Chương 12. Kundalini sẽ biến đổi bạn

Chương 12. Kundalini sẽ biến đổi bạn

Price:

Read more

Osho - Thiền động (Đi tìm điều huyền bí - Tập 1)
Chương 12. Kundalini sẽ biến đổi bạn

Người hỏi: Thầy đã nói hôm qua rằng kunda của chúng ta hay bể năng lượng là không tách rời và khác biệt lẫn nhau; chúng thực sự là một kunda vũ trụ. Nhưng khi có liên quan tới người tìm kiếm thì năng lượng của người đó sẽ dâng lên từ kunda của riêng người đó chứ không từ kunda của người khác. Vậy nên kunda có thực là một không? Xin Thầy giải thích.
Nó giống thế này: Bạn có một cái giếng trong nhà mình và tôi có cái giếng khác trong nhà tôi. Hiển nhiên, hai cái giếng này dường như tách rời lẫn nhau. Nhưng dòng nước ngầm mà hai cái giếng này lấy nước ra là một. Và dòng nước ngầm này, đến lượt nó, được nối với đại dương ở xa.
Nếu bạn đi theo luồng nước là nguồn cho nước giếng của bạn, bạn sẽ không chỉ bắt gặp chiếc giếng của tôi và tất cả giếng khác, bạn chung cuộc sẽ bắt gặp bản thân đại dương vĩ đại. Theo cùng cách này, trong hoàn cảnh của kundalini cá nhân có đó chỉ ở lúc đầu của cuộc hành trình - vì cuộc hành trình này đi tới việc chấm dứt cá nhân nữa, đi tới sự chấm dứt của người đó. Thế thì chỉ có cái tất cả, cái toàn thể, cái tuyệt đối, cái một, hay bất kì cái gì bạn gọi nó.
Cho nên tại điểm bắt đầu của cuộc hành trình này bạn là tách biệt và tôi là tách biệt, nhưng đến đích, điểm tối thượng, thì không có bạn không có tôi. Chúng ta chỉ là những mảnh mẩu hay bộ phận vẫn có đó ở đích của cuộc hành trình.
Cho nên khi kundalini tự biểu lộ bản thân nó trong bạn, ban đầu nó sẽ dường như thuộc về bạn - cá nhân. Nó sẽ là của bạn. Một cách tự nhiên, bạn sẽ thấy bản thân mình đứng bên bờ giếng của mình. Nhưng khi kundalini đi lên và bành trướng, dần dần bạn sẽ thấy rằng giếng của mình được nối với tất cả các giếng khác nữa. Và kinh nghiệm này càng được làm sâu sắc hơn thì cái giếng cá nhân của bạn sẽ càng biến mất đi, và tại chỗ của nó đại dương sẽ đi vào hiện hữu. Và chính trong kinh nghiệm tối thượng này mà bạn sẽ có khả năng nói rằng kunda này thuộc về tất cả.
Chính theo nghĩa này mà tôi nói rằng kunda là một và phổ dụng; nó là bể năng lượng vũ trụ.
Đó là cách tất cả chúng ta, như chúng ta hiện thế, dường như là các cá nhân tách biệt. Hiểu điều đó theo cách khác. Nếu một chiếc lá trên cây bỗng nhiên trở nên có ý thức và nhận biết, thế thì chiếc lá bên cạnh sẽ dường như là lá khác. Làm sao nó có thể biết cái lá treo ở cành khác của cây đó là chính nó? Cứ gạt sang bên chiếc lá trên cành khác đi; nó không thể nghĩ về lá khác trên cành của nó là chính nó. Có thể chiếc lá này ở xa nó hơn chút ít; thậm chí lá bên phải nó cũng dường như là lá khác. Nó sẽ là như vậy bởi vì tâm thức của chiếc lá này là cá nhân.
Nhưng nếu chiếc lá này đi vào trong lãnh thổ riêng của nó, nó sẽ sớm thấy rằng chiếc lá bên cạnh đang treo trên cùng một thân cây, cũng thân cây của nó, và rằng chúng cả hai đều nhận được nhựa sống từ cùng cội nguồn. Nếu chiếc lá này đi sâu hơn nó sẽ biết rằng không chỉ thân cây riêng của nó, ngay cả thây cây bên cạnh cũng là một phần của cùng một cây và chính sinh lực của chúng là một và như nhau. Và nếu nó đạt tới chính gốc rễ của cây thì nó sẽ biết rằng tất cả các cành của nó và tất cả lá của nó đều, giống như bản thân nó, là một phần của một và cùng một cây đó.
Và nếu chiếc lá này tiếp tục cuộc hành trình của nó và đi vào trung tâm của bản thân đất - đất mà từ đó cây bên cạnh đã mọc lên - thế thì nó sẽ nhận biết rằng cùng với cây riêng của nó, tất cả các cây khác đều là con của cùng một mẹ - mẹ đất. Và trong trường hợp này cuộc phiêu lưu của chiếc lá còn đi xa hơn, đến cùng nó sẽ khám phá ra rằng chung cuộc toàn thể vũ trụ không là gì ngoài sự mở rộng riêng của nó, sự phân nhánh riêng của nó. Cho nên chiếc lá tí hon này chỉ là một đầu của sự tồn tại mênh mông này.
Một chiếc lá là một cá nhân tách biệt khi nó trở thành ý thức như một phần, và nó sẽ dừng là cá nhân khi nó trở thành ý thức như cái toàn thể.
Việc kinh nghiệm đầu tiên của bạn về đánh thức kundalini sẽ là kinh nghiệm về atman, hay linh hồn; và việc kinh nghiệm tối thượng của nó sẽ là kinh nghiệm về paramatman, hay bản thân Thượng đế. Và nếu bạn dừng lại với chính việc đánh thức đầu tiên và không thăm dò thêm nữa, và nếu bạn dựng hàng rào quanh chiếc giếng nhận biết của bạn, bạn sẽ trì trệ như atman, như linh hồn. Đó là cách một số tôn giáo bị mắc kẹt với linh hồn - họ không vượt ra ngoài nó. Nhưng atman hay linh hồn không phải là kinh nghiệm tối thượng; các tôn giáo này chỉ bao quát một nửa cuộc hành trình. Nếu bạn đi xa thêm, linh hồn cũng sẽ biến mất và thế thì chỉ Thượng đế hay cái toàn thể sẽ còn lại.
Và như tôi đã nói trước đây, nếu các bạn phiêu lưu xa thêm chút ít, ngay cả Thượng đế cũng sẽ biến mất và cái sẽ còn lại cuối cùng sẽ là niết bàn hay cái trống rỗng. Hay, chúng ta có thể nói rằng cái không sẽ còn lại. Cho nên những người phiêu lưu lấy một bước ra ngoài Thượng đế đạt tới niết bàn. Chính họ nói về cái hư không tối thượng hay cái trống rỗng tuyệt đối. Họ nói rằng chẳng cái gì còn lại ở đó; chung cuộc không có gì cả, hay có bản thân cái không.
Chân lí là ở chỗ khi các bạn nhận ra tất cả, thì các bạn cũng nhận ra cái không hay tính không đồng thời. Cái tuyệt đối là cái không nữa.
Chúng ta tiếp cận nó theo cách khác. Cái không và cái toàn thể, cái không và cái tất cả, cái trống rỗng và cái tuyệt đối là hai cái tên của cùng một điều. Chúng là đổi lẫn cho nhau được; chúng ngụ ý cùng một điều. Cái không cũng là cái toàn thể. Cái trống rỗng cũng là cái toàn thể. Cái không cũng là mọi thứ.
Bạn đã bao giờ thấy một nửa trống rỗng hay một nửa cái không chưa? Bạn không thể chia cái không ra làm hai nửa được. Bạn không thể chẻ cái không ra được; nó sẽ không còn là cái không nữa nếu bạn thành công. Bạn có thể chia hai cho hai; bạn cũng có thể chia một ra làm hai. Nhưng bạn không thể chia cái không ra được; đó là điều không thể được. Bạn thậm chí không thể vẽ cái không hay hư không lên một mẩu giấy. Dấu hiệu số không được vẽ trên giấy là biểu tượng. Ngay khi bạn vẽ nó ra, nó không còn là hư không, bởi vì bạn vẽ vòng tròn nó, giới hạn nó bằng đường nào đó. Nếu bạn hỏi Euclid, ông ấy sẽ nói rằng cái không là cái không có chiều dài không có chiều rộng. Không thành vấn đề chuyện bạn vẽ nó nhỏ đến đâu, ngay cả điểm nhỏ nhất có thể được cũng vẫn sẽ có chút ít chiều dài và chiều rộng. Cho nên dấu hiệu số không được vẽ trên giấy chỉ là biểu tượng, nó không thực. Nếu nó có chiều dài và chiều rộng, nó không thể là số không.
Do đó Upanishads có thể nói rằng nếu bạn khấu trừ hư không từ hư không, thì hư không vẫn còn lại - điều này có nghĩa là bạn không thể trừ được cái gì từ nó. Đến cuối bạn sẽ thấy rằng bạn không thể lấy được cái gì từ cái trống rỗng cả. Tất cả mọi nỗ lực của bạn để đánh cắp từ nó sẽ đều vô hiệu. Bạn không thể loại bỏ được nó mà cũng không thể lẩn trốn cùng nó. Nó là không thể thu lại được; nó là không thể di chuyển được; nó bao giờ cũng theo cách tuyệt đối.
Điều đúng trong hoàn cảnh cái không hay hư không cũng đúng trong hoàn cảnh của cái toàn thể hay cái tuyệt đối. Trong thực tế, bạn không thể quan niệm nổi về cái toàn thể ngoại trừ bằng cách thức của cái trống rỗng. Cái toàn thể ngụ ý rằng không cái gì có thể được thêm vào nó, và cái không hay cái trống rỗng ngụ ý rằng không cái gì có thể được khấu trừ từ nó. Không có cách nào đi xa hơn từ cái tuyệt đối, và không có khả năng nhúng chìm sâu hơn vào cái hư không sâu nhất.
Bạn không thể phân chia hoặc cái toàn thể hoặc cái hư không thành bộ phận; chúng là không phân chia được.
Và cái toàn thể không thể bị giới hạn, bởi vì bất kì cái gì bị giới hạn thì không thể là cái toàn thể được. Bị giới hạn có nghĩa là cái gì đó vẫn còn ở ngoài biên giới, và do đó nó không thể có tính toàn thể. Thế thì nó còn kém hơn cái toàn thể. Nếu biên giới của nhà bạn bắt đầu tại chỗ biên giới của nhà tôi chấm dứt, điều đó có nghĩa là nhà tôi không phải là cái toàn thể; nếu nó là cái toàn thể thì nó phải bao gồm cả nhà bạn nữa. Cho nên không thể có giới hạn cho cái toàn thể; nó là vô giới hạn. Ai có thể giới hạn nó được? Cần có một hàng xóm, một cơ quan bên ngoài để làm như vậy. Nhưng cái không là ở bên ngoài cái toàn thể. Cái toàn thể là một mình; nó không có hàng xóm bất kì loại gì.
Nhớ lấy, bao giờ cũng cần hai để tạo ra biên giới giữa chúng; hai tạo ra biên giới. Có biên giới nơi tôi chấm dứt và ai đó khác bắt đầu. Nếu không ai khác bắt đầu, nếu chỉ tôi có đó, thế thì tôi sẽ không chấm dứt; tôi không thể bị giới hạn. Cho nên cả cái toàn thể cũng không có giới hạn. Ai có đó để giới hạn nó? Theo cùng cách này thì cái hư không, cái trống rỗng, cũng có thể không có giới hạn, không biên giới; bởi vì nếu nó có thể bị giới hạn, nó là cái gì đó - thế thì nó không thể là cái không được. Chỉ cái gì đó mới có thể bị giới hạn.
Cho nên nếu bạn hiểu điều đó đúng thì bạn sẽ biết rằng cái hư không và cái toàn thể là hai cách để nói về cùng một điều. Và người hành hương tôn giáo có thể theo cả hai con đường: hoặc bạn trở thành cái toàn thể hoặc bạn trở thành cái không. Cả hai cách đều đưa bạn tới định mệnh của mình, là định mệnh của tất cả.
Người đi theo con đường của cái toàn thể, người đang trong tình yêu với cái toàn thể, cái tích cực, người đó sẽ nói: "Tôi là brahman, tôi là cái tuyệt đối." Người đó sẽ nói rằng mình là Thượng đế, người đó là tất cả mọi điều đang có đấy. Người đó sẽ nói rằng không có gì ở ngoài mình, và rằng không có "ngài". Người đó bao gồm tất cả các "ngài" bên trong người đó. Nếu điều đó là có thể cho bạn để là vô hạn như vậy, thì bạn đã đạt tới điều cao nhất.
Nhưng trong tính toán cuối cùng, ngay cả cái "tôi" này cũng phải ra đi, bởi vì nếu không có "ngài", thì làm sao bạn có thể nói "Tôi đây; tôi là brahman sao"? "Tôi" có thể có nghĩa chỉ nếu trong hoàn cảnh của "ngài"; không có "ngài", "tôi" đơn giản không liên quan.
Và khi bạn là cái tuyệt đối, thì chẳng có nghĩa mấy mà nói, "tôi là cái tuyệt đối", bởi vì phát biểu này thừa nhận sự tồn tại của cả hai - brahman và bạn. Và chung cuộc với việc ra đi của "tôi", ngay cả brahman hay điều tuyệt đối sẽ trở thành vô nghĩa. Người ta sẽ phải trở thành không nói được nên lời; người đó sẽ hoàn toàn im lặng.
Theo cách này bạn triệt tiêu bản thân mình hoàn toàn đến mức bạn nói, "tôi không hiện hữu." Trong trường hợp này bạn nói, "tôi là brahman," hay "tôi là tất cả," và trong trường hợp khác bạn nói "tôi là cái không; mọi thứ đều là trống rỗng tuyệt đối." Con đường này cũng sẽ đưa bạn tới cùng định mệnh tối thượng. Và khi bạn đã tới đó bạn sẽ không thể nói ngay cả điều này - rằng bạn không hiện hữu. Nói "Tôi không hiện hữu" cần sự hiện diện của cái "tôi". Cho nên ngay cả điều này cũng sẽ biến mất.
Bạn thậm chí không thể nói được rằng mọi thứ là trống rỗng, tất cả đều hư không. Nói rằng tất cả đều hư không, thì cần cả hai "tất cả" và "trống rỗng" đều có trong sự tồn tại. Thế thì quá trình duy nhất mở ra cho bạn là ở chỗ bạn trở thành không nói được, bạn trở thành im lặng. Bạn bắt đầu từ đâu - dù là từ cái toàn thể hay từ cái hư không, cái không - điều đó sẽ đem bạn tới im lặng tối cao nơi bạn sẽ chẳng có gì để nói cả.
Do đó, chỗ người ta bắt đầu cuộc hành trình của mình không phải là vấn đề chính. Cái cần được xem xét là đích tới, nơi người ta cuối cùng đạt tới. Nơi người ta chung cuộc đạt tới là vấn đề cơ bản.
Định mệnh chung cuộc này có thể được biết tới và nhận ra. Và nếu người ta đã đạt tới nó, thế thì bất kì con đường nào người đó đã theo cũng đều là đường phải. Không con đường nào là phải và không con đường nào là trái theo nghĩa tuyệt đối. Bất kì cái gì đưa bạn tới đích của mình đều là đường phải. Và đích là một và cùng một.
Nhưng bất kì khi nào bạn bắt đầu bạn bao giờ cũng bắt đầu bằng "tôi". Kinh nghiệm trước đây bao giờ cũng sẽ là manh tính định hướng "tôi", bởi vì đó là tình huống cho sẵn của chúng ta; đó là chỗ chúng ta hiện hữu và nguồn gốc chúng ta bắt đầu. Dù chúng ta đánh thức kundalini hay chúng ta đi vào trong thiền hay chúng ta đi vào im lặng, kinh nghiệm khởi đầu phải là mang tính cá nhân, nó phải là hướng vào "tôi". Bất kì cái gì sẽ xảy ra ở giai đoạn khởi đầu sẽ xảy ra cho chúng ta như các cá nhân, bởi vì chúng ta là những cá nhân ở lúc bắt đầu cuộc hành trình. Nhưng khi chúng ta đi sâu thêm, cá nhân sẽ biến mất dần. Kinh nghiệm càng sâu sắc, sự ăn mòn tính cá nhân, bản ngã sẽ càng lớn.
Nhưng nếu chúng ta đi lạc khỏi cuộc hành trình bên trong và vẩn vơ lung tung, thế thì cá nhân sẽ tồn tại và cứ phát triển lên mãi.
Chẳng hạn, một người đang đứng trên bờ giếng. Nếu người đó đi vào trong giếng và cứ đi ngày một sâu hơn và sâu hơn, người đó một ngày nào đó đạt tới đại dương. Chung cuộc người đó sẽ biết rằng không có những điều như vậy, như cái giếng. Cái giếng thực sự là gì? Nó chỉ là một lỗ hổng; nó là lỗ hổng trong đất để qua nó người ta lọt vào đại dương; nó là lối mở nhỏ vào đại dương lớn.
Ý nghĩa của giếng là gì? Nó là lối mở nhỏ, lối đi qua đó bạn đi tới tiếp xúc với biển. Bạn sai nếu bạn nghĩ về giếng dưới dạng nước; nước trong giếng là bản thân đại dương; nó tới từ đại dương. Giếng chỉ là trung gian qua đó bạn thấy biển. Và khi lối mở này được làm rộng ra, tầm nhìn về biển sẽ được mở rộng theo cùng chừng mực.
Nhưng nếu bạn đi ra khỏi giếng và lạc lối từ nó dần dần, bạn sẽ mất đi cái nhìn về nước nữa. Thế thì bạn sẽ thấy trơ trụi bờ giếng và miệng giếng; bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng tìm ra bất kì liên kết nào giữa giếng và đại dương. Và thế thì bạn sẽ từ chối tin rằng chúng là một và như nhau.
Trong khi cuộc hành trình nội tâm sẽ đưa bạn tới sự thống nhất và cái một, cuộc hành trình ngoại diên sẽ làm điều ngược lại; nó sẽ đem bạn tới phân chia và đa dạng. Nó sẽ đem bạn tới cái nhiều.
Nhưng sự kiện còn lại là vào lúc bắt đầu của tất cả mọi kinh nghiệm có chiếc giếng, cá nhân, và đến cuối cùng có đại dương, cái vô cá nhân hay Thượng đế.
Chính theo nghĩa này mà tôi nói rằng kunda của năng lượng là một, vũ trụ, phổ quát. Nếu bạn chìm sâu, kunda sẽ dừng là của bạn; thế thì sẽ có duy nhất kunda vũ trụ. Thế thì trong thực tế, chẳng cái gì sẽ là của bạn cả. Nó là vậy trong chính bản chất của mọi điều.

