Read more
Osho - Thiền: Con đường nghịch lý (Tập 3)
Chương 4. Trị liệu pháp là hoạt động của tình thương
Câu hỏi thứ nhất:
Làm sao con có thể hành nghề trị liệu pháp theo hạnh vô
ngã? Con phải làm sao đây?
Trị liệu pháp là hoạt động của tình thương. Tình thương chỉ
luân lưu khi không còn tự ngã. Bạn có thể giúp bệnh nhân ở mức độ vô ngã. Khi
ngã chen vào, bệnh nhân sẽ tự vệ. Bản ngã hay gây hấn, sẽ thôi thúc tánh tự vệ ở
người bệnh nhân. Tình thương không gây hấn, giúp bệnh nhân nhận thức sự yếu đuối,
mở rộng và không đề phòng bạn. Thiếu tình thương thì không có khoa trị liệu
pháp. Trị liệu pháp là hoạt động của tình thương.Với ngã, bạn không thể giúp họ,
có lẽ bạn sẽ gây sự tổn thương nơi họ. Dưới danh nghĩa giúp đỡ, có lẽ bạn sẽ cản
trở sự tăng trưởng của họ. Khoa tâm lý học Tây phương vẫn dính mắc trong sự hỗn
độn. Hiện tượng đầu tiên là khoa tâm lý học Tây phương thường suy nghĩ theo định
nghĩa của một tự ngã lành mạnh. Tự ngã không bao giờ có thể lành mạnh. Nó là định
nghĩa khá mâu thuẫn. Tự ngã như vậy là bệnh hoạn, không bao giờ khoẻ mạnh, luôn
hướng bạn về bệnh tật nhiều hơn. Khoa tâm lý học Tây phương thường cho là (Toàn
bộ tâm trí của người Tây phương) mọi người đau khổ từ bản ngã yếu đuối. Con người
không khổ đau từ tự ngã yếu đuối mà họ khổ đau bởi chủ nghĩa tự ngã. Nếu xã hội
thiên về nam nhân, với chiều hướng năng động, nếu chỉ là sự khao khát của xã hội
là làm sao khống chế để tất cả, tự nhiên bạn sẽ buông bỏ nữ tính trong bạn Bạn
phải buông bỏ nửa bản thể của bạn trong sự quên lãng... và bạn phải sống với nửa
còn lại. Nửa kia không bao giờ có thể lành mạnh bởi sự lành mạnh phải thông qua
toàn bộ bản thể. Nữ tính phải được chấp nhận... Nữ tính là vô ngã. Nữ tính là
thụ động. Nữ tính là tình thương. Người thật sự khỏe mạnh là người hoàn toàn
cân bằng giữa nam và nữ. Thực tế, toàn bộ nam tính trong họ bị cắt đứt, hủy hoại
đi nữ tính của họ, vốn chuyển hoá cả hai, không nam không nữ... đơn thuần là...
Bạn không thể phân loại họ. Người nam này là toàn thể, và họ lành mạnh. Đối với
người đó, tại Đông phương, chúng ta luôn xem ông như minh sư.
Tại Đông phương, chúng ta vẫn chưa có khoa trị liệu nào sáng
song song với khoa Tâm lý Trị Liệu pháp. Đông phương tạo ra minh sư, Tây phương
phát minh khoa Tâm lý Trị liệu pháp. Khi có bệnh nhân thần kinh nhiễu loạn, họ
tìm bác sĩ chuyên gia về khoa phân tâm lý. Tại Đông phương, họ tìm minh sư. Nhiệm
vụ của minh sư hoàn toàn khác. Ngài không giúp cho bạn có được tự ngã mạnh mẽ
hơn. Thực tế, ngài sẽ gây cho bạn cảm giác bản ngã bạn quá cao. Hãy buông bỏ
nó! Khi ngã buông bỏ rồi, bỗng nhiên bạn là một và toàn bộ và luân lưu cùng vạn
vật, không chướng ngại và không bị cản trở. Cũng ở Tây phương, không sớm thì muộn,
khoa phân tâm học trị liệu sẽ hiểu được Tâm lý Tối thượng của chư Phật. Trước
khi tôi đi vào nó, tôi muốn nói thêm vài điều về bản ngã... cơ cấu hoạt động của
nó, chính xác nó là gì.
Một hài nhi mới ra đời, như cái bong bóng chưa bị xì hơi.
Bong bóng ở đó, có thể xì hơi, có thể đầy không khí, nhưng hiện giờ thì không
có không khí. Từng ngày qua, chúng ta xì hơi bong bóng. Bong bóng là biểu tượng
tự ngã. Từ một tuổi đến bảy tuổi, đứa trẻ có mặt gần như vô ngã, hài hoà cùng một
nhịp với vũ trụ vạn vật, không riêng rẽ, không biên giới rõ ràng, không biết nó
là ai. Nó không so sánh, không vật lộn, sống trọn vẹn trong sự hồn nhiên, hoàn
toàn buông thả. Đó là vẻ đẹp của đứa trẻ. Vì lý do đó đôi mắt đứa trẻ có vẻ
ngây thơ; không căng cứng giữa sự căng thẳng, không khổ đau, và không sợ hãi.
Đau khổ chỉ nẩy sinh khi biên giới của bạn quá rõ ràng. Với
những biên giới này, bạn là cá thể riêng rẽ. Khi bạn riêng rẽ thì có sự nguy hiểm.
Sự cách biệt đem đến hiểm nguy. Khi bạn cảm giác, "Ta chính là ta mà không
thuộc về ai cả!" Tử thần bắt đầu bay lượn quanh bạn... bởi đó là vọng hư
huyễn. Bạn không phải thuộc về bạn, mà là phần tử của vũ trụ vạn vật, cũng
không phải là một hoang đảo. Tự ngã cho bạn ảo tưởng bạn là một hải đảo. Bạn
không phải là hoang đảo mà đang liên hệ đến toàn thể sự sống. Bạn không ly
cách, thì làm sao có sự chết? Vì lý do đó, đứa trẻ vô tử, có thể vui đùa với rắn,
không có khái niệm chết, hoàn toàn vô tội. Tánh sợ hãi của đứa trẻ bắt đầu từ
đâu? Nó đến khi chưa có sự phân chia. Nó sống cuộc đời không phân chia, hài hòa
và hợp nhất. Vì lý do đó, chúng ta mãi luyến tiếc những ngày đẹp đẽ, những năm
tháng diễm ảo xưa kia, muốn được lưu giữ trong cái tuổi vàng ngọc... nguồn thơ
của những ngày xưa đó, điệu vũ, niềm vui và những ngày lễ hội lẫn khuất quanh bạn
suốt đời bạn. Hạnh phúc như xảy ra trước, và từ đó, bạn rơi mãi, và rơi mãi...
Bởi cơ cấu căn bản này, tất cả tôn giáo đều có giai thoại về
"Sự Sa Ngã" Sự sa ngã giả định chúng ta sinh ra đã ở tầng thức thượng
đẳng, và sau đó chúng ta trở thành hạ đẳng. Hiện tượng tiến hoá này hình như
không tốt lắm đối với chúng ta. Nó là sự co lại. Trước đó, bạn ở cái tuổi vàng
ngọc... Ấn giáo cho là vậy. Công giáo cũng cho là vậy. Tất cả mọi tôn giáo trên
thế giới đều đồng ý như thế, rằng cái tuổi thần tiên đã trôi qua rồi trong quá
khứ. Hiện tại chỉ có những tháng ngày ảm đạm mờ tối đang dần đến. Kaliyuga, kỷ
nguyên tối tăm, sẽ mỗi ngày mỗi tối tăm hơn. Giai đoạn Sa Ngã bắt đầu từ đâu? Bắt
đầu từ kinh nghiệm sâu sắc của mỗi người, rất nền tảng.
Đứa trẻ thật sự hạnh phúc, không biết trách nhiệm, không biết
phân chia, không biết ly cách, và hoàn toàn vô ngã. Bong bóng ở đó, tiềm năng sẵn
sàng. Bạn có thể thổi không khí nóng vào nó bất kỳ giây phút nào. Khi chúng ta
bắt đầu thổi hơi nóng vào trong... khi đứa trẻ mới sinh ra, chúng ta thổi hơi
nóng vào nó. Khi bạn thổi hơi nóng vào nó, hài nhi bắt đầu phát triển thành một
cá nhân. Mọi đứa bé đều vậy. Tại sao chúng lại giống nhau? Chúng không có nhiều
sự khác biệt. Khuôn mặt của chúng không có đặc tính riêng, chưa có cá tính, rất
là giống nhau, vì vậy mà đứa bé nào cũng xinh xắn dễ thương. Những cá tính đặc
tính chưa phát triển, dị biệt và có nhân cách riêng. Thiếu nhân cách, chúng hài
hoà với sự sống, rất thuần nhất, nhưng tánh hài hòa này, không sớm thì muộn, sẽ
mất. Chúng ta sẽ dọn đường chuẩn bị chúng trực diện với cuộc đời, cho chúng biết
tên của chúng là gì, nói cho chúng biết chúng là ai... tín đồ Công giáo, tín đồ
Ấn giáo, hay tín đồ Hồi giáo. Chúng ta sẽ bảo chúng, chúng là nam hay nữ, ép đặt
tư tưởng và điều kiện hóa chúng để dự bị chúng đương đầu với thế gian. Chúng ta
gởi chúng vào trường, vào khuôn viên đại học, và mỗi ngày qua, chúng ta dạy dỗ
chúng.
Toàn bộ sự giáo dục của chúng ta bao gồm sự huấn luyện vi tế
cho bản ngã. Vì lý do đó nền giáo dục nhiều sự cạnh tranh, tuỳ thuộc tham vọng
tạo ra tham vọng! Khuyên đứa trẻ, "Con phải đứng nhất lớp, phải đứng đầu sổ
trong đại học, phải đạt được huy chương vàng trong đại học. Có nhiều cách để
con học làm sao đứng trước hàng. Suốt cuộc đời con phải tự tìm cách giải quyết.
