Chương 6. Thanh nhã là hiện hữu ở đây bây giờ

Chương 6. Thanh nhã là hiện hữu ở đây bây giờ

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho

Bài nói về Thiền

Tập 3

Chương 6. Thanh nhã là hiện hữu ở đây bây giờ


Câu hỏi thứ nhất:

Làm sao tôi có thể sống một cách thanh nhã trong thời gian? Trong thời gian của tôi?

Thanh nhã bắt nguồn từ tính vĩnh hằng. Thanh nhã không bao giờ là một phần của thời gian. Thời gian tạo ra vội vàng, thời gian tạo ra căng thẳng, thời gian tạo ra lo âu. Bạn càng ý thức tới thời gian, bạn sẽ càng thần kinh hơn. Thời gian là chứng thần kinh. Khi bạn không ý thức tới thời gian chút nào, khi không có quá khứ và không có tương lai, khi thời gian là không liên quan với bạn, khi bạn chỉ ở đây bây giờ, thanh nhã nảy sinh.

Thanh nhã là một phần của vĩnh hằng. Thanh nhã là phẩm chất của Thượng đế - và Thượng đế không phải là trong thời gian. Trong thời gian là tâm trí, trong thời gian là bản ngã, trong thời gian là khổ, địa ngục. Cách thức của thiền nhân là làm sao đi ra ngoài thời gian, làm sao bỏ thời gian, làm sao trở thành quên lãng thời gian. Tôi không ngụ ý thời gian đồng hồ, tôi ngụ ý thời gian tâm lí. Thời gian đồng hồ là tốt hoàn hảo, thứ tiện dụng. Nếu bạn phải bắt chuyến tầu hoả, bạn phải nhớ thời gian đồng hồ. Nhưng đó không phải là vấn đề. Điều đó không tạo ra lo âu, điều đó không phá huỷ thanh nhã của bạn. Đồng hồ là tốt hoàn hảo theo cách riêng của nó. Nhưng khi bạn trở nên bị dính líu trong thời gian tâm lí, thế thì bạn mất thanh nhã.

Thời gian tâm lí là gì? Sống trong quá khứ là thời gian tâm lí. Vì thế thì từ nó nảy sinh ra vấn đề khác: người ta bắt đầu sống trong tương lai. Quá khứ bắt đầu phóng chiếu bản thân nó vào trong tương lai. Bạn có kinh nghiệm nào đó hôm qua, bạn muốn có nó lần nữa ngày mai. Bạn đã có kinh nghiệm nào đó hôm qua mà bạn đã không thích, và bạn không muốn có nó lần nữa ngày mai. Ngày mai bắt nguồn từ việc thay đổi hôm qua. Nó là phiên bản cải tiến của hôm qua, của mọi hôm qua của bạn.

Bạn hi vọng gì về cuộc sống của bạn trong tương lai? Bạn định làm gì ngày mai, hay năm tới, hay kiếp tới? Thỉnh thoảng nhìn vào trong nó đi - bạn định làm gì? Và bạn sẽ thấy toàn thể quá khứ của bạn la hét để được lặp lại - theo cách tốt hơn, tất nhiên. Những khoảnh khắc thất vọng nào đó phải bị bỏ đi, những góc tối nào đó phải được làm cho sáng lên, những trạng thái xấu nào đó không được lặp lại nữa, lầm lỗi nào đó không được phạm phải - và niềm vui nào đó phải được làm mạnh thêm, được kéo dài ra, được làm cho vui hơn.

Tương lai của bạn đã được chọn từ quá khứ, cho nên bạn bị mắc vào hai điều này. Hoặc bạn bị mắc trong quá khứ, nghĩ về cái không còn nữa, hoặc nghĩ về cái còn chưa hiện hữu. Và trong khi đó bạn đang bỏ lỡ hiện tại. Và hiện tại là một phần của vĩnh hằng. Hiện tại không phải là một phần của thời gian chút nào.

Ở đây và bây giờ và thanh nhã tới theo cách riêng của nó.

Bất kì khi nào bạn ở đây bây giờ, đột nhiên bạn sẽ thấy thanh nhã vô cùng, hài hoà, cân bằng, giai điệu trong con người bạn, thanh bình - và thanh bình đã không bị áp đặt từ bên ngoài, thanh bình không phải là một phần của bất kì kỉ luật nào, thanh bình không phải là im lìm, thanh bình không phải là một loại tĩnh lặng bị quản lí. Nếu nó là tĩnh lặng được quản lí, thế thì nó chưa là ở đây bây giờ. Nếu bằng nỗ lực bạn đã từng giữ nó ở đó, thế thì nó đã là quá khứ. Hay, nếu bằng ham muốn lớn bạn đang giữ nó ở đó, thế thì nó đã trong tương lai. Chỉ khi không có nỗ lực duy trì nó, không ham muốn hỗ trợ nó, nó không được hỗ trợ bởi bạn, không được duy trì, không được quản lí bởi bạn, không bị kiểm soát bởi bạn... nó đơn giản có đó. Nó bao quanh bạn như tính tự phát, im lặng, phúc lành... thế thì có thanh nhã.

Thanh nhã chẳng liên quan gì với bất kì thời gian nào nói riêng.

Làm sao tôi có thể sống một cách thanh nhã trong thời gian?

Bỏ ý thức thời gian đi. Sống trong thời gian, thời gian niên đại, nhưng bỏ thời gian tâm lí đi. Đừng khao khát tương lai. Mọi thứ bạn cần là sẵn có; không cái gì nhiều hơn được cần để là hạnh phúc. Không cái gì nhiều hơn được cần để ở trong cõi trời. Cõi trời đang đứng ngay trước bạn. Cõi trời là nơi bạn hiện hữu. Cho nên đừng nghĩ rằng cái gì đó khác phải xảy ra, thế thì bạn sẽ hạnh phúc. Đó là cách trì hoãn. Không cái gì sẽ xảy ra - mọi thứ đã xảy ra rồi. Thượng đế đã là hoàn cảnh rồi.

Bắt đầu tận hưởng Thượng đế đang sẵn có cho bạn đi.

Bỏ thời gian tâm lí và thanh nhã sẽ đi vào trong bạn.

Làm sao tôi có thể sống một cách thanh nhã trong thời gian? Trong thời gian của tôi?

Không có ‘thời gian của tôi'. Thời gian, cái đang phá huỷ thanh nhã của bạn, là cùng một thứ - bao giờ cũng cùng một thứ, và cùng một thứ cho mọi người. Nó không có Đông, không có Tây; nó không có quá khứ, không có tương lai. Thời gian, cái đang quấy rối bạn, là cùng bệnh - bệnh của việc không ở đây bây giờ. Cái gì nên được làm?

Thực ra, hỏi câu hỏi này theo cách đó là hỏi câu hỏi sai. Bất kì cái gì bạn làm sẽ bắt nguồn từ tâm trí tâm lí, vì bạn sẽ làm nó để tạo ra thanh nhã. Sẽ có động cơ. Cho nên cố hiểu đi. Tôi không thể làm được bất kì cái gì về nó. Chỉ việc hiểu, chỉ hiểu thôi! Không cần làm bất kì cái gì một cách tích cực cho thanh nhã. Duy nhất một điều được cần để hiểu tại sao bạn đang bỏ lỡ thanh nhã - tại sao bạn đang bỏ lỡ; không phải làm sao đạt tới.

Khác biệt là vô cùng. Nếu bạn hỏi đúng, bạn hỏi, "Tại sao tôi khổ? Tại sao tôi đang bỏ lỡ nó?" Nếu bạn hỏi câu hỏi sai, bạn hỏi, "Làm sao đạt tới nó? Làm sao trở nên phúc lạc?" Bạn đã đi sai. Và chúng có vẻ gần như là một. Về mặt ngôn ngữ chúng có vẻ gần như là một - 'tại sao' và 'làm sao' - chúng có vẻ dường như chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Chúng không vậy đâu.

Khi bạn hỏi "Làm sao?" bạn đang hỏi về tương lai. Thế thì thay vì nhìn vào trong tình huống mà bạn đang ở trong, bạn đang tạo ra ham muốn, lí tưởng, mục đích - và đó là điều thời gian tâm lí là gì. Bạn sẽ bị mắc vào trong bẫy lần nữa. Bây giờ bạn sẽ bắt đầu nhìn "Làm sao tạo ra thanh nhã?" Và bất kì cái gì bạn tạo ra sẽ không là thanh nhã. Nhiều nhất nó có thể chỉ là đồng tiền giả; nhiều nhất nó có thể chỉ là bộ mặt, mặt nạ. Nó không thể là thực; nó không thể là đích thực - vì cái đích thực không thể được tạo ra bởi tâm trí. Cái đích thực chỉ có thể được phép bởi tâm trí, nhưng nó không thể được tạo ra bởi tâm trí. Cái đích thực tới theo cách riêng của nó - bạn chỉ nhường đường, bạn không đứng trên đường này.

Cho nên hỏi tại sao bạn là không thanh nhã - và nhìn vào trong các nguyên nhân, và bạn sẽ thấy nguyên nhân cơ bản là thời gian tâm lí. Nguyên nhân cơ bản là: bao giờ cũng bị dính líu với cái không bản chất, cho nên quá khứ và tương lai liên tục lôi kéo bạn vào hai hướng tách rời. Do đó thanh nhã biến mất, bạn bị kéo rách toạc ra. Làm sao bạn có thể là thanh nhã được?

Nhìn nó, nhìn vào trong sự kiện này, bạn bắt đầu cười - thế thì đừng bị lôi kéo! Thực sự không có người khác đang lôi kéo bạn. Bạn đang cho phép điều đó. Nó là việc làm riêng của bạn. Khi bạn thấy rằng "Chính mình đang cho phép tâm trí tâm lí này vận hành, không chỉ cho phép mà hỗ trợ nó, rót năng lượng của mình vào trong nó" - thấy ra sự kiện rằng điều này đang phá huỷ phúc lành của bạn, phúc lạc của bạn, bạn rút tay bạn ra, bạn không hỗ trợ nó thêm nữa. Có vậy thôi. Không được hỗ trợ bởi bạn, nó bắt đầu tan nát, rơi rụng đi. Một khi nó đã biến mất, có thanh nhã.

Thanh nhã là thiếu vắng thời gian: thanh nhã là sự hiện diện của vĩnh hằng.

Câu hỏi thứ hai:

Có phải cái gì đó bản chất đang thiếu trong trị liệu tâm lí phương Tây không?

Không chỉ cái gì đó bản chất đang thiếu trong trị liệu tâm lí phương Tây - cái bản chất đang thiếu! Trị liệu tâm lí phương Tây vẫn mang tính đối thể, từ bên ngoài. Họ còn chưa đi tới điểm mà thiền trở thành điều quan trọng nhất trong trị liệu tâm lí. Họ vẫn đang tìm từ bên ngoài - họ đang nhìn vào hành vi.

Hành vi là cách diễn đạt bên ngoài nhất của tâm lí của bạn, nhưng nó không phải là gốc. Nó là kết quả, sản phẩm phụ. Trị liệu tâm lí phương Tây vẫn đang tỉa lá cây. Bằng việc tỉa lá cây bạn không thể phá huỷ được cây. Họ vẫn chưa đi tới rễ; những rễ đó bị ẩn kín dưới đất. Họ đang nhìn trên đất. Khi bạn nhìn cây bạn có xu hướng quên rễ - chúng là không thấy được, chúng là không hiển nhiên. Rễ không ngu xuẩn thế để mà là hiển nhiên; rễ không ngu xuẩn thế để mà có đó, rất rõ ràng. Chúng che giấu bản thân chúng; chúng là nguồn bí mật của cây. Nguồn bí mật phải vẫn còn ở chỗ bí mật nhất để cho không ai tiếp cận tới nó một cách rõ ràng. Đích xác cùng điều này là hoàn cảnh với con người.

