Read more
Osho – Con đường
Thiền
Chương 6. Thân
thể và tâm trí
Có vài câu hỏi - thực tế thì có
nhiều câu hỏi. Tôi sẽ cố đưa ra câu trả lời kết hợp cho tất cả câu hỏi. Tôi đã
chia chúng thành các nhóm.
Câu hỏi thứ nhất là: Vị trí của tôn giáo
trong thời đại khoa học là gì? Công dụng của tôn giáo trong đời sống xã hội và
quốc gia?
Khoa học là dạng kiến thức tìm
kiếm sức mạnh bên trong, tiềm ẩn trong vật chất. Tôn giáo là dạng kiến thức tìm
kiếm sức mạnh bên trong, tiềm ẩn trong tâm thức. Không có xung đột giữa tôn
giáo và khoa học; thực tế chúng bù trừ cho nhau.
Trong thời đại chỉ có khoa học
thì sẽ có nhiều tiện ích hơn, nhưng lại sẽ ít có hạnh phúc hơn. Trong thời đại
chỉ có tôn giáo vài người sẽ biết tới hạnh phúc, nhưng phần lớn, mọi người sẽ
chịu đứng những thiếu thốn tiện nghi. Khoa học cung cấp tiện nghi, tôn giáo
mang tới bình an. Nếu không có tiện nghi, rất ít người có thể biết tới bình an.
Nếu không có bình an, thế thì nhiều người có thể giành được tiện nghi nhưng sẽ
không biết làm sao để hưởng thụ chúng.
Cho tới bây giờ mọi nền văn
minh mà con người tạo thành vẫn chưa hoàn thiện, phân mảnh. Văn hóa mà phương
Đông tạo thành đào sâu một cách thuần túy tới tôn giáo. Nó không hứng thú với
khoa học. Kết quả là, phương Đông bị đánh bại; nó trở nên bị bần cùng hóa và bị
phá hủy. Văn hóa mà phương Tây tạo thành lại ở cực khác: nó dựa vào khoa học và
không liên quan gì tới tôn giáo. Kết quả là, phương Tây đã chiến thắng và tích
lũy giàu sang, của cái và tiện nghi nhưng nó đánh mất linh hồn của mình.
Văn hóa xuất hiện trong tương
lai, nếu thực sự vì tiến hóa của loài người thì nó sẽ là cân bằng của khoa học
và tôn giáo. Văn hóa này sẽ là tổng hợp của tôn giáo và khoa học. Nó sẽ không
chỉ là tôn giáo hay khoa học: nó sẽ hoặc là tôn giáo mang tính khoa học hoặc
khoa học mang tính tôn giáo.
Cho đến nay, cả hai thử nghiệm
đều thất bại. Thử nghiệm phương Đông đã thất bại và thử nghiệm phương Tây cũng
đã thất bại. Nhưng bây giờ chúng ta có cơ hội tạo ra thử nghiệm toàn cầu vốn
không là của phương Đông hay phương Tây, ở đó cả tôn giáo và khoa học được tích
hợp.
Vì thế tôi nói với bạn rằng
không có xung đột giữa tôn giáo và khoa học, cũng như vậy không có xung đột giữa
cơ thể và tâm hồn. Bất kỳ ai chỉ sống ở tầng của cơ thể sẽ đánh mất linh hồn,
và ai cố gắng chỉ sống ở chiều tâm linh cũng sẽ không thể sống đúng bởi người
đó sẽ mất đi liên lạc với cơ thể.
Cuộc sống con người là sự cân bằng,
sự tích hợp của cơ thể và linh hồn, giống như vậy nền văn hóa hoàn chỉnh cũng
là sự cân bằng, tích hợp giữa khoa học và tôn giáo. Khoa học sẽ là cơ thể của
nó, tôn giáo là linh hồn của nó.
Nhưng nếu ai đó định hỏi tôi rằng
nếu chúng ta phải lựa chọn giữa tôn giáo và khoa học, chúng ta nên chọn gì? Thế
thì tôi sẽ nói rằng chúng ta nên sẵn sàng chọn tôn giáo. Nếu người nào định hỏi
tôi lựa chọn gì giữa khoa học và tôn giáo bởi chỉ được chọn một trong hai, tôi
sẽ nói là sẵn sàng chọn tôn giáo. Sẽ tốt hơn khi nghèo và thiếu tiện nghi hơn
là đánh mất linh hồn của con người.
Giá trị của tiện nghi là gì mà
đáng giá cả bản thân ta? Và giá trị của giàu sang là gì mà tước đi khỏi ta thực
thể của chính mình? Thực tế, chúng ta không là tiện nghi cũng không là giàu có.
Tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện
ngắn, nó đã luôn là một trong nhưng câu chuyện hay của tôi.
Tôi nghe nói rằng ngày trước có
vị vua Hy Lạp thấy ốm mệt. Ông ấy ốm tới nỗi bác sỹ nói ông ấy sẽ không sống được,
không có hy vọng. Vì vậy quan cận thận và thần dân những người yêu quý ông ấy
trở nên rất lo lắng và nóng lòng. Cũng ngay lúc đó có một fakir vào làng, và ai
đó nói, “Mọi người nói nếu bạn vời vị fakir tới và ông ấy ban phúc cho, người ốm
sẽ được chữa khỏi”.
Họ đi tới vời vị fakir và ông ấy
tới. Giây phút ông ấy tới ông ấy nói với nhà vua, “Ông bị điên ư? Đây mà ông gọi
là bệnh à? Nó không phải là bệnh. Có một phương pháp điều trị rất đơn giản cho
nó”.
Nhà vua, người vốn nằm tại giường
hàng tháng, ngồi dậy và nói, “Phương pháp điều trị gì? Tôi nghĩ tôi đã kết thúc
rồi. Tôi không còn hy vọng hồi phục nào”.
Vị fakir nói, “Nó là phương
pháp chữa trị rất rất dễ. Hãy mang tới đây áo của người vừa phát đạt và an bình
trong làng, và nhà vua sẽ mặc chiếc áo này vào. Ông ấy sẽ trở nên mạnh khỏe và
hồi phục”.
Các quan đại thần chạy đi… Có
nhiều người phát đạt trong làng. Họ đi từ nhà này tới nhà khác nói, “Chúng tôi
muốn chiếc áo của người vừa phát đạt vừa an bình”.
Và những người phát đạt nói,
“Nhưng chúng tôi bất hạnh… Một chiếc áo ư! - chúng tôi có thể cho đi cuộc sống
của mình, cần gì nói tới chiếc áo. Nếu nhà vua có thể được cứu sống, chúng tôi
sẵn sàng cho đi mọi thứ. Nhưng áo của chúng tôi không tác dụng đâu bởi chúng
tôi phát đạt đấy, nhưng chúng tôi không an bình”.
Họ đi tới từng người một trong
làng. Họ tìm cả ngày, và tới tối họ đã mất hết hy vọng. Họ nhận ra rằng sẽ khó
mà cứu được nhà vua - phương thuốc quá xa tầm tay. Vào buổi sáng họ đã nghĩ,
“Phương thuốc sẽ rất dễ tìm”, nhưng tới tối họ nhận ra, “Phương thuốc là rất
khó, thực tế, không thể tìm thấy được”. Họ tất cả đều là những người giàu có.
Tối họ trở lại, mệt mỏi và buồn
rầu. Mặt trời đang lặn. Phía ngoài làng, ven sông và ngồi bên một tảng đá là một
người đang thổi sáo. Âm thanh của nó thật du dương và nhiều làn sóng hân hoan
trỗi dậy từ nó tới nỗi một vị quan cận thần nói, “Hãy cùng tới hỏi người cuối
cùng này… có lẽ ông ấy an bình”.
Họ đi tới ông ấy và hỏi, “Âm
thanh tiếng sáo của ông, bài hát của ông nghe đầy hân hoan và an bình tới nỗi
chúng tôi muốn hỏi ông đôi điều. Nhà vua đang ốm và chúng tôi cần chiếc áo của
người vừa an bình vừa phát đạt”.
Người đó nói, “Tôi sẵn sàng
trao đi cuộc sống của mình, nhưng chỉ nhìn gần một chút… tôi không có áo”. Họ
nhìn gần lại, trời thì tối - người đang chơi sáo không mặc quần áo.
Vì vậy nhà vua không thể được cứu
bởi người bình an thì không thịnh vượng, và người thịnh vượng thì không có bình
an.
Cũng như vậy, không thể cứu được
thế giới bởi nền văn hóa kế thừa di sản của bình an thì không có thịnh vượng,
và nền văn hóa thịnh vượng thì thậm chí không cả nghĩ về bình an. Nhà vua chết.
Loài người cũng sẽ chết. Phương
thuốc mà loài người cần cũng giống như thứ mà nhà vua cần. Chúng ta cần áo và
chúng ta cũng cần bình an. Tới nay, hệ tư tưởng của chúng ta chưa hoàn chỉnh. Tới
nay chúng ta vẫn nghĩ về con người theo một cách rất không hoàn chỉnh, và chúng
ta di chuyển thường xuyên tới các thái cực. Căn bệnh lớn nhất của tâm trí con
người là xu hướng đi tới những thái cực.
Khổng Tử đang ngụ tại ngôi làng
khi ai đó nói với ông ấy, “Có một người rất uyên bác và thông thái, ông có muốn
gặp ông ấy không?”
Khổng Tử nói, “Trước tiên cho
tôi hỏi bạn tại sao bạn gọi ông ấy là rất thông thái, và rồi tôi sẽ chắc chắn
đi tới gặp ông ấy”.
Mọi người nói, “Ông ấy thông
thái bởi trước khi làm bất kỳ việc gì ông ấy nghĩ ba lần - ba lần!” Khổng Tử
nói, “Người này không thông thái; ba lần là hơi quá nhiều. Một là quá ít, hai
là vừa đủ. Người thông minh ngừng lại ở giữa, người ngu dốt đi tới cực đoan”.
