Read more
Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 2)
Chương 10. Mọi Phật đều làm giàu cho vũ trụ
Câu hỏi thứ nhất:
Khi người chứng ngộ tan biến vào trong hài
hoà, tính duy nhất của người đó cũng có tan biến không?
Người chứng ngộ, ngay cả khi
người đó còn sống trong thân thể, cũng đã tan biến rồi. Người đó biết rằng mình
không còn nữa, người đó biết rằng mình là cái không. Sự tan biến đã xảy ra rồi.
Thực tế, chẳng cái gì đã tan biến, bởi vì không cái gì đã tách rời từ chính lúc
ban đầu. Tách rời là ảo tưởng.
Cảm giác là 'mình tách rời khỏi
sự tồn tại' chỉ là ảo tưởng, nó không phải là thực tại. Người chứng ngộ đi tới
nhận ra duy nhất điều rằng người đó chưa bao giờ tồn tại trước đây, rằng người
đó không tồn tại bây giờ, và rằng người đó sẽ không tồn tại trong tương lai.
Cái toàn thể tồn tại, không phải là bộ phận.
Bạn có thể nghĩ rằng bạn là
tách rời, nhưng đó chỉ là mơ. Chỉ mơ mới tan biến - không cái gì khác; chỉ dốt
nát mới mất - không cái gì khác; chỉ giấc ngủ tan biến - không cái gì khác.
Nhưng câu hỏi này có liên quan.
Điều gì xảy ra cho tính duy nhất của một Phật, một Lão Tử, một Jesus? Nó đi
đâu? Vũ trụ trở thành duy nhất qua nó. Mọi Phật đều làm giầu cho vũ trụ - cũng
như mọi người ngủ làm nghèo nó đi. Mọi người ngủ đều làm ra một phần của giấc
ngủ vũ trụ, đờ đẫn, chết, và khi hàng triệu người dốt nát tồn tại, toàn thể sự
tồn tại buồn bã, nghiêm chỉnh, ốm yếu.
Một Phật giúp cho thế giới lại
nở tới chính đỉnh cao của nó; lại ca hát tới cực đỉnh của nó; lại nhảy múa tới
toàn bộ khả năng của nó; để đem toàn thể tiềm năng của nó tới biểu lộ, tới lễ hội.
Cho nên khi một Phật tan biến - vì không có cách khác để nói điều đó trong ngôn
ngữ - khi một Phật tan biến, tính duy nhất trở thành tính duy nhất của cái toàn
thể.
Thế thì cái toàn thể được làm
giầu thêm. Thế thì cái toàn thể sẽ không bao giờ lại như cũ nữa. Nó sẽ không bao
giờ vậy.
Đó là nghĩa của người Ki tô
giáo khi quyết định lấy ngày sinh của Jesus làm nhân tố phân chia trong lịch sử.
Toàn thể lịch của người Ki tô giáo, và của người không Ki tô giáo, đều dựa trên
ngày sinh của Jesus. Nó rất biểu tượng. Nó nghĩa là lịch sử bây giờ sẽ không
bao giờ cùng như cũ lần nữa bởi vì Jesus được sinh ra và bởi vì Jesus bị đóng
đinh, và bởi vì Jesus đã vượt qua cái chết, được phục sinh. Bây giờ toàn thế giới
là khác toàn bộ - bạn có thể biết điều đó hay bạn có thể không biết điều đó. Nếu
bạn được sinh ra trước Jesus bạn đã được sinh trong một thế giới hoàn toàn
khác. Jesus đã trao phẩm chất của mình cho thế giới. Đó là một khoảnh khắc lịch
sử.
Mahavira, Phật, Lão Tử, tất cả
đều là những khoảnh khắc lịch sử. Qua họ vũ trụ đang đạt tới ngày càng cao hơn
và cao hơn, vũ trụ đang tiến tới cao trào.
Qua họ vũ trụ đã đạt tới; qua bạn
nó còn phải đạt tới. Vũ trụ là hiện tượng bao la: có thể là đầu tôi đã chạm tới
mái, chân tôi còn chưa nhận biết gì về điều đó cả. Có thể là chân tôi sẽ cần thời
gian dài để nhận ra rằng đầu tôi đã chạm tới mái. Và tôi là một thân thể.
Cái toàn thể là một thân thể.
Trong Phật, trong Christ, trong Zarathustra, cái gì đó đã chạm tới cao trào,
nhưng trong bạn nó đang tụt lại xa đằng sau. Bạn thậm chí đã không nghe thấy
tin tức này; bạn không biết cái gì đã xảy ra. Nhưng dần dần, dần dần, vài người
sẽ thoát khỏi nhà tù của giấc ngủ. Và thế thì họ biết. Một ngày nào đó toàn thể
sự tồn tại sẽ trở nên chứng ngộ, bởi vì người chứng ngộ cứ cho việc chứng ngộ của
mình, tính duy nhất của mình, hương vị và hương thơm của mình cho sự tồn tại.
Có một câu chuyện hay - nó là
chuyện thôi, nhưng rất có ý nghĩa. Nó không phải là sự kiện, trong tôn giáo
chúng ta chưa bao giờ lo nghĩ về sự kiện, trong tôn giáo sự kiện là hư cấu. Trong
tôn giáo chúng ta lo nghĩ về ý nghĩa của sự kiện, nhân tố giá trị, không về bản
thân sự kiện - do đó tôn giáo nói theo ngụ ngôn, chuyện kể, biểu dụ, ví dụ, ngụ
ý.
Chuyện xảy ra là Phật cuối cùng
đã đạt tới cổng của niết bàn. Trong hàng nghìn năm cổng và người giữ cổng đã từng
chờ đợi và chờ đợi và chờ đợi ông ấy. Ông ấy đã tới và tới, nhưng đến cuối cùng
tin tức đưa tới là bây giờ Phật đã đạt tới đó. Cổng đã mở và người giữ cổng đón
chào ông ấy, nhưng Phật nói: Đóng cổng lại đi, ta không vào đâu. Người giữ cổng
hỏi: Sao vậy? Ông đã vật lộn vất vả để đạt tới và bây giờ ông đã đạt tới. Bây
giờ tại sao ông bác bỏ? Chuyện kể rằng Phật nói: Ta không bác bỏ, nhưng ta sẽ
phải đợi các bạn đồng hành khác. Cho tới khi và chừng nào mọi người còn chưa đi
qua cánh cửa này ta sẽ phải đợi. Từ bi của ta không cho phép ta đi một mình. Điều
đó sẽ là quá ích kỉ. Và vì ta không có cái ta nào nữa, làm sao ta có thể ích kỉ
được?
Chuyện kể rằng Phật vẫn còn đợi
tất cả các bạn đồng hành. Bạn thậm chí có thể đã không nghe nói tới tin này
nhưng ông ấy vẫn đang đợi và đợi. Khi mọi người đã đi qua cổng rồi, ông ấy sẽ
đi - ông ấy sẽ là người cuối cùng.
Chuyện này là có nghĩa. Làm sao
một mình cái đầu đi vào nếu chân không được phép vào? Nếu chúng ta là một đơn vị
hữu cơ làm sao bộ phận có thể đi vào chứng ngộ và bỏ mọi cái khác ở sau? Nếu
chúng ta là đơn vị thực, đơn vị hữu cơ, thì tất nhiên Phật phải đợi rồi. Ông ấy
có thể đã trở nên chứng ngộ, ông ấy có thể đã đạt tới cửa, nhưng nếu tất cả những
người đang đi theo là một đơn vị hữu cơ, ông ấy phải đợi. Cái đầu đã đạt tới,
nhưng cái đầu phải đợi cái đuôi.
