Chương 3. Không mang ý nghĩ nào cho ngày hôm sau

Chương 3. Không mang ý nghĩ nào cho ngày hôm sau

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho

Bài nói về Thiền

Tập 3

Chương 3. Không mang ý nghĩ nào cho ngày hôm sau


Khi tới thăm Gasan, một sinh viên đại học hỏi "Thầy có bao giờ đọc Kinh thánh của người Ki tô giáo không?" "Không, đọc nó cho ta đi," Gasan nói.

Sinh viên này mở Kinh Thánh ra và đọc từ Thánh Matthew: "Và tại sao ông có ý nghĩ về trang phục? Xem hoa loa kèn trên cánh đồng đấy, chúng mọc thế nào. Chúng không làm việc cực nhọc, chúng không xoay xở, và vậy mà ta nói cho ông rằng ngay cả Solomon trong mọi vinh quang của ông ấy đã không được trang điểm như một trong những hoa loa kèn này do đó đừng lấy

ý nghĩ nào về ngày hôm sau, vì ngày hôm sau sẽ lo nghĩ cho những thứ của bản thân nó."

Gasan nói: "Bất kì ai đã thốt ra những lời này ta coi là người chứng ngộ."

Sinh viên này tiếp tục đọc: "Hỏi và nó sẽ được trao cho ông, tìm và ông sẽ thấy, gõ cửa và cửa sẽ mở cho ông. Với mọi người hỏi đều nhận, và người tìm đều thấy, và với người gõ cửa, cửa sẽ được mở ra."

Gasan nhận xét: "Điều đó là tuyệt vời. Bất kì ai đã nói điều đó đều không xa với phật tính."

Một câu chuyện hư cấu theo Kinh Thánh:

Một người tìm kiếm lớn về chân lí đã du hành khắp thế giới khi đi tìm Thầy. Anh ta chung cuộc nỗ lực, vật lộn, lê bước và lê bước qua nhiều thử thách gian khổ - điều này sau rốt toàn là chuyện hư cấu Kinh Thánh - lên tới đỉnh Himalayas, và ở đó trong một cái hang anh ta tìm thấy một người Trí huệ cổ đại. Người tìm kiếm này xoay xở một cách thảm hại để thì thào câu hỏi của mình với chút sức mạnh cuối cùng:

"Xin nói cho tôi, hỡi Người Trí huệ, bí mật của sự sống là gì?"

"Tat-tvam-asi: Ngươi là Cái đó," hiền nhân lập tức nói nhỏ nhẹ.

"Ngươi là Cái đó sao?" người tìm kiếm nói, đột nhiên được hồi phục bởi sự phẫn nộ lớn. "Đó là loại câu trả lời vô giá trị gì vậy? Ở đây tôi đi khắp hoàn cầu ngu xuẩn để tìm Câu trả lời. Tôi tìm thấy ông, nhân vật chính trong trò chơi này, và ông nói cho tôi câu lắp bắp như thế sao? Nó là cái đó sao? Tôi đã có nó! Tôi sẽ tìm ra bản thân tôi nó tất cả là gì."

Thế là người tìm kiếm này quay lưng và bắt đầu lững thững đi xuống núi. Anh ta mất hai mươi nhăm năm nữa của đời mình để học Sufi giáo, Thiền, Shakti, Bhakti, Gyana và Prana Yoga; Kabbalah, Koran, Kinh Thánh, Vedas, Upanishads, Đạo Đức Kinh... và các thứ linh tinh khác... bạn đặt tên cho nó... và học mười bẩy môn võ thuật, lượn đi lượn lại với mọi Thầy giáo xứng đáng với chữ ‘T’ hoa; lấy mọi kiểm soát tâm trí, tham gia xê mi na thực tại hoá và tâm lí học xuyên cá nhân được phát minh; thiền, khinh công và phê phán nhiều tháng lúc cuối; và chung cuộc sau khi nhận được nhiều thừa nhận từ những người ngang quyền rằng anh ta là một anh chàng bảnh bao cao ráo và mạnh mẽ, đã lặn lội trở lại trong núi và đương đầu lần nữa với hiền nhân già này.

"Tiếp tục nhé, tôi bây giờ ở trong câu lạc bộ này," người tìm kiếm nói; "Tôi đã học những thứ chứng ngộ cực kì này.

Chung cuộc, bản thân tôi là guru. Ông có thể nói cho tôi - tôi ngụ ý thông tin đúng thực về bí mật của sự sống - bât giờ tôi là một người trong nhóm rồi. Về nó thì sao?"

Hiền nhân cười khúc khích, nhìn thẳng vào giữa đôi mắt anh ta, và nói ngớ ngẩn, "Tat-tvam-asi: Ngươi là Cái đó."

Người tìm kiếm hiểu điều đó, nhưng tâm trí anh ta không bỏ đi và nó đang gào thét điên cuồng. "Thế à!" tâm trí anh ta làm cho anh ta phải nói to lên. "Điều đó là nực cười. Điều đó là cùng lời ngớ ngẩn ông đã nói cho tôi hai mươi nhăm năm trước!"

Hiền nhân này nhìn anh ta đang hoang mang: "Thế à? Chân lí không thay đổi trong hai mươi nhăm năm."

Chân lí không thay đổi trong hai mươi nhăm năm, chân lí không thay đổi trong hai mươi nhăm nghìn năm, chân lí không thay đổi trong hai mươi nhăm triệu năm. Chân lí không thay đổi. Chân lí là một.

Hàng nghìn là cách diễn đạt cho nó, nhưng chân lí là một. Nhiều ngón tay chỉ trăng, nhưng trăng là một. Đừng bị lạc trong các ngón tay, đừng bị gắn bó quá nhiều với ngón tay. Nhìn vào thông điệp này và quên cái trung gian đi.

Cái trung gian có nhiều, chân lí không nhiều. Biểu dụ là nhiều, chân lí không nhiều. Chân lí là một, vô thời gian, siêu việt. Về chân lí, điều này phải được hiểu rất sâu. Việc hiểu này sẽ giải thoát bạn khỏi là người Ki tô giáo, khỏi là người Hindu, khỏi là người Jain, khỏi là Phật tử, khỏi là người Mô ha mét giáo. Việc hiểu này sẽ làm cho bạn thành có tính tôn giáo lần đầu tiên.

Tôn giáo không bị giới hạn vào bất kì cái trung gian nào. Nhiều, nhiều nỗ lực đã được thực hiện - nó không bị giới hạn vào bất kì nỗ lực nào để diễn đạt điều đó. Mọi cái được diễn đạt là cái gì đó khác toàn bộ với các biểu dụ, chuyện ngụ ngôn, lời, ngôn ngữ, mà trong đó nó được diễn đạt. Nhớ cái bản chất và quên đi cái không bản chất. Phật, Mahavir, Krishna, Christ, Mohammed - tất cả họ đều nói cùng một điều, hiển nhiên theo những cách khác nhau. Họ là những người khác nhau cho nên họ nói các ngôn ngữ khác nhau. Họ được nuôi dưỡng lớn lên khác nhau, các biểu dụ của họ là khác nhau. Nhưng làm sao họ có thể nói các chân lí khác nhau được? Chân lí là một.

Trông đấy! - ngay cả khoa học cũng là một. Không có hoá học Hindu và không có toán học Ki tô giáo. Chân lí của khoa học là một. Nếu chân lí là một về vật chất, tại sao nó phải là khác đi về tâm thức? Khi chân lí là một về ngoại vi, tại sao nó phải là khác khi có liên quan tới trung tâm? Trung tâm là một, ngoại vi có thể là khác lẫn nhau. Ngoại vi là đủ lớn để được phân chia. Trung tâm thậm chí không đủ lớn để bị phân chia, trung tâm là không thể phân chia được. Vâng, có khả năng của việc có toán học Ki tô giáo và toán học Hindu, nhưng không có khả năng có việc là tôn giáo Ki tô giáo và tôn giáo Hindu - vì toán học tồn tại ở ngoại vi; nó là thế giới của cái bề mặt.

Tôn giáo là ở chính cốt lõi của thực tại, trung tâm của cơn xoáy lốc. Nó là một! Chúng ta có thể nhìn vào nó bằng những con mắt khác nhau, và chúng ta có thể có các kính khác nhau đeo trên mắt chúng ta - những kính mầu khác nhau. Chúng ta có thể có các kết cấu tâm trí khác nhau, các ý thức hệ để diễn giải nó. Nhưng cái được diễn giải là một. Tôn giáo là một. Các tôn giáo không phải là tôn giáo mà chỉ là các giáo phái. Các tôn giáo là cách chỉ tới chính tôn giáo - ngón tay chỉ trăng.

Để điều đó chìm sâu vào trong bạn.

Mới hôm nọ đã có câu hỏi từ Divya rằng "Khi thầy nói về Phật, dường như Phật là Thiền sư. Khi thầy nói về Mahavir, dường như Mahavir là Thiền sư. Khi thầy nói về Christ, dường như Christ là Thiền sư. Khi thầy nói về ai đó khác, có vẻ như người đó là Thiền sư."

Vâng, họ toàn là các Thiền sư, vì Thiền không phải là tôn giáo. Thiền là cốt lõi bản chất của mọi tôn giáo. Thiền ngụ ý dhyan. Gốc tiếng Phạn cho Thiền là dhyan. Thế rồi dhyan trong tiếng Pali trở thành zan. Thế rồi trong tiếng Trung Quốc nó trở thành chan, và thế rồi ở Nhật Bản nó trở thành Zen. Nhưng gốc là dhyan. Dhyan là điều bản chất. Dhyan ngụ ý trạng thái nhận biết vô ý nghĩ, khi mọi ý nghĩ biến mất và bạn nhìn vào trong thực tại mà không có bất kì cản trở nào, khi mọi bụi đã bị gạt đi và gương phản xạ hoàn hảo - như nó là hoàn cảnh - cái được phản xạ mà không có bất kì diễn giải nào về phần bạn. Cái đó là điều Thiền là gì!

Divya là đúng. Và bạn có thể phân vân nhiều lần rằng tôi liên tục nói về Tilopa, Mohammed, Mahavir, Krishna, Christ. Nhưng tôi liên tục nói cùng một điều. Đây chỉ là những cái cớ khác nhau để mang bạn về nhà. Nếu bạn không lắng nghe, nếu bạn không hiểu cách Phật nói, tôi sẽ nói cách mà Mohammed nói. Nếu bạn không hiểu điều đó, tôi sẽ nói cách mà Tilopa nói. Tôi có hi vọng vô hạn rằng theo cách nào đó, ngày nào đó, biểu dụ nào đó sẽ đập vào bạn, và sẽ mở tim bạn ra.

Chiếc kiếm này sao? - tốt. Nếu kiếm này không giết bạn, thế thì kiếm khác. Tôi không bị gắn bó với kiếm. Toàn thể nỗ lực của tôi là làm sao triệt tiêu bạn. Bất kì kiếm nào có tác dụng là được. Tôi không quan tâm rằng bạn phải bị giết chỉ bởi kiếm này: kiếm của Phật hay kiếm của Mahavir, hay kiếm của Christ - bất kì kiếm nào có tác dụng là được, bất kì đền chùa nào có tác dụng là được. Lời cầu nguyện phải nảy sinh, tính thiền phải xảy ra.

