Chương 6. Ân huệ của Thượng đế và nỗ lực của chúng ta

Chương 6. Ân huệ của Thượng đế và nỗ lực của chúng ta

Price:

Read more

Osho - Thiền động (Đi tìm điều huyền bí - Tập 1)
Chương 6. Ân huệ của Thượng đế và nỗ lực của chúng ta



Một bạn hỏi: người ta có đạt tới thiền qua ân huệ của thượng đế không?
Sẽ có ích để hiểu điều này, bởi vì nó đã đưa tới nhiều hiểu lầm và sai lầm. Số khá đông mọi người vẫn nghĩ rằng nếu thiền được đạt tới qua ân huệ của Thượng đế thế thì không có nhu cầu làm gì cả, và họ đã không làm việc. Bạn sai lầm nghiêm trọng nếu bạn ngụ ý bằng ân huệ của Thượng đế bạn không phải làm gì cả.
Một hiểu lầm khác bắt nguồn từ nó là ở chỗ ân huệ của Thượng đế không sẵn có như nhau cho mọi người, ở chỗ người này nhận nhiều hơn và người khác nhận ít hơn. Nhưng trong thực tế, không ai là người được Thượng đế chọn cả; không ai là người được mến chuộng của ngài. Và cho dù Thượng đế có người mến chuộng thì cũng không có hi vọng nào về bình đẳng trong thế giới này. Nếu bạn ngụ ý ân huệ của Thượng đế là Thượng đế tốt với ai đó và không tốt với người khác thế thì bạn sai lầm nghiêm trọng.
Nhưng phát biểu rằng người ta đạt tới thiền qua ân huệ của Thượng đế hoàn toàn đúng theo nghĩa khác. Thực sự đó không phải là phát biểu của người còn chưa đạt tới thiền. Đó là phát biểu của người đã chứng ngộ - những người đã đạt tới nó. Nó là vậy bởi vì khi nó xảy ra, khi người ta tới với nó, nỗ lực người đó đã làm dường như hoàn toàn chẳng liên quan gì cả. Trong hoàn cảnh của việc đạt tới, bao la thế, nỗ lực này có vẻ nhỏ bé đến mức người ta đơn giản không thể nói được rằng mình đã tới nó qua nỗ lực. Khi người ta đi tới nó người ta cảm thấy bị tràn ngập với sự mênh mông của nó tới mức người ta nói, "Làm sao nó có thể đã xảy ra qua nỗ lực của mình được? Mình đã làm gì để tìm ra nó? Mình đã trả giá nào? Mình đã đặt cược cái gì vào nó? Mình có cái mà mình có thể đã cúng dường không? Chẳng có gì cả." Khi phúc lạc vô hạn vô vàn của Thượng đế mưa rào lên bất kì ai, người đó chỉ kêu lên, "Chính là qua từ bi của ngài, hỡi Thượng đế, chính qua ân huệ của ngài, mà tôi đi tới ngài! Bằng không thì nó ở bên ngoài tôi, bên ngoài tôi không thể tới được."
Nhưng nhớ rằng đây là phát biểu của người được phúc lành, người chứng ngộ. Nếu người chưa chứng ngộ, người mới điểm đạo mà níu bám lấy nó, họ sẽ bị lạc đường mãi mãi. Nỗ lực là điều bản chất; người ta phải làm nỗ lực.
Việc xảy ra của thiền hay chứng ngộ hay bất kì cái gì bạn gọi nó đều giống như việc mở cánh cửa ngôi nhà trong bóng tối để cho mặt trời chiếu vào. Mặc dầu mặt trời đã mọc ở phương đông, nếu chúng ta để cửa nhà đóng kín, chúng ta bao giờ cũng trong bóng tối. Còn nếu chúng ta mở cửa và chờ đợi, mặt trời sẽ vào theo cách riêng của nó. Không nỗ lực nào cần có để đem mặt trời vào; chúng ta không thể đặt ngài hay ánh sáng của ngài vào bình chứa và đem vào nhà mình được. Mặt trời tới theo cách riêng của nó. Điều trớ trêu là ở chỗ trong khi nỗ lực của chúng ta không thể đem ngài vào, thì chúng chắc chắn có thể giữ ngài ở ngoài, ngăn cản không cho ngài vào. Nếu chúng ta đóng cửa hay nhắm mắt, ngay cả mặt trời cũng thành bất lực chẳng làm được gì. Chúng ta có thể giữ mặt trời ở ngoài nhà mình, chúng ta có khả năng dừng mặt trời lại; nhưng chúng ta không có khả năng dẫn ngài đi vào. Chỉ để cửa mở và ngài sẽ vào. Và khi mặt trời vào rồi, chúng ta không thể nói rằng chúng ta đã đem ngài vào được, chúng ta không thể nhận công lao đó được. Chúng ta chỉ có thể nói rằng chính bởi lòng tốt của ngài mà ngài đã vào nhà chúng ta. Và chúng ta chỉ có thể nói rằng chúng ta đã nhân từ với chính mình tới mức không đóng cửa của mình lại.
Con người chỉ có thể là lối mở, là cánh cửa cho Thượng đế vào. Nỗ lực của chúng ta chỉ mở ra cánh cửa; việc tới của ngài phụ thuộc vào ngài, vào từ bi của ngài. Và từ bi của ngài là vô hạn, nó hiện diện mãi mãi tại mọi ngưỡng cửa. Nhưng ngài có thể làm được gì nếu ngài thấy nhiều cánh cửa đóng lại với ngài? Thượng đế gõ mọi cửa và quay đi khi ngài thấy cửa đóng. Và chúng ta đã đóng cửa của mình chắc thế. Cho nên bất kì khi nào ngài tới và gõ cửa, chúng ta giải thích duy lí điều đó, chúng ta giải thích điều đó theo bao nhiêu cách, và chúng ta vẫn còn bằng lòng với điều đó.
Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện tôi thích kể.
Có một ngôi đền lớn với hàng trăm tu sĩ chăm nom nó. Một đêm ông chủ đền đi ngủ và mơ rằng Thượng đế đã báo mộng rằng ngài sẽ tới thăm ngôi đền vào ngày hôm sau. Ông ấy không tin vào điều đó, bởi vì khó mà bắt gặp một người nhiều hoài nghi hơn tu sĩ này. Ông ấy không tin vào giấc mơ của mình bởi lí do khác nữa. Những lái buôn trong tôn giáo không bao giờ tin vào tôn giáo. Họ chỉ khai thác tôn giáo, cái không bao giờ trở thành niềm tin của họ, chân lí của họ. Không ai trên thế giới không có niềm tin tôn giáo hơn người đã biến niềm tin thành phương tiện khai thác. Cho nên ông chủ đền này không thể tin được vào Thượng đế thực sự tới thăm đền này.
Tu sĩ này chưa bao giờ tin vào những điều như vậy, mặc dầu ông ấy đã là tu sĩ trong nhiều năm. Ông ấy đã tôn thờ Thượng đế từ lâu và ông ấy biết rằng Thượng đế chưa bao giờ viếng thăm ngôi đền của ông ấy cho dù một lần. Mỗi ngày ông ấy đều cúng dường thức ăn cho Thượng đế, và ông ấy biết rằng ông ấy thực tế đã cúng dường nó cho bản thân mình. Ông ấy cũng đã cầu nguyện Thượng đế hàng ngày, nhưng ông ấy biết rõ rằng lời cầu nguyện của mình mất tăm mất tích trên thinh không, bởi vì chẳng có ai ở đó để nghe chúng. Cho nên ông ấy nghĩ rằng thông điệp này là không đúng, nó chỉ là mơ, và mơ hiếm khi biến thành thực tại.
Nhưng thế rồi ông ấy sợ nữa, e rằng giấc mơ nhỡ đúng thì sao. Vào nhiều lúc điều chúng ta gọi là mơ biến thành thực tại và thực tại như chúng ta biết nó chứng tỏ là mơ. Đôi khi điều chúng ta nghĩ là mơ, thực tế trở thành thực tại. Cho nên ông chủ đền này cuối cùng quyết định báo cho các đồng môn gần gũi của mình về giấc mơ đêm qua của mình. Ông ấy nói với các tu sĩ khác, "Mặc dầu điều đó dường như là trò đùa, vậy mà tôi vẫn phải kể cho các ông về điều đó. Đêm qua tôi đã mơ rằng Thượng đế nói rằng ngài sẽ tới thăm chúng ta hôm nay." Các tu sĩ khác đều cười và họ nói, "Ông có điên không mà đi tin vào giấc mơ? Tuy nhiên, chớ có kể cho người khác về điều đó; bằng không họ sẽ coi ông là điên đấy." Nhưng ông chủ đền nói, "Trong trường hợp ngài tới, chúng ta nên được chuẩn bị về điều đó. Cũng chẳng hại gì nếu ngài không xuất hiện, nhưng nếu ngộ nhỡ ngài tới, chúng ta sẽ không bị coi là ngu."
Cho nên cả ngôi đền và các vườn tược đều được lau chùi, dọn dẹp, tẩy rửa và làm sạch chu đáo. Nó được trang hoàng bằng hoa và cờ và tràng hoa. Đèn được thắp lên và hương được đốt. Mùi hương bốc lên và mọi loại chuẩn bị được thực hiện. Các tu sĩ mệt nhoài trong suốt cả ngày, mà Thượng đế chẳng hiện lên. Mọi người thỉnh thoảng ngó ra đường, họ thất vọng, và họ nói, "Mơ sau rốt cũng chỉ là mơ thôi; Thượng đế không định tới đâu. Chúng ta đều là kẻ ngu mà tin vào điều như vậy. Cũng tốt là chúng ta đã không thông báo cho mọi người trong thị trấn; bằng không thì họ đơn giản đã cười chúng ta."
