Read more
Osho – Bồ Đề Đạt Ma: Thiền sư vĩ đại nhất
Chương 8. Mọi người đều có quyền sai
Trong số mười đại đệ tử của Shakyamuni (Thích ca Mâu Ni), Ananda là người đứng đầu về học vấn. Nhưng ông ấy đã không biết Phật. Mọi điều ông ấy làm là học và nhớ. A la hán không biết Phật. Mọi điều họ là biết nhiều cách công phu để nhận ra, và họ trở nên bị mắc bẫy bởi nhân quả. Đấy là nghiệp của người hữu tử: không thoát khỏi sinh tử. Bằng việc làm đối lập lại điều người đó dự định, những người như thế báng bổ Phật. Việc giết chết họ cũng sẽ không sai. Lời kinh nói, “Vì icchantikas là không có khả năng tin tưởng, việc giết họ sẽ là không đáng trách, trong khi những người tin đạt tới trạng thái phật tính.”
... Những người thấy rằng tâm trí của mình là phật không cần cạo đầu. Thường dân là chư phật nữa. Chừng nào họ còn chưa thấy bản tính của họ, những người cạo đầu đơn giản là cuồng tín.
Nhưng vì thường dân có gia đình không từ bỏ dục, làm sao họ có thể trở thành phật được?
Ta chỉ nói về việc thấy bản tính của ông. Ta không nói về dục đơn giản bởi vì ông không thấy bản tính của mình. Một khi ông thấy bản tính của mình, dục về cơ bản là phi vật chất. Nó chấm dứt cùng với vui thích của ông trong nó. Cho dù thói quen nào đó vẫn còn lại, chúng không thể làm hại ông. Bởi vì bản tính của ông về bản chất là thuần khiết. Mặc dầu ngụ trong thân thể vật chất của năm hợp phần, bản tính của ông về cơ bản là thuần khiết. Nó không thể bị biến chất.
... Một khi ông chấm dứt việc níu bám và để mọi sự hiện hữu, ông sẽ tự do, ngay cả với sinh tử. Ông sẽ biến đổi mọi thứ. Ông sẽ sở hữu những quyền năng tâm linh mà không thể bị cản trở. Và ông sẽ an bình ở bất kì nơi đâu ông hiện hữu. Nếu ông hoài nghi điều này, ông sẽ không bao giờ thấy được qua bất kì cái gì. Tốt hơn cả là ông không làm gì. Một khi ông hành động, ông không thể tránh được vòng sinh tử. Nhưng một khi ông thấy bản tính của mình, ông là vị phật, cho dù ông làm việc như một đồ tể.
Nhưng đồ tể tạo ra nghiệp bởi việc giết thịt con vật. Làm sao họ có thể là phật được?
Ta chỉ nói về việc thấy bản tính của ông. Ta không nói về việc tạo ra nghiệp. Bất kể điều chúng ta làm, nghiệp của chúng ta không bám giữ lên chúng ta.
... Tại Ấn Độ, hai mươi bẩy tổ sư chỉ truyền ấn của tâm trí. Và lí do duy nhất ta tới Trung Quốc là để truyền giáo huấn tức thời của Đại Thừa (Mahayana): tâm trí này là phật. Ta không nói về giới luật, sùng kính hay thực hành khổ hạnh...
Ngôn ngữ và hành vi, giới luật và quan niệm tất cả đều là chức năng của tâm trí chuyển động. Mọi chuyển động đều là chuyển động của tâm trí... Tâm trí không chuyển động cũng không vận hành. Bởi vì bản chất của vận hành của nó là trống rỗng. Và trống rỗng về bản chất là bất động.
Do đó, lời kinh bảo chúng ta chuyển động không chuyển động, du hành không du hành, thấy không thấy, cười không cười, nghe không nghe, biết không biết, hạnh phúc không hạnh phúc, bước không bước, đứng không đứng. Và lời kinh nói, “Đi ra ngoài ngôn ngữ. Đi ra ngoài ý nghĩ.”
... Ta có thể nói tiếp, nhưng buổi thuyết giáo tóm tắt này sẽ phải tiến hành.
Giáo huấn của Bồ đề đạt ma trong những lời kinh này là đáng quan tâm sâu sắc và có tầm quan trọng lớn cho mọi người hành hương về chân lí. Nhưng có vài phát biểu sai. Và lần đầu tiên, có lẽ những sai sót này không phải do hiểu biết của đệ tử; những phát biểu sai này là do bản thân Bồ đề đạt ma đưa ra.
Do đó, trước khi tôi đi vào lời kinh, tôi muốn làm rõ ràng vài điều.
Trước hết, giáo huấn của Phật Gautam đã tạo ra hai loại người tìm kiếm: một loại được gọi là a la hán, và loại kia là bồ tát.
A la hán là người nào đó đã làm đủ mọi nỗ lực để trở nên chứng ngộ và một khi người đó chứng ngộ, người đó hoàn toàn quên những người vẫn còn đang loạng choạng trong bóng tối. Người đó không bận tâm tới người khác. Trở nên chứng ngộ là đủ cho người đó. Thực ra, theo a la hán thậm chí ý tưởng từ bi vĩ đại không là gì mà lại là một loại gắn bó - và điều đó có ý nghĩa nào đó cần được hiểu.
Từ bi cũng là quan hệ, dù đẹp đẽ và lớn lao đến đâu, nó cũng là mối quan tâm tới người khác. Nó cũng là ham muốn. Mặc dầu nó là ham muốn tốt điều đó không tạo nên khác biệt gì. Theo a la hán, ham muốn là tù túng dù nó là tốt hay xấu. Dây xích có thể được làm bằng vàng hay sắt, không thành vấn đề; dây xích vẫn cứ là dây xích. Từ bi là dây xích vàng.
A la hán nhấn mạnh rằng không ai có thể giúp được bất kì ai khác chút nào. Chính ý tưởng về giúp đỡ người khác là dựa trên nền tảng sai. Bạn chỉ có thể giúp được bản thân mình.
Điều có thể xuất hiện cho tâm trí thông thường là a la hán rất vị kỉ. Nhưng nếu bạn nhìn không định kiến gì, có lẽ người đó có cái gì đó quan trọng vô cùng để tuyên bố với thế giới: Ngay cả việc giúp đỡ người khác cũng là can thiệp vào cuộc sống của người đó, vào kiểu sống của người đó, vào định mệnh của người đó, vào tương lai của người đó. Do đó, a la hán không tin vào bất kì từ bi nào. Từ bi đối với họ là một ham muốn đẹp đẽ khác để giữ bạn bị buộc vào với thế giới của gắn bó. Nó là cái tên khác - đẹp đẽ, nhưng dầu vậy vẫn chỉ là cái tên cho tâm trí ham muốn.
Tại sao bạn phải quan tâm rằng ai đó khác trở nên chứng ngộ? Đấy không phải là việc của bạn. Mọi người có tự do tuyệt đối để là chính họ. A la hán nhấn mạnh vào tính cá nhân và tự do tuyệt đối của nó. Cho dù với mục đích tốt, không ai có thể được phép can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai khác.