Cho nên điều đầu tiên trước khi chúng ta cố gắng đi vào câu chuyện hay này: nhiều là dối trá - chỉ dối trá có thể là nhiều, chân lí không thể là nhiều. Làm sao có thể có hai chân lí? Hoặc chúng sẽ đồng ý với nhau, thế thì chúng sẽ trở thành một; hoặc chúng sẽ bất đồng với nhau, chỉ thế thì cái này có thể là đúng, hay có thể cả hai là sai, nhưng cả hai không thể là đúng. Chân lí không thể là hai.

Ý kiến là nhiều. Ý kiến là dối trá, dối trá do con người bịa ra. Chẳng hạn, chúng ta đang ngồi đây, một nghìn người đang ngồi đây. Nếu các bạn nghĩ, các bạn là một nghìn người. Mọi người nghĩ theo cách riêng của mình; mọi người sẽ có ý nghĩ riêng của mình, sẽ thêu dệt mơ riêng của mình. Nhưng nếu tất cả các bạn im lặng, không ai nghĩ, thế thì không có một nghìn người ngồi ở đây: đơn giản có một im lặng, một số không - số không lớn - và tất cả đã tan biến vào trong nó.

Khi bạn thiền, bản ngã biến mất. Cùng với bản ngã mọi phân biệt, khác biệt, biến mất. Nếu tất cả các bạn có tính thiền ở đây, trong khoảnh khắc này, thế thì ở đây không có người. Chỉ một thứ ngự trị - cái không biết - duy nhất Thượng đế toả khắp. Bạn biến mất, bạn mất các biên giới, bạn tan chảy, bạn hội nhập trong đại dương. Khi bạn nghĩ, bạn là tách rời. Khi bạn nghĩ, bạn tạo ra tiếng ồn, bạn tạo ra biên giới quanh bạn, bạn bị rào lại với người khác. Khi bạn nghĩ, bạn ủng hộ cái gì đó và chống lại cái gì đó. Suy nghĩ bao giờ cũng tạo ra ủng hộ và chống đối.

Khi bạn nghĩ, bạn là người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Khi bạn không nghĩ, bạn là ai? - người Hindu hay người Mô ha mét giáo? Bạn không thể nói được. Nếu bạn nói người Hindu, bạn vẫn đang suy nghĩ. Nếu bạn nói người Mô ha mét giáo, bạn vẫn đang suy nghĩ. Khi bạn không nghĩ, bạn không là ai cả. Duy nhất Thượng đế hiện hữu. Bạn là cây tre hổng, chiếc sáo, và bài ca là của Thượng đế không phải của bạn.

Dối trá là nhiều, vì dối trá là bịa đặt của con người. Bạn có thể liên tục bịa ra chúng. Đó là lí do tại sao mọi người quan tâm nhiều thế tới dối trá, vì dối trá cho xúc động - chúng là mới. Chân lí không bao giờ mới, nó là cổ đại nhất - cùng một điều, cùng một điều, cùng một điều Chân lí gây chán. Dối trá là rất, rất hấp dẫn; dối trá là rất thú vị. Do đó bạn thích chuyện hư cấu, do đó bạn đi xem phim. Sự sống là mọi thứ xung quanh! Bạn không nhìn sự sống này - bạn đi tới rạp chiếu phim, bạn trả tiền cho điều đó. Trong ba giờ bạn bị mất hút trong thế giới hư cấu, không thực, nhưng bạn thích thú nó. Tại sao bạn thích nó? Nó là mới.

Nhưng chân lí bao giờ cũng là cùng một điều. Thực ra gọi nó là cũ cũng là không đúng, vì nó chưa bao giờ là mới cho nên làm sao nó có thể là cũ được? Bất kì cái gì là mới sẽ trở thành cũ, bất kì cái gì là cũ phải đã từng là mới lúc nào đó này khác. Chỉ cái mới trở thành cũ. Chân lí không là cả hai. Đó là điều chúng ta ngụ ý ở Ấn Độ khi chúng ta nói chân lí là sanatana - vĩnh hằng - không mới không cũ. Cũ như bất kì cái gì và mới như bất kì cái gì, nhưng về căn bản không là cả hai.

Chỉ người rất, rất thông minh có thể lắng nghe chân lí. Tâm trí ngu khao khát điều hư cấu, chuyện tầm phào - không phải là cẩm nang. Tâm trí ngu quan tâm tới nói chuyện tầm phào. Có xúc động! Cái gì đó mới đang xảy ra! Bạn đọc báo buổi sáng. Bạn không đọc Gita thêm nữa, bạn không đọc Kinh Thánh thêm nữa, bạn không đọc Dhammapada. Bạn đọc báo; báo là thế giới của dối trá - thế giới của chính khách, thế giới của hư cấu. Bạn thích báo vô cùng, vì bạn có cảm giác rằng cái gì đó mới có thể đã xảy ra, cái gì đó mới là có thể.

Tôi đã nghe nói rằng có lần một nhà báo chết và đi thẳng lên cõi trời. Ông ta là nhà báo và là cái tên lớn, và ông ta đã không bận tâm liệu ông ta có được quyền lên cõi trời hay không. Ông ta đơn giản gõ cửa - và mọi cánh cửa lớn trên thế giới bao giờ cũng mở cho ông ta: cửa của thủ tướng, cửa của tổng thống, và cửa của mọi VIP-người rất quan trọng.

Ông ta gõ cửa. Thánh Peter mở cửa ra, hỏi ông ta là ai, và ông ta nói, "Ông không biết tên tôi à? Ông chưa bao giờ nghe thấy tên tôi sao? Ông không đọc báo sao?"

Thánh Peter nói, "Không, báo không đưa tới đây. Và chúng tôi có đủ hạn ngạch về các nhà báo trên cõi trời - mười hai - chúng tôi có hạn ngạch cố định. Cho dù mười hai người đó là vô dụng, vì không có tin tức ở đây! Nó chỉ là việc theo đúng thủ tục. Họ đang ở đây, nhưng không báo nào được xuất bản. Không có gì để xuất bản. Để tin tức xảy ra, người điên được cần tới."

George Bernard Shaw đã nói, "Khi chó cắn người, đó không phải là tin tức; khi người cắn chó, đó là tin tức." Chó cắn người sao? Đây là tin gì mới? Điều này bình thường. Nhưng người cắn chó trở thành tin tức. Chỉ người điên tạo ra tin tức. Cho nên nếu bạn muốn tin tức thực bạn phải đi tới những thành phố điên - New Delhi, Bắc Kinh, Moscow, Washington, London - ở đó bạn thấy tin tức khắp xung quanh. Tin tức, và tin tức và tin tức!

Cho nên thánh Peter nói, "Xin ông đi chỗ khác, xuống địa ngục. Ở đó họ cần nhiều người cung cấp tin - các nhà báo lớn được cần và được kính trọng ở đó, và nhiều điều xảy ra ở đó. Ở đây chẳng cái gì xảy ra! Nó bao giờ cũng là cùng một thứ. Không cái gì thay đổi ở đây, nó là cùng một điều vĩnh hằng. Im lặng ngự trị, yên lặng tuyệt đối ngự trị. Không buôn chuyện, không đánh nhau, không chiến tranh, không giết người, không cưỡng hiếp - không cái gì xảy ra. Mọi thứ ở đây dường như chúng không có."

Nhưng nhà báo này vẫn hăng hái. Ông ta nói, "Ông có mười hai nhà báo. Cứ cho tôi thời gian hai mươi bốn giờ. Tôi sẽ thuyết phục ai đó đi sang chỗ khác, và thế thì ông có thể xoay xở được cho tôi. Tôi muốn ở đây."

Thánh Peter thương hại ông ta và cho ông ta hai mươi bốn giờ để thuyết phục ai đó.

Ông ta lan truyền tin tức - ông ta là nhà báo - ông ta lập tức đi vào và bắt đầu nói cho mọi người: "Một tờ báo mới, báo rất mới, sắp được xuất bản ở địa ngục, và trả lương tốt, nhà lớn, xe lớn, nhân viên đông, biên tập viên, biên tập viên mới được cần tới." Ông ta lan truyền tin này.

Sau hai mươi bốn giờ khi ông ta quay lại thánh Peter, thánh Peter đóng cửa và nói, "Đừng cố đi ra. Tất cả mười hai người đã trốn hết rồi!"

Nhưng thế rồi nhà báo này trở nên hơi chút nghi ngờ. Ông ta nói, "Cả mười hai người đã đi rồi sao? Tôi đã nghĩ một hay hai người là nhiều nhất. Cả mười hai người đã đi rồi sao? Thế thì để tôi ra đi. Thế thì phải có cái gì đó trong nó."

Bản thân ông ta đã tạo ra tin này. Nó là dối trá, ông ta biết, nhưng khi bạn nói điều dối trá cho mọi người nhiều lần, dần dần bản thân bạn bắt đầu tin vào nó. Dối trá có xu hướng trở thành chân lí, chỉ việc lặp lại được cần.

Đó là điều Adolf Hitler nói trong cuốn tự tiểu sử của ông ta, Mein Kampf. Đó là phân biệt duy nhất ông ta làm giữa chân lí và dối trá: dối trá là chân lí được nói lần đầu; và chân lí là dối trá được nói nhiều lần. Đó là phân biệt duy nhất ông ta làm ra. Và ông ta biết rõ, đích thân ông ta đã làm ra nó.

Bạn có thể liên tục lặp lại dối trá lặp đi lặp lại, và sớm hay muộn mọi người sẽ bắt đầu tin vào nó. Khi họ nghe nó lặp đi lặp lại, tác động... điều đó tạo ra đường rãnh trong tâm trí họ. Và khi nhiều người bắt đầu tin tưởng, bản thân bạn sẽ bắt đầu tin, vì bạn sống theo mọi người.

"Nếu nhiều người thế tin, phải có cái gì đó trong nó," nhà báo này nói. "Tôi muốn đi, tôi không muốn ở đây. Và tôi đã nhìn vào cõi trời của ông - nó là vô dụng. Không cái gì xảy ra ở đây và không cái gì sẽ bao giờ xảy ra ở đây."

Cho nên vẫn còn trong trạng thái mà không cái gì xảy ra, là điều dhyan là gì, thiền là gì. Thiền là cõi trời.

Phật nói về nó, Jesus nói về nó, Zarathustra nói về nó, Lão Tử nói về nó. Và họ nói về cùng một hiện tượng. Nó là cùng năng lượng, cùng loại kinh nghiệm.

Đó là lí do tại sao Divya là đúng. Khi tôi nói, tôi nói về cùng điều này lặp đi lặp lại. Đây là những cái cớ khác nhau. Tôi dùng chúng như bàn nhảy. Nếu bất kì một thông điệp nào đập vào bạn, mọi thông điệp đã đập vào bạn. Nếu bạn có thể hiểu được Phật, bạn đã hiểu mọi người - Mahavir, Krishna, Christ - tất cả. Nếu bạn hiểu Christ, bạn đã hiểu tất cả.

Riêng một người chứng ngộ được hiểu và bạn đã hiểu mọi người... toàn thể quá khứ của mọi người chứng ngộ! Không chỉ điều đó, mà toàn thể tương lai nữa. Mọi chư Phật đã xảy ra và mọi chư Phật sẽ xảy ra đều được chứa trong một việc hiểu về riêng một Phật.

Cho nên nhớ, chân lí không phải là ý kiến. Nó không phải là tri thức. Tri thức thay đổi, tri thức tích luỹ, sự kiện mới được khám phá. Tri thức không thể vẫn còn cùng một thứ. Cho nên chân lí không là tri thức. Khoa học thay đổi mọi ngày, bạn biết.

