Chương 1. Tổng hợp tối thượng

Chương 1. Tổng hợp tối thượng

Price:

Read more

Osho - Đạo: Đường vô lộ (Tập 2)
Chương 1. Tổng hợp tối thượng


Huệ Áng vô yết kiến Tống Khang vương. Khang vương đứng dậy tiếp, hăng hái nói, 'Quả nhân chỉ ưa dũng lực thôi, không muốn dùng nhân nghĩa, khách có điều chi dạy quả nhân không?'
'Thần có thuật khiến cho một người đã dũng cảm rồi lại thêm có bị đâm cũng không vô, đã mạnh rồi lại thêm có bị đập nữa cũng không trúng, có lẽ nào riêng đại vương không ưa thuật đó sao?'
'Tốt lắm! Đó là điều quả nhân muốn nghe.'
'Bị kẻ khác đâm mà không vô, bị kẻ khác đập mà không trúng, vẫn còn là bị nhục. Thần lại có thuật khiến cho một người đã dũng cảm rồi mà kẻ khác không dám đâm, đã mạnh rồi mà kẻ khác không dám đập. Nhưng họ không dám không phải là không muốn. Thần lại có thuật khiến cho họ không có cả ý muốn đâm, đập nữa. Nhưng họ không có ý muốn đó, chưa phải là đã có lòng quí mến và giúp đỡ đại vương. Thần lại có cái thuật khiến cho không một người đàn ông, một người đàn bà nào không vui vẻ quí mến và giúp đỡ đại vương. Như vậy đại vương còn hiền minh hơn là có dũng lực. Thần cho là hơn hẳn bốn hạng trên. Có lẽ nào riêng đại vương không ưa thuật đó?'
'Đó là thuật quả nhân muốn có.'
'Đó là đạo của họ Khổng và họ Mặc là điều thần có trong tâm trí. Khổng Khâu và Mặc Địch không có đất đai mà vẫn làm vua, không có bề tôi mà vẫn làm chúa.
Đàn ông và đàn bà trong thiên hạ không ai là không nghểnh cổ và nhón gót để ngó xem, giúp đỡ, bảo toàn họ. Nay đại vương là chúa một nước vạn cỗ xe. Nếu thực muốn như vậy, thì trong bốn cõi, đại vương đều được mọi người giúp đỡ, còn hiền minh hơn Khổng Mặc nhiều.'
Vua Tống làm thinh không đáp. Huệ Áng vội vã bước ra, nhà vua bảo kẻ tả hữu, 'Người khách đó khéo biện thuyết, quả nhân không biết đáp sao!'
Đạo nghĩa là siêu việt - siêu việt lên trên mọi nhị nguyên, siêu việt lên mọi cực, siêu việt trên mọi cái đối lập. Đạo là tổng hợp tối thượng - tổng hợp của đàn ông và đàn bà, của dương và âm, sống và chết, ngày và đêm, hè và đông.
Nhưng làm sao tổng hợp này trở thành có thể? Làm sao người ta trưởng thành trong tổng hợp tối thượng đó? Vài điều phải được hiểu....
Thứ nhất, nguyên lí âm, nguyên lí của nữ tính, là giống như chiếc thang, chiếc thang giữa địa ngục và cõi trời. Bạn có thể xuống địa ngục qua nó và bạn có thể lên cõi trời qua nó; chiều hướng sẽ khác nhưng chiếc thang là một. Chiếc thang đó là nguyên lí của âm, nguyên lí của nữ tính. Không cái gì xảy ra nếu không có đàn bà. Năng lượng của đàn bà là chiếc thang của cái thấp nhất và của cái cao nhất, của thung lũng tối nhất và của đỉnh cao sáng nhất. Đây là một trong những nguyên tắc nền tảng của Đạo. Nó phải được hiểu chi tiết. Một khi nó được bắt rễ trong trái tim bạn mọi sự sẽ trở nên rất đơn giản.
Sẽ là tốt để đi vào biểu tượng về Adam và Eve.
Thế giới không bắt đầu với Adam, nó bắt đầu với Eve. Chính là qua Eve mà rắn thuyết phục Adam không vâng lời. Rắn không thể thuyết phục Adam một cách trực tiếp được - dường như không có cách trực tiếp cho đàn ông. Nếu bạn muốn đạt tới đàn ông bạn phải đi qua đàn bà. Đàn bà vận hành như trung gian cho quỉ.
Thế thì lần nữa, khi Christ được sinh ra, ông ấy được sinh ra từ Mary Đồng trinh. Đứa con Christ được sinh ra từ nữ tính trinh nguyên, từ âm trinh nguyên. Cái cao nhất đi vào qua đàn bà.
Cái thấp nhất và cái cao nhất cả hai đều qua đàn bà.
Adam ngụ ý đất, đất sét - đích xác, đất đỏ. Thượng đế đã làm ra Adam từ đất đỏ. Adam là nguyên lí của cát bụi đến cát bụi. Đàn ông là nguyên lí bên ngoài, nguyên lí của hướng ngoại: đàn ông là thân thể vật lí.
Cố hiểu những biểu tượng này. Đàn ông là thân thể vật lí và Thượng đế đã tạo ra Eve từ thân thể vật lí của đàn ông. Nó là cái gì đó cao hơn. Đầu tiên đàn ông phải được tạo ra, thế rồi đàn bà. Đó là cái gì đó tinh tế hơn, cái gì đó mịn hơn, cái gì đó của tổng hợp lớn hơn. Eve đã được tạo ra từ xương sườn, Eve không thể được tạo ra một cách trực tiếp từ đất.
Chẳng hạn: bạn không thể ăn được bùn nhưng bạn có thể ăn táo - táo là ở bình diện cao hơn. Chúng tới từ bùn. Cây mọc ra từ bùn, cho nên táo không là gì ngoài đất được biến đổi. Bạn có thể ăn táo và bạn có thể tiêu hoá nó nhưng nếu bạn cố ăn đất bạn sẽ chết. Táo là từ đất nhưng nó là tổng hợp cao siêu - tốt hơn, dễ tiêu hoá hơn.
Thượng đế đã tạo ra Adam và cách đàn ông đã nhận nó là ở chỗ vì Thượng đế tạo ra đàn ông đầu tiên, anh ta là đầu tiên. Không, đàn ông được tạo ra đầu tiên bởi vì anh ta rất gần đất. Thế rồi đàn bà được tạo ra - cô ấy không gần đất, cô ấy được tạo ra từ Adam, cô ấy là tổng hợp cao hơn.
Cái tên của Eve cũng rất có ý nghĩa. Nó có nghĩa là trái tim. Adam nghĩa là đất và Eve nghĩa là trái tim. Thượng đế bảo Adam đặt tên cho mọi thứ, thế là anh ta đặt tên cho mọi thứ. Khi anh ta đi tới tên Eve anh ta đơn giản nói to, 'Cô ấy là trái tim tôi, Eve.' Điều đó trở thành tên của Eve. Eva hay Eve nghĩa là trái tim. Được dịch sang cách nói hiện đại nó sẽ có nghĩa là hồn. Đàn ông là nguyên lí thân thể, đàn bà là nguyên lí hồn. Đàn ông là thân thể, đàn bà là tâm trí. Mọi thứ xảy ra qua tâm trí.
Nếu bạn làm điều xấu, tâm trí của bạn phải được thuyết phục về nó trước tiên; nếu bạn làm điều tốt, tâm trí bạn phải được thuyết phục về nó trước tiên. Mọi thứ xảy ra trước tiên như mọi ý tưởng thế rồi nó có thể được hiện thực hoá. Thân thể bạn không thể được thuyết phục làm cái gì đó chừng nào tâm trí bạn còn chưa sẵn sàng. Ngay cả ốm bệnh đi vào thân thể bạn cũng qua tâm trí. Bất kì cái gì đã từng xảy ra, đều xảy ra qua tâm trí. Đó là nghĩa của toàn thể chuyện ngụ ngôn này: rắn thuyết phục Eve. Chỉ tâm trí có thể được thuyết phục, làm cho tin, dụ dỗ, và thế thì tâm trí có thể thuyết phục thân thể rất dễ dàng. Thực ra, thân thể tuân theo tâm trí như cái bóng. Một khi tâm trí bạn đã bắt lấy một ý nghĩ nó nhất định được dịch thành thực tại.
Qua Eve, Adam sa ngã. Qua Eve, anh ta đã bị đuổi khỏi vườn của Thượng đế. Qua Eve mới có cuộc phiêu lưu lớn này mà chúng ta gọi là thế giới. Qua Eve, anh ta đã không vâng lời.
Tôi đã nghe:
Một người được đưa tới toà án và cảnh sát nói, 'Hoặc anh ta điên hoặc anh ta hoàn toàn say, vì anh ta đứng giữa đường. Tôi đã bảo anh ta nhiều lần tránh ra nhưng anh ta không tránh. Tôi ngạc nhiên vì tôi đã không nghĩ rằng anh ta say và tôi không ngĩ rằng anh ta điên. Anh ta dường như lành mạnh theo mọi cách và tôi đã ngửi mồm anh ta và anh ta không uống rượu. Nhưng anh ta cứ không tránh khỏi chỗ đứng giữa đường.'
Quan toà nói, 'Cho tôi biết. Sao anh đứng đó? Sao anh không tránh ra khi cảnh sát nói đi nói lại với anh tránh ra?'
Người này là người rất nhỏ bé, rất yếu ớt và gầy gò. Anh ta nói, 'Thưa ngài, tôi phải chọn giữa luật của chính phủ và luật của vợ tôi.'
Quan toà nói, 'Anh ngụ ý gì?'
Anh ta nói, 'Vợ tôi bảo tôi gặp cô ấy ở đích xác chỗ đó vào lúc mười hai giờ. Cho nên tôi phải chọn. Một cách tự nhiên tôi chọn luật của vợ tôi.'
Quan toà bật cười, 'Điều đó thì bao giờ cũng là hoàn cảnh rồi. Anh về đi. Nếu đấy là vấn đề thế thì người ta phải chọn luật của vợ thôi.'