Đến tối các tu sĩ từ bỏ hi vọng, và họ nói, "Bây giờ chúng ta ăn thức ăn xa hoa được nấu cho Thượng đế đi. Chưa bao giờ có được như vậy: cái chúng ta  cúng dường cho Thượng đế chung cuộc được chúng ta ăn.
Chẳng ai định hiện lên cả. Chúng ta đủ điên mà đi tin vào giấc mơ. Điều trớ trêu là ở chỗ chúng ta chủ định làm thức ăn này cho chúng ta. Nếu người khác phát điên, họ có thể được miễn lỗi, bởi vì họ không biết. Nhưng chúng ta biết Thượng đế chẳng bao giờ tới cả. Thượng đế ở đâu? Có thần tượng này trong đền; tất cả mọi thứ có đó để cho nó. Và đó là công việc của chúng ta, nghề nghiệp của chúng ta để tôn thờ ngài." Và thế rồi họ ăn ngon lành và đi ngủ sớm vì họ đều mệt nhoài.
Khi nửa đêm tới một chiếc xe được kéo tới cổng ngôi đền, và người ta nghe thấy tiếng động của nó. Một trong các tu sĩ đang ngủ nghe thấy điều đó và nghĩ rằng đó là xe của Thượng đế. Ông ta kêu lên cho những người khác, "Nghe này các bạn và thức dậy đi. Dường như là ngài đấy, người chúng ta đã trông đợi cả ngày, sau cùng đã tới. Tôi nghe thấy tiếng động của xe." Các tu sĩ khác làm cụt hứng người này khi nói, "Câm đi, ông điên rồi. Chúng ta đã có đủ điên khùng cả ngày ngày rồi, bây giờ đang đêm để chúng tôi ngủ cho ngon. Đấy không phải là tiếng động của xe kéo đâu, mà chỉ là tiếng sấm của mây trên trời thôi." Cho nên họ luận giải xong sự việc này và trở lại giường mình.
Thế rồi chiếc xe dừng lại cạnh cổng, và ai đó bước lên các bậc của ngôi đền và gõ vào cửa. Và lần nữa một trong các tu sĩ thức dậy từ giấc ngủ và kêu lên với bạn đồng liêu của mình, "Dường như vị khách đã tới người mà chúng ta đã chờ đợi cả ngày dài. Ngài đang gõ cửa đấy." Các tu sĩ khác mắng mỏ ông này như họ đã làm với người thứ nhất. Họ nói, "Ông có điên không đấy? Ông không cho chúng tôi ngủ sao? Đấy chỉ là việc chạm của gió vào cửa chứ không phải việc gõ của người gọi đâu." Thế rồi họ luận giải rồi trở lại giường của mình.
Sáng hôm sau họ thức dậy và bước ra cổng đền. Và họ sững sờ khi thấy vài dấu chân trên bậc của đền. Chắc chắn là ai đó đã trèo lên chúng trong đêm. Và thế rồi họ để ý một số dấu hiệu của bánh xe trên đường, và bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa là chiếc xe đã tới cổng đền trong đêm. Và điều kì lạ là dấu chân trên bậc tuyệt đối không bình thường và không được biết tới. Bây giờ các tu sĩ bật khóc và khuỵu xuống và bắt đầu lăn lộn trên đất nơi chiếc xe đã dừng lại. Và ngay lúc đó cả làng đã kéo đến cổng đền. Mọi người trong đám đông đều hỏi với sự hoang mang, "Có chuyện gì thế nhỉ?" Các tu sĩ nói, "Đừng hỏi có chuyện gì. Thượng đế đã gõ cửa ngôi đền chúng tôi đêm qua, nhưng chúng tôi đã luận giải mọi việc. Chúng tôi bây giờ đáng bị nguyền rủa. Ngài đã gõ cửa và chúng tôi cứ nghĩ rằng đấy là âm thanh của gió gõ vào cửa. Xe của ngài đã tới, và chúng tôi cứ nghĩ rằng đó là tiếng sấm trên trời. Sự thực là ở chỗ chúng tôi đã không hiểu cái gì cả. Chúng tôi chỉ giải thích những điều đó cho qua, bởi vì chúng tôi muốn hưởng giấc ngủ của mình."
Thượng đế gõ mọi cánh cửa. Ân huệ của ngài tới thăm mọi nhà. Nhưng cánh cửa của chúng ta đóng im ỉm. Và thậm chí khi chúng ta nghe thấy tiếng gõ chúng ta lập tức luận giải nó và giải thích nó cho xong.
Ngày xưa họ có câu nói rằng "Khách là Thượng đế". Có hơi chút sai lầm trong câu cách ngôn này. Chân lí là ở chỗ Thượng đế là khách. Thượng đế đang đợi như vị khách tại bậc cửa nhà chúng ta, nhưng cánh cửa bị đóng. Ân huệ của ngài là sẵn có như nhau cho tất cả mọi người. Do đó đừng hỏi liệu người ta có đạt tới qua ân huệ của ngài không; người ta đạt tới qua ân huệ của một mình ngài. Và khi có liên quan tới nỗ lực của chúng ta, thì nỗ lực là sự giúp đỡ trong việc mở cánh cửa, trong việc loại bỏ rào cản hỏi con đường.
Khi ngài tới, ngài tới theo ý riêng của ngài.

Một bạn khác đã hỏi: Thầy đã nói về bốn giai đoạn của thiền. Xin thầy giải thích chúng một cách đầy đủ?
Trước hết, bạn nên biết rằng ba giai đoạn đầu trong chúng đơn thuần là các bước tới thiền, không phải là bản thân thiền. Giai đoạn thứ tư là cánh cửa, trong khi ba giai đoạn kia là các bậc cửa. Các bậc không làm thành cửa, chúng chỉ dẫn tới cửa. Giai đoạn thứ tư là cánh cửa tới thiền, là việc thảnh thơi và nghỉ ngơi, trống rỗng và hư không, buông xuôi và dừng lại, tan biến và chết, hay bất kì điều gì bạn gọi nó. Đó là cánh cửa, và ba bước đầu tiên đưa chúng ta tới nó.
Và nguyên tắc nền tảng nằm sau ba giai đoạn đầu tiên là một. Nếu người ta định thảnh thơi, người đó sẽ phải trải qua trạng thái căng thẳng tuyệt đối; thế thì việc chuyển qua thảnh thơi trở thành khá dễ dàng. Nếu một người làm việc cả ngày, người đó có thể ngủ ngon trong đêm. Người càng làm việc vất vả thì người đó ngủ càng say. Người ta có thể tranh luận rằng vì ngủ là đối lập với làm, làm sao người làm việc vất vả có thể ngủ được? Người đó phải không có khả năng ngủ, bởi vì lao động và nghỉ ngơi đối lập lẫn nhau thế. Một cách logic việc ngủ nên có sẵn cho người nghỉ cả ngày trên giường. Nhưng chân lí là ở chỗ người đó sẽ không thể ngủ được vào ban đêm nếu người đó nghỉ cả ngày rồi.
Đó là lí do tại sao, khi cuộc sống con người càng thoải mái hơn, việc ngủ của người đó đã biến mất khỏi thế giới theo cùng mức độ. Chúng ta càng có thoải mái và an nhàn, chúng ta sẽ có giấc ngủ càng ít hơn. Và điều trớ trêu là ở chỗ chúng ta cứ thêm mãi những tiện nghi với hi vọng rằng chúng sẽ giúp chúng ta ngủ không bị quấy rối. Nhưng điều ngược lại xảy ra. Với sự phát triển của văn minh và an nhàn, giấc ngủ sẽ biến mất, bởi vì công việc vất vả là điều tiên quyết cho giấc ngủ. Khi người ta làm việc thì người ta ngủ. Tương tự khi căng thẳng của con người tăng lên và đạt tới cực đỉnh của nó thì người này dễ trượt vào thảnh thơi sâu.
Ba bước đầu tiên hoàn toàn mâu thuẫn với bước thứ tư, chính là thiền. Người ta có thể hỏi, làm sao người nào có thể thảnh thơi được sau khi cố gắng vất vả thế, sau khi trải qua những đỉnh căng thẳng và hỗn loạn chạm tới điên khùng thế? Tôi nói, chỉ thế thì người đó mới có thể thảnh thơi được. Sự thực là ở chỗ việc thảnh thơi đó đi sau căng thẳng như đêm theo sau ngày, như thung lũng tiếp nối đỉnh cao. Đỉnh càng cao, thung lũng càng sâu. Bạn ngã từ núi càng cao, bạn rơi vào hẻm núi càng sâu. Đừng quên rằng mọi núi đều có thung lũng của nó. Trong thực tế không thể có núi mà không có thung lũng được. Khi núi vươn lên cao nó tạo ra thung lũng sâu bao khắp quanh nó. Đó là cách mà khi căng thẳng của bạn tăng lên, ngay bên cạnh đó bạn đang thu thập năng lượng để thảnh thơi và nghỉ ngơi. Đỉnh căng thẳng càng cao, thung lũng nghỉ ngơi càng sâu. Đó là lí do tôi yêu cầu các bạn đem tất cả năng lượng của mình vào trong nó, dùng hết sức của bạn, đặt cược tất cả mọi thứ của bạn và không giữ lại cho mình dù chỉ là chút ít.
Đó là cách bạn sẽ đạt tới chiều cao của căng thẳng và thế rồi đi xuống hố, đáy của thảnh thơi và nghỉ ngơi. Và chính trong khoảnh khắc đó của nghỉ ngơi tuyệt đối thiền xảy ra.