Mới vài năm trước, cái gì đó đã được coi là chân lí, bây giờ nó không còn được coi là chân lí. Chân lí của Newton không còn là chân lí. Einstein đã phá huỷ hoàn toàn thế giới của Newton. Chân lí của Einstein sẽ không còn là chân lí rất lâu. Chúng đang bị phá huỷ. Trong ba trăm năm của khoa học, ít nhất ba mươi lần cấu trúc của khoa học đã thay đổi. Cấu trúc thay đổi mọi ngày vì sự kiện mới được khám phá. Và không có tận cùng cho nó. Tri thức là thứ được tích luỹ.

Khi sự kiện mới được khám phá, bạn phải thay đổi lí thuyết cũ. Và có thể là bạn đã khám phá ra sự kiện mới vì lí thuyết cũ. Nhưng thế rồi sự kiện mới phải được xem xét và lí thuyết này phải được thay đổi. Khoa học liên tục thay đổi.

Bây giờ các nhà khoa học nói, "Chúng ta sẽ không bao giờ đi tới bất kì chân lí tuyệt đối nào. Tất cả đều là giả thuyết." Với 'giả thuyết' họ ngụ ý nó là đúng vì nó làm việc, và nó là đúng chừng nào nó còn làm việc. Khi cái gì đó khác làm việc tốt hơn, cái đó sẽ là chân lí. Cho nên chân lí là thứ tiện dụng trong thế giới khoa học.

Nhưng trong tôn giáo, chân lí không là tri thức, không là ý kiến. Nó không phụ thuộc vào sự kiện. Chân lí là việc biết, thấy, hiện hữu. Chân lí chẳng liên quan gì tới đối thể, chân lí có cái gì đó liên quan tới tính chủ thể của bạn. Nó chẳng có cái gì liên quan tới việc thấy cái gì đó bên ngoài kia như một đối thể. Nó có cái gì đó liên quan tới chính phẩm chất của việc thấy của bạn, của cảm nhận của bạn, của cái nhìn của bạn. Đó là lí do tại sao ở Ấn Độ, chúng ta gọi triết học là darshan. Darshan ngụ ý năng lực thấy.

Cái bạn thấy là thế giới của khoa học; cách bạn thấy là thế giới của nghệ thuật. Và khi việc thấy là thuần khiết - về đối thể và về cách thấy nữa, khi việc thấy là thuần tuý cả khoa học và nghệ thuật - nó là tôn giáo. Để tôi nhắc lại nó cho bạn hiểu đúng nó.

Khi bạn nhìn vào một đối thể, chẳng hạn bạn nhìn vào cây, toàn thể ý thức của bạn được hướng vào cây như một đối thể. Chính từ ‘đối thể' ngụ ý cái cản trở bạn. Nó đứng đó đối lập với bạn, bên ngoài bạn. Mũi tên đang nhắm vào cây, bạn đã quên mất bản thân bạn.

Nhà khoa học trong công việc hoàn toàn quên mất bản thân ông ấy, ông ấy phải vậy. Thực ra, đó là nền tảng của khoa học, rằng nhà khoa học phải không can nhiễu vào, rằng ông ấy phải không mang vào bất kì giá trị nào, rằng ông ấy phải không mang vào bất kì phán xét nào, rằng ông ấy phải không mang vào bất kì ưa thích nào - những cái thích và không thích - ông ấy phải là người quan sát tách rời, phải được tách rời. Ông ấy phải gần như không có ở đó, chỉ là người quan sát. Và dù sự kiện là bất kì cái gì, ông ấy phải ghi nhận nó như nó vậy. Đó là tính khách quan.

Thế rồi tới nhà thơ, hay hoạ sĩ, hay ca sĩ nhìn vào cây. Ông ấy cũng nhìn cây, nhưng ông ấy mang vào cái gì đó khác

- ông ấy không còn là người quan sát tách rời. Ông ấy là người yêu; ông ấy mang phẩm chất thẩm mĩ cho cái nhìn của ông ấy. Ông ấy đang đi tìm cái đẹp. Ông ấy có việc nghiêng nào đó tới cái đẹp; có chủ định, không chủ định, ông ấy đang tìm cái đẹp. Ông ấy sẽ thấy cái đẹp trong cùng cây nơi nhà khoa học sẽ chỉ thấy hoá chất. Nhà khoa học sẽ chỉ thấy mầu sắc, nhưng hoạ sĩ sẽ thấy cái gì đó khác - không chỉ mầu sắc, mà hình mẫu, động thái của mầu sắc, thơ ca của mầu sắc. Nhà khoa học sẽ đơn giản đo trọng lượng của cây, hay chiều cao. Nhà thơ không quan tâm tới chiều cao hay việc đo; ông ấy quan tâm tới linh hồn của cây, không phải lớp da bên ngoài của cây mà hiện hữu bên trong của cây - chính linh hồn của cây. Nhà thơ đối xử với cây như với người, như mục đích lên bản thân nó.

Nhà khoa học nhìn với con mắt tiện dụng; nhà thơ nhìn với con mắt thẩm mĩ - ông ấy mang phương pháp luận về cách nhìn vào cây. Có nhiều cách, cách thơ ca, của việc nhìn vào cây; chỉ thế thì cây mới làm lộ ra cái đẹp của nó và điều bí ẩn của nó. Khi người tôn giáo nhìn vào cây, người đó không quan tâm tới tính đối thể của cây, không quan tâm tới cái đẹp của cây. Người đó quan tâm nhiều hơn tới năng lực thấy của người đó. Người đó quan tâm hơn tới câu hỏi: "Điều này, cái phản xạ cây bên trong tôi là gì? Ai là chủ thể này? Tôi là ai?"

Nhà khoa học hỏi: "Ai đang cản trở con đường của tôi?" Và người tôn giáo hỏi: "Tôi là ai, người đang bị cản trở bởi cây này?" Câu hỏi này lấy lối ngoặt toàn bộ - lối ngoặt một trăm tám mươi độ. Nghệ sĩ đứng giữa người tôn giáo và nhà khoa học - ở giữa. Nghệ sĩ là chiếc cầu: nghệ sĩ có cái gì đó của nhà khoa học và cái gì đó của nhà huyền bí. Người đó là nửa-nửa. Đó là lí do tại sao nghệ sĩ là người rất căng thẳng - họ bị kéo theo hai hướng. Nghệ sĩ phát điên rất dễ dàng. Ông ấy thường xuyên bị lôi vào hai hướng đối lập, đối lập đối xứng - cái gì đó của chủ thể và cái gì đó của đối thể. Và ông ấy chẳng thoải mái ở đâu cả.

Nhà khoa học thoải mái với đối thể; người tôn giáo thoải mái với chủ thể của mình. Chân lí không là đối thể, chân lí không là sự kiện; nó là việc nhận ra. Và khi chân lí xảy ra, nó xảy ra trong tính toàn bộ.

Điều khác cần được hiểu, thế thì câu chuyện này sẽ rất đơn giản và bạn sẽ thích nó và bạn sẽ có khả năng suy ngẫm con đường của bạn vào trong nó.

Sự kiện tới từng cái một. Bạn không bao giờ có thể chắc chắn rằng bạn đã biết mọi sự kiện. Những cách nhìn mới, nhưng công cụ mới, phương cách mới, và bạn có thể đi tới biết các sự kiện mới về điều cũ. Sự kiện là vô tận, chúng tới theo từng phần, dưới dạng tuần tự - cái này tới, thế rồi cái khác tới. Chúng đang đứng xếp hàng. Chúng tới dần dần. Vâng, Newton đã biết một số sự kiện, Einstein biết nhiều hơn, Heisenberg thậm chí còn biết nhiều hơn, vân vân và vân vân. Con bạn sẽ biết nhiều hơn bạn biết về thế giới sự kiện. Con họ thậm chí sẽ biết nhiều hơn. Đó là lí do tại sao một người đi học khoa học, người đó nghĩ bố mẹ người đó là ngu. Một cách tự nhiên, vì người đó biết nhiều hơn.

Tri thức liên tục tăng lên. Và không có kết thúc cho nó, và nó không bao giờ có tính kết luận. Không có khoảnh khắc nào mà bạn có thể nói, "Bây giờ, đây là kết luận."

Chân lí xảy ra trong tính toàn bộ, như một toàn bộ. Đột nhiên, nó có đó, trong mọi hiện hữu của nó. Không phải là trước hết bạn biết chút ít về Thượng đế, thế rồi thêm chút nữa, thế rồi thêm chút nữa - không. Nó giống như tia sét. Cái toàn thể được hiển lộ. Đó là nghĩa của từ 'khải lộ'.

Sự kiện được khám phá và chân lí được hiển lộ. Nó tới toàn bộ, nó có tính kết luận. Đó là lí do tại sao chân lí tạo ra tin cậy; hoài nghi đơn giản biến mất. Kết luận đã tới.

Chân lí mà người tôn giáo đang nói tới - Phật và Jesus

- là khải lộ. Và điều khác: việc hiểu ra này không phải là cái gì đó mới mà bạn đã đạt tới hôm nay. Nó là cái gì đó bao giờ cũng đã có đó rồi, cái đã có đó nhưng là cái mà bạn đã không nhìn vào. Bạn đã quay lưng lại nó. Cho nên việc hiểu ra không là gì ngoài việc nhận ra.

Tôi đã đọc một chuyện Thiền:

Một hôm Bách Trượng đi dạo cùng với Thầy của ông ấy Mã Tổ thì một đàn vịt trời bay qua trên đầu.

"Đó là cái gì?" Mã Tổ hỏi. "Vịt trời."

"Bay đi đâu?"

"Bay mất rồi, thưa thầy."

Mã Tổ bèn nắm mũi Bách Trượng và véo mạnh một cái, đau quá Bách Trượng kêu lên, "Ái, ái!"

"Ông nói chúng đã bay mất," Mã Tổ nói, "nhưng thực sự chúng vẫn ở đây từ chính lúc bắt đầu."

Chúng có thể bay mất đi đâu? Chỗ nào? Không có chỗ nào để đi, chúng bao giờ cũng ở đây, và chúng đang ở đây. Không có chỗ nào khác hơn ờ đây, và không có lúc nào khác hơn bây giờ.

Mã Tổ là một Thầy lớn. Bản thân Bách Trượng đã trở thành một Thầy lớn. Câu chuyện này đã xảy ra trước khi bản thân ông ấy trở thành Thầy. Vịt trời đang bay, một cách tự nhiên, Mã Tổ hỏi, "Chúng đã bay đi đâu? Bây giờ chúng ở đâu?" Và đệ tử này trả lời, "Chúng đã bay mất rồi."

Bây giờ là chỗ ngoặt trong câu chuyện này. Các Thiền sư dùng bất kì phương cách nào. Ông ấy véo mũi đệ tử của ông ấy cho tới khi bị đau quá, Bách Trượng kêu lên, "Ái, ái!"

"Ông nói chúng đã bay mất," Mã Tổ nói, "nhưng thực ra chúng đã từng ở đây từ chính lúc bắt đầu. Và chúng đang ở đây! Và chúng sẽ ở đây. Không cái gì có thể đi ra ngoài sự tồn tại và không cái gì có thể tới trong sự tồn tại. Mọi thứ đơn giản hiện hữu!"

