Chương 6. Nhượng bộ các thần

Chương 6. Nhượng bộ các thần

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho

Bài nói về Thiền

Tập 1

Chương 6. Nhượng bộ các thần


Câu hỏi thứ nhất:

Làm sao có chuyện những người không chứng ngộ có thể nói bằng tri thức bên trong hiển nhiên thế và một cách thuyết phục thế về toàn thể vấn đề?

Chính xác vì điều đó. Không biết, họ không ngần ngại; không biết, họ thực sự chẳng có gì để nói, cho nên họ có thể liên tục thêu dệt; không biết, họ có thể dùng ngôn ngữ hoàn hảo hơn. Nếu bạn biết, ngôn ngữ bao giờ cũng là rào chắn; thay vì giúp đỡ nó là cản trở. Khi bạn biết, bạn phải thường xuyên nhận biết vì bất kì cái gì bạn nói đều không phải là cái bạn biết - có khoảng cách lớn giữa hai điều này. Đôi khi cái bạn nói đi ngược hẳn lại với cái bạn biết.

Người mù có thể nói rất dễ dàng về ánh sáng, không có vấn đề gì. Người đó không có kinh nghiệm để đặt vào trong lời. Lời là trống rỗng, cho nên người đó có thể liên tục ném chúng ra. Tất nhiên, người đó có thể nói chỉ cho người mù khác - không người nào có mắt sẽ bị lừa. Những người không chứng ngộ có thể liên tục nói cho những người không chứng ngộ... người mù có thể hướng dẫn người mù. Và, tất nhiên, họ có thể tranh cãi nữa.

Chân lí là không tranh cãi được, chân lí là không chứng minh được. Không có cách nào để chứng minh nó, không có cách nào để đề nghị một cách logic về nó - nó nhiều nhất là việc cám dỗ. Bạn có thể cám dỗ một người hướng tới chân lí nhưng bạn không thể thuyết phục được người đó. Chân lí là rất nghịch lí, ngớ ngẩn. Người không biết chân lí là gì, là logic hơn, vì cái làm rối mọi logic còn chưa xảy ra.

Bạn có thể nói dễ dàng hơn về yêu nếu bạn đã không yêu. Nếu bạn đã yêu thế thì bạn sẽ thấy khó khăn ở từng bước. Diễn đạt nó thế nào? Làm sao nói điều không thể nói được? Kinh nghiệm này là không thể nói được; nó bao la thế nó không thể bị chứa trong những lời nhỏ bé. Không bình chứa nào có thể chứa được nó.

Người biết thì do dự. Lão Tử nói, 'Mọi người dường như rất chắc chắn trừ ta.' Ông ấy nói, 'Ta do dự như người đi tới sông đóng băng, đứng trên bờ, nghĩ hai lần - và thế rồi bước đi rất, rất cẩn thận. Mọi người bước đi tự tin thế.' Việc mù là rất tự tin vì nó không thể thấy được bất kì cái gì; bạn có thể bước đi vào tường với tự tin vô cùng. Vì người thấy mọi thứ, người có mắt không thể bước đi với nhiều tự tin như người mù.

Mọi nhà huyền bí lớn đều không có sức thuyết phục. Bởi chính bản chất của mọi sự họ phải vậy. Bạn có thể thấy cả nghìn lẻ một thiếu sót trong các phát biểu của họ - và bản thân họ biết rằng thiếu sót là có đó. Với họ nói là điều sai trái cần thiết. Họ phải nói. Họ sẽ tránh nói nếu điều đó là có thể.

Khi Phật trở nên chứng ngộ ông ấy vẫn còn im lặng trong bẩy ngày... đây là câu chuyện hay từ kinh sách Phật giáo. Các thần trên cõi trời đã trở nên lo nghĩ lắm. Hiếm khi xảy ra việc một người trở thành phật và thậm chí còn hiếm hoi hơn là một người trở thành không chỉ là phật mà còn có năng lực là Thầy nữa - điều này thậm chí còn hiếm hoi hơn. Nhiều người trở thành chư phật nhưng chỉ ít người trong số họ trở thành Thầy. Những người khác vẫn còn im lặng. Khi họ đã đạt tới, họ rơi vào trong im lặng sâu sắc.

Người này, Gautam Siddhartha, đã trở nên chứng ngộ và ông ấy có mọi năng lực để trở thành một trong những Thầy vĩ đại nhất trên thế giới. Các thần là đúng. Chúng ta biết điều đã xảy ra - ông ấy đã trở thành một trong những Thầy vĩ đại nhất trên thế giới. Thực ra, không Thầy nào khác là sánh được. Nhiều người đã đạt tới chứng ngộ qua ông ấy hơn qua bất kì người nào khác. Dường như khó vượt qua ông ấy.

Các thần là đúng. Họ xuống thế gian và họ đi tới gặp Phật đang ngồi dưới cây Bồ đề. Họ tranh cãi với ông ấy và họ cố thuyết phục ông ấy rằng ông ấy nên nói. Họ thách thức từ bi của ông ấy. Và Phật nói, 'Bản thân ta đã từng suy nghĩ về điều đó nhưng điều đó dường như là vô tích sự. Thứ nhất, nếu ta nói, không ai sẽ hiểu. Thứ hai, bất kì cái gì ta nói sẽ không là chân lí, sẽ không là chân lí một trăm phần trăm. Nó sẽ là phi chân lí theo nhiều cách - vì cái mà ta đã biết thì không thể bị thu lại thành dạng ngôn ngữ. Nó là vô hình dạng. Ta đã có được hương vị của nó nhưng khẳng định nó dường như là không thể được. Và cho dù ta cố và cho dù ta thành công, ai sẽ hiểu nó? Họ sẽ không hiểu. Ta biết hoàn toàn rõ rằng họ sẽ không hiểu vì nếu, khi ta còn dốt nát, ai đó đã nói cho ta theo cách này rằng ta sẽ nói cho họ, bản thân ta chắc đã không hiểu. Điều đó sẽ có vẻ ngớ ngẩn. Nó là ngớ ngẩn. Cho nên sao bận tâm? Ta sẽ giữ yên tĩnh và biến mất trong hư không vĩ đại.'

Thế rồi các thần nghĩ về điều đó, nghiền ngẫm về nó, và họ nói, 'Nhưng có vài người sẽ hiểu chứ. Bao giờ cũng có vài người, rất ít, nhưng họ sẽ hiểu. Vâng, nếu thầy nói cho mười nghìn người có thể chỉ một người sẽ hiểu - nhưng ngay cả với người đó thầy vẫn phải nói.'

Và Phật nói, 'Một người đó sẽ trở nên chứng ngộ cho dù không có việc nói của ta. Một người đủ tỉnh táo để hiểu ta sẽ có khả năng sớm hay muộn đạt tới bởi bản thân người đó, cho nên sao bận tâm?'

Các thần đâm ra lúng túng. Bây giờ nói cái gì với người này? Họ lại nghiền ngẫm và suy ngẫm và đến sáng họ quay lại và nói, 'Thầy đúng, nhưng dầu vậy thầy vẫn phải nói vì có vài người ở ngay trên bờ rồi. Nếu thầy không nói họ sẽ không hiểu, họ sẽ không chuyển. Nếu thầy nói, họ sẽ chuyển. Thầy là đúng, có vài người sẽ đi theo cách riêng của họ - nhưng nghĩ về điều này: nếu trong một triệu người ngay cả một người đang đứng ở đường biên và sẽ không có dũng cảm để đi mà không có thầy? Tại sao không nói cho người đó? Nếu ngay cả một người trở nên chứng ngộ từ nỗ lực cả đời của thầy, việc nói đó là xứng đáng chứ.'

Và Phật phải nhượng bộ với các thần. Ông ấy đã nói.

Ông ấy đã ngần ngại thế, ông ấy đã cưỡng lại thế.

Vâng, khó nói khi bạn biết, và rất dễ nói khi bạn không biết điều bạn đang nói tới. Thế thì não liên tục vận hành như cái máy, như robot. Nó là băng ghi âm. Cho phát lại thông tin là dễ dàng; chuyển tiếp trí huệ là rất gian nan. Đó là lí do tại sao những người không chứng ngộ có thể liên tục nói với tri thức bên trong rõ ràng nhiều thế.

Chứng ngộ không là bên trong không là bên ngoài. Mọi phân chia trong-ngoài xảy ra trước chứng ngộ. Khi chứng ngộ xảy ra không có gì bên trong, không có gì bên ngoài. Thực ra, khi chứng ngộ xảy ra không có gì cả; dốt nát và không có gì... chứng ngộ. Ngày bạn trở nên chứng ngộ toàn thể sự tồn tại trở nên chứng ngộ với bạn - ít nhất, sự tồn tại của bạn. Cái nhìn của bạn về sự tồn tại trở nên chứng ngộ.

