Chương 2. Không làm gì

Chương 2. Không làm gì

Price:

Read more

Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 3)
Chương 2. Không làm gì


Câu hỏi 1
Chẳng phải tìm kiếm chứng ngộ là tìm kiếm vị kỉ sao?
Vâng, nó vậy đấy. Và còn vị kỉ nhất. Không có gì giống như nó, nó là vị kỉ vô song.
Và người ta phải vị kỉ, không có cách khác để hiện hữu. Và tất cả các giáo huấn cứ bảo bạn đừng vị kỉ đều đã không giúp ích gì; thay vì thế, họ đã làm sao lãng bản thể bạn, họ đã làm cho bạn thành phi tự nhiên.
Cái ta là trung tâm của bạn, và vị kỉ là cách duy nhất có đó để hiện hữu. Bạn càng cố không vị kỉ bạn càng trở nên lệch tâm hơn. (Từ lệch tâm là hay; nó đơn giản nghĩa là ra khỏi trung tâm.)
Thế thì bạn không còn được bắt rễ trong bản thân mình nữa, thế thì bạn không còn được tiếp đất nữa trong bản thể mình, và người không được tiếp đất trong bản thể mình sống cuộc sống giả, sống cuộc sống nhân tạo. Toàn thể cuộc sống của người đó giống như mơ hơn giống như thực tại.
Và sâu bên dưới bạn chẳng thể ích gì. Sâu bên dưới bạn vẫn còn vị kỉ. Nhiều nhất bạn trở thành đạo đức giả.
Bạn cố là không vị kỉ, nhưng điều đó là điều không thể được. Cho dù trong nỗ lực của mình để không vị kỉ bạn sẽ vẫn còn vị kỉ. Cho nên bạn tạo ra nhị nguyên, xung đột, và bất kì cái gì bạn nói trên bề mặt sâu bên dưới bạn cứ phủ nhận nó - và bạn biết điều đó rõ lắm bởi vì làm sao bạn có thể lừa mình được. Bề mặt nói điều này, chiều sâu cứ phát lên chính cái đối lập.
Chuyện xảy ra, có một vụ kiện chống lại Mulla Nasrudin ở toà án và quan toà hỏi: "Anh có ngủ với người đàn bà này không, Nasrudin." Nasrudin nói, "Không, thưa quí toà, không chút nào, thưa quí toà, thậm chí không một nháy mắt!"
Đây là tình huống đói. Bạn nói cái gì đó và ngay lập tức chiều sâu bên trong của bạn mâu thuẫn lại nó. Bạn trở thành việc mâu thuẫn. Bạn trở nên căng thẳng. Cuộc sống của bạn trở thành phiền não sâu sắc, nỗi khổ. Tôi dạy bạn vị kỉ toàn bộ bởi vì tôi dạy bạn điều là tự nhiên. Nhưng nếu bạn hiểu rõ tôi - điều là khó, bạn có thể hiểu lầm tôi - nếu bạn thực sự vị kỉ thế thì nhiều điều tuôn chảy ra từ cuộc sống của bạn mà tuyệt đối không vị kỉ. Bởi vì khi một người được tiếp đất trong bản thể riêng của mình người đó có nhiều thế để chia sẻ, có nhiều thế để cho, không cần phải vị tha.
Nếu bạn được định tâm bạn là vị tha bởi vì bạn có tình yêu tuôn chảy, bản thể tuôn chảy, bạn phải chia sẻ. Bạn giống như bông hoa, tràn đầy hương thơm thế, nó cứ chia sẻ hương thơm cùng gió. Bạn giống như người mang thai, bạn mang nhiều thứ bên trong tới mức bạn phải cho, chia sẻ, và bằng chia sẻ nó càng phát triển hơn - nhưng bạn chia sẻ nó từ trung tâm của mình.
Cho nên tôi không nói rằng khi bạn trở nên vị kỉ bạn không phải là không vị kỉ, không, chính cái đối lập lại. Khi bạn cố không vị kỉ bạn còn lại, sâu bên dưới, vẫn vị kỉ. Khi bạn trở thành vị kỉ toàn bộ, tính không vị kỉ đẹp đẽ mênh mông xảy ra trong cuộc sống của bạn. Nhưng bạn thậm chí không ý thức về điều đó bởi vì nếu bạn ý thức nó là giả.
Mọi sự mà tự nhiên và lành mạnh đều không cần ý thức. Bạn có ý thức tới việc thở của mình không? Vâng, thỉnh thoảng có, khi cái gì đó đi sai, khi cái gì đó ốm yếu, khi việc thở không như nó đáng phải vậy - thế thì bạn trở nên tỉnh táo, thế thì bạn được báo động, thế thì bạn trở nên có ý thức. Bằng không việc thở cứ diễn ra ngày và đêm, hai mươi bốn giờ, dù bạn ngủ hay thức, dù bạn đang yêu hay ghét, dù bạn đi hay bạn ngồi, bất kì điều gì bạn làm việc thở vẫn tiếp tục. Nó không phụ thuộc vào việc có ý thức của bạn về nó - và cũng may mắn là nó không phụ thuộc vào ý thức của bạn, bằng không bạn đã chết rồi.
Nếu bạn phải chăm nom về nó, nếu bạn phải làm nó, nó đã dừng lại từ lâu trước đây rồi.
Không vị kỉ nên giống như việc thở. Bạn phải được định tâm, thế thì nó xảy ra. Không vị kỉ không phải là cái đối lập của vị kỉ, không vị kỉ là sản phẩm phụ của việc vị kỉ toàn bộ. Đây là điều tôi dạy bạn. Và mọi nhà thờ và mọi tôn giáo và mọi tu sĩ và mọi nhà thuyết giảng, họ đã từng dạy bạn chính điều đối lập. Họ đã làm biến chất nhân loại, họ đã đầu độc tâm trí bạn.
Bạn không thể được định tâm và bạn đang cố giúp người khác, phục vụ cho họ. Giúp đỡ duy nhất mà bạn có thể đưa ra, điều đầu tiên và rất cơ sở, là được định tâm và bắt rễ trong bản thân mình.
Vâng, chứng ngộ là tìm kiếm vị kỉ.
Đây là một nửa câu trả lời tôi muốn trao cho bạn. Bây giờ tới nửa kia.
Bởi vì chứng ngộ là việc tìm kiếm vị kỉ, vị kỉ nhất, vị kỉ vô song - đó là lí do tại sao bạn không thể đạt tới chứng ngộ được qua tìm kiếm. Việc tìm kiếm sẽ làm cho bạn thành người đẹp, trí huệ, từ bi, theo cả nghìn lẻ một cách, nhưng không chứng ngộ.
