn, tham vọng, kí ức, mơ mộng... mọi
chất liệu tâm trí đều là những dạng khác nhau của ý nghĩ, các loại khác nhau,
các tầng bụi khác nhau. Và bụi dầy tới mức tấm gương không hoạt động chút nào -
do đó bạn phải hỏi người khác. Một khi bụi bị loại bỏ đi bạn không cần hỏi người
nào, bản thân bạn có thể thấy. Sự tồn tại đã cho bạn tấm gương thần - nó ở bên
trong bạn.
Tôi đã nghe một chuyện ngụ ngôn
hay; nó phải là ngụ ngôn, nó không thể là hiện tượng lịch sử được:
Khi Alexander Đại đế tới Ấn Độ
ông ấy thu thập nhiều châu báu có giá trị. Và khi ông ấy ra đi ông ấy bắt gặp một
fakir, người tu khổ hạnh, một fakir trần trụi. Ông ấy hỏi ông này, "Ông có
thấy kho báu của ta không? Ông đã bao giờ thấy người nào với nhiều châu báu thế
không?"
Fakir nói, "Mọi châu báu của
ông đều không là gì, nhưng tôi có thể cho ông một thứ mà sẽ thực sự làm cho ông
giầu có!"
Alexander không thể hình dung
được người fakir trần trụi này có thể cho mình cái gì. Trong bình bát ăn xin của
mình ông ta có một tấm gương nhỏ. Ông ta đưa tấm gương cho Alexander.
Alexander nói, "Tấm gương
này sẽ làm cho ta thành người giầu nhất thế giới sao? Ông phải điên rồi!"
Fakir nói, "Trước hết nhìn
vào tấm gương đã."
Và Alexander nhìn vào trong tấm
gương: nó không hiện lên khuôn mặt ông ấy - nó hiện lên bản thể bên trong của
ông ấy, nó hiện lên lãnh thổ bên trong của ông ấy, nó hiện lên tính chủ quan của
ông ấy. Bản thể của ông ấy được phản xạ trong tấm gương.
Ông ấy chạm chân fakir và nói,
"Ông đúng rồi - mọi châu báu của ta chẳng là gì trước tấm gương này."
Và tương truyền ông ấy đã giữ tấm
gương đó liên tục với mình.
Câu chuyện ngụ ngôn này là hay.
Tấm gương đó đại diện cho thiền. Fakir phải đã đưa cho ông ấy cách thiền nào đó
bởi vì chỉ thiền mới có thể làm cho bạn nhận biết về mình là ai.
Nhưng Phật nói thiền phải trở
thành cái gì đó thường hằng. Phật đem tầm nhìn mới toàn bộ về thiền cho thế giới.
Trước Phật, thiền là cái gì đó bạn phải làm một hay hai lần một ngày, một giờ
buổi sáng, một giờ buổi tối, và đó là tất cả. Phật đã cho cách diễn giải mới
toàn bộ cho toàn thể quá trình thiền. Ông ấy nói: Loại thiền này mà ông làm một
giờ buổi sáng, một giờ buổi tối, ông có thể làm năm lần hay bốn lần một ngày,
chẳng có giá trị gì mấy. Thiền không thể là cái gì đó mà bạn có thể làm bên
ngoài cuộc sống chỉ trong một giờ hay mười lăm phút. Thiền phải trở thành cái
gì đó đồng nghĩa với cuộc sống của bạn; nó phải giống như thở. Bạn không thể thở
một giờ buổi sáng và một giờ buổi tối, bằng không tối sẽ không bao giờ tới. Nó
phải là cái gì đó giống như thở: ngay cả khi bạn ngủ việc thở vẫn tiếp tục. Bạn
có thể đi vào cơn mê, nhưng việc thở vẫn tiếp tục.
Phật nói thiền nên trở thành hiện
tượng thường xuyên; chỉ thế thì nó mới có thể biến đổi bạn. Và ông ấy đã mở ra
một kĩ thuật thiền mới.
Đóng góp lớn lao nhất của ông ấy
cho thế giới là Vipassana; không thầy giáo nào khác đã đem cho thế giới món quà
lớn thế. Jesus là đẹp, Mahavira là đẹp, Lão Tử là đẹp, Zarathustra là đẹp,
nhưng đóng góp của họ, so với Phật, không là gì cả. Cho dù họ tất cả gắn với
nhau, thế nữa đóng góp của Phật vẫn lớn hơn bởi vì ông ấy đã cho phương pháp
khoa học thế - đơn giản, vậy mà xuyên thấu tới mức một khi bạn hài hoà với nó,
nó trở thành nhân tố thường xuyên trong cuộc sống của bạn.
Thế thì bạn không cần làm nó; bạn
phải làm nó chỉ lúc bắt đầu. Một khi bạn đã học được mẹo về nó, nó còn lại với
bạn; bạn không cần làm nó. Thế thì bất kì cái gì bạn làm, nó đều có đó. Nó trở
thành phông màn cho cuộc sống của bạn, nền tảng cho cuộc sống của bạn. Bạn bước
đi, nhưng bạn bước có tính thiền. Bạn ăn, nhưng bạn ăn có tính thiền. Bạn ngủ,
nhưng bạn ngủ có tính thiền. Nhớ lấy, ngay cả phẩm chất của giấc ngủ của thiền
nhân cũng hoàn toàn khác với phẩm chất của giấc ngủ của người không là thiền
nhân. Mọi thứ đều trở thành khác bởi vì một nhân tố mới đã đi vào làm thay đổi
toàn thể động thái.
Vipassana đơn giản nghĩa là
quan sát hơi thở của bạn, nhìn vào hơi thở của bạn. Nó không giống như yoga
pranayam: nó không thay đổi hơi thở của bạn sang nhịp điệu nào đó - thở sâu, thở
nhanh. Không, nó không thay đổi việc thở của bạn chút nào; nó không liên quan
gì tới việc thở. Việc thở chỉ phải được dùng như phương cách để quan sát bởi vì
nó là hiện tượng thường xuyên trong bạn. Bạn có thể đơn giản quan sát nó, và đó
là hiện tượng tinh tế nhất. Nếu bạn có thể quan sát hơi thở của mình thế thì sẽ
dễ dàng cho bạn quan sát ý nghĩ của mình.
Một điều lớn lao vô cùng mà Phật
đã đóng góp là khám phá ra mối quan hệ giữa hơi thở và ý nghĩ. Ông ấy là người
đầu tiên trong toàn thể lịch sử nhân loại đã làm tuyệt đối rõ ràng là việc thở
và suy nghĩ có quan hệ sâu sắc Việc thở là phần thân thể của suy nghĩ và suy
nghĩ là phần tâm lí của việc thở. Chúng không tách rời, chúng là hai mặt của
cùng một đồng tiền. Ông ấy là người đầu tiên nói về thân tâm như một đơn vị.
