Chương 4. Chư Phật và kẻ ngu - Osho

Chương 4. Chư Phật và kẻ ngu - Osho

Price:

Read more

Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 2)
Chương 4. Chư Phật và kẻ ngu


Câu hỏi thứ nhất:
Đôi khi thầy gọi chúng tôi là 'đồ ngu' và đôi khi thầy gọi chúng tôi là 'chư phật'. Đồ ngu và chư phật có là một với thầy không?
Họ không là một với tôi nhưng họ cả hai đều gặp gỡ trong bạn ngay bây giờ, bắt tay bên trong bạn. Quá khứ của bạn là đồ ngu, tương lai của bạn là chư phật, và ở khoảnh khắc này họ cả hai đều ở bên trong bạn.
Vị phật là định mệnh của bạn, đồ ngu là thực tại của bạn; cái gì đó là thực tại trong bạn và cái gì đó là tiềm năng. Khi tôi nói về thực tại của bạn tôi gọi bạn là 'đồ ngu', khi tôi nói về tiềm năng của bạn, tôi gọi bạn là 'chư phật' - họ không là một nhưng họ có thể tồn tại trong cùng con người. Thực tế đồ ngu không là gì ngoài vị phật còn mê, và vị phật không là gì ngoài đồ ngu được hoà nhập, bắt rễ, định tâm. Đồ ngu có thể trở thành vị phật - khả năng có đó nhưng cần việc tái thu xếp lại; không cái gì thiếu, chỉ cần tái thu xếp lại. Bạn có mọi thứ cần thiết bên trong mình nhưng nó ở trong trạng thái xáo trộn sâu sắc, hỗn độn; đám đông ồn ào tồn tại. Hài hoà đã không xảy ra.
Đám đông ồn ào tôi gọi là 'đồ ngu'; nhưng khi đám đông ồn ào đã biến mất và các nốt, khác nhau và thậm chí đối lập, đã rơi vào trong hình mẫu sâu sắc, hỗn độn trở thành hài hoà, cái mất trật tự, thành cái trật tự, đám đông không còn đó, chỉ cái một tồn tại. Khi hài hoà đã xảy ra, bạn đã trở thành vị phật.
Đồ ngu và vị phật không phải là một, họ là hai pha của sự trưởng thành của bạn. Đồ ngu là bậc thấp nhất của chiếc thang còn vị phật là bậc cao nhất của chiếc thang. Chiếc thang là một, nhưng chiều hướng hoàn toàn khác, và chừng nào bạn còn chưa trở nên nhận biết về đồ ngu, bạn sẽ không bao giờ trở thành vị phật.
Ở Ấn Độ chúng ta có thuật ngữ song song cho cả hai: đồ ngu được gọi là buddhu còn người chứng ngộ được gọi là buddha. Từ 'buddha-phật' bắt nguồn từ bản thân Phật, chúng có cùng một gốc. Một buddhu chính là vị phật được đảo ngược, đứng lộn đầu; vị phật là người đã trở về nhà.
Đôi khi tôi gọi bạn là 'bạn đồ ngu' để làm cho bạn nhận biết về thực tại của mình, nhưng ngay lập tức tôi tự mâu thuẫn với bản thân mình và tôi gọi bạn là 'bạn chư phật' để cho bạn không bị đồng nhất - bạn có thể bị đồng nhất với thực tại. Không, bạn là sinh linh tiềm năng, bạn phải trưởng thành, bạn phải trở thành cái mà trong cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn, bạn đã là vậy rồi.
Trung tâm của bạn là vị phật, ngoại vi của bạn là đồ ngu, và tôi phải nói với cả hai - đồ ngu phải được thuyết phục ra đi, vị phật phải được thuyết phục tới. Cho nên khi tôi gọi bạn là 'đồ ngu', đừng bị tổn thương, và khi tôi gọi bạn là 'chư phật', đừng kiêu căng. Khi tôi gọi bạn là 'đồ ngu', nhớ rằng tôi cũng gọi bạn là 'chư phật'; và khi tôi gọi bạn là 'chư phật' đừng bao giờ quên rằng tôi cũng gọi bạn là 'đồ ngu'. Giữa hai điều ghi nhớ này cái gì đó sẽ kết tinh lại trong bạn.
Câu hỏi thứ hai:
Khi tôi quan sát ý nghĩ và tình cảm của mình, tôi bị bỏ lại với cảm giác muốn biết: tôi tự hỏi chúng tới từ đâu và chúng đi đâu.
Điều hay là được tràn đầy với cảm giác ngạc nhiên, nhưng vẫn còn tỉnh táo bởi vì ngay lập tức bạn sẽ đánh mất nó. Nếu bạn bắt đầu suy nghĩ về ý nghĩ từ đâu tới và chúng đi đâu, cảm giác ngạc nhiên đã bị mất rồi. Vẫn còn với cảm giác ngạc nhiên không cho phép suy nghĩ đi vào, chính là điều thiền tất cả là gì.
Jesus nói đi nói lại: Chỉ những người như trẻ con mới vào trong vương quốc Thượng đế của ta. Ông ấy ngụ ý gì? Ông ấy ngụ ý gì bởi 'như trẻ con'? Ông ấy ngụ ý cảm giác ngạc nhiên. Trẻ con vẫn còn với cảm giác ngạc nhiên. Nhớ từ 'vẫn còn' - chúng không đi khỏi điều đó; chúng đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, nhưng chúng vẫn còn với cảm giác ngạc nhiên. Tâm trí bạn bóp méo ngạc nhiên ngay lập tức. Trong một khoảnh khắc bạn đã trong trạng thái ngạc nhiên nhưng khoảnh khắc tiếp suy nghĩ đã bước vào, bạn đã bắt đầu nghĩ: Những ý nghĩ này từ đâu tới? Chúng đi đâu? Bây giờ không có cảm giác ngạc nhiên nào. Câu hỏi giết chết cảm giác ngạc nhiên bởi vì câu hỏi đã trên đường hướng tới câu trả lời rồi. Câu hỏi là mũi tên, mục tiêu là câu trả lời, và nếu bạn có thể nhận được câu trả lời đó sẽ là cái chết của ngạc nhiên. Nếu bạn hỏi, bạn đã đi rồi, đi tới câu trả lời, và nếu bạn có được câu trả lời, ngạc nhiên bị mất. Đó là lí do tại sao nhân loại càng được huấn luyện và có kỉ luật trong câu trả lời khoa học, cảm giác ngạc nhiên càng bị mất đi.
Thực tế tìm ra một người của ngạc nhiên bây giờ gần như là không thể được. Cho dù bạn nghĩ rằng bạn đang ngạc nhiên, vẫn có thể là bạn đang nghĩ rằng bạn ngạc nhiên. Khả năng lớn hơn là ở chỗ bạn nghĩ về ngạc nhiên nữa. Cảm giác ngạc nhiên là chiều hướng hoàn toàn khác, nó có phẩm chất hoàn toàn khác - cảm giác ngạc nhiên là vẫn còn lại với con mắt ngạc nhiên, trái tim ngạc nhiên, không câu hỏi nào nảy sinh.
Hoa có đó, bướm có đó, cây có đó, mây bay, toàn thế giới đều là ngạc nhiên, chỉ mỗi bạn đã đánh mất cảm giác ngạc nhiên. Nhìn bằng con mắt tuyệt đối im lặng, không câu hỏi nào lang thang trong tâm trí - điều đó nghĩa là bạn không tìm kiếm câu trả lời nào. Nếu bạn đang tìm câu trả lời, bạn đang làm gì? Bạn đang cố gắng giết chết cảm giác ngạc nhiên.
Bạn không thoải mái với ngạc nhiên, đó là nghĩa của câu hỏi. Bạn muốn biết.