Do đó khoảnh khắc người đó trở nên chứng ngộ, a la hán không chấp nhận đệ tử, ông ấy không bao giờ thuyết giảng, ông ấy không bao giờ giúp đỡ theo bất kì cách nào. Ông ấy đơn giản sống trong cực lạc của mình. Nếu ai đó theo cách riêng của mình có thể uống nước giếng của ông ấy, ông ấy sẽ không ngăn cản người này, nhưng ông ấy sẽ không gửi lời mời tới bạn. Nếu bạn tới ông ấy theo cách riêng của bạn và ngồi bên cạnh ông ấy và uống sự hiện diện của ông ấy, và đi theo con đường đó, đấy là việc của bạn. Nếu bạn đi lạc lối, ông ấy sẽ không ngăn bạn lại.
Theo một cách nào đó đây là kính trọng lớn lao nhất được dành cho tự do cá nhân - tới cực điểm rất logic. Cho dù bạn đang rơi vào trong bóng tối sâu sắc, a la hán sẽ im lặng chờ đợi. Nếu sự hiện diện của ông ấy có thể có ích, tốt, nhưng ông ấy không định đưa tay ra để giúp bạn, trao cho bạn bàn tay, kéo bạn ra khỏi hố. Bạn được tự do rơi xuống hố và nếu bạn có thể ngã xuống hố, bạn hoàn toàn có khả năng thoát ra khỏi nó. Chính ý tưởng về từ bi là xa lạ đối với triết lí của a la hán.
Phật Gautam đã chấp nhận rằng có vài người sẽ trở thành a la hán. Và con đường của họ sẽ được gọi là Tiểu thừa Hinayana, “cỗ xe nhỏ,” con thuyền nhỏ trong đó chỉ một người có thể đi sang bờ bên kia. Ông ấy không bận tâm tới việc tạo ra con thuyền lớn và thu thập cả đám đông trong một chiếc thuyền Noah’s Ark và đưa họ sang bờ bên kia. Ông ấy đơn giản tự mình đi trong chiếc thuyền nhỏ của mình, thậm chí không thể chứa được hai người. Ông ấy được sinh ra một mình trên thế giới, ông ấy đã sống và chết đi hàng triệu lần một mình trên thế giới; một mình ông ấy đi tới cội nguồn vũ trụ.
Phật chấp nhận và kính trọng cách thức của a la hán - nhưng ông ấy cũng biết có những người có từ bi mênh mông và khi họ trở nên chứng ngộ, khao khát đầu tiên của họ là chia sẻ niềm vui của mình, chia sẻ chân lí của mình. Từ bi là con đường của họ. Họ cũng có chân lí sâu sắc nào đó.
Những người này được gọi là bồ tát. Họ khêu gợi và mời những người khác tới cùng kinh nghiệm. Và họ chờ đợi trên bờ bên này lâu nhất có thể được để giúp mọi người tìm kiếm, người đã sẵn sàng đi trên con đường, và người chỉ cần hướng dẫn; họ cần một bàn tay giúp đỡ. Bồ tát có thể trì hoãn việc ra đi của mình sang bờ bên kia bởi vì lòng từ bi đối với những người mù đang loạng choạng trong bóng tối.
Phật có cảm nhận thấu đáo và bao la đến mức ông ấy đã chấp nhận cả hai - rằng a la hán đơn giản là bản tính của vài người, và bồ tát cũng đơn giản là bản tính của vài người khác.
Và đây là quan điểm của Phật Gautam, rằng trong trường hợp như vậy, không cái gì có thể được làm về điều đó - a la hán sẽ là a la hán và bồ tát sẽ là bồ tát. Bản tính của họ có những định mệnh khác nhau, mặc dầu họ đạt tới cùng mục đích cuối cùng. Nhưng sau khi đạt tới mục đích, có việc rẽ ra các con đường.
A la hán không dừng lại trên bờ bên này dù chỉ một khoảnh khắc. Họ mệt mỏi, họ đã ở đủ lâu trong bánh xe luân hồi này, đi qua sinh và tử hàng triệu lần. Điều đó đã quá nhiều rồi. Họ đã chán và họ không muốn ở lại dù một phút thêm nữa. Con thuyền của họ đã tới đích, và ngay lập tức họ bắt đầu đi hướng tới bờ bên kia. Đây là cái như thế của họ.
Và có những bồ tát, người có thể nói với lái đò, “Đợi đã, không vội gì. Tôi còn muốn nấn ná trên bờ bên này đủ lâu - trong khổ, trong đau khổ, trong phiền não, trong thống khổ. Bây giờ tất cả những điều đó đã biến mất. Tôi đang tuyệt đối trong phúc lạc, im lặng và an bình, và tôi không thấy rằng có cái gì hơn nữa ở bờ bên kia. Cho nên chừng nào tôi có thể xoay xở được, tôi sẽ ở đây để giúp mọi người.”
Phật Gautam chắc chắn là một trong những người đó, người có thể thấy chân lí cho dù trong mâu thẫn. Ông ấy chấp nhận cả hai mà không làm cho ai cảm thấy thấp hơn hay cao hơn. Nhưng bồ tát gọi con đường của họ - ngược với con đường của a la hán - là Đại Thừa Mahayana, “cỗ xe lớn,” con thuyền lớn. A la hán chỉ là con thuyền nhỏ. Những anh chàng đáng thương, họ đơn giản đi một mình. Và đã có xung đột liên tục trong suốt hai mươi nhăm thế kỉ sau Phật Gautam, giữa hai cách tiếp cận khác nhau này.
Bồ đề đạt ma thuộc vào hàng bồ tát. Do đó, ông ấy đang đưa ra nhiều phát biểu chống lại a la hán mà không đúng.
Tôi không thuộc vào a la hán cũng không thuộc vào bồ tát. Tôi không thuộc vào con đường của Phật Gautam chút nào. Tôi có viễn kiến riêng của tôi, cảm nhận riêng của tôi. Do đó tôi không có nghĩa vụ phải đồng ý với Bồ đề đạt ma trên mọi điểm - và đặc biệt trên điểm này; ngay cả Phật Gautam cũng sẽ không đồng ý với ông ấy. Ông ấy theo con đường của tông phái đặc biệt.
Thứ hai, ông ấy là một con người mãnh liệt, rất dữ tợn. Nếu bạn đã thấy bức tranh về ông ấy... bạn có thể dùng nó để làm cho con bạn sợ. Nhưng đấy không phải là bức tranh đúng về ông ấy; ông ấy là hoàng tử, con trai của một ông vua lớn miền Nam Ấn Độ, Suha Verma - đó đã là một đế quốc lớn của Palavas. Ông ấy phải là một con người đẹp đẽ.
Nhưng những bức tranh đó không biểu thị ảnh chụp thực tại của ông ấy. Chúng mô tả cá tính kì lạ của ông ấy, sự mãnh liệt của ông ấy.
Cho nên đôi điều ông ấy có thể nói mà bạn không cần phải đồng ý. Tôi sẽ làm rõ ràng chỗ ông ấy nói điều sai chỉ bởi vì ông ấy thuộc về Đại Thừa, một tông phái đặc biệt, một ý thức hệ đặc biệt. Tôi có sự kính trọng mênh mông với cả a la hán và bồ tát, theo cùng cách như Phật Gautam đã có.
Lời kinh thứ nhất:
Trong số mười đại đệ tử của Shakyamuni... Shakyamuni là một trong những cái tên của của Phật Gautam, bởi vì ông ấy thuộc vào thị tộc Shakyas; đế quốc của ông ấy là một đế quốc cổ đại thuộc vào thị tộc Shakyas. Đấy là giòng dõi chiến binh, cư ngụ chỉ ở đường biên giới của Nepal và Ấn Độ. Bởi vì thị tộc Shakyas, ông ấy được gọi là Shakyamuni. Muni nghĩa là người đã đạt tới im lặng tối thượng.