Ông ấy nói lần đầu tiên về con người như hiện tượng tâm thân. Ông ấy không nói
về thân thể và tâm trí, ông ấy nói về thân tâm. Chúng không phải là hai, do đó
không cần có 'và' để nối chúng. Chúng đã là một rồi - thân tâm - thậm chí không
cần dấu gạch nối; thân tâm là một hiện tượng. Và từng quá trình thân thể đều có
phần tương ứng của nó trong tâm lí và ngược lại.
Bạn có thể quan sát điều đó, bạn
có thể thử thực nghiệm. Dừng thở trong một chốc và bạn sẽ ngạc nhiên: khoảnh khắc
bạn dừng thở, suy nghĩ của bạn dừng lại. Hay bạn có thể quan sát điều khác: bất
kì khi nào suy nghĩ của bạn đi quá nhanh việc thở của bạn thay đổi. Chẳng hạn,
nếu bạn đầy thèm khát dục và suy nghĩ của bạn trở nên quá nóng, việc thở của bạn
sẽ khác: nó sẽ không theo nhịp điệu, nó sẽ mất nhịp điệu của nó. Nó sẽ hỗn độn
hơn, nó sẽ không nhịp điệu.
Khi bạn giận dữ việc thở của bạn
thay đổi bởi vì việc nghĩ của bạn đã thay đổi. Khi bạn yêu việc thở của bạn
thay đổi bởi vì suy nghĩ của bạn đã thay đổi. Khi bạn an bình, thoải mái, ở
nhà, thảnh thơi, việc thở của bạn khác. Khi bạn bất ổn, trong rối loạn, trong
đau khổ, việc thở của bạn khác. Chỉ bằng việc quan sát hơi thở của mình bạn có
thể biết loại trạng thái nào đang xảy ra trong tâm trí mình.
Thiền nhân đi tới một điểm: khi
tâm trí thực sự dừng lại đầy đủ, việc thở cũng dừng lại. Và thế thì nỗi sợ lớn
nảy sinh - đừng sợ. Nhiều thiền nhân đã báo cáo cho tôi, "Chúng tôi trở
nên sợ lắm, rất hoảng, bởi vì bỗng nhiên chúng tôi trở nên nhận biết rằng việc
thở đã dừng lại." Một cách tự nhiên, người ta nghĩ rằng khi việc thở dừng
lại cái chết ở cận kề. Đó chỉ là vấn đề vài khoảnh khắc - bạn đang chết. Việc
thở dừng lại trong cái chết; việc thở cũng dừng lại trong thiền sâu. Do đó thiền
sâu và chết có một điểm tương tự: trong cả hai việc thở dừng lại. Do đó, nếu một
người biết thiền người đó cũng đã biết chết. Đó là lí do tại sao thiền nhân trở
nên tự do khỏi sợ chết: người đó biết việc thở có thể dừng lại và dầu vậy người
đó vẫn hiện hữu.
Việc thở không phải là sống; sống
là hiện tượng lớn hơn nhiều. Việc thở chỉ là nối với thân thể. Việc nối có thể
bị cắt rời; điều đó không có nghĩa là cuộc sống đã chấm dứt. Cuộc sống vẫn có
đó; cuộc sống không chấm dứt chỉ bởi không xuất hiện việc thở.
Phật nói: Quan sát việc thở của
ông; để nó bình thường, như nó vậy. Ngồi im lặng, quan sát hơi thở của bạn. Tư
thế ngồi cũng sẽ có ích; tư thế Phật, tư thế hoa sen, là rất có ích. Khi xương
sống của bạn dựng thẳng và bạn đang ngồi trong tư thế hoa sen, chân bạn xếp
chéo, xương sống bạn được gióng thẳng theo lực trọng trường, và thân thể ở trạng
thái thảnh thơi nhất. Để xương sống được dựng thẳng và thân thể chùng lỏng,
treo trên xương sống - không căng thẳng. Thân thể nên chùng lỏng, thảnh thơi,
xương sống dựng thẳng, cho nên sức hút có lực kéo ít nhất lên bạn.
Bạn có quan sát điều đó không?
Nếu bạn muốn đi ngủ bạn phải nằm ra, bởi lẽ đơn giản là khi bạn nằm ngang trên
đất bạn trong tiếp xúc với lực hút ở mức tối đa, bởi vì trên khắp thân thể lực
hút trọng trường tác động, nó kéo bạn. Bạn lập tức bắt đầu rơi vào giấc ngủ. Đứng
thì khó rơi vào giấc ngủ. Tư thế khó nhất để rơi vào giấc ngủ là tư thế hoa
sen.
Thân thể thảnh thơi thế không cần
rơi vào giấc ngủ, và lực trọng trường ở mức tối thiểu; do đó chúng không thể
kéo bạn xuống được; chúng không thể làm cho bạn nặng nề và đờ đẫn và lờ phờ. Bạn
hoạt bát, bạn đầy cuộc sống. Bạn thông minh khi ở tư thế hoa sen hơn là bạn có
thể ở trong bất kì tư thế nào khác. Thân thể ảnh hưởng tới tâm trí bạn.
Các nhà khoa học bây giờ đồng ý
với điều này: rằng chỉ bởi vì vài con khỉ bằng cách nào đó... họ đã không có khả
năng tìm ra lí do tại sao và làm sao điều đó đã xảy ra, và khỉ vẫn là khỉ - có
thể chỉ ngẫu nhiên do tò mò, vài con khỉ cố đứng trên hai chân và đây là những
con khỉ đã trở thành con người nguyên thuỷ; chúng là người khởi thuỷ. Đó là đổi
mới vĩ đại nhất; không cái gì khác lớn hơn điều đó. Vài con khỉ đứng thẳng trên
hai chân chúng đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại; cuộc cách mạng xảy ra trong trưởng
thành của tâm trí. Tư thế đứng thẳng giúp cho tâm trí thoát ra khỏi giấc ngủ.
Tâm trí trở nên thông minh hơn, nó trở nên tỉnh táo hơn, nó trở nên ý thức hơn.
Các con vật khác di chuyển trên
bốn chân đã không có khả năng phát triển thông minh, mặc dầu nhiều con trong
chúng có trí não gần cùng năng lực như con người. Chẳng hạn, voi có trí não gần
cùng năng lực như con người, nhưng đã không có khả năng phát triển nó và tôi
không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Trong rạp xiếc họ cố gắng vất vả để dạy voi ngồi
trong ghế hay đứng trong vài giây trên hai chân, nhưng thân thể nặng nề thế,
voi không thể xoay xở đứng trên hai chân được. Do đó não vẫn còn bị đóng; lực
hút trọng trường giữ cho nó vô ý thức.