Trước, học bản đồ, sau đó thì cuộc đời của con sẽ hanh thông. Dù con sống ở
đâu, con vẫn là người trước hàng. Đã có sự căng thẳng lớn, đau khổ lớn. Chứng
loạn thần kinh cũng từ đó mà ra. Từ một đến bảy tuổi, đứa trẻ vẫn là cái bong
bóng chưa xì hơi. Từ bảy tuổi đến mười bốn tuổi bong bóng đã bắt đầu căng hơi.
Do đó, tuổi vị thành niên luôn là tuổi phức tạp nhất, lúc nào cũng trả lời
"không", sẵn sàng đánh lộn và nổi loạn. Hằng thế hệ qua thì đã như vậy,
không có gì mới hết. Hằng thế hệ, tuổi vị thành niên là tuổi sanh nhiều vấn đề
nhất. Tự ngã bắt đầu hoạt động, "Con muốn toàn quyền làm chủ cuộc đời con.
Con muốn làm việc của con. Đúng và sai không vấn đề... mà con chỉ muốn làm việc
của con thôi."
Chúng ta tạo ra họ, kiềm chế họ. Tạo ra họ để họ có thể vật
lộn với kẻ khác, nhưng những đứa trẻ cũng vật lộn với cha mẹ chúng. Đó là vấn đề!
Cha mẹ không muốn họ đem bản ngã ra đối kháng với họ, nhưng chúng phải thực tập
ở đâu? Họ là người thân thuộc nhất. Cho nên, mới có sự mâu thuẫn trong hệ thống
cơ chế. Cha mẹ họ muốn họ phải cạnh tranh cả thế giới. "Con hãy cạnh tranh
với mọi người! Hãy là võ sĩ và chứng tỏ con là người có tài! Đứa bé học từ gia
đình trước. Giáo dục từ nhà của họ trước. Họ "Không" với cha mẹ họ
trước. Khi người cha bảo, "Không được hút thuốc." Họ sẽ hút thuốc
ngay. Khi người cha nói, "Không được đi xem phim." Họ nhất định sẽ đi
xem phim.
Chúng ta đã đầu độc họ rồi. Khi bạn đầu độc ai, bạn không thể
tin chắc là họ chỉ ném thuốc độc vào thế giới bên ngoài mà không ném lên bạn.
Tuổi vị thành niên là tuổi khó khăn nhất, bởi họ phải sống giữa hai thái cực. Họ
hiểu tuổi thơ vẫn còn đó, và thời gian đó là những chuỗi ngày tuyệt diệu. Họ vẫn
chưa hoàn toàn rời bỏ thời gian tuyệt vời đó, vẫn chưa hoàn toàn rời xa tuổi
thơ ngây đó. Họ có thể vượt qua. Có lúc họ quay về cái tuổi thơ ngây đó và sống
lại tuổi ấu thơ, đùa nghịch với đồ chơi của họ, chạy theo sau những cánh bướm,
góp nhặt những vỏ sò bên bờ biển. Lần nữa, cuộc sống quá hoàn mỹ, nhưng rồi họ
phải về nhà bởi họ phải đi học, học toán học, địa lý và lịch sử, phải tranh đấu
với những cuộc thi đầy gay go, phải luôn xoay vần giữa hai lãnh thổ. Vì vậy, họ
trở nên rất căng thẳng, không xác định được chính họ.
Lúc bảy tuổi, họ đã khá chín chắn, không vấn đề. Bây giờ,
thì lại có vấn đề khác phát sanh. Tự ngã nổi lên. Bong bóng đã đầy... dù chưa
hoàn toàn lắm, nhưng bong bóng đã tượng hình. Bạn có thể thấy đứa trẻ khác với
người quanh họ, nhất định muốn được khác. Nếu bạn họ mặc áo đầm, họ sẽ không
thích, bởi họ sẽ mất cá tính riêng. Họ muốn có áo riêng, muốn có của riêng, muốn
phòng riêng với bảng tên của họ, ký tên của họ trên sách vở của họ... Chữ ký trở
thành bản thể. Cá tính trở nên rõ ràng với tuổi vị thành niên. Lúc nào cũng vậy.
Nếu bạn quan sát họ, bạn có thể viết được toàn bộ tương lai của họ. Nhân cách bắt
đầu thành hình, cá tánh cơ bản nổi dần lên bề mặt... Đứa con trai sẽ thành một
thanh niên, đầy khả năng, nhưng chỉ vài khả năng có thể thành tựu được. Và một
vài khả năng khác sẽ tàn lụi và mất dần đi. Khi đứa trẻ thành một nhạc sĩ, một
thi sĩ, một họa sĩ hay là một huyền môn nhân. Tuổi vị thành niên là tuổi mà bạn
có thể xác định. Trước đó, bạn không phỏng định được bởi bong bóng vẫn chưa
thành hình, không khí vẫn chưa vào hết. Với tuổi vị thành niên, họ sẽ cố gắng dễ
dãi, để họ có thể thoát ly từ mọi khuôn mẫu, mọi kỷ luật...
Từ mười bốn tuổi đến hai mươi tám tuổi là giai đoạn thứ ba của
bong bóng hay là tự ngã... tuổi đã tròn. Với tuổi mười bốn, sự căng tròn này đã
được bơm đầy cuộc đời, bởi dục tính trưởng thành đầy đủ. Không có gì bơm đầy
không khí hơn dục. Thiếu sự trưởng thành của dục, bạn vẫn như thiếu thốn. Cha mẹ
có gì đó, có thể sinh sản con cái, còn bạn thì không. Bạn cảm giác bạn thiếu khả
năng. Ở cái tuổi mười bốn, bé trai không còn là bé trai... ít ra, nó không nghĩ
nó là bé trai. Bên trong, nó suy nghĩ nó đã là một thanh niên, một thanh niên
trưởng thành. Con trai ở tuổi vị thành niên bắt đầu bơm thêm nhiều không khí
vào, nhiều gia vị của tự ngã. Với dục trưởng thành, ngã khai hoa. Bong bóng phồng
lớn và căng tròn, cá tính nẩy sinh rõ ràng và ồn ào hơn.
Ở tuổi vị thành niên, bạn quan sát sâu hơn và thấy được nhân
cách này, nhưng trên khuôn mặt trẻ, bạn không cần phải nhìn sâu, đã được viết đầy
mặt rồi. Với tuổi vị thành niên, ít nổi loạn, nhưng với tuổi trẻ thì đó là cách
mạng. Họ sẵn sàng huỷ hoại tất cả. Họ trở thành sự hủy diệt, bởi chỉ qua huỷ diệt,
họ mới chứng tỏ được họ là người đầy quyền lực. Họ chống tất cả mọi luật lệ,
không muốn tin điều gì hết, không muốn tin vào truyền thống tôn giáo. Họ từ chối
vâng lời cha mẹ. Không những vậy, họ muốn nói "Không" với cả Thượng Đế,
với Gita. Họ muốn nói "Không" với toàn bộ trái tim. Tự ngã đã đến thật
hoàn mỹ. Giai đoạn thứ ba cho họ cảm giác là "Ta là ta mà không là một ai
cả!" Tự ngã đang ở đỉnh tối hậu. Ở giai đoạn này, tuổi trẻ sẵn sàng tranh
đấu, sẵn sàng phát nổ, gây hấn, bạo động, cạnh tranh, tham vọng, cách mạng... tất
cả đều nhập trong máu và xương của họ.
Giai đoạn thứ tư là từ tuổi hai mươi tám đến năm mươi sáu tuổi...
tuổi trung niên, đã cămg đầy vượt trên khả năng tự nhiên. Khả năng tự nhiên
thành tựu ở tuổi hai mươi tám. Bong bóng căng phồng cực điểm ở tuổi đó. Giữa tuổi
hai mươi tám và năm mươi sáu là đã vượt trên sự giới hạn của bong bong. Căng thẳng
phát sanh. Đây là những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời. Ở tuổi hai mươi tám,
chúng ta dạy phải tự kỷ hơn... bạn sẽ tiếp tục sống với tự ngã, trở thành thói
quen cố hữu. Trong hai mươi tám năm đó, bạn chỉ thực hành duy nhất có một điều,
qua nền giáo dục, qua dụ dỗ, qua điều kiện hóa... thổi phồng tự ngã, Bây giờ
thì đã thành thói quen. Bạn tiếp tục thổi phồng tự ngã, không một chút suy nghĩ
rằng bong bóng có khả năng giới hạn của nó. Bạn bơm hơi vào mỗi ngày mỗi nhiều,
tăng chứng áp huyết. Ở giữa tuổi hai mươi tám và năm mươi sáu, bạn bắt đầu mang
bệnh tăng áp huyết, đau tim. Ở khoảng giữa của tuổi hai mươi tám và năm mươi
sáu, bạn bắt đầu tham vấn bác sĩ phân tâm lý, vì bạn bắt đầu run rẩy rồi. Không
có gì xảy ra đúng theo ý bạn muốn như lúc bạn còn ở tuổi hai mươi tám. Bây giờ
không còn điều gì được như ý. Điều gì cũng sai.
