Chương 7. Chân lí không linh thiêng, không ô uế

Chương 7. Chân lí không linh thiêng, không ô uế

Price:

Read more

Osho - Kinh nghiệm Mật Tông
Chương 7. Chân lí không linh thiêng, không ô uế

Nó có từ chỗ đầu, chỗ giữa, và chỗ cuối;
Vậy mà cuối và đầu
Đều không ở đâu khác.
Tất cả những người với tâm trí
Bị lừa dối bởi ý nghĩ diễn giải
Đều trong hai tâm trí
Và do vậy thảo luận về cái không và
Từ bi như hai điều.
Ong biết rằng trong hoa
Mật có thể được tìm thấy.
Rằng luân hồi và niết bàn
Không phải là hai
Làm sao người bị lừa
Bao giờ hiểu được?
Khi người bị lừa soi gương
Họ thấy khuôn mặt, không là sự phản xạ.
Cho nên tâm trí biết chân lí thì phủ nhận
Dựa trên cái không thực.
Mặc dầu hương của hoa
Không thể được chạm tới,
Vẫn tràn ngập khắp tất cả
Và cảm nhận được ngay lập tức.
Cho nên bằng việc tự hiện hữu vô hình mẫu
Nhận ra tính tròn
Của vòng tròn huyền môn.
Chân lí hiện hữu. Nó là đơn giản. Nó chỉ có đó. Nó chưa bao giờ tới trong sự tồn tại, chưa bao giờ đi khỏi sự tồn tại. Nó chưa bao giờ tới, nó chưa bao giờ đi; nó tồn tại. Trong thực tế cái tồn tại, chúng ta gọi là chân lí; nó còn lại. Cái còn lại, còn lại vĩnh viễn, được gọi là chân lí. Nó ở chỗ bắt đầu, nó ở chỗ giữa, nó ở chỗ cuối. Trong thực tế không có chỗ bắt đầu, không chỗ giữa, không chỗ cuối. Nó là bao quát tất cả.
Được nhìn sâu vào bên trong, chỗ bắt đầu là trong nó, chỗ giữa là trong nó, chỗ cuối là trong nó; nó tràn ngập tất cả, bởi vì chỉ nó hiện hữu. Trong hàng triệu hình dạng chính là cùng thực tại đang được diễn đạt. Hình dạng khác nhau, nhưng thực chất, cái bản chất, là một.
Hình dạng là như sóng còn bản chất là như đại dương. Nhớ lấy, Mật tông không nói về Thượng đế. Nói về
Thượng đế là có chút ít thuyết nhân vị. Nó là việc tạo ra Thượng đế theo hình ảnh của con người, nó là việc nghĩ về Thượng đế theo ngôn từ con người; đó là việc tạo ra giới hạn. Thượng đế phải giống như con người, đúng, nhưng ngài phải cũng giống như con ngựa nữa, và ngài phải cũng giống như con chó nữa, và ngài phải giống như tảng đá, và ngài phải giống như các vì sao... Ngài phải giống tất cả. Vâng, con người sẽ được bao hàm như một dạng, nhưng con người không thể là dạng duy nhất.
Nghĩ về Thượng đế như ngựa - có vẻ ngớ ngẩn. Nghĩ xem về Thượng đế như chó - báng bổ. Nhưng chúng ta cứ nghĩ về Thượng đế như người, và điều đó không có vẻ báng bổ sao? Đấy là bản ngã con người. Com người cảm thấy rất, rất hạnh phúc khi con người nghĩ Thượng đế giống mình. Trong Kinh thánh có nói Thượng đế đã tạo ra con người theo hình ảnh riêng của mình... chắc chắn điều này do con người viết ra. Nếu ngựa mà viết Kinh thánh của chúng, chúng sẽ không viết điều đó, chắc chắn không. Chúng có thể thậm chí còn viết rằng Thượng đế đã tạo ra quỉ trong hình ảnh của con người, bởi vì Thượng đế - làm sao Thượng đế có thể tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài được, và con người đã độc ác thế với ngựa? Chẳng cái gì trong con người dường như là thiêng liêng cả; cứ hỏi ngựa mà xem. Có thể là quỉ, có thể là đại diện của Beelzebub, nhưng không phải Thượng đế chút nào.
Mật tông vứt bỏ toàn bộ thuyết nhân vị. Mật tông đưa mọi thứ về đúng tỉ lệ của chúng, đưa con người vào đúng chỗ của mình. Mật tông là một tầm nhìn vĩ đại: nó không định tâm vào con người, nó không định tâm vào bất kì thái độ bộ phận nào. Nó nhìn thực tại như hiện có, trong tính như thế của nó, trong tính như lai của nó, trong tính như vậy của nó. Nó không nói về Thượng đế. Thay vì Thượng đế, Mật tông nói về chân lí.
Chân lí không mang tính người, vô nhân tính. Chân lí có thể có phẩm chất của tất cả, không có giới hạn trong nó.
Kinh thánh nói: Ban đầu Thượng đế tạo ra thế giới. Mật tông nói: Làm sao có thể có chỗ bắt đầu và làm sao có thể có chỗ kết thúc được? Và khi không có chỗ bắt đầu và không có chỗ kết thúc, làm sao có thể có chỗ giữa được? Nó tất cả đều vĩnh hằng, nó không phải là thời gian; Mật tông là tầm nhìn bên ngoài thời gian. Trong thời gian có chỗ bắt đầu và có chỗ giữa và có chỗ cuối, nhưng trong vĩnh hằng không có chỗ bắt đầu, không có chỗ giữa, không có chỗ cuối. Nó đơn giản hiện hữu.
Chân lí không mang tính thời gian. Trong thực tế thời gian tồn tại trong chân lí như con sóng, và không gian tồn tại trong chân lí như con sóng. Nó không có chiều ngược lại. Chân lí không tồn tại trong không gian, không tồn tại trong thời gian. Thời gian và không gian tồn tại trong chân lí, chúng là các cách thức của chân lí. Cũng như ngựa là một hình dạng, người là một hình dạng, không gian cũng là một hình dạng, một con sóng lớn hơn, thời gian cũng vậy.
Chân lí là vô thời gian. Chân lí là vô không gian. Chân lí là siêu việt.
Chân lí tồn tại theo chính nó. Mọi thứ khác tồn tại với sự hỗ trợ của chân lí. Chân lí tự nó rõ ràng; chẳng cái gì khác là tự rõ ràng cả. Chân lí là chính nền tảng của sự hiện hữu, chất liệu tối thượng của sự tồn tại.
Mật tông không tạo ra bất kì nghi lễ nào, không tạo ra bất kì tôn thờ nào, không tạo ra bất kì đền thờ nào, không tạo ra giới tăng lữ; họ không được cần tới. Con người có thể đứng mặt đối mặt với chân lí trong mối quan hệ trực tiếp; không cần người trung gian, không cần tu sĩ. Các tu sĩ cứ nói về chân lí và Thượng đế và cõi trời và cả nghìn lẻ một thứ, mà chẳng biết gì về điều họ nói tới. Lời, toàn lời... chúng không có kinh nghiệm, những lời đó chỉ là trống rỗng.
Tôi đọc về một linh mục rất nổi tiếng, đôi khi ông này cảm thấy không khoẻ; ông ấy mời bác sĩ của mình tới để khám toàn diện cho mình. "Được," ông bác sĩ nói, "Tôi sẽ rất thẳng thắn với ông: tôi sợ rằng phổi ông không ở trạng thái tốt. Ông nên dành vài tháng đi Thuỵ Sĩ."
"Ôi, ông bạn yêu dấu," linh mục đáp. "Tôi sợ rằng tôi không thể xoay xở được điều đó. Điều đó sẽ không phải là điều có thể. Tài chính của tôi sẽ không cho phép tôi đi. Tôi là người nghèo, ông biết rồi đấy."
"Được, điều đó là tuỳ ông thôi. Hoặc là Thuỵ Sĩ hoặc cõi trời."
Linh mục nghĩ một chốc rồi nói, "Ôi, thôi được, Thuỵ Sĩ."
Ai muốn lên cõi trời? - ngay cả linh mục người liên tục nói về nó cũng không. Đấy là một thủ đoạn để tô vẽ cái chết theo mầu sắc đẹp, nhưng mọi lúc bạn đều biết nó là cái chết. Làm sao bạn có thể tự lừa mình được?
Gurdjieff hay nói rằng nếu bạn muốn gạt bỏ tôn giáo... sống gần một tu sĩ và bạn sẽ gạt bỏ tôn giáo. Có thể người thường bị lừa dối, nhưng làm sao tu sĩ có thể bị lừa dối được? Bản thân ông ta đang tạo ra toàn bộ lừa dối này. Không tu sĩ nào đã bao giờ bị lừa dối cả. Họ nói về điều này, họ biết cái gì đó khác. Họ nói điều này, họ làm điều gì đó khác.
Tôi đã đọc về một giáo sĩ...
Một người Do Thái, một thanh niên, tới gặp giáo sĩ của mình. "Thưa giáo sĩ, con có thể xin lời khuyên của ngài về một vấn đề khá quan trọng không?"
"Chắc chắn được chứ," câu đáp lại đưa tới.
"Vâng chuyện tựa như thế này: con yêu hai cô gái... Tức là con nghĩ con đang yêu. Bây giờ, một người rất đẹp nhưng lại không có tiền, trong khi người kia thay vì xinh thì lại rất xấu, nhưng mà cô ấy có nhiều tiền. Ngài sẽ làm gì trong hoàn cảnh này? Nếu mà ngài là con, thưa giáo sĩ, ngài sẽ làm gì?"
"Được," giáo sĩ nói, "Ta chắc là trong trái tim mình con yêu cô gái đẹp, cho nên ta nên tiến lên và cưới cô ấy."
