Chương 10. Kỹ thuật thấm nhuần bản thể

Chương 10. Kỹ thuật thấm nhuần bản thể

Price:

Read more

Osho - Thế giới những Mật Điển
Chương 10. Kỹ thuật thấm nhuần bản thể


Mật điển:
Đóng toàn bộ giác quan đầu và đôi bàn tay,
khoảng cách giữa hai mắt bao trùm mọi vật thể.
Con người hạnh phúc,
cảm nhận tất cả thấm nhuần tận trái tim,
chạm đến trung tâm đóa hoa sen.
Thức thuần thục,
duy trì sự cân bằng trong trung tính;
Cho đến khi...
Con người giống như vòng tròn không có trung tâm. Đời sống là ảo giác; cuộc đời chỉ là thế giới ngoại vật. Các bạn sống hướng ngoại, chưa bao giờ sống tận bên trong. Các bạn không thể, vì không nhận ra nó.
Đó là lí do tại sao chúng ta vẫn mãi thảo luận hay nói về đề tài bản thể nội tại. Làm sao đi vào trong bản thể, làm sao trực nhận chân tánh, làm sao hài hoà, thấm nhuần và sâu lắng tận bên trong.
Nhưng những từ ngữ chẳng thể chuyển tải ý nghĩa xác thực. Bạn có thể nhận thức về tri thức nhưng không thể nào cảm nhận ẩn nghĩa sau dòng chữ chỉ vì bạn chưa  thám hiểm bên trong; nghĩa là chưa bao giờ sống trong tự tánh.
Ngay khi đơn độc, tâm trí vẫn ồn ào. Cả khi không ai  bên ngoài, bạn vẫn không sống được trong bản thể chính mình. Bạn vẫn tiếp tục phiêu lưu dòng tư tưởng về những người hay vật thể khác; nghĩa là vẫn luôn hướng ra bên ngoài.
Ngay trong giấc ngủ vẫn mơ về một ai đó, có nghĩa là không ở tại trung tâm. Chỉ trong giấc ngủ sâu không mộng, bạn có thể chạm vào trong. Nhưng lại trong trạng thái vô thức (không rõ biết). Ghi nhớ  điều này. Khi có ý thức hay tỉnh táo , vẫn chưa bao giờ  ở bên trong. Trong giấc ngủ sâu thì bạn  không rõ biết. Vì toàn bộ tâm thức bạn vắng mặt tính rõ biết.
Khi tôi nói về nội tại, bạn hiểu về từ ngữ; nhưng không bắt được ý. Bởi vì ý nghĩa của nó phải thông qua trải nghiệm. Ngôn ngữ chỉ cho ta nhận định vấn đề, chứ không thể chuyển tải toàn bộ ý nghĩa.
Khi tôi nói: "Bản thể nội tại", bạn hiểu chữ chứ không phải ý, vì bạn chưa bao giờ hiện diện bên trong. Và vì tâm bạn thường xuyên lăng xăng hướng ngoại. Bạn chưa bao giờ cảm nhận  bản thể nội tại như thế nào hay nó là cái gì.
Đó là lí do tại sao tôi nói: "Bạn là vòng tròn không tâm." Trung tâm lúc nào cũng có, bạn rơi vào trung tâm khi vô thức. Ngược lại, khi tỉnh táo lại hướng ngoại, vì trong đời sống chưa bao giờ biết nhiệt tình và sôi nổi. Nó chỉ là một loại hâm hấp.
Bạn  sống giống như chết. Bạn là tử thi biết đi. Bạn hiện hữu ở điểm tận cùng của sự thấp nhất, chưa thể đến đỉnh hay cực điểm. Bạn có thể nói: "Tôi là...", nhưng lại chứa đầy bản ngã. Và bạn nghĩ mình đang sống, không bao giờ chết. Đó là những gì gọi là ý nghĩa trong đời sống bạn.
Nguồn sống chỉ được biết được khi ở tại trung tâm.  Vòng tròn là đời sống tẻ nhạt, và hoàn toàn vô vị. Thực sự bạn sống trong giả tạo và cái chết cũng không  xác thực. Bởi vì chưa biết sống thì không thể nào biết chết. Chỉ có sống thực, thấm sâu tận bên trong mới biết thế nào là chết.
Chết là tuyệt đẹp và bất cứ điều gì chân thực là tuyệt vời. Nếu đời sống không xác thực, nó sẽ bị kiềm hãm, và chung quanh bị bức màn đen tối vây phủ. Đời sống bạn hoàn toàn khô khan và thối rữa. Chẳng có gì mới lạ hay tươi mát xảy ra.
Bạn chỉ đơn giản thụ động và tiếp tục chờ đợi hay hy vọng một điều gì. Một biến cố nào đó sẽ xảy ra trong tương lai. Trong khi mỗi một sát na là khoảng không, trôi qua đã là quá khứ và hoàn toàn vô nghĩa. Còn bạn thì mơ ước, chờ đợi tương lai và hy vọng khao khát điều gì đó sẽ đến.
Mỗi một sát na trôi qua là thực tại chuyển động. Nó không xảy ra trong quá khứ và cũng chẳng xảy ra trong tương lai. Đời sống là gặp gỡ ngay lúc đó, là cái bây giờ. Nhưng bạn phải có sức mạnh và quyết tâm để thấm nhuần. Chỉ cần cắm rễ sâu tận cùng vào trung tâm. Lúc ấy, vùng ngoại biên mới không ảnh hưởng và thế là bạn nhận ra khoảng lặng.
Thực sự, chưa bao giờ bạn tự hỏi mình là gì, là ai. Và bất cứ điều gì chúng ta nghĩ đều là vọng tưởng và ảo giác. Khi tôi sống với một giảng sư đại học. Ông ta đến với sự bực dọc. Tôi hỏi: "Có chuyện gì vậy?" Ông nói: "Hình như tôi bị sốt." Tôi nói: "Nên đi ngủ. Đắp chăn lại và nghỉ ngơi."