Khi người chứng ngộ tan biến
người đó cho hương thơm của mình cho toàn thể sự tồn tại. Bạn là người đã chứng
ngộ thêm chút ít bởi vì ông ấy. Mọi Phật đều thêm cái gì đó vào cho bạn. Bạn
không tỉnh táo, nhưng mọi Phật đã từng rót và rót sự giầu có của mình lên bạn.
Theo cả nghìn lẻ một cách sự tồn tại vẫn đang tích luỹ tốc độ, bởi vì mọi Phật
đều đem thành tựu của mình cho nó. Bạn là hoàn toàn khác bởi vì Jesus,
Zarathustra, Phật.
Do đó mới có thái độ biết ơn
sâu sắc của những người tôn giáo hướng tới thầy của họ, bởi vì không có Phật họ
sẽ không có khả năng.
Không có tôi bạn sẽ không ở
đây; không có các chư Phật trước ngay cả Phật cũng không có khả năng. Đó là dây
chuyền lớn, dây chuyền của sự tồn tại - và mọi thứ được móc nối với mọi thứ
khác. Nó là hình mẫu lớn, không cái gì tách rời.
Ngay cả Phật cũng bày tỏ kính
trọng của mình với chư Phật quá khứ. Ai đó hỏi ông ấy: Tại sao? Tại sao thầy
bày tỏ kính trọng? Thầy đã trở nên chứng ngộ; không ai cao hơn thầy. Thầy đang
bày tỏ kính trọng với ai? Phật nói: Bởi vì họ ta mới là điều ta đang là. Không
có họ thì khả năng này sẽ không có đó. Họ đã tạo ra chiếc thang, họ đã trở
thành các bậc thang, và ta đã tiến bộ qua họ. Họ là quá khứ của ta. Khoảnh khắc
này của chứng ngộ đã tới bởi vì toàn thể quá khứ.
Bạn là quá khứ - biết ơn điều
đó; bạn là tương lai nữa - hi vọng về nó đi. Bạn là mối nối. Trong bạn toàn thể
sự tồn tại đi qua chính khoảnh khắc này vào tương lai.
Câu hỏi thứ hai:
Thầy đã nói, với Gurdjieff và
Ouspensky, về bẩy kiểu người. Thầy nói rằng thầy hiện đang nghiên cứu qua chúng
tôi bẩy kiểu người này. Thầy có thể nêu cho chúng tôi các ví dụ về những kiểu
này, tâm lí của họ, và cách thầy phải làm việc với chúng tôi để giúp chúng tôi
đạt tới vị phật của mình?
Gurdjieff đã cho một phân loại
hay về người. Bất kì khi nào bất kì ai hỏi ông ấy về người, ông ấy lập tức dừng
lại và nói: Đừng hỏi về người. Trước hết nói cho ta con số. Người số một? Người
số hai? Người số ba? Người số bốn? Hay người số năm? Ông muốn nói tới người nào
khi ông nói người?
Ông ấy có bẩy 'người'. Và ông ấy
hoàn toàn đúng. Chẳng thể nói gì về người được bởi vì không cái gì tồn tại như
người. Vài người là người số một, vài người là người số hai, vài người là người
số ba.
Ba loại người đầu tiên này là
đơn giản để hiểu bởi vì bạn thuộc về họ. Người sống trong thân thể là người số
một, bạn có thể thấy người đó ở mọi nơi. Người đó sống vì thân thể; người đó
không ăn để sống, người đó sống để ăn. Đó là số thứ nhất.
Số hai là kiểu xúc động; người
đó sống qua xúc động của mình - bao giờ cũng kích động hay thất vọng, đi lên và
xuống. Khi mọi người tới tôi và tôi hỏi họ mọi sự xảy ra thế nào họ nói, 'Hết
lên lại xuống.' Người số hai đấy. Đôi khi người đó cảm thấy rất, rất thoải mái,
phởn phơ, và đôi khi người đó đờ đẫn như chết; đôi khi người đó trong địa ngục
và đôi khi trên cõi trời; đôi khi cười rất vui và đôi khi khóc.
Kiểu người thứ hai này cũng sẵn
có ở mọi nơi. Bạn không cần đi xa lắm đâu, người đó có thể ở bên trong bạn đấy.
Tôi mới đọc một cuốn từ điển -
tôi thích từ điển bởi vì tôi thích từ và lí lịch của nó - và tôi bắt gặp từ 'uỷ
mị - maudlin'. Đó là kiểu người thứ hai: xúc động, bao giờ cũng sẵn sàng kêu và
khóc, đa cảm.
Tôi nhìn vào từ nguyên của từ
này, nó bắt nguồn từ đâu, và thực sự đó là một khám phá. Nó bắt nguồn từ 'Mary
Magdalene'. Bạn phải đã thấy các bức tranh của Mary Magdalene rửa chân Jesus bằng
nước mắt của cô ấy - kêu và khóc, mắt đỏ. 'Magdalene' dần dần trở thành
'maudlin'. Đó là kiểu người thứ hai.
Kiểu người thứ ba là kiểu trí
tuệ. Người đó sống qua trí tuệ của mình. Người đó chỉ là cái đầu; người đó
không có thân thể, người đó không có trái tim. Người đó là người kiểm soát lớn
từ cái đầu. Người đó cứ thao túng trái tim và thân thể mình và mọi thứ qua cái đầu;
người đó là học giả, người khổ hạnh, bác học, con người của tri thức, kí ức,
logic, triết lí. Kiểu người thứ ba này kiểm soát toàn thế giới.
Nhưng các kiểu này đều ở cùng một
mức - mức của họ không khác nhau. Ba kiểu người này sẵn có ở mọi nơi: kiểu thứ
ba tồn tại nhiều như nam tính, kiểu thứ hai tồn tại nhiều như nữ tính, kiểu thứ
nhất tồn tại như cả hai. Và ba kiểu này cũng là bạn - bạn không thể tìm thấy họ
trong sự thuần khiết, họ bị trộn lẫn, mớ hẩu lốn. Ba kiểu này bạn không thể tìm
thấy trong sự thuần khiết.
Nếu bạn có thể tìm thấy một người
có ba điều này tuyệt đối tách biệt, người đó là kiểu người thứ tư: nhà yoga, thầy
tu, nhà huyền môn. Người đó đã tách rời bản thể mình thành các tầng khác nhau.
Bây giờ, khi người đó còn trong thân thể, người đó là trong thân thể, người đó
không cho phép xúc động can thiệp vào nó hay cái đầu kiểm soát nó. Khi người đó
trong xúc động của mình, người đó không cho phép cái đầu hay thân thể can thiệp
vào nó. Người đó không phải là sự trộn lẫn, người đó không bị pha trộn; mọi thứ
đều sạch sẽ và rõ ràng trong người đó. Bạn có thể tin cậy vào người đó. Khi người
đó nghĩ thì người đó nghĩ, người đó không cho phép xúc động của mình can thiệp
vào - bởi vì xúc động trở thành mây. Chúng không cho phép nghĩ rõ ràng.
Đó là lí do tại sao đàn bà
không thể nghĩ được rõ ràng như đàn ông. Họ thuộc nhiều vào kiểu thứ hai, họ
thuộc vào Mary Magdalene, bởi vì họ có nhiều xúc động thế. Tôi chưa bao giờ bắt
gặp người đàn bà mà tôi có thể nói là thông minh. Điều đó gần như là không thể được
bởi vì bất kì cái gì cô ấy nghĩ... thực tế cô ấy chả bao giờ nghĩ, chính xúc động
của cô ấy tạo ra hiện tượng suy nghĩ. Sâu bên dưới là xúc động. Cô ấy 'xúc động
hoá', và lí trí đơn giản theo sau như cái bóng.
Cô ấy chưa bao giờ vô tư, chưa
bao giờ. Cô ấy không thể chỉ là người quan sát, người phán xử, khán giả, không.