Sự tồn tại là đồng thời. Chúng ta đang ngồi đây. Trên trời, mặt trời có đó và mây. Và bên ngoài mặt trời, sao và sao và sao - vô tận. Có những ngôi sao phải mất hàng triệu năm để ánh sáng tới trái đất. Có những ngôi sao ánh sáng còn chưa tới từ khi trái đất đi vào sự tồn tại. Và có những ngôi sao mà ánh sáng của nó có thể chẳng bao giờ tới được trái đất vì chúng ở xa xăm thế. Nhưng tất cả chúng ta tồn tại đồng thời. Vào khoảnh khắc này những ngôi sao đó đang ở trong sự tồn tại như chúng ta ở trong sự tồn tại.

Thế giới là đồng thời, nó không phải là theo một dãy. Mọi sự không đứng trong hàng đợi. Chúng ta tất cả đều cùng nhau. Bất kì ai có thể đi đâu được?

Khi Raman Maharshi sắp chết, ai đó khóc và nói, "Bhagwan, thầy đang bỏ chúng tôi sao?"

Ông ấy mở mắt ra và ông ấy nói, "Chỗ nào? Nhưng ta có thể đi đâu? Ta sẽ ở đây. Ông thoải mái đi. Ta có thể đi đâu được?"

Ramakrishna sắp chết và vợ ông ấy bắt đầu khóc, cũng là điều tự nhiên. Và Ramakrishna nói, "Thôi khóc đi! Em đã không nghe anh sao? Em đã không nhìn anh sao? Việc sống cùng anh chỉ là vô nghĩa sao? Nhìn anh đây! Anh có thể đi đâu được? Anh sẽ ở đây."

Mọi thứ hiện hữu. Mọi điều bạn cần biết chân lí là ở chỗ bạn phải không bị bận tâm. Đó là điều thiền tất cả là gì. Nếu bạn cũng ở đây bây giờ, không ý nghĩ nào vẩn vơ trong tâm trí bạn... vì ý nghĩ đem bạn đi lạc lối. Chúng hoặc đem bạn vào quá khứ hoặc chúng đem bạn vào tương lai. Chúng không cho phép bạn ở hiện tại. Chúng đóng cửa lại. Mắt bạn trở nên bị che mờ, gương của bạn trở thành quá dầy với bụi. Thế thì nó không phản xạ được cái gì. Khi không có ý nghĩ trong tâm trí, chân lí hiện hữu. Hay để tôi nói điều đó theo cách khác: khi tâm trí không hiện hữu, chân lí hiện hữu.

Tâm trí là rào chắn. Tâm trí bị bỏ đi, chân lí được khải lộ, được nhận ra. Bây giờ bạn có thể thấy sự khác biệt. Tri thức là qua tâm trí, còn chân lí là qua vô trí. Tri thức là kí ức; chân lí là việc biến mất kí ức, tâm trí và tất cả.

Một sư hỏi Vân Môn - Vân Môn là một trong rất ít Thiền sư mà từng phát biểu của ông ấy đều là kim cương - "Hoạt động của vị Phật là gì?"

Vân Môn trả lời, "Ta không có chút ý tưởng nào" - và bản thân ông ấy đã là Phật, người đã thức tỉnh đầy đủ. Và ông ấy nói, "Ta không có chút ý tưởng nào."

Thế rồi sư này nói, "Tại sao thầy không có ý tưởng nào?"

Vân Môn đáp, "Ta chỉ muốn giữ vô ý tưởng."

Một phát biểu hay vô cùng: "Ta chỉ muốn giữ vô ý tưởng" - vì ở trong vô ý tưởng người ta là chân lí. Khi không có ý nghĩ, bạn là chân lí; khi có ý nghĩ, bạn lại bị che mờ, bạn đã mất lối.

Một lần khác một người tìm kiếm tới Vân Môn, và ông ấy đang ở trong vườn. Và người tìm kiếm nói, "Thưa thầy, thầy biết nhiều vậy. Tôi bao giờ cũng phân vân làm sao thầy biết nhiều vậy!"

Vân Môn cười ha hả và nói, "Biết sao? Ông đang nói về cái gì vậy? Ta chẳng biết một thứ nào. Ta là một trong những người dốt nhất trên thế gian."

Người này nói, "Sao thầy nói điều đó? Tri thức chẳng phải là tốt sao? "

Vân Môn nói, "Tri thức có thể tốt, nhưng dốt nát là rất thân thiết."

Dốt nát là rất thân thiết. Tri thức có thể là tốt - tri thức có thể là tốt hay xấu, nhưng không bao giờ thân thiết. Nó là cái gì đó xa lạ, cái gì đó ngoại lai, bạn thu được nó từ bên ngoài. Nó không bao giờ thân thiết. Nhưng không biết là rất thân thiết.

Quan sát đi! Tri thức bao giờ cũng được vay mượn: không biết là bản tính của bạn. Và cái tới từ bản tính bên trong nhất của bạn là của bạn. Nó là rất thân thiết, bạn có thể phụ thuộc vào nó. Cái mà tới từ bên ngoài là không thể phụ thuộc được, nó là không tin cậy được. Nhiều nhất bạn có thể dùng nó, nhưng bạn sẽ không bao giờ trở nên được chứng ngộ.

Chứng ngộ là rơi vào trong sự thân thiết với cốt lõi của bạn tới mức thậm chí không một bức màn nhỏ ý nghĩ nào phân chia bạn.

Jalaluddin Rumi, nhà huyền bí Sufi, đã nói: "Bán láu lỉnh của ông và bán mọi tri thức của ông và mua hoang mang. Láu lỉnh là ý kiến đơn thuần, hoang mang là trực giác. Người ta tới Thượng đế qua việc hoang mang."

Đạt tới con mắt của ngạc nhiên, của dốt nát, của hồn nhiên; đạt tới con mắt của sự thân thiết. Không biết, bạn là cực kì có giá trị; biết, bạn chỉ là bình thường.

Tâm trí vận hành qua logic, suy luận, toán học, biện luận, chứng minh. Sự tồn tại không có chứng minh. Sự tồn tại không bao giờ cố chứng minh bất kì cái gì, nó đơn giản hiện hữu đó. Nó chỉ hiện hữu đó. Nếu bạn sẵn có bạn sẽ biết nó, nếu bạn bận rộn bạn sẽ không biết nó.

Chuyện xảy ra:

Một quí bà của tầng lớp trên được một giáo sư triết học nổi tiếng tới thăm. Ông ta có vẻ quan tâm nhiều tới con vẹt mà quí bà nuôi.

"Cái đó là cái gì vậy?" ông ấy hỏi, vừa trỏ vào hai sợi dây thõng xuống từ từng chân con vẹt.

"Ồ," bà ấy nói, "đây là con vật rất thông minh. Nếu tôi kéo dây này nó bắt đầu trích đọc Shakespeare. Nếu tôi kéo dây kia nó bắt đầu hát Kalidas."

Ông giáo sư nhíu trán, nghĩ một lúc, và nói, "Thế cái gì xảy ra nếu bà kéo cả hai dây cùng lúc?"

Với điều đó con vẹt kêu lên, "Thế thì tôi sẽ dập đít chảy máu, ông ngu chết tiệt!"

Bây giờ kiểu câu hỏi này chỉ có thể được hỏi bởi giáo sư, và điều đó nữa, bởi giáo sư triết học - bị bận tâm với tại sao? cái gì? thế nào? Liên tục hỏi, hỏi, hỏi, không bao giờ nhìn vào thực tại như nó vậy, không bao giờ nhìn vào những sự kiện đơn giản; làm ra những thứ phức tạp từ những sự kiện đơn giản. Triết gia không thể thoải mái với những thứ đơn giản, ông ta cần các vấn đề. Khi có vấn đề ông ta thoải mái. Ông ta là ở nhà. Khi không có vấn đề, ông ta rất bồn chồn. Thế thì ông ta không biết phải làm gì.

Darshan không phải là triết lí. Darshan là rất rất chống triết lí. Darshan ngụ ý năng lực thấy, không phải năng lực nghĩ. Chúng là khác nhau hoàn toàn! Suy nghĩ chẳng liên quan gì tới việc thấy. Việc thấy được đạt tới chỉ khi suy nghĩ bị bỏ đi.

Vài điều về suy nghĩ: một, nó có tính tích luỹ, nó liên tục tăng lên; nó không có tính kết luận; kết thúc không bao giờ tới, cho nên không tin cậy nào là có thể qua tri thức. Bất kì cái gì bạn biết, nhiều điều hơn có thể được biết. Và làm sao bạn có thể quyết định ngay bây giờ khi nào có thể biết nhiều hơn? Cho nên con người của tri thức bao giờ cũng vẫn còn trong hoài nghi, nghi ngại. Đó là định mệnh của bản thân tri thức. Và bạn càng biết nhiều, bạn sẽ càng trở nên hoài nghi nhiều hơn, vì bạn càng biết nhiều, bạn càng thấy rằng nhiều thứ hơn có thể được biết. Và dường như là không có kết thúc. Bạn có thể tiếp tục và tiếp tục mãi. Cuộc sống là ngắn ngủi. Đó là lí do tại sao qua tri thức không biến đổi nào đã bao giờ xảy ra. Người ta liên tục tích luỹ sự kiện, tích luỹ sự kiện, và người ta chết... chết từ chính gánh nặng của các sự kiện. Nhưng không nhận ra nào đã bao giờ xảy ra.

Do đó, tôn giáo nói: Dũng cảm bỏ tri thức và mua hoang mang, mua ngạc nhiên. Chính là qua con mắt của ngạc nhiên mà Thượng đế được nhận ra. Những con mắt ngạc nhiên đó là con mắt của trẻ em, của hồn nhiên.

Thứ hai: tri thức bị giới hạn - nó là đường thẳng. Sự tồn tại là đồng thời. Tri thức bao giờ cũng bộ phận, không bao giờ toàn bộ; nó không thể vậy được. Bạn chỉ biết chừng nấy, cho nên điều đó phân chia: cái biết và cái không biết - và sự tồn tại là một, không bị phân chia. Không có biên giới giữa cái biết và cái không biết, nó tất cả là một. Mọi biên giới đều do con người tạo ra. Cho nên tri thức bị giới hạn và chân lí là vô giới hạn, vô hạn, vô thuỷ, vô chung. Tri thức bắt đầu và kết thúc, nhưng chân lí không bao giờ bắt đầu và không bao giờ kết thúc.

Cho nên để biết chân lí, tri thức không thể là trung gian đúng. Nó cũng bị giới hạn, vì tri thức tạo ra gắn bó với quá khứ. Mọi tri thức là của quá khứ. Bất kì cái gì bạn biết đều đã có quá khứ. Khi tri thức có đó quá nhiều, bạn trở nên bị cầm tù trong quá khứ, là tù nhân của quá khứ. Bạn không nhìn vào thực tại đang đối diện bạn, bạn bao giờ cũng đi vòng quanh, qua quá khứ. Bạn không thể thấy được mọi sự như chúng vậy, đang đương đầu với bạn, đang chạm trán bạn. Bạn không có bất kì cái nhìn sâu tức khắc nào vào trong mọi sự; bạn bao giờ cũng nhìn qua tri thức chuyên gia của bạn. Tri thức chuyên gia là quá khứ, chết, mất rồi.

Trong tri thức chết cai quản sống. Trong việc biết sống cai quản chết. Đó là việc đặt mọi thứ hoàn toàn lộn ngược.

