Chương 5. Thầy vọng lại bạn

Chương 5. Thầy vọng lại bạn

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho

Bài nói về Thiền

Tập 3

Chương 5. Thầy vọng lại bạn


Một sư hỏi, "Phật là gì?"

Đầu Tử (Thầy) trả lời, "Phật." Sư: "Đạo là gì?"

Đầu Tử: "Đạo."

Sư: "Thiền là gì?'' Đầu Tử: "Thiền."

Chân lí không thể được nói, nhưng người ta không thể im lặng về điều đó. Chân lí không thể được nói vì lời là không thích hợp. Bạn không thể im lặng về nó nữa, vì im lặng cũng là không thích hợp. Lời là ồn ào, đúng; chúng làm ra nhiều lộn xộn, nhiều ầm ĩ và chẳng nói cái gì. Im lặng chỉ là thiếu vắng tiếng ồn. Nếu tiếng ồn khẳng định không thể nói được bất kì cái gì, làm sao thiếu vắng có thể nói được bất kì cái gì? Im lặng chỉ là thiếu vắng. Nếu ngay cả khẳng định là bất lực, làm sao phủ định có thể có hiệu lực?

Điều thứ hai phải được hiểu rất rõ, vì đã từng có nhiều trường phái và nhiều triết gia nghĩ rằng chân lí không thể được nói; cho nên họ giữ im lặng. Nhưng bạn không thể nói nó ngay cả qua im lặng. Im lặng có thể chỉ ra cái là không thích hợp, có vậy thôi. Nhưng im lặng không thể là đủ. Và có nguy hiểm: im lặng có thể là dốt nát vô cùng. Quá nhiều lời tạo ra nguy hiểm - con người trở thành con vẹt, bác học, hay giáo sư. Im lặng có thể tạo ra một loại trò bịp. Có những người giữ im lặng, và những người khác tưởng rằng họ phải đã đi tới biết vì họ im lặng.

Có lần một người tới tôi - nhiều năm đã trôi qua từ đó - và anh ta nói, "Tôi đã tới Baba Muktananda Paramhansa. Tôi đã hỏi vài câu hỏi nền tảng, và ông ấy giữ im lặng - ông ấy là người vĩ đại, tôi biết."

Cùng ngày đó, tôi định đi tới thị trấn khác, cho nên tôi bảo người này, "Bạn đi cùng tôi đi, và trong ba ngày bạn im lặng cùng tôi. Và tôi sẽ giúp." Tôi cho anh ta quần áo mầu cam; anh ta là sannyasin đầu tiên của tôi - một sannyasin hư huyễn, bịp bợm. Và tôi bảo anh ta, "Trong ba ngày bạn sẽ là Baba Chuktananda Paramhansa."

Anh ta nói, "Chưa bao giờ nghe nói về cái tên này, Chuktananda."

Tôi bảo anh ta, "Tôi cũng không nghe nói về nó. Tôi mới chỉ bịa ra nó chính khoảnh khắc này. 'Chukta' ngụ ý người đã trả hết nợ của mình. Bạn là tự do, hoàn toàn tự do. Thế giới của bạn đã đi tới chỗ kết thúc."

Và anh ta hỏi tôi, "Thế thì tôi phải làm gì?"

Tôi bảo anh ta, "Bạn chẳng có gì để làm chút nào. Bạn giữ im lặng, bạn đơn giản ngồi. Mọi điều được cần tôi sẽ làm. Nếu ai đó hỏi bạn cái gì đó, bạn có thể làm bất kì cử chỉ nào, hay bạn có thể nhắm mắt, hay bạn có thể nhìn lên hay nhìn xuống, bất kì cái gì bạn cảm thấy. Nhưng không thốt ra một lời."

Và trong ba ngày toàn thể thị trấn đã tôn thờ anh ta. Ban đêm anh ta được phép - khi mọi người đã về - anh ta có thể nói với tôi. Anh ta ôm đùi tôi và anh ta nói, "Osho ơi, thầy đang làm gì? Tôi cảm thấy bối rối thế khi mọi người chạm chân tôi," anh ấy sẽ nói. "Và nhiều người thế! Cái gì đã đi sai? Làm sao thầy xoay xở được điều đó?"

Một khi họ đi tới biết rằng anh ta đã đạt tới và anh ta giữ im lặng - điều đó là đủ để thuyết phục mọi người. Mọi người ngu xuẩn thế. Hoặc họ bị lừa bởi lời hoặc họ bị lừa bởi im lặng - nhưng đằng nào họ cũng bị lừa.

Có một chuyện Thiền nổi tiếng. Tôi muốn kể nó cho bạn.

Một sư tự gọi mình là 'Thầy Im lặng'. Ông ta thực tại là kẻ lừa gạt và không có việc hiểu thực. Để bán trò bịp Thiền, ông ta có hai sư phục vụ giỏi nói để trả lời các câu hỏi cho ông ta; nhưng bản thân ông ta không bao giờ thốt ra một lời, dường như để trưng ra ‘im lặng Thiền’ bí hiểm.

Một hôm, trong khi vắng mặt của hai người phục vụ, một sư hành hương tới ông ấy và hỏi: "Thưa Thầy, Phật là gì?" Không biết phải làm gì để trả lời, trong hoang mang ông ta chỉ có thể nhìn quanh mọi hướng một cách tuyệt vọng - đông và tây, đây và đó - tìm cái loa bị thiếu của mình.

Thế rồi sư hành hương, rõ ràng được thoả mãn, hỏi ông ta: "Pháp là gì, thưa thầy?" Ông ta cũng không thể trả lời được câu hỏi này, cho nên ông ta đầu tiên nhìn lên trần và thế rồi nhìn xuống sàn, cầu tới giúp đỡ của cõi trời và địa ngục.

Sư này lại hỏi: "Thiền là gì?" Bây giờ Thầy Im lặng không thể làm được bất kì cái gì ngoài nhắm mắt lại.

Chung cuộc sư này hỏi: "Phúc lành là gì?" Trong thất vọng, Thầy Im lặng chìa tay một cách bất lực cho người hỏi như dấu hiệu của đầu hàng.

Nhưng sư hành hương lại rất hài lòng và được thoả mãn với cuộc phỏng vấn này. Ông ta rời khỏi ‘Thầy’ và tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Trên đường người hành hương gặp các sư phục vụ trên đường về nhà, và bắt đầu kể lại cho họ điều người chứng ngộ Thầy Im lặng này là gì.

Ông ta nói: "Tôi đã hỏi ông ấy Phật là gì. Ông ấy lập tức quay mặt sang đông và rồi sang tây, ngụ ý rằng con người bao giờ cũng đi tìm Phật đây đó, nhưng thực tại Phật không được tìm thấy cả ở đông hay ở tây.

Thế rồi tôi hỏi ông ấy pháp là gì. Trong trả lời cho câu hỏi này ông ấy nhìn lên và xuống, ngụ ý rằng chân lí của pháp là tính toàn bộ của sự bình đẳng, không có phân biệt giữa cao và thấp, trong khi cả thuần khiết và không thuần khiết có thể được tìm thấy ở chỗ đó.

Trong việc trả lời câu hỏi của tôi về Thiền là gì, ông ấy nhắm mắt lại và chẳng nói gì. Đó là manh mối cho câu nói nổi tiếng:

'Nếu người ta có thể nhắm mắt và ngủ ngon ở nơi thâm sơn cùng cốc mây mù

người đó thực sự là sư vĩ đại.'

Cuối cùng, trong việc trả lời cho câu hỏi cuối cùng của tôi, 'Phúc lành là gì?' ông ấy giơ tay ra và chìa cả hai bàn tay cho cho tôi. Điều này ngụ ý rằng ông ấy đã giang tay giúp đỡ để hướng dẫn sinh linh hữu tình với phúc lành của ông ấy. Ồ, Thiền sư chứng ngộ làm sao! Việc dạy của ông ấy sâu lắng làm sao!"

Khi các sư phục vụ trở về, 'Thầy Im lặng' mắng mỏ họ: "Các ông đã ở đâu mọi lúc này? Khoảng thời gian trước ta đã lúng túng tới chết, và gần như bị tiêu tan bởi một người hành hương tò mò!"

Cùng điều này đã xảy ra cho Baba Chuktananda Paramhansa. Mọi người sẽ hỏi, anh ta ngồi im lặng, anh ta sẽ nhìn đây đó, hay nhìn lên nhìn xuống, hay sẽ nhắm mắt lại, và tôi sẽ giải thích cho họ điều anh ta ngụ ý. Và trong ba ngày đó, dần dần, tôi trở thành người phụ; Chuktananda đã trở thành quan trọng hơn, tôi đã chỉ là người thông dịch. Và mọi người thấy an bình lớn trút xuống từ Chuktanana.

Mọi người ngu xuẩn! Hoặc họ bắt đầu bám lấy lời, lấy chữ, hay, nếu bằng cách nào đó họ bỏ lời, chữ, họ bắt đầu bám lấy cái đối lập.

Nhưng chân lí không ở trong lời không ở trong im lặng. Chân lí là siêu việt. Chân lí là siêu việt trên nhị nguyên. Im lặng là một phần của trò chơi nhị nguyên của tâm trí. Tâm trí không chỉ là lời. Giữa hai lời có một kẽ hở nhỏ nơi tâm trí im lặng. Tâm trí là cả hai - lời và im lặng đan chéo. Từng lời được theo sau bởi im lặng, và từng im lặng được theo sau bởi lời.

Khi bạn suy nghĩ, một ý nghĩ tới, thế rồi kẽ hở tới. Bằng không ý nghĩ này sẽ bị chờm lên bởi ý nghĩ khác, sẽ có lẫn lộn lớn - kẽ hở được cần. Thế rồi ý nghĩ khác tới. Nó cũng giống như khi bạn đứng trên đường quan sát giao thông. Xe này đi qua, thế rồi kẽ hở đi qua! Bạn không thấy kẽ hở này vì bạn không nhìn vào kẽ hở này. Xe này đi qua, thế rồi kẽ hở đi qua, và thế rồi xe khác. Nếu không có kẽ hở, sẽ có va chạm giữa hai xe, sẽ có tai nạn. Kẽ hở bao giờ cũng có đó. Kẽ hở là một phần của giao thông cũng như các xe.