"Phải lắm!" chàng trai nói. "Cám ơn ngài, giáo sĩ. Đó là điều con sẽ làm."
Khi anh ta chuẩn bị ra đi, giáo sĩ nói, "Ô, nhân tiện, ta tự hỏi liệu con có thể cho ta địa chỉ của cô gái kia không?"
Linh mục, giáo sĩ, cha xứ, họ biết rõ rằng bất kì cái gì họ nói tới cũng chỉ là điều vô nghĩa. Nó là dành cho người khác, nó được ngụ ý cho người khác.
Mật tông không tạo ra giới tăng lữ. Khi không có giới tăng lữ, tôn giáo là thuần khiết. Đem tu sĩ vào và ông ta đầu độc nó. Đem tu sĩ vào và nhất định nó bị đầu độc, bởi vì tu sĩ có đầu tư riêng của mình trong nó.
Một người đi vào quán rượu và trong khi người đó uống rượu thì người đó thấy một người say đi ra khỏi quán rượu, bằng cách nào đó lê lết mình đi, vẩn vơ. Và thế rồi bỗng nhiên người say kia, người vừa ra khỏi quán rượu bắt đầu làm những cử chỉ dường như người đó đang lái xe, và làm tiếng động cơ ầm ĩ cùng tiếng còi xe inh ỏi.
Người mới tới ngạc nhiên. Anh ta hỏi người chủ quán rượu, "Sao ông không bảo thằng cha đáng thương kia điều anh ta đang làm?''
Ông chủ quán rượu nói, "Anh ta bao giờ cũng làm điều đó, bất kì khi nào anh ta uống quá nhiều là anh ta lại làm thế. Bây giờ anh ta sẽ làm điều đó gần cả đêm, anh ta sẽ chạy vòng quanh thành phố; anh ta nghĩ anh ta đang lái chiếc xe lớn."
Thế là người mới tới nói, "Nhưng sao ông không giải thích điều đó cho anh ta?"
Ông này nói, "Sao chúng tôi lại phải giải thích? Anh ta trả một đô la mỗi tuần để giữ cho chiếc xe được rửa sạch."
Khi bạn có đầu tư vào ảo tưởng của ai đó, bạn không thể phá huỷ được ảo tưởng đó. Bạn muốn rằng ảo tưởng đó tiếp tục. Có lần một tu sĩ tới, ông ta có đầu tư vào mọi ảo tưởng của bạn: ảo tưởng về Thượng đế, ảo tưởng về linh hồn, ảo tưởng về cõi trời, ảo tưởng về địa ngục; ông ta bây giờ có đặt cọc lớn. Bây giờ ông ta phụ thuộc vào ảo tưởng của bạn, ông ta sống theo ảo tưởng của bạn, ông ta khai thác ảo tưởng của bạn.
Mật tông là việc giải ảo tưởng. Nó đã không tạo ra bất kì giới tăng lữ nào. Mật tông nói rằng vấn đề là giữa bạn và bản thân chân lí, và không nên có ai đứng giữa bạn và chân lí. Bạn để trái tim mình cởi mở với chân lí và chân lí là đủ. Chẳng cần ai để diễn giải nó, bạn là đủ để biết nó là gì. Trong thực tế bạn càng tràn đầy với các diễn giải, lại càng ít có khả năng biết cái đang đó.
Chân lí là ở chỗ bắt đầu, chân lí là ở chỗ giữa và chân lí là ở chỗ cuối. Trong thực tế không có chỗ giữa, không có chỗ bắt đầu, không có chỗ cuối: nó tất cả là một. Chân lí không đi qua, nó tồn tại.
Đây là lời kinh đầu tiên. Saraha nói với nhà vua:
Nó ở chỗ đầu, chỗ giữa, và chỗ cuối;
Vậy mà cuối và đầu đều không ở đâu khác.
Cuối và đầu không ở đâu khác. Bây giờ là chân lí-thời gian, và ở đây là chân lí-không gian. Chính khoảnh khắc này chân lí đang hội tụ ở đây... bây giờ. Chính khoảnh khắc này là chỗ bắt đầu, là chỗ giữa, là chỗ cuối. Bạn không cần đi vào trong quá khứ để biết khi nào sự tồn tại bắt đầu, chính khoảnh khắc này nó đang bắt đầu. Bạn không cần phải đi vào tương lai để xem khi nào sự tồn tại sẽ kết thúc, nó đang kết thúc chính khoảnh khắc này. Từng khoảnh khắc đều là chỗ bắt đầu, và chỗ giữa, và chỗ cuối, bởi vì từng khoảnh khắc sự tồn tại đều mới. Từng khoảnh khắc nó đều đang chết đi và được sinh ra. Từng khoảnh khắc mọi thứ đều đi vào trong trạng thái không biểu lộ và quay lại trạng thái biểu lộ.
Bây giờ có tin đồn trong vật lí hiện đại rằng thái độ Mật tông này có thể đúng, có thể đúng sau chót. Có thể là từng khoảnh khắc mọi thứ đều biến mất và quay trở lại, lại bật ra; biến mất, lại bật ra. Nhưng khoảng hở nhỏ đến mức chúng ta không thể thấy được nó. Mật tông nói đó là lí do tại sao nó vẫn còn tươi tắn, sự tồn tại vẫn còn tươi tắn.
Ngoại trừ con người, mọi thứ đều tươi tắn, bởi vì chỉ con người mới mang tải trọng, hành lí của kí ức. Đó là lí do tại sao con người trở nên bẩn thỉu, không sạch, nặng tải, nặng gánh; bằng không thì toàn bộ sự tồn tại là mới mẻ và tươi tắn. Nó không mang quá khứ và nó không tưởng tượng về tương lai. Nó đơn giản ở đây, toàn bộ ở đây! Khi bạn mang quá khứ, phần nhiều bản thể của bạn bị dính líu vào quá khứ, mà quá khứ thì lại không hiện hữu. Và khi bạn tưởng tượng về tương lai, phần nhiều bản thể bạn bị dính líu vào tương lai, cái không hiện hữu, chưa có. Bạn bị căng ra rất mỏng; đó là lí do tại sao cuộc sống của bạn không có sự mãnh liệt.
Mật tông nói để biết chân lí người ta chỉ cần một điều: sự mãnh liệt, mãnh liệt toàn bộ. Làm sao tạo ra mãnh liệt toàn bộ này được? Vứt bỏ quá khứ và vứt bỏ tương lai đi. Thế thì toàn bộ năng lượng của bạn được hội tụ vào ở đây bây giờ nhỏ bé này, và trong hội tụ đó bạn là ngọn lửa, bạn là ngọn lửa sống. Bạn là cùng ngọn lửa mà Moses đã thấy trên núi, và Thượng đế đang đứng trong ngọn lửa đó, và ngọn lửa đó đã không đốt cháy ông ấy. Ngọn lửa đó không đốt cháy ngay cả bụi cây xanh, bụi cây sống động và tươi tắn và trẻ trung.
Toàn bộ cuộc sống là ngọn lửa. Để biết nó bạn cần sự mãnh liệt, bằng không người ta sống hờ hững. Mật tông nói chỉ một điều răn: Đừng sống hờ hững. Đấy không phải là cách sống, đấy là việc tự tử chậm chạp. Khi bạn ăn, hãy mãnh liệt ở đó. Các nhà khổ hạnh lên án người mật tông rất nhiều; họ nói người mật tông là những người khoái ăn uống. Theo một cách nào đó, họ cũng đúng, nhưng theo một cách khác họ sai, bởi vì có khác biệt lớn giữa người khoái ăn uống và người mật tông.
Người mật tông nói: Đây là cách duy nhất để biết chân lí - trong khi bạn ăn, thế thì để chỉ có việc ăn và không cái gì khác, thế thì quá khứ biến mất và tương lai cũng biến mất; thế thì để toàn bộ năng lượng của bạn được rót vào thức ăn của bạn. Để cho tình yêu và lòng thương mến và lòng biết ơn hướng tới thức ăn. Nhai từng miếng với năng lượng lớn lao và bạn sẽ không chỉ thấy vị của thức ăn mà còn vị của sự tồn tại, bởi vì thức ăn là một phần của sự tồn tại. Nó đem lại cuộc sống; nó đem lại sức sống, nó đem lại prana. Nó làm cho bạn bật lên, nó giúp bạn vẫn còn sống động, nó không chỉ là thức ăn.
Thức ăn có thể là cái bình chứa: cuộc sống được chứa trong nó. Nếu bạn nếm chỉ thức ăn và bạn không nếm sự tồn tại trong nó, bạn đang sống cuộc sống hờ hững; thế thì bạn không biết cách thức người mật tông sống. Khi bạn uống nước, trở thành cơn khát! Hãy có sự mãnh liệt cho nó, để cho từng giọt nước mát đi vào trong cổ họng bạn và cho bạn hài lòng lớn lao, bạn sẽ nếm Thượng đế, bạn sẽ nếm thực tại.
Mật tông không phải là đam mê thông thường: nó là đam mê phi thường. Nó không phải là đam mê thông thường bởi vì nó đam mê trong bản thân Thượng đế. Nhưng, Mật tông nói, chính qua những điều nhỏ bé của cuộc sống mà bạn có nếm trải. Không có điều lớn lao trong cuộc sống, mọi thứ đều nhỏ bé. Điều nhỏ bé trở thành lớn lao và vĩ đại nếu bạn đi vào nó một cách hoàn toàn, toàn bộ, toàn thể.