Ông ta nằm nghỉ vài phút và nói: "Không, tôi không sốt, hình như tôi đang giận. Có người sĩ nhục, và tôi cảm thấy muốn chống lại." Tôi nói: "Thế sao ông nói là cảm thấy sốt?" Ông nói: "Tôi không nhận thức mình giận." Tôi nói: "Nếu ông giận, đánh vào cái gối. Cứ hung bạo với nó. Hãy để những xung lực bên trong được phóng thích. Nếu chưa đủ, tôi sẵn sàng cho ông đánh. Hãy để cơn giận thoát ra."
Ông ta cười, nhưng nụ cười là giả tạo và sai lầm. Ông không dám đối diện với sự thực mà chỉ tô thêm một lớp sơn trên gương mặt. Nụ cười không thấm nhuần từ bên trong, một nụ cười gượng gạo. Tiếng cười chỉ hình thành thêm khoảng cách.
Ông nói: "Thực sự, tôi không giận mà cảm thấy xấu hỗ." Tôi nói: "Ông chỉ thay đổi trạng thái cảm nhận về cảm xúc ba lần trong nửa tiếng. Vậy cảm xúc nào chính xác?" Ông nói: "Thực sự không biết cảm giác của tôi như thế nào. Cái gì đây. Tôi không nhận dạng được, thế là tôi rối loạn. Bây giờ, không đúng lúc để bàn thảo về cảm xúc. Xin đừng làm phiền. Ông đang tạo ra trường hợp tâm lý. Ông đang muốn bàn cãi cái gì là chính xác và chân thực. Tôi càng cảm thấy khủng hoảng hơn."
Nên nhớ, không phải do vài người như X, Y hay Z mà tất cả từ bạn. Vì chưa chắc chắn. Vì sự đích xác chỉ xuất phát từ trung tâm và bạn chưa xác định rõ ràng chính mình. Nếu chưa rõ biết về mình, thì biết về người khác là chuyện không thể.
Có người hỏi: "Tôi yêu và muốn lập gia đình. Ông nghĩ sao?" Tôi nhìn thẳng vào mắt ông không trả lời. Ông thư giãn rồi tiếp: "Tại sao ông nhìn tôi chăm chăm làm tôi cảm thấy lúng túng?" Tôi tiếp tục nhìn. Ông nói: "Ông nghĩ tình yêu của tôi là sai lầm?" Tôi vẫn không trả lời bất cứ điều gì chỉ tiếp tục nhìn.
Ông nói: "Tại sao ông nghĩ lập gia đình là điều không tốt?" Ông tiếp tục độc thoại: "Thực sự, tôi chưa nghĩ chín chắn về điều này lắm. Đó là lý do tôi đến đây hỏi ý kiến ông. Thực sự, tôi sống trong tình yêu hay là không?" Tôi vẫn bất động và nhìn vào đôi mắt ông. Từ từ ông ta bình tĩnh, thư giãn và những sự việc bên trong tự nó bắt đầu xuất hiện và nổi lên như bong bóng.
Bạn không có niềm xác tín từ chính mình vì bạn không thể quả quyết bất cứ vấn đề gì. Ngay cả cảm xúc về tình yêu, hận thù và tình bạn, chỉ vì trạng thái tâm thức liên tục thay đổi trong cùng một sự việc. Vì bạn không ở tại trung tâm (khoảng lặng) nên không thể dứt khoát và đánh mất niềm xác tín.
Khoảnh khắc cảm nhận là chắn chắc nhưng khoảnh khắc tiếp lại mất đi. Chỉ vì trong mỗi giây phút bạn ở tại những trung tâm khác nhau. Không bao giờ ở ngay trung tâm vĩnh cửu, trung tâm của sự trong sáng.
George Gumdjieff nói: "Con người là sự ồn ào, náo nhiệt, là đám đông. Vì bạn không thể là một người mà rất nhiều người. Bạn không bao giờ là một mà lúc nào cũng là số nhiều. Bạn chưa bao giờ ý thức. Chỉ giống như dòng chảy thay đổi liên tục, và có nhiều làn sóng hiện diện trong tâm thức"
Cuối cuộc đời, bạn cảm nhận mình đã hao tốn nhiều năng lượng cho đời sống tẻ nhạt và vô nghĩa, cho những gì mình gom góp, tích lũy để rồi rời khỏi cuộc đời với đôi bàn tay trắng. Đó là sự trói buộc trong lang thang vô tận, một cuộc sống vô định hướng.
Mật điển, Yoga, tôn giáo là nền móng căn bản làm thế nào khám phá trung tâm. Đời sống là chuyển biến thực tại, cứ tiếp tục di chuyển như làn sóng đến, đi. Và dù như thế nào đi nữa, bạn chỉ cần trụ lại tại trung tâm.
Mật điển giúp ta tìm lại trung tâm vì lúc nào nó cũng hiện diện. Vòng tròn chỉ có thể hiện hữu khi có tâm điểm. Như vậy trung tâm chỉ bị lãng quên. Nó đã hiện diện tự bao giờ, chỉ bạn không ý thức, không biết làm sao nhìn ra nó. Bạn chỉ không biết làm sao để nhận biết.
Đóng tất cả giác quan, tâm thức và đôi bàn tay.Khoảng cách giữa hai mắt bao trùm tất cả.
Đây là kỹ thuật cổ xưa nhất; và cũng là kỹ thuật vô cùng đơn giản.
Đóng tất cả giác quan đầu, mắt, tai, mũi, miệng... Khi tất cả giác quan khép kín nhưng tâm thức vẫn tiếp tục tuôn chảy. Bất thình lình nó dừng lại. Nó không thể chuyển động hướng ngoại được vì ngoại cảnh không thể chi phối.
Có thể bạn không quan sát, nhưng ngay lúc dừng hơi thở, đột nhiên thức dừng lại, bởi vì hơi thở là điều kiện cho thức tồn tại. Bạn nên hiểu "điều kiện" có nghĩa là gì mới có thể dễ dàng lĩnh hội mật điển.