Trong số mười đại đệ tử của Shakyamuni, Ananda là người đứng đầu về học vấn.
Bây giờ, Ananda là một trường hợp đặc biệt, và cái gì đó cần phải được hiểu về ông ấy. Ananda là anh em con chú con bác của Phật Gautam, lớn hơn ông ấy vài tuổi. Và theo một phần của văn hoá Đông phương người anh lớn hơn gần như là bố, cho dù người đó có thể là anh họ lớn hơn.
Khi Ananda tới gặp Phật Gautam để được điểm đạo làm đệ tử, ông ấy nói, “Nghe đây, Siddhartha” - Siddhatha là tên của Phật Gautam do bố mẹ đặt cho. Ông ấy không gọi ông ấy là Phật Gautam, ông ấy nói với ông này, “Nghe đây, Siddhartha” - ông này chỉ là em của ông ấy. “Anh sắp được em điểm đạo theo tính chất sannyas, sắp lên đường. Một khi anh là đệ tử của em, anh sẽ không còn là anh của em nữa.
Một khi anh là đệ tử của em, em sẽ ở vị trí ra lệnh cho anh và anh sẽ phải vâng lời. Ngay bây giờ anh đang ở vị trí ra lệnh cho em và em sẽ phải vâng lời. Trước khi tình huống này thay đổi, anh muốn vài điều kiện cần được ghi nhớ.”
Phật Gautam nói, “Điều kiện gì vậy?”
Ananda nói, “Chúng cũng không lớn lắm đâu, nhưng với anh chúng lại có nghĩa nhiều. Một, hứa với anh trong khi anh vẫn đang còn là anh của em rằng sau khi anh trở thành đệ tử của em, em sẽ không bảo anh phải rời xa khỏi em để thuyết giảng thông điệp cho dân chúng. Không, anh định ở cùng em cả ngày lẫn đêm, cả đời em. Anh muốn chăm sóc thân thể em, sự thoải mái của em, sức khoẻ của em. Em không thể ngăn cản được anh. Lời hứa này em phải nói ra ngay bây giờ, trước khi anh không còn ở vị trí nói điều gì nữa.”
Phật nói, “Cứ công nhận như vậy đi”... bởi vì như một người em nhỏ, không có cách nào khác ở phương Đông. Bạn phải chấp nhận, một cách kính trọng, những người lớn tuổi hơn.
Ananda nói, “Và điều kiện thứ hai là ở chỗ anh có thể hỏi bất kì câu hỏi nào - liên quan, không liên quan, có nghĩa, vô nghĩa - và em không thể nói, ‘Đợi đấy, một ngày nào đó ông sẽ hiểu.’ Em sẽ phải trả lời anh ngay lập tức; em không thể cố trì hoãn. Em không thể tìm cớ... ‘Ngày mai ta sẽ xem.’ Bất kì khi nào anh hỏi câu hỏi, ngay lập tức em phải trao cho anh câu trả lời.”
Phật Gautam nói, “Cứ công nhận như vậy đi.”
Và Ananda nói, “Điều thứ ba, nếu anh đem ai đó tới gặp em - cho dù vào giữa đêm khi em đang ngủ - em cũng không thể nói không. Em sẽ phải gặp người đó, dù người đó là ai.”
Phật Gautam cười to và nói, “Cứ công nhận như vậy đi.”
Nhưng Ananda nói, “Sao em lại cười?”
Ông ấy nói, “Đấy không phải là một phần của điều kiện. Bây giờ anh cứ được điểm đạo đi, và thế rồi anh có thể hỏi câu hỏi tại sao em cười. Bất kì khi nào anh hỏi câu hỏi, em sẽ trả lời nó - nhưng ba điều kiện này là đầy đủ.”
Ananda trở thành một đệ tử và sống với Phật Gautam trong bốn mươi hai năm liên tục, ngày tới ngày qua. Xuân tới rồi đi, mùa thay đổi, năm tiếp năm; ông ấy giống như cái bóng của Phật Gautam.
Nhưng nhiều người tới sau Ananda và trở thành đệ tử và trở nên chứng ngộ - còn Ananda vẫn không chứng ngộ. Sau hai mươi năm ông ấy hỏi Phật Gautam, “Chuyện gì xảy ra vậy? Mọi người tới sau tôi đã trở nên chứng ngộ... còn tôi đã ở gần thầy thế. Không ai đã từng nghe thầy nhiều như tôi đã nghe thầy, không ai có thân mật như tôi đã có với thầy. Tại sao tôi không trở nên chứng ngộ?”
Phật Gautam nói, “Bây giờ ông có thể hiểu tại sao ta lại cười - còn nhớ chứ? Hai mươi năm trước đây khi ông yêu cầu, trước khi điểm đạo, về ba điều kiện, ta đã cười. Đây là lí do: bởi vì các điều kiện của ông sẽ là rào chắn. Ông không thể quên được rằng ông là anh họ của ta. Cho dù ông đã trở thành đệ tử, sâu bên dưới ông biết rằng ông là anh họ ta. Đó là bản ngã tinh vi của ông - mặc dầu ông đã ở cùng ta hơn bất kì người nào khác, và ông đã nghe ta hơn bất kì người nào khác. Ông đã trở thành thông thái thế, có học thế, ông đã ghi nhớ mọi buổi thuyết giáo ta nói. Ông có trí nhớ mênh mông nhưng ông không có kinh nghiệm của riêng ông. Ông có thể lặp lại một cách máy móc mọi thứ ta đã nói trong hai mươi năm. Nhưng bản ngã tinh vi của ông, rằng ông là anh họ ta và ông có đặc quyền về ba điều kiện, đang vận hành như rào chắn. Ông sẽ không trở nên chứng ngộ chừng nào ta chưa chết.”
Và thực tế, đó là cách thức sự việc xảy ra. Sau điểm đạo bốn mươi hai năm, Phật Gautam chết. Và trong số mười nghìn đệ tử, Ananda là người đầu tiên rơi lệ khi Phật nói, “Bây giờ ta muốn nói lời tạm biệt với tất cả các ông. Thân thể ta già cỗi và mệt mỏi, và bất kì điều gì ta muốn nói, ta đã nói rồi. Bây giờ ta muốn đi vào nghỉ ngơi tối thượng.”
Ananda đang ngồi bên phải ông ấy và ông ấy bật khóc như đứa trẻ nhỏ, mặc dầu ông ấy còn già hơn cả Phật Gautam. Và Phật Gautam nói, “Sao thế, Ananda, ông kêu và khóc sao? Ta không phải là người dốt nát chết đi, ta đang chết một cách tuyệt đối mãn nguyện, chứng ngộ - và không phải là chứng ngộ thường, chứng ngộ mà trước đây chưa bao giờ tuyệt diệu thế. Và ta cũng đang chết đi được mãn nguyện vô biên bởi vì chưa bao giờ trước đây có nhiều đệ tử của một thầy đã trở nên chứng ngộ. Ta sắp đi vào trong chỗ nghỉ ngơi tối thượng, bởi vì không có cái chết cho ta.”