Đích xác cùng điều này là hoàn cảnh với tâm trí. Lời, tiếng ồn, cái gọi là im lặng, là hai phần của tâm trí.

Có một loại im lặng khác không liên quan gì tới tâm trí. Im lặng đó không phải là thiếu vắng tiếng ồn, nó là sự hiện diện của cái không thể biết - phẩm chất khác toàn bộ: không phải là thiếu vắng tiếng ồn, nhưng là sự hiện diện của Thượng đế, hay sự hiện diện của cái toàn thể. Im lặng đó không phải là im lặng chết; im lặng đó là rất sống động, rung động, đầy niềm vui, trút phúc lạc ra khắp xung quanh, tràn ngập với yêu. Và bạn có thể thấy sự khác biệt.

Khi một người đơn giản im lặng theo nghĩa của không có lời, vắng lời, bạn sẽ thấy sự đờ đẫn. Bạn sẽ thấy một loại ngủ bao quanh người đó. Bạn sẽ thấy một loại ngu si, lờ đờ. Loại người này sẽ không thông minh. Bạn có thể thấy loại paramhansa này ở nhiều chỗ ở Ấn Độ. Là một mahatma lừa bịp là dễ dàng thế. Bạn không phải làm gì mấy. Ngay cả bạn có thể im lặng - ít nhất vào ban ngày - điều đó sẽ có tác dụng. Không thực hành lớn nào, chỉ là thứ nhỏ bé.

Im lặng mà là vắng lời là đờ đẫn; im lặng mà là hiện diện của Điều thiêng liêng, Thượng đế, chân lí, Đạo, hay bất kì cái tên nào bạn thích, có phẩm chất khác toàn bộ cho nó. Nó nở hoa, nó nở hoa trong cả nghìn lẻ một đoá hoa. Nó có hương thơm, nó trẻ trung, nó tươi tắn; nó không đờ đẫn và chết. Nó không là im lặng của nghĩa địa. Nó là im lặng nơi sự sống đang xảy ra, nhưng xảy ra rất im lặng.

Cho nên nhớ khác biệt này: lời không thể nói được bất kì cái gì về chân lí, mà cái gọi là im lặng của bạn cũng không thể nói được. Im lặng của bạn cũng là của bạn. Bình diện của im lặng của bạn và bình diện của lời của bạn là không khác nhau - chúng thuộc vào cùng bình diện.

Chân lí có thể được hiểu chỉ khi bạn biến đổi, nâng bình diện hiện hữu của bạn, khi bạn đạt tới loại tâm thức mới, nhận biết mới.

Chúng ta liên tục di chuyển trên cùng bình diện. Lúc thì chúng ta chơi trò chơi lời nói, lúc thì chúng ta bắt đầu chơi trò chơi im lặng. Lúc thì chúng ta chơi trò chơi của việc là thế gian, lúc thì chúng ta bắt đầu chơi trò chơi của việc là thế giới khác. Lúc thì chúng ta chơi trò chơi của bãi chợ, và lúc thì trò chơi của nhà thờ và đền chùa - nhưng bình diện vẫn còn như vậy. Chúng ta không di chuyển một li. Tu viện và bãi chợ của bạn cả hai thuộc về cùng một thế giới.

Bạn sống trên một bình diện. Chừng nào bình diện này chưa đi tới độ cao cao hơn, bạn có thể làm bất kì cái gì bạn thích nhưng không cái gì sẽ thay đổi. Người giận có thể cầu nguyện, nhưng lời cầu nguyện của người đó sẽ là từ giận; người giận có thể yêu, nhưng yêu của người đó sẽ đầy giận. Người giận có thể làm nhiều thứ, nhưng bất kì ở đâu, bất kì cái gì người đó làm, giận sẽ hiện diện - có thể đôi khi là hiển nhiên, đôi khi không hiển nhiên thế. Người bạo hành có thể cố là bất bạo hành. Thế thì trong bất bạo hành của người đó sẽ có bạo hành, người đó sẽ bất bạo hành một cách rất bạo hành. Người đó sẽ rất hung hăng về điều đó; người đó sẽ trở nên bị ám ảnh với bất bạo hành.

Nhớ, vấn đề không phải là thay đổi từ cực này sang cực khác trên cùng bình diện. Vấn đề là thay đổi từ bình diện này sang bình diện khác.

Vài năm trước đây các thầy dạy của khoa Triết học tại Cambridge đã quyết định cho làm bài sát hạch cuối cùng bao gồm chỉ một câu hỏi bắt buộc, được viết như sau:

"Đây có là câu hỏi không?"

Với sự ngạc nhiên của mọi người, một ứng cử viên đứng dậy, đưa ra một tờ giấy và bước rất hạnh phúc sau khi bài sát hạch bắt đầu.

Khi kết quả được công bố người đó đã về nhất. Người đó đã viết: "Nếu đó là câu hỏi, đây là câu trả lời."

Vâng, đó là câu trả lời đích xác - trên cùng bình diện. Nhưng không câu hỏi nào là câu hỏi, không câu trả lời nào là câu trả lời.

Đây là điều chúng ta đang làm. Rất có tính quan sát đi.

Chính con người bị mắc vào tính cực.

Vâng, chân lí không thể được thốt ra qua lời, nhưng nó không thể được thốt ra qua im lặng nữa. Thế thì người ta phải làm gì?

Thiền có cách tiếp cận rất, rất đặc biệt về điều đó. Nó dùng lời theo cách vô nghĩa - nó dùng các lời mà không có bất kì nghĩa nào. Nó dùng lời không như chúng phải được dùng. Nó dùng lời theo cách ngớ ngẩn.

Ai đó hỏi: "Phật là gì?" Và Đầu Tử nói: "Phật."

Bây giờ đây là lặp thừa; bạn không nói bất kì cái gì. Người này đang hỏi "Phật là gì?" Và bạn nói, "Phật là Phật." Bạn đã không thêm vào bất kì cái gì, bạn đã đơn giản lặp lại.

Ngôn ngữ là để thêm vào cái gì đó, định nghĩa cái gì đó, đề xuất cái gì đó, làm cái gì đó rõ ràng hơn, giúp đỡ theo cách nào đó. Bạn đã không giúp đỡ! Bạn đã ném người hỏi về bản thân người đó.

Người đó hỏi, "Phật là gì?" và bạn nói, "Phật." Bạn đang làm gì? Bạn đã gây sốc cho toàn thể quá trình tâm trí. Trong một khoảnh khắc người hỏi sẽ đâm ra lúng túng - phải làm gì? Nếu bạn đã nói cái gì đó có nghĩa... thế thì suy nghĩ bắt đầu. Thế thì người đó có thể nghĩ về nó. Khẳng định có nghĩa dẫn tới nhiều suy nghĩ. Người đó có thể nghĩ về điều bạn đã nói. Nếu bạn đã giữ im lặng... người đó có thể đoán. Suy nghĩ lại bắt đầu. Người đó sẽ đoán, "Ông ngụ ý gì bởi im lặng của ông?" Thực ra, có nhiều khả năng cho việc phỏng đoán khi bạn im lặng hơn là khi bạn nói cái gì đó. Khi bạn nói cái gì đó, ít nhất bạn cho người đó một chiều hướng. Khi bạn không nói bất kì cái gì, mọi chiều hướng được giữ mở. Người đó có thể chạy quanh mọi chỗ và nghĩ bất kì cái gì người đó muốn nghĩ - bạn cho người đó tự do. Theo cách này, bạn giúp người đó nghĩ; theo cách khác, tâm trí người đó bắt đầu thêu dệt chăng tơ.

Đầu Tử ngụ ý gì khi ông ấy nói, "Phật"? Ông ấy đơn giản gây choáng cho bạn. Đó là dấu chấm hết. Ông ấy không giúp bạn nghĩ bất kì cái gì thêm nữa, theo bất kì cách nào. Ông ấy không cho bạn bất kì cơ hội nào để đi vào suy nghĩ. Chính cú choáng này... trong một khoảnh khắc mọi thứ dừng lại. Trong việc dừng lại đó, cái nhìn là có thể. Và việc dừng đó là có ý nghĩa lớn.

Nếu bạn hỏi các triết gia họ sẽ nói, "Đây là việc lặp thừa, đây không phải là câu trả lời." Nó không là câu trả lời. Nó là việc lặp thừa, nhưng nó không thể có tính giúp đỡ.

Nhưng kĩ thuật này phải được hiểu. Đầu Tử đang làm gì? Đầu Tử đang tạo ra một kĩ thuật lớn. Và sau Đầu Tử, các Thiền sư đã dùng nó cực kì nhiều; họ thậm chí làm nhiều cải tiến trên nó.

Một Thầy khác được hỏi: "Phật là gì?"

Và ông ấy nói, "Trông kìa! Cây bách ngoài sân."

Bây giờ điều đó thậm chí còn tốt hơn nhiều. Khi bạn nói, "Phật là Phật," có khả năng rằng người này có thể liên tục nghĩ theo cùng cách như người đó đã nghĩ trước đây. Hay người đó có thể nghĩ bạn không biết; hay người đó có thể nghĩ, "Vâng, Phật là Phật." Người đó có thể không bị choáng.

Nhưng khi thầy hét lên: "Trông đấy! Cây bách ngoài sân!" bây giờ nó hoàn toàn không liên quan. Ông ấy cho bạn sự gián đoạn hoàn toàn với tâm trí của bạn. Ông ấy gây choáng cho bạn ra khỏi giấc ngủ, cho dù một khoảnh khắc, nhưng đi ra khỏi giấc ngủ của bạn cho dù một khoảnh khắc là đạt tới cái nhìn lớn. Và trong cái nhìn đó cái gì đó xảy ra - bình diện của bạn được thay đổi. Bạn không đi trên cùng bình diện, bạn nhảy vào bình diện khác. Độ cao là khác.

Các Thiền sư đã cải tiến nhiều, dần dần. Đầu Tử là người sáng lập của kĩ thuật tinh tế về gây choáng cho mọi người; không dùng ngôn ngữ theo cách thông thường, bình thường; chơi với ngôn ngữ theo cách mà ngôn ngữ không cho bất kì thúc đẩy nào cho suy nghĩ. Và không dùng im lặng, vì im lặng cho thúc đẩy để đoán. Dùng lời, nhưng theo cách vô nghĩa tới mức chúng không mang bất kì nghĩa nào - một điều.