Pavlov là nhà tâm lý Nga nổi tiếng. Ông phân tích từ "điều kiện": "Hai tiến trình cuả tư tưởng kết hợp hỗ tương. Nếu bạn khởi động cái này thì cái kia sẽ nối tiếp." Thí dụ: "Nếu để thực phẩm trước mặt con chó, nước dãi của nó bắt đầu chảy ra. Lưỡi bắt đầu thè ra, và nó bắt đầu sẵn sàng ăn." Đó là tự nhiên, khi nhìn thực phẩm nước miếng phải chảy ra.
Nhưng Pavlov đặt điều kiện của tiến trình nầy với sự kiện khác. Thông thường khi nước giải bắt đầu chảy thì thực phẩm có mặt. Thí dụ: Ông rung chuông và con chó nghe tiếng chuông.
Thực phẩm để tại đó và rung chuông trong vòng 15 ngày. Đến ngày 16, không có thực phẩm trước mặt chỉ rung chuông, nhưng nước miếng vẫn chảy ra, lưỡi thè ra như thực phẩm có đó. Đây không phải là quá trình kết hợp tự nhiên.
Dựa theo dẫn chứng Pavlov, ông hoàn toàn đúng. Toàn bộ đời sống là tiến trình của những điều kiện. Thức là điều kiện, do đó, nếu cắt đứt một điều gì đó trong điều kiện, tất cả sự kết hợp dây chuyền phải dừng lại.
Thí dụ: Bạn chưa bao giờ nghĩ hơi thở vắng mặt. Suy nghĩ là điều kiện song hành với hơi thở. Tuy không nhận biết về hơi thở nhưng hơi thở luôn hiện diện cả ngày lẫn đêm. Tư tưởng và suy nghĩ điều liên hệ với hơi thở.
Nếu hơi thở dừng, tư tưởng dừng. Nếu tất cả giác quan đóng, bất ngờ thức bạn không vận hành. Nhưng nó vẫn duy trì bên trong, sự duy trì này hình thành khoảng không giữa hai mắt và khoảng không này được biết như là con mắt thứ ba. Khoảng không gian trở nên bao trùm vô cùng tận.
Mật điển nói:
"Tất cả dung chứa đều từ khoảng không và sự sống cũng bao hàm trong đó"
Nếu có thể cảm nhận không gian bao la sẽ cảm nhận tất cả. Bạn cảm nhận khoảng không giữa hai con mắt. Bạn nhận biết toàn diện về tổng thể cuộc sống, vì vũ trụ bên trong bao hàm tất cả.
Upanishads: "Biết tính đồng thể là biết tất cả."
Đôi mắt bình thường, cái nhìn bị giới hạn, nó chỉ nhìn thấy thế giới vật chất. Mắt thứ ba nhìn thấy vượt khỏi cực biên, có nghĩa là nhìn thấy tâm linh. Đôi mắt bình thường chưa bao giờ cảm nguồn năng lực mà chỉ thấy vật chất. Con mắt thứ ba nhìn thấy năng lượng vận hành.
Đóng tất cả giác quan là con đường của trung tâm. Bởi vì dòng tâm thức không tuôn chảy, nó duy trì ngay tại nguồn. Nguồn của sự rõ biết là con mắt thứ ba. Nếu bạn ở tại trung tâm con mắt thứ ba, nhiều sự việc sẽ xảy ra. Đầu tiên khám phá ra toàn bộ thế giới hiện hữu trong chính bạn.
Swami Ramateertha nói: "Mặt trời hiện hữu trong ta, những vì sao vận chuyển trong ta. Ánh trăng dâng cao và toàn thể vũ trụ bao hàm trong ta."
Đầu tiên, ông tán tụng bản thể tự nhiên, học trò cho ông điên loạn. Ông muốn nói về sự huyền bí của con mắt thứ ba. Cảm giác lần đầu tiên là: "Khoảng không bên trong trở thành ánh sáng rực rỡ." Khi bạn nhìn thấy mọi vật thể trong chính bạn, có nghĩa bạn trở thành vũ trụ.
Con mắt thứ ba không phải là con mắt của thân vật lý, không phải cái nhìn thuộc về không gian chật hẹp. Nó là hằng hữu vô biên thấm nhuần và tràn đầy trong bạn. Khi nhận biết không gian rộng mở, bạn không bao giờ quay trở lại con người xưa, con người nô lệ.
Giây phút được rộng mở, bạn đã biết về sự vĩnh hằng.Lần đầu, trải ngiệm không gian bao la. Đời sống bạn trở nên xác thực và sinh động. Lần đầu tiên, bạn thực sự biết thế nào là sống. Bấy giờ, sự bảo đảm an toàn không còn cần thiết, và sự sợ hãi tan biến chỉ còn sự sống vĩnh hằng.
Thế là không gì có thể tước đoạt từ bạn. Bây giờ vũ trụ thuộc về bạn và bạn là vũ trụ. Ai biết về vũ trụ tâm linh có thể sẽ thổn thức khóc trong ngây ngất nhập định. "Aham Brahmasm!" Con là vũ trụ và con là sự sống.
Nhà huyền bí Sufi, Mansoor bị giết vì trải nghiệm con mắt thứ ba. Lần đầu tiên, ông trực nhận sự mở rộng vô biên, ông bật khóc: "Tôi là Chúa." Nếu ở Ấn Độ, ông sẽ được tôn sùng như vị thánh. Nhưng ở Mohammedan rất phức tạp, sự minh chứng của ông hoàn toàn bị chống đối.
Họ không thể nhận thức và dám nghĩ con người và Chúa là một, chỉ vì cho rằng nhân loại được sáng tạo bởi Chúa. Điều này đã đưa ông đến cái chết. Ông cười, người ta ngạc nhiên và hỏi: "Tại sao ông cười khi sắp chết?"