Bạn thành công ở cuộc đời, đầy đủ tiền bạc, danh vọng và địa
vị, sự kính trọng trong xã hội, nhưng không hiểu sao, bạn biến mất trong nó. Bạn
đánh mất bản thể, sự bình an, và sự vắng lặng, chỉ còn sự nóng nẩy bồn chồn và
cơn nóng sốt. Đây là những ngày khó nuốt nhất, những ngày mà tâm thần và cơ thể
đều bất định, đầy căng thẳng, đầy đau khổ phiền muộn, tâm thần phân liệt, và mọi
hội chứng loạn thần kinh xâm nhập bản thể bạn. Đây là giai đoạn thứ tư. Ở giai
đoạn thứ năm, từ tuổi năm mươi sáu đến tuổi một trăm mười hai là ở giai đoạn
khai triển tối hậu, bên bờ vực thẳm của sự bành trướng. Bạn đã sẵn sàng, chỉ một
luồng hơi thổi vào và bạn sẽ phát nổ ngay. Không còn thổi hơi vào được nữa. Đây
là thời gian mà họ hy vọng tử thần sẽ đến sớm. Họ suy nghĩ đến cái chết. Không
phải chỉ nhưng hy vọng, "Tử thần sẽ đến và giải thoát ta ra khỏi mọi hệ lụy
cuộc đời."
Sau đó là giai đoạn thứ sáu, bùng nổ: Trong sáu giai đoạn có
hai khả năng. Giai đoạn thứ bảy cũng có hai khả năng... Tây phương và Đông
phương. Khả năng của Tây phương là: Bạn chết, và bạn sẽ tái sinh thành bong
bóng, căn phòng trong tử cung. Cái chết là khả năng thứ bảy nếu tâm lý học Tây
phương cho phép diễn đạt trọn vẹn. Nếu thiếu tôn giáo, thì từ giai đoạn thứ
sáu, giai đoạn thứ bảy tự động sanh diệt. Bạn sẽ chết ở thời gian ngày, chỉ biết
có một bản thể. Bạn tái sinh lại qua buồng trứng... lần nữa. Bong bóng lại căng
phồng... và bạn khởi sự quay một vòng mới, lặp đi lặp lại cuộc đời như xưa kia,
hen rỉ và thui chột như xưa kia. Hiện tượng này, ở Ấn độ, chúng tôi gọi là
Samsara... thế giới luân hồi. Mỗi cái chết sẽ đưa bạn trở về sự sống. Và bạn lại
bắt đầu cuộc chơi cũ! Cuộc chơi tiếp tục như vậy hàng triệu lần! Mỗi khi bạn sa
vào cuộc chơi, bạn tiếp tục chơi cuộc chơi này... nhiều lần. Đối với người mẫn
cảm và trí tuệ, họ sẽ cảnh giác, nhận thức toàn bộ tính chất phù phiếm của nó.
Có ý nghĩa gì nữa? Tại sao phải lặp đi lặp lại lập lại như cái bánh xe? Tại sao
phải lăn xả vào vòng quay sinh diệt nữa?
Có một hiện tượng nữa của Đông phương: Một là bạn chết... bạn
phát nổ, sanh hay bạn không chết... bạn không phát nổ. Ý thức toàn bộ sự lố bịch
của tự ngã, tự mình thoải mái, bạn đâm thủng nó. Đây là điều tôi gọi là Sa môn
(Sannyas). Bạn đâm thủng bong bóng. Không khí ra hết, xẹp xuống. biến bạn thành
đứa trẻ. Đây là tuổi ấu nhi thứ hai: Bạn tái sinh hai lần. Không phải sinh cùng
một buồng trứng, sinh ra từ kiếp khác mà ngay hiện tại. Bạn vượt trên bánh xe
sinh diệt. Vì lý do đó, chúng ta gọi Thánh nhân là ấu nhi. Vòng quay đã hoàn tất,
không cần buồng trứng nào cho họ nữa. Họ đã là tử cung. Họ lại tái thuần khiết,
đầy mầu sắc, và mặt trời là nguồn hỷ lạc. Lần nữa, pháp giới bao la là cuộc
liên hoan. Vị thánh dạo chơi trên mặt đất lần nữa, sống trong Cực Lạc Giới,
không đi không đi! Ngài buông bỏ bong bóng đã gây toàn bộ rắc rối.
Đây là sự tái sinh của một tâm thức mới, không phải thân thể
mới, nhưng một linh hồn mới, không phải là hệ thống cơ chế mới, nhưng là bản thể
mới. Không phải là ngôi nhà mới, nhưng chủ nhà đã thay đổi, đã chuyển hoá. Có
hai hiện tượng ở giai đoạn tối hậu. Nếu bạn được dung dưỡng theo cách của Tây
phương, sống theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tự ngã, thì sẽ khó có cơ hội được
tái sinh.
Vì vậy, ở Đông phương, chúng ta đã hành động vô cùng nghịch
lý. Chúng ta chỉ làm có một điều duy nhất. Chúng ta tiếp tục giúp người khác vị
kỷ hơn. Mặt khác, chúng ta giúp họ nhớ là tự ngã không phải mục tiêu... một trò
đùa tốt, nhưng họ phải vượt trên nó. Chúng ta dạy tự ngã, đồng thời, chúng ta
cũng dạy vô ngã. Chúng ta cho họ đôi cánh, họ có thể dễ dàng chuyển hướng khi họ
muốn. Bất cứ ở điểm nào họ cũng có thể thay đổi, bất kỳ lúc nào họ muốn, bất kỳ
giây phút nào bong bóng bị đâm thủng. Chúng ta dạy họ nghệ thuật đâm thủng bong
bóng.
Ở Tây phương, bạn chỉ được dạy có mỗi một điều... làm sao
bơm hơi nhiều vào bong bóng. Nếu có những lổ thủng, bạn được dạy sao sửa chữa
nó. Tâm lý bạn không khác gì bãi đậu xe. Chiếc xe không làm việc tốt, bạn cho
vào ga-ra. Nhà ga giữ xe trong tình trạng bình thường. Bạn lại mang xe ra chạy
theo nội qui cũ. Ghế sô pha của bác sĩ trị liệu phân tâm lý như garage + ga-ra.
Khi nào cuộc đời bạn có lổ thủng gì đó, bạn hối hã tìm họ ngay, để ông ta giúp
bạn sửa chữa cái lổ thủng đó. Sau đó, bạn tiếp tục bơm không khí vào. Theo cách
sống Đông phương, tâm thức của chư Phật, khi có lổ thủng, hãy cảm giác nguồn hỷ
lạc. Hãy giúp nó! Đây là một điều tốt! Hãy để bong bóng phồng lên, nhưng nhớ là
không phải chúng ta không muốn ai phát triển tự ngã. Trước tiên, bạn phải phát
triển trong tự ngã, một phần của sự phát triển tự nhiên. Nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ
khuyên bạn: Đến tuổi năm mươi sáu... tuổi trung niên nếu bạn đo tuổi thọ từ một
đến một trăm mười hai tuổi. Ai cũng có khả năng được trường thọ đến tuổi đó, nếu
họ sống chừng mực. Nếu năng lượng sự sống được sử dụng đúng cách, một trăm mười
hai tuổi được xác định, bởi hành giả Yogi hằng thế hệ qua, là tiến trình giới hạn
tự nhiên của sự sống. Nếu chúng ta quá vãng trước đó thì chúng ta có vấn đề...
một là tâm hai là thân, ẩm thực có vấn đề, chưa thành tựu bài học tự nhiên. Tuổi
năm mươi sáu là tuổi giữa đoạn đường. Vì lý do đó, người Ấn Độ cho rằng sau năm
mươi tuổi, bạn suy nghĩ đến tu hành, về sự buông bỏ. Vào tuổi bảy mươi lăm,
không còn thời gian để suy nghĩ nữa, bạn phải lao mình vào. Chúng ta phải chuẩn
bị từ bắt đầu. Chúng ta bảo: Hãy có một tự ngã mạnh mẽ, và phải có sức mạnh khả
dĩ khác, không thuộc tự ngã. Khi tự ngã quá sức chịu đựng, bạn bỏ nó . Hãy trau
giồi một bản thể mạnh mẽ, như tự ngã mạnh mẽ của bạn. Một bản thể mạnh mẽ cần
có để buông bỏ một tự ngã mạnh mẽ. Ở Tây phương, bạn được dạy phải tăng cường sức
mạnh mẽ nếu bạn muốn trau giồi tự ngã. Sau đó, tự ngã quá mạnh mẽ, vì bất lực
nên bạn không thể làm gì được, không thể buông bỏ nó. Thí dụ: Bạn được dạy nên
suy nghĩ như thế nào, nhưng bạn chưa bao giờ được dạy làm cách nào chấm dứt sự
suy nghĩ. Vì vậy, tư duy trở nên vô cùng tinh xảo, hợp lý, lý lẽ, đầy sự tập
trung, và chú tâm. Có ngày, bạn muốn kết thúc,nhưng bạn không kết thúc nó được...
Bản thể bất lực. Bạn dồn hết năng lượng vào tư duy nên bản thể không còn năng
lượng nào. Bây giờ, tên nô lệ mà bạn huấn luyện trở thành chủ nhân. Bạn tiếp tục
dung dưỡng kẻ nô lệ này và bắt chủ nhân phải đói khát. Từng ngày qua, người nô
lệ không xem bạn ra gì hết. Tại sao tên nô lệ này cho phép bạn ngồi trên ngai
vàng được?
Bạn đã quan sát nhiều lần. Đêm về, bạn muốn đi ngủ nhưng vọng
vẫn tiếp diễn, "Hãy kết thúc ngay!" nhưng chúng không chấm dứt, không
nghe gì hết, không bận tâm đến bạn, và vẫn luôn náo động. Dạy suy nghĩ là một
điều tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu dạy họ cách không tư duy. Vì vậy, sự tư duy sẽ
trở thành là nô lệ và bản thể là chủ nhân. Có tự ngã là điều tốt, nếu không,
trong cuộc đời bạn sẽ thiếu xương sống, và sẽ bị mọi người đàn áp. Nếu thiếu tự
ngã trong, bạn sẽ vô thể, bị bóc lột, áp bức, hành hạ. Dù là người nào, Adolf
Hitler nào cũng sẽ trở thành mục tử và bạn thành con cừu. Không tốt chút nào.