Do đó tư thế hoa sen này là cái
gì đó có giá trị. Nó không chỉ là hiện tượng thân thể; nó ảnh hưởng tới tâm
trí. Nó làm thay đổi tâm trí. Ngồi trong tư thế hoa sen - toàn thể vấn đề là ở
chỗ xương sống của bạn phải dựng thẳng và phải làm thành góc chín mươi độ với đất.
Đó là điểm mà bạn có khả năng thông minh nhất, tỉnh táo nhất, ít buồn ngủ nhất.
Và thế rồi quan sát hơi thở của
bạn, hơi thở tự nhiên. Bạn không cần thở sâu, bạn không thay đổi việc thở của
mình; bạn đơn giản quan sát nó như nó vậy. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên bởi một điều:
khoảnh khắc bạn bắt đầu quan sát, nó thay đổi - bởi vì ngay cả sự kiện quan sát
cũng là việc thay đổi và việc thở không còn như cũ.
Hơi chút thay đổi trong tâm thức
của bạn lập tức ảnh hưởng tới việc thở của bạn. Bạn sẽ có khả năng nhìn thấy
nó; bất kì khi nào bạn quan sát bạn sẽ thấy việc thở của mình đã trở nên sâu
hơn chút ít. Nếu nó trở nên như vậy theo cách riêng của nó thì thế là tốt,
nhưng bạn không làm nó bằng ý chí của mình. Quan sát hơi thở của mình, dần dần,
dần dần bạn sẽ ngạc nhiên là khi hơi thở của bạn trở nên bình thản và yên tĩnh,
tâm trí của bạn cũng trở nên bình thản và yên tĩnh. Và quan sát hơi thở sẽ làm
cho bạn có khả năng quan sát tâm trí.
Đó mới chỉ là bắt đầu, phần đầu
tiên của thiền, phần vật lí. Và phần thứ hai là phần tâm lí. Thế thì bạn có thể
quan sát những điều tinh tế hơn trong tâm trí mình - ý nghĩ, ham muốn, kí ức.
Và khi bạn đi sâu hơn vào trong
tính quan sát, phép màu bắt đầu xảy ra: khi bạn trở nên có tính quan sát, càng
ngày càng ít giao thông xảy ra trong tâm trí, càng ngày càng tĩnh lặng, im lặng
hơn; càng ngày càng nhiều không gian im lặng hơn, càng ngày càng nhiều lỗ hổng
và khoảng hở. Các khoảnh khắc trôi qua và bạn không bắt gặp một ý nghĩ nào. Dần
dần, dần dần nhiều phút trôi qua, nhiều giờ trôi qua ...
Và có số học nào đó trong nó: nếu
bạn có thể vẫn còn tuyệt đối trống rỗng trong bốn mươi tám phút, chính ngày đó
bạn sẽ trở nên chứng ngộ, chính khoảnh khắc đó bạn sẽ trở nên chứng ngộ. Nhưng
đó không phải là vấn đề về nỗ lực của bạn; đừng cứ nhìn đồng hồ bởi vì mỗi lần
bạn nhìn, ý nghĩ đã tới. Bạn phải đếm lại từ chính ban đầu; bạn quay lại số
không. Không cần bạn quan sát thời gian.
Nhưng điều này đã từng là kinh
nghiệm ở phương Đông của mọi thiền nhân vĩ đại: rằng bốn mươi tám phút dường
như là điểm tối thượng. Nếu lỗ hổng ngần đó là có thể, nếu trong lỗ hổng như thế
suy nghĩ dừng lại và bạn vẫn còn tỉnh táo, không ý nghĩ nào bắt chéo qua tâm
trí bạn, bạn có khả năng đón nhận Thượng đế bên trong. Bạn đã trở thành người
chủ và khách lập tức tới.
Nếu ông không trí huệ,
Làm sao ông có thể làm vững chắc được tâm
trí?
Bạn phải rất thông minh; chỉ thế
thì bạn mới có thể làm vững chắc tâm trí. Và ông ấy ngụ ý gì bởi thông minh?
Thông thường chúng ta cư xử theo cách rất không thông minh: chúng ta cư xử theo
niềm tin; niềm tin giữ chúng ta không thông minh. Chúng ta cư xử theo tri thức
vay mượn; điều đó giữ chúng ta không thông minh.
Thử chấp nhận trực tiếp thách
thức của cuộc sống; đừng hành động từ niềm tin hay tri thức. Đừng tuân theo
kinh sách và truyền thống. Chúng là căn nguyên của việc làm cho bạn thành ngu,
bởi vì chừng nào bạn còn chưa đối diện trực tiếp với cuộc sống, chừng nào những
thách thức đó còn chưa được đương đầu, thông minh của bạn sẽ không nảy sinh - bởi
vì sẽ không có cơ hội cho nó nảy sinh. Cho nó cơ hội đi. Cuộc sống cho nhiều cơ
hội nhưng bạn cứ bỏ lỡ cơ hội bởi vì bạn sống trên những câu trả lời vay mượn.
Đối diện cuộc sống và những câu
hỏi của nó và các thực tại của nó theo cách riêng của bạn, cho dù đáp ứng riêng
của bạn không lớn vậy - chúng không thể thế được. Tất nhiên bạn không thể đáp ứng
như vị phật, nhưng bằng vay mượn câu trả lời nào đó từ Phật bạn sẽ không bao giờ
đủ thông minh để tự mình trở thành vị phật. Vâng, bạn sẽ phạm nhiều lỗi, nhiều
sai lầm. Vâng, bạn sẽ đi lạc lối nhiều lần - cứ đi, đừng lo nghĩ! Cuộc sống được
ngụ ý cho điều đó, để cho bạn có thể thử. Chính là quan thử, nhiều lỗi, nhiều
sai lầm mà người ta học. Khi bạn học bằng nỗ lực riêng của mình, bạn trở nên
thông minh. Và chỉ người thông minh mới có thể thấy cái đẹp của thiền, mới có
thể hiểu ý nghĩa của thiền.
Nếu ông không thể làm yên tĩnh bản thân
mình,
Ông bao giờ học được cái gì?
Và tất cả việc học xảy ra qua
thiền; nó không xảy ra qua nghiên cứu. Nghiên cứu là tích luỹ thông tin, đó
không phải là học. Bao giờ cũng tỉnh táo về tri thức vay mượn: dù nó có vẻ quí
giá thế nào nó cũng là giả, rởm - cho bạn. Nó không rởm cho người đã sống nó.
Nó là đúng cho Phật, đúng cho Jesus, đúng cho Krishna, nhưng không đúng cho bạn.
Bạn sẽ phải sống ...
Phật cũng có kinh sách sẵn có.
