Read more
Ông nên hiểu rằng công phu mà ông trau dồi không tồn tại ngoài tâm trí ông. Nếu tâm trí ông là thuần khiết, mọi đất phật đều thuần khiết. Kinh nói, "Nếu tâm trí họ không thuần khiết, bản thể là không thuần khiết. Nếu tâm trí họ thuần khiết, bản thể là thuần khiết." Và, "Để đạt tới đất phật, làm thuần khiết tâm trí ông. Khi tâm trí ông trở nên thuần khiết, đất phật trở nên thuần khiết." Vậy, bằng việc vượt qua ba trạng thái độc hại của tâm trí, ba bộ giới luật tự động được hoàn thành.
Nhưng kinh nói sáu đường vượt qua là từ thiện, đạo đức, nhẫn nhục, sùng kính, thiền và trí huệ. Bây giờ thầy nói các đường vượt qua nói tới việc làm thuần khiết các giác quan. Thầy ngụ ý gì bởi điều này? Và tại sao chúng được gọi là con thuyền?
Trong việc trau dồi các đường vượt qua, việc làm thuần khiết sáu giác quan có nghĩa là vượt qua sáu tên trộm này. Đuổi tên trộm mắt bằng việc bỏ thế giới thấy được là từ thiện. Không cho tên trộm tai vào bằng việc không nghe âm thanh là đạo đức. Hạ thấp tên trộm mũi bằng việc làm ngang bằng mọi mùi vị như trung tính là kiên nhẫn. Kiểm soát tên trộm mồm bằng việc chinh phục ham muốn nếm, ca ngợi và giải thích là sùng kính. Chế ngự tên trộm thân thể bằng việc vẫn còn không xúc động bởi cảm giác sờ là thiền. Và thuần phục tên trộm tâm trí bằng việc không tạo ra ảo tưởng mà thực hành tỉnh thức là trí huệ. Sáu đường vượt qua này là phương tiện chuyển vận. Giống như con thuyền hay bè mảng, chúng vận chuyển mọi người sang bờ bên kia. Do đó, chúng được gọi là thuyền.
Nhưng khi Shakyamuni là một bồ tát, ông ấy dùng ba bát sữa và sáu môi cháo trước khi đạt tới chứng ngộ. Nếu ông ấy phải uống sữa trước khi ông ấy có thể nếm quả của phật tính, làm sao đơn thuần ngắm nhìn tâm trí có thể sinh ra giải thoát được?
Điều ông nói là đúng. Đây là cách ông ấy đã đạt tới chứng ngộ. Ông ấy phải uống sữa trước khi ông ấy có thể trở thành phật. Nhưng có hai loại sữa. Sữa mà Shakyamuni uống không phải là sữa không thuần khiết bình thường mà là sữa pháp. Ba bát là ba giới luật. Và sáu môi cháo là sáu đường vượt qua. Khi Shakyamuni đạt tới chứng ngộ, đấy là vì ông ấy đã uống sữa pháp thuần khiết này mà ông ấy đã nếm quả của phật tính. Nói rằng Như Lai uống đồ uống pha chế phàm tục của thứ không thuần khiết, sữa bò cái có mùi là đỉnh cao của việc phỉ báng. Cái mà là đích thực, cái không thể huỷ diệt nổi, bản thân pháp điềm tĩnh vẫn còn tự do mãi mãi với những ưu phiền của thế giới. Tại sao cần sữa không thuần khiết để thoả mãn cho cơn đói hay cơn khát của nó?
Kinh nói, “Con bò đực này không sống trên cao nguyên hay đồng bằng. Nó không ăn thóc hay rơm. Và nó không đi gặm cỏ với bò cái. Thân thể của con bò đực này có mầu của vàng bóng lộn.” Con bò tham chiếu tới Vairocana. Do từ bi lớn lao của ông ấy với mọi chúng sinh, ông ấy đã tạo ra từ bên trong thân pháp thuần khiết của mình sữa pháp siêu phàm của ba bộ giới luật và sáu đường vượt qua để nuôi dưỡng cho tất cả những người tìm kiếm giải thoát. Sữa thuần khiết của con bò thuần khiết đúng đắn không chỉ làm cho Như Lai đạt tới phật tính, nó còn làm cho bất kì người nào uống nó cũng đạt tới chứng ngộ hoàn toàn, không ai hơn.
Tôi cảm thấy buồn quá cho Bồ đề đạt ma đáng thương. Ông ấy đã lâm vào rắc rối - và rắc rối này nhất định nảy sinh bởi vì ông ấy thuộc không chỉ vào một tín ngưỡng Phật giáo, mà còn thuộc vào một tông phái của Phật giáo, được gọi là Đại Thừa, “xe lớn”. Bất kì ai thuộc vào bất kì tín ngưỡng nào, bất kì tông phái nào, bất kì học thuyết nào, nhất định ở trong cùng rắc rối như Bồ đề đạt ma. Bất kì điều gì ông ấy đang nói trở thành ngày một ngu xuẩn và vô nghĩa bởi lí do đơn giản rằng ông ấy không thể nói ra điều gì chống lại tín ngưỡng.
Ông ấy đã được phái từ Ấn Độ đặc biệt để làm cho Phật giáo bắt rễ vững chắc hơn. Đó là mệnh lệnh của thầy riêng của ông ấy, người đàn bà chứng ngộ Pragyatara, người đã nói, “Ta cử ông sang Trung Quốc không phải để quấy rối mọi người mà để thiết lập Đại Thừa trên đại lục Trung Quốc, bởi vì nếu cả đất nước này được chuyển đạo sang Phật giáo, một phần năm nhân loại được chuyển đạo.” Một trong năm người trên thế giới là người Trung Quốc.
Điều đó nhắc tôi nhớ tới một người đọc tờ báo mà trong đó anh ta đọc thấy rằng cứ trong năm người, bốn người có quốc gia khác nhau, nòi giống khác nhau, tôn giáo khác nhau, nhưng một người chắc chắn là người Trung Quốc. Anh ta gọi vợ đang làm dưới bếp lên và bảo với cô ấy, “Em đã bao giờ biết rằng cứ năm người trên thế giới thì một người là người Trung Quốc không?”
Cô ấy nói, “Trời! Cũng tốt là anh đã bảo em bởi vì chúng ta đã có bốn con rồi. Bây giờ là lúc kiểm soát sinh đẻ, bằng không thì đứa thứ năm sẽ là người Trung Quốc.”
Trung Quốc là một trong những mảnh đất lớn nhất cho tới nay. Nhưng đến cuối thế kỉ này thì Ấn Độ sẽ lên trước; nó sẽ trở thành đông dân hơn Trung Quốc. Bằng không, trong toàn thể lịch sử, Trung Quốc đã là mảnh đất đông dân cư nhất trên thế giới.