Thứ ba: tri thức là không hoà hợp, vì nó tạo ra phân chia trong con người bạn - tâm trí trở thành phân tách khỏi tim, suy nghĩ trở thành phân tách khỏi việc cảm, và bạn vẫn còn bị phân chia. Con người của tri thức, dần dần mất mọi năng lực của mình để cảm, và người đó mất cái gì đó cực kì có giá trị.

Thượng đế không bao giờ tới chỉ như ý nghĩ. Gần gũi hơn Ngài tới như việc cảm, như chuyện tình. Thượng đế không bao giờ tới như việc suy diễn, Ngài tới như bài ca. Thượng đế không bao giờ tới như số học. Ngài tới đôi khi như nước mắt, đôi khi như tiếng cười; thường như nước mắt và như tiếng cười hơn. Cho nên một người trở nên bị giới hạn quá nhiều trong đầu làm mất dấu vết của tim mình, không thể khóc, không thể cười, không thể múa. Người đó trở nên què quặt, người đó trở nên bị tê liệt. Cho nên tri thức là không hoà hợp.

Thứ tư: tri thức là hão huyền, vì nó giữ bạn liên tục bị cuốn hút vào trong trừu tượng, cái không phải là thực tại. Bạn không biết yêu, bạn nghĩ về yêu. 'Yêu' không là thứ thực, nó chỉ là lời. Bạn không cố tìm ra Thượng đế; bạn chỉ liên tục nghĩ về từ 'Thượng đế'. Từ 'Thượng đế' không phải là Thượng đế, nó chỉ là cái nhãn. Bạn có thể liên tục nghĩ về thức ăn, và điều đó sẽ không thoả mãn cho cơn đói của bạn. Bạn có thể liên tục đọc sách nấu ăn lớn, nhưng điều đó cũng sẽ không đáp ứng cho cơn đói của bạn. Mọi người liên tục đọc Kinh Thánh, Dhammapada, Gita, và họ nghĩ cái gì đó sắp xảy ra. Họ sẽ làm phí hoài toàn thể các kiếp sống của họ. Cơn đói của họ sẽ vẫn còn đó, cơn khát của họ sẽ vẫn còn không được dịu đi.

Tri thức là hão huyền. Nó tạo ra mơ và ảo vọng, trừu tượng.

Và thứ năm: tri thức là bất lực và lãng phí. Nó rất bất lực. Nó dường như là một người đang cố mang toàn thể đại dương trong một chiếc thìa nhỏ - chạy đi, múc đầy thìa, về nhà, quay lại, múc đầy thìa, về nhà Nó là bất lực, nó là lãng

phí; nó sẽ không xảy ra. Tri thức không thể xảy ra được vì bạn liên tục thu lấy các bộ phận - các bộ phận như cái thìa của đại dương lớn.

Tôn giáo có cách tiếp cận khác toàn bộ. Tôn giáo nói nếu bạn muốn có đại dương, đi và nhận chìm bản thân bạn vào trong đại dương, trở thành đại dương. Bạn không thể mang nó về nhà được, nhà của bạn sẽ không có khả năng chứa đựng nó. Đầu của bạn là quá nhỏ. Nó là tốt như nó đang diễn ra, nhưng bạn đang kéo căng nó ra bên ngoài các giới hạn của nó. Nó là tốt cho bãi chợ, nó là tốt cho các hoạt động thông thường hàng ngày, nhưng để biết cái vĩnh hằng... để biết cái từ đó chúng ta tới, và để biết cái từ đó mọi thứ đã tới, và để biết cái mà tất cả chúng ta sẽ lại đi vào lần nữa - điều đó là không thể được cho cái đầu nhỏ. Nó là rất nhỏ, rất rất nhỏ. Bạn đang tạo ra gánh nặng lớn cho cái đầu.

Và mọi người thực sự bị nặng gánh bởi cái đầu. Đầu của họ đã trở thành quá nặng. Toàn thể cuộc sống của họ đã trở nên bị giới hạn vào cái đầu của họ. Họ không sống ở bất kì chỗ nào khác, họ sống trong đầu của họ. Não - đó là cái họ đã trở thành, và họ đã đánh mất mọi niềm vui, mọi mở hội. Và họ đã đánh mất mọi phẩm chất của yêu, của việc cảm, của tim. Họ không còn là một phần của sự hân hoan lớn này, cái diễn ra mãi mãi - con chim cúc cu hót, và hoa nở, và chim bay trên trời, và mặt trời và mặt trăng và sao, và đại dương gầm thét và cát và núi. Bạn có là một phần của sự tồn tại này không? Hay bạn chỉ bị giới hạn trong đầu của bạn? Và bạn cứ nghĩ những lời đờ đẫn, chết.

Khi suy nghĩ được tự do khỏi tất cả năm bệnh này của tâm trí, thế thì không còn suy nghĩ như vậy. Nó trở thành việc biết - ngộ trong tiếng Trung Quốc, tỏ ngộ trong tiếng Nhật Bản, samadhi trong tiếng Phạn. Và để đạt tới ngộ, tỏ ngộ, hay samadhi là trở nên chứng ngộ.

Bây giờ tới câu chuyện này:

Khi tới thăm Gasan, một sinh viên đại học hỏi "Thầy có bao giờ đọc Kinh thánh của người Ki tô giáo không?"

Bây giờ đây là câu hỏi ngu xuẩn để hỏi người chứng ngộ. Nhưng sinh viên là sinh viên. Anh ta chỉ biết sách vở, anh ta không biết bất kì cái gì khác. Anh ta đã hỏi Gasan, "Thầy có bao giờ đọc Kinh thánh của người Ki tô giáo không?"

Anh ta phải đã là người Ki tô giáo, hiển nhiên. Gasan đã không đọc Kinh thánh Ki tô giáo. Khi bạn đã đọc Kinh Thánh thực, bạn không cần bận tâm về Kinh Thánh Ki tô giáo. Khi bạn đã đọc bài ca thực bạn không cần bận tâm về Bhagavad Gita. Đây chỉ là những tiếng vọng xa xăm của cái thực. Vâng, cái gì đó được vang vọng trong Bhagavad Gita, và cái gì đó được vang vọng trong Kinh Thánh, và cái gì đó được vang vọng trong Koran. Nhưng nếu bạn đã thấy cái thực, ai bận tâm về bức ảnh? Nếu bạn đã thấy tôi, thế thì ai bận tâm về bản kí hoạ? Nó chẳng thành vấn đề.

Gasan đã biết chân lí, một cách trực tiếp. Ông ấy đã trải nghiệm nó, ông ấy đã trở thành nó. Bây giờ hỏi Gasan, "Thầy có đọc Kinh thánh Ki tô giáo không?" là câu hỏi ngu xuẩn. Nhưng mọi câu hỏi là ngu khi nó đi tới việc hỏi người chứng ngộ - mọi câu hỏi là ngu. Trước người chứng ngộ bạn đơn giản có thể cúi mình. Câu hỏi nào có đó? Bạn có thể hỏi cái gì? Bất kì cái gì bạn hỏi sẽ thuộc về tâm trí của bạn. Một cách tự nhiên, chúng ta liên tục hỏi mọi thứ, những điều liên tục chen chúc trong tâm trí chúng ta.

Sinh viên này là người Ki tô giáo, là sinh viên đại học, và anh ta phải nghĩ như mọi người tôn giáo, cái gọi là người tôn giáo, nghĩ. Người Ki tô giáo không bao giờ đọc Dhammapada, Phật tử không bao giờ đọc Kinh Thánh, người Hindu không bao giờ đọc Koran, người Mô ha mét giáo không bao giờ đọc Gita. Và họ liên tục tin: "Cái gì có thể có đó mà tốt hơn được?" Và họ liên tục tin rằng Koran là phát biểu cuối cùng, hay Gita là phát biểu cuối cùng; mọi thứ khác là bình thường.

Cùng điều này phải đã là ý tưởng của anh sinh viên Ki tô giáo này. Người Ki tô giáo có đầy những chuyện phiếm như vậy. Họ nghĩ Christ là con trai duy nhất của Thượng đế. Vô nghĩa cực kì! Mọi người đều là con trai duy nhất của Thượng đế, vì Thượng đế là cha của tất cả mọi người. Và không chỉ người, mà cây và đá nữa, cũng thuộc về Thượng đế nhiều như Jesus vậy. Thượng đế là cha của mọi người. Và đó là điều Jesus đã cố gắng nói, nhưng con người là ngu thế.

Jesus liên tục nói trong phát biểu của ông ấy - ít nhất năm mươi phần trăm lần ông ấy nói, "Ta là con trai của con người," và năm mươi phần trăm lần ông ấy nói, "Ta là con trai của Thượng đế." Tại sao ông ấy liên tục lặp đi lặp lại hai điều này: Con trai của Con người và Con trai của Thượng đế? Ông ấy muốn tạo ra sự tổng hợp. Ông ấy nói mọi Con trai của Con người đều là Con trai của Thượng đế - hệt như ta. Như ta là Con trai của Con người và vậy mà là Con trai của Thượng đế - các ông cũng vậy! Mọi người cũng là vậy: tat- tvam-asi - Ngươi là Cái đó.

Nhưng anh sinh viên Ki tô giáo này đã tới để hỏi Gasan, "Thầy có đọc Kinh Thánh Ki tô giáo không?" Anh ta phải nghĩ, "Ông ấy sẽ ngạc nhiên!" Hay có thể anh ta đã nghĩ rằng ông ấy chắc sẽ đối kháng. Có thể ông ấy sẽ cố tranh cãi chống lại Kinh Thánh vì ông ấy là Phật tử.

"Không,” Gasan nói, “đọc nó cho ta đi."

"Nhưng ông có thể đọc nó cho ta. Ta sẽ nghe."

Con người của hiểu biết bao giờ cũng sẵn có; dù bất kì thông báo nào bạn mang tới, người đó sẵn có. Người đó không định kiến và người đó không kiêu căng. Con người của tâm thức chứng ngộ như vậy như Gasan nói, "Vâng, ông đọc nó đi. Ta sẽ nghe nó." Không có cái gì nhiều hơn để biết! Ông ấy biết điều tối thượng, nhưng khiêm tốn này là một phần của chứng ngộ. Ông ấy sẵn sàng học. Ông ấy biết tất cả. Không cái gì còn lại để học thêm nữa, nhưng con người của hiểu biết bao giờ cũng mở.

Trong Thiền họ có một phát biểu đặc biệt về nó. Họ gọi nó là 'tâm trí của người mới học'. Họ nói Thiền nhân bao giờ cũng giữ tâm trí của người mới học, người đó không bao giờ trở thành chuyên gia. Người đó bao giờ cũng ở chỗ bắt đầu của mọi thứ. Người đó bao giờ cũng còn là đệ tử - ngay cả Thầy. Người đó sẵn sàng học, người đó không đóng, người đó bao giờ cũng mong manh, người đó mở. Bất kì thông báo nào bạn mang tới, người đó không nói từ chính ban đầu rằng "Tôi biết cả rồi. Không cần đọc Kinh Thánh cho tôi. Ông mang Kinh Thánh về nhà đi." Không, người đó nói, ông có thể đọc nó."