Các Thiền sư liên tục cải tiến về sau. Bạn hỏi một Thiền sư, "Phật là gì?" Ông ấy có thể đánh bạn! Điều đó là tốt hơn nhiều ngay cả với ‘cây bách ngoài sân'. Ông ấy có thể nhảy lên bạn, ông ấy có thể đem bạn vào vô nhận biết. Bạn đã không chờ đợi điều đó. Ông ấy có thể tát bạn.

Những kĩ thuật này là gì? Ý nghĩa của những điều này là gì? Họ có vẻ vũ phu, bạo hành, vô văn minh, nguyên thuỷ thế. Họ không vậy đâu. Toàn thể nỗ lực là để cho bạn kẽ hở khỏi tính cực - không cho phép bạn thoát vào bất kì cực nào của tâm trí bình thường của bạn, đẩy bạn vào chỗ nào đó bên ngoài nó.

Khi Lâm Tế được hỏi điều tinh tuý của giáo huấn Phật giáo là gì, ông ấy bước ngay xuống khỏi chỗ ngồi và, tóm lấy cổ áo người hỏi, tát vào mặt anh ta, và để anh ta đi. Anh ta đứng đực ra đó, ngẩn người ra.

Người đứng cạnh bình luận, "Sao ông không cúi lạy?" Điều này đánh thức anh ta ra khỏi ngẩn ngơ; và khi anh ta cúi lạy Thầy, anh ta có tỏ ngộ đầu tiên.

Cái gì đã xảy ra? Sự trao đổi rất kì lạ. Anh ta đã hỏi thầy một câu hỏi: "Tinh tuý của giáo huấn Phật giáo là gì?" và and ta nhận cái tát trước đám đông - chắc đó là các đệ tử của Lâm Tế. Anh ta đã không chờ đợi điều đó. Nó đã là bất ngờ thế; đó là cái đẹp của nó. Khi cái gì đó được trông đợi xảy ra, tâm trí bạn có thể tiếp tục theo cách thường lệ.

Bây giờ nếu người này lại đi tới Lâm Tế và hỏi cùng câu hỏi này lần nữa và bị tát, sẽ chẳng có gì trong việc đó. Anh ta sẽ mong đợi điều đó. Thầy với phẩm chất của Lâm Tế hay Đầu Tử sẽ không tát bạn lần nữa đâu; thầy sẽ tìm cách khác. Thầy có thể cúi lạy và chạm chân bạn.

Thiền sư phải vẫn còn là bất ngờ. Một khi bạn biết câu trả lời của thầy, chúng không còn là câu trả lời nữa; một khi bạn biết trước cái gì đó, tâm trí bắt đầu thêu dệt các hình mẫu quanh điều đó - nó đã biết rồi. Tâm trí chỉ có thể bị choáng và bị lôi ra khỏi mơ màng của nó bởi cái gì đó tuyệt đối bất ngờ. Đây là kĩ thuật đó: cái bất ngờ. Và cái bất ngờ giúp đỡ. Cái bất ngờ giữ cho bạn ở chỗ bạn đang vậy; cái bất ngờ gây xóc cho bạn ra khỏi mơ màng của bạn.

Nhưng ngay cả việc tát đã không giúp đỡ. Lâm Tế đã tát người này, anh ta đã bị ngẩn người ra; anh ta phải đã trở nên sợ, anh ta phải đã bị rất choáng. Nhưng anh ta vẫn không ra khỏi điều đó, anh ta vẫn bám lấy cùng bình diện này. Anh ta có thể đã nổi giận, hay anh ta có thể đã nghĩ đánh trả. Và thế rồi ai đó từ đám đông - phải là một người có hiểu biết lớn - ai đó trong đám đông đã nói, "Sao ông không cúi lạy?" Bây giờ điều này thậm chí còn bất ngờ hơn. Ai đó đánh bạn, tát bạn, và bạn phải cúi lạy người đó!

Nhưng người đã nói, "Sao ông không lạy?" đang biểu lộ sáng suốt lớn. Người đó đang nói, "Thầy đã từ bi thế với ông. Không có lí do gì cho thầy làm nhiều thế - bước xuống, nắm lấy cổ áo ông và tát ông. Không có nhu cầu! Từ từ bi mà thầy đã làm nhiều thế cho ông, và ông đang làm gì đứng đó như thằng ngu? Ít nhất ông có thể cúi lạy, ít nhất ông phải cám ơn chứ!"

Điều này thậm chí còn bất ngờ hơn - rằng ai đó đánh bạn và bạn phải cám ơn. Nhưng người này đã hiểu. Anh ta phải đã nhìn vào Lâm Tế ở khoảnh khắc đó - con người từ bi đó, đôi mắt từ bi đó, tình yêu đó - trong một khoảnh khắc đó anh ta phải đã thấy Phật đang đứng trước anh ta, chính hiện thân của chứng ngộ. Anh ta phải đã có thoáng nhìn, cửa sổ phải đã được mở ra, cái gì đó phải đã nhoáng lên. Vâng, anh ta đã hiểu: "Người này đã không đánh mình vì giận, vì hung hăng. Thầy không phải là kẻ thù của mình, thầy là bạn của mình. Chính là từ từ bi mà thầy đã đánh mình." Một khi thoáng nhìn này bừng lên anh ta, anh ta cúi lạy. Trong chính việc cúi lạy đó, anh ta đã có tỏ ngộ đầu tiên.

Thiền đã mang vào trong thế giới những kĩ thuật chứng ngộ bất thần. Và cơ sở của tất cả chúng là: giữ người kia trong khoảnh khắc bất ngờ; làm bất kì cái gì, nhưng mang khoảnh khắc bất ngờ tới, trong đó người có liên quan không có câu trả lời trong quá khứ, không việc đoán nào là có thể, với điều đó quá khứ là tuyệt đối vô nghĩa. Quá khứ không thể cung cấp được bất kì câu trả lời nào, kí ức là bất lực - đó là nghĩa khi tôi nói 'điều bất ngờ' - khi bạn không thể tìm ra trong kí ức của bạn cái gì đó mà có thể trở thành câu trả lời cho 'tại sao?'

Tại sao Đầu Tử nói điều này? Bạn đã hỏi: "Phật là gì?" Câu hỏi có ý nghĩa thế, một trong những câu hỏi có ý nghĩa nhất. Anh ta đã hỏi tất cả ba câu hỏi có ý nghĩa mà có thể được hỏi. Thứ nhất:

"Phật là gì?"

Đó là mục đích, chính mục đích của cuộc sống: trở nên chứng ngộ, đi tới điểm tự do hoàn toàn, biết hoàn toàn, sáng suốt, ý thức, bất tử. Anh ta đã hỏi mục đích:

"Phật là gì?"

Thứ hai, anh ta đã hỏi:

"Đạo là gì?"

Đạo ngụ ý con đường. Thứ nhất, mục đích; thế rồi con đường tới mục đích. Và thế rồi thứ ba, anh ta hỏi:

"Thiền là gì?"

Thiền ngụ ý phương pháp. Phương pháp, con đường, mục đích - có vậy thôi. Ba câu hỏi này là những câu hỏi liên quan duy nhất để được hỏi bởi người thông minh. Toàn thể tôn giáo không là gì ngoài câu trả lời cho ba câu hỏi này: mục đích, con đường, phương pháp.

Phương pháp mang bạn tới con đường, con đường mang bạn tới mục đích. Phương pháp giúp giữ bạn đi trên con đường, và con đường dẫn bạn tới mục đích. Đây là toàn thể khoa học của tôn giáo.

Tôn giáo có thể được định nghĩa trong ba phân loại: phương pháp luận, con đường và mục đích. Người hỏi này đã hỏi những câu hỏi liên quan nhất mà có thể được hỏi, và ở đây các câu trả lời tới mà tuyệt đối không liên quan.

"Phật là gì?"

Và Đầu Tử nói: "Phật!"

Ông ấy không trả lời câu hỏi của bạn, ông ấy ném bạn trở lại bản thân bạn. Ông ấy nói rằng định nghĩa một từ này bằng từ khác là rơi vào trong quay lui vô hạn. Cố hiểu điều này đi.

Bạn không thể định nghĩa cái không biết này bằng cái không biết khác... hay bạn có thể? Cái kia là không biết chừng nấy... Chẳng hạn, nếu ông ấy nói, "Phật là chứng ngộ," nó chẳng giải quyết được bất kì cái gì. Người này sẽ hỏi, "Chứng ngộ là gì?" Và ông ấy có thể định nghĩa nó bằng từ khác nào đó, nhưng không cái gì được giải quyết. Người này sẽ hỏi, "Cái đó là gì?" Bạn có thể tiếp tục từ A tới XYZ, chẳng cái gì được định nghĩa. Từng từ dẫn tới từ khác mà cũng không được định nghĩa nhiều như từ thứ nhất. Đây là quay lui vô hạn.

Đó là chỗ chúng ta bị mắc - trong quay lui vô hạn. Vì chúng ta không thể đi tới chính tận cùng của việc hỏi, đó là lí do tại sao chúng ta không nhận biết về nó. Ai đó hỏi, "Yêu là gì?" và bạn trả lời - không biết sự kiện rằng các thuật ngữ mà bạn dùng để định nghĩa yêu bản thân chúng là không thể định nghĩa được. Cho nên vấn đề là gì? Tôi hỏi bạn, "A sống ở đâu?" Bạn nói, "Ngay bên cạnh B," và tôi bị phân vân như trước, vì tôi không biết B sống ở đâu. Cho nên tôi hỏi bạn, "B sống ở đâu?" và bạn nói, "Ngay bên cạnh C - anh ta là hàng xóm của C." Bạn đang trả lời tôi, nhưng tôi không biết C này sống ở đâu! Cho nên bạn tiếp tục, nó là cái vòng luẩn quẩn. Bạn trả lời câu hỏi của tôi bằng câu đố khác. Nó sẽ không giúp gì. Làm sao nó có thể giúp được? Tôi không biết A, tôi không biết B, tôi không biết C. Thay vì giúp tôi bạn đang để tôi vào trong đống lộn xộn.