Khi làm tình với người đàn bà hay đàn ông, hãy là tình yêu. Quên đi mọi thứ! Trong khoảnh khắc đó để không có cái gì khác cả. Để cho toàn thể sự tồn tại hội tụ vào việc làm tình của bạn. Để cho tình yêu đó là hoang sơ, hồn nhiên theo nghĩa rằng không có tâm trí làm biến chất nó. Đừng nghĩ về nó, đừng tưởng tượng về nó, bởi vì tất cả việc tưởng tượng đó và việc suy nghĩ giữ bạn nghèo nàn, dàn trải nghèo nàn. Để cho tất cả việc tưởng tượng đó biến mất. Để cho hành động đó là toàn bộ. Bạn trong hành động đó... mất hút, bị cuốn hút, biến mất... và thế thì, qua tình yêu, bạn sẽ biết Thượng đế là gì.
Mật tông nói: Điều đó có thể được biết qua việc uống, điều đó có thể được biết qua việc ăn, điều đó có thể được biết qua tình yêu. Điều đó có thể được biết từ mọi không gian, từ mọi xó xỉnh, từ mọi góc độ, bởi vì tất cả mọi góc độ đều là của ngài. Nó tất cả đều là chân lí.
Và bạn đừng cho rằng bạn không may bởi vì bạn không ở chỗ bắt đầu khi Thượng đế sáng tạo ra thế giới. Ngài đang sáng tạo ra ngay bây giờ! Bạn may mắn được ở đây, bạn có thể thấy ngài đang sáng tạo khoảnh khắc này. Và đừng nghĩ rằng bạn sẽ bỏ lỡ khi thế giới biến mất trong vụ nổ; nó đang biến mất ngay bây giờ. Mỗi khoảnh khắc nó đều được tạo ra, mỗi khoảnh khắc nó biến mất. Mỗi khoảnh khắc nó được sinh ra, mỗi khoảnh khắc nó chết đi.
Cho nên, Mật tông nói, để điều đó cũng là cuộc sống của bạn nữa, mỗi khoảnh khắc chết đi quá khứ; mỗi khoảnh khắc được sinh ra mới mẻ. Đừng mang tải trọng. Vẫn còn trống rỗng. Và...
Vậy mà cuối và đầu đều không ở đâu khác.
Chúng là bây giờ ở đây.
Tất cả những người với tâm trí bị lừa dối bởi ý nghĩ diễn giải
Đều trong hai tâm trí
Và do vậy thảo luận về cái không và từ bi như hai điều.
Bây giờ có hai cách để mô tả kinh nghiệm này về chân lí, kinh nghiệm tồn tại này về cái đang đó, kinh nghiệm về tính như vậy. Có hai cách mô tả nó bởi vì chúng ta có hai kiểu lời, khẳng định và phủ định. Nhấn mạnh của Saraha là vào phủ định, bởi vì đó là nhấn mạnh của Phật.
Phật rất thích phủ định bởi lí do nào đó. Khi bạn mô tả sự tồn tại với lời khẳng định, lời khẳng định cho nó biên giới nào đó; tất cả mọi lời khẳng định đều có biên giới. Lời phủ định không có biên giới nào; phủ định là không bị giới hạn.
Chẳng hạn, nếu bạn gọi sự tồn tại là tất cả, Thượng đế, cái tuyệt đối, thế thì bạn đang cho một biên giới nào đó. Khoảnh khắc bạn gọi nó là 'tuyệt đối' thì khái niệm nảy sinh rằng điều này là kết thúc, rằng nó không còn là một quá trình đang tiếp diễn nữa. Bạn gọi nó là 'Brahma', thế thì dường như sự hoàn hảo đã tới; bây giờ không còn thêm gì với nó nữa. Khi bạn gọi nó là Thượng đế, bạn cho nó một định nghĩa, và sự tồn tại lại bao la thế, nó không thể được định nghĩa. Nó bao la tới mức mọi lời khẳng định đều không đạt tới.
Cho nên Phật đã chọn phủ định. Ông ấy gọi nó là shunya, cái không, số không. Chỉ lắng nghe lấy lời này ... cái không. Nếm nó, biến nó theo cách này cách nọ: bạn không thể nào tìm thấy bất kì biên giới nào trong nó. Cái không... nó là không bị giới hạn. Thượng đế sao? - lập tức có một giới hạn. Khoảnh khắc bạn nói 'Thượng đế', sự tồn tại trở thành nhỏ đi một chút. Khoảnh khắc bạn nói 'cái không', tất cả mọi biên giới biến mất.
Nhấn mạnh của Phật là vào phủ định bởi lí do này, nhưng nhớ lấy: với không Phật không ngụ ý chỉ là không. Khi Phật nói 'cái không' ông ấy ngụ ý tính chất không có cái gì. Không có cái gì có thể định nghĩa được sự tồn tại bởi vì mọi thứ đều trong nó và nó còn lớn hơn tất cả mọi thứ. Nó còn nhiều hơn tất cả mọi bộ phận được gắn lại. Bây giờ điều này phải được hiểu... một trong những thái độ của Mật tông.
Bạn nhìn vào bông hồng. Bạn có thể đi tới nhà hoá học; ông ta có thể phân tích hoa hồng và ông ta sẽ nói cho bạn nó được tạo nên từ những thành tố gì - vật chất gì, hoá chất gì, mầu gì. Ông ta có thể mổ xẻ nó. Nhưng nếu bạn hỏi, "Cái đẹp của nó ở đâu?" ông ta sẽ nhún vai. Ông ta sẽ nói, "Tôi không thể tìm thấy cái đẹp nào trong nó cả. Đây là tất cả những điều tôi có thể tìm thấy: nhiều mầu này, nhiều vật chất này, những hoá chất này. Có vậy thôi. Và tôi đã không bỏ lỡ cái gì và chẳng cái gì bị bỏ ra ngoài cả. Ông có thể cân: nó đích xác là cùng trọng lượng như đoá hoa. Cho nên không có gì bị bỏ đi khỏi nó. Thế thì ông phải bị lừa rồi; cái đẹp đó phải là phóng chiếu của ông."
Mật tông nói: Cái đẹp tồn tại, nhưng cái đẹp còn nhiều hơn là tất cả các bộ phận được gắn lại với nhau. Cái toàn thể còn nhiều hơn là tổng của các bộ phận; đó là một trong các thái độ Mật tông, một thái độ có ý nghĩa rất lớn. Cái đẹp còn nhiều hơn cái được thiết lập nên.
Hay một đứa nhỏ, sôi động với niềm vui, cười khúc khích, hạnh phúc - cuộc sống có đó. Mổ đứa bé ra, đặt đứa bé lên bàn của nhà giải phẫu; bạn sẽ thấy gì sau khi mổ xẻ? Sẽ không có sôi động, sẽ không có tiếng cười, không khúc khích. Sẽ không có hồn nhiên nào được tìm thấy, sẽ không có cuộc sống nào được tìm thấy. Khoảnh khắc bạn cắt đứa bé ra, đứa bé đã mất rồi, cuộc sống biến mất. Nhưng nhà giải phẫu sẽ cứ khăng khăng rằng chẳng cái gì còn lại cả. Bạn có thể cân; các bộ phận cân nặng như toàn bộ đứa bé vẫn thường nặng. Chẳng cái gì bị bỏ lại, nó đích xác là cùng đứa bé - nhưng bạn có thể thuyết phục được người mẹ rằng nó là cùng đứa bé ấy không? Và nếu đứa trẻ thuộc về bản thân nhà giải phẫu, liệu ông ấy có được thuyết phục nó là cùng đứa bé ấy không, các cái chi chết lăn lóc trên bàn kia?
Cái gì đó đã biến mất. Có thể là cái gì đó không thể cân được, có thể là cái gì đó không đo được. Có thể là cái gì đó không mang tính vật lí, có thể là cái gì đó không mang tính vật chất, nhưng cái gì đó đã bỏ đi rồi. Đứa bé sẽ không nhảy múa thêm nữa, và đứa bé sẽ không cười thêm nữa, và đứa bé sẽ không ăn và không uống và sẽ không đi ngủ và sẽ không khóc và sẽ không yêu mến và sẽ không giận dữ: cái gì đó đã bỏ đi rồi.
Mật tông nói: Cái toàn bộ không phải là cái toàn thể. Tổng toàn bộ các bộ phận không phải là cái toàn thể. Cái toàn thể còn nhiều hơn tổng số của các bộ phận. Và trong cái nhiều hơn đó là kinh nghiệm về cuộc sống.
Cái không nghĩa là tính không có cái gì. Tất cả mọi thứ gắn lại với nhau sẽ không làm ra sự tồn tại, sự tồn tại còn nhiều hơn. Nó bao giờ cũng nhiều hơn các bộ phận của nó. Đó là cái đẹp của nó, đó là cuộc sống của nó. Đó là lí do tại sao nó lại cực kì thú vị, đó là lí do tại sao lại có lễ hội.
Cho nên hai điều này - lời khẳng định và phủ định - cần phải được ghi nhớ. Mật tông sẽ dùng lời phủ định, đặc biệt Mật tông phật giáo. Phật bao giờ cũng dùng 'không' để mô tả cho điều tối thượng, bởi vì ông ấy nói một khi bạn bắt đầu cho các thuộc tính, các thuộc tính đó là những nhân tố giới hạn.
Cho nên Phật nói: Cứ khử bỏ đi - neti, neti; cứ nói cái này không có, cái này không có, cái này không có. Và thế thì cái mà còn lại sau rốt sau tất cả mọi phủ nhận, là cái có.
Cho nên nhớ lấy rằng cái không không có nghĩa là trống rỗng, nó có nghĩa là tràn đầy, nhưng cái tràn đầy không thể mô tả được. Tính không thể mô tả được đó đã được mô tả qua từ không.
Tất cả những người với tâm trí bị lừa dối bởi ý nghĩ diễn giải
Đều trong hai tâm trí
Saraha nói: Những người quá phân tích, diễn giải, liên tục suy nghĩ trong các phân loại của tâm trí, họ bao giờ cũng bị phân chia, họ bị chia chẻ. Bao giờ cũng có vấn đề cho họ. Vấn đề không trong sự tồn tại, vấn đề đó tới từ tâm trí phân chia riêng của họ; tâm trí riêng của họ không phải là một thể thống nhất.