Tri thức bên trong lại là bịa đặt - mọi tri thức đều là bịa đặt. Con người đã từng thoả mãn cho bản thân mình bằng tri thức. Có cơn đói, khát sâu sắc, việc tìm kiếm lớn để biết Thượng đế, để biết chân lí, nhưng dường như khó đạt tới nó tới mức chúng ta thoả mãn cho bản thân chúng ta bằng tri thức. Nếu ai đó cho chúng ta tri thức chúng ta giữ lấy nó, chúng ta yêu mến nó, chúng ta giữ nó bên trong. Suốt nhiều thế kỉ tri thức đó đã dần dần trở thành rất rắc rối, rất phức tạp, rất bí truyền. Chứng ngộ là rất đơn giản, như trẻ con; tri thức là rất phức tạp. Nó phải là vậy. Nó là bịa đặt tinh ranh của con người.

Khi bạn lắng nghe người chứng ngộ, người đó phát biểu các chân lí đơn giản, người đó phát biểu những chân lí rất đơn giản; người đó không nói về các triết lí lớn. Người đó bám sát chân lí. Thực ra, người đó không nói về bất kì cái gì; người đó đơn giản chỉ dẫn nó. Phật nói, 'Chư phật chỉ chỉ ra con đường, họ không nói về mục đích.' Bạn phải bước đi - và với việc bước đi, một ngày nào đó điều đó xảy ra cho bạn. Chỉ vào ngày nó xảy ra cho bạn, bạn sẽ có khả năng biết rằng mọi tri thức là bịa đặt từ tâm trí tinh ranh và láu lỉnh và mọi việc hiểu là rất đơn giản, như trẻ con, rất thô sơ.

Câu hỏi thứ hai:

Henri Bergson cũng đề nghị một triết lí về trực giác. Cách tiếp cận của ông ấy không đích xác như Thiền sao?

Nó có vẻ đích xác như Thiền nhưng nó không vậy và không thể vậy.

Bergson là một triết gia, một triết gia lớn, nhưng ông ấy không có kinh nghiệm. Ông ấy nói về trực giác, nói sâu sắc và đi vào chiều sâu rất rắc rối của nó, nhưng mọi điều mà ông ấy nói đều tới qua trí óc. Ngay cả việc nói của ông ấy về trực giác cũng thuộc vào trí óc. Bạn có thể nói từ cái đầu về tim - nhớ khả năng đó. Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang cảm nhưng nó sẽ chỉ là suy nghĩ. Con người là tinh vi thế và là kẻ lừa dối thế. Bạn có thể nói từ cái đầu về tim, bạn có thể nghĩ về việc cảm, bạn có thể rất logic về yêu.

Bergson có hấp dẫn lớn vì ông ấy đã nói về trực giác. Ông ấy đã chống lại trí óc. Nhưng mọi điều ông ấy nói đều thuộc vào trí óc. Trực giác không phải là kinh nghiệm của ông ấy.

Thiền nhấn mạnh và kinh nghiệm có tính tồn tại. Bạn sẽ thấy nhiều điều mà dường như giống Thiền nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy bất kì cái gì mà thực sự như Thiền. Nó có thể dường như vậy, nhưng về bản chất nó không phải là vậy. Trên bề mặt nó có thể là vậy, vâng, bình chứa có thể là như nhau - nhưng nội dung là tuyệt đối khác.

William Barrett nhớ lại rằng một người bạn của ông ấy đã đi tới gặp Martin Heidegger, triết gia lớn người Đức. Khi ông ấy đi tới gặp Martin Heidegger đang đọc một trong các sách của Suzuki. Người bạn tự nhiên hỏi về mối quan tâm của ông về Suzuki và Thiền, và triết gia này nói, 'Nếu tôi hiểu người này đúng đây là điều tôi đã từng cố nói trong mọi bài viết của tôi.'

Nhưng Martin Heidegger vẫn đang nghĩ, đang triết lí, đang lí thuyết hoá. Ông ấy là một triết gia lớn - cũng như Bergson, thậm chí còn cơ bản hơn Bergson, rất sâu sắc trong bài viết của ông ấy, chiều sâu tiếp chiều sâu mở ra - nhưng ông ấy là xa xôi với bất kì tỏ ngộ hay đại ngộ nào, ông ấy là xa xôi với bất kì chứng ngộ nào.

Và đôi khi ông ấy sẽ cư xử ngu xuẩn như bất kì người bình thường nào. Khi Adolf Hitler trở nên rất, rất quyền lực Heidegger đã trở thành một trong những người ủng hộ ông ta. Một phật ủng hộ Adolf Hitler sao? Không thể được! Ông Martin Heidegger đã trở thành một người phát xít. Ông ấy đã cư xử như người bình thường không có hiểu biết và không có sáng suốt.

Đây là những khoảnh khắc khi bạn thấy, rất dễ nói về những thứ lớn lao, nhưng biểu lộ việc hiểu của bạn trong cuộc sống hàng ngày... Mang dầu hoả là đáng ngạc nhiên làm sao, kéo nước lên là đáng ngạc nhiên làm sao - trong những thứ nhỏ bé việc hiểu đó phải xuyên thấu. Cuộc sống bình thường của bạn phải trở nên chói sáng, mọi khoảnh khắc của bạn phải trở thành ánh sáng lên bản thân nó.

Mọi sự sâu sắc đó là vô nghĩa, chứng tỏ vô tích sự, đã không thực sự có đó. Ông ấy đã là người Đức cuồng tín nhiều như bất kì người Đức khác nào. Những người khác có thể được tha thứ nhưng Martin Heidegger thì không.

Sự việc đã xảy ra đích xác như điều đó ở đây. Indira Gandhi đã dần dần, dần dần biến thành kẻ độc tài và Acharya Vinoba Bhave đã ủng hộ bà ấy. Ông ấy đã diễn giản sự độc tài của bà ấy như một thực nghiệm lớn trong kỉ luật: thời đại lớn đã bắt đầu, thời đại của kỉ luật.

Bạn có thể diễn giản sự độc tài là kỉ luật rất dễ dàng, và trong việc này, Vinoba Bhave đã biểu lộ cái nhìn sâu của ông ấy - ông ấy đã chẳng có gì.

Nhớ, bạn phải quan sát con người của mọi người, không phải điều họ triết lí về. Triết lí không đi tới bất kì đâu, chúng chỉ là trò chơi miệng trong tâm trí.

Trên giường chết của mình Carl Gustav Jung đã đọc cuốn sách của Charles Luk: Ch'an và việc dạy của Thiền. Nó là cuốn sách cuối cùng ông ấy đọc, nó đã là cuốn sách ông ấy đã chết cùng. Trước cái chết của ông ấy, ông ấy đã đề nghị rõ ràng thư kí của mình viết thư cho tác giả, Charles Luk, và nói cho ông này rằng ông ấy rất nhiệt tình. Ông ấy nói, 'Bảo với Charles Luk rằng khi tôi đọc điều Hư Vân đã nói tôi cảm thấy dường như bản thân tôi có thể đã nói đích xác điều đó. Nó chính là điều đó.'

Nhưng lần nữa đây chỉ là việc hiểu của trí óc. Jung đã không là thiền nhân. Ông ấy đã là nhà phân tích lớn, người quan sát lớn về tâm trí con người, nhà thám hiểm lớn vào điều huyền bí, vào trong vô thức, nhưng ông ấy đã không là thiền nhân chút nào. Thực ra, ông ấy đã né tránh mọi loại thiền; sâu bên dưới ông ấy sợ thiền.

Khi ông ấy tới Ấn Độ, Raman Maharshi vẫn còn sống nhưng Jung không tới gặp ông này. Nhiều người đã bảo ông ấy, 'Ông là người nghiên cứu vào chiều sâu của con người và ở đây có một người mà chúng tôi gọi là Bhagwan. Khi ông đã tới Ấn Độ ông nên đi tới ông này, bằng không ông sẽ bỏ lỡ vị phật. Ông đi và ông nhìn vào trong ông này, có chút ít hương vị của khí sắc của ông này, về ánh sáng nào ông này sống trong. Ông nghĩ về Phật, ông nghĩ về Lão tử, ông nghĩ về Christ - sao không đi tới Raman Maharshi?'

Nhưng ông ấy đã né tránh ông này. Ông ấy đi tới xem Taj Mahal nhưng sẽ không đi tới gặp Raman.

Cảm giác của tôi là ở chỗ nếu Phật còn sống, ông ấy chắc sẽ không đi tới ngay cả để gặp Phật. Hay nếu Jesus còn sống, ông ấy chắc sẽ không đi tới gặp Jesus. Tại sao? Sợ cái gì? Nó đã là nỗi sợ sâu; ông ấy đã sợ bản thân phương Đông. Ở phương Tây ông ấy đã đề xuất rằng phương Tây không nên học cách thức phương Đông như yoga, Tantra, Thiền. Trong suốt cả đời mình ông ấy đã từng đề xuất rằng phương Tây không nên học cách thức của phương Đông vì tâm trí phương Tây là khác toàn bộ, xu hướng là khác - ý tưởng phương Đông có thể làm rối toàn thể tâm lí phương Tây.

