Chương 3. Tìm Ra Giá Trị Cuộc Sống

Chương 3. Tìm Ra Giá Trị Cuộc Sống

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Con Đường Của Thiền – Osho

Chương 3. Tìm Ra Giá Trị Cuộc Sống





Nghe hoặc Tải MP3 'Con Đường Thiền' ê


Các bạn yêu dấu,

Đầu tiên có một câu hỏi:

Nếu một người tìm thấy một tia sáng, người đó nên chăm sóc kinh nghiệm này như thế nào?

Như tôi đã nói sáng nay, bất kì cảm giác về vui sướng, hạnh phúc nào mà bạn kinh nghiệm, chúng được ghi nhớ bên trong bạn liên tục, hai mươi bốn giờ một ngày. Bạn làm điều này như thế nào? Có hai cách: một cách là nhớ và tạo lại trạng thái đặc biệt của tâm thức mà bạn đã kinh nghiệm trong lúc bạn thiền.

Ví dụ, lúc thiền bạn hít thở chậm, thế thì cả ngày bất kì khi nào bạn có thời gian, khi bạn đang không làm bất kì cái gì đặc biệt cũng vậy, làm chậm lại việc thở của mình và để tâm tới điểm dưới mũi nơi hơi thở đi vào. Nhớ lấy những cảm giác này, tưởng tượng bản thân bạn đang cảm thấy hạnh phúc, vui sướng, tĩnh lặng và được nuôi dưỡng. Mang những cảm xúc đấy trở lại. Bất kì khi nào bạn nhớ - lúc đi ngủ, tỉnh dậy, đi trên phố, bất kì bạn ở đâu - mang những cảm xúc đấy trở lại. Kết quả sẽ là nhiều lần trong ngày việc nhớ này sẽ tác động vào cái gì đó trong bạn. Và sẽ tới lúc khi bạn không phải làm bất kì nỗ lực đặc biệt nào để ghi nhớ, nó sẽ ở cùng bạn liên tục, giống như việc hít thở của bạn vậy.

Vì thế trước tiên, bạn phải tiếp tục ghi nhớ những cảm xúc này trong bản thân bạn, bất kì khi nào ý nghĩ đi tới bạn. Ví dụ, trong khi đang nằm trên giường nhớ về trạng thái bạn đã là khi đang thiền. Khi bạn đi dạo, khi bạn ngắm ánh trăng trong đêm, khi bạn ngồi dưới cây và không có ai xung quanh, khi bạn một mình trong phòng, nhớ lấy những cảm xúc đấy. Đi trên xe buýt hoặc tàu hỏa, ngồi một mình, nhắm mắt lại và nhớ những cảm xúc đấy. Ngay cả trong suốt ngày khi bạn bận rộn với công việc, ngay cả ở trong phòng làm việc, đứng lên vài phút và đi tới bên cửa sổ, hít vài hơi thật sâu và thử nhớ trạng thái hiện hữu đó.

Nếu bạn làm điều này dù chỉ mười hoặc mười lăm phút một ngày, nhớ lại chừng một hoặc hai phút, nó sẽ trở nên ngày một thường xuyên hơn. Từ từ bạn sẽ nhận thấy rằng không cần phải nhớ - nó sẽ vẫn ở đó với bạn. Vì vậy đây là một cách: mang bất kì cái gì bạn kinh nghiệm trong thiền vào suy nghĩ và để nó đi vào trong tâm thức của bạn.

Cách thứ hai là điều tôi đã gợi ý với bạn, rằng khi bạn đi ngủ ban đêm bạn thực hiện quyết tâm. Cách bạn thực hiện quyết tâm mạnh hơn cũng là cách bạn làm cho trạng thái thiền trở thành liên tục. Khi bạn có kinh nghiệm thiền, thế thì ban đêm khi bạn đi ngủ, làm điều tương tự thế: nhớ lại bên trong bất kì cái gì bạn đã kinh nghiệm trong lúc thiền và cùng kinh nghiệm đó sẽ cùng bạn trong hai mươi tư giờ mỗi ngày.

Bài tập tôi đã đưa tới bạn để thực hiện quyết tâm khi thở ra và thực hiện quyết tâm và rồi hít vào và thực hiện quyết tâm… khi bạn kinh nghiệm trạng thái của tĩnh lặng, thế thì sử dụng cùng quá trình đó, mang ý nghĩ tới tâm trí tới mức bất kì cái gì bạn cảm thấy trong lúc thiền sẽ ở cùng bạn mọi lúc giống như dòng chảy bên trong. Bằng cách nhắc lại ý nghĩ này bạn sẽ tìm thấy cảm giác của thiền mà không cần bất kì nỗ lực nào. Sẽ ích lợi hơn nếu hai điều được làm đồng thời. Sau đó, khi chúng ta nói về thanh lọc ý nghĩ và cảm xúc, chúng ta sẽ có thể thảo luận điều này sâu hơn. Nhưng bạn có thể thử nghiệm với cả hai bài tập này.

Trong suốt hai mươi tư tiếng bạn sẵn có nhiều thời gian rỗi mà lại không có gì đáng làm. Nếu thời gian rỗi có thể được sử dụng để nhớ giờ phút của thiền, nó có thể tạo nên sự khác biệt to lớn. Nhìn nó theo cách này: cách đây hai năm ai đó lăng mạ bạn, hoặc bạn trải qua một sự cố thảm thương - nếu hôm nay bạn thử nhớ sự cố này bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng khi bạn nhớ tới toàn bộ sự cố này cơ thể và tâm trí bạn sẽ từ từ đi tới cùng trạng thái tương tự mà chúng đã là khi bạn thực tế đi qua trải nghiệm cách đó hai năm. Nếu cách đó hai năm bạn bị lăng mạ bởi ai đó và hôm nay bạn thử nhớ lại sự cố này, bạn đã cảm thấy như thế nào và bạn bị lăng mạ ra sao, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng cơ thể và tâm trí bạn sẽ kinh nghiệm cùng trạng thái chúng đã là khi đó, như thể bạn lại bị lăng mạ vậy.

Mọi thứ được tích tụ lại trong tâm thức của bạn và nó không biến mất. Bất kì cái gì bạn đã kinh nghiệm thì đều được lưu trữ lại. Nếu bạn mang những ký ức này trở lại bạn có thể kinh nghiệm cùng những điều đó và bạn có thể trải qua cùng cảm xúc đó nữa. Không gì bị xóa đi trong tâm trí con người.

Vì thế nếu trong khi bạn đang thiền hôm nay bạn cảm thấy tốt, thế thì sẽ cần thiết nhớ tới kinh nghiệm này ít nhất năm tới mười lần trong suốt cả ngày. Theo cách này ký ức của kinh nghiệm này sẽ đi sâu hơn vào trong tâm thức của bạn, và bằng cách nhớ nó lặp đi lặp lại nó sẽ trở thành một phần vĩnh viễn của tâm thức bạn. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi đã được hỏi, đây là cách nó có thể được làm. Và sẽ quan trọng nếu bạn thực hiện nó.

Rất thường là mọi người hay mắc sai lầm trong việc cứ nhớ lại chỉ những gì tiêu cực và quên đi mọi thứ tích cực. Sai lầm cơ bản mà mọi người mắc phải là họ nhớ tất cả những gì vô dụng, tiêu cực, và họ quên tất cả những gì có giá trị thực. Bạn sẽ hiếm khi nhớ tới giây phút bạn tràn đầy yêu thương; bạn sẽ hiếm khi nhớ những giờ phút cơ thể bạn cảm thấy hoàn toàn sống động. Bạn hiếm khi nhớ những giờ phút bạn cảm thấy tĩnh lặng. Nhưng bạn sẽ luôn nhớ giờ phút bạn tức tối và giận dữ, giờ phút bạn bị lăng mạ và bạn trả thù ai đó. Bạn sẽ luôn nhớ những lúc bạn bị tổn thương mà hiếm khi nhớ những lúc nào nuôi dưỡng bạn. Và rất quan trọng cho bạn khi nhớ tới những giờ phút nuôi dưỡng này.

Nhớ chúng liên tục sẽ giúp bạn theo hai cách: Quan trọng nhất, nhớ những giây phút đó sẽ tạo nên khả năng cho chúng xảy ra lần nữa. Nếu ai đó liên tục nhớ tới những điều tiêu cực, hoàn toàn người đó sẽ có thể trải qua cùng dạng kinh nghiệm đó lần nữa. Nếu ai đó thường xuyên nhớ tới những điều buồn phiền rất có thể người đó sẽ lại buồn phiền, bởi người đó sẽ phát triển thiên về phía những điều đó và sự cố đó sẽ tiếp tục lặp lại trong cuộc đời của họ. Tất cả những cảm giác này trở nên tích tụ trong bạn, và tự thân chúng trở nên ngày một dễ lặp lại hết lần này tới lần khác.

Thử quan sát trong bản thân bạn dạng cảm xúc mà bạn có xu hướng nhớ tới. Chúng ta tất cả đều có ký ức. Dạng kinh nghiệm nào bạn có xu hướng nhớ tới? Và cũng nhớ rằng bất kì ký ức nào bạn có của quá khứ, bạn đang vun trồng chúng như những hạt giống cho tương lai và bạn sẽ gặt hái cùng kinh nghiệm đó trong tương lai. Ký ức quá khứ của bạn dọn đường cho tương lai.