Từ thời Adam chuyện đã là vậy rồi. Đàn bà là nguyên lí của cái bên trong - chắc chắn không phải là của cái bên trong nhất, nhưng là của cái bên trong. Cô ấy ở ngay chính giữa. Cái bên trong nhất bạn gọi là hồn, cái bên ngoài nhất bạn gọi là thân thể, và ngay ở giữa hai điều này là vía, tâm trí.
Adam theo Eve trong cuộc phiêu lưu này vào thế giới.
Thế rồi lần nữa, chuyện ngụ ngôn này về Jesus là hệt như vậy. Jesus được sinh ra từ Mary Đồng trinh. Tại sao đồng trinh? Bởi vì nếu bạn hiểu đúng, đồng trinh nghĩa là tâm trí tuyệt đối thuần khiết, không bị nhiễm bởi ý nghĩ. Ý nghĩ được biểu diễn bởi rắn, bởi vì cách thức của ý nghĩ là rất quanh co. Nếu bạn quan sát ý nghĩ của bạn, bạn sẽ hiểu tại sao chúng đã được biểu diễn bởi rắn. Chúng rất quanh co, chúng bước đi mà không có chân như rắn, chúng luồn lách bên trong bạn. Và chúng rất tinh ranh và rất láu cá và rất lừa dối - hệt như rắn. Chúng ẩn trong các lỗ tối trong vô thức của bạn và bất kì khi nào chúng có cơ hội chúng nhảy lên bạn. Trong đêm tối, chúng đi ra; trong ban ngày chúng ẩn đi. Khi bạn hơi chút tỉnh táo những ý nghĩ đó biến mất; khi bạn không tỉnh táo mấy chúng đi ra, chúng bắt đầu ảnh hưởng lên bạn.
Mary Đồng trinh ngụ ý tâm trí trong thiền; Eve ngụ ý tâm trí đầy ý nghĩ, đầy rắn. Jesus lại đi vào trong thế giới qua Mary Đồng trinh, qua thuần khiết, qua hồn nhiên. Ý nghĩ là tinh ranh; vô ý nghĩ là hồn nhiên.
Nếu bạn hiểu những chuyện ngụ ngôn hay này bạn sẽ ngạc nhiên. Chúng ta đã không biết thưởng thức chúng. Chúng không phải là sự kiện lịch sử, chúng là những biểu dụ lớn lao về bản thể bên trong của con người. Qua Eve, Adam sa ngã, và qua Mary Đồng trinh, Jesus vươn lên và vào lại thế giới của Thượng đế.
Thêm một điều nữa. Người ta nói rằng tội của Adam là không vâng lời. Thượng đế đã nói không được ăn quả của cây tri thức nào đó - nhưng rắn đã thuyết phục Eve và Eve thuyết phục Adam. Đó là không vâng lời.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng nghĩa Do Thái của 'Mary' nghĩa là nổi dậy. Từ Do Thái là 'mariam'. Nó nghĩa là nổi dậy. Qua không vâng lời Adam sa ngã và qua nổi dậy Jesus vươn lên. Không vâng lời nghĩa là phản ứng, đi ngược lại, chống lại Thượng đế; nổi dậy nghĩa là làm điều phủ định, đi ngược lại thế giới, đi ngược lại rắn. Eve đã nghe theo rắn và đi ngược lại Thượng đế; Jesus nổi dậy chống lại rắn và nghe theo Thượng đế.
Không vâng lời là chính trị; nổi dậy là tôn giáo. Không vâng lời chỉ đem tới mất trật tự; nổi dậy, nổi dậy thực sự, đem tới thay đổi triệt để trong bản thể bạn - quay một trăm tám mười độ, hoán chuyển.
Nhưng cả Adam và Jesus đều xảy ra qua nguyên lí nữ tính. Theo ngôn ngữ của Đạo nguyên lí nữ tính được gọi là âm và nguyên lí nam tính được gọi là dương. Dương là tham vọng, dương là hùng hổ, dương là ham muốn và phóng chiếu, dương là chính trị, âm là tôn giáo. Bất kì khi nào bạn tham vọng, tôn giáo là không thể được cho bạn; bất kì khi nào bạn là tôn giáo, chính trị là không thể được cho bạn. Chúng không đi cùng nhau. Chúng không trộn lẫn. Chính bản tính của chúng là giống như thử trộn nước với dầu.
Tham vọng và thiền không bao giờ trộn lẫn, chúng không thể trộn lẫn được. Chính khách vận hành qua nguyên lí nam tính và hiền nhân vận hành qua nguyên lí nữ tính. Đó là lí do tại sao hiền nhân trở nên dịu dàng thế, nữ tính thế, tròn trĩnh thế, đẹp đẽ thế. Duyên dáng nào đó bao quanh họ. Và cái đẹp chắc chắn không chỉ ở thân thể - thỉnh thoảng chuyện xảy ra là thân thể có thể không đẹp chút nào.
Vào ngày đầu của Ki tô giáo đã có một yếu tố cơ bản rằng Jesus là người xấu nhất thế giới. Dần dần người Ki tô giáo đã vứt bỏ ý tưởng đó, họ không thích nó. Nhưng nó có cái gì đó hay trong nó. Người ta nói rằng thân thể là xấu nhưng dầu vậy, khi bạn bắt gặp Jesus, bạn sẽ bất thần ngạc nhiên, bị choáng ngợp, bị sở hữu, bị tràn ngập bởi cái đẹp của ông ấy. Thân thể ông ấy xấu. Nếu bạn đã xem bức tranh bạn sẽ chỉ thấy cái xấu của ông ấy nhưng nếu bạn đi tới ông ấy, đi vào sự hiện diện thực tại của ông ấy, bạn sẽ quên hết mọi điều về cái xấu của ông ấy bởi vì nhiều cái đẹp thế đã tuôn chảy, nhiều cái đẹp thế đã đổ ra, mưa ra. Bạn thậm chí không nhớ rằng ông ấy là xấu. Cho nên những người đã không nhìn ông ấy thường nghĩ rằng ông ấy xấu và những người đã nhìn ông ấy thường nói ông ấy là người đẹp nhất.
Thân thể không phải là vấn đề. Hiền nhân này không sống trong thân thể hay như thân thể - ông ấy sống qua thân thể. Chính khách không là gì ngoài thân thể, người hướng ngoại. Thân thể là hướng ngoại, vía là hướng nội, và khi bạn siêu việt lên trên cả hai, Đạo nảy sinh. Khi bạn không hướng ngoại không hướng nội, khi bạn không đi vào trong cái bên ngoài không đi vào trong cái bên trong, khi bạn không đi đâu cả, có tĩnh lặng mênh mông, không chuyển động vì không có động cơ. Ngọn lửa bên trong của bạn không còn vật vờ vì không có chiều hướng đi vào, không có mục đích để hoàn thành. Không có đâu để hiện hữu và không có ai khác để là, bạn tuyệt đối hài lòng với khoảnh khắc đó. Thế thì bạn đã siêu việt lên trên đàn ông và đàn bà và các cực. Trong siêu việt đó là Đạo.
Siêu việt này đã được dạy theo những cách khác nhau trên khắp thế giới. Các thuật ngữ khác nhau đã được dùng. Tôi muốn giải thích một thuật ngữ cho bạn vì nó sẽ có ích. Thuật ngữ này là 'israel'. Nó không phải là tên của một giống nòi nào đó - chắc chắn không phải là tên của người Do Thái - và nó không phải là tên của cá nhân nào đó. 'Israel' đích xác mang nghĩa Đạo là gì.
Cố hiểu đi. 'Israel' được làm ra từ ba từ: is-ra-el. 'Is' nghĩa là nguyên lí nữ tính. 'Is' bắt nguồn từ từ Ai Cập 'isis'. Isis nghĩa là thần trăng, cánh cửa là nguyên lí nữ tính. Nhớ từ 'trăng' bởi vì trong biểu dụ Hindu trăng cũng là biểu tượng cho nữ tính.
Trong Yoga họ nói có ba giai đoạn trong con người: mặt trăng, mặt trời và siêu việt. Qua lỗ mũi này bạn thở năng lượng mặt trăng, qua lỗ mũi kia bạn thở năng lượng mặt trời. Và sâu bên trong, khi cả hai việc thở dừng lại, thế thì bạn siêu việt. Điều đó được gọi là sushumana ida, pingala, sushumana.
'Israel' được tạo nên từ ba biểu tượng. 'Is' bắt nguồn từ 'isis' nữ thần trăng của người Hi Lạp hay nữ thần của người Babylon 'ishtar' cũng là nữ thần mặt trăng. Đây là nguyên lí của âm, nữ tính. 'Ra' bắt nguồn từ thần mặt trời Ai Cập. Nó biểu diễn cho nguyên lí nam tính, dương. Và 'el' bắt nguồn từ 'elohim' từ cùng gốc với suy dẫn của người Mô ha mét giáo 'Allah'. Từ Do Thái cho Thượng đế là ''elohim'; 'el' tới từ đó. Nó biểu thị cho gặp gỡ của nữ tính và nam tính và siêu việt của chúng tới Đạo nữa. 'Israel' ngụ ý đích xác Đạo.
Nếu bạn bị chi phối bởi mặt trời bạn sẽ hùng hổ, hùng hổ điên cuồng, tham vọng, chính trị, cuồng nhiệt, ý chí bùng cháy, sẽ ham muốn và đam mê. Nếu bạn bị chi phối bởi mặt trăng bạn sẽ bình thản, không tham vọng, cảm nhận, an bình, im lặng. Nhưng cả hai đều phải được siêu việt lên trên bởi vì cả hai đều thiên lệch. Người ta phải đi tới một khoảnh khắc khi người ta có thể nói, 'Tôi không là đàn ông không là đàn bà.' Đó là khi một người trở thành vị Phật hay một người trở thành một Christ hay một người trở thành một Krishna khi người đó không là đàn ông không là đàn bà, không là mặt trăng không là mặt trời, không là 'is' không là 'ra', không âm không dương. Người đó đơn giản hiện hữu, hiện hữu thuần khiết. Mọi công thức đã biến mất.
Nhưng việc xảy ra này xảy ra chỉ dần dần. Đầu tiên bạn phải vứt bỏ nguyên lí của 'ra' - nguyên lí của mặt trời, năng lượng nam tính - và bạn phải đi vào trong nữ tính, vào trong tính cái. Và từ đó bạn phải đi vào cõi bên kia.