Từ ngạc nhiên nảy sinh hai khả năng: một khả năng là của triết lí, khả năng kia là của tôn giáo. Nếu ngạc nhiên trở thành việc hỏi, bạn đi vào chiều hướng của triết lí và thế thì bạn sẽ bị mất hút bởi vì nó chẳng đạt tới đâu cả, nó đơn giản phá huỷ bạn. Một câu hỏi sẽ dẫn bạn tới một câu trả lời, một câu trả lời sẽ dẫn bạn tới một nghìn câu hỏi, và cứ thế cứ thế mãi; và bạn càng hỏi nhiều bạn càng có nhiều câu hỏi, bạn càng trở nên bị phân chia và phân mảnh hơn. Cái một bị mất, cái một trở thành nhiều.
Từ cùng điểm đó đi sang con đường khác, con đường của tôn giáo. Bạn vẫn còn với cảm giác ngạc nhiên, bạn không hỏi, bạn không quay đi và chuyển năng lượng của ngạc nhiên thành câu hỏi; bạn cho phép ngạc nhiên có đó, bạn thoải mái với nó, tuyệt đối thoải mái với nó. Bạn vẫn còn ở cùng ngạc nhiên và nó trở thành bạn của bạn, bạn đồng hành của bạn. Bạn đi cùng nó, bạn ngủ cùng nó, bạn mở mắt vào buổi sáng và ngạc nhiên có đó, bạn nhắm mắt ban đêm và ngạc nhiên có đó. Bạn hít vào và bạn thở ra ngạc nhiên - nó trở thành toàn thể bản thể bạn. Thế thì bạn là người tôn giáo. Người tôn giáo là người sống với ngạc nhiên, người thoải mái với ngạc nhiên, người không vội vàng gì phá huỷ nó. Đó là cách người đó đi tới biết không phải câu trả lời, mà là điều huyền bí ở mọi nơi. Điều huyền bí không phải là câu trả lời. Bạn đi tới đối diện với điều huyền bí chỉ khi bạn đã dừng việc hỏi. Ngạc nhiên dẫn tới điều huyền bí, cảm giác ngạc nhiên phát triển và phát triển và phát triển và toàn thể cuộc sống trở thành điều lãng mạn huyền bí. Nếu bạn muốn một thuật ngữ tôn giáo cho nó, thì đó là Thượng đế.
Nếu bạn không có thuật ngữ hay thay cho thuật ngữ 'Thượng đế', quên thuật ngữ này đi, huyền bí sẽ có tác dụng. Bởi vì Thượng đế không phải là người, Thượng đế là điều huyền bí mà không thể được giải, đó là cái gì đó bạn có thể sống trong. Bạn có thể biết nó trong cảm giác nào đó, trong cảm giác đối lập đối xứng toàn bộ với tri thức thông thường. Trái tim bạn có thể biết nó, bạn có thể yêu nó, và qua tình yêu bạn có thể biết nó, nhưng không qua việc hỏi. Bạn sống trong nó và bạn cho phép nó sống trong bạn - thế thì mọi thứ đều là huyền bí, ngay cả nhành cỏ cũng huyền bí, mọi nơi đều là chữ kí của điều huyền bí, bạn không thể đi mà không bắt gặp Thượng đế được.
Thế thì bạn không hỏi Thượng đế ở đâu, thế thì bạn không hỏi Thượng đế là gì - bạn biết.
Vẫn còn với cảm giác ngạc nhiên đi. Điều đó là khó, gần như không thể được, bởi vì tâm trí bạn đã được huấn luyện để hỏi, để đặt câu hỏi. Nó giống như ngứa - bạn không thể để nó vậy, bạn muốn gãi. Nhưng thử mà xem. Bắt đầu bằng ngứa. Nếu một ngày nào đó bạn thấy rằng chân bạn ngứa, đừng gãi nó, cứ đợi, vẫn còn với cái ngứa. Nó có thể còn dai dẳng được bao lâu? Dần dần nó lắng xuống, tan biến, và không để lại dấu hiệu nào, không sẹo nào còn lại sau.
Vẫn còn với cảm giác ngạc nhiên đi, cho dù kiên nhẫn sâu sắc là cần tới - bởi vì toàn thể tâm trí sẽ cảm thất bất ổn và sẽ nói: Hỏi đi, hỏi xem sao. Sao lại có ngạc nhiên này? Nó tới từ đâu? Nó đi đâu? Nó thế nào? Tại sao lại nó? Cả nghìn câu hỏi sẽ nảy sinh, nhưng cứ còn với cảm giác ngạc nhiên đi, đừng cho phép những câu hỏi này quấy rối bạn. Cho dù chúng có đó, cứ còn dửng dưng với chúng: chăm chú vào cảm giác ngạc nhiên và không chú tới câu hỏi, và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy rằng cảm giác ngạc nhiên đã biến vào trong cảm giác về huyền bí. Cảm giác ngạc nhiên cũng giống như con sóng nhỏ và cảm giác huyền bí mang tính đại dương, nó là toàn thể đại dương. Sóng biến mất, lắng xuống.
Với cảm giác ngạc nhiên bạn có đó. Khi cảm giác ngạc nhiên lắng vào trong điều huyền bí bạn không còn đó nữa, chỉ còn cảm giác đại dương, cái một với sự toàn bộ còn lại. Sự tách rời đã biến mất.
Điều này là đẹp. Người hỏi nói: Khi tôi quan sát ý nghĩ và tình cảm của mình, tôi bị bỏ lại với cảm giác muốn biết. Cứ còn lại đi! Còn lại với nó, làm cho nó là bạn đồng hành thường xuyên. Không tìm được người bạn nào tốt hơn trên thế gian đâu, không tìm được người hướng dẫn nào vĩ đại hơn đâu - ngạc nhiên dẫn tới điều huyền bí. Ngạc nhiên là cánh cửa mở tới điều huyền bí và điều huyền bí dẫn bạn tới cái vô hạn, tới điều thiêng liêng, tới Thượng đế - hay bạn đặt tên cho nó. Nhưng đừng bắt đầu nghĩ ngay lập tức. Tôi biết điều đó là gian nan, nhưng tôi cũng biết nó có thể được thực hiện - tôi đã làm điều đó cho nên tôi biết cả hai. Nó là gian nan, nó gần như không thể được - bạn vật lộn và việc hỏi cứ tới đi tới lại và bạn quên. Và bạn ngủ nhanh tới mức nhớ điều gì đó là rất khó.
Mới đêm hôm nọ tôi đã kể một câu chuyện Sufi. Một ông vua lớn, người đã thành công theo đủ mọi cách của cuộc sống chung cuộc bắt đầu cảm thấy thất vọng.
Điều đó vẫn xảy ra, điều đó là tự nhiên. Khi bạn đã thành công trong mọi thứ đột nhiên bạn cảm thấy rằng bạn đã thất bại, bởi vì khi bạn còn chưa là người thành công còn có hi vọng nào đó rằng khi bạn thành công mọi thứ sẽ ổn, mọi thứ sẽ đẹp. Nhưng khi bạn thành công đầy đủ, bạn thất bại tuyệt đối bởi vì bây giờ không có hi vọng nào. Bạn trở thành vô vọng. Mọi thứ bạn muốn đều có đó, nhưng cái gì đó bên trong bạn vẫn còn không được hoàn thành. Bây giờ phải làm gì với sự không hoàn thành này?
Người bị thất bại có thể hi vọng rằng một ngày nào đó khi người đó thành công, cái trống rỗng thường xuyên này, cái hổng hoác này bên trong, sẽ được hoàn thành. Người đó có thể hi vọng, người đó có thể mơ. Người nghèo có thể hi vọng, người nghèo có thể mơ, nhưng với người giầu mọi mơ đều được hoàn thành rồi. Người đó trở thành vô hi vọng.