Lúc ban đầu chỉ có một câu hỏi: "A sống ở đâu?" Bây giờ có ba nghìn câu hỏi: "B sống ở đâu? C sống ở đâu...?" Bạn đang làm tôi hoang mang, bạn đã không giúp đỡ. Và khi Đầu Tử nói, "Phật là Phật." Ông ấy đang cố không làm hoang mang bạn thêm nữa. Bạn đã bị hoang mang rồi. Ông ấy nói, "A là A." Ông ấy ngụ ý cái gì? Chỉ dẫn của ông ấy là gì?

Ông ấy đang nói, "Phật có thể được biết nhưng không thể được giải thích." Ông ấy đang nói, "Ta không thể nói bất kì cái gì về Phật, nhưng ta có thể chỉ cho ông cách là Phật. Phật là Phật. Khi ông đã trở thành Phật ông sẽ biết. Không có cách khác để biết. Nếu ông không là Phật, bất kì cái gì ông biết sẽ không phải là vấn đề - sẽ không bao giờ là vấn đề."

Cho nên việc lặp thừa là cực kì có ý nghĩa. Nó có thể không có bất kì nghĩa nào, nhưng nó có ý nghĩa lớn lao. Ý nghĩa này phải được thấy. Đầu Tử nói, " Phật là Phật." Ông ấy không giúp bạn nghĩ thêm bất kì cái gì về Phật. Ông ấy đơn giản mang bạn tới dấu chấm hết. Ông ấy nói, "Dừng! Không đi vào lời vì lời này dẫn tới lời khác, và thế thì không có kết thúc cho nó." Lời giống như người Ấn Độ - họ không tin vào kiểm soát sinh đẻ. Lời này liên tục cho sinh ra lời khác và lời khác và lời khác, nó tiếp diễn mãi. Và bạn sẽ sớm trong đống lộn xộn, trong đám đông những lời, tới mức bạn sẽ quên câu hỏi nguyên thuỷ của bạn là gì.

Bertrand Russell đã viết trong tự tiểu sử của ông ấy: "Khi tôi còn trẻ và tôi vào đại học để học triết học, tôi đã đi với ý tưởng rằng tôi sẽ nhận được ít nhất vài câu trả lời cho câu hỏi cơ bản về cuộc sống." Ở tuổi chín mươi ông ấy nhớ rằng ông ấy đã ở trong đại học, không chỉ như sinh viên mà như giáo sư và như triết gia lớn - ông ấy đã là một trong những triết gia nổi tiếng nhất thế kỉ này - và chung cuộc ông ấy nói:

"Duy nhất một điều tôi có thể nói về triết học và đó là: nó không bao giờ trả lời một câu hỏi. Nó đơn giản tạo ra những câu hỏi mới thay vì câu hỏi cũ - phức tạp hơn nhiều, bí ẩn hơn nhiều."

Khi một người đi tới triết học, người đó tới với những câu hỏi rất hồn nhiên. Triết học không trả lời. Triết học đơn giản làm cho người đó tinh ranh hơn trong việc trả lời các câu hỏi. Người đó trở nên nói giỏi hơn. Người đó hỏi theo cách logic hơn, có vậy thôi.

Triết học đã không giải một câu hỏi riêng nào suốt nhiều thời đại. Đó là điều Đầu Tử ngụ ý khi ông ấy nói: "Phật là Phật. Đừng đi vào trong triết lí!" - đó là điều ông ấy đang nói. "Nếu ta trả lời ông rằng Phật là cái này hay cái kia, cuộc hành trình bắt đầu - cuộc hành trình không đi tới kết thúc. Ông sẽ trở thành triết gia lớn. Cho nên tốt hơn cả ông dừng ở bước thứ nhất! Đừng đi vào trong nó! Cái này dẫn tới cái khác, và thế thì không có cách nào dừng lại. Và thế thì việc quay về nhà lại là cuộc hành trình dài. Tốt hơn cả là không đi vào cuộc hành trình này. Dừng lại ở đây bây giờ!" Đó là điều Đầu Tử ngụ ý khi ông ấy nói, "Phật là Phật, Đạo là Đạo, Thiền là Thiền." Ông ấy đang nói, "Dừng việc nói ra lời đi! Bỏ trò chơi ngôn ngữ này đi!" Nhưng ông ấy không im lặng.

Ông ấy có thể đã im lặng và đơn giản chỉ dẫn: "Bỏ trò chơi ngôn ngữ này đi; giữ im lặng." Điều đó chắc sẽ không là vấn đề nữa - vì bạn có thể giữ im lặng và tâm trí tiếp diễn bên trong, huyên thuyên. Thực ra, khi bạn ngồi im lặng nó huyên thuyên còn nhiều hơn bao giờ, vì khi bạn đang nói cho mọi người bạn ném năng lượng ra, bạn liên tục tẩy rửa. Nhưng khi bạn không nói cho bất kì ai, tâm trí liên tục tích luỹ năng lượng, và liên tục chuyển động bên trong điên hơn.

Chỉ bằng việc ngồi im lặng, không cái gì sẽ xảy ra. Cây là im lặng, đá là im lặng - chúng không biết chân lí là gì. Một loại im lặng khác được cần tới - im lặng nảy sinh từ việc hiểu cái vô tích sự của lời và phần phủ định của lời - im lặng. Khi ngôn ngữ và im lặng cả hai đều bị bỏ đi, nảy sinh một loại im lặng mới toàn bộ, an bình - nhưng sống động, rung động, đập rộn ràng cùng sự sống. Im lặng có điệu vũ trong nó, im lặng giống bài ca nhiều hơn im lặng của nghĩa địa. Im lặng có giai điệu, im lặng có âm nhạc bầu trời trong nó. Im lặng mà nói - không trong lời, nhưng nói tất cả cùng một điều. Im lặng mà có tính sáng tạo, cái không chỉ là thiếu vắng tiếng ồn. Cố hiểu điều đó đi.

Bạn có thể đi tới bác sĩ. Ông ấy có thể khám cho bạn, ông ấy có thể kiểm tra toàn diện - kiểm kĩ lưỡng, và ông ấy có thể nói bạn không ốm; nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn có khoẻ. Bạn có thể không ốm, nhưng có khoẻ là điều khác toàn bộ. Không bị ốm là có tính tiêu cực; nó đơn giản nói bạn không bị lao, bạn không bị ung thư, bạn không có cái này và cái nọ, huyết áp của bạn là được, tim bạn đang vận hành tốt - mọi thứ là được. Bạn không có bất kì bệnh nào. Nhưng không có bệnh nào không phải là có khoẻ! Khoẻ là điều khác toàn bộ. Khoẻ là hiện tượng tích cực, sự hiện diện của cái gì đó. Khoẻ là tích cực như bệnh.

Bệnh là sự hiện diện của lao phổi hay ung thư. Khoẻ cũng là sự hiện diện - của kinh nghiệm mới về hạnh phúc. Bạn đầy niềm vui tới mức bạn sẵn sàng bung ra, tới mức bạn sẵn sàng nở bung hoa. Khoẻ không chỉ là thiếu vắng bệnh; nó là cái gì đó tích cực theo quyền riêng của nó.

Im lặng thực cũng như vậy - nó không chỉ là việc thiếu vắng tiếng ồn. Đó là lí do tại sao Đầu Tử đã không thể là im lặng; ông ấy phải nói cái gì đó. Nhưng ông ấy đã phải nói nó theo cách mà việc nói trở thành việc trưng ra.

Để tôi lặp lại điều đó: Chân lí không thể được nói ra, nhưng có thể được trưng ra. Những lời này mà Đầu Tử dùng là vô nghĩa; những lời được Đầu Tử dùng không được dùng như lời mà như tiếng hét! Chỉ để đánh tâm trí người khác tới chỗ dừng. Chúng trưng ra cái gì đó. Ông ấy đang nói, "Đừng hỏi câu hỏi. Để tôn giáo là việc truy tìm của ông, không phải là câu hỏi. Để tôn giáo là kinh nghiệm của ông, không là việc giải thích. Nếu ông thực sự muốn biết Phật là gì, ta ở đây! Trông đấy! Phật là Phật. Ta ở đây. Nhìn vào trong ta, và nhìn vào trong bản thân ông - ông cũng là Phật."

Ở Ấn Độ đã từng có ba tín ngưỡng. Một là tín ngưỡng Hindu, tín ngưỡng cổ đại nhất. Tín ngưỡng Hindu nói Thượng đế giáng xuống - đó là nghĩa của từ avatar - Thượng đế tới từ bên trên. Cũng như Thượng đế giáng xuống Jesus khi ông ấy được đặt tên bởi John the Baptist ở Sông Jordan; Thượng đế giáng xuống như chim bồ câu trắng, đi vào Jesus. Ngài tới từ bên trên - đó là nghĩa của avatar - tới từ bên trên. Đây là một tín ngưỡng, tín ngưỡng cổ đại nhất.

Tín ngưỡng thứ hai, gần như cổ đại - hay, có thể, vài người thậm chí nghĩ còn cổ đại hơn - đó là Jaina giáo. Tín ngưỡng đó có cái nhìn khác toàn bộ. Tôn giáo Jaia nói Thượng đế không giáng xuống từ bên trên, Thượng đế vươn lên từ bên dưới; nó là sự trưởng thành. Trong Jaina giáo không có khái niệm về về avatar. Không phải là nó tới từ trời, nó trưởng thành ra từ đất như cây - teerthankar. Con người trở thành Thượng đế bằng việc trưởng thành, tiến hoá; đi ngày càng cao hơn và cao hơn và cao hơn. Một ngày nào đó con người trở thành Thượng đế khi con người đã đạt tới điều tối thượng.

Trong Hindu giáo, một ngày nào đó Thượng đế trở thành người, khi Ngài đã đạt tới cái thấp nhất.

Phật giáo là tín ngưỡng thứ ba, và với tôi, là cao siêu hơn nhiền so với hai tín ngưỡng kia. Nó có cách tiếp cận thứ ba. Nó nói mọi người là Phật; Thượng đế không xuống không lên. Mọi người đều đã là Phật, chỉ việc nhận ra là được cần. Phật đã có đó rồi! Các bạn là chư Phật! Bạn có thể đã quên mất, điều đó là được, nhưng điều đó không làm bạn thành phi Phật. Các bạn là các Thượng đế! Bản thân bạn có thể đã quên mất bạn là ai, điều đó là thực, nhưng bởi việc quên bạn không trở thành ai đó khác - bạn vẫn còn là cùng người.