Người hỏi: Thầy nói rằng tất cả cái gọi là giếng cá nhân đều là một và chúng đã được nối với đại dương vốn là trống rỗng. Nếu vậy, nhu cầu gì có đó để phải qua sadhana hay kỉ luật tâm linh để là một với cái trống rỗng hay cái hư không?
Bạn hỏi câu hỏi này bởi vì bạn nghĩ cái trống rỗng là không có gì cả. Và tại sao ai đó phải làm cái gì chỉ để đạt được cái không? Người ta phải làm cái gì đó nếu có cái gì đó cần đạt tới. Bạn đánh đồng trống rỗng với không có gì. Thế thì sadhana hay nỗ lực trở thành không cần thiết cho bạn. Với bạn, nỗ lực là xứng đáng tiến hành nếu bạn phải trở thành cái gì đó. Sao cố gắng vì cái không có gì?
Nhưng bạn không biết rằng cái trống rỗng có nghĩa là cái toàn thể. Bạn không biết rằng cái hư không là tất cả mọi thứ có đó. Nó không ngụ ý không có gì; nó ngụ ý cái tuyệt đối. Nhưng ngay bây giờ bạn không thể hiểu nổi làm sao cái trống rỗng có thể là cái toàn thể, cái tuyệt đối. Giếng có thể cũng nói, "Nếu tôi phải đi ra đại dương chỉ để biết rằng tôi không là gì cả, thế thì sao tôi phải đi?" Giếng là phải khi nói vậy. Và nó là phải khi từ chối đi ra biển nếu điều đó ngụ ý rằng chung cuộc cái giếng không tồn tại.
Nhưng với thực tại hay chân lí điều đó không tạo ra khác biệt gì nếu bạn không đi. Sự kiện là ở chỗ bạn không có. Dù bạn có đi ra đại dương hay bạn không đi, điều đó không làm thay đổi được thực tại. Thực tại là bạn không phải là cái giếng; bạn là bản thân đại dương. Bạn có thể chọn vẫn còn là cái giếng nhưng sự kiện là ở chỗ bạn không hiện hữu; điều dối trá là bạn hiện hữu. Và điều dối trá này sẽ tiếp tục làm đau bạn, ám ảnh bạn. Nó sẽ tiếp tục làm cho cuộc sống của bạn bất hạnh và khổ. Và nó sẽ giữ bạn trong xiềng xích, trong tù túng. Trong dối trá này không có khả năng nào cho bất kì niềm vui và phúc lạc nào.
Đúng là cái giếng khi đạt tới biển thì sẽ biến mất, nhưng cùng với nó mọi khổ sở của nó, mọi lo âu của nó cũng sẽ biến mất. Bởi vì tất cả mọi khổ sở và lo âu đều gắn chặt không rời với việc nó là cái giếng, là cá nhân, là bản ngã. Với người khác dường như là cái giếng đã mất bản thân nó bởi việc đi vào đại dương; nó không trở thành cái gì đó. Nhưng cái giếng sẽ không nghĩ vậy đâu. Cái giếng sẽ nói, "Ai nói rằng tôi bị mất đi? Tôi đã trở thành bản thân đại dương đấy chứ." Chính là cái giếng hàng xóm, cái còn chưa tới thăm biển cả, chính nó mới nói, "Anh định đi đâu vậy đồ ngốc? Sao anh đi tới nơi anh sẽ thôi hiện hữu?" Nhưng biển đang đó sẽ nói, "Ai nói điều đó nghĩa là không có gì? Đúng là tôi sẽ chết đi như cái giếng, nhưng tôi sẽ được sinh ra như bản thân đại dương."
Chọn lựa bao giờ cũng là liệu bạn muốn còn là cái giếng hay bạn muốn trở thành đại dương. Chọn lựa này là giữa cái nhỏ mọn và cái mênh mông, giữa bộ phận và toàn thể, giữa tù túng và tự do. Nhưng đó là vấn đề kinh nghiệm; đó không phải là triết lí chút nào. Và nếu cái giếng sợ chết đi, nó sẽ phải phục vụ cho mọi mối quan hệ với đại dương. Bởi vì chừng nào nó còn có quan hệ với đại dương, nó bao giờ cũng phải đối diện với nguy hiểm của việc biết rằng nó là chính đại dương.
Thế thì cái giếng sẽ phải phá vỡ mối ràng buộc ngay cả với tất cả dòng nước ngầm và dòng suối, bởi vì chung cuộc chúng đi ra cùng đại dương. Cái giếng sẽ phải nhắm mắt lại với mọi phía và từ chối nhìn vào bên trong, để cho nó không phải biết về sự vô hiện hữu riêng của mình và sự hiện hữu của đại dương. Thế thì nó bao giờ cũng nhìn ra ngoài và không bao giờ nhìn vào bên trong. Thế thì nó sẽ muốn dòng suối là nhỏ nhất có thể được; nó thậm chí còn muốn chúng khô đi và chết đi. Nhưng thế thì trong cuộc hành trình dài bản thân cái giếng sẽ chết, mặc dầu nó sẽ làm mọi điều để tự cứu mình. Trong chính nỗ lực để tự cứu mình nó sẽ bỏ mạng.
Jesus đã nói, "Người tự cứu mình sẽ chết, còn riêng người sẽ được cứu là người chết đi một cách tự nguyện."
Cho nên câu hỏi luôn luôn nảy sinh trong tâm trí chúng ta, "Sao tôi phải đi tới chỗ tôi sẽ chết và biến mất? Sao phải đi tới đó, nếu cái chết là chắc chắn?" Nhưng nếu cái chết này là điều chắc chắn, thì nó chính là điều đang đó. Và làm sao trên trái đất này bạn sẽ cứu được bản thân mình qua nỗ lực gìn giữ cái ta như vậy? Nếu đúng là bạn sẽ chết khi đi vào đại dương, thì làm sao bạn sẽ cứu được bản thân mình như cái giếng, và được bao lâu? Nếu, theo quan điểm của bạn, việc trở thành đại dương khổng lồ có nghĩa là chết đi, làm sao bạn sẽ sống sót như cái giếng nhỏ tí xíu và được bao lâu? Chẳng mấy chốc thành giếng sẽ vỡ vụn; chẳng mấy chốc nước của nó sẽ bay hơi, và chẳng mấy chốc nó sẽ bị che phủ bởi bụi và bẩn. Khi bạn không tồn tại như đại dương bao la, làm sao bạn sẽ tồn tại như cái giếng tí xíu được? Và được bao lâu?
Đây là cách nỗi sợ chết nảy sinh. Đây là nỗi sợ đeo đuổi cái giếng. Cái giếng không muốn đi ra biển vì sợ bị tiêu diệt. Do đó nó giữ một khoảng cách với biển và tiếp tục là giếng. Nhưng cho dù thế thì nỗi sợ chết vẫn cứ nắm bắt nó, bởi vì ngay khi nó làm mình xa lánh với biển, thì cái chết kéo tới gần hơn và gần hơn nữa. Được nối với đại dương thì còn có hi vọng và cuộc sống cho cái giếng; cuộc sống của cái giếng không thoát được việc nối với đại dương. Xa lánh khỏi đại dương cái chết của nó là chắc chắn.
Đó là lí do tại sao chúng ta tất cả đều sợ chết; chúng ta sợ rằng chúng ta phải chết và biến mất. Nhưng không có việc thoát khỏi cái chết; điều đó là chắc chắn. Và chỉ có hai cách chết. Một là cách bạn lấy bước nhảy vào đại dương và chết. Loại chết này rất phúc lạc, bởi vì bạn sẽ không thực chết, bạn sẽ trở thành bản thân đại dương. Và loại chết khác xảy ra khi bạn cứ ương ngạnh bám lấy cái giếng, và đằng nào cũng chết. Thế thì bạn trì trệ và mục nát và chết với nước mắt lưng tròng.
Tâm trí chúng ta tham lam; nó bao giờ cũng theo đuổi cái lợi nào đó, lợi nhuận nào đó, thành đạt nào đó. Nó cứ hỏi, "Tôi sẽ được gì nếu tôi đi ra đại dương? Tôi sẽ đạt được gì nếu tôi tìm kiếm samadhi hay niết bàn hay cái trống rỗng?" Chúng ta bao giờ cũng hỏi chúng ta sẽ thành đạt được gì, và chúng ta không bao giờ hỏi - mà là điều người ta nên hỏi - "Làm sao chúng ta đánh mất bản thân mình trong loài chuột này để được lợi và thành đạt?" Trên bề mặt của nó, chúng ta đã đạt được mọi thứ: chúng ta đã đạt được của cải, quyền lực, danh vọng, mọi thứ. Và trong chính việc theo đuổi này chúng ta đã đánh mất bản thân mình; chúng ta đã hoàn toàn đánh mất mình. Chúng ta bây giờ có mọi thứ - ngoại trừ mỗi bản thân mình.
Nếu các bạn hỏi tôi dưới dạng thành đạt, tôi sẽ nói: nếu các bạn được chuẩn bị để mất thì các bạn sẽ đạt tới bản thân mình. Và các bạn sẽ làm mất bản thân mình và mất hoàn toàn nếu các bạn không được chuẩn bị để mất, nếu các bạn cố gắng cứu. Đây là nghịch lí; rằng trong nỗ lực của các bạn để cứu, các bạn sẽ cứu được mọi thứ trừ bản thân mình. Các bạn sẽ cứu được mọi thứ và các bạn sẽ làm mất linh hồn mình, điều mới thực là các bạn.