Điều cơ bản là ở chỗ bạn phải đạt tới đỉnh căng thẳng và thế rồi vứt bỏ căng thẳng đi. Nhiều người tới tôi để hỏi chẳng lẽ không thể thảnh thơi được mà không đi vào căng thẳng sao. Không, điều đó đơn giản là không thể được. Và cho dù nó có thể đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là thảnh thơi trên danh nghĩa mà thôi. Nếu bạn muốn chìm sâu vào trong nước thì sẽ cần phải nhảy từ bàn nhảy cao. Bàn nhảy càng cao việc chìm càng sâu. Nhìn vào những cây thông này, chúng phải cao đến cỡ mười hai mét. Để đạt tới chiều cao đó rễ của chúng phải ăn sâu vào lòng đất mười hai mét. Cây càng vươn lên cao hơn, thì rễ càng ăn sâu vào đất hơn. Rễ càng ăn sâu vào đất, cây càng vươn cao hơn. Bây giờ cây thông này có thể hỏi, "Có hại gì nếu rễ của mình chỉ ăn sâu một mét rưỡi thôi?" Điều đó sẽ chẳng hại gì nếu bản thân cây này chỉ cao mét rưỡi. Và nếu rễ không phát triển chút nào thì cũng không có cơ hội nào cho cây hiện hữu cả.
Nietzsche đã viết một câu cách ngôn sáng suốt lắm. Ông ấy nói rằng nếu người ta muốn đạt tới chiều cao của thiên đường, người ta phải chạm tới chính chiều sâu của địa ngục. Đấy thực sự là một phát biểu sáng suốt lớn lao. Nếu con người muốn đạt tới chiều cao của thiên đường, con người sẽ phải đi tới chiều sâu của địa ngục. Đó là lí do tại sao người tầm thường không bao giờ có thể đạt tới chiều cao của tôn giáo, trong khi tội phạm thường đạt tới. Bởi vì người đi sâu vào trong tội lỗi có thể vươn lên chiều cao của ngay thẳng đạo đức.
Kĩ thuật thiền là một cách biến đổi qua các cực điểm. Mọi biến đổi xảy ra khi cực điểm được đạt tới. Nếu một hiện tượng đạt tới cực điểm của nó, thay đổi xảy ra. Bạn đã bao giờ quan sát quả lắc của đồng hồ treo tường chuyển động chưa? Nếu nó đi sang trái, nó cứ đi sang bên trái cho tới khi nó đạt tới điểm cực trái và thế rồi nó đi ngược lại sang phải. Bạn có thể không để ý rằng khi quả lắc của đồng hồ đi sang trái đồng thời nó cũng tích đà để đi sang phải. Và nó sẽ đi sang phải với cùng mức độ như nó đi sang trái. Trường hợp con lắc của tâm trí bạn cũng như vậy. Nếu nó được đưa tới cực điểm của căng thẳng, nó sẽ đung đưa lại từ đó và đi vào trong cốt lõi sâu nhất của thảnh thơi. Bạn không thể thảnh thơi nếu bạn không được đưa tới điểm căng thẳng cực đại.
Một số người tới tôi với những câu hỏi rất lạ. Dường như là họ đi ra để lấy hoa mà không đi vào rắc rối của việc trồng cây. Dường như là họ muốn được thu hoạch mà không gieo hạt và không chăm nom mùa màng.
Một người bạn muốn biết liệu có khó khăn nào không nếu người đó không rung thân thể và không cho phép nó run lên. Sẽ không có khó khăn nào cả. Khó khăn gì có đó nếu bạn không muốn làm cái gì cả? Nếu người đó sợ chuyển động thân thể, người đó sẽ làm gì khi năng lượng bên trong bắt đầu chuyển động? Nếu người đó muốn kìm hãm thân thể không cho rung lên, người đó sẽ làm gì khi kundalini bắt đầu đi lên? Không, người đó muốn cái bên trong xảy ra và vậy mà người đó vẫn phải được nhìn từ bên ngoài vẫn là người văn minh và văn hoá mà người đó tự nghĩ về mình là vậy. Người đó muốn rằng mình sẽ đứng như bức tượng sáp ong, và vậy mà cái gì đó phải xảy ra bên trong người đó. Người đó không biết rằng tượng sáp ong của mình sẽ tan chảy ra và biến mất trong không khí loãng một khi năng lượng bên trong dâng lên. Nó sẽ tan biến, tạo ra chỗ cho cái gì đó không biết.
Làm việc cật lực để cho căng thẳng của bạn đạt tới đỉnh của nó và chỉ thế thì bạn mới có thể đạt tới đỉnh thảnh thơi. Thế thì phần còn lại sẽ xảy ra theo cách riêng của nó. Bạn chỉ phải tạo ra căng thẳng; an bình sẽ tới qua ân huệ của Thượng đế. Bạn chỉ có thể nâng cơn bão của căng thẳng lên cực đỉnh của nó; thế rồi cơn bão sẽ lắng xuống theo cách riêng của nó và an bình sẽ ngự trị. Không có an bình nào giống như an bình tới sau cơn bão. An bình đi theo cơn bão là an bình sống, bởi vì nó được sinh ra từ cơn bão. Và để đi tới an bình sống này điều bản chất, và tôi nhấn mạnh, là tất cả các giai đoạn thiền nên được trải qua hết, không giai đoạn nào có thể bị bỏ qua. Cho nên sẽ không ai tới tôi và hỏi liệu giai đoạn này hay giai đoạn kia có thể được bỏ bớt đi không hay liệu người ta có thể làm mà không có thở sâu, không rung lên hay không hỏi "Tôi là ai?" Không, ba giai đoạn đầu tiên được ngụ ý để đưa các bạn từ cực điểm này sang cực điểm khác theo một cách thức rất hệ thống và khoa học.
Chính với lí do này mà tôi nhấn mạnh rằng chỉ khi một giai đoạn đạt tới cực đỉnh của nó chúng ta mới có thể chuyển sang giai đoạn tiếp. Điều đó giống như việc chuyển số khi lái xe. Nếu bạn đang lái xe đi số một, ban đầu bạn đưa nó lên hết tốc độ rồi đổi qua số thứ hai. Và chừng nào mà tốc độ trong số thứ hai còn thấp, bạn không đưa xe vào số thứ ba. Tất cả mọi sự thay đổi xảy ra tại tột đỉnh. Đấycũng là trường hợp cho việc biến đổi tâm trí; nó xảy ra tại tột đỉnh nữa.
Bạn phải hiểu đầy đủ ý nghĩa của ba giai đoạn này. Giai đoạn thứ nhất bao gồm việc thở, thở sâu và nhanh. Việc thở sẽ tiếp tục qua toàn bộ chiều dài của cả ba giai đoạn; nó được mang qua giai đoạn thứ hai và ba nữa. Và việc thở phải là cả sâu và nhanh. Bạn phải thở sâu nhất có thể được, và bạn phải thở nhanh nhất có thể được. Và qui tắc thở sâu và nhanh này nên ngự trị cả việc hít vào và thở ra. Nhưng tại sao? Thở sẽ làm cái gì?
Thở là yếu tố bí ẩn nhất trong cuộc sống con người. Chính qua trung gian của hơi thở mà thân thể được hợp nhất với linh hồn. Đó là lí do tại sao chúng ta nói rằng một người là sống chừng nào người đó còn thở. Với việc thở mất đi, cuộc sống đi tới chấm dứt.
Gần đây tôi ngẫu nhiên tới thăm một gia đình có người đàn bà nằm trong trạng thái hôn mê trong chín tháng. Và các bác sĩ nói rằng cô ấy bây giờ sẽ không bao giờ có lại được ý thức của mình nữa, mặc dầu cô ấy có thể sống thêm ba năm nữa. Người đàn bà này được giữ sống với sự trợ giúp của thuốc và thức ăn được tiêm vào thân thể cô ấy trong trạng thái hôn mê. Cô ấy hoàn toàn vô ý thức; trong chín tháng cô ấy đã không thu lại được ý thức cho dù chỉ một lần. Tôi đã tới thăm gia đình cô ấy và tôi bảo bà mẹ cô ấy rằng cô ấy hầu như chết rồi. Bà già nói, "Không, chừng nào việc thở vẫn còn kéo dài thì bao giờ cũng còn có hi vọng. Các bác sĩ nói không có hi vọng, nhưng ai biết được? Các bác sĩ không phải bao giờ cũng đúng. Ai biết được? Nó có thể thu lại ý thức chứ, bởi vì nó vẫn tiếp tục thở. Có hơi thở; cây cầu vẫn còn chưa bị sập. Nó có thể trở lại ý thức."
Hơi thở là cây cầu nối linh hồn với thân thể. Khi bạn thở sâu và nhanh, không chỉ thân thể bị rung lên, ngay cả từng thớ của linh hồn bên trong cũng rung lên. Chẳng hạn, có một cái chai nằm trên giá của bạn lâu rồi. Nó chứa đầy chất lỏng nào đó và nó đã không bị lắc trong một thời gian dài. Cho nên dường như là cái chai và chất lỏng trong nó là hai điều tách biệt. Không bị khuấy lên trong một thời gian dài cái chai và chất lỏng trong nó dường như là một mảnh. Bây giờ bạn lắc mạnh cái chai. Cùng với cái chai, chất lỏng bên trong nó cũng bị lắc. Chỉ thế thì sự tách biệt giữa chúng mới trở nên rõ ràng. Tương tự khi bạn thở tại mức độ cao nhất bạn tạo ra cơn bão không chỉ làm rung chuyển thân thể bạn mà còn làm rung chuyển mọi thớ linh hồn bên trong. Và chính trong khoảnh khắc của run rẩy đó mà bạn cảm thấy rõ ràng rằng thân thể và linh hồn là tách biệt.
