Chương 6. Cách chuyển hoán những giấc mơ

Chương 6. Cách chuyển hoán những giấc mơ

Price:

Read more

Osho - Thế giới những Mật Điển
Chương 6. Cách chuyển hoán những giấc mơ



Làm cách nào được rõ biết trong giấc mơ?
Tại sao gắng sức khi chúng ta chỉ là những diễn viên trên sân khấu?
Người ta hỏi tôi: "Ông có thể giải thích những phương tiện nào giúp chúng tôi rõ biết trong giấc mơ không?" Ðây là câu hỏi quan trọng cho những ai nghiên cứu Thiền định. Vì thiền định thật ra là sự chuyển hóa quá trình mộng mị.
Chúng ta không ngừng mơ mộng không những ban đêm mà khi chúng ta đang lưng chừng mộng. Chúng ta mơ mộng suốt ngày đó là điều cần hiểu biết trước tiên. Chúng ta mơ mộng ngay cả lúc chúng ta đang tỉnh.
Hãy nhắm mắt bất cứ lúc nào trong ngày. Thả lỏng và giấc mơ sẽ xuất hiện, vì nó không bao giờ biến đi và được thay thế bằng những sinh hoạt hằng ngày. Như những ngôi sao lấp lánh ban ngày, chúng ta không thể nhìn thấy nhưng chúng vẫn hiện hữu. Chúng ta không thấy chúng chỉ vì ánh sáng ban ngày che lấp.
Nếu leo xuống đáy giếng, chúng ta có thể thấy sao ngay cả ban ngày. Phải cần một không gian tối để nhìn sao; tuy lúc nào nó vẫn hiện hữu. Chúng ta nhìn sao dễ dàng vào ban đêm vì ban ngày ánh mặt trời che cản.
Tương tự như giấc mộng. Chúng ta không những mơ lúc muốn ngủ. Nhưng mơ dễ dàng lúc ngủ vì những sinh hoạt hằng ngày che lấp và có thể thấy và cảm nhận trạng thái nội sinh.
Buổi sáng, khi thức dậy, nó đeo đuổi suốt ngày ngay cả khi ta quần quật lao động. Thử ngồi thư giản trên ghế, nhắm mắt lại, đột nhiên giấc mơ xuất hiện. Những ngôi sao sáng vẫn hiện hữu; không biến đi và vẫn xoay vòng trong tính cách luân hồi.
Hơn nữa, vì những giấc mơ cứ liên miên nối tiếp nhau; nên không thể nói rằng chúng ta hoàn toàn tỉnh táo. Người ta chỉ đơn thuần vào giấc ngủ lúc ban đêm hơn là ban ngày.
Sự khác nhau giữa giấc ngủ và lúc thức cũng chỉ là tương đối. Chúng ta không thật sự tỉnh vì chúng ta đang mơ. Những giấc mơ tạo thành lớp phim trên ý thức một dạng mây mù bao phủ và bạn không thực sự tỉnh nếu không biết mình mơ.
Chúng ta gọi Phật tính,
Là sự Tỉnh Thức.
Như vậy có nghĩa là gì? Sự Tỉnh Thức là gì. Thật ra chỉ là sự chấm dứt mơ mộng nội hoạt  của tâm thức. Giấc mơ không còn nữa như không còn sao trên bầu trời, có còn chăng là  bầu không gian tinh khiết. Có nghĩa là khi không còn mơ mộng nữa, bạn trở thành không gian thuần khiết.
Chính cái thuần khiết, hồn nhiên, ý thức không mộng mị mà người ta gọi là Sự Tỉnh Thức hay Giác ngộ. Từ nhiều thế kỷ xuyên qua thế giới cho dù Á đông hay Tây phương. Những vị thầy tâm linh đều nói:
"Con người đang lưng chừng mộng."
Jésus, Phật, các Áo nghĩa thư đều cho con người đang lưng chừng mộng. Như vậy, ban đêm, chúng ta ngủ sâu hơn ban ngày, vậy phải ráng hiểu nghĩa là gì. Và tại sao Gurdjief tuyên bố: "Con người hình như lúc nào cũng ngủ chập chờn."
Bạn không biết bạn là ai, bạn không còn nhớ. Bạn có biết bạn là ai? Nếu bạn gặp một người giữa đường, bạn hỏi người đó là ai và anh ta không thể trả lời bạn. Bạn nghĩ gì về người đó. Người đó là một người điên hoặc một anh nghiện ngập hay đang ngủ gục. Về mặt tâm linh, tất cả chúng ta đều như vậy. Chúng ta không bao giờ khẳng định được chúng ta là ai. Ðây là ý nghĩa tiên quyết của những lời của Gurdjief, Jésus hay đức Phật.
Chúng ta không rõ biết mình nên cứ mãi lang thang để ngày càng xa càng xa thực tại  hơn. Như thế có phải chăng chúng ta biết rất nhiều điều về đối tượng nhưng về chính mình thì lại không.
Chúng ta sống như đi xem ciné. Trên màn ảnh, quang cảnh đi qua và chúng ta bị diễn tiến câu chuyện thu hút. Nếu có người hỏi chúng ta là ai thì chắc chắn ta không trả lời được. Giấc mộng chỉ là khúc phim. Nó là phản ảnh của thế giới trong tâm thức. Thế giới tự phản ảnh qua tấm gương tâm thức.
Ðó là giấc mộng và bạn bị thu hút sâu đậm trong giấc mơ, bị nó đồng hóa đến nỗi bạn hoàn toàn quên mình là ai vì bạn đang"an giấc". Người nằm mộng đang đắm mình trong giấc mơ. Bạn thấy tất cả trừ ra chính mình; bạn cảm nhận muôn sự trừ ra bản thân; bạn hiểu tất cả trừ ra bạn. Cái không biết mình đó là giấc mộng. Nhưng nếu chúng ta không còn mơ nữa thì không còn tự thức tỉnh được.