Nhà vua cảm thấy rất thất vọng, vì chỉ các vua mới có thể cảm được. Đó là lí do tại sao tôi nói: Không cái gì thất bại như thành công. Nó thất bại tuyệt đối. Ông ấy bắt đầu tìm và ông ấy bắt gặp một thầy Sufi. Khi ông ấy tới gặp thầy ông ấy nói: Tôi sẵn sàng làm bất kì cái gì, và thầy phải biết rằng tôi là người chưa bao giờ thất bại trong bất kì cái gì; bất kì cái gì tôi đã làm, tôi đều làm xong nó và tôi đã thành công. Thầy Sufi nói: Ông có thể đã thành công trong thế giới này nhưng chính thành công đó chứng minh rằng ông có thể không thành công ở đây, bởi vì luật khác áp dụng cho thế giới mà ông đang hỏi. Một người là thành công trong thế giới nếu người đó quên hoàn toàn bản thân mình. Đó là qui tắc. Một chính khách thành công nếu người đó quên hoàn toàn bản thân mình - thế thì ông không thể cạnh tranh được với người đó. Nếu người đó bị ám ảnh và gần như điên, người đó thành công. Một người thành công trong việc trở nên giầu nếu người đó hoàn toàn điên, bị ám ảnh, thần kinh. Bạn không thể tranh đua được với người thần kinh. Nếu bạn còn lí trí bạn sẽ không thể nào thành công được trong thế giới: ở bãi chợ chỉ điên khùng mới thành công. Người ta phải quên hoàn toàn bản thân mình, đó là qui tắc, luật.
'Nhưng,' thầy Sufi nói, 'ở đây, trong thế giới của chúng ta, chính điều đối lập là áp dụng được: người phải nhớ tới bản thân mình.' Nhà vua cười to. Ông ấy nói: Dù qui tắc là bất kì cái gì, tôi chưa bao giờ thất bại với bất kì cái gì. Thầy nói đi và tôi sẽ làm. Thầy Sufi nói: Được, thế thì đây là bài thi ông phải đỗ, chỉ cần năm phút thôi. Nếu trong năm phút, chỉ trong năm phút, ông có thể nhớ được điều nào đó mà ta sẽ nói cho ông, ông có thể trở thành đệ tử của ta.
Nhà vua nói: Cái gì phải được làm? Thầy Sufi nói: Bất kì điều gì ta nói trong năm phút sắp tới này, ông đều phải nói, 'Vâng thưa thầy, tôi tin thầy.' Nhà vua nói: Được rồi, bắt đầu đi! Thầy tu nói: Ta là người vĩ đại nhất trên thế giới. Chút ít nghi ngờ nảy sinh trong tâm trí nhà vua nhưng ông ấy vẫn nói ra ngoài: Vâng thưa thầy, tôi tin thầy. Thế rồi thầy tu nói: Khi ông được sinh ra ta đã hiện diện ở đó rồi. Điều này thậm chí còn đáng ngờ hơn, bởi vì nhà vua già hơn thầy tu, người vẫn còn là thanh niên. Bây giờ chắc chắn là ông ta nói dối, nhưng dầu vậy nhà vua vẫn cố nhớ. Thực là gay go. Bây giờ nhà vua mất dấu vết, nhưng dầu vậy ông ấy vẫn nói: Vâng thưa thầy, tôi tin thầy. Thế rồi thầy tu nói: Và bố ông là kẻ ăn xin. Nhà vua quên tiệt và ông ấy nói: Đồ dối trá! Ta không tin vào điều ông vừa nói!
Năm phút quá dài, chỉ một phút mới trôi qua, và thầy tu nói: Ông đã quên rồi.
Ông thậm chí không thể nhớ được trong năm phút?
Việc nhớ, cho dù một phút thôi, cũng là khó, tôi biết, nhưng nếu bạn có thể nhớ cho dù một phút thôi điều đó cũng đền đáp lại vô cùng. Cho nên khi lần tới bạn cảm thấy cảm giác ngạc nhiên thì vẫn còn với nó đi, nhớ lấy nó. Điều đó sẽ là khó, nhưng cho dù chỉ một phút bạn có thể nhớ được nó, nó sẽ cho bạn nhiều. Im lặng sâu sắc sẽ bao quanh bạn, và dần dần, bạn càng nếm trải nhiều, bạn càng cho phép nó xảy ra, càng nhiều khả năng sẽ mở ra. Một ngày tới khi cảm giác ngạc nhiên tan biến vào trong điều huyền bí - và với cảm giác ngạc nhiên đó bạn cũng tan biến.
Vâng, Jesus là đúng: Chỉ trẻ thơ, nhưng người có cảm giác ngạc nhiên, những người như trẻ thơ, chỉ họ sẽ có khả năng vào trong vương quốc của Thượng đế.
Sẽ có cám dỗ để nghĩ, tâm trí bạn sẽ muốn đưa ngạc nhiên của bạn về suy nghĩ, nhưng chống lại cám dỗ đó đi. Nếu bạn có thể làm được điều đó bạn có chìa khoá.
Câu hỏi thứ ba:
Thầy nói chúng tôi phải quay trở lại lặp đi lặp lại, cho tới khi chúng tôi hiểu ra. Nhưng nếu không có 'tôi' - ai quay lại?
Đây là câu hỏi siêu hình, câu hỏi rất logic, nhưng nếu bạn trở nên có tính tồn tại chút ít thì câu hỏi này tan biến. Nếu bạn có thể ở đây mà không có cái 'tôi', sao bạn không thể ở trong các kiếp sống khác mà không có cái 'tôi'? Nếu bạn có thể tồn tại trong bẩy mươi năm mà không có 'tôi', bản ngã, tại sao bạn không thể tồn tại trong nhiều kiếp, vấn đề là gì? Vấn đề nảy sinh trong tâm trí rằng không có 'tôi' ai sẽ đi vào bụng mẹ khác khi thân thể chết?
Đây chỉ là chùm ý nghĩ, không gì khác. Ý nghĩ là sự vật. Ý nghĩ không phải là cái không. Bản thể bạn là phi hiện hữu; ý nghĩ là vật chất; ý nghĩ là vật liệu, chúng là vật. Đó là lí do tại sao ý nghĩ có thể được ghi lại - chúng là sự vật; và ý nghĩ có thể được đọc - chúng là vật. Cho dù bạn không xác nhận một ý nghĩ, nó vẫn có thể được đọc ra từ bên ngoài. Nó là vật bên trong đầu bạn, sống động, có chất liệu.
Ý nghĩ là vật. Chùm ý nghĩ là bản ngã. Khi bạn chết chỉ một chùm ý nghĩ được thoát ra, và chùm ý nghĩ đó cùng ham muốn và xúc động và mọi thứ mà bạn đã làm và đã nghĩ, cùng các giấc mơ và hi vọng và thất vọng - chùm đó đi vào trong bụng mẹ khác.
Chùm này có trung tâm, trung tâm này là bản ngã. Nếu bạn muốn không được sinh ra nữa bạn sẽ phải biết trong khi sống trong cuộc sống này rằng chùm ý nghĩ không phải là 'hiện tượng-một', nó chỉ là đám đông và nó không có trung tâm trong nó. Bạn sẽ phải biết ý nghĩ nguyên tử. Ý nghĩ tựa như nguyên tử: nếu bạn quan sát chúng với tỉnh táo bạn có thể thấy mọi ý nghĩ đều tách rời khỏi ý nghĩ khác. Giữa hai ý nghĩ có khoảng hở, khoảng trống, chúng không nối với nhau. Chúng dường như được nối lại bởi vì bạn không rất tỉnh táo. Điều đó giống như khi một người cầm bó đuốc trong tay và đưa tay nhanh, quay tròn quay tròn quay tròn - bạn sẽ thấy một vòng lửa. Vòng này không tồn tại bởi vì bó đuốc chỉ ở từng điểm mỗi lúc, thế rồi điểm khác ở lúc khác. Vòng tròn lửa không tồn tại, nhưng bó đuốc chuyển đi nhanh tới mức bạn không thể thấy được lỗ hổng, bạn thấy vòng tròn.