Tâm lí học phương Tây vẫn liên tục nghĩ về lá và cành và tán lá, và cách diễn đạt bên ngoài của tâm lí. Nhưng từ đâu mà tất cả điều đó nảy sinh - nguồn, cốt lõi bên trong nhất của nó - vẫn còn không được với tới, nó vẫn còn không bị chạm tới.

Khi tâm lí học bắt đầu đi vào trong tính chủ thể của nhân loại, nó trở thành kĩ thuật về thiền. Thế thì nó không còn quan tâm tới hành vi, nó không còn quan tâm tới hành động, nó không còn quan tâm tới triệu chứng. Nó quan tâm tới chính mọi nguồn của nó. Và bằng việc thay đổi nguồn, mọi thứ được thay đổi. Không có thay đổi nguồn, bạn có thể liên tục thay đổi mọi thứ và không cái gì về căn bản đã bao giờ thay đổi.

Không có thay đổi nguồn, mọi thứ chỉ là việc chắp vá. Ai đó trở nên ốm - ốm tinh thần - điều đó chỉ ra cái gì? Nó đơn giản chỉ ra rằng rễ nào đó trong hiện hữu của con người bị mục nát; ở đâu đó trong nguồn có chất độc. Bạn chắp vá anh ta lại; bạn làm cái gì đó trên bề mặt. Bạn phân tích hành vi của người đó và mơ của người đó, và bạn cố hiểu vấn đề của người đó một cách khách quan, từ bên ngoài. Bạn quan sát và bạn cố chắp vá. Vâng, điều đó có thể được làm. Ốm bệnh có thể được dừng lại từ điểm này, nhưng sớm hay muộn nó sẽ khẳng định bản thân nó từ điểm khác, vì chất độc gốc vẫn chưa được thay đổi. Chỉ triệu chứng đã được xử lí, không phải là bản thân bệnh.

Cùng điều này diễn ra trong y học nữa. Bạn đau đầu? Họ sẽ cho bạn thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không phải là thuốc chữa, nó đơn giản làm cho bạn vô nhận biết về triệu chứng. Thuốc giảm đau không phá huỷ đau đầu; nó đơn giản không cho phép bạn biết về điều đó. Nó làm lẫn lộn bạn. Đau đầu vẫn còn đó nhưng bạn không còn nhận biết về nó. Nó tạo ra một loại quên lãng.

Nhưng tại sao ngay chỗ đầu tiên đau đầu có đó? Y học thông thường không bận tâm về điều đó. Nếu bạn đi tới bác sĩ ông ấy sẽ không bận tâm tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn bị đau đầu. Bạn bị đau đầu! - vấn đề là đơn giản với ông ấy: "Triệu chứng có đó, uống thuốc này - thuốc nào đó, hoá chất nào đó - và triệu chứng đó sẽ biến mất." Đau đầu có thể biến mất và bạn có thể bị rối loạn dạ dầy ngày hôm sau; triệu chứng khác đã tới.

Con người là một; con người là một toàn thể - sự thống nhất hữu cơ. Bạn có thể đẩy vấn đề từ phía bên này, nó sẽ khẳng định bản thân nó từ phía bên kia. Có thể mất thời gian để đi tới phía bên kia, để du hành tới điểm kia, nhưng nó nhất định đi tới. Và thế rồi bị đẩy từ phía bên kia nó lại chuyển sang phía khác... và con người có nhiều phía. Nó liên tục bị đẩy từ góc này sang góc khác.

Từ tất cả những điều này bạn trở nên ngày càng ốm hơn thay vì khoẻ. Và đôi khi chuyện xảy ra là chính một bệnh rất nhỏ trở thành bệnh lớn. Chẳng hạn, nếu đau đầu không được phép, và đau dạ dầy không được phép, và đau lưng không được phép, và không đau nào được phép... ngay khi đau tới và bạn uống cái gì đó và bạn dừng nó lại. Nếu trong nhiều năm liên tiếp bạn liên tục làm việc đè nén này - đây là đè nén

- thế thì một ngày nào đó mọi bệnh tập hợp lại với nhau, khẳng định bản thân nó theo một cách có tổ chức. Nó có thể trở thành ung thư. Mọi bệnh đã tập hợp lại cùng nhau và bây giờ nó khẳng định bản thân nó gần như việc bùng nổ.

Tại sao với ung thư chúng ta vẫn chưa có khả năng tìm ra thuốc? Có thể ung thư là cách diễn đạt của mọi bệnh bị đè nén của con người. Chúng ta biết cách đè nén một bệnh mãi cho tới giờ; bây giờ đây không phải là riêng một bệnh, đây là chính cuộc tấn công tập thể. Nó là tấn công toàn bộ - mọi bệnh đã đi cùng nhau, tay nắm tay cùng nhau. Chúng đã làm ra quân đội... và chúng tấn công bạn. Đó là lí do tại sao thuốc thất bại; dường như không có khả năng nào ngay bây giờ có thể tìm ra bất kì thuốc nào.

Ung thư là bệnh mới. Nó không tồn tại trong các xã hội nguyên thuỷ. Tại sao? - điều phải được hỏi là tại sao nó không tồn tại trong các xã hội nguyên thuỷ. Vì người nguyên thuỷ không đè nén, không có nhu cầu. Nó là việc nổi dậy của chính hệ thống của bạn. Nếu bạn không đè nén, không có nhu cầu cho bất kì việc nổi dậy nào. Những thứ nhỏ bé xảy ra và ra đi.

Thái độ tôn giáo là tìm, không phải triệu chứng mà tìm nguồn gốc. Đó là điều tôi gọi là 'Tâm lí của chư Phật'. Nếu bạn bị đau đầu, đó không phải là ốm của bạn, đó không phải là bệnh của bạn. Thực ra, đó là dấu hiệu từ thân thể của bạn rằng cái gì đó đi sai ở nguồn - chạy về nguồn đi! Tìm ra cái gì đi sai. Đầu đơn giản cho bạn tín hiệu, tín hiệu nguy hiểm, báo động rằng "Lắng nghe thân thân thể đi. Cái gì đó đang đi sai. Bạn đang làm cái gì đó không đúng, cái đang phá huỷ sự hài hoà của thân thể. Đừng làm nó thêm nữa! bằng không đau đầu sẽ tiếp tục nhắc nhở bạn."

Đau đầu không phải là bệnh, và đau đầu không phải là kẻ thù của bạn - nó là bạn của bạn. Nó đang trong phục vụ bạn. Điều rất, rất bản chất cho sự tồn tại của bạn là thân thể phải làm cho bạn tỉnh táo khi cái gì đó đi sai. Thay vì sửa đổi cái sai đó, bạn đơn giản tắt báo động đi - bạn uống thuốc giảm đau. Điều này là ngớ ngẩn. Và đây là điều đang xảy ra trong y học và đây là điều đang xảy ra trong trị liệu tâm lí - điều trị triệu chứng.

Đó là lí do tại sao điều bản chất bị thiếu. Điều bản chất là: nhìn vào trong nguồn gốc. Lần sau bạn bị đau đầu thử một kĩ thuật thiền nhỏ, chỉ bằng thực nghiệm, thế rồi bạn có thể đi tiếp tới các bệnh lớn hơn và các triệu chứng lớn hơn.

Khi bạn bị đau đầu chỉ thử một thực nghiệm nhỏ. Ngồi im lặng và quan sát nó, nhìn vào trong nó - không như bạn đang nhìn vào kẻ thù, không. Nếu bạn nhìn nó như kẻ thù, bạn sẽ không có khả năng nhìn đúng. Bạn sẽ né tránh - không ai nhìn thẳng vào kẻ thù; người ta né tránh, người ta có xu hướng né tránh. Nhìn vào nó dường như là bạn của bạn đi. Nó là bạn của bạn; nó đang trong phục vụ bạn. Nó đang nói, "Cái gì đó là sai rồi - nhìn vào trong nó đi." Chỉ ngồi im lặng và nhìn vào trong đau đầu mà không có ý tưởng dừng nó lại, không có ham muốn rằng nó phải biến mất, không xung đột, không tranh đấu, không đối kháng. Chỉ nhìn vào trong nó, vào trong nó là cái gì.

Quan sát, để cho nếu có thông điệp bên trong nào đó, cái đau đầu có thể trao nó cho bạn. Nó có thông điệp được mã hoá. Và nếu bạn nhìn một cách im lặng bạn sẽ ngạc nhiên. Nếu bạn nhìn một cách im lặng ba điều sẽ xảy ra. Thứ nhất: bạn càng nhìn vào trong nó, nó sẽ trở nên càng đau nhức hơn. Và thế rồi bạn sẽ có hơi chút phân vân: "Làm sao điều này sẽ giúp đỡ nến nó đang trở nên đau nhức hơn?" Nó đang trở nên đau nhức hơn vì bạn đã từng né tránh nó. Nó đã có đó nhưng bạn đã né tránh nó; bạn đã đè nén nó - ngay cả không có thuốc giảm đau bạn đã đè nén nó. Khi bạn nhìn vào trong nó, đè nén biến mất. Đau đầu sẽ đi tới đau nhức tự nhiên của nó. Thế thì bạn đang nghe nó với tai không bị nút lại, không nút len nào quanh tai bạn. Nó sẽ rất đau nhức.

Điều thứ nhất: nó sẽ trở nên đau nhức. Nếu nó đang trở nên đau nhức, bạn có thể được thoả mãn rằng bạn đang nhìn đúng. Nếu nó không trở nên đau nhức, thế thì bạn còn chưa nhìn; bạn vẫn né tránh. Nhìn vào trong nó - nó trở nên đau nhức. Đó là chỉ dẫn đầu tiên rằng vâng, nó đang trong cái nhìn của bạn.

Điều thứ hai sẽ là ở chỗ nó sẽ trở nên tụ vào một điểm nhiều hơn; nó sẽ không lan rộng qua không gian lớn hơn. Đầu tiên bạn đã nghĩ, "Nó là đau toàn thể đầu." Bây giờ bạn sẽ thấy nó không phải là toàn thể đầu, nó chỉ là một điểm nhỏ. Điều đó cũng là chỉ báo rằng bây giờ bạn đang nhìn chăm chăm sâu hơn vào trong nó. Cảm giác lan toả của đau là thủ đoạn - đó là cách né tránh nó. Nếu nó ở một điểm thế thì nó sẽ đau nhức hơn. Cho nên bạn tạo ra ảo tưởng rằng chính toàn thể đầu đang đau. Lan toả khắp đầu, thế thì nó không mãnh liệt tại bất kì điểm nào. Đây là các thủ đoạn mà chúng ta liên tục chơi.

Nhìn vào trong nó và bước thứ hai sẽ là ở chỗ nó đi tới ngày càng nhỏ hơn và nhỏ hơn. Và một khoảnh khắc tới khi nó chỉ là chính một đầu mũi kim - rất sắc, sắc vô cùng, rất đau. Bạn chưa bao giờ thấy cái đau như vậy trong đầu. Nhưng bị giới hạn rất nhiều vào một chỗ nhỏ. Tiếp tục nhìn vào trong nó đi.