Cho nên, với tôi tồn tại ba kiểu người; một kiểu, cái gọi là người tôn giáo, người đạo đức, người khắt khe đạo đức, cái gọi là người tốt, người cứ cố gắng là vị kỉ và vẫn còn vị kỉ. Thứ hai, người biết không có cách khác để hiện hữu, rằng là vị kỉ là cách duy nhất có đó, người trở nên định tâm và trở thành không vị kỉ, người qua vị kỉ đạt tới không vị kỉ, như sản phẩm phụ, người đó không làm nỗ lực nào để đạt tới nó. Và người thứ ba người không vị kỉ không không vị kỉ. Người đó là người chứng ngộ, người vượt ra ngoài nhị nguyên, người thậm chí vượt ra ngoài cái ta.
Ẩn trong bản thân bạn là vô ngã. Ẩn đằng sau bạn là cái trống rỗng, cái không, điều Phật đã gọi là sunyata, cái không tuyệt đối.
Cho nên phần thứ hai của câu trả lời: Bạn không thể đạt tới chứng ngộ thông qua tìm kiếm. Tất cả mọi tìm kiếm đều thất bại ở đó, bởi vì chừng nào người tìm kiếm còn chưa mất đi, thì chứng ngộ là không thể được, và làm sao người tìm kiếm có thể mất đi nếu có tìm kiếm? Làm sao người tìm kiếm có thể mất đi nếu có cái ta?
Điều đó là không thể được. Cho nên điều gì xảy ra? Làm sao một người trở nên chứng ngộ?
Người đó tìm và kiếm, và tới một khoảnh khắc khi người đó nhận ra toàn bộ cái ngớ ngẩn của tìm kiếm về nó; bởi vì bạn có thể tìm kiếm cái gì đó mà đã không có cái gì bên trong bạn, bạn có thể tìm kiếm cái gì đó trong tương lai, nhưng làm sao bạn có thể tìm kiếm cái đã có trong hoàn cảnh rồi? Qua tìm kiếm bạn sẽ bỏ lỡ nó.
Làm sao bạn có thể tìm kiếm bản thân người tìm kiếm? Người tìm kiếm có thể tìm mọi thứ ngoại trừ bản thân mình. Có tìm bản thân mình là điều ngớ ngẩn. Làm sao người tìm kiếm có thể tìm bản thân mình được? Để tìm kiếm cần có khoảng cách giữa người tìm kiếm và cái được tìm.
Khi khoảng cách không có đó - và nó không có đó thật - người tìm kiếm là cái được tìm. Khi điều này được nhận ra... và điều này được nhận ra sau nhiều tìm kiếm, nhớ lấy - đừng vứt bỏ tìm kiếm, tôi không nói điều đó - điều này được nhận ra sau nhiều thất bại, khi mọi hi vọng đều bị mất. Điều này được nhận ra chỉ khi bạn đã tìm kiếm theo đủ mọi cách có thể, khi bạn đã làm mọi điều bạn có thể làm, không hòn đá nào đã bị bỏ lại không lật lên, thậm chí không một xó nào đã bị bỏ lại không xét tới, bạn đã làm mọi điều có thể được làm, không cái gì còn lại - thế thì bạn đơn giản ngồi; việc tìm kiếm bị vứt bỏ khỏi bạn; không hi vọng, không khả năng nào thu lấy mục đích này; trong một khoảnh khắc của thất vọng tuyệt đối bạn vứt bỏ việc tìm kiếm - đây là cách nó đã xảy ra cho Phật, đây là cách nó đã xảy ra cho tôi, đây là cách nó bao giờ cũng xảy ra.
Bạn làm nỗ lực vô cùng, điều đó là được cần tới! Tôi không nói rằng ngay bây giờ bạn có thể vứt bỏ tìm kiếm, làm sao bạn có thể vứt bỏ nó nếu bạn không có nó?
Tìm kiếm chăm chỉ vào. Làm mọi nỗ lực bạn có thể làm, đem toàn bộ năng lượng của bạn vào nó, nhưng tôi không nói rằng qua điều đó bạn sẽ đạt tới. Không có nó bạn sẽ không bao giờ đạt tới được, qua nó không ai đã bao giờ đạt tới. Bạn sẽ phải đi qua nó.
Đi vào, và thế rồi một khoảnh khắc tới khi bạn đi ra được tự do khỏi mọi tìm và kiếm. Bỗng nhiên bạn quay vào trong, bởi vì tìm kiếm bao giờ cũng hướng ra ngoài: tìm kiếm, bạn bao giờ cũng nhìn đi đâu đó khác, tìm kiếm, bạn chạy khắp chốn, tìm kiếm bạn đi theo mọi chiều - và có bên trong bạn cái gì đó ở bên ngoài mọi chiều. Bạn có thể gọi nó là chiều thứ mười một.
Có bên trong bạn cái gì đó mà không cần tìm kiếm nhưng chỉ cần được nhận ra. Nó xảy ra trong một khoảnh khắc, thậm chí không trong một khoảnh khắc, trong một phần giây - thậm chí không đến thế; nó không xảy ra trong thời gian.
Tìm kiếm dừng lại, người tìm kiếm mất đi, bỗng nhiên nó có đó. Nó bao giờ cũng ở đó.

Câu hỏi 2
Khác biệt gì giữa tri thức và khôn ngoan và hiểu biết?
Có nhiều khác biệt, và khác biệt không phải là về lượng, nó là về chất. Tri thức là niềm tin. Tri thức là kinh nghiệm của người khác không phải là của riêng bạn. Họ nói có Thượng đế và bạn tin vào điều đó. Đây là tri thức.
Thanh niên có thể trở nên rất thông thái. Không có gì rắc rối trong đó cả. Bạn cần trí nhớ tốt, bạn cần làm chút ít nỗ lực. Cùng điều đó một ngày nào đó có thể được máy tính thực hiện: bạn sẽ mang máy tính trong túi của mình, không cần làm đầu bạn quá nặng với các thư viện, máy tính sẽ mang tất cả tri thức này.
Nhớ lấy, chẳng mấy chốc máy tính sẽ thay thế mọi tri thức của bạn. Bác học sẽ biến mất khỏi thế giới, máy tính sẽ thế chỗ của ông ấy. Và tôi nói chỗ 'của ông ấy' một cách có chủ ý, có xem xét, bởi vì bác học là cái máy, ông ấy không phải là người.
Đó là tất cả những gì bạn đã từng làm với bộ não - bạn cứ nạp thông tin vào nó.
Tri thức là vay mượn. Người khác biết nó, bạn tin chúng phải đúng. Khôn ngoan tới qua kinh nghiệm riêng của bạn. Tri thức là tích luỹ, khôn ngoan cũng là tích luỹ. Nhưng tri thức là tích luỹ kinh nghiệm của người khác, khôn ngoan là tích luỹ kinh nghiệm của riêng bạn. Thanh niên không bao giờ có thể khôn ngoan được; anh ta có thể thông thái, nhưng với khôn ngoan, thời gian được cần tới. Người già khôn ngoan bởi vì bạn phải trải qua kinh nghiệm.