Ananda nói, “Tôi không khóc vì thầy. Thầy hiểu lầm tôi. Tôi đang khóc cho bản thân tôi - rằng trong bốn mươi hai năm tôi đã từng theo thầy như cái bóng, ngày tới ngày đi, và tôi vẫn chưa trở nên chứng ngộ. Tôi vẫn còn vô ý thức như đã từng. Điều gì sẽ xảy ra cho tôi khi thầy đã ra đi? Và tôi nghĩ rằng trong những năm sắp tới tôi sẽ không gặp được người có tầm cỡ như thầy, mà cũng không có cơ hội được thân mật và gần gũi như thế. Thầy đang bỏ lại tôi trong bóng tối mà dường như không có bình minh.”
Phật Gautam lại cười to và thậm chí nhoà lệ trong mắt. Ananda không thể nào cưỡng lại việc hỏi ông ấy, “Sau thầy cười? Thầy toàn cười vào những khoảnh khắc kì lạ.”
Phật Gautam nói, “Trong vòng hai mươi bốn giờ nữa ông sẽ biết. Bởi vì một khi ta chết rồi, trong vòng hai mươi bốn giờ ông sẽ trở nên chứng ngộ. Một khi ta chết rồi, ông không còn là anh họ của ta nữa. Một khi ta chết rồi, bản ngã tinh vi của ông cũng sẽ tan biến; nó không thể nào biến mất đi khi ta còn sống.”
Và thực tế điều đó đã xảy ra theo cùng cách đó: trong vòng hai mươi bốn giờ, Ananda đã trở nên chứng ngộ. Ông ấy đã không rời khỏi chỗ, ông ấy đã không ăn uống hay ngủ. Ông ấy vẫn còn ngồi đó với mắt nhắm, dưới hai gốc cây nơi Phật Gautam đã nằm xuống và đi vào trong giấc ngủ vĩnh hằng.
Anada vẫn còn ở nguyên chỗ cũ với đôi mắt nhắm nghiền, với quyết tâm tuyệt đối rằng ông ấy sẽ mở mắt ra chỉ nếu con mắt bên trong của ông ấy mở ra. Nếu ông ấy trở nên chứng ngộ, chỉ thế thì ông ấy sẽ nhìn thế giới bên ngoài bằng con mắt của mình. Bằng không ông ấy sẽ vẫn còn bên trong bản thân mình.
Trước hết ông ấy muốn thấy tự tính riêng của mình; chỉ thế thì ông ấy mới chuyển động mắt mình hay thân thể mình khỏi chỗ này. Bằng không ông ấy sẽ chết ở đây. Với quyết tâm như thế, với cam kết tuyệt đối như thế... Đêm đó đã được ông ấy nhìn như không có bình minh, nhanh chóng chấm dứt, trong vòng hai mươi bốn giờ. Ông ấy đã chứng ngộ. Nhưng ông ấy vẫn còn là một a la hán. Đó là tính duy nhất của ông ấy, là một a la hán.
Việc kết án của Bồ đề đạt ma về Ananda trên điểm này là đúng, trên điểm khác là sai. Ông ấy nói: Ananda là người đứng đầu về học vấn, nhưng ông ấy không biết Phật. Điều đó là đúng.
Tất cả những điều ông ấy làm là học và nhớ. Điều đó đúng.
A la hán không biết Phật.
Điều đó sai. A la hán bản thân họ trở thành phật; không có vấn đề về việc không biết tới Phật của họ. Vâng, như một học giả, như một người có học lớn, như một người học hỏi vô biên và một người có trí nhớ phi thường, ông ấy không biết bản chất của chứng ngộ là gì, phật tính là gì. Nhưng điều đó không phải bởi vì ông ấy là a la hán. Khoảnh khắc ông ấy trở nên chứng ngộ, thế thì ông ấy trở thành một a la hán. A la hán tính hay bồ tát tính tới sau chứng ngộ, không trước.
Chỉ khi bạn trở nên chứng ngộ bạn mới nhận ra bản tính của mình là gì. Liệu có bất kì ham muốn nào về từ bi không, hay không có ham muốn về bất kì từ bi nào? Bạn có sẵn sàng rời bờ bên này ngay lập tức, hay bạn định ở lại đây để giúp cho vài người trở nên chứng ngộ?
Tôi biết phát biểu này rằng A la hán không biết Phật không phải là lỗi của người đã ghi chép lại. Đấy là phát biểu của Bồ đề đạt ma, bởi vì ông ấy là một bồ tát và xung đột giữa bồ tát và a la hán đã cũ hai mươi nhăm thế kỉ. Họ cứ kết án lẫn nhau. Họ đơn giản không thể hiểu người trở nên chứng ngộ và không có từ bi.
Bồ tát không thể nào hiểu nổi rằng chứng ngộ là có thể mà không cần từ bi và a la hán không thể nào hiểu nổi rằng con người của chứng ngộ vẫn có ham muốn giúp đỡ; người đó vẫn chưa trở thành vô ham muốn. Người đó vẫn còn muốn can thiệp vào phong cách sống của những người khác. Nếu họ không muốn thức tỉnh, bạn là ai mà đánh thức họ? Thế chỉ đi một cách im lặng để cho giấc ngủ của họ không bị phá vỡ... với a la hán đó là từ bi thực. Bạn không muốn can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai; mọi người đều phải sống cuộc sống riêng của mình theo ánh sáng riêng của mình; theo tính cá nhân riêng của mình. Và bất kì khi nào thời điểm của người đó tới để trở nên chứng ngộ, người đó sẽ trở nên chứng ngộ. Bạn không thể buộc bất kì ai trở nên chứng ngộ. Đấy không phải là cái gì đó mà ai đó có thể được thuyết phục, hay ai đó có thể bị cám dỗ vào.
A la hán không thể hiểu được bồ tát, mà bồ tát cũng không thể hiểu được a la hán. Họ là các cực đối lập với nhau qua đường kính. Đó là lí do tại sao tôi nói sai lầm này không phải là của người ghi lại, sai lầm này tới từ bản thân Bồ đề đạt ma; ông ấy không phải là một a la hán.
Bây giờ, các quốc gia phật giáo bị phân chia thành các tông phái. Chẳng hạn, Nhật Bản thuộc vào Đại Thừa, mảnh đất của bồ tát, còn Sri Lanka thuộc vào Tiểu thừa, mảnh đất của a la hán. Tại Sri Lanka không có kính trọng với Thiền chút nào. Nếu bạn nói về Bồ đề đạt ma ở Sri Lanka thì họ sẽ đơn giản cười vào bạn - “Kẻ đó điên!” Và nếu bạn nói về a la hán như Ananda ở Nhật Bản, họ sẽ đơn giản nói, “Người đó hoàn toàn vị kỉ; cả đời mình ông ta đơn giản ích kỉ mù quáng đến mức ông ta đặt điều kiện với Phật Gautam và khi ông ta trở nên chứng ngộ, thế thì ông ta đơn giản biến mất, đi sang bờ bên kia, đi vào vĩnh hằng - không bận tâm một khoảnh khắc rằng có những người cần vài chỉ dẫn, vài hướng dẫn; người đang đứng ở vạch biên giới, chỉ một chút ít thúc đẩy và họ sẽ lấy cú nhảy lượng tử.”
Nhưng nếu Bồ đề đạt ma mà không có định kiến, nếu ông ấy cũng có khả năng hiểu lập trường của quan điểm đối lập toàn bộ, ông ấy chắc sẽ nói, “Các kẻ sĩ, những người có học, các học giả không biết tới Phật.” Và thế thì điều đó sẽ hoàn toàn đúng. Việc dùng từ a la hán đơn giản không chỉ sai, mà còn chỉ ra một thái độ rất cuồng tín: “Chỉ ta mới đúng còn mọi người khác đều sai.” Tôi muốn đổi từ a la hán thành kẻ sĩ, học giả, người có học - chỉ để giúp Bồ đề đạt ma đi tới nhận biết ông ấy.