Người hỏi: Thầy nói rằng tỉ lệ của ô xi và các bô nic thay đổi qua thở sâu. Xin thầy giải thích làm sao điều này có liên hệ với việc đánh thức kundalini?
Có nhiều liên hệ giữa chúng. Một, chúng ta mang bên trong mình tiềm năng của cả sống và chết. Trong khi ô xi của hơi thở biểu thị cho tiềm năng sống của chúng ta, thì các bô nic biểu thị cho tiềm năng chết. Khi ô xi của bạn dần giảm đi và biến mất và bạn bị bỏ lại với một mình các bô nic, bạn sẽ biến thành cái xác. Điều đó cũng giống như chúng ta đốt một mẩu gỗ - nó cháy chừng nào ô xi còn sẵn đấy. Có ngọn lửa, có cuộc sống trong miếng gỗ chừng nào ô xi còn có sẵn cho nó. Nhưng ngay khi ô xi của nó bị tiêu dùng, nó chết. Nó bị thu lại thành tro, thành than, cũng là các bon. Các bon bị bỏ lại sau không là gì ngoài lửa chết.
Cả hai yếu tố này đều vận hành bên trong chúng ta. Nếu chúng ta có nhiều các bô nic, chúng ta sẽ trượt vào trạng thái hôn mê. Đó là lí do tại sao dễ ngủ trong đêm hơn ban ngày, bởi vì trong đêm khối lượng các bô nic tăng lên trong khi lượng ô xi giảm xuống. Đó là cách chúng ta đi ngủ dễ dàng thế trong đêm và không dễ dàng đến thế lúc ban ngày. Ban ngày khối lượng ô xi trong không khí tăng lên bởi vì mặt trời, và mọi thứ thức dậy và hoạt động. Và với mặt trời lặn, tỉ lệ ô xi trong không khí giảm xuống đáng kể.
Đó là cách bóng tối và đêm đã trở thành biểu tượng cho hôn mê và quán tính. Và mặt trời - là biểu tượng cho ánh sáng và cuộc sống và năng lượng, bởi vì nó đem tới cuộc sống cùng nó. Ban đêm mọi thứ trở thành lờ phờ: hoa khép cánh của chúng lại, lá co lại, và tất cả cuộc sống đi ngủ. Theo một nghĩa nào đó toàn thể trái đất trong đêm trượt vào một loại cái chết tạm thời. Và với việc đến của buổi sáng khác, hoa nở ra, cây bắt đầu lay động, lá trở nên sống động, cuộc sống được thức dậy, chim tung cánh bay và cả trái đất trở thành ngày hội. Cái chết tạm thời của thời gian đêm biến mất và cuộc sống trở lại với trái đất.
Cùng điều đó xảy ra bên trong bạn. Khi lượng ô xi trong bạn tăng lên, năng lượng tiềm tàng của bạn bắt đầu thức dậy. Với mọi loại năng lượng tiềm tàng để đánh thức dậy, ô xi là cái cần phải có. Chúng ta có thể giữ cho người hấp hối còn sống thêm chút ít bằng sự hỗ trợ của ô xi. Người đó sẽ chết ngay nếu ống ô xi bị dứt ra khỏi ngực. Nhưng với ô xi người đó có thể được giữ cho sống thêm vài ngày, vài tháng, thậm chí vài năm, bởi vì sinh lực đã bị yếu hoàn toàn của người đó được làm sống lại bởi ô xi. Chúng ta giữ bản thân cái chết không tới bằng sự giúp đỡ của ô xi.
Ngày nay hàng nghìn người trên khắp châu Âu và Mĩ đang được giữ cho sống bằng ô xi được bơm vào họ từ bên ngoài. Họ đáng ra thì đã chết từ lâu rồi nhưng nhờ có các bình khí nén ô xi mà vẫn sống. Bây giờ việc cho phép người mắc bệnh nan y chết đã là một trong những vấn đề quan trọng ở các nước phương Tây. Việc cho phép người bệnh chết có nghĩa là con người phải có quyền được chết khi người đó phải chết. Với sự giúp đỡ của ô xi, những thiết bị hiện đại, các bác sĩ có thể giữ cho ai đó sống thật lâu- mặc dầu người đó chết là điều tốt. Cho nên cho phép người bệnh được chết đã trở thành vấn đề lớn. Vấn đề của các bác sĩ là ở chỗ nếu bác sĩ cho phép người đó chết thì bác sĩ sẽ bị mọi người nói là phạm tội giết người. Đó sẽ là một loại giết người. Cho nên bác sĩ sẽ giữ cho một người già tám mươi tuổi tàn tật vẫn sống nhờ ô xi. Nếu bác sĩ không làm như vậy thì bác sĩ sẽ bị buộc tội giết người, cho nên bác sĩ sẽ giữ cho năng lượng tàn tạ này sống bằng việc thêm ống ô xi vào ngực.
Các bài tập thở như pranayam, bhastrika và điều tôi gọi là việc thở nhanh và mãnh liệt để làm gì? Bạn thở trong hơi thở cuộc sống nhiều tới mức tiềm năng của năng lượng tiềm tàng của bạn được tăng cường và nó bắt đầu thức tỉnh. Đồng thời, với việc thở sâu và nhanh hình mẫu quán tính ăn sâu hay giấc ngủ bị phá vỡ.
Các bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn.
Quãng bốn năm trước một sư Phật giáo tới tôi từ Ceylon. Ông ấy đã đi mà không ngủ trong ba năm. Ông ấy được cho đủ mọi loại thuốc chữa trị, nhưng chẳng có tác dụng. Thuốc không thể có tác dụng bởi vì khất sĩ này đã thực hành anapanasati yoga - một loại kỉ luật thở đặc biệt đã thành mốt trong các Phật tử. Nó bao gồm việc quan sát việc thở sâu của người ta hết ngày nọ tới ngày kia. Bây giờ người này, người đã dạy cho ông ta anapanasati yoga không biết rằng nếu người ta quan sát hơi thở sâu của mình trong hai mươi bốn giờ một ngày, thì người đó sẽ mất giấc ngủ của mình hoàn toàn. Thế thì sẽ không thể nào làm cho người đó ngủ được.
Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, khất sĩ này đã được cho thuốc ngủ trong khi ông ta thực hành anapanasati. Điều đó tạo ra xung đột lớn trong thân thể ông ấy và ông ấy thực sự thành đống lộn xộn. Trong khi thuốc đang cố gắng đưa giấc ngủ vào ông ta, việc quan sát thường xuyên hơi thở lại giữ cho ông ta thức. Kết quả là một loại bế tắc, khủng hoảng đã được tạo ra trong thân thể ông ta, như sẽ xảy ra trong ô tô nếu ga và phanh được nhấn đồng thời. Hiển nhiên là khất sĩ này trong khổ sở khủng khiếp.
Ai đó kể cho ông ta về tôi và do vậy ông ta tới. Ngay khi tôi thấy ông ấy tôi biết rằng ông ta bị mắc giữ trong một loại điên khùng, ông ta đã tự đẩy mình vào một tình thế không thể được. Tôi yêu cầu ông ta dừng anapanasati yoga ngay lập tức. Nhưng ông ta muốn biết anapanasati có liên quan gì tới việc mất ngủ của ông ta. Ông ta chẳng ý tưởng gì rằng nhận biết thường xuyên về thở sâu đã làm tăng khối lượng ô xi của ông ta nhiều tới mức giấc ngủ của ông ta đã tan biến. Tôi cũng bảo ông ta rằng nếu ông ta không thể từ bỏ được anapanasati, thì ông ta phải dừng uống thuốc an thần và đi mà không ngủ. Nếu ông ta còn tiếp tục anapanasati, thì ông ấy có thể dễ dàng thực hiện mà không ngủ; điều đó sẽ không làm hại gì chút nào cho ông ấy.
Khi khất sĩ này dừng anapanasati chỉ trong tám ngày, giấc ngủ của ông ta trở lại với ông ta, và ông ta không dùng thuốc an thần nào.
Bất kì việc tăng các bô nic nào cũng không tránh khỏi việc tăng giấc ngủ của chúng ta. Và mọi thứ tạo ra các bon trong thân thể chúng ta đều gửi năng lượng đã ngủ của chúng ta vào giấc ngủ sâu hơn, nó làm sâu sắc hơn vô thức của chúng ta. Đó là lí do tại sao, khi dân số của thế giới tăng lên, việc chia sẻ ô xi của mọi người giảm xuống theo cùng mức đó. Và điều đó bổ sung cho vô thức của chúng ta - vốn đã quá nhiều. Một thời điểm có thể tới sớm khi khả năng đánh thức của chúng ta sẽ ở vào mức tối thiểu.
Bạn cảm thấy tươi mát vào buổi sáng. Bạn cảm thấy tươi mát khi bạn đi vào rừng hay tới thăm bãi biển. Và bạn trở nên lờ phờ và đờ đẫn khi bạn ở bãi chợ, khi bạn trong đám đông. Tại sao? Đó là vì có nhiều các bô nic và thiếu ô xi. Đúng là ô xi đang được tạo ra vào mọi lúc, nhưng khi đám đông tiêu thụ nhiều ô xi hơn, điều đó đưa tới việc khan hiếm ô xi ở bãi chợ. Đi vào chỗ đông người - rạp chiếu phim hay đền chùa - và chẳng mấy chốc bạn sẽ lọt vào vòng bắt giữ của lờ phờ và vô nhạy cảm. Còn đi lên núi hay ra vườn, hay ra sông, và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và sống động và hạnh phúc.
Có ý định lớn trong việc tăng lượng ô xi của bạn. Nó làm thay đổi sự cân bằng bên trong của bạn; nó làm cho bạn thức tỉnh và nhận biết hơn, ít buồn ngủ và vô ý thức hơn. Và nếu khối lượng ô xi tăng lên nhanh chóng và đột ngột và bất ngờ, nó sẽ tạo ra thay đổi căn bản trong cân bằng bên trong của bạn. Nó sẽ giống như một phía của chiếc cân lên cao và phía bên kia chúi xuống chạm đất. Và nếu thay đổi này được đưa tới trong một cú, bạn sẽ kinh nghiệm nó rất nhanh và đột ngột. Thay đổi dần dần và chậm chạp bạn khó cảm thấy được.
Đó là lí do tại sao tôi liên tục nhấn mạnh vào việc thở nhanh và mạnh để cho bạn đem tới thay đổi mau lẹ đến mức bạn chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác chỉ trong mười phút, và cũng quan sát bản thân quá trình thay đổi. Chỉ khi sự việc thay đổi mau lẹ và đột ngột nó mới có thể được quan sát một cách rõ ràng như vậy.
Chẳng hạn, mỗi người trong chúng ta đều chuyển từ thời thơ ấu sang thời thanh niên và từ tuổi thanh niên sang tuổi già, nhưng quá trình này chậm chạp và dần dần tới mức chúng ta chẳng bao giờ biết đích xác khi nào chúng ta trở thành thanh niên, khi nào chúng ta trở thành người già. Nếu ai đó hỏi đích xác ngày tháng khi nào tôi trở thành già, tôi không thể nói được. Người già bị lẫn lộn, người đó không hiểu rằng mình bây giờ già rồi, bởi vì giữa tuổi thanh xuân và tuổi già của người đó không có lỗ hổng nào cả. Tương tự, đứa trẻ không biết rằng nó đã đến tuổi; nó tiếp tục cư xử như đứa trẻ. Trong khi nó trông như người lớn đối với người khác, thì bản thân nó vẫn còn không nhận biết về sự kiện này. Trong khi bố mẹ nó trông đợi nó nhận lấy trách nhiệm của nó trong gia đình, thì nó vẫn coi mình là đứa bé.
Vấn đề là vậy bởi vì việc chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác không xảy ra một cách thình lình; nó rất im lặng và chậm chạp. Theo cùng cách này người già tiếp tục cư xử cứ dường như người đó là thanh niên; người đó không nhận biết rằng thay đổi đã xảy ra trong đời mình. Và làm sao người đó có thể biết được?
Chuyển đổi bất thần và đột ngột là cần có để người ta biết nó. Nếu có một ngày và giờ cố định cho việc chuyển đổi này xảy ra, sẽ không có chỗ cho lẫn lộn. Và thế thì sẽ không cần phải nhắc nhở người đã lớn hay người già về trạng thái đúng của người đó.
Trong thiền tôi nhắm vào thay đổi đột ngột và mạnh mẽ tới mức bạn biết rõ ràng sự khác biệt giữa tâm thức ngủ của bạn và thành phần thức tỉnh tương ứng của nó. Nó phải đi tới như một bước nhảy, bất thình lình, để cho bạn biết rõ rằng biến đổi đã xảy ra. Việc biết này là có giá trị; nó sẽ giúp bạn rất nhiều. Bởi lí do này tôi ủng hộ những kĩ thuật đem lại biến đổi đột ngột và bất thần. Nếu nó cần thời gian dài, bạn sẽ chẳng bao giờ biết nó. Và dốt nát này có nguy hiểm của nó. Nguy hiểm là ở chỗ nếu bạn không biết điều gì đã xảy ra, nó sẽ không làm sâu sắc cho hiểu biết của bạn như nó đáng làm.
Điều thường xảy ra là ai đó đi tới kinh nghiệm tâm linh nào đó một cách vô nhận biết và vô nỗ lực, và thay đổi lại chậm và im lặng tới mức người đó không biết nó tất cả là cái gì. Thế thì người đó cố gắng diễn giải nó theo cách thức cũ của mình - mà hầu hết là sai - bởi vì toàn cảnh cần thiết để hiểu nó bị thiếu. Nhiều lần điều xảy ra là bạn ở rất gần một kinh nghiệm tâm linh mà bạn bỏ qua nó, bởi vì bạn diễn giải nó theo cách thả neo cũ của mình. Tất cả mọi điều này xảy ra chỉ bởi vì thay đổi xảy ra từ từ và chậm chạp thế.
Tôi biết về một người dễ dàng nâng một con hà mã lên bằng hai tay. Hà mã là con vật to lớn và nặng đáng kể. Nông trại súc vật của anh ta có nhiều trâu trong đó. Người này bắt đầu nâng con hà mã con và tiếp tục nâng nó hàng ngày trong một thời gian dài. Do đó khi con hà mã này lớn lên, dần dần khả năng của người đó để nâng nó lên cũng tăng lên theo cùng nhịp. Và bây giờ người đó có thể nâng bất kì con hà mã lớn nào - điều đơn giản có vẻ như phép màu! Bản thân người này không nghĩ điều đó là phép màu, bởi vì người đó đã thu được khả năng này dần dần qua một thời gian dài. Nhưng tất cả mọi người khác đều coi đó là phép màu thực, bởi vì họ có toàn cảnh để nhìn nó. Họ biết bản thân họ không thể làm được điều người này làm rất dễ dàng.
Chính bởi lí do này mà tôi dạy các bạn cách thiền động và mạnh mẽ này.
Và ô xi có ý nghĩa lớn. Nó là thứ cực kì quí giá. Bạn càng rót đầy thân thể mình bằng ô xi, việc chuyển đổi của bạn từ thân thể sang linh hồn càng nhanh. Nếu bạn hiểu điều đó đúng, bạn sẽ biết rằng thân thể mình là đầu chết của bạn; thân thể là phần của bạn biểu lộ ra nó bởi vì nó là chết. Phần này của bạn, đang chết, đã bị làm cứng lại và do đó nó là thấy được. Còn linh hồn là phần khác của bạn vẫn tiếp tục mang tính hay thay đổi và tinh tế, loãng và nhẹ lâng lâng; nó không thể được giữ chắc. Một lượng ô xi đủ, điều đem lại việc thức tỉnh và cuộc sống cho bạn, sẽ tạo ra một khoảng cách rõ rệt giữa thân thể bạn và linh hồn. Thế thì bạn sẽ biết rõ ràng chúng là hoàn toàn khác lẫn nhau, mặc dầu chúng là hai phần của cùng một bản thể - bạn.
Do đó, việc thở đóng vai trò lớn trong việc đánh thức kundalini.
Kundalini là năng lượng ngủ của bạn. Bạn không thể đánh thức được nó với sự giúp đỡ của các bô níc. Thay vì thế, các bon sẽ làm giấc ngủ của nó sâu hơn. Ô xi là sự trợ giúp lớn lao trong việc đánh thức kundalini. Đây là lí do mà chúng ta bao giờ cũng coi thiền sáng có tầm quan trọng lớn lao thế. Lí do là thế này: rằng vào buổi sáng thậm chí hơi thở nhỏ cũng mang một khối lượng lớn ô xi cùng nó. Trái đất thường ở vào trạng thái phi thường và rất duy nhất trong vòng trọn một giờ sau khi mặt trời mọc, và lấy ưu thế của tình huống này, buổi sáng đã được chọn là thời gian tốt nhất cho thiền trên khắp thế giới.
Bạn càng gõ búa mạnh vào kundalini bằng việc thở nhanh và mãnh liệt, nó sẽ càng nhanh chóng thức dậy. Nhưng khó khăn là ở chỗ chúng ta không thấy rõ ràng nó vận hành thế nào, và do đó ý nghĩa của thở sâu bị mất đi với chúng ta. Chẳng hạn, chiếc đèn đang cháy. Chúng ta thấy dầu trong bình bằng đất, chúng ta thấy bấc và diêm thắp sáng nó. Chúng ta cũng thấy ngọn lửa và ánh sáng nảy sinh từ nó. Nhưng chúng ta không thấy điều thực: ô xi vốn là phần sống còn của toàn bộ hoạt động. Thực sự chính ô xi mới đốt cháy và trở thành ánh sáng. Dầu, bấc, diêm đều không quan trọng đến thế. Dầu, bấc và diêm là phần thấy được của chiếc đèn, chúng tạo thành thân của đèn. Nhưng phần không thấy được, ô xi, cái tạo ra linh hồn của chiếc đèn và cái thực sự đốt cháy, là không thấy được.
Tôi đã nghe nói rằng một buổi tối một gia đình đi tới thăm nhà bạn, để lại nhà một đứa bé trông coi nhà. Có một ngôi đền nhỏ trong ngôi nhà đó và một chiếc đèn đang cháy trước bức tượng thượng đế nào đó. Đứa trẻ đã được yêu cầu đặc biệt trông nom cho ngọn đèn đó không tắt. Trong lúc đó, một cơn gió mạnh bắt đầu quét qua, và đứa trẻ đâm ra lo lắng về chiếc đèn. Thế là nó đem cái bát thủy tinh tới và che cho đèn bằng chiếc bát này. Mặc dầu đèn được bảo vệ kĩ, vậy là ngọn lửa tắt ngay lập tức. Có lẽ chiếc đèn có thể đã tồn tại được với cơn gió, nhưng nó không thể tồn tại được khi thiếu ô xi; nó chết trong một giây.
Ô xi, cái thực sự là lực sống còn, là không thấy được. Điều chúng ta gọi là cuộc sống là quá trình ô xi hoá; nó cũng giống như việc đốt cháy ngọn đèn. Nói theo thuật ngữ khoa học, cuộc sống là ô xi đang cháy. Dù nó là trong con người hay trong cây cối hay trong ngọn đèn hay trong bản thân mặt trời, bất kì chỗ nào có việc ô xi hoá thì đều có cuộc sống. Cho nên càng ô xi hoá nhiều, thì ngọn lửa cuộc sống của bạn càng sáng hơn. Và kundalini là ngọn lửa của cuộc sống này. Ô xi hoá làm cao thêm việc bốc lửa và luồng kundalini. Cho nên ô xi là rất có hiệu quả với kundalini.
Người hỏi: nhiều nhà yoga dùng hang núi rất thiếu ô xi. Làm sao hang động có ích trong việc đạt tới samadhi hay thống nhất với cái tuyệt đối?
Thực tế nhiều điều cần có trước khi ai đó có thể đi vào trong hang để thực hành yoga. Nếu những yêu cầu này không được đáp ứng, nhà yoga trong hang sẽ không bao giờ đạt tới được samadhi; người đó thay vì thế sẽ trải qua việc tăng thêm vô ý thức. Điều người đó sẽ lấy thay cho samadhi sẽ không là gì ngoài giấc ngủ và vô ý thức sâu hơn. Một mình người đó có thể dùng cái hang có nhiều ô xi cho bản thân mình trong việc thực hành dư thừa pranayam tới mức cái hang đó không thành vấn đề gì với người đó.
Nếu một người đã trải qua pranayam về chiều sâu, nếu mọi giọt máu của người đó, mọi thớ thịt của thân thể người đó đã được cấp đủ ô xi, người đó có thể chôn vùi mình dưới đất trong tám ngày và bước ra khỏi đó vẫn còn sống. Lí do là đơn giản thế này: người đó có đủ ô xi dự trữ để kéo dài cuộc sống người đó trong tám ngày. Thông thường, chúng ta không có ô xi dư thừa nào theo mình; chúng ta ít khi quản lí điều đó. Nếu bạn đi và nằm dưới đất bên cạnh nhà yoga mà không có thực hành thích hợp về pranayam, bạn sẽ chết vào ngày thứ tám khi nhà yoga bước ra còn sống. Nhà yoga có dự trữ lượng ô xi cần để giữ cho người ta sống trong tám ngày chôn vùi dưới đất. Người như vậy sẽ dùng khéo cái hang cho việc thiền và sẽ được lợi nhiều. Vì người đó không có vấn đề gì với ô xi, nên người đó sẽ thu hoạch được ích lợi khác mà chỉ hang động mới đem lại cho nhà yoga.
Cái hang hữu dụng bởi vì nó cung cấp nhiều loại bảo vệ cho người tìm kiếm. Nó không chỉ bảo vệ người đó khỏi sự ồn ào và hối hả của thế giới bên ngoài; nó cũng bảo vệ người đó khỏi những rung động đa dạng gây thương tổn nhà yoga. Cái hang thuộc một loại đá đặc biệt có nhiều ý nghĩa. Đá đặc biệt, như đá cẩm thạch, ngăn cản nhiều rung động không cho đưa vào trong hang. Đó là lí do tại sao đá cẩm thạch được dùng rộng rãi trong việc xây dựng đền chùa. Bởi vì đá cẩm thạch mà những rung động nào đó bị giữ lại không vào trong đền chùa.
Cho nên đá cẩm thạch không chỉ được dùng với mục đích trang trí đâu - như người ta vẫn hiểu chung chung như vậy - nó thực sự có ý nghĩa tâm linh lớn đã được khám phá ra qua thực nghiệm lâu dài. Có những đá hấp thu những loại rung động đặc biệt nào đó, do vậy ngăn cản chúng khỏi đi vào đền chùa. Một số đá khác làm lệch hay đẩy lùi những rung động này. Và có những đá hấp dẫn các rung động có ích cho kỉ luật tâm linh. Trong quá khứ, hang động với những hình dạng và kích cỡ đặc biệt đã được khắc chạm, bởi vì thiết kế của hang cũng quan trọng cho sadhana.
Nhưng chúng ta chẳng có ý tưởng gì, bởi vì toàn bộ khoa học của nó đã bị thất lạc. Khi chúng ta làm ra chiếc xe ô tô, chúng ta làm ra nó với thiết kế riêng. Điều này được thực hiện với một mắt dành cho tốc độ của xe. Chiếc xe phải được thiết kế sao cho nó xé không khí và không tranh đấu với không khí. Nếu chiếc xe phẳng ở phía trước, tốc độ của nó sẽ bị gò ép. Phía trước phải làm sao để nó cắt qua không khí, không bị cản lại như mũi tên. Và bởi vì chiếc xe cắt qua không khí với tốc độ cao, nên không khí xô vào chỗ chân không được tạo ra đằng sau xe, bổ sung thêm cho tốc độ.
Bạn phải đã thấy chiếc cầu bắc qua sông Hằng tại Allahabad; nó được xây dựng có khó khăn lớn. Dòng chảy của sông mạnh tới mức nó quét đi mọi cột trụ của chiếc cầu mà các kĩ sư đã thăm dò với nỗ lực lớn để xây dựng. Hết cột nọ tới cột kia phải được xây dựng và xây lại. Nhưng người xây dựng gặp phải một khó khăn đặc biệt với một cột trụ đặc biệt; gần như không thể xây được nó. Khi tất cả các cột khác đã sẵn sàng, cái cột này vẫn tiếp tục thách đố công nghệ hiện đại. Thế rồi các kĩ sư động tới một kế hoạch khéo léo: Họ thiết kế cây cột trụ này theo hình dáng chiếc giầy và nó trụ lại dòng nước mạnh mẽ. Nếu bạn quan sát chiếc giầy của mình bạn sẽ thấy hình dáng của nó giúp cho bạn trong việc bước đi; nó cắt qua thông khí. Cho nên cột trụ kiểu chiếc giầy có thể hấp thu được chấn động của dòng chảy xô tới của sông Hằng.
Đó là lí do tại sao hang động có hình dáng và kích cỡ đặc biệt và loại đá đặc biệt trong chúng.
Người tìm kiếm có thể phóng rung động của mình tới một giới hạn nào đó của không gian của mình, và qua thực nghiệm người đó sẽ tự biết mình cần bao nhiêu không gian để an toàn cho việc thực hiện sadhana của mình. Chẳng hạn, nếu người đó đi tới biết rằng mình có thể rót đầy một diện tích sáu mươi tư phít vuông (gần 6 mét vuông) bằng rung động riêng của mình, thì không gian đó sẽ được xem như an toàn cho người đó. Thế thì người đó sẽ coi cái hang của mình phải có số lỗ ít nhất - có lẽ là một sẽ đủ. Và một cửa này phải có hình dạng và kích cỡ riêng của nó; nó phải bảo toàn rung động của người tìm kiếm và đồng thời giữ các rung động không mong muốn khác không cho vào hang.
Nếu một số người tìm kiếm đã dùng một hang đặc biệt cho sadhana này, cái hang đó thu được ý nghĩa phi thường, và người tìm kiếm mới có thể rất được lợi bởi nó. Do đó một số hang đã được dùng trong nhiều năm không gián đoạn.
Khi lần đầu tiên hang ở Ajanta được khai quật, chúng tất cả đều đầy bùn. Và điều đó đã được thực hiện với một ý định, mặc dầu mọi người chịu trách nhiệm cho công việc khai quật đã chẳng có ý tưởng gì về nó. Họ ngạc nhiên thấy rằng mọi hang đều đã được chất đầy và bít kín cẩn thận bằng bùn nhão. Chúng trông hệt như các tảng đá núi, nơi cây cỏ mọc tự do. Điều trở thành cần thiết là lấp đầy các hang đó bằng bùn nhão, bởi vì thời điểm đã tới khi người tìm kiếm trở nên hiếm hoi, và tính hữu dụng của chúng phải được bảo tồn cho thời tương lai khi những người tìm kiếm mới có sẵn, những người sẽ cần tới chúng.
Các hang ở Ajanta chưa bao giờ được ngụ ý dành cho khách du lịch và người tham quan những người hiện tại đang dùng chúng. Chúng không dành cho khách thăm quan; khách thăm thực tế đã phá huỷ mọi thứ quí giá về chúng. Bây giờ chúng không có giá trị tâm linh.
Mặc dầu hang thiếu ô xi, nó có ưu thế khác cho người tìm kiếm. Và sadhana hay kỉ luật tâm linh là việc phức hợp; có nhiều khía cạnh của nó. Cái hang là tốt cho người tìm kiếm cao cấp. Và người tìm kiếm không phải bị hạn chế ở trong hang hết ngày nọ tới ngày kia; người đó thỉnh thoảng còn đi ra ngoài. Một phần của sadhana của người đó được thực hiện bên ngoài hang, nếu điều đó là cần thiết phải làm như vậy. Người đó dùng cả hai - không gian bên trong và bên ngoài hang.
Các đền chùa và đền thời Hồi giáo đã được thiết kế và xây dựng theo chính ý định này; chúng được ngụ ý bảo tồn những loại rung động và năng lượng đặc biệt, điều có ích cho sự phát triển của người tìm kiếm.
Thỉnh thoảng các bạn thấy, khi tới thăm một chỗ, rằng ý nghĩ của các bạn bỗng nhiên thay đổi, mặc dầu các bạn không biết rằng chỗ đặc biệt này có dúng tay vào đó. Các bạn cho rằng sự thay đổi đã xuất hiện bởi chính nó. Nhiều lần các bạn thấy rằng khi tới thăm một người đặc biệt, các bạn thành người khác - khác với điều các bạn đã là. Các bạn thấy rằng một khía cạnh khác của cá tính bạn đã bước ra phía trước. Thế rồi các bạn cho rằng đấy chỉ là việc thay đổi tâm trạng. Nhưng vấn đề không đơn giản thế.
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành theo hướng này. Chẳng hạn, có các kim tự tháp ở Ai Cập. Các điều tra chuyên sâu đã được thực hiện để tìm ra kim tự tháp là gì, tại sao chúng được làm ra và để làm gì. Ý định của việc xây dựng những kim tự tháp khổng lồ như vậy là gì trong vùng đất hoang khô cằn, trong sa mạc? Bao nhiêu tiền đã được chi ra cho việc xây dựng của họ? Bao nhiêu năng lượng con người đã đổ vào để làm ra chúng? Nếu các cấu trúc khổng lồ như vậy mà chỉ được ngụ ý để chôn vùi người chết, như chúng dường như vậy, thế thì đấy là lãng phí khinh suất về tiền bạc và năng lượng con người.
Chân lí là ở chỗ các kim tự tháp này đã được xây dựng đặc biệt cho những ý định tâm linh; chúng là chỗ mà sadhana tâm linh có thể được tiến hành với sự thoải mái và ưu thế lớn lao. Và nó được dành cho các ý định tâm linh mà các thi thể chết của những người đặc biệt được gìn giữ trong chúng.
Ở Tây Tạng, thi thể chết của các bồ tát vĩ đại, những linh hồn cao cấp, một số trong chúng có hàng nghìn tuổi - đã được gìn giữ trong những hang rất sâu và bí mật. Thân thể mà Phật đã có không phải là thân thể thường. Ngay cả thân thể vật lí, với nó linh hồn vĩ đại của Phật đã được liên kết với trong tám mươi năm, cũng không phải là vật bình thường. Nó quí giá và vĩ đại vô cùng. Thân thể này đã hấp thu và đồng hoá những rung động hiếm hoi của Phật trong tám mươi năm. Khó mà nói liệu một hiện tượng như thế có xảy ra trên trái đất này lần nữa không.
Sau khi bị đóng đinh thân thể chết của Jesus đã được giữ trong hang. Nó được dự định đem đi chôn vào ngày hôm sau, nhưng người ta không tìm thấy nó nữa. Điều đó tiếp tục là bí ẩn cho người Ki tô giáo làm sao thân thể chết của ông ấy biến mất, và điều gì đã xảy ra cho nó. Có câu chuyện về sự phục sinh của ông ấy nói rằng các đệ tử của ông ấy đã thấy Jesus vài ngày sau việc đóng đinh. Nhưng câu hỏi vẫn còn lại: điều gì đã xảy ra cho Jesus sau khi ông ấy được phục sinh và khi nào ông ấy chết lần nữa?
Nhưng chính điều bí ẩn là chẳng có gì được biết về Jesus sau việc phục sinh cả. Người Ki tô giáo không có giải thích bất kì điều gì về Jesus được phục sinh. Sự kiện là ở chỗ thân thể chết của Jesus quí giá tới mức nó lập tức phải bị bỏ khỏi hang để đặt vào chỗ nó có thể được gìn giữ an toàn trong thời gian dài. Và thông tin này phải được canh giữ bí mật để giữ an toàn cho thân thể chết. Một người như Jesus thực sự hiếm hoi trong cả lịch sử.
Cho nên các kim tự tháp này của Ai Cập - kể cả cấu trúc của chúng, sân của chúng, các tính năng đặc biệt của chúng - đều có nghĩa và ý nghĩa cao.
(Tại đây trong câu trả lời cho câu hỏi không nghe được Osho nói rằng đó là vấn đề khác và Thầy sẽ thảo luận nó riêng ra.)