Ông ấy không bao giờ thiền. Và ông ấy rất sợ chết. Không chỉ sợ chết, ông ấy thậm chí rất sợ xác chết. Ông ấy muốn đi sang Ai Cập để xem các xác ướp cổ đại - đó đã là ham muốn thời gian dài của ông ấy. Ít nhất bẩy lần ông ấy đã đặt vé máy bay và bẩy lần ông ấy đã huỷ vé. Một lần, lần cuối, ông ấy thậm chí đã đi ra sân bay, nhưng chung cuộc ông ấy quay lại. Ông ấy đã trở nên sợ thấy các xác chết cổ đại - vì điều đó nhắc ông ấy về cái chết riêng của ông ấy, điều đó nhắc ông ấy về điều sẽ xảy ra cho thân thể ông ấy. Nó tạo là lo âu lớn.

Bây giờ người này có thể đọc về Thiền, thậm chí có thể được thuyết phục về chân lí, thậm chí có thể cảm thấy về mặt trí tuệ mối quan hệ với nó, thậm chí có thể nói 'Tôi cảm thấy tôi có thể đã nói đích xác điều Hư Vân đã nói 'Thế này là nó.' Nhưng phát biểu của Hư Vân 'Thế này là nó' là phát biểu có tính tồn tại và nếu Carl Gustav Jung nói nó, nó sẽ là phát biểu triết lí, nó sẽ giống như người mù nói về ánh sáng.

Đây là những nhà logic. Họ là những người rất, rất biết lí nhưng không biết điều. Nhớ, biết lí không ngụ ý rằng bạn biết điều. Chính sự kiện rằng người biết lí là hợp lí ngụ ý người đó không thể là biết điều - vì là biết điều ngụ ý cho phép không gian cho cả cái không hợp lí nữa. Là biết điều nghĩa là chấp nhận nghịch lí của sự sống. Là biết điều nghĩa là không chỉ đòi hỏi sống - chết cũng có đó, chấp nhận nó. Và đừng chỉ nghĩ về Thượng đế - Quỉ cũng có đó, chấp nhận nó. Và sáng có đó và tối cũng có đó - chấp nhận cả hai.

Người biết điều là việc chấp nhận lớn, đón nhận lớn. Người đó không mang bất kì định kiến nào trong tâm trí mình; người đó không có bất kì giả định trước nào trong tâm trí mình. Tâm trí người đó mở, hoàn toàn mở. Người hợp lí không mở thế. Người đó láu lỉnh trong logic - nhưng logic là thứ con người làm ra, logic được chúng ta chế tạo ra. Logic chỉ là một nửa của bộ não của chúng ta, nửa kia vẫn còn bị chết đói.

Tôi không nói rằng nửa kia là thiền, nhớ lấy. Một nửa là logic, nửa kia là phi logic. Khi bạn đi ra ngoài cả hai, khi bạn siêu việt trên cả hai, có thiền. Nhớ, suy nghĩ không là thiền, việc cảm cũng không là thiền. Suy nghĩ là một nửa, việc cảm là một nửa. Khi suy nghĩ và việc cảm biến mất trong sự thống nhất, chúng không hiện hữu. Bây giờ bạn không thể gọi chúng là suy nghĩ hay việc cảm, chúng đã siêu việt trên cả hai, chúng là cái gì đó nhiều hơn cả hai, cái gì đó mới đã được sinh ra. Cái toàn thể không là tổng của các bộ phận của nó. Khi cái toàn thể được sinh ra, các bộ phận biến mất trong cái gì đó mới, cái gì đó tuyệt đối mới.

Đây là trong thế giới của siêu việt, hai cộng với hai là năm, không là bốn. Trong thế giới thông thường, hai cộng với hai là bốn; trong thế giới của thiền, tính toàn thể, tính toàn bộ, hai cộng với hai là năm, không bao giờ là bốn - vì cái toàn thể là nhiều hơn tổng của các bộ phận của nó. Cái gì đó mới nảy sinh ra. Khi bạn gắn đồng hồ lại với nhau, tiếng 'tích tắc' nảy sinh. Khi bạn lấy các bộ phận rời ra, tiếng 'tích tắc' biến mất. Tiếng 'tích tắc' đó là thứ siêu việt, tiếng 'tích tắc' đó là sự sống, tiếng 'tích tắc' đó là thiền, tiếng 'tích tắc' đó là Thượng đế.

Logic không thể cho bạn tiếng 'tích tắc' đó. Logic là kẻ mãi dâm - bao giờ cũng nhớ. Logic có thể đi với bất kì người nào - bất kì người nào sẵn sàng trả tiền. Logic là nguỵ biện. Bạn có thể dùng logic cho Thượng đế, bạn có thể dùng cùng logic đó chống lại Thượng đế. Bạn có thể dùng logic cho thiền và bạn có thể dùng cùng logic đó chống lại thiền. Logic không có yêu, logic không có sự chân thành. Logic là rất không chân thành.

Trong triết học Hi Lạp đã có một thời gian dài khi những người Nguỵ biện chiếm ưu thế. Họ đã là những nhà logic thực, họ đã là những nhà logic thuần tuý, những kẻ nói dối. Họ nói, 'Chúng tôi không nói chân lí là gì. Ông bảo tôi chân lí là gì và chúng tôi có thể chứng minh nó.' Và nếu người đối kháng của bạn tới họ và nói, 'Đây là chân lí và tôi sẽ trả ông nhiều tiền hơn,' họ sẽ chứng minh điều đó nữa.

Lắng nghe giai thoại nhỏ này.

G. E. Chesterton được công nhận đã nêu câu chuyện về tên cướp quỉ quyệt mà chung cuộc bị quân lính nhà vua bắt. Nhà vua, một người yêu thích trò chơi và câu đố và là một nhà logic rất, rất nổi tiếng, đã đặt ra vấn đề này cho tên cướp, 'Ngươi có thể đưa ra một phát biểu. Nếu ngươi nói thực trong nó, ngươi sẽ bị bắn, nếu ngươi nói dối, ngươi sẽ bị treo cổ.'

Bây giờ đây là điều được gọi là thế tiến thoái lưỡng nan!

Nhà vua nói, 'Nếu ngươi nói thực trong nó ngươi sẽ bị bắn. Làm ra một phát biểu đi, một phát biểu duy nhất. Nếu ngươi nói dối, ngươi sẽ bị treo cổ.'

Và tên cướp làm cho ông ta lúng túng - vì ông ta cũng là nhà logic - với lời đáp này, 'Tôi sẽ bị treo cổ.'

Bạn có hiểu nó không? Nếu câu này là đúng, điều đó là khó vì nhà vua đã nói, 'Nếu ngươi nói thực trong nó, ngươi sẽ bị bắn.' Nếu câu này là đúng rằng tên cướp sẽ bị treo cổ, thì tên cướp phải bị bắn chứ - nhưng thế thì phát biểu của tên cướp trở thành không đúng. Nếu nó là không đúng, nếu nó là dối - vì nhà vua đã nói, 'Nếu ngươi nói dối ngươi sẽ bị treo cổ' - nếu nó là không đúng thế thì tên cướp phải bị treo cổ. Nhưng thế thì nó trở thành đúng.

Logic là như vậy đấy. Nó là trò chơi. Đừng bao giờ phụ thuộc vào logic, đừng bao giờ dựa trên triết lí. Việc dựa quá mức của con người vào logic và triết lí đã phá huỷ mọi khả năng của tôn giáo. Tôn giáo là nhiều hơn logic, nhiều hơn triết lí.

Thiền là tôn giáo thuần khiết, nó là kinh nghiệm. Nó là lời mời rơi vào trong sự tồn tại, nhảy múa cùng sự tồn tại - đó là điều thiền là gì. Trong một khoảnh khắc bạn biến mất, bạn trở thành một phần của điệu vũ lớn lao này. Trong một khoảnh khắc bạn không còn là bản thân bạn, bạn trở thành cái ngã của cái toàn thể. Vâng, lúc ban đầu chỉ trong một khoảnh khắc mà tia sáng đi vào và bóng tối biến mất và bạn ở trong điệu vũ này - trong cùng điệu vũ như sao và hành tinh và mặt trời và trăng, trong cùng điệu vũ mà trong đó mùa vụ chuyển vần và xuân tới và hoa nở. Trong một khoảnh khắc bạn đi vào cùng điệu vũ này. Thế rồi dần dần bạn trở nên mỗi lúc một nhận biết hơn về khả năng rằng bạn có thể trượt vào trong nó mỗi lúc một nhiều hơn. Thế rồi bạn trở nên trơn trượt nhiều hơn, thế rồi lặp đi lặp lại bạn trượt vào trong nó, mỗi lúc một nhiều hơn. Thế rồi một hôm bạn bắt đầu cư ngụ trong nó. Thế thì bạn không còn nữa và lần đầu tiên bạn hiện hữu.