Và nếu Phật giáo lan rộng như đám cháy hoang, đã đến lúc cho nó một nền tảng chắc chắn. Bồ đề đạt ma đã được đặc biệt cử đi như một sứ giả bởi vì mặc dầu trong sáu trăm năm trước Bồ đề đạt ma, hàng nghìn học giả Phật tử đã sang Trung Quốc theo lời mời của các hoàng đế để dịch mọi kinh sách Phật giáo sang tiếng Trung Quốc, không người nào đã là người chứng ngộ.
Cho nên Bồ đề đạt ma được đặc biệt cử đi để đem cho mọi người một hương vị chắc chắn của chứng ngộ là gì. Họ đã nghe thấy từ này, họ đã được ca ngợi với ý tưởng này, khát khao lớn lao đã nảy sinh trong hàng triệu người để đạt tới chứng ngộ, nhưng họ thậm chí chưa từng thấy một người chứng ngộ. Hiện diện của người đó, im lặng của người đó, từ bi của người đó... họ đã tuyệt đối không nhận biết; đấy chỉ là lí thuyết.
Bằng việc cử Bồ đề đạt ma đi, Pragyatara có mục đích riêng chắc chắn trong tâm trí mình: cho Trung Quốc vị thầy chứng ngộ đầu tiên của nó. Rắc rối là ở chỗ ông ấy không thể nói gì ngược lại Đại Thừa điều sẽ quấy rối tất cả những người mới được điểm đạo vào Phật giáo. Ông ấy không thể nói cái gì ngược lại Phật Gautam, bởi vì không ai sẽ nghe ông ấy.
Họ bị ấn tượng bởi Phật Gautam và cuộc sống của ông ấy và giáo huấn của ông ấy đến mức chỉ trong sáu trăm năm, họ đã tạo ra ba mươi nghìn ngôi đền chùa và tu viện. Hai triệu người đã được điểm đạo làm sư Phật giáo và gần như toàn thể đất nước đã trở thành Phật tử. Họ có thể không phải tất cả đều là sư nhưng họ là cư sĩ; họ đã bắt đầu cuộc hành trình với hi vọng rằng một ngày nào đó họ cũng sẽ trở thành nhà sư. Năm phần trăm của toàn thể dân số Trung Quốc đã trở thành sư.
Đó là là thời kì biến động đột ngột, thay đổi, biến đổi cực kì. Và Bồ đề đạt ma, tôi nghĩ, đã không nhận ra trách nhiệm mà ông ấy đã nhận trên đôi vai mình.
Khi có liên quan tới những câu hỏi nông cạn, ông ấy hoàn toàn đúng và hoàn toàn hài hoà với kinh nghiệm riêng của mình. Nhưng khi các câu hỏi tối thượng bắt đầu nảy sinh - nhất định sẽ nảy sinh sớm hay muộn - giá mà ông ấy đã tuyên bố, "Ta không biết" cho câu hỏi tối thượng đầu tiên, khi ông ấy được hỏi, "Dốt nát từ đâu tới?"... giá mà ông ấy đã chấp nhận hồn nhiên của mình, giá mà ông ấy đã công bố, "Ta biết nhận biết có thể được tạo ra, nhưng ta không biết dốt nát từ đâu tới. Có lẽ dốt nát mãi mãi có đó."
Dốt nát chưa bao giờ tới; nó giống như bóng tối. Bạn đã bao giờ thấy bóng tối tới rồi đi chưa? Bạn bao giờ cũng thấy ánh sáng đi vào và bóng tối không có đó. Bạn bao giờ cũng thấy ánh sáng đi ra và bóng tối có đó. Bóng tối bao giờ cũng có đó - không tới, không đi. Chính ánh sáng tới và đi. Bóng tối đơn giản là thiếu ánh sáng.
Đây sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho mọi người: rằng bóng tối bao giờ cũng có đó rồi. Không có nguồn gốc cho nó bởi vì nó là không tồn tại. Chỉ cái gì đó tồn tại mới có nguồn gốc nào đó. Ánh sáng có nguồn gốc. Theo cùng cách đó, nhận biết có nguồn gốc, ý thức có nguồn gốc, nhưng vô thức đơn giản không là gì ngoài bóng tối.
Và nếu như ông ấy đã chấm dứt ở đó ông ấy đã làm được công việc cực kì lớn để bảo vệ mình khỏi sa vào đủ mọi loại vô nghĩa. Nhưng ông ấy đã không thể nói, "Ta không biết", bởi vì mọi người đã trông dợi ở ông ấy trong ba năm. Toàn thể đất nước đã chờ đợi, kể cả Lương Vũ Đế, với khao khát lớn lao và ước muốn gặp Bồ đề đạt ma, người chứng ngộ đầu tiên vào Trung Quốc. Mọi khao khát của họ sẽ được dịu đi; mọi câu hỏi của họ sẽ được trả lời. Và những câu trả lời của ông ấy đã không theo kinh sách; các câu trả lời của ông ấy là từ kinh nghiệm riêng của ông ấy.
Cho nên ông ấy ngần ngại nói, "Ta không biết. Ta hoàn toàn hồn nhiên. Nhiều nhất ta có thể nói bóng tối bao giờ cũng có đó, dốt nát bao giờ cũng có đó. Không có gốc rễ cho nó. Nó là không gốc rễ, không nguyên nhân, bởi vì nó là không tồn tại." Điều đó sẽ là câu trả lời của tôi.
Ông ấy có thể đã bảo họ, "Ta đã đến đây để dạy cho các ông cách thoát ra khỏi dốt nát. Ta không biết cách các ông đã đi vào dốt nát. Đó là việc của các ông."
Nhưng thay vì làm điều đó, ông ấy đi vào mô tả dài dòng, thượng đế học. Và điều đó đã cho phép các đệ tử hỏi cứ ngày càng nhiều về những điều mà ông ấy hoàn toàn có khả năng trả lời nhưng thế thì những câu trả lời đó đi ngược với Đại Thừa, hay thậm chí ngược với Phật Gautam.
Cho nên ông ấy trong thế tiến thoái lưỡng nan rất khó khăn. Ông ấy biết cái gì là đúng và ông ấy cũng biết cái gì là đúng theo tín ngưỡng. Và ông ấy đã chứng tỏ không mạnh như tôi bao giờ cũng nghĩ về ông ấy. Ông ấy đã không thể chứng minh được bản thân ông ấy là nhà cách mạng thực. Ông ấy không thể đi ngược lại với tín ngưỡng. Tôi sẽ chỉ cho các bạn cách ông ấy trở nên bị trộn lẫn và cách ông ấy bắt đầu nói điều vô nghĩa. Ông ấy phải nói - chỉ để an ủi cho những người theo tín ngưỡng, chỉ để giữ đồng hàng với thượng đế học chính thống.
Câu hỏi này cũng thuộc vào cùng loại đó. Và ông ấy rơi vào trong những câu trả lời xuẩn ngốc đến mức nó trở thành gần như trò cười. Thỉnh thoảng ông ấy đúng, nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi. Phần lớn thời gian điều ông ấy đang nói tới là không liên quan và tôi là người tuyệt đối bất đồng với câu trả lời của ông ấy.