Cho nên trong Phật giáo từ có ý nghĩa là: buddhanusmriti - việc nhớ lại Phật tính riêng của người ta. Người ta không phải lên, không có chỗ trên mà đi lên. Và Phật giáo là rất khoa học. Thực sự không có chỗ trên mà lên

- lên và xuống toàn là các thuật ngữ tương đối - không có lên và không có xuống. Và không có xuống từ nơi trưởng thành hướng lên. Chúng ta đã ở đó rồi! Chúng ta tồn tại ở mục đích; chúng ta đã đạt tới rồi. Chúng ta chỉ liên tục nghĩ rằng chúng ta còn chưa đạt tới và chúng ta phải đạt tới đâu đó. Cho nên chỉ việc nhận ra...

Do đó Thiền nhấn mạnh vào việc thức tỉnh bạn bởi các cú choáng. Phật đang nghĩ rằng ông ấy không là Phật - phải làm gì? Thay vì giải thích cho người đó, cho người đó triết lí lớn và thượng đế học, tốt hơn cả là đánh đau người đó để người đó thức tỉnh! Trong khoảnh khắc đó của thức tỉnh là tỏ ngộ.

Mọi người cảm thấy rất phân vân vì làm sao tỏ ngộ được đạt tới nhanh thế. Nó được đạt tới nhanh thế vì bạn đã ở trong nó rồi. Nó không phải là cái gì đó mới để được đạt tới trong thời gian, với nỗ lực; không nỗ lực nào được cần. Dường như một người đã rơi vào giấc ngủ và người đó đã quên mất tên mình - như tất cả các bạn đều quên trong giấc ngủ của bạn. Thế rồi ai đó tới và kêu lên, "Ram! Anh đang làm gì ở đây? Dậy đi - mặt trời mọc rồi!" Anh ta mở mắt ra, và anh ta lại là Ram. Và chỉ một khoảnh khắc trước, anh ta đã ở dưới cả nghìn lẻ một giấc mơ - trôi nổi, di chuyển, đi theo cả nghìn hướng, mơ những điều không thể được. Và đột nhiên một tiếng kêu, "Ram! Dậy đi - mặt trời mọc rồi!" và Ram mở mắt ra.

Đích xác giống điều đó là tỏ ngộ.

Vào thời xưa hoàng đế nhà Đường, Đường Cao Tông, hỏi một hiền nhân, người đang thực hành Đạo trên núi:

"Ông bao giờ cũng sống trong núi sâu. Hạnh phúc gì có đó ở chỗ như vậy?"

Với điều này sơn nhân đáp lại trong bài thơ "Có gì trên núi?

Trên núi nhiều mây trắng.

Nhưng đây là cái gì đó ông phải tận hưởng bằng việc đi tới bản thân ông.

Ta không thể đem chúng ra đây và trình chúng cho ông."

Có vài điều không thể được trao cho bạn bởi bất kì người nào khác. Bạn phải đi tới đó. Tôi có thể nói cho bạn về mây trắng trên Himalayas, những đỉnh nguyên sơ của Himalayas, những hồ trong như pha lê của Himalayas, nhưng những điều đó sẽ chỉ là lời. Chúng có thể khuấy động vài giấc mơ trong bạn, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì. Bạn phải đi tới những đỉnh núi đó, bạn phải ở dưới những đám mây trắng đó.

Tôi đã nghe nói về một nhà thơ, nhà thơ lớn, đi ra bãi biển. Người yêu của ông ấy bị ốm trong bệnh viện và ông ấy đã không ngủ cả đêm; ông ấy đã ngồi bên cạnh cô ấy. Đến sáng cô ấy rơi vào giấc ngủ, và ông ấy đi ra bãi biển chỉ để có chút ít không khí trong lành.

Lúc đó là buổi sáng đẹp. Trời đã cực kì đẹp - mặt trời đang mọc, và mùi của bãi biển, và cái tươi mát của buổi sáng, và sóng gầm thét. Và ông ấy đã trở nên xúc động tới mức ông ấy sẽ lấy cái đẹp nào nó của buổi sáng này mang cho người yêu của ông ấy đang sắp chết trong bệnh viện. "Cô ấy cũng sẽ hạnh phúc. Để điều này là món quà. Cô ấy sẽ sớm ra đi. Cô ấy sắp sớm ra đi."

Ông ấy đã làm cái gì đó ngu xuẩn, điều chỉ nhà thơ có thể làm. Ông ấy chạy về nhà, mang một cái hộp đẹp, mở hộp trên bãi biển, đóng nó lại, khoá nó lại. Vâng, tia sáng mặt trời đã nhảy múa trong cái hộp, và làn gió thoảng đi qua cái hộp, và cả mùi nữa, và tiếng hót của chim cũng đã có đó trong không khí. Ông ấy đóng tất cả chúng trong hộp và ông ấy chạy xô về bệnh viện. Ông ấy đã xúc động với chính ý tưởng rằng ông ấy đã mang tới một mảnh của buổi sáng.

Ông ấy đánh thức người yêu dậy, để cái hộp bên cạnh cô ấy, và chẳng có gì cả - không tia sáng mặt trời, không hương thơm của bãi biển buổi sáng, không tiếng hót của chim, không không khí tươi mát. Cái hộp là trống rỗng.

Mọi lời là như vậy... trống rỗng. Từ 'Thượng đế' là trống rỗng như cái hộp đó. Từ 'Phật' là trống rỗng như cái hộp đó. Đó là điều Đầu Tử đang nói khi ông ấy nói, "Phật là Phật." Bãi biển là bãi biển - bạn phải đi tới đó. Núi là núi, bạn phải đi tới đó. Bạn không thể mua được những thứ này ở chợ. Không ai khác có thể chuyển giao chúng cho bạn. Nhiều nhất, Thầy có thể tạo ra cơn khát; nhiều nhất, các Thầy có thể tạo ra mơ trong mắt bạn để cho bạn bắt đầu cuộc hành trình. Nhưng không ai có thể trao nó cho bạn.

Một chuyện ngụ ngôn Phật giáo rất cổ đại - đây là từ Liên hoa kinh:

Con trai của một quí tộc lang thang đi xa như một đứa trẻ và trở thành kẻ lông bông vô gia cư. Trong thời gian đó anh ta quên mất rằng anh ta đã từng có gia đình, nhưng một hôm không suy nghĩ gì anh ta tới cổng ngôi nhà của ông quí tộc bố mình. Anh ta đã không có khái niệm mờ nhạt nhất rằng anh ta đã được sinh ra ở đó, nhưng đứng ở cổng van xin lòng thương hại cho khổ cực của mình. Nhà quí tộc thấy anh ta từ bên trong và nhận ra đứa con trai bị thất lạc từ lâu của mình cho dù sau ngần ấy năm, nhưng khi ông ấy gọi anh ta vào, người ăn xin đáng thương kinh hoàng và sẽ không vào.

Người ăn xin thậm chí cố trốn chạy. Và nhà quí tộc - bố của anh ta rất sợ anh ta có thể bị lạc lần nữa. "Làm sao thuyết phục được anh ta vào nhà? Làm sao thuyết phục anh ta rằng đây là nhà của anh ta, con không cần sợ - rằng ta là bố của con?" Ông ấy phải đã là người rất khôn ngoan.

Ông ấy sai người hầu ra thuyết phục người ăn xin này, nói, "Chúng tôi cần một người phục vụ trong nhà. Anh có muốn làm việc đó không?"

Người ăn xin sẵn sàng cho việc đó. Công việc nhỏ nào đó được trao cho, anh ta được nhận lại như người phục vụ khiêm tốn trong gia đình, và thế rồi từng chút một được cất nhắc, cho tới khi chung cuộc anh ta lại lấy lại tên mình, khi ngôi nhà và của cải của nó và kho báu tất cả trở thành của anh ta.

Đó là toàn thể chức năng của Thầy - tạo ra cơn khát, ham muốn lớn, khao khát để biết chân lí, và thế rồi để giúp bạn, từng bước một, hiểu rằng chân lí không ở đâu đó xa xăm khỏi bạn, nó ngụ trong bạn. Nhưng bạn sẽ không sẵn sàng để nghe nó một cách trực tiếp thế. Bạn sẽ kinh hoàng như người ăn xin này. Nếu người chủ ngôi này mà bảo thẳng anh ta, "Anh là con ta," anh ta chắc đã trốn mất. Anh ta chắc đã nghĩ, "Có bẫy nào đó trong điều đó." Làm sao anh ta có thể là con trai của người giầu này? Anh ta là người ăn xin.

Thầy đã thực sự là rất khôn ngoan. Dần dần, dần dần thầy thuyết phục. Trên đường trở thành Phật bạn phải được thuyết phục rất, rất chậm chạp. Thầy khai tâm cho bạn, bạn trở thành sannyasin, khất sĩ, thế này và thế nọ; thế rồi, dần dần, bạn bắt đầu có tỏ ngộ nhỏ, thế rồi tỏ ngộ lớn hơn, thế rồi đại ngộ samadhi. Bạn liên tục được cất nhắc. Một ngày nào đó, đột nhiên, bạn biết rằng mọi điều này đã chỉ là thủ đoạn. Điều bạn chung cuộc trở thành, bạn bao giờ cũng đã là vậy rồi. Nhưng Thầy phải rất thuyết phục, cám dỗ.

Thầy không cho bạn bất kì cái gì. Không có gì để cho. Thầy đơn giản cho bạn cái gì đó mà bạn đã có rồi. Thay vì nói rằng Thầy cho bạn cái gì đó, thực ra, thầy lấy đi nhiều thứ khỏi bạn. Thầy lấy những thứ mà bạn không có và bạn nghĩ rằng bạn có, và thầy cho bạn những thứ mà bạn có nhưng bạn nghĩ rằng bạn không có.

Toàn thể chức năng của Thầy chỉ là để mang bạn về nhà - nơi bạn chưa bao giờ rời khỏi ngay chỗ đầu tiên.