Phải dạy tự ngã cho bạn, nhưng đồng thời, phải dạy bạn rằng, tự bạn có thể ly
cách tự ngã, một việc làm tối quan trọng. Lúc nào bạn muốn đâm thủng bong bóng,
bạn vẫn có thể đâm thủng nó. Khi nào bạn muốn gạt bong bóng này qua một bên, bạn
gạt nó qua.
Lộ trình bên ngoài cần có tự ngã. Hành trình nội tại cần vô
ngã. Khi bạn tranh đấu, phải cần tự ngã. Quân nhân cần có tự ngã, nhưng thánh
nhân thì cần vô ngã. Sự sống không chỉ có sự vật lộn. Nếu sự sống chỉ là sự
sinh tồn, thì thật vô nghĩa. Có những giờ phút thật vui vẻ không từ sự vật lộn
mà ra, mà từ giây phút tự tại. Tự ngã không cho phép bạn tự tại, sẽ làm bạn
luôn căng thẳng. Sự căng thẳng sẽ huỷ diệt thân tâm bạn. Mọi thứ sẽ bị hủy hoại
bởi quá căng thẳng. Bạn hỏi tôi, Làm sao con có thể hành nghề trị liệu pháp
theo hạnh vô ngã? Con phải làm sao đây?
Tại Đông phương, trị liệu pháp không giúp được gì. Một nhà
trị liệu cũng như công cụ năng lượng của Thượng Đế. Họ phải sẵn sàng là thân
tre rỗng để Thượng Đế có thể xuyên suốt qua họ. Người điều trị trở thành con đường.
Bệnh nhân là con người... trong đôi mắt của người Đông phương... đã mất liên lạc
với Thượng Đế, đã xây nên bức Vạn Lý Tường Thành quanh họ đến nỗi họ không còn
biết Thượng Đế là ai, không còn biết chân tánh là gì, hoàn toàn bị cắt đứt từ gốc
rễ, từ căn nguyên nguồn cội. Vì lý do đó, tại sao họ bị bệnh tật... tâm thần,
thể xác. Bệnh hoạn có nghĩa là họ đã mất cội nguồn. Người điều trị, nhà trị liệu
ở Đông phương, hy vọng sẽ nối kết họ lại với nguồn cội nguyên thủy. Họ mất nguồn
cội, nhưng bạn vẫn còn sợi dây liên lạc. Bạn nắm tay một người. Họ trốn sau bức
tường. Hãy để họ tự tại sau vách tường. Thậm chí, nếu bạn nắm tay họ qua cái lổ
nhỏ trên vách tường... Nếu họ tin bạn... Họ không thể tin Thượng Đế, họ không
biết ý Thượng Đế. Ngôn ngữ đối với họ vô nghĩa, nhưng họ có thể tin người trị
liệu, có thể nắm tay người trị liệu này. Người trị liệu trống rỗng, hài hoà với
Thượng Đế, và năng lượng bắt đầu luân lưu, thật sinh động, khỏe khoắn. Không sớm
thì muộn, Vạn lý trường thành quanh ông sẽ sụp đổ. Họ sẽ ngộ thoáng Vô Ngã.
Thoáng ngộ này sẽ cho họ được cảm giác lành mạnh và hoàn toàn hơn.
Nếu bác sĩ trị liệu là người vị kỷ thì không thể. Cả hai
đang là tù nhân. Nhà tù của họ khác, họ không thể giúp đỡ nhau. Toàn bộ pháp của
tôi về trị liệu pháp là người trị liệu phải trở thành công cụ Thượng Đế. Tôi
không nói là tôi không biết làm thế nào, nhưng tôi biết cách mời mọc Thượng Đế.
Hãy cho phép ngài sử dụng bạn, học trị liệu pháp, học tất cả mọi pháp trị liệu.
Hãy hiểu bất kỳ bài học nào mà bạn có thể hiểu, nhưng đừng bám vào nó. Hãy hiện
diện tại đó. Hãy để Thượng Đế sẵn sàng chào đón bạn. Hãy để Thượng Đế xuyên suốt
qua tất cả những gì bạn biết. Hãy để Thượng Đế luân lưu như một dòng chảy qua tất
mọi hiểu biết của bạn. Hãy biến ngài là nguồn cội căn nguyên của mọi chữa trị
và trị liệu pháp. Tình thương là vậy. Tình thương giúp người khác thư giản, cho
họ sự tin cậy. Tình thương là cơn mưa tuôn lên mọi chúng sinh... và chữa lành mọi
vết thương của họ...
Câu hỏi thứ hai:
Sự lành mạnh tâm lý có riêng rẽ qua cái nhìn tín ngưỡng của
nhân gian?
Câu hỏi này liên quan đến câu hỏi thứ nhất. Không. Chỉ có phần
nào thôi. Con người có ba bình diện qua bản thể: Thân, tâm, và linh hồn. Tâm nằm
giữa, như chiếc cầu. Nửa kia gồm thể xác, còn nửa còn lại thì là linh hồn. Nếu
bạn buông bỏ bình diện tôn giáo hoàn toàn, tâm trí không bao giờ có thể toàn bộ,
nó sẽ chỉ có một nửa, vì có gì đó bị đánh mất. Đó là vấn đề mà Carl Gustav Jung
cuối cùng ý thức được trong những ngày cuối của cuộc đời. Nhất định, ông đã điều
trị cho hàng nghìn bệnh nhân. Cuối cùng, ông khẳng định, " Qua sự quan
sát, tôi thấy rằng, với tuổi bốn mươi hai, sẽ có những hiện tượng mới mẻ nẩy
sinh qua cuộc đời. Ở tuổi mười bốn, dục phát triển. Ở tuổi bốn mươi hai thì là
sự tín ngưỡng. Sau bốn mươi hai tuổi, người ta đau khổ bởi thiếu tín ngưỡng."
Sự quan sát của Jung là vậy. Họ cần tương thông với Thượng Đế. Có lẽ, họ không
ý thức được, nhưng vấn đề căn bản của họ là ở đó.
Cuộc đời gồm hai phần: Sinh và diệt. Khi bạn còn trẻ, bạn
tràn trề sinh lực. Bạn gần với sự sinh hơn với diệt. Bạn không quan tâm đến cái
chết. Khi bạn gần cái chết, bạn phải vượt qua biên giới của sinh và đi vào biên
giới của cái chết. Bạn sẽ suy nghĩ về cái chết. Không có cách nào giải quyết sự
sợ hãi này, ngoại trừ qua tín ngưỡng. Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề này,
nó sẽ làm bạn run sợ, sẽ gặm nhắm trái tim bạn, biến thành vết thương. Bạn
không thể trốn. Có lẽ, bạn không muốn đối diện vấn đề này. Bạn có thể trốn
tránh bằng cách bận rộn với một ngàn lẻ một vấn đề, không muốn suy nghĩ đến nó
qua ý thức, nhưng trong tiềm thức, sự chết đang dần đến, và cuộc đời của bạn dần
dần mất đi ý nghĩa sống.
Giữa cuộc đời, có ngày khi cái chết trở thành quan trọng.
Giây phút bạn ý thức sự quan trọng của
cái chết, bạn ý thức sự quan trọng của tín ngưỡng. Tôn giáo
có mặt bởi cái chết. Chủ nghĩa vật chất sẽ rất hoàn hảo nếu không có vấn đề chết,
vì sẽ không cần tôn giáo. Nếu chỉ sống mà không chết, thì chủ nghĩa vật chất là
tất cả. Như vậy, Charvarka, Epicurus (18), Karl Max... những người này nhất định
phải là Phật. Nếu chỉ có cái chết, vậy tại sao phải bận tâm? Nếu bạn sinh ra để
sống đời đời, chúng ta đâu cần quan tâm phẩm chất cuộc đời, hoặc những vấn đề
sâu sắc hơn? Hưởng thụ chẳng đủ rồi. "Ăn, uống, và say sưa", là kinh
điển duy nhất, không cần Vệ Đà, không cần Thánh Kinh, nhưng tử thần sẽ tìm đến.
Vì tử thần sắp đến, nên Đức Phật quan trọng. Mahavira quan trọng và Chúa Giê Su
quan trọng. Họ cho bạn viễn cảnh vượt trên cửa tử, siêu vượt trên sự chết,
chinh phục cái chết. Tôn giáo không gì ngoài cánh cửa giao hòa với cái chết.
Tâm không thể lành mạnh nếu không có tầm nhìn tín ngưỡng của
thế gian, sẽ là cái nhìn nghiêng ngã. Bạn không phải chỉ có thân, chỉ suy tưởng
đến vật chất sẽ không làm bạn thoả mãn. Bạn không phải chỉ có tâm, tâm lý lành
mạnh không giúp gì được. Bạn phải có tâm thức, và tâm thức nằm ở trung tâm. Đây
là cội nguồn vĩnh cửu của bạn. Nếu nó vẫn ngột ngạt, đói khát, là vì sự đói
khát và sự ngột ngạt này ảnh hưởng tâm lý và sinh lý. Nó sẽ đến từ nguồn cội, nổi
lên như chất độc, bạn vẫn tiếp tục sống, tiếp tục làm việc, tuy vậy, bạn cảm
giác bạn thiếu vắng một điều gì đó, thiếu vắng một cái gì đó quan trọng và sâu
sắc. Đó là vấn đề mà chủ nghĩa vật chất Tây phương phải đối diện. Họ có cuộc sống
khá đầy đủ, nhưng thiếu ý nghĩa sống. Sự quan trọng bị thiếu vắng. Sự vinh
quang cũng chấm dứt. Nhân phẩm bị đánh mất. Linh hồn bị đánh mất. Chúa Giê Su dạy,
"Con có thể sở hữu được gì, dù là con được cả thế giới, nhưng lại mất linh
hồn của con?"
Câu hỏi thứ ba:
Tại sao ngài không chứng minh sự hiện diện của Thượng Đế
?