Ý nghĩ chuyển nhanh. Cái nhanh của chúng tạo ra cảm giác là chúng được nối lại với nhau, rằng vòng tròn được tạo ra, nhưng đây chỉ là cảm giác. Có hai cách vượt ra ngoài nó. Một cách là đem ý nghĩ xuống chuyển động chậm để cho chúng không chuyển quá nhanh. Để chúng chậm lại chút ít. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh: Đừng vội vàng, đừng căng thẳng. Chuyển động với nhịp độ chậm, chuyển động không căng thẳng, không vội vàng, bởi vì nếu bạn không vội, ý nghĩ không thể đi ngược lại bạn được, chúng là một phần của bạn. Nếu bạn kiên nhẫn sâu sắc ý nghĩ không thể chuyển nhanh hơn bạn được, chúng trở nên chậm hơn. Khi ý nghĩ chậm hơn, ngọn đuốc chuyển chậm, bạn có thể thấy rằng vòng tròn không tồn tại - nó chỉ là có vẻ vậy. Khi ý nghĩ chuyển chậm bạn có thể thấy rằng có các lỗ hổng, rằng ý nghĩ là nguyên tử và không cái gì nối chúng lại.
Cho nên một cách là làm chậm lại và cách khác là trở nên nhận biết hơn. Nếu bạn nhận biết hơn bạn có tầm nhìn xuyên thấu hơn, sáng suốt xuyên thấu hơn. Làm việc theo cả hai cách đi. Trở nên tỉnh táo hơn, đừng đi như người ngủ, đừng là kẻ mộng du. Mọi người đều vậy. Bạn di chuyển trong cuộc sống cứ dường như bạn đang ngủ; bạn làm mọi thứ nhưng chỉ một phần là thức, chín mươi chín phần trăm của bạn là ngủ. Bạn không biết mình đang làm gì, tại sao bạn làm nó, tại sao nó xảy ra. Bạn cứ đi và đi dường như bị thôi miên bởi cái gì đó. Đó là việc thôi miên lớn.
Không ai khác đã thôi miên bạn, đó là tự thôi miên. Bạn đã thôi miên bản thân mình. Bạn có thể làm điều đó một cách dễ dàng - ngồi đó trước tấm gương và nhìn vào mắt mình và bạn sẽ bị bản thân mình thôi miên. Bạn sẽ rơi vào giấc ngủ, bạn sẽ rơi vào cơn mê. Cùng điều đó đã xảy ra qua hàng triệu kiếp: không tỉnh táo, không kiên nhẫn, chạy ngày càng nhanh và trở nên ngày càng ngủ hơn - bạn không thể thấy được.
Trở nên kiên nhẫn thêm chút ít đi. Đó là lí do tại sao đi tới phương Đông lại có ích. Ở phương Tây khó làm chậm lại, toàn thể cuộc sống chuyển vận với tốc độ mà bạn không thể làm chậm lại được - bằng không bạn sẽ bị ra ngoài cuộc sống, bạn sẽ là kẻ không thích hợp. Ở phương Đông, nếu bạn đi về thôn quê, cuộc sống chuyển vận chậm tới mức nếu bạn chuyển nhanh bạn sẽ là kẻ không thích hợp, bạn sẽ thấy bản thân mình có một mình, không ai đi cùng bạn. Cuộc sống chuyển vận chậm rãi. Vào thời xưa khi cuộc sống chuyển vận chậm trên cả trái đất, hiểu bản thân mình là rất dễ bởi vì bạn có thể thấy dễ dàng. Bạn có thể nhắm mắt lại và bạn có thể thấy không gian bao la giữa hai ý nghĩ - cũng như có không gian bao la giữa hai nguyên tử.
Tôi đã nghe một câu chuyện về tương lai. Một người đang du hành và người đó đi tới ga mà người đó định xuống. Người đó gọi nhiều người khuân vác tới. Các hành khách khác đơn giản ngạc nhiên tại sao người đó lại gọi người khuân vác vì họ không thấy hành lí nào đi cùng người đó cả. Người đó chỉ có một hộp diêm và một gói thuốc lá, có vậy thôi. Họ đã không thấy gì khác, cho nên sao người đó lại gọi?
Người đó gọi cả tá người khuân vác tới và rồi nói: Mang hộ hộp diêm này đi. Mọi người bắt đầu cười - nhưng trong hộp diêm đó là một chiếc xe hơi đầy đủ, được nén lại.
Các nhà khoa học nói rằng một con voi có thể được nén lại, bởi vì trong con voi các nguyên tử chỉ có lưa thưa còn không gian bao la lại nhiều hơn. Như bạn có thể nén bông, voi có thể được nén lại, và nó có thể khít vào trong bao diêm. Cả đoàn tàu hoả có thể được nén lại. Không gian phải bị lấy ra, thế thì nó có thể được đưa vào trong bao diêm và chính việc vận tải mọi thứ thành rất dễ dàng.
Người cũng có thể được nén lại. Một ngày nào đó họ sẽ làm điều đó bởi vì nếu bạn muốn đi tới mặt trăng hay sao Hoả sẽ khó mang nhiều người thế vì sẽ rất tốn kém. Cách duy nhất sẽ là trước tiên nén hành khách lại, và thế rồi, khi họ đã lên tới mặt trăng, thổi phồng họ lên trở lại.
Nhiều không gian tồn tại. Nhiều không gian tồn tại, không chỉ trong Sushila, trong mọi người - nhiều không gian. Nó có thể được bỏ ra. Bạn có thể được nén lại. Mọi ngôi sao và mọi hành tinh đều có thể bị nén lại trong một phòng nhỏ, nếu mọi không gian bị lấy ra. Toàn thế giới đầy không gian, nguyên tử chỉ có lưa thưa.
Thế rồi có vấn đề khác: nếu bạn đi vào trong nguyên tử, lại có không gian. Giữa hai nguyên tử có không gian, không gian bao la, và nếu bạn đi vào trong nguyên tử, thế thì có không gian giữa các điện tử, lại không gian bao la.
Bây giờ các nhà khoa học đã trở nên hơi sợ về toàn thể sự việc. Vật chất đã hoàn toàn biến mất. Ngay lúc bắt đầu thế kỉ này họ đã tuyên bố rằng Thượng đế chết rồi - nhưng Thượng đế không chết. Tất mọi điều đã xảy ra trong vòng năm mươi năm qua là ở chỗ vật chất chết. Họ đã săn đuổi vật chất ráo riết, họ đã săn đuổi vật chất từ phân tử tới nguyên tử, từ nguyên tử tới điện tử, và đột nhiên họ đứng ở cái không - không vật chất.
Cùng điều đó đã xảy ra ở phương Đông: chúng ta chưa bao giờ bận tâm về vật chất, chúng ta bận tâm về linh hồn, và chúng ta săn đuổi linh hồn từ thân thể tới tâm trí, từ tâm trí tới bản thể. Thế rồi một khoảnh khắc tới khi mọi thứ biến mất - chỉ có cái không. Đó là điều tôi ngụ ý nghĩ khi tôi nói: bạn là vô bản thể, anatta. Đó là điều Phật nói: Cái không tồn tại bên trong ông, chỉ cái không vô hạn.
Vật lí đã đạt tới cùng điểm mà siêu hình đã đạt tới trước nó - cái không. Và dường như là cái không không phải là tuyệt đối không có gì; ngược lại, chúng ta bây giờ có thể hiểu rằng cái không là trạng thái của cái 'mọi thứ', vô bản thể là trạng thái của bản thể - không biểu lộ và biểu lộ. Khi một vật trở nên biểu lộ, thế thì nó là vật chất, khi nó trở thành không biểu lộ nó là không gian. Khi cái gì đó trở nên biểu lộ, nó là bản ngã, còn khi cái gì đó trở nên không biểu lộ, nó là vô bản thể, anatta.