Đây là tâm trí người mới học. Cụm từ này, 'tâm trí người mới học', có tầm quan trọng lớn. Bạn có quan sát nó không? Khi bạn bắt đầu làm cái gì đó, ngay lúc ban đầu, có niềm vui thế. Bạn bắt đầy học lái xe - có niềm vui thế. Nhưng sau một tháng khi bạn đã học rồi, mọi niềm vui biến mất. Nó là chán, nó chỉ là việc thường lệ. Thế rồi bạn liên tục lái xe. Bạn không nghe tiếng rù rù của động cơ, bạn không cảm thấy gió thổi qua, bạn không thấy sự vận hành nhịp điệu của xe. Bạn không thấy bất kì cái gì. Bạn không thấy cây và chim và mặt trời - không cái gì, không thêm nữa. Lúc ban đầu, trong vài ngày, nó đã là tuần trăng mật thế - tuần trăng mật cùng xe.

Và tất cả các kinh nghiệm của chúng ta cũng là như vậy. Lúc bắt đầu mọi thứ dường như là đẹp thế! Bạn rơi vào yêu người đàn bà, và mọi thứ là cực kì đẹp không thể tin nổi. Và sau vài tuần mọi thứ mất đi, bị kết thúc. Bạn đã đi tới đầu chết, bạn đi tìm người đàn bà khác hay người đàn ông khác. Cái gì xảy ra? Bạn mất tâm trí của người mới học.

Tâm trí của người mới học là tâm trí hồn nhiên, tâm trí của người mới học là tâm trí dốt nát. Tâm trí của người mới học ngụ ý: bạn biết bạn không biết. Vì bạn biết bạn không biết, bạn sẵn sàng học, sẵn có, mở. Bất kì cái gì xảy ra bạn là rất, rất tò mò để biết mọi thứ, bạn say mê với mọi khoảnh khắc của nó - mọi miếng cắn của nó và bạn được mê mải. Có niềm vui lớn. Bạn sớm trở thành chuyên gia. Ngày bạn trở thành chuyên gia, việc biết biến mất và tri thức bắt đầu được thu thập.

Cho nên người biết thực bao giờ cũng là ‘tâm trí người mới học'. Người đó không bao giờ trở thành chuyên gia, người đó vẫn còn học.

"Không, đọc nó cho ta đi," Gasan nói.

Sinh viên này mở Kinh Thánh ra và đọc từ Thánh Matthew: "Và tại sao ông có ý nghĩ về trang phục? Xem hoa loa kèn trên cánh đồng đấy, chúng mọc thế nào. Chúng không làm việc cực nhọc, chúng không xoay xở, và vậy mà ta nói cho ông rằng ngay cả Solomon trong mọi vinh quang của ông ấy đã không được trang điểm như một trong những hoa loa kèn này do đó đừng lấy

ý nghĩ nào về ngày hôm sau, vì ngày hôm sau sẽ lo nghĩ cho những thứ của bản thân nó."

Một trong những phát biểu vĩ đại nhất đã từng được đưa ra bởi Jesus, hay đã từng được đưa ra bởi bất kì người nào khác. Có nghĩa và ý nghĩa không thể tin được.

"Và tại sao ông có ý nghĩ về trang phục?

Jesus đang đi cùng các đệ tử của ông ấy tới thị trấn. Và, một cách tự nhiên, các đệ tử bao giờ cũng lo nghĩ - như mọi người khác đều lo nghĩ trong thế giới: "Chúng ta sẽ có chỗ trú ngụ ở đâu? Chúng ta sẽ có khả năng ở lại qua đêm trong làng này không? Chúng ta kiếm thức ăn ở đâu? Có ai đó sẽ cúng dường vài bộ quần áo cho chúng ta không?" Bụi, bẩn, du hành, họ đang đi tới một làng, và họ không biết cái gì sẽ xảy ra, vì điều quá thông thường là không dân làng nào nhiệt tình đón tiếp họ. Dân làng tống họ ra ngoài. Dân làng giận Jesus và những phát biểu cách mạng của ông ấy. Những người chính thống không muốn nghe những phát biểu nổi dậy như vậy, và Jesus là việc nổi dậy, là lửa.

Phật rất điềm tĩnh, Jesus không điềm tĩnh như vậy. Bạn không thể tưởng tượng được Phật cầm roi đi vào đền và đánh mọi người bằng roi. Jesus đã làm điều đó. Phật là rất điềm tĩnh. Phật già, Jesus rất trẻ - ông ấy chết khi ông ấy mới chỉ ba mươi ba tuổi. Bạn có thể tha thứ cho Jesus, ông ấy đã rất trẻ, máu còn nóng. Ông ấy đã rất giận thế giới, cách thức mọi sự diễn ra.

Phật được tám mươi hai tuổi khi ông ấy chết. Phật được bốn mươi tuổi khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Cách mạng, những lời dữ dằn đó, đã trôi xuôi theo sông Hằng; điềm tĩnh hơn đã đi vào trong con người của ông ấy. Tuổi già đem tới cái gì đó mới, cái bao giờ cũng thiếu bởi người trẻ. Người trẻ có thể đẹp, nhưng họ nóng. Khi người già thực sự tỉnh táo, nhận biết, ý thức, người đó là đẹp và người đó có cái gì đó mà tuổi trẻ bao giờ cũng thiếu: thanh nhã mà tuổi già đem lại. Và khi thanh nhã và cái đẹp gặp gỡ, đây là việc tổng hợp lớn.

Christ là khác, ông ấy rất trẻ, rất nổi dậy, rất cách mạng, có những ý tưởng lớn để thay đổi thế giới. Mọi người giận dữ - đó là lí do tại sao họ đã đóng đinh ông ấy.

Bây giờ các đệ tử phải đã bị lo nghĩ: "Cái gì sẽ xảy ra trong làng tiếp?" Họ mệt và đói. Và Jesus nói với họ... họ đã không nói bất kì cái gì; họ chỉ bước đi, mệt mỏi, kiệt sức, lo nghĩ. Jesus nói với họ: "Và tại sao các ông nghĩ về trang phục? Tại sao các ông liên tục nghĩ về an ninh, an toàn, bánh mì và bơ, và quần áo và chỗ trú ngụ? Tại sao?"

Họ đang đi qua bên cạnh một cánh đồng và ông ấy nói, "Xem hoa loa kèn trên cánh đồng kia... các ông không thể thấy những hoa này trên cánh đồng sao? Những hoa loa kèn khiêm tốn, nhưng đẹp làm sao! Chúng lớn lên thế nào? Nếu lực vũ trụ nào đó bảo vệ chúng, tại sao lực đó không bảo vệ các ông? Nếu lực vũ trụ đã không bỏ rơi chúng, tại sao nó phải rút khỏi các ông? Những đoá hoa loa kèn nhỏ này, chúng đang nở hoa, lớn lên, chúng không sợ. Và các ông là hoa có ý thức - sáng tạo lớn nhất của Thượng đế trên trái đất này - tại sao các ông phải lo nghĩ?

Chúng không làm việc cực nhọc, chúng không xoay xở, và vậy mà ta nói cho ông rằng ngay cả Solomon trong mọi vinh quang của ông ấy đã không được trang điểm như một trong những hoa loa kèn này...

Solomon đã là hoàng đế vĩ đại nhất của người Do Thái, cái tên vĩ đại nhất trong lịch sử Do Thái. Và Jesus nói: "Ta nói với các ông rằng ngay cả Solomon trong mọi vinh quang của ông ấy đã không được trang điểm như một trong những hoa loa kèn này. Vâng, ông ấy có quần áo đẹp, rất đắt tiền, được nạm bằng kim cương đá quí và vàng, nhưng dầu vậy...

Trông đấy, ngắm những hoa loa kèn này. Và ta nói với các ông rằng ngay cả Solomon đã không đẹp thế như những hoa khiêm tốn này."

Khác biệt là gì? Solomon đã cố gắng theo cách riêng của ông ấy. Ông ấy đã đẩy dòng sông, còn những hoa này chỉ nổi cùng dòng sông tới bất kì chỗ nào sông đưa chúng tới. Trông đấy! tin cậy của hoa, của hoa loa kèn - chúng tin cậy Thượng đế! Ngoại trừ con người, toàn thể sự tồn tại tin cậy. Cây mọc, chim hót, hoa tới và đi, mặt trời di chuyển, sao liên tục quay, mọi thứ ở trong tin cậy sâu sắc. Nếu bạn nhìn quanh bạn sẽ thấy mọi tảng đá có tính cầu nguyện, mọi cây có tính cầu nguyện, mọi sông có tính cầu nguyện, mọi đại dương đang cầu nguyện. Toàn thể sự tồn tại là ngôi đền - ngoại trừ con người. Cái gì đó đã đi sai với con người. Con người đang cố hiện hữu theo cách riêng của mình. Đó là chỗ khổ bắt đầu, lo nghĩ bước vào.

“Do đó đừng lấy ý nghĩ nào về ngày hôm sau…”

Jesus nói, "Đừng nghĩ về ngày mai." Đừng mang tương lai vào. Khoảnh khắc bạn mang tương lai vào, bạn đi lạc lối khỏi Thượng đế. Thượng đế là hiện tại, tương lai chỉ là mơ tưởng. Tương lai chỉ là tâm trí bạn, tương lai không tồn tại. Đừng mang tương lai vào, chỉ bỏ tương lai đi. Sống khoảnh khắc này trong tính toàn bộ của nó... Như hoa loa kèn trên cánh đồng, hay sao trong đêm, hay sông, hay núi. Sống khoảnh khắc này trong sự dâng hiến toàn toàn, trong tin cậy toàn bộ - và Thượng đế là sẵn có. Và Thượng đế là an ninh, không có an ninh khác. Và Thượng đế là an toàn, không có an toàn khác. Và Thượng đế là trang phục, không có trang phục khác. Và Thượng đế là chỗ trú ngụ, không có chỗ trú ngụ khác.

“… vì ngày hôm sau sẽ lo nghĩ cho những thứ của bản thân nó."

Đừng lo nghĩ cho ngày mai, khi nó tới thế thì người đã từng chăm nom mãi tới giờ sẽ chăm nom nữa.

Đây là phát biểu tối thượng của người tâm linh. Không có tâm linh nào cao hơn điều này - sống trong Thượng đế trong buông xuôi hoàn toàn, không khao khát riêng tư, không ham muốn riêng tư là ai đó, cái gì đó, không hành trình bản ngã. Ngài đã từng chăm nom. Ngài sẽ chăm nom. Người ta đơn giản vẫn còn trong buông bỏ.

Buông bỏ là rất cơ bản của Thiền. Đó là lí do tại sao Gasan đã nói:

"Bất kì ai đã thốt ra những lời này ta coi là người chứng ngộ."

“Bất kì ai đã thốt ra những lời này ta coi là người chứng ngộ." Gasan nói, "Ta không biết người này, người này là ai. Jesus này là ai ta không biết. Ta không biết bất kì cái gì về ông ấy. Ta chưa bao giờ nghe nói về ông ấy. Nhưng bất kì ai

- những lời này chỉ có thể tới từ nguồn chứng ngộ! Họ dạy điều tuyệt đối trong buông bỏ, điều tối thượng, lời cuối cùng!"

Đây là buông xuôi. Điều này gạt bản ngã của bạn sang bên. Sống theo cách Thượng đế muốn bạn sống đi. Nếu Ngài mang bạn tới thành công, đó là thành công của Ngài; nếu Ngài mang bạn tới thất bại, đó là thất bại của Ngài. Nếu Ngài giữ bạn sống, tốt; nếu Ngài giết bạn, tốt. Bạn không có bất kì ý kiến nào của riêng bạn, bạn không phán xét. Bạn không trưng ra cái thích và không thích của bạn. Đây là lời cầu nguyện.