Kinh: Ông nên hiểu rằng công phu ông trau dồi không tồn tại ngoài tâm trí ông.
Điều này là đúng. Bất kì cái gì bạn công phu, bạn đều phải công phu qua tâm trí. Do đó chứng ngộ không thể nào được đạt tới qua công phu. Bởi vì nếu chứng ngộ có thể được đạt tới qua công phu, điều đó có nghĩa là nó là sản phẩm phụ của tâm trí, cũng giống như bất kì giấc mơ nào, bất kì ảo giác nào, bất kì ảo tưởng nào, bất kì ý nghĩ nào. Và như ý nghĩ biến mất, việc chứng ngộ của bạn có thể biến mất vào bất kì khoảnh khắc nào.
Tôi có một sannyasin người Đức, Gunakar, người đã trở nên chứng ngộ nhiều lần đến mức bây giờ anh ấy đã chấm dứt hoàn toàn, vứt bỏ toàn thể cái ý tưởng ấy. Khi anh ấy trở nên chứng ngộ lần đầu tiên - anh ấy có một lâu đài đẹp ở Đức, tại một chỗ cảnh vật rất đẹp - anh ấy đã tuyên bố sự chứng ngộ của mình cho mọi tổng thống và thủ tướng và cho mọi vị đại sứ và cho mọi thành viên của UNO. Anh ấy đã viết một bức thư... anh ấy thông báo cả tôi nữa...
Tôi nói, "Gunakar" - anh ấy chỉ vừa mới đi khỏi đây một hay hai tuần trước và tôi không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ là anh ấy đã trở nên chứng ngộ sớm thế. Tôi báo cho anh ấy, "Quay lại đi; trước hết tôi phải xem..."
Thế là anh ta quay lại, và khi anh ta quay lại, dần dần khi anh ta càng tới gần Poona hơn, chứng ngộ biến mất. Anh ta trở nên biết rằng điều này là ngu xuẩn... "Tôi không biết gì." Nhưng ở Đức điều đó đã hoàn toàn tốt, bởi vì không ai hiểu chứng ngộ là gì. Khi anh ta tuyên bố, "Tôi đã chứng ngộ", mọi người nghĩ, "Có lẽ... không ai đã bao giờ nghe nói chứng ngộ này là gì. Anh ta có thể đấy." Và một cách tự nhiên, không ai phủ nhận điều đó. Nhưng anh ta trở nên sợ hãi, và khi anh ta tới trước tôi anh ta nói, "Tha thứ cho tôi. Tôi đã lại trở nên tuyệt đối không chứng ngộ."
Tôi nói, "Nhớ rằng bất kì khi nào ham muốn này phát sinh trong bạn, trước khi hành động và bắt đầu viết thư cho mọi chính phủ và đại sứ và tổng thống trên thế giới rằng nếu họ muốn có bất kì lời khuyên nào, bạn đã trở nên chứng ngộ; trước hết, bạn phải tới đây đã."
Hai năm anh ta vẫn còn im lặng và một hôm tôi lại nhận được thư của anh ta. Anh ta nói, "Osho, lần này điều đó đã thực sự xảy ra và tôi đang tới."
Tôi nói, "Tốt, tới đi."
Và khi anh ta tới tôi anh ta nói, "Tha thứ cho tôi. Điều này rất kì lạ. Khi tôi tới đây tôi trở thành không chứng ngộ và khi tôi quay về Đức ham muốn này nảy sinh, và không ai có đó người có thể thậm chí nói rằng tôi không chứng ngộ. Tại sao chờ đợi? Tuyên bố đi. Và ham muốn này trở thành dai dẳng thế..."
Điều đó đã xảy ra nhiều lần. Lần cuối cùng tôi nghe nói anh ta đã gia nhập một công xã và anh ta đã rửa bát ở đó. Ai đó định tới gặp tôi sớm đã hỏi Gunakar, "Anh đang làm gì vậy? Anh có bao giờ nghe nói về bất kì người chứng ngộ nào đi rửa bát trong nhà hàng không?" Đó là nhà hàng của công xã.
Anh ta nói, "Quên mọi thứ về chứng ngộ đi. Để tôi rửa bát đã và nếu anh định tới Osho, bảo ông ấy là tôi không định thành chứng ngộ nữa - ít nhất thì cũng không định điều đó ở Đức! Nếu tôi phải trở nên chứng ngộ, tôi sẽ trở nên chứng ngộ khi tôi ở gần ông ấy. Tôi cảm thấy vui vẻ mênh mông chỉ trong việc rửa bát và việc chứng ngộ kia là hành hạ..." bởi vì anh ta đã bắt đầu bắt chước tôi.
Anh ta đóng mình trong lâu đài của mình trên núi. Anh ta sẽ không đi ra khỏi buồng của mình. Anh ta sẽ không gặp gỡ ai cả. Anh ta có một thư kí và một cách tự nhiên anh bị hành hạ không cần thiết. Anh ta không thể đi ra được, bằng không anh ta sẽ mất chứng ngộ của mình. Anh ta không thể gặp mọi người được, chỉ qua thư kí, và thư kí thông báo cho anh ta rằng anh ta đang trong samadhi. "Anh ấy không thể gặp được ai. Đừng quấy rầy anh ấy."
Anh ta nói, "Tôi đã chịu đựng đủ bởi việc chứng ngộ này. Bây giờ tôi tận hưởng cuộc sống nhiều hơn như người rửa bát trong nhà hàng của công xã. Ít nhất tôi có thể đi ra ngoài, tôi có thể đi xem phim, có thể đi nhảy disco, tôi có thể hát và múa. Chứng ngộ kia là điều rất khó khăn, vẫn còn bị nhốt trong một phòng..."
Chứng ngộ không thể tới từ tâm trí được. Chứng ngộ có thể tới chỉ khi tâm trí biến mất. Thực ra, chứng ngộ là ánh sáng và tâm trí là dốt nát. Chứng ngộ là trí huệ; tâm trí là bóng tối.
Nếu tâm trí ông là thuần khiết, mọi đất phật đều thuần khiết.
Tôi muốn sửa lại nó. Tôi muốn nói, nếu vô trí của bạn - điều có nghĩa là vượt ra ngoài thuần khiết và ra ngoài không thuần khiết - là đất phật... Không phải là tâm trí thuần khiết là đất phật đâu. Ngay cả tâm trí thuần khiết vẫn cứ là tâm trí. Và thuần khiết và không thuần khiết là nhị nguyên. Và đất phật phải ở bên ngoài nhị nguyên. Nó không thể nào là một phần của nhị nguyên được. Nó phải ở bên ngoài cả hai.
Kinh nói, "Nếu tâm trí họ là không thuần khiết, bản thể là không thuần khiết. Nếu tâm trí họ là thuần khiết, bản thể họ là thuần khiết."