Ông ấy có thể đã đọc Krishna; Gita có sẵn rồi. Và ông ấy là người được giáo dục
tốt - ông ấy là con vua. Mọi kinh sách đều phải có sẵn cho ông ấy và các học giả
lớn và các học giả lớn cũng sẵn có cho ông ấy. Ông ấy có thể đã trích đọc Gita
mọi ngày; ông ấy có thể đã học Gita cho nên tuyệt đối chắc là ông ấy đã có khả
năng lặp lại nó từ kí ức, nhưng thế thì ông ấy đã bỏ lỡ phật tính.
Và trong thời của Krishna Vedas
cũng đã sẵn có rồi, nhưng Krishna đã không vay mượn tri thức từ Vedas. Vào thời
của Jesus Kinh Cựu ước đã sẵn có rồi, nhưng Jesus cố tìm ra chân lí cho bản
thân mình. Đây là cái gì đó rất bản chất cần hiểu: chân lí phải được tìm thấy bởi
bản thân người ta. Chỉ thế thì nó mới giải thoát; bằng không nó trở thành tù
túng - tù túng đẹp, nhưng tất mọi dạng tù túng đều như nhau.
Và nếu bạn không thể học...
Ông sẽ trở nên tự do thế nào?
Chính chỉ qua kinh nghiệm chân
lí theo cách riêng của bạn mà tự do mới xảy ra. Tự do là hương thơm của kinh
nghiệm về chân lí.
Với tâm trí yên tĩnh
đi vào trong nhà trống đó, trái tim ông, và
cảm thấy niềm vui của đạo
Bên ngoài thế giới.
Phật nói: Với tâm trí im lặng, tâm trí yên tĩnh... đi
vào trong nhà trống đó, trái tim ông.
Trái tim bạn là nhà thực của bạn;
nó hoàn toàn trống rỗng. Cái đầu bạn đầy rác rưởi, trái tim bạn trống rỗng toàn
bộ. Đi từ đầu xuống tim đi! Toàn thể quá trình thiền là đi từ cái đầu xuống
trái tim, từ tâm trí sang vô trí.
Đi vào trong nhà trống đó, trái
tim ông, và cảm thấy niềm vui của đạo - và bạn sẽ đầy niềm vui – bên ngoài thế
giới. Niềm vui không của thế giới này, hương thơm tới từ cõi bên kia.
Nhìn vào trong -
Cái lên và cái xuống.
Lên và xuống của hơi thở của bạn:
đó là cách nhìn vào bên trong. Nhiều người đã nói: Nhìn vào bên trong. Socrates
đã nói: Nhìn vào bên trong, biết bản thân ông, nhưng không ai đã cho phương
pháp đích xác. Phật cho bạn phương pháp đích xác: lên và xuống của hơi thở.
Chính là qua hơi thở mà bạn được bắc cầu. Hơi thở là cây cầu giữa linh hồn bạn
và thân thể bạn. Nếu bạn có thể quan sát hơi thở của mình lên và xuống, dần dần,
dần dần bạn sẽ có khả năng nhìn thân thể như tách rời khỏi bản thân mình và
cũng vậy hơi thở như tách rời khỏi bản thân bạn, bởi vì người quan sát không thể
là cái được quan sát, người quan sát không thể là cái được quan sát. Bỗng nhiên
một hôm bạn sẽ nhận ra rằng bạn là nhân chứng của tất cả nó. Và nhân chứng chắc
chắn siêu việt lên trên tất cả mọi cái nó chứng kiến. Trong chính khoảnh khắc
đó tự do đã xảy ra cho bạn. Thế thì:
Hạnh phúc làm sao!
Tự do ngọt ngào làm sao!
Đó là bắt đầu của cuộc sống...
Sinh không phải là bắt đầu của
cuộc sống. Đây là bắt đầu của cuộc sống, khi bạn kinh nghiệm linh hồn chứng kiến
của mình. Đó là bắt đầu ...
của việc làm chủ và kiên nhẫn, của bạn tốt
cùng trên đường,
của cuộc sống thuần khiết và tích cực.
Thiền về những lời này đi. Phật
tử đã không hiểu những lời này chút nào. Làm sao người này, Phật Gautama, lại
là kẻ trốn chạy? Ông ấy nói: Đó là bắt đầu của cuộc sống mới, của việc làm chủ
và kiên nhẫn, của bạn tốt cùng trên đường ...
Ông ấy đang cho bạn thế giới mới,
cách thức mới để yêu, cách thức mới để thân thiện; ông ấy đang cho bạn những
người bạn mới. Thực tế, chỉ thiền nhân mới có thể thân thiện với nhau bởi vì họ
không phải là kẻ cạnh tranh. Không ai khác có thể thân thiện được, họ chỉ có thể
giả vờ. Làm sao kẻ cạnh tranh có thể thân thiện được? Sâu bên dưới họ là kẻ thù
bởi vì mọi người đều thèm muốn cùng thứ. Bạn tham tiền, bạn của bạn cũng tham
tiền. Làm sao bạn có thể thân thiện được? Không thể được. Mọi tình bạn đều hư
huyễn, rởm.
Bạn muốn là thủ tướng và bạn của
bạn cũng muốn là thủ tướng. Ai không muốn là thủ tướng? Làm sao bạn có thể thân
thiện được? Do đó họ nói trong chính trị không có tình bạn chút nào. Vài người
là kẻ thù công khai, vài người là kẻ thù theo cách mai danh ẩn tích. Đó là lí
do tại sao trong chính trị mọi ngày thay đổi đều xảy ra: ai đó đã là bạn hôm
qua, hôm nay là kẻ thù; ai đó đã là kẻ thù hôm qua, hôm nay là bạn.
Đó là một thế giới kì lạ, thế
giới chính trị.
Machiavelli, trong cuốn Hoàng tử,
gợi ý cho các chính khách, "Đừng bao giờ nói cái gì cho bạn của bạn về điều
bạn không muốn kẻ thù của mình được biết, bởi vì bất kì người bạn nào cũng có
thể trở thành kẻ thù của bạn vào bất kì ngày nào." Ông ấy cũng nói,
"Đừng bao giờ nói cái gì chống lại kẻ thù của bạn mà bạn không muốn nói chống
lại bạn của mình bởi vì bất kì kẻ thù nào cũng có thể trở thành người bạn vào bất
kì ngày nào " - thế thì sẽ khó khăn. Thế thì bạn sẽ phải nuốt cái gì đó và
điều đó sẽ bẽ mặt.
Chính khách cứ làm điều đó: họ
cứ chia chẻ và nuốt nó lặp đi lặp lại. Họ nói điều này hôm nay, điều khác ngày
mai; họ phải vậy. Trong chính trị không thể có bạn bè được.