Bạn có thể đọc nhiều sách về tình yêu và bạn có thể biết nhiều về tình yêu, điều người khác nói về nó, nhưng để biết bản thân tình yêu bạn sẽ phải trải qua kinh nghiệm - điều tiêu tốn thời gian. Với thời gian bạn biết cái gì đó về tình yêu, tuổi xuân, tuổi trẻ của bạn, sẽ qua đi. Bạn sẽ già, nhưng khôn ngoan.
Tuổi già là khôn ngoan, tuổi trẻ có thể thông thái. Khôn ngoan là kinh nghiệm riêng của người ta được tích luỹ lại, tri thức là kinh nghiệm của người khác được bạn tích luỹ lại.
Thế thì hiểu biết là gì? Hiểu biết là không tích luỹ. Khác biệt gì liệu ai đó khác kinh nghiêm và bạn tin, hay bạn kinh nghiệm và thế rồi bạn tin? Kinh nghiệm đó là của quá khứ. Nó không còn đó nữa, còn bạn đã thay đổi nhiều - và mọi người đều thay đổi mọi khoảnh khắc - tới mức người già nói rằng 'Vào thời trẻ tôi đã trải nghiệm điều này,' là đang nói về ai đó khác bởi vì ông ấy không còn hệt như cũ nữa.
Khôn ngoan gần hơn chút ít so với tri thức, nhưng không rất gần. Hiểu biết là không tích luỹ, bạn không tích luỹ kinh nghiệm của người khác hay của riêng mình. Bạn không cần tích luỹ, bạn trưởng thành. Hiểu biết bao giờ cũng tươi mới, khôn ngoan có chút ít mơ hồ và cũ, khôn ngoan bao giờ cũng của quá khứ, quá khứ riêng của bạn. Tri thức cũng là của quá khứ - quá khứ của người khác. Nhưng chung cuộc điều đó tạo ra khác biệt gì? Bởi vì quá khứ riêng của bạn là xa xăm với bạn như quá khứ của người khác; bạn không còn như cũ nữa. Mọi khoảnh khắc dòng sông đều tuôn chảy, ông già Heraclitus nói đấy, bạn không thể bước vào cùng dòng sông hai lần.
Tuổi thanh niên của riêng bạn - bạn không thể bước vào nó hai lần; bạn đã học cái gì đó từ kinh nghiệm của mình, bạn mang nó. Tri thức có thể được gột đi, khôn ngoan cũng thế. Chúng có thể được tẩy não, hoàn toàn bị chùi sạch khỏi tâm trí bạn. Hiểu biết không bao giờ có thể bị tẩy não, nó không phải là một phần của bộ não, nó là không tích luỹ. Mọi thứ tích luỹ đều trong não.
Hiểu biết là của bản thể bạn, nó không thể bị gột đi - bạn không thể tẩy não vị Phật được; thực tế bản thân ông ấy đã tẩy não cho mình hoàn toàn, bản thân ông ấy đã lau sạch tấm bảng của mình, làm sao bạn có thể lau sạch ông ấy được? Ông ấy không tích luỹ, ông ấy sống khoảnh khắc sang khoảnh khắc.
Qua việc sống bản thể ông ấy trưởng thành. Nếu qua việc sống tri thức của bạn tăng trưởng, nó là khôn ngoan; nếu qua việc sống bản thể của bạn tăng trưởng, nó là hiểu biết; và nếu không qua việc sống, tích luỹ của bạn tăng trưởng, nó là tri thức.
Hiểu biết là việc nở hoa thực của bản thể. Con người của hiểu biết giống như tấm gương. Tấm gương không mang cái gì. Tấm gương bao giờ cũng sống trong hiện tại tức khắc, bất kì ai tới trước nó, nó đều phản xạ.
Bạn hỏi tôi một câu hỏi. Câu hỏi này có thể được trả lời qua tri thức, tức là kinh nghiệm của người khác; câu hỏi này có thể được trả lời qua khôn ngoan, kinh nghiệm của riêng tôi; câu hỏi này có thể được trả lời qua hiểu biết - thế thì tôi chỉ là tấm gương, tôi đơn giản đáp ứng.
Bạn hỏi, bạn tới trước tấm gương của tôi, tôi đơn giản đáp ứng. Đó là lí do tại sao con người của hiểu biết bao giờ cũng được cảm thấy như mâu thuẫn, không nhất quán, bởi vì người đó có thể làm được gì? Người đó không mang quá khứ, câu trả lời của người đó không tới từ quá khứ của người đó, câu trả lời của người đó tới từ ngay bây giờ chính khoảnh khắc này từ bản thể của người đó. Và mọi khoảnh khắc thế giới đều thay đổi, nó là một luồng, cho nên làm sao bạn có thể hỏi câu hỏi cũ được cho đi cho lại? Cho dù lời dường như là cũ, câu trả lời không thể cũ được.
Hiểu biết là không lặp lại và không tích luỹ. Khôn ngoan là tích luỹ, lặp lại, tri thức là tích luỹ, lặp lại. Tri thức là tin tưởng vô cùng, khôn ngoan có chút ít kinh nghiệm trong nó, hiểu biết là khác toàn bộ. Nó là hiện diện của bạn, hiện diện tựa tấm gương của bạn. Nó là đáp ứng.
Người già có thể khôn ngoan, thanh niên có thể thông thái, chỉ trẻ con mới có thể hiểu biết. Đó là nghĩa khi Jesus nói rằng, "Chỉ những người giống như trẻ con mới có khả năng vào vương quốc Thượng đế của ta."
Khi bạn lại trở thành như trẻ con, tươi tắn, không mang quá khứ, không mang câu trả lời làm sẵn bên trong mình, mang vô trả lời, chỉ là trống rỗng sâu sắc, thế thì cái gì đó vang vọng trong bạn. Ai đó hỏi câu hỏi - không câu trả lời nào tới từ kí ức, không câu trả lời nào tới từ kinh nghiệm, nhưng câu trả lời là đáp ứng chính khoảnh khắc này.
Hiểu biết bao giờ cũng là về bây giờ và ở đây.
Hiểu biết là điều đẹp nhất có thể xảy ra cho một người. Vứt bỏ tri thức, và thế rồi vứt bỏ cả khôn ngoan nữa. Đừng tin vào kinh nghiệm của người khác và đừng tin vào kinh nghiệm riêng của bạn, bởi vì chúng là quá khứ - bạn đã đi qua từ chỗ đó rồi, chúng không còn là một phần của sự tồn tại, mọi thứ đã tuôn chảy đi, dòng sông đã đi qua dưới cả nghìn lẻ một chiếc cầu rồi, và nó không phải là cùng dòng sông nữa, cho dù bạn thấy nó vẫn đang chảy. Nó không phải là cùng dòng sông đó, nó là việc thay đổi thường xuyên.