Vật chất là chùm các nguyên tử và bản ngã là chùm các ý nghĩ. Nếu bạn đi sâu vào vật chất, vật chất biến mất, nếu bạn đi sâu vào ý nghĩ, bản ngã biến mất. Thế thì ai di chuyển? Chẳng ai cả, nhưng chuyển động có đó. Từ kiếp này sang kiếp khác chuyển động có đó, nhưng không ai có đó là người di chuyển, chỉ chùm các ý nghĩ.
Bạn đã bao giờ quan sát người chết chưa? Bạn phải đã quan sát rồi. Lần sau khi bạn nghe nói rằng ai đó sắp chết hay ai đó chết, tới đó ngay đi và ngồi lại, và cố cảm thấy điều đang xảy ra. Nếu bạn quan sát người sắp chết bạn sẽ cảm thấy nhiều điều đang xảy ra trong bạn bởi vì người sắp chết này thả ra mọi ý nghĩ của mình. Bây giờ ngôi nhà này không còn an toàn nữa; ý nghĩ bắt đầu rời đi cứ dường như nếu tổ không còn an toàn, chim bay đi. Ngôi nhà này không còn hữu dụng nữa, ở trong nó là nguy hiểm, nó có thể sập, bất kì khoảnh khắc nào nó đều sắp sập, cho nên mọi người bỏ đi. Mọi ý nghĩ đang bay ra. Nếu một người tốt sắp chết, khi ngồi cạnh người đó bạn sẽ cảm thấy thức dậy đột ngột của cái tốt bên trong bạn; nếu một người xấu sắp chết, bạn sẽ đột nhiên cảm thấy thức dậy của cái xấu trong bạn. Nếu một người rất ác sắp chết, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang trở thành độc ác; nếu một thánh nhân sắp chết, đột nhiên bạn cảm thấy hồn nhiên nảy sinh trong bạn mà bạn chưa bao giờ biết trước đây. Người sắp chết sẽ tạo ra toàn thể bầu không khí quanh bạn - ý nghĩ của người đó đang chuyển động; chùm các ý nghĩ đang di chuyển, như bầy chim. Chẳng mấy chốc chúng sẽ hạ xuống bụng mẹ khác - ở đâu đó một đôi sẽ làm tình. Trên khắp thế giới, mọi khoảnh khắc, hàng triệu người đang làm tình. Họ là cơ hội cho chùm ý nghĩ này đi vào trong bụng mẹ, kiếm ngôi nhà mới. Nếu bạn đã hiểu ra trước cái chết của mình rằng ý nghĩ là tách rời, rằng chúng có không gian vô hạn giữa chúng, các khoảng hở; nếu trong khi bạn còn sống bản ngã đã bị tan biến, và bạn đã đi tới biết rằng không có bản ngã, không có cái gì giống như 'tôi' ở bên trong; thế thì bạn sẽ chết mà không có ham muốn được sinh ra lần nữa và bởi vì bạn biết, điều đó là vô tích sự. Mọi ham muốn biến mất khi bạn biết rằng không có bản ngã. Bạn không ham muốn, bạn đơn giản chết. Không có lực dính của ham muốn, ý nghĩ được thả ra, nhưng chúng không thể tạo thành chùm được.
Lực dính là ham muốn, nó dính mọi ý nghĩ với nhau và làm thành một toàn thể của chúng. Nếu ham muốn không có đó ý nghĩ sẽ biến mất, chúng sẽ đi vào trong bầu trời vô hạn nhưng không như một chùm, mà như các nguyên tử tách rời, và bạn đã biến mất hoàn toàn.
Biến mất này là niết bàn; nhưng người ta phải biết nó trước cái chết. Người ta phải chết trước cái chết. Toàn thể nghệ thuật của tôn giáo là về cách chết - nhưng thế thì cách sống cũng được ngụ ý bởi vì bạn có thể chết đúng chỉ nếu bạn đã sống đúng. Khi tôi nói đúng, tôi không ngụ ý cuộc sống tốt. Khi tôi nói đúng, tôi ngụ ý cuộc sống có tính thiền. Khi tôi nói cuộc sống đúng, tôi không ngụ ý nghĩ cuộc sống đạo đức, tôi ngụ ý cuộc sống rất, rất hiểu biết, nhận biết, tỉnh táo.
Điều đó là khó, trừ phi bạn đi vào bên trong bản thân mình và biết rằng không ai tồn tại ở đó cả. Sẽ không thể nào hiểu nổi làm sao bạn đã từng trải qua nhiều kiếp sống mà không có người nào ở đó; trừ phi bạn đi vào bên trong bản thân mình.
Bạn đã bao giờ thấy lửa bắt cháy thành phố chưa? Bạn có thấy rằng từ nhà này ngọn lửa nhảy sang nhà khác không? Làm sao nó nhảy từ nhà này sang nhà khác? Chỉ bởi vì gió. Nếu gió không có đó nó không thể nhảy sang nhà khác được. Ngọn lửa không nhiên liệu nào vẫn nhảy từ nhà nọ sang nhà kia. Chỉ gió là được cần tới, gió thổi được cần tới, và trên đôi cánh của gió ngọn lửa được mang đi. Ngọn lửa tuyệt đối là phi vật chất, trong vài giây nó sẽ không còn nữa. Nó nhảy và bắt cháy sang nhà khác, và toàn thể ngôi nhà bị thiêu hết.
Theo cùng cách đó, bất kì cái gì bạn gọi là linh hồn mình cũng không là gì ngoài ngọn lửa của ham muốn. Khi một người chết đi, ham muốn được sinh ra, ham muốn không chết là gió; và chùm ý nghĩ trên đôi cánh của gió ham muốn này nhảy vào trong bụng mẹ khác, ngôi nhà khác.
Nếu bạn đã hiểu điều đó trong khi còn sống, thế thì không gió nào đem bạn đi bất kì đâu được, ham muốn không còn đó. Ý nghĩ sẽ biến mất trong sự tồn tại như các nguyên tử riêng biệt và bạn sẽ không được sinh ra lần nữa. Thế thì bạn là một với sự tồn tại; thế thì không cần tách rời lặp đi lặp lại và không cần chịu khổ lặp đi lặp lại - tách rời là khổ.
Câu hỏi thứ tư:
Người ta nói rằng đệ tử phải có cách cư xử kính trọng và thái độ kính trọng với thầy mình, nhưng thường tôi cảm thấy giống như hỏi thầy những câu hỏi chơi, vui đùa và nghịch ngợm. Điều này có chỉ ra việc thiếu kính trọng và 'shraddha', tin cậy không?
Điều đó không phụ thuộc vào câu hỏi, nó phụ thuộc vào người hỏi. Câu hỏi là không liên quan. Bạn có thể hỏi câu hỏi chơi, đùa, nghịch ngợm bằng kính trọng sâu sắc. Không có vấn đề gì về nó. Thực tế không có kính trọng sâu sắc làm sao bạn có thể hỏi câu hỏi như vậy được? Nếu bạn yêu thầy và bạn yêu thầy sâu sắc thế, bạn kính trọng thầy và bạn kính trọng thầy sâu sắc thế, thế thì bạn được tự do hỏi bất kì cái gì.
Điều đó tuỳ thuộc vào người hỏi, không vào câu hỏi. Nếu người hỏi đang trong tình yêu sâu sắc và tin cậy với thầy, thế thì mọi thứ đều được phép. Người đó có thể hỏi bất kì loại câu hỏi nào. Nhưng nếu tin cậy không tồn tại trong người hỏi bạn có thể hỏi một câu hỏi rất nghiêm chỉnh và kính trọng nhưng nó chỉ là kính trọng hình thức - sâu bên dưới không có kính trọng.
Cố hiểu phẩm chất của trái tim hỏi.