Bây giờ bạn tới và hỏi, "Điều gì xảy ra nếu tôi không thở sâu? Có hại không?" Điều đó sẽ chỉ hại theo kiểu này - rằng bạn sẽ chẳng bao giờ biết được bạn là tách rời với thân thể mình. Đó là lí do tại sao điều kiện cơ sở đã được gắn với việc thở, rằng bạn phải là nhân chứng cho nó. Bạn thở sâu và bạn quan sát đồng thời rằng hơi thở này đi vào và hơi thở khác đi ra. Khi bạn quan sát những chuyển động hơi thở đi vào và đi ra, bạn biết rằng không chỉ thân thể là tách rời, ngay cả hơi thở cũng tách khỏi bạn. Thế thì bạn biết rằng bạn chỉ là người quan sát tách rời khỏi cả thân thể và hơi thở. Sự tách rời của người ta với thân thể có thể được biết qua một mình việc thở, nhưng việc tách rời khỏi hơi thở có thể được nhận ra qua chứng kiến việc thở.
Cho nên hai điều, thở sâu và chứng kiến, làm ra giai đoạn thứ nhất, và chúng chạy suốt qua giai đoạn thứ hai cho tới cuối - tức là, giai đoạn thứ ba.
Tôi yêu cầu các bạn buông bỏ thân thể trong giai đoạn thứ hai. Thở sâu sẽ tiếp tục, và thêm vào đó các bạn phải buông bỏ thân thể. Nó có nhiều ngụ ý, và tôi định đi vào vài điều trong chúng ở đây.
Thứ nhất, có hàng nghìn mối căng thẳng trong thân thể các bạn và các bạn không nhận biết về chúng, mặc dầu đây là tuyển tập của các bạn. Nền văn minh đã làm cho các kiếp sống của chúng ta thành phi tự nhiên đến mức ngay cả khi các bạn giận ai đó, các bạn vẫn nở nụ cười trước người đó. Thân thể các bạn không nhận biết về thái độ lịch sự của bạn; nó cảm thấy muốn bóp nghẹt người có liên quan. Nắm đấm của bạn tự chúng siết lại, nhưng bạn nở nụ cười giả tạo và bạn không cho phép nắm đấm siết lại, bạn kìm nén chúng. Thế thì thần kinh thân thể vốn đã tự chuẩn bị sẵn sàng cho nắm đấm siết lại thấy khó khăn lớn. Chúng đơn giản không hiểu tất cả những điều này là gì. Và trạng thái bất ổn được tạo ra trong thân thể. Nắm đấm đáng phải được siết lại.
Những người nghiên cứu và hiểu sâu về giận dữ đều nói - và tôi cũng nói cùng điều đó - rằng bất kì khi nào bạn giận dữ thế, hãy chỉ làm một điều thôi. Đừng nở nụ cười giả tạo, thay vào đó siết nắm đấm dưới gầm bàn, nếu bạn có chiếc bàn trước mình, và siết chặt rồi thả chúng ra một cách mạnh mẽ trong năm phút. Và thế rồi bạn sẽ cười to, và đó sẽ là tiếng cười khác hẳn.
Thân thể không biết chút gì rằng con người đã trở nên văn minh. Thân thể vận hành hoàn toàn như cái máy. Nhưng con người đã đặt những ràng buộc lớn lên hoạt động của nó; thân thể đã bị làm mất tự nhiên theo đủ mọi cách. Và chính vì những việc thiếu tự nhiên này mà thân thể bạn đã trở thành nhà kho chứa mọi thứ căng thẳng; hàng nghìn căng thẳng được tụ tập bên trong thân thể bạn.
Và quá nhiều căng thẳng tạo nên phức cảm - những cái nút căng thẳng.
Cho nên khi tôi yêu cầu các bạn buông bỏ thân thể và các bạn làm như vậy, thế thì những phức cảm này, đã từng có đó từ thời trẻ thơ của các bạn, bắt đầu chùng dần ra và tan biến đi. Việc chùng dần ra và tan biến đi của chúng là rất cần thiết; bằng không bạn sẽ chẳng bao giờ đạt tới vô thân thể, bạn sẽ chẳng bao giờ siêu việt lên trên thân thể và đi ra ngoài nó. Với tan biến của phức cảm, thân thể bạn sẽ trở thành nhẹ như hoa.
Có lẽ bạn đã nghe nói về cái tên được đặt cho Mahavira, tirthankara của người Jaina. Một trong những cái tên của ông ấy là Nirgrantha, tên độc đáo. Theo từng chữ nó có nghĩa là vô phức cảm - người không có phức cảm. Nirgrantha là người có tất cả các phức cả đã bị tan biến và biến mất, người tự do khỏi mọi cái nút bên trong, người không có phức cảm nào, người đã trở thành tuyệt đối đơn giản và hồn nhiên.
Khi mạng lưới các phức cảm muốn chùng đi, muốn tự do, bạn không cho phép nó, bạn kháng cự lại. Văn minh của bạn, văn hoá của bạn, ước định của bạn, kiềm chế của bạn, vị trí là đàn ông hay đàn bà của bạn, việc bạn là thế này thế nọ - tất cả những điều này bắt giữ bạn mạnh đến mức bạn không buông bỏ thân thể mình.
Mới sáng nay một phụ nữ tới tôi và nói rằng cô ấy sợ khi đang thiền tay ai đó có thể sờ vào thân thể cô ấy. Ngay bây giờ người đàn bà đáng thương này phải đang ngồi cách thật xa tất cả các bạn. Nhưng mặc cho điều đó nếu thân thể của ai đó lăn ra và tiến tới cô ấy, cô ấy sẽ là đống lộn xộn lần nữa. Cô ấy muốn biết liệu cô ấy có thể ngồi tách ra được không. Tôi bảo cô ấy, "Ai biết được, thượng đế ở trên trời có thể phái người tới bất kì chỗ nào bạn sẽ đi. Cũng tốt là ai đó tới bạn. Người đó sẽ tới với bạn ở bất kì chỗ nào bạn sẽ đi. Cho nên đừng thay đổi vị trí của bạn. Và có hại gì nếu ai đó chạm vào thân thể bạn?"
Cách thức của đàn bà thường hay là thế cho dù Thượng đế có đi ngang qua đường của họ thì họ sẽ co tránh ngài, cứ sợ rằng ngài sẽ chạm vào thân thể họ. Toàn bộ thân thể họ bị đè nặng bởi những phức cảm. Từ thời trẻ thơ họ đã được huấn luyện và qui định theo cách là họ nhìn vào thân thể mình cứ dường như đó là bệnh tật họ phải mang. Họ không sống trong thân thể; đấy chỉ là một tải trọng họ miễn cưỡng mang theo mình. Thân thể giống như cái áo choàng họ mang, cứ lo lắng mọi lúc làm sao bảo vệ nó, mặc dầu chẳng có gì về nó đáng bảo vệ cả. Nhưng một ưa chuộng nhỏ mọn như vậy kiềm chế chúng ta theo cách rất to tát.
Nếu một người được giáo dục tốt, người đó có thể nghĩ... Mới hôm nay, một quí ông bảo tôi rằng chỉ người xúc cảm, và không phải là trí thức, mới trải qua những kinh nghiệm như vậy. Điều đáng ngạc nhiên là nếu một người qua được vài cấp là người đó trở thành trí thức. Nếu mẹ người đó chết, người đó sẽ khóc hay không khóc cho bà ấy? Người đó sẽ yêu hay không yêu ai đó, bởi vì người đó là người trí thức? Bởi vì người đó đã học qua vài cấp và được đảm bảo bằng chứng chỉ từ đại học nào đó, người đó sẽ nghĩ hai lần trước khi hôn người yêu của mình, bởi vì vài con vi trùng có thể được truyền từ người này sang người khác. Người đó sẽ tra cứu sách vở và suy nghĩ cân nhắc liệu người đó có nên cho phép xúc động của mình ảnh hưởng tới mình hay không. Trí năng của chúng ta đã trở thành một loại bệnh tật; nó không có hương thơm mà nó đáng phải có. Nó có thể đã là niềm vinh quang của chúng ta, nhưng nó đã biến thành bệnh tật.
Cho nên người ta nghĩ rằng bởi vì người đó là người trí thức, nên những điều như vậy không thể xảy ra được cho người đó; chúng chỉ xảy ra cho những người thiên về xúc động. Tại sao? Xúc cảm có sai không? Bất kì cái gì có ý nghĩa trong cuộc sống đều tới qua xúc cảm, không qua trí tuệ. Tất nhiên, các vấn đề của nhà toán học và kế toán viên và những điều giống thế này đều được trí tuệ xử trí; nhưng chẳng cái gì có ý nghĩa cả.
Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ ngay cả những khám phá của khoa học, điều là bộ môn trí thức vĩ đại nhất, cũng tới qua xúc cảm chứ không qua trí năng. Nếu ai đó hỏi Einstein ông ấy đã phát hiện ra lí thuyết tương đối như thế nào thì ông ấy sẽ nói, "Tôi không biết, điều đó chỉ xảy ra thôi." Đây là một phát biểu rất mang tính tôn giáo. Nếu bà Curie được hỏi bà ấy đã khám phá ra tia phóng xạ thế nào thì bà ấy sẽ nói, "Tôi không thể nói thế nào được; nó chỉ tới. Nó ở bên ngoài khả năng của tôi." Bất kì nhà khoa học lớn nào cũng đều sẽ nói cùng điều đó. Người đó sẽ nói, "Nó đã không tới qua việc tìm kiếm của tôi; nó là cái gì đó bên ngoài tôi. Nó tới từ cõi bên kia. Tôi chỉ là một công cụ, một trung gian." Đây chính xác là ngôn ngữ của tôn giáo.