Tại sao tôi phải làm vậy? Nếu Thượng Đế không muốn chứng
minh thì tại sao tôi phải chứng minh? Thượng Đế không muốn chứng minh bởi lý do
nào đó. Mỗi người phải tự mình chứng minh qua kinh nghiệm của người đó. Nếu Thượng
Đế có thể chứng minh, ngài không còn là Thượng Đế nữa. Nếu Thượng Đế có thể chứng
minh như sỏi đá có thể chứng minh thì ngài không còn là Thượng Đế. Thượng Đế là
tiềm năng, là khả năng. Thượng Đế là sự hứa hẹn. Nếu Thượng Đế có thể chứng
minh tại đây và bây giờ, nếu tôi có thể đặt Thượng Đế trên bàn. Bạn nghiên cứu,
mổ xẻ, và làm đủ trò với ngài, thì ngài sẽ không còn là Thượng Đế. Ngài sẽ là vật
thể. Điều gì có thể chứng minh thì sẽ trở thành vật thể. Thượng Đế không phải vật
thể. Thượng Đế không thể chứng minh.
Tôi không có ý là bạn không thể chứng minh ngài... Ai cũng
có thể chứng minh cho nỗi khát vọng của trái tim, nhưng không ai chứng minh được
giùm cho người khác . Bạn phải tự hành hương. Thượng Đế đã chứng minh với tôi!
Chỉ Thượng Đế dành cho tôi mà không phải ai khác. Bạn không phải, kể cả cội cây
ngoài kia. Chỉ có Thượng Đế là, vô tướng, và bạn là tất cả hình tướng, hiện tượng
này đã chứng minh cho tôi. Nó có thể là một kinh nghiệm được chứng minh bởi bạn,
nhưng không thể vay mượn. Tôi không thể cho bạn, vì bạn sẽ không được mãn nguyện.
Mỗi cá nhân phải tự họ chứng minh Thượng Đế. Đó là lời hứa. Khi bạn tự chứng
minh, tự đối mặt với Thượng Đế, tự cảm nhận thì ngài được chứng minh rồi. Ngài
không thành vật thể, không là đối tượng, vẫn là chủ thể và kinh nghiệm sâu thẳm
nhất của bạn. Thượng Đế vẫn cá nhân, không thuộc về của công. Đức Phật thức ngộ,
kể cả Ramakrisna (19), kể cả Raman (20)... Họ không thể lôi ngài vào xóm chợ.
Có bao nhiêu Bhaktas (21) - người mộ đạo đã khả tri ngài? Họ không thể xin ngài
"Con xin ngài, chỉ một ngày thôi, hãy viếng xóm chợ, hãy cho mọi người có
cơ hội chiêm bái ngài. Nếu vậy thì ai cũng sẽ tín ngưỡng hết." Nhưng Thượng
Đế không nghe điều đó. Ngài biết tất cả. Ngày đó sẽ là ngày không còn tín ngưỡng,
khi Thượng Đế thành một hiện tượng công cộng, thì tất cả sẽ kết thúc. Bạn không
sùng kính đối tượng, không thể thờ phụng bất kỳ một đối tượng nào! Đối tượng
nên được dùng, không phải để thờ phụng. Nếu Thượng Đế có thể chứng minh như vật
thể, thì bạn đã lợi dụng ngài! Bạn sẽ dùng ngài trong một ngàn lẻ một việc. Bạn
sẽ sai ngài, "Hãy làm cái này. Hãy làm cái nọ. Hãy biến hoá dầu xăng thành
nước lã." Bạn sẽ điều khiển ngài, và bạn sẽ tức giận, càm ràm và lúc nào
cũng lớn tiếng với ngài. Bạn sẽ đình công, phản đối và làm ra đủ vấn đề rắc rối
khác.
Thượng Đế không phải là sự vật để chứng minh bởi Thượng Đế
không là sự vật. Chỉ có sự vật mới được chứng minh. Tôi có thể chứng minh hòn sỏi
nằm trong tay tôi, nhưng làm sao tôi có thể chứng minh tình thương trong đôi mắt
của tôi đối với bạn? Tình thương không giống hòn sỏi, nên nó không thể chứng
minh được. Chỉ có người sẵn sàng thì mới nhận thức được. Chỉ có người sẵn sàng
hành trình mà không cần chứng minh, không đòi hỏi chứng minh lúc mới bắt đầu và
sẵn sàng tin cậy... họ sẽ nhận thức. Nếu bạn hỏi, "Trước nhất, xin ngài
hãy chứng minh cho tôi, sau đó chúng tôi sẽ theo ngài". Không thể nào.
Tôi mở rộng chỉ có sẵn sàng cho bạn nơi mà Thượng Đế trở
thành một hiện tượng chứng minh. Thượng Đế không bao giờ là hiện tượng công cộng.
Ngài rất cá nhân. Bạn có thể vào trong, có thể nhận thức, có thể cảm giác, có
thể là gì cũng được, nhưng khi bạn bước ra rồi, bạn vẫn vô minh, vô minh như
tôi vậy, không đủ khả năng trao đổi với ngài. Bạn có thể trao đổi một ngàn lẻ một
vấn đề, nhưng không có vấn đề nào chính xác, vẫn là vòng tròn luẩn quẩn. Tôi có
thể nói về pháp thành tựu, có thể ca hát về lộ trình diễm lệ, và cội cây trên lộ
trình, nơi có hoa thơm cỏ lạ và chim hót líu lo, nhưng hiện tượng đó không phải
đề cập đến Thượng Đế. Tôi có thể trao đổi với bạn nguồn hỷ lạc thành tựu được
qua Thượng Đế, nhưng hiện tượng này không nhắc đến Thượng Đế. Tôi có thể trao đổi
về mọi niềm vui và mọi sự bình an, nhưng hiện tượng đó chỉ muốn ám chỉ đến vấn
đề khác, không phải là để chứng minh Thượng Đế.
Không có cách gì xác định Thượng Đế. Ngài vẫn khó nắm bắt, vẫn
vô cùng bí nhiệm. Chứng minh Thượng Đế là một điều hoàn toàn vô nghĩa. Qua chứng
minh, không ai sùng đạo hơn. Tôn giáo phát xuất từ lòng tin cậy, không phải qua
chứng minh. Hãy hiểu rõ vấn đề này. Tôn giáo phát xuất từ qua lòng tin cậy khá
phi lý, không phát xuất qua chứng minh. Chứng minh có nghĩa lý trí bạn được tọai
nguyện. Khi bạn được tọai nguyện rồi, bạn không thể vượt trên lý trí. Tôn giáo
là nỗ lực siêu vượt trên lý trí, vượt trên tâm trí, vượt trên khả năng hiểu biết.
Vì vậy, không thể nào chứng minh được. Vậy tại sao các bậc khai ngộ vẫn tiếp tục
tu hành... Đức Phật, Chúa Giê Su, và Mohammed? Họ tiếp tục truyền bá pháp thoại
những gì không thể chứng minh. Có người can đảm tin họ, và lao mình vào. Trong
sự lao mình đó, Thượng Đế được chứng minh! Ngoài sự mạo hiểm, không có cách nào
khác để chứng minh ngài. Bạn phải tự mình nếm hương vị của ngài.
Tôi có đọc về R. H. Blyth. Ông là nhà thơ lớn. Hơn thế nữa,
ông có hiểu biết lớn về cái đẹp. Một tâm hồn thẩm mỹ, và đầy mẫn cảm, đặc biệt
là về Thiền, về thơ Thiền... Haiku... Ông là người quyết đoán nhất thế gian.
Ông viết, "Trong suốt cuộc đời tôi, có nhiều người hỏi nhiều câu hỏi về
tôn giáo, văn thơ, sự sống, và tôi cũng đã đưa ra số lượng giải đáp như vậy,
nhưng tôi chưa bao giờ, tôi xin lặp lại, chưa bao giờ hài lòng với bất cứ người
mà tôi đã đối thoại qua." Ông nói, "Có cả ngàn câu hỏi được hỏi. Tôi
trả lời càng thỏa đáng càng tốt, nhưng không bao giờ, tôi xin được lặp lại,
không có người hỏi nào hài lòng. Tại sao như vậy?" Có người hỏi, "Tại
sao vậy? Tất cả mọi câu hỏi đều có tính cách
trốn tránh, điều mà, như Thiền chia sẻ cho chúng ta, đã biết
rồi. Mọi người ai cũng đã giác ngộ, nhưng họ ao ước họ không khai ngộ. Họ đều
biết rõ rằng họ phải yêu thương kẻ thù, và bán tất cả tài sản để họ có thể bố
thí cho người nghèo khó, nhưng họ ao ước họ không biết nên họ phải hỏi nhiều
câu hỏi."
Câu nói của ông làm tôi thích thú: "Họ hỏi bởi họ muốn
trốn tránh. Thượng Đế rất gần nhưng bạn muốn chứng minh chỉ để trốn tránh. Bạn
bảo, "Ngoại trừ chứng minh được đưa ra, nếu không làm sao tôi đến đó được?"
" Sau đó thì bạn có lý do thiết thực để khỏi tu hành, và hợp lý hóa nỗi sợ
hãi thành câu hỏi. Thượng Đế không có chứng minh. Thượng Đế là sự tự chứng. Điều
gì cũng cần chứng minh, nhưng Thượng Đế không cần chứng minh. Thượng Đế là toàn
thể! Cần hiện tượng gì để chứng minh vũ trụ vạn vật? Sự đặc thù còn có chứng
minh? Cội cây cần được chứng minh. Cây cối cần chứng minh. Người này cần chứng
minh. nhưng toàn thể, vạn hữu, không cần chứng minh. Sự toàn giác không thể chứng
minh. Bạn có thể chứng minh một đám mây trôi nổi trên bầu trời xanh, với nét đặc
thù của nó, có định nghĩa và biên giới, nhưng bầu trời không thể tự chứng minh.