Mọi thứ xảy ra qua nguyên lí nữ tính, nhớ điều đó, bao giờ cũng nhớ điều đó. Nó là nguyên lí ở giữa, cho nên dù bạn đang đi ra ngoài hay bạn đi bên dưới cũng không khác biệt - nó là chiếc thang.
Với thân thể, với năng lượng mặt trời, với tính nam, bạn trở thành kẻ hãm hiếp, bạn hãm hiếp cuộc sống. Bạn không phải là người yêu. Khoa học đi ra từ năng lượng mặt trời; khoa học mang tính nam. Đó là lí do tại sao phương Đông không thể phát triển được nó. Phương Đông đã sống qua nguyên lí mặt trăng - thụ động, im lặng, dễ dàng đi, không cố chinh phục, trong tình yêu sâu sắc với tự nhiên, không cố đánh nhau. Phương Đông chưa bao giờ là kẻ hãm hiếp, phương Tây đã hãm hiếp tự nhiên. Do đó vấn đề sinh thái đã nảy sinh: mọi tự nhiên đều bị phá huỷ.
Với nguyên lí nữ tính, với nguyên lí mặt trăng, có tình yêu. Bạn yêu nhưng bạn không hãm hiếp. Thỉnh thoảng hành động vật lí trông có vẻ như nhau, nhưng phẩm chất cốt lõi bên trong nhất là khác.
Tôi đã nghe về một người đàn bà phàn nàn chống lại người đàn ông ở toà án. Quan toà hỏi, 'Cô cứ nói đi nói lại rằng người đàn ông này hiếp cô. Anh ta hiếp cô khi nào?'
Và người đàn bà nói, 'Khi nào ư? Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng tư, tháng năm, tháng sáu, tháng bẩy, tháng tám, tháng chín, tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai. Cả năm - toàn hiếp và hiếp mà chẳng gì khác.'
Quan toà chưng hửng. Ông ta nói, 'Làm sao anh ta có thể hiếp cô cả năm được?'
Người đàn bà nói, 'Anh ấy là chồng tôi.'
'Nhưng thế thì sao cô gọi nó là hiếp được? Về pháp lí nó không phải là hiếp.'
Người đàn bà nói, 'Nó vẫn là hiếp. Anh ấy không yêu tôi.'
Bạn có thể hiếp ngay cả vợ bạn nếu bạn không yêu cô ấy. Hành động vật lí làm tình hay hiếp người đàn bà có thể giống nhau, nhưng phẩm chất bên trong là khác.
Với năng lượng mặt trời, khoa học được sinh ra: nó là cưỡng hiếp tự nhiên. Với năng lượng mặt trăng, thơ ca, nghệ thuật, hội hoạ, khiêu vũ, âm nhạc được sinh ra: đó là tình yêu chơi với tự nhiên. Phương Đông đã sống qua nghệ thuật, qua âm nhạc, điệu vũ, kịch. Phương Tây đã cố dùng năng lượng nam tính quá nhiều. Phương Tây đã đánh mất cân bằng, nhưng nhưng như vậy phương Đông đã không có xã hội được tiến hoá mà có thể được gọi là 'Israel', điều có thể được gọi là Đạo, điều đã siêu việt lên trên cả hai hay được tổng hợp cả hai hài hoà tới mức đối kháng đã biến mất.
Đạo là mục đích: tạo ra con người được tích hợp đầy đủ, tích hợp toàn bộ, và cũng tạo ra xã hội con người được tích hợp toàn bộ.
Bây giờ đến câu chuyện này. Vài điều này tôi đã nói cho bạn sẽ giúp bạn hiểu nó.
Huệ Áng vô yết kiến Tống Khang vương. Khang vương đứng dậy tiếp, hăng hái nói, 'Quả nhân chỉ ưa dũng lực thôi, không muốn dùng nhân nghĩa, khách có điều chi dạy quả nhân không?'
Bây giờ nhìn vào thái độ này. Đây không phải là thái độ của ai đó muốn học - nó là thái độ của kẻ cưỡng hiếp muốn chộp lấy.
Khang vương đứng dậy tiếp, hăng hái nói, 'Quả nhân chỉ ưa dũng lực thôi, không muốn dùng nhân nghĩa, khách có điều chi dạy quả nhân không?'
Đây không phải là cách học. Đây là sỉ nhục. Không thầy nào đồng ý dạy người này. Thực ra, không thầy nào sẽ tới thăm lâu đài của người đó. Người này thậm chí không đáng được nói tới.
Nhưng Huệ Áng này là người theo Khổng Tử. Đệ tử của Khổng Tử thường đi tới triều đình. Toàn thể nỗ lực của họ là để thuyết phục các quan lại, các thượng thư, các vua, các hoàng tử. Họ nghĩ rằng nếu họ có thể thuyết phục được nhà vua, bạn có thể thay đổi được toàn xã hội. Đó là ảo tưởng cũ nhất, ảo tưởng cổ đại nhất - rằng nếu bạn có thể thuyết phục được chính khách thì sẽ dễ thay đổi xã hội; hay, nếu bạn có thể thay đổi chính khách sẽ dễ thay đổi xã hội; hay, nếu bạn thay đổi đảng cầm quyền sẽ dễ thay đổi xã hội. Điều đó chưa bao giờ xảy ra cả.
Bạn có thể thay đổi chính khách, bạn thậm chí có thể thuyết phục chính khách về những điều đẹp đẽ, nhưng sâu bên dưới chính khách vẫn còn là chính khách. Ông ta chỉ hiểu một ngôn ngữ: ngôn ngữ của tham vọng, ngôn ngữ của tham lam, ngôn ngữ của thế gian. Người đó đi ra, hướng ngoại.
Khang vương đứng dậy tiếp, hăng hái nói, 'Quả nhân chỉ ưa dũng lực thôi, '
Khoảnh khắc bạn nói điều đó, bạn có định kiến nào đó. Khoảnh khắc bạn nói rằng điều này làm hài lòng bạn và điều này không làm hài lòng bạn, bạn không bao giờ có thể học được chân lí là gì bởi vì chân lí không có nhu cầu phải khớp với việc hài lòng của bạn. Chân lí không có nghĩa vụ phải khớp với điều làm hài lòng bạn và điều không làm hài lòng bạn. Bạn phải khớp với chân lí, chân lí không phải khớp với bạn.
Người ta nói rằng có hai loại người trên thế giới: một loại muốn chân lí đứng bên phía họ và loại kia muốn đứng bên phía chân lí. Loại thứ nhất là loại của chính khách - hung hăng, năng lượng mặt trời, tham vọng. Loại thứ hai là loại của người tôn giáo, nguyên lí mặt trăng, không hung hăng, tiếp nhận. Nhớ điều này: đừng bao giờ muốn chân lí đứng bên phía bạn vì bất kì cái gì đứng bên phía bạn, sẵn sàng đứng bên phía bạn, không thể là chân lí. Nó sẽ là dối trá. Chỉ dối trá mới sẵn sàng đứng bên phía bạn, chân lí không bao giờ. Bạn sẽ phải đứng bên phía chân lí. Nếu bạn có dũng cảm ngần ấy - dũng cảm vứt bỏ định kiến cũ của bạn, những cái thích và không thích, chỉ thế thì bạn mới có thể đi vào trong chân lí, bằng không thì không thể được.
Bây giờ người này nói cái gì? Nhìn vào cử chỉ của người đó.
Khang vương đứng dậy tiếp, hăng hái nói, 'Quả nhân chỉ ưa dũng lực thôi, không muốn dùng nhân nghĩa, '
Vâng, làm sao chính khách có thể quan tâm gì tới đạo đức được? Đạo đức tới từ nguyên lí nữ tính. Trông đấy, mọi thầy giáo vĩ đại trên thế giới đã tạo ra nhiều nữ tính hơn trên thế giới - Phật, Christ, Krishna. Tất cả họ đều đã tạo ra ngày càng nhiều nữ tính, dịu dàng.
Friedrich Nietzsche đã phê phán cả Phật và Jesus - ông ấy nói họ không phải là đàn ông thực. Và ông ấy đúng. Ông ấy nói rằng họ đã phá huỷ tính nam. Và ông ấy đúng - đúng vì lí do sai nhưng dầu sao thì vẫn đúng. Phật, Mahavir, Christ, chắc chắn đã dạy cái gì đó mà sẽ làm cho bạn ít hung hăng đi, điều sẽ làm cho bạn ít bạo hành đi. Và nếu bạn nghe họ một cách toàn bộ bạn sẽ trở nên tuyệt đối bất bạo hành.
Một cách tự nhiên Nietzsche không thể thích điều đó được. Ông ấy nói rằng điều đẹp nhất trên thế giới là lính tráng và âm nhạc, hay nhất là âm nhạc của chiến tranh. Ông ấy nói, 'Theo kinh nghiệm cả đời tôi khoảnh khắc tôi nhớ đi nhớ lại, khoảnh khắc tôi gọi là khoảnh khắc đẹp nhất, là khi một toán lính diễu binh trên đường - chân họ, bàn chân họ đi vào hoà điệu, giầy của họ tạo ra tiếng ồn đầy nhịp điệu, kiếm của họ loé sáng trong ánh mặt trời, dựng thẳng tắp, mạnh mẽ, hùng hổ, tham vọng. Khi tôi thấy toán lính này diễu binh trong ánh mặt trời đó là khoảnh khắc vĩ đại nhất của cái đẹp mà tôi biết.'
Nếu một người như vậy bắt gặp Phật người đó sẽ tự hỏi làm sao Phật có thể đẹp được. Ngồi dưới gốc cây ông ấy im lặng tới mức bạn gần như quên mất về ông ấy. Ông ấy gần như vắng mặt. Âm nhạc của ông là âm nhạc của im lặng. Âm nhạc của ông ấy là âm nhạc của cảm nhận. Ông ấy chỉ là hiện tượng thanh thản - không cuồng nhiệt, không đam mê, không ham muốn. Ngồi đó im lặng ông ấy gần giống như cây; nở hoa ở đó ông ấy gần giống như cây. Và ở phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, chúng ta đã nghĩ về vị Phật như bông sen đã nở đầy đủ - hoa sen một nghìn cánh. Vâng, ông ấy gần như cây.