Người hỏi: khi chúng tôi vào thiền sâu, thân thể trở thành trơ ì và việc thở yếu, điều có thể gây ra thiếu ô xi trong thân thể. Xin thầy giải thích hiện tượng này trong hoàn cảnh của thiền và samadhi - như cực lạc.
Thực tế, khi việc thở đã đạt tới mạnh mẽ đầy đủ của nó và một lỗ hổng được tạo ra giữa bạn và thân thể bạn, khi việc ngủ của bạn và phần thức dường như tách biệt lẫn nhau, thế thì các bạn sẽ bắt đầu đi tới phần thức tỉnh của mình. Tại giai đoạn này thân thể thôi không cần ô xi thêm nữa. Bây giờ điều tốt là thân thể đi vào giấc ngủ, là nó trở thành trơ ì, cũng như chết. Bây giờ sinh lực của bạn không hướng tới thân thể nữa, thay vì thế nó bắt đầu chuyển tới linh hồn.
Chính thân thể mới cần ô xi, linh hồn không có nhu cầu thực về ô xi. Bạn có theo được tôi nói không? Thân thể cần ô xi; và khi sinh lực của bạn chuyển tới linh hồn, thân thể cần lượng ô xi tối thiểu - chỉ đủ để giữ cho nó sống. Nó không cần quá mức tối thiểu, và điều đó sẽ cản trở tiến bộ của bạn nếu thân thể nhận được nhiều ô xi tại giai đoạn này.
Do đó điều đáng phải làm là thở chậm lại và trở nên nhẹ và yếu. Việc thở là hữu dụng để đánh thức năng lượng, và một khi năng lượng này thức dậy, việc thở dừng tính hữu ích đó. Bây giờ thân thể bạn có thể tồn tại với việc thở tối thiểu. Và do vậy sẽ có một khoảnh khắc nó sẽ đi tới dừng hoàn toàn. Nó phải dừng lại.
Trong thực tế, khi bạn đạt tới điểm cân bằng đúng, điều chúng ta gọi là samadhi, việc thở sẽ dừng lại. Nhưng chúng ta không có ý tưởng gì về việc dừng thở này nghĩa là gì. Nếu bạn muốn biết điều đó ngay bây giờ bạn có thể dừng việc thở lại, nhưng điều đó sẽ là vô nghĩa. Các bạn không thể biết được nó bằng kinh nghiệm qua việc cố ý dừng nó. Điều này sẽ không là cùng kinh nghiệm mà bạn có trong thiền sâu.
Chúng ta đều quen thuộc với hai cách thở: thở vào và thở ra. Nhưng một khoảnh khắc tới, và nó tới tại đỉnh cao của thiền, khi việc thở dừng lại nửa chừng giữa hít vào và thở ra. Khi khoảnh khắc như vậy tới các bạn sẽ cảm thấy rằng việc thở của mình đã dừng và rằng bạn sắp chết. Chắc chắn những khoảnh khắc này sẽ tới.
Khi các bạn đi sâu hơn vào thiền, việc thở của các bạn trở thành ngày một chậm hơn; dường như việc thở đã loãng ra. Đấy là vì các bạn không cần ô xi nữa tại chiều sâu của thiền. Ô xi là cần tại giai đoạn khởi đầu của nó. Điều đó cũng giống như tôi vặn chiếc chìa khoá trong ổ khoá để mở cửa. Tôi có cần tiếp tục vặn chìa ngay cả sau khi nó đã làm xong việc của nó không? Bây giờ chiếc chìa là vô dụng. Nó treo trong ổ khoá và tôi ở bên trong phòng. Bạn có thể hỏi tại sao tôi không dùng chìa khoá khi tôi ở trong phòng. Không, chìa khoá đã phục vụ cho ý định của nó; nó chỉ có nghĩa cho việc đi vào phòng.
Chừng nào mà kundalini còn chưa thức dậy, các bạn sẽ phải dùng chìa khoá của việc thở với tất cả sức mạnh của bạn. Nhưng ngay khi nó được đánh thức, việc thở trở thành không cần thiết. Bây giờ, khi bạn đang trong cuộc hành trình nội tâm, thân thể bạn sẽ yêu cầu rất ít ô xi. Và thế thì bạn không phải dùng ý chí của mình để dừng việc thở; nó sẽ chậm dần lại tới chỗ dừng, và một khoảnh khắc sẽ tới khi mọi thứ sẽ dường như đã đi tới sự dừng lại. Trong thực tế, đây là khoảnh khắc đó - khi việc thở dừng lại nửa chừng giữa hít vào và thở ra - khi bạn ở vào trạng thái của cân bằng hoàn toàn, khi bạn ở trong cực lạc hay samadhi. Trong chính khoảnh khắc này bạn biết sự tồn tại - không phải cuộc sống.
Hiểu khác biệt này giữa việc biết cuộc sống và việc biết sự tồn tại đi. Trong samadhi bạn biết sự tồn tại - không phải cuộc sống. Tri thức của bạn về cuộc sống được nối với việc thở của bạn, bởi vì cuộc sống là ô xi, nó là một phần của hơi thở. Trong samadhi bạn biết sự tồn tại nơi việc thở hoàn toàn không cần thiết. Sự tồn tại là mênh mông. Sự tồn tại này bao gồm mọi thứ - nó bao gồm hiện hữu của bạn, và núi non và các vì sao và toàn thể không gian. Không có chuyển động bất kì cái gì; mọi thứ đều tĩnh tại và nghỉ ngơi trong sự tồn tại. Thậm chí không một gợn sóng nảy sinh trong biển cả bình yên, thanh thản và tĩnh lặng. Trong khoảnh khắc đó tất cả mọi rung động của việc thở của bạn sẽ đi tới chỗ dừng; bản thân hơi thở sẽ dừng lại, bởi vì hơi thở không thể đi vào trong tĩnh lặng này, cái trống rỗng này. Để một mình hơi thở, ngay cả cuộc sống cũng không thể đi vào không gian này. Không bao giờ.
Cõi bên kia là ở bên ngoài cuộc sống nữa.
Nhớ lấy, rằng cái ở bên ngoài cái chết cũng ở bên ngoài cuộc sống nữa. Do đó chúng ta không thể nói rằng Thượng đế đang sống; sẽ là ngớ ngẩn mà nói như vậy. Vì ngài không phải là chủ thể cho cái chết, sẽ là vô nghĩa mà gọi ngài sống. Sống là tương đối với chết; cái này không thể tồn tại mà không có cái kia. Thượng đế không có cuộc sống; ngài có sự tồn tại - thay vì cuộc sống, ngài là bản thân sự tồn tại. Tất nhiên, chúng ta những sinh linh sống đều đang sống, chúng ta có cuộc sống. Khi chúng ta đi ra từ sự tồn tại, chúng ta có cuộc sống. Và nó là cái chết của chúng ta khi chúng ta trở lại sự tồn tại một lần nữa.
Chẳng hạn, nó là cuộc sống khi con sóng phát sinh trong đại dương. Trước khi con sóng phát sinh chỉ có đại dương, không có sóng. Cuộc sống bắt đầu khi con sóng phát sinh; chính việc tới của con sóng đi vào hiện hữu, vào cuộc sống. Và khi con sóng biến mất, chính đó là cái chết của con sóng này. Việc dâng lên của nó là cuộc sống của nó; việc rơi xuống của nó là cái chết của nó. Nhưng sự tồn tại của biển là không có sóng. Đại dương có đó cho dù sóng không phát sinh, và nó sẽ có đó khi sóng đã chết. Và kinh nghiệm về sự tồn tại đó, sự như nhau đó, sự tĩnh lặng đó, là samadhi hay cực lạc.
Cho nên samadhi không phải là việc kinh nghiệm về cuộc sống; samadhi là việc kinh nghiệm sự tồn tại. Samadhi là mang tính tồn tại; hơi thở không cần cho nó. Với samadhi hơi thở không có nghĩa. Cả hơi thở lẫn vô hơi thở đều chẳng có nghĩa gì với samadhi. Nơi mọi thứ đi tới chỗ dừng đều có samadhi.
Do đó điều cần thiết là khi người tìm kiếm đi vào các trạng thái sâu của thiền thì phải rất thận trọng và cẩn thận để giữ cho người đó sống. Nhiều người được yêu cầu giúp cho người đó qua giờ phút gay cấn, bằng không người đó có thể biến mất, người đó có thể bị mất hút trong cái bao la được biết là samadhi. Nếu chăm sóc đúng không được thực hiện, người đó có thể không trở lại từ chỗ tạm trú của mình vào sự tồn tại. Ramakrishna thường đạt tới trạng thái này. Trong nhiều ngày ông ấy hay ở trong samadhi, được hấp thu vào sự tồn tại, và việc trở về cuộc sống trở thành khó khăn cho ông ấy.
Ramakrishna là một hiền nhân rất đáng kính trọng, ông ấy biết rộng và có được sự kính trọng lớn lao. Nhưng chúng ta không biết điều gì về người đã cứu Ramakrishna cho thế giới. Một trong những người cháu của ông ấy sống cùng ông ấy; chính anh ta là người luôn luôn cứu ông ấy khi ông ấy trượt vào trạng thái như vậy. Anh ta thức đêm cùng ông ấy. Bất kì khi nào Ramakrishna đi vào samadhi, người cháu này của ông ấy làm việc cần mẫn để giữ cho ông ấy sống; anh ta nuôi ăn bắt buộc cho ông ấy bằng sữa và nước và các đồ ăn khác. Bất kì khi nào việc thở của ông ấy bị dừng, anh ta xoa bóp cho ông ấy để phục hồi việc thở. Anh ta đã làm mọi thứ để cứu ông ấy cho thế giới.
Toàn thế giới đi tới biết về Ramakrishna qua Vivekananda, nhưng không ai biết người đã cứu ông ấy cho thế giới. Anh ta đã làm việc tận tuỵ, anh ta đã dùng mọi thứ để phục vụ cho Ramakrishna, người có thể chết bất kì lúc nào. Kinh nghiệm về samadhi phúc lạc vô cùng đến mức việc trở về từ nó trở thành gần như không thể được. Trong khoảnh khắc đó có mọi khả năng mất hút không thể thay đổi được.
Có điểm không quay lại, và nó gần với samadhi thế. Các trường phái và tu viện và đạo tràng đi vào hiện hữu để dành cho chính ý định này: chỉ để cứu những người tìm kiếm khỏi trượt vào điểm không quay lại. Các sannyasins đã không xây dựng các trường phái và đạo tràng thì đã không kinh nghiệm samadhi sâu. Các sannyasins lang thang - được biết như parivrajakas - người cứ di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia, đã bị thất vọng về kinh nghiệm tâm linh cao nhất này. Để làm như vậy thì một nhóm, một trường phái là cần phải có.
Để đi sâu vào samadhi và, hơn nữa, để cứu những người tìm kiếm khỏi cái chết, cần nhiều người biết về việc này. Các parivrajakas, để thoát khỏi sự gắn bó, đã làm ra qui tắc rằng họ sẽ không ở một chỗ trong một thời gian lâu. Nhưng người trở thành nạn nhân của sự gắn bó qua một thời gian dài có thể trở thành như vậy ngay cả trong thời gian ngắn. Sự khác biệt sẽ là ở mức độ - sự gắn bó của người đó sẽ là sự gắn bó nhỏ. Nó có thể là sự khác biệt giữa sự gắn bó lâu ba tháng và sự gắn bó lâu ba ngày. Sự khác biệt sẽ là ở mức độ. Trường phái parivrajakas nhất định đánh mất yoga và Samadhi trong thời gian dài, bởi vì nhóm và công xã là cần để cứu họ.
Đó là một điều để đi vào samadhi - một cá nhân có thể làm điều đó - nhưng vấn đề đem người đó trở lại là rất khác biệt. Không có khó khăn cho tới giai đoạn thiền, nhưng khoảnh khắc của samadhi đòi hỏi sự thận trọng và chăm nom lớn lao. Nó là khoảnh khắc mà sự việc trở thành khẩn thiết là bảo vệ người tìm kiếm khỏi trượt vào trong vùng không trở lại. Người đó phải được cứu để cho người đó đem lại cho chúng ta tin tức về cõi bên kia. Và người đó một mình có thể đem tin tức đó, người đã hé nhìn vào trong nó qua samadhi, người có thoáng nhìn về nó.
Bất kì điều gì chúng ta biết về nó đều tới chúng ta từ một nhúm người đã trở về từ cõi bên kia đó. Nhưng với họ chúng ta hoàn toàn trong bóng tối về nó. Các bạn không thể biết được nó qua suy nghĩ hay đồn đoán; không có cách nào cho nó cả. Nó chỉ có thể được tiếp xúc trực tiếp và được kinh nghiệm. Và rất thường là người đã tiếp xúc với cõi bên kia thấy khó quay trở về từ đó. Người đó có thể bị mất mãi mãi; đó là điểm không quay lại. Đó là điểm từ đó người ta nhảy vào trong hư không vô tận của không gian, nơi mọi con đường đều chấm dứt, nơi tất cả mọi cây cầu đều gẫy.
Đó là lúc mà sự chăm sóc lớn lao được cần tới, khi công việc lớn lao phải được làm. Về sau tôi thường có quan điểm rằng khi tôi đã chuẩn bị cho các bạn về samadhi, các trường phái hay công xã sẽ rất là cần thiết. Nhóm, và không phải cá nhân, sẽ là quan trọng cho bạn - nhóm sẽ chăm nom cho những người sẽ đi vào samadhi; bằng không thì họ sẽ bị mất mãi mãi. Nhóm, trường phái và công xã sẽ để mắt tới điều đó rằng người tìm kiếm được giúp đỡ để quay về từ trạng thái đó, và rằng tri thức đó về kinh nghiệm tối cao này được gìn giữ cho chúng ta. Bằng không thì có mọi nguy hiểm về việc bị mất của nó.