Quên đi một cách có ý thức mọi thứ vô dụng - nó không có chút giá trị nào! Và nếu bạn nhớ những thứ đó, thế thì ngừng bản thân bạn lại và yêu cầu những ký ức đó đi đi. Chúng không hữu dụng gì cho bạn. Quên đi tất cả gai và nhớ tới hoa. Có thể có nhiều gai, nhưng cũng có hoa xung quanh. Nếu bạn nhớ tới hoa, gai trong cuộc sống của bạn sẽ biến mất và cuộc sống của bạn sẽ được đổ đầy với hoa. Nếu bạn nhớ tới gai, có lẽ hoa trong cuộc sống của bạn sẽ biến mất và bạn sẽ bị bỏ lại chỉ với gai.

Chúng ta trở thành gì phụ thuộc vào ký ức nào chúng ta vun trồng bởi vì cái chúng ta nhớ tới sẽ trở thành một phần của chúng ta. Khi chúng ta nghĩ tới cái gì đó mọi lúc, ý nghĩ này mang tới thay đổi trong chúng ta và nó trở thành toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Vì thế, nhớ lấy mọi thứ mà bạn nghĩ là tốt và tinh khiết, bất kì cái gì bạn nghĩ là quan trọng. Và trong cuộc sống… không có cuộc sống của ai là quá khốn khổ tới mức không có đến một giờ phút an bình, hạnh phúc, đẹp đẽ, yêu thương nào. Và nếu nhớ tới giờ phút này mang tới cho bạn đôi chút sức mạnh, thế thì có thể ngay cả khi bạn bị bóng tối bao quanh, ánh sáng bên trong bạn sẽ vẫn mạnh mẽ tới mức bạn sẽ không thấy bóng tối này. Có thể có nỗi buồn khắp xung quanh bạn nhưng bạn đang mang kinh nghiệm của yêu thương, của vẻ đẹp, của tĩnh lặng trong bạn, vì thế bạn sẽ không gặp tất cả buồn phiền đó. Có khả năng rằng ngay cả khi đang bị gai vây bọc, người ta vẫn có thể cảm thấy rằng mình đang được hoa bao bọc. Nhưng điều đối lập của điều này cũng là có thể - tất cả phụ thuộc vào bạn.

Một người mong muốn vươn tới chiều cao nào là phụ thuộc vào chính cá nhân đó. Chúng ta muốn sống ở thiên đường hay địa ngục là phụ thuộc vào chúng ta. Thiên đường và địa ngục không phải là những nơi chốn địa lý, chúng là trạng thái tâm lý, chủ quan. Phần lớn các bạn ở địa ngục nhiều lần trong ngày và nhiều lần bạn ở thiên đường. Nhưng phần lớn các bạn ở địa ngục hầu hết cả ngày, và vài người trong các bạn thậm chí quên mất đường trở lại thiên đường.

Nhưng cũng có người ở thiên đường hai mươi bốn tiếng một ngày. Có những người trên cùng hành tinh này lại đang sống ở thiên đường. Bạn cũng có thể là một trong số họ. Không gì ngăn trở bạn. Chỉ hiểu vài nguyên tắc khoa học, cơ bản.

Tôi nhớ một câu chuyện…

Phật có một đệ tử tên Purna. Ông ấy đã được thụ giáo và trở nên tự chứng ngộ. Purna nói, “Bây giờ con muốn rời đi và chuyền tải thông điệp của thầy tới tất thảy những người cần nó.”

Phật nói, “Ta có thể cho phép con rời đi, nhưng ta phải hỏi con một điều trước tiên: con muốn đi đâu?”

Có một vùng nhỏ ở Bihar gọi là Sukha. Purna nói, “Con sẽ đi đến Sukha. Cho tới giờ không sư nào từng tới thăm vùng này, và người nơi đây chưa từng nghe thông điệp của thầy.”

Phật nói, có một lý do tại sao chưa ai từng tới đấy. Người nơi đó rất xấu. Có thể nếu con tới đó họ sẽ lăng mạ con. Thế thì phản ứng của con sẽ là gì?”

Và Purna nói, “Con sẽ cảm ơn họ. Con sẽ cảm ơn họ bởi ngay cả nếu họ sỉ nhục con, ít nhất họ đã không đánh con - họ có thể đánh con chứ.”

Phật nói, “Có thể một trong số họ sẽ đánh con; thế thì phản ứng của con sẽ là gì?”

Ông ấy trả lời, “Con sẽ cảm ơn người đó bởi ngay cả nếu người đó đánh con, ít nhất người đó đã không giết con. Người đó có thể giết con chứ.”

Phật nói, “Ta muốn hỏi con một câu hỏi cuối cùng. Có thể là ai đó sẽ giết con. Thế thì phản ứng của con sẽ là gì? Purna nói, “Con sẽ cảm ơn người đó vì đã giải thoát con khỏi kiếp sống này nơi con có thể về với cát bụi.”

Và Phật nói, “Trong trường hợp đấy, con có thể đi tới bất kì đâu! Bây giờ bất kì nơi nào con đi, với con, tất cả mọi người sẽ là một phần gia đình của con. Bởi khi trái tim một người tràn đầy thế, ở đỉnh cao thế, thế thì không gì trên trái đất này có thể làm người đó tổn thương.”

Hôm qua tôi đang nói chuyện với ai đó trên đường tới đây về Mahavira. Người đó nói về Mahavira, mặc dù chuyện đó có vẻ không thật, rằng nếu ông ấy đang đi trên đường thì dù gai đang xuyên tới cũng sẽ chuyển hướng. Điều này dường như là hư cấu. Với gai thì quan trọng gì việc ai đang đi qua chúng? Lợi ích gì với gai khi đó là Mahavira hay ai đó khác đang đi qua chúng? Và làm sao mà gai có thể chuyển hướng được? Tôi cũng đã nghe người ta nói về Mohammed rằng khi ông ấy đi vào sa mạc Ả rập, một đám mây có thể xuất hiện phía trên ông ấy để tỏa bóng cho ông ấy trước mặt trời. Điều này dường như hoàn toàn hư cấu. Quan trọng gì với đám mây xem ai đang đi qua dưới nó, liệu đó là Mohammed hay ai đó khác? Làm sao lại có thể thế được? Nhưng tôi nói với bạn, tất cả đó là sự thật. Không phải là gai đổi hướng hay mây xuất hiện, nhưng những câu chuyện đang hé lộ gì đó cho chúng ta. Người ta đã cố gắng nhấn mạnh vài sự thật thông qua đó. Thông qua chúng vài thứ rất đáng yêu được truyền tải - rằng không gai nào có thể làm tổn thương người mà trái tim họ đã trở nên tự do khỏi gai. Và với ai nhớ tới đam mê cháy bỏng trong tim mình, toàn thể trái đất được bao phủ bởi mây của bóng mát và người đó không bao giờ bị phơi ra trước mặt trời nóng như thiêu. Và điều này hoàn toàn là sự thật.


Bất kể trạng thái tâm thức của bạn là gì, cuộc sống của bạn cũng sẽ có cùng phẩm chất. Khi ai đó nỗ lực thanh lọc bản thân toàn thể thế giới sẽ trở thành nơi thân thiện với người đó; và khi ai đó đầy tình yêu toàn thể thế giới sẽ mưa rào tình yêu của nó lên người đó, đây là điều kỳ diệu. Và đây là chân lý vĩnh hằng: rằng ai đó đầy hận thù sẽ được thù hận đáp lại. Chúng ta đưa ra bất kỳ cái gì, tất cả đều trở lại với chúng ta. Không có cách khác, không sự lựa chọn nào.





Vì vậy với hai mươi tư giờ một ngày cố nhớ những giây phút vốn là phép màu và thiêng liêng đó trong cuộc đời của bạn. Nhớ lại vài thời khắc đó và cố biến chúng thành nền tảng cuộc đời của bạn. Và thử quên ngay cả thời kỳ dài đau đớn, khốn khổ, hận thù và bạo lực; chúng không có giá trị gì. Để chúng biến mất dần đi. Giống như lá khô rời cành, để trôi đi tất cả những gì không giá trị và một cách có ý thức tiếp tục tập hợp tất cả những gì có ý nghĩa và sống động. Quá trình này nên tiếp diễn liên tục. Nên là dòng chảy của ý nghĩ tinh khiết, đẹp đẽ trong tâm trí bạn, tràn đầy yêu thương và hạnh phúc.

Rồi thì, từng bước một, bạn sẽ thấy rằng những gì bạn nhớ tới dường như diễn ra thường xuyên hơn và rằng điều bạn luôn mong đợi sẽ bắt đầu xuất hiện khắp nơi xung quanh bạn. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện dưới ánh sáng khác hoàn toàn. Cùng người đó sẽ như khác: cùng mắt đó, hoa đó và đá đó sẽ như có một ý nghĩa khác… cái gì đó bạn chưa từng dù chỉ nghĩ tới bởi chúng ta bị thu hút trong một thế giới khác hoàn toàn.