Bây giờ bạn có thể hỏi nhà khoa học nữa: ông ấy nói trí não bị phân chia thành hai phần, trái và phải, và cả hai vận hành khác nhau; không chỉ khác nhau, cả hai vận hành đối xứng lẫn nhau. Trí não trái là phân tích, còn trí não phải là trực giác. Trí não trái mang tính toán học, logic, tam đoạn luận. Trí não phải mang tính thơ ca, nghệ sĩ, thẩm mĩ, huyền môn. Và chúng sống trong các phân loại khác nhau, và chỉ có một cây cầu rất nhỏ giữa hai phần này, chỉ một mối nối nhỏ.
Đôi khi việc xảy ra là trong tai nạn nào đó mối nối này bị đứt và người này trở thành hai. Trong chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều trường hợp mối nối này bị đứt là con người trở thành hai. Thế thì người đó không phải là một người. Thế thì đôi khi người đó sẽ nói điều này vào buổi sáng và đến tối người đó sẽ sẽ quên hoàn toàn điều này và người đó sẽ bắt đầu nói điều gì đó khác. Vào buổi sáng bán cầu này hoạt động, vào buổi tối bán cầu kia hoạt động - và những bán cầu này thay đổi.
Khoa học hiện đại phải nhìn sâu vào trong điều đó. Yoga đã nhìn rất sâu vào điều đó: Yoga nói, khi việc thở của bạn thay đổi... trong gần bốn mươi phút bạn thở qua lỗ mũi này, và thế rồi trong bốn mươi phút bạn thở qua lỗ mũi kia. Cho tới nay khoa học hiện đại đã không nghĩ về điều đó, tại sao việc thở thay đổi và mối quan hệ mật thiết của nó là gì, nhưng Yoga đã nghĩ sâu về điều đó.
Khi lỗ mũi trái của bạn làm việc, trí não phải của bạn sẽ làm việc; khi lỗ mũi phải của bạn làm việc thì trí não trái của bạn sẽ vận hành. Đây là một loại thu xếp bên trong, cho nên một trí não vận hành chỉ trong bốn mươi phút và thế rồi nó có thể nghỉ. Bằng cách nào đó con người đã cảm thấy điều đó cho dù không biết đích xác nó là gì, rằng sau mỗi bốn mươi phút bạn phải thay đổi công việc của mình. Đó là lí do tại sao trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, họ đổi tiết sau bốn mươi phút. Một phần của trí não trở nên mệt. Bốn mươi phút dường như là giới hạn sau chót, thế rồi nó cần nghỉ. Cho nên nếu bạn đã học toán, sau bốn mươi phút cũng tốt là nên học thơ; thế thì bạn có thể quay lại với toán lần nữa.
Điều này trở nên rất rõ ràng trong chiến tranh thế giới thứ hai - rằng cây cầu đó là rất nhỏ, rất mong manh, và có thể bị gẫy bởi bất kì tai nạn nào. Và một khi nó bị gẫy thì con người vận hành như hai người, thế thì người đó không là một người. Trong bốn mươi phút người đó là người này, trong bốn mươi phút nữa người đó là người khác. Nếu người đó vay tiền của bạn, sau bốn mươi phút người đó sẽ phủ nhận điều đó, người đó sẽ nói, "Tôi chưa hề lấy tiền." Và người đó không nói dối; nhớ lấy, người đó không nói dối. Trí não đã vay nay không còn vận hành nữa, cho nên người đó không có kí ức về điều đó. Trí não kia thì chưa bao giờ vay cả, trí não kia sẽ dơn giản phủ nhận thẳng thừng: "Anh có điên không đấy? Tôi chưa bao giờ vay cái gì của anh cả."
Và điều này xảy ra ngay cả ở những người mà mối nối không bị phá vỡ. Bạn có thể quan sát cuộc sống riêng của mình và bạn sẽ thấy một nhịp, liên tục. Mới khoảnh khắc trước bạn còn yêu mến thế với vợ mình, và bỗng nhiên cái gì đó nhoáng lên và bạn không còn yêu nữa, và bạn lo nghĩ. Bởi vì bạn được nối, bạn có một thoáng kí ức, một gợi nhớ về chỉ vài phút trước đó... Bạn yêu mến và tuôn chảy thế, và điều gì đã xảy ra? Bỗng nhiên luồng chảy không còn đó, bạn bị đông cứng. Có thể bạn đang cầm tay vợ mình và trí não đã thay đổi và trí não khác đã bước vào. Bàn tay kia vẫn đang trong tay bạn, nhưng bỗng nhiên năng lượng không còn tuôn chảy, bây giờ bạn muốn bỏ bàn tay này ra và trốn khỏi người đàn bà này. Trong thực tế bạn bắt đầu nghĩ, "Mình đang làm gì ở đây thế này? Sao mình phí thời gian với người đàn bà này? Cô ấy được cái gì?" Và bạn cảm thấy lo âu rất nhiều nữa, bởi vì chỉ khoảnh khắc trước bạn còn hứa, "Anh sẽ yêu em mãi mãi." Và bạn trở lên lo nghĩ bởi vì bạn nghĩ điều này không đúng: "Chỉ mới khoảnh khắc trước mình đã hứa và mình lại đã nuốt lời hứa."
Bạn giận dữ và bạn muốn giết chết ai đó, và chỉ vài phút sau đó cơn giận trôi qua, bạn không còn giận nữa. Bạn thậm chí bắt đầu cảm thấy từ bi với người kia. Bạn bắt đầu cảm thấy hạnh phúc: "Thật tốt là mình đã không giết người đó." Quan sát tâm trí mình và bạn sẽ liên tục thấy sự dịch chuyển này; cơ cấu này cứ thay đổi.
Mật tông nói: Có một trạng thái thống nhất, khi cây cầu không còn là mối nối nhỏ mà cả hai trí não thực sự là cùng nhau. Sự cùng nhau này là gặp gỡ thực sự của đàn ông và đàn bà, bởi vì một phần của trí não, trí não phải, là nữ tính; trí não trái là nam tính. Và khi bạn làm tình với người đàn bà hay đàn ông, khi cực thích xảy ra, cả hai trí não của bạn tới rất gần; đó là lí do tại sao cực thích xảy ra. Điều đó chẳng liên quan gì tới người đàn bà này, điều đó chẳng liên quan gì tới bất kì cái gì bên ngoài. Nó chỉ là bên trong bạn. Quan sát...
Người mật tông đã quan sát hiện tượng yêu rất sâu sắc, bởi vì họ nghĩ - và họ cũng phải - rằng hiện tượng lớn lao nhất trên trái đất là yêu, và kinh nghiệm lớn lao nhất của nhân loại là cực thích. Cho nên nếu có chân lí gì đó, chân lí đó phải ở gần trong khoảnh khắc của cực thích hơn bất kì đâu khác. Đây là logic đơn giản. Người ta không cần rất logic về điều đó: nó là một điều hiển nhiên thế - rằng đây là vui sướng lớn lao nhất của con người, cho nên vui sướng này bằng cách nào đó phải là việc mở cánh cửa tới điều vô hạn... có thể rất nhẹ nhàng, rất chậm rãi, có thể chỉ là một phần của nó, nhưng một cái gì đó của vô hạn đi vào trong nó. Trong một khoảnh khắc người đàn ông và người đàn bà bị mất, họ không còn trong bản ngã của mình; vỏ bao bọc họ biến mất.
Điều gì đích xác xảy ra? Bạn có thể hỏi các nhà sinh lí nữa... Mật tông đã phát hiện nhiều điều. Vài điều: một, khi bạn làm tình với một người đàn bà và bạn cảm thấy cực thích và hạnh phúc, điều đó chẳng liên quan gì tới người đàn bà cả; toàn bộ sự việc đang xảy ra bên trong bạn. Điều đó chẳng liên quan gì tới cực thích của người đàn bà cả, chúng là không có quan hệ chút nào.
Khi người đàn bà có cực thích của mình, cô ấy có cực thích của cô ấy; nó chẳng liên quan gì tới bạn cả. Có thể bạn chỉ vận hành như điểm lẩy cò, nhưng cực thích của người đàn bà là cực thích riêng của cô ấy, còn cực thích của bạn là cực thích riêng của bạn. Các bạn cả hai là cùng nhau, nhưng cực thích của bạn là của bạn; và khi bạn có cực thích của mình thì người đàn bà của bạn không thể chia sẻ được niềm vui sướng đó. Không, nó hoàn toàn là của bạn. Nó là riêng tư. Cô ấy có thể thấy điều gì đó đang xảy ra - trên khuôn mặt bạn, trong thân thể bạn - nhưng điều đó chỉ là quan sát từ bên ngoài. Cô ấy không thể tham dự được vào trong nó. Khi người đàn bà có cực thích của cô ấy, bạn chỉ là khán giả, bạn không còn là người tham dự vào trong đó.
Và cho dù cả hai bạn có cực thích cùng nhau, thế nữa vui sướng cực thích của các bạn sẽ không nhiều hay ít; nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi cực thích của người đàn bà, mà cực thích của người đàn bà cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi bạn. Bạn là hoàn toàn riêng tư, toàn bộ trong bản thân mình - một điều. Điều đó nghĩa là tất cả các cực thích, sâu bên dưới, đều là tự dâm. Người đàn bà chỉ là sự giúp đỡ, cái cớ; người đàn ông chỉ là sự giúp đỡ, cái cớ, nhưng không phải là điều phải có.