Nếu có tin cậy, thế thì bất kì điều gì bạn hỏi cũng là tốt; nếu không có tin cậy, thế thì bất kì điều gì bạn hỏi cũng đều không tốt. Bạn có thể hỏi bất kì cái gì bạn cảm thấy muốn hỏi, nhưng trước khi bạn hỏi, cố nhìn vào bên trong bản thân mình xem tại sao bạn hỏi điều đó. Nếu có tin cậy, tin cậy làm cho mọi thứ thành thiêng liêng. Ở phương Đông, tin cậy đã là hiện tượng bắt rễ sâu tới mức đệ tử đã hỏi những câu hỏi mà ở phương Tây bạn thậm chí không thể hình dung ra nổi. Không ai có thể hình dung ra được những câu hỏi như vậy về Jesus như mọi người ở phương Đông đã hỏi về Phật.
Một Thiền sư, Mumon, đã hỏi thầy mình: Thầy nói gì về bản tính Phật trong con chó? Chó liệu cũng là vị Phật được không? Có khả năng nào cho chó là vị Phật bao giờ không? Và thầy đã làm gì? Bạn biết không? Thầy bắt đầu đi bằng bốn chân và thầy sủa. Đây là câu trả lời của ông ấy: Có, chó cũng là Phật, khả năng này bao giờ cũng có đó, dù bây giờ chó có xa Phật bao nhiêu một ngày nào đó nó cũng sẽ đạt tới mục đích đó.
Bạn có thể hỏi bất kì câu hỏi nào, nhưng trước khi bạn hỏi bao giờ cũng tìm xem nó tới từ đâu - từ tình yêu, tin cậy của bạn? Thế thì mọi thứ đều tốt. Bạn có thể hỏi câu hỏi của mình một cách chính thức, nghiêm chỉnh theo cách thức rất mềm mỏng và thanh tao, nhưng nếu trái tim không có đó, thì nó chết. Thực tế, đó là bất kính.
Câu hỏi thứ năm:
Thầy có thể nói cho tôi về chấp nhận và cách học chấp nhận không, bởi vì tôi cảm thấy một phần trong tôi ngu xuẩn thế. Có cách làm cho phần đó của tôi thành rõ ràng hơn với bản thân tôi không?
Điều đầu tiên là hiểu chấp nhận nghĩa là gì. Bạn nói: Thầy có thể nói cho tôi về việc chấp nhận và cách học chấp nhận không, bởi vì tôi cảm thấy một phần trong tôi không muốn chấp nhận. Chấp nhận cả phần đó nữa đi, bằng không bạn đã không hiểu. Một phần trong bạn cứ bác bỏ - chấp nhận phần bác bỏ đó nữa đi, bằng không bạn đã không hiểu. Đừng cố bác bỏ phần đó, chấp nhận nó, đó là chấp nhận toàn bộ là gì. Bạn phải chấp nhận cũng cái đang bác bỏ.
Bạn nói bạn muốn biết phần đó của bạn là ai, cái phần ngu xuẩn thế. Khoảnh khắc bạn gọi nó là ngu xuẩn bạn đã bác bỏ nó. Tại sao bạn gọi nó là ngu xuẩn? Bạn là ai để gọi nó là ngu xuẩn? Nó là một phần của bạn. Sao bạn phân chia bản thân mình thành hai? Bạn là một toàn thể chứ. Mọi thủ đoạn này mà bạn đã học về phân chia phải bị vứt bỏ. Bạn đã học phân chia bản thân mình thành phần thánh thiện và phần độc ác, thiện và ác, cao và thấp. Vứt mọi phân chia đi - đó là chấp nhận nghĩa là gì. Nếu bạn có cái gì đó, bạn có cái gì đó - sao gọi nó là ngu xuẩn? Bạn là ai để gọi nó là ngu xuẩn?
Không, trong chính việc gọi nó là ngu xuẩn bạn đã bác bỏ nó, bạn đã kết án nó. Chấp nhận nghĩa là không có vấn đề kết án, dù hoàn cảnh là bất kì cái gì bạn cũng chấp nhận nó - và bỗng nhiên biến đổi tới trong bản thể bạn. Đừng gọi nó là ngu xuẩn, đừng gọi nó theo tên, đừng phân chia bản thân mình, bởi vì đây là cách bản ngã tồn tại. Chính bản ngã đang nói phần kia là ngu xuẩn. Bản ngã bao giờ cũng thông minh, hiểu biết, vĩ đại - và nó cứ bác bỏ. Nó dạy bạn bác bỏ thân thể bởi vì thân thể là vật chất còn bạn là tâm linh; nó dạy bạn bác bỏ cái này và cái kia. Tất cả những điều này đã từng được làm trong hàng thế kỉ; người tôn giáo đã từng làm điều này liên tục và họ đã chẳng đạt tới đâu cả. Thực tế họ đã làm cho cả nhân loại thành tinh thần phân liệt, họ đã phân chia mọi người hoàn toàn thành các bộ phận. Bạn có các ngăn bên trong mình: cái này tốt và cái kia xấu, yêu là tốt và ghét là xấu, từ bi là tốt và giận dữ là xấu.
Khi tôi nói chấp nhận, tôi nói chấp nhận tất cả và vứt bỏ mọi ngăn này đi. Bạn trở thành một. Mọi thứ là tốt: giận dữ cũng có phần của nó để chơi và ghét cũng được cần tới. Thực tế bất kì cái gì bạn có, mọi thứ đều được cần - có thể theo cách thu xếp khác, có vậy thôi. Nhưng không cái gì bị phủ nhận, bác bỏ; đừng gọi bất kì cái gì là ngu xuẩn trong bản thân bạn.
Và thế rồi bạn hỏi: Có cách làm cho phần đó của tôi thành rõ ràng hơn với bản thân tôi không? Tại sao? Bạn không thể chấp nhận được cái gì đó ẩn kín bên trong bạn sao? Bạn không thể chấp nhận được cái gì đó tối bên trong bạn sao? Bạn cũng giống như ngày và đêm thôi; cái gì đó ở trong ánh sáng, cái gì đó trong bóng tối. Nó phải là như vậy, bằng không bạn sẽ chỉ trên bề mặt, bạn sẽ không có chiều sâu nào. Chiều sâu phải ở trong bóng tối. Nếu cái cây nói: Tôi muốn đem rễ tôi tới hiểu biết của tôi, thế thì cây sẽ chết bởi vì rễ chỉ có thể tồn tại trong bóng tối, ẩn kín trong đất. Không cần đem chúng lên. Nếu bạn đem chúng lên, cây sẽ chết. Bạn cần phần tối nhiều như bạn cần phần sáng.
Nhưng người tôn giáo đã từng làm những điều nguy hiểm: họ đã dạy bạn rằng Thượng đế là ánh sáng. Tôi nói với bạn rằng Thượng đế là cả hai, ánh sáng và bóng tối, bởi vì Thượng đế đơn giản là ánh sáng sẽ không giầu có lắm đâu. Ngài sẽ là cái cây không rễ; ngài sẽ chỉ là hành lang, không phải là nội thất của ngôi nhà; ngôi nhà cần hành làng và nó cần cả nội thất nữa.
Nhà cần một chỗ ẩn kín hoàn toàn - bởi vì phần sâu nhất của bạn sống ở đó. Cho nên hiểu biết không có nghĩa là bạn đem mọi thứ ra ánh sáng; hiểu biết nghĩa là bạn trở nên hiểu biết tới mức bạn cho phép mọi thứ được là như nó vậy. Hiểu biết không phải là nỗ lực để thay đổi cái gì, không. Hiểu biết là hiểu biết về toàn thể như nó vậy và qua hiểu biết đó về mọi sự như chúng vậy mà có biến đổi, có cách mạng, có chuyển hoá - bạn thay đổi hoàn toàn. Một khi bạn hiểu rằng mọi thứ đều có lí do hiện hữu ở đó bạn không bận tâm tới can thiệp vào tự nhiên, bạn bắt đầu nổi cùng nó.