Cho tới giờ, điều này là hoàn toàn được và, "để đạt tới đất phật, làm thuần thuần khiết tâm trí ông."
Điều đó là sai, bởi vì thế thì, khác biệt là gì giữa giữa người tốt và vị phật? Tâm trí thuần khiết là đất phật và người thuần khiết là sinh linh thuần khiết, vậy khác biệt là gì giữ người tốt và vị phật? Dường như không khác biệt - nhưng có khác biệt lớn lao.
Do đó tôi muốn đặt nó là: Để đạt tới đất phật đi ra ngoài tâm trí, đi ra ngoài cả thuần khiết và không thuần khiết. Khi vô trí của bạn trở thành đất phật, phật trở thành sẵn có cho bạn. Đây là sửa chữa của tôi.
Vậy, bằng việc vượt qua ba trạng thái độc hại của tâm trí, ba bộ giới luật được tự động hoàn thành.
Nhưng kinh nói sáu đường vượt là từ thiện, đạo đức, nhẫn nhục, sùng kính, thiền và trí huệ. Bây giờ thầy nói các đường vượt qua tham chiếu tới việc làm thuần khiết các giác quan. Thầy ngụ ý gì bởi điều này? Và tại sao chúng được gọi là thuyền?
Câu hỏi này là đơn giản và có ý nghĩa. Đệ tử này đang hỏi, "Sáu đường vượt qua này là gì?" Từ paramitas nghĩa là cái đem bạn sang bờ bên kia - chiếc thuyền phà nhỏ.
Từ thiện, đạo đức, nhẫn nhục, sùng kính, thiền và trí huệ - đây là sáu chiếc phà có thể đem bạn vượt ra ngoài bờ này để sang bờ xa hơn, để về nhà thực của bạn.
Nó là câu hỏi đơn giản. Bồ đề đạt ma phải định nghĩa từ thiện là gì, đạo đức là gì, nhẫn nhục là gì, sùng kính là gì, thiền là gì, trí huệ là gì. Nhưng thay vì cho một định nghĩa đơn giản về những từ hay này, ông ấy đi vào câu trả lời rất kì lạ:
Trong việc trau dồi các đường vượt qua, việc làm thuần khiết sáu giác quan có nghĩa là vượt qua sáu tên trộm này. Đuổi tên trộm mắt bằng việc bỏ thế giới thấy được là từ thiện.
Bây giờ, người ta không thể quan niệm được cái gì đó vô nghĩa hơn. Nghe lại nó lần nữa: Đuổi tên trộm mắt bằng việc bỏ thế giới thấy được là từ thiện. Bằng từ bỏ và bỏ thế giới điều sẵn có cho mắt ... cách duy nhất là bị mù! Bằng không, làm sao bạn bỏ được nó? Bạn có thể lên núi nhưng thế giới thấy được sẽ có đó. Bạn có thể đi vào hang tối nhưng bóng tối cũng là thấy được. Bạn thấy nó. Và thực ra, ngay cả việc mù sẽ không giúp cho bạn trừ phi bạn được sinh ra đã mù rồi vì người được sinh ra đã bị mù thậm chí không thể thấy được mơ. Người đó không có ý tưởng về bất kì cái gì.
Bạn có thể chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Bạn có cho rằng người mù có thê thấy tầu hoả trong mơ của người đó không, hay đêm sao trong mơ của người đó, hay người đnà bà đẹp trong mơ của người đó, hay bông hồng trong mơ của người đó? Không thể được, bởi vì người đó chưa bao giờ thấy những điều này. Mơ chỉ là phản xạ. Điều bạn đã thấy trong cuộc sống thực, mơ có thể phản xạ.
Điều ngạc nhiên nhất là ở chỗ gần như mọi người đều nghĩ rằng người mù sống trong bóng tối. Và điều đó là sai, bởi vì bóng tối cũng là hiện tượng thấy được, bạn phải thấy nó. Người mù không có mắt. Người đó thậm chí không thể thấy được bóng tối; ánh sáng là xa xăm. Nếu người đó có thể thấy bóng tối, thế thì bạn không thể ngăn cản người đó khỏi thấy ánh sáng. Và nếu người đó có thể thấy mọi thứ trong mơ, người đó không mù. Người mù bẩm sinh không thấ gì cả, cũng như người điếc bẩm sinh không nghe thấy gì.
Nhưng bạn có thể làm được gì? Bạn có mắt. Làm sao bạn có thể bỏ thế giới thấy được?
Có một nhà thơ ở Ấn Độ, Surdas, người được người Hindu tôn thờ như một thánh nhân lớn. Surdas thấy một phụ nữ đẹp - ông ấy đã đi ăn xin, không nhận biết về người ở bên trong ngôi nhà. Ông ấy gõ cửa và một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Và bỗng nhiên một ham muốn, một mến mộ cô ấy phát sinh trong bản thể ông ấy. Điều đó là tự nhiên; điều đó không sai. Nếu bạn có thể tận hưởng hoa đẹp, sao bạn không thể tận hưởng khuôn mặt đẹp? Nhưng các tôn giáo rất chống đối lại mọi hoan lạc. Dường như mọi tôn giáo đều do những kẻ tự bạo sáng lập. Hành hạ bản thân bạn! Bạn càng tự hành hạ mình, bạn càng trở nên tâm linh.
Surdas trở nên rất mặc cảm - và ông ấy đã không làm gì cả; chỉ khuôn mặt đẹp đến mức tự nhiên ngưỡng mộ lớn nảy sinh trong ông ấy. Nhưng điều đó đi ngược lại giới luật tôn giáo. Ông ấy đã phá huỷ cả hai mắt mình và ông ấy trở thành mù. Và bởi vì việc mù này mà ông ấy đã được tôn thờ trong hàng thế kỉ là một thánh nhân lớn.
Nhưng bạn có cho rằng bằng việc phá huỷ mắt mình ông ấy sẽ chấm dứt việc mơ không? Chính là ngược lại - thế thì ông ấy sẽ mơ ngày càng nhiều hơn về khuôn mặt đẹp đó. Khuôn mặt đã đẹp sẽ trở nên đẹp hơn, càng được mến mộ hơn, trong giấc mơ của ông ấy. Và điều này là ý nghĩa của từ thiện sao?
Từ thiện đơn giản có nghĩa là chia sẻ vô điều kiện. Nó không liên quan gì tới mắt và không liên quan gì tới thế giới thấy được và việc từ bỏ nó cả. Nó đơn giản có nghĩa là bạn có cái gì đó; bạn nên tận hưởng việc chia sẻ nó. Đừng là kẻ keo kiệt. Đừng giữ nó lại bởi vì toàn thể cuộc sống này một ngày nào đó sẽ đi tới chấm dứt và bạn sẽ không có khả năng đem cái gì đi cùng bạn. Cho nên trong khi bạn đang sống, sao không chia sẻ thật nhiều nhất có thể được đi? Mọi thứ có thể bị lấy đi vào bất kì khoảnh khắc nào... tốt hơn cả là bạn chia sẻ chúng. Và chia sẻ là niềm vui lớn. Người học được nghệ thuật chia sẻ là người giầu có nhất trên thế giới. Người đó có thể nghèo, nhưng bản thể bên trong của người đó có phẩm chất của tính giầu có mà ngay cả các hoàng đế cũng có thể cảm thấy ghen tị.