Điểm ngu dốt đầu tiên là nếu một
người nghĩ bản thân mình chỉ là cơ thể. Điểm ngu dốt thứ hai, và cũng cùng mức
độ như thế, là nếu một người nghĩ bản thân mình chỉ là linh hồn. Cá nhân con
người là tổng hợp: văn hóa của con người cũng sẽ là tổng hợp.
Và đã tới lúc chúng ta học bài
học của mình. Nghèo đói và thất bại lịch sử của Ấn Độ, và trạng thái bị chà đạp
của tất cả các nước phương Đông không phải là không có lý do, và lý do là chủ
nghĩa cực đoan tôn giáo. Và thực tế là các nước phương Tây đã trở nên nghèo từ
bên trong cũng không phải là không có lý do: lý do là chủ nghĩa cực đoan khoa học.
Tương lai sẽ tốt đẹp nếu khoa học và tôn giáo được tích hợp. Điều này thật rõ
ràng: trong tích hợp của tôn giáo và khoa học, tôn giáo sẽ là trung tâm và khoa
học là chu vi. Rõ ràng rằng với tích hợp của khoa học và tôn giáo, tôn giáo cần
thiết là thông minh và khoa học đi theo. Cơ thể không thể là chủ; khoa học cũng
không thể là chủ. Tôn giáo sẽ là chủ. Và sau đó chúng ta sẽ có thể tạo nên thế
giới tốt hơn.
Vì vậy đừng hỏi về việc sử dụng
tôn giáo trong thời đại khoa học. Tôn giáo vô cùng hữu dụng trong thời đại khoa
học bởi khoa học là một cực, và là cực nguy hiểm. Tôn giáo sẽ trao cho nó sự
cân bằng, và nó sẽ có thể cứu con người khỏi nguy hiểm của thái cực đó.
Đó là lý do tại sao thời khắc hồi
sinh của tôn giáo trên toàn thế giới là rất gần trong tầm tay. Nó là rất tự
nhiên - và nó hoàn toàn chắc chắc. Cần có sự hồi sinh của tôn giáo ở đây, nếu
không khoa học sẽ chỉ dẫn tới chết chóc. Vì vậy hỏi có nhu cầu gì với tôn giáo
trong thời đại khoa học là vô nghĩa: tôn giáo được cần tới nhiều nhất trong thời
đại của khoa học. Liên quan tới điều này, cũng có câu hỏi về công dụng của tôn
giáo trong đời sống xã hội và quốc gia. Tôi nghĩ rằng điều tôi vừa nói có lẽ
cũng đã giải đáp cho câu hỏi này, bởi vài thứ hữu dụng cho cá nhân cũng chắc chắn
sẽ hữu dụng cho quốc gia và xã hội nói chung. Sau cùng thì, quốc gia và xã hội
là gì ngoại trừ một tập thể những cá nhân? Vì thế đừng mang ảo ảnh rằng quốc
gia có thể sống mà không có tôn giáo.
Bất hạnh này đã xảy ra tại Ấn Độ.
Chúng ta đã hiểu nhầm từ ngữ nhất định; chúng ta đã bắt đầu nói về trạng thái
phi tôn giáo. Chúng ta hẳn nên nói tới trạng thái “phi giáo phái” nhưng chúng
ta đã bắt đầu nói về trạng thái phi tôn giáo. Một điều là trạng thái phi giáo
phái, và một điều hoàn toàn khác là trạng thái phi tôn giáo. Bất kỳ người thông
minh nào cũng sẽ yêu thích trạng thái phi giáo phái, nhưng chỉ người ngu mới có
thể yêu thích trạng thái phi tôn giáo.
Phi giáo phái có nghĩa rằng
chúng ta không bận tâm tới Jaina giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Mohammed giáo.
Điều này ngụ ý phi giáo phái. Nhưng phi tôn giáo ngụ ý rằng chúng ta không bận
tâm tới sự thật, tới phi bạo lực, tới tình yêu hay từ bi. Không quốc gia nào có
thể phi tôn giáo theo nghĩa đó. Và nếu là vậy, thì đấy là bất hạnh của nó. Quốc
gia phải làm cho tôn giáo thành năng lượng sống của mình. Thế nhưng, chắc chắn
cần đi tới phi giáo phái.
Người vô thần trên thế giới đã
không gây hại tới tôn giáo nhiều, nhà khoa học trên thế giới không gây hại tới
tôn giáo nhiều. Người gây hại tôn giáo nhiều nhất chính là những nhà lãnh đạo
tôn giáo. Những người mà nhấn mạnh của họ vào tôn giáo thì ít mà vào việc là
người Jaina nhiều hơn, nhấn mạnh của họ vào tôn giáo thì ít mà vào việc là người
Mohammed nhiều hơn. Chính những người này đã tước đi thế giới của tôn giáo.
Giáo phái vốn chỉ nên là bộ phận của tôn giáo đã được minh chứng là kẻ sát nhân
của nó. Tôn giáo có giá trị to lớn, nhưng giáo phái không có giá trị. Càng có
ít giáo phái và môn phái càng tốt.
Bất kỳ chủng tộc nào, quốc gia
nào hay xã hội nào cũng sẽ không thể tiếp tục mà không có nền tảng của tôn
giáo. Làm sao có thể? Liệu chúng ta có thể tiếp tục mà không có nền tảng của
tình yêu không? Làm sao quốc gia có thể là quốc gia khi không có nền tảng của
tình yêu hay sự thật? Hay quốc gia có thể là quốc gia khi không có nền tảng của
vị tha, của phi chiếm hữu, của phi bạo lực và không sợ hãi không? Có những phẩm
chất cơ bản của linh hồn. Không có chúng không có quốc gia, không có xã hội. Và
nếu có những quốc gia đó, xã hội đó, thì bất kỳ ai với dù chỉ chút ít thông
minh cũng sẽ thấy rằng nó là một đám đông của những người máy. Sẽ không thể gọi
nó là một quốc gia.
Quốc gia được hình thành thông
qua mối tương quan - quan hệ của tôi với bạn, và những quan hệ mà bạn có với
hàng xóm của bạn. Tất những tương tác này cùng nhau trở thành một quốc gia. Những
quan hệ này càng trở nên dựa vào sự thật, vào tình yêu, vào phi bạo lực và mộ đạo,
thì sẽ càng có hương thơm trong cuộc sống của quốc gia, sẽ càng có ánh sáng
trong cuộc sống của quốc gia và càng có ít bóng tối trong cuộc sống của quốc gia.
Vì vậy tôi nói, cuộc sống của
quốc gia và xã hội chỉ có thể tồn tại nếu nó được hình thành trên nền tảng tôn
giáo. Bạn nên cẩn thận cách bạn sử dụng khái niệm của chủ nghĩa thế tục; toàn bộ
quốc gia nên cẩn thận. Dưới lớp vỏ của từ ngữ này có nguy hại lớn. Dưới lớp vỏ
ngôn ngữ này bạn có lẽ tin rằng không cần tới tôn giáo. Nhưng tôn giáo là điều
duy nhất nhân loại cần. Mọi thứ khác là thứ cấp và có thể được bỏ đi. Tôn giáo
là cái gì đó không thể bỏ đi được.
Tôi nghĩ đều này sẽ giúp bạn giải
quyết câu hỏi của mình.
Một bạn khác đã hỏi:
Chúng ta nên thiền về gì?
Nói chung thì, với mọi ý tưởng
khắp nơi về thiền, bạn hiểu thiền ngụ ý là suy ngẫm về điều gì đó: bạn sẽ thiền
về ai đó hay cái gì đó. Vậy nên cũng tự nhiên khi câu hỏi này nảy sinh, thiền về
gì đây? - cầu nguyện tới ai đây? Dâng hiến của bạn chuyển tới ai đây? Yêu ai
đây? Tôi đã nói với bạn sáng nay rằng có một loại tình yêu mà bạn sẽ hỏi bạn
mình đang trong tình yêu với ai. Và có một loại tình yêu khác mà bạn sẽ hỏi liệu
có tình yêu bên trong bạn hay không?Không có gì liên quan với nhau.
Có hai trạng thái tình yêu: một
cái trong đó là mối quan hệ, và cái kia trong đó tình yêu là trạng thái. Trong
tình yêu đầu tiên, nếu tôi nói với bạn rằng tôi cảm thấy tình yêu thế thì bạn sẽ
hỏi, “Với ai?” Và nếu tôi nói với bạn rằng không phải là vấn đề người nào, tôi
chỉ cảm thấy tình yêu, thế thì bạn sẽ thấy khó hiểu. Nhưng chính trạng thái thứ
hai mới là cái phải được hiểu.
Chỉ người nào đơn giản yêu mà
không cần phải là vì người nào có đó, mới thật sự yêu. Người mà yêu một người cụ
thể đó họ sẽ làm gì với tất cả những người còn lại? - người đó sẽ đổ đầy thù
ghét với những người khác. Và người mà thiền về một người cụ thể sẽ làm gì với
những người còn lại? - người đó sẽ đổ đầy vô thức với những người khác.
Thiền tôi đang nói về không là
thiền về cái gì: đúng hơn, nó là trạng thái của thiền. Vì vậy đây là điều tôi
ngụ ý khi tôi nói với bạn về thiền như một trạng thái. Thiền không có nghĩa là
nhớ về ai đó. Thiền có nghĩa là buông bỏ mọi thứ vốn có trong trí nhớ và đi tới
trạng thái nơi chỉ có ý thức còn lại, nơi chỉ có tỉnh thức còn lại.
Nếu bạn thắp sáng ngọn đèn và
di chuyển mọi vật thể xung quanh nó, ngọn đèn sẽ vẫn tiếp tục cho ánh sáng.
Theo cùng cách như vậy, nếu bạn di chuyển mọi đối tượng từ tâm thức của bạn, mọi
ý nghĩ, mọi tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra? - chỉ tâm thức là còn đó. Trạng
thái tâm thức tinh khiết là thiền. Bạn không thiền về ai đó. Thiền là trạng
thái ở đó chỉ tâm thức là còn lại.
Khi chỉ tâm thức là còn đó mà
không có đối tượng, trạng thái đó được gọi là thiền. Tôi đang sử dụng từ thiền
theo nghĩa này.