Bạn bè là có thể chỉ trên đường,
trên đường hướng tới Thượng đế, bởi vì đó không phải là cạnh tranh. Bạn có thể
có Thượng đế, tôi có thể có Thượng đế; không có vấn đề là bằng việc bạn có Thượng
đế tôi sẽ không có khả năng có Thượng đế nữa. Hàng triệu người có thể có Thượng
đế và không có vấn đề gì vì Thượng đế là vô hạn, chân lí là vô hạn. Việc có
chân lí của tôi không có nghĩa là bây giờ bạn không thể có nó. Thực tế, ngược lại,
việc có chân lí của tôi nghĩa là bạn cũng có thể có nó! Nếu tôi có thể có nó,
sao bạn không có được? Do đó, trên đường, có một loại tình bạn hoàn toàn mới.
... của cuộc sống thuần khiết
và tích cực. Làm sao Phật có thể bị gọi là kẻ đào tẩu được? Ông ấy nói: ...của
cuộc sống thuần khiết và tích cực. Ông ấy ngụ ý tính sáng tạo, tính sáng tạo tới
từ hồn nhiên mang tính thiền, của thuần khiết tính thiền. Và người sáng tạo thực
là có thể chỉ qua thiền. Cái gọi là hoạ sĩ của bạn, chín mươi chín phần trăm số
họ, không phải là hoạ sĩ thực. Cái gọi là nhà thơ của bạn không phải là nhà
thơ, cái gọi là nhạc sĩ của bạn không phải là nhạc sĩ - có thể là các nhà kĩ
thuật. Họ biết cách chơi, họ biết cách soạn, họ biết cách vẽ, nhưng chỉ biết
cách vẽ không làm cho bạn thành người sáng tạo.
Người sáng tạo là hiện tượng
hoàn toàn khác. Người sáng tạo đem cái gì đó của Thượng đế vào trong thế giới,
cái gì đó của người sáng tạo vào trong thế giới. Nhưng làm sao bạn có thể đem
cái gì đó của Thượng đế vào trong thế giới nếu bạn không biết bản thân Thượng đế?
Một Phật là người sáng tạo, một
Jesus là người sáng tạo. Lời của họ, hành động của họ là bằng chứng duy nhất rằng
Thượng đế tồn tại. Chính sự hiện diện của họ là bằng chứng rằng Thượng đế tồn tại.
Sự hiện diện của họ có tính sáng tạo: trong chính sự hiện diện của họ hàng
nghìn người được biến đổi. Phật không phải là kẻ đào tẩu; ông ấy không thể thế
được. Không người thức tỉnh nào có thể là kẻ đào tẩu. Kẻ hèn nhát đào tẩu, người
dũng cảm sáng tạo.
Cho nên sống trong tình yêu -
đây là lời của Phật, nhắc bạn:
Cho nên sống trong tình yêu. Làm việc của
ông.
Làm chỗ kết thúc của nỗi buồn của ông.
Ông ấy không chống lại tình
yêu, ông ấy không chống lại tính sáng tạo, ông ấy không chống lại công việc.
Làm việc của ông - bởi vì chừng nào bạn còn chưa làm việc ở gần trái tim bạn, bạn
sẽ vẫn còn chưa được hoàn thành. Và thiền nhân lập tức thấy công việc của mình
là gì. Thiền nhân thấy về bản chất rằng đây là công việc của mình; người đó
không phải nghĩ về nó. Nó rõ ràng và kêu to tới mức người đó biết rằng mình phải
là nhạc sĩ hay người đó phải là nhà thơ hay người đó phải thế này hay thế nọ.
Điều đó tới rõ ràng tới mức không có vấn đề hoài nghi. Và thế thì người đó bắt
đầu làm việc; công việc đó là thiền của người đó.
Có nhiều người ở đây sợ công việc.
Họ không biết điều đang xảy ra ở đây là hoàn toàn khác với việc bạn đã bắt gặp
trong cuộc sống của mình. Đó là cái gì đó hoàn toàn khác. Khi tôi trao cho bạn
việc nào đó, nó là để giúp bạn trưởng thành. Chừng nào bạn còn chưa có khả năng
tìm ra công việc của riêng mình tôi sẽ cứ trao nó cho bạn - chỉ cho tới khoảnh
khắc bạn có khả năng tự mình tìm thấy nó. Và bất kì công việc nào được trao ở
đây cũng không là gì ngoài việc thiền cho bạn. Nếu nó không phải là thiền cho bạn
thì bạn đã không hiểu thông điệp của tôi chút nào.
Để thấy cách hoa nhài nở ra và làm rơi xuống
những bông hoá héo của nó.
Để rơi rụng đi chủ tâm và hận thù.
Phật nói: Như hoa nhài rụng khi
chúng đã tàn hay lá rụng khỏi cây khi chúng chết, lá khô. Cũng hệt như thế, để
rơi rụng đi chủ tâm và hận thù. Điều đầu tiên ông ấy nói mà phải bị vứt bỏ - dễ
dàng, không nỗ lực, cũng hệt như hoa nhài héo rụng theo cách riêng của nó - là
chủ tâm, ý chí của bạn, bản ngã của bạn.
Cho nên đôi khi tôi phải đưa bạn
vào công việc nào đó nơi bạn phải vứt bỏ bản ngã của mình và bạn nghĩ đó là một
loại trừng phạt. Nó không phải là một loại trừng phạt đâu; nó là thách thức, nó
là tình huống nơi bạn phải vứt bỏ bản ngã chẳng chóng thì chầy bởi vì nó tạo ra
khổ lặp đi lặp lại cho bạn. Nó sẽ làm cho bạn nhận biết rõ ràng rằng bản ngã của
bạn gây ra khổ của bạn.
Mới hôm nọ, Anshumali đã viết
nói rằng, "Thưa thầy kính yêu, làm việc ở Vrindavan dưới Deeksha dường như
là sự trừng phạt." Nó không phải vậy, Anshumali. Nó là phần thưởng, không
phải là trừng phạt! Nó là trừng phạt nếu bạn muốn níu bám lấy bản ngã của mình;
nếu bạn để bản ngã rụng đi, nó là phần thưởng. Và thế thì bạn sẽ có khả năng thấy
cái đẹp của công việc này, và bạn sẽ có khả năng thấy cái đẹp của Deeksha nữa.
Cô ấy là bà mẹ Italy đẹp! Cô ấy yêu công nhân của mình, cô ấy yêu người của
mình; cô ấy hết lòng tận tuỵ. Tất nhiên, cô ấy yêu nhiều tới mức cô ấy cũng
quát lên, cô ấy cũng la lên nữa. Tình yêu của cô ấy tới mức cô ấy tin cậy rằng
bạn sẽ hiểu việc la của cô ấy nữa. Nhưng cô ấy là phương cách tốt; cô ấy đã từng
là sự giúp đỡ mênh mông cho nhiều người.