Bạn không thúc đẩy dòng sông, bạn đơn giản nổi cùng nó; đó là điều Đạo là gì. Toàn thể giáo huấn của Lão Tử là ở chỗ không có nhu cầu nào để làm bất kì cái gì về phần bạn, mọi thứ đã được làm cho bạn rồi, bạn đơn giản chấp nhận nó và nổi. Để mọi sự như chúng vậy. Đừng làm nỗ lực nào vì bất kì thay đổi cho bất kì cái gì, bởi vì chính nỗ lực để thay đổi đem căng thẳng vào trong tâm trí; chính nỗ lực thay đổi đem tương lai vào trong tâm trí; chính nỗ lực thay đổi là phủ nhận Thượng đế vì thế thì bạn nói: Chúng tôi khôn hơn ngài, chúng tôi đang cố gắng cải tiến ngài đây. Không cần đâu - chỉ ở trong buông bỏ sâu sắc và nổi thôi.
Điều đó sẽ là khó bởi vì bản ngã sẽ nói: Mình đang làm gì thế này? Theo cách này mình sẽ chẳng bao giờ đạt tới chỗ nào cả. Nhưng bạn muốn đạt tới đâu? Bạn đã ở đó rồi. Bản ngã sẽ nói: Theo cách này mình sẽ không bao giờ trưởng thành được. Nhưng trưởng thành phỏng có ích gì? Mọi khoảnh khắc đều hoàn hảo. Bạn muốn đi đâu và trưởng thành, để làm gì? Bản ngã cứ xô bạn vào trong tương lai, vào ham muốn, làm cái này, làm cái nọ - nó chưa bao giờ cho phép bạn nghỉ ngơi chút ít. Và toàn thể Đạo, thái độ, tầm nhìn của Đạo, là thảnh thơi và tận hưởng và qua tận hưởng mà mọi sự bắt đầu lắng đọng theo cách riêng của chúng. Nếu toàn thể sự tồn tại cứ sống theo cách hay như thế thì sao chỉ con người là trong rắc rối? Bởi vì không con chó nào định trở thành bất kì cái gì khác; không hoa hồng nào cố gắng trở thành hoa sen; không hoa sen nào cố gắng trở thành bất kì cái gì khác - mọi thứ đều như nó vậy, mãn nguyện, mở hội. Chỉ người là điên. Người đó muốn trở thành cái gì đó, người đó muốn chứng minh cái gì đó.
Bạn không thể thấy được lễ hội đang diễn ra im lặng khắp quanh đây sao? Bạn chỉ là một phần của nó bởi vì bạn có thể nghĩ. Suy nghĩ đem tới phân chia.
Đừng nói 'ngu xuẩn' với bất kì phần nào của bạn. Bạn đang gọi tên Thượng đế đấy. Đừng kết án, bởi vì mọi kết án đều là kết án Thượng đế. Bạn đã bắt nguồn từ cái toàn thể, cái toàn thể biết rõ hơn bạn; cho phép trí huệ của cái toàn thể làm việc đi. Đừng mang tâm trí tí hon của bạn vào đánh nhau. Không cần đi ngược dòng, bạn sẽ không đạt tới đâu cả, bạn đơn giản sẽ bị mệt mỏi. Đừng tranh đấu, cho phép mọi thứ. Đó là điều chấp nhận là gì - nó là buông bỏ.
Bạn sống cứ dường như bạn đã về hưu hoàn toàn. Bạn làm, nhưng bạn làm mọi sự một cách tự nhiên, tự phát. Chúng xảy ra. Nếu bạn cảm thấy thích làm, bạn làm, nếu bạn cảm thấy không thích làm, bạn không làm. Dần dần bạn rơi vào trong cùng hàng với tự nhiên, bạn trở thành ngày một tự nhiên hơn... tự nhiên hơn, tôn giáo hơn.
Gurdjieff nói một điều rất hay. Ông ấy thường nói rằng mãi cho tới giờ mọi tôn giáo đều chống lại Thượng đế. Tôi có thể thấy điều ông ấy ngụ ý. Đây đã từng là nỗi khổ - mọi tôn giáo chống lại Thượng đế. Họ đã thổi phồng bản ngã của bạn, làm cho bạn thành siêu phàm, cao hơn, siêu nhân, tâm linh - đủ mọi thứ vô nghĩa! Bạn chỉ phải bình thường và tận hưởng thôi. Là bình thường lại là điều phi thường nhất có thể xảy ra cho bạn; nhưng ham muốn là phi thường, là tâm linh, siêu nhân, không của thế giới này mà của thế giới kia, là gàn dở. Chỉ Đạo mới là tôn giáo tự nhiên. Mọi tôn giáo khác đều là những cách thức tinh vi phi tự nhiên. Lão Tử là tương lai của toàn thể nhân loại và mọi khả năng của phúc lạc và phúc lành đều nằm ở ông ấy, đi qua ông ấy.
Sao bạn không thể chỉ hiện hữu? Thử vài ngày đi - chỉ hiện hữu. Một khi bạn đã đã thưởng thức nó, sẽ không khó đâu. Một khi cánh cửa sổ nhỏ của bản thể mở ra, bạn sẽ cười về toàn thể nỗ lực bạn đã từng làm. 'Cứ hiện hữu' là thông điệp.
Câu hỏi thứ sáu:
Câu hỏi duy nhất tôi vẫn còn mang là một phần của tôi muốn kìm nén. Chẳng hạn: tôi đã được nghe kể rằng thầy rời khỏi thân thể trong vài giờ mỗi ngày và rằng khi thầy trở về thầy rất đói và rằng thầy ăn mười sáu cái bánh chapattis. Có đúng không?
Vâng, điều đó đúng đấy. Bất kì khi nào người ta rời khỏi thân thể người ta đều cảm thấy đói, rất đói khi quay lại, và sau khi vào thân thể thức ăn lại vận hành như cái chặn giấy và giúp cho không gian bên trong lắng đọng lại trong thân thể một cách dễ dàng. Một ngày nào đó bạn sẽ cảm thấy điều đó, một ngày nào đó nó sẽ đột nhiên xảy ra trong thiền của bạn, rằng bạn đang đứng bên ngoài thân thể và quan sát thân thể mình nằm đó. Đừng sợ và đừng sợ về cách bạn bây giờ sẽ vào trong nó. Chỉ với ý tưởng đi vào, bạn sẽ thấy bản thân mình trong nó. Không nỗ lực nào được cần tới, chính ý tưởng rằng bạn muốn vào, và bạn sẽ vào, chính ham muốn đó sẽ đưa bạn vào. Nhưng thế rồi bạn sẽ cảm thấy cơn đói rất phi tự nhiên, cứ dường như bạn chưa ăn trong nhiều ngày. Thân thể đã mất nhiều năng lượng vật lí trong khi bạn ở ngoài nó. Có một điểm bên ngoài mà bạn không thể ra khỏi nó được, bằng không thân thể sẽ chết. Tới chừng mực nào đó bạn có thể ở ngoài nó, nhưng trong thời gian đó, trong khoảng hở đó, thân thể mất năng lượng liên tục và rất nhanh bởi vì bạn không trong nó để giữ năng lượng. Thân thể gần như chết.
Khi bạn vào nó bạn sẽ cảm thấy dường như bạn đã không ăn mấy ngày rồi. Cho nên điều đó là đúng - nhưng về con số đích xác bánh chapattis bạn sẽ phải hỏi Vivek. Mười sáu hay không - cái đó tôi không thể có thẩm quyền đúng để nói được.
Câu hỏi cuối cùng:
Bất kì khi nào một cảm giác cởi mở nào đó và an bình nào đó tới, bao giờ lo âu lớn và chán nản cũng theo sau làm cho tôi rất mệt mỏi. Đấy dường như là cái vòng luẩn quẩn. Cần lấy thái độ nào?