Điều bạn thực hành không là thiền
theo nghĩa thật; nó chỉ là khái niệm. Nhưng thiền tự chính nó sẽ xảy ra thông
qua điều này. Cố hiểu rằng điều bạn thực hành vào buổi tối, những bài tập liên
quan tới luân xa, và vào buổi sáng, những bài tập liên quan tới hơi thở, tất cả
là phương pháp rèn luyện, nó không là thiền. Thông qua kỷ luật này thời khắc
khi hơi thở sẽ dường như biến mất sẽ tới. Thông qua kỷ luật này thời khắc cơ thể
dường như biến mất và ý nghĩ cũng biến mất sẽ tới. Điều sẽ còn lại là gì khi mọi
thứ đã biến mất? Điều mà còn lại đó chính là thiền. Khi mọi thứ biến mất, cái
mà còn lại phía sau đó được gọi là thiền. Kỷ luật là vào gì đó; thiền là không
vào bất kỳ cái gì cụ thể. Vì vậy điều bạn thực tế đang làm là thực hành những
phương pháp rèn luyện về luân xa và hơi thở.
Bạn sẽ hỏi, “Sẽ tốt hơn không nếu
chúng tôi thực hành một phương pháp rèn luyện sử dụng ý tưởng về Thượng đế? Sẽ
tốt hơn không nếu chúng tôi thực hành một phương pháp rèn luyện với một vị thần?”
Điều đó sẽ là nguy hiểm. Nó
nguy hiểm bởi trong khi bạn thực hành kỷ luật với vị thần, trạng thái mà tôi
đang gọi là thiền sẽ không xảy ra. Thực hành phương pháp rèn luyện với vị thần,
sẽ chỉ có vị thần và không gì khác. Và phương pháp rèn luyện cùng vị thần càng
sâu sắc, vị thần sẽ ở đó càng nhiều và không gì khác cả.
Điều đã xảy ra với Ramakrishna.
Anh ấy từng thiền về nữ thần Kali; đây là phương pháp rèn luyện của anh ấy. Sau
đó, từ từ, từ từ đã xảy ra chuyện anh ấy bắt đầu tìm kiếm Kali bên trong bản
thân. Nhắm mắt lại, thần trở nên sống động và anh ấy bắt đầu rất hân hoan, rất
vui sướng. Nhưng một ngày nhà minh triết tới gặp anh ấy. Hiền nhân nói với anh ấy,
“Điều cậu đang làm chỉ là tưởng tượng, không phải là gặp gỡ với Thượng đế”.
Và Ramakrishna nói, “Không phải
là gặp gỡ với Thượng đế ư? Nhưng tôi thấy thần Kali thật sống động mà!” Hiền
nhân đáp, “Nhìn thấy thần Kali sống động không là cuộc gặp với Thượng đế”.
Vài người thấy một vị thần
Kali, vài người thấy một Jesus, vài người thấy Krishna - tất cả đều là bịa đặt
của tâm trí. Thượng đế không có bất kỳ hình dạng hữu hình nào. Thiêng liêng
không có khuôn mặt, tính cách, hình dạng. Lúc ý thức trở nên vô hình dạng, nó
đi vào thiêng liêng.
Bạn không thình lình gặp thiêng
liêng, bạn trở thành một với nó. Không có cuộc gặp bất ngờ mặt đối mặt nơi bạn
đứng một bên và Thượng đế đứng bên kia. Thời khắc sẽ tới khi bạn hòa nhập với tồn
tại vô hạn, giống như giọt nước rơi vào đại dương. Và kinh nghiệm của giây phút
đó là kinh nghiệm của thiêng liêng. Bạn không bất chợt gặp hay thấy Thượng đế,
bạn kinh nghiệm sự hòa nhập với tồn tại giống như giọt nước cảm thấy khi nó rơi
vào đại dương.
Vì vậy hiền nhân nói với anh
ta, “Đây là sai lầm. Nó chỉ là tưởng tượng”. Và ông ấy nói với Ramakrishna,
“Bây giờ, theo cùng cách bạn đã tạo ra vị thần này trong bạn, hãy cắt nó thành
hai mảnh đi. Nâng thanh gươm tưởng tượng lên và chém tan vị thần thành hai!”
Ramakrishna nói, “Gươm ư? Tôi sẽ tìm thấy thanh gươm ở đâu?”
Hiền nhân nói, “Cách bạn tạo
nên vị thần là tưởng tượng. Bạn cũng có thể tưởng tượng nên thanh gươm và cắt vị
thần bằng nó. Để tưởng tượng phá hủy tưởng tượng. Khi vị thần đổ xuống không gì
sẽ còn lại phía sau. Thế giới vốn đã biến mất, và giờ chỉ một vị thần còn lại -
cũng để cho nó ra đi nốt. Và khi chỉ còn lại không gian trống không bạn sẽ bất
chợt gặp thiêng liêng. Điều bạn đang nghĩ là thiêng liêng không phải là thiêng
liêng. Nó là rào chắn cuối cùng với Thượng đế. Phá hủy cả nó đi!” Đã rất khó
cho Ramakrishna. Anh ấy đã suy niệm dựa trên vị thần này hàng năm và nuôi dưỡng
nó với nhiều tình yêu tới mức nó đã bắt đầu có vẻ như sống động. Sẽ rất khó để
phá hủy nó. Anh ấy nhắm mắt lại lần nữa và lần nữa nhưng rồi quay lại nói, “Tôi
không thể thực hiện hành động độc ác này được!” Nhưng hiền nhân nói, “Nếu bạn
không thể làm điều này, bạn không thể trở thành một với thiêng liêng. Thế thì
tình yêu của bạn với thiêng liêng là ít hơn tình yêu của bạn với vị thần. Bạn
chưa sẵn sàng phá hủy vị thần vì lợi ích của thiêng liêng ư? Tình yêu của bạn với
thiêng liêng là chưa đủ - bạn chưa sẵn sàng từ bỏ tượng thần vì nó!” Bạn cũng
không có nhiều tình yêu với thiêng liêng. Bạn cũng đang gìn giữ những hình tượng
giữa bạn và thiêng liêng - nắm giữ giáo phái, nắm giữ kinh sách tôn giáo - và bạn
chưa sẵn sàng buông chúng.
Hiền nhân nói, “Bạn ngồi trong
suy tưởng, và ta sẽ dùng mảnh kính cắt trán anh. Và khi anh cảm thấy ta cắt
trán anh với mảnh kính, tập hợp chút can đảm và cắt bỏ Kali thành hai mảnh”.
Ramakrishna tìm thấy sự can đảm,
và khi ông làm như thế tượng thần bị cắt thành hai mảnh. Khi ông trở lại ông ấy
nói, “Hôm nay, lần đầu tiên, tôi đạt tới samadhi. Hôm nay, lần đầu tiên, tôi đi
tới biết sự thật là gì. Lần đầu tiên tôi tự do khỏi tưởng tượng và tôi đã đi
vào sự thật.
Vì vậy đây là lý do tại sao tôi
đang không yêu cầu bạn tưởng tượng bất kỳ cái gì. Tôi không yêu cầu bạn tưởng
tượng gì đó vốn sẽ là chướng ngại. Và vài điều tôi đã nói về luân xa và về hơi
thở không là chướng ngại bởi bạn không trở nên mê đắm với chúng. Bạn không bị gắn
liền với chúng: chúng chỉ là phương tiện thông qua đó bạn có thể đi vào bên
trong. Chúng không thể trở thành chướng ngại.
Vì vậy tôi chỉ đang nói về việc
sử dụng tưởng tượng theo cách mà cuối cùng nó không trở thành chướng ngại cho
thiền của bạn. Đây là lý do tại sao tôi đã không yêu cầu bạn thiền về cái gì
đó, tôi đơn giản yêu cầu bạn đi vào thiền. Tôi không yêu cầu bạn thực hiện thiền,
tôi đề nghị bạn đi vào thiền.
Bạn không chuẩn bị thiền về cái
gì đó. Bạn phải đạt tới thiền trong chính bản thân bạn. Nếu bạn nhớ tới điều này,
nhiều điều sẽ trở nên rõ ràng.
Một người bạn đã hỏi:
Tại sao tâm linh bị áp đảo bởi thú vui trần
tục, bất chấp bản chất cao hơn của nó?
Cho tới bây giờ, tâm linh vẫn
không bị áp đảo. Cho tới ngày nay, tính tâm linh chưa từng bị áp đảo bởi thú
vui trần tục. Bạn sẽ nói rằng tôi sai bởi mỗi ngày bạn hẳn đang cảm thấy bị chế
ngự bên trong chính bạn. Nhưng tôi hỏi bạn, bạn có bất kỳ quan tâm tâm linh
chân thực nào chưa? Điều bạn thật sự đang nói là cái trở nên bị áp đảo đó chưa
tồn tại trong bạn; nó chỉ là ý tưởng bạn có về tâm linh, rằng bạn nghe nói từ
đâu đó. Nếu ai đó nói với bạn rằng kim cương chiếu sáng ít là thạch anh, bạn sẽ
nói gì? Bạn sẽ nói rằng thế thì chúng không thể là kim cương thật; kim cương phải
là ảo và thạch anh phải là thật. Vì vậy tất nhiên kim cương sẽ bị đánh bại và
thạch anh sẽ thắng. Bởi nếu kim cương là thật, thế thì làm sao chúng có thể bị
đánh bại bởi thạch anh?
Bạn hẳn nghĩ rằng trong cuộc sống
phẩm chất tâm linh của bạn bị chế ngự bởi những thú vui trần tục. Nhưng những
phẩm chất tâm linh đó ở đâu? Vì vậy bất kỳ cái gì bạn nghĩ là đang bị áp chế chỉ
là tưởng tượng; phần khác đó chỉ là chưa hiện diện. Bạn hẳn liên tục nghĩ rằng
thù ghét chiến thắng và tình yêu bị chế ngự. Nhưng tình yêu ở đâu? Bạn hẳn nghĩ
rằng ham muốn tiền bạc chiến thắng và nó áp chế ham muốn biết thiêng liêng.