Bạn có thể ngồi hàng giờ trong rạp hát. Bị chuyện phim thu hút, bạn đang xem 3 tiếng đồng hồ bỗng nhiên phim ngưng chiếu và bạn hoàn hồn. Bạn giựt mình vì 3 giờ trôi qua và những gì bạn xem chỉ là một đoạn phim. Bạn đã rưng rưng. Bạn đã khóc vì phim quá cảm động hay có thể bạn đã cười và bây giờ, bạn tự mỉm cười.
Dại thế! Chỉ là một chuyện phim, một câu chuyện! Không có gì trên màn ảnh ngoại trừ xảo thuật ánh sáng và bóng tối, những dao động điện tử. Bây giờ, bạn cười để trở về với mình. Nhưng bạn đã ở đâu trong những 3 tiếng đồng hồ.
Bạn không ở trung tâm của chính bạn. Bạn đang ở ngoại vi. Ðang ở trong không gian phim chiếu nhưng không ở trung tâm của chính mình. Bạn không ở nơi cần thiết mà bạn đã ở đâu đâu.
Ðó là những gì xảy ra nơi giấc mơ cũng như cuộc đời chúng ta. Phim chỉ kéo dài vài 3 tiếng nhưng giấc mơ của bạn kéo dài nhiều kiếp. Ngay khi mơ không còn, bạn không thể nhận ra bạn là ai, bạn cảm thấy đe dọa, sợ hãi.
Bạn muốn đắm mình trở lại vì nó quá quen thuộc. Nó gần gũi bạn, đúng kích thước và đúng như suy nghĩ của bạn. Có thể sự Tỉnh thức cũng xảy ra tương tự, nói theo Thiền Ngữ, con đường giác ngộ, con đường Tỉnh thức đột ngột.
Trong 112 kỹ thuật, có nhiều kỹ thuật dẫn bạn đến tỉnh thức đột ngột. Hẳn nó quá cường độ khiến bạn không chịu nỗi. Bạn bị nổ tung hoặc chết vì bạn đã sống quá lâu ngày với giấc mộng cho đến nỗi giờ đây, bạn quên cả lý lịch của mình.
Nếu toàn thế giới biến mất tạo cho bạn cú sốc đột ngột cơ hồ chết đi. Cũng như đột nhiên giấc mơ biến  khỏi ý thức bạn. Thế giới của bạn cũng biến đi vì nó chỉ là giấc mộng.
Không nên quên rằng chỉ có một thế giới. Về địa lý thì đúng nhưng về mặt tâm lý thì có bao nhiêu tư tưởng là bấy nhiêu thế giới. Mỗi tâm thức là một thế giới riêng rẻ, nếu giấc mơ không còn thì thế giới của bạn cũng không còn. Bạn khó sống nếu không có mộng mị. Chính vì lý do này mà ta không nên dùng những kỹ thuật quá hung bạo mà nên chọn những kỹ thuật tiệm tiến.
Hãy ghi nhớ:
"Ta không dùng thuật tiệm tiến để kích thích quá trình tiệm tiến.
Bạn có thể rơi lập tức vào ngưỡng cửa thành tựu, không có vật nào cản trở.
Bạn đã là chính cái hoàn thiện nên bạn có thể vào ngay nó, nhưng thực ra cũng rất nguy hiểm và tàn khốc.
Có thể rằng bạn sẽ không đựng chịu nỗi."
Bạn đang hài hòa với những giấc mộng giả. Bạn chưa chuẩn bị đầy đủ để chạm trán với cái "thành tựu", gặp nó bạn chỉ là một cây kiểng. Bạn sống trong mộng vì nó rất cần cho bạn. Nó không bao giờ là những giấc mộng vì đối với bạn đó là sự thật.
Chúng ta sử dụng kỹ thuật tiệm tiến không phải cần thời gian để hoàn thiện. Sự hoàn thiện không cần thời gian, nó không phải là cái gì nắm bắt được trong tương lai. Nhưng với kỹ thuật tiệm tiến bạn tiến dần tới nó. Vậy, những kỹ thuật này ra sao.
Nó không giúp hoàn thiện mà nó giúp bạn chịu đựng những cú sốc; nó làm bạn mạnh thêm để khi sự việc xảy ra thì bạn có thể tự đảm đương.
Có 7 kỹ thuật giúp bạn thấy ngay con đường Tỉnh Thức, nhưng hiện thời bạn không chịu nỗi cú sốc. Ánh sáng mạnh đến độ làm chóa mắt bạn, niềm nội hỷ quá đột ngột sẽ giết chết bạn.
Nhưng giấc mơ, giấc ngủ sâu chúng ta đang đắm chìm vào, làm sao có thể chuyển hoán được. Câu hỏi thật quan trọng: "Có cách nào khác để giúp bạn rõ biết trong giấc mơ?" Tôi sẽ trình bày cho bạn 2 kỹ thuật khác. Tôi đã giải thích kỹ thuật đầu trong những chương trước; sau đây, 2 kỹ thuật tiếp cũng khá đơn giản.
Kỹ thuật đầu tiên:
Chủ đích nhằm vào cách xử sự và xem thế giới chỉ là giấc mộng. Dù làm gì đi nữa cũng chỉ là giấc mộng.
Nếu ăn, hãy xem đây là giấc mộng, đi đứng, nằm ngồi cũng vậy. Suy nghĩ không ngừng khi thức dậy: Tất cả đều là mộng. Hãy cho thế giới là một Maya, một ảo hóa, một giấc mơ như Shankara từng nói.
Khi dịch sách của Shankara ra Anh, Ðức, Pháp ngữ. Người ta xem ông như một triết gia. Nó đã gây nhiều ngộ nhận. Ở Tây phương có quá nhiều triết gia, Berkeley chẳng hạn, cũng cho rằng thế giới chỉ là một giấc mơ, một phóng chiếu của tâm thức. Nhưng đó chỉ là những triết thuyết. Berkeley xem là giả thuyết trong khi Shankara cho thế giới là giấc mộng; nó không phải là triết thuyết mà là sự hỗ trợ cho một vài hình thức thiền định.
Nếu bạn muốn rõ biết những giấc mơ, trong giấc ngủ của bạn chỉ là những giấc mơ mà thông thường bạn cho nó là sự thật. Khi tỉnh, nó cũng là giấc mơ nên lúc bạn mơ tất nhiên bạn cho đó là sự thật.