Trong năm trăm năm ở Ấn Độ tượng Phật đã không được làm ra. Thay vì tượng Phật, mọi người tôn thờ cây. Nhiều tượng đã được làm về cây, nhiều bức tranh đã được vẽ về cây, nhiều ngôi đền chùa được dựng, nhưng không có tượng Phật mà chỉ có cây bồ đề. Bởi vì Phật gần như vắng bóng - ông ấy đã trở thành vô hình tướng, ông ấy đã trở thành dường như không có ông ấy. Âm nhạc của ông ấy là âm nhạc của im lặng. Nietzsche sẽ không nhận ra cái đẹp của nó, không chính khách nào sẽ nhận ra cái đẹp của nó.
Vua này nói, 'không muốn dùng nhân nghĩa.' Cơ sở của mọi nhà đạo đức là yêu và cơ sở của mọi chính khách là ghét. Nhà đạo đức này nói, 'Yêu ngay cả kẻ thù của ông,' và chính khách nói, 'Ghét ngay cả bạn của ông.' Nếu bạn muốn thấy tương phản bạn có thể đọc Jesus và Machiavelli. Hay, tương đương của Ấn Độ, bạn có thể đọc Phật và Chanakya. Không chỉ là đồng trùng hợp mà phần của Delhi các chính khách sống có tên là Chanakyapuri - nó được lấy tên theo Chanakya, Machiavelli của người Ấn Độ. Machiavelli nói, 'Ngay cả bạn bè cũng đừng tin cậy. Đừng nói gì với bạn của bạn về điều bạn không thích nói với kẻ thù của bạn.' Tại sao? 'Bởi vì,' ông ấy nói, 'ai biết được? Bạn có thể trở thành thù ngày mai. Cho nên đừng nói gì mà bạn không muốn nói với kẻ thù.'
Và nhìn vào Jesus. Ông ấy nói, 'Cho dù ai đó tát má này của ông, chìa má kia ra cho người đó nữa. Yêu kẻ thù của ông như yêu bản thân ông.'
Một cách tự nhiên các chính khách không thể sẵn sàng nghe các giáo huấn về đạo đức được. Đạo đức nghĩa là yêu và chính trị nghĩa là ghét, là thù. Chính khách có thể mỉm cười nhưng ẩn đằng sau nụ cười đó là khuôn mặt kinh khủng. Họ có thể phô ra khuôn mặt đẹp nhưng đằng sau nó họ đang chuẩn bị cho địa ngục. Họ có thể nói về hoà bình nhưng họ chuẩn bị cho chiến tranh. Toàn thể cuộc sống tuỳ thuộc vào huỷ diệt. Yêu là sáng tạo; ghét là phá huỷ.
Một cách tự nhiên vua không quan tâm tới bất kì đạo đức nào. Ông ấy nói, 'Điều làm ta hài lòng là quả cảm và mạnh mẽ.' Tại sao quả cảm và mạnh mẽ? Tại sao mạnh mẽ?
Jesus nói, 'Được ân huệ là người nhu mì' không phải là 'Được ân huệ là người mạnh,' không. 'Được ân huệ là người nhu mì, được ân huệ là người khiêm tốn. Được ân huệ là người nghèo về tâm linh.' Không phải là người mạnh, không phải là người cứng đầu cứng cổ mà là người có trái tim hiền dịu; không phải những người như đá mà là người như hoa - họ được ân huệ.
Jesus là đúng, nhưng không chính khách nào sẽ muốn nghe điều này. Điều này là vô nghĩa. Chính khách không thể hiểu được ngôn ngữ này. Ông ta có ngôn ngữ riêng của mình: ngôn ngữ của tinh ranh, tính toán, thù hận, chi phối, phá huỷ. Chính khách sống theo cái ác. Làm sao ông ta có thể nghe được đạo đức?
Nhớ lấy, ngôn ngữ của chính trị không phải là ngôn ngữ của tôn giáo và ngôn ngữ của tôn giáo không phải là ngôn ngữ của chính trị. Thực ra, chúng tách rời nhau tới mức chúng thậm chí không thể được dịch sang nhau được. Không thể được. Chúng không chỉ là hai ngôn ngữ, chúng là hai bình diện khác nhau, hai thế giới khác nhau, hai thực tại tách rời.
Theo một cách nào đó nhà vua này là chân thực, ông ta đang phơi bày khuôn mặt thực của mình. Nhà vua đứng dậy tiếp, ho và hăng hái nói, 'Quả nhân chỉ ưa dũng lực thôi?' Tại sao dũng lực? Tại sao mọi người đã nói nhiều thế về dũng lực? - để giết người và để bị giết? Tại sao sức mạnh đã được ca ngợi nhiều thế? - bởi vì không có sức mạnh sẽ khó cưỡng hiếp tự nhiên, sẽ khó cưỡng hiếp người khác, sẽ khó chinh phục, chi phối, sẽ khó phá huỷ.
Khi người tôn giáo nói về dũng cảm, dũng cảm của người đó có nghĩa khác, nhớ lấy. Và khi người đó nói về sức mạnh, sức mạnh của người đó có nghĩa khác toàn bộ, nhớ lấy. Khi người tôn giáo gọi cái gì đó là dũng cảm người đó không ngụ ý cùng điều như chính khách. Với người tôn giáo, dũng cảm nghĩa là có tính sáng tạo; dũng cảm nghĩa là thành bản thân mình; dũng cảm nghĩa là chân thành, đích thực; dũng cảm nghĩa là không nhân nhượng với dối trá; dũng cảm nghĩa là không cho phép biến chất được đặt trong bản thể riêng của người; dũng cảm nghĩa là chống lại mọi cám dỗ của việc đi lạc lối. Dũng cảm không có nghĩa là năng lực để giết hại và bị giết, không, dũng cảm nghĩa là năng lực để yêu và để sống cuộc sống riêng của bạn theo trái tim riêng của bạn.
Và sức mạnh không có nghĩa là năng lực của bạo hành, sức mạnh nghĩa là năng lực để hiểu, năng lực để biết, năng lực để yêu, năng lực để cởi mở. Khi ai đó đánh bạn, đánh lại người đó không phải là sức mạnh, điều đó là rất đơn giản, bất kì ai cũng có thể làm được điều đó. Ngay cả đứa trẻ cũng có thể làm được điều đó. Nhưng khi ai đó đánh bạn và bạn không đánh lại, đó là sức mạnh.
Khi Jesus bị đóng đinh và ông ấy cầu nguyện Thượng đế, 'Thưa cha, xin tha thứ cho những người này vì họ không biết họ đang làm gì,' đó là sức mạnh - sức mạnh của nhu mì, sức mạnh của khiêm tốn.
Nhớ lấy, cùng từ này thôi, nếu được dùng bởi người khác, trở thành khác. Thực ra, đáng phải có các từ điển khác nhau: từ điển tôn giáo, từ điển chính trị. Đáng ra nên có các từ điển khác nhau. Trong một thế giới tốt hơn sẽ có từ điển như vậy - bởi vì cùng từ không thể mang cùng nghĩa.
Một thực khách trong nhà hàng chạy xô tới một người đang đứng gần cửa. 'Tôi bị cướp!' người đó la lên. 'Tôi quay đầu lại và ai đó đánh cắp mất chiếc áo khoác nâu của tôi. Nó có các cúc trên ống tay áo và cổ lông thú!'
'Hừmmmmmmm,' người lạ lầm bầm, người đang đứng ở cửa. 'Nghĩ lại về nó đi, tôi thấy một người bước ra khỏi đây chỉ mới vài phút trước mặc chính chiếc áo khoác đó!'
'Nhanh lên, nhanh lên!' khách hàng đòi hỏi. 'Thằng cha đó trông giống cái gì?'
'Kinh khủng,' người này thở dài. 'Ống tay áo quá ngắn cho hắn ta!'
Thế rồi thấy vẻ ngạc nhiên trên khuôn mặt của người bị cướp ông ta lập tức nói thêm, 'Ông thấy đấy, tôi là thợ may.'
Ngôn ngữ của bạn là ngôn ngữ của bạn. Lời không có nghĩa trong bản thân nó, nghĩa được đem tới bởi người dùng chúng.
Người chủ trại nuôi súc vật xin vay một khoản tiền từ ngân hàng.
'Ông muốn vay bao nhiêu?" người phỏng vấn cho vay hỏi.
'Hai mươi nhăm nghìn đô la.'
'Được, nhưng ông sẽ phải chỉ ra vật thế chấp. Ông có bao nhiêu con bò đực trong trại của ông?'
'Hai trăm.'
'Điều đó là đủ thế chấp. Món vay được chấp thuận.'
Vài tháng sau ông chủ trại súc vật trở lại ngân hàng để trả lại món vay.
'Tiền của ông đây,' ông ta tuyên bố, vừa bỏ ra các tờ tiền thành một đống khổng lồ.
'Được rồi, thưa ngài, để tôi chúc mừng ngài về sự thịnh vượng bất thần của ngài,' người phỏng vấn nói, mắt không rời đống tiền. Và để cho an toàn, tôi gợi ý ông gửi số tiền phụ thêm của ông vào ngân hàng của chúng tôi?'
Nhìn chằm chằm một cách lạnh nhạt, ông chủ trại súc vật hỏi, 'Ông có bao nhiêu bò đực nào?'
Mọi người đều có ngôn ngữ riêng của mình. Chính khách có ngôn ngữ rất tinh vi, ngôn ngữ xác định và đạo đức chắc chắn không phải là một phần của nó. Theo bất kì phương tiện hay phương pháp nào, lừa dối, vô đạo đức - người ta phải hoàn thành tham vọng của mình. Cho nên cho dù chính khách dùng đạo đức, ông ấy dùng chỉ như phương tiện. Thỉnh thoảng chính khách có thể trông rất đạo đức nếu điều đó hoàn thành mục đích của ông ta.