Cô ấy sẽ bị tham gia vào. Đàn ông có thể là người quan sát. Đó là lí do tại sao
nhiều nhà khoa học, nhiều triết gia, nhiều nhà logic là đàn ông. Ngoại trừ Bà
Curie, đàn bà không tạo ra cái gì cả. Và tôi ngờ rằng Bà Curie phải đã có nhiều
hooc môn nam tính hơn các đàn bà khác.
Một ngày nào đó nghiên cứu phải
được tiến hành về hooc môn. Indira Gandhi phải có hooc môn nam tính nhiều hơn
Morarji Desai. Người ta phải không bị lừa bởi hình tướng.
Ba tầng này là trên cùng mặt đất.
Họ không giống như các tầng, cái nọ chồng lên trên cái kia. Họ là những phân
chia trên cùng mặt bằng, và họ đã bị trộn lẫn. Họ phải được phân tách ra.
Kiểu thứ tư là người đã phân
tách bản thể mình ra, người đã cho từng trung tâm công việc riêng của chúng. Chừng
nào người đó còn chưa làm điều này, mọi thứ vẫn còn bị trộn lẫn và chẳng cái gì
vận hành tốt.
Trung tâm dục của bạn là trung
tâm thân thể. Bạn có thể rơi vào tình yêu với người đàn bà nhưng bạn là một
brahmin còn cô ấy là một sudra, một tiện dân. Xúc động không biết ai là brahmin
và ai là tiện dân.
Người Hindu có thể rơi vào tình
yêu với người đàn bà Mô ha mét giáo. Bây giờ, xúc động không biết nhưng lí trí
biết rằng cô ấy là tiện dân. Thân thể chẳng biết gì, xúc động không có tính hợp
lí, nhưng tâm trí lập luận từ đó ra. Và tâm trí sẽ lập tức can thiệp. Nó sẽ
nói: Nhìn đâu đó khác xem. Người đàn bà này không dành cho mình. Cô ấy là người
Mô ha mét giáo còn mình là người Hindu. Làm sao mình có thể cưới đàn bà Mô ha
mét giáo được? Hay, cô ấy nghèo thế còn mình giầu thế. Làm sao mình có thể lấy
người đàn bàn nghèo thế được? Mọi người sẽ nói gì?
Cái đầu can thiệp vào xúc động.
Bây giờ bạn kìm nén nó và bạn cố rơi vào tình yêu với người đàn bà là người
Brahmin của đẳng cấp riêng của bạn. Không ai có thể rơi vào tình yêu bằng nỗ lực
được. Với nỗ lực ép buộc nó nhiều nhất có thể là hôn nhân, chưa bao giờ là chuyện
tình. Nó bao giờ cũng bất lực, nó không có sự mãnh liệt đó.
Bạn liên tục can thiệp. Thân thể
nói: 'Tôi đói,' nhưng bạn nói: 'Đây chưa phải lúc.' Khi thân thể nói: 'Tôi
không đói,' bạn cứ ép buộc thức ăn đưa vào trong nó bởi vì bạn nói: 'Đây là giờ
ăn trưa và mình không có thời gian khác cho nên đây là lúc và mình phải ăn.'
Gurdjieff hay nói rằng tất cả
ba trung tâm này bị trộn lẫn và đó là lí do tại sao bạn bị lẫn lộn thế.
Không sáng tỏ nào tồn tại trong
bạn. Mọi thứ đều là lẫn lộn và khói. Không ngọn lửa nào tồn tại trong bạn. Cho
nên điều đầu tiên Gurdjieff hay làm là đem từng trung tâm tới vận hành riêng của
nó.
Dừng xâm lấn lại. Để thân thể vận
hành như thân thể; để xúc động vận hành như xúc động; và để cái đầu vận hành
như cái đầu. Và không cho phép chúng can thiệp lẫn nhau, bằng không bạn sẽ là
người hẩu lốn, bạn sẽ không có trung tâm. Thế thì bạn sẽ sống trong lẫn lộn và
bạn sẽ chết trong lẫn lộn. Bạn sẽ là phí hoài cực kì.
Kiểu người thứ tư đi vào sự tồn
tại khi các trung tâm bắt đầu vận hành trong lãnh thổ riêng của chúng và chúng
không xâm lấn. Điều này cần nỗ lực lâu dài.
Kiểu người thứ tư sẽ là hiếm để
bạn tìm ra, nhưng trong một số nhà yoga và trong một số nhà huyền môn Sufi bạn
có thể tìm thấy kiểu người thứ tư. Dầu vậy kiểu thứ tư vẫn tồn tại.
Kiểu thứ năm còn hiếm hơn. Kiểu
thứ tư sắp xếp ra ba mức, ba tầng, và làm cho chúng vận hành tương ứng với bản chất
nguyên thuỷ của chúng mà không có can thiệp, không có chi phối bên ngoài. Người
kiểu thứ năm trở nên nhận biết về nó. Người kiểu thứ tư có thể làm việc với nhận
biết, người kiểu thứ tư có thể làm việc qua thầy giáo, hay qua kỉ luật, hay qua
phương pháp luận và phân loại chúng ra. Nhiều nhận biết không được cần tới,
chút ít hiểu biết sẽ có tác dụng.
Kiểu người thứ năm là con người
của nhận biết. Người đó trở thành nhận biết về toàn thể hiện tượng này - ba
trung tâm khác nhau và nỗ lực của cái thứ tư để đem chúng về lãnh thổ riêng của
chúng. Kiểu thứ năm trở thành người quan sát, người chứng kiến. Rất hiếm khi
tìm ra một người thuộc phân loại thứ năm.
Ouspensky, đại đệ tử của
Gurdjieff, thuộc vào phân loại thứ năm này. Nhưng ông ấy chỉ nhận biết - nhận
biết đôi khi sẽ có đó và đôi khi sẽ bị mất. Ông ấy không thể thường xuyên nhận
biết được bởi vì để nhận biết thường xuyên, cần có một trung tâm tích hợp, cái
bị thiếu ở kiểu người thứ năm. Đó là lí do tại sao Ouspensky đi lạc lối. Ông ấy
đã trở nên nhận biết, nhưng ông ấy không có trung tâm tích hợp trong ông ấy,
cho nên ông ấy chỉ thỉnh thoảng mới nhận biết. Khi ông ấy nhận biết, ông ấy là
một người, nhưng khi ông ấy không nhận biết ông ấy là một người hoàn toàn khác.
Ông ấy trở thành thầy giáo tốt nhưng ông ấy không thể trở thành thầy được bởi
vì thầy cần nhận biết toàn bộ, nhận biết hai mươi tư giờ, ngay cả trong giấc ngủ.
Kiểu người thứ sáu là rất, rất
hiếm. Hàng thế kỉ trôi qua, thế rồi người kiểu thứ sáu trở nên sẵn có. Người kiểu
thứ sáu là người không chỉ nhận biết mà còn là người đã trở nên được định tâm,
người đã đạt tới trung tâm của mình. Người kiểu thứ năm quan sát; người kiểu thứ
sáu quan sát từ một trung tâm vĩnh hằng: người đó đã đạt tới toà tháp bên
trong. Và nhận biết của người đó không bao giờ chập chờn, ngọn lửa bên trong của
người đó vẫn còn không chập chờn.
Và thế rồi có kiểu người thứ bẩy
mà về người đó chẳng thể nói được gì cả. Mãi cho tới kiểu thứ sáu, mô tả còn là
có thể nhưng với kiểu thứ bẩy thì không có mô tả. Bạn phải ở gần kiểu thứ bẩy để
biết người đó là gì. Và bạn càng biết về người đó, bạn càng ít biết hơn. Bạn
càng biết nhiều hơn, bạn sẽ cảm thấy rằng nhiều điều nữa vẫn còn bỏ lại để được
biết.