Và thế rồi điều thứ ba và quan trọng nhất xảy ra. Nếu bạn liên tục nhìn vào điểm này khi nó rất đau nhức và bị giới hạn và tập trung tại một điểm, nhiều lần bạn sẽ thấy rằng nó biến mất. Khi cái nhìn chăm chăm của bạn là hoàn hảo nó sẽ biến mất. Và khi nó biến mất bạn sẽ có thoáng nhìn về nó tới từ đâu - nguyên nhân là gì. Khi hậu quả này biến mất bạn sẽ thấy nguyên nhân. Nó sẽ xảy ra nhiều lần. Lần nữa nó sẽ có đó. Việc nhìn chăm chăm của bạn không nhiều hơn việc báo động đó, việc tập trung đó, việc chăm chú đó - nó sẽ quay lại. Bất kì khi nào việc nhìn chăm chăm của bạn thực sự có đó, nó sẽ biến mất; và khi nó biến mất, ẩn đằng sau nó là nguyên nhân. Và bạn sẽ ngạc nhiên tâm trí bạn sẵn sàng để lộ nguyên nhân là gì.

Cả nghìn lẻ một nguyên nhân có thể có đó. Có những nguyên nhân khác nhau. Cùng báo động được cho vì hệ thống báo động là đơn giản. Không có nhiều hệ thống báo động trong thân thể bạn. Với các nguyên nhân khác nhau cùng một báo động được cho. Mới đây bạn có thể đã giận và bạn đã không diễn đạt nó. Đột nhiên, như việc khải lộ, nó sẽ đứng đó. Bạn sẽ thấy mọi giận của bạn mà bạn đã từng mang, mang theo... như mủ bên trong bạn. Bây giờ điều này là quá nhiều, và giận đó muốn được xả ra. Nó cần việc tẩy rửa. Tẩy rửa đi! - và lập tức bạn sẽ thấy đau đầu đã biến mất. Và không có nhu cầu về thuốc giảm đau, không có nhu cầu về bất kì điều trị nào.

Và khi giận đã biến mất, một phẩm chất khác toàn bộ của hạnh phúc sẽ nảy sinh trong bạn mà không bao giờ có thể nảy sinh ra từ thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau đè nén - giận vẫn còn ẩn bên trong bạn, bạo hành liên tục phát rồ bên trong bạn. Bạn chỉ giữ cho báo động bị tắt đi, có vậy thôi. Không cái gì thay đổi, chỉ báo động không còn đó nữa.

Điều này diễn ra mãi, và nó trở nên ngày càng được tích luỹ. Nó có thể cho bạn các khối u, nó có thể cho bạn bệnh lao - một ngày nào đó nó có thể cho bạn ung thư. Khi số lượng lớn tụ tập lại, có thay đổi về chất. Có giới hạn nào đó cho thân thể để chịu đựng bất kì cái gì, bên ngoài giới hạn đó nó bắt đầu cảm thấy ốm. Điều như vậy cũng là hoàn cảnh với tâm trí. Và đừng bao giờ nghĩ về thân thể và tâm trí là hai thứ tách rời; chúng không vậy. Con người là thân thể- tâm trí, tâm thần thân thể.

Bây giờ có hai tâm lí học ở phương Tây: tâm lí học không bận tâm mấy về thân thể, và tâm lí học không bận tâm mấy về tâm trí - tâm lí học được bắt rễ trong thân thể và tâm lí học được bắt rễ trong tâm trí - phân loại Đề Các cổ vẫn tiếp tục. Tân lí học thực sẽ không ở trong bất kì cách nào nghiêng hoặc vào tâm trí hoặc nghiêng vào thân thể; nó sẽ lấy tính toàn bộ của con người như một sự thống nhất.

Con người là tâm thần thân thể; con người là thân thể - tâm trí cùng nhau. Thân thể không là gì ngoài tâm trí được diễn đạt ra bên ngoài, và tâm trí không là gì ngoài thân thể được diễn đạt trong nguồn sâu hơn của con người bạn. Cả hai là các cực của một năng lượng. Năng lượng một này rung động, đập rộn ràng, ảnh hưởng tới cả hai. Cho nên tâm lí học không thể mang tính Pavlov hay Skinneri. Tâm lí học không thể là tâm lí học hành vi, và tâm lí học không thể là tâm lí học Freud hay Jung; chúng là nửa nửa. Và chân lí một nửa đôi khi là tồi hơn nhiều so với phi chân lí toàn thể. Phi chân lí toàn thể ít nhất vẫn là toàn thể. Chân lí một nửa là nguy hiểm hơn - và trị liệu tâm lí phương Tây bị mắc vào trong nó. Một nửa bị mắc với thân thể, một nửa bị mắc với tâm trí.

Descartes liên tục ngự trị; ông ấy vẫn còn là cha của triết học phương Tây. Ông ấy đáng phải bị hạ bệ, càng sớm càng tốt. Bất kì lưỡng phân nào trong con người, bất kì phân chia nào, bất kì chia chẻ nào trong con người, là nguy hiểm vì con người tồn tại như một thể thống nhất hữu cơ, con người tồn tại như điệu vũ. Và mọi thứ được liên thuộc lẫn nhau, không cái gì tách rời. Và con người phải không bị đối xử một cách cục bộ. Khi cái đầu bị ốm, đấy không chỉ là cái đầu ốm - đấy là toàn thể hệ thống bị ốm. Cái đầu đơn giản cho triệu chứng. Khi dạ dầy bị ốm, đấy không chỉ là dạ dầy ốm; đấy bao giờ cũng là toàn thể hệ thống bị ốm. Cho nên toàn thể hệ thống phải được điều trị, và toàn thể bệnh nhân phải được chăm sóc. Không trị liệu cục bộ nào, không thuốc thang cục bộ nào, không trị liệu tâm lí cục bộ nào, sẽ giúp đỡ. Chính ý tưởng này là nguy hiểm.

Nhưng đây là cách tâm trí khoa học phương Tây đã từng vận hành trong ba trăm năm. Nếu bạn có cái gì đó sai, họ sẵn sàng loại bỏ nó ngay lập tức. Họ không bận tâm rằng vấn đề không bao giờ là của bộ phận - vấn đề là của cái toàn thể. Nếu cái gì đó sai họ sẵn sàng loại bỏ nó. Nếu răng của bạn sâu, họ sẵn sàng nhổ răng. Nếu amidan của bạn đang gây phiền phức cho bạn, họ sẵn sàng cắt bỏ amidan. Nhưng amidan không tồn tại trong chân không. Nếu cái gì đó là sai với amidan, cái gì đó phải là sai ở đâu đó khác nữa. Bằng việc cắt bỏ amidan bạn sẽ đơn giản tắt báo động đi. Bây giờ ốm sẽ phải tìm cách báo động khác nào đó ở đâu đó khác.

Đừng đối xử với con người theo bộ phận. Điều đó là rất bất kính. Đối xử với con người như một toàn thể đi, kính trọng con người như một toàn thể. Và điều đó là đúng khi y học diễn ra và khi trị liệu tâm lí diễn ra.

Nhưng điều bản chất nhất đang bị thiếu là thiền. Tâm lí học vẫn chưa bắt gặp lãnh thổ của con người. Nguồn bên trong nhất, trống rỗng bên trong của con người, vẫn còn chưa được xuyên thấu. Nó không thể bị xuyên thấu bởi phương pháp khoa học - đó là rắc rối.

Và nếu bạn đã quyết định từ trước rằng các phương pháp đúng duy nhất là phương pháp khoa học, thế thì không có khả năng nào đi vào trống rỗng bên trong này. Thế thì chính phương pháp luận của bạn ngăn cản điều này; thế thì bạn ở trong định kiến - bạn không mở. Bạn nói, "Chúng tôi sẽ đi xa như phương pháp luận khoa học cho phép." Nhưng phương pháp luận khoa học chỉ có thể đi xa khi có liên quan tới đối thể. Chủ thể vẫn còn xa khỏi nó; nó không thể đi tới đó. Bởi chính bản chất nó không thể xuyên thấu vào cốt lõi bên trong nhất của bạn; nó chỉ có thể liên tục chạm vào bề mặt.

Cho nên nếu bạn nghĩ rằng phương pháp luận này không thể được thay đổi và không có phương pháp luận khác - rằng đây là phương pháp luận duy nhất và đây là phương pháp luận khoa học duy nhất - thế thì trị liệu tâm lí phương Tây là mang định mệnh thất bại.

Với đối thể phương pháp khác được cần; với chủ thể phương pháp khác được cần. Với đối thể, suy nghĩ được cần; với chủ thể, vô suy nghĩ được cần - chính cái đối lập được cần. Dường như bạn đang cố ngửi bằng mắt. Bạn không thể ngửi được bằng mắt. Không cái gì sai với mắt; mắt là hoàn hảo. Nhưng nếu bạn muốn ngửi hoa hồng bạn phải mang nó tới gần mũi, không tới gần mắt hay tới gần tai. Nếu bạn muốn nghe nhạc bạn phải mang nó tới tai, không tới mũi. Nếu ai đó khăng khăng rằng "Tôi sẽ nghe nhạc qua mũi," thế thì người đó sẽ không nghe thấy nhạc. Và một cách tự nhiên người đó sẽ nói, "Không tồn tại nhạc vì tôi không thể nghe được nó." Chính cách tiếp cận của người đó, chính thiên lệch của người đó, ngăn cản người đó không nghe thấy nó.

Ý nghĩ là hướng đối thể. Vô ý nghĩ là hướng chủ thể. Nếu bạn muốn đi ra ngoài, nếu bạn muốn nghĩ về người khác, bạn sẽ phải nghĩ. Nếu bạn muốn đi vào trong bạn sẽ phải bỏ suy nghĩ. Không có người khác, cho nên suy nghĩ không được cần tới. Chỉ bạn hiện hữu, cho nên chỉ im lặng được cần, vô suy nghĩ được cần. Tâm trí có thể bị bỏ đi, bạn có thể có đó mà không có tâm trí. Tri thức có thể bị bỏ đi, bạn không cần mang nó ở đó; nó là hành lí không cần thiết. Nó sẽ không cho phép bạn đi vào bên trong. Bạn sẽ phải dỡ gánh nặng cho bản thân bạn về mọi tri thức của bạn.

Và nhớ, tôi không nói rằng cách tiếp cận đối thể là sai. Tôi đang nói cách tiếp cận đối thể không rất bản chất. Tôi không nói nó là sai - nó là hoàn toàn tốt khi nó diễn ra. Nhưng nó không đi đủ xa, và nó không thể đi tới cốt lõi bên trong nhất.

Đó là điều bị thiếu - điều bản chất nhất bị thiếu!

Trị liệu tâm lí phương Tây đã không bắt gặp thiền. Không cái gì giống như vipassana đã xảy ra. Chừng nào nó chưa xảy ra hồn sẽ bị thiếu, và trị liệu tâm lí học phương Tây sẽ vẫn còn chỉ là thân thể chết, cái xác. Nó sẽ không thở, nó sẽ không sống.

Câu hỏi thứ ba:

Có thể tin rằng người ta chỉ đạt tới Phật tính không? Và có thể chỉ tin giống điều đó chỉ bởi vì bản ngã không? Và nếu điều đó là có thể, thế thì làm sao né tránh nó?

Điều đó là rất có thể đấy. Nhiều lần bản ngã của bạn sẽ lừa bạn. Nó sẽ nói, "Mình đã đạt tới rồi, mình đã đạt tới rồi." Bằng việc nói điều đó nó sẽ ngăn cản bạn khỏi đạt tới, vì khi bạn đã đạt tới đó rồi không có nhu cầu làm thêm bất kì nỗ lực nào. Khi bạn đã đạt tới rồi, thế thì phỏng có ích gì mà liên tục làm khó cho bản thân bạn? Đó là cái bẫy cuối cùng bản ngã ném vào bạn.