Mahatma Gandhi là một chính khách, không phải là người tôn giáo chút nào. Khi Ấn Độ còn đang chiến đấu với người Anh, phi bạo lực đã hoàn thành một mục đích. Khi Ấn Độ trở nên tự do thế thì ý thức hệ phi bạo lực trở nên không có chỗ vận hành, thế thì nó không còn hữu dụng mấy. Ngay cả Gandhi cũng đã chấp nhận quân đội, quân sự Ấn Độ. Và khi nó sẵng sàng tấn công Pakistan ông ấy đã ban phúc cho điều đó. Khi ông ấy thấy máy bay bay qua Delhi hướng tới Pakistan ông ấy nói, 'Tốt. Với phúc lành của tôi.'
Bây giờ điều gì đã xảy ra? Đây là cùng người đã chống lại mọi bạo lực nhưng thế rồi bạo lực là không thể được, Ấn Độ đã không trong tình huống tranh đấu với người Anh một cách bạo lực. Cho nên bất bạo lực là hương vị, và Gandhi đã dùng nó. Nhưng khi Ấn Độ trở nên độc lập, thế thì ông ấy quên mọi bài nói của mình về bất bạo lực. Ông ấy đã không nói, 'Giải tán quân đội bây giờ. Giải tán lực lượng cảnh sát. Để cho đất nước được cai quản bằng tình yêu.' Ông ấy quên cả về bất bạo lực.
Đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy là chính khách. Nếu ông ấy mà là người tôn giáo thế thì đây là cơ hội thực để là bất bạo lực. Đất nước đã trở nên tự do, bây giờ ông ấy nên giải tán quân sự, quân đội, lực lượng cảnh sát. Thực ra, ông ấy đáng phải bỏ cả bản thân chính phủ bởi vì chính phủ là tổ chức bạo lực. Nhưng ông ấy đã giữ lặng thinh.
Chính khách có thể dùng đạo đức khi nó phục vụ cho mục đích của ông ấy. Ông ấy có thể nói rằng 'Chân thực là chính sách tốt nhất' nhưng nhớ cho, đấy là chính sách. Nó phục vụ cho mục đích. Chính sách nghĩa là chính trị. Và khi nào không chân thực là chính sách tốt nhất, vậy thì khi nào? Khi nó phục vụ cho mục đích thì nó là hoàn toàn được. Chính khách giống như đĩ. Ông ta có thể thay đổi. Ông ta là kẻ cơ hội. Bất kì cái gì phục vụ cho mục đích của ông ta đều trở thành lí tưởng của ông ta và nguyên tắc của ông ta. Sâu bên dưới chỉ có một nguyên tắc: đó là tham vọng của ông ta phải được đáp ứng.
Nhà vua này theo cách nào đó là chân thành.
'Quả nhân chỉ ưa dũng lực thôi, không muốn dùng nhân nghĩa, khách có điều chi dạy quả nhân không?'
'Thần,' Huệ Áng nói, có thuật khiến cho một người đã dũng cảm rồi lại thêm có bị đâm cũng không vô, đã mạnh rồi lại thêm có bị đập nữa cũng không trúng, có lẽ nào riêng đại vương không ưa thuật đó sao?'
Bây giờ không Đạo nhân nào sẽ làm điều này. Thứ nhất, Đạo nhân sẽ không đi tới nhà vua, nhà vua phải tới với Đạo nhân. Và ngay cả thế thì ông ta có thể không nhìn vua đâu, bởi vì ông ấy biết rằng chính khách là người tồi nhất.
Trong phân loại của Phật giáo, họ đã chia con người thành ba loại. Loại thứ nhất họ gọi là adampurus, loại thấp nhất, người tồi nhất. Loại thứ hai họ gọi là madyampurus người giữa, và loại thứ ba họ gọi là mahapurus, người vĩ đại. Mahapurus là người sống một cách tự nhiên, một cách tôn giáo, không có tham vọng nào và không có tâm trí nào. Người đó là một phần của sự hài hoà này, không tranh đấu, không vật lộn. Người đó chỉ nổi cùng nó, tuôn chảy cùng nó. Người đó ở trong buông bỏ sâu sắc. Điều đó là mahapurus, người vĩ đại.
Thế rồi cạnh người đó là người trung bình, người không toàn bộ trong luồng chảy nhưng đôi khi có những khoảnh khắc người đó tuôn chảy. Đô khi có những khoảnh khắc người đó đông cứng, đôi khi người đó bắt đầu tranh đấu, và đôi khi người đó thảnh thơi. Người đó có trói buộc kép. Người đó ở giữa. Thỉnh thoảng người đó đi xuống cái thấp hơn, thỉnh thoảng đi lên cái cao hơn. Người đó vẫn vẩn vơ. Người đó còn chưa trở nên quyết định. Tính chính trực của người đó còn chưa đầy đủ.
Và thế rồi tới loại thứ ba, loại thấp nhất, adampurus, loại tồi nhất. Người đó lắng đọng ở chỗ thấp nhất và người đó không muốn đi từ đó.
Chính khách là adampurus, loại tồi nhất; nghệ sĩ là madyampurus, người ở giữa; và người tôn giáo là mahapurus, người vĩ đại. Và bên ngoài ba loại người này là loại thứ tư, turiya - người đã đi ra ngoài mọi phân loại, người không phân loại được. Người đó ở trong Đạo. Người đó ở bên ngoài chính trị, người đó ở bên ngoài nghệ thuật, người đó thậm chí ở bên ngoài tôn giáo. Người đó đơn giản ở bên ngoài.
Không Đạo nhân nào sẽ dạy cho vua. Điều đó là ngu xuẩn, ngốc nghếch. Đệ tử phải đi tới thầy. Tại sao? Bởi vì chừng nào đệ tử còn chưa tới và tìm, anh ta không sẵn sàng học.
Đệ tử phải khiêm tốn. Nếu đệ tử dậm chân, ho và nói một cách dữ dội, 'Khách có gì dạy quả nhân?' thế thì tốt hơn cả là không dạy cho ông ta. Ông ta là không thể chữa được.
Nhưng có khác biệt giữa người theo Khổng Tử và Đạo nhân. Khổng Tử và tín đồ của ông ấy thường xuyên đi tới các vua và các thượng thư và những người có quyền và cố gắng chuyển đổi họ, cố gắng thuyết phục họ. Họ tưởng rằng điều đó dường như là cách dễ nhất để thay đổi thế giới. Người ta bao giờ cũng nghĩ rằng nếu bạn muốn thay đổi nhân loại thì cách tốt nhất là đi tới thủ đô. Không, điều đó đã được chứng minh là sai, tuyệt đối sai.
Ít nhất trong năm nghìn năm, chúng ta biết rõ rằng cách biến đổi con người không phải là đi tới thủ đô; nó đi qua trái tim chứ không đi qua thủ đô. Và bạn chỉ có thể thay đổi một người sẵn sàng được thay đổi, người sẵn lòng được thay đổi, người có sự hợp tác, người sẵn sàng học và cúi lạy và buông xuôi, để nhận.
Nhưng Huệ Áng thử, 'Thần có thuật khiến cho một người đã dũng cảm rồi lại thêm có bị đâm cũng không vô, đã mạnh rồi lại thêm có bị đập nữa cũng không trúng, có lẽ nào riêng đại vương không ưa thuật đó sao?'
Bây giờ ông ta đang thử thuyết phục nhà vua theo ngôn ngữ riêng của nhà vua. Đừng bao giờ làm điều đó, bởi vì khi bạn đem tôn giáo tới mức của người tồi nhất, tôn giáo bị phá huỷ.
Đạo không thể được dịch vào ngôn ngữ của tham lam mặc dầu đây là điều Huệ Áng đang làm. Ông ta đang cố dịch vô ham muốn thành tham lam.
Nhà vua trở nên quan tâm. Ông ta nói, 'Tốt lắm!' Nhìn vào thay đổi này. Mới khoảnh khắc trước ông ấy đã giậm chân, ho và nói một cách dữ tợn, 'Khách có điều chi dạy bảo quả nhân? Quả nhân không muốn nghe nhân nghĩa.' 'Tốt lắm!' Ông ta nói, 'Điều đó quả nhân muốn nghe.'
Bây giờ điều này đi tới gần. Nó sẽ không thay đổi ông ta vì tôn giáo đã đi xuống để điều chỉnh theo ông ta, ông ta đã không đi lên để điều chỉnh theo tôn giáo. Đây là chính phi tôn giáo. Làm điều như vậy là phi tôn giáo. Người này, Huệ Áng, đang sa vào cái bẫy của chính khách thay vì giúp chính khách thoát ra khỏi nhà tù của ông ta. Bản thân ông ấy rơi vào trong bẫy - thuyết phục nhà vua ông ấy đem chân lí tới gần mức của dối trá.
Ông ấy nói gì? Ông ấy nói ông ấy có thể làm cho ai đó '... khiến cho một người đã dũng cảm rồi lại thêm có bị đâm cũng không vô, đã mạnh rồi lại thêm có bị đập nữa cũng không trúng.' Điều này dường như tốt cho bản ngã, bản ngã tham lam - bởi vì nếu điều này có thể được làm thế thì nó sẽ trở thành không thể chinh phục được. Đây là cái gì đó đáng giá. Bây giờ điều này tới gần với tham vọng. Điều này trở thành chính sách, điều này trở thành chiến lược.
'Tốt lắm! Đó là điều quả nhân muốn nghe.'
Bao giờ cũng nhớ, loại điều bạn muốn nghe bao giờ cũng sai vì loại người bạn đang là, làm sao bạn có thể thích nghe điều đúng được? Rất khó sẵn sàng nghe chân lí. Nó làm tan nát, nó làm lẫn lộn, nó làm bật gốc rễ, nó làm choáng váng, nó triệt phá, nó phá huỷ các định kiến của bạn, nó đánh đau bạn. Thực ra, nó cố giết chết bạn như bạn đã từng tồn tại cho tới giờ. Đó là lí do tại sao rất hiếm người sẵn sàng nghe chân lí.