Tất cả đều hiển lộ trên bầu trời. Bầu trời bất khả tư nghì, không thể nhận thức.
Có ai thấy bầu trời qua chưa? Có ai đã ngộ nhập bầu trời? Mây xanh, vật chất...
nhưng tất cả đều có mặt trong không gian, và không gian không thể chứng minh.
Thượng Đế là toàn bộ không gian đó. Sự toàn bộ của không
gian, thời gian, sự vật, con người, quá khứ, tương lai, hiện tại, khả năng, sự
thật... Thượng Đế là sự toàn bộ tối hậu của tất cả. Ngài không thể chứng minh,
chỉ hiện diện, đơn thuần hiện diện. Chúa Giê Su dạy rằng. "Hãy gõ thì cửa
sẽ được mở." , nhưng trước khi gõ cửa, bạn bảo, "Trước khi gõ cửa,
xin ngài hãy chứng minh cho con biết là Thượng Đế có thật hay không? Bạn đứng cạnh
cửa, Chúa Giê Su dạy, "Hãy gõ, cửa sẽ mở." Rabiya còn đi xa hơn. Bà bảo.
"Tại sao ngươi còn đứng đó làm gì? Hãy xem kìa, cửa đã mở!" Bạn lại bảo,
"Con chỉ vào khi có chứng minh. Tại sao con phải bước vào? Xin hãy cho con
một chứng minh là Thượng Đế có thật, thì con sẽ bước vào."
Blyth (22) đã nói đúng. Ai cũng hỏi bởi chỉ cưới vợ, họ mới
trốn tránh được. Họ biết câu trả lời, nhưng họ sợ hãi phải du hành trên tuyến
đường này. Cuộc du hành này sẽ thay đổi toàn bộ cuộc đời họ, nên họ không muốn
đánh cuộc quá nhiều như vậy...
Câu hỏi thứ tư:
Con không hiểu khái niệm nhận thức nguyên sơ, hay là bản
lai diện mục mà Thiền nhân hay nhắc đến. Xin ngài làm ơn giải thích ?
Thiền có cách riêng để thuyết về thực tại tối hậu, hay Thượng
Đế. Bản lai diện mục có nghĩa là khuôn mặt không rõ nét của bạn, khi bạn vô
danh, không đường nét, không nhất định ở vị trí nào. Bản lai diện mục có nghĩa
là thực tại vô tướng chưa sinh ra, thậm chí, trước cả cha, hoặc cha của cha bạn
cũng chưa sinh ra, là cội nguồn năng lượng tối thắng, năng lượng nguyên sơ siêu
vượt trên cảnh giới vô hạn... Bản lai diện mục có nghĩa là buông bỏ tất cả mặt
nạ, danh tánh và hình tướng, nỗ lực quán chiếu nội tại, và hãy tìm kiếm điều bạn
chưa tạo tác, xã hội chưa tạo tác. Không phải hệ thống đức tin, không liên quan
đến tâm trí của bạn. Hãy tiếp tục tìm kiếm... có một ngày, bạn thức ngộ được sự
thật tự chứng. Đó là hiện tượng duy nhất bạn chưa tu tập, và đó là hiện tượng
duy nhất vượt trên cảnh giới nơi bạn không thể đến. Hãy cho phép tôi lặp lại vì
điều này rất quan trọng. Hiện tượng nội chứng là hiện tượng duy nhất trong bạn
siêu vượt cảnh giới mà bạn không thể đi.
Làm sao bạn có thể quan sát chứng nhân? Bạn có thể quan sát
thân... Chắc chắn bạn không phải thân. Bạn có thể khép kín mắt, nhìn thấy thân
bạn. Thân hiện diện ở đây... Đầu bạn nhức nhối, chân bạn tê cứng. Có vấn đề chắc
chắn là... bạn là cá thể riêng biệt từ sự tê cứng này của chân, nếu không sao bạn
biết? Người biết phải cách biệt sự biết.
Nhất định là: Bạn không phải là đầu hay là sự nhức đầu. Bạn
là tâm thức đang nhận biết nó. Hãy đi sâu hơn. Thân không là bạn. Vọng trôi
trong tâm trí... giao thông liên tục. Vọng đến, vọng đi, hối hả đến rồi đi. Bạn
có phải là vọng? Làm sao bạn có thể là vọng? Ai là chứng nhân? Vọng tưởng là
khách thể, và bạn là chủ thể. Một lớp nữa bị lột. Bạn không phải vọng tưởng,
không thể là vọng. Bạn là quan sát viên đang nhận thấy.
Vọng dấy khởi, sân hận nổi lên. Có người sỉ nhục bạn, bạn tức
giận... Vọng sanh khởi, luồng khói giận bốc cai. Đây là ai người đang nhận biết
sân hận? Sân hận lắng dịu! Có rồi không, giây phút sau lại có mặt, rồi biến mất.
Hiện thời, ai là đang nội chứng? Đó là bạn, bạn có thể nội chứng sự nội chứng
này không? Không có cách nào. Nếu bạn nội chứng sự nội chứng, người đang nội chứng
sẽ là bạn... không phải là người đã nội chứng, nhưng là người nội chứng. Đây là
sự tối thắng không thể rút gọn, không thể siêu vượt trên nó. Đây là nguồn cội, Ấn
Độ gọi là Sakshin - chứng nhân. Thiền nhân gọi là bản lai diện mục, tôn giáo gọi
là Thượng Đế. Thượng Đế là bản lai diện mục của bạn.
Hãy nghe giai thoại này...
Một người nhút nhát, ghiền chuyện ma, đọc một câu chuyện rất
hay về ma vào một đêm tối trời. Ông tưởng tượng con ma ông đang đọc trong truyện
đang có mặt trong nhà. Ông đóng chặt các cửa, run rẩy trong sự sợ hãi cùng tột,
trong cơn khủng hoảng sắp bị nổi cơn đau tim. Ông biết điều ông tưởng tượng chỉ
ảo ảnh, chỉ là câu chuyện ông mới đọc qua. Đây chính là "Nhận thức Nguyên
Sơ" cái không bị đánh mất. Nhưng qua sự tu trì, ông chấp nhận con ma, và
điều này ảnh hưởng thân ông. Mỗi tiếng động của bàn ghế, và mỗi luồng gió thổi
qua càng tăng cường niềm tin của ông về con ma này.
Từ khái niệm của sự "nhận thức nguyên sơ", không cần
phải tu tập gì khác , như con ma không có mặt. Từ khái niệm thiết thực của thực
tại, để giải thoát ông khỏi sự sợ hãi, ông phải chấp nhận kỷ luật kiềm chế tâm
trí ông từ trí tưởng tượng, trên sự chấp nhận là con ma đang có mặt, và quay về
với "Nhận thức nguyên sơ". Nếu ông quan tâm đến sự tu dưỡng như một
loại bùa chú để tiêu trừ con ma, ông phải xác định sự có mặt của nó, và sự nhận
thức nguyên sơ này. Chúng ta có thể cho rằng, đối tượng thực hành là giải thoát
ông từ con ma không là vấn đề... Không có con ma nào cả. Tu tập nhận thức này
là chính kết thúc nó. Âm thanh kẽo kẹt của bàn ghế, luồng gió thổi qua, nhưng
căn nhà vẫn bình an như xưa kia. Một câu chuyện tuyệt vời. Bạn nên nội chứng bạn
khi bạn ở nhà có một mình lúc đêm khuya, đọc truyện ma, hay là chuyện trinh
thám ghê rợn. Bạn biết, cơ bản bạn biết chỉ là câu chuyện giả tưởng, nhưng bạn
đã liên hệ với nó. Một câu chuyện ma nếu là một chuyện hay, có thể làm bạn run
sợ đến mức như vậy. Bạn muốn vào phòng tắm, nhưng bạn không dám đi. Bạn biết...
Không phải bạn không biết... Bạn biết điều này ngu xuẫn, nhưng sự khó khăn thiết
thực phát sanh. Bạn vẫn vào cái phòng tắm đó lúc nửa đêm, và chưa bao giờ có vấn
đề gì. Bây giờ... bạn có thể cho là bạn không biết? Bạn đang đọc câu chuyện ma.
bạn biết con ma này, có lẽ nó đang nhởn nhơ trong phòng tắm, thực tế KHÔNG có mặt.
Nếu bạn hiểu câu chuyện này, bạn đã hiểu toàn bộ khái niệm của Thiền. Tự ngã là
bóng ma, không có mặt. Bạn biết vậy! Khó khăn là ở đó! Bạn biết rõ, nhưng
khi... cơn gió mạnh thổi qua, có tiếng động phảng phất, lá trong vườn rơi lã
chã bởi luồng gió mạnh đó, và bạn cảm tưởng như có tiếng bước chân ai đang bước
nhẹ. Con chuột chạy vào phòng tắm, có gì bị ngã đổ, sự sửng sốt của nó! Bạn thật
là cô độc trong ngôi nhà quá lớn... Câu chuyện ma nằm trong tay bạn... Bạn đang
bị nó ảnh hưởng! Thân bạn sắp bị nổ tung, nhưng bạn không dám bước vào phòng tắm
được. Bạn hiểu rõ chỉ là những chiếc lá khô, khi luồng gió thổi qua, chúng bay
khắp hướng. Bạn biết có con chuột... thỉnh thoảng phá phách trong phòng tắm,
nhưng làm sao chắc chắn được? Có lẽ? Sự có lẽ này đã mang vào thực tại bóng ma
của tưởng tượng.
Bạn tìm minh sư, hay bạn tụng thần chú, bạn có thể tụng
"Ram. Ram. Ramakrisna... " để gia hộ giùm bạn. Bóng ma trước đó là giả.