Đầu tiên nó nói, "Cố đạt tới Phật tính là ngu. Cái đó không xảy ra theo chính bản chất của mọi sự. Nó toàn là vô nghĩa, hư cấu. Đừng bị hoang mang bởi những lời này!" Đầu tiên bản ngã sẽ nói, "Điều đó là không thể được. Nó đã không bao giờ xảy ra và nó sẽ không xảy ra đâu." Nhưng nếu bạn không nghe và bạn tiếp tục tiến tới, bản ngã sẽ cố theo nhiều cách khác để làm sao lãng bạn.

Điều cuối cùng sẽ là: một ngày nào đó, thấy rằng bây giờ bạn không nghe, bản ngã có thể nói với bạn, "Bây giờ nhìn đấy! Mình đã có nó rồi, nó đã xảy ra. Đây là tỏ ngộ, đây là đại ngộ samadhi. Mình đã trở thành Phật." Điều này mọi người tìm kiếm phải bị đương đầu.

Kẻ thù thực không ở bên ngoài bạn, và sao lãng thực không bao giờ tới từ bên ngoài - nó tới từ bên trong. Phật đã nói, "Kẻ thù là ở bên trong, và bạn bè là ở bên trong - cả hai là ở bên trong ông." Nếu bạn nghe theo kẻ thù, bản ngã, nó sẽ liên tục lừa bạn, dối bạn.

Một cách tự nhiên, không có cái gì nhiều hơn Phật tính. Nếu bản ngã có thể cảm thấy rằng "Mình đã đạt tới" thế thì bạn ở trên đỉnh thế giới. Ngay cả một Alexander cũng không là gì trước bạn. Người giầu nhất chỉ là nghèo trước bạn; người quyền lực nhất không là gì, bất lực trước bạn. Bạn đã trở thành toàn năng, toàn thức, toàn diện - bạn đã trở thành Thượng đế. Bản ngã có thể làm điều đó. Và nó sẽ làm! Trừ phi bạn rất, rất tỉnh táo.

Và khi nó bắt đầu giở thủ đoạn lên bạn, bạn sẽ có xu hướng chấp nhận điều đó vì điều đó nghe dễ chịu thế. Chấp nhận những ý tưởng này sao đẹp thế. Biết rõ rằng không cái gì đã xảy ra - vì làm sao bạn có thể lừa được bản thân bạn? - biết rõ rằng không cái gì đã xảy ra, dầu vậy bạn sẽ có xu hướng trở thành nạn nhân.

Hai ông già gặp nhau ở một góc.

Ông già thứ nhất: "Ông đã ở đâu trong tám tuần qua?" Ông già thứ hai: "Trong tù."

Ông già thứ nhất: "Ông ở trong tù à? Làm sao bị điều đó?"

Ông già thứ hai: "Thế này, quãng tám tuần trước tôi đang đứng ở một góc, và cô gái trẻ xinh xắn này chạy xô tới cảnh sát và nói, 'Nó là người đó, ông cảnh sát. Nó là người đã tấn công tôi.' Tôi bảo ông, tôi cảm thấy hãnh diện quá, tôi đã tự nhận điều đó."

Điều đó là có thể. Một người tám mươi tuổi, nếu một cô gái đẹp chạy xô tới cảnh sát và nói, "Người này đã tấn công tôi," có thể cảm thấy hãnh diện. Điều đó xứng đáng vào tù trong vài tuần. Ông ấy không thể nói không.

Khi ý tưởng này được ném vào bạn từ bản ngã của bạn rằng bạn đã đạt tới, nó có sức quyến rũ làm sao, nó thôi miên thế, nó hấp dẫn thế, nó hấp dẫn vô song. Và biết rõ ở đâu đó sâu bên dưới - làm sao bạn có thể không biết được? - biết rõ, hoàn toàn, rằng điều đó đã không xảy ra! Bạn vẫn là như vậy, với cùng giận, với cùng ghen, với cùng tính sở hữu, với mọi thứ vô nghĩa đã từng có đó - nó vẫn đó. Nhưng dầu vậy bạn muốn chấp nhận nó.

Thế rồi bạn hỏi tôi: Và nếu điều đó là có thể, thế thì làm sao né tránh nó?

Cách duy nhất để biết, cách duy nhất để phán xét liệu nó đã thực sự xảy ra hay chỉ là cái bẫy bản ngã, là ở chỗ khi nó thực sự xảy ra bạn không có cảm giác về việc đạt tới chút nào. Khi nó thực sự xảy ra bạn không cảm thấy rằng bạn đã đạt tới. Bạn không cảm thấy rằng bạn đã tới nơi, rằng bạn đã thành đạt. Không có dấu vết của thành đạt chút nào - vì ai có thể đạt tới nó? Trong chính quá trình đạt tới nó bạn đã biến mất, cho nên ai có thể tuyên bố về nó? Ai có thể nói, "Tôi đã tới, tôi đã đạt tới "? Cái 'tôi' không còn nữa!

Đây là tiêu chí duy nhất: khi bạn thực sự đạt tới, không có việc cảm thấy đạt tới chút nào. Không người nào đạt tới nó và không người nào tuyên bố điều đó. Có im lặng vô cùng.

Mọi rác rưởi đó về đạt tới - về đạt tới cái này và đạt tới cái nọ - tất cả đã biến mất. Toàn thể đám đông đã mất đi. Bạn được bỏ lại hoàn toàn trong im lặng. Thậm chí không một khoảnh khắc nào ý tưởng này nảy sinh: "Bây giờ mình đã đạt tới!"

Và bạn biết nó đã xảy ra, nhưng không có việc cảm thấy đạt tới. Để tôi nhắc lại: Bạn biết nó đã xảy ra. Nhưng nhớ, đó là việc xảy ra - vì bạn không thấy bản thân bạn chút nào! Bạn không có đó! Nó đã xảy ra! Bạn là trống rỗng, bạn vắng bóng; bạn nhìn mọi hướng và bạn không tìm thấy bản thân bạn chút nào. Bạn không có ở đâu mà được tìm ra. Anh chàng cũ kia đã biến mất không để lại dấu vết. Bạn biết nó! Nó đã xảy ra, nhưng không có việc cảm thấy đạt tới.

Đạt tới là việc cảm của bản ngã; đạt tới là ham muốn của bản ngã. Cho nên nhớ khác biệt giữa việc xảy ra và việc đạt tới. Bản ngã là kẻ đạt tới. Cho nên nếu bất kì dấu vết nào của việc đạt tới còn phảng phất trong bạn, và bất kì việc cảm thấy thành đạt nào tới với bạn, và bạn bắt đầu cảm thấy mạnh mẽ, xứng đáng, lớn lao - thế thì bạn chắc chắn có thể đã lại bỏ lỡ.

Khi nó thực sự xảy ra, không có người công bố nào còn lại. Người ta đơn giản là nó. Không phải là bạn trở thành Phật - đột nhiên bạn hiểu bạn không hiện hữu, chỉ Phật hiện hữu. Điều đó đem tới khiêm tốn lớn. Không có việc khẳng định.

Câu hỏi thứ tư:

Thầy nghĩ gì về luân lí - nói dối, lừa bịp, trộm cắp, tán chuyện nhàn rỗi, ăn xin, xin xỏ người khác, những người đang làm việc? Phần lớn các tôn giáo có luật luân lí vì ích lợi của mọi người. Hạnh kiểm ngay thẳng có liên quan gì tới chứng ngộ không?

Tôi nghĩ "Nếu bạn không làm việc, bạn đừng ăn" là khẩu hiệu rất hay.

Xin thầy soi sáng cho tôi.

Điều đầu tiên: Hạnh kiểm ngay thẳng chẳng liên quan gì tới chứng ngộ. Tất nhiên, chứng ngộ có nhiều điều tạo ra hạnh kiểm ngay thẳng.

Bạn không đi tới chứng ngộ qua hạnh kiểm ngay thẳng; bạn đi tới hạnh kiểm ngay thẳng qua chứng ngộ. Hạnh kiểm ngay thẳng đầu tiên và thế rồi tới chứng ngộ là đang đặt mọi thứ lộn ngược. Nó đặt chiếc xe trước con bò. Cái bên trong phải xảy ra trước nhất! thế thì cái bên ngoài đi theo như cái bóng. Tâm thức phải xảy ra trước, thế thì lương tâm nảy sinh ra từ nó một cách tự nhiên.

Nếu bạn làm nó theo cách đi vòng khác, bạn sẽ bỏ lỡ. Bạn sẽ trở thành người ngay thẳng nhưng bạn sẽ không là người đúng. Bạn sẽ trở thành rất rất đạo đức, luân lí, thuần đạo đức, thế này thế nọ - nhưng mọi điều này sẽ không là gì ngoài việc trang điểm cho bản ngã của bạn, những huân chương mới cho bản ngã, những chứng chỉ mới cho bản ngã. Bạn có thể trở thành thánh nhân bởi hạnh kiểm ngay thẳng, nhưng bạn không thể trở thành Phật. Bạn có thể trở thành thánh nhân, nhưng bạn không thể trở thành một Christ - và khác biệt là mênh mông. Cố hiểu điều đó đi.

Tính cách bị áp đặt từ bên ngoài; nó là việc ước định. Nó là một loại nô lệ bị áp đặt. Bạn không thực sự tự do trong nó. Bạn phải làm những điều nào đó vì nếu bạn làm chúng bạn được trả giá hời. Nó đem tới lương tốt. Nếu bạn không làm những điều đó, bạn khổ, bạn mất sự tôn kính, bạn mất sự kính trọng. Bạn trở thành kẻ tội phạm.

Người tinh ranh, người láu lỉnh, sẽ không muốn mất sự kính trọng trong xã hội; cho nên mọi người đó, người láu lỉnh và tinh ranh, họ sẽ trở thành người ngay thẳng. Một cách tự nhiên, họ sẽ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong tâm trí của họ; họ sẽ không là một khối. Trên bề mặt họ sẽ biểu lộ rằng họ là ngay thẳng, và từ cửa sau họ sẽ liên tục làm mọi điều họ bao giờ cũng muốn làm. Họ sẽ có hai mặt, ít nhất. Một mặt, mặt công khai, để trưng ra cho người khác; mặt kia, mặt riêng tư, để sống cùng. Họ sẽ là người đạo đức giả.

Tính cách bị áp đặt mang tới đạo đức giả trong thế giới. Tính cách bị áp đặt mang tới chia chẻ trong mọi người; họ trở thành tinh thần phân liệt. Họ làm cái gì đó và họ nói cái gì đó khác, và họ giả vờ cái gì đó khác nữa. Cuộc sống của họ mất thanh nhã vì họ không là một; cuộc sống của họ mất hài hoà. Không có hoà hợp, thường xuyên có bất hoà.

Cho nên cái gọi là tôn giáo của bạn, cái đã nhấn mạnh quá nhiều vào luật đạo đức, đã không có khả năng tạo ra thế giới tốt hơn. Họ đã chỉ có khả năng tạo ra thế giới đạo đức giả, thế giới rất xấu. Bạn có thể thấy điều đó, không có nhu cầu nói nó. Bạn có thể thấy nó khắp xung quanh - thế giới rất xấu, rất giả, rởm, giả vờ.