Điều đó bao giờ cũng xảy ra, nó là tự nhiên, không luẩn quẩn. Bất kì khi nào bạn hạnh phúc, rất hạnh phúc, bạn đang ở đỉnh, đột nhiên thung lũng sẽ theo sau. Bao giờ cũng có thung lũng cùng đỉnh, bạn không thể ở trên đỉnh mãi được - chẳng mấy chốc bạn sẽ rơi vào trong thung lũng, trong chán nản sâu sắc. Nếu bạn cảm thất rất, rất mạnh mẽ, chẳng mấy chốc mệt mỏi sẽ lắng đọng.
Cái đối lập bao giờ cũng ở quanh đây. Nó phải là như vậy bởi vì cái đối lập không phải là đối lập, nó là phần bù. Nếu bạn hạnh phúc liên tục trong một thời gian dài điều đó sẽ là kích động quá nhiều, nó sẽ đi tới cực điểm - và điều đó có thể là nguy hiểm cho cuộc sống. Bạn phải bị ném lại vào trong buồn. Buồn là thảnh thơi, nó không phải là kích động; nó giống như đêm tiếp theo ngày - mệt mỏi, bạn rơi vào giấc ngủ.
Nó không phải là luẩn quẩn, nó là tự nhiên, và tự nhiên có kinh tế riêng của nó. Cho nên phải làm gì? Đừng phá rối cái vòng này. Điều duy nhất bạn phải làm là khi bạn ở trên cao, không bị đồng nhất với chiều cao đó. Khi bạn cảm thấy rất, rất hạnh phúc, bao giờ cũng nhớ rằng nó chỉ là tâm trạng, không phải bạn; bầu khí hậu bao quanh bạn, nhưng không phải bạn. Khi trời mưa bạn không nghĩ rằng bạn là cơn mưa. Khi mưa đã dừng và mặt trời đã ló ra và trời đầy nắng, bạn không nghĩ rằng bạn là mặt trời hay ánh nắng mặt trời... nó là cái gì đó bao quanh bạn. Điều đó cũng hệt vậy ở bên trong - nhớ lấy. Hạnh phúc giống như mưa hay ánh nắng mặt trời, nó là bầu khí hậu, là tâm trạng bao quanh bạn, là môi trường - nhưng không là bạn. Bạn là người quan sát, bạn là nhân chứng người biết rằng bây giờ mọi sự đều rất đẹp. Nếu bạn là người quan sát bạn bao giờ cũng sẽ nhớ rằng chẳng chóng thì chầy cái đối lập sẽ đi theo. Bạn đã sẵn sàng cho nó.
Nếu bạn sẵn sàng cho nó, sẽ không có chán nản thế: chiều cao sẽ không là kích động thế, và nỗi buồn sẽ không buồn thế. Và dần dần, từ từ, đỉnh núi và thung lũng sẽ bắt đầu ngày một lại gần nhau hơn và một khoảnh khắc tới khi các đỉnh biến mất, thung lũng biến mất, và bạn trên đất bằng. Đất bằng đó không là hạnh phúc không là bất hạnh, chúng ta đã cho nó cái tên khác, chúng ta gọi nó là phúc lạc, anand. Nó không phải là hạnh phúc.
Con người của phúc lạc không hạnh phúc theo nghĩa thường, bởi vì người đó không bị kích động chút nào. Người đó tuyệt đối bình thản và yên tĩnh không có kích động nào. Đó không phải là buồn nữa, bởi vì con người của phúc lạc là im lặng nhưng không buồn. Trong con người của phúc lạc, buồn và hạnh phúc đã gặp gỡ, chúng đã đi tới hài hoà. Và đó là cái đẹp trong buồn - và nhớ lấy, có nhiều thứ là đẹp trong buồn - và mọi thứ là đẹp trong hạnh phúc, cũng có đó cùng nhau. Và tất cả những cái xấu trong hạnh phúc - có nhiều cái xấu - và mọi cái xấu trong buồn - tất nhiên bạn biết rằng nhiều buồn có đó - cả hai đều mất.
Cái gì là tốt trong hạnh phúc? Cảm giác lâng lâng phởn phơ. Cái gì là xấu trong hạnh phúc? Kích động, bởi vì mọi kích động đều làm mệt mỏi. Kích động là tiêu tán năng lượng; kích động là bồn chồn, kích động là bồn chồn, nó là trạng thái yếu đuối của sự việc. Bồn chồn đó sẽ không có đó trong con người của phúc lạc. Người đó sẽ hạnh phúc nhưng không bồn chồn. Sẽ không có kích động, bạn thậm chí sẽ không có khả năng thấy liệu người đó có hạnh phúc hay không. Nếu bạn bắt gặp vị Phật bạn sẽ không có khả năng cảm thấy liệu ông ấy hạnh phúc hay không, ông ấy hạnh phúc mà không kích động tới mức trên bề mặt chẳng cái gì biểu lộ, ông ấy hạnh phúc sâu bên dưới tới mức trên bề mặt chẳng cái gì biểu lộ. Hạnh phúc của ông ấy không phải là hạnh phúc của cơn bão, với kích động và bồn chồn, hạnh phúc của ông là của chiếc hồ im lặng.
Trong buồn điều xấu là ở chỗ bạn cảm thấy đờ đẫn, bạn cảm thấy nặng nề. Trong con người của phúc lạc không có đờ đẫn. Người đó vô trọng lượng, người đó không nặng nề chút nào. Thực tế người đó không bước đi trên đất, người đó bay, người đó có cánh. Người đó không có trọng lượng, sức hút không ảnh hưởng tới người đó. Người đó như chiếc lông.
Và điều gì tốt trong buồn? Chiều sâu đấy. Buồn là rất sâu, không tiếng cười nào có thể sâu như buồn. Không tiếng cười nào có thể sâu được như buồn, bởi vì tiếng cười bao giờ cũng nông cạn, có chút ít báng bổ, chút ít dung tục. Buồn có điềm đạm của riêng nó, buồn có chiều sâu của riêng nó, buồn có cảm giác sâu lắng - cảm giác của thung lũng, rất sâu và xuyên thấu. Nó có cái gì đó thiêng liêng về nó, thánh thiện về nó. Con người của phúc lạc ở trong chiều sâu đó, trong tính thánh thiện đó, trong tính thiêng liêng đó.
Người đó là cả hai, và không phải là cả hai; người đó siêu việt lên trên cả hai và người đó là hài hoà của cả hai. Con người của phúc lạc là phép màu, tổ hợp hiếm hoi của các cái đối lập, sự tổng hợp hiếm hoi của các cái đối lập.
Cho nên đừng nghĩ rằng đây là luẩn quẩn, nó là tự nhiên. Mọi điều bạn phải làm là nhớ rằng bạn tách rời. Khi hạnh phúc, biết rằng hạnh phúc đang bao quanh bạn, nổi bóng lụp bụp mọi nơi; tiếng cười tất cả có xung quanh, làm rung chuyển bạn tới tận gốc rễ - nhưng vẫn còn tỉnh táo. Đừng bị đồng nhất với tâm trạng đó. Đừng trở thành tâm trạng đó, vẫn còn là người quan sát bởi vì người quan sát bao giờ cũng biết cái kia đang tới, theo sau. Chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy ngày biến dần đi và đêm đang tới.
Vẫn còn là người quan sát đi. Khi bạn đã trở nên buồn, lại quan sát. Như ngày đã trôi qua, đêm cũng sẽ trôi qua, mọi thứ đều trôi qua. Sau vài khoảnh khắc bạn sẽ nhớ rằng bạn hoàn toàn tách rời - bạn không là cái này không là cái nọ. Đây là cách để lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy phúc lạc. Bây giờ bạn biết bất hạnh không thể quấy rối được bạn, và hạnh phúc không thể quấy rối được bạn. Bạn đã đạt tới trạng thái thản nhiên, trạng thái của phúc lạc. Đó là mục đích của mọi chư phật.
Xem Chương 5 Quay về Mục lụcQuay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post