Xúc cảm có chiều sâu lớn lao, trong khi trí năng nông cạn, hời hợt. Trí năng không là gì khác hơn tiện dụng. Nó giống như người dẫn đường đi trước chiếc xe của thống đốc khi ông ấy đi thăm các nơi. Đừng lấy người dẫn đường làm viên thống đốc. Trí năng không là gì khác hơn người dẫn đường đi dọn đường và điều khiển giao thông để cho xe của thống đốc có thể đi qua không bị quấy rối. Cho nên chủ tới sau tớ. Xúc cảm là chủ còn trí năng là tớ. Tất cả những điều có ý nghĩa và đẹp đẽ trong cuộc sống đều tuôn chảy từ xúc cảm, từ cảm giác. Nhưng có những người coi người dẫn đường là thống đốc và cúi chào ông ta. Họ nói, "Chúng tôi là những nhà trí thức, chúng tôi coi người dẫn đường là thống đốc." Cứ để họ nói điều họ thích; ngay cả người dẫn đường cũng cười.
Một số người nghĩ chỉ người yếu mới run lên và la hét; người mạnh là những người thấy khó đi vào trong nó. Họ không biết, họ không biết chút nào. Vấn đề ngược lại; điều đó chỉ xảy ra cho người mạnh, trong khi người yếu đứng sang bên. Bởi vì ở vào một tư thế đặc biệt trong suốt một giờ chỉ có thể dành cho những người có ý chí rất mạnh, không dành cho kẻ có ý chí yếu. Người yếu thở sâu được một hai phút thôi, rồi họ từ bỏ. Và chính họ là người nói rằng điều đó dành cho người yếu, rằng đó là tính mềm yếu. Họ thậm chí không thể nào thở sâu trong một giờ được; họ không thể hỏi "Tôi là ai?" trong mười phút. Xin đừng che giấu những ảo tưởng như vậy.
Đây chỉ là những biện giải, cách thức trí năng trốn chạy khỏi thiền. Đây là cách chúng ta bảo vệ bản ngã của mình và chạy trốn. Cho nên chúng ta nói điều đó chỉ xảy ra cho người yếu, trong khi chúng ta là những người rất mạnh. Đây là phát biểu đáng ngạc nhiên. Sự thực là ở chỗ mọi thứ lớn lao và có ý nghĩa trong thế giới này đều đạt được bởi người mạnh; người yếu chẳng tốt cho cái gì cả. Và thiền thì sao? Thiền đòi hỏi sức mạnh tối thượng. Cái gọi là người trí thức sẽ nói rằng chỉ người yếu mới trải qua những kinh nghiệm này. Còn bản thân người đó không thể làm được điều đó bởi vì người ngồi cạnh người đó đang khóc; bởi vì người này mà người đó không làm được. Nhưng người đang khóc kia thậm chí không ý thức tới điều đó, người này thậm chí không nhận biết liệu có ai đang quan sát mình và nghĩ về mình không. Người này hoàn toàn tham gia vào nỗ lực riêng của mình. Và tham dự với sự kiên trì là một điều mang sức mạnh lớn lao; người yếu không thể có được điều đó.
Do đó đừng cố bảo vệ bản ngã của bạn chẳng vì cái gì cả. Và đừng nói bạn là mạnh, là có ý chí mạnh và rằng bạn là nhà trí thức và ngừng làm điều đó. Biết rõ điều này - rằng bạn không thể làm được điều đó - và đừng tìm cớ để không làm gì, và đừng trang điểm cho cái yếu của bạn bằng những lời hay. Nếu bạn làm vinh quang cho cái yếu của mình, điều đó sẽ trở thành một thứ quí chuộng cho bạn, và thế thì bạn sẽ bỏ lỡ thiền mãi mãi. Đơn giản biết rằng điều này không xảy ra cho bạn. Nếu nó không xảy ra, điều đó đơn giản nghĩa là bạn yếu và bạn thiếu cái gì đó. Cố gắng tìm ra và hiểu cái yếu của bạn và chữa trị nó đi. Đừng nhận lầm cái yếu của bạn thành cái mạnh; đừng cho nó cái tên mĩ miều.
Một người bạn tới và nói rằng dường như tất cả đều mắc chứng cuồng loạn rồi, dường như vài người bị bệnh kích động. Anh ta không biết chút nào cái gì đang ẩn kín trong thái bình của cuộc sống. Bằng việc gọi nó là chứng cuồng loạn anh ta chỉ bảo vệ cho bản ngã của mình. Cho nên anh ta đã đi tới kết luận rằng những người rung lắc và la hét là những người điên. Và anh ta nghĩ bản thân mình không thể trải qua những kinh nghiệm như vậy bởi vì anh ta lành mạnh. Nhưng nếu anh ta là phải thì Phật là điên và Mahavira và Jesus và Socrates và Rumi và Mansoor cũng vậy. Nhưng gia nhập vào bộ lạc của những người điên được phúc lạc này còn tốt hơn rất nhiều vẫn còn ở với cái gọi là người lành mạnh. Và chúng ta đang gia nhập với họ, bởi vì điều những người điên này đã có, thì những người lành mạnh kia không bao giờ có thể có được.
Khi năng lượng dâng lên với cường độ mạnh, nó dấy lên cơn bão thực sự bên trong bạn. Điều đó không phải là không lành mạnh. Nếu nó là vậy, chúng  ta không thể nào tĩnh lặng và yên tĩnh trở lại được. Và chúng ta trở nên tĩnh lặng và yên tĩnh sau khi hoàn thành ba giai đoạn này, điều có nghĩa là không có gì cuồng loạn về nó cả. Thử yêu cầu một người đang cuồng loạn hãy thảnh thơi, hãy yên tĩnh mà xem; người đó không thể làm  được như vậy; điều đó đơn giản không trong tay người đó. Nhưng bất kì điều gì đang xảy ra ở đây đều trong kiểm soát của chúng ta; nó xảy ra bởi vì chúng ta giúp cho nó xảy ra, bởi vì chúng ta hợp tác với nó. Đó là lí do tại sao khoảnh khắc chúng ta rút sự hợp tác của chúng ta đi nó lập tức đi tới chấm dứt.
Chỉ có một tiêu chuẩn để biết lành mạnh từ không lành mạnh. Người là người chủ riêng của mình là lành mạnh còn người không là người chủ của mình là không lành mạnh. Bây giờ đây là một tiêu chí rất thú vị. Khi tôi yêu cầu những người ở đây, những người đang trải qua những kinh nghiệm như vậy hãy thảnh thơi và yên tĩnh, họ lập tức làm như vậy. Nhưng nếu tôi yêu cầu cái gọi là người lành mạnh, người cũng ở đây, hãy tĩnh lặng và làm yên tĩnh ý nghĩ của họ, thì họ sẽ nói không thể nào làm được điều như vậy - dù họ có cố gắng thế nào, họ vẫn không thể làm yên tĩnh các ý nghĩ của họ được. Cho nên chính họ mới là người không lành mạnh, người điên. Điều bạn không thể điều khiển được là cái không lành mạnh còn điều bạn có thể điều khiển được là lành mạnh, là mạnh khoẻ.
Khi bạn sẽ có khả năng bật hay tắt tâm trí mình theo ý muốn, khi bạn sẽ nói "Thôi đủ rồi", và tâm trí sẽ dừng lại đây đó, chỉ thế thì bạn mới có thể cho rằng mình lành mạnh, rằng bạn mạnh khoẻ. Nhưng thực tế là điều ngược lại. Bạn nói "Thôi đủ rồi" còn tâm trí bạn nói, "Cứ nói điều gì cậu có thể nói đi, nhưng tớ sẽ làm điều tớ muốn, tớ sẽ đi tới nơi tớ muốn đi." Bạn đi lên trời và xuống đất để làm yên tĩnh các ý nghĩ của mình, nhưng chúng đơn giản không nghe lời, chúng đi theo đường của chúng. Bạn ngồi trong đền tụng bài thánh ca ca ngợi Thượng đế còn tâm trí bạn đồng thời đang xem bộ phim trong rạp chiếu bóng. Không, bất kì bhajans của bạn và lời cầu nguyện của bạn không thể nào dừng được tâm trí khỏi việc xem phim. Nó không cho đến một hào với mọi lời cầu xin của bạn.
Nhưng con người rất tinh ranh. Con người che giấu những cái yếu của mình đằng sau những lời lẽ hoa mĩ, và cảm thấy thoải mái bằng việc gièm pha cái tốt của người khác, bằng việc gọi các cái tên. Nhận biết về điều này. Tốt nhất là không nghĩ về điều đó chút nào cả. Ai đang trải qua cái gì là rất khó biết. Cuộc sống bí ẩn đến mức tốt hơn cả là đừng nghĩ về người khác. Nếu bạn có thể nghĩ và chăm nom cho chính mình là đủ rồi. Thử nghĩ về điều này thôi - dù bạn không lành mạnh, yếu hay mạnh - và chỉ nghĩ về bản thân mình. Nhưng chúng ta bao giờ cũng làm điều ngược lại, chúng ta nghĩ về người khác. Điều này rất sai.
Như tôi đã nói, việc buông bỏ thân thể trước hết dẫn tới việc thanh tâm các căng thẳng bị kìm nén và làm tan biến các khối chắn và phức cảm thân thể. Và điều thứ hai, khi thân thể tự nó chuyển động - bạn không thao tác nó, thay vì thế nó thao tác theo đà riêng của nó - thế thì việc tách biệt của nó với bạn, với linh hồn trở thành rõ ràng. Bởi vì khi bạn thấy rằng thân thể bây giờ xoay tròn, rằng nó bây giờ dừng lại, rằng tay đang rung - không phải là bạn rung chúng, thay vì thế chúng rung theo cách của chúng - thế thì bạn lần đầu tiên biết rằng bản thể bạn và thân thể bạn là khác nhau và tách rời. Thế thì bạn cũng sẽ biết rằng nó không phải là bạn, nhưng thân thể bạn đã trở thành trẻ trung; và lần nữa nó không phải là bạn, nhưng thân thể đang trở nên già đi. Và nếu nhận biết này sâu sắc lên thì bạn cũng sẽ biết rằng bạn sẽ không chết; chỉ thân thể sẽ chết.