Các kẻ sĩ không biết tới Phật. Tất cả họ đều biết nhiều cách công phu để nhận ra, và họ trở nên bị mắc bẫy bởi nhân quả. Đấy là nghiệp của người hữu tử: không thoát khỏi sinh tử. Bằng việc làm cái đối lập lại điều người đó dự định, những người như thế báng bổ Phật.
Phát biểu này có thể đúng về các kẻ sĩ, nhưng phát biểu này tuyệt đối sai về a la hán. Và điều này chỉ ra thái độ cuồng tín của ông ấy khi ông ấy nói, Việc giết họ sẽ không sai.
Tôi không thể đồng ý với ông ấy được. Ông ấy đang nói, “Giết a la hán sẽ không sai.” Và theo Phật Gautam ngay cả giết một con kiến là sai và a la hán ít nhất cũng là cái gì đó còn tốt hơn con kiến.
Nhưng đây là thái độ cuồng tín của ông ấy - và chính bởi vì thái độ cuồng tín, mãnh liệt này mà bức tranh của ông ấy đã được vẽ dữ tợn thế. Chắc chắn là ông ấy đã không bận tâm: nếu có bất kì nhu cầu nào để giết a la hán, ông ấy chắc đã giết. Ông ấy là con người của lời mình; điều ông ấy nói ông ấy ngụ ý. Bạn không thể cố nói rằng đấy chỉ là biểu tượng được. Bồ đề đạt ma không nói theo biểu tượng, ông ấy nói đích xác điều ông ấy ngụ ý:
Việc giết họ sẽ không sai. Lời kinh nói, “Vì icchantikas không có khả năng tin tưởng, việc giết họ sẽ là không đáng trách, trong khi những người tin tưởng đạt tới trạng thái phật tính.”
Bây giờ điều gì đó khác cần phải được hiểu - từ này, icchantikas. Nó có nghĩa là người một chiều, người chỉ biết một khía cạnh của chân lí.
Và đối lập với icchantikas là những người như Mahavira và các tirthankaras của người Jaina; họ được gọi là anicchantikas, người nhìn mọi khía cạnh của chân lí. Mahavira bắt rễ sâu sắc vào trong thái độ của đa chiều đến mức ông ấy là người đầu tiên trong toàn bộ lịch sử nhân loại đem tới lí thuyết tương đối.
Phải mất hai mươi nhăm thế kỉ sau nó mới xảy ra cho phương Tây.
Chỉ Albert Einstein, qua một con đường rất khác như một nhà khoa học, đã đem cùng thông điệp này tới, cùng triết lí của lí thuyết tương đối. Mahavira nói rằng bất kì điều gì bạn nói chỉ là tương đối. Ông ấy nói nhiều về lí thuyết tương đối đến mức ông ấy chưa bao giờ đưa ra chỉ một phát biểu về bất kì cái gì - bởi vì bất kì một phát biểu nào cũng sẽ chỉ nêu ra một khía cạnh. Còn các khía cạnh khác thì sao?
Ông ấy đã thấy rằng mọi chân lí đều có bẩy khía cạnh. Cho nên bạn hỏi ông ấy một câu hỏi và ông ấy sẽ trả lời bằng bẩy câu trả lời, và bẩy câu trả lời đó sẽ mâu thuẫn lẫn nhau. Bạn sẽ trở lại từ cuộc gặp với Mahavira càng lẫn lộn hơn là bạn đã từng lẫn lộn trước đó - và ông ấy là người sáng tỏ nhất đã từng bước đi trên trái đất này. Nhưng cách tiếp cận của ông ấy là đa chiều.
Chẳng hạn, nếu bạn hỏi Mahavira, “Thầy nghĩ Thượng đế là gì?”... ngay chỗ đầu tiên, ông ấy không bao giờ nêu ra phát biểu của mình mà không có từ “có lẽ.” Mọi phát biểu đều bắt đầu bởi “có lẽ”, bởi vì việc tỏ ra chắc chắn chính là cuồng tín. “Có lẽ” giữ cho bạn cởi mở: người khác cũng có thể đúng, cái đối lập cũng có thể đúng. “Có lẽ” không đóng lại cánh cửa, nó giữ cho bạn tỉnh táo và nhận biết về các khả năng khác.
Bạn hỏi về Thượng đế: người Ki tô giáo là icchantikas; họ sẽ nói, “Vâng, có một Thượng đế và chỉ một Thượng đế.” Bạn hỏi người Mô ha mét giáo, họ nói có duy nhất một Thượng đế. Đây là icchantikas. Họ tin theo một cách mà chỉ có thể gọi là một chiều. Họ không nhìn vào các khả năng khác - họ sợ nhìn vào các khả năng khác. Đó là lí do tại sao họ có một Thượng đế và một nhà tiên tri - thậm chí không có hai nhà tiên tri cho người Mô ha mét giáo, bởi vì có nguy hiểm: nếu bạn lấy hai nhà tiên tri, họ có thể mâu thuẫn nhau, họ có thể nói điều gì đó, họ có thể không đồng ý với nhau. Sẽ có rắc rối.
Tốt hơn cả là vẫn còn với một nhà tiên tri, một Thượng đế, một kinh sách linh thiêng. Đây là những người sợ thực tại đa chiều.
Ngược lại với những người này là những người như Mahavira người cứ đi sang các cực đoan khác: họ sẽ không nói điều gì theo cách tuyệt đối, họ bao giờ cũng sẽ phát biểu mọi thứ theo cách tương đối. Bạn hỏi về Thượng đế và Mahavira có bẩy phát biểu và bạn không thể nào hình dung ra nổi liệu Thượng đế là có hay không.
Trong số bẩy phát biểu đó, phát biểu thứ nhất là:
“Có lẽ có Thượng đế - nhưng có lẽ. Tôi không thể nào chắc chắn tuyệt đối được; mà bạn cũng không thể nào chắc chắn tuyệt đối được. Có một khả năng.” Một phát biểu tương đối - “Có lẽ có Thượng đế.” Đây là phát biểu thứ nhất của ông ấy.
Phát biểu thứ hai của ông ấy: “Có lẽ không có Thượng đế, bởi vì ai biết? - có mọi khả năng là kẻ vô thần có thể đúng. Không ai đã bao giờ thấy ngài. Cho nên tất cả những điều chúng ta có thể nói là, có lẽ không có Thượng đế.”
Nhưng sau khi nghe hai phát biểu này - “Có lẽ có Thượng đế, có lẽ không có Thượng đế...” người ta nhất định hỏi, thế thì tôi sẽ tin vào cái gì? Do đó mới đến phát biểu thứ ba của ông ấy: “Có lẽ cả hai đều đúng.” Nhưng một cách tự nhiên, bạn đang định hỏi, “Làm sao mà cả hai đều có thể đúng được?”