Có một trăm nhóm trị liệu ở
đây, nhưng nhóm của Deeksha là tốt nhất! Mặc dầu nó không được biết như nhóm trị
liệu - nó là nhóm trị liệu bí mật.
Nếu bạn vứt bỏ chủ tâm của
mình, bản ngã của mình, thế thì hận thù cũng bị vứt bỏ bởi vì hận thù không là
gì ngoài cái bóng của bản ngã của bạn. Nếu không có bản ngã thì không có hận
thù; nếu có bản ngã, bao giờ cũng có hận thù theo sau nó. Bất kì ai tới trên
con đường... và mọi người sẽ tới trên con đường bởi vì các bản ngã không thể điều
chỉnh lẫn nhau được. Các bản ngã bao giờ cũng trong xung đột, các bản ngã bao
giờ cũng cãi nhau, chúng hay sinh sự, do đó có hận thù.
Vứt bỏ bản ngã và nhìn cái đẹp
của vô ngã. Thế thì không có hận thù, không có giận dữ. Bạn trở nên im lặng thế,
năng lượng của bạn trở nên bình thản và yên tĩnh tới mức bỗng nhiên bạn bắt đầu
nhìn thế giới trong ánh sáng khác, trong cảnh quan khác. Thế thì thế giới bình
thường này không còn là bình thường nữa - nó trở thành thiêng liêng.
Ông
có yên tĩnh không? Làm yên tĩnh thân thể ông. Làm yên tĩnh tâm trí ông.
Phật nói: Trước hết hãy bắt đầu
với thân thể và thế rồi đi sang tâm trí. Làm yên tĩnh thân thể ông bằng việc
quan sát hơi thở, làm yên tĩnh tâm trí ông bằng việc quan sát ý nghĩ của ông.
Ông không muốn gì. Lời ông tĩnh lặng.
Ông tĩnh lặng.
Thế thì bạn sẽ đi tới thấy rằng
không có ham muốn. Làm sao ham muốn có thể tồn tại trong tâm trí im lặng được?
Ham muốn là trạng thái rối loạn, ham muốn là trạng thái của vô ý thức, ham muốn
là điên khùng. Khi bạn im lặng, điên khùng biến mất.
Ba lần Jessie đem Sandy tới toà
linh mục, hi vọng được làm lễ kết hôn với anh ta và làm vợ, nhưng mỗi lần mục
sư lại từ chối vì tình trạng say xỉn của chú rể tương lai.
"Sao cô cứ khăng khăng đem
anh ta lại tôi trong trạng thái thế?" mục sư hỏi.
"Dạ thưa cha tôn
kính," Jessie giải thích, "anh ấy sẽ không tới khi anh ấy tỉnh
táo!"
Khoảnh khắc bạn tỉnh táo, im lặng,
bạn sẽ không làm nhiều thứ bạn đang làm và bạn sẽ bắt đầu làm những thứ bạn
chưa bao giờ nghĩ tới trước đây. Cuộc sống của bạn sẽ không còn bị phí hoài; nó
sẽ trở nên có tính sáng tạo, cực kì sáng tạo. Cuộc sống của bạn sẽ không phát
triển gai, nó sẽ phát triển hoa. Nó là cùng năng lượng!
Nhưng tâm trí giữ cho bạn bận rộn
trong những thứ ngu xuẩn thế, trong những chi tiết ngu xuẩn thế về những điều
ngu xuẩn. Nhìn điều tâm trí vẫn đang làm mà xem... và bạn sẽ không cần bất kì
ai nói cho bạn rằng bạn điên.
Một người nhỏ bé bước vào
"Cửa hàng văn phòng phẩm hoàn hảo" - một cửa hàng duy nhất ở New York
chuyên bán các sản phẩm giấy tờ. Một người bán hàng thanh lịch tiếp cận anh ta trong
bộ com lê Brooks Brothers. "Thưa ông tôi có thể giúp gì được cho
ông?" người bán hàng ngân nga với giọng có văn hoá.
"Vâng, tôi muốn có giấy viết."
"Ông thích giấy có đường kẻ
hay không đường kẻ, thưa ông?"
"Ồ, bất kì cái gì cũng được.
Không thành vấn đề." "Rồi ông sẽ viết bằng bút máy hay bút bi?"
"Tôi thực sự không biết. Bất
kì cái gì tới tay ..."
"Ông muốn dùng giấy dầy
hay giấy mỏng mặt láng, thưa ông?"
"Này, bất kì cái gì cũng
được. Cứ đưa tôi bất kì gói cũ nào!"
"Có lẽ ông ưa một trong
các loại có mùi thơm?" "Nếu ông thích. Nhưng tôi phải đón xe bus - cứ
đưa tôi giấy nào đó thôi!"
"Mất một chút thời gian
thưa ông. Ông muốn dùng giấy thủ công trong hộp quà tặng đặc biệt hay thương hiệu
đơn giản?"
Giọng của người nhỏ bé nâng lên
một quãng tám. "Trông này, lần thứ mười... giấy nào cũng được! làm điều đó
nhanh lên, được không?"
"Vậy có lẽ ông có sở thích
mầu - đỏ, lam, vàng...?"
Vừa lúc đó một người khác xô
vào cửa hàng. Mắt anh ta có quầng thẫm bên dưới và má anh ta ướt nước mắt.
"Trông đây," anh ta nức
nở, "đá lát này là mầu nhà tắm của tôi và đây là kích cỡ nhà vệ sinh của
tôi. Tôi đã chỉ cho ông xem lỗ đít tôi hôm qua. Bây giờ, tôi có thể có chút giấy
vệ sinh được không?"
Nhìn vào tâm trí bạn... những
điều ngu xuẩn và những chi tiết ngu xuẩn tới vô hạn! Bạn đi mãi - khi nào bạn sẽ
dừng lại?.. xin mời! Đó là điều Phật đang nói.
Feinberg, giám đốc tang lễ,
đang ăn trưa với bạn mình, Weinstein.
"Tao kiếm được một mặc cả
hời cho mày về quan tài," anh ta nói.
"Tao không thích nghĩ về
những điều như thế.
Bao nhiêu?"
"Nó được làm bằng gỗ gụ với
tay cầm bạc và một khoá. Nói cho mày, chỉ hai nghìn đô la thôi."
"Tao sẽ nghĩ về điều
đó."
Trên đường về nhà từ chỗ làm,
Weinstein dừng lại ở nhà xác Minkis để so sánh giá.
"Tôi không thể cho anh cái
gì đẹp," ông giám đốc nói. "Tôi có một cỗ quan tài gỗ gụ với tay cầm
bạc và tôi thậm chí còn để vào đó một chiếc khoá. Giá một nghìn đô la."