"Tôi cười vì các bạn không thể giết tôi, vì đời sống tôi là bất tử. Các bạn bị lường gạt bởi thân, tôi không đồng hoá với cái thân. Tôi là người sáng tạo vũ trụ. Ngón tay tôi vận chuyển toàn thể vũ trụ ngay lúc còn sơ khai."
Có thể ông được hiểu rất dễ dàng tại Ấn Độ, nơi ngôn ngữ trãi qua nhiều thế kỷ; từ giây phút không gian nội tại được nhận biết. Đơn giản người ta điên vì không hiểu một điều là: "Không thể giết Mansoor, bởi vì ông là tổng thể."
Sau biến cố Mansoor, Sufis học được bài học yên lặng. Trong truyền thống, Sufi dạy học trò: "Khi nào chạm đến con mắt thứ ba. Hãy giữ bí mật và yên lặng. Đừng nói gì hay chỉ nói những điều thông thường người ta đã tin." Thế là Islam có hai truyền thống, một bên ngoài và hai là bí truyền...
Thấm nhuần cảm xúc trong trái tim.
Con người phúc lạc, tất cả cảm xúc đều hấp thu tận trái tim, và vươn đến trung tâm đoá hoa sen. Mỗi kỹ thuật đều hữu ích tùy theo dạng tâm thức và biệt nghiệp mỗi người. Kỹ thuật vừa thảo luận rất đơn giản, áp dụng dễ dàng và không nguy hiểm.
Bạn không cần sử dụng đôi bàn tay che các giác quan. Bạn có thể dùng bất cứ cái gì có để bịt lổ tai và mặt nạ che mắt. Khi nằm trên giường, đóng tất cả các giác quan vài phút và nhìn xem việc gì xảy ra.
Khi cảm thấy nghẹt thở, cứ tiếp tục. Cho đến khi hoàn toàn không thở được, bởi vì hơi thở bị che lại. Đến giai đoạn này, bạn không có khả năng đóng giác quan và không có gì để quan tâm và lo lắng.
Năng lực bên trong tự động vận hành. Khi nghẹt thở, giây phút đó đập vỡ sự kết hợp của thói quen. Nếu bạn nhẹ nhàng, không vội vàng và duy trì trong vài phút thì hiện tượng xảy ra rất tốt đẹp. Cũng rất khó khăn và gay go, vì bạn cảm thấy giống như sắp đi vào cõi chết. Nhưng không có gì để mà sợ hãi.
Bạn không thể chết vì chỉ đóng tất cả giác quan. Chỉ cảm thấy mình sắp chết. Đó là khoảnh khắc đáng quan tâm. Nếu bền bỉ, bất ngờ tất cả sẽ rực sáng. Bạn cảm nhận vũ trụ bên trong lan tỏa khắp nơi, bao hàm tất cả trong chính nó. Và rồi mở tất cả giác quan trở lại trạng thái bình thường.
Tiếp tục kỹ thuật nhiều lần. Khi nào thuận tiện, nhưng đừng xem là sự tu tập. Bạn có thể tu tập dừng hơi thở vài phút nhưng không hiệu quả và có ích. Vì phản ứng đột xuất là cần thiết. Bất ngờ, nguồn năng lực chảy vào những ống của tâm thức sẽ dừng lại, và điều mới lạ có thể bắt đầu xảy ra.
Thí dụ: Nếu đột nhiên tôi đuổi bạn ra khỏi phòng. Bất ngờ tư tưởng bạn dừng lại. Nhưng nếu thực tập thường xuyên và gắng sức, sẽ không gì xảy ra cả. Vì hành động đã trở thành máy móc.
Vậy đừng nên cố tu tập kỹ thuật, chỉ ứng dụng khi có thể. Từ từ và hoàn toàn ngạc nhiên, bất ngờ bạn ý thức không gian rộng mở. Không gian rộng mở trong tâm thức chỉ xuất hiện chỉ khi bạn gần đến cái chết.
Bạn có thể đóng giác quan bằng vật dụng, nhưng không nên sử dụng cho mũi và miệng, vì có thể nguy hiểm cho chính bạn. Mũi nên giữ tình trạng hở, chỉ đóng giác quan bằng tay. Khi thực sự rơi vào vô thức, tay bạn tự nhiên buông lỏng ra, và oxygen tự do đi vào. Đây là kỹ thuật thiết kế rất an toàn và đã được nhiều người ứng dụng.
Khi người sống hướng về yêu thương, mọi sự tự hướng về trái tim. Nếu bạn yêu đối tượng, trái tim đối tượng sẽ cảm nhận không thông qua tâm trí. Đối với người hướng về sự lý luận, trong tình yêu sẽ suy nghĩ và có kế hoạch cho những dự tính. Và tình yêu sẽ là kết quả cân nhắc của tâm trí.
Dạng thức cảm xúc không cần có điều kiện. Tuy nhiên, con tim lại có ngôn ngữ riêng của chính nó nhưng bạn phải sống bằng trái tim không phân tích. Nếu ai hỏi: "Tại sao bạn yêu?" Nếu có thể trả lời, đó chính là lý trí.
Nếu bạn nói: "Không biết, tôi chỉ yêu thế thôi;" nghĩa là bạn sống bằng trái tim, không tư duy. Nếu bạn cho rằng vì cô ta đẹp hay dễ thương và bạn yêu; đó là tình yêu có điều kiện. Thông thường, đối với người sống bằng lý trí, điều kiện là tiên quyết rồi tình yêu đến sau. Đối với người hướng con tim, tình yêu sẽ đến trước và điều kiện lại không thành vấn đề.
Trung tâm cảm xúc tại trái tim. Thế nên bất cứ việc gì xảy ra đều chạm đến trái tim. Thí dụ, quan sát cuộc sống: Bạn nhìn thấy người ăn xin qua đường. Cảm xúc dâng lên xuất phát từ đâu?