Thế rồi tới phát biểu thứ tư của ông ấy: “Có lẽ cả hai đều không đúng.” Và theo cách này ông ấy cứ tiếp tục - bẩy phát biểu - và bạn sẽ bị lẫn lộn thế... “Có lẽ không phải mà đi hỏi câu hỏi này! Mình đi quách từ trước thì còn tốt hơn.” Chính bởi vì cách tiếp cận đa chiều, tương đối này mà Mahavira không thể nào có được nhiều tín đồ. Có thể có rất ít người lập dị không bận tâm điều đó nghĩa là gì, người đơn giản rơi vào trong tình yêu với cá tính của Mahavira. Ông ấy là con người đẹp của sự hiện diện mênh mông và của sự cao thượng - cho nên vài người lập dị có thể yêu ông ấy. Họ không bận tâm tới điều ông ấy nói. Họ chỉ quan tâm ông ấy là gì: “Đừng bận tâm về điều ông ấy nói; chỉ nhìn vào cái đẹp của ông ấy, ánh sáng của ông ấy - con mắt của ông ấy với sự cao thượng và chiều sâu, và toàn thể cuộc sống của ông ấy một bài ca như thế, cực lạc như thế. Đừng bận tâm về điều ông ấy nói; đấy không phải là việc của chúng ta. Con người này là đúng. Phát biểu của ông ấy có thể đúng, có thể không đúng. Bản thân ông ấy cũng nói ‘có lẽ’.”
Nhưng phát biểu của Bồ đề đạt ma là: Vì icchantikas là không có khả năng tin tưởng, việc giết họ sẽ là không đáng trách, trong khi những người tin tưởng đạt tới trạng thái phật tính... Tôi không thể nào ủng hộ cho phát biểu này được.
Icchantikas, những người tin vào tính tuyệt đối của chân lí có quyền tồn tại và sống theo ánh sáng của họ - hệt như những người tin vào cảm nhận tương đối về chân lí có quyền sống, và sống theo cách nhìn riêng của họ. Mọi người đều có quyền sống theo kinh nghiệm riêng của mình và tìm con đường của mình. Không ai có quyền giết bất kì ai.
Nhưng Bồ đề đạt ma đang rất trung thực theo một cách nào đó. Ông ấy đơn giản nói điều ông ấy trung thực cảm thấy. Trung thực của ông ấy không thể nào bị hoài nghi - phát biểu của ông ấy có thể bị phủ nhận, nhưng ý định của ông ấy không thể bị phủ nhận. Người Ki tô giáo đã giết người Mô ha mét giáo, người Do Thái; người Mô ha mét giáo đã giết người Hindu; người Hindu đã giết Phật tử. Mặc dầu không ai nói “Cứ đi và giết những người không tin vào triết lí của ông.” Đó là điều đã xảy ra trên khắp thế giới. Ít nhất Bồ đề đạt ma là trung thực. Ông ấy chưa bao giờ giết bất kì ai nhưng ông ấy đang nói ra thái độ của mình theo những lời dứt khoát, rằng hiểu biết của ông ấy có giá trị với ông ấy, đúng đến mức cho dù một người không theo hiểu biết của ông ấy phải bị giết đi, điều đó cũng không đáng trách. Mặc dầu ông ấy chưa hề giết bất kì ai... ông ấy có một cách nói dữ tợn, cách sống, nhưng ông ấy có trái tim rất mềm mại.
Nhưng các tôn giáo đã làm những hành động đó mà không nói về điều đó. Không tôn giáo nào trên thế giới có thể được nói là đã đối xử một cách đáng yêu, kính trọng với các tôn giáo khác. Mọi tôn giáo đều nghĩ họ là những người đúng duy nhất; họ có độc quyền về chân lí và mọi người khác đều sai.
Cách tiếp cận của tôi là ở chỗ mọi người đều có quyền là phải hay là trái. Và nếu ai đó quyết định là trái, thế nữa người đó phải được trao cho mọi kính trọng và mọi tình yêu. Đấy là quyết định của người đó, và nếu người đó muốn sống với quyết định của mình, việc can thiệp vào cuộc sống của người đó và vào triết lí của người đó không phải là việc của bất kì ai.
... Những người thấy rằng vô trí của mình là phật thì không cần cạo đầu mình.
Tại đấy tôi có thể đồng ý toàn bộ với Bồ đề đạt ma. Nếu bạn thấy bản tính của mình, thế thì không có nhu cầu phải làm bất kì điều gì ngu xuẩn: cạo trọc đầu hay ở trần hay đứng lộn ngược hay làm mọi loại xoay vặn thân thể mình, tốt trong rạp xiếc nhưng không tốt trong tìm kiếm chân lí, trong tìm kiếm bản tính riêng của bạn, trong tìm kiếm Thượng đế.
Thường dân là chư phật nữa.
Tại đấy tôi có thể đồng ý tuyệt đối với Bồ đề đạt ma. Không chỉ các sư tìm thấy chân lí. Ngay cả thường dân - nếu người đó tìm ra chút ít thời gian để im lặng và có tính thiền và khám phá tự tính của mình trong ngôi nhà của mình, trong bãi chợ, người đó sẽ trở thành vị phật. Không có vấn đề rằng người đó phải ở tu viện, hay người đó phải từ bỏ thế giới. Đấy là nhấn mạnh của tôi nữa, rằng không ai cần từ bỏ thế giới.
Thế giới không phải là vấn đề, vấn đề là vô nhận biết của bạn. Từ bỏ vô nhận biết của bạn đi, đừng bận tâm tới thế giới. Thế giới có thể làm gì cho bạn? Bạn có thể sống trong lâu đài, lâu đài không thể ngăn cản chứng ngộ của bạn. Bạn có thể sống trong nghèo khó tuyệt đối, nghèo khó không thể giúp cho việc chứng ngộ của bạn được. Trong nghèo khó hay trong giầu có, trong túp lều của người nghèo hay trong lâu đài, điều cơ bản là tính thiền của bạn, nhận biết của bạn. Bất kì chỗ nào nó xảy ra, bạn sẽ trở nên chứng ngộ. Bạn không phải từ bỏ cái gì.
Điều đó là điều tuyệt đối đúng:
Thường dân là chư phật nữa. Chừng nào họ còn chưa thấy bản tính của mình thì những người cạo đầu họ đơn giản là cuồng tín.
Đây là điều gì đó cần được hiểu rằng Bồ đề đạt ma bản thân ông ấy đang đưa ra những phát biểu là phát biểu của người cuồng tín - nhưng bao giờ cũng dễ thấy cọng rơm nhỏ trong mắt của ai đó khác, và rất khó thấy ngay cả con lạc đà trong mắt của riêng bạn. Mọi người không bao giờ nghĩ về những phát biểu của riêng mình, về hành vi của riêng mình, về cuộc sống của riêng mình. Họ bao giờ cũng nhìn vào người khác - họ rất nghệ thuật, giỏi nói trong việc tìm ra cái gì sai với ai đó khác - và bản thân họ có thể mang cả nghìn cái sai và họ vẫn còn hoàn toàn vô nhận biết. Nhưng đây là bản tính con người, đây là nhược điểm con người.
Đệ tử này hỏi Bồ đề đạt ma: Nhưng vì thường dân có gia đình không từ bỏ dục, làm sao họ có thể trở thành phật được?
Và tại đây tôi có thể ủng hộ Bồ đề đạt ma với toàn bộ bản thể mình. Điều ông ấy nói là cực kì quan trọng, bởi vì ông ấy đã nói điều đó một nghìn bốn trăm năm trước. Sigmund Freud còn chưa được sinh ra; Alfred Adler vẫn còn xa xôi lắm trong tương lai; Havelock Ellis hay Carl Gustav Jung hay Assagioli hay Masters và Johnson - những người đã làm việc sâu sắc trong nghiên cứu về tính dục của con người vẫn còn chưa đi vào trong sự tồn tại. Nhưng điều Bồ đề đạt ma nói chói sáng, quan trọng và lớn lao đến mức thậm chí phát biểu đơn giản này cũng có thể đã làm cho ông ấy trở thành người tiên phong.