Và người này, người giả vờ... và người đó không thể làm được bất kì cái gì khác - chừng nào người đó chưa đạt tới tâm thức bên trong, người đó chỉ có thể giả vờ; người đó không thể làm được bất kì cái gì khác. Mọi điều người đó đang cố làm người đó sẽ phải tuân theo - những lời răn của Moses người đó sẽ phải tuân theo, những lời răn của Jesus người đó sẽ phải tuân theo, hay lời răn của Phật. Nhưng chúng không phải là kinh nghiệm riêng của người đó. Bản thân người đó đã không trải nghiệm cách đó. Mọi đạo đức của người đó được vay mượn từ người khác. Người đó là người bắt chước, đó không phải là chân thực.

Cái mà đã không nảy sinh trong tâm thức riêng của bạn sẽ không bao giờ làm cho bạn tự do; bạn sẽ bị cầm tù. Và bạn sẽ bị dính líu nhiều trong mọi chia chẻ đó tới mức sẽ khó để bao giờ cảm thấy hạnh phúc.

Bây giờ xem điều xảy ra. Đạo đức của bạn nói một điều. Chẳng hạn, đạo đức nói: "Trung thành với người đàn bà của bạn. Nếu bạn đã lấy cô ấy, trung thành với người đàn bà của bạn, yêu cô ấy, có trách nhiệm." Hoàn toàn được. Nếu bạn yêu cô ấy, không cần nói 'trung thành với cô ấy' - đằng nào bạn cũng sẽ trung thành. Nhưng nếu bạn không yêu cô ấy, thế thì vấn đề nảy sinh. Nếu tình yêu đã biến mất... và yêu biến mất; trong sự sống này không cái gì là thường hằng. Tôi không nói rằng ngay chỗ đầu tiên không có yêu - có thể đã từng có nhưng bây giờ nó đã biến mất. Như nó đã đi vào ngày nào đó, nó đã đi ra một ngày nào đó. Giờ thì làm gì?

Nếu bạn trung thành với ngay thẳng của bạn, với mọi bộ luật đã được trao cho bạn, bạn sẽ không thực với bản thân bạn, không thực với người đàn bà này. Bạn sẽ liên tục làm những cử chỉ với cô ấy dường như bạn yêu cô ấy. Và sâu bên dưới bạn sẽ rất rất giận, phát rồ. Sâu bên dưới bạn sẽ muốn giết người đàn bà này. Ít nhất bạn cảm thấy rằng nếu cô ấy chết điều đó sẽ là tốt, nó sẽ là phúc lành. Cái gì đó... bạn sẽ chờ đợi cho bệnh nào nó xảy ra.

Nhưng bạn là ngay thẳng và bạn tin vào cách thức nào đó của cuộc sống, và bạn phải yêu cô ấy. Làm sao bạn có thể yêu được bất kì người nào nếu tình yêu đã biến mất? Bạn có thể giả vờ. Và khi bạn giả vờ, bạn đang giết chết năng lượng yêu riêng của bạn và bạn đang phá huỷ khả năng của người kia. Cô ấy sẽ không bao giờ được thoả mãn bởi việc giả vờ của bạn; bạn sẽ không bao giờ được thoả mãn bởi việc giả vờ của bạn. Thế thì ngày này hay ngày khác bạn sẽ rơi vào yêu với người đàn bà khác nào đó.

Bây giờ nhiều khổ hơn sẽ đi vào - bạn sẽ phải giữ nó như sự kiện được giấu nhẹm. Bây giờ nó là bí mật. Bây giờ bạn có hai cuộc sống, và bạn phải che giấu với vợ bạn về người đàn bà này, và bạn phải che giấu về vợ bạn với người đàn bà này. Bạn sẽ phải bắt đầu sống trong hai thế giới, và bạn sẽ trở thành ngày càng không thực hơn. Và điều không thực này dẫn tới nhiều điều không thực khác - bạn sẽ trở thành đống lộn xộn! Và sớm hay muộn bạn sẽ bị bắt. Không thể nào không bị bắt được, người ta nhất định bị bắt.

Sâu bên dưới bạn sẽ cảm thấy khổ vì bạn đang làm cái gì đó sai. Nếu bạn không làm điều sai bạn cảm thấy khổ, vì bạn không yêu người đàn bà này. Nếu bạn làm điều đúng bạn cảm thấy khổ. Nếu bạn làm điều sai bạn cảm thấy khổ - bạn bị mắc bẫy theo cả hai đằng. Loại ngay thẳng này là cái bẫy nó giữ cho mọi người khổ.

Cách tiếp cận riêng của tôi là triệt để toàn bộ. Cách tiếp cận của tôi là: Tôi không cho bạn bất kì lời răn nào. Tôi tin cậy bạn nhiều hơn bất kì lời răn nào mà có thể được trao cho bạn. Tôi muốn cho bạn tâm thức, không lời răn - không lương tâm mà tâm thức! Tôi muốn bạn trở nên ngày càng nhận biết hơn về cuộc sống của bạn, và tôi muốn bạn trở nên ngày càng đích thực hơn về nhận biết này - để cho bạn vẫn còn là một khối dù bất kì cái gì xảy ra. Và bất kì cái gì bạn muốn làm, bạn phải làm nó một cách có trách nhiệm. Và nhớ, lời của tôi 'trách nhiệm' không ngụ ý tính trách nhiệm hướng tới ai đó khác, không. Khi tôi nói bạn phải làm nó một cách có trách nhiệm, tôi ngụ ý bạn phải có trách nhiệm với tâm thức của bạn, có vậy thôi.

Không ai chịu trách nhiệm cho bất kì ai khác ở đây. Làm sao tôi có thể chịu trách nhiệm cho bạn được? Làm sao bạn có thể chịu trách nhiệm cho tôi được? Tôi chịu trách nhiệm cho bất kì cái gì tôi đang làm - và tôi phải làm nó, và tôi phải làm nó với tất cả tim tôi và tất cả con người tôi. Cho nên bất kì cái gì đang đó, tôi chấp nhận nó và tôi đi cùng với nó, và tôi không liên tục chơi trò chơi giả. Đây là chân thật.

Tôi không gọi chân thật là điều nói "Chân thật là cách xử sự tốt nhất." Làm sao chân thật có thể là cách xử sự được? Cách xử sự trong chính bản chất của nó là không chân thật. Chân thật không phải là cách xử sự! - chân thật là cách sống nổi dậy. Nó không có chính trị và không có cách xử sự trong nó.

Đây là điều tôi gọi là người ngay thẳng thực sự, người đúng. Người đó hành động tương ứng với tâm thức bên trong của người đó, và dù nó dẫn tới bất kì chỗ nào người đó sẵn sàng chấp nhận các hậu quả. Người đó không che giấu, người đó không cố giả vờ. Người đó sống cuộc sống của sự thống nhất. Người đó không phải là nhiều người, người đó là một người; người đó không là đám đông. Người đó thực sự có sự thống nhất bên trong người đó; người đó không là người đa tâm lí. Bằng không, người ngay thẳng là người nguy hiểm nhất và là người giả nhất trên thế giới. Ngay cả các phạm nhân đôi khi là hồn nhiên hơn cái gọi là người ngay thẳng của bạn.

Đó là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói rằng "Sự ngay thẳng của người ngay thẳng là không đủ" - một câu nói cực kì quan trọng: Sự ngay thẳng của người ngay thẳng là không đủ. Nó thiếu, cái gì đó bị thiếu trong nó - hồn bị thiếu.

Một sư nói với thầy Tuyết Phong, "Tôi đã cạo trọc đầu, mặc quần áo đen, nhận lời nguyện - tại sao tôi không được coi là Phật?"

Tuyết Phong nói, "Không có gì tốt hơn việc thiếu vắng của lòng tốt."

Suy ngẫm về nó đi. Tuyết Phong nói, "Không có gì tốt hơn việc thiếu vắng của lòng tốt." Ông ấy ngụ ý cái gì? Ông ấy không chống lại lòng tốt nhưng ý tưởng này rằng "Tôi đã làm điều này, tôi đã làm điều nọ, giờ cái gì còn thiếu? Tại sao tôi không là Phật? Tại sao tôi đã không được coi là Phật?"

Khi Thiền sư đầu tiên vào Trung Quốc, hoàng đế đã tới gặp ông ấy. Và hoàng đế đã làm nhiều hành động ngay thẳng. Ông ấy đã làm nhiều đền chùa Phật giáo, hàng nghìn bức tượng Phật đã được ông ấy phổ cập khắp nước. Ông ấy đã chuyển đạo cả nước sang Phật giáo. Hàng triệu sư đã được ông ấy nuôi; ông ấy đã duy trì nhiều tu viện. Hàng nghìn học giả đã làm việc dịch kinh sách Phật giáo sang tiếng Trung Quốc. Ông ấy đã để mọi kho báu của ông ấy vào phụng sự Phật giáo. Một cách tự nhiên, ông ấy đã cảm thấy rất thoải mái, hiển nhiên - ông ấy đã đi trên cuộc hành trình bản ngã lớn.

Và khi Bồ đề đạt ma tới, ông ấy đã đón Bồ đề đạt ma và nói, "Thưa đại nhân, tôi đã làm điều này và tôi đã làm điều kia, và tôi đã làm điều này, và tôi đang làm điều này - công đức của tôi sẽ là gì?"

Và Bồ đề đạt ma kia nhìn một cách dữ tợn vào mắt ông ta và nói, "Không cái gì cả, thưa ông, không công đức chút nào. Ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy."

Hoàng đế không thể tin được vào điều đó, vì mọi sư khác và các Phật tử... nhiều người đã tới từ trước. Đây đã là Thiền sư đầu tiên. Nhiều người đã tới từ trước. Trung Quốc đã được chuyển đạo, nước này đã gần như trở thành nước Phật giáo. Nhiều người đã tới và mọi người đã ca ngợi ông ta như bất kì cái gì; và mọi người đều đã nói rằng "Vũ đế này là người vĩ đại nhất trên thế giới." Ông ta đã được kính trọng gần như tiếp sau Phật. Ông ta đã làm nhiều thế, và mọi người đã ca ngợi ông ta như bất kì cái gì. Sách được viết ra ca ngợi ông ta, thơ được sáng tác ca ngợi ông ta, bài hát được hát ca ngợi ông ta. Các sư Phật giáo, các học giả Phật giáo, các bác học - tất cả họ đã cúi lạy hoàng đế này.

Và ở đây Bồ đề đạt ma tới và ông ấy nói, "Không công đức gì, thưa ông - không chỉ điều đó: ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy. Bỏ ý tưởng này rằng ông đã làm bất kì cái gì, bằng không ông đang trong nguy hiểm!"

Tại sao? Vì cảm thấy rằng bạn đang làm cái gì đó tốt đơn giản có nghĩa là việc làm đang bắt nguồn từ bản ngã - và bản ngã là cánh cửa tới địa ngục. Người ngay thẳng là người bản ngã, một trong những người bản ngã nhất. Và ông ta có nhiều thứ để mang tính bản ngã. Ông ta có lí do để có tính bản ngã. Ông ta có thể trưng ra hành động tốt mà ông ta đã làm.

Thế rồi Vũ đế hỏi, "Thế thì đức hạnh là gì? Thế thì công đức là gì? Punya là gì?"

Và lần nữa, như tiếng sét, Bồ đề đạt ma nói, "Trống rỗng... chỉ trống rỗng."

Vũ lại cố hiểu và ông ta nói, "Vậy ông nói trống rỗng là linh thiêng sao?" Lần nữa từ cửa sau ông ta mang ý tưởng của mình vào, "Vậy trống rỗng là linh thiêng sao?"