Nhưng ham muốn biết thiêng liêng này ở đâu? Nếu nó thật sự ở đó, không ham muốn
nào có thể áp đảo nó. Nếu nó thật sự ở đó, không ham muốn khác nào thậm chí có
thể tồn tại. Câu hỏi rằng nó đang bị áp chế sẽ không nảy sinh.
Nếu ai đó định nói rằng có ánh
sáng nhưng nó bị áp chế bởi bóng tối, bạn sẽ nói rằng người đó điên. Nếu có ánh
sáng, thế thì bóng tối không thể đi vào. Cho tới bây giờ không có chiến tranh
giữa ánh sáng và bóng tối. Cho tới bây giờ chưa bao giờ là xung đột giữa ánh
sáng và bóng tối bởi giờ phút có ánh sáng, bóng tối không còn tồn tại. Đối thủ
thậm chí không tồn tại, vì vậy chiến thắng không là vấn đề. Bóng tối có thể chiến
thẳng chỉ khi ánh sáng không có chút nào, vì vậy nó chiến thắng chỉ trong sự vắng
mặt của ánh sáng. Chỉ là không có câu hỏi về bóng tối trong sự hiện diện của
ánh sáng bởi bóng tối biến mất rồi, nó đơn giản không ở đó.
Cái bạn đang gọi là “những thú
vui trần tục” sẽ biến mất nếu thú vui tâm linh xảy ra trong bạn. Đây là lý do tại
sao toàn bộ nỗ lực của tôi là đưa tới nhấn mạnh hơn nữa cho việc tạo nên sự
thích thú tâm linh trong bạn hơn là nhấn mạnh việc từ bỏ thú vui trần tục của bạn.
Nhấn mạnh của tôi là về phía thực.
Khi thú vui tâm linh đích thực
nảy sinh trong bạn, thú vui trần tục của bạn trở nên yếu. Khi tình yêu nảy sinh
trong ai đó, thù ghét biến mất từ bên trong người đó. Chưa bao giờ có xung đột
giữa tình yêu và thù ghét; cho tới bây giờ chưa từng xảy ra.
Khi sự thật nảy sinh trong ai
đó, dối trá biến mất từ bên trong người đó. Sự thật và giả dối chưa từng trong
xung đột. Khi phi bạo lực nảy sinh trong ai đó, bạo lực của anh ta biến mất.
Phi bạo lực và bạo lực chưa bao giờ trong xung đột. Không là câu hỏi về chiến bại…
không có đến cả việc giao tranh. Bạo lực yếu tới mức giây phút phi bạo lực nổi
lên, nó biến mất. Phi tâm linh là rất yếu, thế giới là yếu, rất yếu.
Đây là lý do tại sao ở Ấn Độ thế
giới được mô tả như maya, ảo ảnh. Maya có nghĩa là cái gì đó vốn yếu tới mức bạn
chỉ chạm vào nó chút ít và nó biến mất. Nó là phép màu. Giống như ai đó chỉ cho
bạn cây xoài vốn mới vừa được làm cho đột ngột hiện ra, và rồi khi bạn tới gần
nó hơn bạn thấy rằng nó không có đó. Hoặc trong đêm tối bạn thấy sợi dây đang
lơ lửng và nhầm là con rắn; thế rồi khi bạn tới gần hơn bạn thấy rằng không có
con rắn nào cả. Con rắn mà bạn thấy dưới hình sợi dây là ảo ảnh: nó có vẻ ở đó
nhưng không phải vậy.
Đấy là lý do tại sao ở Ấn Độ thế
giới được nói là ảo ảnh, bởi khi ai đó tới đủ gần, giây phút người đó thấy sự
thật người đó sẽ thấy rằng không có thế giới, chính là như vậy. Điều bạn đang gọi
là thế giới chưa bao giờ đụng độ sự thật.
Vì vậy, khi bạn cảm thấy rằng
thú vui tâm linh của bạn đang bị đánh bại, hãy nhận biết một điều: những thú
vui đó của bạn hẳn là ảo. Bạn hẳn đã biết tới nó qua việc đọc sách, chúng không
bên trong bạn. Có nhiều người như vậy…
Một người đã tới tôi và hỏi,
“Trong quá khứ tôi từng kinh nghiệm Thượng đế, nhưng tôi không còn như thế nữa!”
Tôi nói với anh ấy, “Nó hẳn
chưa từng xảy ra. Liệu có thể nào bạn bắt đầu kinh nghiệm thiêng liêng và rồi bạn
dừng lại không?”
Nhiều người tới tôi và nói,
“Tôi từng kinh nghiệm thiền nhưng bây giờ tôi không thể nữa”.
Tôi nói với họ, “Nó chưa từng xảy
ra giống thế, bởi không thể nào từng kinh nghiệm thiền và rồi mất nó được”.
Ghi nhớ điều này trong tâm trí:
trong cuộc sống, trạng thái cao hơn có thể được chạm tới nhưng chúng chưa bao
giờ bị mất đi. Bạn có thể chạm tới những trạng thái cao hơn nhưng bạn không thể
mất chúng, không có cách nào mất chúng cả. Bạn có thể trở nên khôn ngoan, bạn
có thể đạt tới hiểu biết, nhưng bạn không thể mất nó. Nó là không thể.
Nhưng điều xảy ra là với giáo dục
và với điều kiện hóa, vài cảm giác gọi là tôn giáo nảy sinh trong bạn. Bạn tin
rằng chúng là tôn giáo, chúng không là tôn giáo, chúng chỉ là quy định hóa. Có
khác biệt giữa tính tôn giáo và điều kiện hóa. Từ thơ ấu trở đi, bạn đã được dạy
rằng có linh hồn. Bạn học nó, bạn nhồi nhét nó, bạn ghi nhớ nó, nó trở thành một
phần của hệ thống ký ức của bạn. Và về sau bạn vẫn tiếp tục nói rằng có linh hồn
và bạn nghĩ bạn biết rằng có linh hồn.
Bạn không biết nó chút nào. Nó
là ý tưởng mà bạn từng nghe nói đâu đó, điều sai lầm những người khác đã dạy bạn.
Bạn không biết chút nào. Và rồi nếu cái được gọi là linh hồn này bị đánh bại bởi
đam mê của bạn, bạn nói, “Linh hồn yếu tới mức nó bị đánh bại bởi những ham muốn
của tôi”. Bạn không có linh hồn, bạn chỉ có ý tưởng. Và ý tưởng đó được tạo nên
bởi xã hội, nó không là của bạn. Khi năng lượng của thú vui tâm linh thức tỉnh
qua kinh nghiệm của chính bạn, thế thì thú vui trần tục biến mất. Chúng không
còn có ảnh hưởng lên bạn.
Nhớ lấy điều này: nếu bạn cảm
thấy rằng bạn đang bị đánh bại, nhận ra rằng cái bạn đã tin tưởng là tôn giáo hẳn
phải là cái bạn nghĩ là tôn giáo, không là kinh nghiệm về tôn giáo của chính bạn.
Ai đó hẳn đã nói với bạn, chính bản thân bạn chưa kinh nghiệm nó. Bạn hẳn đã
nghe tới nó từ bố mẹ bạn. Bạn có lẽ có nó từ truyền thống, nhưng nó chưa xảy ra
trong bạn. Bạn nghĩ có ánh sáng nhưng chưa có - đó là lý do tại sao bóng tối
chiến thắng. Khi có ánh sáng, hiện diện thực sự của nó đánh bại bóng tối. Ánh
sáng không chiến đấu với bóng tối: hiện diện thật của nó, tồn tại thật của nó
là thất bại của bóng tối.
Giữ điều này trong tâm trí bạn,
và ném đi sự rỗng tuếch, cái gọi là thú vui tâm linh và cảm giác tôn giáo đã bị
đánh bại. Biết chúng là rỗng tuếch, chúng không có ý nghĩa. Việc hiểu về cách tạo
ra thú vui tâm linh đích thực sẽ tới với bạn chỉ khi bạn hiểu cách buông bỏ những
thú vui giả.
Nhiều người trong các bạn tiếp
tục mang theo gánh nặng của những điều tưởng tượng hoàn toàn, điều vốn không tồn
tại. Như thể bạn là một trong những kẻ ăn xin vốn nghĩ bản thân mình là người
giàu có, cái mà bạn không là. Tại sao khi bạn đặt tay mình vào túi của bạn và
không tìm thấy ít tiền nào, bạn hỏi, “Đây là loại giàu có gì nhỉ?” Đây không là
giàu có chút nào.
Những người ăn xin có trò tiêu
khiển thú vị: mơ là giàu có - và mọi hành khất đều mơ trở nên giàu có. Vì vậy bạn
càng trần tục, bạn sẽ càng mơ về việc trở nên tôn giáo.
Có nhiều cách để mơ. Đi tới đền
vào buổi sáng, quyên góp đôi chút gì đó, thực hiện vài nghi lễ, thậm chí thỉnh
thoảng đọc đôi chút từ kinh Gita, kinh Koran hoặc kinh Thánh, do đó ảo ảnh rằng
bạn mộ đạo được tạo ra. Những hành động này tạo nên ảo ảnh rằng bạn mộ đạo. Và
thế thì khi cái gọi là thú vui tôn giáo này bị đánh bại bởi những ham muốn trần
tục, bạn trở nên rất buồn và đầy nuối tiếc, và bạn nghĩ, “Thú vui tâm linh mới
yếu làm sao và thú vui trần tục mới mạnh mẽ làm sao”. Nhưng bạn không có chút
thú vui tâm linh nào. Bạn đang lừa dối bản thân với việc nghĩ rằng bạn tôn
giáo.
Vì thế bạn cần hiểu rằng thú
vui tâm linh nào có thể bị đánh bại bởi ham muốn dục là giả. Đây là tiêu chuẩn:
thú vui tâm linh nào có thể bị đánh bại bởi thú vui trần tục là giả. Cái ngày một
thú vui được sinh ra trong bạn thế thì trước hiện diện của nó thú vui trần tục
của bạn biến mất - thậm chí ở đó nếu bạn tìm kiếm chúng bạn cũng sẽ không thể
tìm thấy được - ngày đó, cái gì đó sẽ thật sự xảy ra cho bạn. Bạn sẽ có thoáng
nhìn về tính tôn giáo.