Nhưng bạn làm gì với lời cầu nguyện, bạn có biết không? Bạn đi tới đền chùa và bạn trưng ra ham muốn của bạn. Bạn nói với Thượng đế: "Làm cái này theo cách này! Nếu ngài làm theo cách này, con sẽ cầu nguyện cho ngài và con sẽ làm nhiều điều tốt cho ngài. Nếu ngài không làm điều này theo cách này, con sẽ giận."

Bất kì khi nào bạn cầu nguyện, bạn đòi hỏi. Chính đòi hỏi của bạn phá huỷ phẩm chất của lời cầu nguyện. Nó không còn là lời cầu nguyện nữa. Lời cầu nguyện chỉ có thể ngụ ý: "Tôi ở đây, buông xuôi theo ngài, làm bất kì cái gì ngài muốn. Và bất kì cái gì ngài làm đều là tốt. Bất kì cái gì ngài làm - một cách vô điều kiện - đều là tốt!"

Tôi đã nghe nói về một nhà huyền bí Sufi người thường cầu nguyện mọi sáng, mọi tối, và sẽ nói với Thượng đế, "Con biết ơn thế, thưa Trời. Ngài chăm nom cho con nhiều thế. Con bao giờ cũng cảm thấy ngạc nhiên. Có hàng triệu và hàng triệu người. Làm sao ngài nhớ tới con? Và ngài chăm nom cho con hay thế. Việc chăm nom của ngài với con là hoàn mĩ."

Một hôm chuyện xảy ra: nhà huyền môm này và các đệ tử của ông ấy đi qua một thị trấn và không ai cho họ bất kì bánh mì nào. Mọi người chống lại Sufi giáo. Ngày nữa, rồi ngày nữa - trong ba ngày liên tục họ không có thức ăn. Các đệ tử rất rất giận. Và thế rồi vào ngày thứ ba họ nghe thấy vào buổi tối Thầy cầu nguyện với Thượng đế theo cùng cách: "Thưa Trời, ngài chăm nom cho con nhiều làm sao! Con tự hỏi làm sao ngài xoay xở được. Hàng triệu người trên thế giới và ngài liên tục rót tình yêu của ngài tới con, liên tục, hoàn mĩ, thậm chí không một lần nào ngài đã quên con."

Một đệ tử không thể chịu được thêm nữa. Anh ta nói, "Dừng mọi điều vô nghĩa này lại! Ba ngày rồi chúng tôi đã bị đói, ba ngày rồi chúng tôi đã không được cho chỗ trú ngụ, ba ngày rồi chúng tôi đã ngủ dưới cây trong rừng hoang, điều đó là nguy hiểm, cho nên thầy đang trao lời cám ơn cho ai vậy?"

Và Thầy nói, "Nhưng Ngài bao giờ cũng cho bất kì cái gì ta cần. Đây là điều ta cần cho ba ngày! - vẫn còn đói, vẫn còn không có chỗ trú ngụ. Đây là điều được cần, vì Ngài bao giờ cũng cho cái được cần! Hay, các ông có thể nói điều đó theo cách khác: bất kì cái gì xảy ra đều đích xác là cái được cần. Ta cám ơn. Ba ngày này của đói đã dạy cho ta nhiều hơn bất kì cái gì khác trong đời ta. Ba ngày này của đói đã chỉ cho ta nhiều điều hơn bất kì cái gì trong đời ta.

"Ba ngày này của xúc phạm, bị làm nhục, nguy hiểm... và ta đã quan sát: Ta có thể vẫn còn tin cậy Ngài không? Có, ta vẫn có thể tin cậy Ngài. Cho dù Ngài để ta đói trong ba mươi năm, ta vẫn sẽ tin cậy Ngài.' Tin cậy của ta là vô điều kiện - đó là điều Ngài đã chỉ ra cho ta. Và ta hạnh phúc! Ta hạnh phúc vì ta có tin cậy này. Lời cầu nguyện của ta vẫn còn không bị biến chất."

Khi bạn thực sự cầu nguyện, bạn đơn giản nói một điều: "Xin giúp tôi buông xuôi theo ngài. Đừng cho phép tôi nghĩ về ngày mai, hay ngày qua. Đừng để tôi liên tục nghĩ về quá khứ cái không còn nữa và đừng cho phép tôi nghĩ về tương lai cái còn chưa có - hiện tại là đủ, ngài là đủ, và ngài chăm nom. Tôi là một phần của ngài và tôi sẽ nổi cùng ngài."

Gasan nói: "Bất kì ai đã thốt ra những lời này ta coi là người chứng ngộ."

Sinh viên này tiếp tục đọc: "Hỏi và nó sẽ được trao cho ông, tìm và ông sẽ thấy, gõ cửa và cửa sẽ mở cho ông. Với mọi người hỏi đều nhận, và người tìm đều thấy, và với người gõ cửa, cửa sẽ được mở ra."

Gasn nhận xét: "Điều đó là tuyệt vời. Bất kì ai đã nói điều đó đều không xa với phật tính."

Bây giờ bạn sẽ phân vân. Đầu tiên ông ấy nói: “Bất kì ai đã thốt ra những lời này ta coi là người chứng ngộ." Tiếp đó ông ấy nói: "Điều đó là tuyệt vời. Bất kì ai đã nói điều đó đều không xa với phật tính."

Cái gì đó phải được hiểu.

Không phải mọi người chứng ngộ là Phật, mặc dầu mọi Phật là người chứng ngộ. Phật ngụ ý Thầy. Người chứng ngộ ngụ ý người đã đạt tới bản thân mình, nhưng người đó có thể không có khả năng giúp người khác. Điều đó là phẩm chất khác toàn bộ, kĩ năng khác. Nhiều người có thể đi tới chân lí, nhưng thế rồi họ không có kĩ năng để lan toả chân lí cho mọi người - họ không phải là Thầy, họ là người chứng ngộ.

Trong mọi truyền thống phân biệt đó tồn tại. Trong Phật pháp, phân biệt được làm ra giữa a la hán... A la hán ngụ ý người đã đạt tới bản thân mình. Bây giờ cuộc hành trình của người đó được kết thúc, không có chỗ nào mà đi. Người đó đã về tới nhà. Nhưng người đó không bao giờ bận tâm giúp người khác; điều đó không xảy ra cho người đó. Điều đó không phải là cách thức của người đó, điều đó không tự nhiên cho người đó. Không cái gì sai! Không cái gì bị kết án trong điều đó - đó là cách nó là vậy.

Bạn đi vào rừng và bạn thấy mặt trời lặn đẹp, và bạn tận hưởng nó, nhưng bạn không vẽ nó. Đó là cách nó xảy ra cho bạn. Nhưng ai đó khác có đó, người vẽ nó và đem bức vẽ trở lại, trở lại bãi chợ, và trưng bày nó cho mọi người: "Xem đây, tôi đã ở đó. Mặt trời mọc, hay mặt trời lặn đẹp thế. Khu rừng đẹp thế." Người đó mang thông điệp cho mọi người.

Ai đó có thể làm ra bài ca và đem bài ca tới cho thế giới. Ai đó có thể mang chỉ im lặng, sẽ không nói một lời với bất kì người nào, sẽ cảm thấy rằng nói bất kì cái gì có thể phá huỷ toàn thể cái đẹp của nó - vì lời không thể nói được nó.

A la hán ngụ ý: người đã đạt tới.

Người đã đạt tới và cố giúp người khác đạt tới được gọi là Bồ tát. Khác biệt là: a la hán là người đã đạt tới điều tối thượng trong thiền. Phật là người đã đạt tới điều tối thượng trong thiền - bây giờ từ bi lớn nảy sinh trong ông ấy và ông ấy liên tục lan toả nó. Bây giờ không có nhu cầu! Trong bốn mươi hai năm Phật đã du hành từ làng này sang làng khác, từ thị trấn này sang thị trấn khác. Không có nhu cầu! Ông ấy đáng ra có thể đã ngồi dưới cây Bồ đề và biến mất ở đó. Đã không có nhu cầu nhận mọi phiền phức này lên bản thân ông ấy. Đã không có nhu cầu gõ nhiều cửa thế. Lợi ích riêng của ông ấy sẽ không còn thêm gì nữa! Nhưng từ bi lớn đã nảy sinh trong ông ấy. Từ bi đó làm ra vị Phật.

Người Jain cũng có hai từ. Một từ là kewali. Kewali ngụ ý người đã đạt tới. Và từ thứ hai là teerthankara - người đã đạt tới, và không chỉ đạt tới mà còn là người quay lại và tạo ra chiếc thuyền. Người đã đi tới bờ bên kia, nhưng từ bi của người đó mang người đó trở lại bờ này. Làm ra ghat, tạo ra chiếc thuyền, mời mọi người, và nói, "Tôi biết bờ bên kia, các bạn sang đi. Đi cùng với tôi." Và bắt đầu đưa mọi người sang bờ bên kia. Người đó là một teerthankara. Hàng nghìn kewali, hàng nghìn a la hán, và chỉ một Phật hay một teerthankara. Trong hàng triệu người, một người trở nên chứng ngộ, và trong hàng nghìn người chứng ngộ, một người trở thành Thầy. Do đó có phân biệt này.

Nghe phát biểu thứ hai...

Sinh viên này tiếp tục đọc: "Hỏi và nó sẽ được trao cho ông, tìm và ông sẽ thấy, gõ cửa và cửa sẽ mở cho ông. Với mọi người hỏi đều nhận, và người tìm đều thấy, và với người gõ cửa, cửa sẽ được mở ra."

Gasn nhận xét: "Điều đó là tuyệt vời. Bất kì ai đã nói điều đó đều không xa với phật tính."

Hai điều. Thứ nhất là phát biểu đơn giản về buông bỏ.

Thứ hai là lời khiêu khích, lời thách thức người khác.

"Hỏi và nó sẽ được trao cho ông…”

Bây giờ Phật tính bước vào. Bây giờ Jesus đang trở thành Thầy. Thứ nhất, ông ấy đã đơn giản phát biểu một chân lí: "Xem hoa loa kèn trên cánh đồng    Chúng không nghĩ về

ngày mai, chúng vẫn còn trong buông bỏ hoàn toàn." Phát biểu thứ hai là thách thức cho các đệ tử. Phát biểu thứ nhất đơn giản chỉ ra, ngón tay chỉ trăng. Phát biểu thứ hai nói, "Bây giờ, tiến bước! Sẵn sàng cho cuộc hành trình."

"Hỏi và nó sẽ được trao cho ông, tìm và ông sẽ thấy…”

Bây giờ ông ấy trở thành Thầy, và với bất kì người nào ông ấy đang nói cho, họ trở thành đệ tử. Đó là lí do tại sao Gasan đã nói, "Bất kì ai đã nói điều đó đều không xa với Phật tính." Nhưng tại sao ông ấy không nói người đó là Phật? Tại sao ông ấy đã nói "không xa với Phật tính"? Vì phát biểu này là một nửa, đó là lí do tại sao.