Ngoại trừ thay đổi, mọi thứ đều đang thay đổi. Thay đổi là yếu tố thường hằng duy nhất trong sự tồn tại cho nên làm sao bạn có thể dựa vào quá khứ được? Nếu bạn dựa vào, bạn bao giờ cũng sẽ bỏ lỡ hiện tại.
Người già, khôn ngoan, bao giờ cũng sẵn sàng có lời khuyên lớn cho bất kì ai - đầy lời khuyên; không ai nghe chúng - điều đó là tốt, đừng bao giờ nghe, bởi vì bạn sẽ không bao giờ sống theo cùng kinh nghiệm như họ đã sống. Dòng sông sẽ không bao giờ như cũ cả. Nếu bạn theo chúng bạn sẽ trở thành giả, không đích thực, không thực, bạn sẽ là dối trá.
Và đừng bao giờ nghe theo kinh nghiệm riêng của bạn nữa bởi vì bạn cũng đang già đi mọi ngày, và hôm qua bao giờ cũng sẽ cho lời khuyên. Tình huống mới nảy sinh và hôm qua sẵn sàng ở đó, và hôm qua nói, người già này bên trong bạn nói: Đây là lời khuyên, làm cái này, bởi vì chúng ta đã làm điều này hôm qua và nó là tốt, và nó có tác dụng và bạn đã thành công.
Đừng nghe theo ông già bên trong riêng của bạn. Tỉnh táo! Nhận biết về toàn bộ tình huống đi. Và đừng phản ứng; đáp ứng thôi. Nếu mọi thứ là mới cứ để câu trả lời của bạn cũng mới. Chỉ cái mới có thể gặp gỡ cái mới, chỉ cái mới có thể giải quyết cái mới, chỉ với tươi tắn và mới thường xuyên bạn vẫn còn sống động và thực cho cuộc sống.

Câu hỏi 3
Khi thiền mà không đặt giới hạn thời gian tôi trở nên nhận biết về lo âu lớn của mình về thời gian. Thầy nói rằng tâm thức thời gian là thất vọng. Xin thầy nói về nỗi sợ thời gian?
Đó là nỗi sợ duy nhất có đó: sợ thời gian. Sợ chết cũng là sợ thời gian bởi vì cái chết chấm dứt mọi thời gian.
Không ai sợ chết cả. Làm sao bạn có thể sợ cái gì đó mà bạn không biết? Làm sao bạn có thể sợ cái tuyệt đối không biết, không quen thuộc, lạ lẫm? Sợ chỉ có thể tồn tại với cái gì đó mà đã biết. Không, khi bạn nói 'tôi sợ chết' bạn không sợ chết đâu - bạn không biết! Ai biết? - chết có thể còn tốt hơn sống.
Sợ không phải về cái chết, sợ là về thời gian.
Ở Ấn Độ chúng ta có cùng thuật ngữ cho cả hai điều này. Thời gian chúng ta gọi là kala và cái chết chúng ta cũng gọi là kala. Chúng ta có một thuật ngữ cho cả cái chết và thời gian. Điều đó là có nghĩa, từ kala là có nghĩa, rất có ý nghĩa, bởi vì thời gian là cái chết, và cái chết không là gì ngoài thời gian.
Thời gian trôi qua nghĩa là cuộc sống trôi qua. Nỗi sợ nảy sinh. Ở phương Tây nỗi sợ là sắc bén hơn; nó gần như đã trở thành kinh niên. Ở phương Đông sợ không nhiều thế, và lí do là ở chỗ phương Đông tin rằng cuộc sống tiếp tục mãi mãi; cái chết không phải là chấm dứt; cuộc sống này không phải là cuộc sống duy nhất; đã từng có hàng nghìn và hàng nghìn kiếp trong quá khứ và sẽ có hàng nghìn và hàng nghìn kiếp trong tương lai. Không vội vàng gì. Đó là lí do tại sao phương Đông lười biếng: không vội vàng gì! Đó là lí do tại sao ở phương Đông không có ý thức thời gian - ai đó nói: Tôi sẽ tới lúc năm giờ đúng, và người đó chẳng bao giờ xuất hiện. Anh ta không cảm thấy trách nhiệm gì hướng tới thời gian, và bạn chờ đợi và chờ đợi, và anh tới sau bốn, năm giờ và anh ta nói, "Cái gì sai trong việc đó? Vậy thì sao?"
Ở phương Tây thời gian rất ngắn, bởi vì Ki tô giáo, Do Thái giáo, cả hai đều tin vào chỉ một kiếp sống. Điều đó đã tạo ra lo âu. Chỉ có một kiếp sống, bẩy mươi năm nhiều nhất; một phần ba mất cho ngủ - nếu bạn sống sáu mươi năm, hai mươi năm mất cho ngủ, hai mươi năm còn lại mất cho giáo dục, thế này thế nọ; hai mươi năm còn lại - việc làm, nghề nghiệp, gia đình, hôn nhân và li dị, và nếu bạn thực sự tính toán bạn sẽ thấy không có thời gian để sống!
Khi nào tôi sẽ sống? Nỗi sợ bắt lấy trái tim, và cuộc sống trôi qua, thời gian chảy khỏi tay bạn và cái chết đạt tới mọi khoảnh khắc với nhịp điệu bất biến thế - bất kì khoảnh khắc nào nó cũng có thể gõ cửa. Và thời gian không phục hồi lại được, bạn không thể khôi phục lại nó được, nó qua rồi - qua vĩnh viễn.
Sợ hãi, lo âu, thời gian loạn thần kinh - điều đó trở thành kinh niên, nó gần như là đã trở thành bản tính phụ với người phương Tây, liên tục tỉnh táo rằng thời gian đang trôi qua, và sợ.
Sợ về cơ bản là: tôi đã chưa có khả năng sống, và thời gian trôi đi, và nó không thể phục hồi lại được, tôi không thể hoàn tác được nó; qua rồi - qua mãi mãi. Và mọi ngày cuộc sống đều đang co lại, trở nên ngày một nhỏ hơn và nhỏ hơn và nhỏ hơn...
Sợ không là về cái chết, sợ là về thời gian, và nếu bạn nhìn sâu vào trong nó thế thì bạn thấy rằng sợ là về cuộc sống chưa được sống - bạn đã không có khả năng sống. Nếu bạn sống, thế thì không có sợ. Nếu cuộc sống đi tới hoàn thành, không có sợ. Nếu bạn đã tận hưởng, đạt tới những đỉnh mà cuộc sống có thể cho, nếu cuộc sống của bạn đã là kinh nghiệm cực thích, thơ ca sâu sắc rung động bên trong bạn, bài ca, liên hoan, lễ hội, và bạn đã sống từng khoảnh khắc của nó tới tính toàn bộ của nó, thế thì không có sợ thời gian, thế thì sợ biến mất.