Và tại sao nghĩ rằng đó là sự thật? Chỉ vì trong ngày bạn cho rằng tất cả là sự thật, đó là thái độ bạn định sẵn. Bạn đi tắm trong ngày là sự thật. Bạn ăn cũng sự thực. Bạn nói chuyện cũng là sự thật. Suốt ngày, suốt cuộc đời, cho dù bạn làm gì bạn cũng vẫn cho là thật, thái độ đó đã in sâu vào tâm khảm.
Khi mơ vào ban đêm thái độ này vẫn vận hành. Bạn nghĩ rằng nó thật. Thế thì nào bây giờ chúng ta hãy nhận định: "Phải có sự tương quan giữa mộng và thật, nếu không, thật khó mà giữ thái độ này."
Tôi nhìn thấy bạn, rồi tôi nhắm mắt lại chìm vào giấc mộng và tôi thấy bạn trong giấc mộng. Trong 2 cách nhìn, không có gì khác nhau cả, khi tôi thật sự nhìn bạn, chuyện gì đã xảy ra.
Hình bạn phản chiếu vào mắt tôi. Khi tôi thấy bạn, hình ảnh bạn phản chiếu vào mắt tôi rồi thông qua những phản ứng hoá học bí mật mà khoa học chưa định nghĩa được chính xác. Hình ảnh chịu một phản ứng rồi được đưa lên đầu. Khoa học không cho biết đích xác là đâu và thế nào khi nào phản ứng này xảy ra. Mắt chỉ là  cửa sổ, tôi không thấy bạn bằng mắt mà qua trung gian của mắt.
Hình bạn phản chiếu trong mắt tôi, bạn có thể là một hình  ảnh cho dù thực hay chỉ trong giấc mộng. Giấc mơ là không gian 3 chiều. Một hình ảnh, một tấm hình là không gian 2 chiều và khi tôi nhìn vào tấm ảnh tức thì tôi nhận ra ngay nó chỉ là một tấm hình chụp. Còn giấc mơ thì 3 chiều ngay khi bạn xuất hiện trong giấc mơ của tôi, bạn hiện hữu như thật và cặp mắt thì không thể phân biệt đâu là thật và đâu là không thật.
Không thể thấy sự khác biệt vì mắt chỉ là công cụ thu hình chứ không phải là một thẩm phán. Rồi hình ảnh được biến thành sóng. Những sự trao đổi hóa chất xảy ra nơi nào đó trong đầu.
Người ta vẫn chưa tìm ra điểm nơi mắt tiếp xúc với không gian nhìn. Sóng được mắt giải mã rồi đưa đến tâm thức, và rồi tâm thức lại giải mã lần nữa. Cứ thế mà tiếp tục và sự phê phán hình thành trong những nếp nhăn của ký ức.
Tôi lúc nào cũng ở trong và bạn thì ở ngoài. Không gặp nhau được. Nên tôi không phân biệt bạn là thật hay là mộng. Ngay lúc này, tôi không rõ là đang mơ hay bạn đang thật hiện hữu.
Bạn đang nghe tôi, làm sao có thể biết bạn thật sự nghe tôi. Nếu bạn chưa mộng, không có cách nào để biết và đó là thái độ thích nghi. Những gì bạn thấy là thật và thái độ này không thay đổi khi bạn ngủ cho đến nỗi khi bạn mộng và giấc mộng ấy được cho là sự thật.
Hãy làm ngược lại như lời Shankara cho rằng toàn thế giới là ảo mộng.
Nhưng chúng ta thì không thông minh lắm, nếu Shankara cho thế giới chỉ là mộng, chúng ta sẽ trả lời: "Nếu thế giới là mộng, vậy sinh hoạt để làm gì. Nếu chỉ là giấc mộng thì ăn để làm gì. Nào, hãy cùng nhau nhịn ăn vì tất cả chỉ là mộng!" Nên nhớ rằng nếu bạn đói, đó cũng chỉ là mộng, hay vẫn ăn uống và khi cảm thấy đã ăn quá nhiều bạn nhớ rằng đó là mộng!
Shankara không nói rằng phải chuyển hoán giấc mơ. Vì cố gắng trải ra để chuyển hoán giấc mơ một lần nữa; mà không làm mất đi nền tảng cho giấc mơ thì thật là chỉ vô ích. Nếu không thì không có lý do để thay đổi và Shankara chỉ đơn thuần nói rằng mọi sự đến như một giấc mộng. Lại càng không nên chuyển hoán giấc mộng. Chỉ cần biết đó là giấc mộng. Chẳng hạn thử xem trong vòng ba tuần liên tục lặp lại rằng những gì bạn làm cũng đều là mộng. Ban đầu thật vất vã. Bạn không ngừng trở về quán tính xưa mà bạn sẽ trở lại tin rằng đây là thật.
Phải luôn luôn nhắc mình: "Đây là mộng."
Nếu bạn thực hành được kỹ thuật trong vòng ba tuần lễ liên tục như thế cho đến tuần thứ tư hay thứ năm, cho đến mỗi khi mơ mộng bạn chợt nhớ lại rằng "Chỉ là mộng mà thôi."
Ðây là cách rõ biết giấc mơ của bạn.
Nếu nhắc được khi đang mơ rằng: "Đó chỉ là giấc mơ", sáng dậy bạn không cần cố công nhắc lại rằng: Đó chỉ là giấc mộng.
Lúc đầu, khi bạn thực hành kỹ thuật bạn cứ giả đò tin rằng"Đó là một giấc mơ." Nhưng khi bạn nhắc được trong khi mơ rằng"Đó chỉ là mộng;" nó sẽ trở thành thật là tất cả chỉ là giấc mộng, để khi thức dậy bạn không còn cảm giác bị giấc ngủ bao phủ đưa bạn đi từ mộng này sang mộng khác.
Nó trở thành thật rằng tất cả đều là mộng. Trong suốt 24 tiếng chỉ là một giấc mộng, bạn cảm thấy nó và lặp lại nó. Tất nhiên bạn ở ngay trung tâm của chính mình và thế là ý thức bạn sẽ sắc bén thêm bội phần.