Như tôi đã nói, nhớ cái mà bạn đã kinh nghiệm trong thiền - rực rỡ, tia sáng, an bình nhỏ bé. Chăm sóc kinh nghiệm nhỏ mà bạn vừa có giống như người mẹ chăm sóc con mình. Nếu bạn không chăm sóc chúng chúng sẽ chết. Điều càng giá trị, càng cần có nhu cầu chăm sóc nó. Động vật cũng có con nhưng chúng không cần nhiều chăm sóc; động vật càng ít phát triển, càng có ít như cầu chăm sóc chúng. Chúng tự chăm sóc bản thân mình. Nhưng trên bậc thang tiến hóa bạn sẽ thấy rằng nếu một đứa trẻ không được chăm sóc đúng nó sẽ không sống sót.

Trạng thái của tâm thức càng cao, sự bảo vệ càng cần tới nhiều hơn. Kinh nghiệm càng quý giá, càng đòi hỏi chăm sóc hơn. Vì vậy ngay cả nếu bạn chỉ có những kinh nghiệm nhỏ, chăm sóc chúng cẩn thận.

Bạn đã hỏi làm cách nào chăm sóc chúng? Nếu tôi trao cho bạn vài viên kim cương, bạn sẽ chăm sóc chúng như thế nào? Nếu bạn tìm thấy báu vật giá trị, bạn sẽ chăm sóc nó như thế nào? Bạn sẽ giữ nó an toàn như thế nào? Bạn sẽ giữ nó ở đâu? Bạn muốn dấu nó đi; bạn muốn giữ nó gần tim bạn.

Người ăn xin đang chết trong bệnh viện. Khi thầy tu thăm anh ta bác sỹ bảo ông ấy rằng anh ta sẽ chết. Thế là thầy tu đi tới anh ta để làm lễ lần cuối. Ông ấy bảo người ăn xin, “Đặt bàn tay của con lên nhau.”

Nhưng người ăn xin nói, “Xin thứ lỗi cho tôi, nhưng tôi không thể mở một bàn tay ra được.”

Anh ta gần chết và không thể mở một trong hai bàn tay của mình. Và vài phút sau, anh ta chết. Bàn tay anh ta được mở ra và họ thấy một vài đồng xu bẩn mà anh ta đã tích cóp được. Anh ta đã nắm những thứ đó trong bàn tay nắm chặt… vài đồng xu bẩn! Anh ta biết rằng mình sẽ chết nhưng vẫn giữ chặt tay.

Bạn biết làm sao để chăm sóc đồng xu bình thường - mọi người đều biết điều đó - nhưng bạn không biết cách chăm sóc cái giá trị nhất. Và bạn cũng giống như người ăn xin này, với bàn tay năm chặt. Và khi thời gian tới bàn tay của bạn được mở ra sẽ không còn gì trong đó ngoại trừ vài đồng xu bẩn.

Bảo vệ những kinh nghiệm này đi… chúng là những đồng xu thật. Chúng có thể truyền cảm hứng cho bạn, chúng có thể trao cho bạn hoa quả tươi, chúng có thể chuyển hóa cái gì đó trong bạn; cái gì đó mới được khởi phát trong bạn, mong mỏi tối thượng có thể nổi lên trong bạn. Vì vậy chăm sóc chúng đi. Tôi đã giải thích cả hai phương pháp. Nếu bạn tiếp tục thí nghiệm với chúng bạn sẽ hiểu.

Người bạn khác hỏi:

Dục có là năng lượng sáng tạo không? Quan hệ giữa chồng và vợ có thể được tạo nên một cách sáng tạo như thế nào?

Đây là một câu hỏi quan trọng. Có rất ít người mà với họ câu hỏi này không quan trọng.

Chỉ có hai dạng người trên thế giới này: một dạng là người đang khổn khổ vì dục, và dạng kia là người chuyển hóa năng lượng dục của họ trong tình yêu.

Bạn sẽ ngạc nhiên biết rằng dục và yêu là hai điều đối lập. Khi tình yêu phát triển dục trở nên yếu đi, và nếu tình yêu trở nên ít đi dục trở nên nhiều hơn. Bạn càng yêu nhiều bạn sẽ càng ít dục; và nếu bạn lấp đầy hoàn toàn với yêu sẽ không có chút gì dục trong bạn. Nhưng nếu không có tình yêu, trong bạn mọi thứ sẽ là dục.

Việc biến đổi, thăng hoa của năng lượng dục chỉ có thể diễn ra thông qua tình yêu. Đây là lý do tại sao vô dụng khi thử đè nén dục để được tự do khỏi nó. Nếu bạn đè nén dục bạn có thể đi tới điên. Trong số tất cả những người điên trong thế giới này, chin mươi chín trong một trăm đã thử kìm nén năng lượng dục của họ. Và bạn có thể ý thức rằng khi văn minh phát triển, điên khùng tăng lên bởi xã hội văn minh hóa đè nén dục hơn bất kỳ cái gì khác.

Mọi người đè nén năng lượng dục của mình. Và năng lượng dục bị đè nén đó tạo nên điên khùng; nó tạo nên ốm yếu tinh thần. Bất kỳ nỗ lực đè nén năng lượng dục nào của bạn đều trong điên loạn của chính nó. Nhiều trong số những cái gọi là vị thánh thực tế là điên khùng. Và lý do duy nhất cho điều này là họ thường xuyên nỗ lực đè nén năng lượng dục của họ; họ không biết rằng dục không nên bị đè nén.

Nếu cánh cửa tới yêu được mở ra, năng lượng đang trôi chảy qua dục sẽ được biến đổi thông qua ánh sáng của yêu. Cái là ngọn lửa đam mê sẽ trở thành ánh sáng của yêu. Vì thế để cho yêu này mở rộng đi. Yêu là việc sử dụng dục sáng tạo.

Đổ đầy cuộc sống của bạn với yêu. Nhưng bạn sẽ nói, “Chúng tôi luôn yêu.” Và tôi nói với bạn, bạn hiếm khi yêu. Bạn có thể mong đợi yêu… và có sự khác biết lớn giữa hai điều này. Yêu và cần yêu là hai điều rất khác biệt. Hầu hết chúng ta vẫn còn giống trẻ con suốt cuộc đời mình bởi mọi người đều đang tìm tình yêu. Yêu là điều rất huyền bí; mong đợi yêu là điều rất trẻ con. Trẻ nhỏ muốn yêu thương; khi người mẹ cho chúng tình yêu chúng phát triển. Chúng cũng muốn tình yêu từ những người khác và gia đình yêu thương chúng. Thế rồi khi chúng lớn lên, nếu chúng là chồng chúng muốn tình yêu từ người vợ, nếu chúng là vợ chúng muốn tình yêu từ người chồng. Và bất kỳ ai muốn tình yêu đều đau khổ bởi yêu không thể được đòi hỏi, yêu chỉ có thể được trao đi. Với muốn thì không có chút chắc chắn nào rằng bạn sẽ nhận được nó. Và nếu người mà từ họ bạn mong đợi tình yêu cũng mong đợi tình yêu từ bạn, thế thì là vấn đề. Sẽ giống như hai kẻ ăn xin gặp và cầu xin nhau. Mọi người khắp thế giới đều có vấn đề giữa vợ và chồng, và lý do duy nhất cho điều này là cả hai đều mong đợi tình yêu từ người kia nhưng lại không thể trao tình yêu.

Nghĩ về điều này một chút - nhu cầu thường xuyên của bạn với tình yêu. Bạn muốn ai đó yêu bạn, và nếu ai đó yêu bạn bạn cảm thấy tốt. Nhưng điều bạn không biết là người khác yêu bạn chỉ vì người đó muốn bạn yêu họ. Giống như ai đó quăng mồi để nhử cá: người đó không ném nó cho cá ăn, người đó quăng nó ra để bắt cá. Người đó không muốn trao nó cho cá, người đó chỉ thực hiện việc này vì người đó muốn cá. Tất cả những người bạn thấy đang trong tình yêu xung quanh bạn chỉ đang quăng mồi để nhận lấy tình yêu. Họ sẽ quăng mồi ra một lát, cho tới khi người khác bắt đầu cảm thấy rằng có khả năng nhận được tình yêu từ người này. Thế rồi người đó cũng sẽ bắt đầu bày tỏ chút ít tình yêu cho tới khi cuối cùng họ nhận ra rằng cả hai người bọn họ đều là những kẻ ăn xin. Họ đã mắc sai lầm: mỗi người đều nghĩ người kia là hoàng đế. Và vào lúc mỗi người nhận ra rằng mình đang không nhận được chút tình yêu nào từ người kia, và thế thì đó là khi xích mích bắt đầu.