Đừng bao giờ bị lừa bởi Bergson hay Martin Heidegger hay Carl Gustav Jung.

Câu hỏi thứ ba:

Tại sao chúng tôi tự nguyện đè nén bản thân chúng tôi và chấp nhận cơ chế bảo vệ què quặt?

Để sống còn thôi.

Đứa trẻ là bất lực, nó không thể sống còn theo cách riêng của nó. Sự bất lực này đã bị khai thác trong nhiều thế kỉ. Chúng ta đã áp bức trẻ em vì chúng ta đã không áp bức được bất kì ai khác. Vâng, người lao động đã bị áp bức, nhưng không nhiều; vâng, đàn bà đã bị áp bức, nhưng không nhiều như trẻ em. Trẻ em là lớp người bị áp bức lâu nhất và dường như rất khó làm cho chúng tự do với bố mẹ. Điều đó dường như là không thể được.

Đứa trẻ là mong manh thế nó không thể tồn tại theo cách riêng của nó. Bạn có thể khai thác điều này. Bạn có thể buộc đứa trẻ học bất kì cái gì bạn muốn nó học - đó là điều B. F. Skinner liên tục làm trong phòng thí nghiệm của ông ấy. Ông ấy dạy chim bồ câu chơi bóng bàn, nhưng thủ đoạn là cùng một: thưởng và phạt. Nếu chúng chơi chúng được thưởng; nếu chúng không chơi, nếu chúng ngần ngại, chúng bị phạt. Nếu chúng làm chuyển động đúng chúng được thưởng, được cho thức ăn; nếu chúng làm chuyển động sai chúng bị cho sốc điện. Ngay cả chim bồ câu bắt đầu học chơi bóng bàn.

Đó là điều bao giờ cũng được làm trong rạp xiếc. Bạn có thể đi và xem. Ngay cả sư tử, sư tử đẹp, bị nhốt cũi, và voi đang chuyển động theo chiếc roi của người chỉ đạo biểu diễn. Chúng đã bị bỏ đói và thế rồi chúng được thưởng - bị phạt và được thưởng - Đây là toàn thể thủ đoạn.

Điều bạn làm trong rạp xiếc với con vật bạn liên tục làm với con bạn. Nhưng bạn làm nó rất vô ý thức vì nó đã được làm cho bạn; đây là cách duy nhất bạn biết để huấn luyện và nuôi lớn trẻ em. Đây là điều bạn gọi là 'nuôi lớn'.

Thực ra, nó là nuôi bé, nó đang buộc chúng vào sự tồn tại thấp hơn thay vì nuôi lớn chúng tới sự tồn tại cao hơn. Đây toàn là các thủ đoạn và kĩ thuật của Skinner - vì chúng mà chúng ta tình nguyện bắt đầu đè nén bản thân chúng ta và chấp nhận các cơ chế bảo vệ què quặt.

Đứa trẻ không biết cái gì là đúng và cái gì là sai. Chúng ta dạy nó. Chúng ta dạy nó tương ứng theo tâm trí của chúng ta. Cùng điều này có thể là đúng ở Tây Tạng và sai ở Ấn Độ; cùng điều này có thể là đúng trong nhà bạn và sai trong nhà hàng xóm của bạn. Nhưng bạn áp đặt điều đó lên đứa trẻ này: cái này là đúng, con phải làm nó. Đứa trẻ nhận được sự chấp thuận khi nó làm điều đó và nhận việc phản đối khi nó không làm nó. Khi nó theo bạn, bạn hài lòng và bạn vỗ về đứa trẻ; khi nó không theo bạn, bạn giận và bạn hành hạ đứa trẻ, bạn đánh đứa trẻ, bạn bỏ đói đứa trẻ, bạn không cho nó tình yêu của bạn.

Một cách tự nhiên đứa trẻ bắt đầu hiểu rằng sự sống còn của nó lâm nguy. Nếu nó nghe theo người mẹ này và người bố này, mọi sự là được; nếu không nghe, họ sẽ giết nó. Và đứa trẻ có thể làm được gì? Làm sao nó có thể khẳng định bản thân nó chống lại những người quyền lực này? Họ lù lù to lớn. Họ là khổng lồ và rất lớn và rất quyền lực và họ có thể làm bất kì cái gì.

Đến lúc đứa trẻ trở nên mạnh mẽ nó đã bị ước định. Thế thì việc ước định đã đi sâu trong nó tới mức bây giờ không có nhu cầu để người bố và người mẹ đi theo nó. Việc ước định bên trong, điều họ gọi là lương tâm, sẽ liên tục hành hạ nó.

Chẳng hạn, nếu đứa trẻ bắt đầu chơi với bộ phận sinh dục của nó - mà là niềm vui cho trẻ em, niềm vui tự nhiên, vì thân thể của đứa trẻ là rất nhạy cảm - nó không có tính dục chút nào theo nghĩa mà bạn dùng bản năng dục. Đứa trẻ thực sự rất, rất sống động và một cách tự nhiên khi đứa trẻ sống động bộ phận sinh dục của nó là sống động hơn các bộ phận khác của thân thể. Đó là chỗ năng lượng sống tích luỹ - nó là phần nhạy cảm nhất. Việc chạm và chơi với bộ phận sinh dục đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc vô cùng - nhưng bạn sợ. Nó là vấn đề của bạn. Bạn bắt đầu sợ rằng nó thủ dâm hay cái gì đó. Nó không là gì. Nó là niềm vui vô cùng khi chơi với thân thể người ta. Nó không phải là thủ dâm hay bất kì cái gì, nó là việc yêu thân thể của người ta.

Nó là mặc cảm của bạn, sợ của bạn. Ai đó có thể thấy rằng con trai bạn đang làm điều này và họ sẽ nghĩ gì về cách bạn đang nuôi lớn con bạn? Làm cho chúng được văn minh đi. Dạy cho chúng cái gì đó. Cho nên bạn dừng điều đó, bạn quát đứa trẻ. Bạn nói 'Dừng!' lặp đi lặp lại mãi. Và dần dần lương tâm nảy sinh. Dừng, dừng, dừng - điều đó đi sâu hơn, sâu hơn, sâu hơn và trở thành phần vô thức của đứa trẻ.

Bây giờ không có nhu cầu cho bạn. Khi nó bắt đầu chơi với bộ phận sinh dục của nó, cái gì đó từ bên trong sẽ nói 'Dừng!' Và nó sẽ trở nên sợ - có thể bố đang nhìn hay mẹ đang nhìn - và nó sẽ cảm thấy mặc cảm. Và thế rồi chúng ta dạy nó rằng có Thượng đế Cha người bao giờ cũng nhìn, ở mọi nơi, ngay cả trong phòng tắm. Ông ấy liên tục nhìn mọi nơi.

Khái niệm này về Thượng đế gây ra què quặt. Thế thì bạn không tự do ngay cả trong phòng tắm của bạn. Không ở đâu bạn được tự do. Thượng đế toàn năng đó theo dõi bạn như thám tử bất kì chỗ nào bạn ở. Khi bạn làm tình với người đàn bà ông ấy đang đứng đó. Ông ấy sẽ không cho phép bạn. Ông ấy là siêu cảnh sát - bên cạnh lương tâm mà bố mẹ đã tạo ra.

Đó là lí do tại sao Phật nói rằng chừng nào bạn chưa giết bố mẹ bạn, bạn sẽ không bao giờ tự do. Giết bố mẹ ngụ ý giết tiếng nói của bố mẹ bên trong bạn, giết lương tâm bên trong bạn, bỏ những ý tưởng vô nghĩa này và bắt đầu sống cuộc sống riêng của bạn tương ứng với tâm thức riêng của bạn. Nhớ, tâm thức phải là nhiều hơn và lương tâm phải ít hơn. Dần dần lương tâm phải biến mất hoàn toàn và tâm thức thuần khiết phải được sống.

Tâm thức là luật - để tâm thức là luật duy nhất. Thế thì bất kì cái gì bạn cảm thấy, nó là sự sống của bạn. Bạn phải quyết định. Nó không là cuộc sống của bất kì ai khác; không ai khác có bất kì quyền quyết định nào.

Tôi không nói rằng bạn bao giờ cũng sẽ làm đúng - đôi khi bạn sẽ làm sai. Nhưng điều đó nữa cũng là một phần của tự do của bạn và là một phần của trưởng thành của bạn. Nhiều lần bạn sẽ đi lạc lối nhưng điều đó là hoàn toàn được - đi lạc lối là cách quay lại. Người không bao giờ đi lạc lối không bao giờ đi về nhà, người đó đã chết. Người không bao giờ làm bất kì cái gì sai sẽ không bao giờ tận hưởng việc làm bất kì cái gì đúng. Người đó chỉ là nô lệ. Nô lệ tinh thần được tạo ra.