Nếu cảm thấy giấc mơ như là những giấc mơ, bạn bắt đầu cảm nhận được người đang mơ (chủ thể). Nếu bạn xem giấc mơ là thật, bạn không cảm được chủ thể. Nếu cuốn phim trở thành thật; bạn sẽ quên chính mình. Khi phim ngưng chiếu bạn biết rằng không phải thật. Cái thật của bạn trở về đột ngột và bạn cảm thấy cái thật của mình.
Ðây là kỹ thuật của Ấn độ xưa nhất. Nhưng khi chúng tôi nhấn mạnh rằng thế giới không thực, chúng tôi không muốn nói chẳng hạn cái nhà này không hiện hữu và bạn có thể đi xuyên qua tường. Khi tôi nói cái nhà "không thực" Đó là một cách nói, một khí cụ, một mánh lới và không phải là  luận cứ triết học để từ bỏ sự hiện hữu của ngôi nhà.
Theo triết học Tây phương, cách gợi ý có khác đi. Berkeley nói rằng thế giới chỉ là mộng. Một ngày ông đi dạo với Bác sĩ Johnson, một người theo tư bản chủ nghĩa. Berkeley nói: "Anh có nghe nói đến lập thuyết của tôi. Tôi không ngừng nghiên cứu và nghĩ rằng toàn thể thế giới là mộng và ta không thể xác nhận rằng nó là thật. Vấn đề xác nhận đâu là sự thật và sự thật đã đi từ những ai xem nó là thật. Tôi, tôi nghĩ rằng nó không thật mà nó như  huyễn mộng."
Johnson không phải là triết gia, nhưng ông rất xảo trí và có óc lý luận. Nhân lúc đi dạo, ông cúi nhặt một viên đá và quăng vào Berkeley. Viên đá chạm bàn chân khiến Berkeley la lên, chảy máu. Johnson nói thêm: "Vì sao anh la lên vì viên đá không thật kia ?" Bằng lý thuyết ông đã tin vào cái thực của viên đá. Những gì ông nói là một chuyện còn thái độ ông lại là chuyện khác." Nếu nhà ông chỉ là mộng, vậy ông hướng về cái gì. Ông về đâu sau cuộc dạo. Nếu vợ ông cũng là mộng thì ông không thể tìm ra bà được."
Những người theo chủ nghĩa vật chất thường chống lại những luận cứ kiểu này. Nhưng không thể áp dụng với Shankara. Vì lập thuyết của ông không phải là triết lý. Nó không nói về cái thực; không nói về cái không thực cũng không giải thích về vũ trụ. Ðúng hơn chỉ là khí cụ để chuyển hoán tâm thức bạn, chuyển hoán cách tư duy của bạn, để bạn nhìn đời với cặp mắt hoàn toàn khác đi.
Với tư duy Ấn độ, tất cả đều tốt cho Thiền định. Chúng ta khoan bận tâm cho cái đúng sai của lập thuyết. Mối lo là chuyển hoán con người. Tư duy Tây phương thì hoàn toàn khác hẳn. Muốn biết một lý thuyết đúng hay sai thì phải tìm ra một cách hợp lý để chứng minh. Khi đưa ra lập thuyết cái hữu dụng phải trội hơn cái hợp lý.
Khả năng chuyển hoán cách nhìn có khi đúng hay sai. Thật ra nó không đúng cũng không sai mà chỉ là trợ huấn cụ.
Tôi nhìn bông hoa bên ngoài. Ban mai mặt trời mọc, tất cả đều tráng lệ mà bạn không ra ngoài, nên chẳng thấy bông hay mặt trời buổi sáng sớm hoặc bầu trời xanh. Bạn không biết cái đẹp là thế nào. Bạn đang sống trong một nhà giam và tôi muốn giải phóng bạn để bạn nhìn trời xanh, chiêm ngưỡng bông hoa.
Tôi phải làm thế nào khi bạn không biết thế nào là hoa. Nếu đề cập với bạn về hoa, chắc chắn bạn nghĩ: "Anh có điên chăng, bông hoa đâu  hiện hữu." Nếu tôi nói với bạn về mặt trời mọc, bạn nghĩ: "Hắn là người ảo tưởng, một người mơ mộng, một thi sĩ." Nếu tôi nói về bầu trời xanh, thì bạn buột cười. Bạn cười vì bạn cho trời xanh không hiện hữu. Chỉ có tường, tường và tường.
Vậy phải làm gì. Tôi phải sáng chế ra một cái gì để bạn hiểu, để bạn thoát ngục. Vậy tôi nói rằng nhà đang cháy và tôi vụt chạy. Cái hốt hoảng thì hay lây thế là bạn chạy theo tôi ra ngoài, thế là bạn đã hiểu những gì tôi đã nói không đúng cũng không sai, mà chỉ là một mánh khoé. Sau đó, bạn thấy được bông hoa, những tia sáng và trời thì xanh và bạn hoàn toàn tha thứ cho tôi.
Ðức Phật cũng làm vậy, Mahavir, Shiva, Shankara cũng thế và chúng ta đã tha thứ cho các ông ấy sau đó. Chúng ta đã từng tha thứ họ vì khi ra ngoài, chúng ta hiểu họ đã muốn gì và khi hiểu thì không còn gây hấn nữa mà có còn chăng đó là tấm lòng tri ân sâu sắc.
Thực sự không có lửa, nhưng chúng ta có thể hiểu bằng cách hốt hoảng mà thôi. Bông hoa đã từng hiện hữu nhưng chúng ta không hiểu ngôn ngữ về hoa, những biểu tượng cũng không có nghĩa cho chúng ta. Ðây là một phương pháp, rồi có một phương pháp khác hoàn toàn ngược lại.
Ở đối cực khác, nhằm cảm nhận rằng tất cả đều là mộng.
Với kỹ thuật khác khuyên ta không nghĩ đến thế giới; mà chỉ nhắc lại đơn giản"Bạn là..."
Gurdjeff chủ trương thuật thứ 2 bắt nguồn từ truyền thống Soufi của Hồi Giáo là phương pháp cực kỳ đào sâu. Dù đang làm bất cứ gì nghĩ tới "tôi là". Khi ăn nghĩ "tôi là , tôi là " Nghĩ đến nó không ngừng.