Thế là bạn bắt đầu nghĩ về tệ nạn xã hội kinh tế trong nước; bắt đầu nghĩ kế hoạch làm sao xóa bỏ tệ nạn xã hội thông qua điều luật nào đó sẽ ban hành; hay phân tích làm sao để tìm giải pháp cho môi trường cuộc sống, làm biến mất những kẻ khốn cùng đang ở bên lề cuộc sống.
Đó là những người hướng về lý trí và người ăn xin là yếu tố là điều kiện cho bạn tạo thành vấn đề. Vấn đề này hoàn toàn vắng mặt tiếng nói của con tim. Ngay bây giờ, giây phút này, bạn không thể giúp đỡ kẻ nghèo khó.
Bạn hoàn toàn chỉ sống bằng phân tích, lý luận để thiết lập kế hoạch, dự án cho tương lai. Bạn có thể dâng hiến toàn bộ sức lực cho chương trình nhưng không thể thể hiện yêu thương ngay từ bây giờ.
Lý trí luôn nghĩ về tương lai; nhưng trái tim sống đang tại đây và ngay bây giờ. Người có tấm lòng ít nhất họ đã làm điều gì đó cho những kẻ khốn cùng, và cho đi những điều cần thiết ngay từ bây giờ.
Người ăn xin là cá nhân độc lập hoàn toàn tự do, không phải tiêu chuẩn hay sự kiện cần phân tích hay lý luận; nhưng với người lý trí, là bài toán cần lý giải, phân tích. Thế là họ đưa ra nhiều phương án làm sao giải quyết vấn đề thuộc về tệ nạn xã hội.
Đó là nhận định chứ không phải giúp đỡ. Đó là mâu thuẫn và xung đột. Vậy hãy quan sát mình trong nhiều trường hợp của cuộc sống. Hãy nhìn vào hành động chính mình. Bạn sẽ thấy mình sống với con tim hay lý trí.
Nếu là người hướng về trái tim, đây là kỹ thuật phù hợp cho bạn. Nhưng phải thành thực với chính mình, đừng lừa dối. Vì tất cả mọi người đều nghĩ rằng mình cũng bén nhạy và đầy mẫn cảm. Khi tự lừa phỉnh mình thì dù ứng dụng kỹ thuật đến đâu cũng chẳng giúp ích gì cho bạn.
Nhiều người đến hỏi tôi: "Kỹ thuật nào phù hợp tâm thức tôi?" Họ thực sự không biết và chưa bao giờ tư duy về điều này. Họ chỉ có khái niệm mập mờ về chính mình. Họ có định kiến, tự ngã và đồng hóa mình với tư tưởng. Hãy bằng lòng và chấp nhận mình như thế nào thì mới có thể chuyển hoá được tâm thức.
Hãy nhìn toàn bộ thế giới. Nếu tất cả sống trong lòng tử tế thì thế giới này không thể thiếu tình thương. Thế giới là tổng thể của chúng ta. Nhưng lại không có trường huấn luyện yêu thương, mà chỉ dạy tâm trí khôn ngoan và xảo quyệt. Học cách làm người như thế nào, học điệu bộ, phong cách quy định và phải có học phí.
Đào tạo trái tim thì nguy hiểm hơn. Nếu con tim được chỉ dạy nó không thể thích nghi trong xã hội với lối sống tâm thức nhị nguyên vì toàn bộ hệ thống thế giới đang vận hành theo những điều kiện, yếu tố, chiến lược liên kết như mạng nhện.
Nếu trái tim được tập luyện, bạn rơi vào phi lý trong phạm vi mô hình cài đặt. Thế giới chuyển động bên phải, bạn chuyển động bên trái. Bạn cảm nhận khó khăn từ khắp mọi nơi. Con người càng văn minh, trái tim tự động rút lui và chúng ta dần dần đánh mất đi lòng tử tế. Vì vậy, nó không được phổ biến trong trường học. Đó là lí do tại sao phương pháp kỹ thuật tuy đơn giản như thế, dễ dành thực hành như thế; nhưng chẳng bao giờ được tiến triển.
Thiền định dành cho những người có khuynh hướng về tâm thức. Nguyện lực dành cho những người hướng về con tim. Nguyện lực là kỹ thuật thiền định dành cho những ai hướng về con tim.
Nếu thuộc về dạng thức tình cảm, nếu bạn chạm vào ai, tức thì sự rung động chuyển vận đến con tim. Bạn cảm nhận được phẩm tính của nó. Nếu bạn nắm tay người sống bằng lý trí, bạn chỉ nhận thấy lạnh lùng, không phải bàn tay lạnh mà là sự giá băng của con tim.
Nếu người thiên về tình cảm thì sự nồng hậu truyền thông sự nồng ấm. Và bạn cảm nhận điều gì đó tuôn chảy từ bàn tay họ đến bạn. Đó là sự gặp gỡ, giao lưu nhiệt tình xuất phát từ con tim. Không bao giờ như thế với lý trí vì lý trí luôn luôn lạnh lùng, tính toán, còn trái tim thì ấm áp không mưu tính riêng tư.
Tâm trí luôn luôn nghĩ làm sao để chiếm lấy nhiều hơn. Còn trái tim thì cho đi, tuôn chảy năng lực sự sống và cho đi từ rung động nội tại đến tất cả cuộc đời. Đó là lí do tại sao bạn cảm nhận phẩm tính khác nhau. Nếu ai kết hợp sự sáng tạo với bạn, bạn cảm nhận hoà tan sâu lắng tận bên trong với đối tượng.
Sự xúc chạm. Nhắm mắt lại sờ chạm vào mọi thứ. Đừng nghe tiếng nói của thức, đừng phán đoán và mô phỏng mình không còn đầu. Khi nghe nhạc hãy lắng nghe bằng trái tim. Đưa âm điệu dòng nhạc tuôn chảy vào tim bạn và để con tim phát theo tần số rung động với âm thanh trầm bổng.
Hãy để cảm xúc hài hoà kết hợp với trái tim. Và thử kỹ thuật với tất cả giác quan, đến khi cảm nhận những xúc tích rõ ràng hơn và trở thành vũ khúc tình yêu tan chảy, hòa quyện vào nhau.