Weinstein chạy xô tới nhà
Feinberg và bắt đầu la lên. "Mày là thằng bạn gì thế! Tao vừa thấy cùng
chiếc quan tài mày muốn bán và nó rẻ hơn một nghìn đô la."
"Nó có bằng gỗ gụ với tay
cầm bạc và có khoá không"
"Có chứ!" Weinstein
đáp.
"Nó có lớp vải lót bằng bạc
không?" "Tao không nhìn. Tao nghĩ là không."
"Mày thấy đấy!" Feinberg
nói. "Trong sáu tháng mày sẽ cần lớp vải lót mới."
Không chỉ về cuộc sống mà thậm
chí về sau cuộc sống, tâm trí cứ chuẩn bị ngay cả điều đó. Mọi người quyết định
về di chúc của họ, họ quyết định về văn bia của họ, họ quyết định cách nấm mồ của
họ phải được làm, bằng loại đá cẩm thạch nào. Con người dường như hoàn toàn
không thông minh và người đó cứ phí hoài cuộc sống của mình về những điều như
thế mà chẳng tạo ra ý nghĩa gì hết cả. Nhưng bạn phải nhìn vào tâm trí riêng của
mình.
Ông không muốn gì. Lời ông tĩnh
lặng. Ông tĩnh lặng. Phật nói đây là cách chúng ta phải vậy - không ham muốn, bởi
vì mọi ham muốn đều vô tích sự. Chúng là về tương lai; cuộc sống là trong hiện
tại. Mọi ham muốn đều làm bạn sao lãng khỏi hiện tại, mọi ham muốn đều làm bạn
sao lãng khỏi cuộc sống, mọi ham muốn đều phá huỷ cuộc sống, mọi ham muốn đều
là trì hoãn cuộc sống. Cuộc sống là bây giờ và ham muốn đem bạn đi xa, ngày
càng xa hơn khỏi bây giờ. Và khi chúng ta thấy rằng cuộc sống của mình là khổ
chúng ta cứ đổ trách nhiệm lên người khác, và không ai chịu trách nhiệm ngoại
trừ chúng ta.
"Người tốt ơi," một vị
khách tới thăm tù nhân nói, "làm sao ngẫu nhiên mà anh tới chỗ buồn tẻ
này?"
"Dạ, thưa ngài," người
tù nói, "ông nhìn tôi đây, nạn nhân bất hạnh của số mười ba không
may."
"Thế à!" vị khách
thăm nói. "Điều đó là thế nào?" "Mười hai bồi thẩm và một quan
toà, thưa ngài."
Không ai muốn nhận trách cứ về
bản thân mình. Bất kì cái gì cũng có tác dụng - con số không may, tướng tay, số
mệnh, chiêm tinh... sao, sao xấu đang tạo ra khổ cho Anshumali! Cho dù họ đi
tìm Anshumali, sẽ khó cho họ tìm thấy anh ta; họ thậm chí không thể thấy trái đất
- trái đất nhỏ bé thế. Mặt trời của chúng ta lớn hơn trái đất mười hai nghìn lần
và mặt trời của chúng ta là ngôi sao rất tầm thường. Có ngôi sao lớn hơn mặt trời
hàng triệu lần; so với các ngôi sao đó trái đất này chỉ là hạt bụi, không đáng
để ý, có thể bỏ qua được. Nó có thể bị bỏ qua, có thể bị quên mất, có thể bị lờ
đi. Và có hàng triệu ngôi sao mà khoa học đã đếm và hàng triệu ngôi sao nữa phải
ở bên ngoài bởi vì tầm với của chúng ta là giới hạn, công cụ của chúng ta bị giới
hạn. Và những sao này đang quyết định số mệnh của thư kí trong văn phòng thu
thuế, của một người làm công ở ga tầu hoả!
Con người ngu thế, ngu không thể
tin được. Người đó cứ đổ trách nhiệm lên ai đó khác. Chừng nào bạn còn chưa dừng
điều này bạn sẽ không bao giờ trở thành tôn giáo. Người tôn giáo là người nhận
trách nhiệm về bản thân mình.
Điều đầu tiên làm bạn khổ là
ham muốn của bạn, ham muốn thường xuyên về cái này và cái nọ. Dừng điều đó lại.
Và khi không có ham muốn, cũng không có ý nghĩ. Chức năng của ý nghĩ là giúp bạn
ham muốn; chúng là công cụ. Nếu bạn không có ham muốn, ý nghĩ nhất định biến mất
theo cách riêng của nó. Và khi không có ham muốn, không có ý nghĩ... Ông tĩnh lặng.
Bạn bình thản, tự chủ, định tâm, bắt rễ.
Đó là đám cháy vào sáng sớm, và
một phóng viên Italy trẻ khá may đã tới chứng kiến cảnh tượng để viết bài tường
trình về đám cháy từ một trong những cư dân của nhà căn họ đã thoát ra ngoài.
"Thật là khủng khiếp,"
người này kể lại. "Ông tưởng tượng các bức tường vỡ vụn về phía ông, ngọn
lửa thực tế liếm vào má ông theo bất kì hướng nào ông quay tới và chính sắt của
lan can bốc khói dưới tay ông. Nhưng trong khói mù của tất cả những cái đó, tôi
muốn ông biết, tôi giữ hoàn toàn bình thản và cân bằng."
"Thật là xấu hổ, vì ông đã
bình thản và tự chủ," phóng viên đáp lại, "tới mức ông đã không nghĩ
tới việc mặc quần vào."
Những người nghĩ họ yên tĩnh và
bình thản lại không yên tĩnh và bình thản, Họ chỉ tin điều đó; họ chỉ hi vọng rằng
họ yên tĩnh và bình thản. Chỉ rất hãn hữu nói có một người yên tĩnh và bình thản.
Điều đó chỉ xảy ra ở đỉnh tối thượng của thiền, không trước điều đó. Cho nên đừng
tự lừa mình.
Bằng nỗ lực riêng của ông
đánh thức bản thân mình, quan sát bản thân
mình. và sống vui vẻ.
Nhận trách nhiệm và điều đó cho
bạn sáng suốt lớn lao. Nếu bạn chịu trách nhiệm cho tất cả khổ của mình, nếu bạn
chịu trách nhiệm về tất cả ác mộng của mình, thế thì điều khác cũng là có thể:
bạn có thể thức dậy. Nếu bạn chịu trách nhiệm về giấc ngủ của mình, bạn có thể
thức dậy; nếu bạn không chịu trách nhiệm, ngôi sao nào đó chịu trách nhiệm, thế
thì bạn có thể làm gì? Bạn chỉ là nạn nhân và bạn phải chịu đựng. Chừng nào sao
còn chưa đổi ý của chúng, nếu chúng có tâm trí ...