Và Bồ đề đạt ma quát lên, "Ông thôi điều vô nghĩa này đi! Không có gì linh thiêng trong nó! Trống rỗng đơn giản là trống rỗng! Linh thiêng gì? Không có gì linh thiêng trong nó! Trống rỗng đơn giản là trống rỗng."

Bây giờ điều này là quá nhiều, quát cả hoàng đế. Và hoàng đế nói, "Bây giờ người này không dành cho ta." Và Bồ đề đạt ma quay đi, trở lại núi. Nhưng hoàng đế ngẫm nghĩ về điều đó. Làm sao bạn có thể quên người như vậy? Người này liên tục ám ảnh ông ta, người này trở thành như ác mộng.

"Tại sao ông ấy đã làm tan nát niềm tin của ta?" Người này đã sống trong cung điện mơ, rằng ông ta sắp lên tới cõi trời thứ bẩy và ngay cả Phật có thể sẵn sàng đón ông ta ở cửa. Người này đã làm tan nát mọi mơ của ông ta. Và người này đã có vẻ rất đích thực. Hoàng đế biết mọi loại xu nịnh, tất cả họ ở quanh ông ta, toàn thể triều đình đầy những họ; và ông ta đã biết mọi cái được gọi là mahatmas người đã tới trước người này. Và bây giờ ông ta có thể thấy sự khác biệt - người này có lửa, sự đích thực. Người này đã thực sự có phẩm chất khác toàn bộ, thuộc vào chiều hướng khác nào đó.

Ông ta nghĩ đi nghĩ lại, và ông ta càng nghĩ, ông ta càng cảm thấy rằng Bồ đề đạt ma này dường như là đúng. Nhưng ông ta không thể thu được dũng cảm để mời ông này lần nữa. Thế rồi khi ông ta sắp chết - sau bẩy năm - trên giường chết, ông ta không thể trì hoãn được điều đó lâu hơn nữa. Ông ta bảo mọi người xung quanh mình, "Đi ngay và tìm xem Bồ đề đạt ma đang ở đâu, vì dường như duy nhất người này ta đã bắt gặp là người thực duy nhất. Người của đức hạnh nhiều tới mức người đó nói không có đức hạnh trong nó. Người ngay thẳng tới mức người đó không tin vào sự ngay thẳng. Người chứng ngộ tới mức ngay cả đức hạnh cũng là gông cùm. Các ngươi đi đi! Ta sắp chết và ta cảm thấy ông ấy có thể là đúng, rằng ta sẽ xuống địa ngục thứ bẩy. Nó đã toàn là hành trình bản ngã."

Nhưng đã quá trễ rồi. Khi mọi người tới Bồ đề đạt ma, hoàng đế đã chết. Trước khi chết ông ta nói với mọi người, "Trên mồ của ta viết cái gì đó từ Bồ đề đạt ma. Ta không thể viết nó trong tim ta, nhưng ít nhất để nó được khắc trên mộ ta." Trên mộ ông ấy toàn thể đối thoại này được viết:

Vũ đế hỏi, "Công đức của ta sẽ là gì?"

Và Bồ đề đạt ma nói, "Không cái gì. Không có công đức trong nó, và ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy."

"Thế đức hạnh thì sao?"

Và Bồ đề đạt ma nói, "Trống rỗng." "Và trống rỗng linh thiêng thì sao?"

Và Bồ đề đạt ma nói, "Không có gì linh thiêng. Trống rỗng đơn giản là trống rỗng."

Cảm giác riêng của tôi là ở chỗ nếu cho dù trong một khoảnh khắc trước cái chết, người này, Vũ đế, đã hiểu điều đó, thế là đủ. Một khoảnh khắc của việc hiểu thực là đủ... quá đủ, còn hơn cả nghìn lần sống việc sống ngay thẳng. Đó là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói, "Ngay thẳng là không đủ, cái gì đó thêm nữa được cần tới." Lương tâm chỉ là cái vỏ bên ngoài: tâm thức được cần.

Cho nên, tôi không nghĩ mấy về luân lí. Không phải là tôi chống lại nó. Tôi không nghĩ mấy về nó vì nó đã không làm cho con người thành luân lí chút nào. Và tôi không nghĩ mấy về hành động ngay thẳng, vì chúng về căn bản không phải là ngay thẳng - chúng là giả vờ. Đầu tiên và trước nhất là thiền, mọi thứ khác theo sau. Đầu tiên bạn phải đi vào cốt lõi bên trong nhất của bạn. Quên mọi thứ khác đi - mối quan hệ, thế giới xã hội và mọi cái đó. Đầu tiên bạn phải đi tới cốt lõi bên trong nhất của bạn, được bắt rễ ở đó và để cuộc sống của bạn nảy sinh từ đó. Và tôi biết bạn sẽ là đạo đức, và không có tính đạo đức.

Bây giờ đây là hai điều khác nhau. Là đạo đức là một điều, mang tính đạo đức là điều khác. Người mang tính đạo đức là người xấu; người mang tính đạo đức là không đạo đức, nhưng ba hoa về nó.

Tôi đã nghe:

Một người cải đạo thôn quê, đầy hăng hái, xung phong làm phụng sự trong lời cầu nguyện đầu tiên của mình để đáp ứng cho sự chú ý.

"Tôi sẵn sàng làm bất kì cái gì mà Trời yêu cầu tôi," người đó nói, "miễn là điều đó là xứng đáng."

Bây giờ đây là người đạo đức. Ngay cả với Thượng đế ông ta sẽ phải chọn. Ông ta nói, "Tôi sẵn sàng làm bất kì cái gì mà Trời yêu cầu tôi, miễn là điều đó là xứng đáng." Ngay cả với Thượng đế ông ta sẽ chọn cái gì là xứng đáng và cái gì là không xứng đáng. Người đạo đức để một mắt để phán xét mọi người - ngay cả Thượng đế. Người đạo đức đang trên hành trình kết án mọi người. Và người đạo đức không phải là đạo đức vì người đó yêu: người đó là đạo đức vì người đó sợ. Đạo đức của người đó là từ sợ, địa ngục, trừng phạt. Hay có thể từ tham - phần thưởng trên cõi trời và thiên đường.

Gil Hodges bỏ bữa tối với thịt bò nướng trên máy bay vì đó là ngày thứ sáu. Một bạn đồng đội, cũng là người Cơ đốc giáo, khuyên anh ta ăn thịt bò nướng, nói, "Có việc miễn trừ tự động khi bạn ở trên máy bay và họ chỉ phục vụ món đó."

Hodges thoái thác, "Điều đó có thể vậy, nhưng chúng ta đã ở hơi quá gần tổng hành dinh ở đây," anh ta nói.

Chỉ nỗi sợ... chỉ nỗi sợ giữ mọi người đạo đức. Nhưng sợ là vô đạo đức, cho nên làm sao trên thái độ vô đạo đức - thái độ của sợ và tham - đạo đức có thể có cấu trúc của nó được dựng lên? Đó là đang làm nhà trên cát.

Người đạo đức là không sợ và không tham. Nếu bạn hỏi tôi định nghĩa về đạo đức, tôi sẽ nói: người không có sợ và không có tham. Bây giờ nếu bạn nghĩ về định nghĩa này, thế thì cái gọi là người ngay thẳng của bạn sẽ không là ngay thẳng chút nào, vì họ chỉ tham và sợ. Nếu ai đó tới và tuyên bố với thế giới và thuyết phục mọi người rằng không có địa ngục, trong số một trăm người đạo đức, chín mươi chín người sẽ lập tức chạy xô vào tội lỗi. Sợ đã biến mất. Và nếu ai đó tới và nói, "Không có thiên đường nữa, và bạn sẽ không được thưởng; tội nhân và thánh nhân - tất cả đều như nhau một khi họ chết," thế thì một phần trăm còn lại cũng sẽ rơi vào tội lỗi.

Có một câu chuyện về Jesus. Nó không được kể trong Kinh Thánh nhưng có kể trong nguồn Sufi.

Jesus tới một thị trấn và ông ấy thấy vài người đang ngồi trên hiên nhà, rất buồn - kêu, khóc, đấm ngực. Ông ấy hỏi, "Chuyện gì đã xảy ra cho các ông? Cái gì sai đã xảy ra cho các ông? Ai đã tạo ra tình trạng này? Ai đã làm cho các ông khổ thế?"

Và họ nói, "Không ai cả. Chúng tôi sợ địa ngục. Chúng tôi là những người tôn giáo, và chúng tôi sợ mọi tội mà chúng tôi đã phạm phải. Chúng tôi đang xin tha thứ."

Jesus đi tiếp lên trước. Ông ấy bắt gặp một nhóm khác, đang ngồi trong vườn, rất buồn - không kêu, không khóc, nhưng rất buồn, rất đờ đẫn, gần như sinh lực tù đọng. Ông ấy hỏi, "Cái gì đã xảy ra cho các ông? Sao các ông có vẻ ngẩn ngơ thế?"

Và họ nói, "Chúng tôi lo nghĩ liệu chúng tôi sẽ làm nó hay không - thiên đường, Firdaus - liệu chúng tôi sẽ có khả năng làm nó hay không! Chính lo âu này làm tê liệt chúng tôi. Nếu chúng tôi bỏ lỡ, thế thì...? Chúng tôi không làm bất kì cái gì sai! Chúng tôi tránh xa khỏi bất kì cái gì có thể có bất kì kết nối nào với cái sai, nhưng dầu vậy tâm trí liên tục bị lo nghĩ liệu chúng tôi có làm nó hay không, liệu chúng tôi sẽ có khả năng vào thiên đường không. Chính tham đó làm cho chúng tôi rất buồn, lo âu, tê liệt."

Đây là hai loại người tôn giáo trên thế giới. Chuyện ngụ ngôn khác:

Nhà nữ huyền bí Sufi, Rabiya, một hôm được thấy đang chạy vào bãi chợ, kêu la như người điên. Một tay bà ấy cầm ngọn đuốc, đuốc đang cháy. Tay kia bà ấy cầm một bình đầy nước.

Cho nên ai đó hỏi, "Rabiya, cái gì đã xảy ra với bà vậy? Bà đang làm gì? Bà đang đi đâu? Và tại sao cầm ngọn đuốc này và bình nước này?"

Bà ấy nói, "Tôi sẽ nhận chìm địa ngục bằng nước này, và tôi sẽ đốt cháy thiên đường bằng đuốc này. Chỉ thế thì thế giới mới có thể có tính tôn giáo, không bao giờ trước điều đó."

Người đạo đức là người không có sợ và không có tham. Nhưng sợ và tham biến mất chỉ khi tâm trí biến mất. Chúng là hai bánh xe của tâm trí. Xe tâm trí di chuyển trên hai bánh xe này; do đó, những người biết, họ nói đạo đức là sản phẩm phụ - điều thực là thiền.

Và thế thì khi bạn làm một điều sai, bạn phải tìm ra cả nghìn lẻ một giải thích tại sao bạn phải làm nó. Bạn hợp lí hoá, bạn cố bảo vệ bản thân bạn chống lại sợ. Bạn có một vật nhỏ bé và bạn làm nó có vẻ rất lớn. Bạn chỉ cho sự giúp đỡ nào đó cho người ăn xin nào đó và bạn làm nó thành có vẻ rất lớn, dường như bạn đã làm cái gì đó rất lớn. Hay bạn làm cái gì đó sai, và thế thì bạn làm cho nó thành có vẻ rất nhỏ. Và bạn cố tìm các lí do tại sao bạn phải làm nó. Bạn không thực sự muốn làm nó, nhưng hoàn cảnh đã giống điều đó. Tình huống là tới mức bạn phải làm nó.