Bóng ma thứ hai cũng giả. Bạn cầu nguyện Thượng Đế, "Xin ngài gia trì
con." Bạn niệm thần chú bởi thân bạn sắp phát nổ rồi. Bạn cần phải đi gấp,
cần có cách để diệt bóng ma này. Bạn có nghe là Ramakrisna là bậc thánh rất
thánh, có nghe nhiều câu chuyện về ông, và các câu chuyện đó có thể tin được. Bạn
có nghe một câu chuyện về một người đi ngang qua một nghĩa trang, bóng ma theo
sau ông ta. Ông niệm "Ram, Ram, Ram" hai lần, và bóng ma biến mất.
Ông có thể vượt qua nghĩa trang mà không gặp khó khăn gì. Tất cả những câu chuyện
đó... lướt qua thật nhanh trong tâm trí rối loạn của bạn. Bạn niệm "Ram,
Ram, Ram", cần phải chạy rồi, phải tìm cách khác vậy. Thân bạn đang phát nổ,
và bạn niệm "Ram, Ram, Ram"... trong cơn run sợ, nửa tin nửa ngờ. Bạn
vào phòng tắm. Không ngờ niệm Rama đã thật sự linh nghiệm quá, không có con ma
nào cả. Không cần phải niệm Ram gia trì cho bạn, nhưng bạn niệm Ram, câu chú
này đã phù hộ bạn. Bạn rất là vui mừng vì Ram đã phù trợ cho bạn. Câu thần chú
này quả thật hiệu nghiệm. Bóng ma biến mất. Còn con ma khác. Bạn dính mắc vào
Ram. Mỗi khi bạn đi đâu, bạn đều niệm "Ram, Ram, Ram".
Từ vô minh này đến vô minh khác. Từ sân si này đến sân si
khác. Con đường của Thiền là: Thay vì thay bóng ma, xin bạn làm ơn ý thức sự thật
là không có con ma nào cả. Bạn không cần niệm thần chú, không cần lệ thuộc vào
thần chú, cũng không cần lệ thuộc vào Thượng Đế nào cả, và cũng không cần phải
lệ thuộc bất kỳ ai. Hãy ý thức nó là căn bệnh điều bạn tưởng là thật vốn không
thật, nên bạn không cần thuốc. Hãy ý thức là bản lai nguyên thủy. Ngay bây giờ,
ngay giây phút này, bạn là thánh... Ý thức được vấn đề này, câu chuyện ma bạn
đã đọc hằng muôn triệu kiếp trước đơn giản kết thúc, không lưu lại dấu vết gì.
Hiện tượng này, thiền nhân gọi là bản lai diện mục, hay là ý thức nguyên sơ...
Câu hỏi thứ năm:
"Con rất là ngưỡng mộ những bài pháp thoại của ngài.
Con xin được cúng dường một số tịnh tài để sử dụng cho pháp sự của ngài, nhưng
con muốn trao thẳng cho ngài số tịnh tài này, con muốn hỏi ngài, như vậy có được
không?"
Đừng vội vã. Tiền bạc thì quá tốt. Ấn tượng đến rồi đi... Tiền
tài còn lại. Khi ấn tượng không sâu sắc, tiền tài mới giá trị. Nếu bạn nghe lời
khuyên của tôi, đừng cúng dường... bởi ngày mai bạn sẽ hối hận. Cảm nhận của
tôi là bạn sẽ hối hận. Tất cả đều là sự thôi miên, và bạn đang bị thôi miên. Bạn
nên cần thời gian, không sớm thì muộn, bạn sẽ hiểu ý tôi muốn nói gì. Tiền tài
không phải là thứ mà chúng tôi cần. Tôi cần tâm thức của bạn! Ít hơn thì không
tốt rồi. Tôi cần bản thể của bạn. Tiền bạc bạn có thể giữ lấy... nhưng đừng giữ
chính mình. Bạn đã hiểu được điều đó rồi, nhưng qua cách nói của bạn, cho thấy
bạn chẳng hiểu tôi. Nếu không, tại sao bạn lại khao khát muốn cúng dường số tịnh
tài đó thẳng cho tôi? Bạn vẫn chưa hiểu. Bạn muốn tôi thấy là bạn cho tôi bao
nhiêu tiền phải không? Cái mà bạn muốn như muốn ép buộc tôi, muốn tôi phải thọ
ân bạn? Bạn sẽ không nhận được lòng tri ân nào từ tôi.
Nếu bạn muốn cúng dường tình thương của bạn... thì quá tốt,
nhưng đừng khoe khoang. Thậm chí, không cần nhắc đến nó, và đừng chờ sự báo ân.
Thực tế, nếu chúng tôi nhận sự cúng dường này, bạn phải cảm ơn tôi. Chúng tôi
có thể từ chối. Tôi không bị ràng buộc, nhưng bạn có bổn phận. Bạn nên tạ ơn
chúng tôi vì chúng tôi giúp bạn giải tỏa bớt gánh nặng. Bạn đã mang gánh nặng
này quá lâu rồi... một gánh nặng khủng khiếp... Chúng tôi giúp bạn để nó xuống.
Chúng tôi giúp bạn, nhưng bạn không cần cúng dường số tịnh tài đó tiền cho tôi.
Hãy cho tôi tâm thức bạn. Tôi hứng thú với tâm thức bạn hơn. Ngoại trừ tâm trí
bạn buông bỏ, của cải vật chất thế gian sẽ không được buông bỏ. Nếu bạn cúng dường
số tịnh tài đó cho tôi, bạn sẽ tăng giúp ngàn lần phúc đức. Ai cũng sở hữu quá
nhiều, chỉ cúng dường có một ít mà đã tưởng là họ đã làm việc gì vĩ đại lắm. Họ
không chia sẻ, chỉ là việc vô cùng mưu mẹo và khôn khéo. Số tịnh tài bao nhiêu
mà bạn cho là lớn? Chắc bạn là kẻ keo kiệt rồi. Người hà tiện thường muốn gây ấn
tượng bằng cách quyên tặng tịnh tài. Đây là bản chất của kẻ hà tiện. Tiền bạc
là thứ duy nhất họ cho là có giá trị. Khi bạn có ấn tượng, bạn tư duy, "Ta
nên cúng dường ông ta vật giá trị nhất", nhưng tiền bạc không phải là loại
có giá trị!
Tôi không đối kháng tiền bạc. Nó bình thường đến nỗi không cần
chống nó. Tiền tài rất phù phiếm. Khi bạn tặng cho ai tiền bạc, bạn sẽ không tặng
trái tim của bạn. Sau đó, bạn có thể nói rằng, "Tôi đã cúng dường cho ngài
rồi." Có lẽ, đây là mưu chước để tự gạt chính mình. Hãy cúng dường trái
tim của bạn! Nếu bạn cúng dường trái tim bạn, của cải vật chất của bạn sẽ theo
sau như hình với bóng. Đó là vấn đề khác. Tiền bạc không bao giờ lớn cả. Bạn có
thể cúng dường tất cả, những gì bạn có... Thậm chí, bạn sẽ không cho rằng đó là
nhiều. Chỉ có trái tim là quý giá thôi, không có gì khác được xem là quý giá.
Cho nên, nếu bạn muốn cúng dường trái tim bạn trực tiếp cho tôi, tôi sẵn sàng
nhận ngay. Nếu không phải cúng dường trái tim thì thật không xứng đáng chút
nào. Đừng bận tâm trút gánh nặng đó đến tôi. Bạn có thể đặt gánh nặng đó tại
văn phòng của bạn...
Câu hỏi thứ sáu:
Con đã suy nghĩ hơn hai năm hoặc ba năm rồi. Con muốn được
điểm đạo để trở thành Sa môn, nhưng không hiểu sao vấn đề này không xảy ra.
Ngài có thể chia sẻ cho con về vấn đề này không?
Rõ ràng là bạn lười biếng. Hãy suy gẫm giai thoại này:
Tại miền nam Arkansas, nơi dân địa phương sống một cuộc đời
thật thoải mái. Có một ngày, có đôi vợ chồng ngồi trên sân thì có một đám tang đi
ngang qua. Người chồng ngã người trên ghế, ông ta đang gọt đẻo một mảnh gỗ. Khi
cuộc diễn hành của đám tang bắt đầu, ông bảo, "Tôi nghĩ là lão già Simpson
có đám tang lớn nhất mà chưa từng ai có, Caroline, bà có muốn xem không?".
Người vợ hỏi, "Một đám tang rất lớn phải không Bob?" Người vợ nói,
không buồn quay lại, Bod đáp, "Chắc chắn rồi." Người vợ lại nói,
"Tôi thật muốn xem lắm, nhưng tiếc là tôi không cùng hướng với ông."
Ba năm trời qua, bạn muốn điểm đạo? Ba năm trời bạn muốn trở
thành hành giả? Bạn đang đợi gì vậy? Rõ ràng là lười biếng rồi. Không thể tự
quyết định? Không thể hành động! Nhất định bạn là miếng gỗ ngẫu nhiên trôi
sông. Hãy có bản lãnh một chút! Đừng sống trôi giạt vì bạn sẽ không bao giờ đến
được nơi bạn muốn đến. Hành giả là người biết thách đố, biết nắm lấy cơ hội.
Đây là một vòng quay một trăm tám chục độ. Quyết định này hoàn toàn thay đổi phẩm
chất cuộc đời bạn. Bạn tính ẩn náu sau ngọn đồi cao cho đến bao giờ? Một là đi,
hai là bạn nói là bạn không muốn đi. Đây là vấn đề của nhiều người. Họ để hoàn
cảnh giải quyết giùm họ. Thậm chí, dù không quyết định được, bạn cũng nên quyết
định. Thậm chí, không quyết định cũng là quyết định, phải không? Thí dụ, bạn bị
bệnh. Bác sĩ bảo, "Tôi phải giải phẫu cho ngài." Bạn nói, "Tôi sẽ
quyết định là có nên giải phẫu không." Khi bạn không muốn giải phẫu, bạn
quyết định bạn không muốn giải phẫu. Ngày tháng trôi qua, căn bệnh trầm trọng
hơn. Nếu bạn không quyết định được, đừng nói, "Tôi không quyết định."