Bằng nỗ lực riêng của ông đánh
thức bản thân mình, quan sát bản thân mình. Và sống vui vẻ. Và mọi người nói Phật
là người bi quan sao? - và ông ấy nói: sống vui vẻ.
Phật nói: Đừng tin vào cứu tinh
bởi vì đó là tâm trí cũ, cùng tâm trí muốn đổ trách nhiệm lên ai đó khác. Bây
giờ người Ki tô giáo nghĩ Jesus cứu. Người Hindu nghĩ rằng bất kì khi nào nhu cầu
nảy sinh, Krishna sẽ quay lại; ông ấy sẽ lấy hoá thân khác để cứu nhân loại.
Khi nào bạn sẽ cảm thấy trách nhiệm của mình? Và mọi người không nghĩ rằng đây
là điều xấu xa, sỉ nhục, bẽ mặt; nó hạ thấp nhân phẩm con người.
Một người Ki tô giáo và một người
Do Thái đang bước đi. Họ bắt gặp một nhà thờ và phía trước nó có một tấm biển lớn
với dòng chữ, "Jesus cứu rỗi!"
Người Do Thái nói, "Điều
đó không là gì cả - Moses đầu tư!"
Không ai có thể cứu bạn được; đừng
đợi bất kì cứu tinh nào. Bạn có thể tự cứu mình, điều đó là đúng.
Đây cũng là một trong những cái
nhìn thấu lớn lao của Phật vào khổ của con người, vào thực tại con người, rằng ông
ấy nói: Đừng tin rằng ai đó sẽ cứu ông. Bạn là nguyên nhân của khổ của mình, bạn
có thể là nguyên nhân của phúc lạc của mình.
Ông là người chủ, Ông là chỗ trốn tránh.
Như lái buôn luyện ngựa tốt, Làm chủ bản
thân ông.
Sung sướng làm sao ông đi theo Lời của người
đã thức tỉnh.
Và nếu bạn thiền, nếu bạn trở
nên im lặng chút ít, tỉnh táo chút ít, bạn sẽ yêu những lời này bởi vì chúng có
hương vị của chân lí - nhưng chỉ cho những người đang thiền.
Sung sướng làm sao ông đi theo
lời của người đã thức tỉnh. Thế thì tất cả những người đã thức tỉnh bỗng nhiên
trở thành người đương đại của bạn. Chỉ thế thì bạn mới có thể hiểu được Jesus,
Phật, Krishna, Mahavira, Lão Tử. Chỉ thế thì, khi bạn thiền, bỗng nhiên các điều
huyền bí mở ra, những cánh cửa đã đóng nay mở ra và mọi sự chưa bao giờ rõ ràng
cho bạn thì bỗng nhiên trở nên rõ ràng. Nhưng nó xảy ra qua thiền và không có
cách khác. Không phải bằng nghiên cứu, không phải bằng việc thu thập ngày một
nhiều tri thức, không phải bằng biện luận, không bằng triết lí hoá, mà chỉ bằng
việc trở thành ngày một im lặng hơn. Trong im lặng hoàn toàn, Thượng đế nói với
bạn qua tất cả những người đã thức tỉnh.
Yên tĩnh làm sao, chắc chắn làm sao Ông tiến
tới nước hạnh phúc,
Trái tim của tĩnh lặng.
Và thế rồi các bước đi của bạn
có tự tin bởi vì mọi chư phật đều là nhân chứng cho bạn. Khi bạn bắt đầu nếm trải
niềm vui của thiền, khi bạn bắt đầu trở nên tỉnh táo với cái đẹp của thiền, khi
hoa bắt đầu nở bên trong bạn, mọi chư phật trở thành nhân chứng cho bạn. Bạn biết
bạn trên đường đúng; tự tin lớn nảy sinh trong bạn.
Yên tĩnh làm sao, chắc chắn làm sao Ông tiến
tới nước hạnh phúc,
Trái tim của tĩnh lặng.
Dù trẻ thế nào, người tìm kiếm
khởi hành trên đạo chiếu sáng lên cả thế giới.
Và đó không phải là vấn đề tuổi
tác. Phật là người đầu tiên điểm đạo cho thanh niên mang tính chất sannyas.
Ngoài ra, ở Ấn Độ truyền thống là chỉ người rất, rất già, già hơn bẩy mươi nhăm
tuổi, mới được phép nhận tính chất sannyas. Tính chất sannyas dành cho người
già. Phật đã tạo ra cuộc cách mạng: ông ấy điểm đạo cho thanh niên.
Và kinh nghiệm riêng của tôi
là: bạn càng trẻ hơn, càng tốt hơn, bởi vì khi bạn trở nên già hơn bạn thu thập
ngày càng nhiều gỉ hơn, ngày càng nhiều bụi hơn. Khi bạn trở nên già hơn bạn trở
nên ngày càng bị nặng gánh bởi kinh nghiệm, tri thức và đủ mọi loại thứ ngu xuẩn.
Khi bạn trở nên già hơn bạn bắt đầu mất đi hăng hái, nhiệt tình, dũng cảm để thực
nghiệm với cái không biết, để thám hiểu cái không biết. Khi bạn trở nên già hơn
bạn trở nên sợ chết tới mức do sợ bạn đi tới Thượng đế, và những người đi từ sợ
hãi tới Thượng đế thì không bao giờ đạt tới Thượng đế. Sợ không phải là cây cầu,
nó là bức tường. Những người đi tới Thượng đế truy tìm chân lí từ tình yêu chân
lí, chỉ họ mới được bắc cầu. Nó cần tuổi trẻ nào đó, dũng cảm nào đó, năng lực
nào đó để nhận mạo hiểm. Nó cần nhiệt tình, tươi trẻ; bởi vì tôn giáo về căn bản
là nổi dậy.
Phật nói: Dù trẻ thế nào ... Đừng
lo về điều đó. Chín chắn không có liên quan gì tới tuổi tác cả; già đi không nhất
thiết đã là trưởng thành lên. Người ta có thể trẻ và trưởng thành và người ta
có thể rất già và rất trẻ con. Tuổi tác và chín chắn không có móc nối cần thiết
nào. Chín chắn tới qua thiền. Già đi là quá trình thông thường; mọi người đều
già đi. Con vật già đi, cây cối già đi, mọi người già đi; điều đó chẳng liên
quan gì tới biến đổi.
Dù trẻ thế nào,
người tìm kiếm khởi hành trên đạo chiếu
sáng lên cả thế giới.
như mặt trăng,
ló ra từ sau đám mây! chiếu sáng.
Phật nói với các Bồ tát của
mình, hãy đi và nói cho người tìm kiếm: Như mặt trăng, ló ra từ sau đám mây!
chiếu sáng.
Cùng điều đó tôi nói với bạn:
Như mặt trăng, ló ra từ sau đám mây! chiếu sáng.
Đủ cho hôm nay.