Kiểu người thứ bẩy là tuyệt đối
huyền bí, bình thường một cách phi thường. Đơn giản, nhưng huyền bí nhất có thể
được. Một Phật, một Lão Tử, một Gurdjieff, họ là kiểu người thứ bẩy. Nhưng về họ
chẳng thể nói được gì.
Những người thuộc vào ba phân
loại đầu gần như giống nhau. Những người thuộc về phân loại bốn sẽ ít nhiều giống
nhau. Những người thuộc về phân loại bốn sẽ khác với ba phân loại đầu, nhưng họ
sẽ không khác nhau nhiều lắm. Các nhà yoga, thầy tu, là rất khác với ba phân loại
đầu, nhưng rất tương tự với nhau. Người thuộc phân loại thứ năm bắt đầu trở
thành duy nhất, người đó trở thành cái gì đó hiếm hoi. Bạn sẽ thấy rằng hai người
của phân loại thứ năm là khác nhau có thể được. Kiểu người thứ sáu là tuyệt đối
được tích hợp. Người đó đã trở thành tuyệt đối duy nhất.
Và với phân loại thứ bẩy tất cả
các khả năng của tính duy nhất đều đã được đạt tới. Nó là đỉnh cao nhất, không
định nghĩa được và không thể biết được qua trí tuệ. Chỉ duy nhất có một cách biết
tới kiểu thứ bẩy, người Hindu gọi nó là satsang. Đó là ở trong sự hiện diện của
kiểu người đó.
Nếu bạn may mắn tìm ra kiểu người
thứ bẩy, cho phép bản thể của người đó thấm vào bản thể bạn - trở thành đầu nhận.
Và thế thì bạn sẽ đi tới cảm thấy cái đang đó. Đó là kim cương bản thể vĩ đại
nhất trên thế giới.
Câu hỏi thứ ba:
Tôi ngạc nhiên về mầu sắc. Không bắt đầu,
không kết thúc nhưng trống rỗng. Về mầu da cam, mầu của mặt trời, và sannyasins
thì sao?
Sannyasin là trò chơi tối thượng
- cuối cùng, chung cuộc. Bên ngoài nó không có trò chơi. Nó phải rất mầu sắc.
Người chủ hộ, grihastha, chơi trò chơi nhưng nó trong đen trắng thôi. Nghèo nàn.
Sannyasin đang chơi trò chơi nhưng không trong đen trắng. Nó mang mầu sắc.
Sannyasin phải trở thành cầu vồng bởi vì khoảnh khắc bạn biết rằng mọi thứ là
trống rỗng, mọi thứ trở thành có thể; bởi vì cái trống rỗng đó có tất cả trong
nó.
Với tôi, tính chất sannyas
không phải là từ bỏ chống lại mê đắm. Không. Nó là từ bỏ trong mê đắm. Tính chất
sannyas là không rời bỏ thế giới; nó là sống trong thế giới dường như bạn ở
ngoài thế giới - đó là hiện tượng 'dường như'. Bạn sống trong thế giới nhưng bạn
không ở trong nó; bạn đi trong thế giới, nhưng đừng bao giờ, đừng bao giờ bạn lấy
một bước đi vào trong nó; bạn còn trong thế giới nhưng bạn không cho phép thế
giới vào trong bạn.
Người Hindu gọi điều đó là hiện
tượng hoa sen - hoa sen vẫn còn trong nước nhưng không bị động chạm tới. Buổi
sáng đi và xem hoa sen. Trong đêm giọt sương đã tụ lại trên cánh hoa, chúng
trông đẹp thế trong ánh mặt trời buổi sáng. Ngọc đấy. Nhưng bạn có thể nhìn và
thấy rằng chúng ở trên cánh hoa, chúng không vậy đâu, bởi vì chúng chưa bao giờ
chạm vào cánh hoa ở bất kì chỗ nào. Gần thế và xa xôi thế, chạm nhưng không chạm,
chỉ một làn gió nhẹ, và chúng rơi đi. Cánh hoa không níu bám chúng, chúng không
thể níu bám vào cánh hoa được.
Một sannyasin sống như hoa sen
trong thế giới. Người đó không níu bám vào cái gì, người đó không có níu bám.
Người đó tận hưởng; thực tế, chỉ người đó tận hưởng. Chỉ người đó có thể tận hưởng,
bởi vì không có gánh nặng nào của ham muốn, không có ám ảnh nào để níu bám,
không có cản trở nào. Người đó có thể mở hội, người đó có thể vui thích, người
đó có thể nhảy múa. Hân hoan của người đó là vô điều kiện.
Đó là lí do tại sao tôi gọi
tính chất sannyas là trò chơi cuối cùng: trên ngoại vi nó có vẻ nghiêm chỉnh,
nhưng ở trung tâm nó là tiếng cười sâu sắc. Các sannyasin của tôi là người
không nghiêm chỉnh - không phải họ không chân thành; họ không nghiêm chỉnh. Thực
tế, người chân thành không bao giờ nghiêm chỉnh. Tính nghiêm chỉnh là điều lừa
dối, tính nghiêm chỉnh cho bạn cảm giác về sự chân thành mà không có đó. Người
chân thành có thể cười và vẫn còn chân thành; người nghiêm chỉnh không thể cười
được bởi vì nếu người đó cười tính nghiêm chỉnh bị phá vỡ. Chân thành không bao
giờ bị phá vỡ, nó là đích thực; nghiêm chỉnh chỉ là cái mặt, mặt nạ.
Các sannyasin của tôi là không
nghiêm chỉnh. Đó là toàn thể vấn đề cần được hiểu. Tất cả các kiểu sannyasin
khác đều nghiêm chỉnh, họ không có tiếng cười bên trong họ. Họ sợ thế giới; thực
tế, họ là kẻ hèn nhát, kẻ trốn chạy. Nếu thế giới thực sự là ảo tưởng, thế thì
sao phải trốn khỏi nó? Nếu thực tế bạn đã nhận ra rằng toàn thế giới là maya thế
thì bạn đi đâu và để làm gì? Không ai đã bao giờ từ bỏ giấc mơ. Làm sao bạn có
thể từ bỏ được cái gì đó mà nó không có đấy? Khi bạn từ bỏ thế giới bạn đang ở
trong thực tại của nó quá nhiều. Bạn có thể gọi nó là maya, ảo tưởng, nhưng bạn
không hiểu điều bạn đang nói. Bạn gọi nó là ảo tưởng chỉ để an ủi bản thân mình
rằng bạn đã không bỏ thực tại - nó đã là ảo tưởng. Nhưng những an ủi này chẳng
có tác dụng. Bạn biết nó là thực. Bằng không tại sao bạn đã bỏ nó?
Với tôi tính chất sannyas là việc
thức tỉnh, không phải là trốn chạy. Nó là nhận biết về toàn thể hiện tượng cuộc
sống - rằng đó là trò chơi.
Nếu nó là trò chơi, chơi nó hay
vào, có vậy thôi. Chơi nó hay vào, và trong khi nó còn kéo dài, tận hưởng nó. Đừng
níu bám lấy nó, bởi vì nó là trò chơi; đừng phát điên vì nó, bởi vì nó là trò
chơi. Và khi bạn hiểu rằng nó là trò chơi, sao không để nó có mầu sắc?
Đỏ là mầu cơ bản. Trong tự
nhiên chỉ hai mầu tồn tại: đỏ và lục. Chúng là các mầu cơ bản. Người Hindu đã
chọn mầu đỏ, người Mô ha mét giáo đã chọn mầu lục. Chỉ hai mầu cơ bản tồn tại.
Mọi cây đều mầu lục và mọi hoa
đều mầu đỏ.