Người hỏi: trạng thái của việc thở là gì trong điều chúng ta gọi là sahaj samadhi hay cực lạc tự nhiên?
Nó trở thành rất nhịp điệu, rất hài hoà, nó trở thành âm nhạc; và có nhiều điều khác cho nó. Người mà hai mươi bốn giờ trong sahaj samadhi, có tâm trí không vẩn vơ, người tĩnh lặng và yên tĩnh, người được đặt vào trong sự tồn tại, người là một với nó, việc thở của người đó lấy nhịp điệu riêng của nó. Và khi người đó không làm việc - không ăn, không nói không bước đi - thế thì việc thở trở thành phúc lạc quá mức cho người đó. Thế thì chỉ việc hiện hữu, chỉ việc thở cũng đem lại cho người đó vui sướng và phúc lạc đến mức không cái gì khác có thể đem lại. Việc thở của người đó là rất nhịp điệu và hài hoà; nó biến thành âm thanh vô âm, âm thanh của tiếng vỗ tay của một bàn tay.
Việc nếm trải kinh nghiệm siêu phàm đó có thể có được qua việc thở theo cách đặc biệt. Đó là lí do tại sao kỉ luật của việc thở - của các nhà yoga và những người khác - đã được phát triển trong quá khứ. Chẳng hạn, nếu một người làm việc thở của mình thành nhịp điệu và hài hoà như việc thở của người trong sahaj samadhi, người đó sẽ biết yên tĩnh và an bình là gì. Pranayam và các kĩ thuật thở khác đã được phát triển qua việc quan sát cách thở và tác động của nó trong sự gần gũi với một số người đã vào trong samadhi. Và chúng là rất có ích.
Việc thở trong trạng thái samadhi được thu về mức tối thiểu của nó, bởi vì trong samadhi cuộc sống không có ý nghĩa như sự tồn tại, hay như sự hiện hữu đang đấy. Với người trong samadhi một chiều hướng hoàn toàn mới đã mở ra, điều thuộc về sự tồn tại và nơi việc thở và những thứ như nó là không cần thiết. Bây giờ người đó đã vào liên miên trong chiều hướng đó, người đó tồn tại trong chiều hướng đó. Người đó bây giờ dùng thân thể mình chỉ khi người đó phải có quan hệ với chúng ta; bằng không người đó không dùng thân thể mình. Chính chỉ để liên hệ với chúng ta mà người đó ăn, ngủ, tắm, mặc quần áo và làm các việc khác mà thân thể cần. Đây chỉ là cách thức của người đó để liên hệ với chúng ta.
Ngoại trừ để liên hệ với chúng ta người đó không cần thân thể mình và việc thở và phần còn lại của nó. Trong bản thân họ thân thể và các chức năng của nó không có nghĩa đối với người đó. Và việc thở của người đó trở thành tối thiểu; người đó thở chỉ đủ để tạo ra sinh lực giữ cho người đó trong thân thể. Do đó người đó có thể dễ dàng sống ở chỗ với rất ít ô xi.
Có những đền chùa và hang động cổ gần như chẳng có cửa và cửa sổ nào; chúng không có cửa thông gió chút nào. Chúng trông lỗi thời thế đối với thời hiện đại này, chúng hoàn toàn phản vệ sinh, khoa học về sức khoẻ. Tất cả những đền chùa và hang động cổ đại này vẫn còn tồn tại, đều không có lối vào xứng với cái tên.
Có những hang động không bố trí thông gió; người ta tự hỏi làm sao luồng khí có thể đi vào chúng được. Điều này là vậy bởi vì những người sống trong chúng đã không cần nhiều không khí. Trong thực tế, họ đã không muốn nhiều không khí đi vào nơi tôn nghiêm của họ, bởi vì rung động của thế giới bên ngoài do khí đem tới có thể phá huỷ các rung động tinh tú của hang, điều cần được bảo vệ và gìn giữ. Chính với quan điểm để bảo vệ và gìn giữ kho năng lượng tinh tú mà các đền chùa và hang động của thời xưa đã không có gì như hệ thống thông gió cả.
Điều này là không thể được cho ngày nay. Để làm cho nó thành có thể, sẽ cần xây dựng một loạt dài kỉ luật về thở. Để làm cho điều đó thành có thể chúng ta sẽ cần đàn ông và đàn bà đã đạt tới samadhi.