Tôi bao giờ cũng thích một câu chuyện Sufi nhỏ: Một người nghèo, rất nghèo, tiều phu, sống trong rừng trong một chiếc lều nhỏ. Chiếc lều nhỏ đến nỗi anh ta và vợ anh ta có thể ngủ... chỉ có chừng ấy không gian trong chiếc lều.
Vào giữa đêm tối, trời bắt đầu mưa to và ai đó gõ cửa. Người vợ đang ngủ gần cửa. Người chồng nói với vợ, "Mở cửa ra đi em. Mưa to quá và người này chắc bị lạc đường. Đêm tối như bưng và rừng lại nguy hiểm và đầy thú hoang. Mở cửa ra ngay!"
Cô ấy nói, "Nhưng không còn chỗ nữa." Người đàn ông cười và nói, "Đây không phải là cung điện của nhà vua, nơi người ta bao giờ cũng thấy thiếu chỗ. Đây là túp lều của người nghèo. Hai người có thể ngủ ngon; ba người có thể ngồi. Chúng ta sẽ tạo ra chỗ. Mở cửa đi."
Và cánh cửa được mở ra. Người này bước vào và người đó rất biết ơn và họ tất cả ngồi xuống và bắt đầu nói chuyện và tán gẫu và kể những câu chuyện cho nhau. Đêm phải đã trôi qua bằng cách nào đó bởi vì họ không thể ngủ được; không có chỗ. Và vừa đấy, lại có tiếng gõ cửa...
Người này, vị khách mới, bây giờ ngồi cạnh cửa. Chủ lều nói, "Anh bạn, mở cửa đi. Ai đó khác bị lạc." Và người này nói, "Ông dường như là kẻ kì lạ. Hết chỗ rồi."
Ông ấy nói, "Đây đã là luận cứ của vợ tôi đấy. Nếu tôi nghe luận cứ của cô ấy, ông đã ở trong rừng, bị thú hoang ăn thịt rồi. Và ông dường như là một người kì lạ rằng ông không thể hiểu nổi rằng chúng tôi đang ngồi thế này chỉ là vì ông. Chúng tôi mệt mỏi sau một ngày dài. Tôi là tiều phu - cả ngày tôi chặt củi và rồi bán củi trong chợ và thế rồi chúng tôi phải khó khăn mới kiếm được thức ăn mỗi lần một ngày. Mở cửa đi. Đây không phải là lều của ông. Nếu ba người có thể ngồi thoải mái, bốn người có thể ngồi sát vào chút ít, có kém thoải mái hơn chút ít. Nhưng chúng ta sẽ tạo ra chỗ."
Một cách tự nhiên người này phải mở cửa, mặc dầu ngần ngại. Và một người bước vào và người đó rất biết ơn. Bây giờ họ ngồi rất sát nhau; thậm chí không còn lấy một phân không gian thừa. Và thế rồi bỗng nhiên, một tiếng gõ cửa lạ, dường như không phải là của người! Có im lặng trong cả ba người; người vợ và hai vị khách đều sợ rằng ông ấy nói mở cửa ra.
Và ông ấy nói điều đó. "Mở cửa ra đi. Tôi biết ai gõ cửa. Đấy là con lừa của tôi. Trong thế giới rộng lớn này nó là người bạn cũ duy nhất của tôi. Tôi mang gỗ trên con lừa đó. Nó vẫn còn ở ngoài, nhưng trời mưa to quá. Mở cửa đi."
Và bây giờ đấy là vị khách thứ tư được phép vào, và mọi người đều phản đối và họ nói, "Thế này thì quá lắm. Con lừa sẽ đứng ở đâu?"
Người này nói, "Các bạn không hiểu. Đây là chiếc lều của người nghèo, nó bao giờ cũng có chỗ. Ngay bây giờ chúng ta đang ngồi; khi con lừa vào chúng ta tất cả sẽ đứng và chúng ta sẽ để con lừa vào giữa để cho nó cảm thấy ấm cúng và thoải mái và được yêu mến."
Họ nói, "Thà bị lạc trong rừng còn hơn là bị tóm vào trong lều của ông."
Nhưng không gì có thể được làm. Khi người chủ nói mở cửa, cửa được mở.
Và con lừa bước vào. Nước nhỏ giọt từ khắp nơi trên thân thể nó và người chủ đưa nó vào giữa và bảo mọi người khác đứng vây quanh. Ông ấy nói, "Các bạn không hiểu. Con lừa của tôi có một tâm trí rất triết lí. Các bạn có thể nói điều gì đó, nó không bao giờ bị quấy rối. Nó bao giờ cũng lắng nghe một cách im lặng."
Tôi thích câu chuyện này nói rằng cung điện của nhà vua bao giờ cũng thiếu chỗ - mặc dầu chúng lớn thế...
Ngôi nhà của tổng thống Ấn Độ có một trăm buồng kèm buồng tắm, một trăm a vườn. Ngôi nhà này thường là nhà của phó vương và dầu vậy họ vẫn có nhà khách tách rời. Hàng trăm buồng này để làm gì ở đó? Người ta tự hỏi...
Có lần tôi đã ở đó bởi vì một trong các tổng thống, Zakir Hussein, đã quan tâm tới tôi. Ông ấy là phó hiệu trưởng Đại học Aligarh và khi ông ấy là phó hiệu trưởng, tôi đã nói ở đó. Ông ấy làm chủ tịch, và ông ấy thích điều tôi đã nói. Khi ông ấy trở thành tổng thống và ông ấy đi tới biết rằng tôi ở Delhi, ông ấy đã mời tôi tới và ông ấy đưa tôi đi quanh. Tôi hỏi ông ấy, "Mục đích của một trăm buồng này là để phục vụ cái gì?"
Ông ấy nói, "Chúng là vô dụng. Thực ra duy trì chúng, cần có một trăm người phục vụ. Để duy trì cái vườn lớn một trăm a này, một trăm buồng này - và ngay trước ông là hai toà nhà lớn. Chúng là nhà khách và mỗi nhà khách phải có ít nhất hai mươi nhăm buồng, không ít hơn thế."
Tôi nói, "Đây là lãng phí tuyệt đối. Ông ngủ trong bao nhiêu phòng?"
Ông ấy nói, "Trong bao nhiêu phòng à? Tôi ngủ trong giường tôi. Tôi không phải là quỉ mà phân thân mình ra trong nhiều buồng... đầu ở phòng này, và thân ở phòng khác và chân ở phòng khác.