Nếu mặt trời mọc vào buổi sáng
và bóng tối còn lại như nó là, thế thì hãy biết rằng bạn chỉ đang mơ rằng mặt
trời đã mọc. Khi mặt trời mọc, bóng tối tự nó biến mất. Mặt trời chưa từng gặp
bóng tối; mặt trời không biết rằng cái gì đó như bóng tối tồn tại. Và nó sẽ
không bao giờ có thể biết tới.
Cho tới bây giờ linh hồn chưa từng
biết rằng cái gì đó giống như ham muốn trần tục tồn tại. Khi linh hồn thức tỉnh,
thế thì ham muốn không thể tìm thấy ở đâu cả. Hai cái chưa bao giờ gặp gỡ. Nhớ
lấy tiêu chuẩn này; nó sẽ hữu ích.
Một người bạn đã hỏi:
Khổ hạnh có là cần thiết trong thiền không?
Điều tôi đang diễn tả với bạn -
thanh lọc cơ thể, thanh lọc ý nghĩ, thanh lọc cảm xúc; tính không của cơ thể,
tính không của tâm trí, tính không của cảm xúc - đây là khổ hạnh.
Và mọi người nghĩ khổ hạnh là
gì? Nếu ai đó đang đứng dưới mặt trời, họ nghĩ rằng người đó đang tu tập khổ hạnh.
Nếu ai đó nằm trên nệm gai, họ nghĩ rằng người đó đang tu tập khổ hạnh. Nếu ai
đó đang ngồi trong cơn đói, điều đó nghĩa là người đó đang tu tập khổ hạnh. Ý
tưởng của chúng ta về khổ hạnh là rất duy vật, rất thể xác. Khổ hạnh, với hầu hết
mọi người, có nghĩa là hà khắc với cơ thể. Nếu ai đó đang làm tổn thương cơ thể
mình, thế thì người đó đang thực hành khổ hạnh. Thực tế, khổ hạnh không liên
quan gì tới việc làm tổn thương cơ thể. Khổ hạnh là gì đó hoàn toàn duy nhất;
là gì đó khá khác biệt.
Nếu ai đó đang nhịn ăn bạn nghĩ
người đó đang thực hành khổ hạnh - nhưng người đó chỉ đang chết đói. Và tôi sẽ
thậm chí đi xa tới mức nói rằng người đó đang không nhịn ăn, người đó chỉ đang
chịu đựng cơn đói. Chịu đựng cơn đói, không ăn gì, là một điều; nhịn ăn là gì
đó hoàn toàn khác.
Một upvaas, người nhịn ăn, có
nghĩa là sống trong hiện diện của thiêng liêng. Nó có nghĩa là ở gần linh hồn
ai đó. Nó có nghĩa là gần với linh hồn. Và chịu đựng cơn đói nghĩa là gì? Chịu
đựng cơn đói có nghĩa ở gần với cơ thể. Đây là hai điều tuyệt đối đối lập.
Một người đói ở gần cơ thể hơn
với linh hồn. Trong khi đó, người ăn no thì ít gần với cơ thể hơn. Người đói
luôn nghĩ về cơn đói, dạ dày và cơ thể người đó. Dòng suy nghĩ của người này bận
bịu với cơ thể. Mối bận tâm của người đó là với cơ thể và với thức ăn.
Nếu đói là một phẩm hạnh, nghèo
khó sẽ trở thành cái gì đó để tự hào. Nếu đói là gì đó tâm linh, những nước
nghèo sẽ tâm linh. Nhưng bạn có biết rằng không nước nghèo nào có thể tâm linh
không? Ít nhật nó chưa từng xảy ra cho tới bây giờ. Một đất nước chỉ có thể trở
nên tôn giáo khi nó giàu có.
Bạn nhớ những ngày quá khứ khi
các nước phương Đông là tôn giáo, khi Ấn Độ là tôn giáo, nhưng đó là những ngày
thật sự thịnh vượng, thật sự hạnh phúc và thật sự sung túc. Mahavira và Phật là
con vua; toàn bộ hai mươi tư vị tu khổ hạnh chứng ngộ Jaina là con vua. Điều
này không là ngẫu nhiên. Tại sao chưa bao giờ có vị tu khổ hạnh chứng ngộ được
sinh ra trong gia đình nghèo? Có lý do cho nó: khổ hạnh luôn bắt đầu giữa sung
túc. Người nghèo thì gần với cơ thể hơn. Người giàu bắt đầu trở nên tự do khỏi
cơ thể, theo nghĩa này những nhu cầu mang tính thể xác của người đó đã được
hoàn thành và lần đầu tiên người đó trở nên ý thức về nhu cầu mới vốn là của
linh hồn.
Đây là lý do tại sao tôi không ủng
hộ bạn nhịn đói, hoặc khiến ai đó khác đi tới nhịn đói, hoặc gọi nghèo khổ là
tính tâm linh. Những người nói điều này là đang mang ảo ảnh và họ cũng đang lừa
dối những người khác. Họ chỉ đang ủng hộ cho nghèo khó và nhận lấy những đường
đi sai để cảm thấy được bằng lòng. Ở trong cơn đói không có giá trị, tinh thực
có giá trị. Vâng, có thể trong trạng thái tịnh thực bạn quên mất thức ăn và cứ
tiếp tục mà không có nó, nhưng đó lại là chuyện hoàn toàn khác. Mahavira đang
thực hành khổ hạnh. Ông không giữ mình đói, ông tịnh thực. Thông qua tịnh thực
ông tiếp tục cố thử chạm tới gần hơn linh hồn. Trong một vài thời khắc khi ông ấy
ở gần hơn với thượng đế, thế thì ông ấy sẽ quên mất sự hiện diện của cơ thể. Những
thời khắc đó có thể được kéo dài và một hoặc hai ngày, thậm chí cả tháng có thể
trôi qua.
Người ta nói về Mahavira rằng
trong mười hai năm tu khổ hạnh, ông ấy chỉ ăn ba trăm năm mươi ngày. Một hoặc
hai tháng trôi qua lúc ông ấy không ăn. Bạn có nghĩ rằng nếu ông ấy đã đói, hai
tháng có đơn giản trôi qua không? Người đói sẽ chết. Nhưng Mahavira không chết
bởi ông ấy không nhận biết về cơ thể mình suốt thời gian đó. Có nhiều thân mật,
gần gũi với linh hồn tới mức ông ấy không nhận biết rằng cơ thể cũng có đó.
Và nó là một bí ẩn kỳ diệu… nếu
bạn trở nên không nhận biết về sự hiện diện của cơ thể, nó bắt đầu vận hành
theo hệ thống khác hoàn toàn và nó không còn cần thức ăn nữa. Bây giờ nó là một
thực tế khoa học rằng nếu bạn trở nên hoàn toàn không nhận biết về cơ thể bạn,
nó sẽ bắt đầu vận hành theo hệ thống khác hoàn toàn và nó sẽ không cần nhiều thức
ăn. Và người nào càng đi vào thế giới tâm linh, sẽ càng trở nên có thể cho người
đó tiếp nhận năng lượng tinh tế, rất tinh tế từ thức ăn vốn không thể đối với
người bình thường. Vì vậy khi Mahavira tịnh thực, chỉ bởi vì ông ấy gần với
linh hồn tới mức ông ấy quên đi tất cả về thức ăn. Đây là cách nó có thể xảy
ra.
Một lần có người mộ đạo cạnh
tôi, và người đó nói với tôi, “tôi nhịn ăn hôm nay”.
Tôi nói, “Bạn phải ngụ ý bạn
đang nhịn đói, mà không là tịnh thực!” Ông ấy nói, “Có khác biệt gì giữa nhịn
đói và tịnh thực?”
Tôi nói, khi bạn nhịn đói, bạn
ngừng ăn thức ăn và bạn bắt đầu suy ngẫm về thức ăn. Tịnh thực ngụ ý rằng bạn
không còn bận tâm tới thức ăn; bạn đang trong giao tiếp với linh hồn và thức ăn
bị quên lãng”.
Tịnh thực là khổ hạnh thật. Và
nhịn đói là gây tổn thương cho cơ thể, đè nén cơ thể. Người có bản ngã nhịn
đói; người phi bản ngã tịnh thực. Nhịn đói đáp ứng bản ngã, rằng “tôi đã không
ăn nhiều ngày rồi!” Bạn thấy tự hào và vui sướng khắp xung quanh bạn. Tin tức rằng
bạn rất tôn giáo lan truyền khắp nơi. Thậm chí một vết thương nhỏ cho cơ thể
cũng đáp ứng lớn lao bản ngã, vì thế người có cái tôi lớn đồng ý làm điều này.
Tôi đang nói với bạn một cách
rõ ràng rằng đây là mối bận tâm của bản ngã. Đây không là lợi ích và bận tâm
tôn giáo. Người tôn giáo dứt khoát tịnh thực, nhưng họ không nhịn đói. Tịnh thực
có nghĩa rằng ai đó hoàn toàn bị thú hút vào nỗ lực tới gần với linh hồn. Và
khi ai đó bắt đầu đi tới gần hơn với linh hồn, xảy ra chuyện thức ăn hoàn toàn
bị quên lãng. Và tôi nói với bạn điều này một cách dứt khoát rằng nó đúng trong
mọi thứ, không chỉ trong chuyện này mà trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Hôm qua tôi đã nói với bạn về dục
và tình yêu… hay có lẽ về gì đó khác. Người bận rộn đè nén dục sẽ dường như rất
tôn giáo với bạn, nhưng thực tế người đó không là tôn giáo chút nào. Người tôn
giáo là người bị thu hút vào phát triển của tình yêu, vì bằng cách yêu thương
nhiều hơn dục tự nó sẽ biến mất. Khi bạn tới gần hơn với thiêng liêng sẽ có nhiều
thay đổi trong cơ thể. Cách bạn nhìn cơ thể sẽ khác đi, nó sẽ thay đổi.