Người hỏi: làm sao kĩ thuật phật giáo về anapanasati - quan sát thường xuyên hơi thở của người ta - ảnh hưởng tới trạng thái của ô xi trong thân thể chúng ta?
Anapanasati có tác động lớn tới ô xi thân thể chúng ta. Đây là câu hỏi hay cần được hiểu đúng. Mọi hoạt động của cuộc sống, mọi chức năng của thân thể chúng ta đều được làm nhanh lên khi chúng ta chú ý tới nó. Phần lớn các chức năng thân thể là tự trị; bạn không phải chú ý tới chúng, nhưng khi bạn chú ý thì chúng bị ảnh hưởng.
Chẳng hạn, khi bác sĩ đặt ngón tay lên mạch của bạn, xung mạch của bạn đập không còn như cũ, nó lập tức nhanh hơn một chút; nó nhiều hơn là nó đã vậy trước đây. Nó là vậy bởi vì nó đã nhận được sự chú ý, sự chú ý của hai người - của bác sĩ và của bạn. Và nó sẽ nhanh chóng thêm nhiều nếu bác sĩ ngẫu nhiên là người khác giới, vì bây giờ nó sẽ nhận được nhiều chú ý hơn. Bạn có thể thử điều đó như thế này: tự kiểm tra mạch đập của bạn trước, và rồi quan sát trong mười phút nó đập thế nào và rồi kiểm tra nó lần nữa. Bạn sẽ thấy rằng mạch của bạn đã thay đổi, nó đã nhanh lên. Chú ý có tác dụng như tác nhân xúc tác để làm nhanh mạch đập của bạn, hay cũng vấn đề đó với bất kì chức năng nào của thân thể.
Kĩ thuật anapanasati cực kì có giá trị. Nó là cách quan sát việc thở riêng của bạn. Bạn không phải làm gì về nó cả; bạn không phải can thiệp vào việc thở của mình hay thở theo bất kì cách đặc biệt nào. Bạn chỉ phải quan sát nó như nó đang đấy. Nhưng điều cũng đúng là ngay khi bạn bắt đầu quan sát nó, thì việc thở của bạn trở thành nhanh hơn chút ít. Điều đó là không tránh khỏi. Với quan sát của bạn, cách bạn thở sẽ thay đổi, và nó sẽ nhanh hơn trước đây. Việc thay đổi này và bản thân việc quan sát chỉ ra kết quả.
Nhưng mục tiêu chính của anapanasati không phải là đem bất kì thay đổi nào vào hình mẫu thở của bạn; mục tiêu chính là chỉ quan sát hơi thở của bạn như nó vậy. Bởi vì khi bạn quan sát việc thở của mình, và quan sát nó thường xuyên, dần dần bạn bắt đầu tách bản thân mình ra khỏi nó; xuất hiện một lỗ hổng giữa bạn và việc thở của bạn. Bởi vì khi ai đó quan sát cái gì đó, lập tức người quan sát trở thành tách rời với cái được quan sát.
Trong thực tế, người quan sát không thể là một với cái được quan sát. Khoảnh khắc bạn biến cái gì đó thành cái được quan sát, bạn tự tách mình khỏi đối tượng quan sát của mình - bạn trở thành khác với nó. Vì bạn đã làm hơi thở của mình thành cái được quan sát, và bạn đã quan sát cách nó làm việc, nên bạn trở thành xa khỏi nó trong chính quá trình quan sát này. Và thế rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng trong khi việc thở diễn ra bạn ở khoảng cách xa đáng kể với nó.
Anapanasati yoga đem tới sự tách biệt của bạn với thân thể; bạn thực sự kinh nghiệm nó.
Bạn có thể thử anapanasati theo nhiều cách. Nếu bạn quan sát cách bạn bước - nếu bạn chỉ quan sát cách chân phải giơ lên và chuyển động, và thế rồi chân trái giơ lên và chuyển động - nếu bạn chỉ quan sát chuyển động của chân mình, bạn sẽ thấy trong thời gian hai tuần rằng bạn hoàn toàn tách khỏi chân mình. Bạn sẽ thấy rõ ràng chân mình là cái được quan sát và bạn vẫn còn là người quan sát. Chân riêng của bạn sẽ dường như vận hành một cách máy móc. Một người như vậy có thể nói rằng khi bước người đó không bước, khi nói người đó không nói, khi ăn người đó không ăn, khi ngủ người đó không ngủ. Và người đó là phải.
Nhưng rất khó để hiểu một người như vậy, người đã trở thành người quan sát trên núi. Nếu người đó là nhân chứng cho việc bước của mình, nếu người đó thực sự không bước trong khi bước, thì duy nhất người đó thực sự thấy điều đó như vậy; sẽ khó cho người khác ngay cả để hiểu điều đó. Nếu người đó là nhân chứng cho việc nói của mình, người đó sẽ không nói trong khi nói, người đó sẽ vẫn còn là nhân chứng một mình.
Anapanasati là kĩ thuật có ý nghĩa; nó làm cho bạn thành nhân chứng, linh hồn chứng kiến, nhưng nó khác với kundalini.
Người hỏi: có thể rằng qua việc thở sâu và mạnh mẽ một lượng ô xi quá mức đi vào phổi của người tìm kiếm gây hại lớn cho người đó. Thầy nói gì?
Thực tế, không người nào dùng phổi mình đầy đủ trong khi thở. Đại thể có sáu nghìn bao khí trong phổi người ta, trong số đó khó có được nghìn rưởi hay hai nghìn bao đầy ô xi nếu người đó ngẫu nhiên rất mạnh khoẻ và người đó thở bình thường. Phần các túi khí còn đầy các bô nic, vốn là cái tên khác cho rác bẩn. Do đó khó mà tìm ra một người lấy nhiều ô xi hơn mức cần thiết. Người lấy được khối lượng ô xi cần thiết cũng là hiếm. Phần lớn phổi chúng ta vẫn còn không được sử dụng tới.
Thực sự là điều lớn lao nếu bạn có thể rót đầy toàn thể phổi của mình bằng ô xi; điều đó sẽ dẫn tới sự mở rộng lớn lao tâm thức bạn. Cuộc sống bạn mở rộng thế nào có thể biết được từ khối lượng ô xi bạn mang trong phổi mình. Càng nhiều ô xi, càng nhiều cuộc sống. Và nếu bạn có thể rót đầy toàn bộ phổi mình bằng ô xi, bạn sẽ ở cực đỉnh của cuộc sống.
Chính ô xi tạo ra sự khác biệt giữa người mạnh khoẻ và người ốm yếu. Người ốm yếu là người lấy vào rất ít ô xi qua việc thở. Đó là lí do tại sao một số người ốm phải được cấp cho ô xi qua phương tiện nhân tạo. Họ sẽ chết nếu họ bị bỏ lại với chính họ. Mạnh khoẻ và ốm yếu có thể được đo bằng việc lấy vào ô xi. Đó là cách việc chạy làm cho bạn mạnh khoẻ, bởi vì việc chạy đem tới cho bạn nhiều ô xi. Mọi bài tập thể chất đều có ích bởi chính lí do này. Bất kì hoạt động nào thêm cho kho ô xi của bạn đều có ích cho mạnh khoẻ của bạn. Và điều làm cạn kiệt nguồn dự trữ ô xi của bạn là làm hại tới sự mạnh khoẻ của bạn; nó sẽ gây ra ốm bệnh.
Nhưng sự kiện còn lại là bạn chưa bao giờ thở tới đầy khả năng phổi của bạn; bạn chưa bao giờ lấy vào nhiều ô xi như bạn có thể lấy vào. Cho nên vấn đề lấy nhiều hơn điều cần thiết đơn giản không nảy sinh. Bạn không thể lấy nhiều hơn cái mà phổi có thể chứa; bạn không thể lấy nhiều hơn việc làm đầy của nó. Đó là việc khó làm thế.
Người hỏi: cùng với ô xi chúng ta lấy vào các khí khác như ni tơ và hidro với việc thở của mình. Tất cả những khí này có ích cho thiền không?
Những khí này tuyệt đối có ích cho thiền. Bất kì cái gì có đó trong không khí - không chỉ là ô xi mà nhiều thứ khác - đều có ích cho cuộc sống. Chính bởi vì chúng mà các bạn sống. Không có cuộc sống trên một hành tinh hay hành tinh vệ tinh nơi những khí này không sẵn có theo đúng tỉ lệ. Chính chúng làm cho cuộc sống thành có thể. Do đó bạn không cần lo nghĩ về điểm này.
Và bạn thở càng mãnh liệt và mạnh mẽ, thì bạn sẽ càng được lợi. Trong trạng thái thở sâu và nhanh chỉ ô xi mới có thể đi vào hệ thống của bạn với số lượng tối đa; mọi thứ khác sẽ bị bỏ ra. Và ngay cả những khí khác này cũng là chất có ích của cuộc sống; chúng không có hại.