"Nhưng thế thì," tôi nói, "một trăm phòng này sẽ đơn giản trống trơn, đầy đồ đạc với mọi thứ có sẵn mà một người cần tới, nên để cho ai đó dùng."
Nhưng đây là tình huống trên khắp thế giới. Các hoàng đế có những cung điện lớn và dầu vậy vẫn không có chỗ. Họ bao giờ cũng làm ra những cung điện mới, nhà khách mới.
Và người nghèo trong câu chuyện này nói, "Nó là chiếc lều của người nghèo, không thiếu chỗ. Chúng ta sẽ xoay xở được." Và họ đã xoay xở được. Đêm trôi qua đẹp đẽ, mặc dầu họ phải đứng.
Nhưng chia sẻ bất kì cái gì bạn có là đẹp. Cho dù bạn không có cái gì, bạn vẫn có thể tìm thấy cái gì đó trong cái không của bạn, cũng để chia sẻ.
Từ thiện là chia sẻ. Điều Bồ đề đạt ma đang nói đơn giản là vô nghĩa.
Không cho tên trộm tai vào bằng việc không nghe âm thanh là đạo đức.
Bạn đã bao giờ nghe thấy một định nghĩa như thế chưa? Không nghe âm thanh, không nghe âm nhạc là đạo đức! Thế thì giết người, hay hãm hiếp phụ nữ là không vô đạo đức? Nghe nhạc là vô đạo đức, nghe chim hót trên cây vào sáng sớm là vô đạo đức. Cảm giác của tôi là ở chỗ bởi vì ông ấy bị mắc vào với câu hỏi tối thượng và đã nói dối, nên ông ấy đánh mất sự lôi cuốn và ông ấy bây giờ đang cố gắng đưa ra mọi loại định nghĩa tuyệt đối vô nghĩa và ngớ ngẩn.
Hạ thấp tên trộm mũi bằng việc san bằng mọi mùi vị như trung tính là kiên nhẫn.
Ông ấy thực sự độc đáo đấy! Tôi đã đọc cả nghìn cuốn sách về đạo đức, về đức hạnh như kiên nhẫn, nhưng tôi chưa bao giờ bắt gặp phát biểu rằng đấy là vấn đề của cái mũi, không phải của bạn. Nếu bạn có thể san bằng mọi mùi vị như trung lập - hoa hồng và cứt bò có mùi như nhau - bạn là kiên nhẫn! Mặc xác cái kiên nhẫn như thế - điều này đơn giản là điên khùng, không nhạy cảm.
Con người của thông minh sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Nhà thơ thấy mầu xanh của cây cối khác với cách bạn thấy chúng.
Người đó thấy chúng xanh hơn. Người đó không chỉ thấy cây xanh, người đó thấy những cái bóng khác của mầu xanh. Nhạy cảm của người đó với mầu sắc là rất sắc bén, sắc sảo.
Nhạc sĩ nghe âm thanh ngay cả trong im lặng, tai người đó hoà hợp thế. Và cũng thế với các giác quan khác.
Nhưng Bồ đề đạt ma thực sự làm trò cười về bản thân mình: Kiểm soát tên trộm mồm bằng việc chinh phục ham muốn nếm, ca ngợi và giải thích là sùng kính.
Nếu bạn có thể ăn những thức ăn ngon nhất và cứt bò linh thiêng mà không thấy khác biệt gì, đây là sùng kính! Cả đời mình tôi đã cố gắng định nghĩa sùng kính, nhưng Bồ đề đạt ma biết rõ hơn!
Chế ngự tên trộm thân thể bằng việc vẫn còn không xúc động bởi cảm giác sờ là thiền.
Nếu ai đó sờ bạn và bạn không cảm thấy điều đó, bạn là trong thiền sao? Nếu ai đó sờ bạn và bạn không cảm thấy điều đó, bạn đơn giản điếc. Đấy không phải là thiền.
Nhưng ông ấy đã làm được một việc lớn. Và những người nghe ông ấy, phải đã tự hỏi... "Từ Ấn Độ một người chứng ngộ đã tới. Chúng ta cũng đã nghe thấy" - những người Trung Quốc này cũng đã nghe nhiều về thiền - "nhưng đây thực sự là nguyên bản!"
Họ cũng có Lão Tử, Trang Tử và Liệt Tử của họ - đương đại với Phật Gautam, hoặc cùng tầm cỡ đó, người biết thiền là gì. Và ông ấy đang cố gắng đưa ra một định nghĩa, một định nghĩa gần như không thể nào tin được. Ông ấy mất khí khái của mình.
Khi câu hỏi tối thượng được hỏi, đó là điểm mà từ đó ông ấy bắt đầu sa ngã. Và ông ấy quên mất mọi thứ. Bây giờ ông ấy đang cố gắng bịa đặt, theo bất kì cách nào ông ấy có thể... vá víu lỗ thủng này, vá víu lỗ thủng kia, và lỗ thủng mới lại lộ ra và ông ấy cứ chạy hết chỗ nọ tới chỗ kia mà ông ấy không thể nào tạo ra bất kì ý nghĩa gì về điều ông ấy đang làm.
Và thuần phục tên trộm tâm trí bằng việc không tạo ra ảo tưởng mà thực hành tỉnh thức là trí huệ.
Chỉ câu này dường như là có chút ít nhạy cảm - chỉ chút ít thôi, không nhiều, bởi vì thức tỉnh không thể được thực hành. Bản thân ông ấy đã nói trước đó rằng nó là hiện tượng tự phát, bạn không thể thực hành nó. Bất kì cái gì được thực hành đều được thực hành bởi tâm trí bạn. Ai sẽ thực hành nó?
Bạn có thân thể mình; bạn có thể thực hành yoga. Bạn có tâm trí mình; bạn có thể thực hành thiền, tỉnh thức. Nhưng bất kì cái gì tới từ thân thể sẽ ra đi cùng thân thể, và bất kì cái gì tới từ tâm trí sẽ ra đi cùng tâm trí. Chúng sẽ không có khả năng đi với bạn khi cái chết lấy đi mọi thứ.
Cái gì đó phải xảy ra trong bạn cái không là bộ phận của thân thể, không là bộ phận của tâm trí - cái gì đó không có gốc rễ trong cấu trúc thân - tâm. Và tỉnh thức là nhận biết, chứng kiến từ nơi xa về mọi hoạt động của tâm trí và thân thể. Thế thì tỉnh thức sẽ đi cùng bạn. Ngay cả khi thân thể và tâm trí bị cái chết đem đi, tỉnh thức không thể nào bị bất kì ai lấy đi được.
Cho nên đó là lí do tại sao tôi nói chỉ một chút ít - ít nhất ông ấy không làm cho bản thân ông ấy thành kẻ ngốc quá nhiều.