Việc hợp lí hoá thường xuyên này trong tâm trí làm cho bạn ngày một mơ hồ, lờ mờ và đờ đẫn hơn. Và, dần dần, bạn mất mọi cân xứng; bạn không thấy mọi sự như chúng vậy. Khuếch đại một thứ, làm nó có vẻ rất lớn, và mặt khác cố làm mọi sự có vẻ rất nhỏ, bạn làm mất mọi cảnh quan. Thế rồi bạn không thấy mọi sự như chúng vậy trong kích cỡ và hình dáng thực của chúng. Thế giới của bạn trở thành thế giới rất rất ảo vọng.

Chồng đánh điện về nhà rằng anh ta đã có khả năng làm chuyến đi kinh doanh một ngày sớm sủa và sẽ về nhà vào thứ tư. Tuy nhiên, khi anh ta bước vào trong căn hộ của mình, anh ta thấy vợ mình đang trong giường cùng với người đàn ông khác. Điên tiết, anh ta túm lấy chiếc túi lớn của mình và xông ra đường; anh ta gặp bà mẹ vợ trên phố, kể cho bà ấy điều đã xảy ra và tuyên bố rằng anh ta đã nộp đơn xin li dị vào buổi sáng.

"Cho con gái tôi một cơ hội giải thích trước khi anh làm bất kì cái gì đi," bà già cầu xin. Một cách miễn cưỡng anh ta đồng ý.

Một giờ sau, bà mẹ vợ gọi điện cho người chồng ở câu lạc bộ. "Tôi biết con gái tôi sẽ có lời giải thích," bà ấy nói, với vẻ đắc thắng trong giọng nói, "Nó đã không nhận được bức điện tín của anh!"

Đó là cách mọi sự diễn ra. Chúng ta liên tục tìm ra các loại giải thích ngu xuẩn tại sao chúng ta đã làm điều này và tại sao chúng ta đã không làm điều nọ. Những giải thích ngu xuẩn này đang giữ cho tâm trí bạn bị che mờ. Đừng bắt đầu bằng việc là đạo đức; bắt đầu bằng việc thiền đi. Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng đạo đức tới mà không có bất kì nỗ lực nào về phần bạn để mang nó tới. Và khi nó tới mà không có bất kì nỗ lực nào, nó có cái đẹp của riêng nó. Nó tự nhiên thế.

Thế thì bạn không ba hoa, thế thì bạn không khao khát bất kì thiên đường nào. Bạn đã làm điều đúng vì đó là cách bạn tận hưởng việc làm nó. Không có thêm lợi nhuận trong nó, không có thêm động cơ trong nó - nó là vô động cơ. Bạn làm điều đúng vì đó là cách bạn tận hưởng việc làm nó. Bạn không làm điều sai, vì đó là cách bạn không tận hưởng việc làm nó. Điều đó là đơn giản! Bạn không trở nên ngay thẳng. Bạn trở nên ngày càng vui vẻ hơn, có vậy thôi. Bạn trở nên ngày càng mở hội, và bạn không cảm thấy rằng bạn có nghĩa vụ với mọi người trên thế giới. Và bạn không cảm thấy rằng người khác là không ngay thẳng thế như bạn vậy, và bạn không cần bất kì Thượng đế nào để cho bạn bất kì phần thưởng nào thêm vì nó. Hành động đúng là phần thưởng riêng của nó rồi. Đòi hỏi bất kì phần thưởng nào khác đơn giản ngụ ý bạn còn chưa biết hành động đúng là gì.

Khi bạn yêu, chính tính đúng của nó cho bạn niềm vui. Khi bạn chia sẻ, chính tính đúng của nó cho bạn an bình, im lặng, vui mừng lớn lao. Khi bạn ăn cắp, chính tính sai của nó làm cho bạn cảm thấy trong địa ngục. Khi bạn lừa dối, chính tính sai của nó mang năng lượng của bạn xuống thấp, bạn cảm thấy phiền muộn. Không có nhu cầu về bất kì cõi trời và địa ngục nào trong tương lai; từng hành động mang tới địa ngục riêng của nó, và từng hành động mang tới cõi trời riêng của nó. Và bạn liên tục di chuyển giữa hai điều này - cả nghìn lẻ một lần trong một ngày.

Bạn làm cái gì đó tốt và bạn hạnh phúc, và bạn làm cái gì đó xấu và bạn bất hạnh. Và tôi không nói rằng có bất kì tiêu chí bên ngoài nào để phán xét nó. Nếu bạn hiểu đúng tôi, chỉ có một tiêu chí bên trong: bất kì cái gì bạn cảm thấy thoải mái khi làm, bất kì cái gì bạn cảm thấy vui vẻ khi làm, đều là đúng; và bất kì cái gì bạn cảm thấy khổ khi làm, đều là không đúng. Nếu bạn có thể thấy vấn đề đó, thế thì cuộc sống của bạn sẽ có đạo đức và không phải là theo luân thường đạo lí. Bạn sẽ không là người khắt khe đạo đức.

Đi vào trong con người riêng của bạn và người khác biến mất. Thế thì tính đạo đức của bạn không phải là việc cân nhắc về người khác, nó chỉ là việc trút ra con người riêng của bạn. Bạn là đạo đức vì bạn hạnh phúc theo cách đó. Đạo đức là thơ ca của bạn, bài ca của bạn. Nó là hương thơm của bạn.

Một lần một Thiền sư già, D. T. Suzuki, nói về Thiền ở Tokyo. Ông ấy nói về im lặng, trống rỗng, hư không, và mọi cái còn lại, cùng với trí huệ sâu sắc tới từ tỏ ngộ. Khi ông ấy kết thúc, một trong những thính giả đứng dậy, và, không chút cáu kỉnh kêu lên, "Nhưng thưa Ts. Suzuki, về xã hội thì sao? Về những dân tộc khác thì sao? Về người khác thì sao?"

Suzuki nhìn người này với nụ cười và nhận xét, "Nhưng không có người khác."

Không có người khác, và không có cái ngã. Đó là việc toả sáng tới qua thiền. Bạn biến mất và người khác biến mất ngay lập tức, vì người khác tồn tại chỉ như người tương ứng với cái 'tôi'. 'Tôi' tạo ra 'bạn'; cái ngã tạo ra người khác. Khi cái ngã biến mất trong thiền, người khác cũng biến mất. Thế thì có luồng chảy tự nhiên. Trong luồng chảy tự nhiên đó mọi thứ là đúng theo cách riêng của nó - không phải là bạn phải đặt nó về đúng lặp đi lặp lại, không phải là bạn phải rất rất cẩn thận và cân nhắc và bận tâm. Nó không tạo ra lo âu, nó đi theo bạn như cái bóng của bạn dù bạn đi bất kì chỗ nào. Tính đạo đức đó là tôn giáo.

Cho nên, để tôi nhắc lại:

Hạnh kiểm ngay thẳng có liên quan gì tới chứng ngộ không?

Chẳng liên quan chút nào, nhưng chứng ngộ có nhiều điều tạo ra hành vi ngay thẳng.

Và điểm cuối cùng trong câu hỏi này: “Tôi nghĩ nếu bạn không làm việc, bạn đừng ăn" là khẩu hiệu rất hay.

Rất có tính đạo đức, nhưng không rất hay. Chỉ ra tính keo kiệt của bạn, chỉ ra khuynh hướng theo tiền của bạn, chỉ ra trái tim rất rất cứng rắn của bạn. Tốt, ở mức rất thấp.

Nếu bạn đang nghĩ chỉ về người khác, nó có vẻ tốt: tại sao người đó ăn nếu người đó không làm việc? Nhưng bạn không nghĩ về bản thân bạn chút nào. Bạn không thể đủ hào phóng để chia sẻ với ai đó người không làm việc sao? Tại sao bạn phải keo kiệt vậy? Tại sao công việc phải là điều kiện?

Tôi biết nó đã từng là điều kiện trong quá khứ, vì quá khứ đã rất nghèo. Điều đó chẳng liên quan gì tới tính đạo đức; chính là vì nghèo của quá khứ mà những khẩu hiệu như vậy đã trở thành quan trọng. Chúng là điều xấu cần thiết, chúng không có gì quan trọng về chúng. Đó đã chỉ là sự cần thiết. Mọi người nghèo trên thế giới, và ai đó không làm việc là gánh nặng lớn. Mọi người làm việc, thế nữa đã không có đủ lương thực, không có đủ quần áo, không có đủ chỗ ở. Cuộc sống đã rất khổ. Từ khổ đó những khẩu hiệu này đã được tạo ra. Chúng chẳng liên quan gì tới tính đạo đức; chúng chỉ là một phần của kinh tế nghèo nàn của quá khứ. Chúng chẳng liên quan gì tới tôn giáo nữa.

Nhưng trong tương lai, khi ngày càng nhiều công nghệ sẽ làm cho có thể có việc ngày càng nhiều người không phải làm việc, thế thì sao...? Khẩu hiệu này sẽ còn không: "Nếu bạn không làm việc, bạn đừng ăn"? Thực ra, chúng ta sẽ phải đảo ngược khẩu hiệu này hoàn toàn. Chúng ta thậm chí có thể phải nói: "Nếu bạn làm việc bạn đừng ăn!" Bạn không thể có cả hai. Nếu bạn muốn làm việc bạn có thể làm việc, nhưng thế thì bạn đừng ăn - vì nhiều công việc sẽ là không thể được. Một khi công nghệ tiếp quản, người lười sẽ trở thành anh hùng lí tưởng; người không làm việc chút nào sẽ được ca ngợi, vì người đó sẽ không hỏi và người đó sẽ không yêu cầu từ xã hỏi, "Tôi cần công việc!" Người đó sẽ nói, "Tôi sung sướng không có công việc."

Nhưng đang có hàng triệu người sẽ không có khả năng thảnh thơi và họ sẽ đòi hỏi công việc. Họ sẽ nói, "Làm việc là điều phải có. Chúng ta không thể ngồi. Chúng ta nên làm gì?" Bạn biết - bạn làm gì vào ngày nghỉ? Bạn trở nên mệt mỏi về không làm bất kì cái gì chút nào, bạn trở nên chán chường, tới mức bạn bắt đầu khao khát thứ hai tới. Bạn bắt đầu nghĩ về bạn sẽ làm gì ngày mai ở văn phòng.

Khi bạn không làm bất kì cái gì, khi bạn không bận bịu, bạn cảm thấy rất rất khó giải quyết sự trống rỗng đó, vì bạn không có tính thiền. Chỉ người có tính thiền có thể thảnh thơi trong không bận bịu. Tương lai thuộc về các thiền nhân không thuộc về công nhân. Trong tương lai, sớm hay muộn - sau thế kỉ này - điều sẽ xảy ra là khẩu hiệu này sẽ trở thành một trong những khẩu hiệu xấu nhất. Và bất kì người nào đòi hỏi công việc sẽ bị coi là phần tử phản xã hội - vì đem công việc từ đâu? Cho người đó công việc ngụ ý tạo ra phiền phức mà máy có thể làm công việc tốt hơn một cách rẻ hơn, dễ dàng hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn - và người này đòi hỏi công việc! Tìm công việc từ đâu? Thế thì có khả năng chúng ta có thể phải làm ra khẩu hiệu rằng nếu bạn đòi hỏi công việc, nếu bạn quá bị gắn bó với công việc, bạn có thể có công việc, nhưng thế thì bạn không thể ăn.