Khi tôi nghĩ tôi sẽ cho các
sannyasin của tôi mầu gì, mầu lục cũng là kẻ cạnh tranh, mầu lục cũng là ứng cử
viên. Nhưng thế rồi tôi quyết định chọn mầu đỏ, bởi vì trong mầu đỏ mầu lục được
bao hàm, nhưng trong mầu lục mầu đỏ không được bao hàm.
Tôi sẽ phải giải thích điều đó
cho bạn: cây có thể tồn tại không có hoa, nhưng hoa không thể tồn tại mà không
có cây. Trong mọi hoa toàn thể cây đều được tham dự vào. Cho nên đằng sau mầu đỏ
của tôi có mầu lục; đằng sau tất cả giáo huấn của tôi - cho dù phát biểu có
tính Hin du - Mô ha mét giáo được che giấu. Cho nên tôi nói về Upanishad và tôi
cho ví dụ từ Sufi; tôi cho bạn thiền - ba bước của thiền tới từ thế giới Hindu
và một bước tới từ thế giới Mô ha mét giáo.
Tôi cho bạn mật chú 'hoo'.
'Hoo' chỉ là phần cuối cùng của 'Allah-hoo'. Nếu bạn nhẩm 'Allah, Allah, Allah,
Allah, Allah' liên tục bạn sẽ bắt đầu nhẩm 'Allah-hoo, Allah-hoo, Allah-hoo'.
Thế rồi dần dần phần 'Allah' rơi đi và chỉ âm 'hoo, hoo, hoo' còn lại, và toàn
thể bản thể được rót đầy bằng nó.
Tôi đã chọn mầu đỏ bởi vì đỏ là
đỉnh cao của toàn thể cây, đỏ là việc nở hoa, điều cuối cùng. Bạn không thể
đánh bại người Hindu được: tất nhiên họ là người đầu tiên trong thế giới tôn
giáo. Họ đã chọn cái tốt nhất, họ đã không bỏ cái gì đằng sau - họ đã chọn mầu
đỏ.
Đỏ là hoa. Đỏ là máu. Đỏ là mặt
trời. Từ mọi nơi mầu đỏ bao quanh bạn, và trong mầu đỏ mọi thứ được bao hàm, được
hàm chứa, bởi vì nó là việc nở hoa.
Để cuộc sống của bạn mang mầu sắc
đi, tôi không muốn bạn trở thành không mầu. Không. Tôi muốn bạn trở thành như cầu
vồng, tất cả bẩy mầu. Và khi tất cả bẩy mầu có đó, sẽ tới một khoảnh khắc khi
chúng gặp gỡ và trở thành một. Đó là ánh sáng trắng. Đây là phép màu - ánh sáng
trắng có thể được phân chia thành bẩy mầu; và bẩy mầu của cầu vồng nếu chúng gặp
gỡ cùng nhau, nếu giả kim thuật xảy ra, trở thành trắng. Khi tất cả bẩy mầu gặp
gỡ chúng trở thành trắng, và khi tất cả bẩy kiểu người gặp gỡ họ trở thành trắng
- chỉ là ánh sáng trắng, và không cái gì còn lại.
Chơi trò chơi cho hay như bạn
có thể chơi; nhưng nó là trò chơi thôi - đừng bị nghiêm chỉnh về nó. Và cho dù
cái gì đó nghiêm chỉnh là cần, cứ để nó là trò chơi đi, không gì hơn cả. Đôi
khi nó được cần tới. Nó cho hương vị của cuộc sống. Đôi khi bạn cần nghiêm chỉnh
nữa. Thì nghiêm chỉnh, nhưng đừng bao giờ trở thành nghiêm chỉnh, để cho điều
đó cũng là trò chơi. Để mọi thứ là trò chơi.
Và tính chất sannyas là trò chơi
cuối cùng. Bên ngoài nó, toàn thế giới trò chơi biến mất. Thế thì có thực tại.
Cho nên đây chỉ là điều cuối cùng bạn sắp làm. Làm nó hoàn hảo nhất có thể được
- vui thích trong nó, nhảy múa trong nó, để nó là việc hát sâu sắc, niềm hân
hoan.
Câu hỏi thứ tư:
Qua nhiều năm tôi đã có câu chuyện dài với
chiếc trống - và đã gặp nhiều anh và chị những người đã rơi vào thiền qua trống.
Tại sao những người múa yêu thích trống? Trong vở kịch Noh của Nhật Bản có câu
chuyện về chiếc trống. Xin thầy soi sáng vào vở kịch nhỏ này?
Gần hai nghìn năm trước ở Trung
Quốc, một người đàn bà đã mơ rằng một chiếc trống kì diệu rơi xuống từ trên trời
- đêm đó cô ấy thụ thai. Cô ấy sinh ra một đứa con trai và đặt tên cho nó là
Tenko, có nghĩa là trống trời. Vài năm sau một trống đã rơi từ trên trời xuống,
và bất kì khi nào Tenko đánh nó, nó đều phát ra nhạc du dương.
Hoàng đế đòi chiếc trống, nhưng
Tenko đem nó vào trong rừng sâu và giấu đi. Tenko bị bắt và bị dìm chết. Chiếc
trống được đem về cung điện của hoàng đế nhưng nó không tạo ra âm thanh nào. Bố
của Tenko tới cung điện và chạm vào trống, và nó lại hát lên. Hoàng đế hối hận
và ban lễ tưởng niệm cho người con. Linh hồn của Tenko hiện ra và nhảy múa với
lòng biết ơn về lời cầu nguyện của họ.
Trống có sức lôi cuốn đặc biệt
- lí do có gốc rễ rất sâu. Bạn sẽ phải hiểu nó.
Khi đứa trẻ được thụ thai trong
bụng mẹ, đứa trẻ lớn lên, nhưng nó không thể thở được, nó phải thở từ người mẹ.
Thực tế, người mẹ thở cho nó. Và trong chín tháng liên tục nó nghe tiếng nhịp
tim đập của người mẹ - liên tục. Đó là gặp gỡ đầu tiên với âm nhạc và nhịp điệu.
Trong chín tháng đứa trẻ cứ
nghe nhịp tim đập của người mẹ. Đó là trống đầu tiên nó đương đầu, và điều đó
trở thành bắt rễ rất sâu trong bản thể của đứa trẻ. Mọi lỗ chân lông của nó đều
được rót đầy với điều đó, mọi thớ thịt của thân thể nó đều rung động cùng điều
đó, nó không có cuộc sống nào ngoài trừ tim của người mẹ. Và có việc đập liên tục
trong chín tháng... bạn cứ nghĩ về điều đó mà xem.
Và thế rồi đứa trẻ được sinh
ra. Toàn thể hệ thống thân thể, hệ thống tâm trí, đều mang mong muốn về cái đập,
về nhịp điệu của tim người mẹ. Và người mẹ biết, có chủ ý hay không chủ ý, rằng
bất kì khi nào đứa con bất ổn, khóc, kêu, không kiểm soát được, họ phải đưa đầu
đứa bé vào ngực mình, và lập tức đứa trẻ đi vào giấc ngủ, rơi vào trong giấc ngủ.
Khi nó lại nghe thấy tiếng đập - tiếng đập gây buồn ngủ - nó lập tức rơi vào giấc
ngủ.
Và không chỉ trẻ nhỏ - ngay cả
thanh niên, khi người đó nghỉ trên trái tim người đàn bà, rơi ngay vào trong giấc
ngủ, bởi vì người đàn bà trở thành người mẹ và người yêu, người chồng, trở
thành đứa trẻ. Trái tim cứ có sự hấp dẫn.