Sáu đường vượt qua này, cái đưa bạn vượt ra ngoài, là phương tiện chuyển vận. Giống như con thuyền hay bè mảng, chúng vận chuyển mọi người sang bờ bên kia. Do đó, chúng được gọi là thuyền.
Nhưng khi Shakyamuni là một bồ tát, ông ấy dùng ba bát sữa... Bây giờ điều này sắp là cái điên khùng không thể tưởng tượng nổi cuối cùng. Đệ tử này đang hỏi:
Nhưng khi Shakyamuni là một bồ tát, ông ấy dùng ba bát sữa và sáu môi cháo trước khi đạt tới chứng ngộ. Nếu ông ấy phải uống sữa trước khi ông ấy có thể nếm quả của phật tính, làm sao đơn thuần ngắm nhìn tâm trí lại có thể sinh ra giải thoát được?
Bởi vì Bồ đề đạt ma đang trở nên lập dị nên các đệ tử này cũng bắt đầu hỏi những câu hỏi mà thông thường họ sẽ không hỏi. Nhưng bây giờ mọi thứ là được. Đúng là Phật đã dùng ba bát sữa nhưng điều đó không có nghĩa là bởi vì ba bát sữa đó mà ông ấy trở nên được chứng ngộ, không có nghĩa là người ta phải làm cái gì đó trước chứng ngộ. Điều đó không có nghĩa là đấy là một điều kiện.
Nhưng đó là điều mà các đệ tử này đang hỏi: Nếu ông ấy phải uống sữa trước khi ông ấy có thể nếm trải quả của phật tính, làm sao có thể đơn thuần ngắm nhìn kết quả tâm trí trong giải thoát? Trước hết người ta phải uống ba bát sữa - và thầy đang bảo chúng ta chỉ quan sát tâm trí và mình sẽ trở nên được giải thoát. Về ba bát sữa này thì sao?
Và điều này không chỉ với Bồ đề đạt ma, đây là trường hợp cho tất cả kinh sách, chú giải tôn giáo. Họ đã đi tới điểm mà bạn đơn giản bị choáng rằng những người này... Họ không thể thấy một điều đơn giản, rằng điều đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên? Ông ấy đói và ai đó đem tới cúng dường sữa. Nhưng điều các đệ tử đang hỏi là có thể tha thứ được. Họ là đệ tử, người dốt nát. Nhưng câu trả lời thực sự vĩ đại đấy! Các đệ tử này không là cái gì trước câu trả lời.
Câu trả lời là: Điều ông nói là đúng. Đây là cách ông ấy đã đạt tới chứng ngộ. Ông ấy phải uống sữa trước khi ông ấy có thể trở thành phật. Nhưng có hai loại sữa. Đây là điều gì đó mà bạn không thể nào vượt ra ngoài được. Tôi hay nghĩ có giới hạn cho ngu xuẩn, nhưng không có giới hạn nào cả. Ông ấy nói:
Nhưng có hai loại sữa. Sữa mà Shakyamuni uống không phải là sữa không thuần khiết bình thường mà là sữa pháp thuần khiết.
Không chỉ là sữa bình thường - sữa tôn giáo! Và sữa tôn giáo là gì? Chưa từng có ai đã nghe nói về nó cả. Mọi người đã nghe về sữa bột, và đủ các loại khác, nhưng sữa pháp sao? Làm sao sữa lại có thể mang tính tôn giáo?
Ba bát là ba giới luật. Và sáu môi cháo là sáu đường vượt qua. Khi Shakyamuni đạt tới chứng ngộ, đấy là vì ông ấy đã uống sữa pháp thuần khiết này mà ông ấy đã nếm quả của phật tính. Việc nói rằng Như Lai uống đồ uống pha chế phàm tục của thứ không thuần khiết, sữa bò cái có mùi là đỉnh cao của việc phỉ báng. Cái mà là đích thực, cái không thể huỷ diệt nổi, bản thân pháp điềm tĩnh vẫn còn tự do mãi mãi với những ưu phiền của thế giới. Tại sao lại cần sữa không thuần khiết để thoả mãn cho cơn đói hay cơn khát của nó?
Một mặt, chúng ta đã thấy Bồ đề đạt ma cứ nói đi nói lại mãi, theo nhiều lời kinh, rằng bản thể cố hữu của bạn bao giờ cũng thuần khiết, không có cách nào làm cho nó không thuần khiết cả. Và bây giờ, để trở nên nhận biết về tự tính của bạn - đó là điều phật tính là gì - bạn cần một loại sữa rất đặc biệt, sữa pháp. Ông ấy đưa ra toàn thể mô tả về cách tạo ra sữa pháp này.
Kinh nói, “Con bò đực này không sống trên cao nguyên hay đồng bằng.
Điều đầu tiên cần ghi nhớ là ở chỗ đấy không phải là bò cái bởi vì bò cái là đàn bà, giống cái, và bạn không thể trông đợi sữa pháp từ giống cái được. Sữa pháp tới từ chỉ từ con đực. Bạn phải gửi lời kinh này tới cho Moraji Desai; nó hỗ trợ cho ý thức hệ của ông ấy. Ông ấy đang uống sữa pháp hàng ngày... vắt sữa và uống sữa và vắt sữa và uống sữa của riêng mình. Tôi nghĩ ông ấy đã đạt tới nhiều đức hạnh hơn bất kì vị phật nào!
Bò đực này không phải là sai lầm đâu, bởi vì trước điều này, ông ấy đã dùng từ bò cái. Khi ông ấy kết án sữa ông ấy nói, nói rằng Như Lai uống đồ uống pha chế phàm tục của thứ không thuần khiết, sữa bò cái có mùi... Cho nên ông ấy biết rõ khác biệt giữa bò cái và bò đực.
Kinh nói, “Con bò đực này không sống trên cao nguyên hay đồng bằng. Nó không ăn thóc hay rơm. Và nó không đi gặm cỏ với bò cái - bởi vì thậm chí gặm cỏ với bò cái, cũng có khả năng sữa pháp bị không thuần khiết.
Thân thể của con bò đực này có mầu của vàng bóng lộn.” Con bò nói tới Vairocana. Do lòng từ bi lớn lao của ông ấy với mọi chúng sinh, ông ấy đã tạo ra từ bên trong thân pháp thuần khiết của mình sữa pháp siêu phàm của ba bộ giới luật và sáu đường vượt qua để nuôi dưỡng cho tất cả những người tìm kiếm giải thoát. Sữa thuần khiết của con bò thuần khiết đúng đắn không chỉ làm cho Như Lai đạt tới phật tính, nó còn làm cho bất kì người nào uống nó cũng đạt tới chứng ngộ hoàn toàn, không ai hơn.
Điều này thực sự rất làm nản lòng. Bạn đi đâu để tìm ra con bò đực - pháp này?