Jesus phải đã đưa ra phát biểu đầy đủ. Nó bị thiếu trong sách phúc âm. Đây là một nửa phát biểu này. Điều đó xảy ra nhiều lần. Khi tôi nói cái gì đó cho bạn, bạn sẽ không thể nào kể lại nó đích xác như cách tôi đã nói nó. Nếu bạn về nhà và kể cho vợ bạn, nhiều điều sẽ bị thiếu và nhiều điều bạn sẽ thêm vào ý riêng của bạn - đó sẽ là việc bóp méo. Và mọi người đã nghe, những đệ tử nghèo của Jesus, họ không chuẩn bị ghi băng. Họ không có vở mang theo để ghi chép, họ thậm chí là những người không được học hành. Họ đơn giản nhớ nó trong trí nhớ. Và sau khi Jesus mất rồi, thế thì họ bắt đầu viết ra bất kì cái gì họ đã nghe thấy. Vài người tự mình viết ra, vài người phải đã nói cho ai đó khác để viết ra vì họ không biết viết - những người rất giản dị, người đơn sơ. Nhiều thứ đã bị thiếu.

Phát biểu của Phật là hoàn hảo hơn phát biểu của Jesus, vì Jesus đã không có những đệ tử có phẩm chất đó quanh ông ấy. Phát biểu của Krishna gần như hoàn hảo, nhưng Jesus không được may mắn thế. Đệ tử của ông ấy đã là những người rất bình thường cho nên nhiều thứ bị thiếu.

Đó là lí do tại sao Gasan nói... ông ấy không nói bất kì cái gì về Jesus, ông ấy đơn giản nói phát biểu này là một nửa. Ông ấy đã không nói điều đó một cách trực tiếp thế, nhưng ông ấy đã nói điều đó.

"Điều đó là tuyệt vời,” ông ấy nói, “rất tốt! Bất kì ai đã nói điều đó đều không xa với phật tính."

"... đang đi tới rất gần với Phật tính, nhưng cái gì đó đang thiếu. Người đó chưa là Phật." Nhớ, điều này không được nói dành cho Jesus, vì Gasan không biết gì về Jesus. Ông ấy không biết gì về Kinh Thánh.

Tôi nói với bạn Jesus là Phật, hoàn hảo như Phật như bất kì vị Phật nào đã bao giờ vậy. Gasan đơn giản nói về phát biểu này - nhớ điều đó. Ông ấy không có ý tưởng nào về Jesus này là ai; đó là lí do tại sao ông ấy không bao giờ nhắc tới cái tên này. Ông ấy nói, "Bất kì ai đã nói " Ông ấy rất cẩn thận.

Ông già này thực sự cẩn thận, ông ấy nói, "Bất kì ai  "

Nhưng phát biểu này là một nửa. Tại sao nó là một nửa?

Điều đó phải được hiểu.

Nỗ lực tôn giáo có hai mặt của nó. Một mặt là: tìm kiếm - không tìm kiếm bạn sẽ không bao giờ tìm thấy. Và mặt kia là: dừng tìm kiếm - nếu bạn liên tục tìm kiếm bạn sẽ không bao giờ tìm thấy. Đây là hai phát biểu nghịch lí. Thứ nhất, tìm kiếm; bằng không bạn sẽ không bao giờ tìm thấy. Bạn phải bắt đầu tìm kiếm. Thế rồi, nếu bạn liên tục tìm và kiếm, bạn để hết tâm trí vào trong việc tìm kiếm, thế thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy. Một ngày nào đó việc tìm kiếm phải được bắt đầu và một ngày khác nào đó nó phải được bỏ đi nữa.

Điều đó giống như chiếc thang. Bạn đi từ tầng nhà này lên tầng khác bằng thang. Bạn không thể đi lên mà không có thang. Bạn phải trèo lên thang, nhưng nếu bạn vẫn còn bám lấy thang, thế nữa bạn sẽ bám ở nửa chừng, bạn sẽ không đi ra ngoài nó. Trèo lên thang, nhưng một khoảnh khắc tới khi bạn phải bỏ thang.

Việc tìm kiếm là chiếc thang. Nó giống như chiếc bè, chiếc thang. Bạn đi vào trong thuyền, bạn ngồi trong thuyền, bạn đi sang phía bên kia, thế rồi bạn bỏ chiếc thuyền.

Phát biểu này là một nửa. Tìm kiếm, chắc chắn; bằng không bạn sẽ không bao giờ tìm thấy. Nhưng cũng chắc chắn như điều này, một ngày nào đó bạn sẽ phải bỏ việc tìm kiếm nữa, vì chung cuộc việc tìm kiếm trở thành cái đuôi. Thế thì điều đó trở thành căng thẳng và phiền não và lo âu của bạn: "Mình vẫn chưa tìm thấy Thượng đế!" Thế thì bạn trở nên lo nghĩ về Thượng đế. Bạn bỏ lo nghĩ về trang phục và chỗ trú ngụ và bánh mì và an ninh, và thế rồi một ngày nào đó bạn trở nên lo nghĩ: "Mình vẫn chưa tìm thấy Thượng đế!" Thế rồi bạn run rẩy, sợ sệt. "Khi nào mình sẽ tìm thấy Thượng đế?" Bạn trở nên quá bị bận tâm.

Một ngày nảy sinh khi bạn đã bỏ mọi việc tìm kiếm khác. Đầu tiên bỏ mọi việc tìm kiếm khác để cho mọi năng lượng tìm kiếm của bạn đổ vào trong một tìm kiếm - tìm kiếm Thượng đế. Thế rồi khi bạn đã bỏ mọi việc tìm kiếm khác - tiền, quyền, danh, và bạn chỉ có một ý tưởng còn lại, bỏ cái đó nữa, đập tan cái đó nữa. Ngồi im lặng, quên mọi điều về Thượng đế. Thượng đế đã là thủ đoạn để giúp bạn bỏ thế giới. Khi thế giới bị bỏ rồi, bỏ cả Thượng đế nữa. Thế thì đột nhiên, bản thân bạn là Thượng đế.

Đó là lí do tại sao Gasan nói, "Người đó rất gần với Phật... chỉ gần, tới gần, nhưng chưa là Phật hoàn hảo." Phát biểu này của Gasan là về phát biểu của Jesus - không về Jesus.

Việc hiểu này của Gasan - ông ấy không biết bất kì cái gì về Jesus, ông ấy chưa bao giờ đọc Kinh Thánh - nhưng chỉ nghe hai câu này ông ấy đã hiểu toàn thể sự việc. Điều đó đã xảy ra thế nào? Ông ấy biết thực tại là gì, ông ấy có nếm trải nó. Thế thì chỉ một mô tả nhỏ về nó và ông ấy biết.

Nếu bạn đi tới người chứng ngộ, ông ấy lập tức biết bạn - liệu cái gì đó của thiền đã bao giờ xảy ra cho bạn chưa, liệu bất kì thoáng nhìn nào, bất kì tia sáng nào đã bao giờ đi vào trong bạn chưa - ông ấy biết điều đó ngay lập tức. Nó có đó trong mắt bạn. Nó có đó, cách bạn bước; nó có đó, cách bạn ngồi; nó có đó trong mọi cử chỉ. Bạn không cần nói cho ông ấy. Mọi lo nghĩ của bạn, toàn thể tâm trí của bạn là ở khắp xung quanh bạn, la hét quanh bạn.

Khi bạn đi tới người chứng ngộ, chính cách bạn đi vào phòng và ngồi trước ông ấy, hay bạn chạm chân ông ấy, hay bạn chỉ nói xin chào, là đủ. 'Xin chào' của bạn mang bạn, trong tính toàn bộ. Ông ấy biết hương vị! Ông ấy lập tức nhận ra.

Chỉ hai phát biểu nhỏ và Gasan nhận ra. Không cần biết toàn thể Kinh Thánh. Bản thân ông ấy đã nếm trải nó, ông ấy biết. Chỉ người đã nếm trải có thể làm ra những phát biểu như vậy.

"Xem hoa loa kèn trên cánh đồng đấy, chúng mọc thế nào. Chúng không làm việc cực nhọc, chúng không xoay xở, và vậy mà ta nói cho ông rằng ngay cả Solomon trong mọi vinh quang của ông ấy đã không được trang điểm như một trong những hoa loa kèn này... do đó đừng lấy ý nghĩ nào về ngày hôm sau, vì ngày hôm sau sẽ lo nghĩ cho những thứ của bản thân nó."

Và, "Hỏi và nó sẽ được trao cho ông, tìm và ông sẽ thấy, gõ cửa và cửa sẽ mở cho ông. Với mọi người hỏi đều nhận, và người tìm đều thấy, và với người gõ cửa, cửa sẽ được mở ra."

Trong hai phát biểu này, toàn thể tôn giáo được hàm chứa. Nếu bạn có thể suy ngẫm trên hai phát biểu nhỏ này, bầu trời bao la của mọi Phật tính trở thành sẵn có cho bạn. Bạn không cần đọc cả nghìn lẻ một sách. Một phát biểu nhỏ được suy ngẫm, hấp thu, tiêu hoá, là đủ để biến đổi bạn.

Những phát biểu này của Phật hay Jesus hay Mahavir hay Krishna, Mohammed, là những hạt mầm. Để chúng chìm vào trong tim bạn và sớm hay muộn chúng sẽ bắt đầu đâm chồi. Và sớm hay muộn bạn sẽ đầy hoa lớn, và bạn sẽ đầy hương thơm, cái không của thế giới này. Chỉ khi hương thơm đó đã tới với bạn, bạn sẽ biết điều những người thấy của Upanishads đang nói; bạn sẽ biết điều Lão Tử ngụ ý trong Đạo Đức Kinh; bạn sẽ biết Koran là gì; và bạn sẽ có khả năng đi vào trong thế giới của Vedas - không bao giờ trước điều đó.

Cho nên điều cuối cùng hôm nay tôi muốn nói với bạn là: Người ta không bao giờ đi tới chân lí bằng việc đọc sách. Người ta đi tới chân lí trước hết, và thế rồi người ta nhận ra nó trong sách. Thế thì sách trở thành nhân chứng. Không phải là trước hết bạn nghiên cứu Veda và trở thành học giả lớn về Veda, và thế rồi bạn sẽ biết chân lí. Không, trước hết bạn đi vào trong cốt lõi bên trong nhất của bạn, biết chân lí, và thế thì mọi Veda sẽ tới như nhân chứng cho bạn. Chúng sẽ đứng đó như việc chứng nhận cho bạn, và không chỉ Veda: Kinh Thánh và Koran và Gita và Dhammapada - mọi phát biểu của mọi người chứng ngộ, của mọi Phật trên thế giới, sẽ hỗ trợ bạn.

Nếu chỉ Veda hỗ trợ bạn và Koran không hỗ trợ bạn, cái gì đó là sai. Thế thì bạn vẫn chưa đạt tới. Nếu chỉ người Jain hỗ trợ bạn còn người Ki tô giáo không hỗ trợ, thế thì cái gì đó là sai. Bạn vẫn chưa đạt tới - vì bất kì khi nào ai đó đạt tới - thực sự đạt tới - mọi chư Phật, toàn thế giới của những người biết, hỗ trợ bạn.

Người dốt nát có thể chống lại bạn, điều đó không phải là vấn đề. Những người không biết, họ có thể được tha thứ. Nhưng Koran và Kinh Thánh và Dhammapada sẽ là cùng với bạn. Bạn sẽ có phúc lành của mọi chư Phật. Bạn sẽ lại trở thành phương tiện cho họ để đi vào trong thế giới của dốt nát, để đi vào trong bóng tối này của nhân loại.

Từng vị Phật lại đại diện cho mọi chư Phật.

Xem tiếp Chương 4Quay về Mục Lục Tập 3Quay về Mục Lục Toàn Tập

Ads Belove Post