Điều thứ hai mà người mật tông đã quan sát là: khi cực thích đang xảy ra, nó chẳng liên quan gì tới trung tâm dục của bạn, chẳng liên quan gì tới chúng cả, bởi vì nếu trung tâm dục bị cắt khỏi bộ não, bạn sẽ có cực thích nhưng bạn sẽ không có bất kì vui sướng nào. Cho nên, sâu bên dưới, điều đó không xảy ra tại trung tâm dục, nó đang xảy ra trong não. Một cái gì đó từ trung tâm dục được lẩy cò trong bộ não, nó đang xảy ra trong bộ não. Và nghiên cứu hiện đại hoàn toàn đồng ý với điều đó.
Bạn phải đã nghe tới tên của nhà tâm lí nổi tiếng, Delgado. Ông ấy đã phát minh ra thiết bị nhỏ bé... ông ấy đặt điện cực vào trong đầu và những điện cực này có thể được điều khiển bởi bộ điều khiển từ xa. Bạn có thể có một cái hộp nhỏ các nút bấm điều khiển từ xa. Bạn có thể để cái hộp đó trong túi áo của mình và vào bất kì lúc nào bạn muốn có cực thích dục, bạn chỉ việc ấn vào một nút. Nó sẽ chẳng có liên quan gì tới trung tâm dục của bạn cả; cái nút đó sẽ chỉ thúc cái gì đó trong đầu bạn. Bên trong đầu nó sẽ thúc những trung tâm bị thúc bởi năng lượng dục khi được tiết ra. Nó sẽ thúc chúng một cách trực tiếp và bạn sẽ có cực thích lớn lao.
Hay bạn có thể ấn nút khác và bạn sẽ lập tức trở nên giận dữ. Hay bạn có thể ấn nút khác và bạn sẽ rơi vào thất vọng sâu sắc. Bạn có thể có đủ mọi nút trong cái hộp đó và bạn có thể thay đổi tâm trạng của mình tuỳ ý thích.
Khi Delgado thực nghiệm với các con vật của mình lần đầu tiên, đặc biệt là với chuột, ông ấy ngạc nhiên. Ông ấy gắn điện cực vào con chuột ông ấy yêu quí nhất, được huấn luyện rất tốt; ông ấy đã thực nghiệm với nó trong nhiều ngày, và một con chuột rất thông minh... Ông ấy gắn điện cực vào đầu nó và đưa cái hộp cho con chuột và huấn luyện nó ấn phím. Một lần nó biết rằng khi một nút được ấn là nó có cực thích dục, con chuột này phát điên. Trong một ngày, sáu nghìn lần... Nó chết, bởi vì nó sẽ chẳng đi đâu cả. Nó sẽ không ăn, nó sẽ không ngủ, nó sẽ... nó quên hết mọi thứ. Nó chỉ cứ ấn điên cuồng vào cái nút ấn đi ấn lại mãi.
Nghiên cứu hiện đại này trong bộ não con người nói đích xác điều Mật tông đã nói. Thứ nhất, cực thích chẳng liên quan gì với người bên ngoài, người đàn bà của bạn, người đàn ông của bạn. Thứ hai, nó chẳng liên quan gì tới năng lượng dục của bạn. Người đàn bà lẩy cò năng lượng dục của bạn, năng lượng dục của bạn lẩy cò năng lượng bộ não bạn; một trung tâm bộ não được lẩy cò, nhưng cực thích xảy ra đích xác ở đó trong bộ não, trong đầu.
Đó là lí do tại sao sách báo khiêu dâm lại hấp dẫn thế, bởi vì sách báo khiêu dâm có thể trực tiếp kích thích bộ não bạn. Người đàn bà đẹp hay người đàn bà xấu chẳng liên quan gì tới cực thích của bạn cả; người đàn bà xấu có thể cho bạn cực thích tuyệt vời như người đàn bà đẹp. Nhưng tại sao bạn không thích người đàn bà xấu? Điều đó không hấp dẫn cái đầu, có vậy thôi. Ngoài ra, khi có liên quan tới cực thích, cả hai đều có khả năng. Người đàn bà xấu nhất hay người đàn bà đẹp nhất, một Cleopatra, đều không quan trọng. Nhưng cái đầu bạn, bộ não bạn, quan tâm nhiều tới hình dạng, tới cái đẹp. Mật tông nói, một khi chúng ta hiểu toàn bộ cơ chế này của cực thích, một hiểu biết lớn có thể nảy sinh.
Một bước thêm nữa: nghiên cứu hiện đại đồng ý cho tới điểm này, rằng cực thích xảy ra trong bộ não. Cực thích của đàn bà xảy ra bên phải của bộ não; về điều đó nghiên cứu hiện đại còn chưa có khả năng nói điều gì, nhưng Mật tông có nói. Cực thích của đàn bà xảy ra trong não phải, bởi vì đó là trung tâm nữ tính; còn cực thích nam tính xảy ra bên trái, đó là não nam tính. Mật tông đi xa hơn vào công trình này, và Mật tông nói khi cả hai phía của bộ não tới cùng nhau thì vui sướng lớn nảy sinh, cực thích toàn bộ xảy ra.
Và các bên của bộ não có thể tới cùng nhau rất dễ dàng. Bạn càng ít phân tích hơn, chúng càng gần hơn. Đó là lí do tại sao tâm trí diễn giải chẳng bao giờ là tâm trí hạnh phúc. Tâm trí không diễn giải hạnh phúc hơn. Người nguyên thuỷ vui sướng hơn cái gọi là người văn minh, người có giáo dục, có văn hoá. Con vật hạnh phúc hơn con người, chim chóc hạnh phúc hơn; chúng không có tâm trí phân tích. Tâm trí phân tích tạo ra lỗ hổng lớn hơn.
Bạn càng bắt đầu nghĩ một cách logic, lỗ hổng càng lớn hơn giữa hai trí não. Bạn càng ít nghĩ một cách logic, chúng càng gần hơn. Cách tiếp cận của bạn càng thơ ca, càng thẩm mĩ, chúng càng tới gần hơn và sẽ có nhiều khả năng hơn cho vui sướng, sung sướng, lễ hội.
Và điểm cuối cùng, mà tôi nghĩ khoa học phải mất nhiều thế kỉ nữa mới đi tới... Điểm cuối cùng là ở chỗ vui sướng không xảy ra đích xác trong bộ não: nó xảy ra trong người chứng kiến, người đứng đằng sau cả hai bên này của bộ não. Bây giờ nếu người chứng kiến bị gắn bó quá nhiều với tâm trí nam tính, thế thì vui sướng sẽ không xảy ra nhiều thế. Hay nếu người chứng kiến bị gắn bó quá nhiều với tâm trí nữ tính, thế thì vui sướng sẽ nhiều hơn chút ít, nhưng không nhiều thế.
Bạn không thể thấy được điều đó sao? - đàn bà là sinh linh hạnh phúc hơn đàn ông. Đó là lí do tại sao họ trông đẹp hơn, hồn nhiên hơn, trẻ hơn. Họ sống lâu, họ sống an bình hơn, bằng lòng hơn. Họ không lo nghĩ nhiều thế; họ không tự tử nhiều thế, họ không phát điên nhiều thế. Tỉ lệ là gấp đôi: đàn ông gấp đôi - đàn ông tự tử gấp đôi, và trong điên cũng vậy. Và tất cả chiến tranh, nếu bạn bao hàm cả chúng nữa trong các hoạt động tự tử và giết người, thế thì đàn ông đã chẳng làm gì khác cả. Trong suốt nhiều thế kỉ đàn ông đã chuẩn bị chiến tranh, giết người.
Tâm trí nữ tính vui sướng hơn bởi vì nó thơ ca hơn, thẩm mĩ hơn, trực giác hơn. Nhưng nếu bạn không bị gắn bó với bất kì phần nào và bạn chỉ là nhân chứng, thế thì vui sướng của bạn là hoàn toàn, tột bực. Vui sướng này chúng ta đã gọi là anand, phúc lạc. Biết nhân chứng này là trở thành một, một tuyệt đối; thế thì đàn bà và đàn ông trong bạn biến mất hoàn toàn, thế thì họ bị mất trong cái một. Thế thì tính cực thích là sự tồn tại khoảnh khắc qua khoảnh khắc của bạn. Và trong trạng thái đó, dục biến mất một cách tự động, bởi vì không có nhu cầu. Khi một người sống một cách cực thích hai mươi tư tiếng một ngày, nhu cầu là gì?
Trong việc chứng kiến của mình, bạn trở thành cực thích. Thế thì cực thích không phải là điều tạm bợ, thế thì nó đơn giản là bản chất của bạn. Đây là điều cực lạc là gì.
Tất cả những người với tâm trí bị lừa dối bởi ý nghĩ diễn giải
Đều trong hai tâm trí
Và do vậy thảo luận về cái không và từ bi như hai điều.
Saraha nói rằng sự tồn tại là cái không. Nhưng đừng lo nghĩ: với 'cái không' chúng ta không ngụ ý rằng nó là trống rỗng mọi thứ. Trong thực tế chúng ta ngụ ý nó là đầy; nó đầy đến mức chúng ta gọi nó là không. Nếu chúng ta gọi nó là cái gì đó, cái đó sẽ tạo ra ranh giới, còn nó không bị giới hạn, cho nên chúng ta gọi nó là không. Nhưng các phật tử đã hỏi đi hỏi lại mãi: Nếu nó là không, thế thì từ bi này tới từ đâu? Thế thì tại sao Phật nói về từ bi?