Trái tim là đóa sen. Chất liệu cảm xúc là mở rộng cánh sen. Hãy thử nghiệm liên quan với cảm xúc. Sau đó, chất liệu cảm xúc thấm nhuần sâu lắng trong con tim tan hòa trộn lẫn. Khi hai yếu tố trở thành một, và cảm thọ bắt đầu giúp đỡ, hướng dẫn bạn đến trái tim và trái tim trở thành đóa hoa sen.
Đóa sen của trái tim cho bạn biết về trung tâm. Khi nhận thức được trung tâm, tự nhiên năng lượng tuôn chảy về trung tâm lổ rún, rất thoải mái. Nếu thực sự trọn vẹn sống bằng con tim, lý luận vận hành tự dừng lại, bạn rơi ngay vào trung tâm nguyên thuỷ.
Trái tim là cánh cửa huyền diệu đón chào sự rộng mở hướng về khoảng lặng. Nếu hoàn toàn sống hướng về tri thức hay lơ lững giữa lý trí và con tim; nó chính là chướng ngại và gặp nhiều khó khăn khi tuôn chảy về trung tâm nguyên thủy.
Khi rơi về trung tâm cuống rún, bất ngờ bạn vượt qua con tim. Bạn phải trở về cuống rún nguyên thủy và đó là căn bản. Đó là lý do tại sao sống trong nguyện lực có hữu ích cho mọi người và cả chính mình.
Tại sao Jesus nói: "Tình yêu là Chúa"? Nghĩa là tình yêu là cánh cửa dùng để trở về căn nhà vũ trụ. Nếu thực sự sống trong tình yêu sâu thẳm với đối tượng, chỉ là tình yêu thuần khiết và đối tượng của tình yêu không còn quan trọng.
Nếu thực sự sống trong cốt lõi tình yêu, lý trí không còn can thiệp. Nếu trái tim là sự vận hành thì tình yêu trở thành nguyện lực, và người yêu trở thành sự hợp nhất đầy linh thiêng.
Thực sự, trái tim không nhìn thấy gì cả, ngay cả tình yêu bình thường. Nếu bạn yêu; đối tượng trở thành sự tuyệt vời. Tình yêu không cần minh chứng dài lâu và cũng không cần chứng tỏ điều gì sâu sắc, nhưng trong khoảnh khắc yêu thương; người yêu trở thành như nhất.
Thức hủy diệt toàn bộ sự việc chỉ sớm hay muộn. Khi tâm trí can thiệp và cố gắng điều hành tất cả theo hệ thống, vấn đề sẽ tàn lụi. Nếu tràn ngập tình yêu không thức chỉ đạo, tình yêu sẽ là cánh cửa linh thiêng, tuyệt vời đang dang tay chào đón sự sống.
Tình yêu trở thành nguyện lực.Tình yêu sẽ đưa bạn trở về trung tâm con tim. Khi rơi đúng vào trung tâm con tim, bạn tự động nhịp nhàng rơi xuống trung tâm cuống rún một cách thực sâu lắng.
Đừng chọn lựa, giữa quân bình và trung tính. Đức Phật khai triển toàn bộ kỹ thuật thiền định con đường trung đạo (không thiên vị), Majjhimnikai. Đức Phật nói: "Tất cả sinh hoạt, luôn trong bản chất trung tính." Hoàng tử Shravan nhập tăng đoàn, xin làm lễ truyền thọ, Đức Phật điểm đạo và Shravan bước vào Sannyas.
Hoàng tử là nhân tài hiếm có và sống trong vinh hoa tột độ. Khi thọ nhận Sannyas, lễ điểm đạo, toàn bộ vinh hoa phù phiếm thế gian đều sụp đổ vì nó là thế giới ảo giác và mộng huyễn. Toàn thể vương quốc không thể tin, toàn dân không tin hoàng tử Shravan thản nhiên từ bỏ tất cả để làm Sannyasin. Chưa ai nghĩ về điều đó, một người đầy đủ uy quyền với tất cả trò chơi ảo hoá của thế gian và mọi người phải phục tùng dưới chân ngài.
Đột nhiên, đức Phật đến vương quốc, một sự gặp gỡ, Darshan, một sự gặp gở tâm linh. Shravan quy phục qùy dưới chân ngài và nói: "Xin hãy làm lễ cho con nhập dòng." Chuyện gì xảy ra. Thực lạ lùng. Sannyas là cái gì mà có thể chuyển hóa hoàng tử? Và đức Phật đã làm điều gì?
Đức Phật nói: "Ta không làm gì cả. Đó chỉ là sự vận hành tâm thức chuyển biến từ thái cực này sang thái cực khác. Như vậy, hiện tượng Shravan không có gì mới lạ. Đó là sự chờ đợi. Vì các bạn không biết quy luật của tâm thức, nên các bạn không thể chuyển biến tâm thức quay trở về."
Phía sau tột đỉnh vinh quang, con người thường hay phát điên để từ bỏ mọi thứ để trở thành một hành cước tăng trần trụi. Chúng ta thường nghĩ: "Sự huyền diệu nào đã xảy ra như thế?"
Sống độc thân không có nghĩa là vượt khỏi tính dục. Toàn bộ tâm thức người ấy vẫn hướng về tính dục. Ông chỉ phản kháng tính dục, chứ không thể vượt khỏi hàng rào dục tính. Con đường vượt khỏi dục phải ở ngay bản chất trung tính không còn rơi vào cực biên.
Shravan trở thành tu sĩ, Bhikkha; chẳng bao lâu Shravan chuyển sang cực khác. Đức Phật chưa bao giờ yêu cầu trần trụi hay từ khước. Đức Phật không chủ trương vô sản tuyệt đối. Ngài nói: "Đó chỉ là chuyển sang cực đoan khác."