Đứa trẻ con người phụ thuộc vào bố mẹ nó trong một thời gian dài - ít nhất trong hai mươi mốt tới hai mươi nhăm năm. Đó là thời gian dài, một phần ba cả đời người đó. Trong một phần ba toàn thể đời mình người đó bị ước định. Nghĩ mà xem - hai mươi nhăm năm ước định! Bất kì cái gì cũng có thể bị áp đặt lên người đó.

Và một khi bạn học những thủ đoạn này sẽ rất khó quên chúng. Đó là lí do tại sao khó thế để lấy bước nhảy vào thực tại, đó là lí do tại sao khó thế để trở thành sannyasin. Tính chất sannyas chỉ ngụ ý lấy cú nhảy ra khỏi cấu trúc xã hội quanh bạn, lấy bước nhảy quyết liệt - vì bạn không thể thoát ra khỏi nó một cách từ từ, chậm chạp. Bạn lấy bước nhảy lượng tử, bạn liều mọi thứ. Bạn đơn giản thoát ra khỏi nó dường như nhà bị cháy - nó đang bắt lửa - và bạn bắt đầu sống cuộc sống của bạn. Tất nhiên, trong lúc bắt đầu sẽ rất, rất lung lay, bạn sẽ run rẩy nhiều lần vì một cách tự nhiên bạn sẽ chống lại bố mẹ bạn, bạn sẽ chống lại xã hội. Xã hội rõ ràng là của bố mẹ bạn; bố mẹ bạn không là gì ngoài tác nhân của xã hội này. Nó toàn là mưu đồ - bố mẹ, thầy cô giáo, cảnh sát, quan toàn, tổng thống - nó toàn là mưu đồ, tất cả họ là cùng nhau. Và tất cả họ đang nắm giữ tương lai của mọi đứa trẻ.

Một khi bạn đã học, việc dỡ bỏ trở thành rất khó vì sau hai mươi nhăm năm lặp lại thường xuyên bạn hoàn toàn bị thôi miên. Việc giải thôi miên được cần tới; bạn phải bỏ mọi ước định này.

Vâng, đó đơn giản là sự sống còn, nhu cầu sống còn. Đứa trẻ muốn sống, đó là lí do tại sao. Nó bắt đầu thoả hiệp. Nó mặc cả. Bất kì người nào đều sẽ mặc cả khi có vấn đề sống và chết. Nếu bạn đang chết trong sa mạc và ai đó có nước và bạn khát và bạn đang sắp chết, người đó có thể đòi bất kì giá nào. Người đó có thể nói 'Bò và hôn chân ta' và bạn sẽ bò và hôn chân người đó. Người đó có thể xoay xở bất kì cái gì, người đó có thể áp đặt bất kì cái gì lên bạn. Đó là điều chúng ta đã làm mãi tới giờ với trẻ em.

Tôi không nói rằng bạn phải đi và giết bố và mẹ bạn. Họ đã là nạn nhân cũng như bạn là nạn nhân. Họ đã là nạn nhân của xã hội của họ, của bố mẹ họ. Và những bố mẹ đó đến lượt họ lại đã là nạn nhân của xã hội của họ - nó là dây chuyền dài, có thiếu sót.

Cho nên tôi không nói làm cho bố mẹ bạn cảm thấy mặc cảm. Cũng nên cảm thấy từ bi với họ nữa vì họ ở trong cùng con thuyền như bạn vậy. Thực ra, bạn ở trong tình huống tốt hơn nhiều - ít nhất bạn đã nghe nói rằng cái gì đó khác là có thể, ít nhất có việc hơi mở ra của cánh cửa, ít nhất có chút ít nhận biết mà bạn có thể hành động từ nó. Điều đó đã không thể có cho bố mẹ bạn vì họ đã tới nhà thờ, họ đã tới đền, họ đã tới tới giáo hoàng, họ đã tới shankaracharya - còn bạn đã tới tôi. Đó là khác biệt.

Nhà thờ, giáo hoàng, là trong phục vụ xã hội; Jesus thì không, nhớ lấy. Jesus đã không là nhà thờ, tôi không là nhà thờ, Phật đã không là nhà thờ. Khi Phật còn sống và mọi người tới ông ấy, họ đã may mắn. Khi Phật giáo trở thành nơi thờ cúng, nó bắt đầu phục vụ xã hội. Một khi tôn giáo bắt đầu phục vụ xã hội, một khi tôn giáo trở thành việc chính thức hoá, nó không còn là tôn giáo, nó là chính trị. Nhà thờ, đền chùa, nhà thờ Hồi giáo, là trong phục vụ xã hội. Mohammed thì không, adi shankaracharya cũng không, shankaracharya nguyên gốc cũng không - nhưng các shankaracharyas ở Puri và những người khác là đang trong phục vụ xã hội.

Mới vài ngày trước một bác sĩ đã viết một bức thư cho tôi từ Poona. Bằng cách nào đó ông ấy đã thuyết phục một trong các shankaracharyas - có bốn shankaracharyas, cho bốn hướng; tôi không biết ông ấy đã thuyết phục người nào - ông ấy đã thuyết phục một trong các shankaracharyas tới gặp tôi. Tất nhiên, ông này phải đã tới một cách rất ngần ngại. Nhưng bác sĩ này chắc phải có quyền lực. Ông shankaracharya phải đã ở nhà của bác sĩ này cho nên bằng cách nào đó ông bác sĩ đã xoay xở điều đó.

Ông ấy đưa ông này tới cổng, và trong khi ông bác sĩ đang nói với Sant, ông shankaracharya thấy một sannyasin đi tới, đang nắm tay một sannyasin khác - một đàn ông và một đàn bà - bước đi cạnh nhau rất yêu mến. Và ông ta trở nên bực bội và ông ta nói, 'Đưa tôi xa khỏi chỗ này ngay lập tức. Cái gì đang diễn ra? Đây là cái gì? Đây là tôn giáo sao?' Chiến tranh là được, chiến tranh là tôn giáo, nhưng yêu thì không được. Nếu hai người đang giết lẫn nhau điều đó là hoàn toàn được - nó có thể là 'jihad', nó có thể là chiến tranh tôn giáo - nhưng nếu hai người đang hôn nhau, không thể được! Điều này không thể được dung thứ!

Ông ấy nói, 'Lập tức đưa tôi xa khỏi chỗ này. Tôi không muốn gặp người này. Nhìn vào điều các đệ tử của ông ấy đang làm kia. Họ sẽ phá huỷ toàn thể 'xã hội'!

Chính xác! Đó là điều chúng ta đang cố làm. Chúng ta muốn phá huỷ nó. Và tôi ủng hộ tất cả cho yêu và chống lại tất cả chiến tranh.

Trong kinh sách chiến tranh được ca ngợi nhưng yêu không bao giờ được ca ngợi - vì chiến tranh là trong phục vụ xã hội và yêu không trong phục vụ xã hội. Yêu là điều nguy hiểm nhất, yêu là điều có tính nổi dậy nhất. Những người yêu trở thành phản xã hội - bạn có thể quan sát điều đó. Nếu hai người đang trong yêu họ nhìn vào nhau và họ quên toàn thế giới. Họ là phản xã hội. Yêu trong bản thân nó là phản xã hội. Họ bị cuốn hút vào nhau tới mức họ không bận tâm về bất kì cái gì khác. Họ sẽ không đi tới nơi bỏ phiếu để bầu cử - ai bận tâm? Họ sẽ không lắng nghe thủ tướng. Họ thậm chí sẽ không bận tâm đọc báo. Điều đó là cùng một thứ, cùng một chuyện tào lao mọi ngày. Họ sẽ dùng thời gian đó trong ca hát, nhảy múa, yêu - hay họ sẽ đơn giản ngồi và nhìn sao.

Mắt họ đầy một loại năng lượng khác toàn bộ, phẩm chất năng lượng khác. Họ không còn ở đây trong thế giới này, họ đã được mang đi.

Yêu bao giờ cũng là nguy hiểm cho xã hội, cho nên xã hội đã giết chết nó; theo cách tinh vi xã hội đã phá huỷ nó. Và xã hội đã để con người hoàn toàn trong không yêu. Người không yêu này là rất dễ bị ép buộc, người đó có thể bị ép buộc vào bất kì cái gì. Bạn có thể dễ dàng làm cho người không yêu sợ hãi. Quan sát cơ chế này: nếu bạn đang trong yêu không ai có thể làm cho bạn sợ được. Yêu có bạo dạn của nó. Nhưng nếu bạn không trong yêu bạn đã trong sợ; không có yêu chỉ có chết và không gì khác. Duy nhất yêu siêu việt lên trên chết, duy nhất yêu là bất tử - mọi thứ khác trên thế gian này là hữu tử.