Có một câu ngạn ngữ Thiền nổi tiếng bạn phải đã nghe thấy. Nó nói rằng trước khi chúng ta học Thiền, núi là núi và sông là sông. Tuy nhiên khi chúng ta học Thiền, núi không còn là núi và sông không còn là sông. Nhưng thế rồi, khi việc học Thiền của chúng ta được hoàn thành, núi lần nữa lại là núi, và sông lần nữa lại là sông.

Khi một Thiền sư giải thích điều này cho một trong các thiền sinh của mình, thiền sinh kêu lên, "Dạ, nếu điều đó là đúng, thế thì chẳng có khác biệt gì giữa người thường và người chứng ngộ. Vì trước khi tôi đi vào trong Thiền, núi là núi và sông là sông. Thế rồi tôi học Thiền và núi không còn là núi, và sông không còn là sông. Và thế rồi khi việc học là hoàn tất và tôi đã về nhà, sông lại là sông và núi lại là núi."

Câu hỏi này có liên quan.

Đệ tử này hỏi, "Thưa Thầy, nếu điều này là vậy, thế thì không có khác biệt giữa người thường và người chứng ngộ."

Và Thầy nói, "Không có khác biệt."

Không có khác biệt, ngoại trừ một điều - rằng người chứng ngộ biết rằng không có khác biệt, còn người không chứng ngộ nghĩ có khác biệt.

Ai đó hỏi Phật, "Chứng ngộ là gì?"

Và Phật nói, "Nó tồn tại chỉ trong tâm trí của người chưa chứng ngộ."

Câu nói tuyệt vời! Bạn hiếm khi bắt gặp câu nói như viên kim cương Kohinoor như vậy: "Nó tồn tại chỉ trong tâm trí của người chưa chứng ngộ." Họ tạo ra nó. Đầu tiên họ nghĩ họ không chứng ngộ, do đó họ tạo ra lí tưởng về chứng ngộ.

Người chứng ngộ đơn giản đã về tới nhà, và người đó biết núi là núi và sông là sông, và chúng bao giờ cũng là núi và chúng bao giờ cũng là sông. Không một khoảnh khắc nào bất kì cái gì đã thay đổi; mọi thứ đã là như nó phải là vậy; mọi thứ là hoàn hảo. Không thể có bất kì hoàn hảo nào hơn như nó vậy. Sự tồn tại là hoàn toàn hoàn hảo! Bạn là hoàn hảo, như bạn vậy. Không có gì để được thêm vào, không có gì để được cải tiến lên. Nhưng nói điều này cho ai đó không tạo ra mấy nghĩa.

Dần dần, dần dần Thầy phải thuyết phục.

Một sư hỏi, "Phật là gì?" và

Đầu Tử (Thầy) trả lời, "Phật."

Như cái búa! Thầy đang nói, "Đừng hỏi câu hỏi vô nghĩa. Ông là Cái đó - tat-tvam-asi: Ngươi là cái Cái đó." Nhưng thầy thậm chí không nói điều đó, vì một khi bạn dùng "Ngươi là Cái đó - tat-tvam-asi," triết lí bắt đầu. Thế thì anh ta bắt đầu nghĩ "Tôi là ai?" và "Cái đó là ai?" và "Làm sao tôi là Cái đó?" và các câu hỏi Và không có tận cùng cho nó.

Đầu Tử đơn giản dừng toàn thể sự việc ở đây đó.

Trong Thiền họ nói Thầy giống như chiếc kiếm. Thầy chém. Thầy chém sâu tới mức trong một nhát chém thầy chặt bạn thành hai mảnh.

Sư hỏi: "Đạo là gì?" Và Đầu Tử nói: "Đạo."

Và sư hỏi: "Thiền là gì?" Và Đầu Tử nói: "Thiền."

Hoặc sư này sẽ có tỏ ngộ nhỏ qua Đầu Tử, hoặc anh ta sẽ hoàn toàn bị thất vọng rằng "Người này điên!" Đầu Tử đang làm gì? Đầu Tử đơn giản vọng lại! Còn cái gì khác có thể được làm? Bạn đi lên núi và bạn hát bài ca, và núi vọng lại nó.

Ở Matheran có một chỗ, Điểm Vọng. Có lần tôi đã tới đó cùng vài người bạn. Bạn hét lên và núi hét lại. Ai đó bắt đầu sủa như chó và núi bắt đầu sủa. Tôi bảo người đó, "Nếu bạn định làm cái gì đó, sao không hát bài ca hay? Sao bạn sủa? Sao gây nhiều phiền phức thế cho núi?" Anh ta bắt đầu hát bài ca, và núi bắt đầu hát bài ca.

Sự sống là điểm vọng. Thầy vọng lại bạn, Thầy là gương. Thầy đơn giản chỉ ra cho bạn xem bạn là ai, có vậy thôi. Thầy đơn giản cho bạn mặt của bạn. Thầy đơn giản phản xạ, vọng lại.

Đệ tử hỏi: "Phật là gì" Và Thầy nói: "Phật."

Bạn đi lên núi và bạn hỏi, "Cái gì là Phật?" và bạn sẽ nghe thấy "...Phật." Bạn sẽ không nghe thấy toàn thể câu hỏi được lặp lại. Lí do? Hai từ đầu đó sẽ bị mất, bị chờm lên. Khi bạn nói, "Cái gì là Phật?" núi lặp lại toàn thể câu này, "Cái gì là Phật?" nhưng sẽ có kẽ hở - kẽ hở thời gian, kẽ hở hơi chút thời gian. Vì kẽ hở thời gian đó, khi bạn có khả năng nghe thấy - khi bạn đã hoàn thành câu hỏi của bạn và bạn có khả năng nghe thấy - bạn sẽ không nghe thấy toàn thể câu hỏi được lặp lại: "Cái gì là Phật?" Bạn sẽ nghe thấy "Phật."

Điều đó rất có ý nghĩa. Thầy phản xạ, soi gương. Thầy đơn giản hoàn trả bạn lặp đi lặp lại. Thầy không cải tiến bạn. Thầy không cho bạn cái phải, vì mọi cái phải đều tạo ra mặc cảm. Thầy không cho bạn bất kì lí tưởng nào, vì mọi lí tưởng tạo ra căng thẳng, phiền não. Thầy không bao giờ nói, "Cái này là xấu và cái kia là tốt." Thầy không bao giờ tạo ra giá trị, vì mọi giá trị tạo ra chia chẻ. Thầy không bao giờ dạy phán xét, thầy dạy bạn sống mà không phán xét, không kết án, không nói tốt hay xấu. Để sự sống tuôn chảy như nó vậy.

Nghe chuyện ngụ ngôn hay này và bạn sẽ hiểu phẩm chất tựa gương của Thầy. Đây là một trong những chuyện Thiền nổi tiếng nhất về Thiền sư lớn Bạch Ẩn khi ông ấy ở ngôi đền Shoinji.

Một cô gái trong giáo dân trở nên mang thai. Người bố nghiêm khắc của cô ấy ép buộc cô ấy nói ra tên của người yêu, và đến cuối, nghĩ rằng nếu cô ấy nói vậy cô ấy có thể thoát sự trừng phạt, cô ấy nói cho bố mình: "Đó là Thiền sư Bạch Ẩn."

Người bố không nói thêm, nhưng khi thời điểm tới và đứa con được sinh ra, ông ta lập tức mang nó cho thiền sư và ném nó vào thiền sư. "Dường như đây là con ông." Và ông ta xổ ra hàng tràng sỉ nhục và khinh bỉ vào điều ô nhục của chuyện này.

Thiền sư chỉ nói: "Ồ, thế à?" và bế đứa bé vào lòng. Sau đó, trong cả ngày nắng lẫn đêm mưa bão ông ấy đều đi xin sữa từ các nhà hàng xóm. Bất kì chỗ nào ông ấy đi ông ấy đều mang theo đứa bé, được bọc trong ống tay áo của bộ áo choàng rách tả tơi.

Bây giờ ông ấy, người đã được coi là Phật sống, đã được tôn thờ như Thích Ca, quả thực đã sa ngã. Nhiều đệ tử, những người đã lũ lượt kéo đến ông ấy, nay quay đi chống lại ông ấy và bỏ ông ấy. Thầy vẫn chẳng nói một lời.

Trong khi đó người mẹ thấy cô ta không thể chịu đựng được nỗi khổ của việc tách rời khỏi đứa con của mình, và hơn nữa, bắt đầu sợ hậu quả trong kiếp sau về điều cô ấy đã làm. Cô ấy thú nhận tên bố của đứa bé. Bố của cô ấy, khắt khe trong quan niệm về đức hạnh, trở nên gần điên vì sợ. Ông ta chạy xô tới Bạch Ẩn và phủ phục mình xuống, nài nỉ cầu xin tha thứ.

Thiền sư lần này cũng lại chỉ nói: "Ồ, thế à?" và trả lại ông ta đứa bé.

Cả hai lần cùng một điều: "Ồ, thế à?" Lần thứ nhất người bố ném đứa trẻ vào Bạch Ẩn và nói, "Thứ này là con ông," Bạch Ẩn không nói có hay không, ông ấy không phản đối. Ông ấy đơn giản chấp nhận. Ông ấy nói, "Ồ, thế à?" Và sau nhiều tháng... và bạn có thể hiểu khó khăn của ông ấy: đứa trẻ nhỏ, và thị trấn đã quay lưng lại ông ấy. Đi xin cho bản thân ông ấy đã trở thành khó khăn, và xin cho đứa bé thậm chí còn khó khăn hơn, và ông ấy phải chăm nom đứa bé. Nhưng không một khoảnh khắc nào ông ấy thốt ra bất kì cái gì chống lại điều đó. Đây là chấp nhận - như vậy tathata - đây là tính như vậy. Bất kì cái gì sự sống mang tới đều là được, tuyệt đối được.

Và khi người bố quay lại và giằng lấy đứa bé, và nói, "Tôi xin lỗi", và hỏi xin tha thứ: "Điều đó đã là sai và ông không phải là bố đứa bé - có ai đó khác là bố đứa bé, tôi xin lỗi," Bạch Ẩn nói, "Ồ, thế à?" và trả lại đứa bé. Không một lời bình luận.

Đây là phẩm chất tựa gương. Không cái gì là tốt, không cái gì là xấu - mọi điều là thiêng liêng. Đây là thông điệp của Phật. Thầy phản xạ trong từng hành động của thầy.