Bạn sẵn sàng ngay cả cái chết tới hôm nay, bạn sẵn sàng. Bạn đã biết cuộc sống - thực tế bạn sẽ đón chào cái chết bởi vì bây giờ cơ hội mới mở ra, cánh cửa mới, điều huyền bí mới được khải lộ: tôi đã sống cuộc sống, bây giờ cái chết đang gõ cửa; tôi sẽ nhảy tới mở cánh cửa - Vào đi! Bởi vì cuộc sống tôi đã biết, tôi muốn biết cả bạn nữa.
Đó là điều đã xảy ra cho Socrates khi ông ấy sắp chết. Các đệ tử của ông ấy bắt đầu kêu và khóc - và điều đó là tự nhiên. Socrates mở mắt ra và nói, "Thôi đi! Các ông làm gì thế? Sao các ông kêu và khóc? Ta đã sống cuộc sống của ta, và ta đã sống nó một cách toàn bộ. Bây giờ cái chết đang tới và ta rất nhiệt tình với nó. Ta đang chờ đợi với tình yêu lớn lao và khao khát; với hi vọng. Cánh cửa mới mở ra, cuộc sống hiển lộ điều huyền bí mới.
Ai đó hỏi, "Thầy không sợ sao?" Socrates nói: "Ta không thấy điều gì tại sao người ta phải sợ chết? Bởi vì ngay chỗ đầu tiên ta không biết cái gì sẽ hiện hữu, và điều thứ hai: chỉ có hai khả năng duy nhất, hoặc là ta sẽ sống sót - thế thì không có vấn đề về sợ, hoặc là ta sẽ không sống sót - thế nữa cũng không có vấn đề sợ. Nếu ta không sống sót thì không có vấn đề gì - khi ta không có đó, không thể có vấn đề nào được cả, còn nếu ta sống sót như ta đang ở đây, nếu tâm thức ta sống sót, chẳng có vấn đề gì bởi vì ta vẫn ở đó."
Vấn đề cũng đã có đó trong cuộc sống - tôi đã giải quyết chúng, cho nên nếu tôi có đó, có vấn đề tôi sẽ giải quyết chúng - và giải quyết vấn đề bao giờ cũng là niềm vui, nó cho thách thức. Bạn nhận thách thức và bạn đi vào trong nó, và khi bạn giải quyết nó, hạnh phúc lớn toả ra.
Sợ chết là sợ thời gian, và sợ thời gian là, thật sâu sắc, sợ những khoảnh khắc không sống, cuộc sống không sống.
Vậy phải làm gì? Sống nhiều hơn, và sống mãnh liệt hơn. Sống một cách hiểm nguy. Nó là cuộc sống của bạn, đừng hi sinh nó vì bất kì loại ngu xuẩn nào đã từng được dạy cho bạn. Nó là cuộc sống của bạn, sống nó đi. Đừng hi sinh nó vì lời nói, lí thuyết, đất nước, chính trị, đừng hi sinh nó vì bất kì người nào.
Có nhiều người sẵn sàng như đồ tể; họ có thể hiểu bạn; và họ đã cấy vào bên trong bạn những ước định: Quốc gia của bạn đang lâm nguy - hãy chết vì nó! Tuyệt đối ngu xuẩn. Tôn giáo của bạn đang lâm nguy - hãy chết vì nó! Vô nghĩa. Đó là cuộc sống của bạn, sống nó đi! Đừng chết vì bất kì cái gì khác, chết chỉ vì cuộc sống thôi.
Đó là thông điệp. Và thế rồi sẽ không có sợ.
Nhưng có những người sẵn sàng khai thác bạn. Họ cứ nói - "Hãy chết vì cái này, chết vì cái nọ." Họ sẵn sàng chỉ cho một điều - rằng bạn phải trở thành kẻ tử vì đạo, và thế thì sẽ có sợ.
Sống nó đi! Và đừng nghĩ rằng chết là dũng cảm. Dũng cảm duy nhất là sống cuộc sống một cách toàn bộ, không có dũng cảm khác. Chết là rất đơn giản và dễ dàng. Bạn có thể đi và nhảy khỏi mỏm đá, bạn có thể treo cổ mình - việc dễ dàng thế. Bạn có thể trở thành kẻ tử vì đạo cho đất nước, cho thượng đế, cho tôn giáo, cho nhà thờ - toàn lũ đồ tể! toàn bọn sát nhân!
Đừng hi sinh bản thân mình. Bạn ở đây vì bản thân mình, không vì bất kì ai khác.
Và thế rồi sống. Và sống trong tự do toàn bộ mãnh liệt tới mức mọi khoảnh khắc đều được biến đổi thành vĩnh hằng. Nếu bạn sống khoảnh khắc một cách mãnh liệt bạn đi vào trong chiều đứng, bạn bỏ chiều ngang.
Có hai cách để có liên quan tới thời gian: một cách là bơi trên bề mặt của đại dương, cách kia là chìm sâu, đi vào chiều sâu.
Nếu bạn chỉ bơi trên đại dương thời gian, bạn bao giờ cũng sẽ sợ bởi vì bề mặt không phải là thực tại. Bề mặt không thực là đại dương, nó chỉ là biên giới, nó chỉ là ngoại vi. Đi vào chiều sâu, đi tới chiều sâu đi. Khi bạn sống một khoảnh khắc một cách sâu sắc bạn không còn là một phần của thời gian.
Nếu bạn đã từng trong tình yêu, và sâu trong tình yêu, thời gian biến mất. Khi bạn ở cùng với người yêu của mình hay bạn mình, bỗng nhiên không có thời gian. Bạn đi vào chiều sâu. Nếu bạn đã yêu âm nhạc, nếu bạn có trái tim âm nhạc, bạn biết thời gian dừng lại. Nếu bạn có cảm giác về cái đẹp, cảm giác và nhạy cảm thẩm mĩ - nhìn hoa hồng và thời gian biến mất, nhìn trăng và thời gian ở đâu? Đồng hồ lập tức dừng lại. Tay vẫn chuyển động nhưng thời gian dừng lại.
Nếu bạn đã yêu bất kì cái gì sâu sắc bạn biết rằng bạn siêu việt trên thời gian. Bí mật này đã được khải lộ cho bạn nhiều lần rồi. Bản thân cuộc sống để lộ nó cho bạn.
Cuộc sống muốn bạn tận hưởng. Cuộc sống muốn bạn mở hội. Cuộc sống muốn bạn tham gia sâu sắc tới mức không có ăn năn nào về quá khứ, tới mức bạn không nhớ tới quá khứ, bởi vì mọi khoảnh khắc bạn đi ngày một sâu hơn - mọi khoảnh khắc cuộc sống đều trở thành ngày một đẹp hơn, cực thích hơn, kinh nghiệm đỉnh, và dần dần, khi bạn trở nên được hoà điệu với đỉnh, điều đó trở thành chỗ trú ngụ của bạn.
Đó là cách người chứng ngộ sống, người đó sống một cách toàn bộ và khoảnh khắc sang khoảnh khắc.