Khi uống, nghĩ đến"tôi là", quả thật không phải dễ vì bạn đã tin rằng bạn đang là gì rồi. thế tại  sao lại không ngừng ám thị như thế. Thật ra bạn không thể  liên tục ám thị như thế được.
Khi bạn đi dạo ám thị "tôi là". Khi đi đứng vẫn ám thị"tôi là". Không ngừng tập trung về cái "tôi là".  Chẳng hạn nghe tôi nói: Hãy ám thị cùng lúc "tôi là" .Bạn đang nghe tôi; đừng cảm thấy bị ảnh hưởng, đừng đồng hóa vào lời nói của tôi. Bạn nghe tôi nghe những chữ; như ai đó nói. Nhưng bạn vẫn là: "tôi là... tôi là... tôi là..." Hãy để cái "tôi là" in sâu vào tâm thức bạn.
Thật không đơn giản. Hãy thử một phút, hãy nhìn đồng hồ, nhìn kim quay 1 giây, 2 giây, 3 giây. Nhìn động tác chuyển kim và không ngừng ám thị"tôi là... tôi là..." Mỗi giây ám thị "tôi là". Sau khoảng 5, 6 giây thì bạn đã quên"tôi là". Ðột nhiên bạn thấy nhiều giây trôi qua và bạn không thể ám thị "tôi là".
Sự kiện ám thị luôn tròn một phút cũng là kỳ công.
Nếu bạn có thể làm được thì kỹ thuật này sẽ dành cho bạn.
Vậy hãy thử đi và nhờ nó mà bạn thoát ra ngoài mộng; và hiểu ra mộng chỉ là mộng.
Nếu nguyên ngày bạn vẫn ám thị "tôi là", sự ám thị xâm nhập vào giấc ngủ và khi mộng bạn vẫn ám thị "tôi là". Lúc này chắc chắn mộng không còn là mộng. Nó không còn đánh lừa bạn, bạn không xem nó như thật nữa.
Cách vận hành như thế "Bạn cảm thấy mộng như thật vì bạn đang quên rằng bạn đang là", bạn quên cái "tôi là". Nếu nhớ lại cái "tôi là" tức thì cái thật, cái bạn từng cho là thật trở thành mộng.
Ðó là sự khác biệt giữa mộng và thật. Tâm thức thiên về thiền định hay khoa học về thiền định, đó là sự khác biệt. Nếu "bạn là" toàn thể cái thật chỉ là mộng. Nếu bạn "không là" tức thì mộng trở thành thật.
Nagarjuna nói:
"Tôi hiện hữu vì thế giới không hiện hữu.
Khi tôi không hiện hữu thế giới cũng hiện hữu vì chỉ có thể một cái tồn tại.
Như vậy không có nghĩa thế giới không hiện hữu.
Sự không hiện hữu không phải là thế giới hiện tại mà là thế giới mộng.
Một là bạn hiện hữu, hai là mộng hiện hữu.
Cả hai không thể trộn lẫn vào nhau"
Bước đầu thì không ngừng ám thị "tôi là...", chỉ cần "tôi là...", chứ đừng ám thị "Ram" hay "Shyam". Cũng không gọi tên bạn, vì nó không thể định nghĩa bạn. Mà chỉ nên đơn giản nói "tôi là..."
Hãy thực hành kỹ thuật bất cứ lúc nào và trong bất cứ mọi sinh hoạt nào, để rồi cảm nhận nó. Nếu bạn cảm thấy thật thì thế giới chung quanh càng không thật. Thế giới hay bản ngã thì thật nhưng cả hai không thể đồng thời thật.
Lúc này bạn có cảm tưởng rằng bạn chỉ là mộng.
Trong trường hợp này chính thế giới là thật.
Ðảo ngược lại: "Hãy trở thành thật cho thế giới trở thành mộng"
Gurdjeef đã làm việc theo phương pháp này. P.D.Ouspensky học trò ông kể:
"Sau khi thực hành thuật 3 tháng liên tục. Tất cả đều ngưng bặt. Tư tưởng, mộng, tất cả đều ngưng bặt. Chỉ còn lại khúc nhạc bất tận: "tôi là... tôi là... tôi là. Ðây không phải một cố gắng mà là sinh hoạt hồn nhiên và liên tục."
Khi đó, Gurdjeef cho phép Ouspensky rời khỏi nhà sau 3 tháng miệt mài. Gurdjeef bảo: "Hãy đi theo tôi." Họ cùng chung sống ở Tiflis. Và Ouspensky ghi lại trong nhật ký:
"Như thể lần đầu tôi có thể hiểu những gì Jésus muốn nói khi ông cho rằng loài người chưa tỉnh ngủ, cả thành phố hình như chưa tỉnh ngủ. Con người dao động trong giấc ngủ. Những nhà buôn, bán hàng trong giấc ngủ. Khách hàng mua trong giấc ngủ. Cả thành phố chìm trong giấc điệp. Tôi nhìn Gurdjeef, chỉ có ông là thức, loài người nỗi giận, xô xát, thương nhau, mua bán, nhưng họ chưa tỉnh ngủ."
Ouspensky viết tiếp: "Hiện nay tôi có thể nhìn những khuôn mặt, những cặp mắt. Chúng đều chưa tỉnh ngủ. Họ không hiện hữu. Có gì thiếu sót nơi họ."
Ouspensky nói với Gurdjeef: "Tôi không muốn ở lại đây, cái gì đã xảy ra cho thành phố này? Mọi người dường như chưa tỉnh ngủ, họ nghiện ngập." Gurdjeef trả lời: "Không gì xảy ra cho thành phố này cả. Chính nơi ngươi mới có sự thay đổi. Ngươi bị ngộ độc. Thành phố vẫn không thay đổi. Vẫn là thành phố mà ngươi đã chứng kiến 3 tháng trước đây. Nhưng ngươi không thấy các người khác chưa tỉnh ngủ, vì ngươi cũng chưa tỉnh ngủ.”