Đấy là lý do tại sao cuộc sống hôn nhân được xem là địa ngục, bởi bạn tất cả đều muốn tình yêu nhưng lại không biết làm sao để trao nó. Đây là nguyên nhân chính của mọi xung đột. Chừng nào điều tôi sẽ nói đây không xảy ra, thế thì mối quan hệ giữa chồng và vợ vẫn sẽ không bao giờ hài hòa, bất kể bạn thực hiện hòa giải gì, bất kể bạn có loại hôn nhân gì, bất kể xã hội vận dụng luật lệ gì. Cách duy nhất để làm nó tốt hơn là nếu bạn nhận thấy rằng tình yêu chỉ có thể được ban tặng mà không phải là đòi hỏi. Nó chỉ có thể được trao đi. Bất kỳ bạn nhận được gì cũng là phúc lành, nó không là phần thưởng cho yêu. Yêu là được trao đi và bất kể bạn nhận được gì nó chính là phúc lành, không là phần thưởng. Và ngay cả nếu bạn không nhận được gì bạn vẫn luôn hạnh phúc rằng bạn đã có thể cho đi.

Nếu chồng và vợ sẵn sàng bắt đầu trao đi tình yêu thay cho đòi hỏi nó, cuộc sống có thể trở thành thiên đường cho họ. Và thế giới này kỳ diệu tới mức nếu họ yêu thương hơn và ngừng đòi hỏi nó, thế thì họ sẽ nhận nhiều yêu thương hơn và kinh nghiệm bí ẩn này. Và càng yêu nhiều họ sẽ càng ít bị dính mắc vào dục.

Gandhi tới Sri Lanka với vợ, Kasturba. Khi Gandhi nói với người đang sắp giới thiệu ông ấy tại buổi lễ đầu tiên rằng Ba, vợ Gandhi, cũng đang đi cùng ông ấy, người này đã nghĩ rằng Gandhi ngụ ý mẹ ông ấy. Nghe từ “ba”, người mẹ, người này đã đi tới nghĩa rằng mẹ Gandhi cũng đi cùng ông ấy. Vì vậy khi giới thiệu với Gandhi, người này nói, “Thật là một vinh dự lớn lao khi có ngài Gandhi tới đây, và mẹ ông ấy cũng ở đây.”

Ba hơi ngạc nhiên. Thư ký của Gandhi cũng có ở đó, và anh ta sợ rằng mình đã mắc sai lầm bởi lý ra anh ta nên nói cho người đàn ông kia là ai đang đi cùng Gandhi. Anh ta sợ rằng Gandhi sẽ tức giận với anh ta và cảm thấy bị sỉ nhục.

Nhưng điều Gandhi nói là khá kinh ngạc. Ông ấy nói, “Người vừa giới thiệu tôi đã tình cờ nói lên đôi chút sự thật về tôi, bởi trong vài năm Ba đã ngừng làm vợ tôi và cô ấy bây giờ đã trở thành mẹ của tôi.”

Một sannyasin thật sự là người mà vợ một ngày nào đó trở thành mẹ của mình, và đó không là người rời bỏ vợ mình và trốn chạy. Một sannyasin thật sự là người mà chồng họ một ngày nào đó trở thành con của mình.

Có một câu nói đẹp của những hiền nhân già. Trong những ngày xưa, một hiền nhân sẽ ban phúc, “Cầu chúc con có mười con trai và chúc cho chồng con trở thành người con trai thứ mười một của con.” Đây là kỳ lạ. Nó là lời ban phúc được trao cho cô dâu vào lúc kết hôn: chúc con có mười con trai và chúc chồng con trở thành người con trai thứ mười một. Đây là những người tuyệt vời, với cách nghĩ tuyệt vời. Và cũng có ý nghĩa sâu sắc đằng sau nó.

Nếu tình yêu giữa vợ và chồng tăng trưởng họ sẽ không còn là vợ và chồng: mối quan hệ của họ sẽ thay đổi và sẽ có ít dục giữa họ. Mối quan hệ của họ sẽ thay đổi trong yêu. Chừng nào còn có dục, sẽ còn có khai thác. Dục là khai thác - và làm sao bạn có thể khai thác người bạn yêu được? Dục là việc sử dụng hèn hạ nhất và bóc lột nhất của con người. Nếu bạn yêu ai đó làm sao bạn có thể khai thác họ theo cách như vậy được? Làm sao bạn có thể sử dụng thực thể sống theo cách như vậy được? Nếu bạn yêu ai đó, khi tình yêu của bạn sâu sắc hơn khai thác sẽ biến mất. Và nếu yêu của bạn biến mất khai thác sẽ lại tăng lên.

Đây là lý do tại sao tôi muốn nói với người đã hỏi về cách làm sao để khiến dục thành năng lượng sáng tạo rằng dục là một năng lượng huyền bí. Không có năng lượng nào trên hành tinh mạnh mẽ như năng lượng dục. Phần lớn tâm điểm của con người là vào dục. Chín mươi phần trăm của cuộc sống con người là dựa vào trung tâm dục, nó không dựa vào thiêng liêng.

Có rất ít người mà cuộc sống xoay quanh thiêng liêng. Hầu hết mọi người đều xoay quanh và sống cuộc sống của họ thông qua trung tâm dục. Dục là năng lượng to lớn nhất. Và nếu hiểu đúng, bạn sẽ thấy rằng không có năng lượng nào khác thúc đẩy con người nhiều như dục. Nhưng năng lượng dục này tự thân nó có thể được biến đổi thành yêu. Và cùng năng lượng này, nếu được chuyển hóa, có thể trở thành con đường dẫn tới chứng ngộ.

Vì vậy cần ghi chú rằng tôn giáo kết nối chặt chẽ với dục - không phải với đè nén dục, như vốn vẫn được hiểu, mà với sự biến đối của dục. Tôn giáo không là về đè nén dục. Đời sống độc thân không đối lập với dục, nó là biến đổi dục. Năng lượng dục tự thân nó được biến đổi thành một năng lượng thiêng liêng. Năng lượng vốn trôi xuống phía dưới, vốn đi thấp dần, bắt đầu di chuyển lên phía trên. Nếu năng lượng dục nâng dần lên phía trên nó sẽ giúp bạn đạt được trạng thái tâm thức tối thượng. Và nếu năng lượng này di chuyển xuống phía dưới nó chỉ dẫn tới sự tồn tại trần tục. Nhưng năng lượng này có thể được biến đổi thông qua yêu.

Học cách yêu đi. Học ý nghĩa của yêu đi. Rồi lúc nào đó, khi chúng ta nói về cảm xúc, thế thì bạn sẽ hiểu rõ ràng ý nghĩa của yêu. Bây giờ tôi sẽ chỉ nói được đến vậy.

Một người bạn đã hỏi:

Tại sao những hiền nhân không làm việc cùng nhau như một nhóm?

Đây là một câu hỏi hay: Tại sao những hiền nhân, những người đã biết tới sự thật, lại không làm việc cùng nhau như một nhóm? Tôi muốn nói rằng hiền nhân luôn luôn làm việc cùng nhau. Và tôi muốn nói thêm rằng không chỉ những hiền nhân còn tại thế làm việc cùng nhau, mà cả hiền nhân đã chết cách nay hai mươi lăm thế kỷ cũng đang giúp những hiền nhân đang sống đây. Vì thế không phải là chỉ những hiền nhân đương thời đang làm việc cùng nhau. Ngược lại, khi xem xét lịch sử, truyền thống, họ đã luôn luôn làm việc cùng nhau.

Nếu điều tôi đang nói là sự thật, đó là bởi tôi nhận được hỗ trợ của Phật, Mahavira, Krishna và Christ. Nếu điều tôi đang nói là sự thật, thế thì những lời của họ cũng đang hòa nhập trong lời của tôi. Và nếu có bất kỳ sức mạnh nào trong lời của tôi nó không chỉ là lời của chính tôi mà là sức mạnh của tất cả những người đã từng dùng những lời đó trong quá khứ.

Nhưng những người không phải là hiền nhân sẽ không bao giờ làm việc cùng nhau. Và có nhiều cái gọi là hiền nhân không là người tôn giáo thật sự, họ chỉ có vẻ như vậy. Chỉ những người bất cẩn mới có thể làm việc với họ, không là hiền nhân mà tôi vừa mới đề cập.

Tại sao những người này không thể làm việc cùng nhau? - bởi họ không trở thành vị thánh bằng cách làm tan biến đi bản ngã của họ. Phong thánh của họ cũng là cách nuôi nấng bản ngã của họ. Và ở đâu còn có cái tôi không gặp gỡ nào là có thể bởi cái tôi luôn luôn muốn ở trên cùng.

Tôi đã dự một cuộc hội thảo ở đó họ cùng mời tới nhiều nhân vật tôn giáo. Nó là một sự kiện lớn, nhiều người lãnh đạo tôn giáo quan trọng đã được mời tới. Tôi sẽ không kể tên họ bởi vài người có thể cảm thấy tổn thương, nhưng nhiều người quan trọng của Ấn Độ đã ở đó. Người tổ chức sự kiện muốn tất cả những vị khách ngồi cùng nhau trên sân khấu và nói chuyện với khán giả từ đó. Nhưng một lãnh đạo tôn giáo đặc biệt không sẵn sàng ngồi với những người khác, và ông ấy gửi đi thông điệp hỏi người tổ chức, “Ai sẽ ngồi trước và ai sẽ ngồi sau?” Người này nói, “Tôi sẽ ngồi trước. Tôi không thể ngồi dưới người khác.”