Ai đó hỏi một Thiền sư: "Từ khi chứng ngộ thầy đã từng làm gì?" Ông ấy nói: "Ta kéo nước từ giếng lên, ta chẻ củi trong rừng, khi ta cảm thấy đói ta ăn, và khi ta cảm thấy buồn ngủ ta ngủ, có vậy thôi."
Nhưng nhớ cho rõ, khi một người đã đi tới hiểu biết về bản thể riêng của mình mà chặt củi, người đó đơn giản chặt củi. Không có ai khác ở đó cả. Thực tế người chặt không có đó, chỉ có việc chặt củi, việc chẻ. Người chẻ không có đó bởi vì người chẻ là quá khứ. Khi người đó ăn người đó đơn giản ăn.
Một Thiền sư vĩ đại đã nói: "Khi ngồi thì ngồi, khi bước thì bước, trên hết, không do dự."
Thời gian là vấn đề bởi vì bạn đã không sống đúng - nó là biểu tượng, nó là triệu chứng. Nếu bạn sống đúng vấn đề thời gian biến mất, sợ thời gian biến mất.
Cho nên, phải làm gì? Từng khoảnh khắc, bất kì cái gì bạn đang làm, làm nó một cách toàn bộ. Những điều đơn giản - tắm; tắm cho toàn bộ vào, quên toàn thế giới đi; ngồi, thì ngồi; bước đi, thì bước đi, trên hết không do dự; ngồi dưới vòi hoa sen và để những giọt nước đẹp rơi lên bạn. Được hội nhập với những giọt nước đẹp đó đang rơi lên bạn. Những điều nhỏ bé: lau nhà, chuẩn bị thức ăn, giặt quần áo, đi dạo buổi sáng - làm chúng một cách toàn bộ, thế thì không cần bất kì thiền nào.
Thiền không là gì ngoài học cách làm mọi việc một cách toàn bộ - một khi bạn đã học rồi, làm cho toàn thể cuộc sống của bạn thành thiền, quên tất cả về cách thiền đi, để cho cuộc sống chỉ là luật, để cho cuộc sống là cách thiền duy nhất. Và thế thì thời gian biến mất.
Và nhớ, khi thời gian biến mất, cái chết biến mất. Thế thì bạn không sợ chết. Thực tế bạn chờ đợi.
Nghĩ về hiện tượng này đi. Khi bạn chờ đợi cái chết làm sao cái chết có thể tồn tại được?
Việc chờ đợi này không phải là tự tử. Việc chờ đợi này không bệnh hoạn. Bạn đã sống cuộc sống của mình. Nếu bạn đã sống cuộc sống của mình cái chết trở thành chính đỉnh cao của nó tất cả. Cái chết là cực đỉnh của cuộc sống, đỉnh cao, cao trào.
Bạn sống tất cả những con sóng nhỏ của ăn, uống, ngủ, đi, làm tình, những con sóng nhỏ, những con sóng lớn, bạn đã sống - thế rồi tới con sóng lớn nhất. Bạn chết! Bạn phải sống điều đó nữa trong tính toàn bộ của nó. Và thế thì người ta sẵn sàng chết. Chính sự sẵn sàng đó là cái chết của bản thân cái chết.
Đó là cách mọi người đã đi tới biết rằng không cái gì chết cả. Cái chết là bất lực nếu bạn sẵn sàng để sống nó, cái chết là rất mạnh nếu bạn sợ. Cuộc sống chưa được sống trao sức mạnh cho cái chết. Cuộc sống được sống một cách toàn bộ lấy đi mọi sức mạnh của cái chết. Chết không có.

Câu hỏi 4
Thầy có đồng ý với cái nhìn rằng lịch sử lặp lại bản thân nó không?
Không cái gì lặp lại bản thân nó ngoại trừ ngu xuẩn và lịch sử là ngu xuẩn - nó lặp lại.

Câu hỏi 5
Làm sao người ta đi tới biết rằng mình không chết mà mọi người khác cũng không chết?
Không có cách khác ngoại trừ việc chết đi.
Một Thiền sư được hỏi - một hoàng đế lớn tới hỏi; ông ấy sợ chết, như mọi người đều thế, và tất nhiên hoàng đế có nhiều thứ để mất hơn kẻ ăn xin cho nên hoàng đế nhất định sợ chết hơn kẻ ăn xin; chết sẽ lấy đi nhiều thứ từ hoàng đế hơn từ kẻ ăn xin và do vậy hiển nhiên ông ấy sợ hơn. Ông ấy trở nên già lão và ông ấy tới Thiền sư và ông ấy hỏi: "Thưa Thầy, xin thầy nói cái gì đó về chết." Thiền sư nói, "Làm sao ta biết được về điều đó?" Hoàng đế nói, "Nhưng thầy là Thầy chứng ngộ." Thầy nói: "Đúng, nhưng - là một người sống, không chết, làm sao ta biết về nó?"
Khoảnh khắc này cuộc sống có đó - sống nó đã. Đó là huấn luyện về chết. Bằng không khi bạn chết bạn sẽ hỏi 'Sống là gì?' Khi bạn hỏi 'chết là gì?' và liệu cùng điều có tiếp tục sau cái chết hay không, biết rằng bạn vẫn sống mà đang bỏ lỡ khả năng này, cơ hội này, để biết sống là gì.
Tôi sẽ nói cho bạn một bí mật đừng kể nó cho bất kì ai, và nếu bạn kể, xin bảo họ đừng kể cho bất kì ai khác. Mọi người đang sống, họ tới tôi và họ hỏi, "Chết là gì?" Và ma cũng tới tôi và họ hỏi, "Sống là gì?"
Xin bạn, khi bạn còn đang sống, sống nó cho tốt để khi bạn trở thành ma bạn không cần tới thầy và hỏi: "Sống là gì?" Và nếu bạn có thể biết sống bạn sẽ có khả năng biết chết, bởi vì việc biết là điều đó. Nếu bạn có năng lực biết sống bạn sẽ có năng lực biết chết.
Việc biết nên được phát triển, đó là điều Lão Tử cứ nói mãi - không phải là tri thức mà là việc biết. Và nhớ lấy, nếu bạn hỏi tôi, và nếu tôi nói có, bạn sẽ sống sót qua cái chết, điều đó sẽ là tri thức cho bạn, không phải là việc biết.
Và tôi không ở đây để giúp bạn trở nên thông thái hơn. Điều đó sẽ là tội lỗi và tôi sẽ khổ vì nó. Tôi ở đây để làm cho bạn biết nhiều hơn; không cho bạn thông tin mà chỉ cho bạn tình huống trong đó bạn trưởng thành và bản thể bạn nở hoa.
Đừng bận tâm về chết. Ngay bây giờ bạn đang sống động, cho nên cứ sống động đi. Sống cuộc sống, để cho bạn có thể biết nó. Nếu bạn có thể biết sống bạn đã biết chết bởi vì chết là cốt lõi bên trong nhất của sống.