Hiện nay, ngươi đã đạt được một vài giá trị của nhận thức. Ngươi có thể nhận thấy thực hành kỹ thuật trong vòng 3 tháng, trong nhân duyên nào đó ngươi đã rõ biết. Ngươi đã rõ biết. Anh đã thoát ra ngoài mộng vì thế mà anh có cảm tưởng rằng mọi người chưa tỉnh ngủ, đã chết đi, bị ngậy thuốc cũng như bị thôi mien."
Ouspensky cũng viết: "Tôi không chịu nỗi hiện tượng mọi người chưa tỉnh ngủ. Như vậy, không thể có trách nhiệm với những gì họ làm. Họ không thể có trách nhiệm.Vậy còn tôi thì sao?" Ông trở lại gặp Gurdjeef: "Như vậy là thế nào. Tôi có bị lừa chăng. Thầy đã làm gì khiến tôi thấy cả thành phố chưa tỉnh ngủ. Tôi không còn tin vào mắt mình nữa"
Ðây là điều có thể xảy ra cho tất cả mọi người. Nếu bạn có thể nhìn bạn hiện hữu rồi bạn sẽ thấy rằng không ai biết được cái Ngã của họ hiện hữu và chúng ta đã sống như vậy đó. Cả thế giới đều chưa tỉnh ngủ và kỹ thuật ám thị "tôi là" làm bạn tỉnh và cũng nên mỗi khi có dịp bạn nói "tôi là".
Tôi không nói bạn không ngừng lặp lại những chữ "tôi là", mà nhắc nhở bạn cảm nhận nó thì đúng hơn. Trong lúc tắm cảm nhận "tôi là" cảm thấy nước tiếp xúc da thịt bạn và hãy hiện hữu trong tâm thức cảm thấy và ám thị "tôi là". Bạn có thể thực hành, nhưng sự lặp lại không dẫn bạn đến cái rõ biết mà sự lặp lại có thể dẫn bạn tới một giấc ngủ sâu hơn.
Nhiều người cứ lặp lại. Chẳng hạn họ lặp lại "Ram-Ram-Ram" nhưng họ chỉ lặp lại những lời này mà không rõ biết. Cái "Ram-Ram-Ram" trở thành liều ma túy đưa họ vào giấc say nồng.
Vì lý do này Yogi Mahesh đã gặt hái nhiều thành công ở Tây phương. Vì ông đã cho họ những Mantra để lặp lại. Ở Tây phương, giấc ngủ là vấn đề rất nghiêm trọng; giấc ngủ của họ thường bị dao động.
Giấc ngủ tự nhiên không còn, người ta chỉ ngủ được với thuốc an thần và ma túy. Sự lặp lại không ngừng tạo một dạng thôi miên, một giấc ngủ và đó là lý do Yogi Mahesh thành công. Vậy những gì được gọi là kỹ thuật thư giản chẳng qua là loại thuốc trấn an tâm thức. Đơn giản là thuốc an thần, là liều thuốc hay để tạo giấc ngủ mà không qua thiền định.
Nếu ta lặp lại không ngừng một từ, sự chán nản xuất hiện và sự chán nản rất thích hợp để đi đến giấc ngủ. Những gì đơn điệu, lặp đi lặp lại giúp ta dễ ngủ. Ðứa trẻ trong bụng mẹ ngủ suốt 9 tháng liên tục và bạn biết tại sao không? Vì nhịp tim của người mẹ gây không ngừng tiếng "tic, toc... tic, toc..." và đó là điều chán nản nhất. Nhịp đập liên tục làm nghiện và đứa trẻ được ru ngủ trong nghiện ngập.
Bạn có nhận thấy khi dỗ trẻ khóc, bà mẹ chỉ cần ẵm bé lên và đặt đầu bé vào ngực, nhịp tim người mẹ làm dịu và ru bé ngủ; lúc ấy, trẻ có cảm tưởng trở về bụng mẹ. Ở người lớn cũng tương tự, nếu người yêu của bạn đặt đầu bạn gần trái tim cô, bạn cảm thấy dễ chịu, khoan khoái ngay lập tức.
Vài nhà tâm lý khuyên ai không ngủ được hãy tập trung vào cái "tic-tac" của đồng hồ báo thức vì nó gây âm thanh lặp đi lặp lại một cách buồn nản. Cái gì lặp lại trong đơn điệu và buồn nản dễ đưa chúng ta vào giấc ngủ. Đó cũng là nguyên nhân trong tụng niệm trì chú người ta dễ đi vào hôn trầm.
Nhưng cái "tôi là", việc ám thị "tôi là" không phải là chân ngôn. Ðừng nên đặt nó ra ngôn ngữ mà phải cảm nhận (tinh thần thưởng thức). Hãy nhạy cảm với bản thể bạn, khi bạn đụng vào bàn tay người nào đó; không những chỉ cảm nhận sự tiếp xúc với họ mà còn cả chính bản thân bạn. 
Hãy cảm nhận bạn đang hiện hữu khi tiếp xúc, bạn hoàn toàn hiện hữu. Cảm giác này; sự mẫn cảm ngày càng đi sâu vào bạn hơn. Và một ngày nào đó, đột nhiên, bạn tỉnh thức; nghĩa là bạn tiếp cận được với trung tâm của bạn lần đầu. Như vậy cả thế giới biến thành mộng. Bạn mới biết rõ giấc mộng của bạn chỉ là mộng và khi bạn hiểu, giấc mộng sẽ không còn nữa. Mộng chỉ tồn tại khi bạn cho nó là thật và nó chỉ mất đi khi ta thấy nó không thật.
Khi mộng không còn nơi bạn, bạn trở thành nhân vật khác. Con người chưa tỉnh ngủ là đã chết, khi con người cũ không còn, có nghĩa là lần đầu tiên bạn rõ biết. Như thể lần đầu trong cái thế giới chưa tỉnh ngủ, bạn tỉnh thức. Có nghĩa bạn là một vị Phật, là một Người Tỉnh Thức.