Người phát biểu vì bản thân đấy ít nhất thẳng thắn, nhưng người gửi thông điệp như vậy là rắc rối và rất láu cá. Người này đã gửi một thông điệp rằng ông ấy không thể ngồi với bất kỳ ai khác. Sân khấu lớn được tổ chức đó không được sử dụng, vì thế từng người phát biểu phải ngồi một mình trên sân khấu để nói chuyện trước cuộc họp. Và sân khấu đủ lớn để ngồi một trăm người!

Nhưng làm sao một trăm lãnh tụ tôn giáo có thể ngồi cùng nhau? Giữa họ có vài Shankaracharyas vốn không thể ngồi bất kỳ đâu ngoại trừ trên ngai của họ. Và nếu họ không thể ngồi trên sàn nhà, làm sao những lãnh tụ tôn giáo khác có thể ngồi trên sàn nhà cạnh ngai của họ? Nó tạo nên thắc mắc liệu những người như vậy có nghĩ rằng vài ghế này lớn hơn ghế khác, và rằng họ có cảm thấy họ được đánh giá bởi ghế ngồi, bởi ví trí ngồi cao hay thấp chăng. Nó đơn giản chỉ ra điều họ xem là quan trọng.

Hai lãnh tụ tôn giáo không thể gặp nhau bởi vấn đề nảy sinh khi ai sẽ là người đầu tiên đưa tay mình ra chào hỏi, bởi người chào trước theo cách nào đó trở nên thấp hơn với người kia. Thật ngạc nhiên, bởi người đưa tay ra trước thật sự là người cao hơn. Nhưng những lãnh tụ tôn giáo này nghĩ rằng người đưa tay ra trước trở nên thấp hơn.

Tôi đã tham gia cuộc gặp của một nhà tôn giáo quan trọng. Một chính khách rất quan trọng cũng tham gia cuộc gặp. Nhà tôn giáo được sắp ngồi ở bục cao và những người còn lại chúng tôi được sắp ngồi phía dưới. Cuộc họp bắt đầu, và chính khách nói, “Tôi muốn trước tiên hỏi tại sao chúng bị sắp ngồi thấp dưới này và ngài lại ngồi trên đó? Nếu ngài chỉ phát biểu thì có thể chấp nhận được. Nhưng đây là một cuộc gặp, sẽ có thảo luận, và ngài đang ngồi trên cao đến mức sẽ không thể nào thảo luận bất kỳ cái gì. Xin vui lòng đi xuống.” Nhưng nhà tôn giáo không đi xuống. Rồi thì chính khách hỏi, “Nếu ngài không thể đi xuống, nếu có một lý do cụ thể, thì xin giải thích nó cho chúng tôi.”

Nhưng ông ấy không thể trả lời, ông ấy sợ. Thay vào đó, một trong những đệ tử của ông ấy nói, “Ông ấy nên ngồi ở bực cao hơn luôn là truyền thống.”

Chính khách nói, “Ông ấy có thể là guru của anh, nhưng ông ấy không là guru của chúng tôi.” Và ông ấy nói thêm, “Và chúng tôi chìa tay chào ngài nhưng ngài không đưa tay đáp lại - ngài ban lời chúc phúc của ngài cho chúng tôi! Cân nhắc điều này: nếu người tôn giáo khác tới gặp ngài và ngài ban phúc cho người đó, sẽ có xung đột. Ngài lý ra nên chìa tay ngài ra.”

Và câu trả lời là, “Ông ấy không thể chìa tay mình bởi đó không theo truyền thống.”

Tình hình trở nên xấu tới mức bất kỳ thảo luận nào cũng là không thể. Tôi đã nói vời nhà tôn giáo, “Tôi muốn xin phép nói vài điều với chính khách này.” Ông ấy cho phép tôi. Ông ấy muốn rắc rối kết thúc để cuộc gặp có thể bắt đầu. Việc đã đi tới bế tắc. Tôi đã hỏi chính khách này, “Tại sao điều đầu tiên ông nhận thấy là ông ấy đang ngồi cao hơn tất cả mọi người khác?”

Và tôi nói, “Và tôi có thể hỏi, ông nhận ra rằng ông ấy đang ngồi cao hơn hay ông nhận ra rằng ông đang bị đặt ngồi phía dưới? - bởi cũng có thể rằng ông sẽ được yêu cầu ngồi cao hơn; thế thì tôi không nghĩ ông sẽ nêu lên câu hỏi này. Nếu chúng ta tất cả đều ngồi phía dưới và nếu ông đang ngồi cùng ông ấy trên bục sân khấu, tôi không nghĩ ông sẽ nêu lên câu hỏi này. Vấn đề không được tạo ra bởi việc ngồi cao hơn của ông ấy, vấn đề với ông là ông đang ngồi thấp.”

Chính khách đó nhìn tôi. Ông ấy đang ở địa vị quyền lực lớn lúc đó, và là một trong những người lỗi lạc nhất ở Ấn Độ. Ông ấy nhìn tôi rất chăm chú, ông ấy là người rất thẳng thắn. Ông ấy nói, “Tôi chấp nhận điều đó. Không ai từng nói điều đó với tôi. Vâng, đây là rất ích kỷ.”

Người tôn giáo rất hài lòng, và khi chúng tôi rời đi ông ấy quàng tay quanh vai tôi và nói, “Ông đã đưa ra lời đáp rất tốt với ông ấy.” Tôi đã nói với ông ấy, “Câu trả lời không chỉ là cho ông ấy, nó cũng có nghĩa là với ông.” Và tôi nói với ông ấy, “Tôi tiếc khi thấy rằng ông ấy trung thực hơn ông, và rằng ông thể hiện không chút trung thực nào. Ông ấy chấp nhận rằng nó là bản ngã của ông ấy, nhưng ông thậm chí không nhận biết nó; thay vào đó ông nuôi dưỡng bản ngã của ông với giúp đỡ từ câu trả lời của tôi!”

Những người tôn giáo loại này không thể làm việc cùng nhau. Toàn bộ công việc của họ là dựa trên chỉ trích người khác. Toàn bộ nỗ lực của họ là dựa vào chống đối ai đó. Nếu không có kẻ thù, họ không thể làm gì cả. Tất cả nỗ lực của họ là dựa vào chống đối và căm ghét người khác. Tất cả những người tôn giáo tuân theo những truyền thông này, tôn giáo này, chỉ có thể được gọi là dốt nát, bởi thuộc tính đầu tiên của hiền nhân thực là người ấy không còn phụ thuộc vào bất kỳ tôn giáo nào. Dấu hiệu đầu tiên của hiền nhân là người đó không còn bị bó buộc bởi bất kỳ giới hạn hay truyền thống nào. Người đó sẽ không có bất kỳ giới hạn nào, người đó sẽ không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Và thuộc tính đầu tiên của người đó sẽ là bản ngã của người đó sẽ tan rã và tự hào của người đó sẽ biến mất. Nhưng đây là những cách thúc đẩy bản ngã, trao cho nó dưỡng chất.

Nhớ điều này: bản ngã được thỏa mãn với nhiều giàu có, bản ngã có thể được thỏa mãn nếu bạn trải qua nhiều đau khổ, và nếu bạn thu được nhiều tri thức nó cũng sẽ thúc đẩy bản ngã của bạn. Nếu tôi từ bỏ thế giới này tôi đang thúc đẩy bản ngã của tôi. Và những kẻ mà bản ngã của họ được thỏa mãn có thể không bao giờ làm việc cùng nhau. Bản ngã là yếu tố chia tách duy nhất và vô ngã là yếu tố gắn kết duy nhất. Vì thế ở đâu có vô ngã, ở đó có cảm giác về thống nhất.

Một lần một vị fakir người Mohammed tên Farid đang đi ngang ngôi làng nơi Kabir sống. Ông ấy đang đi cùng vài môn đồ của mình. Môn đồ của ông ấy nói với ông ấy, “Diễm phúc khi chúng ta sẽ ngang qua ngôi nhà nơi Kabir sống. Chúng ta hãy ở tại nhà ông ấy vài ngày. Nó sẽ cho chúng con niềm vui sướng vô cùng nếu hai vị có cuộc đối thoại cùng nhau. Nếu hai vị đi tới gặp và có đối thoại sẽ lợi ích to lớn cho chúng con.”

Farid nói, “Có, chúng ta sẽ dừng lại và gặp gỡ, nhưng có lẽ không có đối thoại.”

Họ hỏi ông ấy, “Tại sao?”

Ông ấy nói, “Chúng ta sẽ dừng ở đó. Ta sẽ gặp ông ấy nhưng chúng ta có lẽ không nói chuyện.”

Khi môn đồ của Kabir nghe tin họ nói, “Farid sẽ ngang qua đây - hãy để chúng con đón tiếp ngài ấy. Sẽ là một dịp hạnh phúc. Vì hai ngày hai vị có thể nói chuyện.”

Và Kabir nói, “Chúng ta chắc chắn nên gặp mặt. Mọi người sẽ rất hạnh phúc.”

Farid đã được chào đón. Farid và Kabir ôm nhau. Mắt họ tràn đầy nước mắt vui sướng nhưng không đối thoại nào bắt đầu giữa họ. Họ chia tay, và những môn đồ rất thất vọng. Khi họ chia tay môn đồ nói, “Nhưng các ngài đã chẳng nói gì!” Và họ đáp, “Có thể nói gì đây? Điều ông ấy biết, ta cũng biết.”