Nếu bạn không cảm thấy rằng giấc
ngủ sẽ tới, nhắm mắt lại, tắt đèn, và nghe tiếng đồng hồ, tic, tic, tic... Điều
đó sẽ có tác dụng, không cần thuốc an thần nào bởi vì nó gần như cho bạn cảm
giác về tim của người mẹ. Căn phòng đóng kín, bụng mẹ đóng kín, và thế rồi tiếng
tích tắc của đồng hồ. Và bao giờ cũng chọn đồng mà thực sự cho cảm giác 'trái
tim' - đừng có âm thanh kim loại mà nhiều tính người hơn. Các đồng hồ cổ thường
theo cách đó; bây giờ chúng ta có đồng hồ hiệu quả hơn nhưng chúng lại ít tính
người hơn. Đồng hồ cổ trên tường là cái gì đó đẹp. Chúng tạo ra bầu không khí.
Do đó, từ kinh nghiệm sinh học
sâu sắc này của đứa trẻ, mới đưa tới hấp dẫn của trống. Trống là nhạc cụ cổ nhất,
mọi thứ khác đã theo nó. Cho nên bất kì khi nào ai đó đánh trống, cám dỗ là quá
nhiều - bạn bắt đầu chuyển động chân, bạn bắt đầu đung đưa người. Nếu người
đánh trống giỏi và thực sự biết cách tạo ra bầu không khí qua tiếng trống thì
không ai có thể có đó mà không bị ảnh hưởng. Ngay cả một Phật cũng thích nhảy
múa. Điều đó là tự nhiên. Đó là lí do tại sao mọi người đều tận hưởng tiếng trống.
Và nó rất nguyên thuỷ, nó không phức tạp. Đi vào rừng rậm châu Phi hay sâu
trong rừng thẳm Ấn Độ nới chỉ các bộ lạc sống mà xem. Bạn sẽ thấy trống ở mọi
nơi.
Trống là nhạc cụ nguyên thuỷ nhất.
Khi bạn cảm thấy rằng trống đánh lên, thân thể bạn đáp ứng, đung đưa, bạn bắt đầu
rơi vào trong nhịp, di chuyển theo nhịp, và bỗng nhiên bạn đã trở thành người
nguyên thuỷ, người tự nhiên: mọi văn minh bị loại bỏ. Bạn không còn ở đây trong
thế kỉ hai mươi và tất cả những cái vô nghĩa đang diễn ra xung quanh - bạn đã
đi lùi lại gần mười nghìn năm.
Mới đêm hôm nọ, một sannyasin
Ethiopia của chúng ta, Neeraj, tới để trình diễn cho tôi vài điệu vũ Ethiopia.
Chúng thực hay. Anh ấy nhảy múa với nhịp rất nguyên thuỷ, rất, rất nguyên thuỷ.
Ethiopia là một trong những mảnh đất cổ nhất trên trái đất, nó là đất nước của
Solomon. Từ thời Solomon họ đã từng nhảy múa với nhịp nguyên thuỷ. Nó có hấp dẫn
sâu sắc. Không cần hiểu nó, thân thể bạn sẽ hiểu nó. Không ai có thể hiểu bài
ca đi theo nhịp nhưng mọi người đều hiểu nhịp. Đã có người Mĩ, đã có người Anh,
có người Ấn Độ và mọi người có thể theo nó. Ngôn ngữ của trống là phổ quát.
Nó rất chất phác, đơn giản, chẳng
có gì nhiều cho nó, bất kì ai cũng có thể học nó. Thực tế, mọi người đều đánh
trống. Có chủ ý hay không chủ ý, nếu bạn ngồi cạnh bàn bạn bắt đầu đánh nhịp; nếu
bạn cảm thấy thoải mái, bạn bắt đầu đánh nhịp lên bàn. Nó là nguyên thuỷ. Bản
thể tự nhiên của bạn lại được gọi tới, và nó đáp ứng. Mọi thế kỉ của văn minh
biến mất trong một giây. Bỗng nhiên bạn lại dưới trời sao, bạn đã đi lùi lại
hàng nghìn năm. Mọi thứ là tự nhiên, tối, huyền bí. Đó là sự hấp dẫn.
Và người không đáp ứng với tiếng
trống và nhịp của nó là không có tim. Người đó thiếu cái gì đó. Người đó đã trở
thành nhựa hoàn toàn, mô hình thế kỉ hai mươi, tuyệt đối. Người đó đã đánh mất
mọi tiếp xúc với lịch sử, với quá khứ, với hàng nghìn năm đã trôi qua. Trong
tim người đó chẳng có gì của tự nhiên sống nữa; nó chết.
Và câu chuyện này cũng rất, rất
hay:
Gần hai nghìn năm trước ở Trung
Quốc, một người đàn bà đã mơ rằng một chiếc trống kì diệu rơi xuống từ trên trời.
Tất nhiên, làm sao con người có
thể phát minh ra trống được? Một hiện tượng hay thế. Nó đã từng có lâu trên thế
gian này tới mức không ai có thể quán tưởng rằng đã có thời khi con người có đó
và trống lại chưa có. Cho nên Thượng đế phải đã tạo ra họ đồng thời. Có thể là
ngài đã tạo ra trống trước rồi con người sau, bởi vì lập tức con người sẽ cần
nhịp, rung động của nó. Bằng không làm sao con người sẽ sống được? Mọi đứa trẻ
đều tới sau; tim người mẹ đập nhịp trước.
Trái tim sẵn sàng đập và tuôn
chảy với tình yêu - và thế rồi tới đứa trẻ. Trống phải đã có trong sự tồn tại
trước khi con người được tạo ra.
Người ta không nói thế trong
chuyện Ki tô giáo về việc sáng tạo ra thế giới, bởi vì câu chuyện đó không đầy
đủ. Không câu chuyện sáng tạo nào đã bao giờ có thể đầy đủ. Câu chuyện sáng tạo
sẽ bao la như bản thân sự sáng tạo.
Câu chuyện này là biểu tượng.
Nó nói: Ở Trung Quốc một người đàn bà đã mơ rằng một chiếc trống kì diệu rơi xuống
từ trên trời. Tốt, hoàn toàn đúng. Con người không thể làm ra trống được; nhịp
đập là sinh học, nó đi trước con người.
Đêm đó cô ấy thụ thai. Bây giờ
con đường của câu chuyện này là tuyệt đối rõ ràng. Đầu tiên cô ấy mơ thấy trống
rơi từ trên trời, và thế rồi cô ấy thụ thai.
Cô ấy sinh ra một đứa con trai
và đặt tên cho nó là Tenko - trống trời. Vài năm sau một trống đã rơi từ trên
trời xuống, và bất kì khi nào Tenko đánh nó, nó đều phát ra nhạc du dương.
Con người là từ cõi trời và trống
là từ cõi trời. Nghĩa này là biểu tượng. Con người từ cõi trời và âm nhạc từ
cõi trời và bất kì khi nào bạn biết chìa khoá về cách mở cánh cửa của âm nhạc,
bạn cũng đã mở cánh cửa của cõi trời. Bí mật này nằm trong âm nhạc. Nếu có chọn
lựa giữa triết học, tôn giáo, khoa học và âm nhạc; nếu bạn bảo tôi chọn một thứ,
sau đó tất cả những thứ còn lại sẽ biến mất khỏi trái đất, tôi sẽ chọn âm nhạc.
Bởi vì nếu có âm nhạc, tôn giáo sẽ theo sau. Nó không thể biến mất được.
Nếu có âm nhạc làm sao có thể
có chuyện tôn giáo có thể biến mất được? Âm nhạc sẽ cho cảm giác huyền bí cho mọi
người tới mức mọi người sẽ bắt đầu nghĩ về điều huyền bí này là gì. Nếu âm nhạc
có, triết học không thể biến mất được; nếu âm nhạc có, khoa học không thể biến
mất được; nếu âm nhạc có, văn học không thể biến mất được.
Nhưng có thể triết học có đó,
và không có âm nhạc. Nếu bạn chọn triết học, thế thì triết học sẽ có đó, nhưng
sẽ không có nhu cầu về âm nhạc phải có đó.