Đó là lí do tại sao đôi khi bạn sẽ thấy Thầy rất mâu thuẫn. Bạn sẽ thấy tôi mâu thuẫn nhiều lần. Tôi nói điều này cho người này, và tôi nói đích xác cái đối lập cho người khác. Và đôi khi cả hai người đã mang tới cùng vấn đề! Vấn đề có thể có vẻ là một khi nó được phát biểu trong cùng ngôn ngữ, nhưng nó không thể là một, vì người hỏi là khác. Họ có quá khứ khác nhau, xu hướng khác nhau, khổ khác nhau, đau khác nhau, lo khác nhau, bố mẹ khác nhau, xã hội khác nhau, ước định khác nhau. Câu hỏi trên bề mặt có thể có vẻ đích xác là một, nhưng nó không thể là một. Không có hai người nào có thể hỏi cùng câu hỏi, cho nên không có hai người nào mà cùng câu trả lời sẽ là câu trả lời đúng. Điều đó sẽ là tuỳ.

Khi bạn đứng trước gương nó phản xạ mặt bạn. Khi bạn đi ra xa, mặt biến mất. Ai đó khác tới, gương phản xạ mặt đó. Một khi người đó chuyển đi, mặt đó mất đi; gương lại là trống rỗng. Bạn không nói với gương, "Mày rất rất không nhất quán. Lúc thì mày hiện ra mặt này, lúc thì mày hiện ra mặt khác." Ảnh chụp là nhất quán hơn! Điều đó đúng. Ảnh chụp là rất rất nhất quán, nó vẫn còn là một thứ. Nhưng ảnh chụp là chết. Nó có năng lực rất hạn chế. Một khi được phơi ra ánh sáng, nó được kết thúc. Gương là vô hạn. Bạn có thể liên tục phơi nó ra cho hàng triệu người, và nó vẫn còn đó, gương hoàn hảo, và liên tục phản xạ.

Thầy thực nhất định là không nhất quán; chỉ thầy giáo là nhất quán. Chỉ những tâm trí rất tầm thường là nhất quán. Khi tâm trí trở thành có tính càn khôn, nó là không nhất quán như bản thân Thượng đế, nó là nghịch lí như bản thân Thượng đế. Do đó, tôi gọi Thiền là Con đường của Nghịch lí.

Một sư hỏi Triệu Châu, "Phật là gì?" "Người trong Điện."

Sư nói, "Người trong Điện là tượng, cục bùn!" Triệu Châu nói. "Cái đó là vậy."

"Thế Phật là gì?" sư lại hỏi. "Người trong Điện."

Bây giờ điều này là kì lạ. Ông ấy đồng ý với anh ta rằng đó chỉ là tượng, cục bùn; ông ấy nói, "Điều đó là đúng." Và khi người này lại hỏi, "Thế thì Phật là gì?" ông ấy nói, "Người trong Điện."

Triệu Châu ngụ ý cái gì bởi điều này? Ông ấy ngụ ý rằng chừng nào bạn chưa bỏ việc hỏi "Phật là gì?" bạn đang đi tìm tượng. Chừng nào bạn còn liên tục hỏi "Phật là gì?" bạn đang hỏi cái gì đó có tính đối thể. Đó là lí do tại sao ông ấy nói, "Cái đó ở trong điện, cái đó là Phật." Nếu bạn liên tục hỏi "Phật là gì?" bạn muốn câu trả lời có tính đối thể - và Phật là tính chủ thể của bạn.

Cho nên ông ấy đồng ý với người này, "Vâng, ông đúng. Thứ ở bên trong đền không phải là Phật thực. Nó là tượng bùn." Một cách tự nhiên người này phải đã cảm thấy hi vọng

- "Bây giờ câu trả lời khác nào đó sẽ tới." Anh ta hỏi, "Thế thì nói cho tôi Phật là gì?" Bây giờ anh ta đã không trông đợi rằng ông ấy sẽ nói lại cùng điều đó. Và ông ấy đã đồng ý rằng đó chỉ là tượng, tượng bùn. Ông ấy lại nói, "Người trong điện." Tại sao? Vì nếu bạn liên tục hỏi về đối thể, bạn đang hỏi về cái gì đó chết.

Thực tại là tính chủ thể. Thượng đế là tính chủ thể. Nó là cốt lõi bên trong nhất của bạn, nó là lãnh thổ của bạn. Bạn không thể hỏi câu hỏi như điều đó. Bạn phải đi vào bên trong để biết "Phật là gì?" Và khi bạn bắt đầu đi vào bên trong bạn đang đi trên Đạo. Và khi bạn bắt đầu đi trên Đạo, bạn bắt đầu dùng dhyan, thiền, Zen. Thiền là phương pháp để đi vào trong; Đạo là con đường dẫn bạn tới cốt lõi bên trong nhất; và cốt lõi bên trong nhất là Phật. Bạn là Phật.

Cho nên điều đầu tiên là chấp nhận sự sống như nó vậy. Chấp nhận nó, ham muốn biến mất; chấp nhận nó như nó vậy, căng thẳng biến mất, bất mãn biến mất; chấp nhận nó như nó vậy, người ta bắt đầu cảm thấy rất vui mừng và chẳng vì lí do nào chút nào. Khi niềm vui có lí do, nó sẽ không kéo dài lâu. Khi niềm vui không có lí do nào, nó sẽ có đó mãi mãi.

Có hai cách con người có thể hiện hữu. Con người có thể hoặc đi tới việc có nhiều đồ vật hơn - thế thì người đó đi ngược lại Phật, ngược lại Đạo, ngược lại Thiền. Người quá quan tâm tới việc có nhiều hơn là người trần tục. Và người nói bất kì cái gì hiện hữu đều là tốt là người thảnh thơi; người không lo nghĩ về việc có nhiều tiền, nhiều quyền, nhiều danh, nhiều kính trọng; người thảnh thơi trong tathata, như vậy, đây này - người đó trở thành người tôn giáo. Người đó bắt đầu đi vào trong.

Nếu bạn đang nghĩ có nhiều hơn, bạn sẽ đi ra ngoài. Khi bạn quan tâm tới việc có, bạn sẽ đi ra ngoài; khi bạn không còn quan tâm tới việc có, bạn sẽ đi vào trong hiện hữu. Và hiện hữu là Phật.

Chuyện xảy ra về một nữ Thiền sư rất nổi tiếng, tên bà ấy là Rengetsu... Rất ít đàn bà đã đạt tới tối thượng Thiền. Người này là một trong những người đàn bà hiếm hoi đó.

Bà ấy đang trên đường hành hương, và bà ấy đi tới một làng vào lúc mặt trời lặn và xin chỗ ở qua đêm, nhưng dân làng đóng sầm cửa lại. Họ rất chống lại Thiền. Thiền là cách mạng, nổi dậy hoàn toàn tới mức rất khó chấp nhận nó. Bằng việc chấp nhận nó bạn sẽ được biến đổi; bằng việc chấp nhận nó bạn sẽ trải qua lửa, bạn sẽ không bao giờ còn là cùng người cũ nữa.

Cho nên người truyền thống bao giờ cũng chống lại mọi điều là thực trong tôn giáo. Truyền thống là mọi điều mà là không thực trong tôn giáo. Cho nên những người đó phải đã là những Phật tử truyền thống trong thị trấn, và họ đã không cho phép người đàn bà này ở lại trong thị trấn; họ tống bà ấy ra ngoài. Lúc đó là đêm lạnh, và người đàn bà già không có chỗ trú ngụ... và đói. Bà ấy phải lấy cây anh đào trên cánh đồng thành chỗ trú ngụ. Trời thực sự lạnh, và bà ấy không thể ngủ ngon được. Và nó còn nguy hiểm nữa - thú hoang và mọi điều.

Vào nửa đêm bà ấy thức dậy - vì trời quá lạnh - và thấy, dường như nó là vậy, trong bầu trời đêm mùa xuân, hoa anh đào nở bung cười với trăng mờ. Chiến thắng với cái đẹp này, bà ấy đứng dậy và bầy tỏ sự kính trọng theo hướng của làng này...

Đây là điều tathata là gì.

Chiến thắng với cái đẹp này, bà ấy đứng dậy và bầy tỏ sự kính trọng theo hướng của làng này:

Qua lòng tốt của họ trong việc từ chối cho tôi chỗ trú ngụ tôi đã tìm thấy bản thân mình ở dưới việc nở hoa ban đêm của trăng mờ này.

Bà ấy cảm thấy biết ơn. Với lòng biết ơn lớn lao bà ấy cám ơn những người đã từ chối cho bà ấy trú ngụ, bằng không bà ấy chắc đã ngủ dưới mái nhà bình thường, và bà ấy chắc đã bỏ lỡ phúc lành này - những hoa anh đào này nở bung, và việc thì thào này cùng trăng mờ, và im lặng này của đêm, im lặng hoàn toàn này của đêm. Bà ấy không giận, bà ấy chấp nhận điều đó. Không chỉ chấp nhận điều đó, đón chào điều đó - bà ấy cảm thấy biết ơn.

Một người trở thành Phật vào khoảnh khắc người đó chấp nhận mọi điều sự sống mang tới với lòng biết ơn. Người đó đang trên Đường, người đó đang trên Đạo; và người đó đang trở nên có tính thiền.

Tâm trí là kĩ thuật để đi ra. Đó là lí do tại sao bạn được huấn luyện trong các đại học và cao đẳng và trường học về tâm trí. Tâm trí là kĩ thuật để đi ra, để có nhiều thứ hơn - để có nhà to hơn, có nhiều của cải hơn, có quyền lực chính trị, có tiền. Tâm trí là con đường đi ra và chinh phục thế giới.

Thiền chính là quá trình đảo ngược. Nó không là gì ngoài vô trí. Đó là điều Thiền là gì. Bạn đi vào, bạn dừng suy nghĩ, vì vấn đề là gì? Không có nhu cầu suy nghĩ. Để chinh phục cái bên trong, việc suy nghĩ là không được cần tới. Để chinh phục cái bên ngoài, việc suy nghĩ được cần. Suy nghĩ là công cụ cho cái bên ngoài.