Mọi người sẽ là lười, những người sẽ chỉ biếng nhác, những người sẽ chỉ nghỉ ngơi, thiền hay chơi ghi ta - họ sẽ là các công dân được kính trọng của thế giới. Thế thì cái gì sẽ xảy ra cho khẩu hiệu của bạn?

Nó chẳng liên quan gì tới tính đạo đức, nó chỉ là sự cần thiết - trong quá khứ nó đã từng là vậy. Nhưng đừng cố trộn lẫn kinh tế với tôn giáo, bằng không mọi thứ là đẹp sẽ biến mất.

Thế thì làm sao định nghĩa công việc? Phật, ông ấy có là người làm việc không? Sẽ khó định nghĩa... liệu ông ấy có làm việc hay không, liệu ông ấy có được quyền ăn hay không? Liệu tôi có được quyền ăn hay không? Điều đó là tuỳ ở bạn. Nếu bạn yêu tôi bạn sẽ nói, "Vâng, công việc của thầy là vĩ đại! Nó có tính sáng tạo, thế này và thế nọ." Nếu bạn không yêu tôi bạn sẽ nói, "Điều này là vô dụng. Công việc gì có trong điều đó? Tốt hơn cả thầy làm đồ gốm hay đồ mộc đi. Có tính sáng tạo đi, làm cái gì đó hữu dụng! Việc dạy mọi người thiền là thứ vô dụng. Thầy đang chẳng làm bất kì cái gì và thầy đang dạy những người khác không làm bất kì cái gì."

Công việc là gì? Christ có được quyền ăn hay không? Michelangelo? Wagner? Kalidas? Shakespeare? Họ có được quyền ăn hay không? Điều đó sẽ tuỳ vào cách bạn định nghĩa công việc.

Nếu Bồ đề đạt ma vào Trung Quốc bây giờ, ông ấy sẽ bị tống vào tù. Ông ấy đã làm tốt - ông ấy đã đi vào từ nhiều nhiều trăm năm trước. Bây giờ nếu ông ấy đi vào Trung Quốc của Mao, ông ấy sẽ bị tống vào tù. Có nhiều sư Phật giáo và sư Lão Tử đang trong tù - vì lười, vì chẳng làm bất kì cái gì mà họ gọi là sáng tạo hay hữu dụng. Điều này đang xảy ra! Điều này đã xảy ra ở Trung Quốc, điều này đã xảy ra ở Nga. Các tu viện đã bị bỏ hoang, mọi người bị cưỡng bức làm việc.

Ở phương Đông chúng ta đã hỗ trợ cho các sannyasin trong nhiều thế kỉ. Tại sao? Vì chúng ta biết rằng công việc của người đó là cực kì sáng tạo. Nó không có tính sáng tạo trên bề mặt, nhưng điều Phật đang làm chỉ bằng việc ở đây là cực kì có ý nghĩa. Nhưng điều đó tuỳ thuộc vào diễn giải của bạn. Bằng không Phật chỉ là kẻ lười biếng. Công việc của ông ấy là không thấy được; nó không có đó như một đối thể mà có thể được thấy và nhìn và phán xét. Điều đó là rất bí ẩn. Nó có đó cho những người sẵn sàng rơi vào hoà hợp với ông ấy. Họ biết rằng điều ông ấy đã làm không ai đã bao giờ làm.

Công việc trong bản thân nó không phải là giá trị. Và nhớ, người hoạt động đã là những người nguy hiểm nhất trên thế giới. Người bất hoạt đã là những người ít gây hại nhất, vì ngay cả để gây hại người ta phải rất hoạt động. Người bất hoạt đã không gây hại cho bất kì ai. Nếu như Adolf Hitler mà đã là bất hoạt, hơi lười và biếng nhác, thế giới chắc đã tốt hơn. Nhưng ông ta không vậy. Ông ta là người làm việc lớn. Nếu Mussolini và Stalin mà là người ít hoạt động hơn một chút, thế giới chắc đã tốt hơn nhiều.

Nghĩ mà xem - Thiếp Mộc Nhi và Thành Cát Tư Hãn và Nadir Shah và Alexander và Napoleon - đây là những người thực sự hoạt động. Họ đã tạo ra toàn thể lịch sử. Nó không phải là lịch sử - nó là cuồng sử. Họ đã tạo ra toàn thể chứng thần kinh này mà chúng ta gọi là lịch sử.

Tại sao bạn liên tục ca ngợi công việc? Và nhớ, tôi không nói rằng người ta phải không làm việc. Không, tôi không nói điều đó, không chút nào. Nhưng những điều này không nên được nêu ra cho các khẩu hiệu đạo đức. Chúng là thứ kinh tế; chúng nên thuộc vào lĩnh vực của chúng. Chúng không nên trở thành lời răn. Chúng thay đổi theo hoàn cảnh.

Làm việc là tốt - nhưng, lần nữa, nhấn mạnh của tôi là ở chỗ bạn phải làm việc từ cốt lõi bên trong nhất của bạn. Nếu bạn cảm thấy thích làm cái gì đó, bạn nên làm nó. Bạn không nên bị người khác thao túng. Chẳng hạn, bạn không nên tiếp tục là bác sĩ nếu bạn muốn là thợ mộc. Bằng việc là bác sĩ bạn kiếm được nhiều hơn, bằng việc là thợ mộc bạn sẽ không kiếm được nhiều, bạn sẽ vẫn còn là người ăn xin. Nhưng nhấn mạnh của tôi là ở chỗ nếu điều đó cho cảm giác thoải mái cho bạn, thế thì điều đó là đúng. Bỏ nó đi, đừng là bác sĩ - là thợ mộc đi! Hay nếu bạn muốn là người đánh cá trên hồ đâu đó, bạn thậm chí sẽ nghèo hơn, nhưng nếu đó là điều cho cảm giác hoà điệu hơn với con người bạn, thế thì đó là điều phải được làm. Không xem xét nào khác là quan trọng.

Có vài người sẽ cảm thấy không thích làm việc chút nào. Trong một thế giới nhân bản tốt hơn họ phải được phép với biếng nhác của họ, lười của họ. Chúng ta ít nhất phải nhân bản chừng nấy. Nếu ai đó cảm thấy không thích làm việc, thế thì chúng ta không thể đủ nhân bản và hào phóng tới mức người đó nên được phép sao? Người đó không đòi hỏi gì nhiều - chỉ bánh mì, chỗ trú ngụ.

'Trong thế giới tôn giáo chúng ta sẽ đánh giá cao người đó, chúng ta sẽ không kết án người đó. Có khả năng - vài người là theo cách đó, được làm ra theo cách đó. Đừng áp đặt. Hiếm khi có những người như vậy, và nếu bạn chấp nhận họ mà không có bất kì kết án nào và bạn không làm cho họ cảm thấy mặc cảm, bạn có tính tôn giáo, bạn là người ngay thẳng, bạn thực sự là người đạo đức. Không có nhu cầu làm cho họ cảm thấy mặc cảm. Cái gì sai ở đó? Cái gì sẽ xảy ra bởi mọi công việc bạn đang làm? Mọi thứ biến mất trong chết. Và nếu ai đó không có cảm giác đó...

Tôi biết một người. Tôi đã quan sát anh ta. Anh ta là sinh viên cùng tôi  rất lười. Thế rồi anh ta trở thành giáo sư cùng tôi, và chúng tôi sống cùng nhau. Anh ta rất lười, nhưng tôi yêu người đó. Anh ta có phẩm chất vô cùng. Lười của anh ta không chỉ là lười - anh ta có thanh nhã nào đó, cái đẹp nào đó. Cái đẹp đó trong bản thân nó là có giá trị tới mức tôi không muốn phá huỷ cái đẹp đó bằng việc để anh ta vào công việc. Chỉ sự hiện diện của anh ta ở đó - lười cực - tạo ra vũng năng lượng tới mức bất kì người nào tới anh ta đều cảm thấy hạnh phúc; dường như bạn đã đi qua một khu vườn nơi có nhiều tươi mát và khí trong lành và hương hoa.

Anh ta lười cực. Anh ta không bao giờ làm bất kì cái gì, và anh ta sẽ không làm bất kì cái gì. Chúng ta phải làm gì? Chúng ta có nên làm cho anh ta cảm thấy mặc cảm không? Đó là điều mọi người đã từng làm cho anh ta.

Khi anh ta gặp tôi và tôi cho phép anh ta ở cùng tôi, trong ba tháng anh ta đã theo dõi - liệu tôi có kết án anh ta hay không. Khi tôi đã không kết án anh ta và khi tôi đã không nói bất kì cái gì... vì anh ta lười cực tới mức nếu anh ta khát nước anh ta sẽ chỉ liên tục nằm trên giường. Anh ta sẽ đợi tôi hỏi, "Anh có khát hay cái gì không?"

Khi trong vòng ba tháng tôi đã không nói một lời với anh ta, và tôi đã làm mọi thứ mà tôi cảm thấy cần được làm cho anh ta, sau ba tháng anh ta bắt đầu khóc. Và anh ta nói, "Anh là người đầu tiên đã chấp nhận tôi. Anh là người đầu tiên đã cho tôi hồn của tôi. Không ai đã yêu tôi, và mọi người đã làm cho tôi cảm thấy mặc cảm." Và một cách tự nhiên, khi toàn thế giới làm cho bạn cảm thấy mặc cảm, bạn bắt đầu cảm thấy mặc cảm. Bạn bắt đầu cảm thấy căm ghét lớn nảy sinh trong bạn chống lại bản thân bạn.

Anh ta đã nở hoa trong ba tháng đó, anh ta đã nở bung. Và từ việc bùng nổ đó, cái gì đó bắt đầu xảy ra. Anh ta bắt đầu hát, anh ta bắt đầu làm thơ. Thế rồi một hôm anh ta bắt đầu chơi ghi ta. Nhưng nó bắt nguồn từ việc chấp nhận, rằng ít nhất một người đã chấp nhận anh ta một cách toàn bộ. Nếu anh ta dậy lúc mười giờ sáng, tôi không nói phải dậy lúc chín rưỡi. Mười giờ là hoàn toàn được! Nếu bạn cảm thấy thích điều đó, nó là được. Con người nên được phép là bản thân người đó.

Cho nên tôi hiểu điều bạn ngụ ý khi bạn nói: Tôi nghĩ “nếu bạn không làm việc, bạn đừng ăn” là khẩu hiện rất tốt. Nó đã là tốt theo cách nào đó vì xã hội đã từng nghèo, chết đói. Nhưng nó là không tốt cho bạn! Bạn phải có khả năng chấp nhận thực tại của người khác như nó vậy mà không có bất kì phán xét nào. Và bạn phải có khả năng trao tự do cho người khác là bản thân họ mà không có bất kì cản trở nào. Đó là đạo đức thực. Đó là tính tôn giáo thực.

Vâng, vài người sẽ vẫn còn lười, nhưng không phải lo nghĩ về điều đó. Có những người hướng dẫn cho người lười tới chứng ngộ nữa! Lão Tử là tu sĩ cao nhất cho người lười.

Người hoạt động làm cái gì đó trong thế giới mà là quan trọng. Người lười cũng làm cái gì đó đẹp trong thế giới, điều được cần. Họ tạo ra cân bằng, hài hoà, thăng bằng.

Xem tiếp Chương 7Quay về Mục Lục Tập 3Quay về Mục Lục Toàn Tập

Ads Belove Post