Ông shankaracharya kia đã trở nên rất, rất giận. Giận này chỉ ra nhiều điều. Thứ nhất, ông ta phải rất kìm nén về dục. Bằng không tại sao giận khi đàn ông nắm tay đàn bà? Cô ấy không phải là người đàn bà của bạn. Tại sao nổi giận? Điều đó có liên quan gì tới bạn? Và cái gì sai trong nó? Đây là tính dục bị kìm nén. Ông ta phải đã trở nên sợ bên trong bản thân mình, nó là ám ảnh riêng của ông ta. Anh thanh niên này đã chạm tới ám ảnh của ông ta.

Những người này đang trong phục vụ cho tổ chức cơ quan và một cách tự nhiên các tổ chức cơ quan giúp họ theo mọi cách. Nó nhất định là vậy. Nhưng người như tôi không thể được các tổ chức cơ quan giúp đỡ. Chúng ta không trong mưu đồ cùng họ. Thực ra, việc họ cho phép chúng ta sống là phép màu. Nó phải vậy vì bây giờ rất khó giết một người theo cách họ đã đóng đinh Jesus hay đầu độc Socrates.

Con người đã trưởng thành một chút xíu, tâm thức của con người đã trở nên tỉnh táo hơn chút xíu, con người nhận biết hơn. Đây là thế kỉ hai mươi. Nhưng họ làm mọi điều họ có thể làm để cản trở và gây chướng ngại.

Tại sao chúng tôi tự nguyện đè nén bản thân chúng tôi và chấp nhận cơ chế bảo vệ què quặt? Nó không phải là tự nguyện. Nó có vẻ dường như nó là tự nguyện vì theo thời gian bạn trở nên tỉnh táo nó gần như bên trong máu và xương của bạn. Nhưng nó không tự nguyện, không đứa trẻ nào đã bao giờ học bất kì cái gì một cách tự nguyện - điều đó là bị bắt buộc, điều đó là bạo hành.

Bạn có thể quan sát bất kì đứa trẻ nào. Mọi đứa trẻ đều chống lại, mọi đứa trẻ đều tranh đấu tới tận cùng, mọi đứa trẻ đều tạo ra rắc rối cho bố mẹ, mọi đứa trẻ đều cố gắng vất vả cách này cách nó để thoát khỏi cơ chế làm què quặt này.

Nhưng chung cuộc bố mẹ bắt giữ nó, vì họ mạnh hơn. Đó đơn giản là vấn đề có lực và bất lực.

Và do vậy điều không phải là phi tự nhiên là khi đứa trẻ lớn lên chúng bắt đầu trả thù bố mẹ. Phản ứng đó là tự nhiên. Rất khó tha thứ cho bố mẹ bạn - đó là lí do tại sao mọi xã hội đều dạy bạn kính trọng họ. Nếu bạn không thể tha thứ được cho họ thì ít nhất kính trọng họ; nếu bạn không thể yêu họ, ít nhất kính trọng họ. Nhưng kính trọng đó là hình thức, hư huyễn. Sâu bên dưới bạn vẫn còn giận.

Nếu điều tôi đang nói được nghe, nếu điều tôi đang nói trở nên thịnh hành trên thế giới một ngày nào đó, thế thì trẻ em sẽ thực sự yêu bố mẹ của chúng, thế thì trẻ em sẽ thực sự trong hoà điệu với bố mẹ chúng vì bố mẹ sẽ không là kẻ thù với chúng, họ sẽ là bạn.

Câu hỏi thứ tư:

Thầy có thể nói cho chúng tôi chỉ trong vài lời bí mật cơ bản nhất của Thiền là gì không?

Buông bỏ.

Sự sống hiển lộ bản thân nó một cách hiển nhiên nhất khi bạn không giữ chặt nó, khi bạn không bám víu nó, khi bạn không tích trữ, khi bạn không là kẻ keo kiệt, khi bạn chùng lỏng và sẵn sàng để mất, khi nắm đấm của bạn không khép lại, khi bàn tay của bạn mở.

Sự sống hiển lộ bản thân nó một cách hiển nhiên nhất khi bạn không giữ chặt nó - dù bằng tình cảm của bạn hay bằng ý nghĩ của bạn. Chạm và đi - đó là bí mật, toàn thể bí mật, toàn thể nghệ thuật. Mọi thứ cứ cũ dần đi - mọi thứ, tôi nói. Tích trữ và bạn giết chết nó, tích trữ và nó bốc mùi. Lí do là ở chỗ mọi thứ là nhất thời, việc sống và việc đi là nhất thời. Bằng việc tích trữ bạn muốn làm cho nó thành thường hằng.

Bạn yêu người đàn bà, bạn yêu người đàn ông - và bạn muốn sở hữu nó, bạn muốn nó là thường hằng. Nó có thể là vĩnh hằng nhưng nó không thể là thường hằng. Hiểu điều đó đi. Cố hiểu điều đó đi. Nó là nhất thời nhưng nếu bạn sống khoảnh khắc đó trong buông bỏ toàn bộ, nó là vĩnh hằng. Một khoảnh khắc được sống một cách toàn bộ trong trạng thái tâm trí thảnh thơi là vĩnh hằng. Nhưng bạn không sống trong khoảnh khắc và bạn không biết vĩnh hằng là gì, cho nên bạn muốn làm nó thành thường hằng, bạn muốn nó kéo dài cho ngày mai nữa, cho ngày kia nữa, cho năm tới và có thể cho kiếp tới. Bạn muốn tích trữ nó.

Những từ này là rất quan trọng: nhất thời, thường hằng, vĩnh hằng. Trong từ điển thông thường nghĩa của vĩnh hằng dường như là mãi mãi và mãi mãi. Điều đó là sai. Điều đó không phải là nghĩa của vĩnh hằng, đó là nghĩa của thường hằng. Thế thì thường hằng trở thành vĩnh hằng. Nó không là vậy. Vĩnh hằng không phải là khoảng thời gian, vĩnh hằng là chiều sâu trong khoảnh khắc. Vĩnh hằng là một phần của nhất thời, nó không chống lại nhất thời - thường hằng là chống lại nhất thời. Nếu bạn đi sâu vào trong khoảnh khắc, rơi vào trong khoảnh khắc, tan biến một cách toàn bộ và hoàn toàn vào trong nó, bạn có hương vị của vĩnh hằng. Từng khoảnh khắc được sống một cách toàn bộ và thảnh thơi đều là vĩnh hằng được sống. Vĩnh hằng bao giờ cũng là hiện tại; bây giờ là một phần của vĩnh hằng, không là một phần của thời gian.

Buông bỏ - như lá trôi theo dòng nước.

Ba Tiêu ca:

Khi chớp loé

đáng ngưỡng mộ làm sao người không nghĩ

sự sống lướt qua.

Một phát biểu vô cùng. Đây là cái đẹp của Thiền nhân - bạn sẽ không tìm thấy nó ở bất kì chỗ nào khác. Đây là cái gì đó duy nhất cho Thiền. Những người thuyết giảng và tu sĩ của tôn giáo bình thường sẽ nói rằng sự sống lướt qua nhanh, sự sống đang trôi qua, sự sống đang tuột qua. Họ tạo ra ham muốn trong bạn để tích trữ, họ tạo ra tham trong bạn. Và họ tạo ra tham về thế giới khác: cõi trời, thiên đường, niết bàn, dù nó là bất kì cái gì. Sự sống này đang lướt qua. Trước khi nó đi, dùng thời gian này và tích trữ cái gì đó trong thế giới kia - đức hạnh nào đó, punya nào đó.

Ba Tiêu nói:

Khi chớp loé

đáng ngưỡng mộ làm sao người không nghĩ

sự sống lướt qua.

Và, cùng người này:

Sáng hửng lên

đêm muộn sớm theo sau.

Sống thoảng qua như giọt sương.

Vậy mà vẻ huy hoàng buổi sáng

không bận tâm

liên tục nở hoa, nở hoa

sự sống đầy đủ ngắn ngủi của nó.

Để câu này chìm vào trong bạn: sự sống đầy đủ ngắn ngủi của nó. Ngắn ngủi nhưng đầy đủ. Huy hoàng buổi sáng rất được Thiền nhân yêu mến và lí do là ở chỗ nó nở hoa trong buổi sáng và đến tối nó mất đi. Trong buổi sáng nó đã có đó, đẹp thế, đích thực thế, thực thế, và đến tối hoa đã phai tàn, rụng vào trong đất, sẵn sàng để biến mất.

Huy hoàng buổi sáng là biểu tượng đích xác cho sự sống. Khi huy hoàng buổi sáng nở hoa, trong cuộc sống nhỏ bé đó, trong khoảng sống ngắn ngủi đó, nó là đầy đủ, nó là toàn bộ. Nó không thiếu cái gì. Vài khoảnh khắc đó là đủ. Vĩnh hằng được chạm tới.

Bạn sống trong bẩy mươi năm nhưng bạn không sống. Người tích trữ không bao giờ sống, kẻ keo kiệt không bao giờ sống.