Farid nói, “Điều tôi biết, Kabir cũng biết, vì thế chúng tôi có thể nói về cái gì? Chúng tôi thậm chí không là hai người có thể nói - ở mức độ nào đó chúng tôi là một. Ở mức độ đó lời là không cần thiết.

Giữa những hiền nhân đối thoại là không thể. Ngay cả nói cũng tạo ra nhị nguyên. Ở mức độ nào đó, công việc thường hằng của mọi hiền nhân là như nhau. Không thắc mắc gì về bất kỳ nhị nguyên nào ở mức độ đó. Bất kể họ được sinh ra ở đau, họ thuộc về cộng đồng nào, cách sống của họ có thể ra sao, vẫn không có nhị nguyên giữa họ. Nhưng với những người không là hiền nhân tự nhiên duy nhất là nên có những khác biệt giữa họ. Đó là lý do tại sao - và nhớ lấy điều này - không có khác biệt giữa hiền nhân. Và nếu có khác biệt, thế thì xem xét nó như là dấu hiệu rằng những người đó không là hiền nhân.

Một người bạn đã hỏi:

Mục đích cuối cùng hay mục tiêu của thầy là gì?

Ông ấy đã hỏi tôi mục tiêu của tôi là gì. Tôi không có bất kỳ mục tiêu nào. Và sẽ là tốt để hiểu tại sao tôi không có mục tiêu, không mục đích.

Có hai loại hành động trong cuộc sống. Một loại hành động được thúc đẩy bởi ham muốn, có mục đích đằng sau nó. Thế thì có một loại hành động khác được thúc đẩy bởi tình yêu, bởi lòng trắc ẩn - không có mục tiêu phía sau nó. Nếu bạn hỏi một bà mẹ, “Mục tiêu phía sau yêu thương bà trao cho con mình là gì?” Bà ấy sẽ nói gì? Bà ấy sẽ nói, “Tôi không biết về mục tiêu. Tôi chỉ yêu, và có niềm vui trong việc chỉ yêu thương.” Không phải là bạn yêu hôm nay và sẽ nhận được vui sướng ngày mai. Tình yêu của bạn tự thân nó là niềm vui.

Nhưng cũng có loại hành động được thúc đẩy bởi ham muốn. Ngay bây giờ tôi đang nói với bạn. Tôi có thể nói bởi tôi sẽ nhận được gì đó từ nó. Phần thưởng có thể dưới dạng tiền bạc, danh tiếng, tôn trọng, uy tín - nó có thể ở dưới bất kỳ dạng nào. Tôi có thể nói bởi tôi sẽ nhận được gì đó trở lại; thế thì nó sẽ được thúc đẩy bởi ham muốn.

Nhưng tôi đang nói chỉ bởi tôi không thể ngừng bản thân mình nói được. Cái gì đó đã xảy ra bên trong và nó muốn được chia sẻ. Việc nói của tôi giống như hoa nở và đang lan tỏa hương thơm khắp xung quanh. Nếu bạn hỏi hoa, “Mục tiêu là gì?”… Không có mục tiêu phía sau nó.

Vài hành động nảy sinh từ ham muốn; thế thì có mục tiêu phía sau nó. Có vài hành động được thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn; thế thì không có mục tiêu ẩn sau chúng. Đây là lý do tại sao khi một hành động nảy sinh từ ham muốn nó tạo ra ràng buộc.

Nhưng hành động nảy sinh từ lòng trắc ẩn không tạo nên bất kỳ ràng buộc nào. Hành động nào có mục tiêu sẽ tạo nên ràng buộc và hành động nào không có mục tiêu sẽ không tạo nên ràng buộc.

Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bạn không thể làm gì sai trừ phi bạn có mục tiêu. Nó là điều lạ lùng: luôn có mục tiêu trong tội ác; không có mục tiêu khi bạn làm một hành động tốt. Và nếu có mục tiêu trong hành động tốt, nó phải là tội ác được ngụy trang. Luôn có mục tiêu trong tội ác. Không có mục tiêu sẽ không có tội ác. Ngay cả khi có mục tiêu thì cũng khó phạm tội, vì vậy không có mục tiêu sẽ là không thể. Tôi không thể giết bạn mà không có lý do - bởi tôi sẽ giết bạn sao? Tội ác không thể tồn tại không có lý do. Bởi tội ác không thể mắc phải thông qua lòng trắc ẩn, tội ác luôn luôn được đổ đẩy với ham muốn, và ham muốn luôn luôn ngụ ý mục tiêu. Sẽ có mong đợi cái gì đó trở lại. Nhưng có thể hành động mà không có bất kỳ mong đợi nào.

Sau khi Mahavira trở nên chứng ngộ ông ấy tiếp tục làm việc thêm khoảng bốn chục năm nữa. Tại sao ông ấy làm vậy? Ông ấy đã làm việc quá nhiều năm rồi, vậy tại sao ông ấy không dừng lại? Bởi nhiều năm ông ấy đã luôn trong di chuyển; ông ấy rất hay hoạt động: ông ấy sẽ ăn, đi đây đi đó, nói chuyện, giảng bài. Bốn mươi tới bốn mươi lăm năm ông ấy làm việc liên tục rồi. Ông ấy chưa thỏa mãn ư? Sau khi Phật trở nên chứng ngộ ông ấy cũng tiếp tục làm việc bốn mươi năm nữa. Tại sao ông ấy không dừng lại? - bởi trong hành động này đã không có mục tiêu. Phật và Mahavira đều không có bất kỳ mục tiêu nào, nó đơn giản là vì lòng trắc ẩn của họ.

Tôi thường tự hỏi tại sao tôi tiếp tục nói với các bạn. Mục đích sau nó là gì? Tôi không tìm thấy mục đích ngay cả khi tôi tìm kiếm dù chỉ một, ngoại trừ rằng tôi có thể thấy gì đó và với tôi có nhu cầu nói về nó. Thực tế, chỉ có người vẫn có đôi chút bạo lực trong mình mới có thể tiếp tục im lặng về nó.

Tại sao đây sẽ là bạo lực?… Sáng nay tôi đã kể với bạn một câu chuyện: nếu tôi thấy con rắn trong tay bạn và không nói gì tôi bắt đầu bước đi trên đường nghĩ rằng nó chẳng liên quan gì tới tôi, sẽ chỉ có thể nếu có bạo lực, tàn nhẫn trong tôi. Nếu không thì tôi sẽ nói với bạn, “Nó là con rắn! Ném nó đi!.” Và nếu ai đó hỏi tôi, “Tại sao ông nói rằng nó là con rắn, để ném nó đi ư? Tại sao việc đó lại làm phiền tới ông chứ?” Tôi sẽ trả lời, “Nó không phiền hà tới tôi chút nào, ngoại trừ rằng tâm thức bên trong của tôi không thể giữ im lặng trong tình huống như thế này.”

Động lực không vì bất kỳ điều bên ngoài nào, bởi không có mục tiêu sau nó. Động lực xuất phát từ tâm thức bên trong nơi không có mong đợi. Bạn sẽ ngạc nhiên rằng bất kỳ khi nào có mục tiêu bạn được thúc đẩy từ bên ngoài, và khi không có mục tiêu động lực của bạn tới từ sâu bên trong. Vậy thì, nếu có bất kỳ cái gì hấp dẫn bạn thì đó là mục tiêu. Có những thứ lôi kéo chúng ta từ bên trong, nhưng thế thì đó là không có mục tiêu.

Yêu và trắc ẩn luôn không có mục tiêu, ham muốn và mong muốn luôn định hướng theo mục tiêu. Đây là lý do tại sao sẽ tốt hơn khi nói rằng ham muốn lôi kéo, lôi kéo từ bên ngoài. Nếu tôi buộc một sợi dây xung quanh bạn và kéo bạn, đây là kéo. Ham muốn kéo bạn như thể nếu bạn bị buộc với sợi dây và đang bị kéo bởi nó vậy. Đấy là lý do tại sao kinh sách tôn giáo gọi người có ham muốn là một pashu. Từ pashu có nghĩa là động vật bị buộc cùng sợi dây, rằng nó bị buộc vào gì đó khác và đang bị kéo bởi nó. Nhưng trong kinh sách từ pashu không có nghĩa động vật; pashu được sử dụng để chỉ người bị buộc bởi sợi dây và đang bị kéo đi bởi nó. Chừng nào bạn bị kéo bởi một mục tiêu thế thì có ham muốn, và chừng nào điều đó tồn tại bạn bị buộc với sợi dây giống như động vật. Bạn không tự do. Tự do là đối lập với pashu, với bị ràng buộc và kéo lê dọc theo. Tự do có nghĩa không bị kéo lê dọc theo dưới bất kỳ dạng ràng buộc nào, mà là di chuyển từ dòng chảy tới từ chính tự thân mình.