Cho nên Thiền, hay dhyan, hay zen, không là gì ngoài tâm thức vô suy nghĩ. Không có nhu cầu! Nếu không có ham muốn, ai bận tâm nghĩ? Nghĩ để làm gì? Bạn quan sát. Bất kì khi nào bạn quá đầy ham muốn bạn nghĩ quá nhiều. Khi không có mấy ham muốn, suy nghĩ biến mất theo cách riêng của nó. Mọi người hỏi tôi làm sao không nghĩ? Điều đó không phải là vấn đề. Làm sao không ham muốn mới là vấn đề.

Ham muốn tạo ra suy nghĩ, ham muốn mang tới ý tưởng, mơ mộng, và thế thì bạn phải xoay xở, và bạn phải lập kế hoạch, và bạn phải làm việc thực hiện chúng, và bạn phải đi một cách có phương pháp - thế thì suy nghĩ tới.

Chỉ tạo ra một ham muốn. Một chiếc xe đi qua, và để có ham muốn trong bạn rằng "Mình muốn có chiếc xe này." Và thế thì bạn sẽ thấy nhiều ý nghĩ tới: "Làm sao sở hữu nó? Làm sao xoay được tiền? Phải làm gì? - làm kinh doanh sao? hay ăn cắp, hay cái gì? Hay đi con đường Mĩ: cứ lấy nó rồi trả góp?" Thế thì người ta cần các ý nghĩ, vì không suy nghĩ bạn sẽ không bao giờ có chiếc xe này.

Quan sát, bất kì khi nào ham muốn nảy sinh, nó mang trong nó việc đánh thức nhiều ý nghĩ. Khi không có ham muốn, đột nhiên, phỏng có ích gì mà nghĩ? Không có nhu cầu. Việc vẩn vơ biến mất, tâm trí khuấy động không còn bị khuấy động.

Thế rồi, tâm trí có loại chức năng khác; thế thì nó trở thành việc lặp lại đơn giản. Con chim bắt đầu hót - bạn nghe thấy, nhưng bạn thậm chí không nói rằng điều này là đẹp. Không có vấn đề gì trong việc nói nó. Nó là đẹp! Phỏng có ích gì mà nó nói? Thế rồi chiếc máy bay bay qua và tiếng động, và bạn biết điều đó, và bạn nghe thấy nó - và bạn nghe nó nhiều hơn bất kì người nào khác, vì người khác bị mê mải nhiều thế trong ý nghĩ của họ. Máy bay bay qua, họ không thể nghe thấy. Tai họ bị nút lại bởi ý nghĩ của họ; tâm trí của họ bị nút lại bằng ý nghĩ của họ. Mạch ý nghĩ là quá nhiều, nó làm cho họ không nhạy cảm.

Nhưng khi một người không có ý nghĩ, người đó hoàn toàn nhạy cảm. Người đó thấy cái đẹp, người đó nhìn quanh, người đó nghe nhiều hơn, người đó ngửi nhiều hơn, người đó chạm nhiều hơn, người đó yêu nhiều hơn. Mọi thứ là nhiều hơn! Nhìn vào nghịch lí này: khi bạn muốn nhiều hơn, mọi thứ bao giờ cũng ít hơn, bao giờ cũng ít hơn bạn muốn. Khi bạn không muốn bất kì cái gì, mọi thứ là quá nhiều! Quá nhiều không thể chịu nổi! Một thứ nhỏ bé trở thành nhiều thế. Và bạn tận hưởng những thứ bình thường thế - chẻ củi mang nước từ giếng, cầm tay người bạn, hay chỉ ngắm cây anh đào nở hoa, tiếng thì thầm từ trăng mờ.

Sự sống là mênh mông, và từng khoảnh khắc nó tới với cả nghìn lẻ một món quà cho bạn. Nhưng bạn bị mê mải bận rộn nhiều thế với tâm trí ham muốn của bạn. Bạn đầy các ý nghĩ, bạn từ chối tất cả những món quà đó. Thượng đế tới: bạn liên tục từ chối.

Đi vào trong ngụ ý hiểu các cách thức của ham muốn. Khi bạn đã hiểu rằng ham muốn tạo ra rối loạn, bạn dừng việc ham muốn. Khi ham muốn không có đó, suy nghĩ biến mất. Đây là Thiền.

Khi bạn ở trong Thiền bạn đã bắt đầu đi trên đường - Con đường, Đạo. Và khi bạn ở trên đường, Phật tính không còn xa xôi. Đôi khi nó có thể xảy ra trong một khoảnh khắc, vì điều đó tuỳ vào sự mãnh liệt của bạn. Vấn đề của nó không phải là mười dặm, hay hai mươi dặm, hay hai mươi nghìn dặm. Điều đó tuỳ vào sự mãnh liệt của bạn.

Những người có việc hiểu mãnh liệt có thể đạt tới Phật tính trong riêng một bước. Chỉ chớp mắt. Điều đó là tuỳ sự mãnh liệt của bạn toàn bộ thế nào, bạn khao khát thế nào, bạn sẵn sàng mạo hiểm tất cả thế nào. Nếu bạn có thể mạo hiểm tất cả, thế thì trong một khoảnh khắc... động thái thay đổi. Bạn không còn là người thường, bạn là Phật.

Nhưng nếu sự mãnh liệt không là toàn bộ - chỉ bộ phận, chỉ hờ hững - thế thì bạn có thể mất nhiều thời đại. Hàng nghìn kiếp sống bạn có thể đi mãi và đi mãi và Phật tính vẫn còn xa xôi. Cho nên nhớ điều đó: nó tuỳ vào sự mãnh liệt mà con đường sẽ dài bao lâu.

Zen là thiền, Đạo là Đường, và Phật tính là bản tính tối thượng của bạn. Nếu bạn có thể đi một cách toàn bộ vào trong thiền, thế thì chính khoảnh khắc này - biến đổi.

Nghe lại trao đổi nhỏ này lần nữa. Bây giờ bạn sẽ có khả năng đi vào trong nó sâu hơn.

Một sư hỏi, "Phật là gì?"

Đầu Tử (Thầy) trả lời, "Phật." Sư: "Đạo là gì?"

Đầu Tử: "Đạo." Sư: "Thiền là gì?" Đầu Tử: "Thiền."

Thầy đơn giản phản xạ, soi gương, ném đệ tử trở lại bản thân anh ta lặp đi lặp lại. Nếu đệ tử đã thực sự là người tìm kiếm, không chỉ tò mò, anh ta chắc đã đạt tới.

Nhìn vào mắt Thầy là đủ. Nghe tiếng vọng tới từ tim thầy là đủ. Ở trong tiếp xúc với lửa đó mà Phật tính mang tới cho một người là đủ. Tới gần người đã đạt tới là đủ. Người đó giống như ngọn lửa. Khi bạn tới gần, một khoảnh khắc của gần gũi tới... ngọn lửa nhảy vào trong bạn và trở thành ngọn lửa của bạn. Thầy không mất bất kì cái gì, và bạn thu được tất cả.

Điều đó giống như khi bạn mang chiếc nến, chiếc nến chưa cháy, tới chiếc nến đã cháy. Quan sát điều xảy ra. Đích xác điều đó xảy ra khi đệ tử tới với Thầy. Chỉ sự gần gũi, thân thiết. Toàn thể nghệ thuật của tính đệ tử là về việc là thân thiết, tới gần hơn, bỏ phòng thủ của bạn, bỏ áo giáp, bỏ ý chí và bản ngã của bạn, và tới ngày càng gần hơn, gần hơn, gần hơn. Và đột nhiên... một khoảnh khắc bạn đã không sáng, khoảnh khắc khác bạn được thắp sáng. Và nó bất thần thế, nó không phải là thứ dần dần. Không phải là đầu tiên bạn được sáng lên một chút ít, thế rồi sáng thêm chút ít, không. Nó bất thần thế. Đột nhiên, như bước nhảy lượng tử, bạn không còn là người cũ... cái mới đã tới, tuyệt đối gián đoạn với cái cũ. Thực ra, không cái gì nhiều hơn được cần.

Nếu bạn có thể tìm ra Thầy, người bạn có thể yêu, nếu bạn có thể tìm ra Thầy, người bạn có thể cảm thấy thân thiết, với người đó bạn có thể vô phòng thủ, với người đó bạn có thể mong manh, với người đó bạn không có bất kì bí mật nào, bạn không muốn có bất kì bí mật nào, với người đó bạn sẵn sàng chết, với người đó bạn sẵn sàng đi tới bất kì chỗ nào người đó đi - bạn không quan tâm, bất kì chỗ nào người đó đi đều là mục đích của bạn - nếu tin cậy đó có đó, điều đó là đủ. Mọi sự sẽ bắt đầu xảy ra theo cách riêng của chúng, vì các bạn đã là chư Phật rồi; chỉ việc nhận ra là được cần. Nếu bạn tới gần Thầy và tim thầy phản xạ bạn, bạn sẽ thấy rằng mặt bạn là mặt của Phật, rằng trạng thái vô trí của bạn là Thiền, và rằng khi bạn đang đi vào bên trong bạn là trong Đạo.

Và không có cách khác để giải thích Phật là gì, Đạo là gì, Thiền là gì.

Vâng, nó không thể được nói qua lời - lời là không thích hợp; nó không thể được nói qua im lặng - im lặng là rất phủ định. Thiền chọn con đường giữa. Nó dùng lời theo cách chúng tạo ra im lặng. Nó là phương cách lớn. Nghệ thuật lớn được cần để dùng lời theo cách mà chúng tạo ra im lặng, theo cách mà tác động tối thượng mang tới im lặng, không nhiều lời.

Đó là điều tôi liên tục làm mọi sáng với bạn. Tôi liên tục ném ra cả nghìn lẻ một lời vào bạn. Nhưng nỗ lực này không để cho bạn lời, nỗ lực này là chính điều ngược lại. Nỗ lực này là để đập tan lời mà đã có đó trong tâm trí bạn. Tôi ném lời để đập tan lời của bạn. Một khi chúng đã phủ định lẫn nhau, cả hai chúng sẽ sụp đổ - và sẽ có im lặng, một loại im lặng mới toàn bộ bạn chưa bao giờ biết tới. Nó không phải là kẽ hở giữa hai lời, không. Nó là sự hiện diện của Thượng đế, nó là Phật tính.

Xem tiếp Chương 6Quay về Mục Lục Tập 3Quay về Mục Lục Toàn Tập

Ads Belove Post