Bạn hỏi tôi: Thầy có thể nói cho chúng tôi chỉ trong vài lời bí mật cơ bản nhất của Thiền là gì không? Buông bỏ, và chạm và đi.

Đạo Nguyên nói với Thầy của ông ấy, 'Tôi đã trải nghiệm việc bỏ thân thể và tâm trí.'

Thầy Như Tịnh kêu lên, 'Thế thì ông còn đợi cái gì bây giờ? Vứt cả cái này đi.'

Đã có hơi ngần ngại về phần Đạo Nguyên; ông ấy đã không thể hiểu được. Cho nên Thầy đánh mạnh vào đầu ông ấy - và Đạo Nguyên cười. Ông ấy đã hiểu điều đó. Ông ấy tự hoạ bản thân mình trước Thầy và Thầy nói, 'Đó là việc bỏ bị bỏ.'

'Đó là việc bỏ bị bỏ.' Đây là thảnh thơi hoàn toàn, đây là buông bỏ hoàn toàn. Ngay cả niết bàn cũng bị bỏ, ngay cả Thượng đế cũng bị bỏ, ngay cả tính tâm linh cũng bị bỏ, ngay cả thiền cũng bị bỏ. Thiền là hoàn hảo khi thiền bị bỏ. Bạn đã đạt tới khi bạn thậm chí đã quên về chứng ngộ. Đây là thảnh thơi toàn bộ; đây là buông bỏ.

Ngay trước khi qua đời, vào độ tuổi sáu mươi, Bạt Đội đã ngồi trong tư thế hoa sen và ông ấy đã nói với những người tụ tập quanh ông ấy, 'Đừng mê muội. Nhìn thẳng. Thế này là gì?' Ông ấy lặp lại rất to, và thế rồi lần nữa, cười, thảnh thơi, đổ sập và chết.

Ông ấy đang biểu lộ thảnh thơi hoàn toàn cho các đệ tử - đây là buông bỏ. 'Đừng mê muội. Nhìn thẳng. Thế này là gì?' Thầy sắp chết. Họ phải đã trở nên rất tỉnh táo. Họ nghĩ thầy sắp chết nhưng đột nhiên thầy ngồi dậy trong tư thế hoa sen. Điều này là bất ngờ. Họ có thể đã từng ngủ gà ngủ gật nhưng bây giờ họ không thể ngủ gật thêm nữa được. Thầy đang làm gì, ông già này? Thế rồi thầy hét thực to ba lần. 'Nhìn thẳng. Đừng mê muội. Thế này là gì?' Và cười, thảnh thơi, đổ sập và chết.

Chết theo cách thảnh thơi thế và sống theo cách thảnh thơi thế là điều Thiền là gì - toàn thể bí mật, toàn thể nghệ thuật.

Câu hỏi thứ sáu:

Vậy rõ ràng rằng Thượng đế không tồn tại và phù thuỷ không tồn tại. Người chứng ngộ thì sao?

Chưa bao giờ nghe thấy bất kì người nào.

Câu hỏi thứ bẩy:

Osho ơi, tại sao thầy không đánh thức tôi dậy ngay bây giờ?

Vì ngay bây giờ bạn không là bản thân bạn. Nếu tôi đánh thức bạn ai đó khác có thể thức tỉnh.

Nghe giai thoại này.

Một người bán hàng du hành trong một thành phố lớn miền Nam đang đi tìm một khách sạn để nghỉ đêm. Trời mờ tối và anh ta đã có một ngày làm việc vất vả và mọi khách sạn anh ta thử đều hết phòng. Anh đã đi đi lại lại và chung cuộc trong tuyệt vọng thử đi xuống khu nhà ổ chuột có một biển đề trên cửa: 'Chỉ dành cho người da mầu'.

Người quản lí từ chối anh ta, nói 'Ấy a, chúng tôi có phòng nhưng chúng tôi sẽ không cho người da trắng đáng khinh thuê đâu.'

Anh chàng này bỏ đi, bước đi hàng dặm đường, nhưng không thể tìm thấy một khách sạn nào còn phòng cho nên anh ta nảy ra một ý. Anh ta mua một hộp xi đen đánh giầy, vào nhà vệ sinh đàn ông và chủ định bôi nó lên tay và mặt mình. Thế rồi anh ta quay lại khách sạn đó và nói, 'Chào người anh em, ông còn phòng nào không?'

Người quản lí cho anh ta một phòng và anh ta rơi vào giấc ngủ kiệt sức một cách biết ơn sau khi đã dặn người quản lí phải chắc đánh thức anh ta lúc sáu giờ vì anh ta phải đáp chuyến máy bay lúc bẩy giờ.

Đến sáng có tiếng gõ cửa và người quản lí thò đầu vào nói, 'Dậy đi, dậy đi, bẩy giờ kém mười lăm rồi. Tôi không quên đánh thức ông.'

Anh chàng này vớ lấy va li của mình, giành một chiếc taxi, chửi rủa suốt đường tới sân bay và tới trước chỉ ba phút. Anh ta vớ lấy thẻ lên máy bay và nhắm tới cổng ra thì bị chặn lại bởi tiếp viên, người kêu lên, 'Người da đen không lên máy bay này!'

'Nhưng tôi không là người da đen! Tôi không là người da đen!' người này la lên. 'Nhìn xem tôi sẽ trình cho ông.' Và anh ta nhảy bổ vào phòng vệ sinh đàn ông và kì cọ điên cuồng tay và mặt mình. Nhưng mầu đen không mất đi. Anh ta cọ và cọ và thế rồi, nhìn vào gương, anh ta đột nhiên la lên, 'Ôi, trời! Họ phải đã đánh thức nhầm người rồi!'

Cho nên đợi một chút đi. Mọi thứ đều vào đúng khoảnh khắc của nó. Đừng vội vàng và đừng nóng vội.

Điều đã xảy ra nhiều lần là một người ngẫu nhiên được thức tỉnh. Thế rồi người đó phát điên, người đó nhất định phát điên. Người đó sẽ không có khả năng hấp thu chừng nấy. Đôi khi nó đã xảy ra. Có nhiều người khắp thế giới, ngay cả vào khoảnh khắc này, người là điên vì họ loạng choạng với được cái gì đó mà họ chưa sẵn sàng hấp thu. Người Sufis biết về họ.

Ở Ấn Độ họ được gọi là mastas, người điên - những người rất đẹp nhưng rất mất phương hướng. Thế giới mất rồi, ác mộng cũ không còn nữa, nhưng bình minh cũng đã không xảy ra. Đêm qua rồi và buổi sáng còn chưa tới và họ chỉ treo ở giữa trong một loại quên lãng.

Mùa vụ đúng và khoảnh khắc đúng - Thầy phải thường xuyên tìm khi nào khoảnh khắc đúng tới. Chỉ thế thì nó mới là có thể, bằng không hệ thống thần kinh của bạn sẽ không có khả năng hấp thu nó. Nó sẽ là quá nhiều của việc bùng nổ, nó sẽ ném bạn vào trong một ít. Chừng nào việc thức tỉnh chưa xảy ra trong hoà hợp, nó là vô nghĩa. Chỉ là thức sẽ không giúp gì, nó phải trở thành việc hoà hợp nữa. Bạn phải thức tỉnh và bạn phải trở nên được định tâm nữa. Nếu việc thức tỉnh của bạn làm tan tành bạn và bạn tan thành các mảnh và bạn mất tính cùng nhau của bạn, nó sẽ không giúp gì mấy, nó sẽ không có giá trị gì.

Thực ra, chặng đường cũ là tốt hơn vì thế thì bạn có thể đã vật lộn, bạn có thể đã cố gắng - bây giờ bạn thậm chí không thể cố gắng.

Một trong những thầy lớn của thế kỉ này, Meher Baba, đã làm việc vì những người điên này trong nhiều năm. Ông ấy du hành khắp toàn Ấn Độ. Đó đã là một trong những công trình hiếm hoi nhất mà bất kì Thầy nào đã bao giờ làm - đi tìm những người điên này. Họ không thể làm được bất kì cái gì theo cách riêng của họ bây giờ, họ đã mất mọi lí do. Họ không thể làm bất kì cái gì theo cách riêng của họ. Bản ngã của họ bị tan tành nhưng vô ngã còn chưa tới. Họ đơn giản ở trong trạng thái phủ định, không biết họ là ai, không biết họ ở đâu, không biết họ đang làm gì.

Meher Baba đã du hành khắp toàn Ấn Độ, từ làng nọ sang làng kia, tìm những người này - và ông ấy đã tìm ra nhiều người và đã giúp cho nhiều người. Chỉ Thầy mới có thể giúp được những người này vì họ là bất lực hoàn toàn và toàn diện; họ giống như trẻ em. Bạn phải cho họ ăn. Họ sẽ ăn ở đó và ị ở đó, cùng một chỗ. Họ sẽ nằm ở đó và đi ngủ. Họ không biết cái gì là cái gì. Hoặc họ phải bị kéo lại về bình thường để cho họ có thể bắt đầu lại cuộc hành trình của họ hoặc Thầy nào đó phải đi tới và giúp họ và cố kéo họ lên. Nhưng mọi sự trở thành khó khăn, phức tạp hơn.