Đức Phật chưa bao dạy từ bỏ, nhưng Shravan tự nguyện lột bỏ hết tất cả để gia nhập vào tăng đoàn của đức Phật. Mỗi ngày, đức Phật dùng bữa ăn trưa, nhưng Shrvan lại dùng một bữa ăn trưa cách ngày nên ông gầy guộc và nhỏ bé.
Trong khi mọi người thiền định trong bóng mát dưới gốc cây. Ông lại thiền định dưới ánh nắng gắt gao. Khi xưa, ông trẻ đẹp và lực luỡng, biết bao người chiêm ngưỡng và say mê. Chỉ trong vòng sáu tháng, không một ai nhìn ra Shravan. Ông xấu xí, đen đúa và da bị cháy nám!
Một đêm, đức Phật gặp hoàng tử: "Shravan, tôi nghe khi xưa ông thường hay chơi đàn vena và sita. Ông là người chơi đàn kỳ tài. Vậy tôi hỏi ông một câu. Nếu dây đàn vena lỏng, việc gì sẽ xảy ra?"
Shravan nói: "Nếu dây đàn quá lỏng, không thể phát ra dòng nhạc. Những sợi dây phải ở mức hài hòa không lỏng hay quá căng, phải ngay giữa hai mức độ. Điều chỉnh đúng vị trí trung tính, chơi đàn sẽ dễ dàng và âm thanh trung thực."
Đức Phật nói: "Chỉ bấy nhiêu, đó là những gì tôi muốn nói và nhắc nhở, sau sáu tháng quan sát ông sống trong tăng đoàn. Đời sống cũng giống như chơi nhạc. Dòng nhạc phát ra âm thanh khi lên dây đàn không lỏng hay căng, mà ngay ở khoảng giữa."
Từ bỏ mọi việc thì dễ dàng, nhưng làm sao thư giãn, thoải mái sống ngay trung đạo. Vậy Shravan hãy là thầy chính mình, hãy để dây đàn đời sống ngay trung đạo trong tất cả lĩnh vực. Đừng chuyển từ cực đoan này sang cực đoan khác. Tổng thể lúc nào cũng chứa sự đối đãi. Chỉ cần giữ mình trong khoảng lặng.
Đó là lý do mật điển nói: "Tâm ưa quên lãng."
Ông nghe hiểu, nhưng tâm thức không ghi nhớ. Nó luôn chọn con đường cực biên. Cực biên dính liền và buộc chặt với thức. Tại sao thế? Vì trong trạng thái trung tính, thức không thể tồn tại. Ví dụ đồng hồ quả lắc, chuyển động thường xuyên không ngừng nghĩ. Khi hướng về phía phải. Nhưng không hẳn là bên phải mà nó chuẩn bị năng lượng để chuyển về phía trái.
Cực biên là nhị nguyên. Là hết phải, trái rồi lại trái, phải. Nếu để quả lắc ngay tại vị trí trung tính, toàn bộ năng lượng xung động không tồn tại. Chuyển di từ cực này sang cực khác là chu kỳ lặp lại, là vòng tròn lẩn quẩn hay luân hồi.
Sống ngay trung tâm, toàn bộ xung động sẽ dừng lại. Bạn giận dữ và rồi hối tiếc. Bạn quyết định: "Không, đủ rồi. Tôi sẽ không bao giờ giận dữ." Nhưng vấn đề quan trọng là, bạn không nhìn thấy trạng thái cực đoan của chính mình.
"Không bao giờ" thể hiện cực biên. Làm sao bạn xác tín sẽ không bao giờ giận dữ? Bạn đang nói gì thế? Hãy quay lại quá khứ, và nhớ bao nhiêu lần bạn quyết định: "Tôi không giận nữa."
Khi nói như thế là bạn chưa nhận thức về trạng thái sân hận. Bạn vẫn tồn trữ năng lượng xung đột sang một cực đoan khác. Bấy giờ bạn cảm thấy ân hận, cảm thấy xấu hổ. Bản ngã bạn xáo trộn và đang bị chấn động.
Bây giờ, bạn không thể là người tốt. Tín đồ tôn giáo sao lại sân hận như thế. Bạn hối hận rồi tìm lượm lại bộ mặt con người thánh thiện. Bạn cảm thấy bình an, nhưng tâm thức điên loạn vẫn còn trong trạng thái cũ.
Nhưng thức lên tiếng: "Bây giờ, tôi sẽ không sân hận nữa." Bạn nổi điên lên lần nữa. Bạn hoàn toàn quên hẳn sự hối hận. Thức thường chuyển động từ giận sang hối hận, từ hối tiếc sang sân hận một cách liên tục.
Cần giữ trạng thái trung tính. Nếu giận dữ, xin làm ơn chỉ làm một điều: Đừng hối hận, đừng chuyển sang cực đoan nào khác. Nên giữ trạng thái trung tính và nói: "Tôi giận, tôi không tốt, tôi bạo động, tôi tàn phá. Đây là con người tôi."
Mật điển nói:
"Tâm thường quên lãng, hãy giữ nó ngay trong khoảng giữa; cho đến khi tâm thức bùng vỡ, cho đến khi thức dừng lại và chết."
Đây là điều rất khó khăn đối với thế giới. Nhìn kỹ thuật trông rất đơn giản và quá dễ dàng. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Nếu không cần thiết phải hối hận. Ngay lúc ấy bạn sẽ nhận ra khi giận dữ; tức thì thức nhảy vào khăng khăng đòi tha thứ.
Thí dụ: Chuyện vợ chồng xung khắc trải qua nhiều thời đại. Chính vì thế đã thành lập nhiều hội đồng, cố vấn, chuyên gia tư vấn. Thế là xuất hiện những con người vĩ đại chuyên dạy làm sao để sống, và phải biết yêu thương nhau. Nhưng kết quả ra sao?
Freud, người đầu tiên ý thức về hiện tượng. Bất cứ khi nào bạn đang yêu, định danh là "Tình Yêu" tức thì chuẩn bị năng lượng chuyển động sang "hận".
Freud nói: "Cặp vợ chồng nào dừng chiến tranh, biết ngay rằng tình yêu đã chấm dứt."