Đứa trẻ được sinh ra. Bạn nghĩ nó sẽ chết sau bẩy mươi năm sao? Thế thì bạn nhầm. Đứa trẻ được sinh ra, nó đem cái chết bên trong nó tại cốt lõi bên trong nhất của bản thể nó. Nó phải mất bẩy mươi năm để khám phá ra cốt lõi đó. Phải mất bẩy mươi năm để cốt lõi đó lan toả khắp nó, thế rồi một ngày nào đó đột nhiên nó biến mất.
Chết là cái không bên trong bạn, không gì khác, chỉ là cái không bên trong bạn. Một hiện tượng đẹp! Sống là đẹp, nhưng nó không là gì khi so với chết. Chết là cực kì đẹp. Hàng nghìn và hàng nghìn kiếp sống không là gì trước cái chết bởi vì chết là chính cao trào. Nó là cái không.
Trong thiền sâu bạn sẽ nhận ra cái không là gì. Bạn sẽ bắt gặp chết, và đó là cách duy nhất để biết nó - bắt gặp nó.
Cho nên nếu khi thiền sâu một ngày nào đó bỗng nhiên bạn cảm thấy rằng bạn sắp chết - đừng bị hoảng sợ. Chết đi! Buông bỏ. Để nó xảy ra. Và chết sẽ xảy ra, và bạn vẫn còn là nhân chứng. Chết sẽ là tất cả xung quanh và bạn sẽ lơ lửng trên nó, và biết điều đó. Nhưng để nó là việc biết chứ không là tri thức.

Câu hỏi 6
Tại sao vẫn có chuyện là cho dù người ta thường thu được nhận biết và hiểu biết sâu về những khối chắn của mình, vấn đề và thực tại mơ vẫn tồn tại, bùng nổ từ trạng thái này vào samadhi vẫn không tới? Nhận biết không thể đem tới điều này sao?
Nhận biết là đủ để đem tới điều này nhưng nhận biết đó là không đủ trong bạn. Nhận biết là đủ để đem nó tới; nếu nó không tới điều đó nghĩa là nhận biết không đủ trong bạn, và điều bạn gọi là nhận biết có thể không là gì ngoài suy nghĩ về nó, bằng không bùng nổ sẽ tới.
Bạn cứ nghĩ về mọi sự, và khi bạn nghĩ, bạn nghĩ nó là thứ thật.
Có những người nghĩ họ yêu, có những người nghĩ họ nhận biết, có những người nghĩ họ đang trong thiền - nhưng đây toàn là nghĩ, không kinh nghiệm sống nào. Thế thì bùng nổ sẽ không xảy ra đâu. Bằng không nó phải xảy ra!
Nếu nó không xảy ra, biết rõ bạn không nhận biết, bạn đơn giản nghĩ rằng bạn nhận biết.
Và tại sao lo âu thế về bùng nổ? Bạn đã đi vào trong tương lai rồi. Chỉ suy nghĩ đi vào trong tương lai, nhận biết không bao giờ đi. Nhận biết bao giờ cũng ở đây bây giờ. Tôi dùng từ ở đây bây giờ như một từ, chúng là một. Nhận biết là ở đây bây giờ. Khoảnh khắc bạn đã bắt đầu nghĩ về tương lai, lo âu về tương lai, lo nghĩ về kết quả, bạn không nhận biết. Duy nhất suy nghĩ là lo nghĩ về kết quả. Sống là không lo nghĩ toàn bộ về kết quả. Kết quả không phải là vấn đề chút nào.
Bạn yêu một người, bạn nghĩ về kết quả, cái gì sẽ xảy ra từ nó. Nếu bạn nghĩ, bạn đã không yêu; nếu bạn yêu, bạn không bao giờ nghĩ về kết quả, nó là đủ lên bản thân nó, không có đi bất kì đâu.
Nếu bạn thiền, thiền là đẹp thế, ai bận tâm về kết quả? Và nếu bạn bận tâm về kết quả, thiền là không thể được. Tâm trí hướng kết quả này là rào chắn duy nhất, khối chắn duy nhất. Không có nhiều khối chắn, duy nhất một khối chắn là khối chắn của tâm trí hướng kết quả: không bao giờ ở đây-bây giờ, bao giờ cũng ở đâu đó khác nghĩ về kết quả; khi làm tình, nghĩ về kết quả.
Họ đã phá huỷ ở phương Tây ngay cả hiện tượng đẹp về tình yêu bởi vì bây giờ sách có đó, điều cho bạn manh mối và khái niệm về kết quả. Khi làm tình mọi người nghĩ liệu cực thích có sắp xảy ra hay không. Bạn đã dừng nó lại, nó không thể xảy ra được bây giờ bởi vì cực thích tâm trí này là không thể được. Cực thích là trạng thái vô trí. Nó xảy ra khi tâm trí không có đó, nó xảy ra khi bạn toàn bộ trong khoảnh khắc.
Bởi vì nhiều người thế ở phương Tây nghĩ về cực thích nên ngày càng nhiều sách được xuất bản về cách đạt tới nó. Ngày càng nhiều sách được xuất bản, ngày càng ít khả năng đạt tới nó. Thế thì ngày càng nhiều sách được cần tới hơn.
Đây là cách cung và cầu cứ đi trong vòng luẩn quẩn.
Dường như trong vòng hai mươi nhăm năm, thế kỉ này - tất cả chúng ta sẽ ở đó để thấy nó - khi thế kỉ này chấm dứt phương Tây sẽ trở nên hoàn toàn không có khả năng cực thích, bởi vì khi bạn nghĩ, suy nghĩ vận hành như rào chắn. Và thế thì chúng ta bắt đầu thao túng.
Tôi đã bắt gặp những cuốn sách mang tựa đề Cách làm tình. Bạn có thể nghĩ cái gì ngu xuẩn hơn không? Tình yêu được biến đổi thành kĩ thuật, thế rồi tình yêu cũng trở thành bí quyết.
Tình yêu, hay Thượng đế, không phải là kĩ thuật. Chúng không phải là thứ để làm, chúng là cách hiện hữu, không phải cách làm. Và cách hiện hữu nhấn mạnh chỉ một điều kiện được hoàn thành và đó là - bạn ở đó toàn bộ.
Tại sao nghĩ về kết quả? Cái gì sai trong khoảnh khắc hiện tại? Ngay bây giờ cái gì thiếu? Tôi ở đây, bạn ở kia, cây hạnh phúc, trời đẹp, cái gì thiếu? Làm sao có thể có hoàn hảo hơn cái đang có ngay khoảnh khắc này? Mọi thứ đều hoàn hảo như nó vậy.
Nhưng tâm trí bạn nói "Không. Nhiều điều phải được làm, thế thì bạn có thể trở nên hoàn hảo." Đây là bệnh tật, tăng trưởng ung thư trong tâm trí về kết quả, về cải tiến mọi thứ, về làm tốt hơn. Mọi thứ đều hoàn hảo, bạn không cần là người cầu toàn, bạn sẽ chỉ làm mọi thứ lộn xộn lên thêm, bạn không thể cải thiện chúng được. Cố ở trong hiện tại, thảnh thơi trong hiện tại, và để tương lai lấy tiến trình riêng của nó.