Âm nhạc là hiện tượng nguyên
thuỷ nhất bởi vì nó là trong tự nhiên, trong làn gió thoảng qua cây cối, trong
tiếng chim hót - bạn sẽ không bao giờ tìm thấy con chim là triết gia mà mọi
chim đều là nhạc sĩ. Bạn đi và tìm - bạn sẽ không thấy một dòng suối có tính
tôn giáo, mà mọi dòng suối đều có tính âm nhạc. Đi và hỏi những cơn gió thoảng
qua cây cối - chúng có thể chưa bao giờ nghe nói về Kinh Thánh và Koran và Gita
nhưng chúng biết âm nhạc. Âm nhạc được đưa vào trong bản thân cuộc sống. Nó
mang tính tồn tại.
Cho nên nếu có chọn lựa với
tôi, tôi sẽ chọn âm nhạc và bỏ tất cả các cái khác, bởi vì tôi biết chúng sẽ phải
quay lại. Âm nhạc bao la tới mức nó sẽ tạo ra tất cả chúng lần nữa. Âm nhạc
mang tính cõi trời.
Cô ấy sinh ra một đứa con trai
và đặt tên cho nó là Tenko - trống trời. Vài năm sau một trống đã rơi từ trên
trời xuống, và bất kì khi nào Tenko đánh nó, nó đều phát ra nhạc du dương.
Nếu bạn thực sự muốn đi vào
trong âm nhạc bạn sẽ phải đi sâu như âm nhạc. Âm nhạc là kỉ luật huyền môn lớn
lao nhất. Đạo Hồi đã phủ nhận âm nhạc hoàn toàn, và đó là lí do tại sao đạo Hồi
vẫn còn là tôn giáo què quặt. Làm sao có thể có tôn giáo mà không có âm nhạc được?
Nó sẽ rất nghèo nàn. Người Sufi lại làm sống lại nó, họ phải làm sống lại nó.
Đó là lí do tại sao người Hồi giáo bao giờ cũng đối kháng, thái độ đối kháng
sâu sắc với người Sufi, bởi vì họ đã làm sống lại âm nhạc sau khi người Hồi
giáo đã hoàn toàn phủ nhận nó.
Có một câu chuyện. Chuyện xảy
ra là một trong những hoàng đế Mogul, Aurangzeb - ông ta là người rất chính thống,
một người Mô ha mét giáo chính thống đến cuồng tín - rất chống đối âm nhạc. Ông
ta chống nhiều tới mức trong kinh đô, âm nhạc bắt đầu chết. Mọi người đều sợ
hát, hay nhảy múa, hay chơi nhạc cụ, bởi vì đó là tội phạm. Ông ấy đã cấm nó bằng
luật pháp.
Một hôm tất cả các nhạc sĩ của
kinh đô tụ tập lại cùng nhau, và họ đã tạo ra cuộc tuần hành phản đối. Họ đi
theo một arthi. Khi một người chết ở Ấn Độ cái xác chết được bó lại bằng tre -
nó được gọi là arthi - và thế rồi nó được đem ra nghĩa địa. Cho nên họ mang một
arthi của âm nhạc tới nghĩa địa. Đó là một đám rước lớn bởi vì kinh đô đầy nhạc
sĩ, và họ tất cả đều kêu khóc. Họ đã tạo ra nhiều ồn ào tới mức Aurangzeb phải
ra khỏi cung điện của mình để xem có chuyện gì, ai chết. Có hàng nghìn người,
nhạc sĩ và những người yêu mến họ và các đệ tử của họ, bởi vì ở Delhi những
ngày đó âm nhạc là hiện tượng vĩ đại. Họ tất cả đều đi theo, khóc lóc, than
vãn.
Aurangzeb bước ra và ông ta hỏi:
Có chuyện gì vậy? Ai chết, ai đó rất, rất quan trọng sao? Ta không nghe thấy
nói. Các nhạc sĩ nói: Tâu bệ hạ, âm nhạc đấy. Aurangajeb nói: Tốt, cũng tốt là
âm nhạc chết rồi. Bây giờ đi và chôn nó thật sâu vào để nó không thể sống lại
được nữa.
Đây đã là thái độ của người Hồi
giáo nhưng người Sufi lại làm sống lại nhảy múa và âm nhạc và mọi thứ, bởi vì
không tôn giáo nào có thể tồn tại mà không có âm nhạc. Người Mô ha mét giáo cảm
thấy bị tổn thương bởi sự kiện này. Họ ngờ rằng người Sufi bằng cách nào đó là
kẻ thù và họ cố giết người Sufi nhưng họ không thể làm được. Và điều mỉa mai là
ở chỗ là cốt lõi thực của đạo Hồi, họ là tôn giáo bản chất: thực tế, họ là việc
nở hoa.
Âm nhạc là chỗ mà tôn giáo nảy
sinh và phát triển và trưởng thành. Bất kì cái gì trưởng thành cũng đều cần tới
âm nhạc. Mọi lời cầu nguyện của bạn phải có tính nhạc, thiền của bạn phải có
tính nhạc, toàn thể bản thể bạn phải dần dần trở nên có tính nhạc.
Hoàng đế đòi chiếc trống, nhưng
Tenko đem nó vào trong rừng sâu và giấu đi. Tenko bị bắt và bị dìm chết. Chiếc
trống được đem về cung điện của hoàng đế nhưng nó không tạo ra âm thanh nào.
Chiếc trống trong bản thân nó sẽ
không làm ra âm thanh nào, trống trong bản thân nó là cái không. Một trái tim sống,
trái tim yêu thương, phải được đem tới nó. Bạn phải đưa cuộc sống vào trong nó,
bạn phải được tham gia vào trong nó - chỉ thế thì nó mới tạo ra âm thanh. Âm
thanh đó là sự gặp gỡ của người với trống. Âm thanh không thể chỉ với trống, nó
không phải là thứ kĩ thuật. Hoàng đế có thể đã mời các nhà kĩ thuật, nhưng âm
nhạc là chuyện tình, nó không phải là công nghệ. Bạn có thể học kĩ thuật và bạn
có thể bỏ lỡ âm nhạc.
Nếu bạn yêu bạn có thể không biết
kĩ thuật nhưng bạn cần không lo nghĩ về nó - âm nhạc sẽ tới. Cuộc sống đáp ứng
với tình yêu; Thượng đế đáp ứng với tình yêu; và bất kì khi nào bạn trở nên có
tính kĩ thuật bạn bỏ lỡ cuộc sống và bạn bỏ lỡ Thượng đế. Bạn bỏ lỡ tất cả những
cái đẹp đẽ.
Bởi vì đó là triều đình của
hoàng đế nên tất nhiên phải có các nhà kĩ thuật - nhưng bạn không thể chiếm được
thành trì của âm nhạc bằng bạo hành. Bạn không thể hùng hổ với chân lí, với
tình yêu, bạn không thể tấn công vào nhà của Thượng đế. Không. Thế thì bạn sẽ bỏ
lỡ. Bạn phải đi với buông xuôi, bạn phải đi tới khiêm tốn ở đó.
Hoàng đế đòi chiếc trống, nhưng
Tenko đem nó vào trong rừng sâu và giấu đi. Tenko bị bắt và bị dìm chết. Chiếc
trống được đem về cung điện của hoàng đế nhưng nó không tạo ra âm thanh nào.
Tình yêu sâu sắc được cần tới.
Bạn có thể đã thấy các nhạc sĩ Ấn Độ: trước khi họ bắt đầu chơi nhạc cụ họ cúi
lạy trước chúng. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn với con mắt phương Tây. Họ đang làm gì
bằng việc cúi lạy nhạc cụ riêng của họ? Nó là linh thiêng. Nó là thiêng liêng.
Bạn phải xin phép nó: Bạn có cho tôi chơi trên bạn không? Tôi có được chấp nhận
không?