Ông ấy nói: Ta chỉ nói về việc thấy bản tính của ông. Ta không nói về dục đơn giản bởi vì ông không thấy bản tính của ông. Một khi ông thấy bản tính của ông, dục về cơ bản là phi vật chất.
Đây là sáng suốt vĩ đại, và bắt nguồn từ một người đã được coi là một trong những thánh nhân vĩ đại nhất của Phật giáo. Khoảnh khắc bạn trở nên chứng ngộ, dục là phi vật chất. Nó chỉ là cùng chất liệu tạo ra giấc mơ; nó sẽ biến mất theo cách riêng của nó. Bạn không phải kìm nén nó, bạn không phải chống lại nó.
Nó chấm dứt cùng với vui thích của ông trong nó. Khi bạn trở nên ngày càng chín chắn trong thiền của mình, dục trở thành ngày càng ít thú vị. Cái ngày bạn trở thành hài hoà hoàn toàn với sự tồn tại, dục biến mất giống như giọt sương trong ánh sáng mặt trời sáng sớm.
Và chừng nào mà dục còn chưa biến mất theo cách riêng của nó, việc loại bỏ nó, ép buộc nó là rất nguy hiểm, bởi vì thế thì bạn sẽ tạo ra đủ mọi loại đồi bại. Và mọi tôn giáo trên thế giới đều đã tạo ra những con người đồi bại: đồng dục, đồng dục nữ, đồng dục nam... và mọi người cứ phát minh ra những cách diễn đạt đồi bại, kì lạ cho năng lượng dục của họ bởi vì tôn giáo của họ lên án dục.
Dục là cái gì đó tự nhiên, sinh học. Chừng nào bạn còn chưa siêu việt lên trên sinh học của mình, chừng nào bạn còn chưa siêu việt lên trên thân thể mình, chừng nào bạn còn chưa trở thành hài hoà với cái gì đó bên ngoài tâm trí, dục sẽ vẫn còn đó dưới dạng này hay dạng khác. Và nếu nó vẫn còn lại ở đó, tốt hơn cả là nó vẫn còn tự nhiên, sinh học, bởi vì dục đồi bại đi vào hoàn cảnh tồi tệ hơn. Dục tự nhiên có thể được thăng hoa, dục đồi bại trở thành khó biến đổi hơn.
Tôi chưa bao giờ nghe nói về bất kì người đồng dục nào trở nên chứng ngộ, tôi chưa bao giờ nghe nói về bất kì người bất lực nào lại trở nên chứng ngộ. Điều này không thể nào chỉ là ngẫu nhiên. Thực ra, người bất lực đáng phải trở nên chứng ngộ sớm hơn bất kì ai khác, bởi vì người đó là vô dục bẩm sinh! Tất cả những người vô dục khác chỉ là vô dục ăn theo, dò chỗ nọ, rỉ chỗ kia - người bất lực tuyệt đối chắc chắn là vô dục. Nhưng người bất lực chưa bao giờ trở nên chứng ngộ.
Thực ra, chính bản thân năng lượng dục biến đổi thành chứng ngộ của bạn. Bởi vì người bất lực không có năng lượng dục, người đó trong hoàn cảnh tồi tệ nhất; người đó không thể đi lên cao hơn, người đó không có năng lượng để bay như đại bàng ngang qua mặt trời. Người đó không thể trở thành một Phật Gautam hay một Bồ đề đạt ma.
Bồ đề đạt ma đang nói rằng dục là phi vật chất; điều quan trọng là biết tới tự tính của bạn, biết tới bản thể mình. Và thế thì mọi thứ cần tới sẽ xảy ra theo cách của nó.
Cho dù thói quen nào đó vẫn còn lại, chúng cũng không thể nào làm hại ông được.
Đây là một phát biểu rất có ý nghĩa từ một người chứng ngộ. Cho dù thói quen nào đó vẫn còn lại, chúng cũng không thể nào làm hại ông được.
Chẳng hạn, nếu bạn cứ hút thuốc... Tôi không thấy rằng một người chứng ngộ có thể bị rối loạn theo bất kì cách nào bởi việc hút thuốc. Chứng ngộ mà bị rối loạn bởi hút thuốc hay uống trà hay cà phê sẽ không có giá trị mấy. Những thói quen nhỏ của bạn - chơi bài... tôi không thấy có bất kì khả năng nào nó có thể gây hại cho chứng ngộ của bạn.
Bởi vì bản tính của ông về bản chất là thuần khiết.
Điều bạn làm không tạo ra khác biệt gì. Một khi bạn biết tới bản tính thuần khiết tinh tuý của mình thế thì mọi thứ đều được phép với bạn. Thế thì bạn có khả năng quyết định cho bản thân mình cái gì là đúng và cái gì là sai. Bởi vì điều này đã có những vấn đề như vậy nên có nhiều khó khăn trong việc hiểu lẫn nhau. Những khác biệt nhỏ về thói quen đã trở thành rào chắn lớn thế cho hiểu biết.
Mohammed quen ăn vào ban đêm. Thực ra, người Mô ha mét giáo nhịn ăn vào ban ngày và ăn vào ban đêm. Vào những ngày tôn giáo của họ, cả ngày họ sẽ nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn và trong đêm họ sẽ có bữa tiệc ngon lành. Bây giờ, người Jaina không thể nào hiểu nổi điều đó chút nào. Ban ngày bạn có thể ăn, nhưng ăn đêm sao? Và điều đó nữa, lại vào ngày tôn giáo sao?
Khi người Jaina nhịn ăn họ không ăn nhiều ngày, và ngay cả nước họ cũng chỉ uống vào ban ngày, không vào ban đêm. Một cách tự nhiên, họ nghĩ rằng người Mô ha mét giáo đang làm điều gì đó sai. Nhưng họ không biết tình huống trong đó Mohammed đã sống, trong đó Mô ha mét giáo đã được sinh ra. Đấy là tôn giáo sa mạc, nơi ngày nóng đến mức nhịn ăn ban ngày là dễ dàng hơn. Dễ dàng ăn tiệc hơn vào ban đêm khi mọi sự trở nên mát mẻ hơn và khi bầu trời trở nên đầy sao và sa mạc trở thành một nơi im lặng và đẹp đẽ. Ban ngày, đấy chỉ toàn nóng bỏng.
Ramakrishna liên tục ăn cá. Bây giờ, người Jaina không thể nào chấp nhận Ramakrishna là người chứng ngộ. Người chứng ngộ có thể ăn cá sao? Nhưng nếu bạn hiểu phát biểu của Bồ đề đạt ma, bạn có thể tha thứ cho Ramakrishna... chỉ là thói quen cũ, sống ở Bengal nơi gạo và cá là thức ăn duy nhất. Từ ngay chính thời thơ ấu của mình, ông ấy đã ăn gạo và cá, và mọi người khác cũng ăn thế. Ngay cả khi ông ấy đã trở nên chứng ngộ, thói quen cũ vẫn tiếp tục. Nó trở thành phi vật chất.
Trên toàn bộ thế giới này, các tình huống là khác nhau, khí hậu là khác nhau. Có khí hậu lạnh nơi rượu có thể là một nhu cầu chủ chốt. Chẳng hạn, tại Liên bang Xô viết có thể là với người chứng ngộ cũng không thể nào không uống vodka được. Trời lạnh thế, nó làm đông cứng thậm chí cả máu bạn - một chút ít ấm áp là cần thiết.