Đừng hướng đích. Để phương tiện là mục đích. Để con đường là mục đích.

Câu hỏi 7
Ở phía bên này của hàng rào nó không có vẻ gì như trò đùa mà là thủ đoạn bẩn thỉu...
Đó là bởi vì bạn, bằng không nó là trò đùa hay. Nhưng đó là diễn giải của bạn, bẩn thỉu này, thủ đoạn này, nó là diễn giải của bạn. Vứt diễn giải của bạn đi và nhìn lại. Cho cái nhìn tươi tắn vào nó; nó là trò đùa, và đẹp, và Thượng đế là người đùa.
Có một câu chuyện ngụ ngôn Do Thái hay: Chuyện xảy ra ở một làng nào đó rằng bất kì khi nào có khó khăn gì đó giáo sĩ sẽ đi vào rừng, ở đó thực hiện phép thuật nghi lễ nào đó và cầu nguyện Thượng đế, và thế rồi bao giờ làng cũng được giúp đỡ.
Thế rồi giáo sĩ chết. Ông ấy được một giáo sĩ khác kế tục. Có khó khăn, cho nên giáo sĩ này đi vào rừng; nhưng ông ấy không biết đích xác chỗ nào cho nên ông ấy nói với Thượng đế: "Con không biết chỗ đích xác nơi ông già kia thường tới làm nghi lễ cho nên con sẽ làm nó ở bất kì đâu - ngài ở mọi nơi cho nên điều đó không phải là vấn đề, ngài có thể nghe được từ bất kì đâu." Ông ấy thực hiện nghi lễ và làng được giúp đỡ.
Thế rồi ông ấy chết, và một thanh niên tới tiếp theo. Lại có khó khăn nào đó. Người này đi vào rừng và anh ta nói với Thượng đế: "Con không biết chỗ, con không biết nghi lễ, nhưng ngài biết tất, cho nên phỏng có ích gì mà làm điều đó? Con đơn giản nói với ngài: Xin ngài cứu làng khỏi khó khăn này." Và làng được giúp đỡ.
Thế rồi người đó chết. Thế rồi lại một thanh niên khác kế tục, và dân làng lại gặp khó khăn. Anh thanh niên này chưa bao giờ đi vào rừng, anh ta ngồi trong ghế và anh ta nói, "Xin ngài nghe cho! Con không biết chỗ những người già kia thường đi tới, con không biết nghi lễ, con không biết lời cầu nguyện mà họ vẫn thường nói, nhưng con sẽ kể cho ngài một câu chuyện - và con biết ngài thích nghe chuyện - xin ngài giúp cho làng con." Và anh ta kể chuyện, và làng được giúp đỡ.
Tôi thích chuyện ngụ ngôn này. Thượng đế là người kể chuyện, ngài thích chuyện đùa, nhưng nếu nó có vẻ là thủ đoạn bẩn thỉu thì đó là diễn giải của bạn. Vứt diễn giải của bạn đi và nhìn lại bằng tâm trí tươi tắn, không diễn giản, không tàn tích từ quá khứ, và bạn sẽ bắt đầu cười khúc khích. Thế giới này đẹp thế, chuyện cười là hoàn hảo.

Câu hỏi 8
Cần bao nhiêu kiên nhẫn? Có thực là chúng ta không thể làm được bất kì cái gì không?
Khoảnh khắc bạn hỏi bao nhiêu, bạn bỏ lỡ vấn đề. Bạn không thể hỏi bao nhiêu kiên nhẫn được cần tới. Chính câu hỏi này nói rằng kiên nhẫn không có đó, bạn không kiên nhẫn. Kiên nhẫn chưa bao giờ hỏi bao nhiêu, kiên nhẫn bao giờ cũng biết rằng bất kì cái gì bạn làm nó bao giờ cũng ít hơn là được cần tới.
Đó là lí do tại sao những người đã đạt tới bao giờ cũng nói: Khi chúng tôi đạt tới đó không phải bởi vì nỗ lực của chúng tôi, đó là vì ân huệ của ngài.
Đừng hỏi bao nhiêu kiên nhẫn. Chính câu hỏi này tới từ không kiên nhẫn.
Và có thực là chúng ta không thể làm được bất kì cái gì không? Vâng, thực là bạn không thể làm được cái gì cả. Người làm là rào chắn. Bạn là cản trở. Vứt cái bạn này và người làm đi. Cuộc sống là việc xảy ra, nó không phải là hành động, và tất cả những cái vĩ đại và đẹp đẽ đều là việc xảy ra. Bạn không thể làm được nó, bạn chỉ có thể cho phép nó xảy ra, xin cho phép nó; mọi điều bạn cần làm là cho phép nó.
Chuyện xảy ra, một người tới giáo sĩ của làng, ông ta rất ưu tư, rất phân vân, lo nghĩ. Ông ta nói: "Bây giờ ông phải giúp tôi, giáo sĩ ơi. Tôi đang khốn đốn lắm. Đứa con thứ mười hai của tôi mới sinh hôm nay - tôi là người nghèo, tôi không thể chu cấp được cho bản thân tôi, vợ tôi và mười hai đứa con. Ông có thể hiểu được cảnh ngộ khốn đốn của tôi. Xin ông giúp cho, tôi phải làm gì?
Giáo sĩ nhảy dựng lên. Ông ta nói, "Làm gì sao? Lấy lời khuyên của ta - không làm gì cả!"
Và xin bạn cũng lấy lời khuyên của tôi - không làm gì cả.
Cho phép đi, để cho nó xảy ra. Nó bao giờ cũng quanh góc đây, bạn ở gần thế! Nó bao giờ cũng sẵn sàng xảy ra bất kì khoảnh khắc nào, nhưng bạn không cho phép nó, bạn cứ đẩy dòng sông. Nổi cùng nó đi, chảy cùng nó đi.

Câu hỏi 9
Có phải mọi người cuối cùng đều tìm thấy cách của mình để chứng ngộ không?
Tôi không biết. Có thể có, có thể không. Tôi chỉ biết một điều, rằng mọi người đều đã chứng ngộ rồi. Liệu bạn chung cuộc sẽ đi tới biết điều đó hay không là tuỳ thuộc ở bạn. Làm sao tôi có thể trả lời cho bạn được?
Nếu bạn cứ làm mọi thứ bạn đã từng làm, bạn có thể cứ làm đến vĩnh hằng.
Chừng này thì tôi biết: rằng mọi người đều đã chứng ngộ rồi. Liệu chung cuộc người đó sẽ đi tới biết điều đó hay không, tuỳ thuộc vào bản thân người đó.
Xem Chương 3Quay về Mục lụcQuay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post