Tôi đã nghe nói về một nhạc sĩ
người thực tế đã hỏi cây đàn veena của mình: Tôi có được phép không? Và thế rồi
người đó sẽ chờ đợi. Và đôi khi chuyện xảy ra là người đó sẽ nói: Không. Chiếc
đàn veena không sẵn sàng. Vào khoảnh khắc này tôi không đủ thuần khiết. Tôi sẽ
phải đợi. Hôm nay tôi không thể chơi được.
Khó cho tâm trí phương Tây hiểu.
Bạn đang nói gì vậy? Đàn veena là nhạc cụ, chẳng cần hỏi han đâu. Bạn có thể ép
buộc, bạn có thể ra lệnh - nhưng ở đó bạn lỡ. Bạn có thể ép buộc, và sẽ có một
loại nhạc nào đó; nhưng nó sẽ không là đáp ứng, nó sẽ là phản ứng. Nếu bạn đánh
cây đàn veena vẫn sẽ là phản ứng, tất nhiên. Nhưng nó sẽ không là đáp ứng. Phản
ứng là hãm hiếp đàn bà; đáp ứng là đáp ứng của người yêu của bạn. Chúng là khác
toàn bộ.
Bố của Tenko tới cung điện và
chạm vào trống, và nó lại hát lên. Hoàng đế hối hận và ban lễ tưởng niệm cho
người con. Linh hồn của Tenko hiện ra và nhảy múa với lòng biết ơn về lời cầu
nguyện của họ.
Mọi người đã từng bạo hành với
cuộc sống sẽ hối hận. Đừng bạo hành với cuộc sống. Thuyết phục nó thôi. Thuyết
phục là cần thiết. Đừng hung hăng và bạo hành - bằng không mọi âm nhạc sẽ biến
mất.
Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện.
Chuyện xảy ra là trong một ngôi nhà có một cây đàn veena rất cổ kính. Trong
hàng thế kỉ nó đều ở đó. Và qua nhiều thế hệ mọi người trong gia đình đã dần dần
hoàn toàn quên khuấy mất nó tồn tại để làm gì, chức năng của nó là gì. Nó đã trở
thành mối phiền toái trong ngôi nhà, bởi vì nó lớn thế và nó cần không gian. Và
không chỉ có thế, đôi khi trẻ con sẽ tới và chơi trên nó và chúng sẽ quấy nhiễu
an bình của toàn thể ngôi nhà. Đôi khi vào ban đêm mèo nhảy lên nó, hay chuột
chạy trên nó. Cho nên nó là mối phiền toái, bao giờ cũng tạo ra tiếng động, quấy
rối giấc ngủ, quấy rối mọi người trong nhà và hàng xóm.
Cuối cùng một hôm họ nghĩ: Sao
giữ nó mãi ở đây? Vứt quách nó đi. Mọi ngày chúng ta phải quét bụi và lau sạch
nó, còn nó vô dụng. Cho nên họ tới và ném nó ra ngoài nhà.
Một người ăn xin đi qua. Anh ta
thấy chiếc veena nằm đó và anh ta bắt đầu chơi trên nó. Nó tạo ra âm nhạc
thiêng liêng tới mức toàn thể hàng xóm tụ tập lại. Ngay cả những người đã vứt
nó cũng chạy ra khỏi nhà họ. Họ bị sửng sốt, bị thôi miên. Họ không thể tin được
rằng chiếc veena này có thể tạo ra âm nhạc hay thế, huyền bí thế. Nó đã tạo ra
một chỗ mà quanh đó tất cả giao thông đều dừng lại, nhà trống rỗng và bất kì ai
nghe thấy, đều tới. Toàn thể thị trấn tụ tập lại, và khi người ăn xin dừng
chơi, mọi người đã từng là chủ chiếc đàn veena này từ hàng thế kỉ nhảy lên người
đó và nói: Trả chiếc veena này lại cho chúng tôi, đây là của chúng tôi.
Người ăn xin nói: Chiếc veena
thuộc vào người có thể chơi trên nó. Nó không phải là tài sản. Nó là tình yêu.
Nếu các ông có thể chơi trên nó, thì chơi đi - thế thì nó thuộc vào các ông. Nếu
các ông không thể chơi trên nó được, đừng mang tính sở hữu - nó thuộc về tôi.
Tôi đã chờ đợi nó và chiếc đàn veena này đã chờ đợi tôi. Bây giờ chúng tôi đã gặp
nhau và bây giờ không ai có thể tách rời chúng tôi được. Nếu các ông khăng
khăng, các ông có thể lấy nó, nhưng nó sẽ là chiếc veena chết và tôi sẽ là nhạc
sĩ chết. Giữa hai chúng tôi cái gì đó gặp gỡ và quyện lẫn, giữa hai chúng tôi
cái gì đó trở thành một và hữu cơ. Tôi là một nửa, chiếc veena là một nửa, và
khi chúng tôi gặp gỡ chúng tôi trở thành một - thế thì âm nhạc có đó và có tình
yêu và có cuộc sống.
Câu hỏi cuối cùng:
Tôi thường cảm thấy năng lượng của thầy chạy
khắp qua tôi. Nó là rõ ràng khi tôi ở phương tây cũng như khi tôi quay lại Ấn Độ.
Vậy mà khi tôi ở đây tôi tự hỏi liệu cảm giác rằng thầy đã từng ở cùng tôi có
là tưởng tượng của tôi hay không?
Nếu nó là tưởng tượng của bạn,
vậy thì sao? Sao không tận hưởng nó? Cái gì sai trong tưởng
tượng? Tưởng tượng là thiêng liêng như bất kì cái gì khác. Nếu bạn cảm thấy hạnh
phúc và phúc lạc, tận hưởng nó đi. Để nó ở đó.
Đây là tâm trí cứ tạo ra rắc rối.
Lặp đi lặp lại, nếu mọi người cảm thấy thoải mái, nếu họ cảm thấy hay, họ tới
và hỏi: Chúng tôi lo nghĩ. Có thể nó chỉ là tưởng tượng thôi. Nhưng khi họ khổ
và khi họ đau, họ không bao giờ tới tôi và nói: Có thể đấy chỉ là tưởng tượng rằng
chúng tôi đang khổ.
Điều này là hay! Bạn nghiện với
khổ tới mức khổ bao giờ cũng thực, nhưng phúc lạc có vẻ đáng ngờ - nó có thể là
tưởng tượng.
Vậy thì sao? Nếu nó là tưởng tượng,
cứ để nó là tưởng tượng đi. Tận hưởng nó. Vui thích trong nó. Và bao giờ cũng
nhớ rằng tiêu chí về cái đúng là vui thích, lễ hội - không tồn tại tiêu chí nào
khác cho chân lí đối với tôi. Điều cho bạn an bình, điều cho bạn phúc lạc, là
thực. Bất kì cái gì cho bạn đau đớn, cái làm cho bạn khổ, đều là không thực. Đó
là tiêu chí duy nhất, không có tiêu chí khác.
Cho nên nếu bạn cảm thấy hạnh
phúc, đừng bị quấy rối bởi tâm trí. Tâm trí là kẻ đầu độc lớn, nó lập tức tạo
ra nghi ngờ rằng có gì đó sai. 'Mình - mà hạnh phúc sao? Không thể được!' tâm
trí nói với bạn, 'điều đó phải là không thực.'
Bạn đã sống trong nhiều khổ sở trong thời gian dài tới
mức khổ dường như là thực. Khi bạn đang trong khổ không có hoài nghi gì về nó,
bạn coi nó như sẵn có đó rồi, nó là thực. Khi bạn cảm thấy phúc lạc ngay lập tức
nghi ngờ nảy sinh: Mình và hạnh phúc sao? Không thể được. Cái gì đó đã đi sai ở
đâu đó.