Khổ hạnh là khoa học thông qua
đó người ta quên đi rằng “Tôi là cơ thể” và đi tới biết rằng “Tôi là linh hồn”.
Khổ hạnh là chuyện về kỹ xảo. Khổ hạnh là một kỹ xảo. Một cây cầu, con đường
qua đó người ta quên rằng mình là cơ thể, và nhận biết hé rạng nơi người đó rằng
mình là linh hồn.
Nhưng những dạng khổ hạnh giả sẽ
tiếp tục khắp thế giới và chúng đã tạo nên nhiều nguy hiểm. Chúng thỏa mãn bản
ngã của vài kẻ bản ngã nhất nhưng gây nên tổn hại lớn cho hiểu biết của số
đông, bởi rồi thì số đông tin rằng đây là khổ hạnh thật, rằng đây là thiền thật,
rằng đây là yoga thật. Nhưng chúng không là thiền cũng không là yoga.
Và tôi sẽ nói với bạn vài điều
nữa: người nào quan tâm tới đè nén cơ thể theo cách này đơn giản là loạn thần
kinh. Ngoài ra, người nào vui thích gây tổn thương cơ thể họ cũng giống những
người vui thích gây đau đớn lên cơ thể người khác. Khác biệt duy nhất là niềm
vui họ kinh nghiệm sẽ được kinh nghiệm thông qua cách gây ra đau đớn lên cơ thể
người khác thay vì theo cách gây tổn thương lên chính cơ thể họ. Đây là những
người bạo lực. Đây là khổ dâm, nó là bạo lực lên bản thân.
Và tôi cũng nhắc bạn rằng có
hai loại bản năng trong con người: một bản năng là sống, bản năng tồn tại; và bạn
có lẽ không nhận thức rằng có bản năng khác trong con người là chết, bản năng
chết. Nếu không có bản năng chết ở con người, không thể có nhiều vụ tử tự đến
thế trên toàn thế giới. Bản năng chết tiềm ẩn hiện hữu trong tất cả mọi người -
bởi vậy cả hai bản năng đều có đó trong bạn.
Bản năng chết có thể kích động
một người tự giết chính mình. Người đó bắt đầu thích thú nó, phấn khởi vì nó.
Vài người tự tử trong một lần và vài người tự tử rất từ từ, theo từng phần. Những
ai thực hiện nó rất từ từ, bạn nói họ đang thực hành khổ hạnh, và những ai thực
hiện nó trong một lần được nói là đã tự tử. Những người nào thực hiện nó từ từ
dường như đang thực hành khổ hạnh!
Khổ hạnh không là tự tử. Khổ hạnh
không có gì làm với cái chết, nó liên quan tới cuộc sống vô tận. Khổ hạnh không
quan tâm tới cái chết mà là đạt tới một cuộc sống toàn bộ hơn nữa.
Vì vậy tầm nhìn của tôi về khổ
hạnh bao gồm ba chìa khóa mà tôi đã nói với bạn, và tôi sẽ trao đổi thêm về ba
chìa khóa nữa sau. Sáu chìa khóa này lý giải khổ hạnh là gì theo tầm nhìn của
tôi. Người nào đi vào sáu lời kinh này là đang thực hành khổ hạnh. Bạn từng tự
hỏi liệu có thật là khổ hạnh không khi ai đó chạy trốn và bỏ lại vợ con phía
sau chưa? Người ta gọi điều này là khổ hạnh… họ sẽ thậm chí gọi người đấy là
sannyasin! Thế nhưng có thể người đấy chạy trốn và bỏ lại người vợ đằng sau mà
vẫn nghĩ về cô ấy. Khổ hạnh là khi người vợ vẫn đang ngồi cạnh bạn đấy và bạn
không bị sao lãng bởi cô ấy. Chạy trốn và vẫn tiếp tục nghĩ về cô ấy không là
khổ hạnh.
Và nhớ cho, người nào chạy trốn
và bỏ rơi các thứ phía sau sẽ vẫn tiếp tục nghĩ về những thứ đó. Với họ không
thể không làm như thế, bởi nếu họ là dạng người không làm thế họ sẽ không thể
nghĩ về chúng ngay cả khi chúng vẫn còn ở đấy cùng họ.
Để tôi cũng nói với bạn điều
này nữa: Khi những thứ vẫn đang hiện diện bạn không nghĩ về chúng, thế nhưng
khi chúng không còn đó nữa bạn bắt đầu nghĩ về chúng. Bạn tự mình từng kinh
nghiệm điều này chưa? Bạn không nghĩ về điều đang ở trước bạn, bạn nghĩ về điều
không có đó. Nếu người bạn yêu ở gần bạn, bạn quên mất họ; khi họ ở xa bạn bắt
đầu nhớ họ. Họ càng ở xa, bạn càng nhớ họ da diết. Bạn không có khái niệm gì những
cái gọi là sannyasin này chịu đựng nhiều bao nhiêu.
Nếu tất cả những người tôn giáo
trên thế giới này trung thực, thế thì ảo tưởng này của thế giới tôn giáo hiện tại
của họ sẽ biến mất. Và nếu họ sẵn sàng phơi bày một cách thật sự rối loạn bên
trong của họ, điều đang xảy ra trong họ và sự đau đớn cực độ về thể xác hoặc
tinh thần họ đang trải qua, niềm khao khát họ đang chịu đựng, ham muốn đang
mang đến cho họ đau đớn và quỷ dữ vốn dường như đang dày vò họ - nếu họ nói cho
bạn tất cả điều này, bạn sẽ nhận ra rằng địa ngục là ở ngay đây trên trái đất
này. Tôi đang nói điều này với bạn với sự đảm bảo: địa ngục không thể ở bất kỳ
đâu khác thế giới này. Cuộc sống con người là địa ngục nếu người đó chưa chuyển
đổi ham muốn của mình mà chạy trốn khỏi chúng.
Khổ hạnh không có nghĩa là chạy
trốn khỏi cái gì, nó là biến đổi. Khổ hạnh không là từ bỏ mà là biến đổi. Khổ hạnh
không là hy sinh, nó là chuyển hóa đúng - và bất kỳ cái gì xảy ra trong sự chuyển
hóa đó đều đúng. Và bất kỳ cái gì xảy ra bằng cách chạy trốn, bởi từ bỏ, đều
không đúng. Sẽ rất hữu dụng nếu bạn có thể hiểu điều này.
Hàng nghìn người đang đau khổ.
Họ chỉ có một niềm vui: là thỏa mãn bản ngã. Cũng chỉ vài người này có thể thỏa
mãn, không phải tất cả. Bản ngã của những ai rất thông minh, vì vài lý do, được
thỏa mãn dễ dàng hơn. Phần còn lại chỉ khốn khổ và tiếp tục hy vọng rằng một
ngày họ sẽ tới thiên đường, rằng họ sẽ được cứu với khỏi đi tới địa ngục và có
lẽ kinh nghiệm niết bàn. Lòng tham dính kết với bạn cũng dính kết với họ. Và
tham cho bạn khả năng chịu đựng nhiều đau khổ. Ngay cả người bình thường trong
tham lam có thể chịu đựng nhiều đau khổ hơn. Người bình thường nào tham tiền trải
qua nhiều đau đớn để tích lũy tiền, và người nào tham đi tới thiên đường cũng
chịu đựng nhiều đau đớn.
Khi mọi người mang Jesu đi đóng
đinh, một trong những môn đồ hỏi, “Chúng tôi đã từ bỏ mọi thứ cho ngài: hãy nói
cho chúng tôi, chúng tôi sẽ được đối xử như thế nào ở vương quốc của Thượng đế?”
Ông ấy hỏi, “Chúng tôi đã từ bỏ mọi thứ cho ngài, nơi của chúng tôi ở vương quốc
của Thượng đế sẽ là gì?”
Jesu hẳn đã nhìn ông ta với
lòng thương hại lớn lao và có lẽ vì thương hại hoặc một cách đùa bỡn, tôi không
biết tại sao ông ấy nói nó, ông ấy đáp, “Cũng sẽ là một nơi gần bên Thượng đế
cho ông”.
Người đàn ông trở nên hạnh
phúc. Ông ấy nói, “Thế thì được rồi”.
Bây giờ bạn sẽ nói rằng người
đàn ông này đã từ bỏ? Thật khó để tìm thấy người nào tham lam hơn người hỏi,
“Tôi đã từ bỏ tất cả, bây giờ tôi sẽ nhận lại cái gì?” Ai đó đang nghĩ sẽ nhận
lại gì đó là chưa từ bỏ chút nào. Đây là lý do tại sao tất cả cuộc nói chuyện về
khổ hạnh này - tất cả mọi người đang nói về khổ hạnh - cũng đưa đến cho bạn cám
dỗ thực hành một hạnh khổ hạnh cụ thể, để bạn sẽ nhận được một phần thưởng cụ
thể.
Khổ hạnh được thực hiện với ham
muốn nhận lại gì đó là giả, bởi đấy không là khổ hạnh chút nào, nó là một dạng
của tham lam. Đây là lý do tại sao tất cả dạng tồn tại của khổ hạnh hứa hẹn với
bạn đổi lại gì đó. Họ nói với bạn rằng những ai thực hành khổ hạnh này hoặc khổ
hạnh kia trong quá khứ đã đạt được cái này hoặc cái nọ. Đây tất cả là những dạng
của tham lam.
Khổ hạnh duy nhất là cố gắng biết
tự thân. Không phải là bạn sẽ nhận được nơi nào đó ở thiên đường thông qua điều
này hoặc điều kia - nhưng bạn sẽ kinh nghiệm vui sướng lớn lao. Không biết tới
tự thân của bản thân là không biết tới tự thân cuộc sống, và không biết tự thận
của chính mình… Không thể nào có việc mong muốn biết tự thân lại không nảy sinh
trong ai đó dù người đó chỉ có chút ít thông minh. Người đó sẽ kiên quyết biết
mình là ai và tiếp tục trở nên thân thuộc với năng lượng cuộc sống trong mình.