Với sự tỉnh thức này, không còn đau khổ, sau cái tỉnh thức, sẽ không còn cái chết. Nhờ tỉnh thức, nỗi sợ hãi căn để cũng không còn tồn tại. Lần đầu tiên, trong mộng bạn được giải phóng; giải phóng khỏi giấc ngủ, giải phóng những giấc mộng. Bạn đạt tự do hoàn toàn; những thứ Tham-Sân- Si biến mất và bạn trở thành cái gọi là "Tình Thương hay Lòng tử tế nguyên thủy".
Vấn đề tồn đọng ở chỗ, chúng ta xem thuyết định mạng như nó là cái gì không thể thay đổi; chứ không đơn giản như một trợ huấn cụ. Chúng ta thường nghĩ rằng tất cả đều định sẵn. Nhưng thực ra không có gì định trước mà đó chỉ là kỹ thuật.
"Nếu xem đời là tấn tuồng đã viết sẵn thì tất cả trở thành mộng." Chẳng hạn, nếu tôi biết tối nay tôi sẽ nói chuyện với bạn và tất cả bản diễn văn của tôi đã hoạch định sẵn đến mức không thể thay đổi một chữ. Vậy tôi không liên quan đến quá trình vì tôi không là nguồn hành động.
Nếu tất cả đã định sẵn; nếu mỗi lời nói giao tiếp vũ trụ hay đấng tối cao
(hoặc một định danh nào đó được  soạn ra); như thế tôi không còn là nguyên nhân; và có thể trở thành một quan sát viên.
Nếu bạn xem cuộc đời được định sẵn. Vậy bạn có thể quan sát nó, bạn không còn bị quá trình lôi kéo. Nếu là người thua cuộc, bạn cũng chẳng sao. Nếu thành công cũng chẳng sao. Thất bại và thành công đều đồng giá trị, đồng tánh chất. Người ta là Ravam hay là Ram. Thật vô ích cho rằng Ravam bị mặc cảm tội lỗi và Ram cảm thấy tự tôn. Chúng ta không còn là những diễn viên mà chúng ta đơn giản là lên sân khấu và diễn trò.
Mục đích của kỹ thuật đem đến cảm tưởng bạn là diễn viên, bạn hành động theo một mô hình định sẵn để bạn chuyển hoán nó.
Quả thật không dễ vì chúng ta có thói quen xem định mạng như một lập thuyết, tệ hại hơn nữa một kỷ luật không thể thay đổi. Chúng ta không xem lập thuyết, kỷ luật này như một trợ huấn cụ.
Tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện có thể hữu ích cho bạn. Vào một ngày, có người đến gặp tôi. Một người Hồi giáo mà tôi vô tình không biết, vì ông bận đồ và nói như người Ấn. Ông hỏi tôi:
"Những người Hồi giáo hay Thiên chúa giáo cho rằng chỉ có một đời sống duy nhất. Người theo Ấn giáo, Phật giáo, Na di giáo cho rằng có nhiều cuộc sống và ít ra đến khi được giải thoát thì chúng ta tái sinh không ngừng. Bạn nghĩ thế nào?
Nếu Chúa đã tỉnh thức thì phải biết ngay cả Mahomet hay Moise, họ cũng rõ biết vì họ đã tỉnh thức. Nếu bạn cho rằng họ có lý, vậy bạn phải làm gì với Mahavir, Krishna, Phật hay Shankara. Và điều chắc chắn là họ không thể đồng loạt là những người Tỉnh thức.
Nếu người theo Thiên chúa giáo có lý thì những người theo Phật giáo là sai. Mahavir cũng sai. Krishna cũng vậy, và nếu họ có lý thì Mahomet, Jésus và Moise đều sai. Ý kiến bạn thế nào?"
Tôi hoàn toàn hụt hẫng như lạc vào đám mù sương. "Cả hai triết thuyết không thể đồng thời hữu lý hoặc chỉ có nhiều kiếp hoặc chỉ có một kiếp sống mà thôi. Làm sao có thể đúng cả hai?"
Như vậy là vô thần rồi còn gì và cứ thế: "Ông không sáng tỏ được vấn đề và cho rằng tất cả mọi người đều có lý. Không thể được. Theo lý trí thì không thể được. Họ không thể có lý hết."
Tôi trả lời: "Không cần thiết họ có lý. Tiền đề của bạn đã sai, hai triết thuyết chỉ là trợ huấn cụ. Nó không đúng cũng không sai mà nó chỉ là trợ huấn cụ." Nhưng họ vẫn không hiểu thế nào là trợ huấn cụ.
Mahomet, Jésus, Moise nói cho một giới nào đó. Boudha, Krishna, thuyết cho giới khác. Thực tế, chỉ có 2 dòng tôn giáo lớn Ấn độ giáo và Do thái giáo. Tất cả tôn giáo phát xuất từ Ấn độ, từ Ấn giáo đều tin về luật tái sinh và những tôn giáo phát sinh từ tư tưởng Do Thái... gồm những người theo Hồi giáo, Thiên chúa giáo.... đều tin vào một cuộc sống độc nhất. Nhưng đó cũng chỉ là trợ huấn cụ.
Bạn thử hiểu. Một vài quán tính in sâu vào tâm thức khiến chúng ta không thoát khỏi triết thuyết. Vô số người đến hỏi tôi: "Một ngày ông nói đều này đúng và ngày khác ông nói hoàn toàn ngược lại, cả hai không thật." Vấn đề phải trái không quan trọng, điều quan trọng là cách nó vận hành.
Ở Ấn độ, người ta dùng lý luận về tái sinh. Tại sao? Vì nhiều lý do. Những tôn giáo Tây phương nói riêng phát xuất từ Do thái giáo. Phát nguồn từ tôn giáo cho người nghèo, đấng tiên tri của họ không đi vào tri thức.
Jésus không đi vào tri thức. Cũng như Mahomet, Moise. Họ là những người đi vào sự tầm thường không văn hóa để thuyết cho những người bình thường. Đối với người nghèo, một kiếp người quả là đầy đủ.
Họ đói vì mưu sinh khó khăn. Nếu thuyết với họ rằng: Có rất nhiều kiếp người, và họ sẽ tái sinh triền miên trong luân hồi cho đến 1001 kiếp. Họ cảm thấy thất vọng và sẽ nói "Ông nói gì đó?"