Người hỏi: làm sao thân thể bắt đầu cảm thấy nhẹ sau khi thở sâu và nhanh?
Đúng là thân thể sẽ cảm thấy nhẹ sau việc thiền này. Nó sẽ là như vậy bởi vì ý thức của chúng ta về thân thể là ý thức về sự nặng. Điều chúng ta gọi là sự nặng thì không là gì nhiều hơn nhận biết của chúng ta về thân thể. Thân thể vẫn nặng với người ốm cho dù người đó chỉ có da và mạch. Nhưng người mạnh khoẻ, cho dù người ấy cân nặng, vẫn mang thân thể mình rất nhẹ nhàng. Cho nên thực sự là thân-tâm của chúng ta là cái cảm thấy như đè nặng lên chúng ta.
Và chúng ta trở nên ý thức tới thân thể mình chỉ khi nó đau, khi nó ốm. Chúng ta trở nên có ý thức về chân mình khi chúng đau. Chúng ta trở nên nhận biết về đầu mình khi nó đau. Nếu không có cái đau thân thể, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhận biết về thân thể mình. Ý thức này là cách đo đau khổ của chúng ta.
Chúng ta định nghĩa người mạnh khoẻ là người cảm thấy dường như mình vô thân thể. Người không cảm thấy rằng mình là thân thể, người có cảm giác vô thân thể, thực sự là người mạnh khoẻ. Và nếu người đó bị đồng nhất với một phần đặc biệt của thân thể mình thì có thể nói rằng phần này của thân thể người đó bị ốm.
Khi khối lượng ô xi tăng lên và khi kundalini thức dậy, bạn sẽ bắt đầu có những kinh nghiệm không phải là thân thể; chúng thuộc về linh hồn hay atman. Và theo số lượng các kinh nghiệm tinh tế này bạn sẽ đồng thời cảm thấy nhẹ nhõm, một loại phi trọng lượng phi thường. Nhiều người sẽ cảm thấy dường như họ đang bay. Không phải là họ thực sự bay - biến cố bay thực xảy ra chỉ một lần trong khoảng thời gian dài. Nhưng bởi vì cảm giác vô trọng lượng, nên bạn cảm thấy rằng mình đang bay. Nếu bạn mở mắt và nhìn, bạn sẽ thấy rằng bạn đang ngồi trên đất. Nhưng sao có cảm giác bay bổng này?
Sự kiện là ở chỗ tâm trí chúng ta, ở chiều sâu bên trong nhất của nó, không biết tới ngôn ngữ nào như chúng ta biết. Nó chỉ biết ngôn ngữ hình ảnh, tượng trưng. Cho nên khi bạn kinh nghiệm vô trọng lượng, vô trọng lượng hoàn toàn, thì tâm trí bạn diễn đạt nó theo ngôn ngữ của hình ảnh. Nó không nói ra lời rằng đó là vô trọng lượng, nó vẽ hình ảnh điều đó như hành động bay, nó cảm thấy việc bay.
Tâm trí sâu của chúng ta, tâm trí vô thức của chúng ta không nghĩ theo lời, nó nghĩ theo hình ảnh, theo biểu tượng. Đó là lí do tại sao các giấc mơ của chúng ta trong đêm chỉ có hình ảnh và hầu như không có lời nào. Tâm trí mơ phải biến đổi mọi thứ - kể cả kinh nghiệm và ý nghĩ - thành hình ảnh. Bởi lí do này khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng chúng ta thấy khó hiểu giấc mơ riêng của mình. Ngôn ngữ chúng ta biết và dùng trong giờ thức là hoàn toàn khác với ngôn ngữ hình ảnh của giấc mơ. Hai ngôn ngữ này hoàn toàn xa lạ với nhau, và do đó những nhà diễn giải lớn kiểu như bác học, nhà tâm lí và nhà phân tâm được cần tới để diễn giải chúng cho chúng ta.  Chúng ta chẳng thể làm được gì với chúng.
Bây giờ ai đó đang tham vọng. Làm sao người đó diễn đạt tham vọng của mình khi người đó mơ? Người đó sẽ biến thành con chim tung cánh trên trời cao. Thế rồi người đó sẽ ở trên đỉnh của mọi thứ, bỏ toàn thế giới lại sau mình. Tham vọng trong mơ lấy hình dạng của chuyến bay - người ta mơ rằng người ta đang bay và bay. Tất cả những người tham vọng đều có giấc mơ về việc bay. Nhưng từ tham vọng sẽ không bao giờ tìm được chỗ trong giấc mơ. Cho nên sau khi tỉnh dậy vào buổi sáng người này tự hỏi tại sao mình đã bay trong giấc mơ của mình.
Chính tham vọng của người đó đã biến thành con chim bay trong mơ.
Cùng cách này khi chúng ta đi vào chiều sâu của thiền, việc vô trọng lượng được cảm thấy như bay. Vô trọng lượng thực sự có thể được làm thành hình ảnh chỉ như việc bay, không có cách khác.
Và thỉnh thoảng thân thể thực tế bay trong trạng thái cực kì vô trọng lượng.

Người hỏi: nó tạo ra nhiều nhiệt nữa.
Điều đó nữa cũng là có thể. Nó là có thể bởi vì toàn thể bộ máy bên trong của bạn trải qua thay đổi. Tất cả mọi mối nối của bạn với thân thể bắt đầu bị chùng ra, và những mối nối mới bắt đầu hình thành vào chỗ của chúng. Những cây cầu cũ bị gẫy và cây cầu mới được lập ra. Những cánh cửa cũ đóng lại và những cánh cửa mới mở ra. Cho nên toàn thể ngôi nhà đều bị thay đổi. Đó là lí do tại sao bạn cho rằng nhiều điều bên trong bạn đang vỡ ra, và thế rồi bạn cảm thấy hoảng sợ. Điều đó là tự nhiên, bởi vì toàn thể hệ thống trải qua trạng thái xáo trộn và mất trật tự. Nó xảy ra vào lúc chuyển đổi.

Người hỏi: nhiều lúc trong thiền dường như là cái gì đó bên trong đã nổ ra, và kinh nghiệm này thật đáng sợ.
Điều đó là có thể, điều đó tuyệt đối là có thể.
Người hỏi: người ta phải không được hoảng sợ chứ?
Sợ hãi là không cần thiết, mặc dầu điều tự nhiên là bạn cảm thấy sợ.
Khi một trật tự mới nảy sinh ra từ sự hỗn loạn này, nó sẽ hoàn toàn khác với trật tự cũ, nó sẽ là duy nhất vô song. Thế thì bạn sẽ quên rằng cái gì đó như trật tự cũ đã từng tồn tại. Và ngay cả khi bạn nhớ tới nó bạn sẽ tự hỏi làm sao trên trái đất này bạn có thể chịu đựng được nó.
Và điều này là có thể.