Khổ hạnh là con đường đi tới biết
về sự thật cuộc sống. Khổ hạnh không là đè nén cơ thể. Nhưng, có thể nhiều điều
đang diễn ra cho thiền nhân đối với bạn dường như là đè nén cơ thể, mặc dù người
đó đang không làm như vậy chút nào.
Bạn từng thấy tượng của
Mahavira chưa? Khi bạn thấy bức tượng của ông ấy, bạn có cảm thấy rằng người
đàn ông này đè nén cơ thể không? Bạn từng nhìn thấy cơ thể nào khác giống thế
không? Và thế thì bạn từng nhìn những vị thánh đi theo Mahavira chưa? Giờ phút
bạn nhìn họ bạn biết rằng họ đã đè nén cơ thể họ. Nguồn sinh lực của họ tất cả
đều khô kiệt. Cơ thể họ buồn và uể oải, và trạng thái ý thức của họ cũng uể oải.
Họ chỉ di chuyển dưới ảnh hưởng của lòng tham: “Hân hoan, an bình mà bạn có thể
thấy trong tượng của Mahavira ở đâu?”
Đây là đôi điều nghĩ tới.
Mahavira trút bỏ quần áo. Bạn nghĩ ông ấy trút bỏ quần áo bởi ông ấy nghĩ rằng
quần áo nên được từ bỏ. Không, ông ấy đơn giản đi tới biết niềm vui sướng của
việc ở trần truồng. Tôi muốn nói với bạn một cách rất rõ ràng rằng Mahavira
không trút bỏ quần áo vì có đôi chút vui sướng trong việc từ bỏ chúng, ông ấy
trút bỏ chúng bởi niềm vui của việc ở trần truồng. Trần truồng là hân hoan với
ông ấy tới nỗi mặc quần áo trở nên phiền hà. Ông ấy thấy thật nhiều hân hoan bởi
việc ở trần truồng tới mức quần áo trở nên phiền hà, vì thế ông ấy quẳng chúng
đi.
Khi một nhà sư đi theo ông ấy
buông bỏ quần áo của mình, người ấy không cảm thấy chút vui thích nào trong nó.
Thực tế, khó cho ông ấy trút bỏ quần áo. Và bằng cách đi qua khó khăn đó ông ấy
nghĩ rằng ông ấy đang thực hành khổ hạnh. Khi người đó buông bỏ quần áo người
đó nghĩ, “Tôi đang thực hành khổ hạnh”.
Với Mahavira đây không là khổ hạnh,
nó là hành động của niềm vui. Và nếu ai đó theo Mahavira mà không hiểu ông ấy,
không hiểu linh hồn ông ấy, người đó sẽ chỉ trút bỏ quần áo, và bởi trút quần
áo sẽ khó khăn cho người đó, nên người đó gọi đây là một khổ hạnh.
Khổ hạnh không đau đớn. Không
thể có niềm vui nào lớn hơn khổ hạnh. Nhưng những ai thực hành nó duy nhất trên
bề mặt sẽ cảm thấy rằng nó khó khăn và đau khổ. Và đổi lấy việc đi qua nhiều
đau đớn vậy họ sẽ hy sinh bản ngã của họ trên trái đất và sẽ hy sinh lòng tham
của họ cho một thế giới khác. Tôi không gọi cái này là khổ hạnh. Khổ hạnh là
quá trình đi vào trong bản thân mình với sự trợ giúp của tâm trí và cơ thể. Và
để đi vào trong tự thân là khó khăn và gian khổ - cần quyết tâm rất lớn.
Nghĩ về điều này đi. Nếu tôi
liên tục đứng dưới mưa và mặt trời gay gắt: có khổ hạnh trong điều này hơn trước
thực tế rằng khi ai đó lạm dụng tôi, tôi không trở nên tức giận không? Có khổ hạnh
trong việc nằm trên giường gai hơn trước thực tế rằng khi ai đó dùng đá đánh
tôi, ngay cả ý nghĩ đến việc dùng đá đánh lại người đó cũng không nảy sinh
trong trái tim tôi không? Cái nào chứa đựng nhiều khổ hạnh hơn? Bất cứ ai trong
rạp xiếc cũng có thể nằm trên giường gai; đứng dưới mặt trời nóng chỉ là chuyện
thực tập, và sau khi thực tập vài ngày nó chẳng còn đáng kể gì. Nó rất đơn giản,
nó hoàn toàn đơn giản. Hãy còn trần truồng là chuyện của thực hành. Thực tế, tất
cả những người nguyên thủy trên thế giới đều sống trần truồng. Nhưng chúng ta
không gọi đó là khổ hạnh, và chúng ta không đi tới họ và quỳ xuống chân họ như
thể họ đang làm điều gì đó tuyệt vời. Chúng ta biết rằng nó là phong tục của họ.
Nó rất tự nhiên với họ, nó không khó khăn với họ.
Khổ hạnh không có nghĩa rằng bạn
chỉ tiếp tục thực hành gì đó. Nhưng một trăm người thì có tới chín mươi chín
người đang làm điều này. Bạn sẽ hiếm khi ngang qua ai đó mà khổ hạnh của người
đó là hoa trái niềm vui của người này - và khổ hạnh chỉ là thực khi nó là hoa
trái của niềm vui. Nhưng khi nó phục vụ cho đau khổ nó không là gì hơn một dạng
khổ dâm - nó không là tôn giáo, nó là loạn thần kinh.
Và nếu hiểu biết tăng trưởng
trong thế giới, chúng ta sẽ gửi người được gọi là tôn giáo này tới bệnh viện
tâm thần, không phải là thánh đường. Thời điểm mà ai đó nhận thấy hài lòng từ
việc gây tổn thương chính cơ thể mình cần được điều trị là không xa lắm. Và người
nào chỉ hưởng thụ vui thú của cơ thể người đó cũng ốm yếu, cũng y như người nhận
lấy niềm vui từ việc gây nên đau đớn cho cơ thể, những người này cũng ốm yếu
nhưng ở thái cực khác. Nếu ai thấy vui sướng chỉ từ việc dùng cơ thể mình để
vui đùa, nó là ốm yếu. Nó là ốm yếu của những ai luôn tìm kiếm thú vui thể xác.
Và nếu ai đó vui thích gây tổn thương cơ thể, điều này nữa cũng là ốm yếu - nó
là ốm yếu của người tu khổ hạnh vốn đè nén mọi ham muốn thể xác của mình.
Người nào sử dụng cơ thể của
mình đúng sẽ trở nên tự do khỏi ốm yếu. Người đó không đồng nhất với cơ thể
mình, không đắm chìm cũng không đè nén. Cơ thể đơn giản là công cụ. Chỉ người
nào không đè nén cơ thể cũng không đắm chìm trong nó, người mà niềm vui hay đau
khổ không phụ thuộc vào cơ thể, người mà niềm vui không phụ thuộc vào cơ thể mà
là linh hồn -chỉ người như vậy mới di chuyển tới tôn giáo.
Có hai loại người vốn có niềm
vui phụ thuộc vào cơ thể: một loại kinh nghiệm niềm vui qua việc ăn quá nhiều,
và loại kia thì kinh nghiệm niềm vui qua việc không ăn. Nhưng cả hai đang nhận
lấy vui sướng từ việc hành hạ cơ thể - nếu họ kinh nghiệm bất kỳ vui sướng nào,
nó gắn chặt với cơ thể. Đây là lý do tại sao tôi gọi cả hai, loại người đắm
chìm và loại người tôn giáo này là duy vật: bản thân họ chỉ bận tâm tới cơ thể.
Bởi tôn giáo nếu là cái gì đó chỉ gắn liền với cơ thể thì sẽ rất gây hại. Phẩm
chất tinh thần của tôn giáo cần được thiết lập lại.
Một câu hỏi nữa về chủ đề này:
Có khác biết gì giữa rag, ham muốn; virag,
chối bỏ ham muốn; và veetrag, vượt thoát khỏi ham muốn.
Rag có nghĩa gắn kết vào gì đó,
virag có nghĩa đi chống lại gắn kết, và veetrag có nghĩa vượt thoát gắn kết.
Nếu bạn cố hiểu điều tôi đang
nói ngay lúc này, thế thì rag là gắn kết vào cái gì đó và virag là phủ nhận gắn
kết đó. Nếu một người tích lũy tiền nó là rag, và nếu một người từ bỏ tiền và
trốn chạy, đấy là virag. Nhưng tiêu điểm trong cả hai trường hợp đều là tiền.
Người nào đang tích lũy là nghĩ về tiền, và người nào đang từ bỏ nó thì phía
sau đó cũng là nghĩ về tiền. Một là tìm kiếm vui thú từ việc tích lũy thật nhiều
- người đó có rất nhiều và cái tôi của người đó được thỏa mãn bởi việc nghĩ về
nó - trong khi người khác thì hy sinh bản ngã của mình bằng cách nghĩ về thực tế
rằng mình đã từ bỏ rất nhiều.
Bạn sẽ ngạc nhiên… người có tiền
sẽ giữ tài khoản xem họ có bao nhiêu tiền, nhưng người từ bỏ tiền cũng giữ một
tài khoản xem họ đã từ bỏ bao nhiêu tiền. Thầy tu và người tôn giáo có danh
sách xem họ đã thực hiện bao nhiêu lần nhịn ăn! Họ giữ dấu vết những loại nhịn
ăn khác nhau mà họ đã thực hiện. Nếu có bảng thống kê về từ bỏ, cũng giống vậy
cũng có bảng thống kê về ham muốn. Rag giữ một bản, và virag cũng giữ một bản,
bởi điểm tập trung của họ là như nhau; họ đều đang nắm giữ cùng một thứ.
Veetrag, vượt thoát khỏi gắn kết,
không giống như virag, phủ nhận gắn kết. Veetrag là tự do khỏi cả gắn kết và phụ
nhận gắn kết. Veetrag là trạng thái tâm thức khi không có cả gắn kết lẫn
không-gắn kết. Người đó là trung lập. Người đó có tiền nhưng người đó không bận
tâm.