Họ tra vấn: "Một kiếp người là quá rồi. Xin đừng thuyết tôi về 1001 kiếp tới. Ðừng thuyết nữa mà hãy cho tôi thiên đàng ngay lập tức tại kiếp này." Thượng đế nên trở thành hiện hữu ngay tức khắc qua một đời người.
Ðức Phật, Mahavir, Krishna thuyết cho xã hội giàu sang và thật khó tưởng tượng họ đang sống trong bánh xe xoay vần. Hiện tại Tây phương giàu có và Á đông nghèo khổ nhưng đương thế ngược lại. Tất cả "Hiện thân" Ấn giáo. Những "Teerthankers của tín đồ Jain (Những bậc Thầy thế giới), tất cả những  vị Phật (người tỉnh thức) đều là hoàng tử thuộc dòng dõi quí tộc, có văn hóa, giáo dục và tế nhị. Ðức Phật càng tế nhị hơn, ngay cả khi ngài xuất thân như chúng ta, ngài cũng không còn gì để học nữa.
Ngài thuyết cho xã hội giàu có và bạn rõ biết trong xã hội giàu có thì hằng tỷ chuyện rắc rối được đặt ra. Niềm vui không còn nữa, thiên đàng cũng vô nghĩa. Trong khi xã hội nghèo, thiên đàng thì tuyệt diệu.
Khi xã hội đạt được thiên đàng trần gian thì thiên đàng thật không còn ý nghĩa. Người ta không cần phải phản chiếu cuộc sống tuyệt hão. Người ta không sinh lòng dục lên thiên đàng vì họ sẵn có nó và họ chỉ phiền muộn với cái đang có. Vấn đề của người giàu là giải quyết khỏi sự phiền muộn. Còn người nghèo thì tránh đau khổ. Như thế có phải chăng là nên nói với họ niềm vui trong tương lai.
Mahavir, Ðức Phật, Krishna đã nhìn thấy điều này. Họ tuyên bố: "Nếu bạn không làm gì, bạn sẽ luân hồi, luân hồi mãi mãi. Bánh xe lăn quay, cuộc sống lặp lại. Bạn tìm lại cũng cùng sự giàu sang, cùng thực phẫm, cùng cung điện, cả trong 1001 lần trong bánh xe xoay vòng."
Ðối với người giàu có nếm đủ mọi vui thú không còn viễn ảnh phúc lạc. Sự lặp lại này tạo cho họ toàn rắc rối. Thế là họ muốn cái gì khác hơn và Mahavir, đức Phật, Krishna nói:
"Không có gì là mới cả, thế giới thì cũ rích. Không có gì mới dưới mặt trời này cả. Bạn đã nếm tất cả vui thú và bạn tiếp tục hưởng lạc thú. Bánh xe quay vòng, mọi thứ đều giống nhau, đơn điệu và nhàm chán. Thế thì chúng ta hãy cùng nhau ra ngoài vòng bánh xe."
Ðối với người giàu có, điều duy nhất làm họ hướng về thiền định là nói cho họ biết rằng sự phiền muộn lúc nào cũng có khuynh hướng gia tăng. Nếu bạn nói sự phiền muộn với người nghèo, họ sẽ không hiểu.
Người nghèo không biết phiền muộn, họ chỉ mong về tương lai sẽ xảy ra điều gì đó và tất cả sẽ rất là tuyệt diệu. Người nghèo cần hứa hẹn, nhưng nếu cần thời gian để thực hiện thì vô nghĩa. Sự thực hiện cần phải hoàn thành ngay tức khắc.
Jésus nói: "Từ cuộc sống của tôi và của bạn, bạn sẽ thấy Thiên đàng" và thiên đàng vẫn không thấy. Vậy, ông muốn nói gì. Và: "Đừng để mất thì giờ vì sắp tới ngày tận thế và bạn phải ăn năn để đền tội."
Jésus muốn tạo một cảm giác tức thời. Cũng như đức Phật và Mahavir, họ đã sử dụng những phương tiện khác nhau vì họ thuyết cho những giới khác nhau. Jésus, Mahavir, Ðức Phật biết chân lý không bao giờ có thể nói ra. Những gì thuyết ra là những gì tạo thành phương tiện gây ra cảm giác tức thời, cấp bách để bắt chúng ta hành động.
Ấn độ đã có từ lâu và là một nước giàu có. Không phải chỉ hứa hẹn thiên đàng trong tương lai mà chúng ta có thể tạo được cảm giác tức thời. Nhưng ngược lại, phải khẳng định rằng: "Sự phiền muộn mà chúng ta đang chịu đựng là sự lặp lại triền miên."
Trong lúc này, phản ứng thần tốc là ta tự hỏi: "Làm cách nào để thoát khỏi vòng luân hồi. Tất cả những gì cần biết để tạo ra rõ biết. Nếu cuộc sống cứ lặp lại vô tận, quả thật là một cơn ác mộng. Tôi muốn cái gì đó mới hơn, tốt hơn, nhẹ nhàng hơn"
Vì lẽ đó, Ðức Phật và Mahavir thuyết rằng: "Không có gì mới dưới mặt trời này. Tất cả như nhau và tạo hóa chỉ là sự lặp lại. Nếu bạn muốn thoát khỏi sự đơn điện này cần phải nhảy khỏi bánh xe của nó." Phương tiện thì khác nhau nhưng mục đích thì như nhau.
Nhảy ra. Hành động! Và nhảy khỏi cái vòng lẩn quẩn. Việc cần thiết là bạn nên chuyển hoá.
Nếu bạn xem giáo điều là những trợ huấn cụ thì sự mâu thuẫn không còn nữa. Jésus, Krishna, Mahomet và Mahavir đều thuyết như nhau. Họ đề nghị những con đường khác nhau vì họ thuyết cho những xã hội khác nhau. Họ đề nghị những kỹ thuật khác nhau để thỏa mãn hệ thống tư tưởng khác nhau.
Nhưng những nguyên tắc không dùng để tranh luận mà chỉ nên xem đó là những trợ huấn cụ dùng để chuyển hoán tâm thức và sau đó nên liệng nó vào sọt rác.
Bạn có thấy thế cho ngày hôm nay?

Ads Belove Post