Điều này nhắc tôi nhớ tới một sư Hindu, rất nổi tiếng. Tôi đã du hành cùng với ông ta để tham dự cuộc hội nghị Hindu và chúng tôi cùng trọ trong một ngôi nhà. Ông ấy quen chỉ uống sữa; đó là việc tâm linh lớn lao của ông ấy. Ngoài ra, tôi không thể thấy - ba ngày tôi đã ở cùng ông ấy - tôi không thể thấy bất kì thông minh nào. Điều duy nhất là ở chỗ ông ấy chỉ dùng sữa - và sữa đó phải lấy từ con bò trắng, con bò cái tuyệt đối trắng.
Khi tôi nghe thấy điều này tôi đã hỏi ông ấy, "Tôi không nên can thiệp vào kỉ luật lớn lao của ông, nhưng tôi không thể cưỡng được cám dỗ này bởi vì tôi chưa bao giờ thấy thậm chí con bò đen lại cho sữa đen cả. Sữa bao giờ cũng trắng, sao ông phải lo nghĩ? Nếu con bò có chấm, chỉ một chấm nhỏ... đen hay nâu hay cái gì... sữa cũng phải bị bỏ đi sao?"
Vào buổi sáng, nhiều bò cái được đưa tới cho vị thánh này xem và nhìn quanh xem liệu chúng có tuyệt đối trắng hay không. Và khi ông ấy đã chấp nhận con bò nào đó, rằng nó là tuyệt đối trắng, thế thì một người phải tắm vẫn mặc quần áo và với bộ quần áo ướt đó người đó phải vắt sữa bò, ngay trước vị thánh này, để cho không cái gì ô uế hay bất kì cái gì sai đi vào sữa.
Trong ba ngày tôi phát mệt mỏi về ngốc nghếch của ông ta. Lúc đó tôi chưa nghe nói về Bồ đề đạt ma; bằng không thì tôi đã bảo ông ấy, "Điều ông làm là tuyệt đối đúng. Chỉ một điều sai; ông uống sữa bò cái. Ông phải uống sữa bò đực, bò đực trắng." Nhưng thậm chí với bò đực trắng thì sữa sẽ không trắng đâu. Nó sẽ mầu vàng. Nhưng để đạt tới chứng ngộ người ta có thể làm bất kì việc khổ hạnh nào - và đây là một kỉ luật lớn lao!
Một tirthankara của Jaina giáo, Mahavira, đã trở nên chứng ngộ bằng việc ngồi theo một tư thế nào đó rất lạ kì bởi vì bạn hiếm khi thấy được tư thế đó. Trong yoga tư thế đó được gọi là "tư thế vắt sữa bò cái". Ở Ấn Độ, máy không được dùng; người ngồi trên một cái ghế ba chân và vắt sữa bò bằng tay. Nhưng Mahavira đã làm gì? - bởi vì ông ấy chắc chắn không vắt sữa bò cho nên tại sao ông ấy ngồi theo tư thế vắt sữa bò?
Điều đó có thể được làm chỉ bởi một lí do... và tôi sẽ không nói cho các bạn lí do đó. Các bạn có thể hỏi Moraji Desai; bảo ông ấy, "Ông đang làm hoàn hảo lắm. Nhớ lấy, ngồi theo tư thế vắt sữa bò. Thu lấy sữa và uống, và chứng ngộ là chắc chắn."
Bây giờ, sau Mahavira các sư Jaina đã nghĩ người ta không thể trở nên chứng ngộ bởi vì ngồi theo tư thế đó là rất khó. Bạn không thể ngồi đủ lâu được - và đấy là một tư thế rất lạ kì. Để thiền người ta cần ngồi theo cách mà người ta được thảnh thơi, thoải mái. Cách ngồi của Mahavira là tư thế rất căng thẳng.
Nhưng điều ngẫu nhiên, mọi người bắt đầu nghĩ cứ như đấy là nguyên nhân - cứ như tư thế đó là cần thiết cho chứng ngộ. Không cái gì là cần thiết cho chứng ngộ bởi vì chứng ngộ không được gây ra bởi bất kì cái gì mà bạn có thể làm. Chứng ngộ xảy ra chỉ khi bạn vắng mặt, hoàn toàn im lặng đến mức nó không phải là việc làm của bạn.
Bạn không thể khoe khoang, "Đây là chứng ngộ của tôi. Tôi đã làm được nó." Khi chứng ngộ xảy ra, bạn đơn giản nói, "Tôi không có. Và bởi vì tôi không có, tôi im lặng thế, vắng mặt thế - chỉ là cái không thuần khiết, chỉ là cảm nhận - nó đã xảy ra." Nó tới từ cõi bên kia như tia sáng mặt trời tới với hoa và chúng mở cánh ra. Cái gì đó từ cõi bên kia tới vào trong bạn và hoa sen của bạn mở cánh nó ra và toả ra mọi hương thơm không cạn. Nhưng không có nguyên nhân.
Nguyên nhân và hậu quả là các thuật ngữ khoa học. Chúng không có ý nghĩa gì trong bí ẩn của cuộc sống bên trong của bạn. Không cái gì là được gây ra, không cái gì bị ảnh hưởng. Phật tính, chứng ngộ, thức tỉnh, giải thoát đều đã có đấy rồi. Nó không được tạo ra, do đó không nguyên nhân nào được cần. Nó chỉ phải được nhìn vào. Bạn chỉ quay mắt mình vào bên trong và thấy nó. Nó là khám phá. Nó đã có đó từ hàng nghìn năm cho nên bạn có thể làm nó vào bất kì khoảnh khắc nào - chỉ một điều nhỏ không là nguyên nhân - bạn mở con mắt bên trong. Và đó là điều tôi gọi là thiền.
Tâm trí mở ra ngoài; thiền mở vào trong. Tâm trí là cánh cửa dẫn bạn ra ngoài vào thế giới; thiền là cánh cửa dẫn bạn vào lãnh thổ của bạn - tới chính điện thờ bên trong nhất của bản thể bạn. Và bỗng nhiên, bạn chứng ngộ. Chứng ngộ bao giờ cũng là bất thần; nó không bao giờ dần dần.
Và Bồ đề đạt ma biết điều đó. Chứng ngộ riêng của ông ấy là kinh nghiệm bất thần. Nhưng chỉ để không mâu thuẫn với tín ngưỡng, không làm phiền mọi người, không tạo ra kẻ thù, ông ấy đã thoả hiệp. Tôi hoàn toàn kết án thoả hiệp này.
Một người với thiên tài của ông ấy không nên thoả hiệp trên bất kì nền tảng nào. Cho dù tất cả Phật giáo ở Trung Quốc có biến mất, không cái gì mất.
Nhưng thoả hiệp của Bồ đề đạt ma đã phá huỷ tính trọn vẹn riêng của ông ấy, chân thành riêng của ông ấy, thẩm quyền riêng của ông ấy. Ông ấy đã trở thành người lùn khi thực tế ông ấy là người khổng lồ.
Vâng, thưa Osho
Được chứ, Maneesha?