Kabir có người con trai,
Kamaal. Kabir lúc đó đang có thói quen của virag, phủ nhận gắn kết. Ông ấy
không thích cách của Kamaal, bởi nếu ai đó tặng gì đó cho Kamaal anh ta sẽ giữ
lấy nó. Kabir nói với anh ta nhiều lần, “Đừng chấp nhận quà tặng từ bất kỳ ai.
Chúng ta không cần tiền chút nào”.
Nhưng Kamaal sẽ nói, “Nếu tiền
là vô dụng, thế thì cần gì phải nói ngay đến cả từ không? Nếu tiền là vô dụng,
thế thì chúng ta không cần hỏi xin nó bởi nó là vô dụng. Nhưng nếu ai đó tới
đây để tự mình gỡ bỏ gánh nặng, thì tại sao lại nói không với anh ta? Sau rốt,
nó là vô dụng cơ mà”.
Kabir không thích điều này. Ông
ấy nói, “Ta muốn con ở riêng”.
Virag của ông ấy, phủ nhận với
gắn kết, đang bị đảo lộn bởi nó. Vì thế ông ấy nói với Kamaal ra ở riêng, và
Kamaal bắt đầu sống trong một lều riêng.
Vua Kashi có lần tới thăm
Kabir. Ông ấy nói, “Ta không thấy Kamaal quanh đây”.
Kabir nói, “Tôi không thích
cách của nó, cư xử của nó là nông cạn. Tôi đã sống riêng khỏi nó. Nó sống
riêng”.
Vua hỏi, “Lý do là gì vậy?”
Kabir nói, “Nó tham tiền. Ai đó
dâng cúng gì đó và nó nhận lấy.
Vua đi tới gặp Kamaal và, cúi
xuống, đặt một viên kim cương rất giá trị dưới chân anh ta. Kamaal nói, “Ngài
mang gì tới vậy? Chỉ một viên đá ư!” Vua nghĩ, “Nhưng Kabir nói rằng Kamaal gắn
kết với tiền bạc, và anh ta nói rằng mình chỉ mang tới một viên đá!” Vì vậy ông
ấy nhặt nó lên và bắt đầu đặt nó lại vào túi mình.
Kamaal nói, “Nếu nó là một viên
đá, thế thì đừng bận tâm mang lại gánh nặng theo mình; nếu không thì ngài sẽ vẫn
đang nghĩ rằng nó là kim cương”.
Vua nghĩ, “Có gì đó gian lận diễn
ra đây”. Nhưng ông ấy nói, “Thế tôi nên đặt nó ở đâu?”
Kamaal trả lời, “Nếu ngài hỏi đặt
nó ở đâu, thế thì ngài không xem nó chỉ là hòn đá. Và ngài đang hỏi đặt nó ở
đâu, vì vậy ngài không nghĩ nó chỉ là hòn đá. Đơn giản quẳng nó đi! Giữ nó để
làm gì?”
Vua đặt nó vào một góc trong lớp
mái rơm của căn lều. Rồi ông rời đi mà nghĩ, “Đây là lừa dối! Khi ta quay lưng
nó sẽ biến mất cho coi”.
Sau sáu tháng ông ấy quay lại
và nói, “Cách đây một thời gian tôi đã tặng ngài cái gì đó”.
Kamaal nói, “Nhiều người tặng vật
phẩm. Và chỉ nếu tôi có hứng thú với những thứ đó tôi mới bận tâm giữ chúng hay
trả lại chúng. Nhưng tôi không có hứng thú với những món quà đó, vì vậy sao tôi
cần theo dõi chúng làm gì? Vâng, ngài hẳn đã tặng tôi gì đó. Bởi ngài đang nói
vậy, ngài hẳn đã mang tới một món quà”.
Vua nói, “Quà của tôi rất không
rẻ, nó rất có giá trị. Viên đá mà tôi đã tặng ngài đâu?”
Kamaal nói, “Điều đấy rất khó.
Ngài đã đặt nó ở đâu?”
Vua đi tới và nhìn vào góc nơi
ông ấy đã nhét nó vào, và viên đá vẫn ở đó. Ông ấy ngạc nhiên! Điều này đã mở mắt
ông ấy.
Người đàn ông Kamaal này là duy
nhất: với anh ta nó chỉ là một hòn đá. Đây là điều mà tôi gọi là veetrag, vượt
thoát khỏi gắn kết. Nó không là virag, phủ nhận gắn kết. Đây là vượt thoát gắn
kết.
Rag là mối bận tâm bám chặt cái
gì đó, và virag là quan tâm tới từ bỏ cùng điều đó. Veetrag có nghĩ là nó đã
không còn chút ý nghĩa nào. Veetrag, vượt thoát khỏi ham muốn, là mục tiêu.
Những ai đạt tới điều đó biết tới
hân hoant tối thượng bởi tất cả gắn kết của họ với bên ngoài biến mất.
Và bây giờ, câu hỏi cuối cùng:
Thiền là không thể nếu không có điều mà thầy
gọi là nền tảng cho thiền: thanh lọc của cơ thể, thanh lọc của ý nghĩ và thanh
lọc của cảm xúc?
Không, không có chúng thiền vẫn
là có thể, nhưng nó chỉ có thể với rất ít người. Nếu bạn đi vào thiền với toàn
bộ quyết tâm, thế thì ngay cả không có thanh lọc bất kỳ cái nào trong những cái
này bạn vẫn có thể đi vào thiền bởi giây phút bạn đi vào, tất cả những cái đó sẽ
trở nên tinh khiết. Nhưng nếu nó không dễ dàng cho bạn để có được nhiều quyết
tâm thế - sẽ rất khó có nhiều quyết tâm như vậy - thế thì bạn sẽ phải thanh lọc
chúng từng cái một.
Bạn sẽ không đạt tới trạng thái
thiền bằng cách khiến chúng tinh khiết, nhưng bạn sẽ đạt tới quyết tâm lớn hơn
bằng cách làm chúng tinh khiết. Bằng cách thanh lọc chúng, năng lượng vốn đã bị
lãng phí qua uế tạp sẽ được giữ lại, và năng lượng đó sẽ được chuyển hóa thành
quyết tâm. Sau đó bạn sẽ đi vào thiền. Thanh lọc ba mảng này hữu ích, nhưng
không cần thiết.
Thanh lọc ba mảng này là thiết
yếu với những ai thấy không thể đi vào thiền một cách trực tiếp, và những ai mà
không có nó sẽ không thể đi vào thiền được. Nhưng chúng chắc chắn là không cần
thiết bởi nếu có quyết tâm toàn bộ, dù chỉ trong chốc lát, bạn có thể đi vào
thiền. Dù chỉ chốc lát, nếu ai đó tập hợp năng lượng toàn bộ và thực hiện cú nhảy,
thế thì không có gì có thể ngăn cản người đó, không uế tạp nào có thể ngăn cản
người đó. Nhưng chỉ rất ít người có đủ diễm phúc tập hợp năng lượng nhiều đến vậy;
chỉ rất ít người có đủ diễm phúc để tập hợp can đảm nhiều đến thế.
Chỉ loại người mà tôi sắp nói với
bạn trong câu chuyện đây mới có thể tập hợp can đảm nhiều đến thế.
Trước đây có người đàn ông nghĩ
rằng thế giới phải kết thúc ở đâu đó, vì thế ông ta bắt đầu lên đường để tìm
nơi mà thế giới kết thúc. Ông ấy đi qua hàng nghìn dặm, và tiếp tục hỏi mọi người,
“Tôi phải tìm nơi mà thế giới kết thúc”.
Cuối cùng ông ấy đi tới một
ngôi đền nơi có dấu hiệu trên đó viết rằng: Nơi đây Chấm dứt Thế giới. Ông ấy
trở nên rất sợ hãi… dấu hiệu đã xuất hiện; xa hơn chút nữa và rồi thế giới sẽ kết
thúc. Và dưới dấu hiệu điều này được viết: Không Đi Xa Hơn Nữa. Nhưng ông ấy muốn
thấy kết thúc của thế giới, vì thế ông ấy tiếp tục.
Chỉ là quãng ngắn từ đó tới nơi
thế giới đi tới kết thúc. Có một đường kẻ ngắn và dưới nó là một vực thẳm vô tận.
Ông ấy mới chỉ nhìn một cái thôi và ông ấy đã sợ chết khiếp. Ông ấy chạy ngược
lại; ông ấy không thể dù chỉ nhìn lại phía sau mình bởi một vực thẳm đến vậy. Vực
thẳm mà không quá sâu cũng là đáng sợ rồi, nhưng chúng còn có đáy; vực thẳm này
thì vô tận - nó là kết thúc của thế giới. Vực thẳm này là kết thúc và không có
gì vượt qua vực thẳm này. Trong sợ hãi người này chạy vào trong đền và nói với
thầy tu, “Điểm cuối cùng này rất nguy hiểm”.
Vị thầy tu đáp, “Nếu anh nhảy,
anh hẳn sẽ thấy kết thúc của thế giới là khởi đầu của sự sùng đạo”. Ông ấy nói,
“Nếu anh nhảy vào vực thẳm đó anh hẳn sẽ tìm thấy thiêng liêng”.
Nhưng để tập hợp đủ can đảm nhảy
vào vực thẳm, nếu bạn không vốn có nó, vài chuẩn bị cho thiền là cần thiết. Chỉ
người nào sẵn sàng nhảy vào vực thẳm là không cần tới chuẩn bị. Và làm sao có
thể có chút chuẩn bị nào? Có thể không có chuẩn bị, và đây là lý do tại sao tôi
đã gọi những chuẩn bị này là kỷ luật bên ngoài. Chúng là phương tiện bên ngoài
và chúng sẽ giúp bạn vươn tới một điểm. Bất kỳ ai có can đảm có thể nhảy vào một
cách trực tiếp, và bất kỳ ai không có can đảm có thể sử dụng những bước này, nhớ
lấy điều này.
Chỉ những câu hỏi này có thể được
thảo luận hôm nay. Phần còn lại chúng ta sẽ thảo luận vào ngày mai.Xem tiếp Chương 7 - Quay về Mục lục