Tôi không có bất kỳ mục tiêu nào. Đây là lý do tại sao nếu tôi chết lúc này tôi không muốn cảm thấy dù chỉ một giây rằng tôi đã để lại gì đó chưa được làm. Nếu tôi chết ngay lúc này, đang ngồi đây, tôi không nghĩ dù chỉ một giây rằng điều tôi phải nói đã bị để lại chưa được nói vì không có động lực sau nó, nó không là câu hỏi của việc hoàn thành gì đó. Chừng nào tôi còn sống công việc vẫn đang được thực hiện, và khi tôi chết công việc kết thúc. Bởi không có động lực sau nó không gì bị để lại chưa hoàn thành.

Tôi không có động lực, chỉ có nguồn cảm hứng từ bên trong. Có ép buộc bên trong và bất kể cái gì xảy ra, đều xảy ra bởi chính nó. Ở Ấn Độ chúng tôi nói rằng người như vậy đã hiến bản thân mình cho tồn tại. Bây giờ mọi hành động của người này sẽ là ước nguyện của Thượng đế: người ấy không có động lực của chính mình. Cũng đúng để nói rằng mọi hành động của người này đều là ước nguyện của Thượng đế, bởi người đó đã dâng cuộc sống của mình tới tối thượng. Bây giờ tất cả những gì xảy ra đều là trách nhiệm của tối thượng, bản thân người này không chịu trách nhiệm.

Bạn đã hỏi một câu hỏi đúng. Tôi muốn nói rằng cuộc sống nên tự do khỏi ham muốn và đau khổ. Tạo ra cuộc sống trong đó không có động lực và nguồn cảm hứng sẽ hòa trộn trong chính bạn. Làm cuộc sống của bạn như là bạn không có ham muốn đạt được bất kỳ cái gì ngoại trừ bạn có ham muốn trao đi. Điều tôi gọi là yêu nghĩa là bạn không hỏi xin nó, bạn chỉ trao nó đi. Và không có mục tiêu trong yêu ngoại trừ trao tặng. Điều tôi gọi là yêu tôi cũng gọi là lòng trắc ẩn. Vì vậy bạn có thể nói rằng không có mục tiêu ngoại trừ yêu thương. Và yêu thương không có mục tiêu bởi yêu tự nó là mục tiêu rồi.

Một câu hỏi cuối về giận dữ:

Khi một người trở nên giận dữ nó tạo ra kết quả ngược lại và tác động lên toàn bộ cơ thể. Trong trạng thái này, khối chắn nào có thể xảy ra trong cơ thể?

Sáng nay khi tôi nói chuyện với các bạn, tôi đã nói rằng giận dữ chỉ là một ví dụ. Mọi cảm xúc là năng lượng, và nếu những năng lượng này không được sử dụng một cách sáng tạo chúng sẽ làm xáo trộn phần nào đó của cơ thể bạn, phần nào đó của tâm trí bạn. Năng lượng phải được sử dụng. Năng lượng bên trong không được sử dụng sẽ tạo nên khối chắn nào đó. Những khối chắn này sẽ trở nên bệnh tật, giống như khối u. Bạn có hiểu không? Không chỉ với giận dữ - nếu trong tôi có tình yêu để trao đi và tôi không thể trao tình yêu đó cho ai, nó có thể tạo ra khối chắn trong tôi. Nếu có giận dữ trong tôi và tôi không thể biểu lộ nó, nó có thể tạo nên khối chắn trong tôi. Nếu có sợ hãi bên trong và tôi không thể biểu lộ nó, sợ hãi có thể trở thành một khối chắn. Mọi trạng thái cảm xúc tạo ra năng lượng bên trong và năng lượng này cần được giải phóng.

Giải phóng này có thể là hai dạng. Một là thông qua tiêu cực. Ví dụ, ai đó tức giận, và thế rồi cách tiêu cực với người này sẽ là đi và ném vài hòn đá vào ai đó, đập ai đó bằng gậy hoặc tấn công người ta bằng lời nói. Cách này là tiêu cực, bởi năng lượng của người này được sử dụng hết nhưng người đó không tạo nên lợi ích gì từ nó. Hoa trái duy nhất người này gặt hái sẽ là khi người mà người này tấn công bằng lời nói sẽ trả đũa với phản hồi gấp hai. Người mà người này đã ném đá vào cũng sẽ tức giận. Người đó cũng giống như người đầu tiên: Người đó cũng sẽ sử dụng cách thức tiêu cực để biểu lộ giận dữ của mình. Người đó cũng sẽ cầm gậy lên.

Nếu bạn ném một hòn đá vào ai đó thế thì họ sẽ ném hòn đá to hơn trở lại bạn. Nếu giận dữ được sử dụng theo cách tiêu cực thế thì nó sẽ tạo ra nhiều giận dữ hơn và năng lượng sẽ bị lãng phí. Giận dữ lần nữa sẽ được tạo ra, và bởi thói quen tiêu cực nhiều giận dữ hơn sẽ lại được tích tụ. Năng lượng lần nữa sẽ bị lãng phí và lần nữa bởi phản ứng của người khác sẽ lại có giận dữ. Sẽ có một lượng giận dữ không giới hạn trong đó giận dữ sẽ chỉ bị lãng phí, và nó không bao giờ dừng.

Giận dữ sẽ dừng lại chỉ nếu bạn sử dụng nó theo cách tích cực, theo cách sáng tạo. Đấy là lý do tại sao Mahavira đã nói, “Người nào thù hận sẽ nhận lại thù hận. Ai bày tỏ giận dữ sẽ nhận lại giận dữ. Ai có ý nghĩ ma quỷ sẽ nhận lại cũng ý nghĩ đó. Không có điểm dừng cho nó, và cuối cùng năng lượng sẽ chỉ bị lãng phí.

Giả sử bạn tức giận - tôi đáp lại tức giận; lần nữa tôi tức giận với bạn và lần nữa trong phản ứng bạn giận dữ với tôi. Điều gì sẽ là kết quả của tất cả điều này? Mỗi lần tôi tức giận nó sẽ làm suy yếu tôi và nó sẽ sử dụng hết năng lượng của tôi. Đây là lý do tại sao xã hội tạo nên một thông lệ không bộc lộ giận dữ. Đây là lý do tại sao xã hội không khuyến khích bạn bộc lộ giận dữ của bạn với người khác. Đây là một luật lệ tốt, và bởi giận dữ này không được bày tỏ và nó sẽ không tăng lên nhiều lần. Nhưng năng lượng đó sẽ vẫn ở đây trong tôi. Thế thì điều gì sẽ xảy ra với nó? Bạn đã từng quan sát mắt của động vật nào đó chưa? Ngay cả động vật dữ tợn nhất cũng có đôi mắt ôn hòa hơn của chúng ta. Đôi mắt của động vật hoang dã mượt mà hơn mắt của con người. Tại sao lại vậy? - chính bởi không có năng lượng bị kìm nén trong chúng. Khi động vật tức giận nó sẽ bộc lộ tức giận: nó rống lên, nó thét lên, tấn công, và nó xả bỏ cơn giận dữ. Nó không bị văn minh hóa. Bất kể thúc đẩy nó gặp là gì đều sẽ được biểu lộ.

Lý do cho sự mềm mại mà bạn thấy trong mắt của trẻ thơ là gì? Chúng biểu lộ bất kỳ cái gì chúng cảm thấy; năng lượng của chúng không tạo nên bất kỳ khối chắn nào. Khi chúng giận dữ chúng bộc lộ giận dữ của chúng, khi chúng ghen tức chúng bộc lộ nó, khi chúng muốn chộp món đồ chơi từ đứa trẻ khác chúng làm vậy. Không có kìm nén trong cuộc sống của trẻ em - đấy là lý do tại sao chúng ngây thơ như vậy.

Có kìm nén trong cuộc sống của chúng ta và đấy là nơi rắc rối bắt đầu. Khối chắn năng lượng phản chiếu như rắc rối bên trong - cái gì đó xảy ra bên trong nhưng bạn lại thể hiện gì đó khác bên ngoài. Thế thì năng lượng không được giải phóng sẽ đi đâu? Nó sẽ trở thành một khối chắn năng lượng.

Điều tôi ngụ ý về khối chắn năng lượng là nó kẹt trong tâm trí hoặc cơ thể của bạn giống như một nút thắt. Nó cũng giống như trong dòng sông khi một phần nước bắt đầu đóng băng và những tảng băng trôi nổi trên sông. Khi những tảng băng bắt đầu ngày một lớn dần lên, thì dòng chảy của sông cũng bị trở ngại ngày một nhiều hơn. Nếu tất cả nước đều đóng băng dòng sông sẽ ngừng trôi chảy toàn bộ. Và bạn cũng giống như dòng sông bị nghẽn tắc bởi băng trôi trong nó. Cần phải làm tan băng này.

Những khối năng lượng này giống như nhưng khối băng trôi trong dòng đời bạn. Những thôi thúc bị kìm nén của căm ghét, của giận dữ và của dục trở nên giống như những khối băng lớn trong bạn. Bây giờ chúng sẽ không để dòng chảy cuộc sống tiếp diễn. Cuộc sống của một số người trở nên hoàn toàn đóng băng, không còn chút dòng chảy nào. Chắc chắn cần làm tan băng, và để làm tan băng cần sử dụng phương pháp tích cực. Tôi đã giải thích hai cách tích cực để thực hiện việc này: một là buông trôi những thôi thúc bị tắc nghẽn cũ và cách kia là sử dụng thôi thúc mới một cách sáng tạo.