Saraha nói: Cái không và từ bi là hai mặt của cùng một năng lượng. Cái không, trong sự tồn tại, nghĩa là: tôi phải là không bản ngã. Bản ngã nghĩa là: tôi là cái gì đó. Nếu sự tồn tại là không, còn tôi phải đi vào sự tham dự với sự tồn tại này, nếu tôi phải trở thành một phần của sự tồn tại này, tôi phải vứt bỏ bản ngã. Bản ngã đang làm cho tôi là ai đó, đang cho tôi một định nghĩa, một giới hạn. Khi sự tồn tại là không có cái ta nào, nó là cái không, anatta. Thế thì tôi cũng phải là một cái không; chỉ thế thì hai cái không này mới có khả năng gặp gỡ lẫn nhau và tan biến vào lẫn nhau. Tôi phải trở thành vô-bản ngã, và trong vô-bản ngã đó là từ bi.
Với bản ngã là đam mê, với vô-bản ngã là từ bi. Với bản ngã có hùng hổ, giận dữ, độc ác; với vô-bản ngã có lòng tốt, chia sẻ, thương mến. Cho nên Saraha nói từ bi phải không được trau dồi. Nếu bạn có thể sống trong cái không, từ bi sẽ tuôn chảy ra từ bạn theo cách của nó.
Tôi đã từng nghe...
Một người tới ông quản lí ngân hàng của mình để xin vay một khoản tiền. Sau khi ông ta đã đem bản tường thuật chi tiết tới, ông quản lí ngân hàng nói, "Theo nghĩa vụ thì tôi phải từ chối yêu cầu của ông, nhưng tôi sẽ cho ông một cơ hội vay được. Bây giờ... một mắt tôi làm bằng kính; nếu ông có thể nói cho tôi nó là mắt nào thì tôi sẽ ban cho ông món vay."
Ông khách hàng chăm chú trong vài khoảnh khắc và rồi nói, "Nó là mắt phải, thưa ông ấy."
"Đúng rồi," ông quản lí ngân hàng nói - ông ta không thể nào tin được vào điều đó, làm sao ông này lại đoán được điều đó. Ông ta nói, "Làm sao mà ông đoán được?"
"Thế này," ông khách hàng đáp, "nó dường như từ bi hơn cho nên tôi nghĩ nó phải là mắt kính."
Bản ngã, tâm trí tính toán, tinh ranh, chẳng bao giờ từ bi cả, không thể thế được. Trong chính sự tồn tại của bản ngã có bạo hành. Nếu bạn hiện hữu, bạn bạo hành. Bạn không thể bất bạo hành được. Nếu bạn muốn bất bạo hành, bạn sẽ phải vứt bỏ cái tôi của mình, bạn sẽ phải trở thành cái không. Bất bạo hành bắt nguồn từ cái không. Vấn đề không phải là thực hành nó; vấn đề là trở thành không ai cả, thế thì nó tuôn chảy. Chính khối chắn của cái tôi mới ngăn cản luồng chảy năng lượng của bạn bằng không thì từ bi là dễ dàng.
Saraha nói: Cái không và từ bi không phải là hai điều. Bạn là không và sẽ có từ bi. Hay bạn đạt tới từ bi và bạn sẽ thấy mình đã trở thành không, không ai cả.
Việc đặc trưng hoá sự tồn tại như cái không này là một bước tiến lớn hướng tới triệt tiêu bản ngã. Và đây là một trong những đóng góp vĩ đại nhất của Phật cho thế giới. Các tôn giáo khác cứ trau dồi, theo cách tinh vi, cho cùng bản ngã. Người ngay thẳng bắt đầu cảm thấy, "Mình ngay thẳng"; nhà đạo đức nghĩ, "Mình đạo đức hơn người khác." Người thực hành tôn giáo nghĩ bản thân mình mang tính tôn giáo hơn người khác. Nhưng đây tất cả đều là đặc tính của bản ngã, và những điều này chẳng ích gì cả, cho đến cùng.
Phật nói trau dồi không phải là vấn đề, nhưng hiểu biết, nhận biết rằng không ai cả trong bạn mới là vấn đề.
Bạn đã bao giờ nhìn vào bên trong chưa? Bạn đã bao giờ đi vào bên trong và nhìn quanh chưa? Có ai ở đó không? Bạn sẽ không thấy ai cả; bạn sẽ thấy im lặng, bạn sẽ không bắt gặp ai cả.
Socrates nói: Biết mình. Còn Phật nói: Nếu bạn đi tới biết, bạn sẽ không tìm thấy 'mình' nào cả; không có ai bên trong, có im lặng thuần khiết. Bạn sẽ không đâm vào bức tường nào cả, và bạn sẽ không bắt gặp cái ta nào cả. Nó là cái trống rỗng. Nó trống rỗng như bản thân sự tồn tại. Và từ cái trống rỗng đó, mọi thứ đang tuôn chảy; từ cái không đó, mọi thứ đang tuôn chảy.
Ong biết rằng trong hoa
Mật có thể được tìm thấy.
Rằng luân hồi và niết bàn
Không phải là hai
Làm sao người bị lừa
Bao giờ hiểu được?
Bạn đã từng quan sát điều đó không? Quanh một cái hồ đẹp, nhỏ có nhiều hoa. Ếch có thể đang ngồi ngay cạnh gốc hoa, nhưng chúng không biết rằng hoa có mật trong đó. Ong biết rằng trong hoa có thể tìm thấy mật. Chim nước, thiên nga, cá và ếch không biết, ngay cả khi chúng sống bên cạnh cây cối. Để biết hoa đó có mật, người ta phải trở thành ong. Saraha nói người mật tông giống như ong còn người khổ hạnh giống như ếch. Người đó sống ngay bên cạnh hoa, và người đó chẳng nhận biết chút gì. Không chỉ người đó không nhận biết, người đó còn phủ nhận. Người đó nghĩ ong bị mê đắm, rằng ong là đồ ngốc, rằng chúng đang tự phá huỷ mình.
Saraha nói người khổ hạnh giống như ếch, còn người mật tông giống như ong. Trong hiện tượng dục có ẩn chứa điều siêu phàm. Trong năng lượng của dục có chìa khoá có thể mở cánh cửa của sự tồn tại. Nhưng ếch sẽ không biết điều đó. Mật tông nói nó là hiện tượng hiển nhiên đến mức từ năng lượng dục cuộc sống được sinh ra: điều đó nghĩa là dục phải ở chính cốt lõi của cuộc sống. Cuộc sống tới qua năng lượng dục. Sinh linh mới đi vào trong sự tồn tại, vị khách mới tới trong sự tồn tại - qua năng lượng dục. Năng lượng dục là năng lượng sáng  tạo nhất.  Chắc chắn, nếu chúng ta nhìn sâu vào trong nó chúng ta có thể thậm chí tìm ra những khả năng sáng tạo hơn, lớn hơn của nó.
Mật tông nói: Dục là bậc thang thấp nhất của năng lượng dục, của dâm dục. Nếu bạn đi vào trong nó với nhiều nhận biết hơn và bạn tìm trong nó sâu sắc, bạn sẽ thấy khả năng cao nhất, samadhi, ẩn nấp trong nó.
Dục giống như samadhi bị rơi vào trong bùn; nó giống như viên kim cương bị rơi vào bùn. Bạn lau sạch viên kim cương, bùn không thể phá huỷ được nó. Bùn chỉ trên bề mặt; bạn lau sạch kim cương và nó lại ánh lên với tất cả vẻ rực rỡ của nó và tất cả niềm vinh quang của nó.
Trong dục có ẩn dấu kim cương. Trong tình yêu có Thượng đế ẩn mình. Khi Jesus nói Thượng đế là tình yêu, ông ấy có thể đã nhận được ý tưởng này đâu đó từ Mật tông, bởi vì Thượng đế của người Do Thái không phải là tình yêu chút nào; điều đó không thể tới từ truyền thống Do Thái được. Thượng đế của người Do Thái là một Thượng đế rất giận dữ.
Thượng đế của người Do Thái nói, "Ta rất ghen tị, ta rất giận dữ, và nếu ngươi chống lại ta, ta sẽ trả thù." Thượng đế của người Do Thái là một Thượng đế rất độc đoán. Tình yêu không khớp với ý tưởng Do Thái. Từ đâu mà Jesus có được ý tưởng rằng Thượng đế là tình yêu? Mọi khả năng là ở chỗ điều đó tới qua trường phái Mật tông của Ấn Độ, là ở chỗ nó lan truyền từ những người mật tông.
Saraha đã ở đó ba trăm năm trước Jesus. Ai biết được, có thể đó chính là Saraha và ý tưởng của Saraha đã du hành đi. Có những lí do tuyệt đối để nghĩ như vậy. Có mọi khả năng về việc tới Ấn Độ của Jesus, có mọi khả năng của những sứ giả lan từ Ấn Độ sang Israel.
Nhưng một điều là chắc chắn, rằng chính Mật tông đã nhìn Thượng đế như năng lượng tình yêu. Nhưng người Ki tô giáo đã bỏ lỡ. Ngay cả Jesus cũng đã cho hướng dẫn rằng Thượng đế là tình yêu - họ đã bỏ lỡ. Họ đã diễn giải điều đó như việc yêu Thượng đế; họ bỏ lỡ nó. Jesus không nói Thượng đế là việc yêu, Jesus nói Thượng đế là tình yêu, Thượng đế tương đương với tình yêu. Nó là một công thức: Tình yêu là tương đương với Thượng đế. Nếu bạn đi sâu vào tình yêu, bạn sẽ tìm thấy Thượng đế, và không có cách nào khác để tìm thấy Thượng đế.
Ong biết rằng trong hoa
Mật có thể được tìm thấy.
Rằng luân hồi và niết bàn
Không phải là hai
Làm sao người bị lừa
Bao giờ hiểu được?