Nếu như tôi nói dưới dạng lời dối trá bạn sẽ thấy cả triệu người quanh đây. Tôi đã nói cho hàng nghìn và hàng nghìn người, những đám đông lớn thường tụ tập lại. Nhưng rồi dần dần tôi nhận ra sự kiện là họ tụ tập không để nghe điều tôi phải nói, họ tụ tập để nghe điều họ muốn nghe. Họ không ở đó để được biến đổi, họ ở đó để được an ủi, họ ở đó để được thuyết phục. Bất kì chỗ nào họ ở và bất kì cái gì họ là, họ đều muốn biết rằng họ là đúng. Khoảnh khắc tôi bắt đầu nói chân lí họ bắt đầu biến đi. Bây giờ chỉ hiếm khi vài người mới tới với tôi - bởi vì tôi không làm thoả hiệp nào. Tôi sẽ nói chỉ điều là thực. Nếu bạn muốn đồng ý với nó, tốt, nhưng nếu bạn muốn nó đồng ý với bạn thế thì không có chỗ cho bạn.
'Bị kẻ khác đâm mà không vô, bị kẻ khác đập mà không trúng, vẫn còn là bị nhục.
Bây giờ ông ấy thuyết phục nhiều hơn. Ông ấy nói, 'Thần có thuật nào đó để cho không ai có thể đâm đại vương, hay cho dù người đó đâm, người đó sẽ đâm hụt.' Bây giờ ông ấy thấy rằng nhà vua sẵn sàng nghe, được thuyết phúc. Nhà vua nói, 'Tốt lắm! Đó là điều quả nhân muốn nghe.' Bây giờ ông ấy tiến lên trước. Ông ấy nói, 'Nhưng cho dù việc đâm hay đánh không trúng nó vẫn là việc làm nhục đại vương. Nếu ai đó cố giết đại vương, cho dù người đó làm hụt, nỗ lực cướp sinh mạng đại vương là điều sỉ nhục. Thần có thể làm cái gì đó cho cả điều đó nữa.'
'Thần lại có thuật khiến cho một người đã dũng cảm rồi mà kẻ khác không dám đâm, đã mạnh rồi mà kẻ khác không dám đập. Nhưng họ không dám không phải là không muốn.' Thần có thể làm cái gì đó nhiều hơn. Thần gọi việc tạo ra tình huống như vậy mà người đó sẽ thậm chí không dám đâm hay làm nỗ lực nào với mạng sống của đại vương. Về điều đó thì sao?'
Nhưng người không dám làm hại đại vương có thể vẫn có ý hại đại vương. Nhưng họ không dám không phải là không muốn. Người đó có thể không dám làm hại đại vương nhưng người đó có ý niệm này, điều sỉ nhục là ở chỗ ai đó thậm chí đã nghĩ tới việc diệt đại vương.'
'Thần lại có thuật khiến cho họ không có cả ý muốn đâm, đập nữa. Nhưng họ không có ý muốn đó, chưa phải là đã có lòng quí mến và giúp đỡ đại vương.' Một người có thể không có ý nghĩ làm hại đại vương nhưng điều đó không chắc được rằng người đó muốn làm lợi cho đại vương hay có lòng quí mến với đại vương.'
Thần lại có cái thuật khiến cho không một người đàn ông, một người đàn bà nào không vui vẻ quí mến và giúp đỡ đại vương. Như vậy đại vương còn hiền minh hơn là có dũng lực. Thần cho là hơn hẳn bốn hạng trên. Có lẽ nào riêng đại vương không ưa thuật đó?'
'Đó là thuật quả nhân muốn có.'
Bây giờ chân lí được đưa tới mức của adampurus, người thấp nhất. Trong khi đem chân lí tới người thấp nhất, chân lí mất phẩm chất của nó về việc là đúng. Nó trở thành nói dối. Bây giờ nó là dối trá. Bây giờ nó là biện luận khôn lỏi. Nó không còn là phát biểu về chân lí, nó là phương cách tinh ranh. Nó là nguỵ biện. Vâng, đó là đích xác từ dành cho điều đó.
Người này không phải là hiền nhân, ông ta là kẻ nguỵ biện.
Bạn phải đã nghe nói về các nhà nguỵ biện. Họ tồn tại ở Athens ở Hi Lạp. Trước khi Socrates ở đó đã có quyền lực lớn trong tay những kẻ nguỵ biện. Họ du hành khắp nước. Họ thuyết phục mọi người, họ là những biện giả lớn nhất nhưng họ không có nguyên lí. Bất kì cái gì bạn muốn được thuyết phục họ sẽ thuyết phục bạn. Đó là một loại mãi dâm. Họ được trả tiền và họ trở nên rất ảnh hưởng bởi vì họ sẵn sàng hỗ trợ cho bất kì cái gì. 'Ông cứ bảo tôi điều ông muốn được thuyết phục' họ sẽ nói vậy. và họ sẽ thuyết phục bạn, họ sẽ cho bạn luận cứ hay. Họ có các trường phái để dạy cho mọi người cách biện luận.
Bởi vì Socrates họ đã biến mất khỏi thế giới. Socrates có tác động lớn lên tâm trí Hi Lạp và ông ấy đã phá huỷ toàn thể việc mãi dâm này.
Bertrand Russell hay kể một câu chuyện nhỏ lặp đi lặp lại. Tôi không biết ông ấy kiếm nó ra từ đâu nhưng chuyện này hay cho nên không cần băn khoăn về điều đó.
Ông ấy thường nói đi nói lại rằng một hôm một người nguỵ biện tới gặp Socrates. Ông ta có một con chó đẹp và Socrates nhìn ông ta và hỏi, 'Đây là chó của ông à?'
Nhà nguỵ biện nói, 'Vâng.'
Socrates nói, 'Con này là đực hay cái?'
Và nhà nguỵ biện nói, 'Con cái.'
Socrates hỏi, 'Con chó này là mẹ hay chưa là mẹ?'
Và nhà nguỵ biện nói, 'Vâng, con chó này là mẹ.'
Socrates cười và nói, 'Ông là con của nó, ông là đồ chó đẻ.'
Tôi không biết Bertrand Russell kiếm nó ra từ đâu nhưng các nhà nguỵ biện là kiểu người đó. Họ không có nguyên tắc, họ không có chân lí, họ là kẻ cơ hội. Và họ sẵn sàng tranh cãi về bất kì cái gì - sai hay đúng không thành vấn đề. Họ đơn giản thích biện luận. Họ giống như luật sư. Bạn đi tới luật sư và chẳng thành vấn đề liệu bạn sai hay đúng, ông ấy sẵn sàng hỗ trợ bạn, ông ấy sẵn sàng tranh đấu vì bạn.
Mulla Nasrudin đi tới luật sư và kể cho ông ấy toàn thể câu chuyện. Ông luật sư nói, 'Đừng lo, thắng lợi của anh là tuyệt đối chắc chắn, một trăm phần trăm chắc chắn. Tin tôi đi. Anh cứ để nó cho tôi. Anh sẽ thắng mà.'
Nhưng Mulla Nasrudin đứng dậy và bắt đầu đi khỏi văn phòng. Ông luật sư nói, 'Anh đi đâu vậy? Anh đã không nói gì cả.'
Mulla đáp, 'Không cần tôi phải kể cho ông câu chuyện của người kia, câu chuyện của phía kia. Bây giờ không cần tranh đấu.'
Nhưng đây không phải là cách phán xét. Bạn kể bất kì câu chuyện nào và luật sư nói, 'Vâng, ông sẽ thắng.' Và ông ấy sẽ hỗ trợ cho bạn và ông ấy sẽ cãi cho bạn. Ông ấy không quan tâm tới chân lí: mối quan tâm duy nhất của ông ấy là liệu ông ấy có được trả đúng không - thế thì mọi sự đều là được. Thế thì ông ấy đang phục vụ ai? Chân lí hay phi chân lí? Chẳng thành vấn đề, không quan trọng. Ông ấy phục vụ cho tiền, danh, quyền, trọng. Nếu những thứ này tới ông ấy sẵn sàng hỗ trợ cho bất kì ai. Ông ấy không chống lại tội ác; ông ấy sẵn sàng bảo vệ tội ác nếu điều đó là cách làm cho tiền tới.
Bây giờ người này là kẻ nguỵ biện, ông ta không phải là hiền nhân, ông ta không phải là thầy - ông ta thậm chí không phải là thầy giáo, thậm chí không là thầy giáo lương thiện. Ông ta là kẻ nguỵ biện. Nhưng ông ta đã thuyết phục nhà vua - 'Đây là cách ta muốn tìm đây.' Nhưng chẳng có cái gì để tìm cả.
Khổng Khâu và Mặc Địch không có đất đai mà vẫn làm vua, không có bề tôi mà vẫn làm chúa.
Huệ Áng là đệ tử của Khổng Tử và Mặc Tử. Mặc Tử là đệ tử của Khổng Tử. Cũng như Lão Tử và Trang Tử là hai Đạo sĩ trên đỉnh cao nhất, Khổng Tử và Mặc Tử là hai Nho sĩ trên đỉnh cao nhất.
Khổng Khâu và Mặc Địch không có đất đai mà vẫn làm vua, không có bề tôi mà vẫn làm chúa.
Bây giờ ông ta còn tán dương nhà vua hơn nữa, ông ta chống đỡ cho nhà vua nhiều hơn.
'Đó là đạo của họ Khổng và họ Mặc là điều tôi có trong tâm trí. Khổng Khâu và Mặc Địch không có đất đai mà vẫn làm vua, không có bề tôi mà vẫn làm chúa.
Đàn ông và đàn bà trong thiên hạ không ai là không nghểnh cổ và nhón gót để ngó xem, giúp đỡ, bảo toàn họ. Nay đại vương là chúa một nước vạn cỗ xe. Nếu thực muốn như vậy, thì trong bốn cõi, đại vương đều được mọi người giúp đỡ, còn hiền minh hơn Khổng Mặc nhiều.'
Vua Tống làm thinh không đáp. Huệ Áng vội vã bước ra, nhà vua bảo kẻ tả hữu, 'Người khách đó khéo biện thuyết, quả nhân không biết đáp sao!'
Bây giờ ông ta đang chống đỡ cho bản ngã của nhà vua nhiều nhất có thể được. Ông ta nói, 'Trông đấy! Khổng Tử và Mặc Tử không phải là vua nhưng họ gần như vua không vương miện. Họ không có lãnh thổ nhưng họ được đối xử ở mọi nơi như các vua lớn. Họ là con người của tính cách, đạo đức, tri thức. Họ được kính trọng ở mọi nơi. Họ trở thành người lãnh đạo mà không giữ văn phòng nào.'