Khi thân thể quay như cái máy, bạn sẽ biết trong chiều sâu, rằng thân thể thực sự tách rời với bạn. Điều này bạn chỉ biết khi bạn tuyệt đối buông bỏ thân thể.
Và trong giai đoạn thứ ba chúng ta hỏi: "Tôi là ai?" Ngay cả khi một người biết rằng mình không là thân thể, ngay cả khi một người biết rằng mình không là hơi thở, thì người ta vẫn không biết mình là ai. Chính việc biết mang tính phủ định là về việc người ta không là thân thể, việc người ta không là hơi thở; điều đó không mang tính khẳng định. Việc biết có tính khẳng định là gì? Đó là việc biết mình là ai, điều người đó chưa được biết. Cho nên trong giai đoạn thứ ba chúng ta hỏi: "Tôi là ai?" Nhưng chúng ta hỏi ai? Chúng ta hướng trực tiếp câu hỏi này vào bản thân mình, và không vào ai khác. Chúng ta làm cho mình ngập lụt hoàn toàn với câu hỏi này "Tôi là ai?" Cái ngày bạn sẽ được chất đầy tuyệt đối bằng câu hỏi này sẽ tới, và nó sẽ tới từ bên trong bạn. Bởi vì không thể có chuyện tại mức bên trong nhất của mình, bạn không biết mình là ai. Nếu bạn hiện hữu, bạn cũng biết mình là ai.
Nhưng cần lấy câu hỏi này vào chiều sâu bên trong nhất. Chẳng hạn, có nước trong đất, và chúng ta khát ở đây đang ngồi trên mặt đất. Nếu chúng ta muốn làm dịu cơn khát của mình, sẽ cần đào giếng sâu quãng mười mét tới nơi có nước. Nếu chúng ta có câu hỏi "Tôi là ai?'', thì câu trả lời của nó nằm ở đâu đó mười mét sâu trong chúng ta. Nhưng có nhiều tầng giữa chúng ta và câu trả lời đó, và những tầng này phải bị loại bỏ để đạt tới câu trả lời. Cho nên câu hỏi "Tôi là ai?" có tác dụng như cái mai. Tốc độ và lực mà chúng ta hỏi câu hỏi này càng lớn, chúng ta đào chiếc giếng càng sâu. Nhưng chúng ta không hỏi với tốc độ và lực đó.
Nhiều lần những điều rất lạ xảy ra. Một người bạn đã trải qua một kinh nghiệm phi thường trong buổi thiền sáng trong hai ngày qua. Và điều đó cũng đáng hiểu. Người đó hỏi câu hỏi này với tất cả sức mạnh của mình, và người đó làm việc cật lực. Không có gì thiếu trong nỗ lực của người đó. Và người đó cũng không thiếu về ý chí. Nhưng, như tôi đã nói, tâm trí có hết tầng nọ tới tầng kia. Người đó hỏi từ tầng trên "Tôi là ai?", và người đó hỏi nó với lực mạnh đến mức người đó thốt ra câu hỏi này "Tôi là ai?" nhiều lần. Nhưng ở giữa việc lặp lại câu hỏi này, các câu hỏi khác bật ra: "Nó sẽ có tác dụng gì? Nó sẽ có tác dụng gì?" gợi ý rằng việc hỏi này sẽ không làm ra điều gì cả. Ai đang hỏi câu hỏi thứ hai này? Bạn hỏi "Tôi là ai?" nhưng thế rồi người đó là ai, người hỏi "Nó sẽ có tác dụng gì?" Đó là một tầng khác của tâm trí riêng của bạn, nơi nói, "Việc hỏi này sẽ chẳng có tác dụng đâu, mình cứ hỏi một cách vô ích nó lặp đi lặp lại mãi; tốt hơn cả là giữ yên tĩnh."
Cho nên trong khi tầng này của tâm trí chúng ta hỏi "Tôi là ai?" thì tầng khác bước ra với lời bắt bẻ, "Điều này chẳng có tác dụng đâu, tốt hơn cả là giữ yên tĩnh."
Nếu tâm trí bạn vẫn còn bị phân mảnh,  bạn sẽ không thể đi được rất sâu. Đó là lí do tại sao tôi yêu cầu bạn mang tất cả năng lượng của mình vào việc hỏi "Tôi là ai?" để cho dần dần toàn thể tâm trí bạn được tham dự vào trong nó và bạn hỏi với tâm trí toàn bộ "Tôi là ai?" Và khi chỉ mỗi câu hỏi này còn lại, không cái gì khác ngoài câu hỏi này, nó sẽ chìm vào trong bạn như mũi tên và câu trả lời sẽ tới. Thế thì câu trả lời này sẽ không tới chậm cho dù là một giây.
Câu trả lời là ở bên trong chúng ta.
Tri thức ở bên trong, nhưng chúng ta chưa bao giờ cầu khẩn nó, chúng ta chưa bao giờ khêu gợi nó, đánh thức nó. Nó bao giờ cũng được chuẩn bị để thức dậy. Ba giai đoạn này được ngụ ý cho ý định này. Nhưng những giai đoạn này giống như các bậc lên ngôi đền của thiền; chúng ở bên ngoài nó. Chúng đưa các bạn tới cổng và để các bạn lại đó. Việc vào qua cánh cổng này xảy ra ở giai đoạn thứ tư. Nhưng người không trèo qua ba bậc này không thể hi vọng đi vào được giai đoạn thứ tư - cánh cổng. Cho nên nhớ lấy, điều bản chất là bạn đầu tư tất cả năng lượng của mình vào buổi thiền ngày mai, vì nó sẽ là ngày cuối cùng của trại này. Đem tất cả năng lượng của bạn vào ba giai đoạn này. Nếu bạn làm như vậy, giai đoạn thứ tư sẽ xảy ra theo cách riêng của nó. Bạn sẽ không phải làm giai đoạn thứ tư, nó sẽ xảy ra.
Ba giai đoạn bạn sẽ làm, giai đoạn thứ tư sẽ xảy ra.
Một phụ nữ hỏi: với việc đạt tới giai đoạn thứ tư thì ba giai đoạn đầu sẽ bị bỏ đi chứ?
Thế thì không có câu hỏi. Nếu giai đoạn thứ tư được đạt tới, thế thì không có câu hỏi. Thế thì người ta sẽ tự thấy cho mình bất kì cái gì cần được làm. Nếu nhu cầu được cảm thấy thì người đó sẽ tiếp tục làm nó; bằng không nó sẽ dừng lại. Nhưng cho dù điều này thì sự việc cũng không thể được nói trước. Nó không thể được nói trước, bởi vì nếu chúng ta nêu ra câu hỏi này trước khi giai đoạn thứ tư đã thực tế được đạt tới, điều đó nghĩa là chúng ta không muốn làm ba giai đoạn này và do vậy chúng ta đang cố gắng trốn chúng. Các bạn dường như lo lắng để loại bỏ những điều này hơn, và đó là lí do tại sao tôi không định nói rằng chúng sẽ bị bỏ đi. Bởi vì nếu tôi nói điều đó, các bạn sẽ không đi với chúng chút nào, các bạn sẽ vứt bỏ chúng ngay bây giờ. Chúng sẽ bị bỏ đi, nhưng đó là vấn đề phải tới sau khi giai đoạn thứ tư đã được đạt tới. Nó không nên được nêu ra từ trước.
Tâm trí chúng ta lừa dối chúng ta theo nhiều cách. Khi bạn hỏi câu hỏi này bạn không nhận biết tại sao bạn hỏi nó. Bạn hỏi nó với động cơ để gạt bỏ ba giai đoạn này. Nhưng nếu bạn gạt bỏ những giai đoạn này, biết rõ rằng giai đoạn thứ tư sẽ không bao giờ xảy ra cả. Nhưng tại sao có nỗi sợ ba giai đoạn này?
Nỗi sợ có đó. Và những giai đoạn này được ngụ ý để chùi sạch nỗi sợ này.
Nỗi sợ là ở chỗ thân thể có thể làm bất kì điều gì, và có những điều bạn không muốn nó làm. Nhưng nó có thể làm được gì? Bạn có thể nhảy múa, bạn có thể kêu khóc, bạn có thể la hét, bạn có thể lăn lộn ngã ra. Nhưng khó khăn cho tất cả những điều này là gì? Bạn thở sâu ở giai đoạn thứ nhất, và trong giai đoạn thứ hai bạn tiếp tục thở và buông bỏ thân thể. Đáng phải không có bất kì cái gì khó khăn trong việc thở sâu và nhanh và việc buông bỏ thân thể. Bạn không phải làm nỗ lực gì để nhảy múa; nếu bạn nhảy múa, nó sẽ ngăn cản việc thở sâu. Nhưng nếu nhảy múa xảy ra theo cách riêng của nó, thì được. Bất kì cái gì xảy ra, cứ để cho xảy ra.
Khó khăn của chúng ta là ở chỗ hoặc chúng ta làm một điều hoặc chúng ta chống lại nó; chúng ta không cho phép cái gì xảy ra theo cách riêng của nó. Chúng ta sẵn sàng làm bất kì cái gì; chúng ta sẽ hoặc nhảy múa hoặc ngăn cản nó. Nhưng chúng ta sẽ không buông bỏ cái gì, chúng ta sẽ không cho phép nó xảy ra một cách tự phát. Toàn thể nền văn minh của con người đều mang tính đàn áp. Chúng ta đã đàn áp nhiều điều bên trong mình, và chúng ta sợ việc mở cái hộp Pandora. Chúng ta thực sự sợ hãi; chúng ta dường như ngồi trên núi lửa. Chúng ta bị đè lên bởi nhiều nỗi sợ; không chỉ là vấn đề nhảy múa. Nỗi sợ bắt rễ sâu.