Ai là những người bị lừa dối này, những con ếch này? Những nhà khổ hạnh, cái gọi là các mahatmas, những người cứ phủ nhận thế giới này bởi vì họ nói Thượng đế chống lại thế giới. Điều này là ngu xuẩn! Nếu Thượng đế chống lại thế giới này, thế thì sao ông ấy cứ tạo ra nó? Ông ấy có thể đơn giản dừng điều đó lại bất kì lúc nào nếu ông ấy chống lại nó như thế. Nếu ông ấy đồng ý với các mahatma của bạn, thế thì ông ấy đã dừng điều đó lại từ lâu trước đây rồi. Nhưng ông ấy cứ sáng tạo ra. Ông ấy dường như không chống lại nó, ông ấy dường như hoàn toàn ủng hộ nó.
Mật tông nói Thượng đế không chống lại thế giới này: luân hồi và niết bàn không phải là hai, chúng là một. Nhà khổ hạnh đấu tranh với năng lượng dục, và qua việc tranh đấu đó ông ta bắt đầu rời xa khỏi Thượng đế, rời xa khỏi cuộc sống, rời xa khỏi lực sống của cuộc sống. Và thế thì có suy đồi... nhất định là như vậy. Bạn càng tranh đấu với cái gì đó, bạn càng trở nên bị suy đồi hơn. Và thế thì bạn bắt đầu tìm ra thủ đoạn, cửa sau để đi vào nó lần nữa.
Cho nên người khổ hạnh, trên bề mặt, tranh đấu với dục, tranh đấu với cuộc sống, còn sâu bên dưới bắt đầu mơ tưởng về nó. Ông ta càng kìm nén, ông ta càng trở nên bị ám ảnh bởi nó; người khổ hạnh là người bị ám ảnh. Người mật tông là người rất tự nhiên, người đó không có ám ảnh. Nhưng điều nực cười là ở chỗ người khổ hạnh nghĩ rằng người mật tông bị ám ảnh, người khổ hạnh nghĩ rằng người mật tông nói về dục - "Sao họ nói về dục?" - nhưng ám ảnh thực là ở người khổ hạnh. Người đó không nói về nó - hay cho dù người đó có nói về nó thì người đó cũng chỉ nói để lên án nó - nhưng người đó liên tục nghĩ về nó. Tâm trí người đó cứ quay cuồng quanh nó.
Khó mà đi chống lại Thượng đế. Cho dù bạn có đi, thất bại của bạn là chắc chắn. Tâm trí sẽ tìm cách này cách khác.
Tôi đã từng nghe...
Một người Do Thái đang nói chuyện với một người bạn và nói, "Tớ thích ngủ một mình; tớ tin vào vô dục. Trong thực tế kể từ khi tớ lấy vợ, vợ tớ và tớ đã có phòng tách riêng."
"Nhưng," người bạn nói, "giả sử trong đêm cậu cảm thấy rằng cậu muốn chút tình yêu, cậu làm gì?"
"Ô," người kia đáp, "tớ huýt sáo."
Người bạn ngạc nhiên, nhưng cứ hỏi, "Nhưng giả sử theo cách khác thì vợ cậu cảm thấy rằng cô ấy muốn chút ít việc yêu - thì điều gì xảy ra?"
"Ô," anh ta đáp, "cô ấy tới phòng tớ và gõ cửa, và khi tớ trả lời thì cô ấy nói, 'Ikey, anh huýt sáo đấy à?'"
Dù bạn có ở cùng phòng hay không, có thành vấn đề gì? Tâm trí sẽ tìm ra cách nào đó - tâm trí sẽ bắt đầu huýt sáo. Và người đàn bà tất nhiên không thể huýt sáo được; cô ấy được trông đợi không thô tục tới mức huýt sáo. Nhưng cô ấy có thể tới và gõ cửa và có thể hỏi, "Ikey, anh huýt sáo đấy à?"
Tâm trí rất tinh ranh. Nhưng một điều là chắc chắn, bạn không thể trốn thoát khỏi thực tại của cuộc sống. Nếu bạn cố gắng thoát, tâm trí tinh ranh của bạn sẽ tìm ra cách, và sẽ trở nên tinh ranh hơn. Và bạn sẽ bị vào bẫy của tâm trí nhiều hơn. Tôi không thể thấy người khổ hạnh nào đã từng nhận ra chân lí - không thể được. Người đó phủ nhận cuộc sống, làm sao người đó có thể nhận ra được chân lí?
Chân lí phải hiện hữu sống động, chân lí phải hiện hữu cùng với cuộc sống, trong cuộc sống. Đó là lí do tại sao với các sannyasins của mình, tôi không bao giờ nói rời bỏ cuộc sống. Tôi nói hiện hữu trong cuộc sống, hiện hữu toàn bộ trong nó! Có cánh cửa, đâu đó trong bãi chợ.
Luân hồi và niết bàn đó không phải là hai, Saraha nói, làm sao người bị lừa dối hiểu được? Nhưng ếch thì sao? - làm sao chúng hiểu được? Trở thành ong đi!
Để điều ghi nhớ sâu sắc này trong bạn, ít nhất là đối với các sannyasins của tôi: Trở thành ong, đừng trở thành ếch. Những đoá hoa này của cuộc sống đang mang mật của Thượng đế... hút lấy!
Khi người bị lừa soi gương
Họ thấy khuôn mặt, không là sự phản xạ.
Cho nên tâm trí biết chân lí thì phủ nhận
Dựa trên cái không thực.
Tâm trí giống như tấm gương: nó chỉ phản xạ. Nó chỉ có thể cho bạn kinh nghiệm hình bóng, chưa bao giờ nguyên gốc cả. Nó giống như cái hồ... và bạn có thể thấy trăng tròn được phản xạ, nhưng phản xạ không phải là trăng thực. Và nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng phản xạ là trăng thực, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy trăng thực cả.
Saraha nói: Khi người bị lừa dối nhìn vào gương, họ thấy khuôn mặt, không phải là phản xạ. Đâu là khác biệt trong việc thấy khuôn mặt và không là phản xạ? Khi bạn bắt đầu thấy khuôn mặt trong gương, bạn bị lừa; bạn nghĩ, "Đó là khuôn mặt mình." Đấy không phải là khuôn mặt bạn, đấy chỉ là phản xạ của khuôn mặt bạn. Trong tấm gương không thể có khuôn mặt thật được, chỉ có phản xạ.
Tâm trí là tấm gương! Nó phản xạ thực tại, nhưng nếu bạn bắt đầu tin trong phản xạ đó, bạn bắt đầu tin vào điều không thật, vào hình ảnh. Và chính niềm tin đó trở thành rào chắn. Saraha nói: Nếu bạn muốn biết chân lí, gạt tâm trí sang bên - bằng không thì nó sẽ cứ phản xạ và bạn sẽ cứ nhìn vào sự phản xạ. Gạt tâm trí sang bên đi! Nếu bạn thực sự muốn biết cái thực, thế thì đi ngược lại việc phản xạ.
Chẳng hạn, bạn thấy trăng tròn được phản xạ trong hồ. Bây giờ bạn đi đâu để tìm trăng tròn? Bạn có định nhảy xuống hồ không? Bạn có định chìm sâu vào trong hồ để tìm trăng không? Thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy nó cả. Bạn thậm chí có thể còn bỏ lỡ cả bản thân mình. Nếu bạn thực sự muốn thấy trăng thật, thế thì đi ngược lại với sự phản xạ, chỉ ngược lại theo hướng đối diện - thế thì bạn sẽ thấy trăng. Đừng đi vào tâm trí, đi ngược hẳn lại với tâm trí.
Tâm trí phân tích; bạn tổng hợp. Tâm trí tin vào logic; bạn đừng tin vào logic. Tâm trí rất tính toán, tâm trí rất tinh ranh; bạn hồn nhiên. Đi theo hướng đối lập! Tâm trí yêu cầu bằng chứng, lập luận; bạn đừng yêu cầu bằng chứng và lập luận. Đó là ý nghĩa của tin cậy: đi theo hướng đối lập. Tâm trí là kẻ hoài nghi lớn. Nếu bạn hoài nghi, bạn đi theo tâm trí, nếu bạn không hoài nghi, bạn đi ngược lại tâm trí. Đừng hoài nghi! Cuộc sống là để được sống, không để bị hoài nghi. Cuộc sống là để được tin cậy. Đi tay nắm tay với chân lí và bạn sẽ tìm thấy chân lí: đi với hoài nghi và bạn sẽ đi lạc lối.
Tìm kiếm chân lí là tìm kiếm theo hướng đối lập với tâm trí bởi vì tâm trí là tấm gương, nó phản xạ. Và gạt tâm trí sang một bên chính là điều thiền tất cả là gì; gạt ý nghĩ sang bên, gạt suy nghĩ sang bên, gạt tâm trạng sang bên, là điều thiền tất cả là gì.
Khi bạn có thể nhìn vào trong thực tại không có ý nghĩ phản xạ nó, chân lí là ở đây bây giờ; thế thì bạn là chân lí và tất cả là chân lí. Tâm trí là khả năng lớn của lừa dối, ảo tưởng, của mơ mộng.
Mặc dầu hương của hoa
Không thể được chạm tới,
Vẫn tràn ngập khắp tất cả
Và cảm nhận được ngay lập tức.
Cho nên bằng việc tự hiện hữu vô hình mẫu
Nhận ra tính tròn
Của vòng tròn huyền môn.
Một lời kinh vĩ đại! Mặc dầu hương của hoa không thể được chạm tới - bạn không thể chạm được và hương của hoa - nó vẫn tràn ngập khắp tất cả và cảm nhận được ngay lập tức... nhưng bạn có thể ngửi nó. Bạn không thể thấy được nó nhưng bạn có thể ngửi nó, nó bao quanh bạn. Bạn không thể chạm được vào nó; nó là không sờ được, nó là không chạm được. Và nếu bạn lấy tính sờ mó được làm tiêu chuẩn chân lí, thế thì bạn sẽ nói nó là không thật. Chân lí là không thể nghĩ được. Nếu bạn nghĩ, bạn sẽ lỡ.