Đàn ông và đàn bà trong thiên hạ không ai là không nghểnh cổ và nhón gót để ngó xem, giúp đỡ, bảo toàn họ.
Nhưng nếu điều đó là đúng thế thì tại sao Jesus bị đóng đinh? Nếu điều đó là đúng thế thì tại sao Socrates bị đầu độc? Nếu điều đó là đúng thế thì tại sao Mansoor al-Hillaj bị giết chết? Không, Khổng Tử và Mặc Tử không phải là các thầy thực. Họ là con người của tính cách, kỉ luật lớn, nhưng con người của tính cách không là gì ngoài con người tuân theo qui tắc và qui chế của xã hội. Người đó không phải là người nổi dậy, người đó là người tuân thủ. Xã hội chắc chắn kính trọng người đó nhưng đó là vì người đó kính trọng qui tắc của xã hội.
Jesus phải bị đóng đinh bởi vì ông ấy đã nổi dậy. Mansoor phải bị giết bởi vì ông ấy đã nổi dậy. Xã hội báo thù nếu bạn không tuân theo qui tắc của xã hội, nếu bạn bắt đầu nói theo cách phá hoại các qui tắc ngu xuẩn của xã hội. Các qui tắc là ngu xuẩn, chúng là vô nghĩa, nhưng cả triệu người tin vào chúng. Một khi một người như Jesus hay Socrates hay Mansoor có đó và người đó bắt đầu nói về chân lí và chân lí đi ngược lại cái gọi là chân lí của xã hội, họ nhất định báo thù.
Nhưng Khổng Tử được kính trọng. Ông ấy không phải là con người của nổi dậy, ông ấy chỉ là người tuân thủ, truyền thống. Ông ấy tuân theo các qui tắc loạn thần kinh của xã hội; cách thức ngu xuẩn của xã hội ông ấy tuân theo từng chữ một. Vâng, ông ấy là người đạo đức, nhưng ông ấy không phải là người tôn giáo. Người tôn giáo đã tìm ra luật riêng của mình. Nếu nó khớp với xã hội, tốt. Nếu nó không khớp với xã hội thế thì ông ấy vẫn sống theo luật riêng của ông ấy. Người tôn giáo là không bị ràng buộc; người tôn giáo là tự do. Ông ấy sống qua cốt lõi bên trong nhất của ông ấy. Ông ấy không có kỉ luật bị áp đặt từ bên ngoài lên bản thân mình, ông ấy không sống trong lồng. Ông ấy sống như sinh linh tự do - với bất kì giá nào. Cho dù cuộc sống của ông có phải trả giá cho nó ông ấy cũng sẵn sàng trả giá nhưng ông ấy không sẵn sàng tước bỏ tự do của mình. Tự do là giá trị cao nhất của ông ấy, giá trị tối thượng. Ông ấy có thể mất mọi thứ, nhưng không mất tự do.
Con người truyền thống sẵn sàng để mất tự do vì những thứ rẻ rúng: sự kính trọng, tôn vinh xã hội. Vâng, Khổng Tử và Mặc Tử đã được tôn vinh, họ thực sự được tôn vinh, nhưng tôn vinh là bởi vì họ đã không là người tự do, không là người của Đạo.
Nay đại vương là chúa một nước vạn cỗ xe. Nếu thực muốn như vậy, thì trong bốn cõi, đại vương đều được mọi người giúp đỡ, còn hiền minh hơn Khổng Mặc nhiều.'
Bây giờ ông ấy nói, 'Đại vương có thể trở thành người vĩ đại nhất trên thế giới - bởi vì nói Khổng Tử là lời cuối cùng rồi, đại vương thậm chí có thể trở thành vĩ đại hơn Khổng Tử.'
Xem đấy ... đó là cách xã hội thuyết phục mọi người. Đứa trẻ được sinh ra và bố mẹ bắt đầu bảo nó: phải đạo đức, có tính cách, làm cái này và cái nọ và con sẽ được kính trọng và toàn xã hội sẽ kính trọng con. Con sẽ trở thành người vĩ đại, nổi danh, nổi tiếng và rất được kính trọng. Họ đang làm gì? Họ đang tạo ra bản ngã, họ đang giúp tạo ra bản ngã trong đứa trẻ.
Bản ngã là nguyên tắc của vô đạo đức và cái gọi là đạo đức của bạn treo trên nguyên tắc của bản ngã. Nó được dựa trên vô đạo đức. Nhưng bạn đã từng được dạy phải theo cách này - theo cách mà xã hội muốn bạn là vậy và xã hội sẽ kính trọng bạn. Nếu bạn muốn kính trọng, đừng bao giờ nổi dậy; nếu bạn muốn kính trọng, cúi mình trước trật tự của xã hội.
Và xã hội này là ai vậy? Đám đông, quần chúng. Đa số bao gồm những người ngu mà họ kiểm soát. Xã hội nghĩa là đám đông thấp nhất - họ kiểm soát mọi thứ. Vâng, xã hội sẽ kính trọng bạn nếu bạn tuân theo nó, nhưng tuân theo nó bạn sẽ làm bản thân mình ngu xuẩn. Nếu bạn muốn được kính trọng thế thì bạn sẽ phải trở nên ngu xuẩn, nếu bạn muốn thông minh, quên chuyện kính trọng đi. Người thông minh sẽ sống, sống vô cùng, sống cao thượng, sống vui vẻ, nhưng người đó sẽ không khao khát kính trọng.
Bất kính là có thể hơn kính trọng; chất độc là có thể hơn danh vọng. Bạn có thể bị chặt đầu hơn là được tôn vinh - điều đó là có thể nhiều hơn, bởi vì xã hội còn chưa đi tới điểm trưởng thành, nó còn chưa tiến hoá nhiều tới mức nó có thể kính trọng người thực.
Điều đó phải được hiểu.... Nếu Socrates quay lại ông ấy chắc sẽ bị đầu độc lần nữa. Nếu Jesus quay lại ông ấy chắc sẽ bị đóng đinh lần nữa. Thời gian đã không tạo ra mấy khác biệt - xã hội vẫn như cũ. Xã hội còn chưa tiến hoá tới điểm nó có thể kính trọng người thực. Kính trọng người thực sẽ có nghĩa là xã hội đã trở nên thông minh.
Mục đích này dường như xa vời. Nó sẽ xảy ra hay không? Dường như nó sẽ gần như là điều không tưởng nếu một ngày nào đó mà Socrates sẽ được tôn thờ. Bạn có nhớ những người đã giết Socrates không? Bạn có biết tên người nào không? Họ là những người được kính trọng, họ là người bảo vệ đạo đức trong xã hội. Bạn có nhớ tên của quan toà xử tử Socrates không, ai đã ra lệnh rằng ông ấy phải bị đầu độc? Bạn có biết những người này là ai không? Họ tới từ đâu? Họ là những người đáng kính, họ là người bảo vệ đạo đức, họ là những người bảo vệ của xã hội, họ là những người lãnh đạo và chính khách và tu sĩ. Không ai biết họ đã đi đâu, nhưng Socrates vẫn còn.
Người đối lập, người đã mang vụ kiện chống Socrates ra toà, nói rằng ông ấy làm biến chất tâm trí thanh niên. Đó là tội ông ấy đã làm. Ông ấy làm biến chất tâm trí thanh niên - đó là tội họ nói tôi đang làm. Tôi làm biến chất tâm trí của thanh niên. Tôi muốn làm biến chất tâm trí của người già nhưng họ không có tâm trí nào! Cho nên một cách tự nhiên tôi phải làm biến chất tâm trí của thanh niên - chỉ họ mới có tâm trí.
Khi người này thắng kiện - Socrates đã bị hành quyết và lệnh được công bố rằng ông ấy sẽ bị đầu độc - ông ta nhìn Socrates và nói, 'Ông nói gì?' Socrates cười và ông ấy nói, 'Nhớ một điều này: trong hàng nghìn năm mọi người sẽ nghĩ về ta, nhưng họ sẽ nhớ tên ông chỉ bởi vì ông đã đưa vụ kiện chống lại ta - có vậy thôi. Họ sẽ biết tên ông chỉ bởi vì ông là người đã ra toà để giết Socrates. Không điều gì khác sẽ được nhớ về ông.' Và đích xác điều đó đã xảy ra. Không ai nhớ điều gì về người đó cả. Socrates sẽ được nhớ và được nhớ mãi.
Những người đã giết al-Hillaj Mansoor là ai? Tên của họ bị quên rồi. Và họ là cực điểm của đạo đức, họ là mẫu mực của đạo đức, họ là những người sợ rằng al-Hillaj Mansoor đã phá huỷ đạo đức, tôn giáo; rằng ông ấy là con người nguy hiểm và xã hội phải được bảo vệ khỏi ông ấy. Nhưng ai nhớ tên của họ? Tên của họ thậm chí không được ai biết tới. Mansoor sẽ sống. Khi mà nhân loại còn tiếp tục hứng khởi đi sang cõi bên kia, khi mà nhân loại có các mục đích siêu việt lên, khi mà mũi tên của tâm thức con người đi tới Thượng đế, Mansoor sẽ được nhớ. Một ngày nào đó, người ta có thể hi vọng, ở đâu đó trong tương lai một thời điểm sẽ tới khi con người thực sẽ được kính trọng.
Khổng Tử không phải là người thực. Mặc Tử không phải là người thực. Họ là người theo tục lệ, người tuân thủ, người truyền thống, chết. Và Huệ Áng nói, 'Đại vương còn hiền minh hơn Khổng Mặc nhiều.'