Chúng ta đã kìm nén bản thân mình vô cùng, và chúng ta cũng biết cái gì có thể thoát ra từ tầng ngầm của tâm trí chúng ta. Đứa con muốn giết bố nó, và nó sợ rằng ý nghĩ này có thể trồi lên bề mặt. Người chồng đã nghĩ tới việc bóp nghẹt cổ vợ, mặc dầu đồng thời anh ta nói với cô ấy rằng anh ta không thể sống nổi nếu thiếu cô ấy cho dù một khoảnh khắc. Ham muốn giết vợ này bị kìm nén trong tâm trí anh ta, và anh ta sợ nó có thể bùng phát vào bất kì lúc nào.
Gurdjieff là một nhà huyền môn và ông ấy là một trong những người xuất sắc nhất của thời đại chúng ta. Bất kì khi nào một người tới với ông ấy để hỏi về hướng dẫn tâm linh, điều đầu tiên ông ấy làm là làm cho người này say dài hàng ngày trong mười lăm ngày và nghiên cứu người đó trong trạng thái ngất ngây say của người đó. Và chừng nào ông ấy còn chưa nghiên cứu người này trong trạng thái ngất ngây say thì ông ấy còn chưa điểm đạo cho người này vào sadhana hay bộ môn tâm linh. Ông ấy sẽ làm cho người này say sưa mọi ngày để cho tất cả mọi chứng thần kinh bị kìm nén của người đó bị lộ tẩy ra trước ông ấy và ông ấy biết người này thuộc kiểu người nào và người này đã kìm nén cái gì trong vô thức của mình. Chỉ thế thì ông ấy mới gợi ý sadhana cần thiết - điều ông ấy gọi là Công việc - cho người này. Nếu người này từ chối uống rượu với ông ấy trong mười lăm ngày, Gurdjieff lập tức sẽ yêu cầu người này về nhà. Có lẽ không Thầy nào trên thế giới đã dùng việc uống rượu theo cách này. Nhưng ông ấy là người rất thông minh và khôn ngoan, và hiểu biết của ông ấy về con người là rất sâu và có giá trị. Bởi vì chúng ta đã kìm nén quá nhiều rồi, không có chỗ chấm dứt cho việc kìm nén của chúng ta. Và chúng là trong tính toán.
Chính bởi vì những kìm nén này mà chúng ta sợ hãi; chúng ta sợ sự phơi bày của chúng. Chúng ta sợ chúng ta sẽ nói ra điều gì đó mà chúng ta không muốn nói, mà chúng ta không muốn người khác biết. Bây giờ nếu ai đó phạm tội trộm cắp, rất có thể là khi người đó hỏi "Tôi là ai?" người đó có thể buột mồm nói ra mình là kẻ trộm, kẻ lừa đảo, kẻ chợ đen. Cho nên người đó sợ việc hỏi câu hỏi "Tôi là ai?" Và cho dù người đó có hỏi điều đó thì người đó làm việc này theo tiếng nói yếu ớt, bởi vì người đó biết rằng mình là kẻ trộm. Người đó sợ và do vậy người đó kìm nén câu hỏi này. Người đó không muốn người ngồi bên cạnh mình nghe thấy nó nếu người đó thốt ra rằng mình là kẻ trộm. Và người đó có thể buột mồm lắm chứ, chẳng có khó khăn gì mấy về điều đó cả. Cho nên có những lí do tốt cho chúng ta hỏi liệu ba giai đoạn đầu này có thể được bỏ đi không và liệu chúng ta có thể làm mà không có chúng không.
Nhưng không, các bạn sẽ phải trải qua những giai đoạn này. Chúng có thể bị bỏ đi, nhưng chỉ sau khi các bạn đã làm chúng một cách kĩ lưỡng. Và bất kì điều gì đi ra từ bên trong các bạn cũng nên được phép tự do đi ra; đừng cản trở nó. Bất kì lời nói tục tĩu nào ẩn ở đó; nó sẽ trồi lên bề mặt và làm thanh tâm.
Những mặt nạ mà chúng ta đeo không phải là khuôn mặt thật của chúng ta; đó là lí do tại sao chúng ta sợ bị ảnh hưởng mạnh thế. Bây giờ một người đã tô điểm lên khuôn mặt mình đầy những kem, son và phấn; người đó sẽ rất sợ phải vứt bỏ son phấn của mình. Nếu người đó làm như vậy, khuôn mặt thật của người đó, xấu xí và gớm ghiếc, sẽ lộ tẩy bản thân nó. Và người đó sợ rằng người khác sẽ thấy khuôn mặt thật của mình. Người đó đã rất chú ý, đứng trước tấm gương lớn, để cho mình làn da mặt căng đẹp. Cho nên người đó hoảng hốt rằng nếu người đó từ bỏ nó, khuôn mặt mình có thể trở thành kinh khủng tới mức không cách hoá trang nào giúp được mình. Người đó sẽ nói mình có thể vứt bỏ mọi thứ nhưng không bỏ được cái vẻ ngoài của mình, việc hoá trang của mình. Người đó sẽ cố gắng cứu lấy nó bằng mọi giá. Tất cả các khuôn mặt của chúng ta đều được hoá trang và giả tạo; chúng không thật. Và đừng nghĩ rằng những người không dùng mĩ phẩm trang điểm thì không hoá trang cho khuôn mặt họ. Có đủ mọi loại hoá trang, và cách hoá trang nào đó là tinh vi tới mức nó chẳng cần đồ mĩ phẩm.
Chính bởi lí do này mà các bạn sợ, rằng nếu các bạn buông bỏ bản thân mình trong thiền, mặt nạ của bạn có thể rơi ra làm phô bầy khuôn mặt thật của bạn, và rằng ai đó có thể nhìn thấy nó.
Nhưng những nỗi sợ này là nguy hiểm, và chúng sẽ không cho phép bạn đi vào bên trong. Cho nên chúng phải bị vứt bỏ.
Một câu hỏi cuối cùng.
Một bạn hỏi: Shaktipat hay việc truyền năng lượng là gì? Và liệu có khả năng rằng một ai đó có thể truyền năng lượng thiêng liêng không?
Không ai có thể làm shaktipat được, không ai có thể truyền năng lượng được; nhưng ai đó có thể là phương tiện cho việc truyền như vậy. Đúng là không ai có thể làm được điều đó. Và nếu ai đó tuyên bố rằng người đó có thể làm được việc đó, người đó đang đam mê lừa dối tuyệt đối. Không ai có thể làm được điều đó, và dầu vậy trong khoảnh khắc nào đó việc truyền năng lượng có thể xảy ra qua ai đó. Nếu ai đó này hoàn toàn trống rỗng và buông xuôi, shaktipat có thể xảy ra trong sự hiện diện của người đó. Người đó có thể làm việc như chất dẫn, như tác nhân xúc tác, không có chủ tâm. Qua người đó năng lượng vô hạn của Thượng đế có thể đi vào người khác.
Không ai có thể là tác nhân xúc tác một cách có chủ tâm, bởi vì điều kiện đầu tiên để hành động như chất dẫn là ở chỗ bạn phải không biết nó, ở chỗ bạn không có bản ngã. Bản ngã làm cho người ta không đủ tư cách là người trung gian cho shaktipat. Với bản ngã người ta trở thành người không có khả năng truyền dẫn năng lượng; năng lượng thiêng liêng không thể tuôn chảy qua người đó. Cho nên nếu có một người với bản ngã đã hoàn toàn bị lau sạch, người tuyệt đối trống rỗng bên trong và là hư không toàn bộ, người không làm gì cho bạn cả, thực sự người không làm đến một việc - thì qua trống rỗng của người đó, qua hư không của người đó, cái hoạt động như lối đi, năng lượng của Thượng đế chắc chắn có thể đạt tới bạn. Và tốc độ của nó có thể rất nhanh. Nhớ điều này khi bạn tới đây cho việc thiền ngày mai.
Với điều này tôi cũng cho các bạn vài thông tin về ngày mai.
Shaktipat nghĩa là năng lượng của Thượng đế đã giáng lên bạn. Nó có thể có theo hai cách. Hoặc là nó nảy sinh từ bạn và nối với năng lượng của Thượng đế hoặc nó tuôn chảy từ Thượng đế và nối với bạn. Đó là cùng một điều được xem xét từ hai phía; hay đây là hai cách nhìn vào cùng một điều. Chẳng hạn, có một cốc vại nước đầy một nửa. Ai đó có thể nói rằng nó được rót đầy một nửa và người khác có thể nói rằng nó rỗng một nửa. Và nếu họ là các triết gia, họ có thể tranh luận về điều đó vô tận và chẳng đi tới kết luận nào, bởi vì cả hai phát biểu đều đúng. Năng lượng giáng xuống từ trên và nó có thể thăng lên từ phía dưới nữa. Và khi hai năng lượng này gặp nhau, khi năng lượng tiềm tàng của bạn gặp với năng lượng của cái vô hạn - bùng nổ xảy ra.
Bùng nổ này là không thể tiên đoán được; mà cũng không thể nói được bùng nổ này làm cái gì. Và điều gì xảy ra sau bùng nổ này, điều này nữa cũng không thể được nói ra. Trong suốt lịch sử, những người đã được ân huệ với bùng nổ năng lượng này đều đã kêu lên từ mái nhà: "Lại đây, tất cả lại đây, và đi qua bùng nổ này và tự mình thấy nó là gì. Cái gì đó đã xảy ra ở đây, cái đơn giản không thể diễn đạt nổi, hoàn toàn không mô tả được."