Chân lí có thể được kinh nghiệm, nhưng không thể được biết. Chân lí có thể được nhận ra, nhưng không kết luận. Cũng giống như hương của hoa không thể thấy được bằng mắt, không thể nghe được bằng tai... Nếu bạn lấy nó làm tiêu chuẩn, "Chừng nào mình còn chưa nghe được mùi ấy thì mình sẽ không tin, chừng nào mình còn chưa thấy được mùi đó thì mình sẽ không tin," thế thì bạn đang tạo ra rào chắn và bạn sẽ không bao giờ đi tới biết nó.
Và dần dần, nếu bạn không tin nó, nếu bạn không tin chút nào, bạn sẽ làm mất khả năng ngửi nó bởi vì bất kì khả năng nào mà không được dùng, không được tin cậy, ở ngoài việc dùng, đều dần dần trở nên bị què quặt. Tin cậy là một khả năng! Bạn đã từng sống cùng với hoài nghi lâu thế, đã kết hợp với hoài nghi lâu tới mức bạn nói, "Mình trước hết cần bằng chứng hợp lí; mình hoài nghi." Cho nên bạn vẫn còn hoài nghi, và chân lí chỉ có thể được biết qua tin cậy, cũng hệt như hương thơm chỉ có thể được biết qua việc ngửi. Nó có đó nếu bạn ngửi. Nếu bạn tin cậy, chân lí có đó.
Shraddha - tin cậy, đức tin, đơn giản chỉ ra một điều: rằng khả năng để biết chân lí là không hoài nghi, là không ngần ngại. Nếu bạn nhấn mạnh vào hoài nghi, bạn vẫn còn với hoài nghi.
Nó tràn ngập khắp tất cả và cảm nhận được ngay lập tức.
Với tin cậy nó có đó ngay lập tức, tức khắc! Không một khoảnh khắc bị mất. Cho nên bằng việc tự hiện hữu vô hình mẫu...
Và tin cậy là gì? Tôi chưa bao giờ bắt gặp một định nghĩa nào hay như thế về tin cậy: Cho nên bằng việc tự hiện hữu vô hình mẫu... Bạn đừng tạo hình mẫu cho bản thân mình! Tất cả mọi việc tạo hình mẫu đều là một loại bọc giáp, tất cả mọi việc tạo hình mẫu đều là một loại bảo vệ; tất cả mọi việc tạo hình mẫu đều là cách tránh né. Cởi mở, đừng bị lập hình mẫu.
Cho nên bằng việc tự hiện hữu vô hình mẫu... nếu bạn vô hình mẫu, nếu bạn đơn giản cởi mở, bạn không có áo giáp nào, bạn không tự bảo vệ mình bằng logic, hoài nghi, thế này thế nọ, bạn đơn giản mong manh... vô hình mẫu, không bảo vệ, dưới bầu trời lồng lộng, mọi cánh cửa đều mở... Để cho bạn bè hay kẻ thù đi vào, bất kì ai, nhưng tất cả các cánh cửa đều mở. Trong tính cởi mở đó bạn là tự hiện hữu, bạn trong trạng thái của cái như vậy, bạn là trống rỗng, bạn là cái không, và bạn sẽ nhận ra chân lí là gì.
Nhận ra tính tròn của vòng tròn huyền môn.
Và thế thì bạn sẽ thấy rằng từ cái như vậy mà hai vòng tròn nảy sinh: vòng tròn này của niết bàn, vòng tròn kia của luân hồi. Hai con sóng đang dâng lên trong đại dương này của cái như vậy: một con sóng của vật chất, con sóng kia của tâm trí - nhưng cả hai đều là sóng, và bạn ở ngoài cả hai. Bây giờ không có phân chia, không có phân biệt. Chân lí không là tâm trí lẫn vật chất, chân lí không là luân hồi lẫn niết bàn, chân lí không ô uế chẳng linh thiêng; tất cả mọi phân biệt đều đã biến mất.
Nếu bạn mang tâm trí mình tới thực tại tối thượng, nó sẽ không cho phép bạn thấy thực tại tối thượng. Nó sẽ đem cái gì đó của tính sai lạc của riêng nó cùng nó.
Tôi đã đọc một giai thoại... thiền về nó.
Một người tới Ngọc Môn và khi được hỏi tên đã đáp, "Charlie Graball."
"Tôi cho rằng chúng tôi đã không chú ý gì tới việc ông tới," ông ta được thông báo. "Ông làm nghề gì trong cuộc sống trần gian?"
"Buôn kim loại vụn," ông khách nói.
"Ô," thiên thần nói, "Tôi sẽ đi hỏi." Khi ông ta quay lại, Charlie Graball đã biến mất. Cả Ngọc Môn cũng biến mất.
Charlie Graball, buôn kim loại vụn... bạn mang thói quen của mình tới tận cùng.
Có thể tâm trí là hữu dụng khi có liên quan tới thế giới người làm. Có thể tâm trí là hữu dụng khi có liên quan tới việc suy nghĩ về vật chất. Nhưng mang tâm trí này tới cốt lõi bên trong nhất của thực tại của bạn là nguy hiểm; nó sẽ quấy rối ở đó.
Để tôi nói điều đó theo cách này: hoài nghi là có ích trong thế giới khoa học. Trong thực tế không có hoài nghi thì sẽ không có khoa học; hoài nghi chính là phương pháp luận của khoa học. Bởi vì khoa học đã trở thành thịnh hành thế, đã thành công thế trong quá khứ, nên dường như là hoài nghi đã trở thành phương pháp luận duy nhất cho tìm tòi. Cho nên khi bạn đi vào, bạn mang hoài nghi - điều đó là không phải. Khi bạn đi ra, hoài nghi là có ích; khi bạn đi vào nội tâm, hoài nghi là rào chắn. Tin cậy đi, càng ngày càng ít hoài nghi... Nếu bạn muốn đi vào, ngày một ít hoài nghi đi, và để có một khoảnh khắc khi không hoài nghi nào còn lại. Trong trạng thái vô hoài nghi đó, bạn sẽ ở trung tâm. Nếu bạn muốn biết thế giới bên ngoài, tin cậy sẽ không có ích.
Điều đó cũng đã xảy ra trong quá khứ ở phương Đông. Chúng ta đi tới biết thực tại bên trong qua tin cậy, cho nên chúng ta nghĩ qua tin cậy chúng ta cũng có thể tạo ra khoa học. Chúng ta đã chưa bao giờ có khả năng tạo ra khoa học. Tại phương Đông, chúng ta không thể tạo ra khoa học nào lớn lao - chẳng có gì để nói về điều đó, chẳng gì nhiều. Bởi vì chúng ta đã đi vào bên trong bằng tin cậy, cho nên chúng ta nghĩ tin cậy là phương pháp duy nhất để tìm tòi - điều đó là ảo tưởng. Chúng ta đã thử tin cậy vào các sự vật khách quan bên ngoài và chúng ta đã thất bại; phương Đông đã thất bại khi có liên quan tới khoa học. Phương Tây đã thành công qua hoài nghi trong khoa học; bây giờ lại cùng ảo tưởng - họ nghĩ hoài nghi là phương pháp hợp lệ, đúng duy nhất để biết. Nó không phải vậy. Bây giờ, nếu bạn cố gắng hoài nghi trong thế giới bên trong, bạn sẽ thất bại chắc chắn như phương Đông đã thất bại trong trưởng thành khoa học.
Hoài nghi là tốt với đối thể, tin cậy là tốt với chủ thể. Hoài nghi là tốt nếu bạn đi xa hơn khỏi trung tâm của mình hướng tới ngoại vi, tin cậy là tốt nếu bạn đi hướng tới trung tâm xa khỏi ngoại vi. Tin cậy và hoài nghi giống như đôi cánh.
Nhân loại sắp được sinh ra trong tương lai sẽ có cả hai khả năng hoài nghi và tin cậy cùng nhau. Điều đó sẽ là sự tổng hợp cao nhất: sự tổng hợp của Đông và Tây, sự tổng hợp của khoa học và tôn giáo. Khi con người có cả hai khả năng hoài nghi và tin cậy... khi hoài nghi được cần tới, khi người đó đi ra ngoài, người đó hoài nghi; còn khi tin cậy được cần tới, người đó gạt hoài nghi sang bên và tin cậy. Và một người có khả năng của cả hai sẽ vượt ra ngoài cả hai, chắc chắn vượt ra ngoài cả hai, bởi vì người đó sẽ dùng cả hai và người đó sẽ biết rằng mình là tách biệt với cả hai. Đó là siêu việt. Việc vượt ra ngoài cả hai đó là tự do vĩ đại. Đích xác điều đó là niết bàn là gì: tự do vĩ đại.
Thiền về những lời kinh này. Saraha đang nói những điều vĩ đại trong những lời đơn giản; ông ấy đang bầy tỏ sáng suốt lớn lao của mình cho nhà vua. Bạn có thể cũng tham dự vào sáng suốt lớn lao này. Bạn có thể đi rất sâu vào trong thực tại con người với Saraha.
Và bao giờ cũng nhớ, đó là con đường duy nhất đi tới thực tại tối thượng. Thực tại con người là con đường duy nhất đi tới thực tại tối thượng, bởi vì đó là nơi bạn hiện hữu. Người ta có thể tiến lên chỉ từ nơi người ta hiện hữu. Dục là thực tại của bạn, samadhi có thể được tiếp cận tới thông qua nó. Thân thể là thực tại của bạn, vô thân thể có thể được tiếp cận tới qua nó. Tính hướng ngoại là thực tại của bạn, tính hướng nội có thể được tiếp cận tới qua nó.
Mắt bạn đang nhìn ra ngoài; chúng có thể được quay vào bên trong.

Ads Belove Post