Nếu bạn vẫn không thể tự mình quyết định. Đây là quyết định liên quan đến căn bệnh,
chống sự giải phẫu.
Những ngày tháng qua, bạn tư duy muốn trở thành hành giả.
Trong ba năm trời, bạn vẫn như vậy mà không trở thành hành giả. Đây là một quyết
định, một sự quyết định có tính cách phủ định. Hãy nội quán! Nếu quyết định
không trở thành hành giả cho bạn cảm giác thoải mái, cũng là vấn đề tốt thôi. Với
tất cả gia trì của tôi, hãy là người bình thường hơn là hành giả. Sự có mặt của
tôi là giúp bạn hỷ lạc hơn. Tôi không hứng thú vấn đề khác. Nếu bạn vui vẽ khi
bạn không là hành giả, thì cũng nên tự tại, đừng tạo nên căng thẳng trong tâm
vì bạn sẽ không hạnh phúc, sẽ không được vui vẽ. Do đó, ý tưởng muốn trở thành
hành giả đến rồi đi. Ý tưởng muốn được điểm đạo sẽ làm bạn đau khổ. Nếu ý tưởng
đến thì hãy dũng cảm! Lúc nào cũng có một quyết định khẳng định. Người liêm
chính phải vậy. Đừng đặt mình trong tay hoàn cảnh. Nếu không, bạn sẽ trở nên tồi
tệ...
Một là bạn hiểu rằng cuộc đời bạn đang đắm chìm trong vô
nghĩa, hai là bạn vẫn chưa hiểu. Nếu bạn không hiểu, hãy nỗ lực hiểu. Không cần
phải quyết định này. Nếu bạn hiểu, vậy hãy lao mình vào... Một là cuộc đời bạn
là cuộc đời tràn đầy hỷ lạc... thậm chí, dù chỉ sáu mươi phần trăm hạnh phúc
thôi, thì hãy tự tại với hạnh phúc này. Không cần phải trốn tránh nó. Nếu bạn
trốn tránh với sáu mươi phần trăm hạnh phúc, phần còn lại sẽ là bốn mươi phần
trăm. Không sớm thì muộn, bạn sẽ hối hận. Bạn đã quyết định sai. Có người đến bảo.
"Chín chục phần trăm là con quyết định trở thành hành giả, chỉ có mười phần
trăm là còn lưỡng lự mà thôi", nhưng bạn có quyết định đến mười phần trăm
không? Nếu vậy, số phần trăm quyết định đó quá nhỏ rồi. Sự quyết định ít ra phải
nhiều phần trăm hơn. Tôi biết bạn không có cuộc sống trọn vẹn. Làm sao bạn có
thể cuộc đời hoàn toàn được? Sự hoàn toàn chỉ đến vào ngày mà bạn khai ngộ,
hoàn toàn trong mọi hành động. Không có vấn đề đa số hay thiểu số, nên sẽ không
có sự lựa chọn con đường này hay lộ trình khác. Hiển nhiên vẫn là sự hiển
nhiên, và bạn quyết định như không còn lựa chọn nào khác. Đây là một tự do lớn...
tự do lựa chọn. Nếu không, sự lựa chọn lúc nào cũng tạo căng thẳng.
Bây giờ, bạn không có cuộc đời hoàn toàn. Tôi khuyên bạn là
nếu số phần trăm lớn bản thể của bạn sẵn sàng muốn thành hành giả thì hãy lao
mình vào. Phần trăm nhỏ của tâm trí có thể tiếp tục biện luận, tiếp tục dùng
mưu mẹo và chiến lược, và có thể liên tục tranh biện... Nó sẽ biện luận đến
phút cuối cùng, đến khi nào bạn có can đảm mới thôi. Với số phần trăm nhỏ này,
nó sẽ nỗ lực khuyến dụ bạn. Hãy ngắm nhìn sự tranh biện của nó, quá lố bịch. Bạn
sống với quá khứ, chưa sống qua tương lai. Nhất định vậy. Tương lai mở rộng.
Quá khứ khép
kín. Quá khứ bạn biết. Tương lai bất khả tri. Nếu bạn vẫn sống
cuộc đời bạn đang sống, bạn chỉ lặp lại quá khứ. Quá khứ bạn đã biết, đâu có gì
mới mẻ khi bạn lặp lại quá khứ? Thậm chí, bạn có thể đi sai đường, ý tôi là:
Hãy dũng cảm và đi lạc đường, nhưng đừng lặp lại quá khứ! Ít ra có một cái gì
đó mới mẻ hơn đang xảy ra. Đồng cỏ mênh mông mới mẻ của bản thể và một cuộc đời
mới. Nếu bạn đánh mất cơ hội, bạn sẽ không đi đến đâu. Lúc nào bạn cũng có thể
quay về quá khứ. Quá khứ lúc nào cũng chờ đón bạn... Nó là bãi phế thải, không
bao giờ tăng trưởng, không bao giờ tiến triển, chỉ dậm chân tại chỗ. Quá khứ là
sự chết, một thây ma. Quá khứ lúc nào nó cũng có mặt, nhưng xin đừng huỷ hoại
tương lai của bạn, và đừng quyết định dựa trên quá khứ. Quá khứ có khuynh hướng
thu hút cả tương lai của bạn. Quá khứ rất độc tài kể cả với tương lai. Nó bảo,
"Hãy sống như bạn đã từng sống qua."
Bobby Bratwell, bị mẹ bắt vì tội phá phách lần thứ mười. Bà
giận quá hỏi. "Nếu vậy thì làm sao con có thể lên Thiên đường được
đây?" Đứa bé suy nghĩ một chút rồi đáp, "Nếu vậy, con sẽ chạy ra, chạy
vô, đập cửa cho đến khi nào Thánh Peter chịu không nỗi nữa sẽ nói, "Trời đất!
Bobby, một là con ở bên ngoài. Hai là con bước vào trong đi!"
Câu hỏi thứ bảy:
Osho kính yêu, sự bận tâm là gì?
Sự bận tâm là thiên kiến, là sự tự trọng, là quá khứ. Bận
tâm có nghĩa là bạn đang tự mình đang gánh nặng trong khoảnh khắc này. Bạn
không thấy như vậy. bạn nhìn qua lăng kính mầu của mắt. Thí dụ, nếu bạn nghe
tôi trao đổi ở đây, bạn nghe tôi qua bức màn... Bạn có đức tin, điều kiện, thầy
cô, cha mẹ, xã hội, tư tưởng, tôn giáo và giáo đường của bạn che mờ mặt bạn...
Bạn nghe tôi qua sự náo động đó, như vậy bạn đang bận tâm. Bạn sẽ không thể
nghe trọn lời pháp của tôi, không thể nghe lời pháp đang truyền đạt. Bạn sẽ
nghe những tiếng động khác, và tạo ra nhiều vấn đề qua lý giải riêng của bạn và
bạn sẽ đánh mất cơ hội.
Tâm trí bận rộn là tâm trí đần độn. Tâm trí bận rộn là tâm
trí vay mượn. Hãy lắng nghe câu chuyện này:
Một người du lịch đến Manchester với gia đình của ông bằng
xe lửa. Toa xe lửa của ông không thể hút thuốc nên ông phải qua toa xe khác để
hút xì gà. Người thanh niên đang tạm trú trên toa xe này có vẽ rất là buồn nản.
Anh đang lơ đãng nhìn ra cửa sổ. Harry mời anh điếu xì gà. Người thanh niên
đáp, "Cảm ơn ông. Tôi không hút thuốc." Khi Hary đọc báo xong, ông hỏi
thanh niên này muốn đọc báo không. "Không. Cảm ơn, "Anh trả lời,
"Tôi không đọc." Hy vọng sẽ cổ vũ tinh thần thanh niên này, Harry có
ý mời anh một ly rượu. "Không. Tôi không uống rượu." Người thanh niên
dằn lại. Không chấp nhận thất bại, Harry cố gắng thuyết phục, "Cậu tuổi trẻ
kia, tôi rất khâm phục nguyên tắc sống của cậu. Tôi hy vọng cậu có thể gặp vợ
và con gái của tôi bên toa xe bên kia." "Cảm ơn ông. Tôi không thích
ngoại tình hay dụ dỗ con gái ai cả."
Đây là tâm trí bận rộn. Bạn đã mang trong bạn khái niệm nhất
định về thế giới như thế nào rồi.
Bạn luôn tin rằng khái niệm này là chân lý về sự thật của cuộc
đời này. Con người tự đánh mất cơ hội của mình bởi bận tâm của họ. Khi bạn
buông bỏ tất cả những mối bận tâm này, nội tại bạn vô cùng vắng lặng. Sự vắng lặng
lớn lao này chính là Thiền. Đó là sự vắng lặng nơi không có tư tưởng nào thoáng
qua, nơi bạn thanh tịnh dù với hoàn cảnh nào. Hiện tượng này chính là Ngộ
"Satori", là Tam muội Tam Bồ đề.
Đừng là tín đồ Công giáo, đừng là tín đồ Ấn giáo, đừng là
người toàn thiện, và cũng đừng là người xấu xa đang gánh nặng tư duy. Đừng gánh
nặng kinh điển. Hãy đốt hết tất cả các máy thu thanh đang phát thanh trong đầu
bạn! Hốt nhiên, bạn sẽ thấy được ân huệ mà tôi gọi là Thượng Đế, sự gia trì mà
tôi gọi là Thượng Đế, nguồn hỷ lạc mà tôi gọi là Thượng Đế...
Xem Chương 5 - Quay về Mục lục - Quay về Mục lục Toàn tập