Đừng bao giờ nóng vội. Tin cậy sự sống đi. Đi vào trong tin cậy sâu sắc. Mọi thứ nhất định xảy ra bất kì khi nào khoảnh khắc đúng tới. Không có nhu cầu khao khát về nó.

Câu hỏi thứ tám:

Tôi đã nghe nói rằng người mà cái một yêu mến không thực sự tồn tại nhưng là phóng chiếu được hội tụ qua ống kính của tâm trí lên bất kì màn ảnh nào nó có với việc bóp méo ít nhất. Thầy có thể nói thêm chi tiết không?

Câu hỏi này là từ Neeravo.

Không có nhu cầu nói thêm chi tiết. Bạn đã nghe tuyệt đối đúng. Đó là cách nó vậy. Đó là sự kiện đơn giản.

Chúng ta liên tục phóng chiếu, chúng ta liên tục thấy những điều chúng ta muốn thấy. Chúng ta không bao giờ cho phép thực tại là như nó vậy. Chúng ta không bao giờ cho phép cái đang đó được soi gương trong chúng ta. Chúng ta liên tục mang các ý nghĩ, ham muốn, ý tưởng, và chúng ta phóng chiếu chúng.

Và trong yêu điều đó xảy ra nhiều hơn vì trong yêu bạn gần như trên cuộc hành trình phiêu diêu. Yêu có tính phiêu diêu; một loại LSD bên trong nào đó được xả ra, hooc môn nào đó được xả ra, các thứ hoá chất nào đó thay đổi bên trong bạn. Bạn bị ảnh hưởng bởi những thay đổi hoá chất đó và bạn bắt đầu thấy mọi thứ. Bạn trở thành người hão huyền, người mơ. Và người bạn rơi vào yêu có thể chẳng có liên quan gì tới điều đó. Người đó có thể chỉ là màn ảnh. Nhưng thế thì bạn nhất định mời gọi rắc rối.

Trong yêu điều đó xảy ra với vô ý thức tới mức nó tạo ra khổ - đó là lí do tại sao có nhiều khổ thế trên thế giới. Trước khi yêu có thể thực sự xảy ra người ta phải trở nên rất, rất có tính thiền. Người ta phải trở nên tỉnh táo tới mức không còn bất kì mây nào trong mắt và bạn có thể thấy mọi người như họ vậy.

Nhưng trước khi bạn có thể thấy mọi người như họ vậy bạn sẽ phải thấy bạn như bạn vậy. Bước đầu tiên phải được lấy trong tự nhận biết, tự nhớ - chỉ thế thì bạn sẽ không phóng chiếu. Và khi máy chiếu dừng làm việc, vận hành, bạn thấy người này như người đó vậy. Thế thì không bao giờ có thất vọng - vì bạn đã biết. Bạn thấy người này thấu suốt. Nếu bạn quyết định ở cùng người đó, đó là quyết định của bạn, được làm một cách có dụng ý, được làm một cách có suy nghĩ cân nhắc, được lấy một cách có ý thức. Bạn biết cái gì sẽ xảy ra. Mọi thứ được phản xạ gương trong bạn. Thế thì không có thất vọng.

Thất vọng là từ mong đợi; mong đợi là phóng chiếu của chúng ta. Mọi loại yêu đều gây thất vọng chừng nào yêu chưa được dựa vào thiền.

Câu hỏi thứ chín:

Cái gì không là cuộc dạo chơi của cái đầu?

Mọi cuộc dạo chơi đều là dạo chơi của cái đầu. Dạo chơi như thế là của cái đầu. Tim không đi đâu cả, nó không biết hành trình, không hành hương. Nó đơn giản ở đây bây giờ.

Khi mọi cuộc dạo chơi tan biến, bạn đạt tới. Dạo chơi đem bạn đi xa, xa khỏi thực tại đang có đó. Cho nên bất kì khi nào bạn đi, bạn đi cùng với sự giúp đỡ của đầu. Đầu là ngựa. Bất kì chỗ nào bạn muốn đi - tới Delhi hay tới Washington hay tới cõi trời, không thành vấn đề - đầu là ngựa, nó đem bạn đi tới mọi nơi. Nó đem bạn đi tới mọi nơi ngoại trừ chỗ bạn đang hiện hữu. Nếu bạn muốn ở đó nơi bạn đang hiện hữu, bạn phải giết chết con ngựa này, bạn phải hạ thủ con ngựa này, bạn phải là kẻ sát hại tâm trí.

Bạn phải hiện hữu mà không có đầu. Đầu bị bỏ đi, tâm trí không còn vận hành, bạn có thể đi đâu? Bạn ở đây bây giờ, và đó là điều Thượng đế là gì, niết bàn là gì.

Câu hỏi thứ mười:

Thầy yêu tôi nhưng thầy có thích tôi không?

Đây thực sự là câu hỏi khó chịu! Tôi yêu bạn thì được nhưng tôi không thể thích bạn vì tôi không thể không thích bạn.

Thích và không thích là một phần của tâm trí nhị nguyên, một phần của nhị nguyên - khi người ta chọn lựa. Thích và không thích là một phần của chọn lựa. Tôi không chọn. Tôi yêu bạn nhưng tôi không thể nói tôi thích bạn vì tôi không thể nói tôi không thích bất kì người nào. Thích và không thích đi cùng nhau. Nếu tôi phải thích ai đó tôi sẽ phải không thích ai đó nữa, bao giờ cũng sẽ có giá.

Câu hỏi này là từ Rakesh. Nếu tôi yêu Rakesh tôi sẽ không có rắc rối gì với bất kì ai khác, tôi có thể yêu tất cả, tôi có thể yêu toàn thể sự tồn tại. Việc yêu Rakesh là không có tính cạnh tranh; với việc yêu Rakesh tôi không phải phủ nhận bất kì người nào khác khỏi yêu của tôi. Yêu là bao la thế nó có thể chứa tất cả.

Nhưng 'thích' là rất hẹp. Nếu tôi thích Rakesh tôi sẽ phải không thích Big Prem - vì khó mà chọn cả hai chồng và vợ. Không, tôi không thích, tôi không không thích. Tôi yêu bạn, chắc chắn tôi yêu bạn.

Câu hỏi thứ mười

Không có chân lí, không có phi chân lí,

cái hiện hữu, hiện hữu.

Người có thể đồng ý

rằng cây là cây,

nhưng chó nghĩ gì?

Câu hỏi này là từ Satprem.

Không có chân lí, không có phi chân lí,

cái hiện hữu, hiện hữu.

Đây là chân lí. Cái hiện hữu, hiện hữu. Đó là mọi điều được ngụ ý bởi chân lí.

Người có thể đồng ý

rằng cây là cây,

nhưng chó nghĩ gì?

Chó nghĩ cây là nhà vệ sinh!

Và câu hỏi cuối cùng:

Osho ơi, làm sao quyết định được khi nào thầy đùa và khi nào thầy nghiêm?

Bất kì khi nào tôi nghiêm biết rõ tôi đang đùa và bất kì khi nào tôi đùa biết rõ tôi đang nghiêm.

Tôi đùa chỉ bởi vì sự việc là nghiêm chỉnh tới mức đó là cách duy nhất để nói nó. Bằng không nó sẽ quá khó, nó sẽ đánh quá mạnh. Và tôi không bạo hành.

Vâng, tôi có thể hiểu rắc rối của bạn. Tôi làm rối bạn.

Abraham Lincoln thường kể chuyện cười này về bản thân ông ấy. Ông ấy nổi tiếng là tổng thống hề ở Mĩ vào thời của ông ấy.

Hai quí bà Amish đang nói chuyện. 'Bà nghĩ ai sẽ thắng cuộc chiến tranh?' người thứ nhất hỏi. 'Người miền Nam,' bà bạn đáp. 'Tại sao?' 'Vì tôi nghe Jefferson Davis là người cầu nguyện.' 'Nhưng lão Abraham cũng là người cầu nguyện mà.' 'Vâng. Nhưng Trời sẽ nghĩ lão Abe đang đùa.'

Vâng, đó là rắc rối của tôi với Thượng đế nữa. Đôi khi tôi thậm chí không thuyết phục được Thượng đế rằng tôi nghiêm chỉnh, cho nên về bạn thì sao? Điều đó là tự nhiên.

Nhưng tôi cho bạn lời gợi ý này: bất kì khi nào tôi đùa bạn có thể chắc chắn tôi phải là nghiêm chỉnh và bất kì khi nào tôi nghiêm chỉnh bạn có thể chắc chắn tôi phải đùa.

Xem tiếp Chương 7 - Quay về Mục Lục Tập 1

Quay về Mục Lục Toàn Tập

Ads Belove Post