Nếu bạn nhìn đứa trẻ nhỏ chúng có nhiều đam mê thế, nhiều năng lượng thế bên trong chúng. Nếu bạn để chúng lại trong nhà chúng sẽ sờ cái này và đập cái kia, làm vỡ cái này và nghiền nát cái kia. Và bạn nói với chúng, “Đừng làm thế này, đừng làm thế kia.” Bạn bảo chúng không được làm gì đó nhưng bạn không bảo chúng làm gì thay vào đó. Và bạn không biết đứa trẻ làm gì khi nó đập vỡ cốc thủy tinh. Năng lượng bên trong nó cần lối ra nào đó. Bây giờ không có cách nào khác, vì thế nó vớ được cốc thủy tinh và bằng cách đập cốc thủy tinh năng lượng của nó tìm được lối ra, nó được giải phóng. Nhưng thế thì bạn bảo nó, “Đừng đập cốc”, và nó ngừng đập cốc. Nó đi ra ngoài, và bây giờ nó muốn ngắt hoa. Bạn nói, “Đừng chạm vào hoa.” Nó thậm chí không thể chạm vào hoa! Nó đi vào trong và cầm tới cuốn sách và bạn nói, “Đừng làm hỏng sách.” Bạn đã bảo nó những gì không được nhưng bạn đã không bảo nó những gì được làm. Vì thế những khối chắn bắt đầu ở đứa trẻ đó và bây giờ chúng sẽ bắt đầu tạo nên nhiều vướng mắc hơn, và một ngày sẽ chỉ có những khối chắn này. Sẽ chỉ có ‘không được làm cái này, không được làm cái kia’ trong đứa trẻ. Nó sẽ không hiểu điều nó nên làm.

Điều tôi ngụ ý về cách sáng tạo là đứa trẻ nên được bảo làm cái gì. Nếu nó đập cốc có nghĩa là nó có năng lượng và nó muốn làm gì đó. Bạn đã nói đừng làm điều này; sẽ tốt hơn nếu bạn đưa cho nó vài manh mối và nói, “Làm cốc thủy tinh đi. Làm cốc thủy tinh giống như cái này đi.” Đây sẽ là việc sử dụng năng lượng một cách sáng tạo của nó. Bạn có hiểu tôi không? Khi nó đi tới ngắt hoa bạn có thể đưa cho nó vài tờ giấy và nói, “Tạo ra hoa giống như cái này này.” Đây sẽ là một cách sử dụng năng lượng sáng tạo của nó. Nó đang xé sách hoặc vừa mới nhấc cuốn sách lên: bạn nên cho nó vài thứ gì đó khác để làm nhờ đó nó có thể sử dụng năng lượng của mình.

Giáo dục ngày nay hoàn toàn không sáng tạo, đây là lý do tại sao cuộc sống của trẻ bị phá hủy ngay từ lúc đầu. Chúng ta tất cả đều là những đứa trẻ bị phá hủy - khác biệt duy nhất là chúng ta là người lớn. Nếu không thì chúng ta tất cả đều là trẻ em bị phá hủy: ngay từ thời thơ ấu mọi thứ đã đi sai và rồi tới toàn bộ cuộc sống của chúng ta chúng ta tiếp tục làm những điều sai lầm.

Như tôi đã nói, sáng tạo có nghĩa bất kỳ khi nào năng lượng xuất hiện nó nên được sử dụng theo cách sáng tạo để cái gì đó nảy ra từ nó và không gì bị hủy hoại. Năng lượng mà ai đó sử dụng để luôn chỉ trích mọi người có thể được sử dụng để viết thành bài ca. Và bạn có biết không? - chính những người không thể viết nên bài ca và không thể viết ra bài thơ mới trở thành người chỉ trích. Nó là cùng một năng lượng. Người chỉ trích cũng có cùng năng lượng để viết ra bài ca hoặc tạo nên bài thơ, nhưng họ không sử dụng nó theo cách sáng tạo. Tất cả những gì họ làm là chỉ trích người khác: ai đang viết gì đó xấu xa và rồi ai đang làm cái gì đó. Đây là việc sử dụng mang tính hủy diệt. Thế giới có thể trở thành nơi tốt đẹp hơn nếu chúng ta sử dụng năng lượng của mình, mọi năng lượng bên trong chúng ta, theo một cách sáng tạo.

Và nhớ rằng năng lượng không bao giờ là tốt hay xấu. Ngay cả năng lượng của giận dữ cũng không là tốt hay xấu, tất cả phụ thuộc vào cách nó được sử dụng như thế nào. Đừng nghĩ rằng năng lượng của giận dữ là xấu; năng lượng không thể là tốt hay xấu. Ngay cả năng lượng nguyên tử cũng không là tốt hay xấu: với nó toàn thể thế giới có thể bị phá hủy và toàn thể thế giới có thể được tạo nên. Tất cả năng lượng là trung tính, không năng lượng nào là tốt hay xấu. Nếu được sử dụng vì những mục đích phá hủy nó trở nên xấu, nếu được sử dụng một cách sáng tạo nó trở nên tốt.

Vì vậy bạn nên thay đổi cách bạn sử dụng năng lượng của giận dữ, của ham muốn, của dục, của thù ghét, và sử dụng nó theo cách sáng tạo. Cũng như khi ai đó mang theo phân nó bốc mùi kinh khủng, nó thối, nhưng người làm vườn sử dụng nó vào mảnh vườn của mình, tưới nước cho nó và gieo hạt giống. Qua những hạt giống này phân trở thành cây. Và mùi thối của phân chuyển qua mao mạch cây và chuyển đổi thành hương thơm của hoa. Cùng cái bẩn, cùng phân đã từng bốc mùi thối thì nay trở thành hoa và cho mùi hương ngọt ngào. Đây là biến đổi của năng lượng. Đây là chuyển hóa của năng lượng.

Mọi thứ về bạn từng cho ra mùi thối có thể chuyển thành cái gì đó mùi ngọt ngào - cùng điều đó - bởi cái gì ngửi thối thì cũng có thể cho mùi ngọt ngào. Vì thế đừng cảm thấy tội lỗi nếu có giận dữ trong bạn - đây là năng lượng và bạn may mắn khi có nó. Và đừng nghĩ rằng bạn quá ham muốn dục - đây chỉ là năng lượng và bạn may mắn rằng nó ở đó. Sẽ thật vô phúc nếu bạn không có bản năng dục, nó sẽ là vô phúc nếu bạn không thể giận dữ, nếu bạn bất lực. Thế thì bạn vô dụng bởi sẽ không có năng lượng trong bạn chút nào để có thể được sử dụng. Vì vậy bạn may mắn đấy khi có năng lượng này. Biết ơn với mọi năng lượng trong bạn đi. Bây giờ tùy thuộc vào cách bạn sử dụng nó như thế nào.

Mọi người vĩ đại trên thế giới này đều rất nhiều dục tính. Sẽ thật lạ nếu họ không ham muốn dục, bởi nếu không như vậy họ đã không thể trở nên vĩ đại.

Bạn biết về Gandhi - ông ấy rất nhiều dục tính. Và vào ngày cha ông ấy mất… các bác sỹ đã nói với ông ấy rằng cha ông ấy sẽ không qua khỏi, nhưng ngay cả lúc đó ông ấy cũng không thể ở bên cha - khi cha ông ấy mất ông ấy đang ngủ với vợ mình. Các bác sỹ đã nói với ông ấy rằng cha ông ấy sẽ không qua khỏi đêm nay và rằng ông ấy nên ở bên giường cha suốt đêm nay; hiển nhiên rằng cha ông ấy sẽ không qua khỏi đêm đó. Gandhi rất hối hận về việc này: “Mình là loại người gì vậy?” Nhưng ông ấy hẳn nên biết ơn dục tính của mình bởi cũng cùng dục tính đó đã khiến ông ấy trở nên tịnh thân - cùng năng lượng đó! Nếu ông ấy đã ngồi bên cha mình tối đó, thì rõ ràng rằng những Gandhi sẽ không được sinh ra trong thế giới này. Dưới cùng hoàn cảnh hầu hết chúng ta sẽ vẫn ở bên cha mình không chỉ một đêm, mà đến cả hai đêm - nhưng sẽ không có những Gandhis. Cái đã như là mùi thối với ông ta đêm đó sau này trở thành hương thơm của cuộc đời ông ấy.

Vì thế đừng phủ nhận bất kỳ năng lượng nào. Đừng phủ nhận bất kỳ năng lượng nảy sinh trong bạn. Xem nó như lời chúc phúc và thử chuyển hóa nó. Mọi năng lượng có thể được thay đổi và có thể được chuyển hóa. Và điều với bạn dường như là xấu có thể được chuyển hóa thành cái gì đó thơm ngát, cái gì đó đẹp.

Tôi đã vừa thảo luận một vài trong số các câu hỏi, vì vậy những câu hỏi còn lại chúng ta sẽ thảo luận vào ngày mai.

Xem Tiếp Chương 4Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

Ads Belove Post