Shaktipat nghĩa là việc giáng xuống của năng lượng từ cõi bên kia. Nó có thể giáng xuống. Thực tế nó giáng xuống mọi ngày. Và năng lượng này chọn phương tiện của nó là một người trống rỗng theo mọi cách, người hoàn toàn vô ngã. Người đó một mình biến thành tác nhân xúc tác của nó, chỉ là phương tiện chứ không là gì khác. Nhưng ngay cả khi một chút ít dấu vết của bản ngã có đó, ngay cả khi người đó nghĩ rằng người đó có thể làm điều đó, người đó dừng là người truyền dẫn. Thế thì năng lượng này không thể tuôn chảy từ người đó.
Bây giờ nhớ trong đầu hai thông tin cho buổi thiền ngày mai, cả hai buổi thiền sáng và giữa ngày. Ngày mai là ngày cuối cùng của trại, và nó sẽ đầy các khả năng. Cho nên các bạn phải được tràn đầy hi vọng và tin cậy mênh mông khi các bạn làm việc thiền ngày mai.
Thứ nhất, tất cả những người có loại kinh nghiệm nào đó ở đây sẽ làm việc thiền đứng. Nếu bất kì điều gì đã xảy ra cho các bạn, cho dù chút ít đã xảy ra cho thân thể các bạn, các bạn sẽ làm tốt việc đứng sáng mai và thiền. Bởi vì các chuyển động ở tư thế đứng có thể nhanh nhất và mạnh nhất nữa. Trong tư thế đứng luồng năng lượng ở tại chỗ cao nhất của nó.
Cho tới nay tôi đã không yêu cầu các bạn đứng bởi vì các bạn thiếu dũng cảm ngay cả cho việc làm nó khi ngồi. Bây giờ nếu các bạn làm nó khi đứng, tác động của năng lượng lên các bạn sẽ nhiều lắm. Như tôi đã nói rằng các bạn có thể bùng vào điệu vũ, điệu vũ điên khùng, điều đó thực sự có thể xảy ra khi bạn làm nó mà đứng. Vì mai sẽ là ngày cuối cùng, và mười cho tới hai mươi bạn đã đạt tới chiều sâu tốt trong thiền, nên đặc biệt họ sẽ chắc chắn đứng dậy. Tôi không định nêu tên họ; họ nên làm điều đó theo cách riêng của mình. Và nó phải là như vậy ngay từ đầu buổi thiền. Tất nhiên, người ta có thể đứng bất kì lúc nào nếu người ta cảm thấy thích làm như vậy. Và nhớ rằng bạn phải cho phép mọi thứ xảy ra không bị cản trở.
Và vài lời cho phiên giữa ngày của việc thiền im lặng.
Khi chúng ta ngồi đây cho việc thiền im lặng ngày mai thì phải có đủ chỗ trống gần tôi. Và khi các bạn tới tôi từng người một và ngồi bên tôi, và khi tôi đặt tay lên đầu bạn, thế thì cho phép mọi thứ xảy ra cho bạn vào khoảnh khắc đó. Nếu bạn la hét và tay bạn và chân bạn rung lên hay bạn ngã ra hay vươn dậy, bất kì nó là gì, cứ để cho nó tự do, đừng kháng cự lại chút nào. Nó sẽ giống như điều chúng ta làm trong việc thiền sáng: Buông bỏ. Cho nên để đủ không gian gần tôi.
Và những người có thể tập trung lòng dũng cảm sẽ làm việc thiền sáng tất cả đều ở tư thế đứng. Trước khi tôi tới, các bạn nên lấy sẵn tư thế cho mình và đứng yên tĩnh. Và đứng thẳng không dựa vào cái gì, chẳng hạn như cây gần bạn. Không nâng đỡ, dù là bất kì cái gì; đứng theo cách riêng của bạn.
Các bạn muốn biết về shaktipat. Tư thế đứng này sẽ tạo ra tình huống tốt cho việc truyền năng lượng. Bầu không khí rất truyền dẫn đã đi vào hiện hữu ở đây và nó có thể được sử dụng hoàn toàn. Và vì sắp là ngày cuối cùng của trại này, nên các bạn phải đem toàn thể ý chí và năng lượng vào vở kịch ngày mai.
Một bạn khác hỏi: Vừa rồi thầy đã nói về ba giai đoạn. Thầy có thể giải thích chúng có tác động nào lên trạng thái của thân thể, tim, não và tâm trí?
Tác động sẽ có nhiều.
(Một giọng nói) chúng có gây ra đau tim không?
Sẽ là tốt nếu đau tim. Chẳng cái gì giống như nó. Đó là điều được mong muốn. Cứ để tim bị đau. Dù bạn có cố gắng đến đâu để cứu nó, thì nó cũng sẽ hỏng một ngày nào đó. Cho nên vì sao cứu nó? Buông bỏ nó đi. Ít nhất bạn sẽ thoả mãn rằng nó đã hỏng trong khi nó đang trên đường tới Thượng đế. Thế là đủ.
Người bạn này muốn biết ba giai đoạn này sẽ có tác động nào lên chúng ta. Chúng sẽ có nhiều tác động. Việc thực hành thiền, cách thiền mà tôi dạy, sẽ có nhiều kết quả sinh lí học. Nhiều bệnh thể chất có thể biến mất, sống lâu có thể tăng lên và nhiều thay đổi hoá học có thể xảy ra trong thân thể. Nhiều tuyến của thân thể vào khoảnh khắc đó hầu như chết rồi, có thể được kích hoạt.
Chúng ta không có ý tưởng các nhà tâm lí học bây giờ nói gì, ngay cả các nhà sinh lí học nói, về giận dữ. Khi người ta giận dữ, họ nói, một loại chất độc đặc biệt được tiết ra từ thân thể. Nhưng mãi cho tới nay họ vẫn không thể biết được cái gì xảy ra trong trường hợp yêu. Như trong giận dữ, một loại chất độc đặc biệt được tiết ra, trong yêu một loại cam lồ đặc biệt được tiết ra trong thân thể. Nhưng bởi vì yêu là hiện tượng hiếm hoi trong thế giới chúng ta, vậy mà người đang yêu phải đi tới phòng thí nghiệm của nhà khoa học. Đó là lí do tại sao nhà khoa học đã không thể phát hiện được ra nó. Nếu thiền có tác động đầy đủ của nó, thì thân thể bắt đầu tiết ra chất cam lồ hay mật ong biểu tượng cho bất tử.
Thiền thực sự có tác động hoá học sâu lên thân thể. Những người đi sâu vào thiền bắt đầu thấy mầu sắc phi thường, ngửi thấy mùi thơm khác thường và nghe thấy những âm thanh chưa từng nghe thấy. Những đợt sóng ánh sáng và âm thanh phi thường bắt đầu tuôn chảy qua họ. Đây tất cả đều là những tác động hoá học của thiền. Các bạn sẽ thấy những màu sắc dị thường mà các bạn chưa bao giờ thấy. Thực tế, toàn thể hoá học của thân thể trải qua thay đổi lớn lao. Thân thể bắt đầu cảm nhận, suy nghĩ và hiểu mọi thứ theo một cách khác. Tất cả mạch điện của thân thể đều thay đổi.
Cũng như rất nhiều điều xảy ra ở mức độ thân thể, rất nhiều điều xảy ra ở mức độ của tâm trí nữa. Nhưng đây là vấn đề chi tiết, và tôi sẽ nói riêng cho người hỏi về nó.
Các khả năng là rất lớn.
Câu hỏi khác: cái gì là tác động của thở sâu lên não, tim v.v..?
Ngay khi các bạn bắt đầu thở sâu, tỉ lệ ô xi và các bô nic trong thân thể sẽ thay đổi. Có một khối lượng các bô nic và ô xi trong thân thể chúng ta; thở sâu sẽ làm thay đổi tỉ lệ của nó. Và ngay khi tỉ lệ này thay đổi, những thay đổi hệ quả xảy ra trong toàn bộ thân thể kể cả não, máu và hệ thần kinh. Tỉ lệ của ô xi và các bô nic nói riêng tạo nên toàn thể cơ sở của sự tồn tại của chúng ta. Và thay đổi trong tỉ lệ của chúng làm thay đổi mọi thứ. Nhưng đó là vấn đề kĩ thuật và người hỏi có thể gặp riêng tôi về sau để thảo luận về nó, bởi vì mọi người có thể không quan tâm tới điều đó.

Một bạn khác hỏi: Có phải vấn đề thiền là một với tự thôi miên không?
Việc thiền này thống nhất với tự thôi miên tới mức độ lớn, nhưng tại điểm cuối cùng thì nó chia thành bạn bè. Nó được móc nối phần lớn với thôi miên; ba giai đoạn đầu của nó, ngoại trừ phần chứng kiến của nó, thuộc vào thôi miên. Việc chứng kiến, cần tới trong toàn bộ thực hành của nó, nhận biết về phần của thiền nhân rằng hơi thở đi vào và ra, rằng thân thể đang rung lên và quay, rằng người đó là người quan sát trên núi - việc chứng kiến này chẳng có liên quan gì tới thôi miên cả. Đây là khác biệt. Và khác biệt này là cơ bản, cơ sở. Nhưng phần còn lại của nó là quá trình thôi miên.
Quá trình thôi miên là rất có ý nghĩa; được móc nối với chứng kiến, nó trở thành thiền. Nhưng thôi miên bị tách khỏi chứng kiến trở thành vô ý thức. Bạn sẽ trở thành vô ý thức, nếu bạn dùng một mình thôi miên. Và bạn sẽ được thức tỉnh nếu bạn dùng chứng kiến cùng thôi miên. Cho nên khác biệt giữa hai điều này là bao la. Nhưng cách thức của chúng là tương tự tới mức độ lớn; chỉ ở cuối cùng chúng mới tách ra lẫn nhau.
Vài câu hỏi vẫn còn cần được trả lời. Tôi sẽ nêu chúng vào buổi tối mai.

Ads Belove Post