Người hỏi: Có cần làm nỗ lực để thở sâu và hỏi "Tôi là ai?" không ngay cả sau khi shaktipat hay việc truyền năng lượng đã xảy ra, hay chúng sẽ xảy ra một cách tự nhiên và theo cách riêng của chúng?
Khi việc thở và hỏi trở thành tự nhiên, câu hỏi này không nảy sinh. Thế thì bản thân câu hỏi này sẽ dường như là phi tự nhiên. Vấn đề chấm dứt với mọi thứ mang tính tự nhiên. Nhưng nhiều lần, nhiều thứ trước khi nó xảy ra, tâm trí sẽ thuyết phục bạn tin rằng nó đã xảy ra và rằng bây giờ chẳng ích gì mà tiếp tục nỗ lực này. Chừng nào mà tâm trí còn tiếp tục thuyết phục bạn, bạn không nên thảnh thơi, bạn không nên từ bỏ nỗ lực này. Cho tới lúc đó bạn vẫn phải tiếp tục với việc hỏi, "Tôi là ai?" bởi vì tâm trí vẫn có đó, nó vẫn sống sót. Chính tâm trí đang biện luận với bạn và cố gắng thuyết phục bạn.
Tuy nhiên một ngày sẽ tới khi bạn sẽ thấy rằng không cần phải làm gì nữa. Thế thì bạn sẽ không có khả năng làm việc gì cho dù bạn muốn làm, bởi vì bạn có thể hỏi "Tôi là ai?" lâu chừng nào bạn còn chưa biết mình là ai. Cái ngày bạn đi tới biết mình là ai, câu hỏi này sẽ không nảy sinh nữa. Thế thì sẽ rất ngớ ngẩn mà đi hỏi nó, bởi vì bạn biết.
Chừng nào tôi còn chưa biết cửa ở đâu, tôi sẽ đưa ra vài câu hỏi nồng nhiệt về nó, nhưng một khi tôi đi tới biết, câu hỏi này sẽ tự nó loại bỏ đi. Thế thì tôi sẽ không hỏi liệu tôi có nên hỏi câu hỏi này hay không. Nó là không cần thiết, nó là vô nghĩa. Chúng ta hỏi chừng nào chúng ta không biết một điều; ngay khi chúng ta biết nó, vấn đề chấm dứt. Ngay khi bạn nhận ra mình là ai, thế giới các câu hỏi đi đến chấm dứt. Và khi bạn đã lấy bước nhảy vào cõi bên kia, thế thì chẳng cái gì còn lại để được làm nữa. Thế thì bất kì cái gì bạn làm, nó đều là thiền. Bạn bước đi và đó là thiền. Bạn ngồi và đó là thiền. Thế thì im lặng của bạn là thiền, và việc nói của bạn cũng là thiền. Cho dù bạn đánh nhau, đó cũng là thiền. Điều bạn làm không khác biệt.
Người hỏi: dưới tác động của shaktipat hay việc truyền năng lượng, thở sâu xảy ra theo cách riêng của nó. Nhưng nhiều lúc thân thể thảnh thơi và việc thở chậm lại. Người ta có nên tiếp tục nỗ lực trong những khoảnh như vậy không?
Cũng là tốt nếu bạn làm như vậy. Vấn đề không phải là liệu việc thở có tiếp tục hay làm  chậm  lại. Không thành vấn đề gì mấy nếu việc thở đi tới điểm dừng lại. Câu hỏi là liệu bạn đã đưa đủ nỗ lực vào hay không. Điều có ý nghĩa là nỗ lực của bạn, không phải là kết quả của nỗ lực của bạn. Vấn đề là ở chỗ bạn phải làm hết sức mình, ở chỗ bạn phải đánh cược tất cả mọi thứ của mình.
Tâm trí rất tinh ranh trong việc tìm ra lối thoát. Nó làm mọi thứ để tự bảo vệ mình. Nó nói, "Bởi vì chẳng cái gì xảy ra cả, nên đây là lúc mình từ bỏ nỗ lực." Tâm trí rất điêu luyện đến mức trong cả ngày nó có thể gợi ý hàng trăm cách trốn chạy và hàng trăm cớ và cách hợp lí hoá. Nó có thể đi tới cả tràng dài kể cho bạn rằng bạn sẽ chết ngạt, bạn sẽ chết nếu bạn theo đuổi nỗ lực của mình thêm nữa.
Chớ nghe lời tâm trí. Bảo tâm trí của bạn, "Chết ngạt và chết đi chính là phúc lạc đấy." Đó là vấn đề khác nếu việc thở dừng lại theo cách riêng của nó, nhưng về phần mình bạn phải tiếp tục phấn đấu. Bạn không nên giữ lại cái gì từ phía mình. Đừng giữ lại cho dù một chút ít, bởi vì đôi khi ngay cả cái chút ít đó cũng có thể mang tính quyết định và định mệnh.
Chẳng ai biết cái gì sẽ là cọng rơm cuối cùng thêm vào trên lưng con lạc đà. Chính cọng rơm cuối cùng đó làm cho con lạc đà quị xuống. Cứ giả dụ rằng bạn đã đặt một tải trọng lớn lên lưng lạc đà, nhưng thế vẫn chưa đủ để làm cho nó quị xuống. Có thể cọng rơm cuối cùng vẫn còn thiếu, cái sẽ quyết định vấn đề, bởi vì đó bao giờ cũng là cọng rơm cuối cùng sẽ quyết định. Không phải là cọng rơm đầu tiên, mà cọng rơm cuối cùng mới chứng tỏ là định mệnh. Có thể bạn đã chất nặng lên con lạc đà bằng 99.99 pao cỏ khô, và điều đó vẫn không làm cho con lạc đà quị xuống. Nó vẫn đợi cọng cỏ cuối cùng - .001 pao.
Cố gắng hiểu điều đó theo cách này. Bạn đang cố gắng phá cái khoá móc bằng chiếc búa. Bạn đã nện chín mươi chín nhát búa và chiếc khoá vẫn chưa chịu vỡ ra. Và bây giờ, bị mệt rồi, bạn đánh cú thứ một trăm rất nhẹ. Nhưng khoá vỡ ra với cú đánh nhẹ này. Cho nên đôi khi những điều rất nhỏ chứng tỏ là nhân tố quyết định; đôi khi chỉ một cọng rơm cũng trở thành quyết định. Để cho mọi người đừng nói là bạn đã làm mọi thứ, ấy vậy mà chệch mục tiêu mỗi một li. Dù bạn có bị chệch một li hay một dặm, nó vẫn là như nhau. Nếu bạn bỏ lỡ nó, bạn bỏ lỡ nó toàn bộ.
Điều như vậy đã xảy ra chỉ mới gần đây. Một người bạn đã thiền như tất cả các bạn đây, trong ba ngày ở trại tại Amritsar. Anh ta là người có giáo dục, một bác sĩ. Anh ta đã thiền và thiền, mà chẳng cái gì xảy ra cả. Và thế rồi ngày cuối cùng tới. Tôi không biết gì về điều anh ta đã làm hay không làm. Trong thực tế, tôi chẳng biết gì về anh ta cả. Vào ngày cuối cùng, trong khi giải thích về kĩ thuật, tôi nói rằng nước biến thành hơi chỉ khi nó đạt tới nhiệt độ một trăm độ. Nếu người ta dừng đun sôi tại chín mươi chín độ thì người đó đừng phàn nàn rằng chỉ vì muốn thêm một độ mà nước từ chối biến thành hơi. Cho dù bạn có cho nó lên 99.9 độ, nó vẫn cứ tiếp tục là nước. Cho dù một mẩu tí xíu nhiệt bị thiếu nó vẫn từ chối thay đổi. Chỉ khi nó vượt qua vạch một trăm độ nó mới biến thành hơi. Và không có cách khác. Qui tắc là qui tắc.
Anh ta tới tôi vào buổi tối hôm đó. Và anh ta nói rằng điều tôi đã nói trong hoàn cảnh của nước biến thành hơi có tác dụng lắm với anh ta. Trước đây anh ta đã coi rằng nếu nỗ lực của anh ta còn yếu, cái lợi anh ta thu được từ thiền cũng yếu thế, nhưng dẫu sao thì vẫn có lợi. Khi anh ta nghe tôi, anh ta nghĩ rằng anh ta đã lầm. Để nước biến thành hơi, việc đạt đúng một trăm độ là điều phải có. Không phải là một lượng nhiệt độ nhỏ sẽ làm nước biến thành hơi theo cách nhỏ. Nước sẽ không thay đổi chút nào trước khi nhiệt của nó đạt tới một trăm độ; nó phải đi qua toàn bộ con đường. Và do vậy sáng hôm nay anh ta đã đem tất cả nỗ lực của mình vào thiền, và anh ta ngạc nhiên thấy rằng cái gì đó đã xảy ra. Điều anh ta đã làm trong ba ngày trước là vô ích. Anh ta đã chẳng thu được gì ngoài mệt mỏi vào lúc cuối. Hôm nay anh ta không mệt chút nào, và điều đáng chú ý nhất là ở chỗ anh thực sự đã làm được nó.
Do đó bao giờ cũng là cọng rơm cuối cùng tạo ra sự khác biệt giữa những người làm nó và những người không làm nó.
Có một điều nữa cần phải ghi nhớ trong đầu. Trong khi thiền, quan sát người ở phía bạn đang làm hết sức, bạn cho rằng ngay cả người đó cũng chẳng làm ra tiến bộ nào, nói gì tới một mình bạn. Bạn sai khi nghĩ như vậy. Có khác biệt giữa một trăm độ và một trăm độ. Một trăm độ của bạn không hệt như một trăm độ của người khác. Có thể người khác có nhiều năng lượng dự trữ hơn bạn có, và người đó không dùng hết tất cả nó, mặc dầu người đó làm tốt hơn bạn. Điều đó giống thế này: Một người có năm trăm ru pi trong túi, và từ số đó người đó đặt cược ba trăm ru pi vào đám đánh cá. Còn bạn chỉ có năm ru pi trong túi và từ đó bạn lấy ra bốn đồng đánh cá. Tại đây bạn đánh cược nhiều hơn người đó; bạn vượt trội hơn người đó.
Vấn đề không phải là bạn hay người khác đã chi ra bao nhiêu tiền, vấn đề là tỉ số giữa cái bạn có và cái bạn đưa vào đánh bạc. Tỉ số đó mới là vấn đề. Bạn sẽ thắng nếu bạn đánh cá tất cả năm đồng ru pi của mình. Còn người kia sẽ thua cho dù người đó đánh cá bốn trăm chín mươi chín đồng ru pi. Để thắng người đó sẽ phải đặt cược tất cả năm trăm đồng của mình.
Điều mang tính quan trọng tối thượng là ở chỗ bạn sẽ đánh cược toàn bộ bản thân mình, ở chỗ bạn sẽ không để lại cho dù một li năng lượng và nỗ lực. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã làm đủ cho hiện tại, và rằng bạn sẽ cố gắng lần sau. Khoảnh khắc bạn nghĩ vậy, bạn sẽ bắt đầu thoái lui, lùi lại sau.
Và điều thường xảy ra là những ý nghĩ như vậy bắt đầu tấn công bạn ngay khi giờ quyết định tới, nơi bạn sắp làm được nó. Chính tại điểm giao thời này mà tâm trí bạn bắt đầu hoảng sợ rằng bạn sẽ biến mất vào cái không. Đó là khoảnh khắc của nguy hiểm nhất cho bạn như bản ngã, và đó cũng là khoảnh khắc mang hậu quả lớn nhất, mang tính hoàn thành lớn nhất cho bạn như linh hồn. Và chính trong khoảnh khắc này tâm trí bạn sẽ yêu cầu bạn từ bỏ, với lời bào chữa rằng bạn đã làm đủ rồi, nước đã được đun nóng quá nhiều rồi, bất kì khoảnh khắc nào nó cũng có thể biến thành hơi.
Khi tâm trí bạn cảm thấy nguy hiểm sắp xảy đến và hoảng sợ, biết rằng đó là khoảnh khắc quyết định và quí giá nhất của thiền - khoảnh khắc của hoàn thành. Chừng nào mà không có nguy hiểm, tâm trí sẽ yêu cầu bạn tiến hành, nhưng ngay khi bạn tới gần nguy hiểm - chính là điểm sôi - tâm trí bạn sẽ yêu cầu bạn dừng lại ngay lập tức. Tâm trí sẽ nói bạn đã làm hết mức mình rồi, bây giờ không còn năng lượng để tiến hành thêm nữa.
Nhận biết về tâm trí mình khi khoảnh khắc quyết định này tới. Nó đích xác là khoảnh khắc khi bạn đã mang tất cả năng lượng của mình vào hành động. Nếu bạn bỏ lỡ khoảnh khắc đó bạn có thể bỏ lỡ trong nhiều năm. Đôi khi phải mất nhiều năm để đạt tới nhiệt độ chín mươi chín độ. Và đôi khi bạn bỏ lỡ nó gần lúc bạn đã chạm tới vạch một trăm độ. Và bạn bỏ lỡ nó vì những điều rất vụn vặt.
Cho nên đừng giữ lại mình; bằng không bạn sẽ lỡ.

Người hỏi: điều gì xảy ra nếu mạch máu bị hỏng bởi bị quá căng mạch?
Thì cứ để cho chúng bị hỏng đi. Bạn sẽ làm gì bằng việc cứu chúng? Hôm nay hay ngày mai chúng sẽ bị phá huỷ. Và bạn định làm gì sau khi cứu chúng?

Người hỏi: sau rốt, chúng tôi không muốn chết trong trạng thái dốt nát.
Nếu bạn lo nghĩ về mạch máu của mình, biết chắc rằng bạn sắp chết trong trạng thái dốt nát. Bạn sẽ làm gì sau khi bạn đã cứu mạch máu của mình? Khó khăn của chúng ta là ở chỗ chúng ta bao giờ cũng lo nghĩ về những điều không quan trọng cho chúng ta.

Người hỏi: trong thực tế, chúng ta chỉ có chút ít; làm sao chúng ta có thể đảm đương được việc mất nó?
Tôi tự hỏi liệu bạn có ngay cả cái chút ít đáng cứu ấy không. Nếu bạn thực sự có, bạn sẽ không sợ bị mất nó. Bạn thậm chí không có ngần ấy. Bạn giống như người trần trụi mà sợ mất quần áo của mình. Nỗi sợ này cho người trần trụi sự thoả mãn giả tạo rằng mình sở hữu cái gì đó. Người đó nhận được sự hài lòng từ ảo tưởng rằng mình có quần áo, người đó không bị trần trụi. Nếu người đó có quần áo thực, người đó đã không sợ mất chúng. Sau rốt chúng chỉ là quần áo thôi; cái gì xảy ra nếu chúng bị mất? Gạt bỏ nỗi sợ như vậy đi.
Tôi không ngụ ý nói rằng mạch máu các bạn sẽ thực tế không bị hỏng. Và nếu chúng sẽ bị hỏng thì nó sẽ là vậy bởi vì nỗi sợ của chúng ta chứ không phải bởi vì thiền. Nỗi sợ chắc chắn sẽ phá huỷ chúng; chính thực nỗi sợ làm hỏng mạch máu bạn và nhiều thứ khác. Nhưng chúng ta không sợ theo lí do đó; chúng ta không sợ nỗi sợ của mình.
Nếu bạn sợ, nếu bạn lo âu, nếu bạn căng thẳng, mạch máu của bạn cùng với nhiều thứ khác sẽ bị hỏng bởi chính lí do này. Nhưng chúng ta không sợ bởi điều đó. Chúng ta sợ thiền, điều không làm hỏng cái gì cả. Ngược lại, nó sẽ sửa lại mọi hư hỏng đã xảy ra cho bạn.
Nhưng chúng ta níu bám lấy nỗi sợ của mình, và chúng ta trú ẩn vào trong chúng. Và chúng ta cứ nói: Điều gì xảy ra nếu cái này hay cái nọ xảy ra? Cho nên chúng ta làm mọi thứ để chạy trốn khỏi thiền. Nếu nó là vậy, tôi sẽ nói: Sao ra đi tất cả thế? Nỗi sợ này, sự ngần ngại này, sự xung khắc này là nguy hiểm. Thế thì đừng lại gần nó, kết thúc nó đi cho rồi.
Nhưng chúng ta vừa yêu vừa ghét; chúng ta muốn làm cả hai. Chúng ta muốn thiền và đồng thời chúng ta muốn chạy trốn khỏi nó. Và thế thì xung khắc này thực sự phá huỷ chúng ta. Thế thì chúng ta là trong đống lộn xộn không cần thiết. Hàng nghìn người trong đống lộn xộn không cần thiết; họ muốn tìm thấy Thượng đế và đồng thời họ sợ để cho ngài đương đầu với họ bất kì ngày nào. Tâm trí kép này, tâm trí chia chẻ này mới là vấn đề. Tất cả mọi khó khăn của chúng ta đều ở chỗ một phần tâm trí chúng ta muốn làm một việc và phần khác không muốn làm nó. Hoài nghi và xung đột đã trở thành chính hơi thở của chúng ta. Chẳng bao giờ xảy ra rằng điều chúng ta muốn làm, chúng ta muốn một cách tuyệt đối. Cái ngày nó sẽ là như vậy, không cái gì sẽ tới trên con đường của bạn. Ngày đó cuộc sống của bạn sẽ thu được tính năng động mà bạn chưa bao giờ biết.
Nhưng chúng ta đều trong tình trạng kì cục; chúng ta tiến lên một bước rồi lập tức lùi lại bước khác. Chúng ta đặt một viên gạch vào đúng chỗ của nó để xây ngôi nhà và khoảnh khắc tiếp chúng ta bỏ nó đi. Do vậy chúng ta có cả hai - niềm vui của việc xây nhà và nỗi buồn của việc không làm xong nó. Suốt cả ngày chúng ta xây nên bức tường và khi đêm tới chúng ta kéo đổ nó xuống bằng chính đôi tay mình. Và thế rồi chúng ta than vãn làm sao xây nhà khó thế.
Chúng ta nên cố gắng hiểu cấu trúc mù quáng kép này của tâm trí mình. Và cách duy nhất các bạn có thể hiểu được nó là thế này: được chuẩn bị cho điều các bạn nghĩ là xấu nhất. Điều xấu nhất tưởng tượng này là ở chỗ các mạch máu của bạn sẽ bị hỏng. Thì cứ để cho chúng hỏng đi. Các bạn sẽ làm gì nếu bạn cứu vãn chúng, chẳng hạn, trong ba mươi hay bốn mươi năm? Các bạn sẽ là thư kí trong văn phòng nào đó trong ba mươi năm này. Các bạn sẽ ăn, ngủ và sinh sản ra con cái. Những đứa con này, đến lượt chúng, sẽ trưởng thành và trở thành chồng và vợ, thế này thế nọ, như bạn thôi. Và khi bạn chết, bạn sẽ bỏ lại chúng đằng sau để lo lắng về mạch máu của chúng bị hỏng. Bạn còn làm gì khác được nào?
Nếu chúng ta biết rằng cuộc sống mà chúng ta đang cố gắng cứu vãn chẳng có gì trong nó đáng để cứu vãn, chỉ thế thì chúng ta mới dám đặt cược tất cả mọi thứ của mình; bằng không thì đó là điều không thể được. Chúng ta phải rất rõ ràng trong đầu mình rằng điều chúng ta cố gắng hăng hái thế để cứu vớt chẳng đáng giá công sức. Chúng ta cũng biết rằng chẳng cái gì được cứu vớt mặc cho tất cả mọi điều chúng ta làm để cứu vớt nó. Và nếu chúng ta hiểu điều đó một cách rõ ràng, thế thì không có vấn đề về bất kì điều gì, ngay cả việc mạch máu bị hỏng.
Mạch máu sẽ không thực sự bị hỏng. Điều đó chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ cả. Đó sẽ là sự kiện phi thường nếu bạn làm cho nó xảy ra. Các bạn sẽ lập kỉ lục mới đó.

Ads Belove Post