Tình yêu tồn tại với hận thù. Nếu nhìn thấy cặp vợ chồng chưa bao giờ gây hấn, đừng nghĩ rằng đó là cặp vợ chồng gương mẫu hay lý tưởng. Thực sự, nó không còn ý nghĩa của tình yêu.
Họ đang sống trong trạng thái song hành đối đãi nhưng không phải là sự kết hợp. Họ là hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau cho dù tại một điểm. Cả hai đều đơn độc song hành trong tình yêu.
Thức luôn di dịch trong những xung động kích động. Vì thế, tâm lý học đưa ra nhiều lời khuyên. Lời chỉ bảo lúc nào cũng tốt hơn, sâu sắc hơn. Lời khuyên như: "Nếu thực sự yêu, đừng sợ hãi tranh đấu. Khi bạn gây hấn với vợ, chồng; đừng trốn tránh. Nói cách khác, né tránh tức là tình yêu không còn nữa."
Khi thời điểm tranh cải xảy ra, cứ gây hấn cho đến khi chấm dứt. Thế thì vào buổi chiều bạn có khả năng yêu hơn. Tâm trí luôn luôn tồn trữ năng lượng. Tình yêu thế gian không thể hiện hữu lại thiếu vắng sự tranh cải, bởi vì đó là vận hành của thức. Tình yêu mà tri thức không can thiệp, thì sự sống thể hiện không gây hấn. Tình yêu đức Phật thể hiện sự bao hàm tất cả. Dù đức Phật đến với bạn qua tình yêu, bạn không cảm nhận tốt hay tuyệt vời vì tình yêu đó không có sự sai lầm.
Tình yêu giản dị, nhạt nhẽo và nhàm chán. Bởi vì hương vị đậm đà xuất phát từ gây hấn và chiến tranh. Đức Phật không thể sân hận, ngài chỉ có thể yêu mà không cần thuyết phục. Vì thế bạn không thể cảm nhận tình yêu của ngài, vì chỉ thích nghi theo lề thói cực biên của nhị nguyên.
Đức Phật trở về vương quốc sau mười hai năm. Vợ ngài không ra đón. Tất cả mọi người trong nước đều đến, ngoại trừ Yashodhara. Ngài cười và nói với Ananda: "Yashodhara, không xuất hiện à? Ta biết rõ vì nàng còn yêu ta. Nàng cảm thấy vừa hãnh diện vừa đau lòng. Ta nghĩ thời gian 12 năm là khoảng thời gian dài và bây giờ cô ta hẳn quên ta. Nhưng cô ấy vẫn khắc ghi mối tình nầy, vẫn còn sân hận ta. Đó là lý do cô ta không mừng khi ta về. Vậy ta phải đến gặp nàng."
Đức Phật đi và Ananda cũng theo sau. Đó là điều kiện của Ananda yêu cầu trước khi nhập tăng đoàn và được đức Phật chấp thuận. Ananda luôn luôn hiện diện bên ngài và không được từ chối bất cứ lý do gì.
Đức Phật nói: "Đối với vấn đề này, Ananda đừng đi với ta vì nàng sẽ giận dữ. Ta đã trốn đi không lời từ giã. Giờ là sau 12 năm quay trở lại. Đừng đi chung với ta, hãy để cho nàng có cơ hội nói những điều trách móc. Hãy để sự tức giận của nàng được phóng thích. Thế nên để ta đi một mình."
Đức Phật bước vào, Yashodhara giống như ngọn núi lửa nổ tung, bừng cháy. Nàng khóc lóc, than thở và kể lễ. Đức Phật chờ đợi cho đến khi cô ta lắng xuống, và nàng phát hiện đức Phật chẳng hề nói một lời.
Cô dừng khóc và nhìn. Ngài nói: "Ta đến đây nói với nàng. Ta biết rõ một điều cao cả hơn. Nếu nàng có thể bình tĩnh, ta sẽ cho nàng thông điệp về sự thực. Vì thế, ta chờ đợi nàng vượt qua tất cả những cảm xúc.
Mười hai năm là thời gian lâu dài. Những tổn thương, đau đớn và sân hận của nàng ta hoàn toàn hiểu. Nó thể hiện nàng vẫn còn yêu ta. Nhưng có một thứ tình yêu đẹp hơn vượt khỏi tình yêu của thế giới hiện tượng. Và chính vì tình yêu thiêng liêng này, ta quay trở lại gặp nàng, để nói lên điều gì đó."
Nhưng Yashodhara không cảm nhận được tình yêu trong sáng đó. Rất khó nhận biết và cảm được tình yêu linh thiêng vì tình yêu ấy hoàn toàn yên lặng như nó chưa hề tồn tại. Khi tri thức tàn lụi và chết đi, tức thì nó xảy ra. Tình yêu này không tranh đấu và chiếm hữu.
Mật điển rất huyền diệu và những điều kỳ lạ có thể xảy ra. Ứng dụng kỹ thuật là dành cho toàn bộ cuộc sống của bạn. Nhưng bạn không thể thực hành khi hứng khởi. Bạn chỉ cần ý thức không gián đoạn trong đi, đứng, nằm, ngồi... Và luôn luôn trong trạng thái trung tính.
Mặc dù chưa thành tựu trạng thái khoảng lặng chính xác. Nhưng cứ cố gắng thử. Từ từ bạn sẽ cảm nhận trạng thái trung tính (Ý niệm chưa hình thành tư tưởng) là gì. Cho dù với bất cứ cảm xúc nào xảy ra, luôn luôn giữ ngay khoảng lặng. Đột nhiên, nhận ra mình đã sống trong đó tự bao giờ. Chỉ một lần trải nghiệm, bạn không bao giờ quên. Vì trung tính là vượt khỏi thức. Điểm trung tính là sự linh thiêng, huyền diệu hơn tất cả những gì gọi là linh thiêng.
Có lẽ quá đủ cho ngày hôm nay .

Ads Belove Post