Người tôn giáo thực sự là rất hiểu biết - hiểu về những người khác nhau, các hoàn cảnh khác nhau, những tình huống địa lí khác nhau, khí hậu khác nhau, tuổi tác khác nhau, hình mẫu khác nhau, thói quen khác nhau. Và những điều nhỏ bé không thể nào quấy rối một kinh nghiệm lớn như chứng ngộ.
Mặc dầu ngụ trong thân thể vật chất của năm hợp phần, bản tính của con về cơ bản là thuần khiết. Nó không thể bị biến chất.
Không gì có thể làm biến chất tâm thức của bạn. Nó về bản chất là không thể bị biến chất được.
... Một khi ông chấm dứt việc níu bám và để mọi sự hiện hữu, ông sẽ tự do, ngay cả với sinh tử. Ông sẽ biến đổi mọi thứ. Ông sẽ sở hữu những quyền năng tâm linh mà không thể nào bị cản trở. Và ông sẽ an bình ở bất kì nơi đâu ông hiện hữu. Nếu ông hoài nghi điều này, ông sẽ không bao giờ thấy được qua bất kì cái gì. Tốt hơn cả là ông không làm gì. Một khi ông hành động, ông không thể tránh được vòng sinh tử. Nhưng một khi ông thấy bản tính của mình, ông là vị phật, cho dù ông làm việc như một đồ tể.
Thực ra, điều đó đã xảy ra: tại Nhật Bản một đồ tể đã trở nên chứng ngộ. Người đó là đồ tể của hoàng đế, và khi người đó trở nên chứng ngộ, thậm chí hoàng đế cũng phải tới để tỏ lòng kính trọng. Hoàng đế không thể nào tin nổi, bởi vì ông ấy đã thấy vị đồ tể này chặt thịt súc vật ngay sau cung điện của mình... và ông ấy đã hỏi ông này, “Bếp của ta thì sao đây? Ông đã trở nên chứng ngộ, hiển nhiên là ông sẽ không làm nghề cũ nữa.”
Thầy cười to. Ông ấy nói, “Không, tôi sẽ tiếp tục. Bây giờ tôi có thể mổ thịt súc vật với từ bi hơn, với nhiều tình yêu hơn, với nhiều duyên dáng hơn. Và dẫu sao đi chăng nữa chúng cũng sẽ bị mổ thịt bởi ai đó khác, người sẽ không có cùng từ bi như tôi có thể có, người sẽ không duyên dáng với chúng như tôi có thể. Khi chúng sẽ bị đưa đi mổ thịt, điều đó có tạo nên khác biệt gì?”
“Khi có liên quan tới chứng ngộ của tôi, nó vẫn còn không bị biến chất trong bất kì và mọi tình huống. Bầu trời bên trong của tôi không thể bị che phủ lần nữa. Tôi đã đi tới điểm mà tại đó người ta không thể rơi ngược lại. Cho nên đừng lo; tôi sẽ quay lại vào ngày mai, với nghề của tôi.” Và ông ấy vẫn còn sống trong gần hai mươi năm sau chứng ngộ của mình. Vào buổi sáng ông ấy sẽ làm nghề của mình về mổ thịt súc vật và vào buổi tối ông ấy sẽ dạy cho các đệ tử về chứng ngộ. Và không chỉ ông ấy đã trở nên chứng ngộ, vài đệ tử của ông ấy cũng đã trở nên chứng ngộ.
Bồ đề đạt ma là đúng: nếu bạn hiểu rằng bạn là vị phật, nếu bạn thấy bản tính của mình, thế thì cho dù bạn có làm việc như đồ tể điều đó cũng là phi vật chất.
Đệ tử này hỏi: Nhưng đồ tể tạo ra nghiệp bởi việc giết thịt con vật. Làm sao họ có thể là phật được?
Ta chỉ nói về việc thấy bản tính của ông. Ta không nói về việc tạo ra nghiệp. Bất chấp điều chúng ta làm, nghiệp của chúng ta không bám giữ lên chúng ta.
Một khi bạn biết tới bản tính của mình, không cái gì bám lên bạn được. Tự do của bạn là tuyệt đối không thể bị biến chất. Bạn không thể làm bất kì điều gì mà có thể đi ngược lại tự do của bạn.
... Tại Ấn Độ, hai mươi bẩy tổ sư chỉ truyền ấn của vô trí. Và lí do duy nhất ta đã tới Trung Quốc là để truyền giáo huấn tức thời của Đại Thừa (Mahayana): vô trí này là phật. Ta không nói về giới luật, sùng kính hay thực hành khổ hạnh...
Ngôn ngữ và hành vi, giới luật và quan niệm tất cả đều là chức năng của tâm tri chuyển động. Mọi chuyển động đều là chuyển động của tâm trí... Vô trí không chuyển động không vận hành. Bởi vì bản chất của vận hành của nó là trống rỗng. Và trống rỗng về bản chất là bất động.
Do đó, lời kinh nói cho chúng ta chuyển động không chuyển động, du hành không du hành, thấy không thấy, cười không cười, nghe không nghe, biết không biết, hạnh phúc không hạnh phúc, bước không bước, đứng không đứng. Và lời kinh nói, “Đi ra ngoài ngôn ngữ. Đi ra ngoài ý nghĩ.”
... Ta có thể nói tiếp tục, nhưng buổi thuyết giáo tóm tắt này sẽ phải tiến hành.
Phát biểu này dường như là khó - bước không bước, nghe không nghe, nói không nói - nhưng nó không khó chút nào, chỉ một chút ít hiểu biết... Nếu bạn đang nói một cách tự phát - không chuẩn bị, không biết từ nào sẽ được mình thốt ra - bạn đang nói không nói. Hành động tự phát là không có hoạt động nào về phần bạn cả. Bạn đơn giản cho phép sự tồn tại ca lên bài ca riêng của nó.
Chẳng hạn, ngay bây giờ tôi đang nói không nói, tôi đơn giản cho phép toàn bộ bản thể mình đáp ứng với lời kinh của Bồ đề đạt ma, không biết chút gì về cái gì sẽ là lời tiếp của tôi. Cũng như bạn nghe nó, tôi cũng nghe nó. Như bạn ngồi đó, tôi cũng ngồi đó. Cái ghế này trống rỗng. Có một cách nói khi bạn chuẩn bị, khi bạn không nói với đáp ứng từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà chỉ lặp lại điều gì đó như vẹt, điều bạn đã tập luyện, điều bạn đã thực hành.
Mọi hành động được kể ra ở đây và nhiều nữa trong cuộc sống của bạn, bạn có thể làm nó theo hai cách. Một cách là từ nhận biết, trong khoảnh khắc hiện tại - không được chuẩn bị, tự phát, cho phép sự tồn tại sở hữu bạn, nói thông qua bạn hay hành động thông qua bạn. Thế thì bạn tuyệt đối ở ngoài cái bẫy của hành động của mình hay lời mình. Bạn chỉ là người quan sát. Bạn không hành động, bạn đơn giản quan sát bất kì cái gì đang xảy ra.
Tính quan sát này, sự chứng kiến này là bí mật tối thượng của việc tạo ra cuộc sống tôn giáo, của việc tạo ra cuộc sống siêu việt, cuộc sống tâm linh, của chứng ngộ, của phật tính.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.