Đây là toàn thể thủ đoạn; đây là cách bạn đã bị sao lãng khỏi trung tâm của bạn. Bạn đã được bảo không là bản thân bạn bằng không bạn sẽ không thu được kính trọng nào, vinh dự nào. Nếu bạn muốn là bản thân mình không ai sẽ cho bạn kính trọng nào - cho nên đừng là bản thân bạn, là cái mà xã hội muốn bạn là. Đây là cách bạn đã bị làm sao lãng khỏi trung tâm của bạn và bạn đã trở thành người giả, rởm, không thực. Bạn chỉ là cái mặt nạ. Bạn không có linh hồn nào, bạn đã đánh mất linh hồn của bạn. Linh hồn tới trong bản thể chỉ khi bạn tuyên bố, 'Tôi sẽ là bản thân mình. Dù kính trọng hay không kính trọng, xã hội hay không xã hội, kính trọng hay bất kính, điều đó là không liên quan - tôi đã quyết định là bản thân mình bởi vì đây là cuộc sống của tôi và tôi phải sống nó theo cách riêng của tôi. Dù với bất kì giá nào tôi sẽ sống như người tự do.' Một khi bạn tuyên bố điều đó bạn trở nên được định tâm.
Đó là điều toàn thể nỗ lực là gì trong tính chất sannyas, đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì - đem bạn trở lại với trung tâm của bạn. Đó là lí do tại sao tôi không cho bạn bất kì kỉ luật bên ngoài nào, chỉ tâm thức, nhận biết bên trong; không nghĩa vụ, chỉ trách nhiệm; không hình mẫu bên ngoài, không phong cách bên ngoài, mà là luồng chảy bên trong, sôi nổi nhiệt tình bên trong, để đi vào trong luồng chảy đó và cho phép cuộc sống của bạn có tự do, ở trong buông bỏ - đó là điều tính chất sannyas là gì. Và đó là điều Đạo là gì.
Vua Tống làm thinh không đáp. Huệ Áng vội vã bước ra, nhà vua bảo kẻ tả hữu, 'Người khách đó khéo biện thuyết, quả nhân không biết đáp sao!'
Điều đó không khôn, nó là tinh ranh. Nó có vẻ như khôn vì mọi tinh ranh đều có vẻ khôn. Nhớ lấy, khôn khéo và tinh ranh sẽ không ích gì - chỉ thông minh, nhận biết, tỉnh táo mới có ích.
Người này đã lừa nhà vua nhưng cảm giác của tôi là ở chỗ bạn có thể lừa ai đó chỉ nếu bản thân bạn bị lừa. Người này không phải là thầy bằng không làm sao người đó có thể lừa được ai đó?
Để tôi kể cho bạn câu chuyện khác đích xác tương tự. Một hiền nhân lớn tới Trung Quốc, tên ông ấy là Bồ đề đạt ma. Lương Vũ đế của Trung Quốc đi ra đón ông ta ở biên ải. Hoàng đế đã chờ đợi trong nhiều năm vì Bồ đề đạt ma đã tới và tới từ Ấn Độ. Ông ấy đã đi ngang qua toàn thể rặng Himalayas - phải mất nhiều năm. Thế rồi ông ấy đã tới. Hoàng đế có chút ít phân vân khi thấy ông ấy vì ông ấy có vẻ như một người rất kì dị. Điều kì dị nhất là ở chỗ ông ấy đi một chiếc dép trên chân và chiếc kia ông ấy đội lên đầu. Người này điên sao?
Nhưng nhà vua là con người rất lịch sự, tất nhiên có văn hoá. Ông ấy đã cố không nhìn điều đó vì điều đó sẽ là quá thể.... Ông ấy đơn giản cố không nhìn điều đó và không nói gì về điều đó cả. Điều đó sẽ là quá bất lịch sự và đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên với hiền nhân này - và ông ấy là kiểu người gì vậy?
Nhưng bạn có thể né tránh điều đó được bao lâu? Ông ấy đứng đó để dép trên đầu. Và nhà vua nói, 'Thưa ngài, ngài có thể để nó xuống. Sao ngài để nó trên đầu ngài? Và ngay chỗ đầu tiên sao ngài để nó lên đầu? Nó được ngụ ý dành cho chân ngài.' Bồ đề đạt ma nói, 'Ta muốn làm mọi thứ rõ ràng ngay từ chính lúc đầu rằng ta là kiểu người này. Ông có thể coi ta là điên hay ông có thể coi ta là chứng ngộ, nhưng ta là lạ thường. Và phải rõ ràng ngay từ đầu rằng ông đang gặp một người lạ thường. Ta ngớ ngẩn, phi logic. Ta ngớ ngẩn như chiếc dép này trên đầu ta. Không có lí do cho nó, nó đơn giản xảy ra. Ta thích thú điều đó. Và chiếc dép đáng thương bao giờ cũng mang ta cho nên tại sao ta không thể mang nó được?'
Đây là cử chỉ Thiền. Ông ấy đang thử thăm dò người này, Lương Vũ đế này, người đã mời ông ấy từ Ấn Độ sang. Ông ấy đang thử xem liệu ông này có khả năng hiểu được phi logic của chân lí không. Chân lí không có biện minh để chứng minh nó; nó là sự hiện diện, nhớ lấy. Bồ đề đạt ma đứng đó - ông ấy là sự hiện diện, phi logic, ngớ ngẩn. Hàng nghìn người đã tụ tập để đón ông ấy và tất cả đều cảm thấy phân vân.
Nhưng ông ấy đang nói, 'Ta sẽ không biện minh đâu. Nếu các ông định nghe ta các ông phải quên mọi luận cứ đi. Ta sẽ không thuyết phục. Ta không ở đây để thuyết phục các ông về bất kì cái gì. Ta là sự hiện diện đơn giản, sự hiện diện ngớ ngẩn, về chân lí. Ta sẽ không cho các ông lí do, không có đâu.'
Thế rồi Bồ đề đạt ma nhìn vào nhà vua. Nhà vua đâm ra phân vân, ông ấy vã mồ hôi. Và Bồ đề đạt ma nói, 'Ông có cái gì để hỏi không, thưa ông? Ông đã mời ta tới từ Ấn Độ và phải mất nhiều năm để tới đây. Ông đã mời ta để làm gì?' Vũ nói, 'Ta có nhiều câu hỏi nhưng ông đã làm ta lẫn lộn cả. Nhưng ta sẽ cố gắng. Câu hỏi thứ nhất: Ta đã làm nhiều đền chùa cho Phật - cả nghìn cái - ta đã nuôi hàng nghìn sư Phật giáo, ta đã làm nhiều tu viện cho các sư Phật giáo và các ni Phật giáo, ta đã làm nhiều công trình đức hạnh. Ta sẽ được gì trong thế giới kia?' Và Bồ đề đạt ma nói, 'Chẳng được gì cả! Chẳng cái gì dù là bất kì cái gì! Nếu ông có thể thoát khỏi địa ngục điều đó sẽ là đủ.'
Bồ đề đạt ma nói, 'Chính ý tưởng về làm cái gì đó để được là phi tôn giáo, là trần tục. Ông đã không làm nó bởi vì ông yêu, ông đã làm nó bởi vì ông tham. Tham sẽ đem ông xuống địa ngục. Nghe đây, Lương Vũ đế, những tu viện này và hàng nghìn sư mà đã tụ tập ở đây sẽ không giúp gì cho ông cả. Ta biết rằng họ nói đi nói lại với ông, "Tâu Đại vương, đức hạnh của ngài là lớn. Thượng đế sẽ sẵn sàng đón nhận ngài trên cõi trời " - nhưng ta bảo ông, ông sẽ xuống địa ngục bởi vì tham là cánh cửa tới địa ngục và ông tham và ông tham vọng. Nhìn vào cái tham xấu xí của ông đi. Nếu ông muốn làm đền chùa, làm nó đi, nhưng làm nó từ tình yêu. Nếu ông muốn nuôi ai đó, nuôi người đó đi, nhưng nuôi người đó từ tình yêu. Được kết thúc đi! Ông đã được lợi rồi. Không có ích lợi nào khác bên ngoài nó. Ông tận hưởng việc nuôi một người - ông còn cần gì nữa? Giá trị là bản tính cố hữu. Hành động từ tình yêu đi.'
Đây là cách thức của thầy, thầy thực là vậy.
Thế rồi Bồ đề đạt ma quay đi, ông ấy không vào vương quốc. Và Vũ nói, 'Sao ông quay đi?' Ông ấy nói, 'Khi mà ông còn không thể hiểu được ta, nói gì tới người khác? Họ sẽ không hiểu ta. Ta sẽ ở bên ngoài vương quốc. Những người cần ta, họ có thể tìm và tới.' Và ông ấy vẫn còn ở ngoài vương quốc. Ông ấy không vào. Ông ấy nói, 'Nếu ngay cả vua mà còn không thể hiểu được ta, thế thì với quần chúng sẽ ra sao? Triều thần của ông đang đứng đó phân vân và họ không thể hiểu được ta, cho nên với quần chúng thì sao? Và những sư ngu xuẩn này mà đã tụ tập ở đây - họ không thể hiểu được ta. Cho nên ta sẽ không vào vương quốc của ông đâu. Ta sẽ đợi ở ngoài. Những người thực sự muốn, họ phải tới ta.'
Thế rồi ông ấy ngồi trong chín năm bên ngoài vương quốc, nhìn tường. Mọi người sẽ tới và nói, 'Thưa thầy, sao thầy nhìn tường? Sao thầy không nhìn chúng tôi?' Ông ấy sẽ nói, 'Như nhau cả thôi. Dù ta nhìn các ông hay ta nhìn tường thì cũng vậy. Ta sẽ chỉ quay ra nhìn các ông khi người thực, người muốn biết chân lí đã tới.'
Thế rồi Huệ Năng tới, đệ tử đầu tiên của ông ấy. Ông này đứng sau lưng và nói, 'Thưa thầy, con đã tới. Xin quay về hướng con.' Và Bồ đề đạt ma nói, 'Cho xem dấu hiệu.' Và Huệ Năng chặt phăng bàn tay đưa cho Bồ đề đạt ma và nói, 'Thầy quay lại đi bằng không con sẽ chặt đầu con - con còn có thể đưa ra dấu hiệu nào khác được?' Và Bồ đề đạt ma lập tức quay lại. Ông ấy nói, 'Vậy là ông đã tới!'
Người ta phải trả giá cho chân lí bằng cuộc sống. Kính trọng, danh vọng thì sao? Toàn thứ vô nghĩa. Người ta phải cho tất cả - chỉ thế thì người ta mới trở nên có khả năng biết chân lí.
Xem Chương 2Quay về Mục lục

Ads Belove Post